Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

tiểu vùng sài gòn gia định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.44 MB, 32 trang )

MỤC LỤC
DẪN NHẬP:...................................................................................................... 2
NỘI DUNG:....................................................................................................... 2
I.Đặc điểm tự nhiên, dân cư, xã hội:.................................................................................2
1.Lịch sử hình thành:.....................................................................................................2
2.Điều kiện tự nhiên:.....................................................................................................6
3.Dân cư – xã hội:.........................................................................................................9
II.Đặc điểm về văn hóa:..................................................................................................10
1.Văn hóa sản xuất:.....................................................................................................10
2.Ẩm thực:...................................................................................................................11
3.Trang phục:...............................................................................................................13
4.Kiến trúc – nhà ở:.....................................................................................................15
5.Tôn giáo – tín ngưỡng:.............................................................................................18
6.Lễ hội:.......................................................................................................................20
7.Nghệ thuật:...............................................................................................................22

KẾT LUẬN:..................................................................................................... 31
TÀI LIỆU THAM KHẢO:...............................................................................32


DẪN NHẬP:
Người ta vẫn hay gọi cái tên Sài Gòn – Gia Định với sự tưởng nhớ về một thời lịch
sử đã qua. Gia Định vẫn là một tỉnh cho đến khi sáp nhập vào Sài Gòn trở thành vùng
văn hóa Sài Gòn – Gia Định lớn nhất nhì Việt Nam. Hơn nữa, Sài Gòn thời bấy giờ
còn được mệnh danh là “Hòn ngọc Viễn Đông” từ khi thực dân phương Tây xâm lược
bởi một diện mạo mới mẻ mà người Pháp và Mỹ đã khoác lên cho vùng đất này. Sài
Gòn – Gia Định không chỉ là nơi lưu giữ những hồi ức chiến tranh, mà còn là nơi
chứa đựng những giá trị văn hóa bao đời của người Việt. Ngày nay, nếu thủ đô Hà
Nội là trung tâm chính trị của cả nước, thì Sài Gòn là trung tâm kinh tế lớn nhất Việt
Nam. Điều đó cho thấy sức sống bền bỉ và không ngừng vươn lên của Sài Gòn, luôn
hướng đến những giá trị mới, không sợ thách thức khó khăn, nâng mình lên đến tầm


cao.
NỘI DUNG:
I. Đặc điểm tự nhiên, dân cư, xã hội:
1. Lịch sử hình thành:
Vào khoảng thế kỷ thứ 5, Sài Gòn Gia Định là vị trí của hai nước nằm sát cạnh
nhau: Thù Nại và Bà Lị.
Thời gian sau cả hai nước này đều bị nước Phù Nam kiêm tính và đặt kinh đô ở
Vyâdhapura. Qua thế kỷ thứ 6 đến lượt nước Phù Nam lại bị thôn tính do Tiểu vương
Kambuja ra đời, gọi là nước Chân Lạp hay Cao Miên.
Triều đình Chân Lạp thuở đó với bộ máy nhà nước khá quy củ. Phần đất có hai khu
vực rõ rệt, miền khô lục Chân Lạp và miền trũng úng Thủy Chân Lạp.
Thế kỷ thứ 14 nước Chân Lạp bị quân Mã Lai áp đảo dày xéo, buộc phải thần phục.
Lại về sau bị Xiêm đặt ách thống trị. Khoảng thời gian này đã có lúc chiến tranh biên
giới Xiêm La và Chân Lạp đụng độ nhau rất quyết liệt khiến quân lính cả hai bên sợ
hãi tìm cách đào ngũ nhập vào số các sắc dân Mã, Việt, Chăm, Chân Lạp cùng nhau
chạy loạn.
Sau cuộc chiến dữ dội ấy, thế lực Chân Lạp sút kém dần. Rõ rệt nhất ở vào thế kỷ
16 đất đai của họ bị lấn dần. Trong Hoàng tộc lúc đó lại thường xuyên xảy ra nội loạn
tranh chấp ngôi báu.
Sang đầu thế kỷ 17 vua Chân Lạp là Chey Choetha II đã xin cưới một công nương
nhà Đại Việt, con gái vua Hy Tông Nguyễn Phúc Nguyên (1617-1635). Mục đích của
Chân Lạp muốn dựa thế lực nhà Nguyễn hòng chống lại Xiêm La (tức Thái Lan). Còn


mục đích của Đại Việt muốn nhân cơ hội lấy tình thân thông gia, giữ ôn hòa lân bang
và để đặt bước khai hoang.
Biên niên sử Khơ Me chép: Năm 1618, vua Chey Chettha II lên ngôi. Ngài liền cho
xây cung điện nguy nga tại Oudong , rồi cử hành lễ cưới trọng thể với một công chúa
Việt Nam rất xinh đẹp con chúa Nguyễn (người ta phỏng đoán đó là công nữ Ngọc
Vạn con chúa Sãi, Nguyễn Phước Nguyên). Hoàng hậu Sam Đát Việt Nam cho đem

nhiều người đồng hương tới Campuchia, có người được làm quan lớn trong triều, có
người làm các nghề thu công và có người buôn bán hay vận chuyển hàng hóa.
Cuộc hôn nhân của công chúa Ngọc Vạn với vua Chân Lạp được hình thành vào
năm 1620. Bà được phong làm Hoàng hậu với tước hiệu "Somdach - preia Peaccac Vodey - Prea - Roriac - Khsattrey". Từ đó mối giao bang giữa Đại Việt và Chân Lạp
khá êm đẹp. Dân hai nước được tự do qua lại sinh sống cả hai bên lãnh thổ của nhau.
Vậy là nơi rừng rú hoang dã Thủy Chân Lạp với tên Preinokor có thêm nhiều hơn vết
chân người Việt. Các danh từ được phiên âm từ Preinokor ra Sài Gòn - Kaskrobey ra
Bến Nghé và Nông Nại ra Đồng Nai đã được xuất hiện từ nhóm người Việt này đến
lưu cư đầu tiên.
Năm 1623, chúa Nguyễn sai một phái bộ tới yêu cầu vua Chey Chettha II cho lập
đồn thu thuế tại Prei Nokor (Sài Gòn) và Kas Krobei (Bến Nghé). Vua Chân Lạp đã
mau mắn gửi quốc thư hồi âm chấp thuận việc chúa Nguyễn muốn đặt trạm thu thuế
tại 2 nơi đó. Sự việc này đã là một thực thể chính đáng cho chúa Nguyễn nhà Đại Việt
với công trình khai hoang xứ Đàng Thổ.
Năm 1658, "Nặc Ông Chân phạm biên cảnh", Hiền Vương liền sai "phó tướng Tôn
Thất Yên đem ngàn binh đi 2 tuần đến thành Mô Xoài (Bà Rịa), đánh phá kinh thành
và bắt được vua nước ấy". Sau được tha tội và được phong làm Cao Miên quốc vương
"giữ đạo phiên thần, lo bề cống hiến, không xâm nhiễu dân sự ở ngoài biên cương.
Khi ấy địa đầu Gia Định là Mô Xoài và Đồng Nai đã có lưu dân của nước ta đên ở
chung lộn với người Cao Miên khai khẩn ruộng đất". Như vậy là từ trước 1658, Mô
Xoài và Đồng Nai đã thuộc "biên cảnh" của Việt Nam.
Ngoài đồng bằng sông Mê Kông, người Việt Nam còn đến làm ăn và định cư rải
rác trong đồng bằng sông Mê Nam. Lịch sử cho biết: dân tộc Thái mới lập quốc từ thế
kỷ VII sau công nguyên ở giữa bán đảo Đông Dương và chủ yếu trên lưu vực sông
Mê Nam. Nước này gọi là Xiêm hay Xiêm La (Siam), đến năm 1939 mới đổi tên là
Thái Lan.
Sử Việt Nam và sử Khơ Me cùng nhất trí ghi sự kiện: Năm 1674 (tức là 51 năm sau
khi lập đồn thu thuế và 16 năm sau sự kiện Mô Xoài) xảy ra một biến cố chính trị và



