Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

đánh giá hiện trạng nguồn lợi và kỹ thuật khai thác cá kèo (pseudapocryptes elongatus) ở tỉnh bạc liêu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.99 MB, 57 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN

LƯ THANH NHÃ

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG NGUỒN LỢI VÀ
KỸ THUẬT KHAI THÁC CÁ KÈO
(Pseudapocryptes elongatus)

Ở TỈNH BẠC LIÊU

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

2006


TÓM TẮT
Cá kèo là một trong những loài thủy sản có giá trị kinh tế và đặc trưng của
vùng nước lợ ở vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL). Nghiên cứu về
hiện trạng khai thác, nguồn lợi, mùa vụ giống cá kèo được thực hiện tại ba
điểm: phường Nhà Mát, xã Hiệp Thành - thị xã Bạc Liêu và xã Vĩnh Hậu huyện Hoà Bình, tỉnh Bạc Liêu từ tháng 2 đến tháng 4 năm 2006. Hiện trạng
khai thác cá kèo thương phẩm bằng ngư cụ đáy sông được khảo sát trên 30 hộ,
lưới đăng (nò) được khảo sát trên 28 hộ và khai thác cá giống bằng ngư cụ
lưới mùng được khảo sát trên 30 hộ.
Kết quả nghiên cứu cho thấy mùa vụ khai thác cá kèo thương phẩm quanh
năm, tập trung nhiều từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau và sản lượng khai thác
trung bình là 30 kg/đáy/tháng và 11 kg/nò/tháng, cao nhất ở tháng 11 và 12.
Cá kèo giống được khai thác từ tháng 5 đến tháng 10 với sản lượng trung bình
là 9.347 cá thể/con nước kém và 13.640 cá thể/con nước rong. Kết quả cũng


cho thấy số ngày khai thác cá thương phẩm và cá giống từ 5-7 ngày/con
nước/hộ.

Trung

Ngư cụ khai thác cá kèo thương phẩm chủ yếu là đáy sông. Lưới có chiều dài
37,7±7,5 m, rộng 8,4±1,3 m, cao 4±0,7 m. Số mắt lưới ở miệng trong khoảng
¸
¸ ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
tâm1000
Học
liệu
-1300
. Ngoài ra, nò cũng được ngư dân Bạc Liêu khai thác cá kèo
trong vuông
Đối với cá kèo giống, lưới mùng là ngư cụ khai thác của ngư dân ở vùng ven
biển tỉnh Bạc Liêu. Lưới có cấu tạo đơn giản hơn đáy sông với chiều dài 19,3
±3,5m, chiều rộng 8,7±1,0m, cao 3,1±0,5m. Kích thước mắt lưới 2a=1,8±0,2
mm

ii


MỤC LỤC

Lời cảm tạ .................................................................................................................i
Tóm tắt.....................................................................................................................ii
Mục lục ...................................................................................................................iii
Danh sách bảng ........................................................................................................ v
Danh sách hình ........................................................................................................ vi

Danh mục các chữ viết tắt.......................................................................................vii
Chương 1: Giới thiệu ................................................................................................ 1
1.1 Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu của đề tài ...................................................................................... 2
1.3 Nội dung nghiên cứu ................................................................................... 2
Chương 2: Lược khảo tài liệu ................................................................................... 3
2.1 Đặc điểm địa lý tự nhiên tỉnh Bạc Liêu....................................................... 3
2.1.1 Vị trí địa lý ........................................................................................ 3

Trung tâm Học 2.1.2
liệuNhiệt
ĐHđộCần
Thơ
@biển
Tài
liệu học tập và nghiên5 cứu
và độ mặn
nước
...........................................................
2.1.3 Một số đặc trưng của khu vực bãi bùn vùng biển tỉnh Bạc Liêu ......... 6
2.2 Một số ngư cụ khai thác cá kèo phổ biến hiện nay ...................................... 7
2.2.1 Đáy sông ........................................................................................... 7
2.2.2 Nò ..................................................................................................... 7
2.3 Đặc điểm hình thái, phân bố và tập tính sống, dinh dưỡng, sinh trưởng, mùa
vụ sinh sản của cá kèo ............................................................................................. 8
2.3.1 Đặc điểm hình thái ............................................................................ 8
2.3.2 Đặc điểm phân bố và tập tính sống .................................................... 8
2.3.3 Đặc điểm dinh dưỡng ........................................................................ 9
2.3.4 Đặc điểm sinh trưởng ........................................................................ 9
2.3.5 Mùa vụ sinh sản................................................................................. 9

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 10
3.1 Địa điểm và thời gian nghiên cứu.............................................................. 10
3.2 Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 10
3.2.1 Phương pháp chung thu thập số liệu ................................................. 10

iii


3.2.2 Hiện trạng nguồn lợi cá kèo.............................................................. 10
3.2.3 Kết cấu ngư cụ ................................................................................. 11
3.2.4 Kỹ thuật khai thác............................................................................. 11
3.3 Phương pháp phân tích số liệu................................................................... 11
Chương 4: Kết quả và thảo luận.............................................................................. 12
4.1 Hiện trạng khai thác và nguồn lợi cá kèo .................................................. 12
4.1.1 Mùa vụ khai thác .............................................................................. 12
4.1.2 Sản lượng khai thác .......................................................................... 14
4.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến khai thác.................................................. 15
4.2 Kết cấu ngư cụ khai thác cá kèo ................................................................ 17
4.2.1 Đáy sông .......................................................................................... 17
4.2.2 Lưới mùng........................................................................................ 36
4.2.3 Nò .................................................................................................... 37
Chương 5: Kết luận và đề xuất................................................................................ 40
5.1 Kết luận .................................................................................................... 40
5.2 Đề xuất ..................................................................................................... 40
Trung tâm Học
liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Tài liệu tham khảo .................................................................................................. 41
Phụ lục ................................................................................................................... 42

iv



DANH SÁCH BẢNG
Bảng 4.1: Số ngày và sản lượng khai thác cá kèo trung bình trong tháng bằng đáy
sông ....................................................................................................... 15
Bảng 4.2: Sản lượng khai thác cá kèo giống............................................................ 15
Bảng 4.3: Các trang thiết bị của đáy sông ở Bạc Liêu ............................................. 21
Bảng 4.4: Các thông số kỹ thuật của lưới mẫu ở 2 khu vực nghiên cứu ................... 28
Bảng 4.5: Các thông số của từng phần lưới trong lưới mẫu 1 .................................. 30
Bảng 4.6: Các thông số của từng phần lưới trong lưới mẫu 2 ................................. 31
Bảng 4.7: Chu kỳ ráp giữa các phần lưới ................................................................ 31
Bảng 4.8: Các thông số kỹ thuật của lưới mùng ...................................................... 36
Bảng 4.9: Các thông số kỹ thuật của ngư cụ nò....................................................... 39

