Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Thực trạng erp ở việt nam.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.92 KB, 12 trang )

THỰC TRẠNG ERP Ở VIỆT NAM
Đại đa số các doanh nghiệp vừa và lớn ở Việt nam hiện nay đã áp dụng phần
mềm kế toán nào đó và khai thác có hiệu quả. Tuy nhiên mức độ áp dụng phần mềm kế
toán thì rất khác nhau. Có những công ty chỉ dùng phần mềm kế toán cho mục đích quản
lý tài chính và hệ thống báo cáo nhà nước. Có những công ty đã sử dụng phần mềm kế
toán cho mục đích quản trị. Những phần mềm này bao gồm cả các phần hành quản lý chi
tiết như Kho hàng, Mua hàng, Bán hàng...gọi là các phần mềm kế toán “mở rộng”. Tuy
nhiên vẫn không phải là phần mềm phục vụ cho quản lý tổng thể doanh nghiệp. Nhiệm vụ
này để dành cho các hệ thống ERP (hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp). Thực
tế thì phần mềm kế toán mở rộng đã quản lý khoảng 50 đến 60% toàn bộ hệ thống thông
tin của doanh nghiệp nhưng giá cả của các phần mềm kế toán vẫn chỉ bằng 10 đến 30%
giá cả của các hệ thống ERP vì hai lý do chính:
Bài toán quản lý kế toán là bài toán được chuẩn hoá nhiều nhất nên có rất nhiều công ty
phần mềm cung cấp phần mềm kế toán ra thị trường (ước chừng khoảng 130 nhà cung cấp
tại việt nam). Vì thế do yếu tố cạnh tranh nên giá cả được hạ xuống rất thấp. Các hệ thống
ERP chưa phát triển mạnh ở Việt nam, các modules trong ERP thường xuyên phải lập
trình sửa đổi, bổ sung khi áp dụng cho doanh nghiệp nên giá cả của các hệ thống ERP rất
cao, gấp nhiều lần so với phần mềm kế toán. Chưa phù hợp so với túi tiền của rất nhiều
doanh nghiệp cỡ vừa. Như vậy với doanh nghiệp thì con đường nào để có thể tin học hoá
tổng thể được công tác quản lý? Nâng cấp phần mềm kế toán hiện có sang một phần mềm
kế toán tốt hơn có khả năng phục vụ quản trị nhiều hơn hay tìm kiếm và triển khai ngay
hệ thống ERP?
1. Đương đầu với cuộc khủng hoảng kinh tế
Tất cả chúng ta đều biết cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-2009 là một cuộc
khủng hoảng bao gồm sự đổ vỡ hàng loạt hệ thống ngân hàng, tình trạng đói tín dụng, tình
trạng sụt giá chứng khoán và mất giá tiền tệ quy mô lớn ở nhiều nước trên thế giới, có
nguồn gốc từ khủng hoảng tài chính ở Hoa Kỳ.
Với Việt Nam, là một nước đi theo con đường kinh tế thị trường chưa lâu nên nếu nói là
ảnh hưởng lớn lao và mang tính dây chuyền thì chưa phải mà ảnh hưởng trầm trọng đến
kinh tế thì không đúng mà đâu đó có thể làm xói mòn niềm tin vào thị trường, các doanh
nghiệp co cụm lại, bớt đầu tư tích trữ ngân lượng, cắt giảm liên tục để trụ vững và chống


qua cơn bão.
Đối với ERP, Đây là giải pháp mang tính chiến lược lâu dài của một doanh nghiệp. Nó
không chỉ là việc trang bị để giải quyết những cái mang tính khó khăn tồn đọng mà là một
chiến lược , giống như kim chỉ nam quý báu để giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu và
hướng tới những điều cao cả và tham vọng. Đứng trước cuộc khủng hoảng Doanh nghiệp
đứng trước 2 luồng suy nghĩ chính cho việc đầu tư giải pháp ERP.Có thể chia làm 2 theo
cách nhìn như sau:
Thứ nhất : Dừng đầu tư về giải pháp ERP, sử dụng ngân sách này để chống chọi với cuộc
khủng hoảng thiếu trầm trọng vốn. Đồng thời chuyển kế hoạch này vào trạng thái không
thời hạn. Câu trả lời thường là sau khi cuộc khủng hoảng kết thúc.
