Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Mẹo giúp trẻ sơ sinh không bị khô da

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (176.19 KB, 3 trang )

MẸO GIÚP TRẺ SƠ SINH KHÔNG BỊ KHÔ DA

Bạn đã biết cách chăm sóc da bé khi bị khô chưa?
Thực tế rất nhiều bà mẹ để da bé bị khô mới lo chữa trị. Điều này nên hay không?
Khi tiết trời thay đổi, da thường dễ bị nứt nẻ, khô ráp, nhất là đối với trẻ sơ sinh.
Nên việc chăm sóc da trẻ như thế nào để trẻ không bị hăm tã, khô da… luôn là
vấn đề mà các bà mẹ quan tâm.
Tại sao da bé lại bị khô?
Nguyên nhân khiến da bé sơ sinh và da trẻ em bị khô cũng giống như nguyên
nhân khiến da của người lớn bị khô. Thực tế, da càng trong độ tuổi trẻ thì càng
dễ trở nên khô hơn.

Vào mùa đông, không khí lạnh, khô, hơi nóng trong nhà lấy mất các thành phần
nuôi dưỡng da tự nhiên của bé. Nếu bạn có bé thuộc nhóm da khô, vào mùa hè,
bạn có thể thấy những vùng da chết rõ hơn vì ánh nắng mặt trời, máy điều hòa,
nước biển và lượng clo có trong nước bể bơi… tác động trực tiếp làm khô da bé.
Làm gì khi da bé bị khô?
Giảm số lần tắm:


- Trước khi tắm mẹ nên massage cho bé với tinh dầu dưỡng để có thể tuần hoàn
máu cho bé + loại bỏ da chết.
- Tắm có thể làm khô da bé bởi vì nó làm mất đi chất dầu tự nhiên của da theo
các bụi bẩn. Bạn không nên tắm cho bé sơ sinh hàng ngày đều đặn, chỉ nên tắm
khoảng 2-3 lần trong 1 tuần. Các ngày còn lại thì lau người cho bé đặc biệt là
vùng sinh dục và các nếp gấp tay, chân.

- Thay vì tắm khoảng 30 phút cho bé thì bạn giảm thời gian đi, còn 10 phút là tốt
nhất. Dùng nước âm ấm, không nóng và có thể dùng sữa tắm có dưỡng cho bé.
Dưỡng ẩm da:
- Sau khi bạn tắm xong cho bé, nhanh chóng lấy khăn lau khô cơ thể và bôi kem


dưỡng ẩm da.
- Với kem dưỡng ẩm, bạn bôi càng dày càng tốt. Bạn có thể bôi khoảng 2 lần
trong ngày, 1 lần sau khi tắm và 1 lần khác vào bất cứ thời gian nào.


- Đừng để muối và clo làm khô da bé: Hai tác nhân này làm da bé khô rất nhanh.
Sau khi bơi trong hồ bơi hoặc bãi biển, bạn nên dội nước sạch sẽ cho bé và bôi
kem dưỡng ẩm ngay.
- Chạy máy giữ ẩm không khí: Nếu không khí trong nhà bạn bị khô, bạn có thể
dùng máy giữ ẩm không khí trong phòng của bé.
- Bảo vệ bé khỏi các thành tố hóa học
- Bạn cần chắc chắn rằng, bé đã mang găng tay trong trời lạnh để giữ đôi tay
không bị khô và nứt nẻ.



×