Tải bản đầy đủ (.docx) (68 trang)

Tìm hiểu tác nhân gây bệnh lở loét trên cá chẽm (lates calcarifer) nuôi lồng biển tại nha trang – khánh hòa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 68 trang )

ĐẠI HỌC QUÓC GIA THÀNH PHÓ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Tự NHIÊN

VIÊN ĐẠI PHÚC

TÌM HIỂU TÁC NHÂN GÂY BỆNH LỞ LOÉT TRÊN
CÁ CHẼM (Lates calcarifer) NUÔI LỒNG BIỂN
TẠI
NHA TRANG - KHÁNH HÒA

Chuyên ngành: Vi sinh vật học
Mã số: 60 42 40

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

Ts. LÊ THỊ THÚY ÁI
Ths. NGUYỄN THỊ THANH THÙY

Thành phố Hồ Chí Minh — Năm 2011


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và tri ân sâu sắc
nhất tới:
Ban giám hiệu Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Tp. Hồ Chí Minh, Khoa
Sinh học, Phòng Đào tạo Sau đại học, Bộ môn Vi sinh vật đã tạo mọi điều kiện tốt
nhất để tôi hoàn thành khóa học và luận văn tốt nghiệp của mình.
Quý Thầy Cô trong Khoa Sinh học đã tận tình giảng dạy, trang bị cho tôi những
kiến thức quý báu trong những năm học vừa qua.


Cô Lê Thị Thúy Ái và Chị Nguyễn Thị Thanh Thùy là những giáo viên hướng
dẫn đã luôn ân cần chỉ dạy và tận tình giúp đỡ để tôi có thể hoàn thành luận văn này.
Ban lãnh đạo Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 3, Giám đốc Trung tâm
Quốc gia Quan trắc cảnh báo môi trường và phòng ngừa dịch bệnh thủy sản khu vực
miền Trung đã tạo điều kiện và thời gian để tôi có thể tham gia và hoàn thành khóa
học.
Các anh chị và các bạn đồng nghiệp ở Trung tâm Quốc gia Quan trắc cảnh báo
môi trường và phòng ngừa dịch bệnh thủy sản khu vực miền Trung, Dự án NUFU, Tổ
phân tích và kiểm nghiệm thuộc Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 3 đã tận tình
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình làm luận văn.
Gia đình, người thân, bạn bè đã luôn dõi theo, động viên và giúp đỡ tôi trong
suốt quá trình học tập.
Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn những sự giúp đỡ quý báu đó!
Viên Đại Phúc


3

MỞ ĐẦU
Cá chẽm (Lates calcarifer, Bloch 1790) hay còn gọi là cá vược, là một loài cá
có giá trị kinh tế quan trọng ở vùng Nhiệt đới và Cận nhiệt đới thuộc châu Á - Thái
Bình Dương. Với đặc tính dễ nuôi và thời gian sinh trưởng nhanh, sau một năm thả
nuôi từ cá giống cỡ 4 - 5cm, cá có thể đạt trọng lượng từ 1,5 - 3kg. Hơn nữa, thịt cá
chẽm thơm ngon, giá thành khá cao nên loài này đã được nuôi phổ biến ở nhiều nước
trên thế giới như Thái Lan, Trung Quốc, Đài Loan, Philippin, Indonesia, Australia....
Ở nước ta, sau khi trường Đại học Nha Trang sản xuất nhân tạo thành công
giống cá chẽm (năm 2006) và chuyển giao công nghệ sản xuất giống cho các tỉnh thì
nghề nuôi cá chẽm đã phát triển mạnh mẽ ở các tỉnh ven biển, đến nay cá chẽm trở
thành đối tượng nuôi xóa đói giảm nghèo, thay thế các đối tượng nuôi khác đang bị
suy thoái.

Trong thời gian gần đây, cá chẽm nuôi thương phẩm ở vùng biển Vũng Ngán Nha Trang bị bệnh lở loét trên thân và chết (tỷ lệ mắc bệnh khoảng 30 - 40% cá thể
trong đàn), bệnh xảy ra ở tất cả các cỡ cá nuôi, từ cá mới thả nuôi cho đến cá đã nuôi
lớn (2 - 3kg). Tuy nhiên, nguyên nhân gây bệnh vẫn chưa được xác định và cách
phòng trị bệnh vẫn chưa có giải pháp hiệu quả. Xuất phát từ tình hình đó, việc tìm ra
tác nhân gây bệnh để đưa ra cơ sở cho việc phòng và trị bệnh lở loét trên cá chẽm là
vấn đề khá cần thiết và cấp bách hiện nay.
Đề tài “Tìm hiểu tác nhân gây bệnh lở loét trên cá chẽm (Lates calcarifer)
nuôi lồng biển tại Nha Trang - Khánh Hòa” được thực hiện với mục tiêu “xác định
được tác nhân gây bệnh lở loét và đề xuất được biện pháp phòng trị bệnh cá hiệu quả”.
Các nội dung nghiên cứu gồm:
- Phân tích tác nhân vi khuẩn, ký sinh trùng và vi nấm trên cá chẽm (Lates
calcarifer) biểu hiện lở loét.
- Phân tích sự biến đổi mô học tại vết loét, gan và thận của cá bệnh.
-

Thử nghiệm cảm nhiễm tác nhân gây bệnh có tần số bắt gặp cao để làm cơ sở
xác định đúng tác nhân gây bệnh lở loét.


4

-

Đề xuất biện pháp phòng trị bệnh lở loét ở cá chẽm.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa khoa học: Kết quả của đề tài sẽ bổ sung vào nguồn tư liệu nghiên cứu

dịch bệnh trên cá chẽm nuôi ở nước ta.
Ý nghĩa thực tiễn : Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ làm cơ sở để phòng
và trị bệnh trên cá chẽm, góp phần phát triển nghề nuôi cá chẽm ở

nước ta.


1

MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn

Trang


6


7

Chương 1 - TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1.

Tổng quan về cá chẽm[1],[22]

1.1.1.

Tên gọi và hệ thống phân loại[1]

Tên khoa học: Lates calcarifer (Bloch, 1790)
Tên tiếng Anh: Sea bass, barramundi.
Tên tiếng Việt: Cá chẽm, cá vược.
Hệ thống phân loại[22]:

Giới: Động vật (Animalia)
Ngành: Có dây sống (Chordata)
Ngành phụ: Có xương sống (Vertebrata)
Lớp: Cá (Pisces)
Lớp phụ: Cá xương (Teleostomi)
Bộ: Cá vược (Perciformes)
Họ: Cá vây tia (Centropomidae)
Chi: Cá chẽm (Lates)
Loài: Cá chẽm (Lates calcarifer Bloch, 1790)
1.1.2.