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

v


DANH SÁCH HÌNH
Hình 2.1: Bản đồ tỉnh Bạc Liêu................................................................................. 4
Hình 2.2: Cá kèo (Pseudapocryptes elongatus) ........................................................ 8
Hình 3.1: Bản đồ khu vực nghiên cứu tỉnh Bạc Liêu ............................................... 10
Hình 4.1: Thời gian ngư dân bắt đầu khai thác cá thương phẩm ............................. 12
Hình 4.2: Mùa vụ khai thác cá kèo thương phẩm .................................................... 13
Hình 4.3: Thời gian bắt đầu khai thác cá kèo giống ở khu vực điều tra (30 hộ)........ 14
Hình 4.4: Mùa vụ khai thác cá kèo giống ................................................................ 14
Hình 4.5: Các yếu tố ảnh hưởng đến sản lượng khai thác cá kèo thương phẩm........ 17
Hình 4.6: Các yếu tố ảnh hưởng đến sản lượng khai thác cá kèo giống ................... 17
Hình 4.7: Ngư cụ khai thác cá kèo thương phẩm (Đáy sông)................................... 19

Hình 4.8: Bản vẽ tổng thể đáy sông ........................................................................ 20
Hình 4.9: Bảng vẽ khai triển lưới mẫu 1 ................................................................. 22
Hình 4.10: Bảng vẽ khai triển lưới mẫu 2................................................................ 23

Trung tâmHình
Học
liệu
ĐHvàCần
@ Tài liệu học tập và nghiên
4.11:
Cọc phụ
chốt càiThơ
...............................................................................
26 cứu
Hình 4.12: Cọc chính, cán nài và dây đỏi................................................................ 27
Hình 4.13: Chênh lệch kích thước ngư cụ đáy sông giữa 2 khu vực nghiên cứu ...... 28
Hình 4.14: Sự chênh lệch về độ thô chỉ lưới trên từng phần lưới giữa các điểm thu
mẫu........................................................................................................ 29
Hình 4.15: Sự chênh lệch về kích thước mắt lưới trên từng phần lưới giữa các điểm
thu mẫu.................................................................................................. 29
Hình 4.16: Lưới mùng khai thác cá kèo giống......................................................... 37
Hình 4.17: Bản vẽ nò ............................................................................................. 39
Hình 4.18: Nò được đặt trong vuông....................................................................... 39

vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Đồng bằng sông Cửu Long: ĐBSCL
Thị xã Bạc Liêu: TXBL

Huyện: H

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

vii


CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
Đặt vấn đề
Cá kèo là một trong những đối tượng phân bố phổ biến trong các đầm nước lợ
và nước mặn, ruộng muối, rừng ngập mặn, khu bãi bồi nhưng cũng có thể
sống ở nước ngọt. Chúng làm hang ở các bãi bùn và có thể trườn lên các bãi
này. Loài này phân bố từ Ấn Độ, Thái Lan đến Malaysia, từ quần đảo Ấn Độ
đến Châu Úc, Trung Quốc và khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long của Việt
Nam (ĐBSCL).

Trung

Những năm nay thì ngày càng có nhiều quan tâm đến nguồn lợi cá kèo và tiến
hành nhiều nghiên cứu xung quanh vấn đề đánh giá nguồn lợi, biến động quần
thể, khai thác cá kèo giống, … Cá kèo là tên gọi chung của các loài thuộc họ
Gobiidae (được trích dẫn bởi Võ Thành Toàn, 2005). Theo Trương Thủ Khoa
và Trần Thị Thu Hương (1993), ở ĐBSCL có hai loài, đó là loài
Pseudapocrytes elongatus và loài Parapocryptes serparaster. Tuy có hai loài
nhưng loài Pseudapocrytes elongatu hiện đang có sản lượng và giá trị kinh tế
cao hơn. Chúng phân bố ở các tỉnh như Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Trà
Tre…Trong
nhiều
năm @

qua Tài
cá kèo
là đối
tượng
được
thác tự cứu
tâmVinh,
HọcBến
liệu
ĐH Cần
Thơ
liệu
học
tập
vàkhai
nghiên
nhiên ở các vùng nước lợ ven biển, đầm phá nước lợ, nhất là các đầm nuôi
tôm quảng canh…
Hiện nay việc khai thác cá kèo ngày càng nhiều nhằm đáp ứng nhu cầu thực
phẩm, nuôi của người dân, vì thế nguy cơ cạn kiệt nguồn lợi cá kèo tự nhiên
ngày càng lớn. Trong những năm gần đây, cá kèo thịt được khai thác ngoài tự
nhiên đã giảm đi đáng kể do ngư dân tăng cường khai thác. Lần thứ nhất là sau
năm 1975, kéo dài đến hơn chục năm, với tinh thần “tất cả cho cây lúa”, đất
vùng nhiễm mặn bị ngăn mặn để trồng lúa, cá không còn đất sống. Đến thời
kỳ thứ hai là phong trào nuôi tôm. Người ta cũng lấy nước mặn vào nhưng
trước khi thả tôm các chủ vuông tôm đã xử lý các chất hóa học để tiêu diệt
mầm bệnh và ấu trùng cá kèo cũng bị tiêu diệt theo. Thế cho nên cá kèo tự
nhiên đã không còn bao nhiêu, người Bạc Liêu đã phải xoay qua nuôi cá kèo
kết hợp với nuôi tôm. Năm 2004 toàn tỉnh có 200 ha nuôi cá kèo. Lợi nhuận
mỗi hécta cũng vài chục triệu đồng. Vì thế kéo theo việc phát triển ngư cụ, kỹ

thuật khai thác để đánh bắt một cách hiệu quả nhất nguồn lợi cá kèo (Phan
Trung Nghĩa, 2005). Vì thời gian có hạn nên đề tài chỉ tiến hành đánh giá hiện
trạng nguồn lợi và kỹ thuật khai thác cá kèo phân bố ở tỉnh Bạc Liêu.

