Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Nguyên cứu kiến thức về một số biện pháp tránh thai của học sinh sinh viên các trường cao đẳng và trung học chuyên nghiệp tại tp tuy hòa phú yên 2007

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (239.09 KB, 24 trang )

Đề tài:
NGHIÊN CỨU KIẾN THỨC VỀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP TRÁNH THAI
CỦA HỌC SINH, SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG VÀ TRUNG
HỌC CHUYÊN NGHIỆP TẠI THÀNH PHỐ TUY HÒA
PHÚ YÊN NĂM 2007
Người báo cáo: Nguyễn Vinh Quang


1.ĐẶT VẤN ĐỀ
Thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên là trung tâm văn hóa, kinh
tế, chính trị của tỉnh. Hiện tại trên địa bàn thành phố có 6 trường
Cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp, với số lượng sinh viên, học
sinh chuyên nghiệp hằng năm dao động từ 12.000 đến 14.000 người,
hầu hết ở độ tuổi từ 19 – 25. Mỗi năm tuyển sinh vào khoảng 4.000
– 5.000 sinh viên, học sinh mới. Sự hiểu biết về tâm sinh lý người
nói chung, sinh lý lứa tuổi nói riêng của học sinh, sinh viên còn
nhiều hạn chế, nhất là kiến thức về sức khỏe sinh sản. Sự tự do trong
sinh hoạt đã đẫn đến nhiều trường hợp học sinh, sinh viên mang thai
ngoài ý muốn. Nhiều trường hợp học sinh, sinh viên tìm đến các cơ
sở y tế tư nhân để nạo phá thai, có trường hợp nạo phá thai ở cơ sở
không an toàn dẫn đến nhiễm trùng, thủng tử cung và nhiều biến
chứng khác đe dọa đến tính mạng.
Theo số liệu thống kê của Liên đoàn kế hoạch hoá gia đình
quốc tế (IPPF): trên thế giới mỗi năm có hơn 15 triệu trẻ em gái từ
15-19 tuổi sinh con, hơn 2 triệu phụ nữ dưới 19 tuổi phá thai không
an toàn.
Ở Việt Nam, đã có một số công trình nghiên cứu về sức khoẻ
vị thành niên và thanh niên trên phạm vị quốc gia hoặc địa phương.
Năm 2003, Bộ y tế và Tổng cục thống kê tiến hành đề tài “ Điều tra
Quốc gia về Vị thành niên và Thanh niên Việt Nam”, đề tài nghiên
cứu trên nhiều lĩnh vực trong đó có đề cập đến kiến thức của vị


thành niên và thanh niên về các biện pháp tránh thai.
Tại Thừa Thiên Huế, từ tháng 3 năm 2002 đến tháng 3 năm
2003, Thạc sĩ Hoàng Thị Tâm đã tiến hành nghiên cứu “Thực trạng
hiểu biết, thái độ và hành vi về sức khoẻ sinh sản của học sinh trung
học phổ thông ở thành phố Huế”. Đề tài đánh giá hiểu biết, thái độ
và hành vi về sức khoẻ sinh sản và tìm hiểu một số yếu tố liên quan
tới sự hiểu biết, thái độ, hành vi về sức khoẻ sinh sản của học sinh
trung học phổ thông.
Cho đến nay chưa có nghiên cứu nào về kiến thức, thái độ và
hành vi về sức khoẻ sinh sản nói chung, các biện pháp tránh thai nói
2


riêng của học sinh, sinh viên trong các trường Cao đẳng và Trung
học chuyên nghiệp. Nhằm đánh giá đúng kiến thức của học sinh,
sinh viên về sức khỏe sinh sản nói chung, các biện pháp tránh thai
nói riêng, nhất là biện pháp tránh thai hiện đại, từ đó tìm ra các giải
pháp tuyên truyền thích hợp giúp cho học sinh, sinh viên trong các
trường Cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp trên địa bàn thành
phố Tuy Hòa hiểu đúng và đầy đủ về các biện pháp tránh thai, đặc
biệt là các biện pháp dùng bao cao su, thuốc tránh thai từ đó giảm
được các trường hợp mang thai ngoài ý muốn. Đó là lý do chúng tôi
chọn đề tài:
NGHIÊN CỨU KIẾN THỨC VỀ MỘT SỐ BIỆN
PHÁP TRÁNH THAI CỦA HỌC SINH, SINH VIÊN CÁC
TRƯỜNG CAO ĐẲNG VÀ TRUNG HỌC CHUYÊN NGHIỆP
TẠI THÀNH PHỐ TUY HÒA – PHÚ YÊN NĂM 2007
Đề tài nghiên cứu nhằm các mục tiêu sau:
-Xác định tỷ lệ học sinh, sinh viên biết được các biện pháp
tránh thai, nhất là 04 biện pháp tránh thai phổ biến và tỷ lệ học sinh,

sinh viên biết cách sử dụng bao cao su và thuốc tránh thai.
-Đề ra giải pháp tuyên truyền thích hợp nhằm nâng cao kiến
thức về chăm sóc sức khỏe sinh sản và các biện pháp tránh thai cho
học sinh, sinh viên.

3


2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là Sinh viên, học sinh của
3 trường Cao đẳng xây dựng số 3, Trung học y tế và Trung học kinh
tế kỹ thuật, có độ tuổi từ 19 – 25 tuổi (những người sinh từ năm
1982 đến 1988).
2.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu theo phương pháp mô
tả cắt ngang
2.2.2 Cỡ mẫu và chọn mẫu
* Cỡ mẫu : Tính theo công thức
p ( 1 – p)
n = γ2
C2
+ n : Cỡ mẫu nhỏ nhất hợp lý
+ Ước đoán p = 0,5
+ Ứng với khoảng tin cậy 95% có γ = 1,96
+ Chấp nhận C = 0,06 ( sai số chọn 6% ).
Tính được cỡ mẫu:

n = 267.


