Tải bản đầy đủ (.pdf) (234 trang)

Nghiên cứu các giải pháp quản lý hoạt động nuôi trồng và khai thác thủy sản ven biển tỉnh sóc trăng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.35 MB, 234 trang )

i

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ




NGUYỄN THANH LONG




NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ
HOẠT ĐỘNG NUÔI TRỒNG VÀ KHAI THÁC
THỦY SẢN VEN BIỂN TỈNH SÓC TRĂNG




LUẬN ÁN TIẾN SĨ THỦY SẢN









Cần Thơ - 2012


ii

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ




NGUYỄN THANH LONG




NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ
HOẠT ĐỘNG NUÔI TRỒNG VÀ KHAI THÁC
THỦY SẢN VEN BIỂN TỈNH SÓC TRĂNG


Chuyên ngành: Nuôi trồng thủy sản mặn, lợ
Mã số: 62 62 70 05


NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
1. PGS. TS. NGUYỄN THANH PHƢƠNG
2. PGS. TS. LÊ XUÂN SINH
3. TS. PIERRE FAILLER






Cần Thơ - 2012
i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các
kết quả trình bày trong luận án này là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố
trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận án

























ii

LỜI CẢM ƠN
Với tất cả tình cảm chân thành và sâu sắc nhất, tôi xin tỏ lòng biết ơn:
- PGs. Ts. Nguyễn Thanh Phƣơng đã tận tình hƣớng dẫn và cung cấp
những kiến thức khoa học và tạo điều kiện thuận lợi trong suốt quá trình
nghiên cứu để tôi hoàn thành luận án. PGs. Ts. Lê Xuân Sinh đã tận tình
hƣớng dẫn và góp nhiều ý kiến trong quá trình nghiên cứu. Ts. Pierre Failler
đã đóng góp nhiều ý kiến trong quá trình thu thập số liệu của luận án.
- Các cán bộ thuộc các cơ quan nhƣ Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn
lợi thủy sản, Trung tâm Khuyến nông và Khuyến ngƣ, Cảng cá Trần Đề tỉnh
Sóc Trăng đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi thu thập số liệu và tổ
chức bố trí thí nghiệm tại tỉnh Sóc Trăng.
Xin cảm ơn anh Vƣơng Vĩnh Hảo, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Sóc
Trăng và các sinh viên lớp Khai thác Thủy sản khóa 30 và Quản lý Nghề cá
khóa 30 đã tận tình giúp đỡ tôi thu thập số liệu và thực hiện thí nghiệm.
Xin gởi lời cảm ơn chân thành đến Lãnh đạo Khoa Thủy sản, Trƣờng
Đại học Cần Thơ; và các bạn đồng nghiệp đã hỗ trợ, động viên và tạo điều
kiện cho tôi trong thời gian học tập.
Xin cảm ơn Ban chủ nhiệm Dự án ECOST đã hỗ trợ kinh phí để tôi thực
hiện luận án này.
Cảm ơn vợ và con tôi; và những ngƣời thân trong gia đình đã động viên
và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi vƣợt qua mọi khó khăn trong học tập và thực
hiện thành công luận án này.

Nguyễn Thanh Long






iii

TÓM TẮT
Nghiên cứu giải pháp quản lý phát triển bền vững ngành thủy sản, đặc
biệt là thủy sản ven biển là một hoạt động quan trọng của nhiều địa phƣơng có
thế mạnh về thủy sản vùng Đồng bằng sông Cửu Long, trong đó có tỉnh Sóc
Trăng. Đề tài nghiên cứu giải pháp quản lý các hoạt động nuôi trồng và khai
thác thủy sản ven biển ở tỉnh Sóc Trăng đã đƣợc thực hiện từ tháng 12/2006
đến tháng 12/2010, nhằm phân tích các khía cạnh kinh tế và kỹ thuật các mô
hình nuôi thủy sản ven biển, các nghề khai thác thủy sản (qua điều tra khảo sát
và kiểm chứng thực nghiệm) và những hoạt động dịch vụ có liên quan đến
thủy sản trong tỉnh. Nghiên cứu đã phỏng vấn trực tiếp 283 hộ nuôi tôm sú
thâm canh, bán thâm canh, quảng canh cải tiến, tôm – lúa, mô hình nuôi cá
kèo và nuôi cua biển; 151 hộ ngƣ dân làm nghề lƣới rê, lƣới kéo và lƣới vây
và 139 cơ sở sản xuất và kinh doanh tôm sú giống, kinh doanh cá kèo giống và
cua biển giống; và kiểm chứng thực nghiệm 30 hộ nuôi tôm sú thâm canh và
bán thâm canh và 120 hộ dân khai thác bằng nghề lƣới rê, lƣới kéo và lƣới
vây.
Kết quả cho thấy các mô hình nuôi thủy sản ven biển ở tỉnh Sóc Trăng
rất đa dạng, có xu hƣớng thâm canh hóa ngày càng cao. Kết quả điều tra về
các mô hình nuôi cho thấy mật độ tôm sú thả nuôi của mô hình nuôi thâm
canh, bán thâm canh, quảng canh cải tiến và tôm-lúa lần lƣợt là 26,3; 15,0;
8,56 và 7,74 con/m
2
và năng suất lần lƣợt là 4.665; 2.739; 1.204 và 919

kg/ha/vụ. Lợi nhuận của bốn mô hình nuôi tôm này tƣơng ứng là 183; 102;
50,4 và 28,6 triệu đồng/ha. Trong mô hình nuôi cá kèo thì mật độ thả nuôi
trung bình là 94,0 con/m
2
, năng suất đạt 11.303 kg/ha/vụ và lợi nhuận 208
triệu đồng/ha, cao hơn so với các mô hình nuôi tôm sú. Đối với mô hình nuôi
cua biển thì mật độ thả nuôi 0,83 con/m
2
, năng suất 1.619 kg/ha/vụ và lợi
nhuận 82,8 triệu đồng/ha. Lĩnh vực sản xuất giống thủy sản của tỉnh Sóc
Trăng còn hạn chế; các trại sản xuất tôm sú chỉ đáp ứng 20% nhu cầu giống,
phần còn lại phải nhập từ các tỉnh khác ở ĐBSCL và miền Trung; giống cá
iv