1


Mục tiêu của đề tài
Đề tài thực hiện nhằm đánh giá được hiện trạng nguồn lợi và kỹ thuật khai
thác cá kèo phân bố ở tỉnh Bạc Liêu, qua đó để đề ra giải pháp quản lý nguồn
lợi cá kèo trong tương lai
Nội dung nghiên cứu
i. Đánh giá hiện trạng nguồn lợi cá kèo phân bố ở tỉnh Bạc Liêu;
ii. Tìm hiểu về ngư cụ và kỹ thật khai thác cá kèo ở tỉnh Bạc Liêu.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

2


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Đặc điểm địa lý tự nhiên tỉnh Bạc Liêu
2.1.1 Vị trí địa lý
Tỉnh Bạc Liêu nằm về phía Nam và Đông Nam của đồng bằng Nam Bộ, phía
Bắc giáp tỉnh Hậu Giang, phía Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Sóc Trăng, phía
Đông Nam giáp với biển Đông. Bạc Liêu có diện tích tự nhiên 2.520,6 km² và
dân số năm 2004 là ước tính khoảng 786.200 người với mật độ dân số 300,2
người/km².


Trung

Bạc Liêu là vùng đất trẻ, được hình thành chủ yếu do sự bồi lắng phù sa ở các
cửa biển tạo nên. Phần lớn diện tích tự nhiên của tỉnh là đất bằng nằm ở độ cao
trên dưới 1,2 m so với mặt biển, còn lại là những giồng cát và một số khu vực
trũng ngập nước quanh năm. Địa hình có xu hướng thấp dần từ đông bắc
xuống tây nam và khu vực nội đồng thấp hơn vùng gần bờ biển. Trên địa bàn
tỉnh có nhiều kênh rạch lớn như kênh Quản Lộ-Phụng Hiệp, kênh Cạnh Đền,
kênh Phó Sinh, kênh Giá Rai. Hệ thống sông ngòi, kênh rạch của Bạc Liêu nối
với biển bằng cửa Giành Hào, cửa Nhà Mát và cửa Cái Cùng. Ngoài phần đất
còn liệu
có vùng
biển
rộng Thơ
40.000@
km².
Biển
Bạc học
Liêu có
tiềm
hải sản cứu
tâmliền
Học
ĐH
Cần
Tài
liệu
tập
vànăng
nghiên

tương đối lớn với 661 loài cá và 33 loài tôm, cho phép đánh bắt mỗi năm 2430 vạn tấn cá và khoảng 1 vạn tấn tôm (vi.wikipedia.org/wiki/Bạc_Liêu ).
Con kênh đào Cà Mau - Giá Rai quan trọng hơn cả, từ Cà Mau chảy suốt đến
tận sông Vĩnh Lợi nối vào sông Cổ Cò, rồi chia làm hai nhánh, một nhánh rẽ
lên Sóc Trăng, nhánh còn lại chảy ra cửa Mỹ Thanh. Đây là con kinh huyết
mạch chuyên chở lúa gạo và hải sản từ Bạc Liêu lên Sài Gòn.
Đất đai Bạc Liêu màu mỡ, dân cư đông đúc, phần lớn sống bằng nghề trồng
lúa, hoa mầu, cây ăn trái, đánh bắt hải sản và nghề làm muối. Khí hậu Bạc
Liêu có hai mùa: mùa khô từ tháng 11 đến tháng 9, nhưng các tháng 4 và 5
thường có mưa, mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10.
Vùng biển Bạc Liêu cùng nằm trong nội chí tuyến, bắc bán cầu. Vì vậy, về cơ
bản khí hậu của vùng biển này cũng tuân thủ chế độ khí hậu của biển Đông là
khí hậu nhiệt đới gió mùa và hoạt động của bão Tây Thái Bình Dương hình
thành từ phía Đông Philippin, hằng năm chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông
Bắc và Tây Nam nhưng do vị trí địa hình nằm ở phía cực Nam của đất nước
nên ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc khi tới vùng biển này đã giảm nhiều,
đồng thời gió mùa Tây Nam cũng được che chắn bởi lục địa nên cường độ
trong gió mùa Đông Nam cũng yếu hơn so với vị trí cùng vĩ độ nhưng năm về
3


phía Tây bán đảo Cà Mau, lại là vùng biển cận xích đạo nên ít chịu ảnh hưởng
của bão.
Vùng biển Bạc Liêu là một phần của biển Đông Nam Bộ, có những điều kiện
địa lý tự nhiên đặc trưng của nhóm đường bờ châu thổ Sông Cửu Long.
Đường bờ bằng phẳng chạy theo hướng Đông Bắc - Tây Nam, do tác động của
thủy triều, sóng biển và hải lưu nên quá trình động lực nổi bật nhất là quá trình
bồi tụ và xói lở. Từ Gò Cát đến thị xã Bạc Liêu bờ biển được bồi đắp, từ Gò
Cát đến Gành Hào bờ biển bị xói lở mạnh. Bờ biển có các cửa sông chính là
Gành Hào, Cái Cùng, Nhà Mát, Chùa Phật,… là nơi có khả năng phát triển các
cơ sở dịch vụ hậu cần cho nghề cá.


Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Hình 2.1 Bản đồ tỉnh Bạc Liêu

Thềm lục địa rất rộng, đáy biển có độ dốc nhỏ, trong phạm vi độ sâu từ 4-30
m. Địa hình đáy biển tương đối bằng phẳng, toàn bộ vùng rộng lớn ven bờ thì
chất đáy chủ yếu là cát pha bùn, cát pha vỏ sò (trừ vùng ven bờ có các dãy bùn
nhuyễn) là cơ sở tốt cho sự phát triển các loài sinh vật đáy, trong dây chuyền
thức ăn của cá tầng đáy thuận lợi cho cả khai thác cá đáy và cá nổi.

