Tải bản đầy đủ (.pdf) (151 trang)

Nghiên cứu các nhân tố rủi ro gây chậm tiến độ trong quá trình thực hiện dự án chuỗi thức ăn nhanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.17 MB, 151 trang )

CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. LƯƠNG ĐỨC LONG

Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP.HCM, ngày
tháng

năm 2015
Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:

TT

Họ và tên

Chức danh Hội đồng

1

PGS.TS. Nguyễn Thống

Chủ tịch

2

TS. Chu Việt Cường

Phản biện 1

3


TS. Trần Quang Phú

Phản biện 2

4

PGS.TS. Phạm Hồng Luân

5

TS. Trịnh Thùy Anh

Ủy viên
Ủy viên, Thư ký

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã được
sửa chữa (nếu có).
Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV


TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

PHÒNG QLKH – ĐTSĐH
----------------

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
----------------


TP. HCM, ngày … tháng… năm 2015

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên:

TRẦN HIỂN VINH

Ngày, tháng, năm sinh:

30/07/1970

Chuyên ngành: Kỹ thuật XDCT Dân Dụng & Công Nghiệp
I.

Giới tính: Nam
Nơi sinh: TPHCM
MSHV: 1241870003

Tên đề tài:
“Nghiên cứu các nhân tố rủi ro gây chậm tiến độ trong quá trình thực
hiện dự án chuỗi thức ăn nhanh”

II. Nhiệm vụ và nội dung:
- Nghiên cứu tổng quan về những nhân tố chậm trễ tiến độ dự án chuỗi thức ăn
nhanh.
- Phân tích các nhân tố rủi ro gây chậm trễ tiến độ trong quá trình thực hiện dự
án chuỗi thức ăn.
- Đề xuất các phương pháp giảm ảnh hưởng những nhân tố chậm trễ
- Kết luận và kiến nghị áp dụng kết quả cho các đơn vị có liên quan trong các
dự án chuỗi thức ăn nhanh.

III. Ngày giao nhiệm vụ: 17/03/2015
IV. Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 17/09/2015
V. Cán bộ hướng dẫn: TS. LƯƠNG ĐỨC LONG
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công việc do chính tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của
Thầy TS. LƯƠNG ĐỨC LONG
Các kết quả trong luận văn là đúng sự thật và chưa được công bố ở các nghiên
cứu khác.
Tôi xin chịu trách nhiệm về công việc thực hiện của mình.

Tp. HCM, ngày 17 tháng 09 năm 2015

TRẦN HIỂN VINH


ii

LỜI CẢM ƠN
Xin cám ơn Thầy TS. LƯƠNG ĐỨC LONG Thầy đã đưa ra gợi ý đầu tiên để
hình thành nên ý tưởng của đề tài và đã làm tôi mạnh dạn tiếp cận với hướng nghiên
cứu đồng thời, Thầy là người đã tận tụy giúp tôi hệ thống hóa lại kiến thức quản lý và
định lượng phân tích và hiểu biết thêm về nhiều điều mới trong quá trình nghiên cứu
luận văn này.

Để hoàn thành đề cương luận văn này, ngoài sự cố gắng và nỗ lực của bản thân,
tôi đã nhận được nhiều sự giúp đỡ của tập thể và các cá nhân. Tôi xin tỏ lòng biết ơn
đến tập thể và các cá nhân đã dành cho tôi sự giúp đỡ quý báu đó.
Tôi xin chân thành cảm ơn Quý Thầy Cô thuộc Ban đào tạo Sau đại học, Khoa
Xây dựng trường Đại Học Công Nghệ Tp.HCM đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong
quá trình học và nghiên cứu khoa học tại đây.
Luận văn thạc sĩ đã hoàn thành trong thời gian quy định với sự nỗ lực của bản
thân, tuy nhiên không thể không có những thiếu sót. Kính mong Quý Thầy Cô chỉ dẫn
thêm để tôi bổ sung những kiến thức và hoàn thiện bản thân mình hơn.
Xin trân trọng cảm ơn.

Tp. HCM, ngày 17 tháng 09 năm 2015

TRẦN HIỂN VINH


iii

TÓM TẮT
Một dự án đươc xem là thành công phải đáp ứng ít nhất 6 tiêu chí, cụ thể là thời
gian, chi phí, chất lượng, an toàn, sự hài lòng của các bên, và khả năng tranh chấp
hợp đồng. Trong đó thời gian và chi phí là hai yêu cầu quan trọng của bất kỳ một dự án
xây dựng nào, nhưng đối với chuỗi thức ăn nhanh thì yêu cầu về tiến độ là tiêu chí
được đặt lên hàng đầu. Sự hiểu biết về các nguyên nhân ảnh hưởng đến tiến độ của dự
án sẽ giúp chúng ta ngăn ngừa và giải quết tốt hơn. Đề tài “Nghiên cứu các nhân tố
rủi ro gây chậm tiến độ trong quá trình thực hiện dự án chuỗi thức ăn nhanh”
được thực hiện trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển theo đó thì
nhu cầu của con người ngày càng nhiều.
Về cơ bản, thì sự chậm trễ tiến độ trong xây dựng có thể được phân loại là quan
trọng hay không quan trọng; có thể tha thứ hay không tha thứ; đền bù hay không đền