* Kỹ thuật chọn mẫu
-

Mẫu chỉ tiêu: Trong đó

+ Trường Cao đẳng xây dựng số 3 chọn : 100
+ Trường Trung học y tế chọn :

100

+ TrườngTrung học kinh tế kỹ thuật chọn : 67
- Dựa vào danh sách của các lớp, lấy số lẻ theo số thứ tự
của mỗi lớp để phỏng vấn cho đến đủ số lượng qui định.
2.2.3. Phương pháp thu thập số liệu
Sử dụng phiếu phỏng vấn để phỏng vấn trực tiếp

4


2.2.3.1 Phiếu phỏng vấn
- Phiếu phỏng vấn được thiết kế gồm 2 phần, phần hành
chính và phần các câu hỏi, câu trả lời để khảo sát kiến thức về các
biện pháp tránh thai của học sinh, sinh viên.
- Phần hành chính để biết tên, tuổi, dân tộc : Phần này có
01 câu hỏi (câu hỏi 1).
- Phần các câu hỏi, câu trả lời nhằm đánh giá kiến thức về:
các biện pháp tránh thai; các biện pháp tránh thai hiện đại; các biện
pháp tránh thai dùng cho nam, nữ; cách sử dụng bao cao su tránh
thai, thuốc tránh thai; thông tin về các biện pháp tránh thai nhận
được qua nguồn nào…

2.2.3.2 . Phương pháp tiến hành
Khi tiến hành phỏng vấn, các điều tra viên được chia từng địa
bàn để tiến hành điều tra.
Điều tra viên sử dụng phiếu phỏng vấn và ghi lại câu trả lời
một cách trung thực.
2.2.3.3. Kỹ thuật thu thập thông tin:
Thu thập thông tin theo đúng trình tự qui định
2.2.4. Xử lý số liệu: Sau khi thu thập được các số liệu qua
điều tra, dùng phần mềm SPSS for Window 11.0 để xử lý số liệu.

5


3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
3.1. Đặc trưng cơ bản của đối tượng nghiên cứu
3.1.1. Giới và tuổi
Bảng 3.1. Tuổi và giới
Tuổi 19 - 20 21– 22 23 - 24
Giới
Nam
Nữ
Tổng số

24
57
81

51
92
143


30
38
68

25 Tổng số Tỷ lệ
8
4
12

113
191
304

37,2%
62,8%
100%

Trong tổng số 304 đối tượng được phỏng vấn có 113 đối
tượng Nam chiếm tỷ lệ 37,2% và 191 đối tượng Nữ, chiếm tỷ lệ
62,8%. Lứa tuổi 21-22 có số lượng nhiều nhất 143/304; lứa tuổi 22
-23 có 68/304 đứng thứ hai, kế tiếp là lứa tuổi 19-20 có 81/304, lứa
tuổi 25 chỉ có 12/304.

Nam
37%

Nữ
63%
Biểu đồ 3.1: Biểu đồ phân bố đối tượng phỏng

vấn theo giới

6


3.1.2. Dân tộc
Bảng 3.2. Đối tượng được phỏng vấn phân theo Dân tộc
Tuổi 19-20 21- 22 23- 24
Dân tộc
DT Kinh
79
143
67
DT thiểu số 2
0
1

25
12
0

Tổng số

Tỷ lệ

301
3

99%
1%


Trong 304 em được phỏng vấn có 301 (chiếm tỷ lệ 99%) em là
người kinh, 3 em là người dân tộc thiểu số (chiếm tỷ lệ 1%). Vì tỷ lệ
chênh lệch khá cao giữa người kinh và người dân tộc thiểu số nên
trong nghiên cứu này không đánh giá được có liên quan đến kiến
thức về SKSS nói chung, các BPTT nói riêng giữa Học sinh, Sinh
viên là người kinh và người dân tộc thiểu số.
3.2. Kiến thức về ngày DTT trong vòng kinh của Học sinh,
Sinh viên
3.2.1. Kiến thức của Học sinh, Sinh viên Nam
Bảng 3.3 a. Hiểu biết của Nam
Tuổi 19 - 20 21 - 22 23 - 24
TGDTT
5-8
4
13
11
9-11
4
10
5
12-17
7
8
3
20-25
4
6
5
26-29

6
9
8
Tổng số
25
46
32

25

Tổng số

Tỷ lệ

4
3
2
0
1
10

32
22
20
15
24
113

28%
11%

17%
13%
21%
100%

Trong số 113 em Nam được hỏi ”Trong chu kỳ kinh nguyệt
của người phụ nữ, những ngày nào là ngày dễ thụ thai nếu sinh
hoạt tình dục mà không được bảo vệ”, có 20 em trả lời đúng ngày
DTT là những ngày từ 12 – 17 sau khi thấy kinh, chiếm tỷ lệ 17%.
Tỷ lệ này thấp hơn so với điều tra quốc gia về VTN và TN Việt
Nam 21,1% [5 ], có đến 83% hiểu không đúng. Đây là một trong các
nguyên nhân làm cho tỷ lệ mang thai ngoài ý muốn còn xảy ra ở
trong Học sinh, Sinh viên.

