Tải bản đầy đủ (.ppt) (29 trang)

Đặc điểm của lễ hội ở vùng châu thổ bắc bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.94 MB, 29 trang )

Môn : CÁC VÙNG VĂN HÓA VIỆT NAM

ĐẶC ĐIỂM CỦA LỄ HỘI Ở
VÙNG CHÂU THỔ BẮC BỘ
NHÓM 4 – 13CVHH


DẪN NHẬP
I. Khái quát chung về vùng châu thổ Bắc Bộ :
1. Điều kiện tự nhiên :
a. Vị trí địa lý
b. Khí hậu
c. Địa hình

BỐ CỤC

d. Tài nguyên thiên nhiên
NỘI DUNG

1. Điều kiện kinh tế - xã hội :
I. Đặc điểm của lễ hội ở vùng châu thổ Bắc Bộ :
1. Đặc điểm chung của lễ hội ở vùng châu thổ Bắc Bộ

KẾT LUẬN

2. Các lễ hội tiêu biểu ở vùng châu thổ Bắc Bộ
I. Giá trị của lễ hội ở vùng châu thổ Bắc Bộ :
1. Giá trị văn hóa – tâm linh
2. Giá trị du lịch

TÀI LIỆU THAM


KHẢO


NỘI DUNG

I. Khái quát chung về vùng châu
thổ Bắc Bộ

1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

A. Vị trí Địa Lý


B.Khí hậu

Đặc trưng khí hậu của vùng là mùa đông từ
tháng 10 đến tháng 4 năm sau, mùa này cũng là
mùa khô. Mùa xuân có tiết mưa phùn. Điều kiện
về khí hậu của vùng tạo thuận lợi cho việc tăng
vụ trong năm vụ đông với các cây ưa lạnh, vụ
xuân, vụ hè thu và vụ mùa.


C. Địa hình

Địa hình tương đối bằng phẳng
với hệ thống sông ngòi dày đặc đã
tạo điều kiện thuận lợi để phát triển
hệ thống giao thông thuỷ bộ và cơ
sở hạ tầng của vùng.



D. Tài nguyên thiên nhiên
TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN

TÀI NGUYÊN BIỂN

( Biển Đồ Sơn, Hải Phòng )

(Vườn
Quốc gia Cát
Bà, Hải
Phòng )

TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐAI

TÀI NGUYÊN SINH VẬT


2. ĐIỀU KIỆN KT - XH

(KCN Bắc
Ninh )

Vùng Đồng bằng sông Hồng là vùng phát triển mạnh
về công nghiệp, dịch vụ, nông lâm ngư nghiệp. Với 22%
dân số cả nước năm 2001 vùng này đã đóng góp 52.310
tỷ đồng chiếm 22% GDP trong đó có tới 19,4% giá trị
gia tăng nông nghiệp và 28,8% giá trị gia tăng dịch vụ
của cả nước. Cơ cấu kinh tế ngành có xu hướng dịch

chuyển tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng,
giảm tỷ trọng ngành nông lâm ngư nghiệp, tỷ trọng
ngành dịch vụ đạt tới gần 50%.


II. Đặc điểm của lễ hội ở vùng
châu thổ Bắc Bộ :
1.

Đặc điểm chung của lễ hội ở vùng châu thổ Bắc Bộ :

Như vậy, ta có thể thấy rõ rằng lễ hội là một nét tiêu biểu trong văn hóa tín ngưỡng
của vùng văn hóa châu thổ Bắc Bộ. Tượng trưng lại với những sắc thái đặc trưng,
những giá trị lớn, văn hóa tín ngưỡng ở vùng Bắc Bộ đã góp phần không nhỏ trên hành
trình xây dựng một nền văn hóa tiến bộ, hiện đại, đạm đà bản sắc dân tộc.


