Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

tìm hiểu về rủi ro trong nghề khai thác thủy sản xa bờ ở tỉnh bến tre

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (544 KB, 85 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN

TRẦN THỊ NGỌC PHỤNG

TÌM HIỂU VỀ RỦI RO TRONG NGHỀ KHAI THÁC
THỦY SẢN XA BỜ Ở TỈNH BẾN TRE

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KHAI THÁC THỦY SẢN

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
Ts. LÊ XUÂN SINH

2006


TÓM TẮT
Nghề khai thác thủy sản ở tỉnh Bến Tre, đặc biệt là ở huyện Ba Tri là nghề chính
của ngư dân địa phương. Những người đã có kinh nghiệm lâu năm gắn bó với
nghề. Tuy nhiên, trong những năm gần đây nguồn lợi thủy sản biển đang ngày càng
cạn kiệt và những yếu tố bất lợi khác đã và đang mang lại cho nghề khai thác xa
bờ. Vì thế đề tài này được tiến hành để tìm hiểu và phân tích những rủi ro trong
nghề khai thác thủy sản xa bờ nhằm góp phần giúp cho ngư dân phòng tránh và
ứng phó tốt hơn với những rủi ro thường gặp trong nghề.
Phương pháp phỏng vấn trực tiếp hộ khai thác thủy sản bằng bảng câu hỏi soạn sẵn
được áp dụng để thu số liệu từ 66 hộ khai thác. Phương pháp thống kê mô tả và
thống kê so sánh được sử dụng kết hợp với phân tích tương quan đa biến và phân
tích ma trận SWOT.
Kết quả điều tra: hai loại hình khai thác chủ yếu là lưới kéo và lưới vây cho thấy


tàu khai thác xa bờ có công suất máy chính trung bình từ 100CV đến 390CV. Ngư
dân thường khai thác quanh năm, đạt sản lượng trung bình 526,5 tấn/tàu/năm, mặc
dù sản lượng khá cao nhưng năng suất của cả hai loại nghề đều thấp
(1,3tấn/CV/năm). So với chi phí bỏ ra là 464,2 triệu đồng/năm thì lợi nhuận thu về
là tương đối thấp 290tr.đ/hộ/năm.

Trung tâmNghiên
Học cứu
liệucũng
ĐHchoCần
@dân
Tàithường
liệu gặp
họcnhững
tậprủi
vàronghiên
thấy Thơ
rằng ngư
như: rủi rocứu
về
máy móc, thiết bị khai thác, rủi ro về thời tiết, mùa vụ khai thác, rủi ro về tiền vốn
trong khai thác xa bờ, rủi ro về thị trường… Những rủi ro này đã gây hậu quả rất
nghiêm trọng đến tính mạng, tài sản cũng như hiệu quả khai thác của ngư dân.
Thông thường ngư dân đã có dự phòng trước các rủi ro có thể xảy ra với nghề
nghiệp của mình. Tuy nhiên, các rủi ro ngoài dự tính thường gây nên sự bị động
cho ngư dân, họ chỉ biết trông chờ sự giúp đỡ của các tàu khác qua hệ thống đàm
thoại tầm gần là chủ yếu.
Để khai thác có hiệu quả và lâu dài, ngư dân cần quan tâm hơn nữa đến công tác
bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản, nâng cao trình độ chuyên môn, giảm thiểu
rủi ro cho mình bên cạnh sự hỗ trợ của Nhà nước và các cơ quan chức năng.


2


MỤC LỤC
LỜI CẢM TẠ..................................................................................................... 1
TÓM TẮT .......................................................................................................... 2
MỤC LỤC.......................................................................................................... 3
DANH SÁCH BẢNG......................................................................................... 5
DANH SÁCH HÌNH .......................................................................................... 6
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.............................................................................. 7
Chương 1: GIỚI THIỆU..................................................................................... 8
1.1 Giới thiệu............................................................................................................8
1.2 Mục tiêu của đề tài..............................................................................................9
1.2.1 Mục tiêu cơ bản của đề tài........................................................................9
1.2.2 Các mục tiêu cụ thể của đề tài ..................................................................9
1.3 Nội dung nghiên cứu...................................................................................9

Chương 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU................................................................ 10

Trung tâm

2.1 Các khái niệm cơ bản........................................................................................10
2.1.1 Khái niệm về rủi ro trong khai thác thủy sản...........................................10
2.1.2 Đôi nét về nghề lưới kéo và nghề lưới vây..............................................11
2.2 Tình hình khai thác thủy sản trên thế giới..........................................................11
2.3 Tình hình thủy sản của Việt Nam ......................................................................12
2.3.1 Nguồn lợi thủy sản biển của Việt Nam ...................................................12
Học
ĐH

Cầnkhai
Thơ
liệu
tập và nghiên cứu
2.3.2liệu
Vai trò
của ngành
thác@
thủyTài
sản của
Việthọc
Nam ................................13
2.2.3 Tình hình khai thác thủy sản của Việt Nam ............................................13
2.3.4 Công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản của Việt Nam..............16
2.4 Tình hình khai thác thủy sản ở Đồng Bằng Sông Cửu Long ..............................17
2.5 Đặc điểm ngư trường, nguồn lợi biển của tỉnh Bến Tre .....................................18
2.5.1 Ngư trường.............................................................................................18
2.5.2 Nguồn lợi thủy sản .................................................................................20
2.6 Vai trò và tình hình ngành khai thác thủy sản của tỉnh Bến Tre .........................22
2.7 Tàu thuyền, lao động ngành thủy sản của tỉnh Bến Tre.....................................24
2.8 Cơ cấu nghề nghiệp khai thác thủy sản..............................................................26
2.8 Cơ khí và dịch vụ hậu cần nghề cá của tỉnh Bến Tre..........................................27
2.9 Công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản của tỉnh Bến Tre ....................29

Chương 3: VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..... 31
3.1 Thời gian, địa điểm và giới hạn của đề tài nghiên cứu .......................................31
3.2 Phương pháp nghiên cứu...................................................................................34
3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu.................................................................34
3.3 Các chỉ số tài chính dùng trong quá trình nghiên cứu ........................................34


Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN......................................................... 36
4.1 Thông tin chung về hộ khai thác thủy sản xa bờ ................................................36
4.1.1 Tuổi và giới tính của chủ hộ ...................................................................36
4.1.2 Chuyên môn và số năm kinh nghiệm trong khai thác thủy sản xa bờ.......36
4.1.3 Trình độ văn hóa ....................................................................................37
4.1.4 Nhân khẩu và lao dộng của hộ khai thác thủy sản xa bờ .........................38
4.1.5 Các hoạt động kinh tế của hộ khai thác thủy sản xa bờ ...........................39

3


4.2 Thông tin về tàu, máy móc, ngư cụ, ngư trường và mùa vụ khai thác ................39
4.2.1 Thông tin về tàu thuyền..........................................................................39
4.2.2 Máy móc quan trọng phục vụ khai thác xa bờ.........................................40
4.2.3 Mùa vụ và ngư trường khai thác thủy sản .............. ……………………..42
4.3 Thành phần giống loài, sản lượng và giá bán bình quân.....................................42
4.4 Lý do của việc suy giảm nguồn lợi hải sản ........................................................43
4.5 Hiệu quả kinh tế của khai thác thủy sản xa bờ và đời sống ngư dân...................45
4.5.1 Các khoản chi phí, thu nhập và lợi nhuận của chủ hộ khai thác thủy sản xa
bờ ...................................................................................................................45
4.5.2 Lợi nhuận từ khai thác thủy sản và đời sống ngư dân..............................46
4.6 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả khai thác thủy sản xa bờ ..............47
4.6.1 Các yếu tố ảnh hưởng tới năng suất khai thác .........................................47
4.6.2 Các yếu tố ảnh hưởng tới lợi nhuận ........................................................49
4.6.3 Phân tích đơn các biến có ý nghĩa trong phương trình tương quan đa biến51
4.8.1 Với rủi ro về thời tiết và mùa vụ khai thác..............................................56
4.8.2 Với những rủi ro khác ............................................................................59
4.8.3 Trang thiết bị an toàn đối với tàu cá khai thác xa bờ ở tỉnh Bến Tre........59
4.9 Những giải pháp nhằm quản lý rủi ro đối với khai thác xa bờ............................62
4.10 Phân tích ma trận SWOT đối với khai thác xa bờ ở tỉnh Bến Tre .............65


Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ............................................................ 68
5.1 Kết luận ............................................................................................................68
5.2 Kiến nghị ..........................................................................................................68

TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 71
PHỤ LỤC......................................................................................................... 73

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

4


DANH SÁCH BẢNG

Trung

Bảng 2.1: Sản lượng khai thác qua các năm của đồng bằng sông Cửu Long .. 18
Bảng 2.2: Ước tính trữ lượng và khả năng khai thác tối ưu nguồn lợi nghêu tại một
số bãi khai thác ở Bến Tre ............................................................................. 21
Bảng 2.3: Tình hình biến động sản lượng hải sản đã khai thác ở biển Đông Nam Bộ
...................................................................................................................... 23
Bảng 2.4: Hiện trạng một số chỉ tiêu tại các năm mốc của thời kì 1990–2000 24
Bảng 2.5: Diễn biến sản xuất nước đá trên địa bàn tỉnh Bến Tre 1990–2000.. 28
Bảng 4.1 Phân nhóm tuổi của chủ hộ khai thác xa bờ theo loại nghề ............. 36
Bảng 4.2 Chuyên môn và kinh nghi ệm của các chủ hộ khai thác xa bờ.......... 37
Bảng 4.3 Nhân khẩu và lao động của hộ khai thác xa bờ................................ 38
Bảng 4.4 Giá trị và tỷ lệ của các nguồn thu nhập của hộ khai thác xa bờ........ 39
Bảng 4. 5 Thông tin chung về tàu, máy, ngư cụ ............................................. 40
Bảng 4.6 Mùa vụ và ngư trường khai thác thủy sản ....................................... 42

Bảng 4.7 Thành phần giống loài thủy sản, sản lượng khai thác và giá bán ..... 42
Bảng 4.8 Chi phí, thu nhập, lợi nhuận của chủ hộ khai thác xa bờ/năm.......... 45
Bảng 4.9 Lợi nhuận từ khai thác thủy sản của chủ hộ .................................... 46
Bảng 4.10 Ảnh hưởng của kinh nghiệm khai thác thủy sản xa bờ tới năng suất, lợi
tâmnhuận
Họckhai
liệu
ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
thác.............................................................................................. 54
Bảng 4.11 Nhận thức ngư dân về rủi ro trong KTXB..................................... 55
Bảng 4.12 Nguyên nhân đưa tới rủi ro về thời tiết đối với mùa vụ khai thác . 57
Bảng 4.13 Giải pháp khắc phục rủi ro về thời tiết tới mùa vụ khai thác.......... 58
Bảng 4.14 Trang bị cứu sinh đối với tàu cá.................................................... 59
Bảng 4.15 Trang bị hút khô, chống thủng đối với tàu cá ................................ 60
Bảng 4.16 Trang bị phòng cháy và chữa cháy đối với tàu cá.......................... 60
Bảng 4.17 Trang bị tín hiệu đối với tàu cá ..................................................... 61
Bảng 4.18 Trang bị hàng hải.......................................................................... 61

5


DANH SÁCH HÌNH
Hình 4.1 Trình độ văn hóa của chủ hộ khai thác xa bờ................................... 38
Hình 4.2 Việc trang bị các loại máy móc quan trọng cho khai thác xa bờ ..... 41
Hình 4.3 Nhận xét của ngư dân về nguyên nhân suy giảm NLTS................... 44
Hình 4.4 Ảnh hưởng của công suất tàu đến năng suất khai thác xa bờ ........... 53
Hình 4.5 Ảnh hưởng của công suất tàu tới lợi nhuận khai thác xa bờ ............. 54

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu


6


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BVNLTS

Bảo vệ nguồn lợi thủy sản

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

ĐHCT

Đại học Cần Thơ

Đvn

Đơn vị nghề

ĐVT

Đơn vị tính

FAO

Tổ chức Lương thực thế giới

KHKT


Khoa học kĩ thuật

KTHSXB

Khai thác hải sản xa bờ

KTTS

Khai thác thủy sản

LĐGĐ

Lao động gia đình

LĐGĐ

Lao động gia đình

MĐHH

Máy điện hàng hải

NTTS

Nuôi trồng thủy sản

NTTS

Nuôi trồng thủy sản.


SPTS

Sản phẩm thủy sản

SWOT

Strengths Weaknesses Opportunnities Threats

Tr.đ

Triệu đồng

UBND

Ủy ban nhân dân

XK

Xuất khẩu

XNK

Xuất nhập khẩu

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

7



Chương 1: GIỚI THIỆU
1.1 Giới thiệu
Trong những năm qua, nghề cá Việt Nam đã không ngừng phát triển và đã có
những bước chuyển biến tích cực trong việc cơ cấu lại nghề khai thác hải sản theo
hướng vươn xa khai thác xa bờ nhằm từng bước tái tạo nguồn lợi thủy sản ven bờ,
khai thác hợp lí có hiệu quả nguồn lợi thủy sản vùng biển khơi. Mặc dù Việt Nam
có nhiều tiềm năng phát triển khai thác thủy sản cũng như nuôi trồng thủy sản với
tổng sản lượng xuất khẩu của chung thủy sản đạt 570.000 tấn, giá trị kim ngạch
xuất khẩu lên đến 2,65 tỷ USD vào năm 2005. Tuy nhiên, do đặc thù nghề cá nước
ta là nghề cá nhỏ khai thác ven bờ là chủ yếu và sự phát triển của nghề cá mang
tính chất tự phát nên trong suốt thời gian dài chúng ta không kiểm soát được sự
phát triển này. Cụ thể, năm 1990 cả nước có 72.723 chiếc tàu gắn máy thì đến 2005
có 90.880 chiếc, tổng công suất 5.317.447CV đạt sản lượng khai thác 3.432.800
tấn tăng 23% về sản lượng và 64% về công suất so với năm 2000.

Trung

Nhận thấy rằng sau cơn bão số 5 (1997) số lượng tàu thuyền khai thác xa bờ vẫn
tục tăng
mứcCần
tăng bình
Bếnvà
Trenghiên
năm 1990cứu
sản
tâmtiếp
Học
liệuvớiĐH
Thơquân
@1.190

Tài chiếc/năm.
liệu họcTại
tập
lượng 39.101 tấn, số lượng tàu cá 1.336 chiếc nhưng chỉ có 16 chiếc KTXB đạt
tổng công suất 22.237CV đến năm 2000 tăng lên 1.931 chiếc trong đó tàu xa bờ
414 chiếc nâng tổng công suất lên 142.849CV, năm 2005 ngư dân tiếp tục đóng
mới tàu đánh bắt xa bờ (90.880 chiếc) nâng tổng công suất lên 5.317.447CV.
Việc đưa ra những quyết định thường đem đến một hay nhiều hệ lụy mà những hệ
lụy này có thể là tốt hoặc xấu hoặc cả hai. Khai thác thủy sản xa bờ tỉnh Bến Tre
nói riêng và cả nước nói chung đã và đang đứng trước những hệ lụy đó và ảnh
hưởng đến sự tồn tại cũng như phát triển của nghề khai thác.
Do đó với bất kể ngành nghề hay công việc dù ở quy mô nào, rủi ro được coi là
một trong những vấn đề phải đối phó hàng ngày. Như vậy, việc xem xét các vấn
đề có liên quan tới rủi ro là rất cần thiết trong cuộc sống thực tiễn nhất là trong khai
thác thủy sản xa bờ.
Đó là lý do thúc đẩy tôi thực hiện đề tài: “Tìm hiểu về rủi ro trong nghề khai thác
thủy sản xa bờ ở tỉnh Bến Tre” nhằm tìm ra những giải pháp cơ bản để quản lý rủi
ro hiệu quả trong quản lý ngành và các hoạt động KTXB.
.

8


1.2 Mục tiêu của đề tài
1.2.1 Mục tiêu cơ bản của đề tài
Nhằm mô tả và phân tích, đánh giá các rủi ro trong khai thác hải sản xa bờ của tỉnh
Bến Tre góp phần giúp cho ngư dân phòng tránh và ứng phó tốt hơn với những rủi
ro thường gặp trong nghề đánh bắt xa bờ.
1.2.2 Các mục tiêu cụ thể của đề tài
− Mô tả được các thông tin chung về hai loại nghề lưới kéo và lưới vây trong

khai thác hải sản xa bờ của tỉnh Bến Tre.
− Đánh giá được hiệu quả khai thác xa bờ của hai loại nghề lưới kéo và lưới
vây ở tỉnh Bến Tre.
− Tìm hiểu và xác định những rủi ro đối với các hoạt động khai thác hải sản
xa bờ đối với hai loại nghề nghiên cứu.
− Phân tích và đánh giá các loại hình rủi ro đối với khai thác hải sản xa bờ đối
với hai loại nghề trên.

