Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quản lý nhà nước của sở giao thông vận tải tỉnh sóc trăng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1017.3 KB, 115 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

---------------------------

NGUYỄN THANH TÙNG

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN
LỰC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA SỞ GIAO
THÔNG VẬN TẢI TỈNH SÓC TRĂNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh
Mã số ngành: 60340102

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 08 năm 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

---------------------------

NGUYỄN THANH TÙNG

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN
LỰC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA SỞ GIAO
THÔNG VẬN TẢI TỈNH SÓC TRĂNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số ngành: 60340102
HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN NGỌC DƯƠNG



TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 08 năm 2015


CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

Cán bộ hướng dẫn khoa học : Ts. Nguyễn Ngọc Dương
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)

Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP. HCM
ngày … tháng … năm 2015
Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn Thạc sĩ)

TT
1
2
3
4
5

Họ và tên

Chức danh Hội đồng
Chủ tịch
Phản biện 1
Phản biện 2
Ủy viên
Ủy viên, Thư ký


Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã được
sửa chữa (nếu có).
Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV


TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM
PHÒNG QLKH – ĐTSĐH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

TP. HCM, ngày 25 tháng 06 năm 2015

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: Nguyễn Thanh Tùng

Giới tính: Nam

Ngày, tháng, năm sinh: 1980

Nơi sinh: Sóc Trăng

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh

MSHV: 1240820046

I- TÊN ĐỀ TÀI:
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quản lý nhà nước của sở Giao thông vận tải tỉnh
Sóc Trăng

II- NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
Nhiệm vụ: Sử dụng kiến thức đã học và thực tiễn, tài liệu để để phân tích thực trạng và
đề ra giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quản lý nhà nước của sở Giao
thông vận tải tỉnh Sóc Trăng.
Nội dung luận văn:
Chương 1: Cơ sở lý luận nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong quản lý nhà
nước đối với ngành giao thông vận tải.
Chương 2: Thực trạng Nguồn nhân lực. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong
quản lý nhà nước của Sở giao thông vận tải Sóc Trăng.
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong quản lý nhà
nước tại Sở giao thông vận tải Sóc Trăng.
III- Ngày giao nhiệm vụ: 11/2014
IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 06/2015
V- Cán bộ hướng dẫn: Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Dương
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
(Họ tên và chữ ký)

KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH
(Họ tên và chữ ký)


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.
Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn
gốc.

Tác giả thực hiện Luận văn

Nguyễn Thanh Tùng


ii

LỜI CÁM ƠN
Để thực hiện thành công luận văn này, trong quá trình thực hiện đề tài tác
giả đã nhận được sự hướng dẫn tận tình từ TS. Nguyễn Ngọc Dương, qua đó thu
nhận được những định hướng quan trọng trong công tác nghiên cứu khoa học. Xin
gửi lời cám ơn sâu sắc nhất đến thầy.
Ngoài ra, tác giả cũng gửi lời cám ơn đến các thầy cô trong Ban Giám
Hiệu, các thầy cô trong khoa Quản trị kinh doanh trường Đại Học Công Nghệ đã có
những hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi về mặt nghiên cứu để tác giả hoàn thành luận
văn này.
Tác giả thực hiện Luận văn

Nguyễn Thanh Tùng


iii

TÓM TẮT
Đối với mỗi quốc gia con người luôn là nguồn lực cơ bản và quan trọng
nhất quyết định sự tồn tại, phát triển cũng như vị thế của quốc gia đó trên thế giới.
Trong xu thế toàn cầu hoá, sự cạnh tranh giữa các quốc gia trong mọi lĩnh vực đặc
biệt là lĩnh vực kinh tế ngày càng quyết liệt hơn, gay gắt hơn thì lợi thế cạnh tranh
sẽ thuộc về quốc gia nào có nguồn nhân lực chất lượng cao. Nguồn nhân lực đang
thực sự trở thành yếu tố quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã - hội của