2. Một số lễ hội tiêu biểu :
a. Hội Gióng

NGUỒN GỐC :

Theo Nguyễn Văn Huyên thì "việc tổ chức hội
Gióng như ngày nay mới bắt đầu từ khoảng thế kỷ 11,
đời Lý Thái Tổ.
Hội Gióng là lễ hội truyền thống tưởng nhớ và ca
ngợi chiến công của người anh hùng Thánh Gióng, một
trong tứ bất tử của tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Lễ hội
mô phỏng một cách sinh động diễn biến các trận đấu của
Thánh Gióng và nhân dân Văn Lang trong cuộc chiến

chống giặc Ân, thông qua đó nâng cao nhận thức cộng
đồng về các hình thức chiến tranh bộ lạc thời cổ xưa;
đồng thời giáo dục lòng yêu nước, truyền thống thượng
võ, ý chí quật cường và khát vọng độc lập, tự do của dân
tộc. Hội Gióng được tổ chức ở nhiều nơi thuộc vùng
đồng bằng Bắc Bộ nhưng tiêu biểu nhất là Hội Gióng ở
đền Phù Đổng và đền Sóc (Hà Nội).


KHÔNG GIAN VÀ
THỜI GIAN LỄ HỘI

Hội Gióng là một trong những lễ hội lớn nhất vùng
châu thổ Bắc Bộ, tổ chức theo một nghi thức được quy
định chặt chẽ, chuẩn bị hết sức công phu, với sự tham gia
đông đảo của dân làng quanh khu vực hai đền. Hội Gióng
ở đền Phù Đổng, xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm - nơi sinh
Thánh Gióng diễn ra từ ngày 7 đến ngày 9 tháng 4 Âm
lịch, và Hội Gióng ở đền Sóc ở xã Phù Linh, huyện Sóc
Sơn (nay thuộc Hà Nội) - nơi Thánh hóa diễn ra từ ngày
6 đến ngày 8 tháng giêng.


Hội Gióng ở đền Sóc (xã Phù Linh,
huyện Sóc Sơn, Hà Nội):

Tượng đài Thánh Gióng ở Sóc Sơn

( Cổng
đền Phù Đổng

ở Gia Lâm )

CÁCH THỨC TỔ CHỨC :

Hội Gióng ở đền Phù Đổng (xã Phù
Đổng, huyện Gia Lâm, Hà Nội)


( Một phần đoàn rước trong Hội Gióng Phù
Đổng )

Đoàn rước lễ của các ông “Hiệu” tại đền Phù Đổng


HỘI GIÓNG CHI NAM

Các hội Gióng khác :

HỘI GIÓNG XUÂN ĐỈNH

HỘI GIÓNG BỘ ĐẦU


Giá trị nổi bật toàn cầu của Hội Gióng thể hiện ở chỗ nó chính là một hiện tượng văn hóa
được bảo tồn, lưu truyền khá liên tục và toàn vẹn qua nhiều thế hệ. Lễ hội còn có vai trò
liên kết cộng đồng và chứa đựng nhiều ý tưởng sáng tạo, thể hiện khát vọng đất nước được
thái bình, nhân dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Về mặt mỹ thuật, Hội Gióng mang nhiều nét đẹp và giá trị của lễ hội như các đám rước,
các hiệu cờ, hiệu trống, hiệu chiêng, diễn xướng dân gian, múa hát ải lao, múa hổ...
Ngày 16/11/2010, tại thành phố Nairobi (thủ đô của Kenya), trong kỳ họp thứ 5 của Ủy

ban liên Chính phủ theo Công ước năm 2003 của UNESCO, Hội Gióng ở đền Phù Đổng và
đền Sóc đã chính thức được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
UNESCO đã ghi nhận một cách ngắn gọn và đầy đủ về Hội Gióng, đó là "Một bảo tàng văn
hóa của Việt Nam, lưu giữ nhiều lớp phù sa văn hóa, tín ngưỡng".


