Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

skkn một kinh nghiệm dạy học toán 3 theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (196.61 KB, 16 trang )

Đề tài: “ Một số kinh nghiêm dạy học Toán 3 theo hướng phát huy tính tích cực, chủ
động, sáng tạo của học sinh.”

I . PHẦN MỞ ĐẦU
1.1/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong những năm qua đất nước ta đang chuyển mình trong công cuộc đổi mới sâu
sắc và toàn diện, từ một nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế nhiều
thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Với công cuộc
đổi mới chúng ta có nhiều thành tựu to lớn đáng tự hào.
Đại hội IX của Đảng Cộng Sản Việt Nam đã khẳng định mục tiêu tổng quát của
chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010 là: “ Đưa đất nước ta ra khỏi tình
trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của nhân dân
tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước Công nghiệp hóa theo
hướng hiện đại hóa” . Để có thể đi tắt, đón đầu từ một nước kém phát triển và có thể rút
ngắn thời gian so với các nước đi trước thì vai trò của giáo dục và công nghệ là có tính
quyết định, nhu cầu phát triển của giáo dục là rất bức thiết. Vì vậy chiến lược phát triển
giáo dục đã ghi rõ “ Đổi mới và hiện đại hóa phương pháp giáo dục. Chuyển từ việc
truyền thụ tri thức thụ động, thầy giảng trò ghi sang hướng dẫn người học chủ động tư
duy trong quá trình tiếp cận tri thức, dạy cho người học phương pháp tự học, tự thu
nhận thông tin một cách có hệ thống và có tư duy phân tích tổng hợp,phát triển năng
lực của mỗi cá nhân, tăng cường tính chủ động, tính tự chủ của học sinh trong quá trình
học tập”.
Trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục ở bậc Tiểu học được coi là bậc học
nền tảng đặt nền móng cho toàn bộ quá trình giáo dục nói chung. Nó tạo cơ sở ban đầu
quan trọng để đào tạo thế hệ trẻ thành những công dân tốt, trí tuệ phát triển, ý chí, tình
cảm cao đẹp, đáp ứng yêu cầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.Trong các
môn học ở Tiểu học, cùng với môn Tiếng Việt, môn Toán có vị trí rất quan trọng vì
ngay từ ngày đầu tiên đến trường, học sinh đã bắt đầu làm quen với học toán để giúp học
sinh phát triển năng lực, trí tuệ, phát triển những phẩm chất đạo đức tốt đẹp của người
học sinh. Môn Toán ở Tiểu học trang bị cho các em những kiến thức cơ bản để giúp các
em vận dụng học toán vào đời sống, giúp các em tích lũy kiến thức và kỹ năng phương


pháp học tập tích cực nhằm đặt nền móng cho việc học Toán ở cấp học tiếp theo.
Để đáp ứng yêu cầu trên và đạt được mục tiêu giáo dục Tiểu học đòi hỏi quá trình
giáo dục phải không ngừng đổi mới về nội dung, phương pháp để phát huy được tính
tích cực học tập của học sinh, chuyển hóa những nội dung giáo dục thành năng lực và
phẩm chất tốt đẹp của mỗi học sinh.
Toán học với tư cách là môn khoa học nghiên cứu một số mặt của thế giới thực,
có một hệ thống kiến thức và phương pháp nhận thức cơ bản rất cần thiết cho đời sống
sinh hoạt, lao động.
Học môn Toán cần thiết để học tốt các môn học khác, để tiếp thu nhận thức thế
giới xung quanh và hoạt động có hiệu quả trong thực tế.
Môn Toán có khả năng phát triển tư duy lôgíc, bồi dưỡng phát triển những thao
tác trí tuệ cần thiết để nhận thức thế giới hiện thực.
NguyễnThị Kim Thành

1

Trường Tiểu học Thanh Tân


Đề tài: “ Một số kinh nghiêm dạy học Toán 3 theo hướng phát huy tính tích cực, chủ
động, sáng tạo của học sinh.”
Toán học có vai trò to lớn trong việc rèn luyện phương pháp suy nghĩ, phương
pháp suy luận, giải quyết vấn đề một cách khoa học, toàn diện, chính xác. Nó phát triển
trí thông minh, tư duy độc lập, linh hoạt, sáng tạo trong mọi lĩnh vực hoạt động của trẻ.
Nó góp phần hình thành nhân cách, giáo dục ý chí và những đức tính tốt như cấn cù,
nhẫn nại, ý chí vượt khó cho trẻ.
Cùng với vai trò của môn Toán ở bậc Tiểu học, môn Toán ở lớp 3 có vị trí đặc
biệt quan trọng vì: giai đoạn lớp 3 việc dạy học các kiến thức và kĩ năng cơ bản của
môn Toán ở mức độ khái quát hơn, tường minh hơn ở các lớp 1và 2. Vì vậy trong quá
trình giảng dạy mỗi giáo viên phải nắm chắc nội dung, nắm chắc những phương pháp

dạy học mới để tổ chức dạy học phù hợp với đối tượng học sinh chuyển tiếp từ giai đoạn
học tập cơ bản sang giai đoạn học tập sâu, đặc biệt là phát huy tính tích cực, chủ động,
sáng tạo của học sinh.
Qua quá trình giảng dạy của bản thân tôi và đặc biệt qua việc giảng dạy chương
trình SGK lớp 3 mới qua một thời gian tôi thấy khác với các môn học khác, phương
pháp, kỹ thuật lên lớp của môn Toán mang dấu ấn cá nhân rõ nhất. Nhiều vấn đề cụ thể
của dạy học toán như thế nào cho học sinh Tiểu học dễ hiểu và có hứng thú khi học toán.
Dạy như thế nào để đem lại cho các em nhiều lợi ích thiết thực trong đời sống hàng
ngày. Dạy như thế nào để phát huy tính tích cực của học sinh luôn là những vấn đề trăn
trở của nhiều giáo viên khi dạy Toán ở Tiểu học. Chính vì vậy để nâng cao chất lượng
dạy học cũng như phát huy được tính tích cực học tập của học sinh trong dạy học Toán ở
Tiểu học nói chung và trong dạy học Toán ở lớp 3 nói riêng là một việc làm rất cần thiết
đối với mỗi giáo viên.Chính vì thế tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài : “Một số kinh nghiệm
dạy học Toán 3 theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.”
1.2/ MỤC TIÊU VÀ NHIÊM VỤ CỦA ĐỀ TÀI
- Thực hiện đề tài để nghiên cứu nội dung chương trình môn Toán ở lớp 3.
- Tìm hiểu nội dung, phương pháp và những kinh nghiệm giảng dạy môn Toán để
phát huy tính tích cực , chủ động, sáng tạo của học sinh.
- Tìm hiểu thực tiễn giảng dạy môn Toán ở Trường Tiểu học Thanh Tân nói
chung và ở lớp 3 nói riêng.
- Qua việc nghiên cứu đề tài thành công, là công cụ vững chắc cho bản thân tôi
cũng như đồng nghiệp áp dụng vào thực tiễn giảng dạy Toán 3. Đồng thời nâng cao
trình độ và kinh nghiệm cho bản thân.
- Kết quả của đề tài cũng là phần đề xuất ý kiến nhằm nâng cao chất lượng dạy và
học ở trường Tiểu học.
1.3/ ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 3A Trường Tiểu học Thanh Tân trong năm
học 2014- 2015.
- Các vấn đề đặt ra nhằm nâng cao chất lượng dạy học Toán 3 theo hướng phát
huy tính tích cực học tập của học sinh.

