Tải bản đầy đủ (.doc) (66 trang)

Điều tra, đánh giá hiện trạng cơ cấu cây trồng hàng năm và hướng chuyển đổi hợp lý trên địa bàn thị trấn phố châu huyện hương sơn tỉnh hà tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (340.57 KB, 66 trang )

1

Danh mục các bảng
Bảng2.1: Tình hình sản xuất lúa Việt Nam 2000 – 2005
Bảng 3.1: Đặc điểm khí hậu của Thị Trấn Phố Châu:
Bảng 3.2: Tổng hợp hiện trạng sử dụng đất ở Thị trấn phố châu
Bảng 3.3: Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp ở thị trấn phố châu
Bảng 3.4: Hiên trạng đất trồng Lúa, Lúa Màu, Màu
Bảng 3.5: Một số cơng thức chính trên địa bàn TTPC
bảng 3.6 : Các loại cây trồng trên các loại chân đất chính ở địa bàn TTPC
Bảng 3.7:các loại giống cây trồng chính được sử dụng chính trong vùng
Bảng 3.8: các chi phí về giống thuốc bảo vệ thực vật, và cơng lao động trong
năm 2005
Bảng 3.9: các chi phí về giống thuốc bảo vệ thực vật, và công lao động trong
năm 2006
Bảng 3.10: các chi phí về giống thuốc bảo vệ thực vật, và công lao động trong
năm 2007
Bảng 3.10: các chi phí về giống thuốc bảo vệ thực vật, và công lao động trong
năm 2007
Bảng 3.12: Giá nông sản trên thị trường 2006 -2007
Bảng3.13: Hàm lượng phân Được sử dụng
Bảng 3.14 :Giá phân bón trên thị trường 2006-2007
Bảng 3.15 : Năng suất của các giống cây trồng trên địa bàn năm 2006
Bảng 3.16: Năng suất của các giống cây trồng trên địa bàn năm 2007
Bảng 3.17 (ở phần phụ lục)
Bảng 3.18: Tỷ lệ diện tích trong cơng thức xen canh
Bảng 3.19: Hiệu qủa kinh tế thu được của 1ha cây trồng các vụ trong năm 2006
(triệu đồng/ha) trên địa bàn thị trấn Phố Châu
Bảng 3.20 Hiệu qủa kinh tế thu được của 1ha cây trồng các vụ trong năm
2007(triệu đồng/ha)



2

Danh mục các chữ viết tắt
1

TTPC

THỊ TRẤN
PHỐCHÂU

2

CT

CÔNG THỨC

3

CNH - HĐH

CÔNG NGHIỆP HỐ
HIỆN ĐẠI HỐ

4

BVTV

BẢO VỆ THỰC VẬT


5

UBND

UỶ BAN NHÂN DÂN

6

CLĐ

CƠNG LAO ĐỘNG

7

Trđ

TRIỆU ĐỒNG

8

SL

SẢN LƯỢNG

I. MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Việt Nam là một nước có tỷ lệ dân số hoạt động trong ngành sản xuất
nông nghiệp lớn chiếm khoảng 76%. Trong q trình phát triển kinh tế nhiều thế
kỷ qua nơng nghiệp ln giữ vị trí quan trọng. Sản xuất nơng nghiệp cung cấp
cho con người những sản phẩm tối cần thiết như lương thực, thực phẩm mà với

trình độ phát triển của khoa học kỷ thuật như hiện nay chưa có một ngành nào có


3
thể thay thế được. Bên cạnh việc góp phần làm tăng trưởng kinh tế và giải quyết
được rất nhiều vấn đề của cuộc sống thì nơng nghiệp ở Việt Nam cịn thể hiện
một nền văn hố lâu đời của dân tộc ta. “Nền văn minh lúa nước”.
Nước ta là một nước nông nghiệp, nông nghiệp được coi là mặt trận hàng đầu.
Vào thập kỷ cuối của thế kỷ XX nước ta bước vào thời kì Cơng Nghiệp Hố Hiện
Đại Hố nông nghiêp nông thôn. Phát triển nông nghiệp được hiểu theo nghĩa
rộng: Tiếp tục được coi là là nhiệm vụ hàng đầu và trong tương lai dù nông
nghiệp chiếm tỷ trọng ngày càng nhỏ hơn trong cơ cấu lao động xã hội thì với
cách tiếp cận, xét tồn diện về hiệu quả kinh tế - xã hội, sinh thái, môi trường
phát triển nông nghiệp, cùng với xây dựng nông thôn vẫn giữ nguyên vị trí chiến
lược trong nền kinh tế nước nhà và hiện nay một vấn đề nữa là trình độ và kỷ
thuật của người nơng dân.
Nhìn lại nền nông nghiệp nước ta. Từ sau Đại hội Đảng lần thứ VI trong
công cuộc đổi mới nền kinh tế nước ta đã có những chuyển biến quan trọng và
những chuyển biến tích cực đem lại nhiều bất ngờ trong sản xuất nông nghiệp và
phát triển nông thôn là kết quả tăng trưởng sản xuất lương thực:
Từ 17,6 triệu tấn/năm và 20,5 tạ/ha/vụ(thời kì 1981 - 1988)đã tăng lên
22,7 triệu tấn/năm và 32.5 tạ/ha/vụ( thời kì 1999 -1993) năm 1995 sản lượng
lương thực đạt 27 triệu tấn đến năm 2001 đạt 36 triệu tấn năm 2004 đạt 42,5 triệu
tấn và hiện nay Việt Nam là một trong những nước dẫn đầu về xuất khẩu gạo trên
thế giới.
Hình thức sản xuất nơng nghiệp ở nước ta tương đối đa dạng. Trồng trọt,
chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản...Tuy nhiên Trồng trọt chiếm vị trí quan trọng và
có thời gian tồn tại tại lâu đời từ ngàn xưa đến nay đặc biệt là nghề trông lúa
nước.
Hiện nay với sự phát triển của khoa học kỷ thuật đã cho ra đời nhiều loại

giống mới có năng suất và phẩm chất cao. Tuy nhiên thiên nhiên luôn vận hành
biến đổi không ngừng và tạo ra nhiều đặc điểm khác nhau giữa các vùng miền,


