Tải bản đầy đủ (.doc) (47 trang)

thu gom, phân loại rác thải sinh hoạt và phương pháp xử lý bằng công nghệ sinh học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.82 MB, 47 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT
KHOA MÔI TRƯỜNG

THU GOM, PHÂN LOẠI RÁC THẢI SINH HOẠT VÀ
GIỚI THIỆU PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ RÁC HỮU CƠ
THỐI RỮA BẰNG CÔNG NGHỆ SINH HỌC

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC K.27

Người hướng dẫn:

Dr.Paul A.Olivier
Dr.Ly L.Olivier

Sinh viên thực hiện:

ĐÀ LẠT, 2007


LỜI CẢM ƠN
Nhóm đồ án chúng em xin bày tỏ lòng biết ơn đến các thầy cô trong
Khoa Môi trường cũng như các thầy cô trong trường Đại học Đà Lạt đã
truyền đạt những kiến thức cần thiết trong suốt bốn năm học vừa qua, làm
hành trang cho chúng em bước vào cuộc sống. Đặc biệt chúng em xin chân
thành cảm ơn cô Trần Thị Tình, cô Lâm Vừ Thanh Nội đã giúp đỡ chúng em
rất nhiệt tình trong quá trình thực hiện đồ án này.
Chúng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến Dr. Paul Olivier và Dr.
Ly Olivier đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ chúng em trong suốt thời gian thực
hiện để hoàn thành đồ án.
Chúng cháu xin gửi lời cảm ơn đến các hộ gia đình và chú Phạm Tiến
Hải đã cộng tác và tạo điều kiện thuận lợi cho chúng cháu thực hiện đồ án


này.
Nhân đây, nhóm mình muốn nói lời tạm biệt với lớp MTK27 thân mến!
Chúc các bạn luôn mạnh khỏe hạnh phúc và thành đạt trong cuộc sống.
Trân trọng cảm ơn!
Nhóm thực hiện đồ án.

i


Lời cam đoan

Nhóm đồ án xin cam đoan đây là công trình
nghiên cứu của chúng tôi. Những kết quả và số liệu
trong đồ án chưa được ai công bố dưới bất cứ hình thức
nào. Chúng tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhà
trường về sự cam đoan này.
Đà Lạt, ngày 30 tháng 5 năm 2007
Nhóm tác giả

ii


MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN ..........................................................................................................i
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................ii
MỤC LỤC .............................................................................................................iii
CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU ..........................................................................................1
CHƯƠNG II: THU GOM, PHÂN LOẠI RÁC THẢI SINH HOẠT ....................3
II.1 Thực tiễn công tác thu gom, phân loại rác thải sinh hoạt

tại Việt Nam ...........................................................................................3
II.2 Quá trình thu gom, phân loại rác thải sinh hoạt ......................................6
II.3 Kết quả phân loại .....................................................................................7
II.4 Nhận xét .................................................................................................12
CHƯƠNG III: TỔNG QUAN VỀ RÁC THẢI HỮU CƠ SINH HOẠT
VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ ...........................................14
III.1 Tổng quan rác thải hữu cơ sinh hoạt ...................................................14
III.2 Các phương pháp xử lý rác hữu cơ sinh hoạt ......................................17
CHƯƠNG IV: GIỚI THIỆU CÔNG NGHỆ XỬ LÝ RÁC HỮU CƠ
THỐI RỮA BẰNG ẤU TRÙNG SF (Soldier Fly) ....................29
IV.1 Phương pháp xử lý ...............................................................................29
IV.2 Cấu tạo thùng xử lý ..............................................................................29
IV.3 Quá trình phân hủy rác hữu cơ thối rữa của ấu trùng SF.....................31
IV.4 Vòng đời của ruồi lính đen (SF-Soldier Fly) ......................................33
IV.5 Áp dụng qui trình xử lý rác hữu cơ thối rữa từ rác thải
sinh hoạt trong quá trình thu gom, phân loại ......................................34
CHƯƠNG V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................36
V.1 Kết luận .................................................................................................37
V.2 Kiến nghị ...............................................................................................40
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................43
Phụ Lục A: Danh sách các hộ gia đình...............................................................A-0
Phụ Lục B: Bảng kết quả phân loại rác thải sinh hoạt........................................B-0
Phụ Lục C: Một số hình ảnh minh họa trong quá trình thu gom, phân loại
rác thải sinh hoạt...........................................................................C-0
iii


CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU
Trong cuộc sống hàng ngày, con người không chỉ tiêu thụ và sử dụng một số
lượng lớn các nguyên liệu, sản phẩm từ thiên nhiên, từ sản xuất để tồn tại và phát

triển mà đồng thời cũng vứt thải lại cho thiên nhiên và môi trường sống các loại phế
thải, rác thải. Nền kinh tế - xã hội càng phát triển, dân số tại các vùng đô thị, trung
tâm công nghiệp càng tăng nhanh thì những loại phế thải và rác thải càng nhiều và
ảnh hưởng trực tiếp trở lại đời sống của con người: gây ô nhiễm môi trường, gây
bệnh tật, làm giảm sức khỏe cộng đồng, chiếm đất đai để chôn lấp, làm bãi rác, làm
mất cảnh quan các khu dân cư, đô thị, v.v..
Đã từ lâu, ở các nước phát triển, nhà nước và cộng đồng đã có những biện
pháp xử lý rác thải, phế thải đưa vào quy hoạch phát triển kinh tế xã hội: xây dựng
hệ thống cống ngầm thoát nước, quy định những nơi chôn rác sinh hoạt, bãi rác phế
thải cách xa khu dân cư, những quy chế, phương pháp thu gom, phân loại rác tại nơi
công cộng và đến tận người dân. Chính vì vậy, những khu dân cư tập trung và cả
đến tận các thôn xóm vùng nông thôn của các nước này đều có một cảnh quan đô
thị, làng xã sạch, đẹp, văn minh, con người khỏe mạnh, có ý thức giữ gìn vệ sinh
chung, đặc biệt là về vấn đề vứt rác, thu gom rác.
Từ những kết quả thu gom phế liệu, rác thải, con người nhận thấy họ có thể
tái chế các nguyên liệu phế thải (kim loại, nhựa, gỗ, giấy v.v..) thành các sản phẩm
tiêu dùng mới (tái sản xuất) vừa tiết kiệm bãi rác, vừa tăng được sản phẩm xã hội.
Riêng đối với rác sinh hoạt thì vẫn phải chôn vì đó là chất thải hỗn hợp vô cơ, hữu
cơ của mỗi gia đình. Chỉ đến sau chiến tranh thế giới lần thứ 2, các thành phố lớn
của các nước phát triển tìm ra biện pháp xử lý nguồn rác thải này bằng cách thu
gom đồng thời với phân loại rác tại nơi chế biến, nơi công cộng và ngay tại gia đình
thì rác thải sinh hoạt mới thực sự tham gia vào "nền kinh tế rác thải" của mỗi quốc
gia. Từ cách thức thu gom, phân loại rác thải sinh hoạt này, người ta đã tận dụng
được các loại phế thải, rác thải khác nhau để tái chế ra sản phẩm mới, như chế biến
những rác thải hữu cơ thành các loại phân hữu cơ cho sản xuất nông nghiệp…Do đó
đồ án thực hiện:

1



1. Thu gom, phân loại rác hữu cơ sinh hoạt từ các hộ gia đình tại thành phố Đà
Lạt nhằm đưa ra những số liệu có tính thống kê về thành phần rác thải sinh
hoạt.
2. Giới thiệu và áp dụng công nghệ xử lý rác hữu cơ phân loại được bằng ấu
trùng của loài ruồi lính đen (Soldier Fly –SF).. Những rác thải hữu cơ thối
rữa sẽ được xử lý bằng một công nghệ sinh học đơn giản nhưng đem lại
những giá trị kinh tế cao.
Như vậy có thể nói "nền kinh tế rác thải" bao gồm từ thu gom, phân loại và xử lý,
tái chế hoặc chế biến các nguyên/vật liệu rác thành các sản phẩm sử dụng lại được
cho đời sống và sản xuất của con người thực sự đã góp phần đáng kể vào sự phát
triển kinh tế xã hội cho các quốc gia trên toàn cầu: môi trường sống không bị ô
nhiễm, giảm diện tích chôn/chứa rác, đem lại nguồn lợi kinh tế, thu nhập cho lao
động xử lý rác.

2


CHƯƠNG II: THU GOM, PHÂN LOẠI RÁC THẢI
SINH HOẠT
II.1 Thực tiễn công tác thu gom, phân loại rác sinh hoạt tại Việt Nam
Có thể chia quá trình thực hiện công tác thu gom và phân loại rác thải tại
nguồn ở nước ta thành 3 giai đoạn lớn như sau:
II.1.1 Giai đoạn trước cách mạng tháng 8 và trong chiến tranh
- Tại các đô thị lớn, người ta cũng đã có những quy định thu gom rác thải
sinh hoạt tại nguồn (gia đình, đường phố) để đem các bãi rác tập trung. Tuy nhiên
phương thức thu gom này chỉ được chú trọng tập trung ở các khu phố hành chính
thương mại giàu sang. Ở các khu dân phố nghèo thì việc thu gom rác thải sinh hoạt
tùy tiện, thậm chí dân chúng vứt đổ rác từ nhà ra đường, từ đường ra những đống
rác xung quanh hoặc vứt đổ xuống các ao hồ. Sau một thời gian với những cơn mưa
nhiệt đới, các chất bẩn, rác bị trôi xuống hồ, ao, mương, cống. Đặc biệt trong các

giai đoạn chiến tranh thì ít ai quan tâm đến vấn đề rác thải. Tuy nhiên, sự ô nhiễm
môi trường do rác thải sinh hoạt gây ra ở giai đoạn này không phải là bức xúc vì
mật độ dân số ở các đô thị thấp, quanh thành phố còn rất nhiều ao hồ, bãi hoang để
đổ rác, các phế thải có khối lượng ít và thành phần đơn giản, ít các lượng chất độc
của công nghiệp.
- Tại các khu dân cư nông thôn thì rác thải sinh hoạt lại được thu gom phân
loại rất tự nhiên: thức ăn thừa, phế thải hữu cơ nông nghiệp thì được cho vào nồi cám
lợn hoặc vào chuồng gia súc làm thức ăn thô hoặc độn chuồng. Rác thải giấy, gỗ, tre
nứa, lá khô thì được dùng làm chất đốt nấu cơm. Những loại rác thải quét sân, quét
nhà khác thì đổ ra vườn, bụi tre quanh nhà. Rác thải không làm ô nhiễm làng xóm vì
thời đó, ở nông thôn không có những phế thải sinh hoạt công nghiệp như túi ni lông,
lon, hộp thức ăn kim loại, than xỉ, dụng cụ sinh hoạt nhôm, sắt, nhựa và đặc biệt chưa
sử dụng nhiều chất hóa học độc hại như phân bón vô cơ, thuốc trừ sâu, thuốc kích
thích sinh trưởng ... vào sản xuất nông nghiệp.
II.1.2 Giai đoạn sau giải phóng đến đầu thập kỷ 90
Chiến tranh kết thúc, các thể chế mới của nước ta được thiết lập ở khắp các
lĩnh vực kinh tế xã hội. Nền kinh tế của nước ta phát triển nhanh, đời sống của nhân
3


dân được cải thiện và nâng cấp rõ rệt, nhất là ở các thành phố lớn. Môi trường sống
của dân được nâng cấp nhưng đồng thời với chức năng của môi trường là chứa
đựng các loại phế thải/rác thải thì nó cũng bị tác động ô nhiễm mạnh mẽ qua ô
nhiễm nước, không khí, đất. Khối lượng và thành phần rác thải sinh hoạt của các
thành phố và khu dân cư tăng nhanh vượt quá khả năng quản lý của các cơ quan vệ
sinh, môi trường của nhà nước và địa phương. Tuy nhiên, trong một thời gian dài,
cơ quan quản lý vấn đề rác thải ở nước ta vẫn chỉ do các cơ quan nhà nước bao cấp
ở các khu đô thị, ở các khu dân cư nông thôn thì vẫn duy trì phương thức xử lý rác
thải tự do của dân. Người dân không hề có ý thức và trách nhiệm đến vấn đề thu
gom và xử lý rác thải, không quan tâm đến sau khi vứt rác ra đường phố thì rác để ở

đâu? Đứng trước thực trạng rác thải sinh hoạt ở các khu đô thị đã trở thành điểm
nóng của vệ sinh môi trường sống, nhà nước đã thành lập các công ty môi trường đô
thị để nâng cấp quản lý công tác thu gom và quản lý rác thải. Việc đầu tư vào vấn
đề này đã được quan tâm lớn:


Xây dựng một hệ thống phương tiện và nhân lực thu gom rác thải trong
thành phố để đảm bảo sạch đường phố.