Hình thái, đặc điêm nhận dạng và cỡ

Cá chẽm có thân dài, cuống đuôi khuyết sâu, đầu nhọn, nhìn bên lõm phía lưng
(hình dạng lưng lõm) và lồi ở phía trước vây lưng. Miệng rộng, hơi so le, hàm trên kéo
dài tới tận mắt, răng dạng lông nhung, không có răng nanh. Vây lưng có 7 - 9 gai và 1011 tia mềm. Vây hậu môn tròn, có 3 gai, 7 - 8 tia mềm, vây đuôi tròn, vảy dạng lược
rộng (xù xì hay nhẵn)[22]. Chiều dài tối đa 200cm, nặng tối đa 60kg[1].
Màu sắc: Giai đoạn cá giống có màu nâu ô-liu ở phía trên và màu bạc hoặc nâu
vàng ở phần bên và phần bụng, giai đoạn trưởng thành cá có màu xanh lục hay vàng
nhạt ở phần trên và màu trắng bạc ở phần bụng[22].


8

1.1.3.

Vùng phân bố

Cá chẽm phân bố rộng ở các vùng Nhiệt đới và Cận nhiệt đới thuộc Tây Thái
Bình Dương và Ấn Độ Dương, giữa kinh tuyến 50 0 Đông - 1600 Tây; vĩ tuyến 260 Bắc 250 Nam. Cá còn tìm thấy ở khắp phần Bắc châu Á, phía Nam kéo dài đến Queensland

(Australia), phía Tây đến Đông châu Phi. Ở nước ta, cá chẽm phân bố ở dọc bờ biển từ
bắc đến nam[1],[22].
1.1.4.

Đặc điểm môi trường sống

Cá chẽm sinh trưởng và phát triển tốt ở điều kiện môi trường nhiệt độ: 15 280C, độ mặn: 2 - 35 0oo, độ sâu: 5 - 20m. Chúng thường sống tập trung ở vùng nước
ven bờ, cửa sông, rừng ngập mặn và phân bố cho tới độ sâu 40m[1].
1.1.5.

Vòng đời và sinh sản

Cá chẽm trải qua phần lớn thời gian sinh trưởng (2 - 3 năm) trong các thủy vực
nước ngọt như sông, hồ. Cá có tốc độ tăng trưởng nhanh, thường đạt cỡ 3 - 5kg sau 2 3 năm. Cá trưởng thành (3 - 4 tuổi) di cư từ vùng nước ngọt về vùng cửa sông và ra
biển, nơi có độ muối từ 30 - 32 00o để phát triển tuyến sinh dục và đẻ trứng sau đó. Cá
đẻ đồng thời với thủy triều lên và theo chu kỳ trăng [22]. Cá đẻ quanh năm, mùa đẻ rộ từ
tháng 3 - 5 và 7 - 8. Thời gian ấp nở 18 giờ trong điều kiện nhiệt độ từ 28 - 30 0C và 12 17 giờ trong điều kiện nhiệt độ 29 - 32 0C, độ mặn từ 30 - 32 % 0. Loài cá này chưa phân
ra giới tính khi còn nhỏ[1].
1.1.6.

Tính ăn:

Cá chẽm trưởng thành là loài cá dữ, phàm ăn, thức ăn ưa thích của chúng là các
loài cá tạp, tôm, chúng không ăn thực vật và các loài giáp xác khác như cua, cáy... Cá
sinh trưởng nhanh, sau 1 năm, từ cỡ cá giống 4 - 5cm có thể đạt trọng lượng từ 1,5 3kg[1],[22].
1.2.

Tổng quan về tình hình nuôi cá chẽm ở Việt Nam và trên thế giới

1.2.1.


Tình hình nuôi cá chẽm trên thế giới

Do giá trị dinh dưỡng cao, nhu cầu thị trường ngày càng mở rộng và là loài


9

phân bố rộng, dễ nuôi đã làm cho cá chẽm trở thành một trong những đối tượng được
lựa chọn để phát triển nuôi chính cho ngành nuôi trồng thủy sản. Kỹ thuật nuôi cá
chẽm được phát triển lần đầu tiên ở phòng thí nghiệm Songkhla Marine (Thái Lan) từ
những năm đầu của thập niên 1970 và sau đó phát triển rộng ra các nước trong khu
vực như Trung Quốc, Ân Độ, Indonesia, Malaysia, Phillipines, Singapore, Đài Loan,
Việt Nam và Australia, và gần đây ở một số quốc gia như Mỹ, Hà Lan, Anh và
Israel[38].
Từ năm 1997 đến năm 2006, sản lượng cá chẽm hàng năm ở khu vực châu Á Thái Bình Dương luôn ở trong khoảng từ 20.000 - 27.000 tấn, phần lớn cá chẽm được
nuôi hồ hoặc lồng ở vùng nước lợ cửa sông hoặc bờ biển [39]. Năm 2004, sản lượng cá
chẽm khoảng 25.399 tấn, năm 2005 khoảng 26.584 tấn [50] và năm 2006 tăng lên
27.522 tấn[51].

Biểu đồ 1.1. Sản lượng cá chẽm (Lates calcarifer) theo quốc gia (cột) và giá
trị (đường) ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương từ năm 1997 đến 2006. (Nguồn
Mike Rimmer (2008))[50].
Thái Lan: Là nước dẫn đầu về sản lượng nuôi cá chẽm trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Năm 2004, giá trị sản lượng cá chẽm của Thái Lan là 65,08 triệu
USD, năm 2005 là 68,52 triệu USD với giá bán khá ổn định, trung bình mỗi kg cá
thương phẩm dao động trong khoảng 2,50 - 2,60 USD [51]. Theo FAO (2006) (trích dẫn
bởi Halwart, 2007), sản lượng cá chẽm nước mặn và lợ của Thái Lan tăng hằng năm, từ