mỗi quốc gia. Nguồn nhân lực trong đơn vị tổ chức hành chính Nhà nước cũng
giống như nguồn nhân lực của một quốc gia. Chất lượng nguồn nhân lực quyết định
thực hiện thắng lợi các mục tiêu đề ra của một đơn vị tổ chức hành chính Nhà nước
góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị chung của địa phương, cùng với xu
hướng hội nhập khu vực và quốc tế đòi hỏi chất lượng nguồn nhân lực trong các
đơn vị hành chính ngày càng cao tiến tới xây dựng một nền công vụ “Chuyên
nghiệp, trách nhiệm, năng động, minh bạch và hiệu quả”, vì vậy các đơn vị hành
chính Nhà nước đang đặt trọng tâm và đẩy mạnh công tác quy hoạch, đào tạo và
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này
nên tác giả quyết định chọn đề tài “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quản lý
nhà nước của Sở Giao Thông Vận Tải tỉnh Sóc Trăng” làm đề tài nghiên cứu
nhằm đóng góp vào sự phát triển chung của Sở Giao Thông Vận Tải tỉnh Sóc
Trăng. Đề tài gồm 3 chương, Chương 1 là Cơ sở lý luận nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực trong quản lý nhà nước đối với ngành giao thông vận tải, chương 2 là thực
trạng Nguồn nhân lực. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong quản lý nhà nước
của Sở giao thông vận tải Sóc Trăng, chương 3 là một số giải pháp nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực trong quản lý nhà nước tại Sở giao thông vận tải Sóc Trăng.
Trên cơ sở phân tích lý luận nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong
quản lý nhà nước, tác giả đã phân tích, đánh giá thực trạng nguồn nhân lực và nâng
cao chất lượng nguồn nhân lực tại sở Giao thông vận tải tỉnh Sóc Trăng liên quan
tới các hoạt động đào tạo, tuyển dụng, đánh giá kết quả công việc, chính sách bố trí,
sử dụng nhân tài. Qua đó tìm ra những tồn tại và hạn chế đồng thời đề xuất giải


iv

pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong quản lý nhà nước tại sở Giao thông
vận tải tỉnh Sóc Trăng.
Để đạt được mục đích nghiên cứu, đề tài sử dụng các phương pháp: logic
lịch sử, phép duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, thống kê, phân tích tổng hợp, kinh

nghiệm thực tiển. Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ giúp sở Giao thông vận tải
tỉnh Sóc Trăng có cái nhìn tổng thể thực trạng phát triển nguồn nhân lực của sở, qua
đó rút ra nguyên nhân và bài học kinh nghiệm cho việc nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực quan trọng của Sở, đồng thời góp phần vào việc thực hiện mục tiêu phát
triển nguồn nhân lực tại Sở Giao Thông Vận Tải tỉnh Sóc Trăng đến năm 2020.


v

ABSTRACT
For each country, human is always the most elemental and important
resource that decides its existence, development and position in the world. In the
situation of globalization, the competition between countries, which is in all areas,
especially in economic competition, is severer and severer and the competitive
advantage will belong to the countries that have high-quality human
resource.Human resource is becoming an important factor in economic-social
development strategy of each country. The human resource in the governmental
administrative organizations is considered to be the country’s human resource.
Human resource’s quality decides to excellentlyachieve the goalsa governmental
administrativeorganization

set

up

and

contributes

to


carrying

out

successfullycommon political missions of region. Besides that, area and
international integrate is in progress. These require quality of human resource in
administrative organizations to be higher and higher in order to build
the“professional, responsible, active, clear and effective” civil service. Therefore,
governmental administrative organizations are putting their interest in and pushing
the planning, training and raising human resource’s quality. Because of the
importance of this subject, the writer decided to choose the topic “to raise quality
of governmental management’s human resourceof SocTrang province Traffic
and Transport Service”. This thesis consists of three chapters. The first chapter is
the theory about raising quality of human resource in governmental management for
traffic and transport service. The second chapter is the facts of the human resource
and raising quality of human resource in governmental management of SocTrang
Province Traffic and Transport Service. The final chapter is some solutions for
raising quality of human resource in governmental management of SocTrang
province Traffic and Transport Service.
Base on analyzing the theory about raising quality of human resource in
governmental management, the writer analyzed, appraised the facts of human
resource and the situation of increasing quality of human resource in SocTrang


vi

province Traffic and Transport Service, include training activities, recruitment,
appraising the work’s result, arrangement and use staffs policy. Through that, the
defects and weaknesses were found and some solutions were proposed in order to

increase quality of human resource in governmental management of SocTrang
province Traffic and Transport Service.
To achieve the study’s goals, the writer used methods: historical logic,
dialectic materialism, historical materialism, statistics, analysis and summary,
practical experience. The study’s results of thesis will help SocTrang province
Traffic and Transport Service have the overview the facts of developing human
resource. Thanks to that, they can recognize the causes and the experiences of
raising their important human resource, as well as contribute to carrying out
developing human resource in SocTrang province Traffic and Transport Service
until 2020.


vii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................i
LỜI CÁM ƠN............................................................................................................ ii
TÓM TẮT ................................................................................................................ iii
ABSTRACT ...............................................................................................................v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .........................................................................xi
DANH MỤC CÁC BẢNG ..................................................................................... xii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ ............................................................ xiii
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
1.

Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................................1

2.

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ...........................................................................2


3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................2

4.

Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................2

5.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn .......................................................3

6.

Kết cấu của luận văn ...........................................................................................3

CHƯƠNG 1.CƠ SỞ LÝ LUẬN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN
LỰC TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI NGÀNH GIAO THÔNG
VẬN TẢI ....................................................................................................................4
1.1 Khái niệm nâng cao chất lượng Nguồn nhân lực trong quản lý nhà nước
về giao thông vận tải. ........................................................................................4
1.1.1

Khái niệm nguồn nhân lực. .....................................................................4

1.1.2

Căn cứ vào nguồn gốc hình thành ..........................................................5


1.1.3

Căn cứ vào số lượng nhân lực ................................................................6

1.1.4

Căn cứ vào chất lượng nhân lực .............................................................6

1.1.5

Khái niệm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ....................................7

1.2 Vai trò của nguồn nhân lực và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. ........8
1.2.1

Vai trò của nguồn nhân lực đối với nhà nước và xã hội. ......................10

1.2.2

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ...................................................11


viii

1.3 Chỉ tiêu đánh giá chất lượng và ý nghĩa của việc nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực ................................................................................................11
1.3.1 Chỉ tiêu đánh giá chất lượng nguồn nhân lực .........................................11
1.3.2 Ý nghĩa của việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ..........................11
1.4 Nội dung cơ bản về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ..........................12
1.4.1


Các phương pháp đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực .....13

1.4.2

Tổ chức thực hiện đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. ...15

1.5 Trình tự xây dựng một chương trình đào tạo và phát triển. ......................17
1.6 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực trong trong cơ
quan nhà nước. ................................................................................................19
1.6.1

Sự quan tâm của của các cấp chính quyền trong công tác quy hoạch,

đào tạo....... ........................................................................................................19
1.6.2

Xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng. .........................................20

1.6.3

Năng lực đội ngũ giảng viên và phương pháp giảng dạy. ....................21

1.6.4

Đội ngũ cán bộ quản lý đào tạo ............................................................22

1.7 Chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức được đào tạo. ......................22
1.7.1


Hỗ trợ về thời gian. ...............................................................................22

1.7.2

Hỗ trợ về tài chính. ...............................................................................23

1.7.3

Sử dụng cán bộ công chức sau khi đào tạo bồi dưỡng. ........................23

1.8 Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực trong các cơ quan nhà nước trên
thế giới. .............................................................................................................24
1.8.1

Kinh nghiệm của Singapore..................................................................24

1.8.2

Kinh nghiệm của Trung Quốc. .............................................................26

1.8.3

Kinh nghiệm của Australia ...................................................................27

1.8 Bài học kinh nghiệm từ các nước đối với Việt Nam ....................................29
TÓM TẮT CHƯƠNG 1 ..........................................................................................31
CHƯƠNG 2.THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC. NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA SỞ
GIAO THÔNG VẬN TẢI TỈNH SÓC TRĂNG ..................................................32



ix

2.1 Tổng quan về bộ máy quản lý nhà nước của SGTVTTST .........................32
2.1.1

Tổ chức bộ máy nhà nước của Sở giao thông vận tải. ..........................32

2.1.2

Chức năng, nhiệm vụ của sở Giao thông vận tải tỉnh Sóc Trăng. ........33

2.2 Công tác quản lý nhà nước đối với ngành GTVT Sóc Trăng .....................41
2.2.1

Công tác xây dựng cơ bản ....................................................................41

2.2.2

Công tác xây dựng giao thông nông thôn .............................................42

2.2.3

Dự án đường ô tô đến trung tâm Xã .....................................................44

2.2.4

Công tác quản lý, bảo dưỡng, sửa chữa các công trình giao thông ......45

2.2.5


Công tác thẩm định các công trình giao thông .....................................46

2.3 Đặc điểm nguồn nhân lực của sở giao thông vận tải Sóc Trăng ................46
2.4 Phân tích , đánh giá thực trạng nguồn nhân lực và nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực tại sở Giao thông vận tải Sóc Trăng. .................................47
2.4.1

Số lượng công chức, viên chức. ............................................................47

2.4.2

Trình độ và chất lượng chuyên môn .....................................................50

2.4.3

Cơ cấu nguồn nhân lực .........................................................................57

2.5 Chính sách nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại SGTVTTST. ...........60
2.5.1

Chính Sách tuyển dụng .........................................................................60