kèo và cua biển phụ thuộc vào nguồn giống tự nhiên nên chất lƣợng giống còn
hạn chế.
Các nghề khai thác thủy sản ở tỉnh Sóc Trăng đa dạng trong đó có ba
nghề khai thác chủ yếu là nghề lƣới kéo (298 tàu), lƣới rê (229 tàu) và lƣới
vây (63 tàu). Sản lƣợng khai thác trên 1 CV của tàu lƣới kéo cao nhất là 1.022
kg/CV/năm, kế đến là lƣới rê 458 kg/CV/năm và lƣới vây 410 kg/CV/năm.
Tuy nhiên lợi nhuận của tàu lƣới vây cao nhất là 597 triệu đồng/năm, kế đến
tàu lƣới kéo là 359 triệu đồng/năm và tàu lƣới rê 50,5 triệu đồng/năm. Trong
cơ cấu chi phí biến đổi của ba nghề khai thác thủy sản thì chi phí nhiên liệu
chiếm tỉ lệ cao (34,9-61,7%); trong đó chi phí nhiên liệu của nghề lƣới kéo là
cao nhất (61,7%) và là nguyên nhân chính làm cho nghề lƣới kéo có tỷ lệ số
tàu thua lỗ cao nhất (23,3%).
Trong lĩnh vực phân phối nguyên liệu thủy sản, trung bình có 26,3%
sản phẩm từ khai thác và 93,7% sản phẩm tôm sú nuôi đƣợc nhà máy thu mua
để chế biến xuất khẩu, phần còn lại đƣợc tiêu thụ nội địa không qua chế biến
và 100% sản phẩm cá kèo và cua biển đƣợc tiêu thụ nội địa không qua chế

biến.
Phát triển ngành thủy sản tỉnh Sóc Trăng, đặc biệt là hoạt động thủy sản
vùng nƣớc lợ ven biển phải theo hƣớng bảo vệ tài nguyên, môi trƣờng và phát
triển đồng bộ giữa khai thác thủy sản, nuôi trồng thủy sản, cơ sở hạ tầng và
dịch vụ thủy sản; trong đó lƣu ý (i) đầu tƣ cho phát triển cơ sở hạ tầng nghề cá
nhƣ hoàn thiện cảng Trần Đề, xây dựng các làng cá, mở rộng và cải tạo hệ
thống thủy lợi vùng nuôi thủy sản; (ii) tiếp tục phát triển hệ thống chế biến
thủy sản và thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm thủy sản đảm bảo hoạt động quanh
năm; và (iii) các lĩnh vực hỗ trợ khác đặc biệt là đào tạo cán bộ quản lý, cán bộ
kỹ thuật và ngƣời sản xuất. Bên cạnh đó, trong quá trình phát triển cần có sự
hỗ trợ trực tiếp của chính quyền địa phƣơng và Chính phủ về cơ chế pháp lý
thích hợp để thúc đẩy ngành thủy sản hoạt động và phát triển.

v

ABSTRACT
Finding management strategies for sustainable development of fisheries,
especially coastal fisheries is an important task of many provinces that have
strong potential of fisheries in the Mekong Delta, including Soc Trang
province. A study on investigating management strategies for coastal
aquaculture and fisheries activities in Soc Trang was conducted from
December 2006 to December 2010. This study aimed to evaluate technical and
economic aspects of coastal aquaculture systems, marine fishing and fisheries-
related service activities in the province. Primary data were collected by
interviewing 283 households who have operated different farming systems
including intensive, semi-intensive, improved extensive and rice–shrimp
farming systems, mudskipper and mud crab culture systems. Interviews were
also implemented with 151 fishermen employing gillnetting, trawling and pure
seines; 139 households on shrimp hatcheries and mudskipper and mud crab
business. In addition, data were also collected based on practical observations

of 30 households operating either intensive or semi-intensive shrimp farming,
and 120 fishermen employing gillnetting, trawling and purse seine.
Results showed that coastal aquaculture systems in Soc Trang varied and
have been becoming more and more intensified. Results showed that stocking
densities of intensive, semi-intensive, and improved extensive shrimp farming,
and rice-shrimp farming systems were 26.3, 15.0, 7.56 and 7.74 PL/m
2
,
respectively. Average shrimp yield of these four farming systems were 466,
274, 150 and 919 kg/ha/crop, respectively. Net incomes of these shrimp
farming systems were 183.1, 102.2, 50.4 and 28.6 million VND/ha. In
mudskipper culture systems, stocking densities averaged 94.0 fingerlings/m
2
,
yield obtained 11,303 kg/ha/crop, and average net income was 208 million
VND/ha, which was higher than shrimp culture systems. Mud crab culture
systems had stocking density of 0.83 juveniles/m
2
, average yield of 1,619
kg/ha/crop, and net income of 82.8 million VND/ha. Aquatic seed production
in Soc Trang was underdeveloped. Shrimp hatcheries produced only 20% of
vi

seed demand for growth-out in the province, and the remaining was imported
from other provinces in the Mekong Delta and in the Central of Vietnam. Seed
for mudskipper and mud crab culture was mostly from the wild; therefore, the
quality of seed was usually poor.
Fishing methods in Soc Trang province were diverse. Three fishing
tools were mainly used including trawling (used by 298 boats), gillnetting
(229 boats) and purse seine (63 boats). Capture production per CV of trawling