Quy định cho các gia đình mỗi khu phố: giờ đổ rác, dịch vụ phí thu
gom rác thải, không được vứt rác ra đường phố v.v..



Quy hoạch các bãi rác chôn tại các địa điểm phụ cận thành phố.



Đầu tư một số nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt theo quy mô công
nghiệp hiện đại như ở các nước tiên tiến.

Những cố gắng đầu tư lớn cho việc thu gom và xử lý rác thải của nhà nước
đã giải quyết được một phần vệ sinh đường phố của các thành phố trong một giai
đoạn khá dài. Tuy nhiên, trong thực tế vấn đề giải quyết rác thải sinh hoạt nếu chỉ
dừng ở biện pháp bao cấp của nhà nước thì sẽ không bền vững và sẽ tiếp tục nảy
sinh những khó khăn khác như:



Khối lượng rác thải quá nhiều, vượt quá khả năng thu gom, vận chuyển
của các công ty môi trường đô thị thành phố.



Các bãi rác gần ngoại vi thành phố không còn đủ sức chứa rác thải nữa.



Người dân không tham gia vào việc thu gom xử lý rác, thậm chí ở nhiều
khu phố không tuân thủ quy định đổ vứt rác của công ty môi trường đô

4


thị, rác lại bị vứt đầy ra đường phố hoặc chất trên một đoạn đường phố
vắng, bên cạnh chợ v.v….


Ở nông thôn, khối lượng và thành phần rác thải sinh hoạt cũng tăng
nhanh chóng, đặc biệt là túi ni lông, chai lọ thủy tinh hoặc kim loại.
Những bãi rác đầu làng, đầu mương, cống nước ngày càng ứ đọng
không những gây ô nhiễm môi trường mà còn làm mất cảnh quan làng
xã.

II.1.3 Giai đoạn đầu thế kỷ 21
Trước một thực trạng rất bức xúc về lượng rác thải sinh hoạt tăng nhanh như
vậy, một số các cơ quan nghiên cứu về vệ sinh môi trường và cán bộ khoa học quan
tâm đến vấn đề này đã bắt đầu có những dự án, đề tài chuyên sâu nhằm giúp nhà
nước tìm ra được những giải pháp xử lý rác thải và đảm bảo vệ sinh môi trường.

Một ý tưởng và phương pháp đặc biệt mới và có hiệu quả để giải quyết vấn đề rác
thải sinh hoạt ở giai đoạn này là có sự tham gia tích cực của cộng đồng, công ty môi
trường đô thị, hội bảo vệ thiên nhiên môi trường Việt Nam, Cục bảo vệ môi trường,
các hợp tác xã dịch vụ thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt thành phố/đô thị đã có
những chương trình tuyên truyền, vận động người dân cùng tham gia quản lý, giám
sát và thực hiện việc thu gom rác thải ở từng địa bàn khu dân cư.
Ý tưởng và phương pháp phát huy vai trò của cộng đồng tham gia cùng bảo
vệ và thực hiện vệ sinh môi trường được gọi là "xã hội hóa công tác bảo vệ môi
trường" dựa trên những nguyên tắc: "Nhà nước và nhân dân cùng làm", "Dân biết,
dân bàn, dân làm, dân kiểm tra", "Cơ chế phát huy dân chủ ở cơ sở". Trong chương
trình hoạt động 21 (Hội nghị Quốc tế Rio - 92 về môi trường và phát triển) cũng đã
nhấn mạnh "các vấn đề môi trường được giải quyết tốt nhất với sự tham gia của dân
chúng có liên quan ở cấp độ thích hợp", nhằm tăng quyền làm chủ và trách nhiệm
cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường.
Trong báo cáo kiểm điểm 4 năm thực hiện Chỉ thị 36 CT/TW của Bộ chính
trị cũng đã nêu lên nguyên nhân và tồn tại của công tác vệ sinh môi trường ở nước
ta, đặc biệt là ở các khu đô thị là "tổ chức quản lý môi trường các cấp chưa kết hợp
tốt giữa quản lý nhà nước với việc xã hội hóa bảo vệ môi trường". Việc huy động
cộng đồng dân cư tham gia quản lý và bảo vệ môi trường là cần thiết vì sẽ kết gắn
được quyền lợi được hưởng với trách nhiệm và nghĩa vụ của họ đối với môi trường
5


sống; đồng thời giúp nhà nước tăng được hiệu lực quản lý và hiệu quả kinh tế trong
vấn đề vệ sinh bảo vệ môi trường.
Vì vậy, trong những năm gần đây, công tác thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt
ở các thành phố và khu dân cư trên toàn quốc đã có những thay đổi và tiến triển rõ
rệt và đặc biệt là công tác thu gom rác.



Công ty môi trường đô thị đã triển khai các dự án điểm tuyên truyền,
vận động người dân thu gom rác vào túi ni lông, chuyển rác ra thùng
đựng rác công cộng hoặc ra xe rác theo giờ quy định.



Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường Thủ đô có những dự án điểm
(phường, xã) phối hợp với hội phụ nữ, hội cựu chiến binh, UBND
phường, xã tuyên truyền, vận động cộng đồng cùng tham gia quản lý,
giám sát và thực hiện việc thu gom rác thải sinh hoạt. Sau đó cùng phối
hợp với công ty dịch vụ tư nhân hoặc xí nghiệp nhà nước của công ty
môi trường đô thị để xử lý rác thải.

