Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

hiện trạng sử dụng máy điện hàng hải trong nghề lưới kéo ở tỉnh sóc trăng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (627.62 KB, 62 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THUỶ SẢN

HỨA DUY KHIÊM

HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG MÁY ĐIỆN HÀNG HẢI
TRONG NGHỀ LƯỚI KÉO Ở TỈNH SÓC TRĂNG

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KHAI THÁC THUỶ SẢN

2006


TÓM TẮT
Đề tài khảo sát "Hiện trạng sử dụng máy điện hàng hải trong nghề lưới
kéo ở tỉnh Sóc Trăng" được thực hiện từ tháng 01/2006 đến tháng 07/2006.
Đề tài được thực hiện nhằm mục tiêu khảo sát hiện trạng sử dụng máy điện
hàng hải trong nghề lưới kéo ở tỉnh Sóc Trăng để góp phần nâng cao hiệu quả
khai thác. Khảo sát được tiến hành bằng cách phỏng vấn trực tiếp người sử
dụng máy điện hàng hải theo bảng câu hỏi soạn sẵn cho 2 nhóm tàu lớn hơn
90 CV (33 mẫu) và nhỏ hơn 90 CV (33 mẫu).
Kết quả cho thấy hiện nay tất cả các tàu cá điều tra ở tỉnh Sóc Trăng đều trang
bị máy đàm thoại tầm gần, 92,4 % có trang bị máy định vị, 10,6% có trang bị
máy đàm thoại tầm xa. Các tàu khai thác xa bờ trang bị đầy đủ hơn các tàu
khai thác gần bờ. Các loại máy điện phần lớn đều do ngư dân tự lắp đặt chiếm
93,1 %. Thị trường mua bán máy điện hàng hải ở Sóc Trăng chưa có nhiều do
ngư dân chưa thấy được hết sự cần thiết của các loại máy. Hiệu quả sử dụng
các loại máy điện hàng hải chưa cao, ngư dân chưa khai thác hết các tính năng


của máy vào trong sản xuất. Nguyên nhân là do ngư dân chưa nắm vững
những vấn đề kỹ thuật cơ bản của các loại máy điện hàng hải.

Trung

Cần hỗ trợ thêm cho ngư dân về vốn và kỹ thuật để ngư dân có thể trang bị và
tâmsửHọc
liệuquả
ĐH
Thơ
Tài
học
tập
vàcaonghiên
dụng hiệu
cácCần
loại máy
điện@
hàng
hải liệu
mới, góp
phần
nâng
hiệu quả cứu
trong khai thác.

ii


MỤC LỤC

Danh mục

Trang

LỜI CẢM TẠ.................................................................................................. i
TÓM TẮT ...................................................................................................... ii
MỤC LỤC.....................................................................................................iii
DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................ v
DANH MỤC HÌNH....................................................................................... vi
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT..................................................................... vii
Chương 1: ĐẶT VẤN ĐỀ .............................................................................. 1
1.1 Giới thiệu.............................................................................................. 1
1.2 Mục tiêu của đề tài................................................................................ 2
1.3 Nội dung của đề tài ............................................................................... 2
1.4 Thời gian thực hiện đề tài...................................................................... 2
Chương 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU.............................................................. 3
2.1 Tình hình khai thác thuỷ sản trên thế giới.............................................. 3
2.2 Tình hình khai thác thuỷ sản ở Việt Nam .............................................. 3
2.2.1 Sơ lược về điều kiện tự nhiên Việt Nam......................................... 3

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
2.2.2 Đặc điểm nguồn lợi hải sản ............................................................ 4

2.2.3 Năng lực tàu thuyền khai thác hải sản ............................................ 5
2.2.4 Sơ lược về khai thác thuỷ sản khu vực ĐBSCL .............................. 6
2.3. Hiện trạng nghề khai thác thuỷ sản ở tỉnh Sóc Trăng............................ 7
2.3.1 Vị trí địa lý tỉnh Sóc Trăng............................................................. 7
2.3.2 Địa hình biển và bờ biển ................................................................ 8
2.3.3 Khí hậu thời tiết, khí tượng thủy văn .............................................. 9
2.3.4 Đánh giá nguồn lợi hải sản vùng biển Đông Nam Bộ ................... 10

2.3.5 Hiện trạng phát triển khai thác thủy sản ở Sóc Trăng.................... 11
2.4 Sơ lược về máy điện hàng hải trên thế giới.......................................... 12
2.4.1 Máy định vị.................................................................................. 12
2.4.2 Máy đàm thoại ............................................................................. 14
2.4.3 Máy Ra đa.................................................................................... 16
2.4.4 Máy đo sâu - dò cá ....................................................................... 17
2.5 Thông số kỹ thuật của một số loại máy điện hàng hải ......................... 17
2.5.1 Một số lưu ý khi lắp đặt và sử dụng máy điện hàng hải ................ 17
iii


2.5.2 Máy đàm thoại tầm gần ................................................................ 18
2.5.3 Máy đàm thoại tầm xa .................................................................. 19
2.5.4 Máy định vị.................................................................................. 21
2.5.5 Máy đo sâu dò cá ......................................................................... 22
Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................... 23
3.1 Địa điểm nghiên cứu ........................................................................... 23
3.2 Phương pháp nghiên cứu..................................................................... 23
3.2.1 Thông tin thứ cấp ......................................................................... 23
3.2.2 Thông tin sơ cấp........................................................................... 23
3.3 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu............................................... 24
Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN..................................................... 25
4.1 Hiện trạng sử dụng MĐHH trong nghề lưới kéo ở Sóc Trăng.............. 25
4.1.1 Tỷ lệ số tàu lưới kéo đã trang bị máy điện hàng hải...................... 25
4.1.2 Các loại máy điện hàng hải được trang bị..................................... 28
4.1.3 Những thông tin về lắp đặt và vận hành máy điện hàng hải .......... 32
4.2 Hiệu quả sử dụng MĐHH trong nghề lưới kéo ở Sóc Trăng ................ 35
4.2.1 Sự cần thiết trang bị các loại máy điện hàng hải ........................... 35
Trung tâm Học
liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

4.2.2 Hiệu quả sử dụng của máy đàm thoại ........................................... 36
4.2.3 Hiệu quả sử dụng máy định vị...................................................... 38
4.2.4 Hiệu quả sử dụng máy đo sâu – dò cá........................................... 40
4.2.5 Mức độ hài lòng của ngư dân đối với các loại máy....................... 40
4.2.6 Những trở ngại của ngư dân về máy điện hàng hải ....................... 41
4.3 Đề xuất của ngư dân về nâng cao hiệu quả sử dụng máy điện hàng hải42
4.3.1 Đề xuất về trang bị các loại MĐHH cần thiết trên tàu lưới kéo..... 42
4.3.2 Đề xuất về nâng cao kiến thức sử dụng máy điện hàng hải........... 43
4.4 Đề xuất nâng cao hiệu quả sử dụng máy điện hàng hải........................ 44
4.4.1 Đề xuất trang bị máy điện hàng hải cần thiết trên tàu lưới kéo...... 44
4.4.2 Đề xuất nâng cao hiệu quả sử dụng máy điện hàng hải................. 44
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ........................................................ 46
5.1 Kết luận .............................................................................................. 46
5.2 Đề xuất ............................................................................................... 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 47
PHỤ LỤC..................................................................................................... 48
iv


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Danh mục bảng

Trang

Bảng 2.1: Diện tích phân bố theo độ sâu......................................................... 9
Bảng 4.1: Số lượng MĐHH trang bị trên các tàu điều tra.............................. 25
Bảng 4.2: Tỉ lệ phần trăm số tàu trang bị các loại MĐHH............................. 26
Bảng 4.3: Số lượng và tỉ lệ các hiệu máy đàm thoại tầm gần. ....................... 29
Bảng 4.4: Số lượng và tỉ lệ các hiệu máy đàm thoại tầm xa .......................... 30
Bảng 4.5: Số lượng và tỉ lệ các lý do biết vận hành MĐHH.......................... 34