boats was highest (1,022 Kg/CV/year), followed by gillnetting boats (458
Kg/CV/year) and purse seine boats (410 Kg/CV/year). However, net income
of purse seine boats was highest (596.6 million VND/year), compared to that
of trawling boats (358.5 million VND/year) and gillnetting boats (50.5 million
VND/year). In terms of operating costs, fuels accounted for a high ratio in cost
composition of these three types of fishing (34.9 - 61.7% of total variable
costs). The fuel cost of trawling boats was highest (61.7%), and it could be a
major cause of the highest percentage of the trawling fishermen who lost their
profit (23.3%).
In the area of aquatic product distribution, 26.3% of fresh fishing
products and 93.7% of black tiger shrimp culture were sold to aquatic product
processing factories; the rest was sold to consumers without processing.
Meanwhile, 100% of the mudskipper and mud crab products was sold locally
without processing.
The sustainable development of fisheries, especially in coastal areas of
Soc Trang province must be set goals to protect natural resources and
environments, and to develop synchronizedly among sectors of fisheries,
aquaculture, infrastructure and fisheries services. To achieve these goals,
several solutions are proposed, including (i) investing infrastructure for
fisheries and aquaculture activities, such as completely building Tran De
fishing port, establishing fisheries villages, and improving irrigating systems
in aquaculture areas; (ii) continuously developing aquatic product processing
vii

systems and markets to ensure year-round consumption of aquatic products;
and (iii) training for managers, technicians, and farmers/fishermen. In
addition, the sustainable development of fisheries is also in need of support
from national and local governments in establishing appropriate policies and
aids for aquaculture and fisheries activities.






















viii

MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Tóm tắt iii
Abstract v
Mục lục viii
Danh mục các chữ viết tắt xii
Danh mục các bảng xiv

Danh mục các hình xvii
MỞ ĐẦU 1
1 Giới thiệu 1
2 Mục tiêu đề tài 3
2.1 Mục tiêu tổng quát 3
2.2 Mục tiêu cụ thể 3
3. Nội dung nghiên cứu của luận án 4
4. Những điểm mới và ý nghĩa thực tiển của luận án 4
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 6
1.1 Tổng quan về thủy sản Việt Nam 6
1.1.1 Tiềm năng phát triển NTTS và KTTS ven biển 6
1.1.1.1 Tiềm năng phát triển NTTS ven biển 6
1.1.1.2 Tiềm năng phát triển KTTS 6
1.1.2 Hoạt động nuôi trồng thủy sản 8
1.1.3 Hoạt động khai thác thủy sản 10
1.1.3.1 Biến động số lƣợng và công suất tàu 10
1.1.3.2 Biến động sản lƣợng khai thác thủy sản 11
1.1.4 Tình hình chế biến và xuất khẩu thủy sản 13
1.1.5 Các mô hình quản lý phát triển thủy sản ven biển 16
1.1.5.1 Một số mô hình quản lý thủy sản trên thế giới 16
1.1.5.2 Một số mô hình quản lý thủy sản ở Việt Nam 18
ix

1.1.6 Những mục tiêu và định hƣớng chính trong phát triển NTTS và
KTTS ven biển trong tƣơng lai 23
1.2 Tình hình phát triển thủy sản ở ĐBSCL 25
1.2.1 Tình hình phát triển NTTS ven biển ở ĐBSCL 25
1.2.1.1 Các mô hình NTTS ven biển ở ĐBSCL 25
1.2.1.2 Đặc điểm của các mô hình nuôi kết hợp 29
1.2.1.3 Mô hình nuôi chuyên canh 34

1.2.1.4 Nuôi cá 37
1.2.1.5 Nuôi Artemia 38
1.2.1.6 Cơ hội và trở ngại chung của các mô hình NTTS ven biển 40
1.2.2 Tình hình phát triển khai thác thủy sản ở ĐBSCL 41
1.2.2.1 Cơ cấu tàu đánh cá ở ĐBSCL 41
1.2.2.2 Sản lƣợng khai thác ở ĐBSCL 43
1.3 Điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế và xã hội tỉnh Sóc Trăng 45
Chƣơng 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 49
2.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 49
2.2 Phƣơng pháp nghiên cứu 49
2.2.1 Phân tích các chính sách phát triển thủy sản 49
2.2.2 Khảo sát các hoạt động nuôi trồng thủy sản ven biển 49
2.2.3 Khảo sát các hoạt động khai thác thủy sản ven bờ 50
2.2.4 Khảo sát dịch vụ liên quan đến hoạt động thủy sản vùng ven biển 51
2.2.4.1 Cung cấp giống thủy sản 51
2.2.4.2 Tiêu thụ sản phẩm thủy sản 51
2.2.5 Kiểm nghiệm (ghi chép) mô hình nuôi tôm sú và KTTS 53
2.2.5.1 Kiểm nghiệm mô hình nuôi tôm sú thâm canh 53
2.2.5.2 Kiểm nghiệm nghề khai thác thủy sản 53
2.2.6 Đề xuất giải pháp quản lý phát triển các hoạt động NTTS và
KTTS ven biển ở tỉnh Sóc Trăng 53
2.3 Số mẫu phỏng vấn và phƣơng pháp phân tích số liệu 54
2.3.1 Số mẫu chọn phỏng vấn 54
x

2.3.2 Phƣơng pháp tính toán hiệu quả tài chính 54
2.3.3 Phƣơng pháp phân tích số liệu 54
2.4 Giới hạn đề tài 55
Chƣơng 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 57
3.1 Hiện trạng nuôi trồng thủy sản nƣớc lợ tỉnh Sóc Trăng 57

