Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

30 câu Phản ứng ở gốc hiđrocacbon, có lời giải chi tiết (đề 1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.23 KB, 15 trang )

Phản ứng ở gốc hiđrocacbon (Đề 1)
Bài 1. Để phân biệt anđehit axetic, anđehit acrylic, axit axetic, etanol có thể dùng thuốc thử
nào trong các chất sau:
A. Dung dịch Br2, dung dịch AgNO3/NH3 và giấy quỳ tím
B. Dung dịch AgNO3/NH3 và giấy quỳ tím
C. Giấy quỳ và dung dịch H2SO4
D. Dung dịch Br2, dung dịch AgNO3/NH3 và dung dịch H2SO4
Bài 2. Một hợp chất hữu cơ mạch hở công thức phân tử là C3H6O. Có bao nhiêu đồng phân
cộng H2 (xúc tác Ni ) cho ra rượu và bao nhiêu đồng phân cho phản ứng với dung dịch
AgNO3 trong NH4OH? cho kết quả theo thứ tự trên:
A. 3, 1
B. 3, 2
C. 5, 2
D. 4, 1
Bài 3. Cho sơ đồ phản ứng sau:
o

H 2 du
O2 , xt
CuO ,t
X 
→ Y 
→ Z 
→ axit − isobutiric
Ni ,t o

Biết X, Y, Z là các hợp chất hữu cơ khác nhau và X chưa no. Công thức cấu tạo của X là
chất nào sau đây?
A. CH3)3 C - CHO.
B. CH2 = C(CH3) - CHO.
C. (CH3)2C = CH - CHO.


D. CH3 - CH(CH3) - CH2 - OH.
Bài 4. Tính chất nào sau đây không phải của CH2=C(CH3)-COOH ?
A. tính axit
B. tham gia phản ứng cộng hợp
C. tham gia phản ứng tráng gương
D. tham gia phản ứng trùng hợp
Bài 5. Axit acrylic (CH2=CH-COOH) không tham gia phản ứng với
A. Na2CO3
B. dung dịch brom
C. NaNO3
D. H2/xt
Bài 6. Brom phản ứng với axit butiric (X) sinh ra CH3CHBrCH2COOH (Y) hoặc
CH3CH2CHBrCOOH (Z) hoặc BrCH2CH2CH2COOH (T) tuỳ theo điều kiện phản ứng.
Chiều tăng dần tính axit (từ trái qua phải) của các axit trên là
A. Y, Z, T, X


B. X, T, Y, Z
C. X, Y, Z, T
D. T, Z, Y, X
Bài 7. Để phân biệt anđehit axetic, anđehit acrylic, axit axetic, etanol có thể dùng thuốc thử
nào trong các chất sau:
1.Dung dịch Br2
2 .Dung dịch AgNO3/NH3
3.Giấy quỳ.
4. Dung dich H2S04.
A. 1, 2 và 3.
B. 2 và 3.
C. 3 và 4.
D. 1, 2 và 4.

Bài 8. Cho sơ đồ phản ứng điều chế axit sau. Trong các giai đoạn, giai đoạn nào không
đúng?
o

o

AgNO3
H 2 O ,t
HCl
CuO ,t
C3 H 6 

→ X 
→ Y 
→ Z →
G (axit )
(1)
NaOH (2)
(3)
NH 3 (4)

A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Bài 9. Anđehit có thể tham gia phản ứng tráng gương. Qua phản ứng này chứng tỏ anđehit
có tính khử. Khi cho anđehit dư vào dung dịch brôm, ta thấy
A. dung dịch brom mất màu do brom đã bị anđehit khử về bromua không màu.
B. dung dịch brom mất màu do brom đã cộng vào liên kết đôi C=O của anđehit.
C. dung dịch brom không mất màu do brom không bị anđehit khử.