Bảng 4.6: Số lượng và tỉ lệ các mức độ cần thiết của MĐHH. ...................... 35
Bảng 4.7: Mức độ thường xuyên sử dụng máy đàm thoại ............................ 37
Bảng 4.8a:Hiệu quả sử dụng các tính năng của máy định vị ......................... 38
Bảng 4.8b: Hiệu quả sử dụng các tính năng của máy định vị ....................... 39
Bảng 4.9: Mức độ hài lòng của ngư dân với máy đàm thoại và định vị. ........ 41
Bảng 4.10a: Đề xuất trang bị các loại MĐHH trên tàu khai thác gần bờ........ 43
Bảng 4.10b: Đề xuất trang bị các loại MĐHH trên tàu khai thác xa bờ ......... 43
Bảng 4.11: Đánh giá của ngư dân về hình thức hướng dẫn sử dụng MĐHH . 43
lục 1:
Sản ĐH
lượngCần
thuỷ sản
của Sóc
từ 1992-2005
.........................
48 cứu
Trung tâmPhụ
Học
liệu
Thơ
@ Trăng
Tài liệu
học tập
và nghiên
Phụ lục 2: Giá trị sản xuất ngành thuỷ sản tỉnh Sóc Trăng từ 1992-2005....... 48
Phụ lục 3: Số lượng và tỉ lệ trang bị các loại MĐHH trên các tàu điều tra..... 49
Phụ lục 4: Số lượng và tỉ lệ các hiệu máy định vị.......................................... 49
Phụ lục 5: Tỉ lệ các trở ngại của ngư dân về MĐHH ..................................... 49
Phụ lục 6: Tỉ lệ các cách lắp đặt các loại MĐHH .......................................... 49
Phụ lục 7: Phiếu điều tra ............................................................................... 50

Phụ lục 8: Hiệu quả sử dụng của máy định vị ............................................... 55

v


DANH MỤC HÌNH
Danh mục hình

Trang

Hình 2.1: Bản đồ hành chính tỉnh Sóc Trăng và địa điểm thu mẫu .................. 8
Hình 2.2: Sản lượng thuỷ hải sản của tỉnh từ 1992 – 2005 ............................ 11
Hình 2.3: Giá trị sản xuất thuỷ sản của tỉnh từ năm 1992- 2005 .................... 12
Hình 2.4: Máy đàm thoại tầm gần Super Star 2400 ....................................... 18
Hình 2.5: Máy đàm thoại tầm gần Galaxy..................................................... 19
Hình 2.6: Máy đàm thoại tầm xa Icom 718 ................................................... 20
Hình 2.7: Máy định vị Furuno GP-32 ........................................................... 21
Hình 2.8: Máy định vị Garmin...................................................................... 22
Hình 4.1: Tỉ lệ trang bị MĐHH giữa các tàu gần bờ và các tàu xa bờ............ 25
Hình 4.2: Số lượng trang bị MĐHH trên tàu điều tra từ 1996-2006............... 27
Hình 4.3: Tỉ lệ các nguồn gốc của các loại MĐHH ....................................... 27
Hình 4.4: Tỉ lệ các loại máy đàm thoại tầm gần. ........................................... 29
Hình 4.5: Tỉ lệ trang bị các hiệu máy định vị trên các tàu điều tra................. 31
Hình 4.6: Biểu đồ tỉ lệ phần trăm các cách lắp đặt MĐHH............................ 33
4.7:liệu
Biểu ĐH
đồ trình
độ học
vấn @
của người

vận hành
..................
34 cứu
Trung tâmHình
Học
Cần
Thơ
Tài liệu
họcMĐHH.
tập và
nghiên
Hình 4.8: Tỉ lê mức độ cần thiết trang bị của máy đàm thoại ........................ 35
Hinh 4.9: Tỉ lệ mức độ cần thiết trang bị của máy định vị............................. 36
Hình 4.10: Tỉ lệ mức độ cần thiết trang bị của máy đo sâu – dò cá................ 36
Hình 4.11: Tỉ lệ hiệu quả sử dụng của máy đàm thoại................................... 38
Hình 4.12: Hiệu quả trong sản lượng và hành trình của máy định vị ............. 40
Hình 4.13: Tỉ lệ các loại trở ngại của ngư dân về MĐHH ............................. 42

vi


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ĐBSCL
GPS
KTTS
MĐHH
NTTS

Đồng bằng sông Cửu Long
Hệ thống định vị toàn cầu

Khai thác thủy sản
Máy điện hàng hải
Nuôi trồng thủy sản

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

vii


Chương 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Giới thiệu
Việt Nam là nước nhiệt đới được thiên nhiên ưu đãi với vùng đặc quyền kinh
tế rộng 1 triệu Km2, đặc biệt là tiềm năng về biển. Biển nước ta có chiều dài
đường bờ 3260 km, trải dài trong khoảng 8o đến 23o vĩ Bắc, có trên 3000 đảo
lớn nhỏ được chia ra làm bốn vùng: vùng biển vịnh Bắc Bộ, vùng biển Miền
Trung, vùng biển Đông Nam Bộ, vùng biển Tây Nam Bộ. Với gần 2000 loài
cá biển bao gồm cá nổi, cá đáy và cá di cư từ đại dương vào, trong đó có
khoảng 130 loài cá có giá trị kinh tế. Trữ lượng toàn vùng biển ước đạt 4,2
triệu tấn, sản lượng cho phép khai thác là 1,7 triệu tấn/năm. Đó là điều kiện
thuận lợi và là thế mạnh của nước ta trong việc khai thác hải sản để phục vụ
nền kinh tế quốc dân.

Trung

Với đội tàu khai thác trên 85.430 chiếc (Viện nghiên cứu hải sản Hải Phòng,
2004) và chính sách mở rộng khu vực khai thác đã giúp ngành khai thác thủy
sản đóng góp trên 1,8 triệu tấn/năm đem lại nguồn ngoại tệ cao cho đất nước
trong, đó vùng biển Đông Nam Bộ cho khả năng khai thác hải sản xa bờ lớn
chiếm

năngThơ
khai thác
nước,học
tiếp đó
là vùng
biển Vịnh cứu
tâmnhất,
Học
liệu49,7%
ĐHkhả
Cần
@ của
Tàicảliệu
tập
và nghiên
Bắc Bộ (16%) vùng biển Trung Bộ (14,3%) và cuối cùng là vùng biển Tây
Nam Bộ (11,9%). Nghề khai thác hải sản chiếm vị trí thứ tư trong kinh tế
thương mại của Việt Nam, nó cung cấp khoảng 40% lượng đạm động vật cho
nhu cầu thực phẩm quốc gia.
Đồng bằng sông Cửu Long có vai trò quan trọng đối với ngành thủy sản của
Việt Nam kể cả nuôi trồng lẫn khai thác. Với bờ biển dài 735 Km bao gồm cả
hai vùng biển là vùng biển Đông Nam Bộ thuộc vùng biển Đông và vùng biển
Tây Nam Bộ thuộc vùng Vịnh Thái Lan đã tạo diều kiện cho Đồng bằng sông
Cửu Long phát triển mạnh về khai thác thủy sản góp phần quan trọng vào phát
triển kinh tế của vùng và cả nước. Hằng năm Đồng bằng sông Cửu Long đóng
góp 50% tổng sản lượng thủy sản của cả nước, 60% sản lượng thủy sản xuất
khẩu (Sinh, 2003).
Tỉnh Sóc Trăng có chiều dài bờ biển khoảng 72 km (chiếm 2,21 % chiều dài
bờ biển của Việt Nam). Dọc theo bờ biển thuộc tỉnh, có 3 cửa chính chảy ra
biển Đông: Cửa Định An, cửa Trần Đề (thuộc sông Hậu, khu vực huyện Long

Phú), cửa Mỹ Thanh (thuộc song Mỹ Thanh nằm trong khu vực huyện Long
Phú và Vĩnh Châu). Hơn nửa vùng biển Sóc Trăng là vùng biển giáp từ Trà
Vinh kéo dài đến Bạc Liêu và từ cửa Trần Đề đến cửa Mỹ Thanh có nhiều bãi
1


bồi và vùng trũng với lượng phù du sinh vật dồi dào, có nhiều phù sa, chất
mùn tạo ra một dải bờ biển có điều kiện, phù hợp cho nhiều giống loài thủy
sản có giá trị kinh tế cư trú, sinh sản và phát triển. Toàn tỉnh năm 2000 có 507
chiếc tàu, thuyền khai thác hải sản, sản lượng khai thác biển đạt 25.200 tấn hải
sản thì đến năm 2005 đã có 959 chiếc tàu, với tổng công suất đạt 54.317, sản
lượng khai thác đạt 24.435 tấn hải sản (Cục thống kê tỉnh Sóc Trăng, 2006).
Với những thuận lợi trên tuy nhiên nghề khai thác thuỷ sản xa bờ của tỉnh Sóc
Trăng chưa thực sự đạt hiệu quả kinh tế cao mặc dù đã có sự đầu tư của nhà
nước cho ngư dân đóng mới tàu và trang bị thêm các máy móc thiết bị hàng
hải. Có nhiều nguyên nhân như: nguồn lực, nguồn vốn, điều kiện tự nhiên khí
hậu thời tiết, biến động nguồn lợi…tuy nhiên hiệu quả sử dụng các thiết bị và
máy điện hàng hải trên tàu chưa cao, chưa sử dụng hết tính năng của các thiết
bị máy móc này để phục vụ sản xuất cũng là một trong những nguyên nhân
quan trọng.
Đề tài “Hiện trạng sử dụng máy điện hàng hải trong nghề lưới kéo tỉnh
Sóc Trăng” được thực hiện nhằm phân tích đánh giá lại hiện trạng sử dụng
máy điện hàng hải trong nghề lưới kéo và tìm ra những giải pháp thích hợp để
nâng cao hiệu quả sử dụng máy điện hàng hải, làm tăng hiệu quả khai thác của
nghề lưới kéo.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
1.2 Mục tiêu của đề tài
Đề tài thực hiện nhằm mục tiêu khảo sát hiện trạng sử dụng máy điện hàng hải
trong nghề lưới kéo ở Sóc Trăng để góp phần nâng cao hiệu quả khai thác.