7


3.2.2. Kiến thức của Học sinh, Sinh viên Nữ
Bảng 3.3b. Hiểu biết của Nữ
Tuổi 19 - 20 21- 22
TGDTT
5-8
13
4
9-11
10
18
12-17
15
43

20-25
5
10
26-29
18
17
Tổng số
61
92

23 - 24
8
5
12
2
4
31

25
0
2
3
1
1
7

Tổng
số
25
35

73
18
40
191

Tỷ lệ
13%
18%
38%
9%
20%
100%

Trong tổng số 191 em có 73 em trả lời đúng những ngày DTT
là những ngày từ 12-17 sau khi thấy kinh, chiếm tỷ lệ 38%. Tỷ lệ
Nữ biết ngày DTT trong nghiên cứu này cao hơn kết quả điều tra
của Bộ y tế và Tổng cục thống kê thực hiện (33,3%).
3.2.3. Hiểu biết về TGDTT tính chung cho cả Nam và Nữ
Bảng 3.4a. Tổng số trả lời đúng thời gian DTT trong vòng kinh
Tuổi 19 – 20 21 – 22 23 – 24 25
TGDTT
12-17
22
51
15
5

Tổng
số
93


Tỷ lệ
30,5%

Trong số 304 em được phỏng vấn, có 93 em trả lời TGDTT là
từ ngày 12-17 sau khi thấy kinh, chiếm tỷ lệ 30,5%. Trong nghiên
cứu này cao hơn so với điều tra của Bộ y tế và Tổng cục thống kê
( 27,8%) [5].
3.2.4. Hiểu biết về TGDTT theo giới
Bảng 3.4b. Trả lời đúng về TGDTT trong vòng kinh.
Tuổi 19 – 20 21 – 22 23 Giới
24
Nam
7
8
3
Nữ
15
43
12
Tổng số
22
51
15

25
2
3
5


Tổng số Tỷ lệ
20
73
93

22%
78%
100%

8


Bảng 3.4b cho thấy trong 93 em biết chính xác ngày DTT thì Nữ có
73 em, chiếm tỷ lệ 78%, Nam chỉ có 20, chiếm tỷ lệ 22%.

80%
60%
78%

40%
20%
0%

22%
Nam

Nữ

Biểu đồ 3.2: Biểu đồ mô tả tỷ lệ trả lời đúng ngày
DTT trong vòng kinh theo giới


3.3. Kiến thức về các BPTT
3.3.1. Kiến thức chung về các BPTT
Bảng 3.5. Biết về các BPTT
BPTT
Giới
Nam
Nữ
Cộng

Biết BPTT
n
103
180
283

%
91,2%
94,2%
93,1%

Khơng biết
BPTT
n
10
11
21

%
8,8%

5,8%
6,9

Tổng cộng
n
113
191
304

%
100%
100%
100%

Bảng 3.5 cho thấy trong 304 em được hỏi ”Có biết về biện
pháp tránh thai khơng” có 283 em trả lời có biết, chiếm tỷ lệ
93,1%. Phân tích theo Nam, Nữ cho thấy trong 113 em Nam, có 103
em trả lời biết BPTT chiếm tỷ lệ 91,2% ; trong 191 em Nữ được hỏi
có 180 em trả lời biết, chiếm tỷ lệ 94,2%. Như vậy tỷ lệ biết BPTT
chung ở nghiên cứu này là 93,1%, tỷ lệ này thấp hơn trong nghiên
cứu của Hồng Thị Tâm 98,4% [20] và trong nghiên cứu của Bộ y
tế và Tổng cục thống kê 97% [5].

9


3.3.2 . Hiểu biết của Nam về BPTT
Bảng 3.6a: Hiểu biết của Nam về các BPTT.
Tuổi 19-20
BPTT

Tính vòng kinh
DCTC
Thuốc uống TT
Thuốc tiêm TT
Bao cao su
Đình sản Nam
Đình sản Nữ
BPTTkhẩn cấp

3
6
19
1
20
3
1
2

21- 22 23 - 24
8
16
36
3
42
5
4
3

9
12

26
1
28
5
1
1

25 Tổng
số
1
21
3
37
8
89
2
7
8
98
4
17
3
9
1
7

Tỷ lệ
18,6%
32,7%
78,8%

6,2%
86,7%
15%
7,9%
6,2%

Trong 113 em Nam được hỏi có 21 em nêu được biện pháp
Tính vòng kinh, tỷ lệ 18,6% ; DCTC 37, tỷ lệ 32,7%; Thuốc uống
tránh thai 98, tỷ lệ 78,8%; Thuốc tiêm tránh thai 7, tỷ lệ 6,2%; Bao
cao su 98, tỷ lệ 86,7%; Đình sản Nam 17, tỷ lệ15%; Đình sản Nữ 9,
tỷ lệ 7,9%; Tránh thai khẩn cấp 7, tỷ lệ 6,2%. Biện pháp mà các
Học sinh, Sinh viên Nam kể được nhiều là Bao cao su 86,7%, Thuốc
uống tránh thai 78,8%, DCTC : 32,7%, Tính vòng kinh 18,6%. Các
tỷ lệ này hầu hết đều thấp hơn trong nghiên cứu của Bộ y tế và Tổng
cục thống kê(97%) kể được 5,6/10 biện pháp [5]. Nhóm tuổi 21-22;
23-24 có mức độ hiểu biết về BPTT cao hơn nhóm 19-20 và nhóm
25. Qua kết quả này cho chúng ta thấy trong truyền thông về các
biện pháp tránh thai cần tập trung tuyên truyền các biện pháp tránh
thai như Bao cao su, Thuốc uống ngừa thai, Tính vòng kinh. Tuy
nhiên cần lưu ý tuyên truyền cho các em về biện pháp Tránh thai
khẩn cấp.