4


2.1.2 Nhiệt độ và độ mặn nước biển
2.1.2.1 Nhiệt độ nước biển
Vùng ven biển Bạc Liêu là một phần của vùng biển Đông Nam Bộ, do đó sự
phân bố nhiệt độ nước phụ thuộc đồng thời vào chế độ gió mùa, hoàn lưu
nước nam biển Đông và sự pha trộn của khối nước ven bờ với khối nước biển
khơi, chênh lệch nhiệt độ nước biển giữa hai mùa khoảng 2,00C (kết quả
nghiên cứu của Viện Nghiên Cứu Hải Sản Hải Phòng, 05/2003, được trích dẫn
bởi Võ Thành Toàn, 2005).
Đặc điểm nổi bật của phân bố nhiệt độ tầng mặt là khu vực trung tâm, nhiệt độ
thấp nhất trong mùa gió Đông Bắc và cao nhất vào mùa gió Tây Nam. Theo
kết quả nghiên cứu của Viện Nghiên Cứu Hải Sản Hải Phòng (05/2003), vào
thời điểm tháng 01/2001 nhiệt độ nước trung bình ở khu vực trung tâm khoảng
26,20C, trong khi ở vùng biển ngoài khơi nhiệt độ thường >26,40C và khu vực
ven bờ gần cửa sông nhiệt độ nước >26,60C. Trong tháng 08/2001, ở toàn bộ
dải trung tâm nhiệt độ nước bề mặt >28,60C, trong khi khu vực ngoài khơi và
ven bờ nhiệt độ xuống thấp (<28,20C). Như vậy, hoàn lưu nước Nam biển

Đông là động lực cơ bản chi phối phân bố nhiệt độ nước vùng ven biển Bạc
Liêu.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Với tính chất là một vùng biển nông, các hoạt động xáo trộn luôn diễn ra mạnh
do đó sự chênh lệch nhiệt độ trung bình giữa tầng mặt và tầng đáy thường
không lớn trong cả hai mùa (khoảng 0,15-0,300C). Mặt khác, phạm vi biến
động nhiệt độ giữa các khu vực trên toàn vùng biển Bạc Liêu cũng không lớn,
mùa gió Tây Nam khoảng 1,2-1,80C và mùa gió Đông Bắc khoảng 1,0-1,3 0C.
2.1.2.2 Độ mặn nước biển
Phân bố độ mặn nước vùng ven biển Đông Nam Bộ nói chung và vùng ven
biển Bạc Liêu nói riêng có quá trình biến động theo mùa rõ rệt (mùa mưa và
mùa khô), biên độ dao động độ mặn nước biển trung bình ở tầng mặt trong
nhiều năm lên đến 1,48%o. Ngoài ra, sự phân tầng của độ mặn theo độ sâu xảy
ra đặc biệt lớn ở vùng ven bờ do ảnh hưởng của lũ, chênh lệch độ mặn giữa
tầng mặt và tầng đáy từ 2-6%o (với độ sâu khoảng 10m).
Thời kỳ gió mùa Tây Nam phạm vi biến động độ mặn tầng đáy từ 31,634,2% o (chênh lệch khoảng 3,0%o) và ở tầng mặt phạm vi biến động lớn hơn
(27,0-34,2% o (chênh lệch khoảng 7,0%o). Khu vực độ mặn thấp nhất là vùng
ven bờ kéo dài xuống phía Nam, các khu vực còn lại độ mặn phân bố tương
đối ổn định trong khoảng từ 31,0-34,0% o.

5


2.1.2.3 Chỉ số pH
Nước biển nói chung mang tính kiềm và kiềm yếu. Phân bố chỉ số pH có xu
hướng giảm chậm theo độ sâu, chênh lệch giá trị pH giữa tầng mặt và tầng đáy
nhỏ, riêng vùng ven bờ khối nước cửa sông thường có pH thấp hơn khối nước
biển.
Kết quả nghiên cứu nhiều năm và qua 2 đợt khảo sát vùng ven biển Bạc Liêu

của Viện Nghiên Cứu Hải Sản Hải Phòng, 05/2003) cho thấy do biến trình
năm của nhiệt độ nước và dinh dưỡng tương đối ổn định nên chỉ số pH nước
biển ít biến động. Chỉ số pH trung bình thời điểm gió mùa Đông Bắc (tháng 1)
là 7,70-7,73 cao hơn thời điểm có gió mùa Tây Nam (tháng 8: 7,15-7,19).
Tính kiềm của nước biển thường thể hiện rõ ở khu vực ngoài khơi (trạm 10:
7,82-7,93 và trạm 14: 7,67). Nước biển ở vùng ven bờ (khu vực cửa Gành Hào
- trạm 6) trong tháng 8 thể hiện tính acid (chỉ số pH = 6,1-6,2).
2.1.3 Một số đặc trưng của khu vực bãi bùn vùng biển tỉnh Bạc Liêu

Trung

Vùng biển Đông Nam Bộ nói chung và vùng biển thuộc tỉnh Bạc Liêu nói
riêng cũng bị chi phối sâu sắc bởi khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo,
hàng năm bị tác động luân phiên của 2 loại gió mùa Đông Bắc và Tây Nam.
Gió mùa Đông Bắc (mùa khô) từ tháng 12-4 và gió mùa Tây Nam (mùa mưa)
tâmtừHọc
ĐHVăn
Cần
tháng liệu
5-11 (Đào
Tự, Thơ
2003). @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Chế độ khí áp: Vào thời điểm gió mùa Đông Bắc khối không khí cực đới hoạt
động mạnh và khống chế trên toàn đại lục Châu Á, vị trí trung tâm ở vùng cao
nguyên Mông Cổ - Nam Xibêri có trị số khí áp cao nhất, trung bình xấp xỉ
1.040 mb. Mùa gió Tây Nam, áp cao mùa đông được thay thế bằng hệ thống
áp thấp Ấn Độ - Myanmar và có trị số thấp nhất vào tháng 7
Vùng biển Đông Nam Bộ cũng chịu ảnh hưởng của khối không khí này. Kết
quả thống kê chuỗi số liệu nhiều năm của đài khí tượng thủy văn Cà Mau cho
thấy trị số khí áp trung bình có giá trị cực đại vào tháng 1, cực tiểu vào tháng

7.
Biến thiên khí áp theo thời gian ở vùng ven biển Bạc Liêu rất nhỏ, biên độ dao
động khí áp trung bình năm là 4-5 mb (thấp hơn nhiều so với các tỉnh phía
Bắc). Biên độ dao động trung bình tháng là 1-2 mb và trung bình ngày là 4-5
mb. Vào mùa mưa, khi có nhiễu động khí quyển (giông gió, áp thấp nhiệt
đới,…) nên biên độ dao động khí áp ngày có thể tăng cao hơn.
Nhìn chung, chế độ khí áp của vùng biển ven bờ Đông Nam Bộ thường có
những thay đổi đáng kể tùy thuộc vào sự chi phối của hai hệ thống khí áp mùa