1.3 Nội dung của đề tài
Để thực hiện đề tài khảo sát “Hiện trạng sử dụng máy điện hàng hải trong
nghề lưới kéo ở Sóc Trăng”, các nội dung nghiên cứu chủ yếu bao gồm:
(i) Hiện trạng sử dụng máy điện hàng hải;
(ii) Đánh giá hiệu quả sử dụng máy điện hàng hải;
(iii) Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng máy điện hàng hải.
1.4 Thời gian thực hiện đề tài
Đề tài được thực hiện trong thời gian từ tháng 01/2006 đến tháng 07/2006.

2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Tình hình khai thác thuỷ sản trên thế giới
Nghề khai thác thủy sản thế giới trong những cuối thế kỷ 20 trở lại đây phát
triển khá mạnh, đặc biệt trong khoảng thời gian từ năm 1950 đến 1970 tăng từ
20 triệu tấn lên đến 70 triệu tấn (3,5 lần). Sau đó nghề cá bước vào giai đoạn
ổn định, mặc phương tiện và kỹ thuật đánh bắt ngày một tối tân và hoàn thiện
hơn. Đến những năm cuối thế kỷ cả thế giới khai thác được 80 triệu tấn thủy
sản, trong đó cá chiếm 68 triệu tấn, thân mềm chiếm 5,2 triệu tấn, giáp xác
chiếm 3,3 triệu tấn và rong tảo 2,9 triệu tấn. Trong tổng số trên, cá nội địa
chiếm khoảng 11%, còn lại là từ biển và đại dương. Lượng cá khai thác nhiều
nhất ở nhóm cá trích 21%, cá Gadus 15,9%, cá thu 6,4%, cá gai 5,1%, cá ngừ
3,3%, cá Merlucidae 2,6% và cá bơn 2% chiếm tổng sản lượng cá.

Trung

Giáp xác khai thác được gồm chủ yếu là tôm, cua, tôm lân. Loài Euphausia
superba là thức ăn chủ yếu của cá voi, song cá voi bị khai thác săn bắt quá

nhiều nên giáp xác trở thành nguồn lợi mới của con người và rất giàu có ở
biển Nam cực. Sản lượng E.superba được đánh giá khoảng 2-3 tỉ tấn và hàng
tăngliệu
1,3-1,4
tỉ tấn.
tâmnăm
Học
ĐH
Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Các loài tảo được khai thác chủ yếu là tảo nâu (2,1 triệu tấn) và tảo đỏ (0,8
triệu tấn), còn ít nhất là tảo lục (4 nghìn tấn).
Những ngư trường chính của nghề khai thác cá thế giới dang có xu hướng cạn
kiệt dần. Do vậy nghề cá đại dương đang có xu hướng những thay đổi để phát
triển: nghề khai thác từ Bắc bán cầu có xu hướng chuyển xuống Nam bán cầu;
xu hướng nghề cá chuyển từ bờ ra khơi, từ tầng nước mặt đến các tầng nước
sâu của đại dương; mở rộng thêm những đối tượng khai thác mới (Vũ Trung
Tạng, 2004).
2.2 Tình hình khai thác thuỷ sản ở Việt Nam
2.2.1 Sơ lược về điều kiện tự nhiên Việt Nam
Việt Nam có 3.260 km bờ biển từ Móng Cái đến Hà Tiên, trải qua 13 vĩ độ, từ
8o23' bắc đến 21o39' bắc. Diện tích vùng nội thuỷ và lãnh hải của Việt Nam
rộng 226.000 km2 và vùng đặc quyền kinh tế trên 1 triệu km2, rộng gấp 3 lần
diện tích phần đất liền.
Trong vùng biển Việt Nam có trên 4000 hòn đảo, đang và sẽ được xây dựng
thành một tuyến căn cứ cung cấp các dịch vụ hậu cần, trung chuyển sản phẩm

3


cho đội tàu khai thác hải sản xa bờ, đồng thời cũng là nơi trú đậu cho tàu

thuyền trong mùa bão. Ðảo tập trung nhiều nhất ở khu vực từ Móng Cái đến
Ðồ Sơn
Trong vùng biển có nhiều vịnh, vụng, đầm, phá, cửa sông, như vịnh Hạ Long,
vịnh Bái Tử Long, vịnh Cam Ranh, phá Tam Giang, v.v... và trên 400 nghìn
hécta rừng ngập mặn, rất thuận lợi tạo nơi trú đậu cho tàu thuyền đánh cá.
Người ta thường chia vùng biển nước ta thành 4 vùng nhỏ, nhiều khi cũng
ghép thành 3 vùng, đó là vùng biển Bắc Bộ, vùng biển miền Trung và vùng
Ðông - Tây Nam Bộ. Vùng biển Bắc Bộ và Ðông - Tây Nam Bộ có độ sâu
không lớn, độ dốc nền đáy nhỏ, trên 50% diện tích vùng biển có độ sâu nhỏ
hơn 50 m. Vùng biển miền Trung có nét khác biệt lớn với các vùng trên, mang
đặc tính biển sâu: nền đáy rất dốc, đường đẳng sâu 100 m nhiều nơi chỉ cách
bờ 10 hải lý. Ðây chính là lý do để nhiều chuyên gia đồng tình phân chia giới
hạn của các hoạt động khai thác hải sản gần bờ với các hoạt động đó trong
vùng biển xa bờ, đối với vùng biển miền Trung là ở độ sâu 50 m, còn ở các
vùng kia là 30 m.

Trung

Theo 2 mùa, nghề khai thác cá biển trong một năm cũng chia thành 2 vụ có
đặc tính khác biệt là vụ Nam (tháng 3 - 9) và vụ Bắc (tháng 10 - 2 năm sau).
tâm(BTS.
Học2006)
liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
2.2.2 Đặc điểm nguồn lợi hải sản
Biển Việt Nam có trên 2.000 loài cá, trong đó khoảng 130 loài cá có giá trị
kinh tế. Theo những đánh giá mới nhất, trữ lượng cá biển trong toàn vùng biển
là 4,2 triệu tấn, trong đó sản lượng cho phép khai thác là 1,7 triệu tấn/năm, bao
gồm 850 nghìn tấn cá đáy, 700 nghìn tấn cá nổi nhỏ, 120 nghìn tấn cá nổi đại
dương (Viện nghiên cứu hải sản, 2006).
Bên cạnh cá biển còn nhiều nguồn lợi tự nhiên như: trên 1.600 loài giáp xác

(sản lượng cho phép khai thác 50 - 60 nghìn tấn/năm); có giá trị cao là tôm
biển, tôm hùm và tôm mũ ni, cua, ghẹ; khoảng 2.500 loài động vật thân mềm,
trong đó có ý nghĩa kinh tế cao nhất là mực và bạch tuộc (cho phép khai thác
60 - 70 nghìn tấn/năm); hằng năm có thể khai thác từ 45 đến 50 nghìn tấn rong
biển có giá trị kinh tế như rong câu, rong mơ v.v... Bên cạnh đó, còn rất nhiều
loài đặc sản quí như bào ngư, đồi mồi, chim biển và có thể khai thác vây cá,
bóng cá, ngọc trai, v.v...
Bị chi phối bởi đặc thù của vùng biển nhiệt đới, nguồn lợi thuỷ sản nước ta có
thành phần loài đa dạng, kích thước cá thể nhỏ, tốc độ tái tạo nguồn lợi cao.
Chế độ gió mùa tạo nên sự thay đổi căn bản điều kiện hải dương, làm cho sự

