Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

điều tra, đánh giá hiện trạng nghề lưới rê ba lớp khai thác ven bờ ở tỉnh bạc liêu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 68 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN

NGUYỄN TRƯỜNG GIANG

ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG
NGHỀ LƯỚI RÊ BA LỚP
KHAI THÁC VEN BỜ Ở TỈNH BẠC LIÊU

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KHAI THÁC THỦY SẢN

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
Ths. VÕ THÀNH TOÀN
Ths. NGUYỄN THANH LONG

2006


TÓM TẮT
Đề tài “Điều tra, đánh giá hiện trạng nghề lưới rê ba lớp khai thác ven bờ
ở tỉnh Bạc Liêu” được thực hiện từ tháng 01/06-07/06. Đề tài được thực hiện
tại 3 địa điểm là phường Nhà Mát, huyện Hoà Bình và huyện Đông Hải.
Phương pháp được dùng để điều tra đánh giá là thu thập thông tin từ các sách
báo, tạp chí, website, đồng thời liên hệ với các ban ngành chức năng để thu
thập số liệu thứ cấp. Tiếp theo là trực tiếp phỏng vấn ngư dân đang hoạt động
khai thác bằng nghề lưới rê ba lớp khai thác ven bờ tại 3 khu vực là thị xã Bạc
Liêu, huyện Hoà Bình và huyện Đông Hải để thu thập số liệu sơ cấp. Số liệu
thu được đã được thống kê, phân tích, đánh giá và so sánh để đưa ra những


nhận xét về hiện trạng nghề lưới rê ba lớp khai thác ven bờ tại tỉnh Bạc Liêu.
Qua kết quả điều tra cho thấy hiện nay nghề lưới rê ba lớp khai thác ven bờ ở
tỉnh Bạc Liêu có khoảng 40 phương tiện. Công suất khoảng 17,97 (12-33) CV,
trọng tải khoảng 1,3-8 tấn. Ngư trường khai thác chủ yếu tập trung ở của sông
Cái Cùng (71,0%). Có 96,77% ngư cụ có kích thước mắt lưới phù hợp với quy
định của nghề. Năng suất khai thác tính theo công suất là 1.105,5 kg/CV/năm,
tính theo nhân công là 4.609,2 kg/nhân công/năm. Mức thu nhập của mỗi ngư
dân khoảng 640.000 đồng/tháng. Có đến 93,5% ngư dân nhận định không có
khả năng phát triển thêm về số lượng tàu. Như vậy nghề lưới rê ba lớp khai
thác ven bờ tại Bạc Liêu đang gặp khó khăn và có xu hướng giảm dần. Mức
thu nhập của nghề là không cao.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

ii


MỤC LỤC

Trung

Trang
LỜI CẢM TẠ................................................................................................. i
TÓM TẮT ..................................................................................................... ii
MỤC LỤC.................................................................................................... iii
DANH SÁCH BẢNG.................................................................................... v
DANH SÁCH HÌNH .................................................................................... vi
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU............................................................................ 1
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................ 3
2.1 Tình hình thủy sản thế giới............................................................ 3

2.2 Tình hình trong nước..................................................................... 4
2.2.1 Tình hình thủy sản chung của cả nước ............................. 4
2.2.2 Nguồn lợi thủy sản .......................................................... 5
2.2.3 Trang bị tàu thuyền và cơ cấu nghề nghiệp khai
thác thủy sản ............................................................................ 6
2.3 Tình hình thủy sản của đồng bằng sông Cửu Long ........................ 6
2.4 Tình hình thủy sản ở Bạc Liêu ...................................................... 7
2.4.1 Điều kiện tự nhiên ........................................................... 7
2.4.2 Ngư trường...................................................................... 8
2.4.3 Nguồn lợi ........................................................................ 9
2.4.4 Đặc điểm một số đối tượng khai thác chủ yếu................ 10
2.4.5 Về cơ cấu ngành nghề khai thác thủy sản ...................... 14
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................... 17
tâm Học3.1liệu
ĐHnghiên
Cầncứu
Thơ
@ Tài liệu học tập và nghiên
Địa bàn
.....................................................................
17
3.2 Phương pháp nghiên cứu............................................................. 18
3.2.1 Nội dung cần thu thập.................................................... 18
3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu......................................... 18
3.2.3 Xác định thành phần loài ............................................... 19
3.3 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu ....................................... 19
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN................................................ 20
4.1 Hiện trạng nghề lưới rê ba lớp khai thác ven bờ ở tỉnh Bạc
Liêu .................................................................................................. 20
4.1.1 Ngư trường và mùa vụ khai thác của nghề lưới rê

ba lớp khai thác ven bờ ở tỉnh Bạc Liêu ................................. 24
4.1.2 Tàu thuyền của nghề lưới rê ba lớp khai thác ven
bờ........................................................................................... 26
4.2 Kết cấu ngư cụ của nghề lưới rê ba lớp khai thác ven bờ............. 28
4.2.1 Đặc điểm chung............................................................. 28
4.2.2 Kết cấu kỹ thuật của một số loại lưới điển hình ............. 29
4.2.3 Thi công lắp ráp............................................................. 39
4.2.4 Kỹ thuật khai thác của nghề lưới rê ba lớp khai
thác ven bờ............................................................................. 41
4.3 Thành phần loài và sản lượng khai thác....................................... 42
4.3.1 Thành phần loài và sản lượng khai thác theo kết
quả phỏng vấn ........................................................................ 42

iii

cứu


4.3.2 Thành phần loài theo kết quả thu mẫu trực tiếp
của các chuyến biển ............................................................... 44
4.4 Hiệu quả kinh tế ......................................................................... 46
4.4.1 Hiệu quả kinh tế đối với nghề lưới rê ba lớp khai
thác ven bờ............................................................................. 46
4.4.2 Hiệu quả kinh tế đối với chủ tàu và mỗi thuyền
viên ........................................................................................ 47
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT................................................... 49
5.1 Kết luận ...................................................................................... 49
5.2 Đề xuất ....................................................................................... 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 50
PHỤ LỤC.................................................................................................... 51


Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

iv


DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Trữ lượng và khả năng khai thác của một số đối tượng chủ
yếu .............................................................................................. 9
Bảng 2.2: Tình hình khai thác thủy sản ở tỉnh Bạc Liêu ............................... 14
Bảng 2.3: Tình hình hiệu quả của các phương tiện khai thác........................ 16
Bảng 2.4: Cơ cấu nghề phân theo công suất tàu của tỉnh Bạc Liêu
năm 2005 ................................................................................... 16
Bảng 4.1: Thông số kỹ thuật của tàu. ........................................................... 28
Bảng 4.2: Thông số kỹ thuật của lưới........................................................... 28
Bảng 4.3: Tỷ lệ xuất hiện các loại kích thước mắt lưới. ............................... 29

