Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

SKKN các phương pháp giảng dạy kỹ thuật chạy cự li 100m

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (391.65 KB, 24 trang )

SKKN: Các phương pháp giảng dạy kỹ thuật chạy cự li 100m

PHẦN I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Điền kinh là môn thể thao có nguồn gốc lịch sử lâu đời, nó ra đời cùng với
sự phát triển loài người. Điền kinh được phát triển rộng trên tất cả các nước trên thế
giới vì nó là môn thể thao đa dạng, phong phú, để tăng cường sức khoẻ cho con
người…
Chính vì vậy các môn điền kinh không ngừng được nâng cao. Ở nước ta môn
điền kinh được phát triển sâu rộng ở mọi miền. Trong các trường học, môn điền
kinh còn là chỉ tiêu rèn luyện thân thể. Trong những năm gần đây, Đảng và nhà
nước có chính sách mở rộng giao lưu, hợp tác quốc tế trong mọi lĩnh vực, trong đó
có lĩnh vực thể thao. Phong trào tập luyện thể dục thể thao từng bước mở ra nhiều
hình thức, được đồng bào, quần chúng ủng hộ, tham gia tập luyện.Thể dục thể thao
thành tích cao ngày càng phát triển, các đoàn thể thao nước ta tham gia thi đấu
quốc tế ngày càng phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng. Các VĐV của nước ta
giành được nhiều thành tích cao trên đấu trường quốc tế, mang lại vinh quang cho
Tổ Quốc. Đứng trước tình hình ngày càng lớn mạnh của TDTT nước nhà, Trung
ương ra chỉ thị 36CT/TW đối với công tác TDTT với 3 nhiệm vụ trọng tâm:
- Thể thao cho mọi người
- Thể thao thành tích cao
- Quan hệ quốc tế
Trong dự thảo báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng Khoá
VIII, sau khi đánh giá sự phát triển của TDTT, nghị quyết có đề ra phương hướng
“Phát triển TDTT nhân dân trong cả nước, trước hết là thanh thiếu niên học sinh
từng bước hình thành thể thao chuyên nghiệp đỉnh cao”. Trước công cuộc đổi mới
của nền kinh tế đất nước, thể thao là một bộ phận không thể tách rời công cuộc đổi
mới đó, thể thao nước ta đã phát triển mạnh mẽ và gặt hái được nhiều thắng lợi,
được thế giới biết đến trong đó có điền kinh. Tuy nhiên thành tích chạy cự li ngắn
Giáo viên: Nguyễn Phan Liêm – Trường THCS Đông Thái – Tây Hồ


1


SKKN: Các phương pháp giảng dạy kỹ thuật chạy cự li 100m

còn khoảng cách so với khu vực và thế giới. Vì vậy nghiên cứu đã xác định đã có
nhiều yếu tố ảnh hưởng đến thành tích chạy cự li ngắn như trình độ kĩ thuật - thể
lực - tâm lí - điều kiện sân bãi…Trong đó kĩ thuật và thể lực đặc biệt quan trọng.
Trường THCS Đông Thái ,Phường Bưởi,Quận Tây Hồ, là một đơn vị mới
được thành lập và cuộc sống người dân còn khó khăn nên các em đa số phụ giúp
gia đình và một bộ phận nhỏ mải chơi do đó các em chưa quan tâm đến việc tập
thể dục thể thao. Trong đó có môn Điền Kinh đăc biệt là chạy cự li ngắn. Xuất phát
từ tình hình đó, là giáo viên thể dục của trường, với mong muốn đóng góp một
phần nào đó trong công tác giáo dục thể chất trong nhà trường, nhằm tìm kiếm
phương pháp giảng dạy kỹ thuật chạy cự li 100m cho các em. Vì những lí do đó tôi
mạnh dạn chọn đề tài “CÁC PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY KỸ THUẬT CHẠY
CỰ LI 100m” học sinh khối 9 của trường THCS Đông Thái.
2. Mục đích nghiên cứu
Qua kết quả nghiên cứu lựa chọn phương pháp giảng dạy kỹ thuật chạy cự li
ngắn cho học sinh khối 9 của trường THCS Đông Thái Từ đó lựa chọn phương
pháp giảng dạy kỹ thuật chạy cự li 100m thích hợp.
Tổ chức tiết học một cách hợp lí và khoa học sao cho giờ học làm nảy sinh
sự say mê, hứng thú trong hoạt động tập luyện của học sinh. Qua đó trang bị cho
học sinh một số kiến thức, kĩ năng cơ bản nhất về chạy ngắn.
Giúp các em rèn luyện thân thể tốt, có sức khỏe đảm bảo trong việc học tập.
Sử dụng phương pháp phù hợp với lứa tuổi, đảm bảo tính vừa sức và hấp
dẫn.
3. Phạm vi nghiên cứu – Đối tượng nghiên cứu
-Đối tượng là: học sinh khối 9 của trường THSC Đông Thái.
-Nội dung là: kỹ thuật và phương pháp giảng dạy chạy cự li 100m

4. Phương pháp nghiên cứu và tiến hành
Giáo viên: Nguyễn Phan Liêm – Trường THCS Đông Thái – Tây Hồ

2


SKKN: Các phương pháp giảng dạy kỹ thuật chạy cự li 100m

4.1. Phương pháp nghiên cứu:
- Tham khảo tài liệu
- Hướng dẫn tập luyện, đúc kết kinh nghiệm
- Kiểm tra kết quả chất lượng học sinh
4.2. Phương pháp tiến hành
- Phương pháp thuyết trình, kể chuyện kích thích các em tập luyện hăng say hơn.
- Sử dụng tranh, ảnh, các dụng cụ học tập: Tranh các loại về kĩ thuật chạy ngắn, các
đoạn clip kĩ thuật chạy ngắn…
- Phương pháp sử dụng trò chơi.
- Phương pháp thi đua khen thưởng các em có thành tích cao.