4


phân bố của cá cũng thay đổi rõ ràng, sống phân tán với quy mô đàn nhỏ. Tỷ
lệ đàn cá nhỏ có kích thước dưới 5 x 20 m chiếm tới 82% số đàn cá, các đàn
vừa (10 x 20 m) chiếm 15%, các đàn lớn (20 x 50 m trở lên) chỉ chiếm 0,7%
và các đàn rất lớn (20 x 500 m) chỉ chiếm 0,1% tổng số đàn cá. Số đàn cá
mang đặc điểm sinh thái vùng gần bờ chiếm 68%, các đàn mang tính đại
dương chỉ chiếm 32%.
Phân bố trữ lượng và khả năng khai thác cá đáy tập trung chủ yếu ở vùng biển
có độ sâu dưới 50 m (56,2%), tiếp đó là vùng sâu từ 51 – 100 m (23,4%). Theo
số liệu thống kê, khả năng cho phép khai thác cá bi ển Việt Nam bao gồm cả cá
nổi và cá đáy ở khu vực gần bờ có thể duy trì ở mức 600.000 tấn. Nếu kể cả
các hải sản khác, sản lượng cho phép khai thác ổn định ở mức 700.000
tấn/năm, thấp hơn so với sản lượng đã khai thác ở khu vực này hằng năm
trong một số năm qua. Trong khi đó, nguồn lợi vùng xa bờ còn lớn, chưa khai
thác hết.
Theo vùng và theo độ sâu, nguồn lợi cá cũng khác nhau. Vùng biển Ðông
Nam Bộ cho khả năng khai thác hải sản xa bờ lớn nhất, chiếm 49,7% khả năng

khai thác cả nước, tiếp đó là Vịnh Bắc Bộ (16,0%), biển miền Trung (14,3%),
Tây Nam Bộ (11,9%), các gò nổi (0,15%), cá nổi đại dương (7,1%)

Trung tâm2.2.3
Học
liệu
Cần khai
Thơthác
@hải
Tài
Năng
lựcĐH
tàu thuyền
sảnliệu học tập và nghiên cứu
Qua 10 năm đổi mới, năng lực tàu thuyền khai thác hải sản đã phát triển
nhanh. Năm 1986, toàn ngành thuỷ sản có 31.680 tàu thuyền máy với tổng
công suất 537.500 CV, 29.000 phương tiện thủ công bao gồm bè mảng và
thuyền gỗ từ 1 - 3 tấn/chiếc. Ðến năm 2006 có khoảng 100 nghìn chiếc tàu
thuyền máy với tổng công suất 4,2 triệu CV (Bộ Thủy Sản, 2006).
Loại từ 90 CV trở lên hiện có khoảng 6.000 chiếc, đây được xem là đội tàu
khai thác hải sản xa bờ.
Trong số tàu thuyền máy có công suất dưới 90 CV thì loại từ 45 CV trở xuống
chiếm đa số (85% tổng số).
Trong số tàu có công suất trên 45CV chỉ khoảng 33% có máy định vị, 21% có
máy đo sâu - dò cá; 63% có máy bộ đàm, 12,5% có máy thông tin liên lạc tầm
xa.
Phần lớn tàu thuyền thiếu phương tiện thông tin liên lạc, phao cứu sinh và
phương tiện an toàn hàng hải nên chỉ có khả năng đánh bắt vùng gần bờ.
Trong tổng số tàu thuyền, số tàu vận tải và dịch vụ chiếm 0,7% về số lượng và
2,1% về công suất, rất ít so với nhu cầu thực tê. Tuy nhiên, trong tiến trình

triển khai chủ trương phát triển khai thác xa bờ của Chính phủ hiện nay,
5


những số liệu trên đang thay đổi rất nhanh chóng. Đội tàu vận tải và thu mua
ngày càng tăng để đáp ứng kịp thời nhu cầu của các đội tàu khai thác xa bờ.
Phần lớn tàu đánh bắt đều cùng lúc hoạt động nhiều loại nghề. Tỉ trọng giữa
các loại nghề tầng đáy và tầng mặt ở các vùng cũng có sự khác nhau: ở các
tỉnh phía Bắc nghề cá đáy chiếm 33 - 35%, cá tầng mặt khoảng 65%, còn ở
các tỉnh Miền Trung nghề cá đáy chiếm 31 - 32%, cá tầng mặt chiếm 68 69%, ở các tỉnh phía Nam tỷ trọng nghề cá tầng đáy và tầng mặt lại tương
đương nhau. Những năm qua nghề lưới kéo ở tầng nước sâu 50 – 100 m trong
còn bị hạn chế bởi số tàu cỡ lớn có khả năng đánh bắt ở tầng đáy còn ít.
Theo thống kê của bộ thuỷ sản tại 19 địa phương cuối năm 1997, cơ cấu nghề
nghiệp của đội tàu đánh cá xa bờ ước tính như sau :
- Nghề lưới kéo khoảng 34,2% số lượng tàu khai thác hải sản.
- Nghề lưới vây chiếm 21,1% số lượng tàu khai thác hải sản.
- Nghề lưới rê chiếm 20,4% số lượng tàu khai thác hải sản.
- Nghề mành vó chiếm 5% số lượng tàu khai thác hải sản.
- Nghề câu chiếm 17,3% số lượng tàu khai thác hải sản.
- Nghề khác chiếm 2% số lượng tàu khai thác hải sản.

Trung

Ngoài ra còn khoảng 10.000 tàu lắp máy 33 – 45 CV có thể ra vùng xa bờ khai
tâmthác
Học
liệu
ĐHchế
Cần
Thơ

Tài
liệuThủy
học
tập
và nghiên cứu
ở mức
độ hạn
khi thời
tiết @
thuận
lợi (Bộ
Sản,
2006).
Trong năm vừa qua hiệu quả của đội tàu khai thác giảm rõ rệt, đặc biệt là đối
với đội tàu lưới kéo, lợi nhuận giảm tới 60%, thu nhập của thuyền viên giảm
trung bình 40% so với trước. Một số lao động, thuyền viên chuyển sang làm
những nghề khác. Có tới 20-30% tổng số tàu thuyền phải nằm bờ do hiệu quả
hoạt động thấp và thiếu lao động. Bên cạnh đó, tình hình thời tiết trong năm
cũng không thuận lợi, cả năm có tới 9 cơn bão và nhiều cơn áp thấp nhiệt đới,
cũng làm cho hoạt động khai thác thủy sản càng khó khăn hơn. Bộ và các địa
phương đã thực hiện các biện pháp quyết liệt nhằm chuyển đổi cơ cấu nghề
nghiệp và tổ chức lại sản xuất, nhờ đó, không chỉ duy trì được hoạt động mà
còn cải thiện được hiệu quả kinh tế của đội tàu. Sản lượng khai thác hải sản
năm 2005 ước đạt 1.809.700 tấn, tăng 4,4% so với năm 2004 và bằng 103,4%
kế hoạch (Bộ Thủy Sản, 2006).
2.2.4 Sơ lược về khai thác thuỷ sản khu vực Đồng bằng sông Cửu Long
Đồng bằng sông Cửu Long có bờ biển dài trên 700 km chiếm 23% chiều dài
bờ biển cả nước, khoảng 360.000 km 2 vùng kinh tế đặc quyền, giáp biển Đông
và Vịnh Thái Lan, vùng thềm lục địa có thế mạnh về hải sản, rất thuận lợi cho
phát triển kinh tế biển, đặc biệt là khai thác thuỷ sản.Trữ lượng hải sản có khả


6


năng cho phép khai thác hàng năm khoảng 630.000 tấn/năm hải sản các loại,
có 25 cửa luồng lạch thuận tiện cho tàu thuyền đánh cá trú đậu và lưu thông
sâu vào đất liền. Toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long năm 2003 có gần 30
nghìn tàu thuyền cơ giới với tổng công suất khoảng 1,8 triệu CV. Chiến lược
phát triển thuỷ sản của vùng là: Xây dựng ngành thủy sản là ngành kinh tế
quan trọng, đảm bảo thuỷ sản vẫn là ngành kinh tế quan trọng của vùng, xuất
khẩu chiếm trên 50% cả nước. Gia tăng năng lực khai thác biển. Giảm dần
đánh bắt gần bờ, tăng đánh bắt biển khơi, vùng biển xa (Viện nghiên cứu chiến
lược phát triển. 2006).
2.3. Hiện trạng nghề khai thác thuỷ sản ở tỉnh Sóc Trăng
2.3.1 Vị trí địa lý tỉnh Sóc Trăng