quân sự quan trọng: Vua Chân Lạp là Nặc ông Nộn bị người hoàng tộc Nặc Ông Đài
nổi lên đánh đuổi. Ông Nộn sang cầu cứu chúa Nguyễn. Chúa Nguyễn sai Nguyễn
Dương Lâm đem quân vào giúp, thâu phục luôn 3 lũy Sài Gòn, Gò Bích và Nam Vang
(trong sử ta, địa danh Sài Gòn xuất hiện từ 1674 vậy). Đài thua chạy rồi tử trận. Chúa
Nguyễn phong cho Nặc Ông Thu làm Cao Miên quốc vương đóng đô ở U Đông, cho
Nặc Ông Nộn làm phó vương ở Sài Gòn. Ông Nộn lập dinh cơ có lẽ ở vùng đất cao
ráo từ đồi sau này gọi là đồi Cây Mai đến vùng Phú Thọ hiện giờ. Ông Nộn 15 năm ở
Sài Gòn cũng hoạt động quân sự nhiều cuộc đối đầu với vua Chân Lạp mà không
thành.
Năm 1679 (tức 56 năm sau khi lập đồn thu thuế và 5 năm sau khi Ông Nộn đóng ở
Sài Gòn). Đồn dinh Tân Mỹ không phải là một cái đồn có nhiệm vụ kinh tế, mà mang
tính chất quân sự, chính trị, cai quản; có giám quân, cai bộ và ký lục với dinh thự của
bộ sậu ấy, có trại lính để sai phái và để bảo vệ phó vương Chân Lạp, bảo vệ việt kiều.
Đồn dinh cũng có nhiệm vụ lập làng chia xóm, tổ chức phố chợ. Thực tế đó là một
chánh quyền bán chánh thức của chúa Nguyễn.
Cuối năm 1679 chúa Nguyễn cho phép các đoàn người Minh của Trần Thượng
Xuyên vào Biên Hòa và của Dương Ngạn Địch vào Mỹ Tho-là những đất chúa
Nguyễn thực tế xem như là do mình quản trị, cũng là những vùng đã có lưu dân Việt
Nam khai hoang lập ấp từ đầu thế kỷ 17.
Hai viên Tổng binh người Minh không chịu hàng phục nhà Thanh, kéo hai đạo
quân và gia quyến, thân thuộc xuống phía nam, xin chúa Nguyễn đùm bọc; chúa
Nguyễn cho đoàn Trần Thượng Xuyên vào vùng Biên Hòa, cho đoàn Dương Ngạn
Địch vào Mỹ. Nông Nại đại phố thịnh mà không hút được Sài Gòn, trái lại nó bị Sài
Gòn hút vào vì Sài Gòn ở một thế trung tâm hơn. ý kiến nói rằng ở miền Nam, ở vùng
Sài Gòn, người Minh có công khai hoang trước rồi người Việt mới tới sau lập phủ
huyện, là một ý kiến hoàn toàn sai. Người Việt đã tới đây khai hoang lập ấp 70, 80
năm trước rồi, sau người Minh mới đến. Tuy vậy vai trò kinh tế của người Minh ta
không xem nhẹ, càng không phủ nhận. Người Minh mau chóng bị Việt hóa.
Năm 1688, phó tướng của Dương Ngạn Địch là Hoàng Tấn làm phản, giết Dương
Ngạn Địch, và mưu đồ bá chiếm, cát cứ. Chúa Nguyễn phái Mai Vạn Long đem quân

vào diệt Hoàng Tấn, rồi Mai Vạn Long cùng Trần Thượng Xuyên đánh lên kinh đô
Chân Lạp. Nặc Ông Nộn có mặt trong cuộc hành quân đó. Mai Vạn Long và Trần
Thượng Xuyên đưa vua Chân Lạp Nặc Ông Thu về Sài Gòn thương thuyết với chúa
Nguyễn. Nặc Ông Thu trở lại kinh thành Oudong làm vua Chân Lạp và đồng ý hợp
sức với chúa Nguyễn chống Xiêm. Xiêm bị chận đứng lại.


Năm 1697, con của Nặc Ông Nộn là Nặc Ông Yêm từ Sài Gòn về Oudong được
Nặc Ông Thu gả con gái để sau này Yêm nối ngôi Thu làm vua Chân Lạp. Từ nay ở
Sài Gòn không còn có phó vương.
Bốn mươi năm sau ,chúa Nguyễn mới sai Nguyễn Hữu Cảnh vào "kinh lý" miền
Nam. Đó là cuộc kinh lý miền biên cảnh - khi ấy đất đai đã mở rộng khắp miền đông
Nam Bộ ngày nay.
Ông cho đặt đại bản doanh tại Cù Lao Phố bằng sự nhận xét thần tốc về mọi mặt:
đất đai hoang phế mênh mông nhưng toàn là sình lầy cùng rừng rậm; nhân lực thì yếu
kém, đời sống sinh hoạt của các sắc dân quá thô thiển thật là thiên nan vạn nan!
Nhưng với ý chí quả cảm, bất kể nguy khó hiểm nghèo Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu
Cảnh vạch ra kế sách cấp tốc: Khai hoang mở cõi và dàn xếp biên cương.
Song song với việc khẩn hoang Thống suất Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh thi
hành ngay việc chia ranh định vùng mong sớm đưa chúng dân vào nề nếp an cư.
Về hành chính: Trên cơ sở lưu dân Việt Nam tự phát tới "khẩn hoang lập ấp", ông
chia đất Đông Phố lấy xứ Đồng Nai làm huyện Phước Long, dựng dinh trấn biên
(Biên Hòa ngày nay). Lấy xứ Sài Gòn làm huyện Tân Bình, dựng dinh Phiên Trấn
(tức Sài Gòn). Mỗi trấn có lưu thủ quản trị, dưới có cai bạ coi về ngân khố và ký lục
coi về hình án. Trấn Biên bao gồm từ Bình Thuận đến Nhà Bè. Phiên Trấn bao gồm từ
Tân Bình đến Cần Giuộc (Long An).
Phủ Gia Định ngày đó là gồm từ Bình Thuận, Sài Gòn, Đồng Nai, Nhà Bè đến
Long An. Khi đó địa bàn Đồng Nai Gia Định được nới rộng thêm ra hàng ngàn dặm
vuông, các chủng dân được quy tụ dựng thành chòm xóm. Dân số có đến 40.000 hộ.
Về thương mại: ông cho lập đường thủy ven các nhánh sông, lấy khu chợ nổi Nhà

Bè cổ nơi ngã ba sông Bình Dương làm trung tâm giao dịch, thương lưu với các ngã:
Cù Lao Phố, Bến Nghé, Cần Giờ, Rạch Cát, Vũng Cù (Cần Giuộc) và Gò Vấp. Đặc
biệt bến tàu Châu Đại Phố của nhóm Hoa thương nhem nhúm còn quá luộm thuộm,
giờ đây cũng được khuyến khích cho có qui cũ. Vị trí này sau đã nhanh chóng thành
tên Cảng Đại Phố. Đây chính là bến cảng non trẻ nhất của miền này ở cuối thế kỷ 17,
đầu thế kỷ 18.
Về quân sự: Đã có sẵn một lực lượng binh chủng gồm: thủy binh, bộ binh, tinh
binh và thuộc binh. Thống suất cho cắt đặt các cơ đội canh phòng yên ổn thôn trang
và quân lính cả hai dinh lo bảo vệ chủ quyền tại suốt vùng đất mới thành lập.
Thời ấy, vua Cao Miên (tức Chân Lạp) là Nặc Ông Thu. Mặc dầu bên trong hoàng
tộc của họ vẫn thường xảy ra nổi loạn tranh chấp nhưng bên ngoài đối với sự định


vùng biên giới của nhà Đại Việt cũng là ổn định cho cả đôi bên Việt Miên. Sự thần
phục tiến cống được họ nối lại như trước.
Sau hết đến vấn đề di dân và khuyến nông đã được triều đình chúa Nguyễn chấp
thuận. Thống suất Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh cấp tốc phái thuộc binh đi hô hào
chiêu mộ dân chúng từ miền Ngũ Quảng vào Gia Định lập nghiệp.
Sự hình thành của Sài Gòn Gia Định ngày nay bắt đầu tư thuở cha ông đi khai phá
và lập nghiệp cách đây hơn ba thế kỷ là vậy.
Có thể nói lịch sử hình thành của tiểu vùng Sài Gòn – Gia Định có từ cách đây lâu
đời, đến về sau, trãi qua nhiều giai đoạn và quá trình phát triển và sát nhập khác nhau,
Sài Gòn – Gia Định đã có những thay đổi về diện tích lãnh thổ, cũng như văn hóa.
Hiện nay tiểu vùng Sài Gòn – Gia Định xưa đã thuộc vùng địa lý, cũng như vùng văn
hóa của thành phố Hồ Chí Minh, hay gọi quen là Sài Gòn.
2. Điều kiện tự nhiên:
Nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ, thành phố Hồ
Chí Minh ngày nay bao gồm 19 quận và 5 huyện, tổng diện tích 2.095,06 km².

• Vị trí địa lý

Tiểu vùng Sài Gòn – Gia Định thuộc thành phố Hồ Chí Minh ngày nay, về địa lý
thuộc vùng nam bộ Việt Nam, phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương, Tây Bắc giáp tỉnh Tây
Ninh , Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa -Vũng
Tàu, Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang.
TP.Hồ Chí Minh cách thủ đô Hà Nội gần 1.730km đường bộ, nằm ở ngã tư quốc tế
giữa các con đường hàng hải từ Bắc xuống Nam, từ Ðông sang Tây, là tâm điểm của
khu vực Đông Nam Á. Trung tâm thành phố cách bờ biển Đông 50 km đường chim
bay. Đây là đầu mối giao thông nối liền các tỉnh trong vùng và là cửa ngõ quốc tế .
Với hệ thống cảng và sân bay lớn nhất cả nước, cảng Sài Gòn với năng lực hoạt động
10 triệu tấn /năm. Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất với hàng chục đường bay chỉ cách
trung tâm thành phố 7km.
• Ðịa hình
Sài Gòn – Gia Định nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Ðông Nam bộ và đồng
bằng sông Cửu Long. Ðịa hình tổng quát có dạng thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ
Ðông sang Tây. Nó có thể chia thành 3 tiểu vùng địa hình.
Vùng cao nằm ở phía Bắc - Ðông Bắc và một phần Tây Bắc (thuộc bắc huyện Củ
Chi, đông bắc quận Thủ Ðức và quận 9), với dạng địa hình lượn sóng, độ cao trung


bình 10-25 m và xen kẽ có những đồi gò độ cao cao nhất tới 32m, như đồi Long Bình
(quận 9).
Vùng thấp trũng ở phía Nam-Tây Nam và Ðông Nam thành phố (thuộc các quận 9,
8,7 và các huyện Bình Chánh, Nhà Bè, Cần Giờ). Vùng này có độ cao trung bình trên
dưới 1m và cao nhất 2m, thấp nhất 0,5m.
Vùng trung bình, phân bố ở khu vực Trung tâm Thành phố, gồm phần lớn nội thành
cũ, một phần các quận 2, Thủ Ðức, toàn bộ quận 12 và huyện Hóc Môn. Vùng này có
độ cao trung bình 5-10m.
Sông Sài Gòn đoạn qua trung tâm thành phố và bán đảo Thủ Thiêm
Nhìn chung, địa hình Thành phố Hồ Chí Minh không phức tạp, song cũng khá đa
dạng, có điều kiện để phát triển nhiều mặt.