3.1.1 Cơ chế tổ chức và chính sách quản lý ngành nuôi trồng thủy sản 57
3.1.1.1 Chính sách tổ chức quản lý ngành 57
3.1.1.2 Chính sách phát triển ngành thủy sản 62
3.1.1.3 Chính sách phát triển nuôi trồng thủy sản 64
3.1.1.4 Cơ chế tổ chức và chính sách quản lý ngành thủy sản tỉnh Sóc
Trăng 68
3.1.2 Tình hình phát triển NTTS nƣớc lợ ở tỉnh Sóc Trăng giai đoạn
2000-2010 73
3.1.3 Kết quả khảo sát các mô hình NTTS nƣớc lợ tỉnh Sóc Trăng 76
3.1.3.1 Mô hình nuôi tôm 76
3.1.3.2 Mô hình nuôi cua biển 82
3.1.3.3 Mô hình nuôi cá kèo 86
3.1.3.4 Những ƣu điểm và hạn chế của các mô hình NTTS ven biển
tỉnh Sóc Trăng 88
3.1.4 Kết quả theo dõi (ghi chép) của mô hình nuôi tôm sú BTC và TC
(gọi là nuôi kiểm nghiệm) 91
3.1.4.1 Đặc điểm kỹ thuật 91
3.1.4.2 Hiệu quả tài chính 94
3.1.4.3 So sánh mô hình nuôi tôm sú BTC và TC điều tra và nuôi kiểm
nghiệm 96
3.1.5 Các hoạt động dịch vụ hỗ trợ NTTS ven biển tỉnh Sóc Trăng 99
3.1.5.1 Tình hình sản xuất và cung cấp giống thủy sản nƣớc lợ ở
tỉnh Sóc Trăng 99
3.1.5.2 Tình hình cung cấp giống thủy sản nƣớc lợ ở tỉnh Sóc Trăng 101
3.1.5.3 Tình hình tiêu thụ sản phẩm nuôi trồng thủy sản 106
3.2 Hiện trạng khai thác thủy sản ven biển tỉnh Sóc Trăng 110
xi

3.2.1 Cơ chế tổ chức và chính sách quản lý ngành khai thác thủy sản 110
3.2.1.1 Chính sách quản lý hoạt động khai thác thủy sản 110

3.2.1.2 Cơ chế tổ chức quản lý ngành KTTS ở tỉnh Sóc Trăng 114
3.2.2 Tình hình phát triển khai thác thủy sản ven biển ở tỉnh Sóc Trăng
giai đoạn 2000-2010 114
3.2.3 Kết quả khảo sát các nghề khai thác TS ven biển tỉnh Sóc Trăng 117
3.2.3.1 Nghề lƣới rê 117
3.2.3.2 Nghề lƣới kéo 122
3.2.3.3 Nghề lƣới vây 124
3.2.3.4 Những ƣu điểm và hạn chế của nghề KTTS ven biển tỉnh Sóc
Trăng 127
3.2.4 Kết quả theo dõi (ghi chép số liệu) các nghề KTTS chính 129
3.2.4.1 Đặc điểm kỹ thuật của nghề lƣới rê, lƣới kéo và lƣới vây 129
3.2.4.2 Hiệu quả tài chính của nghề lƣới rê, lƣới kéo và lƣới vây 132
3.2.4.3 So sánh các chỉ tiêu theo dõi của các nghề KTTS 135
3.2.5 Các hoạt động dịch vụ hỗ trợ nghề KTTS ven biển tỉnh Sóc Trăng . 139
3.2.5.1 Hiện trạng cơ sở hậu cần nghề cá 139
3.2.5.2 Tình hình tiêu thụ sản phẩm khai thác thủy sản 141
3.3 Đề xuất giải pháp quản lý hoạt động NTTS và KTTS ven biển tỉnh
Sóc Trăng 146
3.3.1 Giải pháp quản lý và phát triển NTTS ven biển bền vững 146
3.3.2 Giải pháp quản lý và phát triển KTTS ven biển bền vững 150
3.3.3 Các lĩnh vực hỗ trợ phát triển thủy sản 151
Chƣơng 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 156
4.1 Kết luận 156
4.2 Đề xuất 157
CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 159
TÀI LIỆU THAM KHẢO 160
PHỤ LỤC 168

xii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AquaGAP: Thực hành nuôi tốt trong nuôi trồng thủy sản
ASEAN: Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á
ATVS: An toàn vệ sinh
BAP: Thực hành nuôi tốt nhất
BKHĐT: Bộ kế hoạch và Đầu tƣ
BTC: Bộ Tài chính
BTS: Bộ thủy sản
CBTS: Chế biến thủy sản
CP: Chính phủ
CV: Mã lực
ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long
ĐHCT: Trƣờng Đại học Cần Thơ
DT: Diện tích
EU: Liên minh các nƣớc Châu Âu
FAO: Tổ Chức Lƣơng Nông Liên Hiệp Quốc
FCR: Hệ số tiêu tốn thức ăn
GAP: Thực hành nuôi tốt
GDP: Tổng sản phẩm nội địa
Global GAP: Thực hành nuôi tốt toàn cầu
HTX: Hợp tác xã
ICZM: Quảng lý tổng hợp vùng ven biển
KH: Kế hoạch
KTTS: Khai thác thủy sản
NĐ : Nghị định
NHNN: Ngân hàng Nhà nƣớc
NLTS: Nguồn lợi thủy sản
NMCBTS: Nhà máy chế biến thủy sản
NN và PTNT: Nông nghiệp và phát triển nông thôn
xiii