Trung

Tỉnh Sóc Trăng có chiều dài bờ biển khoảng 72 km (chiếm 2.21% chiều dài bờ
biển của Việt Nam). Dọc theo bờ biển thuộc tỉnh có 3 cửa chính chảy ra biển
Đông: cửa Định An, cửa Trần Đề, cửa Mỹ Thanh. Nhờ các cửa sông này mà
bờ biển có nhiều phù sa, chất mùn, tạo ra một dãy bờ biển có điều kiện thuận
lợi cho các loài sinh vật phát triển... Những cửa sông thông với biển thuộc tỉnh
Sóc Trăng thường là những bến cá có nhiều tàu thuyền ra vào thường xuyên
(ví dụ như Kinh Ba xã Trung Bình thông với cửa Trần Đề, kênh Song Quế 2
tâmkhu
Học
CầnLong
Thơ
Tàivớiliệu

họcMỹ
tập
và nghiên cứu
vực liệu
Mỏ Ó ĐH
của huyện
Phú@
thông
cửa sông
Thanh).
Phần lớn biển là bùn lầy và có nhiều cây cối nhất là mắm, đước, vẹt, bần... Có
một ít bãi cát trắng. Hằng năm bờ biển được thiên nhiên bồi thêm ở khu vực
thuộc huyện Vĩnh Châu và có tình trạng xói lở ở khu vực bờ biển Bãi Giá, xã
Trung Bình huyện Long Phú.
Bờ biển Đông của tỉnh khá bằng phẳng ít khúc khuỷu, lồi lõm. Các con rạch ở
đất liền chảy ra biển theo hướng Bắc xuống Nam như đánh dấu từng bước tiến
của đất liền ra phía biển. Ở một số đoạn, bước tiến của đất liền có phần chậm
hơn nhưng không phải là không quan trọng. Quá trình xói lở, bồi này có quan
hệ chặt chẽ với nhau. Dòng biển ven bờ đã phá hoại bờ chỗ này để lấy vật liệu
đem đi bồi tụ cho chỗ khác. Khu vực bờ biển của Sóc Trăng được xếp vào loại
có bồi tụ và có xói lở; song độ bồi tụ lớn hơn độ xói lở. (Ủy ban nhân dân tỉnh
Sóc Trăng, 2002).

7


Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Hình 2.1: Bản đồ hành chính tỉnh Sóc Trăng và địa điểm thu mẫu
2.3.2 Địa hình biển và bờ biển

Địa hình và chất đáy: Biển Đông có độ sâu và độ dốc đáy biển không lớn. Độ
dốc đáy biển chạy theo hướng Tây Bắc- Đông Nam. Đường đẳng sâu 100m
chạy rất xa bờ. Phía Tây, địa hình bờ ít lồi lõm hơn và có đảo phân bố rải rác.
Vùng biển Tây nam bộ có độ sâu thấp, đáy hình lòng chảo, nơi sâu nhất ở giữa
vịnh Thái Lan không quá 80 m. Tóm lại địa hình đáy biển Nam Bộ khá bằng
phẳng, độ sâu biến đổi chậm, ít đảo và chướng ngại vật. Một số nơi nhất là
vùng biển Tây Nam bộ có tàu đắm và nhiều hải miên hình ly gây cản trở cho
nghề lưới kéo đáy.

8


Chất đáy ở dãy ven bờ: phần lớn là bùn pha cát, trừ phần phía Bắc từ vĩ độ
10o30`N trở lên và vùng biển Kiên Giang có chất đáy là bùn cát hoặc xen lẫn
vỏ sò. Ngoài khơi cửa sông Cửu Long tồn tại vùng lớn có chất đáy toàn cát và
xa hơn có xen lẫn vỏ sò. Phía Nam mũi Cà Mau có chất đáy là cát bùn. Ngoài
khơi tây nam Cà Mau chất đáy đơn thuần là bùn. Tóm lại vùng biển Đông và
Tây nam bộ chất đáy chủ yếu là bùn, cát hoặc bùn, thỉnh thoảng có vùng xen
lẫn vỏ sò.
Nền đáy biển tương đối bằng phẳng, ít chướng ngại vật thuận tiện cho đánh
bắt hải sản, nhất là nghề lưới kéo (cào), vây, câu mồi, câu mực… Là vùng biển
có khả năng khai thác quanh năm. Là một trong những ngư trường trọng điểm
lớn nhất của Việt Nam.
Diện tích biển Đông Nam bộ xấp xỉ 297.000km2, giới hạn từ 11o20’-8o30’ vĩ
độ Bắc, cách bờ 200 hải lý thuận lợi cho cả khai thác cá đáy và cá nổi.
Bảng 2.1: Diện tích phân bố theo độ sâu

Trung tâm

Độ sâu (m)

Diện tích (km2)
0 – 30
50.500
31 – 50
75.000
51 – 100
95.000
lớn
hơn
100
76.000
Học liệu ĐH Cần Thơ @

Tài

%
17
25
32
26
liệu học

Cách bờ (Hải lý)
30 – 50
40 – 60
100
lớn
hơn
100
tập và nghiên


(Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng, 2002).
2.3.3 Khí hậu thời tiết, khí tượng thủy văn
Nhiệt độ nước thường cao hơn nhiệt độ không khí từ 2-3,0oC. Nhiệt độ nước
biển cao nhất vào tháng 5, trung bình từ 30-31oC, thấp nhất vào tháng 1, trung
bình từ 25,7-28,0oC. Xu thế chung là nhiệt độ trong mùa Đông tăng dần từ bờ
ra khơi và về phía vịnh Thái Lan. Nhiệt độ nước trong mùa Hè dược nâng lên
1-20C so với mùa Đông, nhiệt độ giảm xuống do ảnh hưởng của nước trồi. Là
vùng biển nông nên nhiệt độ gần như đồng nhất từ tầng mặt đến đáy ( đối với
vùng biển dưới 50 m nước).
Độ mặn nước tương đối cao và ổn định trong thời gian từ tháng 12 (đối với
vùng gần bờ) còn ngoài khơi cho đến tháng 5, sau đó giảm dần cho đến tháng
8 đối với vùng biển ven bờ, còn phía Đông độ mặn giảm dần cho đến tháng
11. Biến thiên độ mặn vùng sát bờ lớn hơn so với ngoài khơi. Độ mặn vùng
phía Đông Nam Bộ cũng có xu hướng tăng dần từ bờ ra khơi. Độ mặn nhỏ hơn
32ppt (‰) nằm sát cửa sông Vũng Tàu, còn lại toàn bộ vùng biển kể cả hai
mùa Đông, Hè đều lớn hơn 33‰ ( ở tầng mặt), tầng đáy lớn hơn hoặc bằng
34‰ ( đối với vùng nước có độ sâu lớn hơn 50 m ).

9

cứu


Gió bão: Chế độ gió của vùng biển này chỉ được thể hiện ở hai hướng chính
theo hai mùa thời tiết trong năm là Đông Bắc và Tây Nam. Tốc độ gió tương
đối yếu và dịu hơn so với các vùng biển miền Trung và miền Bắc. Bão rất ít
xuất hiện, ít sóng gió lớn. Cường độ chủ yếu ở cấp từ 1-2, ít khi có cấp 4-5.
Trong mùa khô (15 tháng 11- tháng 3) gió mùa Đông Bắc thịnh hành, cường
độ gió chủ yếu từ cấp 1-3, rất ít khi có gió từ cấp 5-6, tần suất xuất hiện bão

2% năm. Ngày 2 thàng 11 năm 1997 cơn bão số 5 (Linda) đổ bộ vào Sóc
Trăng gây thiệt haị lớn cho nghề cá của tỉnh, đặc biệt là các huyện ven biển.
Thủy triều thuộc khu vực biển Sóc Trăng chịu sự chi phối của cơ chế triều
biển Đông. Biển Đông có chế độ bán nhật triều không đều. Trong một ngày
đêm có hai lần thủy triều lên xuống. Chế độ dòng chảy và các quá trình động
lực học khác trong toàn vùng biển Việt Nam nói chung và vùng biển Nam bộ
nói riêng không những phụ thuộc chặt chẽ vào hệ thống hoàn lưu khí quyển
mà còn bị chi phối và chịu sự tác động trực tiếp bởi nhiều yếu tố địa lý khác
như địa hình đường bờ, địa hình đáy biển, các dòng nước từ lục địa đổ ra (Ủy
ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng, 2002).
2.3.4 Đánh giá nguồn lợi hải sản vùng biển Đông Nam Bộ