Mặc dù các chính quyền địa phương đã rất cố gắng trong việc vận động nhân
dân thực hiện việc thu gom, phân loại rác sinh hoạt của mình nhưng do thói quen và
sự nhận thức về môi trường của nhân dân còn hạn chế do vậy việc thu gom phân loại
rác tai nguồn ở nước ta hiện nay vẫn còn là vấn đề nan giải.
II.2 Quá trình thu gom, phân loại rác thải sinh hoạt
II.2.1 Mục đích của việc thu gom phân loại và tận dụng rác thải sinh hoạt
- Thu gom, phân loại riêng rác thải sinh hoạt nhằm góp phần cải thiện môi trường
sống của cộng đồng: sạch, vệ sinh, văn minh.
- Rác thải hữu cơ thối rữa được phân loại riêng tại nguồn để dễ dàng áp dụng cho
quá trình xử lý chúng bằng công nghệ dùng ấu trùng SF (Soldier Fly) bởi công nghệ
này có khả năng áp dụng ngay tại từng hộ gia đình và nó còn đem lại những giá trị
kinh tế rất lớn.
- Rác thải vô cơ được tái chế và xử lý thích hợp đem lại nhiều lợi ích cho môi
trường và góp phần vào “nền kinh tế rác thải”
- Việc tận dụng được rác thải sinh hoạt nhằm giảm công vận chuyển rác và giảm
diện tích chôn rác, hiện đang là vấn đề kinh tế và xã hội nổi cộm của nhiều quốc
gia.

6


II.2.2 a im v thi gian thu gom
Tin hnh thu gom, phõn loi rỏc thi sinh hot cho 21 h gia ỡnh cú ngnh
ngh khỏc nhau cỏc ng khỏc nhau ti thnh ph Lt (nh bng ph lc A-1)
Thi gian bt u thu gom, phõn loi t ngy 12/3/2007 n ht ngy
1/5/2007.
II.2.3 Hỡnh thc thu gom
-

Cung cp 2 thựng rỏc cho mi h gia ỡnh: 1 thựng ng rỏc thi hu c thi
ra, 1 thựng ng cỏc rỏc cũn li cú dỏn cỏch phõn loi c th (ph lc C-2)

-

Tn sut thu gom 1ln/ngy.

-

Rỏc thu gom v c phõn loi v cõn theo thnh phn nh sau:
Thu gom

P h a õn l o a ùi

H ử ừu c ụ

P h a õn h u ỷy s i n h h o ùc
T h o ỏi r ử ừa


K h o õn g t h o ỏi r ử ừa

T h ử ực a ờn d ử

Coỷ
L a ự c a õy

X a ực ẹ V c h e ỏt

G i a ỏy

V oõcụ

K i m l o a ùi

K h o õn g P H s i n h h o ùc
N h ử ùa

S a ột

K h o õn g k i m l o a ùi

K h o õ n g s a ột

C ao su

Chỡ

N y lo n


G ang
T h e ựp

V a ỷi , l e n

G oó

N h o õm

ẹ aự

C a ựt
S o ỷi
G a ùc h
T h u ỷy t i n h

ẹ o n g

Hỡnh 2.2: S biu din cỏch phõn loi rỏc thi sinh hot
II.3 Kt qu phõn loi
Trong khong thi gian phõn loi (12/3/2007 1/5/2007, 51 ngy) theo tng
khi lng rỏc thi sinh hot thu c ti 21 h (101 ngi). C th c biu din
biu sau õy:
7


Hình 2.3: Thành phần rác thải sinh hoạt theo phần trăm khối lượng
Do đó từ hình 2.3 ta suy ra một người trong một ngày thải ra với lượng rác
trung bình là: 0,29kg /người/ngày.
II.3.1 Thành phần hữu cơ

Thành phần hữu cơ chiếm phần lớn (97,%) được chia thành 2 nhóm chính :
 Hữu cơ có khả năng phân hủy sinh học chiếm 87,5% bao gồm: Rác thối rữa,
rác vườn, giấy ( báo, vở viết, cartoon), gỗ được biểu diễn dưới hình sau:

8


Hình 2.4a: Phần trăm rác hữu cơ phân hủy sinh học theo khối lượng
 Hữu cơ không có khả năng phân hủy sinh học chiếm 9,5% bao gồm: Nhựa
(mềm, cứng, nylon), cao su, nguyên liệu dệt may . Cụ thể được biểu diễn ở
hình sau:

Hình 2. 4b: Phần trăm rác hữu cơ không phân hủy sinh học theo khối lượng

9


 Như vậy: Trung bình một người trong một ngày thải ra: 0,285kg rác hữu
cơ/người/ngày. Trong đó:
-

Thành phần có khả năng phân hủy sinh học là: 0.257kg/người/ngày.

-

Thành phần không phân hủy sinh học là: 0.028kg/người/ngày.



Từ các hình trên thấy lượng rác hữu cơ thối rữa chiếm tỷ lệ khá cao

nên có thể biểu diễn thành phần này theo ngày thu gom (từ 12/3 -1/5/2007)
như sau:

Hình 2.5: Khối lượng rác hữu cơ theo từng ngày thu gom


Qua hình 2.5 nhận thấy: Lượng rác hữu cơ có khối lượng lớn nhất vào các

ngày thứ bảy, chủ nhật và ngày lễ.
II.3.2 Thành phần vô cơ
Rác vô cơ chiếm một lượng rất bé chỉ bằng 2,95 % tổng lượng rác sinh hoạt.
Rác vô cơ được chia thành các thành phần sau: Kim loại chiếm: 0.5%; Không kim
loại chiếm 2.3%; Rác thải độc hại chiếm 0.15%. Biểu diễn ở các hình sau:

10


Hình 2.6a: Biểu đồ thành phần rác vô cơ – kim loại

Hình 2.6b: Biểu đồ thành phần rác vô cơ – không kim loại
 Qua hình 2.6a và 2.6b thấy thành phần vô cơ kim loại hầu hết có thể tái chế
như sắt có khối lượng lớn nhất. Thành phần vô cơ không kim loại là thủy
tinh chiếm phần nhỏ còn phần lớn là cát, đá, sỏi. Theo kết quả tính toán ta
có: Tổng lượng rác thải vô cơ thải ra của mỗi người trong một tháng rất nhỏ:
0.000978kg/ người/ tháng.
11


II.4 Nhận xét
Có thể tổng hợp lượng rác thải sinh hoạt của các hộ gia đình tại Đà Lạt như sau:

Bảng 2.1: Thành phần rác sinh hoạt theo khối lượng và phần trăm

Thành phần

Khối

% theo

lượng

khối

(kg)

lượng

817.53
420.19
3.09
1.43
25.25
54.97
1.24
1.323,7
19.71
7.68
104.66
2.84
9.4
144,29