4
giữa các thời điểm khác nhau nên để sản xuất có hiệu quả thì xây dựng cơ cấu
cây trồng hợp lý mang ý nghĩa to lớn và đóng vai trị quyết định.
Xây dựng cơ cấu cây trồng hợp lý thì bố trí cây trồng hợp lý, các loại cây
trồng sẽ hỗ trợ nhau cùng phát triển.(Cây trồng trước là tiền đề để phát triển cây
trồng sau). Ví du: Các loại cây trồng họ đậu ( đậu tương, đậu xanh, lạc...) có tác
dụng cải tạo, hỗ trợ đất cung cấp thêm dinh dưỡng cho đất vì vây nên có thể
trồng xen với ngơ, cây hồ thảo góp phần làm giảm q trình xói mịn. Bên cạnh
đó cũng có những cây như cây mía là những cây hút dinh dưỡng của đất rất nhiều
làm suy thoái đất và làm cạn kiệt nguồn khống chất.
Bố trí cây trồng hợp lý phù hợp với điều kiện tự nhiên như địa hình, khí
hậu, đất đai...Thì cây trồng sẽ phát triển tốt hơn đem lại năng suất cao hơn và
đem lại hiệu quả kinh tế cho người sản xuất.
Bố trí cơ cấu cây trồng hợp lý chúng ta cần tính tốn bố trí cây trồng hợp
lý phù hợp với điều kiện tự nhiên như địa hình, khí hậu, đất đai...Thì cây trồng sẽ
phát triển tốt hơn đem lại năng suất cao hơn và đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn.
Bố trí cơ cấu cây trồng hợp lý chúng ta cần tính tốn đên các yếu tố
(giống, phân bón, đia hình, nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, đặc điểm kinh tế - xã hội
cua vùng, v.v.) Trong đó giống đóng vai trị quan trọng, giống tốt sẽ cho năng
suất cao, phẩm chất tốt và đem lại hiệu quả kinh tế cho người sản xuất.
Như vậy qua phân tích đặt vấn đề ở trên ta thấy mỗi điều kiện sản xuất
mỗi vùng khác nhau cần có một cơ cấu cây trông cụ thể hợp lý khác nhau thì mới
có hiệu quả trong sản xuất.
Từ những cơ sơ trên trong thời gian thực tập Em đã tiến hành thực hiện đề
tài: Điều tra, đánh giá hiện trạng cơ cấu cây trồng hàng năm và hướng
chuyển đổi hợp lý trên địa bàn thị trấn Phố Châu huyện Hương sơn tỉnh Hà

Tĩnh.
Từ đó có những đề xuất về biện pháp bố trí cơ cấu cây trồng hợp lý, cho
năng suất cao hơn, hiệu quả kinh tế hơn.
2. Mục Đích Nghiên Cứu


5
Tìm hiểu được hiện trạng cơ cấu cây trồng trên địa bàn thị trấn Phố châu
huyện Hương Sơn tỉnh Hà Tĩnh.
Đánh giá chính xác cơ cấu cây trồng và hệ thống canh tác cây trồng kèm
theo hiện trạng trên địa bàn.
Tìm hiểu điều kiện sinh thái, mơi trường về đất đai khí hậu của vùng.
Xác định hiệu quả kinh tế thu được của các loại cây trồng của các vụ trong
các năm.
Tìm hiểu chi phí về giống, thuốc BVTV, cơng lao động cho các loại cây
trồng trong các vụ hàng năm trên địa bàn.
Tìm hiểu các cơng thức cơ cấu cây trồng và hiệu quả kinh tế của nó trên
địa bàn.
Từ đó đề xuất một số biện pháp để khắc phục một số tồn tại, nhược điểm
của cơ cấu cây trồng trong vùng. Và phát triển các ưu điểm của vùng về nơng
nghiệp.
Tìm ra trên từng chân đất với những cơ cấu cây trồng có hiệu quả cao
nhất, đồng thời tìm ra một số giải pháp và hướng chuyển đổi nhằm chuyển dịch
cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hố có hiệu quả kinh tế cao. Đảm bảo
tinh bền vững, đảm bảo phát triển nông nghiệp bền vững, đảm bảo phát triển
nơng nghiệp sinh thái để có những đề xuất về biện pháp bố trí cơ cấu cây trồng
hợp lý, cho năng suất cao hơn, hiệu quả kinh tế hơn trên địa bàn thị trấn Phố
Châu.
3. Đối tượng, phạm vi và nội dung nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu

Thực hiên đề tài này chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên địa bàn thị trấn
Phố Châu huyện Hương sơn tỉnh Hà Tĩnh. Về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã
hội, môi trường và cơ cấu cây trồng hiện tại ở thị trấn Phố châu, mối quan hệ
giữa đầu tư - chi phí, kỷ thuật canh tác, năng suất và hiệu quả sản xuất ở các hộ
nông dân trên địa bàn. Tìm ra trên từng chân đất với những cơ cấu cây trồng có