Trung

Việc đánh giá nguồn lợi vùng biển của riêng tỉnh là không khả thi, vì không
tâmthểHọc
ĐH Cần
@ tỉnh
Tàinàoliệu
họcdựa
tập
nghiên
phân liệu
chia nguồn
lợi của Thơ
riêng một
mà phải
trênvà
nguồn
lợi của cứu

cả một vùng biển, do đó để tìm hiểu nguồn lợi biển Sóc Trăng ta tìm hiểu
nguồn lợi vùng biển Đông Nam Bộ vì biển Sóc Trăng nẳm trong vùng biển
Đông Nam Bộ.
Vùng biển Đông Nam Bộ, là vùng biển có diện tích vùng đặc quyền kinh tế
khoảng 297.000 Km2. Trữ lượng toàn vùng biển khoảng 2.300.000 tấn, khả
năng cho phép khai thác là 930.456 tấn. Khả năng khai thác xa bờ 652.000 tấn,
khả năng khai thác gần bờ 278.456 tấn. Một số loài cá đáy có sản lượng cao
phải kể đến cá bò Nhật Bản, cá trác ngắn, cá phèn khoai…Một số loài cá nổi
có tỷ lệ cao trong sản lượng khai thác gồm: cá ngừ chù, cá ngè ồ, cá ngè vằn,
cá nục, cá bạc má…(Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng, 2002).
Các bãi cá chính trong vùng biển này phải kể đến ngư trường cù lao Thu, ngư
trường Côn Sơn, ngư trường cửa sông Cửu Long. Ngoài các khu vực kể trên
có thể khai thác một số loài như cá Đỏ môi, Thu hố ở các gò nổi ngoài khơi và
tôm vỗ vùng biển sâu vào khoảng thời gian từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau.
Nguồn lợi tôm biển: qua điều tra nguồn lợi tôm biển vùng Đông Nam Bộ có
50 loài tôm. Những loài có giá trị kinh tế tôm he, tôm thẻ trắng, tôm sú, tôm
nghệ. Vùng tiếp giáp cửa sông có độ sâu từ 15 đến 30 m là bãi đẽ của tôm bố
mẹ. Khu vực rừng ngập mặn, giàu thức ăn là nơi cư trú và sinh trưởng của
10


tôm, cá con. Khả năng khai thác tôm theo điều tra khoảng 11.806 tấn(Ủy ban
nhân dân tỉnh Sóc Trăng, 2002).
Nguồn lợi mực: mực nang ở vùng biển Đông Nam Bộ tập trung nhiều quanh
Côn Đảo và Nam Cà Mau. Mực ống phân bố rộng, chủ yếu ở độ sâu từ 100 m
trở vào (chiếm 80%) trong đó phần lớn tập trung ở độ sâu từ 30 – 50 m. Trong
mùa khô (từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau) mực ống di chuyển vào vùng nước
nông. Các tháng trong mùa mưa (từ tháng 6 đến tháng 9) mực ống di chuyển
ra vùng nước sâu. Ngoài ra mực ống còn di chuyển theo chiếu thẳng đứng, ban
ngày mực ống lặn xuống sâu, ban đêm chúng di chuyển lên tầng mặt, vì vậy

sản lượng mực ống trong lưới kéo đáy đánh bắt ban ngày cao gấp 2 – 5 lần
đánh bắt ban đêm. Khả năng khai thác mực theo điều tra khoảng 30.952 tấn.
Nguồn lợi cá nổi: quan trọng ở vùng biển Đông Nam Bộ phải kể đến cá ngừ.
Ngoài ra còn có các lời cá khác như: cá mập, cá nhám, cá thu ngàng, cá nục
heo… (Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng. 2002).
Mùa vụ khai thác của ngư dân Sóc Trăng là hầu như quanh năm, tuy nhiên
mùa chính của nghề lưới kéo là vụ Nam (tháng 3 - 9) đây là mùa vụ khai thác
tôm chủ yếu đặc biệt là các tháng 4 – 5, mực chủ yếu các tháng 6 – 7.
Hiện trạng phát triển khai thác thủy sản ở Sóc Trăng
Trung tâm2.3.5
Học
liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Trong giai đoạn từ năm 2001 – 2005 thuỷ sản đã trở thành thế mạnh của tỉnh,
trong đó khai thác thuỷ sản từ biển cũng đóng góp một phần không nhỏ. Sản
lượng khai thác thuỷ hải sản sơ bộ năm 2005 là 100.943 tấn trong đó sản
lượng khai thác hải sản đạt 24.435 tấn chiếm 24,2 %, trong sản lượng khai
thác hải sản sản lượng tôm khai thác đạt 2.132 tấn chiếm 8,73%. (Cục thống
kê tỉnh Sóc Trăng, 2006).

Tấn

120.000
100.000
80.000
60.000
40.000
20.000
0
1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 Sơ
bộ

Sản lượng hải sản (Tấn)
Tổng sản lượng (Tấn)
2005

Hình 2.2: Sản lượng thuỷ hải sản của tỉnh Sóc Trăng từ 1992 – 2005

11


Giá trị (triệu đồng)

20
04

20
03

20
02

20
01

20
00

19
99

19

98

19
97

19
96

19
95

19
94

19
93

5.000.000
4.500.000
4.000.000
3.500.000
3.000.000
2.500.000
2.000.000
1.500.000
1.000.000
500.000
0

19

92

Triệu đồng

Vùng có nghề khai thác thuỷ sản mạnh của tỉnh chủ yếu tập trung ở các huyện
giáp với biển như huyện Long Phú, Vĩnh Châu. Các huyện này đóng góp chủ
yếu sản lượng thuỷ hải sản của tỉnh năm 2005: huyện Long Phú đạt 31.550 tấn
chiếm 31,3 % sản lượng toàn tỉnh, huyện Vĩnh Châu đạt 25.630 tấn chiếm
25,4 % sản lượng toàn tỉnh.(Cục thống kê tỉnh Sóc Trăng, 2006).

Tổng giá trị (triệu đồng)

Hình 2.3: Giá trị sản xuất thuỷ sản của tỉnh Sóc Trăng từ năm 1992- 2005

Trung

Tính đến năm 2005 tỉnh Sóc Trăng có 959 chiếc tàu thuyền cơ giới với tổng
công suất đạt 54.317, trong đó có 766 chiếc hoạt động trong vùng nước mặn
tổng liệu
công suất
52.909
CV. @
Số lượng
tàu thuyền
côngvà
suấtnghiên
nhỏ dưới cứu
tâmvớiHọc
ĐHđạtCần
Thơ

Tài liệu
họccótập
90 CV là trên 50%. Số lượng tàu thuyền nghề cào chiếm tỉ lệ trên 40% tổng số
lượng tàu thuyền cơ giới của tỉnh.
Tính đến năm 2005, toàn tỉnh có trên 3000 người lao động làm việc trên các
phương tiện khai thác thuỷ sản, trong đó số người làm việc trên các tàu thuyền
nghề lưới kéo là trên 1200 người (Cục thống kê tỉnh Sóc Trăng, 2006).
Chiến lược phát triển nghề cá của tỉnh theo quan điểm: không phát triển thêm
tàu mới, không đóng mới, số lượng tàu thuyền không tăng mà nâng cấp lên về
mặt công suất, trang bị; chỉ thay thế, sửa chữa nâng cấp tàu cũ mục nát; hạn
chế phát triển nghề cào mà chuyển sang nghề khác nếu có điều kiện. Những
hạn chế của tỉnh trong quản lý nghề cá: lực lượng kiểm tra, quản lý còn mỏng,
còn hạn chế về mặt chuyên môn. Khó khăn: dịch vụ thu mua thuỷ sản chưa
đáp ứng kịp, giá cả thị trường không ổn định, khí hậu thời tiết xấu.
2.4 Sơ lược về máy điện hàng hải trên thế giới
2.4.1 Máy định vị
Ngay từ khi con người đã phóng thành công vệ tinh nhân tạo của trái đất thì
các nhà khoa học đã bắt tay ngay vào việc nghiên cứu ứng dụng các thành quả

12


đó vào lĩnh vực hàng hải. Trên thế giới đã có 6 hệ thống định vị vệ tinh được
công bố, đó là các hệ thống định vị: Loran A, Loran A, Decca, Omega, Navy
Navigation Satellite System (NNSS), Global Positioning System (GPS). Trong
đó ở Việt Nam chỉ có hai hệ thống định vị: Omega, GPS là có khả năng thu
nhận và xử lý được tín hiệu. Do có nhược điểm là độ chính xác chưa cao, khả
năng định vị phụ thuộc thời điểm trong ngày và thời tiết, nên các máy thu
Omega ít được tàu cá Việt Nam sử dụng (Trần Tiến Phức, 2004).
Hệ thống định vị GPS