2.5.2

Chính sách, phân công và sử dụng nguồn nhân lực. ............................61

2.5.3

Chính sách đào tạo. ...............................................................................63


2.5.4

Chính sách tiền lương và đải ngộ .........................................................65

2.6 Vai trò, trách nhiệm của các phòng, ban trong công tác nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực. ....................................................................................65
2.6.1

Vai trò, trách nhiệm ban lãnh đạo và cán bộ quản lý ...........................65

2.6.2

Vai trò của phòng tổ chức cán bộ, phòng, ban và trách nhiệm của từng

cán bộ, công chức, viên chức. ...........................................................................66
2.7 Đánh giá chung về công tác nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong
quản lý nhà nước tại sở giao thông vận tải sóc Trăng.................................66
2.7.1

Kết quả đạt được. ..................................................................................66

2.7..2 Hạn chế và nguyên nhân. ......................................................................67


x

2.8.3

Thuận lợi, khó khăn. .............................................................................69


TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ..........................................................................................73
CHƯƠNG 3.MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN
NHÂN LỰC TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TẠI SỞ GIAO THÔNG VẬN
TẢI SÓC TRĂNG ...................................................................................................74
3.1 Mục tiêu, định hướng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của sở giao
thông vận tải Sóc Trăng .................................................................................74
3.1.1

Mục tiêu của tỉnh ủy, UBND tỉnh Sóc Trăng đến năm 2020. ..............74

3.1.2

Mục tiêu của sở giao thông vận tải Sóc Trăng. ....................................75

3.1.3

Định hướng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của sở giao thông vận

tải Sóc Trăng đến năm 2020. ............................................................................76
3.1.4

Định hướng phát triển KT-XH của tỉnh Sóc Trăng đến năm 2020. .....76

3.1.5

Định hướng phát triển các ngành và lĩnh vực. ......................................77

3.2 Một số giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong quản lý nhà
nước tại Sở giao thông vận tải Sóc Trăng. ...................................................81

3.2.1

Giải pháp hoàn thiện chính sách đào tạo. .............................................81

3.2.2

Giải pháp quản trị nguồn nhân lực........................................................88

3.3 Kiến nghị và đề xuất. ......................................................................................94
3.3.1

Đối với Chính phủ, Bộ , Ngành. ...........................................................94

3.3.2

Đối với Ủy ban Nhân dân tỉnh Sóc Trăng. ...........................................95

3.3.3

Đối với các cơ sở đào tạo......................................................................96

TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ..........................................................................................97
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................98


xi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

ODA


: Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính trức

UBND

: Ủy Ban Nhân Dân

NN

: Nhà Nước

SGTVTTST

: Sở Giao Thông Vận Tải tỉnh Sóc Trăng

GTVT

: Giao thông vận tải

KT – XH

: Kinh tế - xã hội


xii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Số lượng công chức, viên chức thuộc biên chế của SGTVTTST ...........48
Bảng 2.2: Số lượng cán bộ công chức, viên chức hợp đồng của SGTVTTST ........48
Bảng 2.3: Số lượng cán bộ công chức, viên chức biên chế của các đơn vị trực thuộc

Sở Giao thông vận tải tỉnh Sóc Trăng .......................................................................49
Bảng 2.4: Số lượng cán bộ công chức, viên chức hợp đồng của các đơn vị trực
thuộc Sở Giao thông vận tải tỉnh Sóc Trăng .............................................................49
Bảng 2.5: Số liệu nguồn nhân lực theo chuyên môn, nghiệp vụ...............................50
Bảng 2.6: Số liệu nguồn nhân lực theo trình độ ngoại ngữ.......................................51
Bảng 2.7: Số liệu nguồn nhân lực theo trình độ tin học ............................................53
Bảng 2.8: Số liệu nguồn nhân lực theo trình độ quản lý nhà nước ...........................54
Bảng 2.9: Số liệu nguồn nhân lực theo trình độ lý luận trính trị ..............................55
Bảng 2.10: Số liệu nguồn nhân lực theo độ tuổi .......................................................57
Bảng 2.11: Số liệu nguồn nhân lực theo giới tính.....................................................59
Bảng 3.1: Đánh giá hoạt động đào tạo và sau đào tạo ..............................................87


xiii

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ
Hình 2.1: Biểu đồ nguồn nhân lực theo chuyên môn, nghiệp vụ .............................51
Hình 2.2: Biểu đồ nguồn nhân lực theo trình độ ngoại ngữ .....................................52
Hình 2.3: Biểu đồ nguồn nhân lực theo trình độ tin học ..........................................54
Hình 2.4: Biểu đồ nguồn nhân lực theo trình độ quản lý nhà nước .........................55
Hình 2.5: Biểu đồ nguồn nhân lực theo trình độ lý luận trính trị.............................57
Hình 2.6: Biểu đồ nguồn nhân lực theo độ tuổi .......................................................58
Hình 2.7: Biểu đồ nguồn nhân lực theo giới tính .....................................................59
Hình 2.8: Quy trình tuyển dụng ...............................................................................60