6
hiệu quả cao nhất, đồng thời tìm ra một số ưu, nhược điểm về cơ cấu cây trồng
trong vùng.
Nghiên cứu thực trạng, hệ thống cơ cấu cây trồng và hệ thống canh tác.
Trên địa bàn thị trấn Phố châu(Cơ cấu cây trồng và tình hình phân bố đât đai, kỷ
thuật canh tác.)
Hương sơn là một huyện miền núi nằm phía tây bắc của tỉnh Hà Tĩnh, sản
xuất nông ngiệp chủ yếu là trồng lúa, ngơ, đậu xanh và có một số cây trồng khác.
Thị trấn Phố Châu có 2 trục giao thơng quan trọng đi qua là Đường Hồ Chí
Minh theo trục Bắc Nam và QL 8 A dọc theo trục Đông Tây.
Thời gian nghiên cứu. Đề tài được tiến hành nghiên cứu từ ngày 18 tháng
2 đến ngày 25 tháng 6.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Do khả năng của bản thân cịn hạn chế và cịn nhiều khó khăn về điều
kiên nên tôi chỉ tập trung vào các vấn đề.
- Thực trạng, hệ thống cơ cấu cây trồng và hệ thống canh tác trên địa bàn thị trấn
Phố Châu(Cơ cấu cây trồng và tình hình phân bố đất đai, kỷ thuật canh tác).
- Điều kiện tự nhiên, khí hậu, địa hình, dân số và các đặc điểm về kinh tế - xã
hội của vùng
- Tình hình sử dụng phân bón trên địa bàn(Chi phí bằng tiền, loại phân được sử
dụng).
-Tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và cơng lao động(Tổng chi phí về
thuốc và tiền cơng lao động đã được dùng.)

Những ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội đến chuyển đổi
cơ cấu cây trồng của vùng
3.3. Nội dung nghiên cứu
Trong thời gian thực tập chúng tơi tiến hành điều tra, tìm hiểu và có những
đánh giá, nhận xét về các vấn đề sau.
Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thị trấn Phố Châu huyện Hương
Sơn tỉnh Hà Tĩnh.


7
Thực trạng cơ cấu cây trồng trên đia bàn, tình hình cơ cấu cây trồng trên địa
bàn.
Tình hình đầu tư và kỷ thuật canh tác(Phân bón, Thuốc trừ sâu, và các chế
độ tưới tiêu thuỷ lợi...) cho các loại cây trồng trên địa bàn nghiên cứu.
Chi phí về giống, phân bón, thuốc BVTV, cơng lao động cho từng loại cây
trồng khi được đưa vào sản xuất ở trong một số năm trên địa bàn
Tìm hiểu số liệu về hiệu quả sản xuất của từng loại cây trồng trên địa bàn
nghiên cứu ở một số năm gần đây.
Tình hình phát triển và năng suất của các loại cây trồng trên địa bàn thị
trấn Phố châu.
Rút ra các ưu nhược điểm của hệ thống cơ cấu cây trồng hiện trạng.
Đề xuất, giải pháp bố trí cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện tự nhiên,
sinh thái môi trường của vùng.


8
Chương 1. TỔNG QUAN VÀ VÀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ cấu cây trồng
Cơ cấu cây trồng là sự sắp xếp, bố trí các loại cây trồng trên các vùng miền khác
nhau, theo từng thời vụ khác nhau, các loại cây trồng được bố trí hợp lý với từng

loại chân đất, từng loại khí hậu, địa hình, điều kiện tự nhiên, cho từng thời vụ,
sao cho cây trồng đó phát triển tốt đem lại năng suất cao, phẩm chất tốt và có
hiệu quả kinh tế [3]
1.2. Cơ cấu cây trồng trong sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thơn
Cơ cấu cây trồng có vai trị quan trọng trong việc chuyển đổi nền sản xuất
tự cung tự cấp lên nền nơng nghiêp hàng hố. Cơ cấu cây trồng nói lên trình độ
chun mơn, hợp tác hố, trao đổi lao động cho nhau dưới nhiều hình thức cả về
chiều rộng lẫn chiều sâu. Điều đó nói lên trình độ của xã hội hóa lao động.
Sự phát triển của cơ cấu cây trồng phụ thuộc vào trình độ của lực lượng
sản xuất và phân công lao động trong xã hội. Quá trình phát triển của lực lượng
sản xuất nói chung và cơ cấu cây trồng nói riêng tự nó xác lập những tỷ lệ trong
mối quan hệ tất yếu. Cơ cấu cây trồng có thể hình thành từ nhiều nhóm yếu tố
khác nhau nhưng người ta thường gọi tuỳ theo tên hoặc tác dụng ví dụ: Nhóm
cây lương thực như lúa ngơ khoai sắn, nhóm cây cơng nghiệp như cây mía, cà
phê...
Cơ cấu cây trồng về cơ bản phản ánh yêu cầu của sản xuất hàng hố, tuỳ
theo sự phân cơng lao động xã hội, tính chất chun mơn hố và tập trung hoá
sản xuất, nhu cầu sản xuất hàng hoá và thị trường là điều kiện quyết định sự biến
đổi về chất của cơ cấu cây trồng, nhu cầu về nông sản và môi sinh ngày càng cao
thúc đẩy cơ cấu cây trồng chuyển biến theo hướng tiến bộ.
Từ những đặc trưng đó địi hịi khi xác lập cơ cấu cây trồng phải dựa vào
thị trường nông sản, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của từng vùng, sự phân
vùng quy hoạch nơng nghiệp trong thời kì những tiến bộ khoa học kỷ thuật và
điều kiện ứng dụng vào sản xuất. Trong nền kinh tế hàng hố thì thị trường là nơi