Trung

Năm 1967, vệ tinh hàng hải đầu tiên được xây dựng mang tên TRANSIT (viết
tắt là NNSS). Sau khi hoàn thiện hệ thống này có 6 vệ tinh bay theo quỹ đạo,
tín hiệu do vệ tinh phát ra truyền đến máy thu trên tàu nhận và xữ lý số liệu
phục vụ hàng hải. Máy định vị đầu tiên được dùng cho tàu hải quân Mỹ. Về
sau, bản quyền được bán cho nhiều hảng sản xuất máy định vị trên thế giới từ
đó máy định vị được sử dụng rộng rãi. Đến cuối năm 1996 hệ thống NNSS
ngưng hoạt động thay vào đó là hệ thống định vị GPS. Hệ thống GPS gồm các
vệ tinh bay ở độ cao khoảng 20.000 Km so với mặt đất, chia thành 6 nhóm,
bay trên 6 mặt phẳng quỹ đạo, nghiêng 550 so với mặt phẳng xích đạo của trái
đất và cách nhau một góc 60 0 . Chu kỳ bay của vệ tinh một vòng quanh trái đất
12 giờ hằng tinh. Giờ hằng tinh khác giờ mặt trời nên ở mỗi điểm trên mặt đất
tâmtheo
Học
liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
dõi một vệ tinh sẽ thấy nó mọc sớm hơn 4 phút mỗi ngày.Từ đó máy định
vị hệ thống GPS được sử dụng rộng rãi trên cả tàu hàng lẫn tàu đánh cá (Trần
Tiến Phức, 2004).
Chức năng sử dụng: Máy định vị dùng để xác định vị trí tàu, nhớ các điểm
quan trọng, lưu vết đường đi của tàu trong lúc kéo lưới, thả lưới, dẫn tàu hành
trình, lập trình trước đường đi của tàu… giúp tàu hành trình trong thời gian
nhanh nhất và an toàn nhất.
Các hiệu máy: FurunoGP30, FurunoGP31, FurunoGP32 do Nhật sản xuất;
máy GARMIM của Mỹ sản xuất.
Lắp đặt máy định vị: Khối máy chính chứa nhiều mạch điện tử nên không
lắp nơi ẩm thấp, nhiệt độ cao, lắp đặt nơi dễ quan sát trong khi điều động tàu,
chú ý nối mát để chống nhiễu, chú ý độ dài cáp anten. Việc lắp đặt anten phải
chú ý không nằm trong phạm vi ảnh hưởng của sóng rada nếu tàu có lắp rada.

Nhìn chung việc lắp đặt tương đối đơn giản nên ngư dân có thể tự làm.
Giá thành: Giá thành máy định vị từ 4 đến 6 triệu đồng một chiếc.
Ưu điểm: Tuổi thọ cao, ít hư hỏng, giá thành phù hợp với thu nhập của ngư
dân, có nhiều tính năng phục vụ cho sản xuất.

13


Nhược điểm: Việc vận hành tương đối phức tạp
2.4.2 Máy đàm thoại
Máy thu phát vô tuyến điện đóng vai trò quan trọng đối với mỗi con tàu đi
biển. Ngoài nhiệm vụ nhận thông tin về thời tiết, máy còn để thông tin giữa
các tàu với nhau hay với đất liền. Một hệ thống thông tin liên lạc mang tính
chất toàn cầu đã được hoàn chỉnh vào tháng 2/1999 có tên gọi viết tắt là
GMDSS (Global Maritime Distress and Safety System), nhằm đảm bảo an
toàn và thông tin thuận lợi cho các tàu đi biển. Tuy nhiên giá thành một cụm
thiết bị GMDSS lắp trên tàu vẫn còn rất cao so với khả năng tài chính của ngư
dân Việt Nam trong giai đoạn hiện nay (2004).
Trên tàu cá Việt Nam hiện nay sử dụng hai loại máy đàm thoại chính:
Máy đàm thoại tầm gần, công suất nhỏ, tần số dải CB ( 25Mhz đến 30Mhz)
như: ONWA, MAXCOMM, SUPER STAR, LAFAYETTE, NEW FORMAC
288, MELCHIONI KR 292, ARGO 300, GALAXY, FUICOM DSB – 180,
Sea Eagle 6900… Khoảng cách liên lạc trong điều kiện thời tiết bình thường
có thể đạt tới 70 đến 80 hải lý.

Trung

Máy đàm thoại tầm xa, công suất lớn, dải tần số MF và HF (1.6Mhz và
như: ICOM,
JSB, KENWOOD,

ALINCO,
FURUNO…
tàu trên cứu
tâm30Mhz)
Học liệu
ĐH Cần
Thơ @ Tài
liệu học
tập vàCác
nghiên
vùng biển Đông, vịnh Bắc Bộ, vịnh Thái Lan có thể liên lạc với nhau và gọi về
đất liền thông qua hệ thống thông tin điện tử hàng hải của Việt Nam
Có 3 phương pháp chính điều chế tín để truyền sóng:
Điều chế biên độ (MODE AM): Điều chế biên độ (AM) có kỹ thuật mạch
điện đơn giản, dễ lắp ráp, điều chỉnh và giá thành hạ. Nhiễu do bản thân các
linh kiện trong mạch gây ra thấp. Khuyết điểm là nhiễu do hiện tượng pháng
điện trong khí quyển như sét, hàn hồ quang, phóng điện ở cổ góp máy phát
điện một chiều…tác động qua môi trường vào máy gây tiếng ồn và nhiều khi
đánh hỏng mạch điện tử.Vì vậy trong điều kiện thời tiết xấu hay môi trường có
hiện tượng phóng điện thì chất lượng truyền tin kém và có lúc không thể thực
hiện được (Trần Tiến Phức, 2004).
Phương pháp điều chế biên trên (USB) và điều chế biên dưới (LSB) gọi
chung là SSB: Ưu điểm của phương pháp này là có khả năng tăng công suất
phát lên hai đến bốn lần khi sử dụng cùng các linh kiện trong mạch điện của
máy. Nhờ xử lý biên độ sóng mang thấp khi chưa có tín hiệu tin tức nên công
suất tiêu thụ điện của toàn máy giảm nhiều lần so với điều chế AM và FM.
Tuy nhiên, ngoài những khuyết điểm mắc phải giống như điều chế AM, điều

14



chế USB và LSB còn làm hẹp dải âm tần nên chất lượng âm thanh nghe được
không cao (Trần Tiến Phức, 2004).
Điều chế tần số (MODE FM): Ưu điểm là loại trừ được nhiễu phóng điện
nên chất lượng tín hiệu trong phương thức điều chế này tốt hơn, độ trung thực
của tín hiệu thu được rất cao. Những xung nhiễu điều biên quá mạnh làm cháy
loa sẽ không còn nữa. Tuy nhiên, nhiễu điện tử do bản thân mạch điện gây ra
lớn hơn nên khi chưa có tín hiệu vào máy thu nền ồn cao. Việc giảm tác hại
của nhiễu này được thực hiện bằng cách chỉnh SQ (squelch) nhưng không phải
tất cả mọi người sử dụng đều biết vận hành một cách thành thạo. Mặt khác,
muốn thực hiện điều chế tần số có chất lượng tốt cần dung sóng mang ở dải
tần số cao hơn so với điều chế biên độ. Sóng mang ở tần số càng cao càng có
đặc tính truyền thẳng nên cự ly liên lạc bị ảnh hưởng của địa hình trên mặt đất.
Biên độ sóng mang không thay đổi trong suốt quá trình phát nên công suất
tiêu thụ điện của nguồn cung cấp là lớn nhất so với các phương pháp điều chế
AM,USB, LSB (Trần Tiến Phức, 2004).
Điều chế xung (MODE CW): tín hiệu được mã hoá bằng độ dài của xung
phát. Trong hàng hải thường dùng bảng mã Morse. Xung phát ngắn tương ứng
với ký hiệu (.) gọi là tích, xung phát dài tương ứng với ký hiệu (,) gọ là tè.
Phương thức điều chế này ít được ngư dân sử dụng (Trần Tiến Phức, 2004).

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Nguyên lý vận hành: Máy đàm thoại sử dụng sóng điện từ ở tần số cao để
mang tín hiệu cần liên lạc đi xa gọi là sóng mang. Quá trình đưa tín hiệu cần
truyền đạt vào sóng cao tần gọi là sự điều chế. Tại máy thu sẽ có quá trình
ngược lại gọi là giải điều chế để loại bỏ sóng mang và giữ lại tin tức cần
truyền đạt (Trần Tiến Phức, 2004).

Chức năng sử dụng: Máy đàm thoại đóng vai trò quan trọng cho mỗi con tàu
đi biển. Nó dùng để thông tin giữa các tàu với nhau, để liên lạc về đất liền.