Giáo viên: Nguyễn Phan Liêm – Trường THCS Đông Thái – Tây Hồ

3


SKKN: Các phương pháp giảng dạy kỹ thuật chạy cự li 100m

PHẦN II. NỘI DUNG ĐỀ TÀI
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Mục tiêu TDTT trong trường THCS:
Mục tiêu TDTT trong trường THCS giúp học sinh biết được một số kiến

thức, kĩ năng cơ bản để tập luyện giữ gìn sức khỏe nâng cao thể chất.
Góp phần rèn luyện lối sống lành mạnh, tác phong nhanh nhẹn, kỉ luật, thói
quen tự giác tập luyện TDTT.
Có sự tăng tiến về thể lực đạt tiêu chuẩn rèn luyện thân thể và thể hiện khả
năng của bản thân.
Biết vận dụng ở mức nhất định những điều đã học vào nếp sinh hoạt ở ngoài
nhà trường.
Thông qua hoạt động TDTT rèn luyện cho học sinh tác phong khỏe mạnh,
nhanh nhẹn, tính kỉ luật và một số phẩm chất đạo đức cần thiết chính là góp phần
chuẩn bị cho thế hệ trẻ có nếp sống lành mạnh.
2. Đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi học sinh THCS:
Muốn giảng dạy được tốt trước hết người giáo viên phải nắm được đặc điểm
tâm sinh lí phát triển thể chất của học sinh lớp 9.
2.1. Đặc điểm tâm lí:
Lứa tuổi học sinh THCS nói chung và học sinh lớp 9 nói riêng là lứa tuổi quá
độ và là giai đoạn rất nhạy cảm, có sự phát triển đặc biệt và mạnh mẽ về các hoạt
động và tính cách cá nhân. Các em luôn mong muốn thử sức mình theo các phương
hướng khác nhau nên hành vi của các em phức tạp và mâu thuẫn. Vì vậy cần phải
thường xuyên giám sát và giáo dục cho phù hợp trên cơ sở phát huy tính tích cực,
sang tạo, biết điều chỉnh và tổ chức hoạt động.
2.2. Đặc điểm sinh lí:
Hệ thần kinh: Não đang thời kì phát triển và hoàn thiện, hoạt động của thần
kinh chưa ổn định, hưng phấn chiếm ưu thế. Do đó khi học tập các em dễ tập trung
Giáo viên: Nguyễn Phan Liêm – Trường THCS Đông Thái – Tây Hồ

4


SKKN: Các phương pháp giảng dạy kỹ thuật chạy cự li 100m


tư tưởng nhưng nếu thời gian kéo dài, nội dung nghèo nàn, hình thức hoạt động đơn
điệu, thì thần kinh sẽ chóng mệt mỏi và phân tán sự chú ý.
Vì vậy nội dung tập luyện phải phong phú, phương pháp dạy học, tổ chức
giờ học phải linh hoạt, giảng giải và làm mẫu có trọng tâm chính xác.
Hệ vận động: Đối với hệ xương đang trong giai đoạn phát triển mạnh về
chiều dài. Hệ xương sụn tại các khớp đang đòi hỏi điều kiện tốt để hoàn thiện và
phát triển.
Giáo dục thể chất có tác dụng tốt đến sự phát triển của hệ xương nhưng phải
chú ý đến tư thế, đến sự cân đối trong hoạt động để tránh phát triển sai lệch của bộ
xương.
Đối với hệ cơ: Hệ cơ của các em đang phát triển chậm hơn sự phát triển của
hệ xương, chủ yếu là phát triển về chiều dài, tiết diện của cơ chậm phát triển.
Hệ tuần hoàn: Tim phát triển chậm hơn so với sự phát triển mạch máu, sự
co bóp yếu, khả năng điều hòa hoạt động của tim chưa ổn định nên khi hoạt động
quá căng thẳng dẫn đến choáng, mệt mỏi. Vì vậy tập luyện thể dục thường xuyên sẽ
ảnh hưởng tốt đến hệ tuần hoàn, hoạt động của tim dần được thích ứng.
Hệ hô hấp: Phổi của các em phát triển chưa hoàn thiện, phế nang còn nhỏ,
các cơ hô hấp chưa phát triển, dung lượng phổi còn bé. Vì vậy, khi chạy các em
phải thở nhiều, thở nhanh nên chóng mệt mỏi.
3. Cơ sở khoa học của giáo dục thể chất trong trường THCS
Hệ quả của giáo dục thể chất gắn liền với các đặc điểm giải phẫu sinh lí, tâm
lí học và đặc điểm phát triển, tố chất thể lực ở mỗi lứa tuổi con người. Tác dụng
của giáo dục thể chất là rất lớn nó không ngừng đem lại sức khỏe cho học sinh mà
còn góp phần đào tạo con người phát triển toàn diện.
Tố chất thể lực bao gồm tố chất nhanh, tố chất mạnh, tố chất bền.
Tố chất thể lực là sự biểu hiện tổng hợp của hệ thống chức năng các cơ quan
cơ thể, tố chất thể lực tăng trưởng theo sự tăng trưởng của lứa tuổi. Sự tăng trưởng
Giáo viên: Nguyễn Phan Liêm – Trường THCS Đông Thái – Tây Hồ