1

0

3.884 tấn (năm 1995) và tăng lên 14.550 tấn (năm 2004)[39].
Malaysia: Cá chẽm là loài được nuôi truyền thống, đến năm 2007 vẫn là loài
nuôi dẫn đầu trong nghề nuôi cá lồng ở Malaysia. Theo thống kê của FAO (2006) (trích
dẫn bởi Halwart, 2007), sản lượng cá chẽm của Malaysia là 4.003,73 tấn (năm 2002),
4.210,93 tấn (năm 2003), và 4.000,54 tấn (năm 2004)[39].
Indonesia: Là quốc gia có sản lượng cá có vảy (ííníísh) biển lớn nhất trong khu
vực Đông Nam Á. Trong đó cá chẽm cũng là một trong những loài nuôi chính của nước
này với sản lượng năm 2004 vào khoảng 2.900 tấn[39].
Singapore: Dự tính đến năm 2012 sản lượng cá chẽm là 3.000 tấn và đến năm
2020 sản lượng sẽ tăng lên 20.000 tấn[74].
Hàn Quốc: Tổng sản lượng cá nuôi của Hàn Quốc năm 2003 khoảng 72.393 tấn,
trong đó cá chẽm khoảng 2.778 tấn[39].
Australia: Cá chẽm được nuôi ở hầu hết các bang của Australia (ngoại trừ bang
Tasmania)[39],[73], nhưng sản lượng cá chẽm tập trung chủ yếu ở Queensland (phần lớn là
nuôi nước ngọt), Northern Territory (nuôi lồng biển và nuôi ao nước lợ) và Nam
Australia (nuôi nước ngọt)[35]. Cá chẽm được nuôi công nghiệp bắt đầu từ những năm
1980, hiện nay có khoảng 100 trang trại được cấp phép nuôi[73]. Theo dữ liệu của FAO
năm 2004 (trích dẫn bởi Halwart M., 2007), sản lượng cá chẽm khoảng 1.600 tấn, giá
trị đạt 9,9 triệu USD. Theo báo cáo của O’Sullivan và ctv (2005) (trích dẫn bởi Halwart
M., 2007), niên vụ 2003/2004 sản lượng cá chẽm khoảng 2.800 tấn, đạt giá trị 17,6
triệu USD[39]. Niên vụ 2008/2009 sản lượng cá chẽm cả nước ước khoảng 6.000 tấn và
sẽ tăng lên 7.000 tấn trong niên vụ 2009/2010[73] .


1
1

Biểu đồ 1.2. Sản lượng cá chẽm (cột) và giá trị (đường) của cá chẽm nuôi ở

Australia từ năm 1986 đến năm 2004 (nguồn FAO, 2006 được trích dẫn bởi Halwart
M, 2007)[39].
1.2.2.

Tình hình nuôi cá biển ở Việt Nam

Ở nước ta, cá biển được nuôi chủ yếu ở 3 vùng là vùng biển phía Bắc, vùng
Nam Trung Bộ và vùng phía Nam. Năm 2001, sản lượng cá nuôi biển cả nước khoảng
2.600 tấn, năm 2002 sản lượng tăng lên 5.000 tấn, ước tính năm 2010 sẽ đạt 20.000 tấn.
Các loài nuôi chính là các loài cá mú (Epinephelus), cá giò (Rachycentron canadum),
cá chẽm (Lates calcarifer), cá vược mõm nhọn (Psammoperca waigensis), cá hồng đỏ
(Lutjanus erythropterus), cá tráp đen (Rhabdosargus sarba) và cá đù đỏ (Sciaenops
ocellatus)[39\ Cá chẽm được xem như là vật nuôi xóa đói giảm nghèo và là đối tượng
nuôi thay thế cho diện tích nuôi tôm không hiệu quả ở một số địa phương ven biển ở
nước ta. Hiện nay chưa có số liệu thống kê cụ thể về sản lượng cũng như diện tích nuôi
cá chẽm ở nước ta, nhưng qua tìm hiểu thông tin từ các báo cho thấy cá chẽm đã nuôi
thành công ở một số nơi như ở Cam Ranh, Vạn Ninh (Khánh Hòa) [77],[78],[79], Hương Trà
(Thừa Thiên Huế)[80], Hà Tĩnh[81], Đồng Nai, Bình Định[82], Cà Mau[76]...
1.3.

Các nghiên cứu về bệnh cá chẽm trên thế giới

Cá biển được nuôi lồng thành công đầu tiên ở Nhật Bản từ những năm 1950 và ở Đông
Nam Á từ những năm 1970. Hiện nay đã có rất nhiều loài cá đã được
nuôi thành công. Tuy nhiên, các loại bệnh và sự nghiêm trọng của bệnh đã ảnh hưởng
đến các loài cá nuôi. Cá nuôi lồng sẽ trở nên dễ mắc bệnh khi mà các thông số môi


1
2


trường như nhiệt độ, độ mặn, nồng độ oxy hòa tan và các chất lơ lửng... thay đổi nhiều
hoặc đột ngột. Chỉ cần một điều kiện thích hợp cho bệnh cũng có thể tạo điều kiện cho
bệnh phát triển, quá trình dẫn tới bệnh ở môi trường nước xảy ra rất nhanh. Việc xác
định sớm sự thay đổi hoạt động và dấu hiệu của bệnh ở cá nuôi là rất quan trọng để
chẩn đoán bệnh[69].
1.3.1.

Bệnh do vi khuẩn

Bệnh vibriosis: Vibriosis là bệnh gây nên bởi các vi khuẩn thuộc giống Vibrio,
gây bệnh trên rất nhiều loài cá biển và cửa sông, chúng thường xuất hiện khi môi
trường nước xấu, cá bị sốc và thiếu dinh dưỡng [38]. Khi nhiễm Vibrio, thường màu cơ
thể cá trở nên tối, lờ đờ, chán ăn, có các vết loét đỏ trên cơ thể, tích dịch ở bụng [36], bơi
bất thường, mắt đục, bụng có màu đỏ. Bên trong, có thể thấy các vùng hoại tử và xuất
huyết ở thận, gan và lách[38].
Nghiên cứu của Renaul T. và ctv (1994) cho thấy Vibrio damsela là nguyên
nhân gây chết hàng loạt ở cá chẽm con nuôi ở Tahiti (nằm ở khu vực Thái Bình Dương,
thuộc Pháp), dấu hiệu chính của bệnh là cá lờ đờ, xuất huyết ở gốc đuôi và lở loét lan
rộng ra[60].
Bệnh vi khuẩn nhiễm trùng máu xuất huyết: Gây ra bởi Aeromonas hydrophila,
Aeromonas sorbia, Aeromonas caviae, Aeromonas spp., pseudomonas sp. Các vi khuẩn
này thường nhiễm ở cá chẽm nuôi nước ngọt, làm cho cá bị xuất huyết đỏ ở da, lờ đờ,
cá biếng ăn, tích dịch ở bụng, mang nhợt nhạt. Bệnh thường xuất hiện khi môi trường
xấu, da bị tổn thương[36]. Theo Kumaran S. (2009), Pseudomonas sp. KUMS3 là tác
nhân gây nên bệnh mòn vây ở cá chẽm nuôi ở Ân Độ, làm cá xuất huyết ở gốc vây,
miệng và mất sắc tố da[43].
Bệnh vi khuẩn ở da: Do Aeromonas sorbia, Aeromonas hydorphila, Vibrio
harveyi, Vibrio alginolyticus gây nên, làm cá bị lở loét không đều, mất vảy. Bệnh
thường xảy ra khi môi trường xấu, da bị tổn thương[36].

