Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực tại các trường cao đẳng ngoài công lập trên đại bàn tp hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 95 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

---------------------------

NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THÚY

MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÁC TRƯỜNG
CAO ĐẲNG NGOÀI CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN
TP.HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh
Mã số ngành: 60340102
TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 7 năm 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

---------------------------

NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THÚY

MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÁC TRƯỜNG
CAO ĐẲNG NGOÀI CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN
TP.HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh
Mã số ngành: 60340102


CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ TẤN PHƯỚC

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 7 năm 2015


CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

Cán bộ hướng dẫn khoa học : TS.Lê Tấn Phước
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)

Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP. HCM
ngày 15 tháng 08 năm 2015
Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn Thạc sĩ)

TT
1
2
3
4
5

Họ và tên
GS.TS Đoàn Thị Hồng Vân
PGS.TS Nguyễn Thuấn
TS. Phạm Thị Hà
TS. Lại Tiến Dĩnh
TS. Lê Quang Hùng


Chức danh Hội đồng
Chủ tịch
Phản biện 1
Phản biện 2
Ủy viên
Ủy viên, Thư ký

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã được
sửa chữa (nếu có).
Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV


TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM
PHÒNG QLKH – ĐTSĐH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TP. HCM, ngày..… tháng 7 năm 2015

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THÚY

Giới tính: Nữ

Ngày, tháng, năm sinh: 09/07/1986

Nơi sinh: Nam Định

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh


MSHV:1341820141

I-Tên đề tài:
MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÁC TRƯỜNG CAO
ĐẲNG NGOÀI CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN TP.HỒ CHÍ MINH
II- Nhiệm vụ và nội dung:
1. Nhiệm vụ: Đưa ra một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực tại các Trường cao
đẳng ngoài công lập trên địa bàn Tp.Hồ Chí Minh
2. Nội dung:
-

Nghiên cứu cơ sở lý luận về phát triển nguồn nhân lực.

-

Phân tích thực trạng nguồn nhân lực tại các trường cao đẳng ngoài công lập trên địa
bàn TP.Hồ Chí Minh.

-

Đưa ra một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực tại các trường cao đẳng ngoài công
lập trên địa bàn Tp.Hồ Chí Minh.

III- Ngày giao nhiệm vụ: 19 tháng 01 năm 2015
IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 11 tháng 7 năm 2015
V- Cán bộ hướng dẫn: TS.LÊ TẤN PHƯỚC
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
(Họ tên và chữ ký)

KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH

(Họ tên và chữ ký)


i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu
trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào
khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Học viên thực hiện Luận văn

Nguyễn Thị Phương Thúy


ii

LỜI CÁM ƠN
Trong quá trình học tập tại trường Đại học Công nghệ Tp.Hồ Chí Minh, tôi đã tiếp thu
được nhiều kiến thức bổ ích từ bài giảng của thầy cô. Chính những kiến thức đó đã giúp tôi
vận dụng nhiều trong công việc thực tế và trong luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trường Đại học Công nghệ Tp.Hồ Chí Minh,
đã chỉ bảo, truyền đạt cho tôi những kiến thức trong suốt thời gian qua.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của ban lãnh đạo Sở giáo dục và đào
tạo Thành phố Hồ Chí Minh, các anh chị làm việc tại Phòng ngoài công lập, Phòng Giáo
dục chuyên nghiệp & Đại học – Sở giáo dục đào tạo Tp.Hồ Chí Minh và Trường Cao đẳng
Bách Việt đã giúp đỡ tôi trong suốt thời gian tôi nghiên cứu thực hiện luận văn này.
Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới thầy TS. Lê Tấn Phước - người đã

hướng dẫn, chỉ bảo tận tình và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình tôi nghiên cứu, viết và hoàn
thành luận văn này.
Trong quá trình học và thực hiện luận văn, với trình độ nhận thức còn hạn chế nên
luận văn của tôi không tránh khỏi những sai sót, kính mong nhận được sự góp ý của thầy
cô và quý cơ quan.
Cuối cùng, tôi xin kính chúc quý thầy cô, quý anh chị mạnh khỏe và hạnh phúc!
Học viên thực hiện luận văn