Trung

Bảng 4.4: Thông số kỹ thuật hệ thống dây giềng đối với loại lưới có
kích thước mắt lưới 2a = 48 mm của tàu BL2797 ...................... 29
Bảng 4.5: Thông số kỹ thuật của phụ tùng đối với loại lưới có kích
thước mắt lưới 2a = 48 mm của tàu BL2797 .............................. 30
Bảng 4.6: Thông số kỹ thuật của thịt lưới đối với loại lưới có kích
thước mắt lưới 2a = 48 mm của tàu BL2797 .............................. 30
Bảng 4.7: Thông số kỹ thuật của hệ thống dây giềng đối với loại lưới
có kích thước mắt lưới 2a là 50 mm của tàu BL1532. ................ 33
Bảng 4.8: Thông số kỹ thuật của phụ tùng đối với loại lưới có kích
thước mắt lưới 2a = 50 mm của tàu BL1532 .............................. 33

tâmBảng
Học4.9:liệu
ĐHsố Cần
Thơ
liệu
tậpcóvàkích
nghiên
Thông
kỹ thuật
của @
thịt Tài
lưới đối
vớihọc
loại lưới
thước mắt lưới 2a = 50 mm của tàu BL1532 .............................. 33
Bảng 4.10: Thông số kỹ thuật của hệ thống dây giềng đối với loại lưới
có kích thước mắt lưới 2a = 46 mm của tàu BL2800. ................. 36
Bảng 4.11: Thông số kỹ thuật của phụ tùng đối với loại lưới có kích
thước mắt lưới 2a = 46 mm của tàu BL2800 .............................. 36
Bảng 4.12: Thông số kỹ thuật của thịt lưới đối với loại lưới có kích
thước mắt lưới 2a = 46 mm của tàu BL2800 .............................. 36
Bảng 4.13: Danh sách các loài cá kinh tế theo kết quả phỏng vấn. ............... 42
Bảng 4.14: Năng suất khai thác của nghề lưới rê ba lớp. .............................. 43
Bảng 4.15: Kết quả thu mẫu trực tiếp........................................................... 44
Bảng 4.16: Danh sách các loài cá kinh tế trong sản lượng thu mẫu
trực tiếp. .................................................................................... 44
Bảng 4.17: Danh sách các loài cá tạp trong sản lượng thu mẫu trực
tiếp. ........................................................................................... 45
Bảng 4.18: Chi phí đầu tư của nghề lưới rê ba lớp khai thác ven bờ............. 46
Bảng 4.19: Chi phí, thu nhập của nghề lưới rê ba lớp................................... 46

Bảng 4.20: Thu nhập của chủ tàu và mỗi thuyền viên. ................................. 48

v

cứu


DANH SÁCH HÌNH

Trung

Trang
Hình 2.1: Tôm thẻ Penaeus (Fenneropenaeus) indicus...............................10
Hình 2.2: Tôm chì Metapenaeus affinis. .....................................................11
Hình 2.3: Tôm sắt Parapenaeopsis cultrirostris. ........................................11
Hình 2.4: Cá đù Johnius amblycephalus. ...................................................12
Hình 2.5: Cá khoai Harpadon nehereus. ....................................................12
Hình 2.6: Cá đối Liza subviridis..................................................................13
Hình 2.7: Cá lẹp vàng Setipinna taty..........................................................13
Hình 2.8: Cá Lẹp đen Setipinna melanochir...............................................14
Hình 3.1: Bản đồ hành chính và địa điểm khảo sát......................................17
Hình 4.1: Nhận định của ngư dân về số tàu lưới rê ba lớp. ..........................20
Hình 4.2: Nhận định của ngư dân về nguồn lợi ...........................................21
Hình 4.3: Nhận định về sản lượng khai thác trên mẻ lưới............................21
Hình 4.4: Nhận định về hình thức tiêu thụ sản phẩm của ngư dân...............22
Hình 4.5: Tình hình về vốn của ngư dân .....................................................22
Hình 4.6: Ý kiến đề suất .............................................................................23
Hình 4.7: Nhận định khả năng phát triển về số lượng tàu của ngư dân ........24
Hình 4.8: Khu vực khai thác .......................................................................25
Hình 4.9: Mùa vụ khai thác.........................................................................26

Hình 4.10: Tỷ lệ xuất hiện các loại tàu theo công suất. ...............................26
Hình 4.11: Tỷ lệ xuất hiện theo trọng tải.....................................................27
Hình 4.12: Bản vẽ khai triển và tổng thể của lưới có 2a = 48 mm ...............31
tâmHình
Học
liệu
Thơ
@thể
Tài
liệu học tập và nghiên
4.13:
ChúĐH
thíchCần
cho bản
vẽ tổng
...................................................32
Hình 4.14: Bản vẽ khai triển và tổng thể của lưới có 2a = 50 mm ...............34
Hình 4.15: Chú thích cho bản vẽ tổng thể ...................................................35
Hình 4.16: Bản vẽ khai triển và tổng thể của lưới có 2a = 46 mm ...............37
Hình 4.17: Chú thích cho bản vẽ tổng thể ...................................................38
Hình 4.18: Lắp ráp ba lớp lưới....................................................................39
Hình 4.19: Lắp ráp thịt lưới và phao én vào giềng phao ..............................39
Hình 4.20: Lắp ráp giềng chì ......................................................................40
Hình 4.21: Lắp ráp phao ganh.....................................................................40
Hình 4.22: Tỷ lệ hình thức ăn chia..............................................................47

vi

cứu



Chương 1
GIỚI THIỆU
Trong những năm gần đây thủy sản ngày càng trở thành một ngành quan trọng
của nhiều quốc gia, đặc biệt là những quốc gia ven biển đã biết khai thác hiệu
quả nguồn tài nguyên này để góp phần vào sự nghiệp phát triển của đất nước.
Tổng sản lượng thủy sản của thế giới trong những năm gần đây đạt khoảng
128 -130 triệu tấn, góp phần rất lớn vào việc giải quyết vấn đề lương thực thực
phẩm của nhiều quốc gia và của thế giới (FAO, 2002 được trích dẫn bởi Lê
Xuân Sinh, 2005). Trong đó sản lượng khai thác thủy sản chiếm tỷ lệ rất cao
trong tổng sản lượng thủy sản thế giới. Do đó ngành khai thác thủy sản chiếm
vị trí rất quan trọng trong nền kinh tế của nhiều quốc gia. Ngày nay với tiến bộ
của khoa học kỹ thuật với nhiều phương pháp và kỹ thuật khai thác tiên tiến
càng góp phần tích cực vào việc hỗ trợ ngành khai thác thủy sản ngày một đạt
hiệu quả cao hơn, giúp sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên, góp phần phát triển
bền vững nền kinh tế toàn cầu.

Trung

Riêng đối với Việt Nam, một quốc gia có bờ biển trải dài từ Bắc vào Nam với
chiều dài bờ biển khoảng 3.260 km, vùng đặc quyền kinh tế khoảng trên 1
triệu km2, với hàng ngàn đảo gần bờ và hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa
một trong
rất thuận
lợi cho
việchọc
phát tập
triển và
thủynghiên
sản. Năm cứu

tâmlàHọc
liệunhững
ĐH điều
Cầnkiện
Thơ
@ Tài
liệu
2003 sản lượng khai thác đạt hơn 1,4 triệu tấn, chiếm một vị trí rất quan trong
trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước (Vũ Đình Thắng và
Nguyễn Viết Trung, 2005). Tuy nhiên sản lượng khai thác hàng năm vẫn tăng
nhưng năng suất khai thác của hầu hết các nghề đều giảm. Nguyên nhân chủ
yếu là do cường độ khai thác ngày càng tăng, khai thác quá mức đã làm cạn
kiệt nguồn lợi thủy sản đặc biệt là vùng ven bờ. Để khắc phục tình trạng này
chính phủ đã xây dựng chương trình đánh bắt xa bờ nhằm khai thác vùng biển
khơi nơi mà cường độ khai thác còn rất ít và nguồi lợi thủy sản rất phong phú,
đồng thời giảm bớt gánh nặng cho vùng ven bờ. Nhưng chương trình này lại
gặp rất nhiều vấn đề khó khăn và bất cập. Cho đến nay thì chính phủ đã phải
ký quyết định tạm dừng chương trình này. Lại một lần nữa khai thác ven bờ
vẫn chiếm tỷ lệ cao trong một khoảng thời gian sắp tới, đây là một vấn đề rất
đáng quan tâm của nhiều ngành chức năng.
Đồng bằng sông Cửu Long với bờ biển trải dài từ Đông sang Tây khoảng 780
km, rất thuận lợi cho phát triển thủy sản nói chung và ngành khai thác thủy sản
nói riêng. Hằng năm các cơn bão lớn đổ bộ vào Việt Nam rất ít khi vào vùng
biển đồng bằng sông Cửu Long nên rất thuận lợi cho phát triển khai thác thủy
sản trên vùng biển này. Tuy nhiên hiện tại ngành khai thác thủy sản của vùng

1


cũng đang gặp một số vấn đề khó khăn cũng như tình hình chung của cả nước.