Thứ hai : Các Doanh nghiệp lại chú tâm và đầu tư cho giải pháp ERP bởi họ có lý do như
sau . Đây là giai đoạn khủng hoảng và là cơ hội để tự nhìn lại bản thân và cải tổ toàn bộ
hệ thống trong đó có cả cắt giảm, tinh gọn và làm cho bộ máy được tinh nhuệ. Mặt khác
họ ý thức được mức đầu tư của một giải pháp ERP là khổng lồ , vậy thì giai đoạn đầu tư
lúc các nhà cung cấp khát dự án sẽ đẩy giá cả về đáy và Doanh nghiệp được hưởng lợi.
Đây là hai luồng suy nghĩ khi mà ít nhiều cuộc khủng hoảng kinh tế đã dần dần
ảnh hưởng vào Việt Nam vào cuối năm 2008 đầu 2009. Lúc đó thị trường tài chính trở
nên căng thẳng nếu như không muốn nói là hỗn loạn và rơi vào khủng hoảng trầm trọng.
Lúc đó được dự đoán có hàng ngàn Doanh nghiệp đương đầu với việc phá sản. Lúc này
các nhà cung cấp và đối tác triển khai các giải pháp ERP cũng là một trong những đối
tượng nằm trong tầm ngắm của thần chết vì không có dự án để triển khai, không kiếm đâu
ra được nguồn tài chính và phải tự xoay xở bằng vốn tự có và lãi suất ngân hàng. Đâu đó
các giải pháp nhỏ vẫn có thể bán được ra thị trường nhưng rõ ràng lúc đó sức mua thực sự
sụt rất mạnh. Lúc đó tham khảo thị trường DN lớn và nhỏ thì trong 100 Doanh nghiệp chỉ
mơi có 1 Doanh nghiệp quan tâm đến phần mềm chứ chưa rõ là ERP hay là loại gì khác.
Tình hình rất tồi tệ bệ rạc và khủng hoảng
2. Các nhà cung cấp làm gì?
Đứng trước tình thế đó các nhà cung cấp giải pháp trong tình trạng khát dự án, khát hợp
đồng và áp lực nuôi quân, chi phí hàng tháng đè nặng lên đôi vai của các nhà cung cấp
này. Các giải pháp trong nước cũng được chào giá mềm hơn và gây lên một làn sóng giảm

giá gần như là chung cho tất cả các sản phẩm. Tuy nhiên các nhà cung cấp giải pháp Việt
Nam họ vẫn còn một thị trường rất tiềm năng đó là các Doanh nghiệp vừa và nhỏ, có một
số đối tác đã chia nhỏ gói của họ ra bán với giá mềm để đánh mạnh vào các thị trường
tiềm năng này đồng thời có những chính sách kích cầu thích ứng để chống chọi với một
thị trường không sôi động lúc bấy giờ. Các nhà cung cấp này luôn có môt danh sách các
khách hàng khi sẵn sàng có một giá hợp lý và đúng thời điểm sẽ trở nên tiềm năng.
Các đối tác cung cấp giải pháp nước ngoài thì trận chiến khốc liệt hơn khi nhu
cầu thực sự của khách hàng thời điểm ấy gần như trả về số 0. Cũng có thể có rất nhiều
khách hàng quan tâm nhưng đa số là xem xét cho các năm tiếp theo chứ không thể đầu tư
ngay bây giờ. Chính vì vậy cuộc chiến đấu diễn ra rất mạnh mẽ để tìm cách thắng dự án
về mình . Từ đó hình thành nên một thị trường nhỏ và eo hẹp, những dự án ký được ở thời
điểm này là hiếm. Có thể 7-8 tháng trên thị trường không nghe tiếng một dự án nào được
ký kết. Như vậy, các đối tác dựa vào các dự án cũ và các dự án có điểm rơi vào cuối năm
trước để triển khai và nguồn thu cho năm nay và duy trì lực lượng để tiếp tục chinh chiến.
