Tải bản đầy đủ (.doc) (46 trang)

tìm hiểu thu nhập của các hộ khai thác thuỷ sản truyền thống trên địa bàn xã vinh hưng- phú lộc- tt huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (514.12 KB, 46 trang )

ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
KHOA KHUYẾN NÔNG VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
0
Báo cáo này được thực hiện và hoàn thành trong quá trình thực tập tại
xã Vinh Hưng, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. Đó là sự kết tinh những
kiến thức và kinh nghiệm thực tế mà bản thân tôi đã tích lũy được cùng với sự
giúp đỡ của gia đình, thầy cô và bạn bè, những người che chở, nuôi dưỡng
tôi trưởng thành, cho tôi biết điều hay lẽ phải và mang đến cho tôi những
hành trang kiến thức để bước vào đời.
Đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới thầy giáo Hồ
Lê Phi Khanh, người thầy đã tận tâm chỉ bảo và hướng dẫn cho tôi trong suốt
thời gian hoàn thành báo cáo tốt nghiệp. Xin cảm ơn cán bộ và nhân dân xã
Vinh Hưng, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế đã cung cấp cho tôi những
số liệu cũng như những kinh nghiệm thực tế quý báu, cảm ơn quý thầy cô
giao trường Đại học Nông Lâm Huế đã dày công dìu dắt và chỉ bảo tôi trong
suốt thời gian học tập tại trường. Cuối cùng tôi xin gửi lời cám ơn tới gia
đình, bạn bè và những người đã giúp đỡ, động viên tôi trong thời gian qua.
Trong quá trình thực tập mặc dù bản thân đã có nhiều cố gắng để hoàn
thành báo cáo đảm bảo nội dung khoa học, phản ánh đúng thực tiễn sản xuất
tại địa phương. Song do khả năng, kiến thức, và thời gian có hạn đề tài không
thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tôi mong nhận được sự thông cảm và
góp ý chân thành từ phía thầy cô và bạn bè để báo cáo hoàn thiện hơn.
Một lần nữa tôi xin chân thành cám ơn!
Huế, tháng 5 năm 2010
Sinh viên
1
Huỳnh Văn Quang Vũ
2
MỤC LỤC
Phần 1. Đặt vấn đề 5
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 5


1.2 Mục tiêu nghiên cứu 6
Phần 2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu 7
2.1. Sinh kế 7
2.1.1. Khái niệm sinh kế 7
2.1.2. Sinh kế bền vững 7
2.1.3 Khung phân tích sinh kế 7
2.2 Thực trạng khai thác thủy sản tại Đầm phá Tam Giang 10
2.2.1 Bối cảnh đầm phá Tam Giang 10
2.2.2. Ngư cụ khai thác 11
2.3 Sinh kế của người dân vùng đầm phá Tam Giang 16
2.4 Các hoạt động khai thác thủy sản tại xã Vinh Hưng, Phú Lộc, Thừa Thiên Huế 18
2.3.1 Khai thác thủy sản cố định 19
2.3.2 Khai thác thủy sản di động 21
Phần 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu 23
3.1 Chọn điểm nghiên cứu 23
3.2 Nội dung nghiên cứu 23
3.3 Phương pháp nghiên cứu 24
3.3.1 Đối tượng nghiên cứu 24
3.3.2 Phương pháp nghiên cứu 25
Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 27
4.1. Thông tin kinh tế - xã hội xã Vinh Hưng 27
4.1.1 Vị trí địa lý 27
4.1.2. Điều kiện tự nhiên 27
4.1.3 Tình hình dân số, lao động và ngành nghề 29
4.2 Đặc điểm các hộ khảo sát 32
4.2.1 Các hoạt động tạo thu nhập của nông hộ 32
4.2.2. Lịch thời vụ của các hoạt động khai thác 33
4.3. Hoạt động khai thác của các nhóm hộ 35
4.3.1 Sự biến động sản lượng khai thác của các nông hộ 35
4.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ khai thác thủy sản truyền thống 41