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Đối với mỗi quốc gia con người luôn là nguồn lực cơ bản và quan trọng nhất
quyết định sự tồn tại, phát triển cũng như vị thế của quốc gia đó trên thế giới. Trước
đây đã có một thời người ta chỉ coi trọng máy móc thiết bị, coi công nghệ là trung
tâm của sự phát triển cho nên chỉ hướng vào hiện đại hoá máy móc công nghệ mà
xem nhẹ vai trò của con người, không chú trọng đến công tác đào tạo và nâng cao
phát triển chất lượng nguồn nhân lực dẫn tới chất lượng nguồn nhân lực không
tương xứng với sự phát triển. Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của
khoa học công nghệ và sự ra đời của nền kinh tế đặt ra những yêu cầu ngày càng
cao đối với nguồn nhân lực nói chung và lực lượng lao động nói riêng. Nếu trước
đây sự dư thừa nguồn lao động phổ thông đây là một lợi thế thì ngày nay nguồn
nhân lực chất lượng cao của mỗi quốc gia sẽ là lợi thế, là vũ khí hiệu quả nhất để
đạt được thành công một cách bền vững. Trong xu thế toàn cầu hoá, sự cạnh tranh
giữa các quốc gia trong mọi lĩnh vực đặc biệt là lĩnh vực kinh tế ngày càng quyết
liệt hơn, gay gắt hơn thì lợi thế cạnh tranh sẽ thuộc về quốc gia nào có nguồn nhân
lực chất lượng cao. Nguồn nhân lực đang thực sự trở thành yếu tố quan trọng trong
chiến lược phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) của mỗi quốc gia.
Nguồn nhân lực trong đơn vị tổ chức hành chính Nhà nước (NN) cũng giống
như nguồn nhân lực của một quốc gia. Chất lượng nguồn nhân lực quyết định thực
hiện thắng lợi các mục tiêu đề ra của một đơn vị tổ chức hành chính NN góp phần
thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị chung của địa phương. Do đó công tác đào
tạo và phát triển nguồn nhân lực trong tổ chức hành chính NN đang là vấn đề được
các cơ quan, đơn vị quan tâm hàng đầu hiện nay. Nước ta đang từng bước đẩy mạnh
sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, cùng với xu hướng hội nhập khu
vực và quốc tế đòi hỏi chất lượng nguồn nhân lực trong các đơn vị hành chính ngày
càng cao tiến tới xây dựng một nền công vụ “Chuyên nghiệp, trách nhiệm, năng
động, minh bạch và hiệu quả”, vì vậy các đơn vị hành chính NN đang đặt trọng tâm
và đẩy mạnh công tác quy hoạch, đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.


2


Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này nên em quyết định chọn đề
tài “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quản lý nhà nước của Sở Giao Thông
Vận Tải tỉnh Sóc Trăng” làm đề tài nghiên cứu nhằm đóng góp vào sự phát triển
chung của Sở Giao Thông Vận Tải tỉnh Sóc Trăng (SGTVTST).
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Mục tiêu tổng quát:
Trên cơ sở lý thuyết, kinh nghiệm và thực tiễn, luận văn nghiên cứu, phân
tích, đánh giá và đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại
SGTVTTST
Mục tiêu cụ thể:
Hệ thống hóa cơ sở lý luận về phát triển nguồn nhân lực.
Phân tích thực trạng nguồn nhân lực tại SGTVTTST. Trên cơ sở đó, rút ra ưu
điểm, nhược điểm và bài học kinh nghiệm từ đó nhận định được thực trạng của chất
lượng nguồn nhân lực trong thời gian qua.
Đề xuất một số giải pháp Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại
SGTVTTST trong giai đoạn tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
Luận văn này tập trung nghiên cứu một số nội dung nhằm Nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực của SGTVTTST, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp phát
triển nguồn nhân lực cho Sở.
Phạm vi nghiên cứu:
Về nội dung: Luận văn chỉ nghiên cứu công tác nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực.
Về không gian: Luận văn chỉ nghiên cứu về nguồn nhân lực tại SGTVTTST.
Về thời gian: Số liệu được sử dụng nghiên cứu từ năm 2012 đến năm 2014.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu: Để đạt được mục đích nghiên cứu, bên cạnh các
phương pháp: logic lịch sử, phép duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, thống kê,