10


3.3.3. Hiểu biết của Nữ về BPTT
Bảng 3.6b: Hiểu biết của Nữ về các BPTT
Tuổi 19- 20 21- 22 23- 24
BPTT
Tính vòng kinh

DCTC
Thuốc uống TT
Thuốc tiêm TT
Bao cao su
Đình sản Nam
Đình sản Nữ
Biện pháp tránh
thai khẩn cấp

7
16
51
2
51
6
6
3

16
43
79
12
76
12
10
3

4
14
31

1
30
7
8

25
3
4
4

Tổng
số
27
76
165
15
161
25
24
6

Tỷ lệ
14,1%
39,8%
86,3%
7,8%
84,2%
13%
12,5%
3,1%


Trong 191 em Nữ được hỏi tỷ lệ như sau: Thuốc uống tránh
thai có 165 em chiếm tỷ lệ 86,3%; Bao cao su 161 em, tỷ lệ 84,2%;
DCTC 76 em, tỷ lệ 39,8%; Tính vòng kinh 27 em, tỷ lệ 14,1%; Đình
sản Nam 25 em, tỷ lệ 13%; Đình sản Nữ 24 em, tỷ lệ 12,5%; Thuốc
tiêm tránh thai 15 em, tỷ lệ 7,8%; Biện pháp tránh thai khẩn cấp chỉ
có 6 em, tỷ lệ 3,1%. Tỷ lệ hiểu biết các BPTT trong nghiên cứu này
này thấp hơn so với nghiên cứu của Bộ y tế và Tổng cục thống kê
( 97%) [5] và so với nghiên cứu của Hòang Thị tâm ở Thừa Thiên
Huế .
3.3.4. Hiểu biết về BPTT chung cho cả 2 giới
Bảng 3.6c. Hiểu biết BPTT chung cho cả 2 giới
Số lượng
BPTT
Tính vòng kinh
DCTC
Thuốc uống TT
Thuốc tiêm TT
Bao cao su

Tổng số

Tỷ lệ

48
113
254
22
259


15,8%
37%
83,6%
7,2%
85%

11


Đình sản Nam
Đình sản Nữ
Biện pháp tránh thai khẩn
cấp

42
33
13

13,8%
10,8%
4,3%

Trong 304 em cả Nam và Nữ được hỏi tỷ lệ biết các BPTT
như sau: Bao cao su 85%; Thuốc uống tránh thai 83,6%; DCTC
37%; Tính vòng kinh 15,8%; Đình sản Nam 13,8%; Đình sản Nữ
10,8%; Thuốc tiêm tránh thai 7,2% và Tránh thai khẩn cấp 4,3%.
Kết quả này thấp hơn trong nghiên cứu Hoàng Thị Tâm ở Thừa
Thiên Huế lần lượt như sau: Bao cao su 98,4%; Thuốc uống tránh
thai 90,4%; Dụng cụ tử cung 64,6%; Đình sản Nam, Nữ 46,6%;
Thuốc tiêm tránh thai 17% và Tránh thai khẩn cấp 13,2% [20].

Đồng thời cũng cao hơn trong nghiên cứu của Vụ
BVSKBMTE/KHHGĐ của Bộ y tế là Bao cao su 81,3%; Thuốc
uống tránh thai 57,7%[20]. Riêng các biện pháp như DCTC, đình
sản Nam, Nữ, tránh thai khẩn cấp thì nghiên cứu của chúng tôi có
kết quả thấp hơn nghiên cứu của Vụ BVSKBMTE/KHHGD lần lượt
là 77,9%; 69,7%[20].
Điều này có thể là do Vị Thành niên, Thanh niên nói chung và
Học sinh, sinh viên của Phú Yên nói riêng ít được tiếp cận với các
phương tiện thông tin đại chúng so với các vùng khác.
3.4. Hiểu biết BPTT dùng cho Nam, Nữ
3.4.1. Hiểu biết của Nam
Bảng 3.7a. Về BPTTdùng cho Nữ
Tuổi 19- 20 21- 22 23- 24
BPTT
Tính vòng kinh
Thuốc uống TT
Thuốc tiêm tránh thai
DCTC
Đình sản nữ
BPTT khẩn cấp

2
4
1
8
2

4
34
3

16
2

23
1
12
2
1

25 Tổng
số
1
7
6
77
5
3
39
4
10
1

Tỷ lệ
6,19%
68,14
4,4%
34,5%
8,8%
0,9%


12


Trong 113 em Nam được hỏi ”Theo anh, chị các biện pháp
tránh thai nào áp dụng cho nam, biện pháp nào áp dụng cho nữ ”
thì các em liệt kê được các biện pháp dùng cho nữ cho kết quả trên
bảng. Như vậy các biện pháp tránh thai dùng cho Nữ được Nam giới
biết đến nhiều là: Thuốc uống tránh thai 68,14%; DCTC 34,5%; còn
các biện pháp khác tỷ lệ rất thấp.
Bảng 3.7b. Về BPTT dùng cho Nam
Tuổi 19- 20 21- 22 23- 24
BPTT
Bao cao su
16
Đình sản nam
3
Xuất tinh ngoài âm 2
đạo

42
7
5

25
7
3

25 Tổng
số
7

90
4
21
1
11

Tỷ lệ
79,6%
18,6%
9,7%

Với các biện pháp dùng cho nam, kết quả trả lời của các em
Nam thể hiện ở bảng 3.7b : Bao cao su có 90 em, tỷ lệ 79,6%; Đình
sản nam 21 em, tỷ lệ 18,6% và Xuất tinh ngòai âm đạo có 11 em, tỷ
lệ 9,7%. Như vậy các em Nam biết biện pháp Bao cao su chiếm tỷ lệ
khá cao
3.4.2. Hiểu biết của Nữ.
Bảng 3.8a. Về BPTT dùng cho Nam
Tuổi 19- 20 21- 22 23- 24
BPTT
Bao cao su
53
Đình sản nam
8
Xuất tinh ngoài âm 9
đạo