4.4.1 Sự phát triển của các loại ngư cụ 41
4.4.2 Ô nhiễm môi trường 42
4.4.3 Quyền sở hữu tài sản 43
Phần 5. Kết luận và kiến nghị 44
5.1 Kết luận 44
5.2 Kiến nghị 45
3
Danh mục bảng biểu
Hình1: Sơ đồ khung sinh kế bền vững
Hình 2: Lịch thời vụ các hoạt động khai thác
Bảng 1: Danh sách ngư cụ đã và đang tham gia khai thác ở đầm phá
Bảng 2: Phân loại ngư cụ theo họ ngư cụ
Bảng 3:Phân loại ngư cụ theo phương thức khai thác
Bảng 4: Các nhóm nghề cố định
Bảng 5: Các nhóm nghề di động
Bảng 6: Sự thay đổi ngư cụ theo thời gian
Bảng 7: Tổng hợp những người cung cấp thông tin
Bảng 8: Diện tích các loại đất của xã Vinh Hưng.
Bảng 9: Tình hình dân số, lao động và ngành nghề
Bảng 10: Số hộ tham gia các hoạt động tạo thu nhập bởi các nhóm khác nhau
Bảng 11: Mô tả sự biến động sản lượng khai thác của nông hộ theo thời gian
Bảng 12: Số lượng ngư cụ của các nhóm hộ
Bảng 13: Số lượng ngày khai thác trung bình/ năm của các nhóm hộ
Bảng 14: Sản lượng khai thác trung bình của các nhóm hộ qua các giai
đoạnầDdafgdagsdf
Hộp 1: “ ngư cụ càng nhiều thì tôm cá càng ít ”
Hộp 2: “ nước ô nhiễm làm tôm cá trốn đi hết ”
4
Phần 1. Đặt vấn đề
1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Với chiều dài gần 70 km và diện tích xấp xỉ 22 ngàn hecta, hệ đầm phá
Tam Giang- Cầu Hai là một lagun ven bờ có diện tích lớn nhất khu vực Đông
Nam Á, và là một trong những lagun có bề mặt vực nước lớn nhất trên thế
giới. Trong 12 lagun ven bờ miền Trung Việt Nam, hệ đầm phá Tam Giang-
Cầu Hai được đánh giá là tiêu biểu nhất. Các kết quả điều tra cơ bản trong 10
năm qua đã chỉ ra rằng Tam Giang- Cầu Hai hầu như có đủ tất cả các giá trị
có thể có của một vùng đất ngập nước ven bờ nhiệt đới, trong đó không ít giá
trị ở tầm quốc gia và quốc tế.
Thừa Thiên Huế vốn nổi tiếng với hệ đầm phá Tam Giang – Cầu Hai
trù phú và đa dạng về nguồn lợi thủy sinh nhưng hiện nay nguy cơ cạn kiệt
nguồn lợi thủy sản kéo theo tình trạng đói nghèo của đại bộ phận ngư dân
sống dựa vào nguồn lợi đầm phá là rất rõ ràng. Nghề cá quy mô nhỏ cũng như
nghề cá đầm phá ở Thừa Thiên Huế đang nằm trong tình trạng trì trệ của cả
nước nói chung. Sản lượng khai thác của các hộ khai thác thuỷ sản trên địa
bàn liên tục giảm mạnh trong các năm trở lại đây. Nguyên nhân của vấn đề
này là do thời gian gần đây sự gia tăng số lượng ngư cụ khai thác, đặc biệt
là các ngư cụ mang tính huỷ diệt mong đạt thu nhập cao hơn đã làm
nguồn lợi thuỷ sản giảm đi nhanh chóng. Bên cạnh đó việc lấn chiếm diện
tích ao nuôi của các hộ nuôi trồng thủy sản đã làm giảm diện tích đánh
bắt, ngư trường khai thác ngày càng bị thu hẹp làm cho sản lượng khai
thác ngày càng giảm. Ngoài ra môi trường đầm phá ngày càng bị ô nhiễm
do chất thải từ các ao nuôi cũng như việc bố trí dày đặc các ngư cụ ngăn
cản sự lưu thông dòng nước đã làm suy giảm nguồn lợi thuỷ sản, giảm sản
lượng đánh bắt của ngư dân.
Do sức ép nghèo khó cộng với việc quản lý nghề cá vẫn chưa được
quan tâm đầy đủ nên nguồn lợi thủy sản vốn có dấu hiệu kém bền vững tiếp
tục bị khai thác quá mức. Do đó sinh kế của các hộ khai thác thuỷ sản gặp rất
nhiều khó khăn, sự suy giảm sản luợng dẫn đến thu nhập của họ ngày càng
giảm dần.
5