5



SKKN: Các phương pháp giảng dạy kỹ thuật chạy cự li 100m

này có tốc độ nhanh, biên độ lớn trong thời kì dậy thì. Giai đoạn lứa tuổi khác thì tố
chất thể lực phát triển khác, tức là trong cùng một lứa tuổi tố chất thể lực phát triển
thay đổi cũng không giống nhau.
Qua việc nắm rõ mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục thể chất, đặc điểm tâm sinh lí
lứa tuổi học sinh người giáo viên thể dục phải tìm tòi sáng tạo đổi mới phương
pháp giảng dạy giúp học sinh hứng thú tập luyện chạy ngắn.
II. TÌNH HÌNH THỰC TẾ
1. Kết quả thực tế:
Qua kết quả khảo sát kiểm tra trước khi áp dụng đề tài với 127 học sinh lớp
9A, 9B, 9C, 9D trường THCS Đông Thái tôi thấy như sau:
STT
1
2
3
4

Lớp
9A
9B
9C
9D

Sĩ số
34
35
29

29

Đạt
80%
80%
75%
75%

Chưa đạt
20%
20%
25%
25%

2. Nguyên nhân của thực tế trên:
- Do các em chưa nắm hết được các giai đoạn của kĩ thuật xuất phát thấp
- Không biết cách duy trì tốc độ và cách đánh đích.
III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH
1. Kỹ Thuật chạy cự li 100m.
Chạy cự li ngắn gồm các cự li chạy từ 400m trở xuống. Đặc điểm chính là người
chạy phải chạy với tốc độ cao nhất của mình. Chạy cự li ngắn gồm 4 giai đoạn:
Xuất phát, chạy lao sau xuất phát, chạy giữa quãng, chạy về đích. Từ đó học sinh
phải nắm kiến thức về các giai đoạn của xuất phát thấp và rút ra được các bài tập
phù hợp để đạt được các thành tích cao nhất.
a. Xuất phát: Bắt đầu từ khi người chạy vào chỗ đến khi chân rời khỏi bàn đạp.
Nhiệm vụ: giai đoạn này là phản xạ nhanh với khẩu lệnh, đạp mạnh vào bàn
đạp cho người chạy có tốc độ nhanh nhất đồng thời chuẩn bị tốt cho chạy lao.
Giáo viên: Nguyễn Phan Liêm – Trường THCS Đông Thái – Tây Hồ

6



SKKN: Các phương pháp giảng dạy kỹ thuật chạy cự li 100m

Trong thi đấu chạy cự li ngắn người ta thường sử dụng xuất phát thấp có bàn đạp vì
kỹ thuật này giúp người chạy tăng tốc độ khi xuất phát nhờ tốc độ đạp sau và độ
ngả thân người nhiều, bàn đạp còn là điểm tỳ để đạp chân khi xuất phát. Từ năm
1887 VĐV Sarin (Mỹ) đã sử dụng kỹ thuật xuất phát thấp nhưng chưa có bàn đạp.
Kỹ thuật: Cách đóng bàn đạp: Có 3 cách : Kiểu phổ thông, kiểu gần, kiểu xa.

- Kiểu phổ thông: Bàn đạp trước cách vạch xuất phát 1-1,5 bàn chân. Bàn đạp sau
cách bàn đạp trước 1,5 bàn chân ( bằng độ dài cẳng chân ). Gốc độ bàn đạp trước
45-500, bàn đạp sau 70-800. Khoảng cách giữa 2 bàn đạp 1 bàn chân.
- Kiểu gần: Giữ nguyên bàn đạp trước cách vạch xuất phát 1-1,5 bàn chân, đưa bàn
đạp sau lại gần bàn đạp trước 1 bàn chân.
- Kiểu xa: Giữ nguyên bàn đạp sau cách vạch xuất phát 3-3,5 bàn chân, đưa bàn
đạp trước lại gần bàn đạp sau cách bàn đạp sau 1 bàn chân. Khoảng cách giữa 2 bàn
đạp và việc đặt 2 bàn đạp xa hay gần vạch xuất phát phụ thuộc vào đặc điểm thể
7
Giáo viên: Nguyễn Phan Liêm – Trường THCS Đông Thái – Tây Hồ


SKKN: Các phương pháp giảng dạy kỹ thuật chạy cự li 100m

hình và tố chất thể lực của người chạy. Góc nghiêng các mặt tựa bàn đạp thay đổi
tuỳ thuộc vào khoảng cách từ bàn đạp đến vạch xuất phát. Bàn đạp gần vạch xuất
phát thì gốc độ nhỏ, xa vạch xuất phát gốc độ tăng lên.
Các khẩu lệnh: “vào chỗ”, “sẵn sàng”, “chạy”. Lệnh chạy được thay bằng tiếng
súng phát lệnh.
- Khi có lệnh “vào chỗ” người chạy hít sâu vài lần rồi tiến ra trước bàn đạp rồi ngồi

xuống, chống 2 tay trước vạch xuất phát. Từ tư thế này người chạy chuyển đặt từng
chân vào bàn đạp, yêu cầu bàn đạp áp sát vào bàn chân, mũi chân chạm đất. Sau
khi hạ gối chân sau người chạy thu tay về sau vạch xuất phát. Chống các ngón tay
xuống đất, ngón cái hướng vào trong các ngón kia hướng ra ngoài. Tay chống
thẳng tự nhiên, tỳ trên đất ở độ rộng bằng vai hoặc lớn hơn một chút. Lúc này vai
hơi nhô ra trước để tự nhiên, trọng lượng dồn về tất cả các điểm tựa
- Khi có lệnh “sẵn sàng”: Người chạy hơi duỗi chân, nhắc gối rời khỏi mặt đất từ
từ nâng cao mông, trọng tâm chuyển ra trước, lúc này trọng lượng cơ thể dồn về 2
tay và chân trước, điểm rọi của trọng tâm cách vạch xuất phát khoảng 10-20 cm.
Chú ý bàn chân phải tỳ sát vào mặt tựa của bàn đạp và tập trung tư tưởng cao độ để
nghe tín hiệu xuất phát.