D. dung dịch brom mất màu do brom đã bị anđehit oxi hóa lên ion bromat không màu.
Bài 10. Đốt cháy hỗn hợp 2 anđehit no, đơn chức thu được 0,4 mol CO2. Hidro hóa hoàn
toàn 2 anđehit này cần 0,2 mol H2 thu được hỗn hợp 2 rượu no, dơn chức. Đốt cháy hoàn
toàn hỗn hợp 2 rượu thì số mol H2O thu được là:
A. 0,3 mol
B. 0,4 mol
C. 0,6mol
D. 0,8 mol
Bài 11. Tiến hành phản ứng hiđrat hóa stiren có xúc tác axit, lấy sản phẩm đun nóng với
CuO được xeton X. Cho X tác dụng với Br2/CH3COOH được sản phẩm Y. Vậy Y là:
A. C6H5–CO–CH3
B. C6H5–CO–CH2Br
C. C6H5–COOH
D. C6H5CO3CCH3


Bài 12. Cho sơ đồ chuyển hóa sau:
o

o

o

Cu2Cl2 / NH 4Cl
ddH 2 SO4 / HgSO4 /80 C
t
+ HCl
t
Al 
→ A 

→ B 
→ C 
→ D 
→E

Giai đoạn cuối xảy ra hoàn toàn. Vậy E có thể là:
A. CH3CH(OH)CH2CHO
B. CH2=CH–CH2CHO
C. CH2=CHCO–CH3
D. CH3CH(OH)CO-CH3
Bài 13. Cho hiđro xianua tác dụng với axeton, sau đó đun nóng sản phẩm với dung dịch
H2SO4 thu được chất A có công thức C4H6O2. Chất A nào dưới đây là hợp lí nhất:
A.
B. OHC - CH2 - CH2 - CHO
C. CH3-CO-CH2-CHO
D. CH2=C(CH3)COOH
Bài 14. Hỗn hợp A gồm 0,1 mol acrolein (propenal) và 0,3 mol khí hiđro. Cho hỗn hợp A
qua ống sứ nung nóng có chứa Ni làm xúc tác, thu được hỗn hợp B gồm bốn chất, đó là
propanal, propanol-1, propenal và hiđro. Tỉ khối hơi của hỗn hợp B so với metan bằng 1,55.
Số mol H2 trong hỗn hợp B bằng bao nhiêu?
A. 0,05
B. 0,10
C. 0,15
D. 0,20
Bài 15. Dẫn hỗn hợp hai khí fomanđehit và hiđro qua ống sứ có chứa bột Ni làm xúc tác,
đun nóng. Cho hấp thụ hết khí và hơi các chất có thể hòa tan trong nước vào bình đựng
lượng nước dư, được dung dịch D. Khối lượng bình tăng 14,1 gam. Dung dịch D tác dụng
hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong amoniac, lọc lấy kim loại đem hòa tan hết
trong dung dịch HNO3 loãng thì thu được 4,48 lít NO duy nhất (đktc). Khối lượng ancol
metylic thu được do fomandehit cộng hiđro là bao nhiêu gam?

A. 9,6 gam
B. 5,1 gam
C. 6,4 gam
D. 11,2 gam
Bài 16. Hỗn hợp A gồm 0,1 mol anđehit metacrilic và 0,3 mol khí hiđro. Nung nóng hỗn
hợp A một thời gian, có mặt chất xúc tác Ni, thu được hỗn hợp hơi B gồm hỗn hợp các rượu,
các anđehit và hiđro. Tỉ khối hơi của B so với He bằng 95/12. Hiệu suất anđehit metacrilic
đã tham gia phản ứng cộng hiđro là:
A. 100%
B. 80%


C. 70%
D. 65%
Bài 17. Hỗn hợp A gồm 0,1 mol axit axetic; 0,1 mol axit acrilic và 0,2 mol H2. Đun nóng
hỗn hợp A có Ni làm xúc tác, thu được hỗn hợp B. Tỉ khối hơi của B so với H2 bằng 21,25.
Hỗn hợp B làm mất màu vừa đủ dung dịch Brom có hòa tan:
A. 0,05 mol Br2
B. 0,04 mol Br2
C. 0,03 mol Br2
D. 0,02 mol Br2
Bài 18. Phản ứng giữa Toluen với Kali pemanganat trong môi trường axit Sunfuric xảy ra
như sau:

Hệ số cân bằng đứng trước các tác chất: chất oxi hóa, chất khử và axit lần lượt là:
A. 5; 6; 9
B. 6; 5; 8
C. 3; 5; 9
D. 6; 5; 9
Bài 19. Thực hiện phản ứng đehiđrat hóa hoàn toàn 4,84 gam hỗn hợp A gồm hai rượu, thu