Xuất phát từ tình hình thực tiễn trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài :
Tìm hiểu thu nhập của các hộ khai thác thuỷ sản truyền thống trên địa bàn
xã Vinh Hưng- Phú Lộc- TT Huế.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu các hoạt động tạo thu nhập của các hộ khai thác thủy sản
truyền thống tại điểm nghiên cứu.
- Đánh giá sự thay đổi hoạt động tạo thu nhập của các nhóm hộ tại
điểm nghiên cứu.
- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tạo thu nhập của những
hộ khai thác thủy sản truyền thống.
6
Phần 2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
2.1. Sinh kế
2.1.1. Khái niệm sinh kế
Một sinh kế bao gồm năng lực tiềm tàng, tài sản (cửa hàng, nguồn tài
nguyên, đất đai, đường xá ) và các hoạt động cần có để kiếm sống.
2.1.2. Sinh kế bền vững
Một sinh kế được xem là bền vững khi nó phải phát huy được tiềm
năng con người để từ đó sản xuất và duy trì phương tiện kiếm sống của họ.
Nó phải có khả năng đương đầu và vượt qua áp lực cũng như các thay đổi bất
ngờ.
Sinh kế bền vững không được khai thác hoặc gây bất lợi cho môi trường hoặc
cho các sinh kế khác ở hiện tại và tương lai, trên thực tế thì nó nên thúc đẩy
sự hòa hợp giữa chúng và mang lại những điều tốt đẹp cho các thế hệ tương
lai. (Chambers and Conway1992).
Sinh kế bền vững, nếu theo nghĩa này, phải hội đủ những nguyên tắc
sau: Lấy con người làm trung tâm; dễ tiếp cận; có sự tham gia của người dân;
xây dựng dựa trên sức mạnh con người và đối phó với các khả năng dễ bị tổn
thương; tổng thể; thực hiện ở nhiều cấp; trong mối quan hệ với đối tác; bền
vững và năng động.[3]

2.1.3 Khung phân tích sinh kế
Phân tích sinh kế bền vững đơn giản là tìm hiểu về sinh kế của người
dân và từ đó tìm cách để làm cho chúng trở nên bền vững. Để thực hiện điều
này chúng ta sử dụng cộng cụ mang tên “ Khung sinh kế bền vững” (SLF).
Khung sinh kế bền vững được Cơ quan phát triển quốc tế vương quốc Anh
(DFID,2001) phát triển, đã nêu lên những yếu tố chính ảnh hưởng đến sinh kế
của người dân. Các mối quan hệ tiêu biểu trong đó như sau:
7
Tài sản sinh kế
Ảnh hưởng và
khả năng tiếp cận
Chính sách
Cơ quan
Thủ tục
Kết quả sinh kế
Tăng thu nhập
Tăng sự ổn định
Giảm rủi ro
Nâng cao an toàn
lương thực
Sử dụng bền vững
các nguồn lực tự
nhiên
Chiến
lược
sinh kế
Các cấp chính
quyền
Thành Văn



phần tư hóa
nhân Chính sách

Cơ quan
Luật pháp
Bối cảnh
xung yếu
Chấn động
Xu hướng
Thời vụ
N (Tài nguyên mặt nước)
H
P
F
S
Hình1: Sơ đồ khung sinh kế bền vững
( Nguồn DFID, 2001)
Ghi chú: N= natural capital: nguồn vốn tự nhiên
H= human capital: nguồn vốn con người
S= social capital: nguồn vốn xã hội
F= financial capital: nguồn vốn tài chính
P= physical capital: nguồn vốn vật chất
Khung này không chỉ đơn thuần là công cụ phân tích. Người ta xây
dựng nó với dụng ý nó sẽ cung cấp nền tảng cho các hoạt động hướng đến
sinh kế bền vững. Nghĩ đến các mục tiêu được miêu tả sinh động. Hãy nghĩ
về các kết quả mà chúng sẽ hướng sự quan tâm đến các thành công gặt hái
được, sự phát triển các thông số và sự tiến bộ trong xóa nghèo.
2.1.3.1 Các yếu tố tạo thành khung sinh kế bền vững
8