76
17
6


30
5
4

25 Tổng
số
4
163
30
1
20

Tỷ lệ
85,3%
15,7%
10,4%

Bảng 3.8b. Về BPTT dùng cho Nữ
Tuổi 19- 20 21- 22 23- 24
BPTT
Tính vòng kinh
Thuốc uống TT
Thuốc tiêm TT

3
53
3

9

78
5

2
29
1

25 Tổng
số
14
4
164
9

Tỷ lệ
7,3%
85,8%
4,7%

13


DCTC
Đình sản nữ
BPTT khẩn cấp

20
6

41

7
4

14
4

1
2

76
19
4

39,8%
9,9%
2%

Kết quả ở bảng 3.8a và 3.8b cho thấy, trong 191 em gái đươc
hỏi ”Theo anh, chị các biện pháp tránh thai nào áp dụng cho
nam, biện pháp nào áp dụng cho nữ”, thì các biện pháp tránh thai
dùng cho Nam: Bao cao su 163 em, tỷ lệ 85,3%; Đình sản nam 30,
tỷ lệ 15,7%; Xuất tinh ngòai âm đạo 20 em, tỷ lệ 10,4%. Biện pháp
tránh thai dùng cho nữ: Tính vòng kinh 14 em, tỷ lệ 7,3%; Thuốc
uống tránh thai 164, tỷ lệ 85,8%; Thuốc tiêm tránh thai 9 em, tỷ lệ
4,7%; DCTC 76 em, tỷ lệ 39,8%; Đình sản nữ 19, tỷ lệ 9,9%; Biện
pháp tránh thai khẩn cấp chỉ có 4 em, tỷ lệ 2%.
Qua số liệu trên cho thấy kiến thức về các BPTT dùng cho
Nam, Nữ thì các em gái có hiểu biết tốt hơn các em Nam. Tỷ lệ các
em Nữ biết về Bao cao su dùng cho Nam cao hơn so với hiểu biết
của Nam (85,3%, 79,6%); Hiểu biết của Nữ về biện pháp Thuốc

uống tránh thai của Nữ cao hơn Nam rất nhiều (85,8%, 68,14%);
DCTC các em Nữ biết là biện pháp tránh thai dùng cho nữ cũng cao
hơn Nam (39,8% , 34,5%). Còn các biện pháp tránh thai khác tỷ lệ
hiểu biết khá thấp ở cả 2 giới.
Đây cũng là vấn đề mà các nhà chuyên môn, các thầy cô giáo
trong trường học cần quan tâm trong triển khai các hoạt động truyền
thông.
3.5. Kiến thức về sử dụng Bao cao su và thuốc tránh thai
Bảng 3.9a. Hiểu biết của Nam
Tuổi 19- 20 21- 22
Biện pháp
Bao cao su
Thuốc uống tránh
thai

6
4

7
10

23- 24
3
6

25 Tổng Tỷ lệ
số
2
18/113 15,9%
1

21/113 18,6%

Trong tổng số 113 em Nam được hỏi cách sử dụng bao cao su.
Có 18 em, tỷ lệ 15,9% nói đúng cách dùng bao cao su để tránh thai.
Tỷ lệ nói đúng cách dùng bao cao su rất thấp ở Nam giới chứng tỏ
14


các em rất thiếu kiến thức về biện pháp tránh thai này. Chỉ có 21 em
nói được cách dùng thuốc uống tránh thai đúng cách, tỷ lệ 18,6%.
Đây là tỷ lệ khá thấp, điều này chứng tỏ các em Nam biết cách dùng
thuốc uống tránh thai thấp, còn một số rất lớn không biết cách dùng
đúng BCS và viên thuốc tránh thai.
Bảng 3.9b. Hiểu biết của Nữ
Tuổi 19- 20 21- 22 23- 24
Biện pháp
Bao cao su
Thuốc uống tránh
thai

7
14

2
21

1
6

25 Tổng số

1
0

11/191
41/191

Tỷ lệ
5,7%
21,4%

Trong số 191 em Nữ được hỏi về cách sử dụng bao cao su, có
11 em, tỷ lệ 5,7% nói đúng cách sử dụng BCS, Còn lại 180 em, tỷ lệ
94% trả lời sai cách sử dụng BCS. Như vậy số em Nữ nói đúng cách
dùng BCS tránh thai rất thấp. Chỉ 41 em/ 191 chiếm tỷ lệ 21,4% em
Nữ nói đúng cách dùng viên thuốc tránh thai. Nhưng tỷ lệ học sinh,
sinh viên trong nghiên cứu này biết cách dùng 2 phương pháp này
quá thấp.
25.00%

21.40%

20.00%
15.00%
10.00%
5.70%
5.00%
0.00%

Bao cao su


Thuoác uoáng traùnh thai

Biểu đồ 3.3. Mô tả hiểu biết của Nữ về sử dụng đúng cách Bao
cao su và thuốc uống ngừa thai.