được hỗn hợp hai olefin hơn kém nhau 14 đvC trong phân tử. Lượng hỗn hợp olefin này làm
mất màu vừa đủ 0,9 lít dung dịch Br2 0,1M Khối lượng mỗi chất trong lượng hỗn hợp A trên
là:
A. 1,95 gam; 2,89 gam
B. 2,00gam; 2,84 gam
C. 1,84g; 3,00 gam
D. Một trị số khác
+

o

o

H 3O , t
H 2 SO4 ,t
+ HCN
→ B 
→ CHO.
Bài 20. Cho sơ đồ phản ứng: CH 3COCH 3 → A 
4 6 2
Trong sơ đồ trên, chất C4H6O2 là:
A. CH3–CH=CH–COOH
B. CH2=CH–CH2–COOH
C. CH2=CH–COOCH3
D. CH2=C(CH3)COOH

Bài 21. Cho sơ đồ chuyển hóa:
o

− H 2O

+ Br2
+ CuO ,t
+ ddNaOH
→ X 
→ Y 
→ Z 
→ Butan -2,3, -đion
C4H10O 


X có thể là:
A. but-1-en
B. but-2-en
C. 2-metyl propan - 2 - ol
D. Ancolisobutylic
Bài 22. Cho m gam hỗn hợp anđehit fomic và hiđro đi qua xúc tác Ni nung nóng ở nhiệt độ
thích hợp thu được hỗn hợp X. Hỗn hợp X được dẫn qua nước lạnh thấy khối lượng bình
đựng tăng 11,8 gam. Lấy dung dịch trong bình cho tác dụng với dung dịch AgNO3 trong
NH3 dư thấy tạo thành tối đa 21,6 gam Ag. Vậy khối lượng ancol metylic đã được tạo thành
là:
A. 8,3 gam
B. 9,3 gam
C. 10,3 gam
D. 11,3 gam
Bài 23. Hợp chất X có phân tử khối bằng 58, tác dụng được với nước brom và tham gia phản
ứng tráng gương. Công thức cấu tạo của X là:
A. CH2=CH-O-CH3
B. CH3CH2-CH=O
C. CH2=CH-CH2OH
D. CH2=CH-CH=O

Bài 24. Có thể sử dụng cặp hoá chất nào sau đây có thể sử dụng để phân biệt 4 dung dịch:
CH3COOH, CH3OH, C3H5(OH)3 và CH3CH=O.
A. Quỳ tím và Cu(OH)2/OHB. Dung dịch NaHCO3, dd AgNO3 / dung dịch NH3
C. CuO và quỳ tím
D. Quỳ tím và dd AgNO3 / dung dịch NH3
Bài 25. Cho một andehit X mạch hở biết rằng 1 mol X tác dụng vừa hết 3 mol H2 (xt, Ni, to)
thu được chất Y, 1mol chất Y tác dụng hết với Na tạo ra 1 mol H2. Công thức tổng quát của
X là:
A. CnH2n-1CHO
B. CnH2n(CHO)2
C. CnH2n-1(CHO)3
D. CnH2n-2(CHO)2
Bài 26. X là một axit cacboxylic chưa no (có một liên kết đôi), mạch hở, hai chức. Đốt cháy
hoàn toàn X sinh ra khí CO2 có thể tích bằng thể tích khí O2 đã dùng để đốt cháy X. Oxi hóa
X bằng dung dịch KMnO4 trong H2SO4 tạo ra một axit duy nhất và không có khí thoát ra.
Công thức cấu tạo của X là:
A. HOOCCH=CHCOOH
B. HOOCC(CH3)=C(CH3)COOH


C. HOOCCH2CH=CHCH2COOH
D. HOOC[CH2]2CH=CH[CH2]2COOH
Bài 27. Đốt cháy hoàn toàn 14,6g một axit cacboxylic thu được 0,6mol CO2 và 0,5mol H2O.
Công thức phân tử của axit đó là:
A. C3H6O2
B. C6H10O2.
C. C6H10O4
D. C6H12O2.
Bài 28. Cho các chất sau: benzen, xiclohexan, stiren, toluen, phenol, phenylaxetilen, anilin,
axit oleic, axeton, axetanđehit, glucozơ. Số chất có khả năng làm mất màu dung dịch nước

brom là:
A. 5
B. 6
C. 7
D. 8
Bài 29. Chọn sơ đồ điều chế axit axetic là:
A. C2H2 → C2H5Cl → C2H5OH → CH3COOH
B. CH4 → C2H2 → CH3CHO → CH3COOH
C. CH4 → C2H4 → C2H5OH → CH3COOH
D. CH4 → C2H6 → CH3CHO → CH3COOH
ddNaOH ,t
2
Bài 30. Cho sơ đồ chuyển hóa sau: X → Y → Z (butan-2,3-điol). Vậy X
có công thức cấu tạo là:
A. CH3–CH=CH–CH3
B. CH3–CH=CCl–CH3
C. CH3–CH(OH)–CHCl–CH3
D. CH3–CH(OH)–CCl2–CH3