Đó là tình trạng số lượng tàu thuyền tăng một cách tự phát, khai thác tập trung
ở vùng ven bờ. Đây là một vấn đề rất khó giải quyết của các tỉnh ven biển
vùng đồng bằng sông Cửu Long và rất cần các giải pháp khắc phục.

Trung

Bạc Liêu là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long với bờ biển trải
dài khoảng 56 km, đường bờ ít lồi lõm, với ba cửa sông chính đổ ra biển. (Đào
Văn Tự và Nguyễn Trường Sơn, 2003). Từ những điều kiện rất thuận lợi trên,
tỉnh Bạc Liêu đã sớm phát triển cả về nuôi trồng thủy sản lẫn khai thác thủy
sản. Theo báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2005 và kế hoạch phát
triển thủy sản năm 2006 thì tổng sản lượng thủy sản của tỉnh năm 2005 đạt
172.500 tấn. Riêng ngành khai thác thủy sản đã trở thành một ngành kinh tế
mũi nhọn của tỉnh. Sản lượng khai thác thủy sản năm 2005 đạt khoảng 62.034
tấn. Bạc Liêu có khoảng 832 phương tiện, tàu thuyền khai thác thủy sản lớn
nhỏ khác nhau, nhưng phần lớn là các loại tàu có công suất nhỏ, tập trung khai
thác vùng ven bờ nên đã gây ảnh hưởng lớn đến nguồn lợi thủy sản vùng ven
bờ. Trong đó các phương tiện sử dụng lưới rê khai thác ven bờ chiếm đa số và
có thể xem là đối tượng ảnh hưởng lớn đến nguồn lợi thủy sản ven bờ của
vùng biển Bạc Liêu, đặc biệt là nghề lưới rê ba lớp khai thác được rất nhiều
đối tượng khác nhau với những kích cỡ khác nhau mang tính khai thác triệt để
tâmcao
Học
liệu
Thơ
@mức.
Tài liệu học tập và nghiên cứu
mà lại
chưaĐH
đượcCần

quan tâm
đúng
Trước những tình hình trên thì việc thực hiện đề tài “Điều tra, đánh giá hiện
trạng nghề lưới rê ba lớp khai thác ven bờ ở tỉnh Bạc Liêu” là rất cần thiết
nhằm đánh giá hiện trạng của nghề lưới rê ba lớp khai thác ven bờ góp phần
làm cơ sở cho việc quản lý và phát triển nghề khai thác thủy sản ở tỉnh Bạc
Liêu.
Mục tiêu của đề tài
Đề tài được thực hiện nhằm đánh giá hiện trạng của nghề lưới rê 3 lớp khai
thác ven bờ để góp phần làm cơ sở cho việc quản lý và phát triển nghề khai
thác thủy sản ở tỉnh Bạc Liêu.
Nội dung của đề tài
Đề tài được thực hiện với các nội dung sau
(i) Khảo sát hiện trạng nghề lưới rê 3 lớp ở tỉnh Bạc Liêu;
(ii) Khảo sát kết cấu ngư cụ và kỹ thuật khai thác của nghề lưới rê 3 lớp;
(iii) Xác định thành phần loài và sản lượng khai thác của nghề lưới rê 3 lớp;
(iv) Đánh giá hiệu quả kinh tế của nghề lưới rê 3 lớp.

2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Tình hình thủy sản thế giới
Nguồn lợi thủy sản trên thế giới trong những năm của thập niên 90 đã bị suy
thoái nhưng sản lượng khai thác vẫn không giảm mà lại tăng, do nhờ sự tiến
bộ của khoa học kỹ thuật nên cường độ khai thác và hiệu quả khai thác tăng
lên. Trong 17 khu vực khai thác trọng điểm của thế giới thì đã có đến 13 khu
rơi vào tình trạng suy thoái, sản lượng và nguồn lợi thủy sản tại các khu vực
này giảm mạnh. Trước tình hình đó một số quốc gia đã ban hành một số quy

định khắt khe về việc khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Cũng trong giai
đoạn này đã xảy ra sự tranh chấp quyết liệt giữa các quốc gia phát triển về
nguồi lợi thủy sản. Điển hình là sự tranh chấp về cá ngừ giữa các quốc gia
thành viên của cộng đồng Châu Âu năm 1994, và việc tranh giành khai thác
giữa các nước Châu Âu và Canada vào năm 1995. Điều này càng khẳng định
ngành khai thác thủy sản có một vị trí rất quan trọng trong nền kinh tế của
nhiều quốc gia (Vũ Đình Thắng và Nguyễn Viết Trung, 2005).

Trung

Theo FAO (2002) tổng sản lượng thủy sản giai đoạn từ năm 1985 – 1995 tỷ lệ
trưởng khoảng 13%, và trong những năm gần đây đạt khoảng 120 – 130
tâmtăng
Học
liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
triệu tấn. Ngành khai thác thủy sản vẫn chiếm tỷ lệ cao trong tỷ trọng của
ngành thủy sản, nhưng gần như không tăng trong những năm gần đây do đã
gần đạt mức năng suất tối đa, và nguồn lợi thủy sản đang dần cạn kiệt. Mức
gia tăng về sản lượng thủy sản chung của thế giới chủ yếu tập trung ở Trung
Quốc. Nếu tính sản lượng thủy sản bình quân trên đầu người thì ở Trung Quốc
đang tăng dần, vào năm 1994 là 14,3 kg; vào năm 1996 là 15,7 kg; năm 1997
là 15,8 kg và vào năm 2001 là 16,1 kg. Tuy nhiên nếu không kể Trung Quốc
thì sản lượng bình quân trên đầu người vào năm 1996 là 13,1 kg, không thay
đổi đáng kể so với những năm trước. Sản phẩm thủy sản là nguồn cung cấp
một lượng protein chủ yếu cho con người. Sản phẩm thủy sản cung cấp bình
quân 14,3% tổng lượng protein động vật cho con người vào những năm đầu
1960 và khoảng 16% vào năm 1997. Cũng theo FAO (1998) tổng sản lượng
thủy sản thế giới ở thời điểm năm 2010 có thể đạt khoảng 107 – 144 triệu tấn.
Nếu biết sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên này thì thủy sản sẽ góp phần đáng
kể vào việc giải quyết vấn đề lương thực thực phẩm của thế giới (FAO, 1998