• Khí hậu, thời tiết
Tiểu vùng Sài Gòn – Gia Định nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo.
Cũng như các tỉnh ở Nam bộ, đặc điểm chung của khí hậu-thời tiết TPHCM là nhiệt
độ cao đều trong năm và có hai mùa mưa - khô rõ ràng làm tác động chi phối môi
trường cảnh quan sâu sắc. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến
tháng 4 năm sau.
• Địa chất – đất đai
Ðất đai vùng này được hình thành trên hai tướng trầm tích-trầm tích Pleieixtoxen
và trầm tích Holoxen.
Trầm tích Pleixtoxen (trầm tích phù sa cổ): chiếm hầu hết phần phía Bắc, Tây Bắc
và Ðông Bắc thành phố, gồm phần lớn các huyện Củ Chi, Hóc môn, Bắc Bình Chánh,
quận Thủ Ðức, Bắc-Ðông Bắc quận 9 và đại bộ phận khu vực nội thành cũ.
Ðiểm chung của tướng trầm tích này, thường là địa hình đồi gò hoặc lượn sóng, cao
từ 20-25m và xuống tới 3-4m, mặt nghiêng về hướng Ðông Nam.
Ở thành phố Hồ Chí Minh, đất xám có ba loại: đất xám cao, có nơi bị bạc màu; đất
xám có tầng loang lổ đỏ vàng và đất xám gley; trong đó, hai loại đầu chiếm phần lớn
diện tích.
Trầm tích Holoxen (trầm tích phù sa trẻ): tại thành phố Hồ Chí Minh, trầm tích này
có nhiều nguồn gốc-ven biển, vũng vịnh, sông biển, aluvi lòng sông và bãi bồi... nên
đã hình thành nhiều loại đất khác nhau: nhóm đất phù sa có diện tích 15.100 ha
(7,8%), nhóm đất phèn 40.800 ha (21,2%) và đất phèn mặn (45.500 ha (23,6). Ngoài
ra có một diện tích nhỏ khoảng hơn 400 ha (0,2%) là "giồng" cát gần biển và đất
feralite vàng nâu bị xói mòn trơ sỏi đá ở vùng đồi gò.


• Nguồn nước và thủy văn
Về nguồn nước, nằm ở vùng hạ lưu hệ thống sông Ðồng Nai - Sài Gòn, thành phố
Hồ Chí minh có mạng lưới sông ngòi kênh rạch rất phát triển.
Ngoài trục các sông chính kể trên ra, thành phố còn có mạng lưới kênh rạch chằng
chịt, như ở hệ thống sông Sài Gòn có các rạch Láng The, Bàu Nông, rạch Tra, Bến

Cát, An Hạ, Tham Lương, Cầu Bông, Nhiêu Lộc-Thị Nghè, Bến Nghé, Lò Gốm,
Kênh Tẻ, Tàu Hũ, Kênh Ðôi và ở phần phía Nam Thành phố thuộc địa bàn các huyện
Nhà Bè, Cần Giờ mật độ kênh rạch dày đặc; cùng với hệ thống kênh cấp 3-4 của kênh
Ðông-Củ Chi và các kênh đào An Hạ, kênh Xáng, Bình Chánh đã giúp cho việc tưới
tiêu kết quả, giao lưu thuận lợi và đang dần dần từng bước thực hiện các dự án giải
tỏa, nạo vét kênh rạch, chỉnh trang ven bờ, tô điểm vẻ đẹp cảnh quan sông nước, phát
huy lợi thế hiếm có đối với một đô thị lớn.
Ðại bộ phận khu vực nội thành cũ có nguồn nước ngầm rất đáng kể, nhưng chất
lượng nước không tốt lắm. Về thủy văn, hầu hết các sông rạch Thành phố Hồ Chí
Minh đều chịu ảnh hưởng dao động triều bán nhật của biển Ðông. Mỗi ngày, nước lên
xuống hai lần, theo đó thủy triều thâm nhập sâu vào các kênh rạch trong thành phố,
gây nên tác động không nhỏ đối với sản xuất nông nghiệp và hạn chế việc tiêu thoát
nước ở khu vực nội thành.
Vào mùa mưa, lượng nước được điều tiết giữ lại trên hồ, làm giảm thiểu khả năng
úng lụt đối với những vùng trũng thấp; nhưng ngược lại, nước mặn lại xâm nhập vào
sâu hơn. Tuy nhiên, nhìn chung, đã mở rộng được diện tích cây trồng bằng việc tăng
vụ mùa canh tác. Ngoài ra, việc phát triển các hệ thống kênh mương, đã có tác dụng
nâng cao mực nước ngầm trên tầng mặt lên 2-3m, tăng thêm nguồn cung cấp nước
phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của thành phố.
• Thảm thực vật
Trên cơ sở các yếu tố cơ bản của điều kiện tự nhiên ở thành phố Hồ Chí Minh, như
đã trình bày; người ta đã khái quát hóa thành ba kiểu sinh thái cảnh - kiểu lập địa mà, tương ứng với nó là ba hệ sinh thái thảm thực vật rừng tiêu biểu; rừng nhiệt đới
ẩm mưa mùa, rừng úng phèn và rừng ngập mặn.
Các thảm thực vật rừng nguyên sinh, hiện tại hầu như không còn; song sự tìm hiểu
nó sẽ giúp ích cho việc đánh giá tiềm năng điều kiện lập địa, xác định phương hướng
phục hồi và xây dựng các thảm thực vật đạt hiệu quả mong muốn, nhất là về cảnh
quan, môI trường sinh thái ở một Thành phố đông dân cư của vùng nhiệt đới.


3. Dân cư – xã hội:

Thành phố Hồ Chí Minh (hiện nay vẫn được gọi phổ biến với tên cũ là Sài Gòn) là
thành phố đông dân nhất, đồng thời cũng là đầu tàu kinh tế và trung tâm văn hóa, giáo
dục quan trọng của Việt Nam. Trên cơ sở diện tích tự nhiên, thì thành phố Hồ Chí
Minh là đô thị lớn thứ nhì Việt Nam (sau khi thủ đô Hà Nội được mở rộng). Nếu xét
về quy mô dân số, thì thành phố Hồ Chí Minh là đô thị lớn nhất Việt Nam. Hiện nay,
thành phố Hồ Chí Minh cùng với thủ đô Hà Nội là đô thị loại đặc biệt của Việt Nam.
• Dân cư
Dân số năm 1929 là 123.890 người trong số đó có 12.100 người Pháp. Non 40 năm
sau, năm 1967 thành phố đã tăng gấp 10 lần với dân số là 1.485.295.
Kể từ sau 1975, dân số Sài Gòn gia tăng nhanh, nhất là dân nhập cư không kiểm
soát được, nên nhà cửa xây cất bừa bãi. Theo thống kê chính thức, dân số Sài Gòn
năm 1975 là 3.498.120 người. Tính đến năm 2012, dân số toàn thành phố Hồ Chí
Minh đạt gần 7.750.900 người, với diện tích 2095,6 km2, mật độ dân số đạt 3699
người/km². Trong các thập niên gần đây, Thành phố Hồ Chí Minh luôn có tỷ số giới
tính thấp nhất Việt Nam, luồng nhập cư từ các tỉnh khác vào Thành phố Hồ Chí Minh
luôn có số nữ nhiều hơn số nam.
Sự phân bố dân cư ở Thành phố Hồ Chí Minh không đồng đều. Những năm gần
đây dân số các quận trung tâm có xu hướng giảm, trong khi dân số các quận mới lập
vùng ven tăng nhanh, do đón nhận dân từ trung tâm chuyển ra và người nhập cư từ
các tỉnh đến sinh sống. Theo ước tính năm 2005, trung bình mỗi ngày có khoảng 1
triệu khách vãng lai tại Thành phố Hồ Chí Minh. Đến năm 2010, con số này còn có
thể tăng lên tới 2 triệu.
Theo thống kê của tổng cục thống kê Việt Nam, tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2009,
toàn Thành phố Hồ Chí Minh có đủ 54 thành phần dân tộc cùng người nước ngoài
sinh sống. Trong đó, nhiều nhất là người Kinh có 6.699.124 người, các dân tộc khác
như người Hoa có 414.045 người, người Khmer có 24.268 người, người Chăm 7.819
người, người Tày có 4.514 người, người Mường 3.462 người, ít nhất là người La Hủ
chỉ có 1 người.
Giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh chiếm
21,3% tổng sản phẩm (GDP) và 29,38% tổng thu ngân sách của cả nước.