9
bắt đầu cũng là nơi kết thúc quá trình sản xuất. sản xuất mặt hàng gì , và bán cho
ai, hàng đó được sản xuất như thế nào trong quá trình đó thì do thị trường quyết
định, và trong q trình tổ chức sản xuất hàng hố của ngành trồng trọt thì việc

xác định cơ cấu cây trồng phai tuân theo ngun lý cung cầu đó. [6]
1.3. Tình hình nghiên cứu và xây dựng cơ cấu cây trông ở trong nước và
trên thế giới
1.3.1. Trên thế giới
Các nhà khoa học trên thế giới đang tập trung nghiên cứu hệ thống nơng
nghiệp và đối tượng chính là hệ thống cây trồng -vật ni, trong từng vùng sản
xuất khác nhau, trong đó nghiên cứu về cơ cấu cây trồng nhằm cải tiến hoàn
thiện hệ thống cây trồng bằng cách thay đổi cơ cấu cây trồng hợp lý hay đưa
thêm một số loại cây trồng vào hệ thống canh tác nhằm tận dụng tối đa nguồng
tài nguyên thiên nhiên, kinh tế - xã hội của vùng, nhằm tăng năng suất cây trồng
từ đó tăng sản lượng lương thực, thực phẩm trên một đơn vị diện tích.
Châu âu là nơi nghiên cứu hệ thống nông nghiệp cây trồng đặc biệt là chế
độ canh tác sơm nhất trên thế giới. Lịch sử phát triển của nơng nghiệp gắn liền
với lịch sử hình thành, phát triển và hồn thiện cơ cấu cây trồng cho từng vùng
khí hậu nơng nghiệp và đất đai đặc thù. Q trình nghiên cứu ở đây đã được chú
trọng phát triển vì vậy ở châu âu năng suất và sản lượng nông nghiệp rất cao và
đa dạng.
Ở thế kỷ XIII đến thế kỷ XVII châu âu đã nghiên cứu chế độ canh tác chủ
yếu là 3 khu luân chuyển là ngủ cốc - ngủ cốc - bỏ hố, năng suất khơng cao.
Đến cuối thế kỷ XIIII tới đầu thế kỷ XX thì các hệ thống canh tác đa dang hơn
và cơ cấu cây trồng hợp lý hơn đem lai năng suất rất cao. xuất hiện nhiều loại
giống mới có năng suất và phẩm chất cao(lúa, ngô, khoai tây, cà chua...)
Cuối thế kỷ XVIII Châu Mỹ đã đưa cây phân xanh họ đậu vào hệ thống
cây trồng, có tác dụng rất lớn đó là việc tạo ra chế độ luân canh bốn khu vực, bốn
năm với các loại cây trơng đó là: Khoai tây - ngủ cốc mùa xuân - cây phân xanh -


10
ngủ cốc mùa đơng, khi đưa ra mơ hình sản xuất này làm cho sản lượng và thức
ăn gia súc tăng lên 4 lần so với trước [18]

Hiện nay ở châu mỷ hệ thống cơ cấu cây trồng rất phát triển bên cạnh xây
dựng cơ câu theo hình thình thức truyền thống (Xen Canh, Ln canh...)Thì có
một số nuớc xây dựng hình thức độc canh cây rau ở trên sân thượng của các toà
nhà, hoặc ở dưới từng hầm cho năng suất và phẩm chất tốt.
Đối với Châu Á, các nhà nghiên cứu khoa học nông nghiệp châu Á đi sâu
vào nghiên cứu toàn bộ hệ thống cây trồng trên đất trồng lúa theo hướng lấy cây
lúa làm cây trồng chính và sau đó tăng cường nghiên cứu phát triển các loại cây
hoa màu trồng cạn khác và vấn đề luân canh, xen canh gối vụ ngày càng được
nghiên cứu và phát triển.
Ở miền bắc Ấn Độ tổng nhiệt cả năm dưới 9000 0c có 3 - 4 tháng nhiệt độ
dưới 200c thuộc về đới nữa nhiệt. Từ xưa đến nay nhân dân vẫn có tập quán trồng
2 vụ/năm trên đất có tưới, trồng 1 cây xứ lạnh như: Lúa mì, đại mạch, đậu đỗ
mùa đơng, cải dầu v.v, và một số cây xứ nóng như: Lúa miến, ngơ... nhưng hiện
nay vùng này đã được thay đổi trồng 3 vụ/năm hoặc 4 vụ/năm như:
Ngơ - khoai tây - lúa mì
Đậu xanh- ngơ - khoai tây (hay cải dầu) -Lúa mì [18]
Đối với Nhật Bản, là một nước có điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội xuất
phát gần giống nước ta, địa hình đồi núi là đặc trưng chiếm 3/4 diện tích, dân số
đơng, diện tích nơng nghiệp trên đầu người thấp 345 m 2/người.[17] Nhật Bản đã
đầu tư phát triển nơng nghiệp theo hướng bố trí đa dạng hoá cây trồng và đâu tư
vào các loại giống cây trơng cho năng suất cao.
Philíppin: Đặc điểm khí hậu với tổng lượng nhiệt độ khoảng 9800 0c, trong
một năm không có tháng nào nhiệt độ dưới 20 0c thuộc Đới Nhiệt trước kia nhân
dân thường sản xuất 2vụ/năm đến hiện nay họ đã xác định 3 - 4 vụ/năm.
Chính sách chiến lược của chính phủ Philippin với chuyển đổi cơ cấu cây
trồng, đa dạng hoá cây trồng, đẩy mạnh đa dạng hố cây trồng nhằm thúc đẩy
nơng nghiệp phát triển, chiến lược chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhằm mục tiêu