Trung tâm

− Tổng hợp, phân tích và đánh giá được hiệu quả của các phương pháp quản lí
rủi ro mà những người khai thác xa bờ với hai loại nghề lưói kéo và lưới vây
Họcđãliệu
ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
và đang áp dụng.
− Đề xuất được những giải pháp cơ bản và khả thi góp phần quản lí tốt hơn
các rủi ro liên quan đến khai thác hải sản xa bờ.

1.3 Nội dung nghiên cứu
− Tổng hợp các thông tin liên quan tới nghề khai thác xa bờ và nguồn lợi hải
sản của Bến Tre.
− Tìm hiểu và phân loại những rủi ro mà ngư dân thường gặp trong đánh bắt
xa bờ/chuyến biển.
− Phân tích hiệu quả của các hoạt động khai thác xa bờ (chuyến biển) trong
mối liên quan tới quản lý rủi ro.
− Nghiên cứu để đề xuất các giải pháp góp phần tăng cường hiệu quả của việc
quản lý rủi ro đối với khai thác xa bờ.

9



Chương 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Các khái niệm cơ bản
2.1.1 Khái niệm về rủi ro trong khai thác thủy sản
Rủi ro được định nghĩa là sự nguy hiểm, một nguy cơ, sự lâm vào tình thế thất bại
hay tổn hại.Vì vậy rủi ro ám chỉ sự bất ngờ mà một sự kiện bất lợi sẽ xảy ra.

Trung

Một vài dẫn chứng liên quan đến rủi ro trong KTTS: những cơn bảo đã gây thiệt
hại nghiêm trọng về người và tài sản, trong đó ngư dân các xã biển của huyện Hoài
Nhơn là bị thiệt hại nặng nhất. Điển hình là con tàu đánh bắt BĐ–0053 bị chìm và
5 người thiệt mạng. Anh Nguyễn Văn Cử–một trong 3 ngư dân may mắn thoát chết
trên chiếc tàu xấu số ấy–kể: "Tám anh em cùng ra khơi trên chiếc tàu đã 20 ngày.
Nghe đài báo có áp thấp nhiệt đới trên vùng biển Philippines, anh Huỳnh Phương–
thuyền trưởng–quyết định trở về đất liền. Tàu chạy hơn ngày đêm thì gặp bão.
Chiếc tàu trở nên đuối sức với cơn bão quá nhanh này. Đến 10 giờ sáng ngày 12-6,
tàu về đến cửa biển Tam Quan. Lúc ấy, gió đã bắt đầu thổi mạnh, tàu quay mũi
hướng về phía nam. Chạy qua khỏi địa phận huyện Hoài Nhơn thì gió bắt đầu giật
mạnh. Anh em động viên nhau gắng giữ sức, cố lái tàu. Nhưng tất cả những cố
gắng ấy đã trở thành vô nghĩa. Khi vừa đến địa phận huyện Phù Mỹ, một con sóng
hất tung
chiếc
lên rồiThơ
quật mạnh
xuống.
Tàuhọc
bị lậttập
úp, tất
8 anh em cứu

trên
tâmđãHọc
liệu
ĐHtàuCần
@ Tài
liệu
vàcảnghiên
tàu đều bị nước cuốn vào hầm máy...". Đó là vụ tai nạn thiệt hại nặng nhất trong số
15 vụ tai nạn tàu thuyền do cơn bão số 2 gây ra. Bên cạnh những tai nạn do bão lụt
gây ra, những con tàu đánh bắt lênh đênh trên biển còn đối mặt với nhiều tai nạn
bất thường khác như bị chìm, cháy tàu... Điển hình như chiếc tàu mang biển số
BĐ–1204 do ông Lâm Trúc ở Hoài Thanh (Hoài Nhơn) làm thuyền trưởng, ngày
27-5-2003, tàu đang hoạt động ngoài biển bỗng nhiên bị tắt máy rồi chìm hẳn.
Hoặc như chiếc tàu mang biển số BĐ-7317 do ông Nguyễn Thái Phương, ở
phường Hải Cảng (Quy Nhơn) làm thuyền trưởng, đang đánh cá ngoài biển khơi
bỗng nhiên phát cháy...(Anh Tú, 2004)
Rủi ro trong khai thác thủy sản là sự thay đổi về lợi nhuận của chủ hộ khai thác
thủy sản mà sự thay đổi đó xuất phát từ những biến động thường có đối với các
hoạt động khai thác thủy sản.
Rủi ro trong khai thác thủy sản bao gồm các hình thức sau đây:
− Rủi ro về năng suất/sản lượng (kể cả rủi ro bất thường do thiên tai gây ra);
− Rủi ro do thay đổi về kỹ thuật và công nghệ;
− Rủi ro do thay đổi thị trường;
− Rủi ro trực tiếp do con người gây ra;
10


− Rủi ro do thay đổi về chính sách và các biến động trong xã hội.
2.1.2 Đôi nét về nghề lưới kéo và nghề lưới vây
Nghề lưới kéo

Lưới kéo thuộc nhóm ngư cụ chủ động làm việc theo nguyên tắc lọc nước lấy cá,
lưới có dạng hình túi, thon dần từ miệng lưới đến đụt lưới. Lưới kéo được kéo
trong nước ở một tốc độ nào đó bởi một hoặc hai tàu thông qua hệ thống dây mềm.
Độ sâu làm việc của lưới kéo phụ thuộc vào tốc độ và chiều dài dây kéo.
Qui trình tổng quát kỹ thuật khai thác nghề lưới kéo tầng đáy như sau:
− Chuẩn bị cho chuyến biển
− Hành trình tàu đến ngư trường
− Thả lưới
− Dắt lưới
− Thu lưới
− Lấy cá và bảo quản sản phẩm
− Chuẩn bị mẻ sau
Nghề lưới vây

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Để đánh bắt các loài cá nổi đi thành đàn hoặc tập trung thành đàn, ta dùng loại ngư
cụ có tường lưới bao quanh đàn cá, giềng trên (giềng phao) luôn nổi trên mặt nước,
giềng dưới (giềng chì) của lưới ở một dộ sau nào đó hoặc sát đáy, ta gọi ngư cụ đó
là lưới vây.
Lưới vây là loại ngư cụ đánh bắt chủ động dùng để khai thác các đàn cá tập trung.
Sự hình thành của nghề lưới vây bắt nguồn từ đòi hỏi tăng cường đánh bắt các loài
cá nổi đi thành đàn ở các vùng biển khác nhau mà một số công cụ đánh bắt khác
không thực hiện được, hoặc đánh bắt được nhưng năng suất không cao.
Nguyên tắc đánh bắt của lưới vây là bao vaay không gian đàn cá bằng thành lưới
thẳng đứng, sau đó thắt chặt cạnh dưới của lưới để ngăn chặn cá thoát về phía dưới
rồi thu lưới lấy cá.
Kỹ thuật khai thác lưới vây cũng gồm các bước như kỹ thuật khai thác của lưới kéo
chỉ khác là do cấu tạo và nguyên lý làm việc khác nhau nên kỹ thuật thả lưới và thu
lưới có khác nhau.
2.2 Tình hình khai thác thủy sản trên thế giới

Tình hình chung của thủy sản thế giới được FAO (tóm lược bởi Lê Xuân Sinh,
2005) có một vài nét chính: Tổng sản lượng hàng năm tăng nhanh 13% trong giai
11