• Xã hội
Thành phố Hồ Chí Minh, với dân số đông, mật độ cao trong nội thành, cộng thêm
một lượng lớn dân vãng lai, đã phát sinh nhu cầu lớn về y tế và chăm sóc sức khỏe.


Các tệ nạn xã hội, như mại dâm, ma túy, tình trạng ô nhiễm môi trường... gây ảnh
hưởng lớn tới sức khỏe dân cư thành phố. Những bệnh truyền nhiễm phổ biến ở các
nước đang phát triển như sốt rét, sốt xuất huyết, tả, thương hàn... hay các bệnh của
những quốc gia công nghiệp phát triển, như tim mạch, tăng huyết áp, ung thư, tâm
thần, bệnh nghề nghiệp... đều xuất hiện ở Thành phố Hồ Chí Minh.
Về mặt hành chính, Sở Giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh chỉ quản lý các cơ sở
giáo dục từ bậc mầm non tới phổ thông. Các trường đại học, cao đẳng phần lớn thuộc
Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam.
Hệ thống các trường từ bậc mầm non tới trung học trải đều khắp thành phố. Trong
khi đó, những cơ sở xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tập trung chủ yếu vào bốn huyện
ngoại thành Củ Chi, Bình Chánh, Nhà Bè, Cần Giờ.
Mặc dù đạt được những bước tiến quan trọng trong thời gian gần đây nhưng giáo
dục Thành phố Hồ Chí Minh vẫn còn nhiều khiếm khuyết. Trình độ dân trí chưa cao
và chênh lệch giữa các thành phần dân cư.
Thành phố Hồ Chí Minh đang phải đối diện với những vấn đề của một đô thị lớn có
dân số tăng quá nhanh. Trong nội ô thành phố, đường sá trở nên quá tải, thường xuyên
ùn tắc. Hệ thống giao thông công cộng kém hiệu quả. Môi trường thành phố cũng
đang bị ô nhiễm do phương tiện giao thông, các công trường xây dựng và công nghiệp
sản xuất.
II.Đặc điểm về văn hóa:
1. Văn hóa sản xuất:
• Thời xưa:
Những ngày đầu sơ khai, đây là vẫn còn là vùng đất nghèo lạc hậu, kinh tế kém
phát triển.mặt khác, triều đình nhà Nguyễn đã thực hiện chính sách “ bế quan tỏa
cảng” làm cho lĩnh vực buôn bán kinh doanh của vùng cũng như cả nước bị trì truệ.

Vùng này chịu ảnh hưởng của người Hoa khi du nhập vào. Do đó, mà các ngành
nghề cổ truyền, những tri thức về sản xuất, kinh doanh của người Hoa đã mang vào
Nam Bộ, Sài Gòn - Chợ Lớn. Những người thợ thủ công tài hoa khi di cư vào nước ta
đã chuyển tải các ngành sản xuất gốm xứ, gạch ngói, dệt vải, dệt lụa, thuộc da, làm
giấy, bút mực và nghề in, lúc đầu họ giữ bí quyết nghề nghiệp, nhưng sau do yêu cầu
của sản xuất, họ đã chuyển giao công nghệ.


Về nông nghiệp đây là vùng trồng lúa gạo lớn nhất Đông nam á.Thời kì này tập
trung phát triển nông nghiệp,các làng nghề thủ công nghiệp còn hạn chế và chưa phát
triển.
• Hiện đại:
Ngày nay thành phố Hồ Chí Minh được xem là đầu tàu kinh tế của cả nước. Trong
nền kinh tế hội nhập như hiện nay, chủ yếu phát triển trong linh vực kinh doanh, buôn
bán thông qua các chợ, bến, phố…chính vì vậy, mà trong giai đoạn này các phố chợ
buôn bán sầm uất, mọc lên ngày nhiều.Hệ thống các siêu thị, trung tâm mua sắm , chợ
ngày càng da dạng và phong phú.
Ngày nay về văn hóa sản xuất, Hồ Chí Minh tập trung phát triển cao ở lĩnh vực
công nghiệp, tập trung sản xuất hàng hóa xuất – nhập khẩu. Chủ yếu phát triển sản
xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương nghiệp, dịch vụ và du lịch.
Ngoài ra, đây là nơi tập trung nhiều cư dân từ mọi miền đất nước và thế giới đến
sinh sống.Do đó, mà nhu cầu công việc của vùng cao hơn hẳn so với các vùng khác
nên tạo điều kiện cho các khu công nghiệp, khu chế xuất hình thành và phát triển.Bên
cạnh đó , cũng tạo cơ sở phát triển cơ sở hạ tầng.
2. Ẩm thực:
"Gia Định thành thông chí" của Trịnh Hoài Đức viết vào khoảng năm 1820, có
đoạn "Vùng Gia Định nước Việt Nam, đất đai rộng, lương thực nhiều, không lo đói
rét, nên dân ưa sống xa hoa, ít chịu súc tích, quen thói bốc rời, Người tứ xứ, nhà nào
tục nấy. Đất thuộc sao Dương Châu, gần Mặt trời, khí hậu nóng bức, nên người Gia
Định trọng tiết nghĩa...". có những mặt ưu đãi con người, "vật thực nhiều, không lo sự

đói kém, rét mướt"... đó là nơi "gạo trắng nước trong", nên con người Sài Gòn có nếp
sống khá thoải mái và lối ẩm thực khá phong phú..
Lê Quý Đôn trong sách Phủ biên tạp lục (quyển 6) đã nhận xét: "Đất Đồng Nai
bằng phẳng, thổ địa phì nhiêu... mỗi nhà có thể mướn 50, 60 người cày ruộng và nuôi
đến hàng 300 - 400 con trâu bò, cày bừa, cấy gặt rộn ràng không rỗi, hàng năm đến
tháng mười một, mười hai thường giã gạo, bán lấy tiền ăn Tết, chạp. Từ tháng giêng
trở đi, không làm công việc xay giã. Sài Gòn trong tâm thức của những khách ẩm thực
vẫn được mệnh danh là thành phố không “đêm”. Bởi lẽ, từ sáng tinh mơ cho đến tối
muộn, vẫn một cuộc sống nhộn nhịp, rộn rã những thanh âm, người mua, kẻ bán…
Cái tuổi 300, cái tuổi không già bởi “thành phố tôi rất trẻ”. Trẻ trung trong diện mạo,
trẻ trong sự năng động và phát triển nhanh chóng của một thành phố công nghiệp và
“trẻ” trong việc tiếp biến văn hóa ẩm thực cổ-kim, Đông-Tây.


Không ít khách thập phương đổ về Sài gòn để hòa vào nhịp sống “không biết mệt
mỏi” của xứ sở này. Một nét riêng, hào phóng, sôi động và lộng lẫy khác hẳn với sự
trầm tư, thanh tao, nho nhã và cổ kính của người Bắc hay cái dặt dè, chu đáo, lo xa
của người miền Trung. Sài Gòn kiêu hãnh là thế. Nói là ẩm thực Sài Gòn có lẽ là chưa
đủ mà phải gọi cho ra, cho đúng cái tên ẩm thực Sài Gòn-Nam Bộ, bởi Sài Gòn là tâm
điểm của toàn vùng Nam Bộ và là ngã ba đường của Bắc-Nam- Đông –Tây. Mà Bắc ở
đây bao gồm cả miền Bắc và miền Trung, Đông là vùng Đông Nam bộ, Tây là Tây
Nam bộ và cũng là chỉ phương Tây, luồng văn hóa mới thổi hồn vào văn hóa Sài Gòn
nói chung và văn hóa ẩm thực Sài Gòn nói riêng. Hòn ngọc Viễn Đông ấy là nơi tiếp
biến của văn hóa ẩm thực Trung Quốc, Ấn, Pháp, Mỹ, Nhật, Úc….và nhiều, nhiều
những vùng quốc gia, lãnh thổ từ thế kỷ 18 đến nay. Khách trong nước hay ngoài
nước, khi tìm đến Sài Gòn đều có thể thỏa mãn hương vị ẩm thực của mình bởi ở xứ
sở giàu có này, không có gì là không tìm thấy.
Từ khu phố của người Tây, người Hoa hay người Việt, đâu đâu cũng có thể gọi cho
mình các món ngon của người Hoa, Ấn, Nhật, Tây Ban Nha hay các món Pháp nổi
tiếng, xúc xích Đức, humburger Mỹ, nhiều món ăn truyền thống của người Nga và say

xưa hương vị thịt nướng của Tiệp khắc với đủ các loại rượu bia nổi tiếng nhất. Sài
Gòn đã mở lòng mình ra mà giao lưu tiếp biến những tinh hoa văn hóa ẩm thực của
mọi miền, mọi quốc gia trên thế giới, không như cách mà những người ít tìm hiểu về
văn hóa của người Sài Gòn vô tình nói “văn hóa Sài Gòn lai căng”. Sự mở rộng đó
không làm mất đi cái truyền thống văn hóa lâu đời của người Việt Nam.
Những hàng quán ven đường, xe đẩy bán hàng rong là nét đặc trưng của phố
phường Sài Gòn thế kỷ 20.
Những cửa hàng, tiệm ăn được bài trí đơn giản, tạm bợ bên đường, trên một góc
phố hay những sạp hàng hóa nho nhỏ là địa điểm được nhiều người dân Sài Gòn xưa
yêu thích. Một trong số những thú vui của phụ nữ Sài Gòn thời ấy là… ăn chợ. Trong
lúc đi dạo phố phường hay xách làn đi mua thức ăn, các cô gái thường ngồi nghỉ chân
ở một gánh hàng rong, quán ăn trong chợ để lót dạ bằng bát bún riêu hay cháo vịt.
Người Sài Gòn xưa nay nổi tiếng ăn ngọt và cay, món nào trong bữa ăn của họ
cũng không thể thiếu hai hương vị này.