11

tăng hiệu quả kinh tế, hỗ trợ an ninh lương thực, tạo công ăn việc làm cho người
lao động, họ đã tiến hành.
Đa dạng hố trên đất trồng lúa: ngơ, thuốc lá, các loại cây bộ đậu là cây
trồng chính luân canh với lúa. Hiện nay theo điều tra của Viện nghiên cứu lúa
gạo Philippin hệ thống luân canh chính trên đất trồng lúa la:
Lúa - lúa - lúa cá
Lúa - cây họ đậu - loại khác ( ngô...)
Trên đất trồng dừa: Xây dựng hệ thống canh tác đa từng, ví dụ: Trên cùng là dừa
ở từng giữa là cây lâu năm và từng cuối là cây hàng năm chỉ có một số vùng.
Hiện nay trên thế giới nói về cơ cấu cây trồng thì mỗi quốc gia có một cơ
cấu cây trồng riêng hợp ly cho nước mình và sản xuất có hiệu quả. Và trong hệ
thống cơ cấu cây trồng có rất nhiều giống cây trồng mới được ra đời và đem lại
hiệu quả cao trong thực tiển sản xuất. Có một loại cây đã được nhiều nước trên
thế giơi sử dụng là cây chuyển gen. Cây chuyển gen là một thực vật mang một
hoặc nhiều gen được đưa vào nhân tạo thông qua lai tạo
Cây chuyển gen đã được sản xuất và sử dụng tại các nước. Anh, Pháp,
Mĩ... Một số công ty đi đầu trong sản xuât và tiêu thụ sản phẩm là: công ty
Aventis, công ty Dow AgroSciences Du pont,công ty Mon San to và cơng ty
Syrgenta.
Hiện nay có một mơ hình sản xuất trong hệ thống cơ cấu cây trơng trên
thế giới đó là trồng cây trên mái nhà, xuất hiện ở một số nước tiên tiến trên thế
giới có Anh, Pháp, Mỹ, Nhật Bản...


12

-Câu tạo của mơ hình trồng cây trên mái nhà
Tên nước ngoài
Tên việt nam
Plant layer

Lớp cây trồng
Soil mi layer
Lớp đất trồng
Soil Silter fabic
Cơ cấu lọc chất bẩn
Drain mat
Lớp thoát hơi nứơc
Water proot
Lớp chống thấm
Sub mem brane layer
Lớp chống Thấm
Root deek
Sàn mái nhà
(nguồn tin tức mạng internet)
[22]
- Một số tình hình nghiên cứu và xây dựng cơ cấu cây trồng ở Đông Nam Á
Malaixia xây dựng các trang trại thu nhỏ để kết hợp trồng lúa với diện tích
trung bình khoảng 1,2 ha trong đó 85% là trồng lúa nước và 15% là trồng lúa
nương theo hình thức thâm canh.
Ở Thái Lan, Thái Lan là một trong những nước có lượng gạo xuất khẩu
lớn nhất trên thế giới, hiện nay họ đã sản xuất được nhiều loại giống cây trồng có
năng suất cao, phẩm chất tốt. Trong những năm gần đây hệ thống cơ cấu cây
trồng có những thay đổi hợp lý và đem lại hiệu quả sản xuất cao. Miên bắc Thái
Lan hệ thống cơ cấu cây trồng điển hình là lúa cạn, trồng xen, các công thức luân
canh là: Đậu nành - đậu xanh - bông, ngô hoặc cao lương
Vùng Đơng bắc. Mùa mưa người dân trồng lúa, cịn mùa khơ thì trồng ít
lúa nhiều đậu xanh, đậu nành, lạc, đay, vừng và 1 số loài rau.Vùng đồng bằng
miền trung, đất màu mỡ, được tưới tiêu quanh năm, lúa được trồng 2 - 3 vụ trong
1 năm cùng với phát triển chăn nuôi. Cơ cấu cây trồng hiện nay ở đây, mùa mưa
trồng lúa, mùa khô trồng lúa hoặc trồng đậu nành, đậu xanh, lạc, khoai lang, dưa

hấu, ngô…Trên vùng cao người ta trồng xen canh, cao lương - vừng , đậu xanh
[19]
1.3.2. Ở Việt Nam


13
Nước ta là một là một nước nông nghiệp, do trải qua 2 cuộc chiến tranh
chống Pháp và chống Mĩ kéo dài nên hậu quả của nó để lại cho cả nước nói
chung và ngành nơng nghiệp nói riêng là rất nặng nề, tuy nhiên dưới sự lãnh đạo
của Đảng thi chúng ta đã dần dần khắc phục được hậu quả và xây dựng lại đất
nước. Riêng với nền nông nghiệp từ sau đại hội Đảng lần thứ VI trong công cuộc
đổi mới đến nay đã đạt được những thành tựu to lớn, về sản lương lương thực
Từ 17,6 triệu tấn/Năm và 20,5tạ/ha/vụ (thời kì 1981 – 1988) đã tăng lên
22,7 triệu tấn/năm và 32,5 tạ/ha/vụ (thời kì 1999 -1993) năm 1995 sản lượng
lương thực đạt 27 triệu tấn đến năm 2001 đạt 36 triệu tấn năm 2004 đạt 42,5 triệu
tấn, đến nay Việt Nam là một trong những nước dẫn đầu về xuất khẩu gạo trên
thế giới.
Tuy nhiên thực tiễn sản xuất nơng nghiệp ở nước ta khơng ít vấn đề cần
được giải quyết, nhiều vùng, nhiều điạ phương trên nước ta chưa tận dụng hết
tiềm năng của vùng, phát huy lợi thế của mình để sản xuất đạt hiệu quả cao. Cơ
cấu cây trông nhiều vùng chưa được hợp lý, cơ cấu cây trồng chưa thoát khỏi độc
canh và thuần nơng sản xuất cịn mang tính tự cung tự cấp. Nhìn lại chặng đường
của nơng nghiệp nước ta, ngày xưa ông cha ta chỉ gieo một vụ lúa vào mùa mưa
gọi là vụ mùa. Từ năm1945 ở miền bắc công tác thuỷ lợi được đẩy mạnh đã sản
xuất 2 vụ/năm rồi lúa xuân được thay cho lúa chiêm. Miền trung chuyển đổi cơ
cấu cây trồng vật ni có bước đột phá và đem lại hiệu quả sản xuất. Đến hiện
nay sau thời gian xây dựng và phát triển nền nơng nghiệp Việt Nam đã có đà để
tiến lên. Cơ cấu cây trồng được xây dựng và bố trí phù hợp hơn cho từng địa
phương giúp cho cây trồng phát triển tốt đem lại năng suất cao hơn, trong thời
gian gần đây. Năm 2006 Tỉnh Quảng Nam đã tiến hành chuyển đổi Cơ cấu có

hiệu quả: Xây dựng phát triển kinh tế trang trại trồng trọt, chăn nuôi mang lại
hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt là chuyển 3 vụ/năm sang 2 vụ/năm mà vẫn đảm
bảo tổng sản lượng. Bên cạnh đó cịn xây dưng mơ hình sản xt lúa nước và
cung ứng những giống lúa chịu hạn như, CH5, LC88-66.