6


Đông và mùa Hè luân phiên nhau kết hợp với dải hội tụ nhiệt đới đi qua vùng
biển này.
Chế độ gió: Theo Đào Văn Tự (2003) thì vùng ven biển Bạc Liêu có tốc độ
gió trung bình năm là 2,6-3,1 m/s và có những thay đổi khác biệt về hướng
theo mùa
Chế độ sóng: Bị ảnh hưởng của chế độ gió và thuỷ triều nên chế độ sóng tại
vùng biển Bạc Liêu có sự biến động khác biệt về hướng và độ cao theo mùa
(Đào Văn Tự, 2003)
• Mùa gió Đông Bắc: hướng sóng thịnh hành là hướng Đông Bắc và hướng
Đông. Độ cao trung bình của sóng từ 0,8-0,9 m và cao nhất có thể lên đến
2,5-3,0 m. Vào mùa này sóng thường xuất hiện với tần suất khá lớn theo
hướng Đông và Đông Bắc.
• Mùa gió Tây Nam: sóng thịnh hành theo hướng Tây đến Tây Nam với độ
cao trung bình 0,9-1,1 m và cao nhất tới 2,5-3,5 m. Chịu ảnh hưởng của
đường bờ lục địa, vào mùa gió Tây Nam sóng thường xuất hiện với cường
độ yếu và tính ổn định kém hơn so với mùa gió Đông Bắc.
2.2 Một số ngư cụ khai thác cá kèo phổ biến hiện nay


Trung tâm2.2.1
Học
Đáyliệu
sôngĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Đáy sông là một loại ngư cụ cố định có quy mô lớn, đánh bắt được nhiều đối
tượng khác nhau. Đáy sông có dạng hình phễu, thuôn dần từ miệng tới đụt
lưới. Lưới có cấu tạo đơn giản bao gồm cánh lưới, thân lưới và đụt lưới. Toàn
bộ áo lưới được liên kết với dây giềng. Kỹ thuật khai thác đáy sông gồm có
các bước: chuẩn bị, thả lưới, đổ đụt, thu lưới
2.2.2 Nò
Lưới đăng (nò) là ngư cụ cố định thường thấy phổ biến ở những vùng đất thấp,
ngập nước theo mùa, cũng như thường gặp dọc theo các sông rạch và vùng
ven biển. Lưới đăng thường khai thác mang tính mùa vụ hoặc theo con nước
lớn ròng. Nguyên lý đánh bắt lưới đăng được đặt cố định chặn ngang đường di
chuyển của cá, cá trên đường đi không thể vượt qua được tường lưới nên phải
men theo tường lưới và bị giữ lại ở chuồng lưới (lọp). Cấu tạo cơ bản của lưới
đăng gồm ba bộ phận chính là: đăng lưới, chuồng và lợp. (Một số nghề khai
thác thuỷ sản ở Việt Nam – Trung tâm Khuyến ngư quốc gia)

7


2.3 Đặc điểm hình thái, phân bố và tập tính sống, dinh dưỡng, sinh
trưởng, mùa vụ sinh sản của cá kèo
2.3.1 Đặc điểm hình thái
Theo Cuvier (1816) (được trích dẫn bởi Võ Thành Toàn, 2005. ) thì cá kèo
thuộc họ Gobiidae và chúng được phân loại như sau:
Bộ:

Perciformes


Họ:

Gobiidae

Lớp: Actinopterygi
Giống: Pseudapocryptes
Loài: Pseudapocryptes elongatus
Hiện nay cá kèo đang được gọi phổ biến là Pseudapocryptes elongatus, Cuvier
1816.

Trung

Trương Thủ Khoa & Trần Thị Thu Hương (1993) cho rằng cá kèo có đầu nhỏ,
hình chóp, mõm tù hướng xuống, miệng trước hẹp, rạch miệng ngang, kéo dài
đến đường thẳng đứng kẻ qua cạnh sau mắt. Thân hình trụ, thon dài, hơi hẹp
bên, phần sau xương chẩm có 2 đường sóng nổi có phủ vẩy. Cuống đuôi ngắn,
cuốngliệu
đuôi ĐH
nhỏ hơn
cao Thơ
cuống đuôi.
tâmdàiHọc
Cần
@ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Cá có màu xám ửng vàng, nửa trên của thân có khoảng 7-8 sọc đen hướng xéo
về phía trước, các sọc này rõ về phía đuôi. Bụng có màu vàng nhạt. Các vi
ngực, vi bụng và vi hậu môn có màu vàng đậm, vi lưng và vi đuôi có màu
vàng xám và có nhiều hàng chấm đen vát ngang các tia vi đuôi.


Hình 2.2: Cá kèo (Pseudapocryptes elongatus)

2.3.2

Đặc điểm phân bố và tập tính sống

Theo Bloch & Schneider (1801) thì cá kèo phân bố rộng từ Ấn Độ, Thái Lan
đến Malaysia, quần đảo Ấn Độ và Việt Nam. Ở Việt Nam, cá kèo phân bố chủ
yếu ở vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long (Rainboth, 1996 và Trương Thủ Khoa
& Trần Thị Thu Hương, 1993, được trích dẫn bởi Võ Thành Toàn, 2005).

8


Cá kèo sống chủ yếu ở vùng nước lợ và nước mặn, nhưng cũng có thể sống ở
nước ngọt. Chúng làm hang ở các bãi bùn và có thể trườn lên trên các bãi này
để đi lại và tìm kiếm thức ăn (Bloch & Schneider, 1801).
2.3.3 Đặc điểm dinh dưỡng
Cá kèo ăn thiên về thực vật do tỉ lệ giữa chiều dài ruột (Li) và chiều dài chuẩn
(Lc) là 3,27 (Trần Đắc Định 2002), kết quả này phù hợp với đề nghị của
Nikolskii (1963). Trần Đắc Định 2002 đã khảo sát trong ống tiêu hóa của cá
kèo thì thấy tảo khuê, tảo lam và mùn bả hữu cơ là chủ yếu và từ kết quả
nghiên cứu của tác giả này cho thấy tảo khuê chiếm tỷ lệ cao nhất trong chuỗi
thức ăn của cá kèo (83,1%), kế đến là mùn bã hữu cơ có trong nền đáy
(14,9%) và một số tảo lam (1,9%), một số ít động vật phù du gồm Copepoda
(0,06%) và Cladocera (0,03%). Tác giả này cho thấy cá kèo sống trong môi
trường rất giàu tảo khuê và mùn bả hữu cơ, nền đáy là bùn hay bùn cát, và khi
triều xuống cá kèo có thể tìm thức ăn là mùn bã hữu cơ trên nền đáy.
2.3.4 Đặc điểm sinh trưởng
Sự sinh trưởng của cá được thể hiện qua mối tương quan giữa chiều dài và