1.4 GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIEN CỨU
NguyễnThị Kim Thành

2

Trường Tiểu học Thanh Tân


ti: Mt s kinh nghiờm dy hc Toỏn 3 theo hng phỏt huy tớnh tớch cc, ch
ng, sỏng to ca hc sinh.
Để giải quyết đợc nhiệm vụ trên, tôi cần bám sát vào các phơng pháp, hình thức tổ
chức dạy học toán ở Tiểu học nói chung, của lớp 3 nói riêng sao cho phù hợp và nhận
thức của học sinh, các em có hứng thú tốt khi học tốt, tạo không khí lớp học sôi nổi, chất
lợng cao.
1.5/ PHNG PHAP NGHIấN CU
ờ thc hiờn ờ tai nay tụi a s dung phụi hp mụt sụ phng phap sau:
- Phng phap nghiờn cu sach va tai liờu.
- Phng phap iờu tra quan sat.
- Phng phap tro chuyờn.
- Phng phap thụng kờ kờt qua
* Phng phap nghiờn cu sach va tai liờu nhm tim hiờu tham khao nm bt
nhng thụng tin co liờn quan ờn võn ờ nghiờn cu giup tụi co t liờu ờ viờt vờ võn ờ
nghiờn cu, lich s nghiờn cu vờ võn ờ o, cac phng phap co liờn quan vờ viờc giai
quyờt cac nhiờm vu cua ờ tai. oc tai liờu sach bao, tap chi co liờn quan ờn võn ờ
nghiờn cu. ụng thi la chon va ghi chep lai mụt cach õy u, chinh xac nhng gi a
oc c ờ giup cho viờc nghiờn cu ờ tai at hiờu qua cao.
* Phng phap quan sat: S dung phng phap nay ờ quan sat qua thai ụ, hanh
vi cua hoc sinh, phat hiờn ra nhng hanh vi, c ch cua hoc sinh trong hoc tõp. ờ phat
huy tinh tich cc, t giac cua hoc sinh. Trc tiờp quan sat qua trinh giang day cua ụng
nghiờp trong mụt sụ gi day Toan lp 3 thụng qua d gi.

* Phng phap tro chuyờn: S dung phng phap nay ờ trc tiờp trao ụi tro
chuyờn vi ụng nghiờp thụng qua viờc sinh hoat chuyờn mụn vi cac em hoc sinh ờ
tim hiờu nhng biờu hiờn co liờn quan ờn võn ờ nghiờn cu. Tiờp xuc trao ụi trc tiờp
vi ụng nghiờp, cac em hoc sinh qua qua trinh giang day.
* Phng phap thụng kờ tinh toan la ờ thụng kờ lai tinh hinh va tinh toan cac sụ
liờu cõn thiờt ờ biờt c chõt lng hoc tõp cua hoc sinh.

************
II. PHN NễI DUNG
2.1/ C S LY LUN :
Mụi mụn hoc bõc Tiờu hoc ờu gop phõn vao viờc hinh thanh va phat triờn nhõn
cach cho hoc sinh. Cựng vi cac phõn mụn khac, mụn Toan co mụt c thự riờng va co
mụt vi tri vai tro rõt quan trong trong viờc giup hoc sinh phat triờn toan diờn vi:
+ Cac kiờn thc ky nng Toan hoc co nhiờu ng dung trong i sụng, chung rõt
cõn thiờt trong lao ụng cung nh trong i sụng sinh hoat hang ngay. Mụn Toan cung
co liờn quan ờn cac mụn hoc khac nhõt la cac mụn t nhiờn ụng thi cung la c s ờ
hoc tiờp cac bõc hoc tiờp theo.
+ Mụn Toan con gop phõn rõt quan trong trong viờc ren luyờn phng phap suy
nghi, phng phap suy luõn, phng phap giai quyờt võn ờ khoa hoc. No gop phõn phat
triờn tri thụng minh, cach suy nghi ục lõp linh hoat, sang tao. c biờt no cung gop
phõn hinh thanh cac phõm chõt hờt sc cõn thiờt va rõt quan trong cho ngi lao ụng :
cõn cự, cõn thõn, co y chi vt kho, lam viờc co kờ hoach, co nờ nờp tac phong khoa hoc.
NguynTh Kim Thnh

3

Trng Tiu hc Thanh Tõn


Đề tài: “ Một số kinh nghiêm dạy học Toán 3 theo hướng phát huy tính tích cực, chủ

động, sáng tạo của học sinh.”
Ngoài ra môn Toán ở Tiểu học với đối tượng là số, hình và những quan hệ toán
học đơn giản, đã có đầy đủ tính chất môn học như: tính trừu tượng, tính khái quát, tính
thực tiễn…Đó là một trong số ít các môn học được trình bày thành môn riêng ngay từ
lớp 1 với hệ thống kiến thức tương đối chặt chẽ.
Học Toán là nhu cầu cần thiết của học sinh Tiểu học, giúp các em phát triển tư
duy, sáng tạo và ứng dụng trong cuộc sống thường ngày. Góp phần xây dựng hình thành
nhân cách người lao động mới: cẩn thận, chính xác, kiên nhẫn, có ý chí vượt khó, trung
thực, làm việc có kế hoạch, bồi dưỡng lòng yêu lao động, ham tìm tòi, học hỏi. Học
Toán giúp học sinh hình thành và rèn luyện kỹ năng thực hành, tính toán và ứng dụng
trong cuộc sống hàng ngày. Bước đầu hình thành và phát triển năng lực trừu tượng hóa,
khái quát hóa, kích thích trí tưởng tượng, gây hứng thú học tập, phát triển khả năng suy
luận hợp lý, khoa học và biết diễn đạt những suy luận đơn giản.
Chương trình môn Toán lớp 3 là một bộ phận của chương trình môn Toán ở Tiểu
học. Chương trình này tiếp tục thực hiện những đổi mới về giáo dục toán ở các lớp 1 và
2; khắc phục những tồn tại của dạy học toán ở các lớp 1,2, 3 theo chương trình cũ.
Chương trình này có ý nghĩa, vai trò quan trọng là đã kế thừa và phát triển những thành
tựu về dạy học Toán ở nước ta; mở đầu cho việc thực hiện những đổi mới giáo dục Toán
học ở Tiểu học, đáp ứng những yêu cầu đổi mới của giáo dục phổ thông trong giai đoạn
công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước thế kỷ XXI.
Dạy học môn Toán 3 nhằm giúp học sinh :
+ Biết đếm ( từ một số nào đó, đếm thêm một số đơn vị,...) trong phạm vi 100000.
+ Biết đọc, viết các số trong phạm vi 100000.
+ Biết so sánh và sắp xếp các số theo thứ tự từ bé đến lớn hoặc ngược lại.
+ Biết thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia trong phạm vi 100000, bao gồm:
học thuộc các bảng tính và biết tính nhẩm trong phạm vi các bảng tính hoặc các
trường hợp đơn giản, thường gặp về cộng, trừ, nhân, chia; biết thực hiện phép cộng,
trừ với các số có đến năm chữ số; biết thực hiện phép nhân số có ba hoặc bốn chữ số
cho số có một chữ số; biết thực hiện phép chia có đến năm chữ số cho số có một chữ
số ( chia hết hoặc chia có dư).