14
Ở Đô Lương chuyển dịch cơ cấu cây trồng trên 120 cánh đồng có giá trị
cao. Xã Tân Sơn trước đây bà con chủ yếu độc canh cây lúa nước, đời sống nhân
dân gặp nhiều khó khăn, ngay từ năm 2000 lãnh đạo xã đã cho bà con trồng dưa
chuột trên đất lúa, từ chỗ 2 ha đến 7 ha, đến năm 2007 cả 3 vụ/năm xã trồng trên
25 ha, thâm canh theo công thức 2 dưa 1 lúa và hiện nay xã đang đưa cây bí xanh
vào một số vùng để sản xuất trên 3,5 ha.
Ở tỉnh Thanh Hoá, người dân ở các huyện Hoằng Hoá, Nga Sơn,Yên
Định, Triệu Sơn, Cẩm Thuỷ, Thọ Xuân, giá trị thu trên mỗi vụ đơng đã đạt bình
qn từ 15 – 20 triệu đồng bởi vì nhiều năm gần đây Thanh Hố đã chú trọng
vào mục tiêu thâm canh đạt sản lượng cao. Năm 2007 các huyện luôn chủ động
về các điều kiện, thuỷ lợi, giống, thuốc BVTV, phân bón...Vụ đơng năm 2007
tồn tỉnh trồng 6500 ha trong đó ngơ đơng chiếm 3500 ha với năng suất 45 tạ/ha
tổng sản lượng 150000 tấn. Mở rộng diện tích gieo thẳng và sản xuất các loại rau
cao cấp.
Đối với cây ngô gieo sớm, các giống dài ngày, gieo xong trước 10 tháng 9.
Giống ngắn ngày xong trước 20 tháng 9. Các loại giống ngô được sử dụng giống
dài ngày LVN10, CP888, giống trung ngày, CP999, CP989, BG934, giống chín
sớm Bo6, VN885 và các loại ngơ nếp. Đối với cây lạc, bộ giống lạc chủ yếu là
L14, L18, L12, Co8, MD7.
Đối với cây rau, gieo trồng sản xuất các loại rau cao cấp như cà chua, su
hào, xà lách, bắp cải, dưa hấu [18]
- Một số kết quả nghiên cứu về chọn tạo giống cây trồng ở Việt Nam
+ Ở Miền Bắc

Thu thập đánh giá nguồn vật liệu giống lúa địa phương phục vụ chọn tạo giống
lúa cho vùng canh tác nhờ nước trời vùng núi Tây Bắc Việt Nam với phương
pháp điều tra, thu thập, phân loại giống địa phương và chọn lọc cá thể theo chu
kỳ để làm vật liệu di truyền lai tạo giống lúa cho vùng núi nước trời phía Bắc
Việt Nam như G4, G6, G10, G13, G14, G19,G22,G24…của Trường Đại học
nông nghiệp 1 Hà Nội.


15
Chọn giống lúa lai hai dòng Việt Lai 20 của Trường Đại học nông nghiệp
1 Hà Nội với phương pháp cách ly tồn cá thể với nguồn gen dịng bất dục ĐH4
và dòng phục hồi từ các dòng nhập nội, dòng lai và các dòng phổ biến trong sản
xuất đã chọn ra tổ hợp Việt Lai 20 có thời gian sinh trưởng 110 - 115 ngày, tiềm
năng năng suất 8 - 10 tấn/ha, chất lượng dinh dưỡng cao, thích hợp.
Chiến lược chọn tạo giống lúa chống bệnh bạc lá ở Miền Bắc của Trường
Đại học nông nghiệp 1 Hà Nội dùng phương pháp thu thập mẫu bệnh, ứng dụng
công nghệ sinh học phân lập, nuôi cấy và phân biệt gen kháng bệnh bằng PCR đã
xác định 16 chủng vi khuẩn Xanthomonas oryzea gây bệnh khác nhau. Các dòng
chỉ thị IRBB5 (có gen Xa5), IRBB7 (Xa ), IRBB21 (Xa2) có tính kháng đa số
các chủng vi khuẩn gây bệnh.
Tuyển chọn và phát triển giống lúa cạn cải tiến LC93-1 phục vụ sản xuất
lượng thực ở vùng cao của Viện Bảo Vệ Thực Vật Từ Liêm Hà Nội với phương
pháp chọn lọc từ tập đoàn lúa cạn IRRI nhập nội năm 1993 đã chọn được giống
LC93-1 có thời gian sinh trưởng 115 - 125 ngày, năng suất 3 - 4 tấn/ha, chịu hạn
khá, chất lượng gạo tốt, thích hợp cho vùng đồng bào dân tộc nghèo ở vùng cao.
[17]
+ Ở Miền Nam
Quản lý tính kháng của sâu đục thân đối với ngơ của viện nghiên cứu
đồng bằng sông Cửu Long đã nghiên cứu về thời gian, tập tính, giao phối, sự
phát tán, ký chủ phụ và xây dựng chiến lược quản lý tính kháng của sâu.