khối lượng.Tuy nhiên, sinh trưởng của cá cũng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố
ngoại cảnh như mùa vụ, thức ăn, vị trí địa lý,... nơi cá kèo sinh sống.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Chiều dài cá kèo khai thác thường dao động trong khoảng 4,0 đến 20,9 cm,
nhiều nhất trong nhóm là 8 đến 13,9 cm và có sự khác nhau lớn ở các tháng.
Cá có đặc điểm tăng trưởng nhanh và gần gấp đôi về chiều dài thân sau một
năm với L∝=23,3 cm, hệ số tăng trưởng k=0,96/năm và to=-0,65 (trích dẫn bởi
Võ Thành Toàn, 2005).
2.3.5 Mùa vụ sinh sản
Trần Đắc Định và ctv. (2002) (trích dẫn bởi Võ Thành Toàn, 2005.) đã nghiên
cứu sự phát triển tuyến sinh dục của cá kèo dựa theo thang thành thục tuyến
sinh dục của một số loài cá được nghiên cứu bởi Holden & Raitt (1974) (được
trích dẫn bởi Trần Đắc Định, 2002) và thấy rằng tuyến sinh dục cá đạt cao
nhất ở giai đoạn III từ tháng 12-2. Các tháng sau đó chỉ phát hiện đến giai
đoạn II, cao nhất từ tháng 5-8. Tháng 3 và 4 không thấy loài này xuất hiện nên
không phát hiện được giai đoạn phát triển tuyến sinh dục. Lê Thị Xuân Thắm
(2004) cho biết sự phát triển tuyến sinh dục của loài Pseudapocryptes
elongatus ở Bạc Liêu trong tháng 12 và 1 đạt tỉ lệ cao nhất ở giai đoạn III, kế
đến là giai đoạn II và không phát hiện giai đoạn I.

9


CHƯƠNG 3
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Địa điểm và thời gian nghiên cứu
3.1.1 Địa điểm: Nghiên cứu này đã được tiến hành tại phường Nhà Mát - thị
xã Bạc Liêu và tại xã Vĩnh Hậu - huyện Hoà Bình
3.1.2 Thời gian: từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2006.


Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Khu vực nghiên cứu

Hình 3.1 Bản đồ khu vực nghiên cứu

3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
Đối với từng loại ngư cụ khai thác cá kèo, chọn 30 hộ khai thác để phỏng vấn
trực tiếp về hiện trạng nguồn lợi cá kèo, kết cấu ngư cụ và kỹ thuật khai
thác… Dựa theo các biểu mẫu phỏng vấn đã được chuẩn bị trước.
3.2.2 Hiện trạng nguồn lợi cá kèo
Tiến hành phỏng vấn 88 ngư dân các thông tin về hiện trạng nguồn lợi cá kèo
thương phẩm và cá giống ở 2 địa bàn nghiên cứu (thị xã Bạc Liêu và huyện
Hoà Bình).

10


Trong đó: cá giống (30 hộ), cá thương phẩm (58 hộ)
Thu thập các thông tin về sản lượng khai thác, mùa vụ khai thác, phạm vi phân
bố các yếu tố ảnh hưởng đến sản lượng cá thương phẩm và cá giống,…
3.2.3 Kết cấu ngư cụ
Đáy sông: Thu thập các thông số kỹ thuật của 30 hộ được phỏng vấn 2 địa bàn
nghiên cứu tỉnh Bạc Liêu. Chọn 1 mẫu lưới ở Phường Nhà Mát (TXBL) và 1
mẫu lưới ở xã Vĩnh Hậu A (H. Hoà Bình) để tiến hành đo đạc các thông số kỹ
thuật
Nò và lưới mùng: Chọn ngẫu nhiên 1 hộ để đo đạc và thu thập các thông số
kỹ thuật
3.2.4 Kỹ thuật khai thác

Đối với cá thương phẩm: Điều tra 58 hộ khai thác cá thương phẩm ở 2 địa
bàn nghiên cứu, đơn vị tính là kg /đáy/con nước
Đối với cá giống: Điều tra 30 hộ khai thác cá kèo giống trong khu vực nghiên
cứu, đơn vị tính là cá thể/hộ/con nước
3.3 Phương pháp xử lý số liệu

Trung tâmCác
Học
liệu
ĐH
Cần
liệu
họcđồ,tập
số liệu
được
phân
tích, Thơ
xử lý, @
tính Tài
toán để
vẽ biểu
lập và
bảng,nghiên
các bảng cứu
vẽ khai triển các ngư cụ bằng việc sử dụng phần mềm Excel để tính toán.
Trình bày văn bản bằng phần mềm Word.

11



CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Hiện trạng khai thác và nguồn lợi cá kèo
4.1.1 Mùa vụ khai thác
4.1.1.1 Cá kèo thương phẩm
Nghề đáy sông

Trung tâm Học

50%
45%
40%
35%
30% ĐH
liệu

Đáy sông


Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

25%
20%
15%
10%
5%
0%

19
94

19
95
19
96
19
97
19
98
19
99
20
00
20
01
20
02
20
03
20
04
20
05

Tỉ lệ % hộ khai thác

Số lượng ngư dân khai thác cá kèo thương phẩm bằng nghề đáy sông bắt đầu
nhiều nhất vào năm 2002 và sau đó giảm dần đến năm 2005 (Hình 4.1). Đối
với nò, ngư dân bắt đầu khai thác nò trong các đầm nuôi tôm từ năm 2000,
47% ngư dân sử dụng nò để khai thác nhiều nhất là năm 2001 (Hình 4.1).


Thời gian (năm)

Hình 4.1: Thời gian ngư dân bắt đầu khai thác cá thương phẩm

12


120%
Đáy sông
Tỉ lệ % hộ khai thác

100%



80%
60%
40%
20%
0%
1

2

3
4
10
Thời gian (tháng)