được trích dẫn bởi Lê Xuân Sinh, 2005).
Riêng ngành khai thác thủy sản được coi là một ngành có vai trò rất quan
trọng trong thương mại quốc tế và nền kinh tế của mỗi quốc gia. Hoạt động
khai thác thủy sản phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố tự nhiên, thường phải đối
3


mặt với nhiều rủi ro hơn so với những ngành khác. Đồng thời sản phẩm thủy
sản sau khi khai thác rất dễ bị hư hao, giảm chất lượng, nếu không được bảo
quản tốt sẽ dẫn đến thất thu. Trên thế giới ngành khai thác thủy sản phát triển
không đều, có những quốc gia rất phát triển như Trung Quốc, Liên Xô, Mỹ,
Nhật, Canada... đã phát triển rất cao với một quy trình công nghệ hiện đại.
Nhưng cũng có những quốc gia kém phát triển, khai thác chủ yếu vẫn tập
trung ven bờ. Quá trình phát triển của ngành khai thác thủy sản phụ thuộc rất
nhiều vào tiến bộ của khoa học kỹ thuật, khai thác đi từ khai thác ven bờ đến
biển khơi và ngày nay đã phát triển lên đánh cá viễn dương. Ngành khai thác
thủy sản phát triển cũng tạo điều kiện cho các ngành khác phát triển như
ngành công nghiệp đóng tàu, ngành chế biến thủy sản và một số ngành khác
phục vụ cho việc khai thác thủy sản (Vũ Đình Thắng và Nguyễn Viết Trung,
2005).
2.2 Tình hình trong nước
2.2.1 Tình hình thủy sản chung của cả nước

Trung

Việt Nam có bờ biển trải dài 3.260 km với 112 cửa sông lạch, 12 đầm phá, eo
vịnh và hàng ngàn hòn đảo lớn nhỏ nằm rải rác dọc theo đường bờ biển. Diện
tích vùng biển Việt Nam bao gồm: nội thủy, lãnh hải là 226.000 km2 và vùng
tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ 2Tài liệu học tập và nghiên cứu
đặc quyền kinh tế rộng trên 1 triệu km là điều kiện rất thuận lợi để phát triển

ngành thủy sản cả về nuôi trồng lẫn khai thác thủy sản. Đặc biệt là ngành khai
thác thủy sản chiếm vị trí rất quan trọng trong ngành thủy sản Việt Nam. Sản
lượng khai thác thủy sản giữ vị trí quan trọng trong việc đảm bảo an ninh
lương thực và là nguồn nguyên liệu của nhiều ngành. Sản lượng khai thác thủy
sản trong năm 2003 đạt hơn 1,4 triệu tấn tăng 3,34% so với năm 2002. Tỷ
trọng giá trị thủy sản bao gồm cả nuôi trồng thủy sản và khai thác thủy sản
trong nông nghiệp chiếm 21,3% và có xu hướng tăng lên nhiều so với năm
2002 là 16,5%. Tuy xét về tổng sản lượng khai thác thủy sản có tăng so với
những năm trước nhưng xét theo năng suất khai thác lại giảm mạnh. Nếu trong
những năm đầu thập niên 80 của thế kỷ 20 năng suất khai thác bình quân đạt 1
tấn/CV thì đến năm 1995 chỉ còn 0,6 – 0,65 tấn/CV, và hiện nay vẫn đang tiếp
tục giảm. Nguyên nhân chủ yếu là do việc tăng số lượng tàu thuyền một cách
liên tục, phần lớn tập trung khai thác gần bờ trong khi nguồn lợi thủy sản đang
dần cạn kiệt bởi sự khai thác quá mức tại khu vực gần bờ, khai thác xa bờ
chưa thật sự phát triển và đang gặp khó khăn. Đây đang là vấn đề khó khăn
của ngành khai thác thủy sản Việt Nam nói chung và ngành khai thác thủy sản
của từng tỉnh nói riêng (Vũ Đình Thắng và Nguyễn Viết Trung, 2005).

4


2.2.2 Nguồn lợi thủy sản
Đến nay, vùng biển nước ta đã xác định được 2.036 loài thủy sản sinh sống.
Trong đó có khoảng 130 loài có giá trị kinh tế cao. Số loài cá đáy chiếm
70,1% so với cá nổi. Số loài mang tính chất gần bờ chiếm 67,8%. Sự phân bố
và di cư của các đàn cá ở Việt Nam chịu ảnh hưởng của 2 chế độ gió mùa là
mùa gió Đông Bắc và mùa gió Tây Nam. Trên cơ sở đó hình thành hai vụ cá
chính là vụ cá Bắc vào mùa gió Đông Bắc và vụ cá Nam vào mùa gió Tây
Nam (Trung tâm Khuyến Ngư Quốc Gia, 2004).
Sự phân bố quần đàn cá ở các vùng biển của Việt Nam được thể hiện như sau:

Ở vịnh Bắc Bộ vào thời kỳ gió mùa Đông Bắc (từ tháng 11 đến tháng 3) các
loài cá thường tập trung ở vùng nước sâu giữa vịnh, vào mùa gió Tây Nam (từ
tháng 5 đến tháng 9) các loài cá thường di cư vào vùng nước nông để đẻ trứng
và kiếm mồi. Vào mùa này các loài cá nổi thường tập trung nhiều nhất ở khu
vực ven bờ. Tại khu vực này sản lượng đạt cao nhất vào tháng 9 đến tháng 11.

Trung

Vùng biển miền Trung từ Đà Nẵng đến Mũi Dinh do yếu tố địa hình nên sự
phân bố theo mùa của các loài cá rất rõ rệt. Vùng gần bờ cá thường tập trung
vào tháng 3 đến tháng 9, chủ yếu là các loài cá nổi di cư vào để đẻ trứng. Mật
độ cá đáy ở khu vực này ít thay đổi theo mùa, vùng có mật độ cá đáy cao là
tâmvùng
Học
ĐH
@ Nha
TàiTrang.
liệu học tập và nghiên cứu
gầnliệu
bờ kéo
dài Cần
từ Quy Thơ
Nhơn đến
Ở vùng biển miền Nam cá nổi thường tập trung nhiều vào mùa gió Đông Bắc
hơn mùa gió Tây Nam. Khu vực tập trung nhiều là vùng từ Phan Thiết đến
Vũng Tàu, khu vực Côn Sơn. Vào mùa gió Tây Nam thì mật độ cá trong vùng
giảm và có xu hướng đi ra xa bờ. Vào mùa đẻ trứng cá thường tập trung thành
đàn lớn và di chuyển vào gần bờ để đẻ trứng. Sản lượng cá đáy ở vùng biển
phía Tây cao hơn so với vùng biển phía Đông vào mùa gió Tây Nam và ngược
lại vào mùa gió Đông Bắc thì sản lượng cá đáy ở phía Đông lại cao hơn

(Trung tâm Khuyến Ngư Quốc Gia, 2004).
Nguồn lợi thủy sản ở Việt Nam rất đa dạng cả về loài và kích cỡ cá thể quần
đàn, đây là đặc điểm của các nước thuộc khu vực có khí hậu nhiệt đới. Chính
các yếu tố này đã gây khó khăn trong việc lựa chọn các thông số kỹ thuật, ngư
cụ để khai thác loài này mà không khai thác những loài không cần thiết khác
gây ảnh hưởng đến nguồn lợi thủy sản. Vì vậy nghề khai thác thủy sản ở Việt
Nam là nghề khai thác đa loài, sản lượng bao gồm nhiều loài cá khác nhau. Do
đó tốn nhiều công lao trong việc phân loại cá, chất lượng và số lượng nhiều
khi không đáp ứng được yêu cầu của chế biến công nghiệp (Vũ Đình Thắng và
Nguyễn Viết Trung, 2005).