3

phân tích tổng hợp, kinh nghiệm thực tiển, … làm tăng tính thuyết phục trong quá
trình nhận xét và đánh giá.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
Hệ thống hóa và làm rõ hơn cơ sở lý luận về nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực.
Bằng các số liệu chứng minh luận văn phân tích và làm sáng tỏ thực trạng
phát triển nguồn nhân lực của SGTVTTST. Qua đó rút ra nguyên nhân và bài học
kinh nghiệm cho việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quan trọng của
SGTVTTST.
Vận dụng cơ sở lý luận về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực kết hợp với
thực tiễn để đưa ra các giải pháp, kiến nghị góp phần vào việc thực hiện mục tiêu
phát triển nguồn nhân lực tại SGTVTTST đến năm 2020.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, nội dung luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong quản lý
nhà nước đối với ngành giao thông vận tải.
Chương 2: Thực trạng Nguồn nhân lực. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
trong quản lý nhà nước của Sở giao thông vận tải Sóc Trăng.
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong quản
lý nhà nước tại Sở giao thông vận tải Sóc Trăng.


4

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN

NHÂN LỰC TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI
NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI
1.1

Khái niệm nâng cao chất lượng Nguồn nhân lực trong quản lý nhà nước

về giao thông vận tải.
1.1.1 Khái niệm nguồn nhân lực.
Nguồn nhân lực là nguồn lực về con người và được nghiên cứu với nhiều
khía cạnh. Nguồn nhân lực với tư cách là nơi cung cấp sức lao động cho xã hội nó
bao gồm toàn bộ dân cư có thể phát triển một cách bình thường. Nguồn nhân lực
với tư cách là nguồn lực cho sự phát triển KT-XH. Nguồn nhân lực với tư cách là
tổng hợp cá nhân những con người cụ thể tham gia vào quá trình lao động, là tổng
thể các yếu tố về thể chất và tinh thần được huy động vào quá trình lao động với
cách hiểu này nguồn nhân lực bao gồm những người bắt đầu bước vào độ tuổi lao
động có thể tham gia vào nền sản xuất.
Thuật ngữ nguồn nhân lực (hurman resourses) xuất hiện vào thập niên 80
của thế kỷ XX khi có sự thay đổi căn bản về các phương thức quản lý, sử dụng con
người trong kinh tế lao động. Nếu như trước đây phương thức quản trị nhân viên,
với các đặt trưng coi nhân viên là lực lượng thừa hành phụ thuộc, cần khai thác tối
đa sức lao động của họ với chi phí tối thiểu thì những năm 80 đến nay với phương
thức mới về quản lý nguồn nhân lực với tính chất mềm dẻo hơn, tạo điều kiện tốt
hơn để người lao động có thể phát huy ở mức cao nhất các khả năng tiềm tàng vốn
có của họ thông qua những tích lũy tự nhiên trong quá trình lao động phát triển. có
thể nói sự xuất hiện của thuật ngữ “ Nguồn nhân lực” là một trong những biểu hiện
cụ thể cho sự thắng lợi của các phương thức quản lý mới đối với các phương thức
quản lý cũ trong việc sử dụng nguồn lực con người.
Theo PGS.TS Nguyễn Tiệp “ Giáo trình Nguồn nhân lực. Lao động xã hội
2008” nhìn nhận Nguồn nhân lực bao ngồm toàn bộ dân cư có khả năng lao động.