Cũng thời điểm này một số NCC đứng trước tình trạng phá sản, tình hình tài
chính khó khăn tột độ và cố gồng gánh để qua cơn nạn. Một số đối tác kêu gọi sự hợp tác
và đầu tư từ các đối tác trong và ngoài nước để chia sẻ tài chính, có một số lại muốn bán
lại cả công ty vì không thể kham nổi và đối chọi với tình hình tồi tệ như vậy. Làn sóng
này đôi lúc nhảy lên tột đỉnh với một số chào mời rất rõ ràng và có tiếng trên thị trường.
Các hãng ERP thế giới có chính sách cắt giảm nhân sự và giảm hẳn các event PR
sản phẩm hàng năm, từ các chi phí cố định hàng năm nay lại bị cắt giảm và giải trình một
cách cẩn thận và đôi khi không diễn ra. Chính sách giá cả được thương lượng với mức giá
mà đến nay vẫn còn thèm thuồng, thi nhau chạy đủ doanh số và sẵn sàng hạ giá đến mức
trung bình để có thể lấy được dự án về cho mình
3. Bất ngờ vào cuối năm
Khoảng tháng 10 -2009 khi cuộc khủng hoảng kinh tế dần dần được phục hồi trở lại. Các
doanh nghiệp Việt Nam dễ thở hơn với sự hỗ trợ của nhà nước cũng như các hệ thống tài
chính khác. Bên cạnh đó các doanh nghiệp lớn luôn lường trước được rủi ro và có những
khoản dự phòng để vượt sóng. Có nhiều cách để duy trì tài chính trong doanh nghiệp như
cắt giảm, đẩy mạnh các quỹ dự phòng,... Đối với các doanh nghiệp này ý thức được rằng

việc đầu tư ERP xem như là một công việc sớm muộn gì rồi cũng phải làm và nhân cơ hội
này họ đã đầu tư một thể. Cũng có doanh nghiệp tình hình tài chính không những không
bị ảnh hưởng mà còn làm ăn phát đạt lên . Như vậy tạo nên một thị trường khá sôi động
với nhu cầu của nhiều doanh nghiệp cần ERP giai đoạn cuối năm này. Một điều khá bất
ngờ là thị trường bất động sản xuống dốc, xáo trộn, lãi vay cao nhưng trong năm nay các
công ty về bất động sản lại trang bị ERP nhiều nhất. Điển hình là tập đoàn NOVA bỏ ra
gần 2 triệu USD để triển khai tổng thể cho toàn tập đoàn trong đó có riêng cho NOVA
Land với dự án Sunrise City hùng tráng. Bên cạnh đó là Cty Phát triển nhà Thủ Đức cũng
đầu tư gần 1 triệu USD cho SAP ERP, Tập Đoàn REE cũng tiêu tốn 500 ngàn USD,
Sonadezi Châu Đức cũng đầu tư ERP hơn 400 ngàn USD.Đây là các công ty kinh doanh
chuyên về bất động sản và các sản phẩm tương tự ...Điều tạo nên bất ngờ lớn nhất là Tập
đoàn Petrolimex bỏ ra gần 13 triệu USD để triển khai hệ thống ERP cho toàn tập đoàn từ
Bắc đến Nam, dự án này đã tạo nên kỷ lục không chỉ riêng ở Việt Nam mà có lẽ với cả
khu vực. Bên cạnh đó có nhiều tập đoàn công ty khác cũng đầu tư ERP mạnh mẽ và điển
hình như Tập đoàn Tân Hiệp Phát với dự án gần 3 triệu USD, Công ty cho thuê tài chính
II cũng đầu tư hơn 550 ngàn USD, Tập đoàn Concordia đầu tư hơn 2,8 Triệu USD trong
đó có ở Việt Nam. Một số công ty khác nữa như Phạm Nguyên, Gtel, , Dawaco, Nguyên
Bình, Ngân hàng Quân đội MB Bank, FICO, Diana, Tranximext, Auto World. Bảo hiểm
Bảo Việt, Én Việt (Hệ thống cafe Cát Đằng), Xây dựng Hòa Bình, Dệt Thành Công, Xi
măng Hải Vân, Thiên Hòa An , SunHouse,...... và rất nhiều dự án được ký vào giai đoạn
này.