Nguyễn Thị Phương Thúy


iii

TÓM TẮT
Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, theo định hướng phát triển kinh tế xã hội tầm nhìn đến năm 2020, Việt Nam phấn đấu trở thành nước công nghiệp. Trong
quá trình phát triển đó một trong những lĩnh vực sẽ được ưu tiên tập trung đầu tư rất
lớn đó là nguồn nhân lực, đây là lĩnh vực đóng vai trò mấu chốt góp phần chính yếu
thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế quốc dân và đem lại hình ảnh văn minh, hiện đại
của một quốc gia phát triển. Đây là một cơ hội nhưng cũng là một thách thức đối với
các nhà quản lý nguồn nhân lực của Việt Nam. Quản lý nguồn nhân lực như thế nào để
đạt được hiệu quả cao nhất trong hoạt động sản xuất kinh doanh có ý nghĩa quan trọng
đối với sự phát triển của doanh nghiệp nói riêng và của đất nước nói chung.
Với tư duy đổi mới của Đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986 chuyển đổi nền kinh tế
từ cơ chế kế hoạch tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường định hướng XHCN, các thành
phần kinh tế ngoài quốc doanh được khuyến khích phát triển. Trên lĩnh vực giáo dục đào
tạo, “xã hội hóa giáo dục được đẩy mạnh; hệ thống giáo dục và đào tạo ngoài công lập đã
góp phần đáng kể vào phát triển giáo dục và đào tạo chung của toàn xã hội” ( NQ TW 8).
Trong 20 năm qua, hệ thống giáo dục ngoài công lập đã hình thành, số lượng các
trường đại học, cao đẳng ngoài công lập đã phát triển nhanh chóng, thực hiện được chủ
trương xã hội hóa giáo dục của Đảng và Nhà nước. Hệ thống giáo dục đại học ngoài công

lập đã mở rộng đến hầu hết các thành phố, vùng miền trong cả nước, khẳng định vị trí quan
trọng của mình trong hệ thống giáo dục đại học ở Việt Nam. Việc hình thành và phát triển
các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập trong thời gian qua đã tạo cơ hội cho hàng trăm
nghìn người được tiếp nhận học vấn đại học và trên đại học. Nguồn lực được đào tạo từ
khu vực giáo dục đại học ngoài công lập đã góp phần không nhỏ thực hiện đường lối đổi
mới của Đảng, phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng và hội nhập quốc tế.
Tại Tp.Hồ Chí Minh, các Trường Cao đẳng ngoài công lập cũng đã góp phần chung
vào sự phát triển chung của ngành giáo dục và của thành phố. Trong quá trình phát triển
nguồn nhân lực, đòi hỏi thành phố nói chung, các Trường Cao đẳng ngoài công lập nói
riêng cần phải có những giải pháp mang tính đồng bộ như: cần đổi mới nhận thức về vai


iv

trò và tầm quan trọng của phát triển nguồn nhân lực; rà soát bổ sung và hoàn thiện hệ thống
chính sách phát triển nguồn nhân lực sao cho phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã
hội trong điều kiện mới; tập trung nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực;
xây dựng môi trường văn hóa, môi trường làm việc lành mạnh, nhằm nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực; ổn định và thu hút nguồn nhân lực có chất lượng.
Từ thực tế đó, tôi đã nghiên cứu và viết đề tài này với 3 chương:
-

Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển nguồn nhân lực

-

Chương 2: Thực trạng về nguồn nhân lực tại các Trường cao đẳng ngoài công lập
trên địa bàn Tp.HCM

-


Chương 3: Một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực tại tại các Trường cao đẳng
ngoài công lập trên địa bàn Tp.HCM
Việc nghiên cứu cơ sở lý luận, kết hợp với phân tích tình hình thực tế, tôi đã đưa ra

4 giải pháp phát triển nguồn nhân lực tại các Trường cao đẳng ngoài công lập trên địa bàn
TP.Hồ Chí Minh./.


v

ABSTRACT
Vietnam is a developing country, driven economic development - social vision to 2020,
Vietnam is striving to become industrialized. In the process of developing one of the areas that
will be prioritized to the huge investment that is human resources, this is an area key role
essential contribution to promote the development of national economy People and bring
civilized image, of a modern developed country. This is an opportunity but also a challenge to
the management of human resources of Vietnam. Human Resource Management as to how to
achieve the highest efficiency in production and business activities with important implications
for the development of enterprises in particular and the country in general.
With the innovative thinking of the Sixth Party Congress in 1986 converting the
economy from central planning mechanism subsidy mechanism to the socialist-oriented
market, these components are non-state economic development incentives . In the field of
education, "social education is promoted; education system and non-public education has
contributed significantly to the development of education and training of the whole society
"(NQ TW 8).
In 20 years, the system of non-public education was formed, the number of universities,
non-public colleges has grown rapidly, making possible the education policy of socialization
of the Party and State. The education system of non-public university has extended to most of
the cities and regions of the country, confirmed its important position in the higher education

system in Vietnam. The formation and development of higher education establishments outside
the public in recent years has created opportunities for hundreds of thousands of people
receiving undergraduate education and graduate education. Training resources from higher
education area non-public has contributed to implementation of the Party's renewal policy,
economic development, social security, defense and international integration.
In Ho Chi Minh City, the non-public college has also contributed to the overall
development of the education sector and the city. In the process of development of human
resources, requiring the city in general, the non-public college in particular should have the


vi

sync solutions such as: to reform the awareness of the role and importance of developing
human resources; Additional review and complete system development policy of human
resources to match the requirements of economic development - society in new conditions;
focus on improving the quality of education and training of human resources; build cultural
environment, healthy work environment, in order to improve the quality of human resources;
stability and attract quality human resources.
From this fact, I have researched and written this topic with 3 chapters:
- Chapter 1: Rationale for the development of human resources
- Chapter 2: The situation of human resources in non-public colleges schools in HCMC
- Chapter 3: Some of the solutions developed in human resources in non-public colleges
schools in HCMC
The study rationale, combined with the actual situation analysis, I came up with four
solutions to develop human resources in the non-public colleges in the Ho Chi Minh City./.