5

khái niệm này chỉ nguồn nhân lực với tư cách là nguồn cung cấp sức lao động cho
xã hội. Dưới góc độ khác thì nguồn nhân lực là bao gồm nhóm dân cư trong độ tuổi
lao động có khả năng lao động . khái niệm này nó chỉ khả năng đảm đương lao
động chính của xã hội.
Nguồn nhân lực là một phạm trù dùng để chỉ sức mạnh tiềm ẩn của dân cư,
khả năng huy động tham gia vào quá trình tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã
hội trong hiện tại củng như trong tương lai. Sức mạnh và khả năng đó được thể hiện
thông qua số lượng, chất lượng và cơ cấu của số dân, nhất là số lượng và chất lượng
con người có đủ điều kiện tham gia vào nền sản xuất.
Ở Việt Nam, khái niệm nguồn nhân lực được sử dụng từ khi bắt đầu công
cuộc đổi mới. Một số nhà khoa học tham gia chương trình khoa học – công nghệ
cấp nhà nước mang mã số KX – 07 do GS-TSKH Phạm Minh Hạc chủ nhiệm, cho
rằng “ Nguồn nhân lực được hiểu là số dân và chất lượng, bao gồm cả thể chất và
tinh thần, sức khỏe và trí tuệ, năng lực và phẩm chất”. theo cách tiếp cận này thì
Nguồn nhân lực nhân lực được hiểu là sự tổng hòa số lượng, chất lượng nguồn nhân
lực. Điểm chung mà ta có thể dễ nhận ra ở các định nghĩa trên tùy theo giác độ
nghiên cứu mà phân loại nguồn nhân lực theo các tiêu thức khác nhau.
1.1.2 Căn cứ vào nguồn gốc hình thành
Nguồn nhân lực sẳn có trong dân cư bao gồm toàn bộ những người trong
độ tuổi lao động, có khả năng lao động không kể làm việc hay không làm việc.
Nguồn nhân lực tham gia vào hoạt động kinh tế đây là những người có
công ăn việc làm, đang hoạt động trong các ngành kinh tế, văn hóa – xã hội. nguồn
nhân lực tham gia vào các hoạt động kinh tế, khác với nguồn nhân lực sẳn có trong
dân cư ở chổ nguồn nhân lực tham gia hoạt động kinh tế không tính đến bộ phận
những người trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động nhưng vì nhiều nguyên
nhân khác nhau chưa tham gia vào hoạt động kinh tế.
Nguồn nhân lực dự trữ là những người trong độ tuổi lao động, nhưng vì các

lý do khác nhau họ chưa có công việc làm ngoài xã hội. Số người này đóng vai trò
của một nguồn dự trữ về nhân lực gồm có những người tốt nghiệp ở các trường phổ


6

thông và các trường chuyên nghiệp, những người đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự
đang tìm việc làm.
1.1.3 Căn cứ vào số lượng nhân lực
Nói đến nguồn nhân lực của một tổ chức, một địa phương hay một quốc gia
nào, câu hỏi đầu tiên đặt ra là có bao nhiêu người và sẻ có thêm bao nhiêu người
nữa trong tương lai. Đó là những câu hỏi cho việc xác định về số lượng nguồn nhân
lực dựa trên hai yếu tố bên trong và bên ngoài của tổ chức như sự gia tăng về dân số
hay lực lượng lao động di dân.
1.1.4 Căn cứ vào chất lượng nhân lực
Chất lượng nguồn nhân lực là tổng hợp của các yếu tố như trí tuệ, trình độ,
sự hiểu biết, đạo đức, kỷ năng, sức khỏe… của người lao động. Trong các yếu tố
trên thì yếu tố trí lực và thể lực là hai yếu tố quan trọng trong việc xem xét đánh giá
chất lượng nguồn nhân lực
-

Trí lực là năng lực của trí tuệ là sự hiểu biết, trình độ chuyên môn, kỷ năng

lao động, năng khiếu… không chỉ do thiên bẩm mà còn phụ thuộc vào quá trình rèn
luyện, phấn đấu của mọi cá nhân.
-

Thể lực của con người không chỉ là sức khỏe của cơ bắp, mà còn là sự dẻo

dai của hoạt động thần kinh, sức mạnh của ý chí, khả năng vận động trí lực. Thể lực

là điều kiện để duy trì và phát triển, trí tuệ là phương tiện tất yếu để chuyển tải tri
thức vào hoạt động thực tiển phát huy lợi thế khi thể lực con người được phát triển.
Nhân lực là yếu tố không thể thiếu khi đánh giá về nguồn nhân lực, cơ cấu
nhân lực thể hiện trên các phương diện khác nhau như: trình dộ đào tạo, giới tính,
độ tuổi … Nhân lực của một quốc gia nói chung được quyết định bởi cơ cấu đào tạo
và cơ cấu kinh tế.
Các nguồn nhân lực tăng lên hàng năm cả về số lượng và chất lượng tuy
nhiên ở các nước khác nhau mức độ tăng cũng khác nhau. Tốc độ tăng hàng năm
của nguồn nhân lực quá cao tại các nước chậm phát triển (trong đó có Việt Nam)
đây là một thách thức rất lớn trong quá trình phát triển.