* Khả năng dễ bị tổn thương: là môi trường bên ngoài mà trong môi
trường đó sinh kế con người và các tài sản sẵn có của họ bị ảnh hưởng cơ bản,
vừa tích cực, vừa tiêu cực bởi những xu hướng, sự thay đổi đột ngột hoặc tính
mùa vụ mà họ hạn chế được hoặc không thể kiểm soát được.
* Tài sản sinh kế:
- Nguồn lực con người: đây có lẽ là nhân tố quan trọng nhất. Nguồn lực
con người thể hiện kỹ năng, kiến thức, năng lực để lao động, và cùng với sức
khỏe tốt giúp con người theo đuổi những chiến lược sinh kế khác nhau và đạt
được mục tiêu sinh kế của mình. Ở mức hộ gia đình thì nguồn lực con người
là yếu tố về số lượng và chất lượng lao động sẵn có; yếu tố này thay đổi tùy
theo số lượng người trong hộ, kỹ năng lao động, khả năng lãnh đạo, tình trạng
sức khỏe…
- Nguồn lực tài chính: đây là yếu tố trung gian cho sự trao đổi có ý
nghĩa quan trọng đối với việc sử dụng thành công các yếu tố, tài sản
khác.Nguồn tài chính nghĩa là các nguồn lực tài chính (chủ yếu là tiền mặt và
các khoản tài chính tương đương) mà con người sử dụng để đạt được mục tiêu
sinh kế của mình. Có 2 nguồn tài chính cơ bản, đó là nguồn vốn sẵn có và
nguồn vốn thường xuyên.
- Nguồn lực vật chất: Đề cập đến tài sản do con người tạo nên và các
dạng tài sản vật chất. Nguồn vốn vật chất bao gồm cơ sở hạ tầng cơ bản và
công cụ sản xuất hàng hóa cần thiết để hỗ trợ sinh kế. Cở sở hạ tầng được
hiểu là một loại hàng hóa công cộng sử dụng mà không cần phải trả phải trả
phí trực tiếp, bao gồm những thay đổi trong môi trường vật chất mà chúng
giúp con người đáp ứng nhu cầu cơ bản của mình và đem lại nhiều lợi ích
hơn. Công cụ sản xuất hàng hóa là những công cụ và thiết bị mà con người sử
dụng để hoạt động mang lại năng suất cao hơn. Các công cụ đó có thể do một
cá nhân hay nhóm người sở hữu cũng có thể thuê hoặc mua, phổ biến là đối
với các thiết bị phức tạp.
- Nguồn lực xã hội: Là các tiềm lực xã hội mà con người vạch ra nhằm
theo đuổi các mục tiêu sinh kế của mình. Các mục tiêu này phát triển thông

qua các mạng lưới và các mối liên kết với nhau, tính đoàn hội của các nhóm
9
chính thức, và mối quan hệ dựa trên sự tin tưởng, sự trao đổi và ảnh hưởng
lẫn nhau.
2.1.3.2 Các chiến lược sinh kế và kết quả
Chiến lược sinh kế là các kế hoạch làm việc dài hạn của cộng đồng để
kiếm sống.Nó thể hiện sự đa dạng và kết hợp nhiều hoạt động và lựa chọn mà
con người tiến hành nhằm đạt được mục tiêu sinh kế của mình.
Kết quả sinh kế là những thay đổi có lợi cho sinh kế cộng đồng, nhờ
các chiến lược sinh kế còn lại, cụ thể là thu nhập cao hơn, cuộc sống ổn định
hơn, giảm rủi ro, đảm bảo tốt hơn an toàn thực phẩm và sử dụng bền vững các
nguồn tài nguyên thiên nhiên.[3]
2.2 Thực trạng khai thác thủy sản tại Đầm phá Tam Giang
2.2.1 Bối cảnh đầm phá Tam Giang
Hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai là tổng thể đầm phá ven biển miền
Trung Việt Nam thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế trong phạm vi từ 16°14′ đến
16°42′ vĩ bắc và 107°22′ đến 107°57′ kinh đông. Khu đầm này trải dài 68 km
thuộc địa phận năm huyện: Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà, Phú Vang
và Phú Lộc.
Hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai có diện tích 21.594 ha, dài 67km,
rộng hơn 4km, gồm 1 phá và 4 đầm. Đây được đánh giá là hệ đầm phá rộng
lớn và phong phú nhất khu vực Đông Nam Á về loài. Vùng phá Tam Giang -
Cầu Hai đang lưu giữ một nguồn gene khá phong phú gồm hơn 600 loài.
Trong đó có 43 loài có thể khai thác dùng cho công nghiệp, sản xuất phân
bón; 12 loài tôm, 18 loài cua và nhiều loại thân mềm khác.
Đặc biệt, có đến 223 loài cá, với 20 -25 loài có giá trị kinh tế cao như:
Cá hanh, sạo chấm, đìa, dầy, mòi chấm Ngoài ra, còn có hơn 300 loài thực
vật phù du, thực vật nhỏ bùn đáy, thực vật bậc cao, động vật phù du, động vật
đáy Về mặt địa lý khu đầm này là bốn đầm nối nhau từ bắc xuống nam: Phá
Tam Giang; Đầm Sam; Đầm Hà Trung-Thủy Tú; Đầm Cầu Hai.