5


2.2.3 Trang bị tàu thuyền và cơ cấu nghề nghiệp khai thác thủy sản
Theo Vũ Đình Thắng và Nguyễn Viết Trung (2005) trong giai đoạn từ năm
1991 đến 2000 số lượng tàu thuyền máy ở nước ta tăng lên nhanh chóng. Năm
1998 tổng công suất đạt 2.427.586 CV tăng gấp 3 lần so với năm 1991, và
theo Viện Kinh Tế và Quy Hoạch Thủy Sản Hà Nội (2002) vào năm 2002 toàn
nước có 74.457 tàu thuyền với tổng công suất là 3.478.524 CV tăng rất nhanh
so với những năm trước.
Theo Vũ Đình Thắng và Nguyễn Viết Trung (2005) về cơ cấu tàu thuyền vào
năm 1998 như sau:
-

Tàu dưới 20 CV chiếm 50%
Tàu từ 20 – 45 CV chiếm 30%
Tàu từ 46 – 75 CV chiếm 10%
Tàu trên 76 CV chiếm 7%


Cơ cấu trên đang có xu hướng thay đổi theo hướng tăng số lượng tàu thuyền
có công suất lớn và giảm dần số lượng tàu thuyền có công suất nhỏ do được sự
hỗ trợ của nhà nước về vốn và kỹ thuật. Về cơ cấu nghề nghiệp thì theo thống
kê chưa đầy đủ đã có trên 20 loại nghề khai thác khác nhau nhưng được xếp
vào 6 loại chính sau:

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
-

Họ lưới rê chiếm 33,4%
Họ lưới kéo chiếm 26,0%
Họ câu chiếm 13,4%
Họ cố định chiếm 7,1%
Họ mành vó chiếm 5,6%
Họ lưới vây chiếm 4,3%
Các nghề khác chiếm 9,0%

Theo cơ cấu trên thì họ lưới rê và lưới kéo chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu nghề
nghiệp của ngành khai thác thủy sản. Đặc biệt là các tỉnh Nam Bộ tỷ lệ lưới
kéo chiếm rất cao như các tỉnh Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà
Mau... Điều này phù hợp với tình hình nguồn lợi thủy sản tại khu vực này vì
cá đáy chiếm khoảng 60% khả năng khai thác của vùng.
2.3 Tình hình thủy sản của đồng bằng sông Cửu Long
Đồng bằng sông Cửu Long là một khu vực có tiềm năng khai thác thủy sản
của cả nước. Các tỉnh có đội tàu khai thác thủy sản lớn như Cà Mau, Kiên
Giang, Bến Tre, Bạc Liêu. Hiện nay khu vực đồng bằng sông Cửu Long có
65.589 tàu thuyền đánh cá với tổng công suất lên đến trên 1,7 triệu CV. Sản
lượng khai thác thủy sản năm 2003 toàn vùng đã khai thác, đánh bắt thủy sản
6



đạt sản lượng trên 629.000 tấn, vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra, bằng 106,65% kế
hoạch năm, đóng góp 42,79% sản lượng khai thác thủy sản cả nước. Xuất
khẩu đạt 1.280 triệu USD, bằng 57,14% giá trị xuất khẩu thủy sản cả nước.
Tuy nhiên, ngành thủy sản ở đồng bằng sông Cửu Long phát triển vẫn mang
tính tự phát, chưa có quy hoạch cụ thể, công tác quy hoạch chưa hoàn thiện.
Việc khai thác thủy sản vẫn còn tập trung ven bờ, khai thác xa bờ có phát triển
nhưng vẫn tồn tại nhiều vấn đề bất cập. Nguồn lợi thủy sản bị khai thác quá
mức và đang dần cạn kiệt. Năng suất lao động thấp, việc bảo quản sản phẩm
sau khi khai thác còn nhiều hạn chế làm giảm chất lượng sản phẩm. Thị
trường nước ngoài tiếp tục được mở rộng nhưng không ổn định. Thị trường
trong nước đã được quan tâm nhưng chưa sử dụng hết tiềm năng (Bùi Quang
Huy, 2004).
2.4 Tình hình thủy sản ở Bạc Liêu
2.4.1 Điều kiện tự nhiên
2.4.1.1 Vị trí địa lý

Trung

Về vị trí địa lý Bạc Liêu phía Bắc giáp với tỉnh Hậu Giang, phía Đông và
Đông Bắc giáp với tỉnh Sóc Trăng, phía Đông Nam giáp với biển Đông, phía
tâmTây
Học
liệu
@ phía
TàiTây
liệu
tập
vàvớinghiên
– Tây

NamĐH
giáp Cần
với tỉnhThơ
Cà Mau,
và học
Tây Bắc
giáp
tỉnh Kiên cứu
Giang. Tỉnh Bạc Liêu có diện tích tự nhiên khoảng 248.268,8 ha với tổng
chiều dài bờ biển khoảng 56 km. Vùng biển Bạc Liêu là một phần của vùng
biển Đông Nam Bộ với đường bờ bằng phẳng chạy theo hướng Đông Bắc –
Tây Nam, thềm lục địa rộng lớn, đáy biển có độ dốc nhỏ. Phần lớn vùng rộng
lớn ven bờ chất đáy chủ yếu là cát pha bùn, cát pha vỏ sò. Do đó rất thuận lợi
cho sự phát triển của các loài sinh vật đáy, nên việc khai thác thủy sản ở đây
rất thuận lợi (Viện Kinh Tế và Quy Hoạch Thủy Sản, 2002).
2.4.1.2 Khí tượng thủy văn
Vùng biển Bạc Liêu thuộc vùng biển Đông Nam Bộ nên mang những tính chất
về khí tượng thủy văn cũng giống như tính chất khí tượng thủy văn của vùng
biển Đông Nam Bộ. Hằng năm vùng biển Bạc Liêu có hai chế độ gió mùa là
gió mùa Đông Bắc (từ tháng 12 đến tháng 4) và gió mùa Tây Nam (từ tháng 5
đến tháng 11). Khí áp ở khu vực này thường chênh lệch không lớn giữa các
mùa trong năm. Biên độ giao động trung bình là 4-5 mb, biên độ giao động
trung bình trong tháng là 1-2 mb. Tuy nhiên nếu thời tiết không ổn định thì
biên độ giao động này có thể tăng lên.

7


Về chế độ gió: ở vùng biển Bạc Liêu tốc độ gió trung bình trong năm khoảng
2,6-3,1 m/s và hướng gió phụ thuộc vào từng mùa. Vào mùa gió Đông Bắc ở

vùng biển Bạc Liêu chịu ảnh hưởng của gió Đông Bắc hoặc gió Đông. Tốc độ
trung bình khoảng 1,6-3,8 m/s và tốc độ gió cực đại lên tới 18-20 m/s. Vào
mùa gió Tây Nam hướng gió chủ yếu là hướng Tây Nam và hướng Tây. Vận
tốc gió trung bình vào khoảng 1,7-2,8 m/s, vận tốc gió tương đối thấp hơn so
với gió mùa Đông Bắc. Chính yếu tố này đã tạo ra hai vụ cá chính trong năm
là vụ cá Bắc vào mùa gió Đông Bắc và vụ cá Nam vào mùa gió Tây Nam (Đào
Văn Tự và Nguyễn Trường Sơn, 2003).
Về thủy triều: vùng biển Bạc Liêu có chế độ bán nhật triều không đều, biên
độ thủy triều trung bình khoảng 2,9 m. Biên độ thủy triều cực đại tại cửa sông
Gành Hào lên đến 4,1 m. Nhờ chế độ bán nhật triều này mà các tàu thuyền có
thể ra vào cửa sông một cách dễ dàng mỗi khi triều lên (Viện Kinh Tế và Quy
Hoạch Thủy Sản, 2002).
Về nhiệt độ: nhiệt độ trung bình khoảng 26,5oC, nhiệt độ đạt cực đại vào
tháng 4-5 và cực tiểu vào tháng 1. Sự chênh lệch về nhiệt độ giữa các tháng
không lớn. Nhiệt độ nước biển cao hơn nhiệt độ không khí từ 2-3oC trong các
mùa (Viện Kinh Tế và Quy Hoạch Thủy Sản, 2002).
độ mặn:
mặnCần
ở vùng
biển@
BạcTài
Liêuliệu
có xuhọc
hướng
tăng
từ bờ ra cứu
Trung tâmVềHọc
liệuđộĐH
Thơ
tập