+ Biết tính giá trị các biểu thức số có đến hai dấu phép tính ( có hoặc không có dấu
ngoặc).
+ Biết tìm thành phần chưa biết của phép tính.
+ Biết tìm một trong các thành phần bằng nhau của một số( trong phạm vi các phép
chia đơn giản đã học).
+ Biết đo và ước lương các đại lượng thường gặp, bao gồm: có hiểu biết ban đầu về
hệ thống đơn vị đo độ dài,mối quan hệ giữa một số đơn vị đo độ dài thường gặp, biết
sử dụng các dụng cụ đo độ dài để đo độ dài và biết ước lượng các độ dài
( trong trường hợp đơn giản); củng cố những hiểu biết ban đầu về: đo khối lượng với
hai đơn vị đo thường gặp là ki - lô- gam và gam; đo thời gian với các đơn vị đo
thường gặp là giờ, phút, tháng, năm, biết sử dụng lịch và đồng hồ khi đo thời gian,
nhận biết bước đầu về thời điểm và khoảng thời gian; sử dụng tiền Việt Nam trong
4
NguyễnThị Kim Thành
Trường Tiểu học Thanh Tân


Đề tài: “ Một số kinh nghiêm dạy học Toán 3 theo hướng phát huy tính tích cực, chủ
động, sáng tạo của học sinh.”
sinh hoạt hàng ngày…; Có hiểu biết ban đầu về diện tích của một hình và đơn vị đo
diện tích ( chỉ giới thiệu cm2) .
+ Biết thêm về hình chữ nhật và hình vuông bao gồm: Nhận biết các yếu tố của một
hình ( góc, cạnh, đỉnh) và đặc điểm của hình chữ nhật, hình vuông. Biết tính chu vi
hình chữ nhật, chu vi hình vuông. Biết tính diện tích hình chữ nhật, diện tích hình
vuông.
+ Bước đầu vận dụng các kiến thức, kỹ năng của môn Toán dể giải quyết các vấn đề
đơn giản thường gặp, chẳng hạn: Đọc và sắp xếp các số liệu ( trong một bảng); giải
bài toán có lời văn ( không quá hai bước tính ) trong đó có một số dạng bài toán như
tìm một trong các thành phần bằng nhau của một số, gấp một số lên nhiều lần, giảm
đi một số lần, so sánh số lớn gấp mấy lần số bé, so sánh số bé bằng một phần mấy số

lớn, bài toán liên quan đến rút về đơn vị, bài toán có nội dung hình học,…; thực hành
xác định góc vuông, góc không vuông bằng êke. Thực hành vẽ góc vuông, vẽ hình
chữ nhật và hình vuông; thực hành đo thời gian, đo khối lượng, đo dung tích,chuyển
đổi và sử dụng tiền Việt Nam,…
Thông qua các hoạt động dạy học toán ở lớp 3, giáo viên tiếp tục giúp học sinh:
Phát triển ngôn ngữ, phát triển năng lực tư duy, phát triển trí tưởng tượng không
gian, tập nhận xét các số liệu thu thập được và góp phần hình thành nhân cách học
sinh, rèn luyện các đức tính: chăm chỉ, cẩn thận, tự tin , trung thực, có tinh thần trách
nhiệm, ham hiểu biết và hứng thú trong học Toán.
Những quan điểm trên cho thấy việc dạy toán ở bậc Tiểu học nói chung và ở lớp
3 nói riêng là một nhiệm vụ quan trọng của các nhà trường Tiểu học. Muốn giúp học
sinh yêu thích và học tốt môn Toán, mỗi giáo viên ngoài việc dạy cần phải ham học hỏi
để tích lũy những vốn kiến thức nhất định về phương pháp dạy Toán và năng lực sư
phạm tốt.
2.2/ THỰC TRẠNG
Qua thực tế giảng dạy và dự giờ của đồng nghiệp tôi thấy Toán học là môn học
chiếm nhiều thời lượng của các lớp trong trường Tiểu học nói chung và ở lớp 3 nói
riêng. Môn Toán thường được các em học tập say sưa, tiếp thu bài một cách hào hứng,
tò mò, ham học. Thông qua môn học Toán các em có thể vận dụng vào đời sống hàng
ngày của các em. Nhưng tôi thấy vẫn còn nhiều vấn đề bất cập từ phía giáo viên và học
sinh trong quá trình dạy và học như sau:
* Đối với giáo viên:
- Giáo viên chưa thấy rõ được ý nghĩa của môn Toán, coi môn này là môn khô,
khó dạy.
- Nghiên cứu bài dạy chưa sâu.
- Khi dạy giáo viên chủ yếu còn lệ thuộc vào SGK để truyền thụ kiến thức cho
học sinh mà chưa khai thác triệt để hết nội dung bài như thế nào cho hiệu quả. Một số
giáo viên chưa thoát được lối dạy truyền thống nên chưa sử dụng các phương pháp và
NguyễnThị Kim Thành


5

Trường Tiểu học Thanh Tân


Đề tài: “ Một số kinh nghiêm dạy học Toán 3 theo hướng phát huy tính tích cực, chủ
động, sáng tạo của học sinh.”
hình thức dạy học theo đổi mới dạy học lấy học sinh làm trung tâm vì vậy học sinh tiếp
thu bài một cách bị động.
- Phần lớn giáo viên chưa phân loại các đối tượng học sinh trong lớp mình phụ
trách để giảng dạy.
- Giáo viên thường hay nói nhiều, giáo viên chủ động cung cấp các kiến thức cho
học sinh nên không phát huy được tính tích cực học tập của học sinh làm cho không khí
lớp học nặng nề, không sôi nổi.
- Giáo viên còn ngại sử dụng ĐDDH, ứng dụng CNTT trong giờ học Toán bởi sợ
tốn thời gian.
* Đối với học sinh:
- Bị động trong việc tiếp thu kiến thức. Tri thức các em tiếp nhận được chưa thực
tế nên chóng quên.
- Vận dụng vào thực hành thường máy móc, không sáng tạo.
- Nhiều em không phát huy được năng lực của mình nên không tập trung vào bài
học; ít được sử dụng ĐDDH Toán.
- Các em thường có một thói quen không tốt đó là: đọc đầu bài qua loa, sau đó
giải toán ngay, làm xong không kiểm tra lại.
2.2.1. Thuận lợi - khó khăn
* Thuận lợi
Nội dung của môn Toán lớp 3 là một môn học thống nhất vì:
- Toán 3 tuy có bốn mạch kiến thức ( số học, đo lường, yếu tố hình học, giải toán
có lời văn) nhưng đó không phải là các phân môn. Các mạch kiến thức này đều có chung
cơ sở khoa học và sư phạm. Đặc biệt, các mạch nội dung được sắp xếp xen kẽ trong