bù; đồng thời hay không đồng thời trì hoãn. Một cách khác để phân loại là dựa trên
trách nhiệm của sự chậm trễ, có thể là nhà thầu, hay tư vấn, hoặc trách nhiệm chung.
Trọng tâm chính của luận văn này là tìm các nhân tố gây chậm trễ tiến độ trong
dự án chuỗi thức ăn nhanh xây dựng bởi các nhóm yếu tố. Quá trình khảo sát thống kê
phân tích thì đã tìm ra 9 nhân tố hàng đầu “Thanh toán khối lượng chậm trễ không
đúng hợp đồng, Khả năng tài chính của chủ đầu tư, Kế hoạch tài chính của chủ đầu tư,
Khả năng tài chính của nhà thầu, Thái độ tiêu cực của giám sát, Thiết kế thay đổi, Sự
phối hợp giữa nhà thầu chính và nhà thầu phụ, Hiện trạng kết cấu và kiến trúc công
trình” và phân thành 6 nhóm nhân tố chính “Nhóm liên quan đến năng lực quản lý của
BCH công trình, Năng lực của các bên liên quan, Thiết kế ban đầu, Điều kiện mặt
bằng, Tài chính của các bên, Vật tư”. Đồng thời đưa ra biện pháp khắc phục từ đó giúp
các bên tham gia dự án chuỗi thức ăn nhanh hoàn thành sớm các công tác được giao.


iv

ABSTRACT
A project has been considered a success should meet at least six factors:
schedule, cost, quality, safety, satisfaction of the parties, and the ability to contract
disputes. Among them, the schedule and cost are two key requirements of any
construction project, but for fast food chains are required on the progress of the factor
to be placed on top. An understanding of the causes affecting the progress of the
project will help us prevent and knead the better. The thesis "Study of risk factors
causing delays in the project implementation process fast food chains" are studied in
the situation of Vietnam's economy is growing by which the needs of people more.
Basically, the delay in the construction schedule can be classified as important or
not important; excusable or inexcusable; compensation or no compensation; At the
same time or not at the same time delayed. Another way to classify is based on the
responsibility for the delay, may be contractors, or consultants, or shared
responsibility.

The main focus of this thesis is to find the factors causing delays in the fast food
chain project developed by the group of factors. The process of surveying the statistical
analysis found 9 leading factor "Payment delays incorrect condition of contracts, the
financial ability of the Client, the financial plan of the Client, financial capability of
main contractors, negative attitude of supervision consultant, design changes,
coordination between main contractors and subcontractors, Status of structural and
architectural of existing projects and distributed into 6 groups of key factors: “The
management capacity of site management board, Management capacity of the parties
related, basic design, Plan conditions, Financial of the parties, Material ". The thesis
propose solutions to overcome and help the parties related process the fast food chain
project on time.


v

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. ii
TÓM TẮT ...................................................................................................................... iii
ABSTRACT ................................................................................................................... iv
MỤC LỤC ....................................................................................................................... v
DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT ....................................................................................... ix
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ................................................................................... x
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH - BIỂU ĐỒ ................................................................ xii
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1
1.1 Giới thiệu chung ................................................................................................ 1
1.2 Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................... 1
1.3 Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................... 2
1.4 Nội dung nghiên cứu ......................................................................................... 3
1.4.1 Xây dựng mô hình khảo sát ............................................................................. 3

1.4.2 Thu thập thông tin khảo sát ............................................................................. 3
1.4.3 Xây dựng bản câu hỏi ...................................................................................... 3
1.4.4 Thu thập số liệu cho bảng câu hỏi .................................................................... 3
1.4.5 Phân tích và xử lý số liệu.................................................................................. 3
1.4.6 Kết luận............................................................................................................. 3
1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 4
1.6 Phương pháp nghiên cứu và kỹ thuật áp dụng .................................................. 4
1.6.1 Phương pháp định tính ..................................................................................... 4
1.6.2 Phương pháp định lượng .................................................................................. 4
1.7 Đóng góp của đề tài ........................................................................................... 5


vi

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU ...................................... 6
2.1 Khái niệm và phân loại các nhân tố rủi ro ........................................................ 6
2.1.1 Khái niệm về rủi ro ........................................................................................... 6
2.1.2 Phân loại rủi ro ............................................................................................... 9
2.2 Tổng quan về trễ tiến độ .................................................................................. 10
2.2.1 Định nghĩa trễ tiến độ .................................................................................... 10
2.2.2 Phân loại chậm trễ ........................................................................................ 10
2.3. Khái niệm cơ bản về chuỗi giá trị ................................................................... 15
2.4. Khái quát chung về dịch vụ thức ăn nhanh ..................................................... 16
2.4.1 Khái niệm, đặc điểm dịch vụ thức ăn nhanh .................................................. 16
2.4.2 Sự cần thiết và ý nghĩa của sự phát triển loại hình dịch vụ ăn nhanh ........... 18
2.4.3 Thực trạng phát triển dịch vụ ăn nhanh tại Việt Nam .................................... 20
2.5. Tình hình nghiên cứu hiện tại ......................................................................... 22
2.5.1 Tình hình nghiên cứu trong nước ................................................................... 22
2.5.2 Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài................................................................ 24
2.6. Kết luận chương .............................................................................................. 25