Ngoài ra nó còn có nhiệm vụ thu nhận tình hình thời tiết.
Lắp đặt máy đàm thoại: Đa số máy được thiết kế với điện áp vào là 13,8
VDC. Khối máy chính lắp ở nơi thuận tiện cho người sử dụng trong cả hành
trình và khai thác thuỷ sản, tránh nơi có nhiệt độ cao, không thoát nhiệt, không
đặt gần các nguồn có tia lửa điện, nơi có độ sáng cao, dễ bị nhiễm mặn. Việc
lắp anten cho máy cần chú ý phương hướng chống sét. Nhìn chung việc lắp
đặt máy đàm thoại trên tàu tương đối đơn giản, yêu cầu kỹ thuật không cao.
Giá máy: Giá máy đàm thoại tầm gần hiện nay từ 2,5 đến 4 triệu đồng /chiếc.
Đàm thoại tầm xa từ 8 đến 11 triệu đồng/chiếc. Nhìn chung giá máy đàm thoại
tầm gần tương đối rẻ phù hợp với khả năng của ngư dân, máy đàm thoại tầm
xa có giá thành tương đối cao.
15


Ưu điểm:
- Máy đàm thoại tầm gần: giá thành thấp phù hợp với khả năng tài
chính của ngư dân, dễ lắp đặt, dễ vận hành.
- Máy đàm thoại tầm xa: cự li liên lạc xa hơn
Khuyết điểm:
- Máy đàm thoại tầm gần: Cự li liên lạc ngắn.
- Máy đàm thoại tầm xa: Giá thành cao, vận hành tương đối phức tạp.
2.4.3 Máy Ra đa
Ra da là viết tắt của cụm từ Radio Detection And Ranging có nghĩa là phát
hiện mục tiêu và đo khoảng chách bằng sống vô tuyến. Khi nói Ra Đa hiểu
theo nghĩa thông thường thì đó là thiết bị dùng sống vô tuyến thăm dò, xác
định hướng, vị trí hay sự chuyển động của mục tiêu so với nơi lắp đặt.

Trung

Nguyên tắc hoạt động: cơ bản của ra đa là lợi dụng sự vọng lại của sóng vô

tuyến, đã được phát triển trong suốt Chiến tranh thế giới thứ nhất và được áp
dụng vào trong lĩnh vực hàng hải từ lâu. (Furuno Electric CO.LTD, 2004).
Rada hàng hải là thiết bị dung sóng vô tuyến để thăm dò, xác định hướng, vị
trí hay sự chuyển động của mục tiêu so với tàu ở khoảng cách xa hơn so với
tâmmắt
Học
liệu
ĐHtầmCần
Thơ
tập tối...
và (Trần
nghiên
thường
trong
nhìn hạn
chế@
nhưTài
mưa,liệu
sươnghọc
mù, đêm
Tiến cứu
Phức, 2004).
Chức năng sử dụng: Áp dụng nguyên tắc trên nên rađa rất hữu ích khi tầm
nhìn bị hạn chế như trong mưa, sương mù, đêm tối… Đồng thời nó xác định
được khoảng cách góc mạn, vận tốc và hướng dịch chuyển của mục tiêu. Rada
giúp cho tàu biển có thể xác định được vị trí tàu mình so với các mục tiêu
khác, quan sát và phòng tránh va chạm. Trong nghề cá rađa là một phương
tiện đắc lực nhằm đảm bảo an toàn hàng hải và giúp khai thác thủy sản có hiệu
quả. Rada giúp cho thuyền trưởng xác định được hướng dắt lưới, thả lưới và
tốc độ dắt lưới, đặc biệt là nghề lưới rê và câu khơi, rađa giúp cho người

thuyền trưởng kiểm soát được ngư cụ của mình nhờ phao tiêu gắn trên đó
tránh được nguy cơ tàu khác tiếp cận lưới.
Các loai máy: Một số Rada đang sử dụng trong nghề cá Việt Nam: Rada
FURUNO 1832; Rada JMA 2144; Rada JMA 2254..
Giá thành: Khoảng 50 triệu đến 70 triệu một chiếc.
Ưu điểm: Độ bền cao, có nhiều tính năng hàng hải quan trọng.
Nhược điểm: Giá thành cao, vận hành phức tạp.

16


2.4.4 Máy đo sâu - dò cá
Nguyên lý vận hành: Máy đo sâu - dò cá hoạt động dựa trên nguyên lý thu phát sóng siêu âm. Máy sẽ phát một chùm sóng siêu âm định hướng vào trong
nước, sóng siêu âm gặp cá, đáy biển hay môi trường bất đồng nhất với đáy
biển sẽ phản bị phản xạ trở về máy thu. Đo khoảng thời gian từ lúc phát đến
lúc thu được tín hiệu ta sẽ xác định được độ sâu.
Có hai loại máy đo sâu – dò cá chính:
Máy dò đứng: Trục của chùm tia siêu âm được phát thẳng đứng xuống đáy
biển.
Máy dò ngang: Trục của chùm tia siêu âm có thể thay đổi được hướng trong
nước để phát hiện mục tiêu (Trần Tiến Phức, 2004).
Chức năng sử dụng: Máy đo sâu dò cá có khả năng đo độ sâu của vùng biển,
thăm dò nền đáy ngư trường đánh bắt và phát hiện đàn cá.
Các hiệu máy đang sử dụng phổ biến: Furuno 1610CF; Fuso 609…
Giá thành: Từ 10 đến 20 triệu đồng một chiếc.
Ưu điểm: Có nhiều tính năng phục vụ cho hành trình và khai thác thuỷ sản.
thành
cao,Thơ
khó vận
đặt phức

Trung tâmNhược
Họcđiểm:Giá
liệu ĐH
Cần
@hành,
Tàilắpliệu
họctạp.
tập và nghiên cứu
Sau đây ta tìm hiểu tính năng kỹ thuật, chức năng chính của một số loại máy
điện hàng hải được ngư dân ưa chuộng.
2.5 Thông số kỹ thuật của một số loại máy điện hàng hải ngư dân Việt
Nam thường sử dụng
2.5.1 Một số lưu ý khi lắp đặt và sử dụng máy điện hàng hải
- Sử dụng nguồn điện một chiều ổn định, theo đúng yêu cầu kỹ thuật
của máy. Tuyệt đối không sử dụng máy khi bình điện đang sạc.
- Phải nối chính xác dây nguồn ( nối đúng cực dương và cực âm).
- Nên dùng một bình điện riêng cho từng máy điện hàng hải.
- Khi cầu chì đứt phải tìm nguyên nhân trước khi thay cầu chì mới, cầu
chì thay thế phải có đặc tính kỹ thuật tương đương với cầu chì của
máy. Tuyệt đối không dùng cầu chì có trị số ampere lớn hơn, không
được bỏ cầu chì để đấu dây trực tiếp.
- Phải đảm bảo các đầu nối điện tiếp xúc tốt, tuyệt đối không được để
mất điện đột ngột khi sử dụng máy.
- Không được để ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào mặt máy.

17


- Đối với anten của máy định vị, vị trí lắp đặt phải cách xa vị trí lắp đặt
của anten máy đàm thoại ít nhất 3 m trở lên và phải nằm ngoài tầm

quét của rađa gắn trên tàu.
- Đối với máy đàm thoại, tuyệt đối không được bóp micro phát liên tục
quá 1 phút.
2.5.2 Máy đàm thoại tầm gần
2.5.2.1 Máy đàm thoại tầm gần Super Star 2400
Nhãn hiệu Super Star nói chung do nhiều nước sản xuất. Trong đó 2 loại máy
đàm thoại tầm gần Super Star 2400 do Đài Loan và Nhật Bản sản xuất được
dùng phổ biến nhất và có vẻ bề ngoài rất giống nhau, tuy nhiên loại máy do
Nhật Bản chế tạo có độ bên cao, ổn định hơn mặc dù giá có hơi cao hơn.
Các thông số kỹ thuật của máy đàm tầm gần Super Star 2400

Trung tâm

- Đây là loại máy đàm thoại tầm gần có 6 băng tần số liên lạc: A, B, C,
D, E, F. Mỗi băng có 40 kênh, mỗi kênh cách nhau 10 KHz.
- Dãi tần số thu phát sóng 26.065 – 28.755 MHz.
- Có 5 phương thức điều chế tín hiệu: AM, FM, USB, LSB, CW.
- Công suất phát USB, LSB, CW: thấp 2W, trung bình 8W, cao 12W;
Học- liệu
ĐHphát
Cần
họcbình
tập4 W,
vàcao
nghiên
Công suất
sóngThơ
AM: @
thấpTài
nhất 1liệu

W, trung
7,5 W; cứu
- Công suất phát sóng FM: thấp nhất 1 W, trung bình 4 W, cao 10 W.
- Công suất ra am tần cực đại 2 W, ứng với loa 8 Ω.
- Trở kháng lối ra anten 50 Ω.
- Dùng nguồn điện một chiều ổn định 13,8 VDC, cực âm nối mát.
- Cầu chì 3,5 A.
- Chỉnh Coarse có thể làm lêch tần số thu phát ± 5 KHz nên tăng số
kênh liên lạc lên rất nhiều.

Hình 2.4: Máy đàm thoại tầm gần Super Star 2400 (Ảnh Hứa Duy Khiêm)

18


×