từng chủ đề, từng chương, trong phần lớn các tiết học, tạo ra sự gắn bó và hỗ trợ nhau
trong quá trình dạy học toán ở lớp 3, tạo nên môn Toán thống nhất.
- Các nội dung giáo dục khác ( như những hiểu biết về tự nhiên và xã hội, giáo
dục môi trường,…) được tích hợp với các nội dung toán học trong dạy học và thực hành,
đặc biệt trong thực hành phát hiện và giải quyết các vấn đề gần gũi trong đời sống, góp
phần thực hiện học đi đôi với hành, lí luận gắn liền với thực tiễn,…
Cơ sở vật chất: Mỗi lớp được học một phòng học cao tầng khang trang sạch sẽ,
mỗi em có một bộ đồ dùng học tập tối thiểu của Bộ GD - ĐT cấp, phụ huynh học sinh
quan tâm đến việc học tập của các em.
* Khó khăn
Thiết bị và đồ dùng dạy học còn hạn chế, thiếu về số lượng và kém về chất lượng
chưa đáp ứng được cho việc dạy và học theo hướng phát huy tính tích cực hóa hoạt động
của học sinh.
Trình độ học sinh không đồng đều, hầu hết học sinh chưa quen với phương pháp
dạy học mới. Phần lớn các em trong lớp có bố mẹ làm nông nghiệp nên hoàn cảnh gia
đình còn khó khăn, một số phụ huynh ít quan tâm đến việc học hành của con cái, đồ
dùng sách vở còn thiếu thốn.
Giáo viên cũng không có nhiều thời gian để chuẩn bị cho các tiết dạy.
6
NguyễnThị Kim Thành
Trường Tiểu học Thanh Tân


Đề tài: “ Một số kinh nghiêm dạy học Toán 3 theo hướng phát huy tính tích cực, chủ
động, sáng tạo của học sinh.”
2.2.2. Thành công - hạn chê
* Thành công:
Sau nhiều năm đổi mới chương trình nội dung các môn học ở Tiểu học, giáo viên
đã từng bước nắm vững chương trình, SGK, chuẩn kiến thức, kỹ năng môn Toán. Việc
thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng môn Toán trong dạy học và kiểm tra đánh giá kết

quả học tập của học sinh, giáo viên xác định được những dạng bài khó dạy và có giải
pháp phù hợp nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Toán.
Nội dung giảng dạy theo chuẩn kiến thức, kỹ năng đã khắc sâu kiến thức trọng
tâm của bài dạy, giáo dục toàn diện về thái độ, tình cảm, thẩm mỹ.
Giáo viên đã thường xuyên sử dụng thiết bị, ĐDDH trong giờ dạy nên học sinh rất
hứng thú, tích cực học tập. Giáo viên tích cực, chủ động nghiên cứu làm thêm ĐDDH,
khắc phục tình trạng dạy chay, đáp ứng yêu cầu trực quan trong dạy học môn Toán.
Nhiều giáo viên đã có trình độ tin học nên đã ứng dụng CNTT trong một số tiết dạy đạt
hiệu quả cao.
Đội ngũ giáo viên thường xuyên được bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ
chuyên môn nghiệp vụ thông qua việc tổ chức các chuyên đề dạy học được tổ chức ở
cấp trường, huyện.
Giáo viên đã vận dụng phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phù hợp với
các đối tượng học sinh. Nhờ có sự sáng tạo trong dạy và học nên nhiều tiết học Toán hấp
dẫn, nhẹ nhàng, tự nhiên và hiệu quả cao phù hợp với đặc điểm học sinh lớp 3. Nên
được nâng cao rõ rệt chất lượng dạy và học môn Toán ở Tiểu học nói chung và ở lớp 3
nói riêng.
Trong mỗi giờ học Toán học sinh tích cực chủ động tiếp thu bài học và vận dụng
được kiến thức Toán học vào đời sống.
* Hạn chê:
Một số giáo viên chưa hiểu rõ mục tiêu giáo dục của dạy học Toán ở Tiểu học nói
chung và môn Toán lớp 3 nói riêng, chưa thực sự nắm chắc về chuẩn kiến thức, kỹ năng
môn Toán, còn làm cho tiết học Toán nặng nề gây khó khăn cho học sinh.
Giáo viên chưa hiểu hết ý đồ của SGK nên việc tổ chức dạy học một số bài chưa
đạt hiệu quả cao.
Một số giáo viên chưa mạnh dạn đổi mới phương pháp dạy học nặng nề truyền thụ,
thông báo, lệ thuộc nhiều vào SGK, sách giáo viên dẫn đến chất lượng học sinh không
đồng đều, các em chưa say mê tìm tòi, sáng tạo khi học Toán.
2.2.3. Mặt mạnh - mặt yêu
* Mặt mạnh:

Giáo viên tâm huyết với nghề, yêu thương học trò, tận tụy với công việc, nắm
vững mục tiêu giáo dục Tiểu học, mục tiêu của dạy học môn Toán, chuẩn kiến thức, kỹ
năng môn Toán nói chung và môn Toán lớp 3 nói riêng.
Giáo viên thiết kế các hoạt động học theo hệ thống từ các kiến thức trong SGK.
Tổ chức cho học sinh hoạt động trong từng tiết học toán để học sinh phát huy tính tích
NguyễnThị Kim Thành

7

Trường Tiểu học Thanh Tân


Đề tài: “ Một số kinh nghiêm dạy học Toán 3 theo hướng phát huy tính tích cực, chủ
động, sáng tạo của học sinh.”
cực, chủ động, sáng tạo, tìm tòi để tự hình thành, chiếm lĩnh kiến thức cho mình
trong học Toán.
Tác phong sư phạm của giáo viên chuẩn mực, gần gũi, ân cần với học sinh.
tôn trọng và đối sử công bằng với học sinh.
* Mặt yêu:
Tính sáng tạo, chủ động của một số giáo viên Tiểu học chưa cao, dạy chưa phù
hợp với từng đối tượng học sinh, chưa thực sự quan tâm tới học sinh yếu.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học còn thiếu thốn chưa đáp ứng được với dạy
học theo phương pháp đổi mới.
2.2.4. Các nguyên nhân, các yêu tố tác động
Sự chuẩn bị nghiên cứu bài dạy đối với giáo viên Tiểu học hiện nay còn khó khăn
Sinh hoạt tổ, khối chuyên môn trong nhà trường còn đôi khi mang tính hình thức vì vậy
giáo viên ít được học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn qua đồng nghiệp.
Vận dụng các phương pháp mới còn máy móc, sử dụng ĐDDH còn hình thức ít
mang lại hiệu quả cao.
Học sinh còn ngại học Toán, sự chuẩn bị bài và làm bài ở nhà của một số học sinh