Cl (1:1)

o

LỜI GIẢI CHI TIẾT
Câu 1: Đáp án A
Để phân biệt CH3CHO, CH2=CH-CHO, CH3COOH và C2H5OH người ta dùng dung dịch Br2,
dung dịch AgNO3/NH3 và giấy quỳ tím.
• B1: Nhúng giấy quỳ tím vào 4 chất
Nếu quỳ tím chuyển hồng → CH3COOH
Nếu quỳ tím không chuyển màu → CH3CHO, CH2=CH-CHO và C2H5OH



• B2: Cho CH3CHO, CH2=CH-CHO và C2H5OH lần lượt tác dụng với AgNO3/NH3
Nếu xuất hiện ↓Ag → CH3CHO, CH2=CH-CHO
CH3CHO + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O → CH3COONH4 + 2Ag↓ + 2NH4NO3
CH2=CH-CHO + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O → CH2=CH-COONH4 + 2NH4NO3 + 2Ag↓
Nếu không có hiện tượng gì → etanol.
• B3: Cho CH3CHO, CH2=CH-CHO lần lượt phản ứng với Br2
Nếu Br2 mất màu → CH2=CH-CHO
CH2=CH-CHO + Br2 → CH2Br-CHBr-CHO
Nếu không có hiện tượng gì → CH3CHO
→ Chọn A.
Câu 2: Đáp án A
công thức phân tử: C3H6O có k = 1.
ᴥ 1: cộng H2 (xúc tác Ni, to) thu được rượu = ancol C3H7OH, các đồng phân thỏa mãn gồm:
anđehit C2H5CHO (cho ancol bậc 1); xeton CH3COCH3 (cho ancol bậc 2)
Và thật chú ý ancol không no CH2=CH-CH2OH cũng + H2 → ancol no.
→ có 3 đồng phân thỏa mãn yêu cầu.
ᴥ 2: phản ứng với AgNO3/NH3, k = 1, có 1 O thì chỉ có thể là anđehit C2H5CHO.
tức chỉ duy nhất 1 đồng phân thỏa mãn.
Vậy đáp án đúng cần chọn là A. ♥.
Câu 3: Đáp án B
Z là andehit isobutiric CH3-CH(CH3)-CHO
Y là ancol isobutiric CH3-CH(CH3)-CH2OH
X chưa no nên X là CH2=C(CH3)CH2OH
=> Đáp án B


Câu 4: Đáp án C
Vì CH2=C(CH3)-COOH

- có nhóm -COOH nên có tính axit.
- có nối đôi trong phân tử nên có phản ứng cộng hợp, phản ứng trùng hợp.
- không có nhóm -CHO nên không tham gia phản ứng tráng gương.
→ Chọn C.

Câu 5: Đáp án C
2CH2=CH-COOH + Na2CO3 → 2CH2=CH-COONa + CO2↑ + H2O
CH2=CH-COOH + Br2 → CH2Br-CHBr-COOH
CH2=CH-COOH + NaNO3 → không phản ứng.
o

Ni ,t
→ CH3-CH2-COOH
CH2=CH-COOH + H2 

→ Chọn C.

Câu 6: Đáp án B
Nhóm -Br là nhóm hút e làm tăng tính axit.
- Nhóm Br đính vào mạch cacbon càng gần nhóm -COOH của axit thì tính axit càng mạnh ...
→ Chiều tăng dần tính axit từ trái sang phải là CH3CH2CH2COOH (X) <
BrCH2CH2CH2COOH (T) < CH3CHBrCH2COOH (Y) < CH3CH2CHBrCOOH (Z)
→ Chọn B.