Hệ đầm hứng nước gần như tất cả các con sông lớn trong tỉnh Thừa
Thiên Huế nên nước đầm tương đối ngọt rồi chuyển sang nước lợ vào mùa
khô. Phá Tam Giang chạy dài khoảng 27 km bắt đầu từ cửa sông Ô Lâu đến
10
cửa sông Hương với diện tích 5.200 ha. Phá thông với biển bằng mỗi cửa
Thuận An. Đầm Sam nhỏ hơn với diện tích 1.620 ha, không thông ra biển.
Đầm Hà Trung-Thủy Tú dài và hẹp với diện tích 3.600 ha cũng là đầm kín
không thông ra biển. Đầm Cầu Hai lớn nhất với diện tích 11.200 ha. Cửa Tư
Hưng thông đầm Cầu Hai với biển. Độ sâu của phá từ 2-4 m, có nơi sâu tới 7
m. Hàng năm khai thác trên vùng đầm phá hàng nghìn tấn hải sản, cá, tôm các
loại. Hiện nay có kế hoạch nghiên cứu đầu tư xây dựng cầu qua Phá Tam
Giang để có điều kiện phát triển kinh tế và du lịch tại vùng.[2]
2.2.2. Ngư cụ khai thác
Kế thừa và sáng tạo là hai yếu tố mà qua trải nghiệm cuộc sống thực tế
ngư dân đã tạo cho mình những loại ngư cụ bằng vật liệu địa phương dễ kiếm
nhưng cũng rất hữu hiệu trong việc đánh bắt tôm cá. Lợi dụng cá tôm xuôi
theo dòng chảy, ngư dân tạo ra nghề “đáy”. Biết rõ tập tính nhảy vọt lên cao
khi gặp chướng ngại của các loài cá đối ngư dân làm ra cái “dạy”, hiểu tập
tính “búng” lên trên không trung của loài tôm rảo ngư dân tạo ra cái “tễ”. Biết
rõ hướng đi của tôm cá ngư dân làm những cánh sáo dẫn cá vào bẫy (nò),
Ngư cụ khai thác sông đầm trải qua nhiều thay đổi. Từ những ngư cụ
thô sơ như dao chém, chĩa đâm, nơm úp đến những ngư cụ được chế tác khôn
ngoan hơn, đánh bắt hiệu quả hơn như xà róc, lừ, chẹp, vó, câu, chài, lưới, tễ,
nò sao, đáy, dạy, và đến nay xuất hiện thêm nhiều ngư cụ cải tiến bằng sợi
tổng hợp kết hợp acqui và động cơ đẩy đã làm thay đổi rất nhiều số lượng và
chủng loại các ngư cụ trên đầm phá. Hiên nay đã ghi nhận có hơn 30 loại ngư
cụ đã và đang được ngư dân sử dụng để đánh bắt ở trong giới hạn sông đầm.
[1]
11
Bảng 1: Danh sách ngư cụ đã và đang tham gia khai thác ở đầm phá

TT Tên ngư cụ TT Tên ngư cụ TT Tên ngư cụ
1 Nò sáo 12 Lưới rê 23 Nơm
2 Đáy(Hứng) 13 Rê 3 lớp 24 Dạy
3 Rớ giàn 14 Lưới bén 25 Lừ
4 Rớ Bá 15 Lưới thệ 26 Câu Vàng
5 Chôm/chả 16 Tũ 27 Câu Cần
6 Giạ(Giã Cào) 17 Lưới Kim 28 Soi đèn
7 Tể 18 Lưới ép 29 Vớt rong
8 Te(quệu) 19 Rập cua nghẹ 30 Rà điện
9 Xiếc(Xiếc điện) 20 Rập ốc 31 Chất nổ
10 Xẻo 21 Cáo lươn(+máy) 32 Hóa chất
11 Chài 22 Cào hến(+ máy)
(Nguồn Imola,2006)
Theo Nguyễn Quang Vinh Bình, 2002 Đầm phá hiện có 29 nghề được sắp xếp
theo 6 họ ngư cụ theo họ nghề như sau:
Bảng 2: Phân loại ngư cụ theo họ ngư cụ
Họ ngư
cụ cố
định
Họ
nghề

Họ lưới
kéo
Họ lưới rê Họ nghề
câu
Họ nghề
đặc biệt
Nò sáo Rớ giàn Te/quệu Lưới thệ L.giăng Câu vàng Tũ
Đáy Rớ bà Giã Lưới vọ Lưới tôm Câu cần Tể

Dạy Xiếc Lưới bén Lưới cá Cào lươn
Chuôm Xẻo Lưới cua Rê 3 lớp Nơm
Dũi Lưới đối Rà điện
Chất nổ
Nghề soi
4 nghề 2 nghề 5 nghề 5 nghề 4 nghề 2 nghề 7 nghề
(Theo Nguyễn Quang Vinh Bình,2002)
Nhưng trong báo cáo tổng hợp “Báo cáo tổng thể quy hoạch quản lý khai thác
thủy sản đầm phá Thừa Thiên Huế” 2004, thì chỉ có 26 ngư cụ và được sắp
xếp theo nguyên lý khai thác.
12
Bảng 3:Phân loại ngư cụ theo phương thức khai thác
Nhóm nghề cố
định
Nhóm nghề di động
Nguyên lý
“lọc”
Nguyên lý
“đóng”
Nguyên lý
“bẫy”
Khác
Nghề nò sáo
Nghề đáy
Nghề dạy
Nghề chuôm
Nghề rớ giàn
Te/quệu
Giã cào
Xiếc/X. điện