B. Hội đền Hùng
Văn học dân gian Việt Nam nói về lễ hội đền Hùng như sau:
Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba
Lễ hội đền Hùng còn gọi là Giỗ tổ Hùng Vương là một lễ hội lớn mang tầm vóc quốc gia ở Việt Nam,
tưởng nhớ và tỏ lòng biết ơn công lao lập nước của các vua Hùng, những vị vua đầu tiên của dân tộc.

NGUỒN GỐC :

(Lễ hội đền Hùng là lễ
hội truyền thống của người
dân Việt Nam )


KHÔNG GIAN VÀ
THỜI GIAN LỄ HỘI

( Cổng dẫn đến khu di tích đền
Hùng )

Cứ đến ngày 10/3 âm lịch hàng năm người dân cả
nước cùng hướng về Đất Tổ. Lễ hội đền Hùng đã trở
thành ngày hội chung của toàn dân tộc, ngày mà mọi trái
tim dù ở muôn nơi vẫn đập chung một nhịp, mọi cặp mắt

đều hướng về vùng đất Cội nguồn - xã Hy Cương - Lâm
Thao - Phú Thọ bởi nơi đây chính là điểm hội tụ văn hóa
tâm linh của dân tộc Việt Nam.

( Tượng vua Hùng trong khu đền
thờ )


CÁCH THỨC TỔ CHỨC :

PHẦN LỄ :

PHẦN HỘI :

Nội dung của lễ hội giỗ Tổ Hùng Vương
chủ yếu gồm hai phần: Phần Lễ và phần Hội.
Phần lễ được tiến hành với nghi thức trang
nghiêm tại Đền thượng; phần Hội được diễn
ra xung quanh dưới chân núi Hùng.


PHẦN LỄ :

( Rước kiệu về đền Hùng )

( buổi lễ dâng hương Tổ Mẫu Âu Cơ )


PHẦN HỘI :


Diễn ra tưng bừng, náo nhiệt xung quanh
khu vực Núi Hùng. Hội Đền Hùng ngày nay có
nhiều hình thức sinh hoạt văn hóa phong phú
hấp dẫn hơn hội Đền Hùng xưa. Trong khu vực
của hội, nhiều cửa hàng bán đồ lưu niệm, văn
hóa phẩm, các quán bán hàng dịch vụ ăn uống,
các khu hoạt động biểu diễn văn nghệ, thi đấu
thể thao... được tổ chức và duy trì trật tự, quy
củ.

( Hội thi gói, nấu bánh chưng )


B. Hội Lim

Hội Lim là một lễ hội lớn của tỉnh Bắc Ninh, chính hội
được tổ chức vào ngày 13 tháng giêng hàng năm, trên
địa bàn huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh. Hội Lim được coi
là nét kết tinh độc đáo của vùng văn hoá Kinh Bắc.

( Chùa Lim – Bắc
Ninh )


NGUỒN GỐC :

Vào đầu xuân, trời đất giao hòa, vạn vật sinh sôi, lòng người
phơi phới, ấy là vùng đất Nội Duệ tưng bừng trong không khí Hội
Lim. Hội Lim là hội của những làng xã cổ nằm quanh núi Lim và
đôi bờ sông Tiêu Tương. Đây là lễ hội lớn của vùng, thể hiện một

cách sâu nhất văn hóa nghệ thuật và tín ngưỡng tâm linh của người
dân xứ Kinh Bắc.

Có giả thuyết cho rằng: Hội Lim có nguồn gốc từ hội chùa, hội hát, liên quan đến tiếng hát của chàng Trương Chi
mà dấu xưa để lại là hình vết dòng sông Tiêu Tương khá rõ rệt ở các làng quê vùng Lim. Giả thuyết này căn cứ
vào truyền thuyết Trương Chi – Mỵ Nương và tính chất, đặc điểm của hội Lim là lễ hội sinh hoạt văn hóa và ca
hát Quan họ.
Còn một số cho rằng hội Lim vốn có lịch sử rất lâu đời,trải qua năm tháng lịch sử, Hội Lim đã có nhiều lớp văn
hóa, trong đó người ta chỉ tổ chức tế lễ hậu thần vào một dịp là ngày 13 tháng giêng trùng với hội chùa Lim.
Chính vì vậy mà có hội Lim và đây là hội hàng tổng.