còn lười, chưa được chu đáo.
2.3/ GIẢI PHÁP, BIỆN PHÁP
2.3.1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp.
Mục tiêu của đề tài này giúp giáo viên có một số kinh nghiệm dạy Toán 3 theo
hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh vì:
+ Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục Tiểu học, mỗi tiết học Toán
thành công do người thầy chủ động tổ chức các hoạt động học cho học sinh để học sinh
phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, tìm tòi, chiếm lĩnh kiến thức cho mình trong
học Toán. Để giúp học sinh lớp 3 nhận thức nhanh, kỹ năng tính toán chính xác, khả
năng diễn đạt đúng, trôi chảy, lưu loát, trình bày bài giải sạch sẽ và có thái độ học tập
chăm chỉ, cẩn thận, tự tin trong học Toán.
2.3.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp.
Để nâng cao giờ dạy học Toán 3 theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động,
sáng tạo của học sinh, giúp học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức, hứng thú và say mê học
Toán bản thân tôi rút ra được một số giải pháp sau những năm dạy lớp 3 như sau:
a. Đi sâu tìm hiểu nội dung, chương trình và phương pháp dạy Toán 3.
* Nội dung chương trình môn Toán lớp 3 chia thành 175 bài học, các nội dung lí
thuyết ( bài học mới ) có 82 bài chiếm 46,86% các nội dung thực hành, luyện tập, ôn tập
có 93 tiết chiếm 53,14% bao gồm các nội dung sau:
+ Số học ( số và phép tính )
+ Đại lượng và đo đại lượng
+ Yếu tố hình học
+ Giải toán có lời văn
Một số yếu tố đại số và yếu tố thống kê được tích hợp ở nội dung số học.
NguyễnThị Kim Thành

8

Trường Tiểu học Thanh Tân



Đề tài: “ Một số kinh nghiêm dạy học Toán 3 theo hướng phát huy tính tích cực, chủ
động, sáng tạo của học sinh.”
Trong khi giảng dạy giáo viên cần xem xét, tìm hiểu nội dung của từng mạch kiến
thức, chú ý vào cấu trúc nội dung, cách thể hiện trong SGK, mức độ yêu cầu kiến thức
và kỹ năng cơ bản để tự trả lời được câu hỏi: “ Nội dung cơ bản của từng mạch kiến
thức trong Toán 3 là gì ?”.
Trong bốn mạch kiến thức cơ bản của Toán 3 mạch số học đóng vai trò trọng tâm,
cốt lõi, thời lượng dành cho nội dung số học khoảng 70% của nội dung chương trình
môn Toán ở lớp 3.
* Phương pháp dạy học Toán 3 là cách thức tổ chức hoạt động học toán cho học
sinh. Việc tổ chức giờ học môn toán thành các hoạt động là định hướng đổi mới phương
pháp dạy học trong đổi mới giáo dục phổ thông là dạy học sinh chủ động tìm tòi trong
học tập; tự trải nghiệm, khám phá phát hiện vấn đề và tự chiếm lĩnh tri thức.
Giáo viên căn cứ vào chuẩn kiến thức, kỹ năng trong chương trình được trình bày
trong SGK để thiết kế các hoạt động và tổ chức học sinh tham gia, thực hiện nhiệm vụ
học tập giúp các em hình thành kiến thức có sẵn mà tổ chức hướng dẫn học sinh tìm tòi,
phát hiện, tự chiếm lĩnh kiến thức mới. Giáo viên tổ chức sao cho mọi học sinh đều tham
gia hoạt động học, sao cho học sinh tự phát hiện, tìm ra kiến thức chứ không phải nhìn
vào SGK hay nghe giáo viên thông báo kết quả có sẵn trong SGK. Giáo viên hướng dẫn
để học sinh sử dụng vốn hiểu biết của mình để hình thành kiến thức mới một cách nhẹ
nhàng, động viên học sinh tập trung suy nghĩ, quan sát diễn đạt, thực hiện hoạt động học
tập theo cách riêng của mình.
Trong giờ học Toán giáo viên cần tạo nên không khí thoải mái, xây dựng môi
trường Toán học tự nhiên, gắn liền với thực tế và gần gũi với cuộc sống thực, với đời
sống hàng ngày của các em. Các câu chuyện Toán học, các trò chơi Toán học sẽ giúp
các em học Toán được thoải mái, nhẹ nhàng hơn, gây hứng thú học tập cho học sinh.
Giáo viên cần tổ chức hoạt động nhóm hợp lý, đúng lúc đúng chỗ, đúng mục đích; sử
dụng SGK, đồ dùng dạy học phải linh hoạt và hiệu quả tránh hình thức lãng phí.
Giáo viên phải phân loại đối tượng học sinh trong lớp, đặc biệt quan tâm tới học

sinh yếu kém, phải dạy như thế nào cho mọi học sinh trong lớp đều đạt chuẩn về kiến
thức, kỹ năng cơ bản. Đồng thời chú ý đến đối tượng học sinh khá, giỏi để các em không
thấy nhàm chán vì bài học quá dễ.
Môn Toán lớp 3 kế thừa và phát huy các phương pháp dạy học Toán đã sử dụng
trong giai đoạn ở các lớp 1,2 đồng thời tăng cường sử dụng các phương pháp dạy học
giúp học sinh tự nêu các nhận xét , các quy tắc, các công thức ở dạng khái quát hơn (so
với lớp 2) . Đây là cơ hội tiếp tục phát triển năng lực trừu tượng hoá, khái quát hoá trong
học tập môn Toán ở đầu giai đoạn các lớp 4 và 5, tiếp tục phát triển khả năng diễn đạt và
tập suy luận của học sinh theo mục tiêu của môn toán ở lớp 3.
b. Tìm hiểu kỹ thuật lên lớp trong dạy Toán
- Giáo viên cần chú ý đến các câu hỏi trong giờ dạy Toán.
Thiết kế hệ thống câu hỏi trong dạy học Toán là rất cần thiết. Hệ thống câu hỏi có
thể sử dụng trong đàm thoại, khi vấn đáp phát hiện và giải quyết vấn đề có tính chất
NguyễnThị Kim Thành

9

Trường Tiểu học Thanh Tân


Đề tài: “ Một số kinh nghiêm dạy học Toán 3 theo hướng phát huy tính tích cực, chủ
động, sáng tạo của học sinh.”
Toán học, khuyến khích học sinh suy nghĩ đặt câu hỏi là một kỹ năng vô cùng quan
trọng được sử dụng trong tất cả các phần của bài học.
Trong thực tế hàng ngày lên lớp giáo viên đã đặt vấn đề nhiều câu hỏi trong môn
Toán để phục vụ tốt cho công tác giảng dạy khi đặt câu hỏi chúng ta cần lưu ý:
+ Chú ý đến mục đích câu hỏi: Để hướng dẫn, gợi mở cho học sinh suy nghĩ, dẫn dắt
học sinh đạt được mục đích yêu cầu hay để kiểm tra hoặc đánh giá mức độ hiểu của học
sinh.
+ Đặt câu hỏi phù hợp với trình độ học sinh để các em có thể trả lời và phải cố gắng