Câu 7: Đáp án A
Để phân biệt CH3CHO, CH2=CH-CHO, CH3COOH và C2H5OH người ta dùng dung dịch Br2,
dung dịch AgNO3/NH3 và giấy quỳ tím.
• B1: Nhúng giấy quỳ tím vào 4 chất
Nếu quỳ tím chuyển hồng → CH3COOH



Nếu quỳ tím không chuyển màu → CH3CHO, CH2=CH-CHO và C2H5OH
• B2: Cho CH3CHO, CH2=CH-CHO và C2H5OH lần lượt tác dụng với AgNO3/NH3
Nếu xuất hiện ↓Ag → CH3CHO, CH2=CH-CHO
CH3CHO + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O → CH3COONH4 + 2Ag↓ + 2NH4NO3
CH2=CH-CHO + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O → CH2=CH-COONH4 + 2NH4NO3 + 2Ag↓
Nếu không có hiện tượng gì → etanol.
• B3: Cho CH3CHO, CH2=CH-CHO lần lượt phản ứng với Br2
Nếu Br2 mất màu → CH2=CH-CHO
CH2=CH-CHO + Br2 → CH2Br-CHBr-CHO
Nếu không có hiện tượng gì → CH3CHO
→ Chọn A.
Câu 8: Đáp án D
• TH1: CH2=CH-CH3
CH2=CH-CH3 + HCl → CH3-CHCl-CH3
o

t
→ CH3-CH(OH)-CH3 + NaCl
CH3-CHCl-CH3 + NaOH 

o

t
→ CH3-CO-CH3 + Cu + H2O
CH3-CH(OH)-CH3 + CuO 

CH3-CO-CH3 + AgNO3/NH3 → không phản ứng.
• TH2: C3H6 là xiclopropan.
xiclopropan + HCl → CH3-CH2-CH2Cl

o

t
→ CH3-CH2-CH2OH + NaCl
CH3-CH2-CH2Cl + NaOH 

o

t
→ CH3-CH2-CHO + Cu + H2O
CH3-CH2-CH2OH + CuO 

CH3-CH2-CHO + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O → CH3-CH2-COONH4 + 2Ag↓ + 2NH4NO3


Vậy giai đoạn 4 sai → Chọn D.
Câu 9: Đáp án A

Do anđehit có tính khử nên khi cho vào dung dịch brom, brom bị anđehit khử về bromua nên
dung dịch brom bị mất màu
Chọn A

Câu 10: Đáp án C
Andehit no, đơn chức

Số C trung bình =

công thức chung của 2 rượu thu được là C2H5OH

Câu 11: Đáp án B

+

H
C6H5CH=CH2 + H-OH → C6H5-CH(OH)-CH3

o

t
→ C6H5-CO-CH3 (X) + Cu + H2O
C6H5-CH(OH)-CH3 + CuO 

CH 3COOH
C6H5-CO-CH3 + Br2 → C6H5-CO-CH2Br (Y) + HBr

Vậy Y là C6H5-CO-CH2Br → Chọn B.

Câu 12: Đáp án D
Câu 13: Đáp án D
CH3-CO-CH3 + H-CN → CH3-C(CN)(OH)-CH3
+

o

H 3O ,t
→ CH2=C(CH3)COOH (A)
CH3-C(CN)(OH)-CH3 

→ Chọn D.

Câu 14: Đáp án C

mA = 6,2 ; mA = mB
→ nB = 0,25


Số mol giảm đi chính là số mol H2 đã phản ứng = 0,4 - 0,25 = 0,15
→ nH2 còn lại trong B : 0,3 - 0,15 = 0,15
Đáp án C.

Câu 15: Đáp án A

Câu 16: Đáp án B
Áp dụng bảo toàn khối lượng có:

Có số mol H2 phản ứng tối đa với andehit metacrilic = 2nandehit = 0,2 mol

=> Hiệu suất andehit phản ứng =

% = 80%

Câu 17: Đáp án D
Áp dụng bảo toàn khối lượng có:

=> Số mol brom hỗn hợp B làm mất màu vừa đủ:

Câu 18: Đáp án D
C6H5-C-3H3 + KMn+7O4 + H2SO4 → C6H5-C+3OOH + Mn+2SO4 + K2SO4 + H2O
C-3 → C+3 + 6e
Mn+7 + 5e → Mn+2



5C6H5-CH3 + 6KMnO4 + 9H2SO4 → 5C6H5-COOH + 6MnSO4 + 3K2SO4 + 14H2O
Hệ số cân bằng đứng trước chất oxi hóa, chất khử và axit lần lượt là 6, 5, 9 → Chọn D.