- Khi nghe tiếng súng phát lệnh “chạy” người chạy nhanh chóng lao về trước, sự
nhanh chậm (phản xạ) phụ thuộc vào tính linh hoạt của hệ thần kinh của người
Giáo viên: Nguyễn Phan Liêm – Trường THCS Đông Thái – Tây Hồ

8


SKKN: Các phương pháp giảng dạy kỹ thuật chạy cự li 100m

chạy, động tác bắt đầu từ việc đạp mạnh vào bàn đạp, chân sau chỉ hơi duỗi rồi
nhanh chóng đưa đùi về phía trước, trong khi đó chân trước tích cực đạp mạnh và
duỗi hết các khớp,góc độ đạp sau nhỏ xấp xỉ 40 o. Cùng với hai chân, tay đánh mạnh
trước sau (tay nọ chân kia), thân người có độ ngả về trước rất lớn gần như song
song với mặt đất. Kỹ thuật xuất phát tốt không những giảm thời gian (Phản xạ với
tiếng súng) mà còn tạo ra góc độ lớn sau khi rời bàn đạp tạo điều kiện cho giai đoạn
chạy lao tốt hơn.
b. Chạy lao sau xuất phát
Giai đoạn chạy lao sau xuất phát bắt đầu từ khi chân rời khỏi bàn đạp đến khi người

chạy đạt được tốc độ gần cực đại với bước chạy tương đối ổn định.
Nhiệm vụ của chạy lao là đạt tốc độ nhanh nhất trong thời gian ngắn nhất.
Kỹ thuật chạy lao:

- Độ ngả của thân người về trước rất lớn, bước đầu tiên gần như song song với mặt
đất, các bước sau độ ngả ít dần đi. Độ ngả này liên quan đến việc đạp sau tích cực
để tăng nhanh tốc độ.
- Động tác đạp sau rất tích cực, những bước chạy đầu tiên góc độ đạp sau nhỏ
khoảng 40-420. Góc độ này được tăng dần trong quá trình tăng tốc độ và đạt
khoảng 450 khi chuyển sang giai đoạn chạy giữa quãng.

Giáo viên: Nguyễn Phan Liêm – Trường THCS Đông Thái – Tây Hồ

9


SKKN: Các phương pháp giảng dạy kỹ thuật chạy cự li 100m

- Điểm đặt chân chống trước trong những bước đầu sang điểm rọi của trọng tâm cơ
thể. Điều này có nghĩa là người chạy có xu hướng đổ về trước, chính vì vậy mà tần
số bước phải rất nhanh.
- Điểm đặt chân trong chạy lao không cùng nằm trên đường thẳng ở những bước
đầu mà đặt sang hai bên, sau đó thu gần lại và cuối cùng nằm trên đường thẳng.
- Những bước đầu trong chạy lao tay đánh tích cực theo hướng trước sau.
c. Chạy giữa quãng
Bắt đầu từ khi chạy lao 25-30m đến khi chạy về cách đích khoảng 15-20m
Nhiệm vụ chạy giữa quãng là duy trì và phát huy tốc độ cao nhất đã đạt được sau
chạy lao. Tốc độ người chạy thường đạt cao nhất ở mét thứ 50-60 của cự li 100m.
Kỹ thuật chạy giữa quãng
- Thân người có độ ngả về trước từ 5-100

- Chân đặt trên đường chạy phải tiếp xúc bằng nửa bàn chân trên, mũi chân thẳng
hướng đường chạy, khi đặt phải có đàn tính của cổ chân và độ miết chân tiếp xúc
đất để hạn chế khi lực phản khi chống trước. Điểm đặt chân trong khi chạy phải
nằm trên đường thẳng
- Chân đạp sau phải tích cực duỗi hết các khớp, góc độ đạp sau thường từ 40-45 0.
Việc lăn đùi về trước lên cao của chân lăng có tác dụng tăng cường áp lực đạp đất
của chân đạp sau.
- Đánh tay trong chạy giữa quãng bàn tay nắm hờ, vai thả lỏng, góc độ giữa cẳng
tay và cánh tay khoảng 900, khi đánh ra trước hướng đánh vào trong ngang cằm thì
dừng lại. Nhịp điệu đánh tay và nhịp điệu của chân gắn bó chặt chẽ với nhau. Đánh
tay tích cực sẽ dẫn đến động tác đạp chân tích cực.
Giai doạn chạy giữa quãng là giai đoạn dài nhất trong quá trình chạy vì vậy
giai đoạn này là giai đoạn quan trọng nhất trong 4 giai đoạn kỹ thuật

Giáo viên: Nguyễn Phan Liêm – Trường THCS Đông Thái – Tây Hồ

10


SKKN: Các phương pháp giảng dạy kỹ thuật chạy cự li 100m

d. Về đích:
Giai đoạn về đích gồm có chạy về đích và chạm đích, đây là giai đoạn cuối của
chạy 100m. Giai đoạn này dài khoảng 15-20m cuối cùng của cự li chạy, khi tốc độ
cực đại của người chạy giảm xuống ( thông thường khoảng 3-8%)
Nhiệm vụ chủ yếu của giai đoạn này là dồn hết sức để hoàn thành tốt cự li chạy và
nhanh chóng chạm đích sớm nhất.
Kỹ thuật: Tương tự như chạy giữa quãng xong cần phải tăng cường động tác đạp
sau hơn, độ ngả thân người về trước cũng nhiều hơn, khi cách dây đích khoảng 1,52m nhanh chóng gập thân trên vừa đưa một bên vai về trước. Động tác chạm đích
có ý nghĩa lớn để xếp thứ hạng khi có nhiều người chạy cùng về đích.