vii

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................... 1
2. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 2
2.1. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................ 2
2.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................. 2
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ................................................................... 2
3.1. Khách thể ............................................................................................................ 2
3.2. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................... 3
4. Nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................................... 3
5. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 3
6. Kế quả dự kiến đạt được ..................................................................................... 3
7. Kết cấu của luận văn ............................................................................................ 4
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC ........
1.1. Một số khái niệm cơ bản ................................................................................... 5
1.1.1. Phát triển ........................................................................................................... 5
1.1.2. Nguồn nhân lực .............................................................................................. 6
1.1.3. Phát triển nguồn nhân lực ................................................................................ 6
1.2. Thực trạng nguồn nhân lực Việt Nam ............................................................ 7
1.3. Phát triển nguồn nhân lực ................................................................................ 9
1.3.1. Nguyên tắc và nhiệm vụ phát triển nguồn nhân lực ........................................ 9
1.3.1.1. Nguyên tắc phát triển nguồn nhân lực ........................................................... 9
1.3.1.2. Nhiệm vụ phát triển nguồn nhân lực ........................................................... 10
1.3.2. Nội dung phát triển nguồn nhân lực .............................................................. 11


viii


1.3.2.1 Hoạch định nguồn nhân lực ......................................................................... 11
1.3.2.2. Phân tích công việc ...................................................................................... 13
1.3.2.3. Tuyển mộ và tuyển chọn nhân viên ............................................................. 14
1.3.2.4. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực .......................................................... 17
1.3.2.5. Đánh giá nhân viên ...................................................................................... 18
1.3.2.6. Chế độ chính sách ........................................................................................ 18
1.4. Phân tích môi trường ..................................................................................... 18
CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ VỀ THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÁC
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGOÀI CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN TP.HỒ CHÍ MINH
.................................................................................................................................. 24
2.1. Tổng quan về các trường ngoài công lập....................................................... 24
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển các trường ngoài công lập ....................... 25
2.1.2. Đặc điểm các trường cao đẳng ngoài công lập ............................................... 35
2.2. Thực trạng công tác phát triển nguồn nhân lực tại các trường cao đẳng ngoài công
lập trên địa bàn Tp.HCM ...................................................................................... 26
2.2.1. Tổng quan về các trường cao đẳng ngoài công lập trên địa bàn Tp.HCM .... 26
2.2.2 Thực trạng nguồn nhân lực tại các trường cao đẳng ngoài công lập trên địa bàn
TP.HCM ................................................................................................................... 29
2.2.3. Thưc trạng công tác phát triển nguồn nhân lực tại các trường cao đẳng ngoài công
lập trên địa bàn TP.HCM.......................................................................................... 34
2.3. Đánh giá thực trạng nguồn nhân lực tại các trường cao đẳng ngoài công lập trên
địa bàn Tp.HCM ..................................................................................................... 35
2.4. Đánh giá môi trường ....................................................................................... 36
2.4.1. Phân tích môi trường vĩ mô ............................................................................ 37
2.4.2. Phân tích môi trường vi mô ............................................................................ 39
2.4.3. Phân tích môi trường nội bộ .......................................................................... 41
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÁC
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGOÀI CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN TP.HỒ CHÍ MINH
.................................................................................................................................. 46



ix

3.1. Những định hướng chỉ đạo về phát triển nguồn nhân lực ........................... 46
3.1.1 Quan điểm chính sách và đường lối chiến lược của Đảng và Nhà nước trong phát triển
nguồn nhân lực ......................................................................................................... 46
3.1.2. Quan điểm chính sách và đường lối chiến lược của Tp.Hồ Chí Minh trong phát triển
nguồn nhân lực ......................................................................................................... 47
3.1.3. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2015-2020 ............................ 48
3.2. Dự báo nhu cầu nguồn nhân lực tai Tp.Hồ Chí Minh ................................. 51
3.3. Mục tiêu phát triển nguồn nhân lực tại các trường cao đẳng ngoài công lập trên
địa bàn TP.Hồ Chí Minh........................................................................................ 58
3.4. Một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực tại các trường cao đẳng ngoài công
lập trên địa bàn Tp.Hồ Chí Minh ......................................................................... 62
3.4.1. Giải pháp chiến lược thực hiện mục tiêu thứ nhất ......................................... 62
3.4.2. Giải pháp chiến lược thực hiện mục tiêu thứ hai ........................................... 65
3.4.3. Giải pháp chiến lược thực hiện mục tiêu thứ ba ............................................. 68
3.4.4. Giải pháp chiến lược thực hiện mục tiêu thứ tư ............................................. 72
3.5. Tổ chức thực hiện giải pháp phát triển nguồn nhân lực tại các trường cao đẳng
ngoài công lập trên địa bàn Tp.Hồ Chí Minh ...................................................... 73
3.6. Kiến nghị .......................................................................................................... 74
3.6.1. Đối với Bộ giáo dục và đào tạo ...................................................................... 74
3.6.2. Đối với Tp.Hồ Chí Minh ................................................................................ 75
3.6.3. Đối với các trường cao đẳng ngoài công lập trên địa bàn Tp.Hồ Chí Minh .. 75
KẾT LUẬN ............................................................................................................. 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................... 78
PHỤ LỤC