CHƯƠNG 3: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU ..................... 26
3.1 Quy trình nghiên cứu bảng câu hỏi ............................................................ 26
3.2 Quy trình thiết kế bảng câu hỏi .................................................................. 28
3.3 Nội dung bảng câu hỏi ................................................................................. 29
3.3.1 Thang đo ......................................................................................................... 29
3.3.2 Thành phần bảng câu hỏi và mã hóa dữ liệu bảng câu hỏi ........................... 29
3.3.3 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng ..................................................................... 32
3.3.4 Xây dựng bảng câu hỏi chính thức ................................................................. 38
3.4 Thu thập dữ liệu ............................................................................................ 39


vii

3.4.1 Xác định kích thước mẫu ................................................................................ 39
3.4.2 Lựa chọn kỹ thuật lấy mẫu ............................................................................. 40
3.4.3 Cách thức thu thập dữ liệu ............................................................................ 41
3.5 Các phương pháp và công cụ nghiên cứu .................................................. 42
3.5.1 Đánh giá thang đo .......................................................................................... 42
3.5.2 Kiểm định khác biệt trung bình tổng thể [14] ................................................ 43
3.6 Phân tích nhân tố chính [14] ....................................................................... 44
3.6.1 Giới thiệu ........................................................................................................ 44
3.6.2 Phân tích nhân tố được sử dụng trong các trường hợp sau ........................... 45
3.6.3 Kiểm tra sự phù hợp của dữ liệu trước khi phân tích nhân tố chính ............. 46
3.6.4 Phân tích ma trận tương quan ........................................................................ 46
3.6.5 Mô hình nhân tố .............................................................................................. 47
3.6.6 Cách rút trích nhân tố .................................................................................... 47
3.6.7 Xoay các nhân tố ............................................................................................ 48
3.6.8 Tiêu chí để xác định số lượng nhân tố rút được trích .................................... 49
3.6.9 Tiêu chí để đánh giá ý nghĩa của factor loadings .......................................... 49
3.6.10 Trọng số nhân tố [17] ................................................................................... 50

3.7 Kết luận chương ............................................................................................ 50
CHƯƠNG 4: THU THẬP VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU ........................................................ 50
4.1. Xếp hạng các yếu tố ảnh hưởng đến tiến độ dự án chuỗi thức ăn nhanh ........ 51
4.1.1 Khảo sát thử nghiệm ....................................................................................... 51
4.1.2 Thu thập, phân tích qua cuộc khảo sát chính thức ......................................... 54
4.1.4 Kiểm định thang đo......................................................................................... 60
4.1.5 Đánh giá độc lập mức độ ảnh hưởng của các yếu tố ..................................... 64
4.2. Phân tích thành phần chính ............................................................................... 68


viii

4.2.1 Quá trình thực hiện phân tích nhân tố chính ................................................. 68
4.2.2 Kết quả phân tích nhân tố khi xoay nhân tố ................................................... 69
4.2.3 Kết quả đặt tên nhân tố................................................................................... 77
4.3. Các nhận xét về kết quả phân tích nhân tố ....................................................... 78
4.3.1. Năng lực quản lý của BCH công trình .......................................................... 78
4.3.2. Năng lực của các bên liên quan .................................................................... 78
4.3.3. Hồ sơ Thiết kế ................................................................................................ 79
4.3.4. Điều kiện mặt bằng ........................................................................................ 79
4.3.5. Khả năng tài chính của các bên ................................................................... 80
4.3.6. Vật tư ............................................................................................................. 80
CHƯƠNG 5: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP & KẾT LUẬN ........................................ 81
5.1. Đề xuất các giải pháp........................................................................................ 81
5.2. Kết luận............................................................................................................. 88
5.3. Hạn chế và hướng phát truyển của đề tài ........................................................ 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 91
PHỤ LỤC



ix

DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT
BQLDA

: Ban quản lý dự án

CĐT

: Chủ đầu tư

QLDA

: Quản lý dự án

TVTK

: Tư vấn thiết kế

TVGS

: Tư vấn giám sát

BCH

: Ban chỉ huy

VĐT

: Vốn đầu tư


TSCĐ

: Tài sản cố định


x

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Số lượng và tỉ lệ phần trăm của sự chậm trễ tiến độ các dự án ở Việt Nam
.....................................................................................................................................33
Bảng 2.2: Xếp hạng các vấn đề thường gặp trong ngành xây dựng .........................35
Bảng 3.1: Mã hóa 35 yếu tố ........................................................................................42
Bảng 4.1: Kết quả khảo sát thử nghiệm giá trị mean khả năng ảnh hưởng ..............65
Bảng 4.2: Kết quả khảo sát thử nghiệm của hệ số Cronbach’s Anpha ......................67
Bảng 4.3: Bảng tổng hợp kết quả người trả lời ..........................................................69
Bảng 4.4: Bảng tổng hợp người trả lời theo hình thức công ty .................................70
Bảng 4.5: Bảng tổng hợp người trả lời theo kinh nghiệm làm việc ...........................71
Bảng 4.6: Bảng tổng hợp người trả lời theo lĩnh vực hoạt động ...............................72
Bảng 4.7: Bảng tổng hợp người trả lời theo vị trí chức danh ....................................73
Bảng 4.8: Thống kê tần suất các biến định lượng ......................................................74
Bảng 4.9: Kết quả khảo sát chính thức giá trị mean khả năng ảnh hưởng đến tiến độ
chuỗi dự án thức ăn nhanh ..........................................................................................109
Bảng 4.10: Bảng tính hệ số Cronbach’s Alpha .........................................................110
Bảng 4.11: Bảng tính hệ số tương quan biến tổng ....................................................110
Bảng 4.12: Trung bình và xếp hạng các yếu tố làm chậm tiến độ chuỗi dự án thức ăn
nhanh ...........................................................................................................................114
Bảng 4.13: So sánh kết quả kiểm định One – way ANOVA và Kruskal Wallis ..........116
Bảng 4.14: Kết quả kiểm định KMO và Bartlett lần 1 ...............................................118
Bảng 4.15: Kết quả kiểm tra giá trị Communalities..................................................118