2. Phương pháp giảng dạy chạy cự li 100m
Giáo viên: Nguyễn Phan Liêm – Trường THCS Đông Thái – Tây Hồ

11


SKKN: Các phương pháp giảng dạy kỹ thuật chạy cự li 100m

Phương pháp giảng dạy kĩ thuật chạy 100m để học sinh tập luyện đạt kết quả cao,
người giáo viên phải đổi mới theo các phương pháp sau:
Phương pháp 1: Xây dựng khái niệm đúng về kỹ thuật.
Biện pháp:
- Cho học sinh xem tranh ảnh, hình vẽ kỹ thuật
- Phân tích những khâu cơ bản của từng giai đoạn kỹ thuật
- Làm mẫu toàn bộ kỹ thuật hoặc từng phần kỹ thuật động tác
Phương pháp 2: Dạy kỹ thuật trên đường thẳng.
Biện pháp:
- Chạy đều với tốc độ trung bình khoảng 50-100m để sửa động tác chạy
- Chạy tăng tốc độ 50-80m với cường độ ¾ sức.
- Chạy nhanh ban đầu sau đó chạy theo quán tính 60-80m.
- Tập các động tác bổ trợ chuyên môn, chạy bước nhỏ, chạy nâng cao đùi,
chạy đạp sau 30-40m
- Tập động tác bổ trợ chuyên môn với tần số nhanh dần, với cự li chuyển
thành chạy bình thường.
- Tập động tác đánh tay.
- Chạy theo các vạch kẻ sẵn trên đường để sửa chữa biên độ động tác cự ly
60m-80m
Chú ý:- Lúc đầu cho tập riêng biệt, khi đã nắm kỹ thuật mới cho tập theo tổ
- Về kỹ thuật chú ý cách chuyển hông, đạp sau thẳng

- Khi thực hiện tăng tốc cần chạy thoải mái, không gò bó giật cục. Nếu kỹ
thuật chạy không tốt thì chưa nên cho chạy tốc độ tối đa.
Giáo viên cần đứng ngang để quan sát kỹ thuật đạp sau, nâng đùi và sửa
chữa cho chính xác.
Phương pháp 3: Dạy kỹ thuật xuất phát thấp và chạy lao.
Biện pháp:
Giáo viên: Nguyễn Phan Liêm – Trường THCS Đông Thái – Tây Hồ

12


SKKN: Các phương pháp giảng dạy kỹ thuật chạy cự li 100m

- Giới thiệu cách đóng bàn đạp.
- Cho học sinh vào vị trí xuất phát làm quen với các tư thế vào chỗ và sẵn sàng.
- Tập chạy biến tốc: Lúc đầu xuất phát chậm sau đó sẽ chạy nhanh dần.
- Học sinh ở tư thế sẵn sàng sau đó đạp chân xuất phát nhưng bị người đứng
trước đẩy nhẹ vai ngược lại.
- Tập xuất phát thấp có và không có lệnh.
- Xuất phát theo lệnh và chạy 20-30m kiểm tra độ dài các bước chạy. Xuất phát
chạy lao có mức giây hạn chế phía trên để tránh dựng thân trên lên sớm.
- Tập xuất phát thấp bật vào hố cát.
Chú ý: Đầu tiên nên dạy cách đóng bàn đạp kiểu phổ thông, khi đã thành
thạo thì có thể cho chọn 1 kiểu thích hợp với mình.
Phương pháp 4: Dạy kỹ thuật chạm dây đích.
Biện pháp:
- Giới thiệu kỹ thuật chạm dây đích, tập động tác 1 bước cuối cùng chạm đích.
- Chạy chậm làm động tác chạm dây đích.
- Chạy trung bình và nhanh 20-30m làm động tác chạm đích
Chú ý: Nên bố trí từng đôi, từng tổ ngang sức để cùng chạy và tập chạm đích.

- Nhắc nhở học sinh phải giữ tốc độ tối đa không được giảm tốc độ khi chạm
đích, khi chạy qua đích không được dừng đột ngột mà phải giảm dần tốc độ.
Người cầm dây đích cần cầm lỏng và quan sát người chạy để điều chỉnh dộ
cao dây đích và bảo đảm an toàn.
Phương pháp 5: Hoàn thiện kỹ thuật chạy 100m.
- Cho chạy kết hợp các giai đoạn kỹ thuật trên cự li 60m ngắn hơn cự li 100m
với cường độ 2/3 –3/4 sức
- Tham gia kiểm tra thi đấu.
- Cho học sinh làm quen với bài tập với tốc độ cao, chạy lặp lại, chạy biến tốc,
chạy theo cường độ qui định.
Giáo viên: Nguyễn Phan Liêm – Trường THCS Đông Thái – Tây Hồ

13


SKKN: Các phương pháp giảng dạy kỹ thuật chạy cự li 100m

- Giáo viên cần tăng dần yêu cầu và tốc độ theo các buổi tập.
Phương pháp 6: Phương pháp soạn giáo án
Là tư liệu phục vụ giảng dạy trên lớp hoặc các giờ luyện tập thể dục thể thao.
Giáo án phải thực hiện rõ mục đích, nhiệm vụ giáo dục, nội dung phương pháp
giảng dạy, tổ chức sư phạm và điều kiện đảm bảo. Giáo án phải đảm bảo hệ thống,
tuần tự, thực hiện tốt các mục tiêu giáo dục.
Soạn một số giáo án riêng cho những học sinh có tố chất kém hơn.
Kết hợp cho học sinh xem tranh, ảnh, các đoạn clip về các giai đoạn của kĩ
thuật chạy ngắn.
Ví dụ:
Tên bài dạy :