đoạn 1985–1995 đạt 128–130 triệu tấn. Trong mấy năm gần đây, những biến động
tương đối lớn giữa các năm. Khai thác còn chiếm tỷ trọng cao nhưng gần như
không tăng do đã gần đạt mức năng suất tối đa. Có khoảng 2/3 tổng sản lượng thủy
sản được con người sử dụng trực tiếp, phần còn lại được chế biến dưới nhiều hình
thức. Trong đó khoảng 25% dùng làm bột cá trong chăn nuôi và các mục đích phi
thực phẩm khác. Mức gia tăng tập trung chủ yếu ở Trung Quốc, sản lượng bình
quân/người/năm tăng dần: 14.3 kg/1994; 15.7 kg/1996; 15.8 kg/1997 và 16.2 kg
vào năm 2001.
Theo FAO (1998), dự đoán tổng sản lượng thủy sản thế giới ở thời điểm năm 2010
có thể đạt khoảng 107–144 triệu tấn, trong đó khoảng 30 triệu tấn được dùng làm
bột cá và các mục đích phi thực phẩm khác. Mặc dù mỗi quốc gia có tiềm năng lớn
về thủy sản đã và đang có chiến lược và các chính sách được đề ra cho việc phát
triển nguồn lợi thủy sản. Nhưng các chiến lược và chính sách này cần được đặt
trong mối quan hệ chặt chẽ với nghề khai thác thủy sản và biến động của các thị
trường tiêu thụ sản phẩm thủy sản trong từng quốc gia, từng khu vực và trên toàn
thế giới (tóm lược bởi Lê Xuân Sinh, 2005).
2.3 Tình hình thủy sản của Việt Nam
Nguồn lợi thủy sản biển của Việt Nam
Trung tâm2.3.1
Học
liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Việt Nam có 3260 km bờ biển từ Móng Cái đến Hà Tiên, trải qua 13 vĩ độ, từ 8o23'
bắc đến 21o39' bắc. Diện tích vùng nội thủy và lãnh hải của Việt Nam rộng 226.000
km2 và Vùng biển đặc quyền kinh tế trên 1 triệu km2, rộng gấp 3 lần diện tích đất
liền.


Biển Việt Nam có trên 2.000 loài cá, trong đó khoảng 130 loài cá có giá trị kinh tế.
Theo những đánh giá mới nhất, trữ lượng cá biển trong toàn vùng biển là 4,2 triệu
tấn, trong đó sản lượng cho phép khai thác là 1,7 triệu tấn/năm, bao gồm 850 nghìn
cá đáy, 700 nghìn tấn cá nổi nhỏ, 120 nghìn tấn cá nổi đại dương.
Bên cạnh cá biển còn nhiều nguồn lợi tự nhiên như trên 1.600 loài giáp xác, sản
lượng cho phép khai thác 50–60 nghìn tấn/năm, có giá trị cao là tôm biển, tôm hùm
và tôm mũ ni, cua, ghẹ; khoảng 2.500 loài động vật thân mềm, trong đó có ý nghĩa
kinh tế cao nhất là mực và bạch tuộc (cho phép khai thác 60–70 nghìn tấn/năm);
hằng năm có thể khai thác từ 45 á 50 nghìn tấn rong biển có giá trị kinh tế như rong
câu, rong mơ v.v... Bên cạnh đó, còn rất nhiều loài đặc sản quí như bào ngư, đồi
mồi, chim biển và có thể khai thác vây cá, bóng cá, ngọc…
( />cập
nhật ngày 30/11/05).

12


2.3.2 Vai trò của ngành khai thác thủy sản của Việt Nam
Việt Nam là một quốc gia ven biển Đông Nam Á. Trong suốt sự nghiệp hình thành,
bảo vệ và xây dựng đất nước, biển đã, đang và sẽ đóng vai trò hết sức to lớn. Chính
vì vậy, phát triển, khai thác hợp lý một cách bền vững các nguồn tài nguyên thiên
nhiên đồng thời với bảo vệ môi trường biển đã trở thành mục tiêu chiến lược lâu
dài trong quá trình phát triển kinh tế–xã hội của nước ta.
Cùng với khai thác các nguồn lợi cá và hải sản biển, Việt Nam còn có một tiềm
năng phong phú về các nguồn lợi thủy sản nước ngọt và nước lợ, cùng với những
điều kiện tự nhiên để đẩy mạnh nuôi trồng các đối tượng thủy sản nước ngọt, nước
lợ và nước biển, góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống dân cư và làm giàu cho
đất nước.


Trung

Mặt khác, bị chi phối bởi đặc thù của vùng biển nhiệt đới, nguồn lợi thủy sản nước
ta có thành phần loài đa dạng, kích thước cá thể nhỏ, tốc độ tái tạo nguồn lợi cao.
Chế độ gió mùa tạo nên sự thay đổi căn bản điều kiện hải dương học, làm cho sự
phân bố của cá cũng thay đổi rõ ràng, sống phân tán với quy mô đàn nhỏ. Tỷ lệ đàn
cá nhỏ có kích thước dưới 5 x 20m chiếm tới 82% số đàn cá, các đàn vừa (10 x
20m) chiếm 15%, các đàn lớn (20 x 50m trở lên) chỉ chiếm 0,7% và các đàn rất lớn
(20 x 500m) chỉ chiếm 0,1% tổng số đàn cá. Số đàn cá mang đặc điểm sinh thái
gầnliệu
bờ chiếm
đàn mang
tính đại
dương
chỉtập
chiếm
tâmvùng
Học
ĐH68%,
CầncácThơ
@ Tài
liệu
học
và32%.
nghiên cứu
Phân bố trữ lượng và khả năng khai thác cá đáy tập trung chủ yếu ở vùng biển có
độ sâu dưới 50m (56,2%), tiếp đó là vùng sâu từ 51–100m (23,4%). Theo số liệu
thống kê, khả năng cho phép khai thác cá biển Việt Nam bao gồm cả cá nổi và cá
đáy ở khu vực gần bờ có thể duy trì ở mức 600.000 tấn. Nếu kể cả các hải sản
khác, sản lượng cho phép khai thác ổn định ở mức 700.000 tấn/năm, thấp hơn so

với sản lượng đã khai thác ở khu vực này hằng năm trong một số năm qua. Trong
khi đó, nguồn lợi vùng xa bờ còn lớn, chưa khai thác hết (Chi tiết xem Bảng 2.1
phụ lục 23).
( />nhật ngày 30/11/05).

cập

2.2.3 Tình hình khai thác thủy sản của Việt Nam
Việt Nam có truyền thống lâu đời trong các hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy
sản. Ngành thủy sản đóng góp hơn 3,93% GDP trong hơn mười năm qua và được
xem là một trong những ngành có bước trưởng thành nhanh chóng nhất trong thập
kỷ vừa rồi. Tổng sản lượng thủy sản từ 890.590 Tấn năm 1990 đã tăng tới
2.003.000 tấn vào năm 2000, đạt mức tăng trưởng tới 15% trong năm 2001. Tuy
13


nhiên, trữ lượng nguồn lợi hải sản cho phép khai thác hiện nay là 1,5 triệu tấn mỗi
năm. Tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt khoảng 1,47 tỉ USD năm 2000,
tăng hơn 40% so với năm 1999.
Theo số liệu đã công bố của Tổng cục Thống kê, GDP của ngành Thủy sản giai
đoạn 1995–2003 tăng từ 6.664 tỷ đồng lên 24.125 tỷ đồng. Trong các hoạt động
của ngành, khai thác hải sản giữ vị trí rất quan trọng. Sản lượng khai thác hải sản
trong 10 năm gần đây tăng liên tục với tốc độ tăng bình quân hằng năm khoảng
7,7% (giai đoạn 1991–1995) và 10% (giai đoạn 1996–2003). Ngành Thủy sản có
tốc độ tăng trưởng rất nhanh so với các ngành kinh tế khác. Tỷ trọng GDP của
ngành Thủy sản trong tổng GDP toàn quốc liên tục tăng, từ 2,9% (năm 1995) lên
3,4% (năm 2000) và đạt 3,93% vào năm 2003.
Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu thủy sản tương đương với các ngành công nghiệp,
xây dựng và dịch vụ. Điều đó chứng tỏ ngành Thủy sản đang dần chuyển từ sản
xuất mang nặng tính nông nghiệp sang sản xuất kinh doanh theo hướng công