Dũi
Lưới kìm
Rớ bà
Cào trìa
Chài
Lưới rê cua
Lưới rê tôm
Lưới bén
Rê 3 lớp
Bẫy ghẹ
Rập cua
Cào lươn
Câu tay
Câu vàng
Rà điện
Nghề soi
Nghề tễ
Mò trìa
5 nghề 8 nghề 4 nghề 2 nghề 7 nghề
(Theo báo cáo quy hoạch tổng thể khai thác thủy sản,2004)
Số liệu liệt kê không thống nhất giữa hai tài liệu quan trọng này (bảng 2
có 29 ngư cụ nhưng bảng 3 chỉ có 26 ngư cụ). Trong bảng 2, lưới thệ là nghề
rê tầng đáy chứ không phải rê tầng mặt vì cá thệ sống tầng đáy. Nghề rớ giàn
vừa thuộc nghề vó, nhưng cũng thuộc nhóm nghề cố định. Trong bảng 3,
nghề cào trìa và chài quăng nên xếp vào nhóm nghề đặc biệt thì phù hợp hơn.
Hiện có 32 nghề đã và đang tham gia khai thác trên đầm phá nên xếp
vào hai nhóm nghề: Di động và cố định. Mỗi nghề trong nhóm lại được xếp
vào từng nhóm nhỏ dựa vào nguyên lý hoạt động hay theo đặc điểm khác.
Bảng 4: Các nhóm nghề cố định
Ngư cụ Đáy Rớ giàn Dạy Nò sáo Chuôm

Nguyên
lý hoạt
động
Lọc nước
bắt cá nhờ
lực dòng
chảy
Lọc nước
bắt cá nhờ
lực nâng
Bẫy dựa vào
tập tính nhảy
lên cao của
các loài cá đối
Bẫy dựa vào
tập tính di
chuyển của
thủy sản
Bẫy bằng
cách tạo
ổ sinh
thái
13
Nhóm cố định có hai nghề hoạt động theo nguyên tắc “lọc” nhưng vẫn
khác nhau: Nghề đáy lọc nhờ lực của dòng chảy tự nhiên, nghề rớ giàn lọc
nhờ lực nâng của hệ thống dây tời và bánh xe quay.
Bảng 5: Các nhóm nghề di động
Nguyên lý
hoạt động
Lọc nước Đóng Bẫy Chụp Dựa vào đặc

tính sinh học
Rớ bà Lực nâng
Giã cào Lực kéo
Tễ Tập tính
búng lên cao
Te (quệu) Lực đẩy
Xiếc Lực kéo
Xẻo Lực đẩy
Tũ Xua tôm cá
vào bẫy
Chài Yếu tố
bất ngờ
*Lưới rê Cá dính
mắt lưới
Rê 3 lớp Cá dính
mắt lưới
Lưới ép Xua tôm cá
vào bẫy
Lưới bén
1,2,3
Cá dính
mắt lưới
Lưới kìm Xua tôm cá
vào bẫy
Rập
cua/ghẹ
Tập tính ăn
Rập ốc Tập tính ăn
Lừ Tập tính ăn
Cào lươn

(+máy)
Đặc điểm hình
thái cấu tạo
Cào hến
(+máy)
Đặc điểm hình
thái cấu tạo
Nơm Yếu tố
bất ngờ
Câu vàng Tập tính ăn
Câu cần Tập tính ăn
14
Soi đèn Tập tính đóng
đèn
Vớt rong Sinh khối
Rà điện Hiện tượng sốc
Chất nổ Sức ép
Hóa chất Hiện tượng sốc
26 ngư cụ 7 ngư cụ 3 ngư cụ 5 ngư cụ 2 ngư cụ 9 ngư cụ
* Lưới rê còn gồm: rê tầng mặt (lưới đối, lưới giăng, lưới bén) và rê tầng đáy (lưới
cua, lưới vọ, lưới tôm, lưới cá)
(Theo báo cáo quy hoạch tổng thể khai thác thủy sản 2004)
Có 26 nghề di động. Chúng hoạt động theo 5 nguyên tắc khác nhau: Có
7 nghề hoạt động theo nguyên tắc lọc nước bắt cá, 3 nghề họat động theo
nguyên tắc đóng, 5 nghề hoạt động theo nguyên tắc bẫy, 2 nghề hoạt động
theo cách chụp và 9 nghề có cấu tạo đặc biệt dựa vào tập tính hoạt động của
đối tượng khai thác.
Phần lớn ngư cụ đều mang tính truyền thống, có tính chọn lọc rất cao
được ngư dân sáng tạo qua thực tiễn hoạt động khai thác ở đầm phá từ nhiều
thế kỷ trước bằng các loại nguyên liệu có sẵn tại địa phương như tre, mây,