11


12

Hình 4.2: Mùa vụ khai thác cá kèo thương phẩm

Trung

Qua kết quả điều tra các hộ khai thác cá kèo thương phẩm bằng nghề đáy sông
và nò ở khu vực ven biển tỉnh Bạc Liêu cho thấy ngư dân ở đây khai thác cá
kèo quanh năm, chiếm 100% tổng số hộ được điều tra (Phụ lục C và D). Tuy
nhiên, sản lượng khai thác được trong các tháng có sự khác biệt nhau, nguyên
nhân chính của sự chênh lệch sản lượng khai thác này là do ảnh hưởng bởi
vụ xuất
cá kèo.
Kết quả
chohọc
thấy mùa
xuất
hiện của cứu
tâmmùa
Học
liệuhiện
ĐHcủaCần
Thơ
@ khảo
Tài sát
liệu
tậpvụvà
nghiên
cá kèo thương phẩm tập trung vào hai đợt trong năm (Hình 4.2). Đợt 1 bắt đầu

từ tháng 1-4 và đợt 2 bắt đầu từ tháng 10-12. Qua hình 4.2 cho thấy cá kèo
xuất hiện nhiều nhất tập trung vào các tháng 12, 1 và 2 hàng năm (chiếm
100% tổng số hộ điều tra).
4.1.1.2 Cá kèo giống
Đa phần ngư dân ở khu vực điều tra bắt đầu khai thác cá kèo giống nhiều nhất
vào năm 2004. Tuy nhiên, cũng có một số ngư dân bắt đầu khai thác cá kèo
giống từ năm 2001, 2002 và 2003 và số lượng ngư dân khai thác bắt đầu tăng
lên trong 3 năm đó (Hình 4.3). Nguyên nhân chủ yếu là do ảnh hưởng bởi sự
xuất hiện của cá kèo giống ở các thời điểm nói trên. Mặt khác, những năm đầu
2001, 2002 thì đối tượng này cũng chưa được người dân chú ý đến nhiều (chỉ
chiếm 4 đến 5 hộ).
Kết quả khảo sát 30 hộ khai thác cá kèo giống ở khu vực ven biển phường Nhà
Mát, thị xã Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu cho thấy đa số ngư dân ở đây khai thác cá
kèo giống quanh năm, tập trung nhiều là từ tháng 5-11, nhiều nhất là tháng 5
và 6, chiếm 97% tổng số hộ điều tra (Phụ lục G).

13


45%

Tỉ lệ % hộ khai thác

40%
35%
30%
25%
20%
15%
10%

5%
0%
2001

2002

2003

2004

Thời gian (năm)

Hình 4.3: Thời gian bắt đầu khai thác cá kèo giống ở khu vực điều tra
120%

Tỉ lệ % hộ khai thác

100%
80%
60%

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
40%
20%
0%
5

6

7


8
9
Thời gian (tháng)

10

11

Hình 4.4: Mùa vụ khai thác cá kèo giống

4.1.2 Sản lượng khai thác
Theo kết quả điều tra của 58 hộ khai thác cá kèo thương phẩm ở khu vực kênh
xáng phường Nhà Mát - TX Bạc Liêu, xã Vĩnh Hậu - huyện Hòa Bình, tỉnh
Bạc Liêu cho thấy ngư dân ở đây khai thác cá kèo theo 2 con nước của hàng
tháng (con nước kém và con nước rong). Nếu so sánh giữa hai con nước thì
sản lượng khai thác cá kèo ở con nước kém cao hơn so với con nước rong của
hàng tháng. Sản lượng khai thác của cá kèo trong con nước kém đạt từ 6-30
kg/con nước/đáy và 4,5-19,5 kg/con nước/đáy trong con nước rong (Bảng 4.1)

14


Bảng 4.1: Số ngày và sản lượng khai thác trung bình trong tháng bằng đáy sông

Số ngày khai thác bình quân
trong tháng (ngày)
Con nước rằm
Con nước 30
6,87 ± 1,89

7,03 ± 1,96

Sản lượng khai thác bình quân
trong tháng (kg)
Con nước rằm
Con nước 30
11,93 ± 7,50 17,93 ± 11,76

Sản lượng khai thác cá kèo bằng nghề lưới đáy ở khu vực ven biển tỉnh Bạc
Liêu trong những năm gần đây giảm nhiều (theo Võ Thành Toàn (2005), sản
lượng khai thác là 23-30 kg/đáy/con nước). Nguyên nhân chính là do ngư
trường bị khai thác nhiều với các hình thức khác nhau. Ngoài phương pháp
đánh bắt truyền thống là đáy sông, cá kèo cũng được ngư dân ở đây khai thác
bằng các hình thức như xổ lú từ các vuông nuôi tôm hay đăng mé dọc theo các
kênh xáng.

Trung

Số ngày khai thác cá kèo thương phẩm trong hai con nước của các tháng có sự
biến động nhưng không lớn. Vào các con nước kém ngư dân thường duy trì số
ngày khai thác trung bình là 6 ngày, trong khi đó ở các con nước rong thì số
ngày khai thác thường không ổn định (dao động trung bình từ 5-6 ngày). Sự
khác biệt về số ngày khai thác giữa hai con nước trong các tháng liên quan đến
sản lượng khai thác cá kèo ở khu vực nghiên cứu. Sản lượng khai thác được ở
con nước kém thường cao hơn so với con nước rong cho thấy số ngày khai
tâmcácHọc
liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
thác của ngư dân ở đây kéo dài đến 10 ngày và tập trung nhiều vào con nước
kém
Đối với cá giống trung bình hơn 7500 cá thể/ngày đối với tháng khai thác

nhiều nhất (Tháng 5,6 âm lịch) và gần 1000 cá thể/ngày ở tháng ít nhất
Bảng 4.2: Sản lượng khai thác cá kèo giống

Sản lượng những tháng khai thác
nhiều nhất (cá thể/ngày)

Sản lượng những tháng khai thác
ít nhất (cá thể/ngày)

7.673

783

4.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến khai thác
4.1.3.1 Thời tiết
Thời tiết là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến sản lượng khai thác cá
thương phẩm và cá giống. Mùa vụ khai thác đến mà thời tiết thay đổi đột ngột
thì sản lượng cá thương phẩm lẫn cá giống có thể ít hơn hoặc nhiều hơn tùy
vào thời tiết tốt hay xấu.

15


4.1.3.2 Mùa vụ
Trong chu kỳ một năm thì sản lượng khai thác không như nhau theo từng
tháng. Đó chính là yếu tố mùa vụ tác động lên sản lượng khai thác. Cá kèo
thương phẩm xuất hiện nhiều nhất vào những tháng 11, 12, 1 .Đối với lưới đáy
thì đặc điểm của ngư cụ này là có thể khai thác quanh năm, nhưng vào những
tháng sản lượng cao thì thời gian và số lần khai thác được tăng lên so với
những tháng khác.