x

DANH MỤC CÁC BẢNG
NỘI DUNG

STT

TRANG

Bảng 2.1: Thâm niên giảng dạy của giảng viên các trường
1

cao đẳng ngoài công lập trên địa bàn Tp.HCM năm học

30

2014-2015
Bảng 3.1: Nhu cầu nhân lực 04 nhóm ngành công nghiệp
2

trọng yếu tại TP. Hồ Chí Minhgiai đoạn 2015 – 2020 đến

52

năm 2025
3

Bảng 3.2: Nhu cầu nhân lực 09 nhóm ngành dịch vụ tại
TP. Hồ Chí Minh giai đoạn 2015 – 2020 đến năm 2025


53

Bảng 3.3: Nhu cầu nhân lực ngành nghề khác thu hút
4

nhiều lao động tại TP. Hồ Chí Minh giai đoạn 2015 –

54

2020 đến năm 2025
Bảng 3.4 : Nhu cầu nhân lực qua đào tạo phân theo 08
5

nhóm ngành tại TP.Hồ Chí Minh giai đoạn 2015 – 2020

55

đến năm 2025
6

7

Bảng 3.5: Nhu cầu nhân lực theo trình độ nghề tại TP. Hồ
Chí Minh giai đoạn 2015 – 2020 đến năm 2025
Bảng 3.6: Cơ sở vật chất của các trường cao đẳng ngoài
công lập trên địa bàn Tp.HCM năm học 2014-2015

56

66


Bảng 3.7: Tình hình phát triển cơ sở vật chất của các
8

trường cao đẳng ngoài công lập trên địa bàn Tp.HCM
năm học 2014-2015

67


xi

DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH
NỘI DUNG

STT

TRANG

SƠ ĐỒ
1

Sơ đồ 3.1: Sơ đồ phát triển nguồn nhân lực tại các trường
Cao đẳng ngoài công lập trên địa bàn Tp.Hồ Chí Minh

61

HÌNH
1


Hình 1.1: Quá trình hoạch định nguồn nhân lực

12

2

Hình 1.2: Tiến trình tuyển mộ nhân viên

15

3

Hình 1.3: Tiến trình tuyển chọn nhân viên

16

4

Hình 1.4: Các bộ phận của môi trường vi mô và vĩ mô

22

BIỂU ĐỒ
1

Biểu đồ 2.1: Trình độ giảng viên của các trường cao đẳng
ngoài công lập trên địa bàn Tp.HCM năm học 2014-2015

29


Biểu đồ 2.2: Giảng viên cơ hữu và giảng viên thỉnh giảng
2

của các trường cao đẳng ngoài công lập trên địa bàn

30

TpHCM năm học 2014-2015
Biểu đồ 2.3: Thâm niên giảng dạy của giảng viên các trường
3

ngoài công lập trên địa bàn Tp.Hồ Chí Minh năm học 2014-

31

2015
Biểu đồ 2.4: Thống kê giới tính của giảng viên các trường
4

ngoài công lập trên địa bàn Tp.Hồ Chí Minh năm học 2014-

31

2015
Biểu đồ 2.5: Trình độ ngoại ngữ của giảng viên các trường
5

ngoài công lập trên địa bàn Tp.Hồ Chí Minh năm học 2014-

32


2015
Biểu đồ 2.6: Trình độ tin học của giảng viên các trường
6

ngoài công lập trên địa bàn Tp.Hồ Chí Minh năm học 20142015

33


xii

Biểu đồ 2.7: Trình độ sư phạm của giảng viên các trường
7

ngoài công lập trên địa bàn Tp.Hồ Chí Minh năm học 20142015

33


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Phát triển nguồn nhân lực là một trong những vấn đề cốt lõi trong chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Để phát triển và hội nhập với các nền kinh tế
trong khu vực và thế giới, việc đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục và đào tạo đã là một quốc
sách của Việt Nam.
Giáo dục đại học đóng vai trò quan trọng trong việc chuẩn bị nguồn nhân lực có
chất lượng cao, góp phần vào sự phát triển chung của đất nước. Cùng với khối trường