mới trả lời được.
+ Hỏi các câu hỏi đơn giản để dẫn dắt đến các câu hỏi phức tạp hơn.
+ Sử dụng ngôn ngữ sao cho gần gũi và có ý nghĩa đối với học sinh.
+ Vận dụng cách hỏi và sử dụng câu hỏi phát huy tính tích cực của học sinh trong
dạy học Toán.
Trong dạy bài mới: Giáo viên đặt câu hỏi để giúp học sinh tự phát hiện và tự giải
quyết vấn đề của bài học.
Trong thực hành luyện tập: Giáo viên cần đặt câu hỏi để giúp học sinh nhận ra
kiến thức đã học trong các bài kiểm tra, gợi mở giúp học sinh tự thực hành, luyện tập,
khuyến khích học sinh hỗ trợ lẫn nhau tự kiểm tra kết quả thực hành, tập cho học sinh có
thói quen tìm nhiều phương án để giải quyết vấn đề.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tự tìm tòi, chiếm lĩnh kiến thức mới.
Dạy và học kiến thức mới về môn Toán ở trường Tiểu học là một trong những vấn
đề quan trọng đã được nhiều người quan tâm. Vì sao phải tổ chức hướng dẫn học sinh tự
tìm tòi, chiếm lĩnh kiến thức mới.
Việc hướng dẫn học sinh tự tìm tòi, chiếm lĩnh kiến thức mới có vai trò quan
trọng trong quá trình hình thành và phát triển tư duy Toán học của học sinh bởi vì:
+ Quá trình tự tìm tòi, khám phá sẽ giúp học sinh rèn luyện tính chủ động, sáng tạo
trong học Toán.
+ Học sinh sẽ hiểu hơn, nhớ lâu hơn kiến thức nếu như chính mình tìm ra kiến
thức đó hoặc góp phần cùng với các bạn tìm tòi, khám phá, xây dựng kiến thức đó.
+ Trong quá trình tìm tòi, khám phá học sinh tự đánh giá được kiến thức của mình.
Khi gặp khó khăn chưa giải quyết được vấn đề học sinh tự đo được thiếu sót của mình
về mặt kiến thức, về mặt tư duy và tự rút kinh nghiệm.
+ Học sinh tự tìm tòi, khám phá sẽ rèn luyện được tính kiên trì, vượt khó khăn và
một số phẩm chất tốt của người học Toán như: Tự tin, suy luận, có cơ sở coi trọng tính
chính xác, tính hệ thống.
- Hướng dẫn như thê nào để học sinh tự tìm tòi, chiêm lĩnh kiên thức mới?
+ Giáo viên hướng dẫn học sinh tùy thuộc vào từng đối tượng, tùy thuộc vào vốn
kiến thức và vốn sống của mỗi học sinh.

+ Giáo viên gợi mở, nêu vấn đề để thu hút sự chú ý của học sinh, hướng học sinh
tới đích phải đi tìm.
NguyễnThị Kim Thành

10

Trường Tiểu học Thanh Tân


Đề tài: “ Một số kinh nghiêm dạy học Toán 3 theo hướng phát huy tính tích cực, chủ
động, sáng tạo của học sinh.”
+ Giáo viên củng cố kiến thức cũ, huy động vốn sống của học sinh để tự giải quyết
vấn đề.
+ Giáo viên cần quan sát, theo dõi học sinh tự tìm tòi, khám phá chú ý đến những
dấu hiệu nhận biết học sinh có thực sự tìm tòi, khám phá hay không?
+ Giáo viên động viên, khuyến khích học sinh duy trì vượt khó khăn tích cực tham
gia tìm kiếm. Mặt khác giáo viên cần sử dụng thiết bị dạy học một cách hợp lý, đúng
lúc, để phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh. Mặt khác, hướng dạy học Toán
hiện nay là tác động vào người học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của
học sinh. Dạy học Toán theo hướng tổ chức các “ hoạt động học tập”. Chừng nào học
sinh đã có “ hoạt động học” thì quá trình dạy học trên lớp mới có hiệu quả.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh thảo luận, làm việc theo nhóm trong dạy học
Toán.
Tổ chức cho học sinh làm việc theo nhóm trong dạy học môn Toán ở lớp 3 là rất
cần thiết. Hoạt động làm việc theo nhóm trong dạy học Toán có thể giúp học sinh tự tìm
tòi, chiếm lĩnh kiến thức mới, có tác dụng gợi mở học sinh sử dụng các kiến thức kỹ
năng về môn Toán mà các em đã được lĩnh hội và rèn luyện để diễn đạt những ý kiến
của mình, tham gia một chuỗi các hoạt động học tập, giúp các em mở rộng suy nghĩ và
thực hành các kỹ năng tư duy toán học (so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát…); được
tạo điều kiện làm việc hợp tác với các bạn, làm cho học sinh có hứng thú, tích cực hơn

trong học tập môn Toán.
Tổ chức dạy học hợp tác theo nhóm trong môn Toán: lớp học chia thành các nhóm
nhỏ, có thể từ 2 – 6 học sinh, theo tổ, theo dãy. Tùy theo mục đích, yêu cầu của vấn đề
học tập, các nhóm được chia ngẫu nhiên hoặc có chủ định. Các nhóm cùng trình độ,
nhóm có đủ trình độ, nhóm cùng sở thích, nhóm theo sở trường…
Khi tổ chức dạy học hợp tác theo nhóm trong môn Toán, giáo viên cần mỗi cá
nhân trong từng nhóm phải hoạt động không được ỷ lại vào thành viên khác của nhóm,
tránh lạm dụng chia nhóm một cách không tự nhiên, không cần thiết, mất thời gian.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hành, và rèn luyện kỹ năng học Toán.
Lĩnh hội kiến thức, kỹ năng học Toán, tự giải được các bài toán là yêu cầu cơ bản
của học sinh học bộ môn Toán. Để giải quyết được yêu cầu cơ bản trên, học sinh không
chỉ xem mẫu mà phải tham gia thực hành, hoạt động, rèn luyện kỹ năng. Do vậy trong
dạy học Toán giáo viên cần phải làm rõ những vấn đề về hoạt động thực hành, rèn luyện
kỹ năng toán học. Muốn lĩnh hội kiến thức, kỹ năng toán hiệu quả nhất, học sinh được
hướng dẫn hoạt động và thực hành trên các đồ vật, mô hình, kí hiệu, vì thông qua các
hoạt động phân giải các kiến thức cần lĩnh hội thành hệ thống thao tác tường minh.
Trong quá trình tổ chức học sinh hoạt động thực hành, quy trình phải rõ ràng từng thao
tác để học sinh có thể thực hiện một cách tự nhiên, trường hợp học sinh thao tác chậm,
giáo viên cần kiên trì không nóng vội để giúp các em vượt qua các khó khăn, xây dựng
lòng tự tin cho các em.