NQ: Nghị quyết
NTTS: Nuôi trồng thủy sản
PCR: Phƣơng pháp kiểm tra virus bệnh đốm trắng bằng phƣơng pháp PCR
(polymerase chain reaction)
PL: Tôm bột
QC: Quảng canh
QCCT: Quảng canh cải tiến
QĐ: Quyết định
QLCL: Quản lý chất lƣợng
SL: Sản lƣợng
SLKT: Sản lƣợng khai thác
SLTS: Sản lƣợng thủy sản
TT : Thông tƣ
TTg: Thủ tƣớng
TTLT: Thông tƣ liên tịch
UBND: Ủy ban Nhân dân
USD: Đô la Mỹ
VASEP: Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam
WTO: Tổ chức thƣơng mại thế giới
XKTS: Xuất khẩu thủy sản











xiv

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng Tựa bảng Trang
Bảng 1.1: Trữ lƣợng và khả năng khai thác cá biển ở Việt Nam 7
Bảng 1.2: Biến động sản lƣợng thủy sản Việt Nam giai đoạn 2000-2010 12
Bảng 1.3: Thị trƣờng xuất khẩu thủy sản Việt Nam năm 2010 14
Bảng 1.4: Khối lƣợng và giá trị xuất khẩu của các mặt hàng thủy sản
chính của Việt Nam năm 2010 15
Bảng 1.5: Thị trƣờng xuất khẩu các mặt hàng thủy sản nƣớc lợ và biển
chính của Việt Nam năm 2008 15
Bảng 1.6: Diện tích, sản lƣợng và năng suất NTTS (2000-2010) 26
Bảng 1.7: Diện tích, SLTS 8 tỉnh ven biển ĐBSCL (2000-2008) 27
Bảng 1.8: Sản lƣợng và diện tích nuôi tôm sú của các tỉnh ven biển ở
ĐBSCL năm 2008 28
Bảng 1.9: Những thông số kỹ thuật và kinh tế của mô hình nuôi tôm rừng 31
Bảng 1.10: Thông số kỹ thuật của mô hình nuôi tôm – lúa luân canh 35
Bảng 1.11: Số lƣợng tàu đánh cá phân theo nghề ở ĐBSCL năm 2007 42
Bảng 1.12: Số lƣợng tàu khai thác thủy sản xa bờ của các tỉnh ven biển
ĐBSCL năm 2007 42
Bảng 2.1: Số mẫu phỏng vấn 55
Bảng 3.1: Kết cấu của các mô hình nuôi tôm sú ở tỉnh Sóc Trăng 77
Bảng 3.2: Các thông số kỹ thuật của các mô hình nuôi tôm sú 78
Bảng 3.3: Cơ cấu chi phí cố định của các mô hình nuôi tôm sú ở tỉnh
Sóc Trăng 80
Bảng 3.4: Cơ cấu chi phí biến đổi của các mô hình nuôi tôm sú ở tỉnh
Sóc Trăng 80
Bảng 3.5: Hiệu quả tài chính của các mô hình nuôi tôm sú ở tỉnh Sóc Trăng 81
Bảng 3.6: Kết cấu của các mô hình nuôi cua biển và cá kèo 83

Bảng 3.7: Các thông số kỹ thuật của các mô hình nuôi cua biển và cá kèo 83
Bảng 3.8: Cơ cấu chi phí cố định của mô hình nuôi cua biển và cá kèo 85
Bảng 3.9: Cơ cấu chi phí biến đổi của mô hình nuôi cua biển và cá kèo 85
Bảng 3.10: Hiệu quả tài chính của mô hình nuôi cua biển và cá kèo 86
Bảng 3.11: Thông số ao nuôi của mô hình nuôi kiểm nghiệm 92
xv

Bảng 3.12: Thuốc hóa chất sử dụng của hai mô hình nuôi kiểm nghiệm 92
Bảng 3.13: Các thông số kỹ thuật của mô hình nuôi kiểm nghiệm 93
Bảng 3.14: Hiệu quả tài chính của hai mô hình nuôi kiểm nghiệm 95
Bảng 3.15: Cơ cấu chi phí biến đổi của hai mô hình nuôi kiểm nghiệm 96
Bảng 3.16: So sánh một số chỉ tiêu kỹ thuật của mô hình nuôi điều tra
và kiểm nghiệm 97
Bảng 3.17: So sánh các chỉ tiêu tài chính của của mô hình nuôi điều tra và
kiểm nghiệm 98
Bảng 3.18: Thông tin kỹ thuật của các trại sản xuất tôm sú giống 99
Bảng 3.19: Hiện trạng cung cấp và phân phối cá kèo giống ở tỉnh Sóc Trăng105
Bảng 3.20: Sản lƣợng các loài thủy sản thu mua 106
Bảng 3.21: Hiệu quả tài chính của các cơ sở thu mua tôm 109
Bảng 3.22: Hiệu quả tài chính của các cơ sở thu mua cá kèo và cua biển 110
Bảng 3.23: Cơ cấu nghề KTTS tỉnh Sóc Trăng 2008 116
Bảng 3.24: Thời gian khai thác của nghề lƣới rê, lƣới kéo và lƣới vây 119
Bảng 3.25: Sản lƣợng khai thác 119
Bảng 3.26: Các thông số kỹ thuật và lao động của các tàu KTTS 120
Bảng 3.27: Chi phí cố định của nghề lƣới rê, lƣới kéo và lƣới vây 121
Bảng 3.28: Cơ cấu chi phí cố định của nghề lƣới rê, lƣới kéo và lƣới vây 121
Bảng 3.29: Chi phí biến đổi của nghề lƣới rê, lƣới kéo và lƣới vây 121
Bảng 3.30: Cơ cấu chi phí biến đổi của nghề lƣới rê, lƣới kéo và lƣới vây . 121
Bảng 3.31: Hiệu quả tài chính của nghề lƣới rê, lƣới kéo và lƣới vây 122
Bảng 3.32: Các thông số kỹ thuật và lao động của các tàu KTTS 129