Câu 19: Đáp án C
Đehiđrat hh hai rượu thu được hai olefin hơn kém nhau 14 đvC trong phân tử → hhA gồm
hai rượu no, đơn chức, kế tiếp.
Giả sử CTC của hai ancol là CnH2n + 2O
Ta có: nCnH2n + 2O = nCnH2n = nBr2 = 0,09 mol
→ MCnH2n + 2O = 4,84 : 0,09 ≈ 53,78 → n ≈ 2,56
→ hhA gồm C2H5OH và C3H7OH
• Giả sử số mol của C2H5OH và C3H7OH lần lượt là x, y mol
nhhA = x + y = 0,09
mhhA = 46x + 60y = 4,84
→ x = 0,04 mol; y = 0,05 mol → mC2H5OH = 0,04 x 46 = 1,84 gam; mC3H7OH = 0,05 x 60 = 3
gam.
→ Chọn C.
Câu 20: Đáp án D

Câu 21: Đáp án B
o

t
→ CH3-CO-CO-CH3
• Z + CuO 

Vậy Z là CH3-CH(OH)-CH(OH)-CH3
- Y + NaOH → CH3-CH(OH)-CH(OH)-CH3


Vậy Y là CH3-CHBr-CHBr-CH3

- X + Br2 → CH3-CHBr-CHBr-CH3
Vậy X là CH3-CH=CH-CH3
− H 2O
→ CH3-CH=CH-CH3
- C4H10O 

Vậy C4H10O là CH3-CH(OH)-CH2-CH3
Vậy X là but-2-en → Chọn B.

Câu 22: Đáp án C
nAg = 0,2 mol.
Nước lạnh hòa tan được CH3OH và HCHO dư
mHCHO + mCH3OH = 11,8 gam
Mà nHCHO = nAg : 4 = 0,2 : 4 = 0,05 mol → mCH3OH = 11,8 - 0,05 x 30 = 10,3 gam → Chọn C.

Câu 23: Đáp án B
Đáp án A sai vì CH2=CH-O-CH3 không tham gia phản ứng tráng gương.
Đáp án B đúng.
Đáp án C sai vì CH2=CH-CH2OH không tham gia phản ứng tráng gương.
Đáp án D sai vì MCH2=CH-CHO = 56.

Câu 24: Đáp án A
Dùng quỳ tím phân biệt được CH3COOH làm quỳ hóa đỏ
Dùng Cu(OH)2/OH- ở điều kiện thường thì C3H5(OH)3 tạo phức màu xanh.
Đun nóng Cu(OH)2/OH- với 2 chất còn lại thì chất nào có kết tủa đỏ nâu là CH3CHO
Đáp án A.

Câu 25: Đáp án D
1 mol X + 3 mol H2 (xt Ni, to) → X có 3 π trong phân tử.



1Y + Na → 1H2. Vậy Y có 2 nhóm -OH trong phân tử.
→ X có 2 nhóm -CHO và 1 nối đôi trong phân tử → X là CnH2n - 2(CHO)2
→ Chọn D.

Câu 26: Đáp án C
Giả sử X có CTPT là CnH2n - 4O4

3n − 6
Vì VO2 = VCO2 → 2 → n = 6 → X là C6H8O4

Oxi hóa X bằng dung dịch KMnO4/H2SO4 → một axit duy nhất → X có tính đối xứng
→ X là HOOC-CH2CH=CHCH2-COOH
KMnO4 , H 2 SO4
HOOC-CH2-CH=CH-CH2-COOH → HOOC-CH2-COOH

→ Chọn C.

Câu 27: Đáp án C
Giả sử axit cacboxylic là CxHyOz
nC = 0,6 mol
nH = 0,5 x 2 = 1,0 mol
Theo BTNT: nO = (14,6 - 0,6 x 12 - 1,0 x 1) : 16 = 0,4 mol.
Ta có x : y : z = 0,6 : 1,0 : 0,4 = 3 : 5 : 2
Dựa vào đáp án → CTPT của axit cacboxylic là C6H10O4 → Chọn C.

Câu 28: Đáp án C
Số chất có khả năng làm mất màu dung dịch nước brom là
stiren, phenol, phenylaxetilen, anilin, axit oleic, axetanđehit, glucozơ



Câu 29: Đáp án B
A sai ở phản ứng 1
C sai phản ứng 1
D sai ở phản ứng 1,2
Chọn B

Câu 30: Đáp án A
X là CH3-CH=CH-CH3
CH3-CH=CH-CH3 + Cl2 → CH3-CHCl-CHCl-CH3 (Y)
o

t
→ CH3-CH(OH)-CH(OH)-CH3 (Z) + 2NaCl
CH3-CHCl-CHCl-CH3 + 2NaOH 

→ Chọn A.



×