15


3.9c. Bảng hiểu biết cách dùng BCS và Thuốc uống tránh thai
chung cho cả 2 giới
Giới

Nam

Nữ

Tổng cộng

Biện pháp
Bao cao su
Thuốc uống tránh thai

n
18
21

%
5,9
6,9


n
11
41

%
3,6
13,5

n
29
62

%
9,5
20,4

Trong tổng số 304 em được hỏi chỉ có 29/304 em, chiếm tỷ lệ
9,5% em trả lới đúng cách dùng BCS; 62/304, tỷ lệ 20,4% trả lời
đúng cách dùng thuốc uống tránh thai.
Học sinh, sinh viên biết 2 BPTT này quá thấp, đây là điều
đáng báo động, là một trong những nguy cơ dẫn đến mang thai
ngoài ý muốn cho VTN,TN nói chung, Học sinh, Sinh viên trong
các trường chuyên nghiệp nói riêng.
3.6. Kiến thức về biện pháp tránh thai khẩn cấp
3.6.1. Nêu được tên BPTT khẩn cấp
Bảng 3.10. Biết BPTT khẩn cấp
Tuổi 19 - 20
Giới
Nam
21

Nữ
57

21 - 22

23- 24

46
85

28
34

25
8
4

Tổng số

Tỷ lệ

103/113
180/191

91%
94,2%

Trong số 304 em được hỏi ” Anh, Chị có biết biện pháp tránh
thai khẩn cấp không? ”, có 103/113 em Nam trả lời có biết, chiếm
tỷ lệ 91%. Cũng câu hỏi này cho nữ thì có 180/191 em Nữ trả lời có

biết, chiếm tỷ lệ 94,2% (Bảng 3.10). Trong nghiên cứu này của
chúng tôi tỷ lệ biết biện pháp tránh thai khẩn cấp ở Nam 91%, Nữ
94,2% là cao hơn nhiều so với nghiên cứu của Hoàng Thị Tâm ở
Thừa Thiên Huế 43,4%[20].

16


95%

94.20%

94%
93%
92%
91%

91%

90%
89%
Nam

Nữ

Biểu đồ 3.4. Biểu đồ mô tả biết BPTT khẩn cấp

3.6.2. Nêu đúng tên thuốc tránh thai khẩn cấp theo tuổi, giới.
Bảng 3.11. Nêu đúng tên thuốc tránh thai khẩn cấp
Tuổi 19- 20 21- 22 23- 24

Giới
Nam
Nữ
Tổng số

6
13
19

19
28
47

12
9
21

25
4
2
8

Tổng số

Tỷ lệ

41/103
52/180
93/283


39,8%
28,8%
32,8%

Trong số 113 em Nam trả lời có biết biện pháp tránh thai khẩn
cấp, chỉ có 41 em nêu đúng tên thuốc Postinor, chiếm tỷ lệ 39,8%.
Cũng tương tự trên ở Nữ có 52/180 em, chiếm tỷ lệ 28,8%. Tỷ lệ
Nam trong nghiên cứu này nêu đúng tên thuốc tránh thai khẩn cấp
cao hơn Nữ (39,8% so với 28,8%). Điều này cũng làm cho người
nghiên cứu khá ngạc nhiên, bởi vì thuốc tránh thai khẩn cấp là biện
pháp dùng cho Nữ, mà các em Nữ lại biết ít hơn Nam. Tổng số các
em nói đúng tên viên thuốc tránh thai khẩn cấp trong nghiên cứu
này là 93/283, chiếm tỷ lệ 32,8% cao hơn so với nghiên cứu của
Hồng Thị Tâm ở Thừa Thiên Huế 13,2% [20].
3.6.3. Hiểu đúng về cách dùng thuốc tránh thai khẩn cấp
Bảng 3.12.Nói đúng cách dùng viên thuốc tránh thai khẩn cấp
Tuổi 19 - 20 21 - 22 23 – 24

25

Tổng

Tỷ lệ
17


Giới
Nam
Nữ


2
2

1
12

1
5

số
4/41
20/52

1

9,7%
38,4%

Kết quả 41 em Nam nói đúng tên thuốc tránh thai khẩn cấp chỉ
có 4 em biết các dùng đúng viên thuốc tránh thai khẩn cấp này, tỷ lệ
9,7%; tương tự như vậy trong số 52 em Nữ nói đúng tên thuốc tránh
thai khẩn cấp thì có 20 em nói đúng cách dùng viên thuốc tránh thai
này, tỷ lệ 38,4%. Nếu tính chung cho cả Nam và Nữ thì có 24/93 em
nói đúng cách dùng viên thuốc tránh thai khẩn cấp, chiếm tỷ lệ
25,8%.
Qua các bảng 3.11 và 3.12 cho thấy tỷ lệ nói đúng viên thuốc
tránh thai khẩn cấp chỉ có 32,8%; nói được cách dùng đúng viên
thuốc này, chiếm tỷ lệ chỉ có 25,8%. Điều này cho thấy giữa biết
được viên thuốc tránh thai khẩn cấp và dùng đúng cách viên thuốc
này còn một khỏang cách khá xa.

45.00%
40.00%

38.40%

35.00%
30.00%
25.00%
20.00%
15.00%
10.00%

9.70%

5.00%
0.00%
Nam

Nữ

Biểu đồ 3.6. Nói đúng cách dùng viên thuốc TT KC

3.7. Hiểu biết các BPTT qua các nguồn thơng tin theo giới, tuổi
3.7.1. Hiểu biết của Nam
Bảng 3.13a: Hiểu biết của Nam về BPTT từ các nguồn thơng tin
18


Tuổi 19-20
Kênh

Tivi
Báo chí
Đi pht thanh
Người thân
Bạn bè
Sinh hoạt nhóm
Sinh hoạt ĐT
Cán bộ y tế
Tự tìm hiểu