gai,
Nhưng bắt đầu từ những thập niên 60 của thế kỷ XX, khi ngư dân bắt
đầu sử dụng tơ nhân tạo, acqui, điện và máy nổ vào việc cải tiến ngư cụ thì
nghề khai thác đã thay đổi tính chất: Ngư cụ mang tính chọn lọc cao bị loại bỏ
dần, ngư cụ mang tính hủy diệt tài nguyên, phá hoại môi trường ngày càng
phát huy tác dụng hủy hoại của nó.[4],[5]
15
Bảng 6: Sự thay đổi ngư cụ theo thời gian
TT Ngư cụ đã mất Ngư cụ sẽ mất Ngư cụ cải tiến Ngư cụ mới
1 Tể Vớt rong Đáy -> sợi nilon Giã cào
2 Dạy Soi đèn Nò sáo -> sáo Chất nổ
3 Câu cần Xiếc-> xiếc điện Hóa chất
4 Câu vàng Te -> Quệu Rà điện
5 Dũi Lưới rê Lừ
6 Xẻo Rê 3 lớp Rập ốc
7 Nơm Lưới thệ
8 Rớ bà Lưới kìm
9 Tũ Lưới ép
10 Chuôm Rập cua /ghẹ
11 Rớ giàn
12 Chài quằng
13 Cáo lươn-> máy
14 Cào hến -> máy
2 nghề 10 nghề 14 nghề 6 nghề
(Theo báo cáo quy hoạch tổng thể khai thác thủy sản,2004)
2.3 Sinh kế của người dân vùng đầm phá Tam Giang
Cộng đồng ngư dân khai thác thủy sản ven phá là tập hợp những ngư dân
sống chủ yếu bằng nghề khai thác thủy sản tự nhiên, lấy nguồn thu từ hoạt
động khai thác thủy sản làm nguồn thu nhập chính.
Sinh kế cộng đồng này thường chủ yếu dựa vào 3 hoạt động tạo thu nhập

chính đó là: khai thác thủy sản, nuôi trồng thủy sản và nông nghiệp bao gồm
cả lâm nghiệp và chăn nuôi. Các nghề phụ khác bao gồm những công việc
theo mùa vụ, xây dựng và dịch vụ.
- Khai thác thuỷ sản: Các cộng đồng đầm phá Huế có truyền thống lâu
đời trong hoạt động khai thác thủy sản, là một trong những sinh kế quan trọng
nhất của họ. Đây là nghề cá sử dụng nhiều ngư cụ và bắt tạp, ngư dân dùng
một hoặc nhiều loại ngư cụ tuỳ theo địa điểm và mùa đánh bắt. Hiện có hơn
16
35 loài ngư cụ đang được ngư dân đầm phá sử dụng để đánh cá, các loài giáp
xác và nhuyễn thể bao gồm cả ngư cụ di động và ngư cụ cố định.
- Nuôi trồng thuỷ sản: Hoạt động nuôi trồng thủy sản khởi đầu ở vùng
đầm phá Huế khoảng 20 năm trước và trong mấy năm gần đây đã phát triển
đáng kể, đóng góp vào việc tăng thu nhập cho người dân kể cả những hộ khai
thác thủy sản. Tuy nhiên nuôi trồng thủy sản vẫn là một nghề nhiều rủi ro,
ảnh hưởng lớn đến sinh kế người dân cũng như môi trường đầm phá. Ở nhiều
xã và một số huyện xung quanh đầm phá nuôi tôm thực sự chỉ gợi lại những
ký ức nợ nần chồng chất và là một nổ lực thất bại chống lại nghèo đói để cải
thiện tình hình kinh tế - xã hội.
- Sản xuất nông nghiệp: Có 58.997 ha đất nông nghiệp, trong đó đất
trồng hoa màu và trồng lúa chiếm 30.621 ha, hiện tại diện tích này đã giảm đi
do một phần đất đã sử dụng để làm ao nuôi trồng thủy sản. Lúa là cây trồng
chính và là nguồn lương thực chủ yếu, ngoài ra người ta còn trồng một số loài
cây khác bao gồm: 3500 ha sắn công nghiệp, khoai tây, đậu lạc, ớt, cây rau
mùi và dưa
Về chăn nuôi: phần lớn các hộ đều nuôi gia súc và gia cầm với quy mô
nhỏ, với cộng đồng khai thác thủy sản hoạt động này ít được chú trọng. So
với các vùng núi nội địa ở tỉnh Thừa Thiên Huế, hoạt động lâm nghiệp quanh
vùng đầm phá không được xem là hướng sinh kế chủ yếu. Có rất ít hộ tham
gia hoạt động này.
Mặc dù vẫn tiến hành nhiều hoạt động sinh kế nhưng nguồn thu chủ yếu