đại học, khối các trường cao đẳng trong những năm qua đã góp phần không nhỏ trong
việc cung cấp nguồn nhân lực có tay nghề cho xã hội.
Bên cạnh sự phát triển của các trường cao đẳng công lập, các trường Cao đẳng
ngoài công lập đã phát triển nhanh chóng và mở rộng đến hầu hết các thành phố, vùng
miền trong cả nước. Việc hình thành và phát triển các trường cao đẳng ngoài công lập
trong thời gian qua đã tạo cơ hội cho hàng trăm nghìn người được tiếp nhận học vấn đại
học và trên đại học.
Nguồn nhân lực trong các trường cao đẳng ngoài công lập là lực lượng trọng tâm
quyết định chất lượng đào tạo. Tuy nhiên, trước những đòi hỏi lớn lao của sự phát triển,
nguồn nhân lực của các trường cao đẳng ngoài công lập còn một số khó khăn.
Là người công tác tại một trường cao đẳng ngoài công lập trên địa bàn thành phố
Hồ Chí Minh, tôi nhận thấy nguồn nhân lực mà đặc biệt là đội ngũ giảng viên của các
trường ngoài công lập còn thiếu về số lượng, chất lượng chưa đáp ứng được yêu cầu và
nhiệm vụ đào tạo của trường cao đẳng. Phát triển nguồn nhân lực đủ về số lượng, phù
hợp với cơ cấu và đảm bảo chuẩn về chất lượng nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân
lực trong các trường cao đẳng ngoài công lập là một nhiệm vụ thiết yếu nhằm đáp ứng
những yêu cầu của giáo dục và đào tạo trong giai đoạn hiện nay.


2

Nghiên cứu công tác phát triển nguồn nhân lực ở các trường cao đẳng ngoài công
lập là việc làm xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, có ý nghĩa đối với sự phát triển của nhà
trường nhằm góp phần tìm ra giải pháp tháo gỡ vướng mắc trên.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi đã chọn đề tài nghiên cứu “MỘT SỐ GIẢI
PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG
NGOÀI CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN TP.HỒ CHÍ MINH”.
2. MỤC TIÊU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
2.1.


Mục tiêu nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát, đánh giá thực trạng nguồn nhân lực
của các trường cao đẳng ngoài công lập trên địa bàn Tp.HCM, luận văn đề xuất các giải
pháp phát triển nguồn nhân lực tại các trường cao đẳng ngoài công lập trên địa bàn
Tp.HCM.
2.2.
-

Phạm vi nghiên cứu:

Về thời gian nghiên cứu: Khảo sát thực trạng nguồn nhân lực, cụ thể là đội ngũ
giảng viên của các trường cao đẳng ngoài công lập trên địa bàn tp.HCM năm học
2014-2015.

-

Về khách thể khảo sát: Khảo sát thực trạng nguồn nhân lực các trường cao đẳng
ngoài công lập trên địa bàn Tp.HCM gồm: Trường Cao đẳng Bách Việt, Trường
Cao đẳng Công nghệ thông tin Tp.HCM, Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ
Vạn Xuân, Trường Cao đẳng Đại Việt Sài Gòn, Trường Cao đẳng Kinh tế - Công
nghệ Tp.HCM, Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Miền Nam, Trường Cao đẳng
Viễn Đông, Trường Cao đẳng văn hóa nghệ thuật và du lịch Sài Gòn.

3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
3.1.

Khách thể: Hiện nay, các Trường Cao đẳng ngoài công lập trên địa bàn
Tp.Hồ Chí Minh bao gồm trường cao đẳng tư thục và trường cao đẳng bán
công. Trong đề tài này, tác giả chỉ nghiên cứu các trường cao đẳng tư thục.



3

3.2.

Đối tượng nghiên cứu: Nguồn nhân lực của các Trường Cao đẳng ngoài công
lập trên địa bàn Tp.Hồ Chí Minh bao gồm cán bộ quản lý, giảng viên và sinh
viên. Trong đề tài này, tác giả tập trung nghiên cứu về đội ngũ giảng viên về
mặt số lượng, chất lượng và cơ cấu của các trường cao đẳng ngoài công lập
tr ên địa bàn Tp.HCM.

4. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
 Nghiên cứu cơ sở lý luận về phát triển nguồn nhân lực.
 Đánh giá thực trạng nguồn nhân lực của các Trường Cao đẳng ngoài công lập trên
địa bàn Tp.Hồ Chí Minh.
 Đề xuất một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực của các Trường Cao đẳng
ngoài công lập trên địa bàn Tp.Hồ Chí Minh.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp nghiên cứu: định tính và lựa chọn Trường Cao đẳng Bách Việt làm
nghiên cứu điển hình.
 Phương pháp nghiên cứu lý luận: phân tích, tổng hợp, phân loại…để nghiên cứu
tài liệu liên quan nhằm xây dựng cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu.
 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Thu thập thông tin, khảo sát, phân tích, xử lý
dữ liệu và đánh giá thực trạng vấn đề nghiên cứu.
 Phương pháp xử lý dữ liệu: được áp dụng để xử lý các kết quả thu thập thông tin,
qua đó xử lý để xây dựng và khái quát hóa vấn đề nghiên cứu.
 Phương pháp phân tích tổng hợp: nhằm phát hiện và khai thác các khía cạnh khác
nhau của thông tin đã thu thập. Tổng hợp những thông tin đã có làm cơ sở đưa ra
những phán đoán về vấn đề nghiên cứu.

6. KẾT QUẢ DỰ KIẾN ĐẠT ĐƯỢC
Kết quả nghiên cứu sẽ đưa ra được một số giải phát phát triển nguồn nhân lực tại
các trường cao đẳng ngoài công lập trên địa bàn Tp.Hồ Chí Minh nói riêng và các trường
ngoài công lập nói chung.


4

7. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
Luận văn gồm 3 chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển nguồn nhân lực
- Chương 2: Đánh giá về thực trạng nguồn nhân lực tại các Trường Cao đẳng ngoài
công lập trên địa bàn Tp.HCM
- Chương 3: Một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực tại tại các Trường Cao
đẳng ngoài công lập trên địa bàn Tp.HCM
Ngoài ra, còn có Phần mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và phần Phụ lục.


5

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC

1.1.

Một số khái niệm cơ bản

1.1.1. Phát triển
Phát triển là một phạm trù triết học chỉ ra tính chất của những biến đổi đang diễn
ra trong thế giới. (Từ điển Bách Khoa Việt Nam). Phát triển là một thuộc tính phổ biến

của vật chất trong đó mọi sự vật và hiện tượng của hiện thực không tồn tại trong trạng
thái bất biến mà trải qua nhiều trạng thái, những trạng thái mà trước đây chưa có bởi nó
bị tác động bằng những mối quan hệ bên trong và bên ngoài. Điểm nổi bật trong quá
trình tồn tại của loài người là loài người tồn tại trong trạng thái phát triển. Đây là quy
luật của lịch sử nhân loại đồng thời cũng là quy luật của hoạt động giáo dục và đào tạo.
Học thuyết của Mác đã miêu tả sự phát triển của xã hội loài người là sự thay thế các hình
thái kinh tế xã hội. Phát triển không đồng nhất với sự cô lập và đối đầu giữa các hệ thống
xã hội mà là một sự hợp tác, trao đổi. Phát triển phải là sự thay đổi (nhưng không phải
mọi sự thay đổi đều là phát triển). David C.Korten đưa ra quan điểm về phát triển: là một
tiến trình qua đó các thành viên của xã hội tăng được những khả năng của cá nhân để
huy động và quản lý các nguồn lực nhằm tạo ra những thành quả bền vững để cuộc sống
được hoàn thiện về chất lượng và phù hợp với nguyện vọng của họ. Đứng về khía cạnh
xã hội thì phát triển là sự tăng trưởng theo một quá trình. Sự thống nhất và đấu tranh
giữa các mặt đối lập là nguồn gốc của phát triển. Chuyển hóa những thay đổi về lượng
thành những thay đổi về chất hoặc nhảy vọt là phương thức của phát triển.
Sự phát triển của xã hội, của giáo dục mang đặc trưng của con người trong đó có
sự can thiệp của ý thức; phát triển nguồn nhân lực sẽ là những giải pháp hữu hiệu cho sự
phát triển của xã hội nói chung và của giáo dục nói riêng.


6

1.1.2. Ngun nhõn lc
Nguồn nhân lực là nguồn lực về con ng-ời và đ-ợc nghiên cứu d-ới nhiều khía cạnh.
Nguồn nhân lực với t- cách là nơi cung cấp sức lao động cho xã hội, nó bao gồm toàn bộ
dân c- có thể phát triển bình th-ờng .Nguồn nhân lực với t- cách là một nguồn lực cho
sự phát triển kinh tế xã hội, là khả năng lao động của xã hội đ-ợc hiểu theo nghĩa hẹp
hơn, bao gồm nhóm dân c- trong độ tuổi lao động có khả năng lao động.Nguồn nhân lực
còn đ-ợc hiểu với t- cách là tổng hợp cá nhân những con ng-ời cụ thể tham gia vào quá
trình lao động, là tổng thể các yếu tố về thể chất và tinh thần đ-ợc huy động vào quá trinh