Sài gòn có nhiều loại hủ tíu như hủ tíu Sa Đéc, hủ tíu Mỹ Tho, hủ tíu Nam Vang,
hủ tíu bò viên, hủ tíu Tàu… và một món hủ tíu ngày trước được coi như nét duyên
riêng của vùng đất này: hủ tíu gõ.
Tính chất thứ ba và quan trọng nhất của ẩm thực Sài Gòn là sự tập hợp tinh hoa của
ẩm thực Nam Bộ và sự nâng cao truyền thống ẩm thực miền Nam lên mức cổ điển. Ví
dụ : mắm Nam Bộ là món ăn của thời khẩn hoang. Rau đồng, rau vườn, cá sông, cá
biển, mắm cá linh tinh lang tang, ăn cho no để lo mở cõi. Vậy mà mấy trăm năm sau,
món lẩu mắm nay đã trở thành món ăn cao cấp. Dân nhà giàu Sài Gòn - Chợ Lớn xưa
và nay đãi khách bằng lẩu mắm mới sang, và phải nói rằng lẩu mắm có lẽ là kiệt tác
sáng giá nhất của văn hóa ẩm thực Việt Nam.
Rau, cá, thịt, mắm làm thành món lẩu : hơn 20 loại rau để trong hai dĩa rau to
tướng, từ ngó sen, bông súng tới giá, bắp chuối và đủ loại rau thơm. Rồi một mớ thập
cẩm : lươn, cá rô, cá kèo, cá chạch, cá ngác, cá lóc, bông lau, basa, cá thu… Rồi thêm
vô thịt ba rọi, mực, tôm, cua, tàu hủ… cùng lên lửa với nước cốt mắm sặc thơm lừng.

Thêm hai dĩa bún hay một thố cơm, ba xị rượu ngon, một dĩa tỏi gừng ớt hiểm và thế
là ta có đủ đất trời, âm dương, hài hòa và bổ dưỡng nhất trong món lẩu Việt Nam bất
hủ.
Ẩm thực thuần túy Sài Gòn đúng là sự tổng kết lịch sử ẩm thực của đất phương
Nam từ thời khai hoang với mắm, canh chua, cá lóc nướng trui… tới thời hiện đại với
bò bảy món, trứng rùa Côn Đảo, tôm hùm Biển Đông. Có lẽ không quá đáng khi nói
ẩm thực Sài Gòn là tập đại thành tinh hoa ẩm thực Việt Nam trên một vùng đất không
rộng quá 2.100 km2 mà lại đủ sức mời gọi hơn một chục nền ẩm thực của Á, Âu, Mỹ
tới kết bạn và đua tài với ẩm thực Sài Gòn, Nam Bộ Việt Nam mà chưa biết ai hơn ai.
Nguời Sài Gòn có thói quen ăn nhanh. Không cầu kỳ, như người Miền Bắc người ta
có thể ngồi ăn bất kì đâu có thể ngồi lề đường, vỉa hè hay từ những cửa hàng bình dân
đến những cửa hàng sang trọng. Bữa sáng người ta có thể ăn nhanh một món gì đó rồi
lao vào công việc, họ không quan trọng bữa ăn như những người ở miền Bắc.
3. Trang phục:
Dân cư sinh sống ở Sài Gòn xưa là bốn dân tộc Khowme, việt, hoa, chăm. Mỗi dân
tộc có một phong cách trang phục riêng. Những bộ trang phục của mỗi dân tộc này
nhắc nhớ thuở ban sơ của sài gòn với những giồng đất, kênh rạch và sự giao thoa văn
hóa của một thương cảng sầm uất thuở ban đầu. khowme, việt, hoa, chăm là bốn dân
tộc chính có mặt từ những ngày đầu của sài gòn. Người khowme là cư dân lâu đời
nhất định cư trên giồng đất cao, sau đó, người việt đến khai phá từ cuối thế kỷ XVI,


đầu thế kỷ XVII. Người Hoa đến đây lập nghiệp từ cuối thế kỷ XVII. Truyền thống
buôn bán của những người hoa trong phong trài phản Thanh phục Minh được mang
sang đây, góp phần vào sự phát triển của thương cảng lớn này. Sau đólà những bước
chân của người Chăm đặt lên đây trong cuộc Nam tiến khá mạnh mẽ vào cuối thế ky
XIX. Và nếp sinh hoạt, đặc điểm văn hóa, kinh tế ảnh hưởng thông qua cách ăn mặc,
trang phục. thuở ban đầu, người Hoa sang Việt Nam vẫn tóc đuôi sam, áo lụa tàu điểm
hoa văn hoặc chữ phúc, hai tay rộng, mũ rộng vành và chủ yếu sinh sống bằng nghề
tiểu thủ công và buôn bán.

Trong khi đó, người Khowme ưa mặc khăn rằn, váy áo gọn, thiên về nét nền nã,
duyên dáng của miệt đồng bằng nam bộ, thuận tiện cho việc đồng áng. Người chăm
phát triển về thổ cẩm, trang phục hơi cầu kỳ về tiết tấu hoa văn trên nền vải vóc.
Người chăm ở sài gòn cũng có cách ăn mặc khác so với người chăm ở ninh thuận
bình thuận nhờ những cách điệu để thích ứng với khí hậu và sự năng động, không khí
phố phường với những bộ váy áo biến tấu nhiều so với truyền thống, ít khi chít chăn
và mang hai khuyên bằng chùm len, vải đỏ hai bên tai.
Trong khi đó, người kinh quen với đồng áng, lúa nước, lại chọn khăn rằn quấn cỏ và
áo nâu sồng, quần đen thanh thoát trên những đồng lúa hay trên sông nước ngày
xưa… đặc biệt là chiếc áo bà ba là nét đặc trưng của người kinh ở sài gòn. Nó tạo
thành nét đẹp duyên dáng đậm đà của người dân sài gòn xưa và nét đẹp đó còn tồn tại
đến tận ngày nay.

( trang phục người dân sài gòn thuở sơ khai)

(áo dài sài gòn xưa)

Sau khi đất nước độc lập thống nhất, cùng việc xây dựng đất nước, và giai đoạn hội
nhập quốc tế, sài gòn cũng như các thành phố lớn ở nước ta đã tiếp thu văn hóa, trong
đó trang phuc là vấn đề thay đổi lớn, ngoài những trang phục truyền thống được bảo
tồn và phát huy, thì có những trang phục mang tính phương đông và phương tây cũng
đang tồn tại và phát triển mạnh.


Đặc biệt trong đó quần jean và áo phông là trang phục phổ biến nhất. nó phù hợp
với sự năng động và thoải mái, để phù hợp hơn với sự nhộn nhịp của thành phố cũng
như dễ dàng hoạt động.
Bên những mặc tích cực thì sự du nhập văn hóa trang phục còn mang tính chất quá
đà, không phù hợp với thuần phong mỹ tộc. những loại trang phục gây nên sự phản
cảm.

4. Kiến trúc – nhà ở:
Sài Gòn – Gia Định theo những thăng trầm lịch sử chia làm ba trào lưu kiến trúc:
Kiến trúc bản địa, kiến trúc Đông Dương và kiến trúc hiện đại.
• Kiến trúc bản địa
Kiến trúc bản địa được mô tả là nhà phố dọc theo sông Bến Nghé cùng cảnh đô thị
phồn hoa trên bến dưới thuyền, rồi chùa chiền, lăng tẩm, dinh trấn, nhà ở cổ xưa với
mái ngói âm dương, ít gian, chái rộng, mái thấp, vách gạch, cột cây kê tán...
Đó là Phụng Sơn Tự (chùa Gò) trên đường Ba Tháng Hai được lập vào đầu thế kỷ
19 trên một đồi nhỏ, bao quanh là ao; hoặc chùa Giác Lâm, chùa Giác Viên... Kiến
trúc rất thanh thoát, nhẹ nhàng từ mái cho đến bố cục bên trong. Đây là những di sản
văn hóa kiến trúc rất tuyệt vời.