15
11
7
5
11
6
7
8
7

21- 22 23- 24
26
25
15
11
16
6
15
19
12


18
19
11
10
18
9
15
15
10

25 Tổng số
6
7
3
2
4
2
5
4
4

65
62
36
28
49
23
42
46

33

Tỷ lệ
57,5%
54,8%
31,8%
24,7%
43,3%
20,3%
37,1%
40,7%
29,2%

Trong 113 em Nam được hỏi ”Anh, Chị biết thông tin về các
biện pháp tránh thai từ đâu ?”, có 65 em trả lời qua Tivi, tỷ lệ
57,5%; 62 em qua Báo chí, tỷ lệ 54,8%; 36 qua ĐPT, tỷ lệ 31,8%;
28 qua người thân, tỷ lệ 24,7%; 49 qua Bạn bè, tỷ lệ 43,3%; qua
sinh hoạt nhóm 23, chiếm tỷ lệ 20,3%; sinh hoạt đoàn thể có 42 em,
tỷ lệ 40,7%; qua cán bộ y tế 46 em, tỷ lệ 40,7% và tự tìm hiểu có 33
em, tỷ lệ29,2%. Như vậy kiến thức về các BPTT của các em Nam
có được chủ yếu qua các kênh như Tivi, Báo chí, Bạn bè và qua Cán
bộ y tế. Sau đó mới đến kênh ĐPT, Sinh hoạt đoàn thể và tự tìm
hiểu.

3.7.2. Hiểu biết của Nữ
Bảng3.13b: Hiểu biết của Nữ về BPTT từ các nguồn thông tin
Tuổi 19- 20
Kênh
Tivi
Báo chí

Đi pht thanh

31
32
10

21- 22

23- 24

25

47
62
22

18
16
6

3
4
3

Tổng
số
99
114
41


Tỷ lệ
51,8%
59,7%
21,4%

19


Người thân
Bạn bè
Sinh hoạt nhóm
Sinh hoạt đoàn thể
Cán bộ y tế
Tự tìm hiểu

18
18
5
21
13
10

34
38
13
30
37
22

9

8
1
9
8
7

2
2
3
3
3
4

63
66
22
63
61
43

32,9%
34,5%
11,5%
33%
31,9%
22,5%

Kết quả ở bảng trên cho thấy trong số 191 em Nữ được hỏi ”
Anh, Chị biết thông tin về các biện pháp tránh thai từ đâu ?”. Có
99 em trả lời qua Tivi tỷ lệ 51,8%; Báo chí 114 em, tỷ lệ59,7%; qua

ĐPT có 41 em, tỷ lệ 21,4%; qua người thân 63 em, tỷ lệ 32,9%; bạn
bè 66 em, tỷ lệ 34,5%; qua Sinh hoạt nhóm 22 em, tỷ lệ 11,5%; qua
Sinh hoạt đoàn thể 63 em, tỷ lệ 33%; qua Cán bộ y tế 61 em, tỷ lệ
31,9% và tự tìm hiểu 43 em, tỷ lệ 22,5%. Các tỷ lệ này cũng tương
đương ở Nam giới.
3.9. Hiểu biết các BPTT qua các nguồn thông tin cho cả 2 giới
Bảng 3.14. Hiểu biết về các BPTT của học sinh, sinh viên qua
các kênh
Giới

Nam

Nữ

n
65
62
36
28
49
23
42
46
33

n
99
114
41
63

66
22
63
61
43

Tổng cộng

Kênh
Tivi
Báo chí
Đài phát thanh
Người thân
Bạn bè
Sinh hoạt nhóm
Sinh hoạt đoàn thể
Cán bộ y tế
Tự tìm hiểu

n
164/304
176/304
77/304
91/304
115/304
45/304
105/304
107/304
76/304


%
53,9
57,9
25,3
29,9
37,8
14,8
34,5
35,1
25

Trong tổng số 304 em được hỏi ” Anh, Chị biết thông tin về
các biện pháp tránh thai từ đâu ?” có 164 em, tỷ lệ 53,9% trả lời
qua Tivi, tỷ lệ này thấp hơn trong nghiên cứu của Hoàng Thị Tâm ở
Thừa Thiên Huế 63,8% [20], Nguyễn Minh Thắng là 61% [3] ;

20


176/304, tỷ lệ 57,9% qua Báo chí, thấp hơn nghiên cứu của Hoàng
Thị Tâm 71,8% [20] và cao hơn kết quả nghiên cứu của Nguyễn
Minh Thắng 54,7% [3]. Qua ĐPT 77/304, chiếm tỷ lệ25,3%, thấp
hơn nghiên cứu của Hoàng Thị Tâm (47%), và Nguyễn Minh Thắng
là 49,8% [3]; qua Người thân, Bạn bè lần lượt là 29,9% và 37,8%
các tỷ lệ này cao hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Minh Thắng
(17,2%) [3]; qua Sinh hoạt nhóm 45/304 chiếm tỷ lệ 14,8%; Sinh
hoạt đoàn thể có 105/304, tỷ lệ 34,5 %; qua Cán bộ y tế có 107/304,
tỷ lệ 35,1% và 76/304 em tự tìm hiểu, tỷ lệ 25%.
Với những kết quả đó, cho thấy các em biết được các BPTT
qua các kênh thông tin đại chúng như Tivi, Báo chí, ĐPT là nhiều

nhất. Tiếp đó là qua các kênh như Người thân, Bạn bè, Cán bộ y tế,
qua Sinh hoạt nhóm, Sinh hoạt đoàn thể hoặc tự tìm hiểu.
Điều này cũng phù hợp với các nhân xét của nhiều tác giả như
Hoàng Thị Tâm ở Thừa Thiên Huế [20], Nguyễn Minh Thắng ở Hà
Nội [3]. Cũng như nhiều nghiên cứu ở các nước đều cho rằng: Mục
tiêu của truyền thông nói chung, truyền thông về sức khỏe sinh sản
nói riêng là làm cho đối tượng chuyển đổi nhận thức thay đổi thái độ
và hành vi của mình. Truyền thông có nhiều hình thức và phương
pháp, nhưng tập trung chủ yếu có hai loại hình truyền thông đó là
Truyền thông gián tiếp và Truyền thông trực tiếp. Trong đó Truyền
thông gián tiếp ( Tivi, Báo chí, Phát thanh,...) làm thay đổi nhận
thức nhanh hơn, còn Truyền thông trực tiếp như sinh hoạt nhóm, tư
vấn, nói chuyện chuyên đề, hội họp... lại làm thay đổi hành vi nhanh
hơn.