Bảng 3.33: Thời gian khai thác của nghề lƣới rê, lƣới kéo và lƣới vây 131
Bảng 3.34: Sản lƣợng khai thác của nghề lƣới rê, lƣới kéo và lƣới vây 131
Bảng 3.35: Chi phí cố định của nghề lƣới rê, lƣới kéo và lƣới vây 133
Bảng 3.36: Cơ cấu chi phí cố định của nghề lƣới rê, lƣới kéo và lƣới vây 133
Bảng 3.37: Chi phí biến đổi của nghề lƣới rê, lƣới kéo và lƣới vây 133
Bảng 3.38: Cơ cấu chi phí biến đổi của nghề lƣới rê, lƣới kéo và lƣới vây 134
Bảng 3.39: Hiệu quả tài chính của nghề lƣới rê, lƣới kéo và lƣới vây 134
Bảng 3.40: So sánh ngƣ trƣờng và mùa vụ khai thác 135
xvi

Bảng 3.41: So sánh các thông số kỹ thuật của nghề lƣới rê, lƣới kéo và
lƣới vây 136
Bảng 3.42: So sánh SLKT của nghề lƣới rê, lƣới kéo và lƣới vây 137
Bảng 3.43: So sánh hiệu quả tài chính của nghề lƣới rê, nghề lƣới kéo và
nghề lƣới vây 138
Bảng 3.44: Sản lƣợng thủy sản thu mua hàng năm 142
Bảng 3.45: Phân phối sản phẩm khai thác thủy sản của cơ sở thu mua 144
Bảng 3.46: Tổng chi phí của cơ sở thu mua 144
Bảng 3.47: Hiệu quả tài chính của cơ sở thu mua sản phẩm KTTS 145




















xvii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình Tựa hình Trang
Hình 1.1: Diện tích nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2000-2010 9
Hình 1.2: Sản lƣợng nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2000-2010 9
Hình 1.3: Biến động tàu khai thác thủy sản của Việt Nam giai đọan
2000-2008 10
Hình 1.4: Biến động công suất trung bình của tàu khai thác thủy sản
2000-2008 11
Hình 1.5: Biến động sản lƣợng khai thác thủy sản giai đoạn 2000-2010 12
Hình 1.6: Cƣờng lực khai thác thủy sản giai đoạn 2000-2008 13
Hình 1.7: Biến động tàu đánh cá xa bờ của các tỉnh ven biển ĐBSCL
giai đoạn 2000-2010 43
Hình 1.8: Biến động sản lƣợng khai thác thủy sản cả nƣớc và ĐBSCL
giai đoạn 2000-2010 44
Hình 1.9: Biến động sản lƣợng khai thác thủy sản biển cả nƣớc và
ĐBSCL giai đoạn 2000-2010 44
Hình 1.10: Sản lƣợng khai thác thủy sản biển của các tỉnh ven biển ở
ĐBSCL năm 2010 45
Hình 3.1: Cơ cấu tổ chức của Bộ Thủy sản theo NĐ 43/2003/NĐ-CP 58
Hình 3.2: Cơ cấu tổ chức của Bộ NN và PTNT theo Nghị định

75/2009/NĐ-CP 60
Hình 3.3: Cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thủy sản theo Quyết định số
05/2010/QĐ-TTg 61
Hình 3.4: Sơ đồ tổ chức quản lý hoạt động thủy sản ở tỉnh Sóc Trăng 70
Hình 3.5: Biến động diện tích nuôi tôm sú ở tỉnh Sóc Trăng 74
Hình 3.6: Biến động sản lƣợng tôm sú nuôi ở tỉnh Sóc Trăng 75
Hình 3.7: Tỉ lệ hộ bị lỗ vốn của các mô hình nuôi thủy sản 82
Hình 3.8: Nguồn gốc tôm bố mẹ của các trại sản xuất giống tôm sú ở
tỉnh Sóc Trăng 100
Hình 3.9: Nơi mua tôm sú, cá kèo và cua giống 101
Hình 3.10: Nguồn gốc giống tôm sú, cá kèo và cua biển 102
Hình 3.11: Chất lƣợng tôm sú, cá kèo và cua giống 103
Hình 3.12: Mức độ ngƣ dân kiểm dịch giống tôm sú trƣớc khi thả nuôi 104
xviii

Hình 3.13: Thời gian hoạt động của các cơ sở thu gom cá kèo giống ở
tỉnh Sóc Trăng 104
Hình 3.14: Kênh phân phối sản phẩm tôm sú ở tỉnh Sóc Trăng 107
Hình 3.15: Kênh phân phối cá kèo và cua ở tỉnh Sóc Trăng 108
Hình 3.16: Biến động số lƣợng tàu thuyền KTTS của tỉnh Sóc Trăng
(2000-2010) 115
Hình 3.17: Sản lƣợng KTTS ở tỉnh Sóc Trăng (2000-2010) 115
Hình 3.18: Tỉ lệ tàu lƣới rê khai thác có sản lƣợng cao trong năm 117
Hình 3.19: Tỉ lệ tàu lƣới kéo khai thác có sản lƣợng cao trong năm 122
Hình 3.20: Tỉ lệ tàu lƣới vây khai thác có sản lƣợng cao trong năm 125
Hình 3.21: Sản lƣợng khai thác trung bình của tàu lƣới rê theo tháng 130
Hình 3.22: Sản lƣợng khai thác trung bình của tàu lƣới kéo theo tháng 130
Hình 3.23: Sản lƣợng khai thác trung bình của tàu lƣới vây theo tháng 130
Hình 3.24: Hiệu quả chi phí và tỉ suất lợi nhuận của các loại nghề
khai thác thủy sản 134

Hình 3.25: Tỉ lệ số tàu bị lỗ đối với các nghề khai thác thủy sản 135
Hình 3.26: Sơ đồ phân phối sản phẩm khai thác thủy sản 142
Hình 3.27: Các giải pháp quản lý hoạt động thủy sản ven biển ở
tỉnh Sóc Trăng 156