Dinh Tân Xá(1790) – ngôi nhà cổ nhất Sài Gòn

Mặt bằng ngôi nhà có dạng hình chữ "Nhất", tuy xây dựng phục vụ cho việc thờ
thượng Công giáo nhưng ngôi nhà vẫn được quay về hướng nam theo quan điểm dựng
nhà truyền thống của người Việt. Nhìn chung, ngôi nhà được dựng theo kiểu ba gian
hai chái Nam Bộ với diện tích 136m2, trên mái có lợp ngói âm dương, dưới mái có 6
hàng cột chạy dài, mỗi hàng có 6 cột gỗ, gian giữa rộng nhất dùng cho việc thờ
phượng Thiên Chúa, khung cửa và các cánh cửa đều chạm trổ hoa lá như tạo thêm sức
sống cho mặt tiền của căn nhà. Trên cao là một khám thờ bằng gỗ để mộc, chạm trổ
các đề tài: "song phượng triều dương" ở trên, "tam phúc" ở bao lam, hình hoa lá ở
phần chân.
• Kiến trúc Đông Dương


Khi người Pháp có mặt tại Đông Dương vào giữa thế kỷ 19 đến giữa thế kỷ 20, đô
thị Sài Gòn hình thành một hình thái kiến trúc châu Âu có kết hợp thiên nhiên và tập
quán xây dựng địa phương. Các hình thái vòm, cột, chóp, phù điêu, tượng, tranh
tường của châu Âu được đưa vào hầu hết.

Các công trình thời đó phảng phất đường nét các thời kỳ kiến trúc như Classique,
Gothique, Baroque nhưng ở phần mái, cửa, sảnh, hiên, bố cục công trình thì lại không
theo kiến trúc cổ điển phương Tây.
Kỹ thuật và vật liệu xây dựng: Sử dụng rộng rãi kỹ thuật và liệu xây dựng mới như
hệ khung bêtông cốt thép chịu lực, khung thép tiền chế, sành sứ nhiều màu, ngói
ardoise (đá xám chẻ), gạch caro. Các phương tiện kỹ thuật mới khá tiên tiến được áp
dụng như: cột thu lôi, đèn điện, cổng sắt uốn.
Giải pháp kiến trúc: Áp dụng các giải pháp thông thoáng, cách nhiệt để phù hợp
với điều kiện khí hậu nhiệt đới như bố trí các dãy hành lang, dàn pergola rộng rãi chạy
dọc theo công trình. Trên phần tường sát trần thường bố trí các lam gió để tạo sự
thông thoáng và lấy sáng cho không gian bên trong. Đa số các công trình được bố trí
thêm các sân trong, giếng trời để tăng sự thông thoáng và chiếu sáng tự nhiên.

Những cây cột một trụ truyền thống của Việt Nam được chẻ thành hai cây. Ở đây có cả sự pha
trộn kiến trúc Việt Nam và các nước châu Á / Chi tiết trần diềm vừa pha trộn kiến trúc đền đài
châu Âu vừa kết hợp các hoạ tiết châu Á

Mái: Sử dụng mái bằng (đối với các công trình lớn) hoặc mái lợp ngói ( đối với
các công trình nhỏ hơn). Mái ngói thường nhô ra xa để che nắng mưa, có bố trí các
“khu đĩ” để tạo sự thông thoáng cho phấn bên trong. Xuất hiện các sênô thu nước mưa
chạy dọc theo mái. Một số công trình sử dụng dạng mái vút cong ở các góc, mái
chồng diêm theo kiểu kiến trúc truyền thống, có hoa văn trang trí ở đỉnh mái và các
góc cong của mái.


Các chi tiết thiết kế cửa, vòm trần và mái nhà

Cửa: Bố trí nhiều cửa trên tường công trình. Cửa sổ cao, mở rộng để tăng sự thông
thoáng, chiếu sáng tự nhiên. Các công trình sử dụng phổ biến kiểu cửa lá sách, đảm
bảo được sự thông gió tự nhiên cho không gian bên trong ngay cả trong lúc đóng. Cửa

sổ không chỉ được bố trí trên tường công trình, mà còn được bố trí phía ngoài hành
lang, đặc biệt là hành lang ở những phía chịu sáng trực tiếp của mặt trời.
Trang trí: Sử dụng rộng rãi các môtíp trang trí với màu sắc, kiểu dáng đa dạng. Các
môtíp trang trí Việt – Hoa như: “lưỡng long chầu nguyệt”, pháp vân, lân sư, rồng
phụng, cỏ cây hoa lá…
Các môtíp trang trí kiểu Khmer – Chăm như: rắn naga, hoa Mạn đà la, chữ viết…
Các môtíp trang trí kiểu Phục hưng, cổ điển Pháp như: lan can con triện, gờ chỉ, tranh
tượng, phù điêu, hoa lá, các thức cột…
Có lúc còn pha trộn cả những phong cách thời thượng của thế giới lúc bấy giờ như
Art Nouveau, Art Déco.

Một dãy nhà cổ có kiến trúc Ðông Dương trên đường Hải Thượng Lãn Ông (quận 5, TP.HCM)

“Phong cách kiến trúc Đông Dương” là tên gọi những sáng tạo của các kiến trúc sư
Pháp và đã để lại cho chúng ta rất nhiều công trình đẹp. Một số công trình lớn và tiêu
biêu cho lối kiến trúc này ở Sài Gòn như: nhà thờ Đức Bà, chợ Bến Thành, bảo tàng
Nam Kỳ, nhà hát Lớn, Dinh Độc Lập, bưu điện trung tâm Sài Gòn,…


Dinh Độc Lập Sài Gòn (1868)

Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn (1876)

Bưu điện trung tâm Sài Gòn (1886)

• Kiến trúc hiện đại
Phong cách kiến trúc Đông Dương chấm dứt vào đầu thập niên 1970 khi hướng
sáng tác kiến trúc bị ảnh hưởng bởi hướng hiện đại quốc tế. Từ năm 2000 trở đi xứ
Sài Gòn theo trào lưu kiến trúc cao tầng, hay còn gọi là kiến trúc hiện đại. Các công
trình kiến trúc đô thị hiện nay được xây theo kiểu hoàn toàn mới. Đó là việc hướng

đến sự đơn giản trong bố cục hình khối không gian, tổ chức mặt bằng tự do phi đối
xứng, mặt đứng loại bỏ việc sử dụng các họa tiết trang trí của trường phái cổ điển
cũng như việc sử dụng vật liệu mới như kính, thép, bê tông.

Tòa nhà Bitexco – tiêu biểu cho kiến trúc hiện đại ở Sài Gòn

5. Tôn giáo – tín ngưỡng:
Bên cạnh sự giao lưu với văn hoá của người Hoa (đạo Phật, Khổng, Nho…) văn
hoá phương Tây cũng từng bước thâm nhập vào văn hoá Sài Gòn- Gia Định. Người
Pháp có mặt trên mảnh đất này nhằm tìm kiếm thị trường buôn bán và truyền bá đạo
Thiên Chúa.


Do vị trí chiến lược đặc biệt, Sài gòn là nơi hội tụ của nhiều luồng dân cư dân tộc
từ Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ đến định cư sinh sống trong nhiều thời điểm lịch sử
khác nhau. Ngoài ra dưới thời Mỹ-Ngụy còn một số lớn binh lính, công nhân viên
chức nước ngoài như Mỹ, Pháp, Canada, Úc, Philippines, Đài Loan, Thái Lan... đến
Sài Gòn. Nên cộng đồng dân cư ở Sài Gòn-Gia Định có rất nhiều thành phần khác
nhau về địa phương, dân tộc, tôn giáo... (75% người Công giáo di cư từ các tỉnh miền
Bắc về tập trung ở các vành đai Sài Gòn.).
Văn hoá Mỹ dần thay thế văn hoá Pháp, ảnh hưởng trên mảnh đất Sài Gòn trên nhiều
phương diện. Đạo Tin Lành cũng dần dần được truyền vào Sài Gòn cùng với sự có
mặt của người Mỹ.
Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2009, toàn thành phố Hồ Chí Minh có 13 tôn giáo
khác nhau đạt 1.983.048 người, nhiều nhất là Phật giáo có 1.164.930 người, tiếp theo
là Công Giáo đạt 745.283 người, đạo Cao Đài chiếm 31.633 người, Đạo Tin lành có
27.016 người, Hồi giáo chiếm 6.580 người, Phật Giáo Hòa Hảo đạt 4.894 người, Tịnh
độ cư sĩ Phật hội Việt Nam có 1.387 người. Còn lại các tôn giáo khác như Ấn giáo có
395 người, Đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa có 298 người, Minh Sư Đạo có 283 người, đạo
Bahá'í có 192 người, Bửu Sơn Kỳ Hương 89 người và 67 người theo Minh Lý Đạo.

Tịnh độ cư sĩ Phật hội Việt Nam là một tổ chức tôn giáo - xã hội dựa trên nền tảng
là Phật giáo nhưng độc lập với Giáo hội Phật giáo Việt Nam hoạt động với phương
châm hành đạo là "Tu học-hành thiện-ích nước-lợi dân".
Đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa, gọi tắt là đạo Hiếu Nghĩa, do Ngô Lợi (thường được tín đồ
gọi là Đức Bổn Sư) sáng lập. Buổi đầu, đạo là một trong những phong trào Cần
Vương, nhưng dùng hình thức tôn giáo để qui tập tín đồ và để che mắt thực dân Pháp.
Sau khi vuaHàm Nghi bị đày, Ngô Lợi mất, phong trào tan rã chỉ còn lại những hoạt
động tín ngưỡng.
Giáo hội Phật Đường Nam Tông Minh Sư đạo (gọi tắt là Minh Sư đạo) là 1 giáo
hội tôn giáo có giáo lý dựa trên Phật giáo Thiền Tông, Đạo giáo và Nho giáo tại Việt
Nam và là nhánh chính trong năm nhánh của Ngũ chi Minh đạo. Phương châm tu của
đạo là "Phổ độ chúng sinh - Chân tu giải thoát".
Đạo Baha’i là một tôn giáo thế giới độc lập có những tín đồ ở khắp mọi nơi.
Baha’i, theo cổ ngữ Ả Rập nghĩa là (Người noi theo ánh sáng củaThượng đế) ra đời
năm 1863 tại Ba Tư (cũ) nay là Iran, người sáng lập là Baha'u'llah (có nghĩa là vinh
quang của Thượng Đế). Tôn giáo Baha’i bắt nguồn từ phong trào chủ nghĩa Babi (còn
gọi là tôn giáo Babi) ra đời ở Ba Tư, kéo dài từ năm 1844-1852.