Bảng 4.16: Kết quả ma trận xoay nhân tố lần 1.........................................................119
Bảng 4.17: Kết quả ma trận xoay nhân tố lần 2.........................................................120
Bảng 4.18: Kết quả ma trận xoay nhân tố lần 3.........................................................122
Bảng 4.19: Kết quả ma trận xoay nhân tố lần 4.........................................................123


xi

Bảng 4.20: Kết quả ma trận xoay nhân tố lần 5.........................................................124
Bảng 4.21: Kết quả kiểm định KMO và Bartlett lần 5 ...............................................125
Bảng 4.22: Phương sai tích lũy ..................................................................................125
Bảng 4.23: Kết quả đặt tên 6 nhân tố chính ...............................................................127


xii

DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH - BIỂU ĐỒ
Hình 2.1: Phân loại rủi ro ....................................................................................... 15
Hình 2.2: Các yếu tố ảnh hưởng đến thành công của dự án................................... 16
Hình 2.3: Sơ đồ tiến độ ............................................................................................ 17
Hình 2.4: Chậm trễ đồng thời ................................................................................. 20
Hình 2.5: Khái niệm chuỗi giá trị ........................................................................... 21
Hình 2.6: Sơ đồ cửa hàng thức ăn nhanh................................................................ 25
Hình 2.7: Một số thương hiệu thức ăn nhanh tại Việt Nam .................................... 29
Hình 3.1: Lược đồ tóm tắt Chương 3 ...................................................................... 37
Hình 3.2: Quy trình nghiên cứu bảng câu hỏi ........................................................ 39
Hình 3.3: Quy trình thiết kế bảng câu hỏi ............................................................... 40
Hình 4.1: Lược đồ tóm tắt Chương 4 ...................................................................... 64
Hình 4.2: Thống kê kết quả người trả lời bản câu hỏi ............................................ 69
Hình 4.3: Phân loại người trả lời theo hình thức công ty ....................................... 70

Hình 4.4: Phân loại người trả lời theo kinh nghiệm làm việc ................................ 71
Hình 4.5: Phân loại người trả lời theo lĩnh vực hoạt động..................................... 72
Hình 4.6: Phân loại người trả lời theo vị trí chức danh ......................................... 73
Hình 4.7: Đánh giá độc lập mức độ ảnh hưởng ...................................................... 113
Hình 4.8: Biểu đồ Scree Plot ................................................................................... 126


1

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
1.1 Giới thiệu chung
Nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển và có uy tín trên trường thế giới,
mức độ tăng trưởng ngày càng cao. Ngành xây dựng đã đóng góp một phần đáng kể
và có vị trí quan trọng trong việc phát triển kinh tế đất nước và được xem là một
ngành năng động, nhiều rủi ro và đầy thách thức. Ngành công nghiệp xây dựng đặt
ra một thách thức lớn vì nó là ngành quan trọng tạo ra sự giàu có, nâng cao chất
lượng cuộc sống của người dân thông qua việc xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế và
nó liên kết với các nghành kinh tế khác để cùng thịnh vượng. Vì vậy, sự chậm trễ
tiến độ trong dự án xây dựng dẫn đến hậu quả nghiêm trọng đối với sự phát truyển
của đất nước.
Trong những năm gần đây nền kinh tế Việt Nam phát triển kéo theo ngành đầu
tư xây dựng tăng cả quy mô và số lượng. Tuy nhiên, hiện nay tình trạng chậm trễ
tiến độ của các dự án xây dựng thường xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau và
chịu nhiều tổn thất về nguồn lực tài chính của cá nhân và xã hội. Vì vậy việc triển
khai dự án theo đúng tiến độ hoạch định phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố.
Trước tình hình trên ta nhận thấy quản lý tiến độ là mấu chốt để thành công một
dự án. Tiến độ của một dự án đầu tư xây dựng là một kế hoạch cụ thể thực hiện dự
án đầu tư xây dựng. Trong đó chỉ ra nội dung công việc, thời gian, thời điểm và
nhiều tài nguyên đảm bảo cho công việc đó được thực hiện. Mục đích của dự án đầu
tư xây dựng chính là mục đích của tiến độ quản lý dự án được lập, trong đó tiến độ

thi công là thành phần quyết định sự thành công của dự án. Đó cũng chính là mục
tiêu hướng đến của nghiên cứu này.
1.2 Tính cấp thiết của đề tài
Xã hội ngày càng phát triển, mức sống của nguời dân ngày càng cao, nhịp
sống của con người cũng tăng nhanh. Từ đó con người phát sinh thêm những nhu
cầu mới, một trong số đó nhu cầu thời gian rất được chú trọng. Xã hội ngày càng
phát triển dẫn đến đời sống của người dân cũng trở nên nhanh và gấp. Mà quỹ thời