nghiệp hoá.
( />
Trung

Xét trên bình diện chung của cả nước, sự phát triển của ngành thủy sản đã mang lại
nhiều lợi ích rất đáng khích lệ trên nhiều phương diện. Nghề khai thác cá biển ở
tâmViệt
Học
liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Nam được gọi là nghề cá nhân dân. Sự phát triển của nghề cá mang tính chất
tự phát và trong suốt một thời gian dài chúng ta đã không kiểm soát được sự phát
triển này. Theo số liệu của Bộ Thủy sản, năm 1981 cả nước mới chỉ có 29.584 tàu
gắn máy thì đến cuối năm 2004 chúng ta đã có 85.430 chiếc tàu gắn máy. Hằng
năm, số lượng tàu thuyền tăng lên liên tục với tốc độ bình quân 2.929 chiếc/năm.
Sự phát triển này hoàn toàn không dựa trên một căn cứ khoa học về khả năng của
nguồn lợi.
Cùng với sự gia tăng số lượng tàu thuyền khai thác, tổng công suất máy tàu cũng
không ngừng tăng lên. Tổng công suất tàu thuyền gắn máy năm 1981 ghi nhận
được là 453.871 CV thì đến năm 2004 con số này đã là 4721701 CV, với mức tăng
bình quân 164579 CV/năm. Sự tăng trưởng về số lượng tàu thuyền gắn máy và
tổng công suất máy tàu thể hiện cường lực khai thác hay áp lực khai thác lên nguồn
lợi (vốn không phải là vô tận như chúng ta vẫn nghĩ về nó) ngày một tăng. Mặc dù
tổng sản lượng khai thác biển tăng liên tục trong thời kỳ này từ 419470 tấn (1981)
lên 1724200 tấn (2004) với gia tăng bình quân 46431 tấn/năm, nhưng năng suất
bình quân (tấn/CV/năm) lại thể hiện khuynh hướng giảm và đặc biệt là giảm liên
tục từ năm 1985 đến nay. Nếu năng suất đánh bắt năm 1985 là 1,11 tấn/CV/năm thì
đến năm 2003 giá trị này chỉ còn khoảng 0,35 tấn/CV/năm với tốc độ giảm bình
quân 0,04 tấn/cv/năm trong thời kỳ này.
14



Thông thường trong thời kỳ đầu khai thác nguồn lợi thì khi tăng cường lực khai
thác năng suất đánh bắt sẽ tăng lên, nhưng đến một thời điểm nào đó sẽ có tình
trạng cường lực khai thác càng tăng nhưng năng suất đánh bắt càng giảm. Chính vì
vậy, để phát triển nghề cá một cách bền vững cần phải tăng cường quản lý nghề cá
ven bờ, phát triển hợp lý nghề cá xa bờ (Thông tin KHCN & Kinh tế thủy sản, số
10/2005).
Số lượng tàu thuyền khai thác hải sản
Qua 10 năm đổi mới, năng lực tàu thuyền khai thác hải sản đã phát triển nhanh.
Năm 1986, toàn ngành thủy sản có 31.680 tàu thuyền máy với tổng công suất
537.500 CV, 29.000 phương tiện thủ công bao gồm bè mảng và thuyền gỗ từ 1–3
tấn/chiếc. Ðến nay số tàu thuyền có 72 nghìn chiếc tàu thuyền máy với tổng công
suất 2,5 triệu CV và 29 nghìn thuyền thủ công.
Cơ cấu tàu thuyền khai thác thủy sản
v Cỡ loại tàu
Trong số tàu có công suất từ 45CV trở lên chỉ có khoảng 33% có máy định vị, 21%
có máy dò cá; 63% có máy bộ đàm, 12,5% có máy thông tin liên lạc tầm xa.
Trong số tàu thuyền máy có công suất dưới 90CV thì loại từ 45CV trở xuống

Trung tâmchiếm
Họckhoảng
liệu 85%
ĐHsốCần
lượng.Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Loại từ 90 CV trở lên hiện có khoảng 6.000 chiếc, đây được xem là đội tàu khai
thác hải sản xa bờ.
Phần lớn tàu thuyền thiếu phương tiện thông tin liên lạc, phao cứu sinh và phương
tiện an toàn hàng hải nên chỉ có khả năng đánh bắt vùng gần bờ.
Trong tổng số tàu thuyền, số tàu vận tải và dịch vụ chiếm 0,7% về số lượng và
2,1% về công suất, rất ít so với nhu cầu. Tuy nhiên, trong tiến trình triển khai chủ

trương phát triển khai thác xa bờ của Chính phủ hiện nay, những số liệu trên đang
thay đổi rất nhanh chóng. Trình độ công nghệ của đội tàu đang tiến bộ hằng ngày.
v Cơ cấu nghề đánh bắt
Phần lớn tàu đánh bắt đều có kiêm nghề, ở các tỉnh phía Bắc nghề cá đáy chiếm
33–35%, cá tầng trên khoảng 65%. Các tỉnh miền Trung nghề cá đáy chiếm 31–
32%, cá tầng trên chiếm 68–69%. Ở các tỉnh phía Nam tỷ trọng nghề cá tầng đáy
và tầng trên tương đương nhau.
Nghề lưới kéo ở tầng nước sâu 50–100m trong những năm qua còn bị hạn chế bởi
số tàu cỡ lớn có khả năng đánh bắt ở tầng đáy rất ít.

15


Nghề nghiệp khai thác ở nước ta rất đa dạng phong phú về quy mô cũng như tên
gọi. Theo thống kê chưa đầy đủ, có trên 20 loại nghề khác nhau, được xếp vào 6 họ
nghề chủ yếu. Theo thống kê tại 19 địa phương cuối năm 1997, cơ cấu nghề nghiệp
của đội tàu đánh cá xa bờ ước tính như sau :
− Nghề lưới kéo khoảng 34,2% số lượng tàu khai thác hải sản.
− Nghề lưới vây chiếm 21,1% số lượng tàu khai thác hải sản.
− Nghề lưới rê chiếm 20,4% số lượng tàu khai thác hải sản.
− Nghề mành vó chiếm 5% số lượng tàu khai thác hải sản.
− Nghề câu 17,3% số lượng tàu khai thác hải sản.
− Nghề khác chiếm 2% số lượng tàu khai thác hải sản.
Ngoài ra còn khoảng 10.000 tàu lắp máy 33–45CV có thể ra vùng xa bờ khai thác ở
mức độ hạn chế khi thời tiết thuận lợi.
v Lao động đánh bắt hải sản

Trung

Ðến năm 1997, toàn ngành thủy sản có 423.583 lao động đánh bắt hải sản, trong đó

hoạt động gần bờ 309.171 người, chiếm tỷ trọng 73%, hoạt động xa bờ 114.412
người, chiếm tỷ trọng 72%. Ngành thủy sản đang tích cực đào tạo nâng cao trình
độ tay nghề cho đội ngũ lao động nghề cá để họ tiến kịp với sự phát triển về ứng
dụng khoa học, công nghệ, trang bị của đội tàu xa bờ. (Trung tâm Thông tin KHKT
tâmvàHọc
liệu
Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Kinh tế
thủyĐH
sản, 2005)
2.3.4 Công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản của Việt Nam
Việt Nam là một trong những nước ở khu vực Đông Nam Á có tiềm năng thủy sản
lớn nên thủy sản được khẳng định là một trong những ngành mũi nhọn của kinh tế
quốc dân.
Tuy nhiên, cần khẳng định nguồn lợi thủy sản không phải là vô tận, nếu khai thác
không đi đôi với bảo vệ, tái tạo và phát triển thì nguồn lợi sẽ khánh kiệt. (chi tiết về
công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản xem phụ lục 1).
Thủy sản là một ngành kinh tế rất quan trọng đối với sự phát triển của Việt Nam do
có đóng góp to lớn vào việc đạt được an ninh lương thực, giảm nghèo, tạo sinh kế
bền vững và việc làm ở nông thôn. Việt Nam có khoảng 3.300 km bờ biển và hơn 1
triệu mét vuông mặt nước biển có thể đánh bắt hải sản làm kinh tế. Tổng sản lượng
đánh bắt cho phép và bền vững hàng năm ước tính là 1.5 triệu tấn.
Tuy nhiên, ngư dân ngày càng gặp nhiều khó khăn trong việc duy trì và cải thiện
tình hình mưu sinh của mình nhờ hoạt động đánh bắt ven bờ và xa bờ. Một số
nguồn lợi thủy sản ven bờ nói riêng đã bị khai thác quá mức. Chương trình Luật
nghề cá của FAO có mục đích là xây dựng nhận thức trong các nhà hoạch định
16


chính sách quốc gia và những người sử dụng nguồn lợi, xúc tiến việc chuyển đổi

nghề cá thông thường thành nghề cá có trách nhiệm. Việc quản lý tốt các hoạt động
đánh bắt ven bờ và tàu thuyền đánh bắt xa bờ, tăng cường sự tham gia của cộng
đồng, và lồng ghép đánh bắt với quản lý vùng ven biển được xem là những yếu tố
cần thiết, cần đưa vào chiến lược quốc gia.
Để làm ví dụ ban đầu cho việc phát triển công tác quản lý vùng ven biển, năm 2005
FAO đã triển khai một dự án quản lý đầm phá tổng hợp ở Thừa Thiên Huế nhằm
giúp tỉnh thực hiện chiến lược quản lý vùng ven biển tổng hợp đối với hệ thống
đầm phá Tam Giang. Hầu hết người dân sinh sống ở đây đều phụ thuộc rất nhiều
vào các hoạt động đầm phá như nuôi trồng thủy sản, đánh bắt, giao thông vận tải và
du lịch. Tuy nhiên, tất cả những hoạt động này đã tạo ra sức ép rất lớn lên nguồn
lợi và môi trường. Việc làm ao thả cá không có quản lý và neo cố định dụng cụ
đánh bắt cản trở hoạt động giao thông vận tải. Đất nông nghiệp kề cận bị nhiễm
mặn. Dự án sẽ trợ giúp cho những người dân nghèo sinh sống phụ thuộc vào hệ
thống phá Tam Giang. Mục đích của dự án là cải thiện sinh kế nhờ tăng cường sự
tham gia của người dân, đẩy mạnh việc quản lý bền vững nguồn lợi dựa trên tình
trạng hiện nay của hệ thống sinh thái và sinh kế của người dân sinh sống xung
quanh phá.
( cập nhật 22/4/2006)