Đạo Bửu Sơn Kỳ Hương (còn được gọi là đạo Lành) được khai sáng năm 1849 bởi
một người tục danh Đoàn Minh Huyên. Là một giáo phái có ảnh hưởng lớn đến lịch
sử và chính trị tại Nam Kỳ (Việt Nam) từ giữa từ giữa thế kỷ 19.
Minh Lý Đạo hay Đạo Minh Lý, nói tắt là Minh Lý, là một Chi trong Ngũ chi Minh
đạo, có liên quan tới cả Minh Sư Đạo và Đạo Cao Đài. Đạo ra đời lấy Tam giáo làm
tôn chỉ, dung hòa các tín ngưỡng, thực hiện cơ tận độ trong buổi hạ ngươn, tiếp tục và
hoàn thành sứ mạng cho Chánh pháp để hướng dẫn nhơn sanh tự tu, tự độ tránh khỏi
sanh tử khổ đau, thực hiện lòng từ bi, bác ái, bình đẳng xây dựng xã hội hoà bình, an
lạc.
Về tín ngưỡng: là một con người người Việt Nam với truyền thống “uống nước nhớ
nguồn” thì cư dân vùng Sàu Gòn – Gia Định cũng như các vùng khác có tín ngưỡng

thờ cúng tổ tiên.
Tín ngưỡng thờ Mẫu cũng như là thờ Thành Hoàng làng theo dấu chân Nam tiến
của người Việt, vẫn tồn tại ở vùng đất này. Trong cái buổi Sài Gòn ban đầu ấy, tuy
gọi là thành thị nhưng dáng vẻ của thôn dã vẫn còn đậm nét đó đây. Tuy nhiên những
tín ngưỡng này lại không thật sự đậm nét như ở các vùng khác như Bắc Bộ.
Do người Hoa đặt chân lên Nam bộ vào thế kỉ 17, nên ngay từ ngày đầu đến đây,
cộng đồng người Hoa đã nhanh chóng hoà nhập mình vào các cộng đồng dân tộc
khác, đặc biệt là người Việt trên mảnh đất Nam bộ nói chung và Sài Gòn - thành phố
Hồ Chí Minh nói riêng. Văn hoá người Hoa mau chóng có sự hội nhập với văn hoá
bản địa. Trong đó nổi bật là phải kể đến là hệ thống tín ngưỡng của người Hoa như:
Quan Công, Thiên Hậu, Ngũ Hành Nương Nương, Thần Tài,…với các cơ sở tín
ngưỡng được xây dựng ở Chợ Lớn mà đến ngày nay vẫn còn hương khói không chỉ
dành riêng cho người Hoa mà còn có cả người Việt.
6. Lễ hội:
• Lễ hội Tết nguyên tiêu của người Hoa
Theo truyền thống của người Trung Hoa, rằm tháng Giêng Âm lịch là Tết Nguyên
Tiêu, còn gọi là Lễ hội đèn hoa hoặc hội hoa đăng. Đây là một trong những ngày lễ
quan trọng và thiêng liêng nhất vào đầu năm mới của người Trung Hoa.
Tết Nguyên tiêu, hay Tết Thượng nguyên là lễ hội truyền thống của đồng bào
người Hoa tổ chức tiếp diễn sau Tết Nguyên đán, vào ngày Rằm tháng Giêng. Lễ hội
Nguyên tiêu của bà con trên phố người Hoa thường bắt đầu từ 12 đến 15 tháng giêng
Lễ hội đón mừng đêm trăng tròn đầu tiên trong năm, đồng thời cũng là hoạt động để
kết thúc những ngày vui tết theo tập quán của người Hoa.


Đến với Đêm hội Nguyên Tiêu, mọi người được thưởng thức và tham gia nhiều
hoạt động giải trí vô cùng đặc sắc, mang đậm văn hóa truyền thống Trung Hoa. Mở
đầu đêm hội là màn diễu hành nghệ thuật hoành tráng của những chiếc xe hoa được
trang trí lộng lẫy cùng màn biểu diễn của các đoàn lân sư rồng, đội múa, đội y võ
dưỡng sinh, đội cà kheo và các em thiếu nhi, học sinh từ các trung tâm Hoa văn, trung

tâm văn hóa tại địa phương.

Thần tài xuống đường đem may mắn đến mọi nhà

Múa lụa của tiên nữ

Màn biểu diễn song hỉ lâm môn

Tiếp theo phần diễu hành là chương trình ca múa nhạc dân gian Trung Hoa với
nhiều tiết mục phong phú, được đầu tư công phu, kỹ lưỡng từ nội dung kịch bản đến
trang phục, đạo cụ, khiến khán giả say mê thưởng thức và ủng hộ nhiệt liệt.
Ngoài hai chương trình chính nêu trên, Đêm hội Nguyên Tiêu còn tổ chức triển lãm
các tác phẩm hội họa và thư pháp do các họa sĩ, nghệ nhân tại đây sáng tạo để mọi
người có thể thưởng lãm. Bên cạnh đó, trò chơi dân gian đố đèn hoa cũng thu hút sự
chú ý và tham gia của rất nhiều khách tham dự, đặc biệt là các bạn trẻ.
Đêm hội Nguyên Tiêu tổ chức định kỳ hàng năm nói chung không chỉ góp phần gìn
giữ và phát huy giá trị văn hóa dân gian của cộng đồng người Hoa sinh sống tại Sài
Gòn mà còn tạo được một sân chơi vui tươi, ý nghĩa cho người dân thành phố trong
những ngày đầu năm mới.
• Lễ hội nghinh Ông ở Cần Giờ


Lễ hội nghinh Ông là tục thờ cá "Ông" phổ biến từ Quảng Bình trở vào Nam là
một trong những lễ hội lớn nhất của ngư dân. Hàng năm,từ ngày 15 dến 17 tháng 8
âm lịch tại lăng Ông Thủy tướng được vua Tự Đức ban sắc phong: “Nam Hải tướng
quân” thuộc Xã Cần Thạnh, huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh đều diễn ra lễ tế
rất trang trọng của ngư dân Cần Giờ để tưởng nhớ công ơn cá "Ông".
Lễ hội còn có các tên gọi khác như: Lễ rước cốt Ông, Lễ cầu ngư, Lễ tế cá Ông, Lễ
cúng Ông, Lễ nghinh Ông, Lễ nghinh Ông Thủy tướng... Nhưng tất cả đều có chung
một quan niệm rằng cá "Ông" là thần bảo trợ nghề cá và các nghề trên biển nói chung,

và từ đó trở thành tín ngưỡng của ngư dân.
Ngày 15/8 không khí lễ hội đã diễn ra nhộn nhịp ở bên ngoài lăng với nhiều hoạt
động văn hoá sôi nổi. Sáng ngày 16/8, khoảng 10h, các vị trong hội lăng trong trang
phục chỉnh tề làm lễ rước kiệu của Nam hải Tướng quân xuống thuyền rồng ra biển.
Đoàn ghe nghinh xuất phát tại bến đò Cần Giờ - Vũng Tàu. Dọc theo đường rước, ngư
dân sống trên biển và bà con hai bên phố bày lễ vật nghênh đón, khói nhang nghi
ngút. Cùng với thuyền rồng rước thuỷ tướng, có hàng trăm ghe lớn nhỏ, trang hoàng
lộng lẫy, cờ hoa rực rỡ tháp tùng ra biển nghênh ông. Trước mũi ghe là hương án và
mâm lễ vật. Trên các ghe lớn nhỏ này có chở hàng ngàn khách và bà con tham dự
đoàn rước. Đoàn rước đi khoảng hai giờ thì quay về bến nơi xuất phát, rước ông về
lăng ông Thuỷ tướng. Tại bến một đoàn múa lân, sư tử, rồng đã đợi sẵn để đón ông về
lăng.