Bệnh streptococcusis: Streptococcusis là bệnh rất nghiêm trọng, tác nhân chính
là Streptococcus iniae. Bệnh có thể xảy ra ở cả cá chẽm nuôi nước ngọt lẫn nước mặn
và kết quả là làm cho cá chết với tỷ lệ cao. Bệnh này được ghi nhận là tác nhân gây


1
3

bệnh trên cá chẽm nuôi lồng biển ở Northern Territory (Australia) năm 2005. Trong
trường hợp cấp tính, cá có thể gần chết hoặc chết với một vài dấu hiệu bên ngoài và
trong các nội tạng. Trong trường hợp ít trầm trọng hơn thì cá bị nhiễm bệnh có thể bơi
nhấp nhô gần mặt nước, có thể bị mù và không đáp ứng với sự kích thích bên ngoài,
xuất huyết có thể thấy ở da và đặc biệt ở chân vây. Cầu mắt bị lồi và xuất huyết bên
trong mắt, mang bị xung huyết. Bên trong, sự xuất huyết nhiều có thể thấy ở bề mặt của
các nội quan lớn, thường thì cơ xương có màu đỏ hồng [38]. Các báo cáo của Alicia E. và
ctv (2005), Bromage E.S. và ctv (1999) cũng cho thấy Streptococcus iniae là tác nhân
chính gây bệnh trên cá chẽm ở Australia với liều gây chết LD 50 là 2,5 x 105 CFU/g
trong 2 ngày và 3,2 x 104 CFU/g trong 10
ngày[25],[32].
Bệnh columnaris: Nguyên nhân gây bệnh là Flavobacterium columnare;
Flavobacterium johnsoniae và Flavobacterium sp. ở cá chẽm nước ngọt và
Tenacibaculum marinimum ở cá chẽm nước mặn, khi nhiễm bệnh, cá xuất hiện các đám
nhợt nhạt trên bề mặt lưng, phần sau vây lưng và cuống đuôi, cá lờ đờ. Phần lớn bệnh
xảy ra khi cá mới đẻ, trong giai đoạn muộn của cá ấu niên có sự ăn mòn da xung quanh
miệng. Bệnh thường xảy ra do bị sốc môi trường, vệ sinh kém, da bị tổn thương[36].
Bệnh vi khuẩn mang: Các vi khuẩn khác nhau gây ra như Flavobacterium spp.,
Cytophaga spp.. Khi bị bệnh, cá thường bơi nổi trên bề mặt, mang hoạt động đóng mở
nhanh và có nhiều dịch nhầy, có các mảng trắng trên mang. Kiểm tra mang đang còn
tươi ở dưới kính hiển vi cho thấy một số lượng lớn vi khuẩn có hình que dài ở biểu mô
của mang. Bệnh phần lớn xảy ra ở giai đoạn cá nhỏ[36],[38].

Bệnh vi khuẩn viêm màng bụng: Các vi khuẩn gây bệnh là các vi khuẩn Gram
(-) và Gram (+) khác nhau trong đó có Vibrio harveyi, Aeromonas hydrophila. Các dấu
hiệu bệnh chính là cơ thể cá có màu đen, cá lờ đờ, bụng sưng phồng, có dịch keo và
mùi khó chịu ở bụng, bệnh hay gặp trên cá nuôi ở hệ thống tuần hoàn[36].
Bệnh hoại tử viêm ruột và mưng mủ: Hội chứng hoại tử viêm ruột mưng mủ,
thường gọi là “sưng”, xuất hiện một cách định kỳ ở các trại nuôi cá chẽm. Hội chứng
này ảnh hưởng đến cá cỡ nhỏ tới các cá thể thành thục, gặp cả ở cá chẽm nuôi nước


1
4

ngọt và nước mặn. Người ta đã phân lập được Vibrio harveyi và Photobacterium
damselae subspecies damselae trên cá bị bệnh này. Cá bị bệnh thường bụng phình, hôn
mê và chết. Điểm đặc trưng của bệnh là mùi của cá sắp chết hoặc mới chết giống với
mùi cá đã chết 1 ngày, khoang bụng bị sưng phồng bởi một lượng lớn dịch phân hủy.
Trường hợp bệnh ở giai đoạn sớm có sự xuất hiện của tơ huyết bện lại với nhau, nối các
cơ quan nội tạng và mô. Ở trường hợp muộn hơn, ở các nội quan bên trong bị hoại tử
và hóa lỏng[38].
Bệnh epitheliocystis: Là bệnh gây ra bởi sự xâm nhiễm vào mang của
Chlamydial, cá ấu niên bị nhiễm nặng ở mang có thể chết với tỷ lệ cao. Cá bị nhiễm
bệnh có thể không thấy dấu hiệu rõ ràng, mang có thể trở nên đỏ và cá bơi gần với mặt
nước, tỷ lệ chết có thể cao. Ở dưới kính hiển vi có thể thấy một số lượng lớn các nang
nằm trong biểu mô[38].
1.3.2.