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
2.4 Tình hình khai thác thủy sản ở Đồng Bằng Sông Cửu Long
(Nguồn: Nguyễn Tâm Em, 2003)
Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) có vai trò quan trọng đối với ngành thủy sản
của Việt Nam cả về khai thác và nuôi trồng. Với bờ biển dài 735 km và diện tích
mặt nước nội địa khoảng 954 ngàn ha, tạo điều kiện thuận lợi cho đồng bằng phát
triển mạnh về khai thác nuôi trồng, góp phần quan trọng vào nền kinh tế của vùng
và cả nước. Hàng năm đóng góp khoảng 50% tổng sản lượng thủy sản cả nước,
60% sản lượng thủy sản xuất khẩu, đặc biệt là 80% sản lượng tôm cho xuất khẩu.
ĐBSCL là một vùng đất thấp rộng 3,9 triệu ha, chiếm 71% tổng diện tích châu thổ
sông Mêkông, có mạng lưới sông rạch chằng chịt và đất đai màu mở. ĐBSCL cũng

được biết đến như là một nơi có sự phong phú về đa dạng sinh học, đặt biệt là các
loài thủy sinh vật trong các thủy vực ngọt và mặn lợ.
Khai thác thủy sản ở ĐBSCL rất đa dạng và phong phú, tàu khai thác ở các vùng
xa, ven bờ có công suất từ 45CV trở lên.Tuy nhiên, phần lớn tàu thuyền thiếu
thong tin liên lạc phao cứu sinh và các phương tiện an toàn hàng hải nên chỉ có khả
năng khai thác vùng gần bờ.

17


Phương tiện khai thác trên sông và nội đồng với công suất nhỏ (dưới 20CV) và ngư
cụ thô sơ như: cào, vó, chày, lờ, lợp…Thời gian khai thác cũng khác nhau theo
từng loai ngư cụ, mùa nước ngư trường, hoạt động từ sông lớn đến kinh mương nội
đồng và ruộng lúa.
Bảng 2.1: Sản lượng khai thác qua các năm của Đồng Bằng Sông Cửu Long
Chỉ tiêu

1996

1997

1998

1999

2000

Sản lượng khai
thác biển (tấn)


446.535

461.648

506.429

571.226

633.853

Sản lượng khai
thác trên sông và
nội đồng (tấn)

154.611

163.526

146.510

157.669

182.519

Tổng

601.146

625.274


652.939

728.895

716.372

Nhìn chung sản lựợng khai thác hàng năm có tăng chút ít có thể là do cải tiến
phương pháp và mùa vụ đánh bắt. Tuy nhiên với kỷ thuật hiện nay có thể làm cho
nguồn lợi bị suy giảm nó làm ảnh hưởng không ít đến sự phát triển kinh tế xã hội
của khu vực ĐBSCL. Do đó, nắm rõ vấn đề này thì mới có thể đề ra những giải
pháp bảo vệ nguồn lợi thủy sản có tính khả thi (Nguyễn Tâm Em, 2003).

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

2.5 Đặc điểm ngư trường, nguồn lợi biển của tỉnh Bến Tre
(Nguồn: Sở Thủy sản Bến Tre, 2002)
2.5.1 Ngư trường
Đặc điểm địa hình
Tỉnh Bến Tre có dạng hình nan quạt (dạng châu thổ: Delta); nhìn chung tương đối
bằng phẳng; có xu hướng thấp dần từ hướng Tây Bắc xuống hướng Đông Nam và
nghiêng ra phía biển. Cục bộ có các dòng cát cao hơn địa hình xung quanh từ 1m
đến 5m. Về cơ bản có 3 dạng địa hình:

18


− Vùng hơi thấp: có độ cao dưới 1m, bị ngập nước khi có triều lên, bao gồm
một số đất ruộng có lòng chảo ra sông và các bãi bồi ven sông, khu vực
rừng ngập mặn.
− Vùng địa hình trung bình: có độ cao 1m đến 2m, chiếm trên 90% diện tích

toàn tỉnh, chỉ bị ngập khi triều cường vào tháng 9 đến tháng 12.
− Vùng có địa hình cao: 2m đến 5m là các giồng cát. Đây là khu vực tập
trung dân cư ven biển làm nghề nông và nghề biển
Đặc điểm khí tượng thủy văn
Là khu vực thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa và chịu ảnh hưởng của biển với đặc
điểm như sau:
Nhiệt độ cao và ổn định, bình quân 27,30C, nóng nhất vào tháng 5: 9,2 0C, mát nhất
vào tháng 12: 25,1 0C. Tổng tích nhiệt bình quân hàng năm 9.9040C.
Độ ẩm bình quân khoảng 81–82%. Về mùa mưa, có nơi đạt tới 90–91%.
Lượng bức xạ dồi dào, với tổng bức xạ 460,3 Kcal.cm2/năm, cao vào mùa khô:
12,59–16,55 Kcalo.cm 2/tháng.
Số giờ nắng trung bình 7,2 giờ/ngày, cao vào mùa khô 7,1–8,5 giờ/ngày.
trungThơ
bình của
so với
nước,
biến động
từ
Trung tâmLượng
Họcmưa
liệuhàng
ĐHnămCần
@tỉnh
Tàikhông
liệucao
học
tậpcảvà
nghiên
cứu
1.264 mm đến 1498,2 mm, phân bố thành 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến

tháng 11 và mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Trong suốt mùa khô tổng
lượng mưa chỉ đạt 1,5–5,7% lượng mưa cả năm.Trong mùa mưa lượng mưa đạt tới
94,3–98,5% tổng lượng mưa cả năm.

Gió: trong mùa mưa từ tháng 5–11, gió hình thành theo hướng Tây Tây Nam, tốc
độ trung bình 2,0–3,9 m/s, tối đa 12–20 m/s. Trong mùa khô có gió Chướng, hướng
gió thống trị là Đông Đông Bắc xảy ra từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, thường
gây tác hại như nước dâng do thủy triều, xâm nhập mặn. Bến Tre nằm ngoài khu
vực chịu ảnh hưởng nhẹ của các cơn bão cuối mùa; nhưng đã có một số cơn lốc có
tốc độ lớn xuất hiện tại một số khu vực nằm trong vùng duyên hải của tỉnh. Do sự
hội tụ nhiệt đới thường gây ra những trận mưa lớn vào thang 10–12 và đôi khi vào
tháng 6–8.
Bão: thỉnh thoảng tỉnh Bến Tre có chịu ảnh hưởng của bão vào tháng 9–11, phần
lớn thường không gây thiệt hại đáng kể. Tuy nhiên, ngày 2 tháng 11 n ăm 1997, cơn
bão số 5 đã gây thiệt hại năng nề cho tỉnh Bến Tre trên 300 tỷ đồng.
Hệ thống sông rạch: Có 4 nhánh sông chính của hệ thống sông Cửu Long:

19


Sông Tiền Giang (sông Mỹ Tho) dài 90km, lưu lượng mùa mưa 6.480m3/s, mùa
khô 1.598m3/s, trong đó nhánh cửa Đại có lưu lượng mùa mưa 1.929m3/s, mùa khô
475m3/s.
Sông Ba Lai dài 70km, do bồi ở phía thượng nguồn nên lưu lượng mùa mưa chỉ có
240m3/s, mùa khô 59m 3/s.
Sông Hàm Luông dài 72km , lưu lượng mùa mưa 3.360m3/s, mùa khô 829m3/s.
Sông Cổ Chiên dài 87km, lưu lượng mùa mưa 2.880m 3/s, mùa khô 710m3/s.
Ngoài ra, còn nhiều kênh gạch chính nối các sông trên với nhau thành một hệ thống
mạng lưới chằng chịt. Đã thống kê được 45 kênh gạch chính với tổng chiều dài
380km , trong đó quan trọng nhất là kênh Giao Hào (Châu Thành, Bình Đại); Mỏ

Cày, Cái Cấm, Vàm Thơm (Mỏ Cày); Băng Cung, Eo Lới, Khém Thuyền (Thạnh
Phú); Bến Tre, Sơn Đốc (Thị Xã, Giồng Trôm); Vàm Hồ, Cây Da, Mương Đào, Ba
Tri (huyện Ba Tri).