Nghiên cứu chọn giống lúa chống chịu khô hạn của Viện cây lương thực
thực phẩm với phương pháp thu thập nguồn vật liệu giống lúa cạn chịu hạn địa
phương và các dòng lúa cải tiến nhập nội từ IRRI với phương pháp lai hữu tính
kết hợp với gây đột biến để tạo ra các tổ hợp lai có khả năng chịu hạn khá và
năng suất cao như CH2, CH3, CH 133, CH5 trồng rộng rãi ở vùng Trung du
miền núi phía Bắc, Trung bộ, Đơng Nam bộ và Tây nguyên.
Nghiên cứu các giống lúa phẩm chất cao phục vụ đồng bằng sông Cửu
Long của Viện nghiên cứu lúa đồng bằng sông Cửu Long với phương pháp ứng


16
dụng công nghệ sinh học (marker phân tử, nuôi cấy túi phấn) kết hợp với khảo
nghiệm đồng ruộng để chọn tạo giống lúa ngắn ngày, năng suất cao, chất lượng
gạo tốt như OM1490, OM2517, OM3536, OM2717, OM2718, OM3405,
OM4495, OM4498, OM2514 trồng rộng rãi ở vùng sản xuất ngập lũ Đồng bằng
sông Cửu Long.
Tạo giống lúa biến đổi gen giàu chất vi dinh dưỡng của Viện nghiên cứu
lúa đồng bằng sông Cửu Long dùng phương pháp Agrobacterium và hệ thống
chọn lọc manose chuyển gen với vector pCaCar, pEun3 mang gen psy, crtI vào
giống lúa IR6, MTL250, Tapei309 tạo ra các dòng lúa giàu Vitamine A giúp
giảm suy dinh dưỡng của cộng đồng dân cư nghèo với gạo là thực phẩm chính
trồng ở cac tỉnh Long An, Bình thuận ...[17]
1.4.Những tồn tại và vấn đề cần giải quyết
Hệ thống cơ cấu cây trồng trên địa bàn chưa đáp ứng hết yêu cầu sản xuất
của vùng ttPC Hương Sơn Hà Tĩnh. Chưa tận dụng hết tiềm năng của vùng để
phát huy các thế mạnh và khắc phục nhược điểm.
Chưa có biên pháp cụ thể có hiệu quả trong nơng nghiệp để giảm thiệu tác
hại của gió Lao (gió Phơn Tây Nam). Đất đai có thời gian bỏ trống nhiều, trình
độ của người dân về cơ cấu cây trồng còn hạn chế.
Một bộ phận lớn lao động nơng nghiệp, nơng thơn cịn thiếu việc làm, tình

trạng thất nghiệp theo mùa vẫn diễn ra thường xun
Về cơ cấu cây trồng cịn tồn tại hình thức thâm canh, sản xuất manh mún mang
tính tự cung tự cấp ở một số khối, nông nghiệp chưa thực sự đáp ứng nhu cầu cải
thiện đời sống của nhân dân trên địa bàn. Chưa là nguyên liệu cho công nghiệp,
là hàng hố cho xuất khẩu chưa tích luỹ đẩy mạnh CNH-HĐH
Những tồn tại trên đây đã và đang hạn chế tốc độ phát triển tốc độ tăng
trưởng của vùng, làm chậm q trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp của
thị và làm chậm thời gian để TTPC được lên đơ thị loại IV vì vây.
Cần có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng phát triển
nông nghiệp bền vững, phát triển nông nghiệp sinh thái mà ở đây chính là tăng


17
trưởng và xây dựng hợp lý hơn nưa cơ cấu cây trồng theo hướng đa dạng sinh
học bền vững sinh thái.
Cần có sự bố trí cơ cấu cây trồng hợp lý hơn. Sản xuất nông nghiệp thực
sự đem lại hiệu quả kinh tế cho người nông dân. Phải làm cho nơng nghiệp là
động lực của q trình CNH-HĐH. Chú trọng đầu tư và phát triển cơ cấu cây
trồng, điều kiện và phương thức canh tác. Xác định hiệu quả sản xuất của từng
loại cây trơng, chi phí về giống, thuốc BVTV…để từ đó có những bổ sung và
điều chỉnh hợp lý.


18
Chương 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Vật Liệu Ngiên Cứu
Hiện trạng cơ cấu cây trồng ở trên địa bàn thị trấn Phố Châu. Tình hình sử dụng
các loại giống, các loại phân bón, thuốc BVTV, hệ thống canh tác hiện tại trên
địa bàn. Tổng chi phí các loại trên cho từng cây trồng khác nhau ở trong từng
năm.

- Các công thức được sử dụng trong vùng
- Địa điểm điều tra. Điều tra trên 20 nông hộ trên địa bàn thị trấn Phố
Châu lập bảng số liệu. Thu thập số liệu thống kê từ nguồn của UBND thị trấn
Phố Châu huyện Hương Sơn tỉnh Hà Tĩnh, trực tiếp từ phịng Hội Nơng Dân của
Uỷ Ban.
- Các cánh đồng sản xuất Lúa, ngô, lạc, đậu… trên vùng
- Thời gian tiến hành từ 18 tháng2 đến 25 tháng 6
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Cơ sở khoa học
Cơ cấu cây trồng là sự sắp xếp, bố trí các loại cây trồng trên các vùng
miền khác nhau, theo thời vụ khác nhau. Các loại cây trồng được bố trí hợp lý
với từng loại chân đất, từng loại khí hậu, địa hình, điều kiện tự nhiên, cho từng
thời vụ. Sao cho cây trồng đó phát triển tốt đem lại năng suất cao, phẩm chất tốt
và có hiệu quả kinh tế. Xây dựng cơ cấu cây trồng hợp lý thì bố trí cây trồng hợp
lý, các loại cây trồng sẽ hỗ trợ nhau cùng phat triển(Cây trồng trước là tiền đề để
phát triển cây trồng sau,) ví du: Các loại cây trồng họ đậu (Đậu tương, đậu xanh,
lạc...) có tác dụng cải tạo, hỗ trợ đất cung cấp thêm dinh dưỡng cho đất vì vây
nên có thể trồng xen với ngơ. Cây hồ thảo góp phần làm giảm q trình xói
mịn. Bên cạnh đó cũng có những cây như cây mía là những cây hút dinh dưởng
của đất rất nhiều làm suy thoái đất và làm cạn kiệt nguồn khoáng chất…[3]
- Giả thuyết khoa học