Bệnh do ký sinh trùng

Theo báo cáo của FAO và Glenn Schipp (2007), trên cá chẽm có các bệnh ký
sinh trùng sau[36],[38]:

Bệnh cryptocaryonosis: Nguyên nhân gây bệnh là Cryptocaryon irritans. Đây là
động vật đơn bào, có lông, sống ký sinh và không có vật chủ chuyên biệt. Là nguyên
nhân gây ra rất nhiều bệnh trên cá nuôi biển, đặc biệt ở vùng Nhiệt đới [38]. Cá bị nhiễm
bệnh thường cọ vào đáy hoặc thành của lồng nuôi, cá biếng ăn và trở nên lờ đờ. Nếu
sau đó không chữa trị kịp thời thì mắt cá trở nên đục và có các đốm trắng cũng như
những chỗ lở loét nhỏ có thể xuất hiện trên vảy. Sự tiến triển của bệnh sẽ nhanh, cá có
thể chết trong vòng 2 đến 3 ngày[38].
Bệnh trypanosomosis: Là bệnh gây ra bởi Trypanosoma sp.. Dấu hiệu bệnh là
cá bị hôn mê, mất tập trung, mù mắt và chết. Mắt cũng có thể bị lồi và bị xuất huyết
bên trong, đồng thời xuất hiện vùng lở loét xuất huyết và vùng ăn mòn trên da. Bên
trong, thận căng to và tình trạng thiếu máu xảy ra, kết quả làm cho cá chết với tỷ lệ cao.
Khi kiểm tra bằng kính hiển vi thấy rất nhiều Trypanosoma sp. trong máu và mô[38].
Bệnh oodiniosis: Gây ra bởi Oodinium sp., ký sinh trùng này nhiễm vào mang
và da ở cá nước mặn làm cho cá chết ở mức thấp. Khi bị nhiễm Oodinium sp., cá hay cọ


1
5

vào thành hoặc đáy lồng nuôi. Nếu bị nhiễm nhiều, cá chết với sự sung huyết và dịch
nhầy ở mang[36].
Bệnh trichodiniasis: Do nhóm Trichodina spp. gây nên. Cá bị bệnh này có các
dấu hiệu bệnh như cá bơi ở bề mặt, nắp mang đóng mở nhanh, dịch nhầy ở mang tiết ra
nhiều. Bệnh thường xảy ra khi nhiệt độ môi trường nước thấp, chất hữu cơ lơ lửng
nhiều và nuôi cá với mật độ dày[36].
Bệnh chilodonelliasis: Gây ra bởi Chilodonella spp. và Chilodonella
hexasticha. Khi nhiễm ký sinh trùng này, cá thường bơi trên bề mặt, nắp mang đóng mở
nhanh và mở rộng. Môi trường nước xấu và cá bị ốm yếu là điều kiện thuận lợi để ký
sinh trùng này xâm nhập và gây bệnh[36].
Bệnh Ichthyobodosis (costiasis): Ichthyobodo necator là nguyên nhân chính gây

bệnh. Cá bị bệnh thường cọ lên thành lồng, xuất hiện các vết sẫm màu trên da, tróc vảy,
bơi trên bề mặt, nắp mang mở to và hoạt động đóng mở nhanh[36].
Bệnh piscinoodiniasis: Nguyên nhân gây bệnh là Piscinoodiniasis sp., bệnh
thường gặp ở cá chẽm nuôi nước ngọt. Bệnh xảy ra ở cá nhỏ thì có các vết mờ hoặc
màu xanh bạc trên da, ở cá lớn hơn thì có các mảng nổi lên trên bề mặt da và có các vết
lở loét, nắp mang hoạt động mạnh, mang tiết nhiều dịch và có màu xanh đen[36].
Bệnh Amyloodiniasis: Nguyên nhân chính là do Amyloodinium ocellatum.
Thường gặp ở cá chẽm nuôi biển, xuất hiện các vết mờ hoặc mất màu trên da ở cá nhỏ.
Cá lớn hơn thường có các vết lở loét, nắp mang đóng mở nhanh, dịch tiết từ mang
nhiều, mang có màu xanh đen. Bệnh thường xuất hiện khi nhiệt độ thấp và nhiệt độ
giảm đột ngột[36].
Bệnh mụn đỏ: Gây ra bởi Epistylis sp. Bệnh này xảy ra ở cá chẽm nước ngọt,
gây nên lở loét trên da và làm cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể cá gây bệnh[36].
Bệnh sán lá mang: Tác nhân chính gây bệnh là Diplectanum sp., Dactylogyrus
sp.. Cá bị bệnh thường đóng mở nắp mang nhanh, biếng ăn, có các vùng trắng trên
mang[36].
Bệnh sán lá da: Gây ra bởi Neobenedinia melleni, Gyrodactylus spp.. Dấu hiệu


1
6

chính của bệnh là mắt mờ, xuất hiện các mảng trắng trên da, lở loét trên da. Bệnh
thường xảy ra ở điều kiện độ mặn cao và nhiệt độ nước thấp[36].
Bệnh myxosporidiosis: Nguyên nhân gây bệnh là Henneguya sp., Kudoa sp.,
bệnh này không thường xuyên xảy ra. Kiểm tra mô học thấy có bào tử của chúng ở tơ
mang (Henneguya sp.) và trong não (Kudoa sp.)[36].
Bệnh microspridiosis: Nguyên nhân là do Peistophora sp.. Khi nhiễm bệnh,
thường có các khối u nổi lên trên da, có các u mềm màu trắng ở cơ[36].
Theo báo cáo của Ruckert S. và ctv (2008), khi nghiên cứu ký sinh trùng ký sinh

trên cá chẽm nuôi tại vịnh Lampung, Indonesia đã ghi nhận được 19 loài ký sinh trùng
trên cá chẽm nuôi lồng và tất cả cá đều nhiễm từ 2 đến 10 loài ký sinh trùng. Trong đó,
nhóm protozoan (1 loài), myxozoans (1 loài), digeneans (3 loài), monogenean (5 loài),
cestodes (3 loài), nematodes (5 loài) và acanthocephalans (1 loài)[62]. Theo Rajkumar
M. và ctv (2005), khi nuôi cá chẽm trong phòng thí nghiệm được 14 ngày, nhóm nghiên
cứu đã phát hiện thấy Cymothoa indica xuất hiện ở vùng mang và trước lưng, tạo thành
các vết tổn thương có màu đỏ, xuất huyết mà không có hiện tượng tiết nhớt nhiều. Tỷ lệ
cá chết sau 3 tuần nuôi là 16,54%. Ký sinh trùng này đã được truyền vào theo con
đường thức ăn của cá và gây bệnh [59]. Báo cáo của Saugata Basu và Durga P. Haldar
(2003) cho thấy, cá chẽm nuôi ở vùng Đông Bengal, Ân Độ phát hiện thấy có nhiễm
loài ký sinh trùng Myxobolus calcariferum sp. n. ở mang cá, gây bệnh và làm chết cá[63].
1.3.3.