Trung

Chế độ triều: có chế độ triều bán Nhật triều không đều, mỗi ngày 24 giờ 25 phút có
hai lần nước lên và 2 lần nước xuống. Hàng tháng có hai lần triều cường (03 và 17
âm lịch) và hai khi triều kém (10 và 25 âm lịch). Đỉnh triều bình quân trong năm
cao nhất vào tháng 10:130cm, tháng 11: 132cm; chân triều bình quân cao nhất vào
tháng 11: 39cm, thấp nhất vào tháng 6: 154cm, tháng 7: 146cm; với biên độ triều
tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
trong năm biến thiên từ 210–241cm.
Sóng: Một số sóng nguy hiểm đối với vùng biển Bến Tre là hướng Bắc, Đông,
Đông Nam. Theo vận tốc gió khác nhau, độ sóng của Bến Tre không lớn lắm từ
0,3–1,5m và suy giảm từ ngoài khơi vào bờ với chu kì sóng 3- 6 giây.
Sự xâm nhập mặn: Do vùng cửa sông ven biển chịu ảnh hưởng của triều, gió
chướng, sóng,…nên sự xâm nhập mặn trong mùa khô. Độ mặn của nước mặt biến
thiên theo từng tháng do ảnh hưởng phối hợp của thủy triều và lưu lượng thủy triều
đổ về.
2.5.2 Nguồn lợi thủy sản
Vùng nước ven bờ
Nguồn lợi nghêu: các bãi nghêu chính của Bến Tre tập trung ở khu vực Thới Bình–
Thới Thuận (huyện Bình Đại) 35% (8.000/22.6000 tấn/năm), Bảo Thuận (huyện
Ba Tri) 58%, Thạnh Phong (huyện Thạnh Phú) 7%. Năm 2000 sản lượng nghêu đạt
22.900 tấn. Diện tích bãi sò huyết và sản lượng nhỏ hơn nhiều so với nghêu, đã đạt
5.000 tấn/năm 1997.

20



Bảng 2.2: Ước tính trữ lượng và khả năng khai thác tối ưu nguồn lợi nghêu tại một
số bãi khai thác ở Bến Tre
TT Đặc trưng bãi nghêu

Thới Thuận

Bảo Thuận

Thạnh Phong

1

Diện tích khai thác (ha)

800–1.000

1.000-1.500

500-800

2

Mật độ (g/m2)

68–2.045

528-3.720

24-945


(Giá trị trung bình)

(549)

(1.558)

(167)

3

Sinh khối tức thời (tấn)

4.400–5.500

15.60023.400

840-130

4

Ước tính trữ lượng (tấn)

13.000–
2.000

32.00072.000

3.400-4.000


5

Ước tính khả năng khai 6.000–10.000 19.000thác tối ưu (tấn/năm)
42.000

1.700-2.000

Nguồn lợi cá, tôm, mực, cua, ghẹ ven bờ: Ở vùng nước ven bờ thuộc phụ cận Bến
Tre có độ sâu từ 30–35m nước trở vào.

Trung

Tổng diện tích của 5 ô của vùng ven bờ nghiên cứu: 5 x 3.087 km2–15.435 km2 cho
tính liệu
trữ lượng
mực,
cua, @
ghẹ Tài
từ 4.476–5.595
(3–4và
kg/ha).
Trữ lượng
tâmước
Học
ĐHtôm,
Cần
Thơ
liệu họctấntập
nghiên
cứu

cá 14.668–18.482 tấn (10–12 kg/ha). So với giai đoạn 1978–1980 mật độ cá giảm
4,1 lần, mật độ tôm, cua, ghẹ giảm 5,3 lần.
Vấn đề đặt ra là hiện tại đã khai thác quá mức tới 2–3 lần mức trữ lượng cho phép.
Hậu quả tất yếu là nguồn lợi suy giảm và cạn kiệt; tỉ trọng các loài cá nhỏ, ít kinh
tế chiếm tỉ trọng sản lượng lớn (các loại cá: Nóc, Liệt, Chai, Mó, Lẹp,…).
Nguồn lợi con giống: Đây là vùng có mật độ con giống thủy sinh khá cao. Mật độ
tôm giống các loại thuộc họ Penacidae dao động trong khoảng 0–58,5 con/100m 3,
trung bình 7,2 con/100m 3, vùng có mật độ khá cao trùng với khu vực tôm biển.
Mật độ ấu trùng cua dao động trong khoảng 0–1.667con/100m3, trung bình 242
con/100m3, vùng có mật độ cao là dải nước dọc bờ huyện Bình Đại.
Mật độ ấu trùng 2 mảnh vỏ dao động trong khoảng 0–3con/100m3, trung bình
0,49con/100m3, mật độ cao ở vùng nước dọc theo các bãi nghêu Bình Đại, Ba Tri
và Thạnh Phú.
Mật độ cá bột dao động trong khoảng 0–1461con/100m3, trung bình 669con/m 3,
mật độ cao ở vùng nước phía cửa Tiểu, cửa Đại, phía trước cửa Ba Lai và cửa Hàm
Luông.
Vùng nước xa bờ tỉnh Bến Tre
21


Vùng biển xa bờ thuộc tỉnh Bến Tre không thể tính toán được một cách riêng lẻ.
Quá trình phân tích và đánh giá phải gắn với vùng xa bờ của khu vực biển Đông
thuộc Bến Tre và phụ cận.
Phân bố và ước tính trữ lượng một số chủng loại hải sản xa bờ dựa trên các kết quả
ước tính trữ lượng và khả năng khai thác các chủng loại hải sản ở khu vực khác
nhau của vùng xa bờ Bến Tre và các vùng nước phụ cận để đánh giá chung về tình
trạng trữ lượng và khả năng khai thác.
Tổng trữ lượng hải sản xa bờ (không kể Trường Sa) là 1.065.000–1.195.000 tấn,
khả năng khai thác là 543.000–631.000 tấn/năm; trong đó ngư trường miền Trung
(không kể cá nổi vùng khơi) là trên 180.000 tấn, khả năng khai thác trên 71.000

tấn/năm; ngư trường Đông Nam bộ (không kể cá nổi vùng khơi) là 710.000–
840.000 tấn, khả năng khai thác là 412.000–500.000 tấn/năm. Trữ lượng cá nổi
vùng khơi Trung bộ và Đông Nam bộ trên175.000 tấn, khả năng khai thác là
60.000 tấn/năm.
Nếu so sánh khả năng khai thác ở một số ngư trường xa bờ với tổng sản lượng hiện
nay (năm 1998/1999) ở các ngư trường nói trên sẽ thấy:

Trung

Ở các ngư trường miền Trung, tổng sản lượng khai thác năm 1998/1999 khoảng
35.000–50.000 tấn hải sản. Như vậy so nới khả năng khai thác 71.000 tấn, sản
tâmlượng
Họccóliệu
ĐHthác
Cần
@ Tài tấn,
liệutương
họcứng
tập
nghiên
thể khai
thêmThơ
21.000–36.000
vớivà
30–50%
nguồncứu
lợi
hiện có (chưa kể hải sản nổi vùng khơi).
Ngư trường quần đảo Trường Sa: các số liệu về khai thác rất biến đổi, rất khó đánh
giá về trữ lượng. Tuy nhiên, ngư dân Khánh Hà, Bình Thuận làm các nghề câu cá