Như vậy chúng ta có thể thấy rằng nhu cầu của thị trường, của các doanh nghiệp
về ERP là không nhỏ và luôn luôn nở rộ ở mọi thời điểm và điều có thể nhìn thấy rõ nhất
là cuộc khủng hoảng năm 2009 tác động đến nhu cầu này là rất lớn. Từ cuối 2008 đến
giữa 2009 trên thị trường hầu như không có dự án nào lớn được ký kết mà chỉ nở rộ vào
giai đoạn cuối năm nay. Doanh nghiệp luôn ý thức được bản thân mình và đối phó với các
tác động khách quan từ bên ngoài, nhưng một khi có cơ hội, thời cơ đến thì luôn trở mình
để đầu tư một cách đúng hướng, đúng đắn và đúng thời điểm.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại phần mềm từ ERP, phần mềm kế toán,
CRM, SCM,...có khoảng 40 các nhà cung cấp khác nhau để khai thác thị trường tiềm năng

này. Có rất nhiều đối tượng Doanh nghiệp được phân chia từ mức đầu tư từ 1 triệu VND
cho đến 10 triệu USD. Chính vì vậy việc đánh giá ở trên đây chỉ mang tính khái qoát và
tập trung vào những sự đầu tư cho giải pháp ERP . Bên cạnh đó sẽ có rất nhiều doanh
nghiệp đầu tư ở mức từ 10 đến 70 ngàn USD. Đối tượng này chiếm đa số và nhu cầu rất
lớn ở trên thị trường nhưng chưa được khai thác đúng và hiệu quả. Đa số là cuộc chiến
của các phần mềm kế toán trong nước đối với thị trường này.
Từ phân tích tổng quan về thị trường ERP Việt nam năm 2009 vừa rồi thông qua
việc tham khảo các đối tác đang triển khai giải pháp ERP nước ngoài và ERP Việt nam.
Đây là số liệu mang tính tham khảo sau quá trình thu thập thông tin. Có 2 chỉ tiêu so sánh
là về số lượng dự án và giá trị dự án. Năm nay số lượng dự án các giải pháp lớn như SAP,
Oracle rất khiêm tốn so với ERP nội nhưng về mặt giá trị lại vượt bậc bởi các dự án với
giá trị lớn như Petrolimex gần 13 triệu USD, hay Tổng công ty xi Măng Việt nam tới 16
triệu USD được triển khai dàn trải qua nhiều năm . Năm nay mới chỉ khoảng 4 công ty xi
măng được triển khai . Từ đó đưa ra tương quan con số và so sánh như hình minh họa bên
dưới !
Về số lượng :
SAP: 6 Dự án
Oracle: 12 Dự án
M$ và SAP B1,SUN, Exact,... 25 Dự án
ERP Nội và PMKT: 56 dự án)
Về số lượng chỉ mang tính tương đối bởi qua khảo sát có những cty ERP nội ký tới gần 30
dự án trong năm nay nhưng chỉ lược bỏ các dự án có giá trị từ 70 ngàn USD trở lên
Hình minh họ về số lượng dự án ký được trong năm 2009
Về giá trị :
SAP: 17,200 Triệu USD (Petrolimex đã chiếm tới 12,6TR USD)
Oracle: 5,900 Triệu USD
M$ và SAP B1,SUN, Exact,...: 2,500 Triệu USD
ERP Nội địa và PMKT: 3,920 Triệu USD
Về giá trị của các ERP nội tính tổng quan giá trung bình từ 70 ngàn USD trở lên và các dự
án của M$ chỉ tính giá từ 100 ngàn USD trở lên. Còn giá trị của SAP và Oracle là giá trị

gần đúng với con số thực tế.