1

MỞ ĐẦU
1. Giới thiệu
Việt Nam là quốc gia có tiềm năng phát triển về kinh tế biển, đặc biệt là
ngành thủy sản ven biển. Việt Nam có 3.260 km bờ biển, 12 đầm phá, eo biển
và vịnh, 112 cửa sông và hàng ngàn đảo lớn nhỏ trải dài dọc theo bờ biển;
cùng với hệ thống sông ngòi chằng chịt và các hồ chứa tạo nên tiềm năng to
lớn về khai thác thủy sản (KTTS) và diện tích mặt nƣớc cho nuôi trồng thủy
sản (NTTS) (Lê Trần Nguyên Hùng, 2009).
Tổng diện tích mặt nƣớc sử dụng cho NTTS ở Việt Nam Năm 2010 đạt
1,06 triệu ha, chiếm khoảng 50% tổng tiềm năng diện tích có thể phát triển
nuôi trồng NTTS (2,2 triệu ha). Trong thực tiễn phát triển NTTS, đặc biệt

nghề nuôi tôm biển chỉ tập trung chủ yếu ở các tỉnh miền Nam, nhất là Đồng
bằng sông Cửu Long (ĐBSCL); năm 2010 ĐBSCL có 753.000 ha nuôi thủy
sản, chiếm 70,7% diện tích NTTS cả nƣớc (Tổng cục Thống kê, 2011a).
Ngành NTTS không những tăng nhanh về diện tích mà còn tăng cả về sản
lƣợng; năm 2010 sản lƣợng NTTS của cả nƣớc đạt 2,7 triệu tấn, tăng 4,59 lần
so với năm 2000 (590.000 tấn) và chiếm 52,8% tổng sản lƣợng thủy sản cả
nƣớc (5,13 triệu tấn). Cá và tôm là hai đối tƣợng nuôi chính với sản lƣợng cao;
năm 2010 sản lƣợng cá nuôi đạt 2.058.000 tấn và tôm nuôi đạt 450.000 tấn;
trong đó chủ yếu là nuôi tôm sú với tốc độ phát triển tƣơng đối nhanh với sản
lƣợng cả nƣớc và tăng gấp 4,8 lần so với năm 2000 (94.000 tấn) (Tổng cục
Thống kê, 2011a).
Việt Nam cũng có tiềm năng lớn cho hoạt động KTTS với vùng đặc
quyền kinh tế khoảng 1 triệu km
2
và có hơn 4.000 đảo lớn nhỏ ven bờ thuận
lợi cho vận chuyển sản phẩm khai thác và là nơi trú ngụ cho các tàu trong thời
gian giông bão (Lê Trần Nguyên Hùng, 2009). Biển Việt Nam đƣợc chia
thành bốn vùng chính gồm vùng biển miền Bắc, vùng biển miền Trung, vùng
biển Đông Nam và vùng biển Tây Nam. Hoạt động KTTS đƣợc chia thành
khai thác gần bờ và khai thác xa bờ dựa vào độ sâu của vùng biển. Trƣớc năm
2

2000 ngành KTTS đóng góp chính cho tổng sản lƣợng thủy sản (chiếm
63,0%); năm 2007 sản lƣợng KTTS và NTTS tƣơng đƣơng nhau nhƣng đến
nay sản lƣợng NTTS đã vƣợt qua sản lƣợng KTTS (năm 2010 sản lƣợng
NTTS chiếm 52,8% tổng sản lƣợng thủy sản) (Tổng cục Thống kê, 2011a).
Theo xu hƣớng hiện nay thì nuôi trồng thủy sản sẽ tiếp tục gia tăng sản lƣợng
và sẽ đóng vai trò chính trong toàn ngành thủy sản.
Nhìn chung, ngành thủy sản Việt Nam đã có những bƣớc phát triển
quan trọng dựa trên cơ sở khai thác lợi thế của một quốc gia trong vùng nhiệt

đới, giàu tài nguyên biển, đất ngập nƣớc và đa dạng sinh học thủy sinh vật.
Ngành đã có những đóng góp quan trọng đối với sự phát triển kinh tế đất
nƣớc, góp phần xóa đói giảm nghèo và tạo sinh kế cho hàng triệu lao động.
Kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam luôn tăng trong nhiều năm qua và đạt
giá trị 5,033 tỉ USD vào năm 2010 so với 1,478 tỉ USD vào năm 2000, tăng
gấp 3,38 lần trong 10 năm qua (Tổng cục thống kê, 2006 và 2011b).
Biển và các vùng ngập nƣớc ven biển là những vùng sinh thái nhạy
cảm, chịu nhiều rủi ro trƣớc những biến đổi tự nhiên và tác động của con
ngƣời. Trong khi các hoạt động sản xuất thủy sản diễn ra với tốc độ nhanh,
mạnh và đa dạng thì trong chừng mực nhất định các thay đổi của các hệ sinh
thái nói trên làm ảnh hƣởng xấu đến hiệu quả sản xuất của ngành thủy sản.
Mối quan hệ giữa các hoạt động NTTS, KTTS và các hoạt động dịch vụ khác
liên quan đến thủy sản có vai trò quan trọng và cần đƣợc nghiên cứu nhằm
phục vụ cho việc quản lý tài nguyên và các hoạt động kinh tế vùng ven biển
đƣợc hợp lý và lâu dài.
Sóc Trăng là một tỉnh ven biển của ĐBSCL, có 72 km bờ biển tiếp giáp
biển Đông mang nét đặc trƣng hệ sinh thái rừng ngập mặn, thích hợp cho phát
triển NTTS, KTTS và nguồn lợi thủy sản (NLTS) (Sở Tài nguyên và Môi
trƣờng tỉnh Sóc Trăng, 2005). Rừng ngập mặn ở ven biển tỉnh Sóc Trăng
mỏng nên các hoạt động ở vùng này chủ yếu là phát triển các mô hình NTTS
quảng canh cải tiến (QCCT), bán thâm canh (BTC), thâm canh (TC) và mô
hình nuôi kết hợp (Sở NN và PTNT tỉnh Sóc Trăng, 2010). Các hoạt động
3