NguyễnThị Kim Thành

11

Trường Tiểu học Thanh Tân


Đề tài: “ Một số kinh nghiêm dạy học Toán 3 theo hướng phát huy tính tích cực, chủ
động, sáng tạo của học sinh.”

c. Nghiên cứu kĩ SGK, SGV và bài dạy trước khi lên lớp.
Để có giờ dạy tốt, việc chuẩn bị bài, nghiên cứu của giáo viên hết sức cần thiết và
vô cùng quan trọng. Giáo viên cần xác định rõ: Dạy cái gì? dạy ai? Nội dung dạy này để
làm gì? Dạy như thế nào? Muốn dạy hay trước hết giáo viên phải nắm chắc nội dung cơ
bản cần dạy, nắm vững kiến thức, hiểu được ý đồ SGK. Giáo viên có nắm chắc kiến
thức, hiểu đối tượng học sinh thì mới có thể lựa chọn ra phương pháp, hình thức dạy học
thích hợp và chuẩn bị tổ chức cho học sinh hoạt động học tập có hiệu quả.
Nghiên cứu kĩ SGK để biết được trọng tâm của bài, mục tiêu cần đạt để sử dụng
đồ dùng hướng dẫn gì cho phù hợp và nên sử dụng vào lúc nào cho giờ học đạt kết quả
cao nhất. Giáo viên tổ chức cho học sinh học trong mỗi giờ học toán đối với những bài lí
thuyết:
* Tự phát hiện và tự giải quyết vấn đề của bài học.
+ Giáo viên hướng dẫn học sinh tự phát hiện vấn đề của bài học rồi giúp học sinh
sử dụng kinh nghiệm của bản thân ( hoặc kinh nghiệm của các bạn trong một nhómnhỏ )
để tìm mối quan hệ của vấn đề đó với các kiến thức đã biết ( đã được học ở các lớp 1,2
hoặc đã tích luỹ trong đời sống,…) từ đó tự tìm cách giải quyết vấn đề.
+ Quá trình học sinh huy động các kiến thức đã học và có liên quan đến vấn đề
cần giải quyết không chỉ tập dượt cho học sinh cách giải quyết một vấn đề của bài học
mà còn giúp học sinh nhận ra sự cần thiết phải chuẩn bị trước các kiến thức đó .
* Tạo kiện cho học sinh củng cố và tập vận dụng kiến thức mới học ngay sau
khi học bài mới để học sinh bước đầu tự chiếm lĩnh kiến thức mới.
+ Trong sách giáo khoa Toán 3, sau phần bài học thường có 3 bài tập để tạo điều
kiện cho học sinh củng cố kiến thức mới học qua thực hành và bước đầu tập vận dụng
kiến thức mới học để giải quyết vấn đề trong học tập và đời sống. Hai bài tập đầu
thường là bài tập thực hành trực tiếp kiến thức mới học. Giáo viên nên tổ chức, hướng
dẫn mọi học sinh làm bài rồi chữa bài ngay tại lớp. Nếu mỗi bài tập có nhiều
“ bài tập nhỏ”. Khi học sinh chữa bài, giáo viên nêu câu hỏi để khi trả lời học sinh phải
nhắc lại kiến thức mới học nhằm củng cố, ghi nhớ kiến thức đó. Bài tập thứ 3 là bài tập
thực hành gián tiếp kiến thức mới học, học sinh tự phát hiện vấn đề rồi tự giải quyết vấn
đề trong bài tập.

Quá trình tự phát hiện, tự giải quyết vấn đề của bài học và củng cố vận dụng kiến
thức đã học sẽ góp phần giúp học sinh tự chiếm lĩnh được kiến thức mới.
d. Luôn luôn tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của người
giáo viên.
*Phương hướng tự bồi dưỡng:
- Xây dựng thói quen đọc sách: Hiện nay có nhiều loại sách nhưng thời gian có hạn
nên giáo viên cần biết chọn lọc và định hướng, chỉ đọc những loại sách cần thiết với
mình và nghề nghiệp của mình.
- Riêng với phân môn Toán, ngoài SGK, sách hướng dẫn giáo viên cần đọc thêm
tạp chí: Toán học tuổi trẻ, thế giới trong ta, giúp em học toán tốt, phương pháp dạy học
NguyễnThị Kim Thành

12

Trường Tiểu học Thanh Tân


Đề tài: “ Một số kinh nghiêm dạy học Toán 3 theo hướng phát huy tính tích cực, chủ
động, sáng tạo của học sinh.”
Toán ở Tiểu học, thực hành giải toán ở Tiểu học, các văn bản của Đảng, nhà nước, của
Bộ Giáo dục - Đào tạo.
- Hàng tuần trong buổi sinh hoạt chuyên môn giáo viên nên trao đổi kinh nghiệm
dạy học của đồng nghiệp
* Một số biện pháp để thực hiện các giải pháp trên.
- Giáo viên cần nghiên cứu kỹ SGK, SGV để hiểu được nội dung và phương pháp
dạy học Toán 3.
- Giáo viên cần có kế hoạch dạy học phù hợp, lựa chọn phương pháp dạy phù hợp
với các đối tượng học sinh trong lớp.
- Trong quá trình tổ chức các hoạt động giáo viên nên tạo môi trường học tập để
học sinh tham gia hoạt động một cách nhẹ nhàng, tự nhiên.

- Dạy học theo hướng phát huy tính tích cực học tập của học sinh đòi hỏi phải tăng
cường việc sử dụng phương tiện và đồ dùng dạy học trong dạy học Toán.
- Lời giảng của giáo viên phải mạch lạc, truyền cảm, chữ viết đúng đẹp, trình bày
bảng hợp lí. Tác phong sư phạm chuẩn mực, gần gũi, ân cần với học sinh.
- Giúp học sinh nhận ra các kiến thức đã học hoặc một số kiến thức mới trong nội
dung các bài tập đa dạng và phong phú chứ không nên vội làm thay học sinh. Giúp học
sinh tự thực hành, luyện tập theo từng khả năng của học sinh. Giáo viên nêu yêu cầu
học sinh làm bài tập lần lượt theo thứ tự đã sắp xếp trong SGK, không tự ý bỏ qua bài
tập nào, kể cả bài tập học sinh cho là dễ.
- Tập cho học sinh có thói quen tự kiểm tra, đánh giá kết quả luyện tập, thực hành.
Để học sinh tự phát hiện, điều chỉnh, sửa chữa những sai sót (nếu có).
- Chấm, chữa bài thường xuyên để kiểm tra đánh giá mức độ hiểu bài và kỹ năng
làm bài của học sinh.
2.3.3. Điều kiện thực hiện giải pháp
* Giáo viên:
- Giáo viên cần nâng cao năng lực chuyên môn, ham học hỏi, nắm vững mục tiêu,
yêu cầu chuẩn kiến thức kỹ năng môn Toán lớp 3.
- Động viên khuyến khích học sinh tham gia hoạt động học tập, giáo dục.
- Xây dựng được môi trường học tập thân thiện.
- Chuẩn bị giờ dạy, đồ dùng dạy học chu đáo.
* Học sinh:
- Chăm học, say mê học Toán.
- Bè bạn thân mật, cùng giúp đỡ nhau trong học tập.
- Có đầy đủ đồ dùng học Toán, sử dụng tốt bộ đồ dùng thực hành Toán 3.
* Cơ sở vật chất: Lớp học rộng rãi, thoáng mát, có đủ đồ dùng dạy học, trang thiết
bị hiện đại (càng tốt).
2. 3.4. Kêt quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu.
Sau quá trình nghiên cứu tôi đã mạnh dạn triển khai kinh nghiệm này cho các ban
đồng nghiệp trong khối, trong trường và được tập thể sư phạm nhà trường đồng tình cao
và đưa vào áp dụng. Qua quá trình thể nghiệm ở lớp tôi thu được kết quả như sau:

13
NguyễnThị Kim Thành
Trường Tiểu học Thanh Tân


Đề tài: “ Một số kinh nghiêm dạy học Toán 3 theo hướng phát huy tính tích cực, chủ
động, sáng tạo của học sinh.”
* Đối với học sinh:
- Giờ học sôi nổi, học sinh hứng thú học tập và thích học Toán.
- Học sinh say mê môn học, tiếp thu bài một cách chủ động, sáng tạo và phát huy
được tính tích cực của học sinh.
- Học sinh nắm chắc kiến thức và biết vận dụng vào thực hành.
- Đặc biệt chất lượng của lớp được nâng lên rõ rệt.
* Đối với giáo viên:
- Giáo viên tự tin hơn trong khi dạy, giờ dạy đạt hiệu quả cao.
- Giáo viên biết cách khai thác nội dung bài dạy nhằm gây hứng thú học tập cho
học sinh.
- Ngôn ngữ của giáo viên được trau chuốt hơn, thể hiện được trọng tâm của bài dạy.
- Vận dụng các hình thức và phương pháp dạy học linh hoạt hơn.
* Kết quả thu được:
Cụ thể kết quả thu được như sau:
Học sinh tự
Học sinh vận
Học sinh yêu
Số
chiếm lĩnh
dụng kiến thức
thích môn học
Lớp
Năm học

học
kiến thức
tốt vào thực hành
2013 - 2014 sinh
SL
%
SL
%
SL
%
3A

Đầu năm

22

12

54,5

15

68,1

10

45,5

Cuối năm


22

18

81,8

21

95,4

15

68,2

2.4/ KẾT QUẢ THU ĐƯỢC QUA KHẢO NGHIỆM, GIÁ TRỊ KHOA HỌC
CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Để giờ dạy học Toán thực sự hiệu quả, phát huy được tính tích cực của học sinh
mỗi giáo viên cần:
- Phải chuẩn bị bài tốt trước khi đến lớp.
- Phải nắm vững nội dung, mục tiêu, yêu cầu bài học và cần phải xác định rõ trọng
tâm của bài học.
- Nắm vững các đối tượng học sinh trong lớp để có kế hoạch giảng dạy phù hợp.
- Xây dựng kế hoạch dạy học một cách khoa học và sáng tạo. Đây là một trong
những khâu cực kỳ quan trọng trong giảng dạy.
- Giáo viên phải biết vận dụng linh hoạt các hình thức học tập theo định hướng
đổi mới phương pháp dạy học toán.
- Giáo viên cần phải chú ý đến ngôn ngữ diễn đạt của mình để thể hiện được rõ
trọng tâm của bài dạy.
- Cần phải tạo không khí thoải mái trong giờ học.
- Biết vân dụng vốn hiểu biết của học sinh để khai thác bài được tốt.


*************
NguyễnThị Kim Thành

14

Trường Tiểu học Thanh Tân


Đề tài: “ Một số kinh nghiêm dạy học Toán 3 theo hướng phát huy tính tích cực, chủ
động, sáng tạo của học sinh.”

III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .
3.1/ KẾT LUẬN :
Như vậy để giúp học sinh đạt được mục tiêu của chương trình Toán ở Tiểu học
nói chung và ở lớp 3 nói riêng. Mỗi giáo viên phải lựa chọn những phương pháp dạy học
tích cực nhằm phát huy tính tích cực học tập của học sinh. Việc tìm hiểu và nghiên cứu
nội dung và phương pháp dạy học là quá trình khó khăn đối với mỗi giáo viên. Tuy
nhiên mục đích tìm hiểu là để biết rõ hơn, nắm chắc kiến thức, kỹ năng cũng như
phương pháp giảng dạy để có cái nhìn toàn diện hệ thống và lôgíc về môn Toán. Với kết
quả đạt được sau quá trình nghiên cứu tôi thấy rằng việc dạy học Toán 3 theo hướng
phát huy tính tích cực học tập của học sinh mỗi giáo viên cần phải thực hiện đúng định
hướng, ý đồ mà sách giáo khoa đã đưa ra, ngoài ra người giáo viên cần phải nắm chắc
mục tiêu trọng tâm bài dạy, đối tượng học sinh trong lớp để từ đó vận dụng các phương
pháp và hình thức dạy học phù hợp nhằm phát huy được tính tích cực của học sinh. Đặc
biệt khi khai thác bài cần thể hiện rõ trọng tâm của bài dạy. Có như thế thì việc dạy học
Toán ở Tiểu học nói chung và ở lớp 3 nói riêng sẽ đạt hiệu quả cao.
3.2/ KIẾN NGHỊ:
- Các nhà trường cần cập nhật các tập san, tạp chí giáo dục để cho giáo viên có
điều kiện tiếp cận với các chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy học.

- Ngành và nhà trường cần trang bị đầy đủ đồ dùng, phương tiện dạy học ở tất cả
các môn học nói chung và môn Toán nói riêng.
- Hàng năm ngành, nhà trường cần có kế hoạch tổ chức các chuyên đề về đổi mới
phương pháp dạy học nhằm trang bị cho giáo viên những kiến thức, kỹ năng về dạy học
nói chung và dạy học Toán nói riêng.
Trên đây là “Một số kinh nghiệm dạy học Toán 3 theo hướng phát huy tính tích
cực học tập của học sinh.” mà tôi đã áp dụng có hiệu quả tại đơn vị tôi công tác. Tôi rất
mong các bạn bè đồng nghiệp đặc biệt là Trường Tiểu học Thanh Tân góp ý để đề tài
phong phú, đầy đủ hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thanh Tân, ngày 28 tháng 3 năm 2015
XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG
NGƯỜI VIẾT

Nguyễn Thị Kim Thành

TÀI LIỆU THAM KHẢO
NguyễnThị Kim Thành

15

Trường Tiểu học Thanh Tân


Đề tài: “ Một số kinh nghiêm dạy học Toán 3 theo hướng phát huy tính tích cực, chủ
động, sáng tạo của học sinh.”
STT
Tên tác giả
Tên sách
NXB

Năm XB
( tài liệu)
1
Đỗ Đình Hoan ( Chủ biên)
Sách giáo khoa toán 3
Giáo dục
2009
2
Đỗ Đình Hoan ( Chủ biên)
Sách giáo viên toán 3
Giáo dục
2005
3
Nguyễn Tuấn ( chủ biên)
Thiết kế bài giảng
Hà Nội
2004
( toán 3)
4
Đỗ Đình Hoan ( Chủ biên)
Phương pháp dạy học
ĐHSP Hà Nội
2004
môn Toán Tiểu học
5
PGS - PTS Bùi Văn Huệ
Giáo trình tâm lý Tiểu học
Giáo dục
1997
6

7
8
9

PGS - PTS Trần Diên Hiển
PGS - PTS Trần Diên
Hiển
Bộ giáo dục và đạo tạo
Trần Thị Minh Phuơng

10

NguyễnThị Kim Thành

Thực hành giải toán Tiểu
học tập 1+2
10 chuyên đề BDHS Giỏi
Toán tập 1 +2
Phương pháp dạy học các
môn lớp 3
Phương pháp dạy học lấy
học sinh làm trung tâm
Tạp chí giáo dục và các tài
liệu khác

16

Đại học Sư
phạm Hà Nội
Giáo dục


2008

Giáo dục

2007

Giáo dục

2004

Trường Tiểu học Thanh Tân

2001



×