Bệnh do nấm

Bệnh chấm đỏ: Bệnh chấm đỏ hay hội chứng lở loét (EUS) đã được báo cáo trên
rất nhiều loài cá, trong đó có cá chẽm. Tuy nhiên bệnh chỉ xảy ra ở cá nuôi nước ngọt,
chưa thấy có báo cáo trên cá nuôi biển. Nguyên nhân gây bệnh là nấm Aphanomyces
invadens. Dấu hiệu của bệnh là có các vết lở loét sâu màu đỏ hoặc xuất huyết trên da,
hiện tượng lở loét có thể lan đến mắt. Khi bị bệnh, cá trở nên hôn mê và dễ trở thành
con mồi cho những loài khác[38].
Bệnh nấm da: Do nấm Saprolegnia spp., Achlya spp. gây ra. Bệnh thường làm
cho cá nổi cục và phát triển thành dạng như múi bông trên da và vây. Bệnh thường xảy


1
7

ra khi nhiệt độ thấp và cá bị tổn thương ở da[36].
Bệnh branchiomycosis: Do nấm Branchiomyces sp. và Achlya spp. gây ra. Biểu

hiện của bệnh là cá bơi nổi trên mặt nước, nắp mang đóng mở liên tục, có các vết đỏ và
trắng (xuất hiện lốm đốm) ở mang. Bệnh thường xuất hiện khi nhiệt độ nước thấp, chất
hữu cơ tập trung trong nước nuôi nhiều[36].
1.3.4.

Bệnh do virus

Bệnh virus ở cá biển nuôi lồng đã được báo cáo ở Đông Á từ những năm 1980
và các nước Đông Nam Á từ những năm 1990 [69]. Ở cá chẽm, đã phát hiện được 2 virus
gây bệnh chính là:
Bệnh virus gây hoại tử thần kinh VNN (Viral Nervous Necrosis):
Tác nhân gây bệnh là nhóm Nodavirus cá. Bệnh VNN trên cá chẽm lần đầu tiên
được báo cáo từ những năm 1980 ở Australia khi gây bệnh trên cá chẽm ấu niên. Ngày
nay, VNN là nguyên nhân gây chết ở cá hương và cá ấu niên ở các trại giống cá
chẽm[38]. Đặc điểm của bệnh là virus làm thoái hóa các nơron thần kinh và sinh không
bào trong hệ thần kinh trung ương và võng mạc. Vì vậy, khi bị nhiễm virus, cá ở trạng
thái mất cân bằng, cơ không kiểm soát được và loạn chức năng thị giác [36]. Hiện nay,
bệnh này đã được báo cáo ở hơn 30 loài cá biển trên thế giới. Bệnh thường xảy ra ở giai
đoạn cá hương từ 15 đến 24 ngày tuổi, còn có thể xuất hiện cho tới khi cá được 7 tuần
tuổi[38]. Khi mắc bệnh, cá bị nhạt hoặc sẫm màu, bơi xoắn ốc, choáng, có sự phồng và
các không bào lớn ở não và dây sống[36].
Theo báo cáo của Azad IS và ctv (2005), ở Ản Độ, VNN gây bệnh ở các trại
giống cá chẽm ở giai đoạn cá hương làm cá chết từ 60 - 90%. Khi bị bệnh, cá hương có
màu đen, khi kiểm tra không thấy có dấu hiệu bị nhiễm vi khuẩn hay ký sinh trùng. Dựa
vào các lát cắt mô ở não và tủy sống người ta đã thấy rất rõ các vùng bị hoại tử, qua
kiểm tra bằng kỹ thuật RT-PCR, người ta đã phát hiện được Nodavirus[2S\ Một nghiên
cứu khác ở Chennai và Nagapattinam thuộc Tamilnadu, Ản Độ cũng cho thấy, VNN là
nguyên nhân gây chết hàng loạt cá hương ở các trại giống với các dấu hiệu như cá
biếng ăn, da có màu tái nhợt, mất trạng thái cân bằng, bơi xoắn hay bơi vòng trước khi



1
8

chết[57].
Bệnh lymphocytis: Do Iridovirus gây nên. Bệnh làm cho cá xuất hiện các mụn
cóc trên da, vây, thông thường chỉ gây chết nếu xâm nhiễm nhiều và kết hợp với điều
kiện môi trường xấu[36], giai đoạn cá ấu niên thường dễ mắc bệnh hơn cá trưởng
thành[69].
1.4.

Các nghiên cứu về bệnh cá biển ở Việt Nam
Ở nước ta hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu nào cụ thể về bệnh lở loét trên cá

chẽm. Tuy nhiên, trên cá biển nói chung thì cũng đã có khá nhiều các công trình nghiên
cứu như:
Theo Đỗ Thị Hòa và ctv (2008), cá biển nuôi tại Khánh Hòa có 10 bệnh thường
gặp trên cá biển nuôi là[5]:
+ Bệnh vibriosis: Gây bệnh xuất huyết lở loét trên cá mú, cá hồng, cá chẽm. thời
gian xuất hiện bệnh chính là mùa khô.
+ Bệnh mòn vây và đuôi: Nguyên nhân gây bệnh có thể là vi khuẩn Gram (-), có
đặc điểm gần giống với Flexibacter maritimus, bệnh xuất hiện quanh năm và gây chết
rải rác tới hàng loạt cá nuôi lồng, đặc biệt là giai đoạn cá con. Các loài cá hay gặp là cá
mú, cá hồng, cá chẽm.
+ Bệnh sán lá da (bệnh mè cá): Nguyên nhân gây bệnh thường là sán lá đơn chủ
(monogenea) dạng hạt mè trên bề mặt cơ thể. Bệnh làm cho cá có thể đục mắt, ngứa
ngáy, giai đoạn cuối nổi lờ đờ trên mặt nước, nếu bị nhiễm nặng, cá có thể bị chết.
Bệnh thường xuất hiện vào thời gian giao mùa giữa mùa mưa và mùa khô, các loài cá
thường bị bệnh là cá mú, cá hồng, cá chẽm, cá giò.
+ Bệnh sán lá mang (bệnh sưng mang, hay bệnh mủ mang): Làm cá hoạt động

yếu, bỏ ăn, khi bơi nắp mang thường phồng lên, mang tiết nhiều dịch nhầy (mủ mang).
Trường hợp bị bệnh nặng có thể gây chết cá từ rải rác đến hàng loạt. Nguyên nhân gây
bệnh là các loài sán lá đơn chủ ký sinh khác nhau như loài Pseudorhabdosynochus spp.,
Diplectanum spp. và Haliotrema spp.. Các loài cá thường gặp là cá mú, cá hồng, cá
chẽm.