vàdầnnghiên
khơi. Độ mặn ở khu vực ven bờ giảm dần từ tháng 3 đến tháng 8, sau đó tăng
dần đến tháng 12. Độ mặn trung bình ở vùng ven bờ vào khoảng 15o/oo. Hiện
tượng xâm mặn thường xuyên diễn ra ở các vùng ven biển, nước biển thường
xuyên xâm nhập vào các kênh rạch ven biển làm cho độ mặn ở khu vực này
tăng lên. Vào mùa mưa độ mặn trong các kênh rạch khoảng 5-15 o/oo, còn trong
mùa khô độ mặn tăng lên rất cao khoảng 15-30o/oo (Viện Kinh Tế và Quy
Hoạch Thủy Sản, 2002).
2.4.2 Ngư trường
Vùng biển Bạc Liêu thuộc vùng biển Đông Nam Bộ nên ngư trường khai thác
chính của các tàu khai thác thủy sản ở Bạc Liêu phần lớn tập trung ở Đông
Nam Bộ. Các bãi cá chính trong vùng này như ngư trường cù lao thu, ngư
trường côn sơn, ngư trường cửa sông Cửu Long… Ngoài ra cũng có một số
trường hợp thường khai thác tại khu vực vịnh Thái Lan. Như vậy các tàu khai
thác thủy sản của tỉnh Bạc Liêu khai thác cả ngư trường Đông Nam Bộ và Tây
Nam Bộ. Tùy thuộc vào đối tượng khai thác và mùa vụ khai thác mà các ngư
dân chọn ngư trường khai thác khác nhau (Viện Kinh Tế và Quy Hoạch Thủy
Sản, 2002).

8


2.4.3 Nguồn lợi
Vùng biển Đông Nam Bộ có nguồn lợi thủy sản rất phong phú. Theo các điều
tra trước đây thì tại vùng biển này đã phát hiện trên 661 loài cá, phần lớn là
các loài cá thuộc phức hệ cá nhiệt đới và một số loài thuộc vùng ôn đới. Một
số loài cá có sản lượng kinh tế cao như cá bò Nhật Bản, cá trác ngắn, cá phèn
khoai, cá ngừ, cá nục… Về nguồn lợi tôm biển tại vùng này đã xác định được
50 loài tôm biển. Các loài tôm có sản lượng cao như tôm he mùa, tôm thẻ
trắng, tôm thẻ rằng, tôm sú, tôm bộp, tôm nghệ, tôm sắt… Mùa đẻ của các loài

tôm thường vào mùa xuân và mùa hạ, vùng tiếp giáp cửa sông nơi có độ sâu từ
15-30 m là các bãi đẻ của tôm bố mẹ. Tại vùng biển Đông Nam Bộ cũng đã
xuất hiện 3 loài mực nang chính là: Sepia torosa, Sepialla japotica, Somani.
Mực ống phân bố rộng hơn, gồm những loài chính như: Loligo aspera, Loligo
tagoi, Loligo Vietnamesis, chúng sống ở độ sâu khoảng 100 m trở vào (chiếm
80%). Về bạch tuộc thì tại khu vực này đã phát hiện được 5 loài, chúng sống ở
tầng đáy nơi có độ sâu từ 10-50 m. Ngoài ra nguồn lợi cá nổi đại dương cũng
rất quan trọng, các loài cá thường xuất hiện như: cá ngừ vây vàng, cá ngừ mắt
to, cá ngừ sọc dưa… Tóm lại trữ lượng và khả năng khai thác của một số loài
chủ yếu thể hiện ở Bảng 2.1.
Bảng 2.1: Trữ lượng và khả năng khai thác của một số đối tượng chủ yếu

Trung tâm(Viện
HọcKinh
liệu
ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Tế và Quy Hoạch Thủy Sản, 2002)
Tên Việt Nam

Tên khoa học

Cá bò Nhật Bản
Cá trác ngắn
Cá phèn khoai
Cá mối hoa
Cá mối vạch
Mực nang
Cá chuồn đất
Cá nục sồ
Cá chỉ vàng

Mực ống
Bạch tuộc
Cá lượng vằn sóng
Cá lượng sâu
Cá mối thường
Cá lượng vây đỏ
Tổng cộng

Stephanolepis japonicus
Priacanthus macracanthus
Upeneus bensasi
Trachinocephalus myops
Saurida undosquamis
Sepia spp
Dastylopterus orientalis
Decapterus maruadsi
Selaroides leptolepis
Logio spp
Octopus spp
Nemipterus peronni
Nemipterus bathybus
Saurida tumbil
Nemipterus nemurus

9

Trữ
lượng
(tấn)
197.019

84.727
79.045
57.927
53.008
29.175
18.659
19.252
18.659
18.659
14.672
11.704
10.860
10.374
9.329
633.042

Khả năng
khai thác
(tấn)
78.808
33.891
31.681
23.171
21.203
11.670
7.464
7.701
7.464
7.464
5.869

4.682
4.344
4.139
3.732
253.283


Tuy nhiên trong những năm gần đây thì mật độ thủy sản đã giảm rất nhiều do
việc khai thác thủy sản ngày càng triệt để hơn, số lượng tàu thuyền khai thác
trong khu vực này lại tăng lên nhanh chóng làm cho nguồn lợi thủy sản không
thể phục hồi kịp với tốc độ khai thác ngày một tăng.
2.4.4 Đặc điểm một số đối tượng khai thác chủ yếu
2.4.4.1 Tôm thẻ
Tên khoa học: Penaeus (Fenneropenaeus) indicus (H.Milne - Edwards, 1837).
Tên tiếng Anh: Banana shrimp.
Môi trường sống ở vùng ven biển và cửa sông. Nơi có độ sâu từ 10-45 m, chất
đáy là bùn. Kích thước đạt khoảng 12-16 cm. Ở Việt Nam phân bố từ biển
Nam Trung Bộ đến biển Nam Bộ, số lượng nhiều ở biển Nam Bộ (Nguyễn
Văn Thường, 1997).

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Hình 2.1: Tôm thẻ (Penaeus (Fenneropenaeus) indicus).
2.4.4.2 Tôm chì
Tên khoa học: Metapenaeus affinis ( H.Milne-Edwards,1837).
Tên tiếng Anh: Jinga shrimp.
Tôm chì sống ở độ sâu từ 5-92 m, nơi có nền đáy là bùn, thường gặp nhất là
nơi có nồng độ muối cao và ổn định. Chiều dài thường gặp của tôm chì là từ
60-80 mm, chiều dài cực đại đạt 220 mm. Riêng ở Việt Nam phân bố ở vịnh
Bắc Bộ, Nam Bộ. Đây là loài có giá trị kinh tế cao ở các nước châu Á. Chất

lượng thịt thơm, ngọt. Được nuôi nhiều ở Malaysia. Ngư cụ dùng để đánh bắt
là lưới kéo và lưới rê 3 lớp (Nguyễn Văn Thường, 1997).