54.02
27.76
0.20
0.09
1.69
3.63
0.08
87.47
1.30
0.51
6.92
0.19
0.62
9,54

1.467,8

97,16

0.61
6.71
0.28
0.36
7,96
7.73
27.27
35,00
42,96
2.26

1.513,5

0.04
0.44
0.019
0.024
0,523
0.51
1.80
2,82
2,83
0.15
100

Đơn
% tái

giá

chế

(VNĐ/
kg)

Thành
tiền
(VNĐ)

Rác Hữu cơ
Rác thối rữa

Rác vườn
Rác
Báo
Phân hủy
không
Vở viết
Giấy
sinh học
Cartoon
thối
Vụn
rữa
Gỗ
Tổng hữu cơ phân hủy sinh học
Cứng
Không
Nhựa
Mềm
phân hủy
Nylon
Nguyên liệu dêt, may
sinh học
Cao su
Tổng hữu cơ không phân hủy SH
Tổng lượng rác hữu cơ

54.02
27.76
0.20
0.09

1.69
83.76
1.30
0.51
1,81

1.700
2.500
1.000
2.500
7.000
-

5.250
3.580
25.500
49.280
53.750
-

0.04
0.44
0.019
0.024
0,523
0.51
-

4.000
2.500

24.000
3.000
1.500
-

2.500
16.800
6.500
1.000
11.600
-

1,03
86,60

-

175,760

Rác Vô cơ
Sắt
Sắt lon
Kim loại Không
Nhôm
KL khác
sắt
Tổng vô cơ - kim loại
Không
Thủy tinh
Cát, đá sỏi, …

kim loại
Tổng rác vô cơ – không kim loại
Tổng vô cơ
Rác độc hại (pin,..)
Sắt

Tổng cộng
-

Qua kết quả thống kê trên thấy lượng rác hữu cơ chiếm đến 97% trong
lượng rác thải sinh hoạt. Nếu lượng rác này đem chôn lấp hợp vệ sinh thì nó sẽ
chiếm một diện tích rất lớn lại vừa tốn chi phí vận chuyển và vận hành bãi chôn
12


lấp. Do đó nếu lượng rác này được tách riêng và xử lý bằng quy trình chuyển
hóa sinh học bởi ấu trùng của loài ruồi lính đen (SF – Soldier Fly) Hermetia
illucens thì sẽ có tác dụng làm giảm bớt một khối lượng và thể tích rác khổng lồ
chỉ trong khoảng thời gian rất ngắn.
-

Lượng rác thải sau khi được phân loại sẽ dễ dàng tái chế và đem lại
giá trị kinh tế. Cụ thể giá trị kinh tế trong 51 ngày thu gom, phân loại rác thải
sinh hoạt tại 21 hộ gia đình ( 101 người) ở thành phố Đà Lạt thu được là
175.000 VNĐ. Như vậy bình quân một ngày số tiền thu được từ việc bán phế
liệu là: 3.500 đồng

-

Lượng rác thải còn lại, chiếm một phần nhỏ không được thu mua như gỗ,

nguyên liệu dệt, …có thể được nghiền vụn ra và được bán làm nguồn vật liệu lát
đường.

-

Đặc biệt trong quá trình thu gom, phân loại thành phần rác độc hại sẽ được
kiểm soát và xử lý đúng kỹ thuật, vì nếu rác độc hại đem chôn lấp sẽ gây ảnh
hưởng rất lớn đến chất lượng nước ngầm, thực vật và sức khỏe con người.

13


CHƯƠNG III: TỔNG QUAN RÁC HỮU CƠ SINH HOẠT VÀ
CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ
III.1 Tổng quan về rác thải hữu cơ sinh hoạt
Như kết quả phân loại và trên thực tế, trong hoạt động sinh hoạt thường ngày
của con người, dù ở bất kỳ đâu: tại nhà, tại công sở, trên đường đi, tại nơi công cộng,
v.v.. họ đều phải thải một lượng rác sinh hoạt đáng kể, trong đó rác thải hữu cơ chiếm
một tỷ lệ lớn và dễ gây ô nhiễm trở lại cho cuộc sống nhất. Việc thu gom và xử lý rác
sinh hoạt hỗn hợp đã và đang gặp rất nhiều khó khăn cho các công ty quản lý môi
trường đô thị cũng là do sự có mặt đáng kể của rác thải hữu cơ này.
III.1.1 Rác thải hữu cơ sinh hoạt là gì?
Nói một cách khái quát, dễ hiểu thì đó là các chất rác từ nguyên liệu thực
phẩm, thức ăn thừa, vỏ và hoa quả, bánh kẹo, hoa lá trang trí trong nhà đã bị héo,
các đồ gia dụng như giấy báo, sách vở, quần áo, …mà con người không dùng được
nữa, vứt bỏ vào môi trường sống.
Theo định nghĩa khoa học thì đó là những thành phần tàn tích hữu cơ của các chất
hữu cơ phục vụ sinh hoạt sống của con người. Chúng không được con người sử dụng
nữa và vứt thải trở lại môi trường sống, gọi là rác thải hữu cơ sinh hoạt.
Như vậy, định nghĩa về rác thải hữu cơ sinh hoạt phải thỏa mãn bản chất của

vật liệu này là:
+ Các loại rác thải có thành phần hữu cơ.
+ Các loại rác thải từ sinh hoạt hàng ngày của mỗi con người, mỗi gia
đình và mỗi cộng đồng.
Trong hoạt động sản xuất của con người, có 2 lĩnh vực sản xuất cũng tạo ra
hay sản sinh ra nhiều loại phế/rác thải hữu cơ như sản xuất nông nghiệp, sản xuất
chế biến nông sản. Tuy nhiên, trong đồ án này chúng tôi chỉ xin giới hạn đề cập đến
vấn đề thu gom và phân loại rác thải sinh hoạt và rác thải sinh hoạt hữu cơ thối rữa.
III.1.2 Đặc điểm của rác thải sinh hoạt hữu cơ
Từ định nghĩa về rác thải sinh hoạt hữu cơ ở trên, xin nêu lên một số đặc điểm
quan trọng của loại rác thải này, nhằm giúp cho những chương trình, đề án môi trường
14