1
9

+ Bệnh rận cá: Làm cá kém ăn, chậm lớn, khi cảm nhiễm với mức độ cao gây
chết cá rải rác. Nguyên nhân gây bệnh là một số loài giáp xác bậc thấp thuộc giống
Caligus spp., Parapetalus sp. và Lepeophtheirus sp.. Cá nuôi hay gặp là cá mú, cá giò,
cá chẽm.
+ Bệnh hoại tử thần kinh (bệnh bơi xoắn): Khi nhiễm bệnh này, cá thường có
các dấu hiệu như: màu sắc cá đen sậm, bơi lội không định hướng, bơi xoắn ốc, đuôi
cong và liệt cứng, bụng chướng to do bong bóng cá căng phồng, ruột không có thức ăn
nhưng thấy có chứa chất dịch màu xanh lá cây. Nguyên nhân gây bệnh là virus gây hoại
tử thần kinh VNN. Các loài cá hay nhiễm bệnh là cá mú, cá chẽm, cá giò.
+ Bệnh đỉa cá: Làm cá gầy yếu, suy kiệt sức khỏe, chết rải rác do mất máu hoặc
do nhiễm khuẩn cơ hội. Nguyên nhân gây bệnh là ký sinh trùng thuộc họ đỉa Hirunidae.
Các loài cá thường bị bệnh là cá mú, cá chẽm và cá hồng.
+ Bệnh đốm trắng ở thận: Thường gặp ở cá giò nuôi lồng ở Vạn Ninh, Khánh
Hòa. Với các biểu hiện bệnh như cá kém ăn, chậm lớn. Ở thận, gan, tụy xuất hiện các
đốm trắng dạng hạt. Trên cá bị bệnh này, người ta đã phân lập được vi khuẩn
Photobacterium damselae.
+ Bệnh lymphocystic (bệnh u sần): Cá bị bệnh này thường xuất hiện các u nhỏ
có màu trắng hay hồng trên vây, lưng, đầu. Bệnh này chỉ gây chết rải rác nhưng ảnh
hưởng tới sinh trưởng và giá trị thương phẩm của cá nuôi. Các loài cá thường gặp là cá
giò và cá chẽm.

+ Hội chứng dị dạng ở cá biển: Cá có hình dạng không bình thường, cột sống bị
ưỡn cong và bụng cá hóp lại như bị đói lâu ngày và không lâu sau thì cá sẽ chết. Bệnh
này hay gặp trên cá mú.
Nguyễn Thị Thanh Thùy và ctv (2008), khi nghiên cứu về bệnh lở loét trên cá
mú cho thấy hai loài vi khuẩn là Vibrio alginolyticus và Vibrio parahaemolyticus là tác
nhân chính gây nên bệnh lở loét ở cá mú nuôi tại Khánh Hòa. Trên các mẫu bệnh còn
phân lập được 7 loài ký sinh trùng là Pseudorhabdosynochus epinepheli, Benedenia sp.,
Caligus sp., Trichodina sp., Apiosoma sp., Ampiphrya sp., Zeylanicobdella sp., và nấm


2
0

thuộc giống Aspergillus. Tuy nhiên theo tác giả thì các loài ký sinh trùng và nấm chỉ là
tác nhân cơ hội hoặc là tác nhân mở đường cho vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh cho
cá[20]. Võ Thế Dũng và ctv (2005) nghiên cứu về thành phần loài ký sinh trùng trên cá
mú (Epinephelus spp.) tự nhiên, nuôi ao, nuôi lồng tại Khánh Hòa, đã phát hiện thấy có
22 loài ký sinh trùng thuộc 7 giống, 12 họ, 11 bộ, 9 lớp, 8 ngành. Trong đó, Trichodina
chiếm tỷ lệ cao nhất (74,2%), các loài monogenea ký sinh ở mang và da với tỷ lệ cảm
nhiễm 31,9%[67]. Nghiên cứu của Đỗ Thị Hòa và ctv (2007) về sán lá đơn chủ
(monogenean) trên cá mú (Epinephelus sp.) và cá chỉ vàng (Lutjanus argentimaculatus)
nuôi tại Khánh Hòa cho thấy, cá bị nhiễm monogenea thường bơi lờ đờ, ăn kém, tiết
nhiều dịch nhờn từ chỗ da và mang bị tổn thương. Nếu nhiễm monogenea ở da với
cường độ cao sẽ gây nên lở loét trên da ở giai đoạn cuối của bệnh. Nếu cường độ cảm
nhiễm của ký sinh trùng ở mang cao, thì nắp mang bị căng ra, tiết rất nhiều dịch nhầy,
da cá bị sậm đen và có thể làm cá chết rải rác[34].

Chương 2 - VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1.


Phương pháp thu mẫu cá
Mẫu được thu chọn lọc tại thời điểm cá mắc bệnh lở loét, mẫu thu phải là cá còn

sống và được vận chuyển về phòng thí nghiệm bằng thùng xốp có sục khí. Khi thu mẫu,
ghi thông tin về ngày tháng, tình trạng của cá.
2.2.

Phương pháp xử lý mẫu tại phòng thí nghiệm
Mẫu cá đem về phòng thí nghiệm, trước hết cần đo chiều dài, cân trọng lượng,

quan sát bằng mắt thường về các biểu hiện bệnh lý bên ngoài.
Nhớt ở thân, vết loét, vây, phiến mang được lấy bằng dao đã vô trùng để kiểm
tra ký sinh trùng. Tơ mang, vây, mẫu cơ ở vết loét được thu để phân lập nấm.
Sát trùng toàn bộ cơ thể cá bằng cồn 700, sau đó giải phẩu quan sát các biểu hiện
của nội quan bên trong như gan, thận, lách, dạ dày, bóng bơi, xoang bụng. Thu mẫu
bệnh phẩm gan, thận, lách vào các ống nghiệm vô trùng để phân lập vi khuẩn và nấm.
Thu mẫu cơ ở vết loét để phân lập vi khuẩn, nấm và kiểm tra ký sinh trùng.
Thu mẫu gan, thận, cơ ở vết loét... tất cả được cố định bằng dung dịch Bouin để


2
1

kiểm tra mô học bằng phương pháp cắt mô.
2.3.

Phương pháp phân tích các yếu tố hóa lý môi trường nước
pH: Sử dụng máy đo pH; Độ mặn: Sử dụng khúc xạ kế; Nhiệt độ nước: Sử dụng

nhiệt kế thủy ngân có chia độ từ 0 - 1000C.