Tiết 21


BÀI THỂ DỤC – CHẠY NGẮN

I. Mục tiêu.
+ Bài thể dục : Ôn từ nhịp 1-35.
- Kiến thức : Biết cách thực hiện các động tác từ 1 đến 35.
- Kỹ năng : Thực hiện cơ bản đúng các động tác từ 1 đến 35.
+ Chạy ngắn : Một số động tác bổ trợ kỹ thuật và phát triển sức nhanh.
* Tập luyện hoàn chỉnh các giai đoạn kỹ thuật chạy ngắn. Trò chơi “Chạy tiếp
sức”.
- Kiến thức : Biết cách thực hiện xuất phát thấp-chạy lao-chạy giữa quãng-chạy
về đích.
- Kỹ năng : Thực hiện được xuất phát thấp- chạy lao- chạy giữa quãng- chạy
về đích
+ Nâng dần tốc độ chạy.
II. Địa điểm - Phương tiện.
- Địa điểm: Sân trường THCS Lê Quý Đôn. HS làm vệ sinh sân bãi trước giờ học.
- Giáo viên : Còi TD, giáo án ; phấn chuẩn bị trò chơi.
Giáo viên: Nguyễn Phan Liêm – Trường THCS Đông Thái – Tây Hồ

14


SKKN: Các phương pháp giảng dạy kỹ thuật chạy cự li 100m

III. Tiến trình lên lớp.
Định

Yêu cầu
và chỉ dẫn kỹ thuật


A/ Phần mở đầu.

lượng
10

1. Ổn định lớp:

ph

-Tập trung nhanh nhẹn ; - Lớp trưởng (cán sự

1’

trang phục TD do nhà lớp) tập hợp lớp thành 4

Phần và nội dung

- GV nhận lớp, điểm danh,
kiểm tra tác phong.

Biện pháp -tổ chức

trường quy định ; chân hàng ngang báo cáo sĩ

2. Phổ biến nội dụng :

mang giầy thể thao.

số cho GV.





Mục tiêu bài học và yêu cầu
bài học.

 CS
3. Khởi động:

3’

- Khởi động chung: HS chạy

- Thực hiện tốt biên độ
nhóm khớp-cơ…

nhẹ tại chỗ ; xoay các nhóm

-Đội hình dàn hàng
ngang khởi động
 CS


khớp, các nhóm cơ; ép dọc,



ép ngang.




- Khởi động chuyên môn :

- Thực hiện tích cực.



+Chạy bước nhỏ
+ chạy nâng cao đùi
+ chạy gót chạm mông chân
4- Kiểm tra bài cũ :

3’

- Kiểm tra 2 nội dung đã học

+GV: Nêu câu hỏi, động
- Bài TD từ nhịp 1-35.

+ Bài TD thực hành

viên tinh thần xung
phong và gọi HS lên

+ Chạy ngắn : Xuất phát

- Kỹ thuật xuất phát thực hiện. Có thể đánh
thấp,chạy lao ; chạy giữa giá điểm miệng.


thấp
3’

quãng và chạy về đích.

+ GV nhắc lại các động

Giáo viên: Nguyễn Phan Liêm – Trường THCS Đông Thái – Tây Hồ

15


SKKN: Các phương pháp giảng dạy kỹ thuật chạy cự li 100m

5- Giới thiệu bài mới :

tác có độ khó cao và cho

+ Bài TD: Ôn từ nhịp 1 – 35.

+ Bài thể dục : Ôn từ HS xem tranh.
nhịp 1-35 nam và nữ.
(như tiết 20)

+ GV phân tích và nhắc
lại kỹ thuật xuất phát

+ Chạy ngắn : Một số trò

+ Chạy ngắn : Ôn một thấp-chạy lao, chạy giữa


chơi, động tác bổ trợ kỹ thuật

số động tác bổ trợ kỹ quãng và về đến đích;

.

thuật; Tập luyện hoàn cho xem tranh.
thiện các giai đoạn kỹ

+ Tập chạy hoàn chỉnh các

thuật chạy ngắn. (như tiết

giai đoạn kỹ thuật.

20)

Kỹ thuật vào chỗ

- HS hiểu được từng
nhiệm vụ và yêu cầu của
các giai đoạn.

Kỹ thuật chạy lao

Kỹ thuật chạy giữa quãng

Kỹ thuật về đích


Trò chơi: Chạy tiếp sức.

- Trò chơi chạy tiếp sức

- Giáo viên phổ biến

B/ Phần cơ bản.

26-

luật chơi và cách chơi
Đội hình HS thực hiện

1. Nội dung :

30’

lại bài TD và chạy

a-Bài TD phát triển chung

8p

- HS chú ý theo dõi ngắn.

Giáo viên: Nguyễn Phan Liêm – Trường THCS Đông Thái – Tây Hồ

16



SKKN: Các phương pháp giảng dạy kỹ thuật chạy cự li 100m

+ Ôn bài TD từ nhịp 1 đến

4’

35

những động tác khó được
GV làm mẫu; nhắc nhở
những động tác các biên
độ tay, chân, cơ bụng, + GV: Gọi cả lớp thực
lưng, nhảy…

hiện lại từ nhịp 1-35

(nam, nữ chung động

nhịp bài thể dục và GV

tác).

góp ý- làm mẫu lại một

(Như tiết 20)

số động tác mà HS
thường sai sót cho cả
lớp


xem

rút

kinh

nghiệm để luyện tập.
-Luyện tập

4’

- HS nam và nữ : Chú ý Luyện tập : Phương

1-

nhịp đếm ; biên độ chân, pháp luyện tập quay

2lầ

tay ; các động tác thực vòng

n

hiện trên một chân cần + Tổ 1, tổ 2 tập bài TD
giữ thăng bằng .