2
gian eo hẹp nên việc sử dụng thời gian cho công việc của mình là rất cần thiết, vì
vậy những buổi ăn nhanh đảm bảo chất lượng và dinh dưỡng ngày càng trở thành
vấn đề nan giải. Trước tình hình đó việc đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh (fast food)
là rất cần thiết.
Xuất phát từ lý luận và thực tiễn trên, tác giả tập trung nghiên cứu khám phá
các nhân tố rủi ro gây ảnh hưởng đến tiến độ trong quá trình thực hiện dự án chuỗi
thức ăn nhanh làm luận văn nghiên cứu, với mong muốn tiếp tục đóng góp thêm về
các nhân tố gây chậm trễ tiến độ thực hiện dự án chuỗi thức ăn nhanh.
Nói tóm lại, lựa chọn Đề tài “Nghiên cứu các nhân tố rủi ro gây chậm tiến
độ trong quá trình thực hiện dự án chuỗi thức ăn nhanh” để từ đó có những
nhận xét đánh giá, đóng góp ý nghĩa thực tiễn góp phần đẩy nhanh tiến độ trong
việc thực hiện các dự án chuỗi thức ăn nhanh.
1.3

Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là nghiên cứu phân tích các nhân tố gây

chậm trễ tiến độ trong quá trình thực hiện dự án chuỗi thức ăn nhanh, từ đó xây
dựng một hệ thống hỗ trợ cho việc ra quyết định, giúp các nhà thầu thi công dự
đoán và khắc phục được những nhân tố ảnh hưởng đến dự án so với tiến độ ban đầu,

phân tích cụ thể như sau:


Xác định thực trạng thực hiện các dự án, công trình chuỗi thức ăn nhanh

trên địa bàn TP.HCM.


Xác định các nhân tố chính gây nên chậm trễ tiến độ của dự án xây dựng

chuỗi thức ăn nhanh trong giai đoạn thi công ở Việt Nam. Xem xét các yếu tố
này dưới các góc nhìn khác nhau của các bên liên quan trong dự án như: Chủ
đầu tư, nhà thầu, đơn vị tư vấn thiết kế, đơn vị quản lý dự án, sự phối hợp giữa
các bên tham gia.


Đề xuất phương án khắc phục vấn đề chậm trễ tiến độ trong dự án và

đánh giá phương án khắc phục theo các góc nhìn khác nhau.


3

1.4 Nội dung nghiên cứu
Với mục tiêu của đề tài và qua nghiên cứu tài liệu về các dự án chậm tiến độ,
tác giả đề xuất các nội dung nghiên cứu sau:
1.4.1 Xây dựng mô hình khảo sát
-

Xác định thực trạng chuỗi thức ăn nhanh.


-

Xác định các nội dung chính gây chậm tiến độ dự án đầu tư trong phạm

vi xây dựng công trình chuỗi thức ăn nhanh.
1.4.2 Thu thập thông tin khảo sát
Thu thập thông tin khảo sát được thực hiên qua hai bước
Bước 1: Nghiên cứu định tính đưa ra bảng câu hỏi thứ nhất
Bước 2: Kiểm tra bảng câu hỏi, xây dựng bản câu hỏi chính thức.
1.4.3 Xây dựng bản câu hỏi
Bảng câu hỏi cần bám sát hướng nghiên cứu đã xác định. Cần tham khảo các
nghiên cứu nước ngoài, tài liệu trong nước cũng như các tạp chí chuyên ngành. Sau
đó thiết lập thành phần và nội dung bảng câu hỏi.
1.4.4 Thu thập số liệu cho bảng câu hỏi
Thu thập dữ liệu về các yếu tố gây chậm trễ tiến độ trong các dự án xây dựng
chuỗi thức ăn nhanh, bảng câu hỏi được thiết kế đề ra các yếu tố dựa trên các
nghiên cứu trước đây. Sau khi thu thập các yếu tố bảng câu hỏi sơ bộ được hoàn
thành.
1.4.5 Phân tích và xử lý số liệu
Các dữ liệu thu thập được xử lý và phân tích để xếp hạng và định ra các yếu tố
ảnh hưởng lớn đến chậm tiến độ dự án.
1.4.6 Kết luận
Phân tích và đánh giá kết quả khảo sát, từ nội dung này xác định nguyên nhân
chủ yếu gây chậm tiến độ. Từ đó, người nghiên cứu đề xuất các biện pháp cải tiến
giảm chậm tiến độ.