Độ kiềm: Xác định bằng phương pháp chuẩn độ axít.
Oxy hòa tan trong nước (Dissolved Oxygen - DO): Xác định bằng phương pháp
Winkler.
Nhu cầu oxy hóa học (Chemical Oxygen Demand - COD): Xác bằng phương
pháp KMnO4 trong môi trường kiềm.
Nhu cầu oxy sinh hóa (Biochemical Oxygen Demand - BOD 5): Xác định bằng
phương pháp nuôi cấy và pha loãng.
Amoni (NH4+-N): Xác định theo phương pháp Salicylate, đo quang trên máy
DR2010 ở bước sóng 655nm.
Nitrite (NO2--N): Thực hiện với thuốc thử axit sunphanilic và a-napthylamin, đo
quang trên máy DR2010 ở bước sóng 507nm
Nitrate (NO3--N): Dùng cột khử cadimi để chuyển nitrate về nitrite, sau đó xác
định nitrite bằng thuốc thử sunphanilic và a-napthylamin, đo quang trên máy DR2010 ở
bước sóng 507nm.
Sulfide (S2-): Sử dụng phương pháp đo quang với thuốc thử N,N-Dimethy-1-4Phenylendiamin tạo phức màu xanh và đo trên máy DR2010 ở bước sóng 665nm.
Phosphat (PO43--P): Thực hiện bằng thuốc thử molipdate và đo quang trên máy
DR2010 ở bước sóng 680nm.
2.4.

Phương pháp định lượng vi khuẩn trong nước
+ Môi trường nuôi cấy cần thiết:

-

Môi trường định lượng vi khuẩn hiếu khí tổng số: TSA (Tryptone Soya Agar) +
2%NaCl.

-

Môi trường định lượng Vibrio tổng số: TCBS (Thiosulfat Citrat Bile salts



2
2

Sucrose agar).
-

Nước muối vô trùng 2% NaCl dùng để pha loãng mẫu nếu cần thiết.
+ Phương pháp thực hiện:
Định lượng Vibrio tổng số và vi khuẩn hiếu khí tổng số trong nước theo phương

pháp đếm khuẩn lạc.
-

Mẫu đưa về phòng thí nghiệm phải được phân tích ngay, tùy thuộc mẫu mà
chọn 2 - 3 nồng độ pha loãng liên tiếp để cấy. Tương ứng với mỗi nồng độ pha
loãng cấy ít nhất 2 - 3 đĩa và một pipet vô trùng riêng.

-

Hút 0,1ml mẫu ở các nồng độ pha loãng khác nhau vào trong các đĩa petri đã
chứa môi trường thạch TCBS và TSA (2%NaCl), dùng que trang thủy tinh tráng
đều cho đến khi mặt thạch khô, lật úp đĩa petri, nuôi cấy ở 29 - 31 0C từ 24 - 72
giờ lấy ra đọc kết quả.

-

Chọn tất cả các đĩa có không quá 300 khuẩn lạc để tính kết quả. Sự phân bố của
các khuẩn lạc trên các đĩa nuôi cấy phải hợp lý: độ pha loãng càng cao thì số

khuẩn lạc càng ít. Nếu kết quả không hợp lý, phải tiến hành lại các bước nuôi
cấy.

-

Cách tính kết quả: Chọn những đĩa không quá 300 khuẩn lạc ở 3 nồng độ pha
loãng liên tiếp, tính số khuẩn lạc vi khuẩn cho 1ml bằng cách tính trung bình
cộng tổng số khuẩn lạc của các đĩa trên theo công thức:
N=—^—
(n1 + 0,1.n2 + ...).d
Trong đó, C là số khuẩn lạc đếm được trên các đĩa đã chọn; n1, n2,... là số đĩa ở

3 nồng độ pha loãng liên tiếp đã chọn, d là hệ số pha loãng tương ứng với độ pha loãng
thứ nhất.
2.5.

Phương pháp nghiên cứu bệnh do vi khuẩn

Tham khảo các công trình của Đỗ Thị Hòa (2005) [3], Austin B. và ctv (2007)[29],
và Nicky B. Buller (2004)[54] .
+ Môi trường nuôi cấy và hóa chất cần thiết:


2
3

-

Môi trường tổng hợp: TSA +2% NaCl.


-

Môi trường nuôi cấy chọn lọc cho vi khuan Vibrio: TCBS.

-

Môi trường nuôi cấy chọn lọc cho vi khuẩn Pseudomonas: CA (Cetrimid Agar)
+ 2% NaCl.

-

Môi trường nuôi cấy tăng sinh (nếu cần thiết): TSB (Tryptone Soya Broth).

-

Nước muối vô trùng 2% NaCl dùng để rửa và pha loãng mẫu.


2
4

-

Bộ test kit API 20E của hãng Biomerieux với các phản ứng sinh hóa: ONPG (onitrophenyl-D-galactopyranosid), ADH (arginine hidrolase), LDC (lysine
decarboxylase), ODC (ornithine decarboxylase), CIT (sử dụng citrate làm
nguồn carbon duy nhất), H2S (sinh H2S), URE (thử nghiệm urease), TDA (thử
nghiệm tryptophan deaminase), IND (khả năng sinh Indol), VP (VogesProskauer), GEL (thử nghiệm gelatinase), GLU (lên men glucose), MAN (lên
men manose), INO (lên men inositol), SOR (lên men sorbitol), RHA (lên men
rhamnose), SAC (lên men sucrose), MEL (lên men melibiose), AMY (lên men
amygladin), ARA (lên men arabinose), NO 2 (khử nitrate), McC (phát triển trong

môi trường MacConkey), OX (oxidase), MOB (khả năng di động), O/F (khả
năng oxi hóa - lên men). Ngoài ra còn thực hiện thêm các phản ứng catalase, thử
khả năng phát triển trong các nồng độ muối khác nhau, vibriostat (0/129)...
+ Phương pháp thực hiện:
vết loét và các nội quan (tim, gan, thận, lách...) được chú trọng phân tích tính

nhiễm khuẩn. Các mẫu này được đồng nhất và dùng làm nguồn phát hiện vi khuẩn gây
bệnh trên các môi trường chọn lọc (TSBS, CA), không chọn lọc (TSA), hay tăng sinh
trong môi trường TSB. Dựa vào đặc tính khuẩn lạc ưu thế trên các môi trường chọn lọc
và kết quả thử nghiệm sinh hóa làm tiêu chí định danh nhanh vi khuẩn. Quy trình
nghiên cứu vi khuẩn gây bệnh trên cá được tóm tắt qua sơ đồ hình 2.1:
-

Tần số bắt gặp các loài vi khuẩn được tính theo công thức:

Số cá có xuất hiện loài vi khuẩn cần tính
Tổng số cá kiểm tra

x

100 (%)


Hình 2.1. Sơ đồ nghiên cứu vi khuẩn gây bệnh


×