+ Tổ 3, 4 tập chạy ngắn.

- Lưu ý những động tác *


Hoán đổi vị trí tập

dang tay khi nào úp và luyện.
ngửa bàn tay.

Tập bài thể dục :

- HS : Tập nghiêm túc,

+HS: Ôn theo tổ bài TD

không lơ là, chỉnh sửa
từng nhịp-động tác.
+ GV:Quan sát HS tập
b.Chạy ngắn :
Ôn các động tác bổ trợ.

-HS chú ý kỹ thuật phối luyện theo tổ và sửa sai.
19- hợp tay-chân và hít thở Chạy ngắn :

+ Liên hoàn chạy bước nhỏ, 20’ mà GV hướng dẫn - làm + GV Gọi 4-6 HS thực
Giáo viên: Nguyễn Phan Liêm – Trường THCS Đông Thái – Tây Hồ

17


SKKN: Các phương pháp giảng dạy kỹ thuật chạy cự li 100m

chạy nâng cao đùi, chạy đạp 8ph mẫu.


hiện

sau, chạy tăng tốc.

liên hoàn chạy bước

út

3-4 -HS chú ý khẩu lệnh; nhỏ, chạy nâng cao
lần

nhìn đường chạy…

đùi,chạy đạp sau, chạy

+ Kỹ thuật động tác xuất tăng tốc cho cả lớp xem
phát thấp- chạy lao
+ Tập luyện hoàn thiện các
giai đoạn kỹ thuật chạy ngắn.

(như tiết 20)

rút

kinh

nghiệm

để


luyện tập.

-HS chú ý kỹ thuật bước + GV : Cho HS xem
chân và hít thở.

tranh

-HS chú ý kỹ thuật chạy xuất phát thấp-chạy lao
nước rút và về đích.

- chạy giữa quãng, về
đích.

+ Tập luyện hoàn thiện các

- HS chú ý kỹ thuật động + Gọi 4-6 HS thực hiện

giai đoạn kỹ thuật chạy ngắn.

tác khi thực hiện chạy bổ hoàn thiện các giai đoạn

* Xuất phát thấp- chạy lao-

trợ di chuyển. Chạy tăng kỹ thuật chạy ngắn cho

chạy giữa quãng-về đích

tốc phải dốc hết sức cả lớp xem .
(chạy nước rút) để tập Đội hình tập xuất phát
sức nhanh.


thấp

-chạy

lao-chạy

- HS thực hiện cơ bản giữa quãng.
được tư thế xuất phát +GV: Quan sát HS tập
thấp (5 điểm tựa).

luyện theo tổ và sửa sai.

- HS : Cần phải phối hợp
tốt, bước chạy và đánh
tay tích cực để đạt tốc độ
Giáo viên: Nguyễn Phan Liêm – Trường THCS Đông Thái – Tây Hồ

18


SKKN: Các phương pháp giảng dạy kỹ thuật chạy cự li 100m

cao.
*Trò chơi: Chạy tiếp sức:

- HS thực hiện trò chơi Đội hình” Chạy

+ Đội về áp chót và chót sẽ


tiếp

tích cực thi đua, trung sức”

rèn luyện thêm bằng hình

thực. Không đặt tính ăn

thức lò cò 1 vòng đường

thua.

chạy của trò chơi.
c- Củng cố :

- Gọi 8-10 HS thực hiện.

+ Bài thể dục phát triển

Yêu cầu đúng - đều -

chung.

đẹp, đạt biên độ tay, chân *Đội hình củng cố bài

- HS : Nhận xét.

; đổi đúng nhịp đếm.

thể dục


- GV : Nhận xét bổ sung, sửa
sai và nhắc lại những động

- Gọi 7-8 HS thực hiện.

tác khó, biên độ tay, chân.

Yêu cầu thực hiện đúng

+ Chạy ngắn : Chạy hoàn

tư thế và xuất phát thấp

chỉnh xuất phát thấp cự ly

không phạm qui; chạy

60m.

lao đúng kỹ thuật và

- HS : Nhận xét.

chuyển chạy giữa quãng

- GV : Nhận xét bổ sung.

và về đích tốt.


Đội hình củng cố chạy ngắn

Nhắc lại những sai lầm
thường mắc trong chạy xuất
phát thấp.
C / Phần kết thúc.

05

+ Thả lỏng tay, chân, toàn

ph

thân, phối hợp hít thở.

4x8 động tác hồi tỉnh

-HS thực hiện tích cực

+ Dặn dò và hướng dẫn bài nhị

- Nhảy dây ; chạy bộ;

tập ở nhà.

tham gia các môn thể

p

thao …

+Nhận xét, đánh giá buổi

GV






Giáo viên: Nguyễn Phan Liêm – Trường THCS Đông Thái – Tây Hồ

19


SKKN: Các phương pháp giảng dạy kỹ thuật chạy cự li 100m

học.

- Khen HS tích cực và + HS : Vươn thở (4
động viên HS còn hạn lần); giũ tay chân thả

+ Xuống lớp.

chế.

lỏng các nhóm cơ – hồi
tỉnh.
-GV và HS xuống lớp.