Mập, Ngừ, Hồng, Mú,…đều có hiệu quả.
Ngư trường Bến Tre cần quan tâm vươn tới là Đông Côn Sơn, khơi Vũng Tàu–Côn
Đảo và vùng Trường Sa (chi tiết xem phụ lục 2).
2.6 Vai trò và tình hình ngành khai thác thủy sản của tỉnh Bến Tre
Vùng biển xa bờ tỉnh Bến Tre không thể tính toán một cách riêng rẽ, quá trình phân
tích và đánh giá phải gắng liền vời vùng xa bờ của khu vực biển Đông của Bến Tre
và vùng phụ cận.
Phân bố và ước tính trữ lượng một số chủng loại hải sản xa bờ: dựa trên các dựa
trên các kết ước tính trữ lượng và khả năng khai thác các chủng loại hải sản ở các
thủy vực khác nhau của vùng xa bờ Bến Tre và vùng nước phụ cận để đánh giá
chung về tình trạng trữ lượng và khả năng khai thác.
Tổng trữ lượng hải sản xa bờ (không kể khu vực biển quanh quần đảo Trường Sa)
là 1.065.000–1.195.000 tấn, khả năng khai thác là 543.000–631.000 tấn/năm; trong
22


đó ngư trường miền Trung (không kể cá nổi vùng khơi) 180000 tấn khả năng khai
thác trên 71000 tấn/năm; ngư trường Đông Nam Bộ (không kể cá nổi vùng khơi) là
710.000–840.000 tấn, khả năng khai thác 412.000–500.000 tấn/năm. trữ lượng cá
nổi vùng khơi Trung Bộ, Đông Nam Bộ trên 175.000 tấn/năm, khả năng khai thác
là 60.000 tấn/năm.
Sản lượng khai thác hải sản ở Bến Tre về tồng sản lượng thì tăng: năm 1993 là
319.500 tấn, năm 2000 là 536.000–539.000 tấn, năm 2003 là . Năng suất khai khai
thì không tăng do số lượng tàu thuyền tăng lên quá nhanh năm 1995 là 1.746
chiếc, năm 2.000 là 1.931chiếc, năm 2003 là 3.278 trong đó tàu có công suất >
90CV là 637 chiếc. Với số lượng tàu tăng nhanh như vậy đã làm cho nguồn lợi
thủy sản phần nào hạn chế.
Ngư trường xa bờ của Bến Tre cần vươn tới là Đông Côn Sơn, khơi Vũng Tàu–
Côn Đảo và vùng Trường Sa (Sở Thủy sản Bến Tre, 2002).


Trung

Ngoài ra sự nguồn nhân lực khai thác của tỉnh có trình độ còn thấp, khả năng tiếp
thu khoa học công nghệ còn yếu kém. Kỹ thuật khai thác chủ yếu là theo kinh
nghiệm dân gian, chậm tiếp nhận với các kỹ thuật khai thác tiên tiến, chưa phát huy
hết tính năng của các thiết bị đã được trang bị; Công tác bảo quản sản phẩm trong
khai thác còn yếu, chỉ thực hiện bảo quản bằng các phương pháp thủ công dẫn đến
lượng
và giá
sản phẩm
không
tổngtập
kết ngành
Thủy sản cứu
tỉnh
tâmchất
Học
liệu
ĐHtrịCần
Thơ
@ cao.
Tài(Báo
liệucáohọc
và nghiên
Bến Tre, 2004).
Sản lượng khai thác ở biển Đông Nam Bộ (ĐNB) bình quân của năm 1976 là
180.000tấn (20,7 sản lượng cho phép khai thác); của giai đoạn 1980–1989 là
264.000 tấn (30,3%); của thời kì 1990–1993 xấp xỉ 319.500 tấn (36,7%). Năm
1995–1998, bình quân 327.000–534.000 tấn/năm. Năm 1999–2000: 536.000–
539.000 tấn/năm (62%).


Bảng 2.3: Tình hình biến động sản lượng hải sản đã khai thác ở biển ĐNB
Danh mục

1976

’80-‘89

‘90-‘93

1995

1996

’97-‘98

1999

2000

Đã khai
thác (103 t)

180

264

319,5

327


335

534

536

539

% của khả
năng KT

20,7

30,3

36,7

37,5

38,5

61,3

61,5

61,9

(Nguồn: Sở Thủy sản Bến Tre, 2002)


23


Tình hình hải sản ở vùng nước ven bờ giảm sút liên tục và đã ở mức ngưỡng khai
thác cho phép; đặc biệt sản lượng mực có xu thế giảm. Năng suất theo đơn vị nghề,
lao động, mã lực của nghề lưới kéo giảm dần.
Sản lượng mực và tôm ở vùng nước gần bờ có xu thế giảm từ năm 1990 trở lại đây.
Sản lượng hải sản ở vùng nước nông dưới 30 m nước đã khai thác quá mức cho
phép; trong khi đó sản lượng cá khai thác ngoài khơi còn rất hạn chế, một số khu
vực còn bỏ ngõ để tàu thuyền nước ngoài xâm phậm khai thác trái phép theo kiểu
“vét kiệt” ảnh hưởng xấu đến an ninh và nguồn lợi thủy sản (chi tiết về năng lực
khai thác xem phụ lục 3).
2.7 Tàu thuyền, lao động ngành thủy sản của tỉnh Bến Tre
(Nguồn: Sở Thủy sản Bến Tre, 2002)
Chi tiết diễn biến năng lực khai thác ta thời kì 1990–2000 của tỉnh Bến Tre được
trình bày chi tiết trong Bảng 2.7. Dưới đây là kết quả cụ thể năm mốc so sánh
1990, 1991, 1995, 1996 và 2000.

Trung

Tàu thuyền máy tăng cả về số lượng, qui mô công suất và công suất bình quân của
mỗi đơn vị tàu. Năm 2000 so với năm 1990 tăng: 595chiếc/120.612cv, 57cv/ tàu.
Bình quân công suất của số tàu tăng là 203cv/tàu. Chứng tỏ số lượng tăng tàu công
lớn liệu
nhiềuĐH
hơn Cần
tàu công
suất @
nhỏ.Tài
Tốcliệu

độ tăng
quân năm cứu

tâmsuất
Học
Thơ
họctrưởng
tập bình
và nghiên
1991–2000 của tàu thuyền máy là +45,7%, của công suất là +21,7%, nhưng sản
lượng khai thác chỉ có +4,9%.
Phân tích 1.931 tàu thuyền máy năm 2000 và nhịp độ tăng trưởng GĐ 1991–2000
cho thấy:
− Tàu thuyền có công suất nhỏ hơn 20 cv có 385 chiếc, chiếm 19,9%, giảm
1,8%/năm (-1,8%).
− Tàu từ 20 đến 45cv có 765, chiếm tỉ trọng cao nhất 39,6%.
− Tàu thuyền có công suất 45 đến 75cv có 367 chiếc, chiếm 19,0%
− Tàu từ 75 đến 140cv có 203 chiếc, chiếm tỉ trọng cao nhất 10.5%, tăng
53,8%/năm (+ 53,8%).
− Tàu lớn hơn 140cv có 211 chiếc, chiếm tỉ trọng cao nhất 10,9%, tăng
75,5%/năm.
Loại tàu có công suất lớn hơn 75cv có thể tham gia khai thác hải sản xa bờ có 413
chiếc, chiếm 21,4%.
Bình quân công suất tàu thuyền từ 17cv/tàu/năm 1990–1991 lên 74 cv/tàu/năm
2000, tăng hơn 4 lần.
Bảng 2.4 Hiện trạng một số chỉ tiêu tại các năm mốc của thời kì 1990–2000
24


Đơn

vị

1990

1991

1995

1996

1 Tàu
thuyền
máy

chiếc

1.336

1.335

1.746

1.906

1.931

100.0

Trong
đó:

<20cv

-

727

701

450

678

385

19,9

>75140cv

-

14

16

100

170

203


10,5

>140cv

-

2

5

26

49

211

10,9

TT

Danh
mục

2 Tổng
công
suất
Bình
quân
cv/tàu


2000

%N.2000

Cv 22.237 22.326 71.091 81.396 142.849

Cv/ch

17

17

41

43

74

Trung tâm Học
3 Laoliệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
động

người

6.036

Bình
quân
lao
động


ng/tàu

5

4 Tổng
sản
lượng

6.340 11.182 11.891

5

6

6

tấn 39.101 39.212 46.209 49.277

62.442

T.đ:
KT hải
sản

-

Trong
đó:
Tôm


-

4.436

4.474

Mực

-

1.636

1.706

6

12.047

100,0

47.285

58.499

6.300

7.443

6.067


9,7

6.301

7.140

7.100

11,4

5 Năng
suất
25


×