Đoàn múa rồng đón Ông về dinh

Khi rước ông vào lăng, các nghi thức đón và tế diễn ra trang trọng, đúng với nghi
thức cổ truyền. Các lễ cầu an, xây chầu đại bội, hát bội diễn ra tại lăng ông Thuỷ
tướng. Ngoài lăng, có các hoạt động văn hoá văn nghệ.
Vào khoảng 20 - 23h cùng ngày lễ cúng tế, hát bội vẫn tiếp tục diễn ra trong lăng.
7. Nghệ thuật:
Văn học
Văn học ở Sài Gòn - Gia Ðịnh xưa có thể chia làm hai bộ phận:


• Văn học dân gian:
Văn học dân gian là bộ phận văn học do quần chúng nhân dân sáng tạo nên. Có thể
nói, ngay từ khi những cư dân đầu tiên đến ngụ cư vùng đất này thì văn học dân gian
bắt đầu xuất hiện.
Nhìn một cách tổng quát, văn học dân gian thành phố gồm một số thể loại chính
sau đây:

-

Ca dao - dân ca:

Chiếm một số lượng lớn và phổ biến rộng khắp nơi từ thị tứ đến vùng nông thôn
ngoại thành. Ðây là loại sáng tác dân gian thường được cấu theo thể thơ lục bát mang
đậm màu sắc dân tộc và được sử dụng trong các hình thức diễn xướng: hát ru, hò, hát
đối đáp, lý, nói thơ...
-

Vè:

Là loại văn vần, có tính tự sự. Cũng như các tỉnh Nam Bộ khác, vè ở thành phố
thường xuất hiện dưới các thể vãn 2, vãn 3, vãn 4, vãn 5 (nhất là vãn 4) và một ít sử
dụng thể thơ lục bát hoặc biến thể của lục bát.
-

Truyện kể:

Ở Sài gòn, truyện kể phần lớn là những chuyện về sự tích, đặc biệt các chuyện kể
về sấu và cọp, cùng các giai thoại. Thần thoại hầu như không có ở vùng đất này, còn
chuyện cổ tích thì chiếm một tỉ lệ rất nhỏ. Các chuyện kể ở thành phố thường giản
đơn, ít tình tiết và đặc biệt mang nhiều yếu tố kỳ ảo có tính chất hoang đường.
Ngoài 3 loại chính kể trên, văn học dân gian thành phố còn có tục ngữ và câu đố.
Nhìn chung văn hóa dân gian thành phố mang một số đặc điểm:
+ Trước hết, nó vừa có nét riêng của một vùng đất, đồng thời có nét chung của Nam
Bộ và đặc biêt nó chịu ảnh hưởng khá sâu đậm của văn học dân gian vùng Ngũ
Quảng, điều này có thể thấy rõ ở hát ru - một loại hình có tính truyền thống và ít có
tính ứng tác nhất.
+ Trong điều kiện lịch sử - xã hội của cư dân một vùng đất được hình thành muộn (từ

cuối thế kỷ XVII) văn học dân gian thành phố mất đi một số yếu tố của xã hội mà ở
đó cuộc đấu tranh giai cấp và chống ngoại xâm trở thành vấn đề trung tâm của thời
đại, nhất là trong điều kiện thành phố luôn luôn là điểm nóng bỏng của phong trào đấu
tranh cách mạng.
• Văn học viết:
Trước khi có văn học viết bằng chữ quốc ngữ la tinh, ở Sài Gòn, một giai đoạn dài,
văn học Hán Nôm đã tồn tại và phát triển mạnh mẽ.


-

Văn học Hán Nôm:

Vào khoảng năm 80 của thế kỷ XVIII, tại đây đã xuất hiện thi xã đầu tiên gọi là
Sơn Hội Gia Ðịnh, tập hợp khá nhiều nhà văn, nhà thơ lúc ấy như: Trịnh Hoài Ðức,
Ngô Nhơn Tịnh, Diệp Minh Phụng, Vương Kế Sinh, Huỳnh Ngọc Uẩn... Sự xuất hiện
các thị xã, với các nhà thơ cùng các tác phẩm của họ đã biến Sài Gòn thành một trung
tâm văn hóa lớn ở về phía Nam của Tổ quốc.
Từ thế kỷ XVIII đến năm 1860, nhiều tác phẩm Hán - Nôm đã ra đời, nay có thể
kể: Cấn trại thi tập, Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Ðức (1765 - 1825),
Thập Anh thi tập của Ngô Nhơn Tịnh (1761-1813) Hoa Nguyên thi thảo, Nhất thống
địa dư chí của Lê Quang Ðịnh (1767-1813), Mộng Mai đình thảo thi của Trương Hảo
Hiệp (1795 - 1851),...
Nhìn chung các tác phẩm lớn là thi phú viết theo lối biền ngẫu, hoặc đường thi, một
ít sách có tính khoa học địa lý. Tác giả là những nhà nho, trực tiếp tham gia chánh
quyền nhà Nguyễn, vì thế nội dung của các tác phẩm mang ý thức hệ nho giáo, đồng
thời ca ngợi chế độ họ đã sống và làm việc. Ðiều này, chủ yếu là do những điều kiện
lịch sử-xã hội lúc bấy giờ.
Vào những năm 50 của thế kỷ XVIII, một số nhà thơ mới xuất hiện như Nguyễn
Ðình Chiểu, Trần Thiện Chánh, Huỳnh Mẫn Ðạt, Nguyễn Thông... với một số tác

phẩm của họ, tuy rằng vẫn còn trong vòng ý thức hệ nho giáo, nhưng đã phần nào cho
thấy cái trí trệ của chế độ nhà Nguyễn.
Năm 1858, liên quân Pháp - Tây Ban Nha tấn công Ðà Nẵng và sau 1859 chúng
đánh chiếm thành Gia Ðịnh. Sự kiện này đánh dấu một chặng đường mới trong lịch sử
dân tộc Việt Nam, đồng thời văn học ở Sài Gòn cũng mang một nội dung mới, từ văn
học dân gian đến văn học Hán - Nôm:
“ Giặc Tây đánh tới Cần Giờ
Biểu đừng thương nhớ đợi chờ uổng công”.
hay
“ Bến Nghé của tiền tan bọt nước
Ðồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây
Hỡi trang dẹp loạn rày đâu vắng?
Nỡ để dân đen mắc nạn này!”
(Chạy giặc - Nguyễn Ðình Chiểu)
Lớp nhà thơ mới xuất hiện từ những năm 40 - 50 của thế kỷ XIX như:


+ Huỳnh Mẫn Ðạt (1807 - 1883) với các bài thơ phê phán Tôn Thọ Tường, bài Khóc
Nguyễn Trung Trực và tuồng Kim Thạch Kỳ Duyên (soạn chung với bài Hữu Nghĩa).
+ Phan Văn Trị (1803 - 1910) với 10 bài liên hoàn đả phá Tôn Thọ Tường và nhiều
bài thơ yêu nước khác.
+ Võ Thành Ðức với bài Gia Ðịnh Phú.
+ Nguyễn Ðình Chiểu (1822 - 1883) với nhiều thơ văn yêu nước và các tác phẩm Lục
Vân Tiên, Dương Từ Hà Mậu, Ngư Tiều y thuật vấn đáp.

Qua tác phẩm của các nhà thơ nói trên, tư tưởng chủ đạo của văn học Sài Gòn từ
nửa cuối thế kỷ XIX và tư tưởng yêu nước thương dân. Có thể nói, văn học Hán Nôm
ở Sài Gòn giai đoạn này như một chùm sao sáng rực trên bầu trời văn học Việt Nam.
Bước sang thế kỷ XX, một giai đoạn mới của văn học Sài Gòn bắt đầu.
-


Văn học chữ quốc ngữ - la tinh

+ Văn học Sài Gòn cuối thế kỷ XIX nửa đầu thế kỷ XX:
Sài Gòn là nơi chữ Quốc ngữ được phổ biến trước nhất. Ðiều này làm nảy sinh sớm
một nền văn học Quốc ngữ. Thật vậy, một tác phẩm mang ít nhiều tính văn học là
“Chuyện đời xưa”của Trương Vĩnh Ký, ngay từ năm 1866 đã được xuất bản ở Sài
Gòn. Nhưng phải nói, nếu văn học ấy mãi đến những năm 80, 90 của thế kỷ XIX mới
được hình thành rõ nét. Trong hai thập niên này, văn học Quốc ngữ đã có một cơ sở
vững vàng với hàng loạt tác phẩm được xuất bản dưới nhiều dạng: từ dịch thuật đến
sưu tầm, nghiên cứu; từ sáng tác chuyện thơ đến truyện và tiểu thuyết viết theo lối
phương Tây; từ lối viết du ký, hồi ký đến soạn các kịch bản hát bội.
Như vậy, cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, có thể nói văn học Sài Gòn khá phong
phú và đa dạng. Ðây là nơi xuất phát điểm của phong trào thơ mới (như của tác giả
Nguyễn Thị Kiêm) và cũng là nơi xuất hiện khá sớm các loại tiểu thuyết lịch sử Việt
Nam (thí dụ như quyển “Phan Yên ngoại sử tiết phụ gian truân” của Trương Duy
Toản - 1910), các bài văn chính luận (như các bài viết và sách của Trần Huy Liệu,
Trần Hữu Ðộ, Ðào Khắc Hưng), các loại bài phê bình văn học (Nguyễn Văn Nguyễn).
Về văn học, để có được những thành tựu đó, cần ghi nhận công đóng góp của một
số tác giả đáng chú ý sau: Trương Vĩnh Ký (1836 - 1898), Huỳnh Tịnh Của, Trương
Minh Ký, Nguyễn Trọng Quản (1865 - 1911), Lê Hoàng Mưu (1879 - 1941), Nguyễn
Chánh Sắt (1869 - 1947), Hồ Biểu Chánh (1885 - 1958)...
+ Văn học Sài Gòn từ 1945 đến 1975:


×