 CS

Phương pháp 7: Phương pháp tổ chức giờ học
Tổ chức giờ học thể dục là biện pháp quan trọng để tiến hành tập luyện đạt
kết quả cao và có ý nghĩa giáo dục lớn. Tổ chức giờ thể dục được bắt đầu từ di
chuyển học sinh từ lớp ra sân tập, được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau.
Tổ chức giờ học từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp.
Qua quá trình tập luyện và kiểm tra. Kết quả đạt được thể hiện qua bảng sau:
STT
1
2
3
4

Lớp
9A
9B
9C
9D

Sĩ số
34
35
29
29

Đạt
100%
100%

100%
100%

Chưa đạt
0%
0%
0%
0%

Qua áp dụng các biện pháp trên đã có một số học sinh đạt giải cao thi điền
kinh cấp Quận và Thành phố.

Giáo viên: Nguyễn Phan Liêm – Trường THCS Đông Thái – Tây Hồ

20


SKKN: Các phương pháp giảng dạy kỹ thuật chạy cự li 100m

KHẢO NGHIỆM TÍNH PHÙ HỢP VÀ KHẢ THI CÁC PHƯƠNG PHÁP
- Giáo viên phải có kế hoạch tập luyện phù hợp đối với kỹ thuật chạy 100m
- Học sinh tập luyện phải đúng với mục đích yêu cầu và điều kiện của bài chạy
cự li 100m sẽ mang lại cho người học một kết quả khả thi hơn. Để đạt được kết quả
tốt hơn thì học sinh phải thường xuyên tập luyện để hoàn thiện kỹ thuật chạy cự li
100m để đạt được kết quả cao nhất.
- Phải ghi nhận thành tích năm trước và đề ra kế hoạch cho năm sau.
- Thành tích của năm học 2011-2012 đạt 78% đạt..
- Chỉ tiêu đề ra đầu năm học 2012 – 2013 là 100% đạt..
Tóm lại nhờ áp dụng phương pháp tập luyện hợp lí, khoa học, học sinh tập
luyện tích cực, chủ động nên kết quả kiểm tra đạt 100% từ trung bình trở lên.


Giáo viên: Nguyễn Phan Liêm – Trường THCS Đông Thái – Tây Hồ

21


SKKN: Các phương pháp giảng dạy kỹ thuật chạy cự li 100m

IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:
1. Kết luận:
- Kỹ thuật và phương pháp giảng dạy chạy 100m đạt được kết quả là do quá trình
giảng dạy đã đề ra kế hoạch cụ thể, khoa học và tích luỹ kinh nghiệm cũng như
không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, học hỏi kinh nghiệm ở đồng nghiệp
cùng với sự cố gắng tập luyện của học sinh khối 9 nên kết quả đạt được khá khả
quan tỉ lệ trung bình trở lên đạt 100%
2. Kiến nghị:
- Qua quá trình giảng dạy kỹ thuật và phương pháp giảng dạy chạy cự li 100m
cho học sinh khối 9 còn gặp nhiều khó khăn một số vấn đề sau:
+. Về trang thiết bị còn hạn chế.
+. Điều kiện sân bãi tập luyện còn hạn hẹp không đủ cự li theo yêu cầu tập luyện
+. Ý thức học tập của học sinh chưa cao
- Để kết quả giảng dạy đạt kết quả tốt hơn. Tôi rất mong được sự quan tâm giúp
đở và chỉ đạo của BGH trường, Sở GD & ĐT Hà Nội cùng với sự quan tâm giúp
đỡ của chính quyền địa phương. Để việc giảng dạy của tôi đạt được kết quả tốt
hơn.
- Trên đây là phần ghi nhận của riêng tôi trong quá trình giảng dạy kỹ thuật chạy
100m. Rất mong được sự đóng góp ý kiến từ quý đồng nghiệp và BGH, để giúp
tôi hoàn thiện hơn trong vấn đề giảng dạy Kỹ thuật chạy 100m đạt được kết quả
tốt hơn.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ


Hà Nội, ngày 10 tháng 4 năm 2013
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.
Người viết

Nguyễn Phan Liêm
Giáo viên: Nguyễn Phan Liêm – Trường THCS Đông Thái – Tây Hồ

22


SKKN: Các phương pháp giảng dạy kỹ thuật chạy cự li 100m

V. TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Sách giáo viên thể dục 9
2. Bộ GD&ĐT (2001), “tuyển tập nghiên cứu khoa học giáo dục thể chất, sức khoẻ
trong trường học các cấp”, (hội nghị khoa học giáo dục và đào tạo lần thứ III),
NXB TDTT Hà Nội, tr.3 – tr.278.

Giáo viên: Nguyễn Phan Liêm – Trường THCS Đông Thái – Tây Hồ

23


SKKN: Các phương pháp giảng dạy kỹ thuật chạy cự li 100m

MỤC LỤC
NỘI DUNG

PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU

TRANG
1

1. Lý do chọn đề tài

1

2. Mục đích nghiên cứu

2

3. Phạm vi nghiên cứu – Đối tượng nghiên cứu

2

4. Phương pháp nghiên cứu và tiến hành

3

PHẦN II: NỘI DUNG ĐỀ TÀI

4

I. CƠ SỞ LÝ LUẬN

4

1. Mục tiêu TDTT trong trường THCS


4

2. Đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi học sinh THCS

4

3. Cơ sở khoa học của giáo dục thể chất trong trường THCS

5

II. TÌNH HÌNH THỰC TẾ

6

1. Kết quả thực tế

6

2. Nguyên nhân của thực tế

6

III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH

6

1. Kĩ thuật chạy cự li 100m

6


2. Phương pháp giảng dạy chạy cự li 100m

11

IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

22

1. Kết luận

22

2. Kiến nghị

22

V. TÀI LIỆU THAM KHẢO

23

Giáo viên: Nguyễn Phan Liêm – Trường THCS Đông Thái – Tây Hồ

24



×