quan tâm đến vấn đề này có những biện pháp tuyên truyền, khuyến cáo và tổ chức thu
gom, phân loại và xử lý rác thải sinh hoạt hữu cơ hiệu quả hơn.
a) Rác thải hữu cơ trong sinh hoạt hàng ngày chiếm một khối lượng và tỷ lệ rác
thải rất lớn so với các loại rác thải vô cơ khác.
+ Để nấu các thức ăn, các gia đình, các bếp nấu nhà hàng, khách sạn phải vứt
bỏ các loại lá, vỏ, hạt của các loại rau, quả, củ; các phế thải thịt, cá trứng…
+ Khi ăn xong thì bỏ đi thức ăn thừa, vỏ hoa quả, lá gói bánh, xương xẩu…
Thức ăn thừa thường lẫn cả cái lẫn nước và nhiều khi được vứt, đổ chung vào
thùng/túi chứa rác.
+ Ngoài sinh hoạt ăn uống, các gia đình, hoạt động cộng đồng, thương mại
còn thải ra một lượng lớn rác hữu cơ sinh hoạt khác như: bã chè, hoa trang trí, thực
phẩm, hoa quả thừa thối héo, bánh, kẹo, vỏ nhựa, vải vóc, giấy, báo….
Nếu chúng ta thu gom, tận dụng được một khối lượng lớn rác thải hữu cơ
này thì sẽ chế biến được một lượng phân hữu cơ lớn phục vụ sản xuất nông nghiệp
hoặc sử dụng cho vườn hoa cây cảnh của các đô thị cũng như đem lại lợi ích kinh tế
lớn do: khi phần lớn rác hữu cơ thối rữa được xử lý qua công nghệ SF (SF – Soldier

Fly) Hermetia illucens sẽ tận thu được một nguồn thức ăn có thành phần dinh
dưỡng cao cho công nghiệp nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nghề nuôi cá hồi.
b) Rác hữu cơ sinh hoạt là những vật liệu dễ phân hủy, thối rữa
Đây là các chất hữu cơ bị thải loại từ các thành phần hữu cơ làm thực phẩm
là chính và từ thực vật/động vật đã nấu chín hoặc đủ chín là nhiều nên chúng rất dễ
bị phân hủy thối rữa thành các hợp chất hữu cơ và vô cơ khác. Vì vậy, các loại rác
thải hữu cơ này phải được thu gom và vận chuyển đi khỏi nơi sinh hoạt hàng ngày,
nếu không chúng sẽ gây ô nhiễm môi trường cho các gia đình và khu dân cư: gây
mùi hôi thối, ruồi nhặng, vi khuẩn, vi trùng gây bệnh v.v…Mặt khác, nếu chúng ta
tiến hành thu gom, tách riêng được loại rác thải này thì việc tiến hành xử lý bằng
công SF (SF – Soldier Fly) Hermetia illucens được dễ dàng hơn, chi phí ít hơn.
c) Rác thải hữu cơ sinh hoạt khó được thu gom phân loại riêng tại nguồn, gây khó
khăn cho việc xử lý rác
Trong thực tế sinh hoạt ăn uống của con người, các thực phẩm để nấu/chế
biến hoặc thức ăn thừa, vỏ hoa quả khi bị vứt làm rác thải thì đều được đựng vào
15


những hộp/túi nhựa cứng, ni lông, thậm chí là những hộp sắt, thủy tinh v.v…. Dân
chúng ở nhiều nước trên thế giới và cả ở Việt Nam chúng ta đều có thói quen vứt
rác thải sinh hoạt đổ chung vào một thùng rác, một hố rác. Nhất là trong những năm
gần đây, công nghệ Polyme phát triển người ta thường đựng rác đi đổ vào túi ni
lông là một vật liệu hóa học rất khó bị phân giải. Một khi rác thải hữu cơ sinh hoạt
bị đổ lẫn vào với rác vô cơ khác trong túi ni lông, chỉ sau vài giờ, vài ngày, mùi hôi
thối và chất bẩn của rác hữu cơ phân giải khiến người ta không thể phân loại tiếp
được và thế là phải đem chôn tất cả xuống đất. Việc chôn này đã gây tác hại đáng
kể cho môi trường sống của cộng đồng như:
+ Tốn diện tích đất rất lớn để chôn rác.
+ Gây mùi hôi thối, ô nhiễm môi trường sống cho dân chúng sống cạnh hố chôn rác.
+ Nước thải từ các đống rác chứa nhiều chất độc hại, kim loại năng gây ô

nhiễm đất và ô nhiễm môi trường sản xuất nông nghiệp.
+ Những bãi chôn rác hữu cơ thường ở xa các đô thị nên tốn kém cho công
đoạn chuyên chở rác.
+ Các loại túi ni lông đựng rác khi chôn không bị phân hủy, tồn tại rất lâu
trong đất là vấn đề nan giải cho việc xử lý rác bằng cách chôn.
Từ đặc điểm này cho thấy muốn tận dụng các chất thải hữu cơ sinh hoạt để
đem lại lợi ích kinh tế từ công nghệ xử lý sinh học cần thiết phải tiến hành thu gom
và phân loại rác hữu cơ ngay từ đầu. Muốn vậy, cần tổ chức và đầu tư thích đáng
cũng như tiến hành giáo dục ý thức cho từng người dân và cộng đồng hiểu và đồng
tình hưởng ứng việc phân loại rác hữu cơ tại nhà và ở những nơi công cộng. Đây là
việc làm quan trọng nhất, quyết định sự thành công của đề tài vì chỉ một khi người
dân tình nguyện và tự giác phân loại rác tại nguồn thì mới hy vọng tận dụng được
nguồn rác này để áp dụng công nghệ SF (SF – Soldier Fly)
d) Rác thải hữu cơ sinh hoạt sẽ rất khó được tận dụng tái chế thành phân hữu cơ,
nếu không được phân loại tại nguồn
Hiện nay ở một số nước, ngay cả ở nước ta đã và đang chú trọng đầu tư
những nhà máy hoặc xí nghiệp xử lý và tái chế rác thải sinh hoạt nhằm tạo ra được
một lượng phân hữu cơ đồng thời giảm thiểu diện tích chôn rác và ô nhiễm môi
trường. Tuy nhiên, hiệu quả xử lý và chế biến phân hữu cơ từ rác thải sinh hoạt hỗn
hợp như vậy rất thấp.
16