4


1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các dự án cửa hàng thức ăn nhanh. Thời điểm thu
thập dữ liệu dự kiến là 8 tuần (bắt đầu từ ngày 15/01/2015 đến 15/03/2015). Nghiên
cứu được thực hiện trong khoảng thời gian tháng 02/2015 đến tháng 06/2015. Với
dữ liệu thu thập là các số liệu của các dự án cửa hàng thức ăn nhanh trên địa bàn
TP.HCM.
Phân tích và thảo luận theo quan điểm của các Chủ đầu tư, Ban Quản lý Dự án,
các chuyên gia về Quản lý Dự án xây dựng; Các đơn vị tư vấn Thiết kế, Giám sát;
Các đơn vị thi công và các chuyên gia có nhiều kinh ngiệm trong lĩnh vực xây
dựng.
1.6 Phương pháp nghiên cứu và kỹ thuật áp dụng
Nghiên cứu được thực hiện thông qua hai bước chính: nghiên cứu định tính và
định lượng.
1.6.1 Phương pháp định tính
Tìm hiểu, thu thập, phân loại kết quả có sẵn của những nghiên cứu trước, các
bài báo nghiên cứu khoa học trên các tạp chí chuyên ngành trong nước và quốc tế,
những đơn vị thi công, chủ đầu tư, tư vấn giám sát, kiến trúc sư, kỹ sư xây dựng, kỹ
sư thẩm định, kỹ sư điện nước, các chuyên gia quản lý trong lĩnh vực xây dựng
chuỗi cửa hàng có nhiều kinh nghiệm trong việc quản lý thời gian, chi phí cũng như
chất lượng công trình ở các dự án dân dụng và công nghiệp.
1.6.2 Phương pháp định lượng
Dựa trên những dữ liệu thu thập được từ kết quả khảo sát bằng bảng câu hỏi
từ khảo sát, tiến hành kiểm tra thang đo và độ tin cậy của biến quan sát được đánh
giá bằng hệ số Cronbach’s Alpha. Phân tích phương pháp PCA để phân nhóm tìm
nhân tố chính. Sau đó phân tích ANOVA để xem xét những quan điểm khác nhau
của các bên tham gia. Dùng qui luật nhân quả để đề xuất các biện pháp cải tiến.
Từ đó, đưa ra kết luận và kiến nghị để nâng cao tiến độ trong việc quản lý
xây dựng chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh và cho nhiều dự án khác.



5

1.7 Đóng góp của đề tài
 Về mặt học thuật
Đề tài nghiên cứu về việc ứng dụng các thuật toán để xác định, phân loại, đánh
giá, xếp hạng qua đó phân tích các nhân tố chính ảnh hưởng đến tiến độ các dự án
chuỗi thức ăn nhanh tại TP. HCM.
 Về mặt thực tiễn


Nghiên cứu này giúp các đơn vị: Chủ đầu tư, tư vấn thiết kế, quản lý dự

án, đơn vị thi công nhận thấy được các yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến
tiến độ các dự án chuỗi thức ăn nhanh tại TP. HCM.


Nghiên cứu này đưa ra các đề xuất cho chủ các đơn vị trong dự án tránh

được các trường hợp gây chậm tiến dộ cho dự án.


6

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU
Nội dung của Chương 2 sẽ trình bày hai vấn đề chính đó là làm rõ các khái
niệm quan trọng được sử dụng trong Luận văn và tổng hợp các nghiên cứu trước về
phương pháp cũng như các vấn đề áp dụng. Nội dung này sẽ cung cấp một cơ sở lý
thuyết vững vàng và trình bày sơ lược các nghiên cứu trước đã công bố trong và
ngoài nước. Từ đó, nêu ra các điểm khác biệt với các Luận văn và các nghiên cứu
trước để hình thành hướng nghiên cứu sau này.

2.1 Khái niệm và phân loại các nhân tố rủi ro
2.1.1 Khái niệm về rủi ro
Trong cuộc sống, tất cả chúng ta đều phải đương đầu với những rủi ro, đó là
điều không thể tránh khỏi.
Rủi ro là những bất trắc xảy ra ngoài mong muốn của đối tượng sử dụng và gây
ra những thiệt hại về thời gian, vật chất, tiền của, sức khỏe, tính mạng con người.
Có rất nhiều loại rủi ro khác nhau và do rất nhiều các nguyên nhân khác nhau
gây ra. Có những rủi ro do môi trường tự nhiên như: lũ lụt, động đất, khô hạn gây
thiệt hại lớn về của cải, vật chất và tính mạng con người. Có những rủi ro do môi
trường kinh tế – xã hội, chính trị gây ra như: lạm phát, thất nghiệp, khủng hoảng
kinh tế, chiến tranh làm ảnh hưởng lớn đến hoạt động của con người. Có những rủi
ro do bản thân hoạt động của con người gây ra như: tai nạn hoặc thua lỗ do trình độ
quản lý, trình độ kinh doanh yếu kém, kỹ thuật lạc hậu dẫn đến hậu quả là năng suất
lao động thấp, giá thành sản phẩm cao. Hoặc có những rủi ro do tiến bộ khoa học kỹ
thuật gây ra như rủi ro hao mòn vô hình quá lớn, không kịp thu hồi vốn đầu tư
(VĐT) trong trang thiết bị máy móc thiết bị và tài sản cố định (TSCĐ), các rủi ro
này thường xuất hiện trong lĩnh vực sản xuất đặc biệt là lĩnh vực sản xuất xây dựng
(XD). Hầu hết các rủi ro xảy ra đều nằm ngoài ý muốn chủ quan của con người.
Nói đến rủi ro, bất định không thể không nhắc tới Frank Knight (1895-1973) –
nhà khoa học, nhà kinh tế học người Mỹ. Ông có đóng góp quan trọng vào phương
pháp luận của kinh tế học cũng như đối với việc định nghĩa và giải thích chi phí xã


7
hội. Đóng góp lớn nhất của ông đối với kinh tế là tác phẩm “Rủi ro, sự không chắc
chắn và lợi nhuận” (1921). Có thể coi ông là trong những nhà khoa học hiện đại đầu
tiên nghiên cứu sâu về rủi ro và bất định. Mục tiêu cơ bản của ông là giải thích sự
điều tiết lợi nhuận trong kinh doanh dưới dạng một hàm số của rủi ro bất định. Vào
thời kỳ của ông, đây không phải là một vấn đề mới mà ngược lại nó đã được một
nhà khoa học trước đó nói tới khi nghiên cứu về mối quan hệ trong sở hữu đất đai.

Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế hiện đại phát triển, sự nghiên cứu của Frank
Knight đã có tác dụng gắn kết những vấn đề về mặt lý thuyết giữa kinh tế vi mô và
kinh tế vĩ mô. Ban đầu, khi đưa ra những khái niệm và sự phân biệt giữa rủi ro và
bất định, F.Knight đã nhận được sự phản đối gay gắt của các nhà khoa học thời đó
(do bối cảnh của nền kinh tế lúc đó) nhưng dần dần các nghiên cứu của ông đã có
sức thuyết phục lớn và được thừa nhận do đã giải thích được mối liên hệ về mặt lý
thuyết giữ thị trường và các xí nghiệp kinh doanh.
Có rất nhiều khái niệm khác nhau của các nhà khoa về rủi ro nhưng chủ yếu
được phân thành hai nhóm. Theo một số nhà khoa học, rủi ro là tình trạng xảy ra
một số biến cố bất lợi nhưng có thể đo lường được bằng xác suất. Cụ thể:
- Theo Frank Knight, rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được.
- Theo Irving Pfeffer, rủi ro là những sự ngẫu nhiên có thể đo lường được bằng
xác suất.
- Theo Marilu Hurt McCarty, rủi ro là tình trạng trong đó các biến cố xảy ra
trong tương lai có thể xác định được.
- Theo các học giả Trung Quốc, rủi ro là tình hình sự việc phát sinh theo một
xác suất nhất định hoặc sự việc lớn thay hay nhỏ được bố trí theo một xác suất.
Nhân tố chủ yếu của rủi ro trong sản xuất là không xác định của tương lai.
Người đầu tư đối mặt với rủi ro là tính có thể lãi hoặc lỗ. Ngoài ra, đầu cơ đơn
thuần cũng sẽ dẫn đến rủi ro. Lợi nhuận rủi ro là một loại lợi nhuận vượt mức.
Một số nhà kinh tế học người Mỹ cho rằng rủi ro là hoàn cảnh trong đó một sự
kiện xảy ra với một xác suất nhất định hoặc trong trường hợp quy mô của sự kiện


8
đó có một phân phối xác suất. Một dự án đầu tư có thể rủi ro ở chỗ có một phần
mười khả năng (xác suất 0,1) là bị thua lỗ, có năm phần mười khả năng đạt một
mức lợi nhuận nào đó và có bốn phần mười khả năng đạt một mức lợi nhuận cao
hơn. Tuy nhiên, không nên nhầm lẫn rủi ro và xác suất vì rủi ro là sự kết hợp giữa
xác suất và quy mô của sự kiện. Nếu một dự án đầu tư có khả năng 1/10 là thua lỗ

và có thể dẫn đến một sự thua lỗ nặng nề thì đây là một rủi ro. Tuy nhiên cũng có
1/10 khả năng sinh lợi nhưng mức độ thua lỗ lại nhỏ hơn thì đó không là rủi ro mà
chỉ là một xác suất sinh lời.
Bên cạnh những khái niệm kể trên, một số nhà khoa học khác lại định nghĩa
rủi ro với sự chú trọng đến kết quả được mà không chú ý đến xác suất xảy ra. Cụ
thể:
Theo Allan Willet, rủi ro là sự bất trắc cụ thể liên quan đến việc xuất hiện một
biến cố không mong đợi.
Theo A.HrThur Williams, rủi ro là sự biến động tiềm ẩn ở kết quả.
Theo Georges Hirsch, khái niệm rủi ro gắn liền với khả năng xảy ra của một
số biến cố không lường trước hay đúng hơn là một biến cố mà ta hoàn toàn không
chắc chắn (xác suất xảy ra <1). Nói cách khác, rủi ro ứng với khả năng có sai lệch
giữa một bên là những gì xảy ra trong thực tế và một bên là những gì được dự kiến
từ trước hoặc được dùng làm hệ quy chiếu, mà sai lệch lớn đến mức khó chấp nhận
được hoặc không chấp nhận được.
Mặc dù có một số quan niệm khác nhau về rủi ro nhưng trong phạm vi chuyên
đề này chỉ tập trung nghiên cứu các rủi ro làm thay đổi kết quả theo chiều hướng bất
lợi.
Trên cơ sở các khái niệm kể trên, có thể đưa ra một khái niệm về rủi ro như
sau: Rủi ro là tổng hợp những sự kiện ngẫu nhiên tác động lên sự vật, hiện tượng
làm thay đổi kết quả của sự vật, hiện tượng (thường theo chiều hướng bất lợi) và
những tác động ngẫu nhiên đó có thể đo lường được bằng xác suất.