10


Hình 2.2: Tôm chì (Metapenaeus affinis).
2.4.4.4 Tôm sắt
Tên khoa học: Parapenaeopsis cultrirostris (Alcock, 1906).
Tên tiếng Anh: Rainbow shrimp.

Trung

Thường xuất hiện ở độ sâu 35-90 m , chiếm ưu thế của vùng nước sâu 16 m. Ở
giai đoạn tôm giống và tôm trưởng thành thường xuất hiện nhiều nhất ở các
vùng cửa sông. Tôm sắt đạt chiều dài cực đại khoảng 170 mm. Ở Việt nam
phân bố ở Nam Bộ. Tôm sắt có sản lượng cao và kích thước lớn, nhưng do có
tâmvỏHọc
liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
cứng và ít ngọt nên có giá trị kinh tế không cao (Nguyễn Văn Thường,
1997).

Hình 2.3: Tôm sắt (Parapenaeopsis cultrirostris).
2.4.4.5 Cá đù
Tên khoa học: Johnius amblycephalus (Bleeker, 1855).
Tên tiếng Anh: Bearded croaker.
Môi trường sống của cá đù là ở gần đáy, sống cả ở biển và nước ngọt, nhưng
chủ yếu là sống ở biển và nước lợ, thường xuất hiện ở độ sâu 40 m. Cá đạt
11



chiều dài cực đại khoảng 25 cm SL (con đực/không giới tính; Ref. 9772).
Sống ở những vùng nhiệt đới, sản phẩm phục vụ cho buôn bán nhỏ
( />
Hình 2.4: Cá đù (Johnius amblycephalus).
2.4.4.6 Cá khoai
Tên khoa học: Harpadon nehereus (Hamilton, 1822).
Tên tiếng Anh: Bombay-duck.

Trung

Môi trường sống là cả tầng nổi và đáy, sống ở vùng nước mặn và nước lợ.
tâmSống
Họcở độ
liệu
Cần
Thơ
@dài
Tài
học
tập 40
vàcmnghiên
sâuĐH
khoảng
50 m.
Chiều
cựcliệu
đại đạt
khoảng
TL (con cứu

đực/không giới tính; Ref. 3417). Cá sống ở những vùng nhiệt đới và có tính
thương mại cao. Sản phẩm rất được ưa chuộng, có thể ăn tươi, làm khô
( />
Hình 2.5: Cá khoai (Harpadon nehereus).
2.4.4.7 Cá đối
Tên khoa học: Liza subviridis (Valenciennes, 1836).
Tên tiếng Anh: Greenback mullet.
Môi trường sống của cá đối là gần đáy. Chúng sống cả ở nước ngọt, nước mặn
và nước lợ. Sống ở những vùng nhiệt đới và đạt kích thước cực đại khoảng 40
cm SL (con đực/không giới tính; Ref. 9812).
12


Cá đối thường xuất hiện với số lượng nhiều. Cá đối là loài có giá trị thương
phẩm cao. Được nuôi rộng rãi trong các ao, đầm. Cá có thể được bán dạng cá
tươi, cá khô. Đây là nguồn cá quan trọng của nhiều nơi trên thế giới
( />g=vietnamese&c_code=704).

Hình 2.6: Cá đối (Liza subviridis).
2.4.4.8 Cá lẹp vàng
Tên khoa học: Setipinna taty (Valenciennes, 1848).
Tên tiếng Anh: Scaly hairfin anchovy.

Trung tâmMôi
Học
liệusống
ĐH
Cần(Ref.
Thơ
@ Tài

liệu
nghiên
trường
ở biển
51243),
thường
sốnghọc
ở độtập
sâu 0và
– 50
m, vùng cứu
nước mặn hoặc lợ. Chiều dài cực đại khoảng 15,3 cm TL (con đực/không giới
tính; Ref. 1479); 22,1 cm SL (female). Sản phẩm chỉ phục vụ cho buôn bán
nhỏ.
( />).

Hình 2.7: Cá lẹp vàng (Setipinna taty).

13


2.4.4.9 Cá lẹp đen
Tên khoa học: Setipinna melanochir (Bleeker, 1849).
Tên tiếng Anh: Dusky-hairfin anchovy.
Môi trường sống chủ yếu ở ven biển, sống cả ở nước mặn, nước lợ và nước
ngọt. Chiều dài cực đại đạt khoảng 33 cm SL (con đực/không giới tính; Ref.
30857).
Sản
phẩm
chỉ

phục
vụ
cho
buôn
bán
nhỏ
( />
Hình 2.8: Cá Lẹp đen (Setipinna melanochir).
2.4.5 Về cơ cấu ngành nghề khai thác thủy sản

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Tình hình khai thác thủy sản ở Bạc Liêu trong những năm gần đây có thể tóm
tắt theo Bảng 2.2.
Bảng 2.2: Tình hình khai thác thủy sản ở tỉnh Bạc Liêu (Sở Thủy sản tỉnh Bạc
Liêu, 2005).
Năm

Tổng số
phương tiện

1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
2005


957
1.059
1.144
1.157
1.160
1.037
852
832
832

Tổng công
suất (CV)

40.225
55.422
82.372
92.189
105.182
112.885
106.757
160.919
105.458

Công suất
bình quân
(CV)

42,0
52,.3
72,0

79,6
93,2
108,8
125,3
128,5
126,8

Tổng sản
lượng
khai thác
thủy sản
(tấn)
50.610
56.000
57.360
67.958
67.000
66.493
62.034

Tổng số
lao động
(người)

4.558
4.980
5.700
5.816
5.821
5.848

4.617
4.760
4.212

Số tàu có
công suất
<90 CV
(chiếc)
857
899
876
930
833
673
503
476
488

Số tàu
có công
suất >90
CV
(chiếc)
100
160
268
227
327
364
349

356
344

Nhìn vào tình hình khai thác thủy sản ở Bạc Liêu giai đoạn từ năm 1997-2005
thì tổng số phương tiện khai thác tăng dần từ năm 1997 đến năm 2001. Sự gia
tăng này chủ yếu là tăng về số lượng của các tàu có công suất lớn hơn 90 CV.
Trong giai đoạn 1997-2001 tàu có công suất lớn hơn 90 CV tăng thêm 227
phương tiện (tăng 227%). Các tàu có công suất nhỏ thì vẫn giữ vững về số
14


lượng phương tiện khai thác không có thay đổi lớn. Giai đoạn từ năm 20012005 tổng số phương tiện khai thác giảm, đến năm 2005 chỉ còn 832 phương
tiện. Tuy nhiên việc giảm về số lượng phương tiện khai thác này chỉ là do
giảm về các phương tiện có công suất nhỏ hơn 90 CV. Trong giai đoại từ
2001- 2005 các phương tiện có công suất nhỏ hơn 90 CV giảm 385 phương
tiện. Tuy nhiên các phương tiện khai thác có công suất lớn vẫn tiếp tục tăng
thêm 17 phương tiện (tăng 5,5%). Như vậy trong giai đoạn từ 1997 đến năm
2005 thì các phương tiện khai thác có công suất nhỏ hơn 90 CV có chiều
hướng giảm dần còn các phương tiện có công suất lớn hơn 90 CV thì luôn
tăng. Đặc biệt là trong giai đoạn từ năm 1997-2001 số phương tiện khai thác
có công suất lớn hơn 90 CV tăng rất nhanh. Nguyên nhân là do sự hỗ trợ của
nhà nước để thực hiện kế hoạch khai thác xa bờ của chính phủ nhằm khắc
phục hậu quả của cơn bão số 5 (năm 1997). Giai đoạn từ năm 2001-2005 tốc
độ tăng các phương tiện khai thác xa bờ có chiều hướng chậm lại do kế hoạch
khai thác xa bờ gặp một số vấn đề bất cập và không hiệu quả.