19
Thực tế cho thấy, nơi nào biết tận dụng nguồn tài nguyên, cơ cấu cây trồng hợp
lý, thực hiện tốt các chính sách chủ trương của Đảng và nhà nước nơi đó đời
sống nhân dân được nâng lên rõ rệt
2.2.2. Cơ sở lý luận
Trong những năm qua cùng với sự phát triển của khoa học kỷ thuật thì
nền nền nơng nghiệp của mỗi quốc gia trên thế giới đều có những bước phát

triển, làm tăng hiệu quả sản xuất, tạo ra những bước tiến về sản xuất và phát triển
nông nghiệp, có nhiều hình thức sản xuất mới, nhiều giống mới được sử dụng có
hiệu quả và cơ cấu cây trồng ngày càng được xây dựng hợp lý hơn.
Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã làm cho thay đổi cấu trúc và mối
liên hệ giữa các bộ phận hợp thành, nền kinh tế ngày càng phù hợp hơn với các
quy luật khách quan, nhất là quy luật kinh tế, phù hợp với xu hướng của tiến bộ
khoa học và công nghệ, nhằm khai thác mọi tiềm năng, lợi thế của Đất nước của
vùng, đáp ứng được yêu cầu nhu cầu của nhân dân.
Để đáp ứng sự chuyển dịch và đem lại hiệu quả cho nền kinh tế - xã hội
thì mỗi quốc gia phải tuỳ vào điều kiện, hồn cảnh hiện tại của mình để tiến
hành và chú trọng các bước phù hợp để đem lại kết quả.
Với những nước tiểu nơng thì q trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trước
hết đó là sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, đặc biệt trong thời kỳ đầu CNH HĐH đất nước, như ở nước ta, hiện nay khi công nghiệp, dịch vụ đang phát triển
chưa thu hút đại bộ phận lao động dân cư nông thôn sang ngành ngề phi nông
nghiêp khác cộng với điều kiện đất chật người đơng, thì việc xây dựng lại một cơ
cấu nơng nghiệp nói chung, cơ cấu cây trồng nói riêng nhằm đem lại thu nhập
cao trên một đơn vị diện tích, sử dụng đất, sử dụng được nhiều lao động, đương
nhiên phù hợp với điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội của vùng đó là hướng đi rất
thiết thực và cần phải làm ngay.
Ở mỗi vùng, mỗi địa phương từng loại đia hình đều có cách thức sản xuất
nơng nghiệp khác nhau để phù hợp với điều kiện ở đó. Tuy nhiên để sản xuất có
hiệu quả cần phải có một cơ cấu cây trồng hợp lý nghĩa là cơ cấu đó phải phù


20
hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ở đó. Qua đó người sản xuất phát huy
lợi thế của mình, phát huy được nội lực, phát huy hết thế mạnh của vùng đồng
thời hạn chế những nhân tố bất lợi để tiếp tục nưng cao hiệu quả sản xuất, tăng
năng suất sản xuất, hiệu quả lao động tạo ra sản phẩm cho Xã hội
Như vậy nội dung luân điểm về cơ câu cây trồng được biểu hiện xét về

mặt triết học. Là một phạm trù phản ánh cấu trúc bên trong của một đối tượng là
tập hợp mối liên hệ cơ bản, tương đối ổn định giữa các yếu tố cấu thành đó, trong
một thời gian nhất định. [3]
Cơ cấu cây trồng trên một đơn vị diện tích đất canh tác và biểu hiện tỷ lệ
về diện tích đất trồng trọt giữa các loại cây trồng khác nhau. Việc chuyển đổi cơ
cấu cây trồng đó là q trình làm thay đổi cấu trúc và mối liên hệ của hệ thống
cây trồng theo một chủ đích và phương hướng nhất định.
Hiện nay nước ta đã và đang đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo
hướng Cơng Nghiệp Hố - Hiện Đại Hoá nền kinh tế việt, xây dựng phát triển
nông nghiệp bền vững, theo hướng đa dạng sinh học và bền vững sinh thái nơng
nghiệp, với mục đích dân giàu, nước mạnh xã hội công bằng văn minh, và trở
thành một nước phát triển ở trên thế giới. Như vậy trong nông nghiệp, riêng
ngành trồng trọt chuyển dịch cơ cấu cây trồng thì chuyển dịch theo hướng sản
xuất hàng hoá nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và khai thác tối đa lợi thế so
sánh của từng vùng, từng địa phương để tăng năng suất, chất lượng và đem lại
hiệu quả kinh tế, đảm bảo được an toàn môi sinh môi trường.
Để đạt hiệu quả cho sự chuyển dịch. Trước hết chuyển đổi cơ cấu cây
trồng theo hướng sản xuất hàng hoá. Sự ra đời và phát triển của sản xuất hàng
hố đánh dấu bước tiến có ý nghĩa to lớn trong lịch sử phát triển loài người.
Chuyển từ nông nghiệp tự cung tự cấp đến nông nghiệp hàng hố là q trình tất
yếu của Việt Nam. Đặc biệt với ngành trồng trọt là quá trình đánh dấu bước
chuyển căn bản từ cơ cấu cây trồng chủ yếu dựa vào khai thác độ màu mỡ của
đất đai, của tự nhiên với năng suất thấp sang cơ cấu cây trồng phát triển trên cơ
sở khai thác lợi thế so sánh, thúc đẩy phân công lao động gắn chặt với thị trường,



×