9

2.1.2 Phân loại rủi ro
Theo tính
chất
khách

quan

Theo hậu
quả để
lại

Rủi ro thuần túy là loại rủi ro tồn tại khi có nguy
cơ tổn thất nhưng không có cơ hội kiếm lời

Rủi ro suy tình là loại rủi ro tồn tại khi có nguy cơ
tổn thất song song với một cơ hội kiếm lời
Rủi ro số đông là loại rủi ro không phải do cá
nhân gây ra và hậu quả của nể ảnh hưởng đến số
đông con người trong xã hội
Rủi ro bộ phận xuất phát từ các biến cố chủ quan
của từng cá nhân và tác động đến một số ít người
trong xã hội
Rủi ro do hiện tượng tự nhiên

Phân
loại
rủi ro

Theo
nguồn
gốc phát
sinh

Theo khả
năng

khống
chế

Theo
phạm vi
xuất hiện

Rủi ro do môi trường vật chất
Rủi ro do môi trường phi vật chất

Rủi ro có thể khống chế
Rủi ro không thể khống chế
Rủi ro chung là các rủi ro gắn chặt với môi trường
kinh tế, chính trị, pháp luật
Rủi ro cụ thể là các rủi ro gắn liền với các lĩnh vực
kinh doanh cụ thể
Hình 2.1: Phân loại rủi ro


10

2.2 Tổng quan về trễ tiến độ

Hình 2.2: Các yếu tố ảnh hưởng đến thành công của dự án
Một dự án được coi là thành công là không được vượt chi phí và chậm tiến độ,
đối với dự án chuỗi thức ăn nhanh thì tiến độ là nhân tố được đặt lên hàng đầu vì
vậy nghiên cứu này tác giả đưa ra một số nguyên nhân của sự chậm trễ tiến độ.
2.2.1 Định nghĩa trễ tiến độ
Sự chậm trễ tiến độ có thể hiểu khác nhau dưới mỗi lĩnh vực nghiên cứu. Có
một số định nghĩa cho sự chậm trễ trong cuốn sách “Delay Analysis in Construction

Contracts” của Keane P. J. and Caletka A. F., (2008). Nó có thể được hiểu rằng làm
một việc gì đó xảy ra muộn hơn dự kiến, hoặc là nguyên nhân nào đó làm cho sự
việc muộn hơn dự kiến hoặc thời gian không kịp. Mỗi một định nghĩa là một sự mô
tả cho một hoạt động của một công việc trong một lịch trình.
Assaf and Al-Heiji (2006) sự chậm trễ của dự án xây dựng là “thời gian vượt
quá ngày hoàn thành quy định hay nói cách khác là ngày mà các bên thỏa thuận
bàn giao một dự án”.
2.2.2 Phân loại chậm trễ
Nói chung, sự chậm trễ có thể được phân thành 4 loại cơ bản, cụ thể là: quan
trọng hoặc không quan trọng; có thể tha thứ hoặc không thể tha thứ; đền bù hoặc
không đền bù; đồng thời hay không đồng thời.
a)

Sự chậm trễ quan trọng hay không quan trọng

Khi nghiên cứu về sự chậm trễ tập trung vào các tiến bộ trên toàn bộ dự án
hoàn thành, chậm trễ nên được xem là loại quan trọng hay không quan trọng. Việc


11
hoàn thành dự án có thể được hiểu là ngày kết thúc dự án hoặc ngày mốc. Theo
quan niệm của Phương pháp Critical Path (CPM) lập kế hoạch, trì hoãn bất kỳ hoạt
động trên tiến độ quan trọng, hay thời gian dài nhất để thực hiện một dự án sẽ trì
hoãn việc hoàn thành dự án. Do đó, sự chậm trễ này phải được phân loại là sự chậm
trễ quan trọng. Mặt khác, nhiều sự chậm trễ xảy ra mà không trì hoãn ngày hoàn
thành dự án hoặc một ngày mốc quan trọng, kể từ khi họ có tổng thời gian hoặc thời
gian nghỉ. Đây là những sự chậm trễ không quan trọng. Đó là giá trị cần lưu ý rằng,
bất kỳ sự trì hoãn nào nằm trên đường găng đều sẽ dẫn đến sự chậm trễ kết thúc một
dự án.


Hình 2.3: Sơ đồ tiến độ
Hình trên mô tả một biểu đồ CPM đơn giản, trong đó 1-3-6-7 là “đường
găng”, đường quyết định dự án có chậm trễ hay không. Bất kỳ sự chậm trễ nào nằm
trên đường này sẽ gây nên dự án bị chậm trễ. Mặt khác, sự chậm trễ trong công việc
2, 4 hoặc 5 không gây ra sự chậm trễ của dự án.
b)

Sự chậm trễ có thể tha thứ và không tha thứ

Tất cả sự chậm trễ đều có thể tha thứ hay không tha thứ. Một sự chậm trễ có
thể tha thứ được nói chung là một sự chậm trễ do những sự kiện không lường trước
được vượt ra ngoài kiểm soát của nhà thầu. Sự chậm trễ do các sự kiện sau đây sẽ
được coi là có thể tha thứ:
- Đình công lao động chung
- Cháy
- Lũ lụt


×