lao động. Với cách hiểu này nguồn nhân lực bao gồm những ng-ời bắt đầu b-ớc vào độ
tuổi lao động trở lên có thể tham gia vào nền sản xuất xã hội.
Các cách hiểu trên đều có chung một ý nghĩa là nói nên khả năng lao động của xã hội.
Tuy nhiên chúng khác nhau về việc xác định quy mô nguồn nhân lực. Trong phạm vi một
tổ chức hay doanh nghiệp nguồn nhân lực có thể hiểu là tổng hợp những cá nhân tham
gia lao động trong tất cả các mặt hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp. Nguồn nhân lực
đ-ợc xem xét cả về mặt số l-ợng và chất l-ợng. Số l-ợng đ-ợc hiểu thông qua các chỉ
tiêu quy mô và tốc độ tăng nguồn nhân lực.Các chỉ tiêu về số l-ợng này có quan hệ mật
thiết với chỉ tiêu quy mô và tốc độ tăng dân số. Tuy nhiên, mối quan hệ này chỉ đ-ợc thể
hiện ra sau một khoảng thời gian khoản 15 năm. Về chất l-ợng, nguồn nhân lực đ-ợc
xem xét trên các mặt: tình trạng sức khoẻ, trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn và năng
lực phẩm chất
Giống nh- các nguồn lực khác, số l-ợng và đặc biệt là chất l-ợng nguồn nhân lực đóng
vai trò hết sức quan trọng trong việc tao ra của cải vật chất và văn hoá cho xã hội.
1.1.3. Phỏt trin ngun nhõn lc
Phỏt trin ngun nhõn lc chớnh l vic thc hin tt cỏc chc nng v cụng
c qun lý nhm cú c mt i ng cỏn b, cụng nhõn viờn ca t chc phự hp
v s lng v cú cht lng cao, thụng qua hot ng ca h khụng ngng nõng


7

cao hoạt động của tổ chức, làm cơ sở và động lực cơ bản cho sự phát triển bền vững
của tổ chức đó.
Phát triển nguồn nhân lực là việc tạo ra sự tăng trưởng bền vững về hiệu năng
của mỗi thành viên và hiệu quả chung của tổ chức, gắn liền với việc không ngừng
tăng lên về chất lượng và số lượng của đội ngũ cũng như chất lượng sống của nhân
lực, nhằm mang lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp: tăng lợi nhuận, nhanh quay vòng
vốn, chiếm lĩnh thị trường...
1.2.


Thực trạng nguồn nhân lực Việt Nam
Trong điều kiện đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế,

phát triển nguồn nhân lực được coi là một trong ba khâu đột phá của chiến lược chuyển
đổi mô hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; đồng thời phát triển nguồn nhân lực
trở thành nền tảng phát triển bền vững và tăng lợi thế cạnh tranh quốc gia.
Nhân lực là nhân tố quyết định nhất đối với sự phát triển của mỗi quốc gia. Trình
độ phát triển của nguồn nhân lực là một thước đo chủ yếu sự phát triển của các quốc gia.
Vì vậy, các quốc gia trên thế giới đều rất coi trọng phát triển nguồn nhân lực. Trong thế
kỷ XX, đã có những quốc gia nghèo tài nguyên thiên nhiên, nhưng do phát huy tốt nguồn
nhân lực nên đã đạt được thành tựu phát triển kinh tế - xã hội, hoàn thành công nghiệp
hoá và hiện đại hoá chỉ trong vài ba thập kỷ.
Ở nước ta, Đảng và Nhà nước luôn khẳng định quan điểm coi con người là trung
tâm của sự phát triển, của công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Hiện nay, trong điều
kiện đẩy mạnh công nghiệp hoá và hội nhập quốc tế, phát triển nhân lực được coi là một
trong ba khâu đột phá của chiến lược chuyển đổi mô hình phát triển kinh tế - xã hội của
đất nước; đồng thời, phát triển nhân lực trở thành nền tảng phát triển bền vững và tăng
lợi thế cạnh tranh quốc gia.
Việc phát triển nhân lực, một mặt, cần phải có tầm nhìn chiến lược phát triển tổng
thể và dài hạn, nhưng đồng thời, trong mỗi thời kỳ nhất định, cần xây dựng những định
hướng cụ thể, để từ đó đánh giá thời cơ, thách thức, những khó khăn, hạn chế và nguyên


8

nhân… để đề ra mục tiêu và giải pháp phát triển thích hợp cho giai đoạn đó phù hợp với
bối cảnh kinh tế-xã hội trong nước và quốc tế.
Dân số: Việt Nam có quy mô dân số trên 90 triệu người, đứng thứ 13 thế giới, thứ
7 châu Á và thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á. Dân số phân bố không đều và có sự khác