21


Biểu đồ 3.7. Biết về các BPTT qua các nguồn thông tin
4. KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 304 học sinh, sinh viên các trường Cao đẳng
và Trung học chuyên nghiệp trên địa bàn thành phố Tuy Hòa, tỉnh
Phú Yên, chúng tôi kết luận:
1. Kiến thức về các BPTT
- Học sinh, sinh viên biết về ngày dễ thụ thai trong vòng kinh của
người phụ nữ là 30,5% .
- Biết về các biện pháp tránh thai : 93,1%
- Biết từng biện pháp tránh thai:
+ Tính vòng kinh


: 13,7%

+ DCTC

: 37%

+ Thuốc uống tránh thai : 83,6%
+ Thuốc tiêm tránh thai : 7,2%
+ Bao cao su

: 85%

+ Đình sản Nam

: 13,8%

+ Đình sản Nữ

: 10,8%

22


+ Tránh thai khẩn cấp

: 4,3%

Các BPTT có tỷ lệ hiểu biết cao là Thuốc tránh thai và Bao
cao su, tiếp đến là các biện pháp như Dụng cụ tử cung, Tính vòng
kinh, Đình sản Nam, Nữ. Còn các biện pháp khác như Thuốc tiêm

tránh thai, Tránh thai khẩn cấp tỷ lệ hiểu biết rất thấp...
- Học sinh, sinh viên phân biệt được các biện pháp tránh thai
dùng cho Nam, Nữ . Trong đó các biện pháp mà họ biết nhiều nhất
là các biện pháp như Bao cao su và Thuốc uống ngừa thai. Tiếp đến
là các biện pháp như DCTC, Đình sản Nam, Nữ .
- Các em biết cách sử dụng bao cao su đúng còn khá thấp chỉ
chiếm tỷ lệ 9,5%; thuốc uống ngừa thai 20,4%.
- Kiến thức về Thuốc tránh thai khẩn cấp các em biết với tỷ lệ
khá thấp: Nói đúng tên thuốc tránh thai khẩn cấp Nam 39,8%; Nữ
28,8%; chung cho cả 2 giới là 32,8%. Tuy nhiên, tỷ lệ biết cách sử
dụng viên thuốc tránh thai khẩn cấp Nam chỉ 9,7% và Nữ chỉ
38,4%; chung cho cả Nam và Nữ là 25,8% trong tổng số em biết
được viên thuốc tránh thai khẩn cấp.
2. Về nguồn cung cấp thông tin.
Kiến thức về SKSS nói chung, KHHGĐ nói riêng của các em
có được chủ yếu qua các kênh truyền thông đại chúng: Tivi 53,9%;
Báo chí 57,9%; Đài phát thanh 25,3%. Còn qua kênh truyền thông
trực tiếp tỷ lệ thấp: Bạn bè 37,8%; qua Cán bộ y tế 35,1%; Sinh
hoạt đoàn thể 34,5%; Người thân 29,9%; tự tìm hiểu 25,3%; Sinh
hoạt nhóm chỉ 14,8%.

23


KIẾN NGHỊ
Để nâng cao hơn nữa kiến thức về Sức khỏe sinh sản nói
chung, Kế hoạch hóa gia đình nói riêng cho học sinh, sinh viên
trong các Trường Cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp trên địa
bàn thành phố Tuy Hòa. Trong thời gian tới chúng tôi đề nghị các
cơ quan thẩm quyền cần tập trung vào một số vấn đề cụ thể sau đây:

1. Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền và giáo dục sức
khỏe sinh sản trên các phương tiện thông tin đại chúng nhiều hơn
nữa. Nội dung truyền thông cần tập trung vào các biện pháp tránh
thai phù hợp với từng lứa tuổi, hình thức truyền thông nên đa dạng,
phong phú.
2. Trong các trường học, nhất là các trường chuyên nghiệp nên
thường xuyên tổ chức học tập ngoại khoá, nói chuyện chuyên đề về
SKSS để nâng cao kiến thức cho các em. Mỗi trường nên tổ chức
được 01 phòng tư vấn sức khỏe (trong đó có tư vấn về SKSS và
KHHGĐ).
3. Xây dựng các câu lạc bộ như : Thanh niên với sức khỏe sinh
sản; Lập thân lập nghiệp; Nói không với ma túy...
4. Các tổ chức đoàn thể như Thanh niên, Công đoàn cần quan
tâm đến Học sinh, Sinh viên, lồng ghép sinh hoạt đoàn thể với sinh
hoạt các câu lạc bộ với nội dung SKSS.
5. Các cơ quan, đoàn thể địa phương, Ban giám hiệu các
trường cần quan tâm nhiều hơn nữa để tạo được môi trường sống
lành mạnh cho các em.
6. Đẩy mạnh phong trào văn hóa, thể thao, thể dục trong nhà
trường để vừa nâng cao thể lực, vừa tạo sân chơi lành mạnh cho các
em, góp phần đẩy lùi các lối sống không lành mạnh trong nhà
trường.

24



×