III.2 Các phương pháp xử lý rác thải hữu cơ sinh hoạt
III.2.1 Công nghệ ủ, chế biến rác thải hữu cơ - Composting organic waste
III.2.1.1 Giới thiệu công nghệ
Các loại rác thải hữu cơ nói chung và rác thải hữu cơ sinh hoạt nói riêng muốn
được tận dụng theo hướng chế biến thành phân hữu cơ thì phải trải qua một quá trình
ủ bằng kỹ thuật đặc biệt gọi là công nghệ Composting:
R a ùc h ö õu c ô +

V M S E M

B u øn x í m a ùy +
V M S E M

P h a ân l o a ïi

T r o än ñ e àu

Ñ a ûo t r o än
U Û h a ûo k h í
U Û c h ín

S a øn g t h u û c o ân g

M a ùy p h a ân l o a ïi

N h a äp b u øn h ö õu


C h e á b i e án p h a ân
b o ùn

T i e âu t h u ï

Hình 3.1: Sơ đồ công nghệ Composting
Công nghệ này được thực hiện theo nhiều phương pháp cổ truyền và hiện đại
khác nhau nhưng đều phải tuân theo một nguyên lý rác hữu cơ được chế biến thành
phân hữu cơ nhờ nhiệt độ và hệ sinh vật phân giải và tổng hợp chất hữu cơ, đó là một
17



quá trình chuyển hóa các chất hữu cơ của tàn tích/xác hữu cơ thành chất hữu cơ mới
gọi là hữu cơ mùn chứa đựng các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng và cung cấp
cho cây trồng một cách từ từ khi bón chất mùn này vào đất. Quá trình phân giải và tổng
hợp chất hữu cơ từ những rác thải hữu cơ có thể tóm tắt như sau:
R a ùc h ö õu c ô
N ö ô ùc + t + V S V

U Û p h a ân

C h a át h ö õu c ô m ô ùi

N g u y e ân l i e äu h ö õu c ô
k í c h t h ö ô ùc l ô ùn

N g u y e ân l i e äu h ö õu c ô
m ò n , h a ït n h o û

Ñ o ùn g b a o

C h e á p h a åm V S V

1 0 -7 0 %

p h a ân N P K

N g u y e ân l i e äu h ö õu c ô

D u øn g l a øm g i a ù t h e å h ö õu

c ô t r o àn g c a ây , c a ûi t a ïo ñ a ùt

m ò n , h a ït n h o û

Hình 3.2: Quá trình phân giải rác hữu cơ của công nghệ Composting
Hiện nay trên thế giới cũng như Việt Nam vẫn áp dụng 2 kiểu công nghệ
Composting đối với ủ phân rác hữu cơ:
a. Công nghệ truyền thống/bản địa: đơn giản, dễ làm song khối lượng ít, chất
lượng phân không cao và thời gian ủ lâu.
-

Rác thải hữu cơ được thu gom lại, tập trung vào hố hoặc bễ chứa góc
vườn nhà, ủ háo khí tự nhiên. Ở các nước lạnh, khô hanh nhiều thì họ
không cần phải trát kín hoặc làm mái che, sự phân giải chất hữu cơ từ từ,
không bốc mùi hôi thối hoặc rò rỉ nước phân ra ngoài. Tuy nhiên, ở các
nước khí hậu nóng, mưa nhiều như nước ta, hố/bể ủ phải được nén chặt,
xây xi măng và có lớp phủ hoặc trát bùn bề mặt, nếu không, tốc độ phân
giải các chất thải hữu cơ sẽ rất nhanh, gặp mưa xuống các chất bị phân

18


giải sẽ bị rữa trôi hoặc nếu nắng khô, chúng sẽ bị bốc hơi làm giảm chất
lượng phân hữu cơ.
-

Rác thải hữu cơ được thu gom lại với khối lượng lớn thành nhà ủ phân.
Các lớp rác được xếp thứ tự, nén chặt, sau một thời gian ủ háo khí sẽ
đảo/khuấy đều lên rồi lại ủ yếm khí tiếp cho đến khi tạo được phân hữu
cơ màu đen, tơi mịn. Nhà ủ phân phải có mái che, hố phụ chứa nước chảy

từ đống phân ủ để thỉnh thoảng lại tưới lên.

b. Công nghệ tiên tiến, hiện đại - công nghiệp hóa: Đòi hỏi kỹ thuật mới, đầu tư
công nghệ và thay thiết bị đắt tiền nhưng sản xuất được khối lượng lớn, chất lượng
phân hữu cơ sản xuất cao, an toàn cho sản xuất nông nghiệp. Công nghệ
Composting theo công nghệ công nghiệp:
-

Quy mô sản xuất là nhà máy công nghiệp; tự động/bán tự động

-

Công nghệ Composting theo công nghiệp này có thể sản xuất phân hữu
cơ từ rác thải hỗp hợp vì các nhà máy xử lý và chế biến rác thải này có
những trang thiết bị và máy móc tuyển lựa và phân loại tự động các loại
rác thải vô cơ khác nhau để rồi đưa vào bể ủ chỉ còn là các chất thải hữu
cơ.

III.2.1.2 Những điều cần chú ý khi áp dụng công nghệ Composting và sử dụng phân
hữu cơ
1.

Các loại phân hữu cơ nguyên chất, "tươi" cần phải được ủ (Composting) mới
nên dùng, nếu không sẽ dẫn đến nhiều tác hại cho sản xuất nông nghiệp và cho
sức khỏe cộng đồng vì trong phân hữu cơ tươi có rất nhiều mầm bệnh dễ gây ô
nhiễm, bẩn. Hơn nữa nhiều loại phân hữu cơ tươi có chất lượng thấp lại phân
giải chậm.

2.


Tùy điều kiện kinh tế, xã hội và sản xuất của từng nơi mà chúng ta có những
quy trình kỹ thuật và quy mô sản xuất phân hữu cơ khác nhau theo công nghệ
Composting. Những quốc gia, địa phương có tiềm lực kinh tế, có trình độ khoa
học kỹ thuật cao thì công nghệ Composting được thực hiện với quy mô hiện đại,
tự động hóa: Nhà máy chế biến, sản xuất phân hữu cơ. Nơi nào điều kiện kinh tế
khó khăn, trình độ thấp hơn thì áp dụng quy trình kỹ thuật ủ phân đơn giản, thủ
công với quy mô nhỏ.
19


3.