thủy sản vùng này đa dạng và biến đổi phức tạp, phần lớn là tự phát nhằm đáp
ứng nhu cầu cuộc sống của ngƣời dân trong vùng. Tuy vậy, quy hoạch tổng
hợp cho sự phát triển các hoạt động thủy sản trong vùng chƣa đƣợc đồng bộ
và có tính lâu dài và bền vững. Hiện nay, các mối quan hệ giữa các hoạt động
kinh tế trong vùng ven biển chƣa đƣợc nghiên cứu và quan tâm đúng mức và
điều này đã làm ảnh hƣởng không nhỏ đến việc định hƣớng phát triển ổn định

của vùng ven biển. Nhằm quản lý tốt hơn các hoạt động thủy sản nhƣ đã nêu
và đề ra những định hƣớng phát triển ổn định cho vùng ven biển thì cần phải
đánh giá hiện trạng và đề ra các giải pháp phát triển và quản lý cho vùng này.
Chính vì vậy đề tài “Nghiên cứu các giải pháp quản lý hoạt động nuôi trồng
và khai thác thủy sản ven biển tỉnh Sóc Trăng” là cần thiết để làm cơ sở cho
việc quản lý và phát triển ổn định các hoạt động thủy sản vùng ven biển ở tỉnh
Sóc Trăng nói riêng và là tiền đề cho việc quản lý và phát triển thủy sản ở
ĐBSCL nói chung.
2. Mục tiêu đề tài
2.1 Mục tiêu tổng quát
Mục tiêu tổng quát của đề tài là đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải
pháp quản lý để thúc đẩy sự phát triển thủy sản vùng ven biển một cách bền
vững ở tỉnh Sóc Trăng, đặc biệt là trong bối cảnh biến đổi khí hậu sẽ diễn ra ở
ĐBSCL trong tƣơng lai.
2.2 Mục tiêu cụ thể
Mục tiêu cụ thể của đề tài là nhằm:
- Phân tích thực trạng về sản xuất và hiệu quả tài chính của nghề NTTS,
KTTS và các hoạt động dịch vụ liên quan đến nghề thủy sản ven biển ở tỉnh
Sóc Trăng.
- So sánh kết quả điều tra và kiểm nghiệm về thực trạng sản xuất và
hiệu quả tài chính của nghề NTTS và KTTS.
4

- Đề xuất các giải pháp quản lý phát triển bền vững các hoạt động sản
xuất thủy sản và dịch vụ có liên quan ở tỉnh Sóc Trăng nói riêng và ĐBSCL
nói chung, đặc biệt trong bối cảnh của biến đổi khí hậu nhƣ xâm nhập mặn và
nhiệt độ tăng.
3. Nội dung nghiên cứu của luận án
a) Phân tích cơ chế tổ chức và chính sách quản lý ngành thủy sản Việt
Nam và tỉnh Sóc Trăng;

b) Điều tra và đánh giá hiện trạng các hoạt động nuôi trồng thủy sản và
khai thác thủy sản ven biển;
c) Điều tra và phân tích hiện trạng các hoạt động dịch vụ liên quan đến
hoạt động thủy sản ven biển;
d) Kiểm nghiệm các mô hình nuôi trồng và khai thác thủy sản; và
e) Đề xuất các giải pháp quản lý và phát triển bền vững các hoạt động
nuôi trồng và khai thác thủy sản ven biển ở tỉnh Sóc Trăng.
4. Những điểm mới và ý nghĩa thực tiển của luận án
1) Luận án đã tổng hợp và phân tích rõ các chính sách liên quan về phát
triển thủy sản của các cấp (quốc gia và tỉnh) để làm cơ sở đề ra các giải pháp
quản lý và phát triển thủy sản vùng ven biển tỉnh Sóc Trăng bền vững và phù
hợp với nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh và của cả nƣớc.
2) Luận án đã tiến hành khảo sát, phân tích, đánh giá và kiểm nghiệm
các mô hình NTTS ven biển chủ yếu của tỉnh Sóc Trăng (gồm khảo sát các mô
hình nuôi tôm sú quảng canh cải tiến, bán thâm canh, thâm canh, tôm-lúa;
nuôi cá kèo; và nuôi cua biển) về kỹ thuật, hiệu quả tài chính và những thuận
lợi khó khăn để có giải pháp để quản lý và phát triển nghề NTTS sản nƣớc lợ
tỉnh Sóc Trăng phát triển bền vững.
3) Luận án đã khảo sát, phân tích và đánh giá và kiểm nghiệm các yếu
tố kỹ thuật, hiệu quả tài chính và những thuận lợi khó khăn của các nghề
5

KTTS ven bờ chủ lực ở tỉnh Sóc Trăng (nghề lƣới rê, lƣới kéo và lƣới vây) để
làm cơ sở đề ra giải pháp quản lý và phát triển thích hợp và bền vững.
4) Luận án đã nghiên cứu phân tích và đánh giá đƣợc các hoạt động liên
quan đến nghề NTTS nƣớc lợ và KTTS ven bờ nhƣ dịch vụ cung cấp đầu vào
(giống tôm, cua, cá kèo), cơ khí và hạ tầng phục vụ khai thác (sửa chữa tàu
thuyền, cảng cá), thu mua và phân phối sản phẩm; và các chính sách hỗ trợ
trong phát triển thủy sản.
5) Luận án đã đề xuất 12giải pháp trong quản lý phát triển nghề NTTS

nƣớc lợ, KTTS ven bờ và các hoạt động hỗ trợ thủy sản ở tỉnh Sóc Trăng theo
hƣớng bền vững và thích ứng với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, môi
trƣờng và biến đổi khí hậu trong tƣơng lai.

×