7

Tóm lại: Nguồn nhân lực là tiềm năng lao động của con người trên các mặt
số lượng, cơ cấu(ngành nghề và trình độ đào tạo, cơ cấu theo vùng miền, cơ cấu
theo ngành kinh tế) và chất lượng đáp ứng nhu cầu phát triển KT-XH trong phạm vi
quốc gia, vùng lãnh thổ, địa phương và thị trường lao động quốc tế.
Như vậy, khi nói đến nguồn nhân lực là nói đến sự kết hợp hài hòa giữa ba
yếu tố là Trí lực, thể lực và nhân cách thẩm mỹ. đây là các yếu tố cơ bản của người
lao động hướng đến sự phát triển toàn diện.
1.1.5 Khái niệm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Cũng giống như khái niệm nguồn nhân lực, khái niệm nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực cũng được hiểu theo nhiều quan điểm khác nhau.
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực bao hàm không chỉ nghiên về lĩnh
vực trình độ lành nghề hoặc về vấn đề đào tạo nói chung mà còn là sự nâng cao
năng lực và sử dụng năng lực đó của con người, tiến tới một việc làm hiệu quả và
thỏa mãn nghề nghiệp cuộc sống cá nhân, quan điểm này xem xét nguồn nhân lực ở
một phạm vi rộng. Nó không chỉ ở phương diện lành nghề mà là quá trình hoàn
thiện nhằm bổ sung, nâng cao kiến thức trong quá trình sống và làm việc nằm đáp

ứng nhu cầu của con người.
Theo TS Vũ Bá Thể (2005) thì nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là tổng
thể các hình thức, phương pháp, chính sách và biện pháp nhằm hoàn thiện và nâng
cao chất lượng con người lao động qua quá trình hoạt động trí tuệ, thể chất và phẩm
chất tâm lý nhằm phát triển những kiến thức làm việc cơ bản, nâng suất, sự tinh
thông và sự hài lòng. Đòi hỏi nguồn nhân lực cho sự phát triển KT-XH trong từng
giai đoạn phát triển.
Theo GS-TSKH Nguyễn Minh đường thì phát triển nguồn nhân lực là gia
tăng giá trị cho con người trên các mặt trí tuệ, kỷ năng lao động, thể lực, đạo đức…
để họ có thể tham gia vào lực lượng lao động, làm giàu cho đất nước góp phần cải
tạo xã hội cũng như phát huy truyền thống của dân tộc. Do đó nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực phải được tiến hành trên cả ba mặt là phát triển nhân cách, phát
triển sinh thể, tạo ra môi trường thuận lợi cho nguồn nhân lực phát triển.


8

Có rất nhiều cách tiếp cận nhưng cái chung nhất, nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực là quá trình nâng cao năng lực xã hội và tính năng động xã hội của con
người về mọi mặt, đồng thời phân bổ sử dụng và phát huy có hiệu quả nhất năng lực
đó để phát triển doanh nghiệp, tổ chức. Đó là quá trình để nâng cao năng lực cho
con người dưới dạng tiềm năng “vốn con người, vốn nhân lực”
-

Xét với góc độ kinh tế đây là quá trình được mô tả như sự tích lũy vốn có

của con người và sự đầu tư có hiệu quả vào sự phát triển kinh tế.
-

Xét với góc độ chính trị - xã hội là quá trình tạo dựng một lực lượng lao


động trung thành, chấp hành nghiêm các đường lối chính sách của Đảng và NN,
đảm bảo được về số lượng và chất lượng, trình độ nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển
KT-XH của quốc gia, vùng lãnh thổ.
-

Xét với góc độ cá nhân thì nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là nâng cao

tri thức, sức khỏe, kỷ năng thực hành để tăng năng suất lao động cải thiện cuộc
sống.
Nói chung, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là quá trình tạo sự chuyển
biến về số lượng và chất lượng với việc nâng cao hiệu quả sử dụng nhằm đáp ứng
nhu cầu ngày càng tốt hơn trong phát triển KT-XH của đất nước, của vùng, của
ngành hay của doanh nghiệp. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là tổng thể các
hình thức, phương pháp, chính sánh và biện pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao chất
lượng sức lao động nhằm đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực cho sự phát triển KTXH trong từng giai đoạn.
1.2 Vai trò của nguồn nhân lực và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Nguồn nhân lực là nguồn lực con người, là một trong những nguồn lực
quan trọng nhất của sự phát triển của xã hội. Vai trò đó bắt nguồn từ yếu tố con
người, con người là động lực của sự phát triển, bất cứ sự phát triển nào cũng có một
động lực thúc đẩy sự phát triển KT-XH dựa trên nhiều nguồn lực. Nhân lực, vật lực,
tài lực… song chỉ có nguồn lực con người mới tạo ra động lực cho sự phát triển.
Những nguồn lực khác muốn phát huy được tác dụng chỉ có thể thông qua nguồn
lực con người.


×