Các chất hữu cơ/rác thải hữu cơ/phế thải nông nghiệp sau khi thu gom phải
được đưa vào ủ/chế biến ngay vì nếu để lâu ở trạng thái tự nhiên, tự chúng sẽ bị
phân giải gây ô nhiễm môi trường sống xung quanh.

4.

Để tăng tốc độ mà vẫn đảm bảo chất lượng ủ phân, cần đưa vào công nghệ ủ
các loại vi sinh vật phân giải tổng hợp chất hữu cơ làm chất xúc tác quá trình ủ.

5.

Với điều kiện khí hậu nóng ẩm như Việt Nam, quá trình ủ phải được che kín
hoặc trát kín sau khi đã ủ nóng.

6.

Phân hữu cơ sau khi được chế biến thường được sử dụng như sau:
-


Bón thẳng ra ruộng - phân bón lót cho các cây trồng hàng năm hoặc bón
quanh gốc cho cây ăn quả…

-

Nguyên liệu hữu cơ từ rác thải hoặc phế thải nông nghiệp (lá, cành củi
khô, rơm rạ…) thường chất lượng kém, phải trộn thêm một tỷ lệ phân vô
cơ hoặc phân hữu cơ tổng hợp.

Tuy nhiên, lượng rác thải hữu cơ sinh hoạt được sử dụng làm phân hữu cơ còn rất ít,
chỉ mới phổ biến ở các nước có nền kinh tế xã hội phát triển, lý do là:
-

Nhiều quốc gia chưa coi trọng, chú ý đến lĩnh vực này, cộng đồng, dân
chúng vẫn quan niệm rằng rác thải sinh hoạt là chất vứt bỏ ra khỏi nhà
hàng ngày còn vứt bỏ đi đâu thì không cần quan tâm (vứt ra đường, ra
cống rãnh, bãi rác đầu nhà, đầu làng v.v….)

-

Rác thải hữu cơ sinh hoạt nếu không được thu gom phân loại thì khó chế
biến/ủ thành phân hữu cơ. Vấn đề thu gom, phân loại rác tại nguồn thực chất
là vấn đề xã hội, cần phải kết hợp cả chính sách, cơ chế tổ chức, tuyên
truyền giáo dục ý thức người dân, thói quen của mỗi người dân.

Để có được phân hữu cơ rác thải tốt cần:
-

Tập trung xây dựng công nghệ chế biến phân hữu cơ rác thải

(Composting) hoàn thiện, nâng cao chất lượng phân hữu cơ vì thành phần
rác thải hữu cơ rất phức tạp và chất lượng thấp hơn các loại phân hữu cơ
khác.

-

Xây dựng các nhà xưởng chế biến rác thải hữu cơ gần khu đô thị dân cư,
quy mô nhỏ để giảm công chuyên chở và giảm diện tích chế biến.



Tác dụng của phân hữu cơ đối với sản xuất nông nghiệp

20


Sử dụng phân hữu cơ cho sản xuất nông nghiệp vốn là tập quán truyền thống
lâu đời của nền nông nghiệp hữu cơ Việt Nam. Đặc biệt trong trồng lúa nước và sản
xuất cây thực phẩm - rau, người nông dân Việt Nam đã sử dụng phân bón hữu cơ từ
rất lâu trước khi có các loại phân vô cơ như: đạm, lân, kali, canxi, vi lượng. Cho đến
nay, mặc dù sản xuất nông nghiệp đã và đang sử dụng một lượng phân vô cơ rất lớn
nhưng phân hữu cơ vẫn được trọng dụng để:
-

Bón lót cho hầu hết các loại cây trồng và đặc biệt cho các loại đất đã bị
thoái hóa, nghèo mùn như đất bạc màu, đất cát, đất phù sa chua v.v…

-

Phân hữu cơ, đặc biệt là phần được chế biến từ công nghệ Composting

khi bón vào đất làm tăng độ phì nhiêu đất: tăng hàm lượng chất hữu cơ,
cải thiện cấu trúc đất, độ ẩm đất, tạo môi trường sống thuận lợi cho hệ
sinh vật đất.

-

Bón phân hữu cơ cho cây trồng sẽ ổn định năng suất, tăng chất lượng sản
phẩm, tăng sức khỏe cộng đồng khi sử dụng sản phẩm nông nghiệp bón phân
hữu cơ.

-

Phân hữu cơ nguyên chất như phân gia súc, phân xanh, phân bắc được xử
lý (ủ) sẽ cho chất lượng cao, đảm bảo vệ sinh, an toàn sức khỏe cho
người sử dụng phân và cho cả cộng đồng.



Hiệu quả xử lý và chế biến phân hữu cơ từ rác thải sinh hoạt
hỗn hợp như vậy rất thấp vì những nguyên nhân sau:

-

Đầu tư nhà máy và thiết bị xử lý, chế biến rác thải quá lớn. Các rác
thải hỗn hợp được chuyên chở cả về nhà máy, phải qua thiết bị dây truyền chọn,
nhặt các chất thải vô cơ, nhựa, giấy ni lông; sàng lọc các loại than xỉ, đất, cát.
Sau khi ủ lại tiếp tục sàng lọc chất vô cơ còn lại. Một nhà máy với các thiết bị
như vậy rất đắt tiền (vài ba triệu đô la).

-


Việc tuyển chọn các chất vô cơ từ rác thải hỗn hợp không triệt để, đặc
biệt còn lại rất nhiều các chất độc tố, kim loại nặng ảnh hưởng đến chất lượng
phân hữu cơ sau tái chế.

-

Tốn kém hai lần chuyên chở các chất vô cơ: cùng rác thải hữu cơ từ
nơi thu gom đến nhà máy và từ nhà máy đến nơi chôn rác.

-

Nếu chế biến phân hữu cơ từ rác thải sinh hoạt hỗn hợp ở quy mô nhỏ
tại gia hoặc theo cụm dân cư thôn/xóm thì lại càng khó vì không có công nhặt
21


×