biệt lớn theo vùng. Dân cư Việt Nam phần đông vẫn còn là cư dân nông thôn (khoảng
68 % - năm 2013). Trình độ học vấn của dân cư ở mức khá; tuổi thọ trung bình tăng khá
nhanh (năm 2013 đạt 73,1 tuổi).
Lao động: Lực lượng lao động nước ta hiện nay khoảng 52.207.000 người; hàng
năm trung bình có khoảng 1,5-1,6 triệu thanh niên bước vào tuổi lao động. Thể lực và
tầm vóc của nguồn nhân lực đã được cải thiện và từng bước được nâng cao, tuy nhiên so
với các nước trong khu vực (Nhật Bản, Thái Lan, Xinh-ga-po, Trung Quốc,..) nói chung
thấp hơn cả về chiều cao trung bình, sức bền, sức dẻo dai. Lao động Việt Nam được đánh
giá là thông minh, khéo léo, cần cù, tuy nhiên ý thức kỷ luật, năng lực làm việc theo
nhóm,… còn nhiều hạn chế.
Đào tạo: Số lượng nhân lực được tuyển để đào tạo ở các cấp tăng nhanh. Điều
này có thể được xem như là một thành tựu quan trọng trong lĩnh vực đào tạo nhân lực.
Theo số liệu thống kê sơ bộ năm 2013, số sinh viên đại học và cao đẳng là 2.058.922
người, số tốt nghiệp là 405.900 người; số học sinh các trường trung cấp chuyên nghiệp
là 421.705 người. Tuy nhiên, chất lượng đào tạo, cơ cấu theo ngành nghề, lĩnh vực, sự
phân bố theo vùng, miền, địa phương,… chưa đồng nhất, chưa thực sự phù hợp với nhu
cầu sử dụng của xã hội, gây lãng phí nguồn lực của Nhà nước và xã hội.
Về trình độ chuyên môn kỹ thuật, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo trong toàn bộ lực
lượng lao động từ 15 tuổi trở lên là 17,9%, trong đó ở thành thị là 33,7%, gấp 3 lần tỷ lệ
này ở khu vực nông thôn là 11,2%, phân theo giới tính tỷ lệ này là 20,3% đối với nam
và 15,4% đối với nữ; tỷ lệ nhân lực được đào tạo trình độ cao (từ đại học trở lên) trong
tổng số lao động qua đào tạo ngày càng tăng (năm 2010 là 5,7%, năm 2012 là 6,4%, sơ
bộ năm 2013 là 6,9% ).


9

Sử dụng nhân lực: Lực lượng lao động đã được thu hút vào làm việc trong nền
kinh tế là khá cao. Theo báo cáo của Chính phủ tại Kỳ họp thứ 8 của Quốc hội khoá XIII,
nền kinh tế đã tạo ra trong năm 2013 khoảng 1,58-1,6 triệu việc làm mới; tỷ lệ thất nghiệp

là 2,18% (trong đó thành thị là 3,59%, nông thôn là 1,54%), tỷ lệ thiếu việc làm là 2,75%
(trong đó thành thị là 1,48%, nông thôn là 3,31%).
Năng suất lao động có xu hướng ngày càng tăng: Theo cách tính năng suất lao
động đo bằng tổng sản phẩm trong nước (GDP) theo giá hiện hành chia cho tổng số
người làm việc bình quân trong 01 năm, năng suất lao động năm 2005 là 21,4 triệu
đồng/người, năm 2010 là 44,0 triệu đồng/người, năm 2012 là 63,1 triệu đồng/người, sơ
bộ năm 2013 là 68,7 triệu đồng/người.
Đội ngũ nhân lực có trình độ chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp khá đã được thu hút
và phát huy hiệu quả lao động cao ở một số ngành, lĩnh vực như bưu chính viễn thông,
công nghệ thông tin, sản xuất ô tô, xe máy, đóng tàu, công nghiệp năng lượng, y tế, giáo
dục,… và xuất khẩu lao động. Đội ngũ doanh nhân Việt Nam ngày càng tăng về số lượng
và cải thiện về kiến thức, kỹ năng kinh doanh, từng bước tiếp cận trình độ quốc tế.
1.3.

Phát triển nguồn nhân lực

1.3.1. Nguyên tắc và nhiệm vụ phát triển nguồn nhân lực
1.3.1.1. Nguyên tắc phát triển nguồn nhân lực
Mỗi người đều có giá trị riêng và đều có khả năng đóng góp sáng kiến cải
tiến kỹ thuật, nhưng để mọi người phát huy hết khả năng sáng tạo của bản thân thì
phải có sự kết hợp hài hoà giữa mục tiêu của doanh nghiệp và lợi ích của người lao
động vì vậy nguyên tắc phát triển nhân lực trong doanh nghiệp có thể bao gồm những
nội dung sau:
 Phát triển kinh tế - xã hội là vì con người, do con người nên mọi chính
sách, kế hoạch của doanh nghiệp phải coi con người là mục tiêu cao nhất và phát
triển nguồn nhân lực là vấn đề trung tâm, nghĩa là nguồn nhân lực phải được thừa
nhận là nguồn vốn và là tài sản quan trọng nhất của mọi loại hình, qui mô tổ



×