KHÔNG GIAN VÀ
THỜI GIAN LỄ HỘI

Lấy đồi Lim làm trung tâm, có chùa Lim, nơi thờ
ông Hiếu Trung Hầu, người sáng lập ra tục hát quan
họ.Hội Lim là nét đặc trưng của miền dân ca quan họ
thường được tổ chức 5 năm một lần( lễ lớn) trên địa bàn
3 xã: xã Nội Duệ, xã Liên Bão và thị trấn Lim.

( Cổng vào hội Lim )

Hội Lim kéo dài trong khoảng 3- 4 ngày ( từ ngày
12- 14 tháng giêng âm lịch) trong đó ngày 13 là chính hội
với nhiều hoạt động gồm cả phần lễ và phần hội.Mở đầu
bằng lễ rước, đoàn rước đông đảo người dân tham gia
trong những bộ lễ phục ngày xưa sặc sỡ màu sắc. Trong
ngày 13 tháng giêng với các nghi thức rước tế lễ các
thành hoàng các làng, các danh thần liệt nữ của quê

hương tại đền Cổ Lũng, lăng Hồng Vân…


CÁCH THỨC TỔ CHỨC :

8h ngày 13/1 Âm lịch, Hội Lim
được mở đầu bằng lễ rước.

PHẦN LỄ :

Trong ngày lễ, có nhiều nghi lễ và tục
trò dân gian nổi tiếng, trong đó có tục
hát thờ hậu. Toàn thể quan viên, hương
lão, nam đinh của các làng xã thuộc tổng
Nội Duệ phải tề tựu đầy đủ tại lăng
Hồng Vân để tế lễ hậu thần. Trong khi tế
có nghi thức hát quan họ thờ thần.

(Liền chị quan họ - Hội Lim, Bắc
Ninh )

Để hát thờ, các liền anh ,liền chị quan họ nam và nữ của tổng Nội Duệ
đứng thành hàng trước cửa lăng hát vọng vào. Trong khi hát, họ chỉ được
hát những giọng lề lối để ca ngợi công lao của thần.


CÁCH THỨC TỔ CHỨC :

PHẦN HỘI :
(Mời Trầu –

Đánh đu )

Có nhiều trò chơi dân gian như đấu
võ, đấu vật, đấu cờ, đu tiên, thi dệt
cửi, nấu cơm. Đặc sắc hơn cả là phần
hát hội - Là phần căn bản và đặc
trưng nhất của hội Lim. Từ hát mời
trầu, hát gọi đò đến con sáo sang
sông, con nhện giăng mùng.


3. Gía trị của lễ hội vùng châu thổ Bắc Bộ
a. Giá trị văn hóa – tâm linh
Từ bao đời nay lễ hội luôn giữ vai trò sợi dây gắn kết cộng đồng, tạo dựng không gian văn hóa vừa
sang trọng, thiêng liêng, vừa tưng bừng, náo nức. Do đó, Hội Lim, Hội Gióng, Hội đền Hùng cũng như bao
lễ hội lễ hội khác nó có vai trò trở thành nơi công chúng về với lịch sử cha ông, trở về với cội nguồn dân
tộc, tưởng nhớ công lao người đi trước, cầu mong những điều tốt lành.
Cho thấy văn hóa tâm linh đã ăn sâu vào đời sống của con người không chỉ trong tín ngưỡng , trong
tôn giáo mà còn cả trong lễ hội . Lễ hội là hình thức biểu hiện của tín ngưỡng, lễ hội góp phần làm rõ hơn
tín ngưỡng đó. Lễ hội cũng góp phần không nhỏ trên hình trình xây dựng nền văn hóa vươn tới tầm cao bên
cạnh sự phát triển qua các giai đoạn thì lễ hội vẫn giữ lại được những đặc sắc riêng, những giá trị riêng.


×