4.1.3.3 Chế độ thuỷ triều
Phía ngoài cửa sông, ảnh hưởng của thủy triều mạnh. Càng vào sâu trong nội
địa biên độ triều càng giảm, vận tốc lan triều trên sông rạch tương đối nhỏ.
Thuỷ triều là nhân tố ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến quy trình khai thác của
lưới đáy. Dựa vào chế độ thủy triều ngư dân mới có cách bố trí thời gian khai
thác sao cho hợp lý và đạt hiệu quả nhất. Đối với lưới đáy, căn cứ theo chế độ
thủy triều mà ngư dân có thể cho chảy đáy bao nhiêu lần mỗi ngày. Vào những
ngày thuộc hai con nước rằm và 30 thì mực nước triều dao động cao, thời gian
khai thác nhiều hơn những ngày còn lại, và thường số lần đặt đáy cũng tăng
theo. Những ngày này là điều kiện tốt nhất để khai thác, các yếu tố như độ
trong, dòng chảy đều phù hợp.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
4.1.3.4 Dòng chảy

Dòng chảy ảnh hưởng nhiều đến quá trình khai thác. Nhân tố này quy định
thời điểm bắt đầu khai thác và thời gian khai thác vì chỉ khi có dòng chảy thì
ngư cụ mới hoạt động được, nhưng nếu dòng chảy quá mạnh thì việc khai thác
sẽ gặp nhiều khó khăn. Vào con nước rong vận tốc dòng nước thường nhỏ hơn
con nước kém nên dòng chảy thường ổn định hơn nhưng thời gian khai thác
lại ít hơn. Nước chảy mạnh quá hay yếu quá đều không có lợi cho quá trình
khai thác. Nếu mạnh quá thì dễ gây hư hỏng lưới do tác động của lực cản ở đụt
lưới. Vì lưới đáy là loại ngư cụ thụ động, được đặt cố định ở một vị trí trên
sông, trong quá trình khai thác, dòng chảy mang theo tôm cá vào đụt lưới,
đồng thời cũng mang theo nhiều rác thải sinh hoạt, rác thải tự nhiên vào đụt
lưới. Hơn nữa, khi tốc độ nước quá lớn ngư dân rất khó khăn trong việc thu
hoạch sản phẩm để khai thác tiếp. Khi tốc độ dòng chảy nhỏ thì có thể không
khai thác được hoặc nếu khai thác thì sản lượng không cao.Khi đặt đáy thì
phải tìm hiểu kỹ dòng chảy trước khi đặt. Không nên đặt đáy ở những nơi có
dòng xoáy hoặc dòng chảy phức tạp như ở các vịnh, nơi giao nhau của các con

sông,…

16


120%
Đáy sông

100%



Tỉ lệ %

80%
60%
40%
20%
0%
Thời tiết

Mùa vụ

Chế độ thủy
triều

Dòng chảy

Hình 4.5: Các yếu tố ảnh hưởng đến sản lượng khai thác cá kèo thương phẩm
120%

100%
80%
Tỉ lệ %

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
60%
40%
20%
0%
T hời tiết

Mùa vụ

Chế độ thủy
triều

Dòng chảy

Hình 4.6: Các yếu tố ảnh hưởng đến sản lượng khai thác cá kèo giống

4.2 Kết cấu ngư cụ khai thác cá kèo
4.2.1 Đáy sông
4.2.1.1 Cấu tạo
Đáy sông là một loại ngư cụ cố định có quy mô lớn, đánh bắt được nhiều đối
tượng khác nhau. Đáy sông có dạng hình phễu, thuôn dần từ miệng tới đụt
lưới. Lưới có cấu tạo đơn giản bao gồm cánh lưới, thân lưới và đụt lưới. Toàn
bộ lưới được liên kết với dây giềng.

17



Đáy sông đánh bắt theo nguyên lý lọc nước lấy cá nhưng nó đánh bắt thụ
động, lượng cá tôm khai thác được là nhờ dòng chảy đẩy vào miệng lưới mà
được giữ lại ở đụt lưới. Chính vì vậy mà đáy sông chỉ làm việc ở những nơi có
dòng chảy khá mạnh và có hướng ổn định.
Để cố định vàng lưới ngư dân thường sử dụng cọc dài. Vị trí đặt lưới gọi là
hàng đáy. Một hàng đáy có thể có nhiều miệng đáy nhưng cũng có thể có một
miệng đáy tùy thuộc vào chiều rộng của sông rạch. Đáy được đặt vuông góc
với dòng chảy.
Nhược điểm quan trọng nhất của đáy sông là nguyên lý đánh bắt của nó. Đáy
sông đánh bắt thụ động và sản lượng khai thác được là do nước cuốn vào
miệng lưới. Nó đánh bắt cố định ở một vị trí, không tìm kiếm đối tượng để
đánh bắt.
Ưu điểm của đáy sông là làm việc ổn định, ảnh hưởng của thời tiết và khí hậu
không đáng kể, sóng to gió lớn không ảnh hưởng mạnh đến quá trình khai
thác. Kỹ thuật khai thác đơn giản .Đáy sông không cần tàu máy công suất lớn
để đánh bắt, chỉ cần một chiếc xuồng có trọng tải từ một đến hai tấn là có thể
đánh bắt được.

Trung

Quá trình lắp ráp một vàng lưới tương đối đơn giản, không đòi hỏi kỹ thuật
tâmcao.
Học
Cần
Thơ
Tài
liệumột
học
tậpbịvà

Cácliệu
trang ĐH
thiết bị
chế tạo
đơn@
giản,
dễ tìm,
số thiết
có nghiên
thể tự tạo. cứu
Với ưu điểm trên giải thích tại sao đến ngày nay nghề đáy vẫn còn tồn tại và
phát triển.
Khi lắp ráp một miệng đáy ngư dân thường tiến hành thăm dò và tìm hiểu về
điều kiện ngư trường có ảnh hưởng gì đến quá trình vận hành của miệng đáy
như tốc độ và hướng dòng chảy. Khảo sát chiều rộng và độ sâu của dòng sông
mà quy định kích thước của vàng đáy, sau đó chọn kích thước mắt lưới của
các phần trong vàng lưới cho phù hợp. Thường thì kích thước mắt lưới ở phần
đụt được chọn làm điều kiện chuẩn để tiến hành thiết kế một vàng lưới, rồi
tăng dần đến phần miệng và cánh lưới.
Ngư dân Bạc Liêu đang sử dụng loại lưới có chiều dài giềng miệng trong
khoảng 27,6 ± 4,3m (tuỳ vào kích cở của dòng sông và mức độ của dòng
chảy). Kích thước mắt lưới 2a ở đụt đa số các lưới đều chọn 2a=14,5m. Chiều
dài toàn bộ vàng lưới (kéo căng) từ 37,7 ± 7,5m, số mắt lưới ở miệng trong
khoảng 1000◊ – 1300◊. Đây là hai thông số cơ bản để nói lên độ lớn của vàng
lưới.

18



×