Hình minh họa về giá trị dự án ký được trong năm 2009
Như vậy chúng ta có thể nhìn thấy rằng về số lượng các dự án Việt Nam vượt trội so với
các dự án nước ngoài nhưng ngược lại giá trị tổng các dự án này lại nhỏ hơn nhiều. Như
vậy chúng ta có thể nhận định ra một tương lai tốt cho ERP năm 2010 này.
4. Nhận định 2010
Năm 2010 mở ra một cơ hội mới cho tất cả các Doanh nghiệp muốn đầu tư ERP
và các đối tác cung cấp các giải pháp ERP hiện có trên thị trường. Với lượng Doanh
nghiệp đang sẵn sàng chuẩn bị ứng dụng ERP cho mình trên thị trường là rất lớn hứa hẹn
một thị trường ERP năm 2010 sôi động mà phát súng đầu tiên cho năm nay đó chính là
Công cty Bánh Kẹo Phạm Nguyên với mức đầu tư ERP lên tới nửa triệu USD
Đứng trước công cuộc cải tổ để phát triển hơn nữa nên doanh nghiệp luôn luôn ý thưc
được việc tin học hóa công tác quản lý của mình là điều cần thiết Xu hướng của các công
ty hướng lên sàn chứng khoán cho nên điều kiện để họ có thể có đầu tư từ bên ngoài hoặc
từ bản thân phải có một hệ thống quản lý được sự tin tưởng của các cổ đông, đó chính là
ERP ma doanh nghiệp đang hướng đến. Nhưng Doanh nghiệp luôn dè dặt trong việc đầu
tư này bởi những lý do sau
1. Không biết mô hình ERP có phù hợp với doanh nghiệp hay không
2. Quá nhiều giải pháp, nhà cung cấp làm cho hiện có trên thị trường
3. Chi phí đầu tư quá lớn so với sự tưởng tượng của doanh nghiệp
4. Doanh nghiệp chưa hiểu rõ được ERP nên chưa dám đầu tư
ERP đối với Việt Nam đã lên tuổi 10. Trong 10 năm qua có nhiều những điển
hình thành công và thất bại, nhưng cách đầu tư và hướng đầu tư ERP vào doanh nghiệp để
học hỏi và suy ngẫm xem xét. Cứ mỗi năm đi qua có hàng loạt doanh nghiệp đầu tư ERP
và từ đó hình thành nên những kinh nghiệm cho từng ngành mà các doanh nghiệp có thể
dựa vào đó để tin tưởng hơn sự thành công khi ứng dụng ERP vào cho ngành đặc thù của
mình. Đó là những bài học rất thực tế để các doanh nghiệp hiện tại tìm đến với ERP dễ
dàng hơn, có nhiều thông tin hơn và quyết định một cách chính xác hơn. Chính vì thế năm
2010 chính là cơ hội cho các doanh nghiệp đã có dự định đầu tư ERP từ nhiều năm đồng
thời với nghị định mới của chính phủ về việc tin học hóa hoàn toàn các Doanh nghiệp

Việt Nam đến 2020 cũng là điều kiện cần để doanh nghiệp suy nghĩ đến một dự án đầu tư
CNTT hợp lý và đúng đắn. Bên cạnh đó các doanh nghiệp được hỗ trợ bởi một lực lượng
tư vấn độc lập đông đảo (7 đối tác tư vấn độc lập), đủ kiến thức, khả năng và kinh nghiệm
để tư vấn đấu thầu các dự án tầm cỡ lớn như ERP. Năm vừa rồi các dự án lớn của SAP và
Oracle thì 2/3 trong số đó đều có sử dụng tư vấn độc lập. Như vậy rõ ràng Doanh nghiệp
đã dè dặt, xiết chặt hơn trong việc lựa chọn giải pháp ERP cho mình.
Năm vừa qua hầu hết các dự án tiềm năng đều tạm dừng để đẩy sang năm 2010 .
Và năm nay chính là cơ hội để các đối tác cùng khai thác thị trường tiềm năng ERP vì nhu
cầu của Doanh nghiệp đang ngày càng lớn. Nếu tính tốc độ phát triển các dự án được ký

×