Trung

Tổng số lao động trong ngành khai thác thủy sản từ năm 1997-2002 tăng thêm
1.290 lao động (năm 2002 là 5.848 lao động). Tuy nhiên sau đó lại giảm dần,

đến năm 2005 chỉ còn 4.212 lao động. Nguyên nhân là do tình hình khai thác
thủy sản trong những năm sau này gặp khó khăn, giá nhiên liệu lên cao và một
tâmsốHọc
liệu
Cần
họctrong
tậpngành
và nghiên
phương
tiệnĐH
làm ăn
thuaThơ
lỗ nên@
mộtTài
phầnliệu
lao động
khai thác cứu
thủy sản chuyển sang lao động trong lĩnh vực khác.
Chính việc gia tăng về số lượng tàu thuyền khai thác xa bờ đã góp phần gia
tăng về sản lượng khai thác. Tổng sản lượng khai thác từ năm 1999 đến năm
2002 tăng từ 50.610 tấn/năm lên 67.958 tấn/năm. Tuy nhiên từ năm 2002 đến
năm 2005 tổng sản lượng khai thác lại giảm từ 67.958 tấn/năm xuống còn
62.034 tấn /năm. Nguyên nhân là do số phương tiện khai thác ngày một giảm
và sản lượng của các tàu khai thác xa bờ thấp hơn trước, khai thác chủ yếu vẫn
tập trung gần bờ, ngư trường xa bờ chưa được sử dụng hợp lý và công tác dự
đoán ngư trường cũng chưa chính xác.
Nhìn chung tình hình khai thác thủy sản của tỉnh Bạc Liêu có xu hướng khai
thác ra xa bờ, đây là điều tất yếu của sự phát triển ngành khai thác thủy sản khi
mà vùng ven bờ đang bị khai thác quá mức và nguồn lợi đang ngày càng cạn
kiệt.

Tình hình hoạt động trong những năm gần đây của các phương tiện khai thác
thủy sản ở tỉnh Bạc Liêu về tỷ lệ hoạt động đạt hiệu quả, lãi ít và không hiệu
quả được thể hiện cụ thể qua Bảng 2.3.

15


Bảng 2.3: Tình hình hiệu quả của các phương tiện khai thác (Sở Thủy sản tỉnh
Bạc Liêu, 2003, 2004, 2005).
Năm
2003
2004
2005

Tàu hoạt động có hiệu quả
(%)
30
55
22

Lãi ít và hoàn vốn
(%)
30
25
52

Không hiệu quả
(%)
40
20

26

Như vậy tình hình hoạt động trong những năm gần đây thì tỷ lệ các tàu hoạt
động không hiệu quả và hiệu quả không cao chiếm tỷ lệ rất lớn. Tỷ lệ các tàu
hoạt động đạt hiệu quả cao rất thấp. Đây là vấn đề đòi hỏi sự quan tâm, có
biện pháp khắc phục của chính quyền địa phương.
Về cơ cấu nghề của ngành khai thác thủy sản của tỉnh Bạc Liêu bao gồm một
số ngành chính như lưới kéo, lưới rê… Được thể hiện cụ thể trong Bảng 2.4 .
Bảng 2.4: Cơ cấu nghề phân theo công suất tàu của tỉnh Bạc Liêu năm 2005
(Sở Thủy sản tỉnh Bạc Liêu, 2005).
Công suất
< 90 CV
> 90 CV
Tổng

Lưới kéo
47
232
279

Lưới rê
323
114
437

Te
106
106

Câu

1
1

Vận chuyển
7
7

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Như vậy, nhìn vào cơ cấu nghề nghiệp của ngành khai thác thủy sản tỉnh Bạc
Liêu thì rất đơn điệu, gồm 2 loại nghề chính chiếm tỷ lệ rất cao là nghề lưới
kéo (có 279 phương tiện) và nghề lưới rê (có 437 phương tiện). Phần lớn tàu
thuyền là loại có công suất nhỏ, khai thác ven bờ. Số lượng tàu có công suất
lớn có tăng nhưng vẫn còn rất chậm.

16


CHƯƠNG 3
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Địa bàn nghiên cứu
-

Đề tài được thực hiện tại thị xã Bạc Liêu, huyện Hoà Bình và huyện Đông
Hải của tỉnh Bạc Liêu.
Thời gian thực hiện từ tháng 01/06 đến tháng 07/06.
Các địa điểm khảo sát được thể hiện cụ thể như sau:

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Chú thích:

Điểm khảo sát.

Hình 3.1: Bản đồ hành chính và địa điểm khảo sát

17


3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Nội dung cần thu thập
-

Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên của tỉnh Bạc Liêu.
Tổng hợp cơ cấu ngành nghề trong lĩnh vực khai thác thủy sản tỉnh Bạc
Liêu.
Sản lượng khai thác thủy sản của các nghề tỉnh Bạc Liêu.
Hình thức quản lý nghề cá ở tỉnh Bạc Liêu.
Những thông tin chung về chủ tàu và tài công.
Khía cạnh kỹ thuật: Thông số tàu, thông số ngư cụ.
Ngư trường và đối tượng khai thác.
Sản lượng khai thác.
Thành phần loài trong sản lượng khai thác của nghề lưới rê ba lớp.
Bản vẽ ngư cụ (tổng thể và khai triển).
Hiệu quả kinh tế.
Nhận định của ngư dân về nghề lưới rê ba lớp khai thác ven bờ ở tỉnh Bạc
Liêu.
Ý kiến đề xuất.

Phương
thập
số liệu

Trung tâm3.2.2
Học
liệu pháp
ĐH thu
Cần
Thơ
@ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Thông tin thứ cấp
Các số liệu thứ cấp được thu thập từ các nghiên cứu, báo cáo của các cơ quan
địa phương, các sách báo, tạp chí và các website có liên quan đến lĩnh vực
nghiên cứu.
Thông tin sơ cấp
Số liệu sơ cấp được phỏng vấn trực tiếp ngư dân theo bảng câu hỏi phỏng vấn
(phụ lục A).
Số mẫu: Do điều tra phương tiện khai thác ven bờ nên chọn tàu có công suất
nhỏ hơn 90 CV phỏng vấn ngẫu nhiên được 31 mẫu.
Số mẫu đã được thu tại 3 địa điểm (TX Bạc Liêu, huyện Hòa Bình, huyện
Đông Hải) cụ thể như sau:
- Thị xã Bạc Liêu: 7 mẫu.
- Huyện Hòa Bình: 22 mẫu.
- Huyện Đông Hải: 2 mẫu.

18


3.2.3 Xác định thành phần loài
Phương pháp thu thập
Mỗi địa điểm đã thu ngẫu nhiên sản lượng 1 chuyến biển. Các loài cá kinh tế
được ghi nhận lại thành phần loài và được cân tổng trọng lượng. Lấy ngẫu
nhiên một phần (trên dưới 1kg tủy theo sản lượng) để cân và đếm số con để

tính trọng lượng trung bình.
Cá tạp được ghi nhận lại về thành phần loài và tổng trọng lượng.
Vật liệu để thu thập bao gồm: Cân, máy ảnh, dung dịch formol 10% và bảng
thu mẫu.
3.3 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu
Số liệu thu được đã được tính toán tần suất xuất hiện, giá trị trung bình, độ
lệch chuẩn. Các phần mềm Excel, SPSS được sử dụng để phân tích và xử lý số
liệu.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

19


×