đối với nhóm hộ khai thác thủy sản vẫn là các hoạt động liên quan đến nguồn
lợi trực tiếp từ đầm phá. Lợi thế của cộng đồng ngư dân này là có sẵn nguồn
tài nguyên đầm phá phong phú với trữ lượng dồi dào thuận lợi cho quá trình
khai thác và sử dụng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đó cũng là một trong
những lợi thế so sánh của vùng ven phá với các vùng sâu trong nội địa. Tuy
nhiên trong suốt quá trình dài việc khai thác và sử dụng tài nguyên quá mức
cộng với công tác quản lý, quy hoạch yếu kém đã làm cho nguồn tài nguyên ở
đây đang bị suy giảm một cách nghiêm trọng cả về số lượng lẫn chất lượng,
cộng đồng khai thác thủy sản đang phải đối mặt với những vấn đề khó khăn
liên quan trực tiếp đến sinh kế của mình.
17
Cách đây khoảng chục năm, tôm cá nhiều đến mức sau một đêm làm
nghề là có thể kiếm được tới vài trăm nhưng bây giờ mỗi ngày những hộ
chuyên khai thác thủy sản cũng chỉ kiếm được năm bảy chục ngàn đủ sống
qua ngày. Thu nhập từ khai thác thủy sản hiện nay rất thấp. “Thực trạng và
một số giải pháp cho hoạt động đánh bắt thuỷ sản tự nhiên tại đầm phá Tam
Giang” của Nguyễn Ngọc Châu, 2007 đã kết luận: “ Thu nhập bình quân từ
hoạt động khai thác tự nhiên của một hộ chuyên khai thác thủy sản tại vùng
đầm phá Tam Giang là 10.047.300 đồng/năm. Nếu loại trừ các nguồn thu
nhập khác và thu nhập từ các sản phẩm thuỷ sản phụ như cua, hến, rong…thì
thu nhập bình quân/khẩu/tháng của các hộ chuyên khai thác thủy sản đạt
khoảng 141.000 đồng/người/tháng. Rõ ràng đây là một mức thu nhập rất
thấp, thậm chí thấp hơn chuẩn nghèo hiện hành của Việt Nam một khoảng
không nhỏ. Có thể thấy rằng đây là nhóm đang gặp phải rất nhiều khó khăn
trong đời sống kinh tế".
Do đã quá ràng buộc cuộc sống của mình vào nguồn lợi đầm phá mà
không có điều kiện để chuyển đổi sinh kế nên rất ít hộ có khả năng cải thiện
sinh kế của mình. Đời sống ngư dân khai thác thủy sản tự nhiên đang lâm vào
hoàn cảnh khó khăn đặc biệt là những hộ khai thác di động. Trong “Hướng
đến phát triển nuôi trồng thuỷ sản bền vững ở phá Tam Giang - Cầu Hai, tỉnh

Thừa Thiên Huế” của Tôn Thất Pháp, Lê Văn Miên, Lê Thị Nam Thuận,
2001 có đề cập đến vấn đề: “ giới ngư dân khai thác truyền thống tự nhiên
ở phá Tam Giang không còn nữa. Số phận ngư dân tiểu nghệ rẽ vào lối mới
khó khăn hơn nhiều, chỉ một số có cơ may tham gia nuôi trồng thủy sản nhờ
sự hỗ trợ của người thân, số còn lại tiếp tục khai thác thủy sản trên mặt nước
thuỷ đạo giao thông hẹp chạy qua vùng nuôi trồng, họ đang là “những người
đi mót tài nguyên ở phá ”. Do đó việc xây dựng giải pháp cho vấn đề sinh kế
của nhóm hộ khai thác thủy sản đã trở thành một nhu cầu xã hội bức thiết đòi
hỏi các cấp chính quyền và cơ quan hữu trách phải kịp thời quan tâm.
2.4 Các hoạt động khai thác thủy sản tại xã Vinh Hưng, Phú Lộc, Thừa
Thiên Huế
Số hộ tham gia điểm này là 315 hộ tập trung chủ yếu ở thôn Trung
Hưng (270 hộ) và Diêm Trường (45 hộ). Những năm trước đây (giai đoạn
18
1985-1995) nghề đánh bắt cho đánh bắt trên toàn xã dến thời sản lượng cao,
thu nhập ổn định do nguồn tài nguyên tôm cá các loại rất dồi dào và phong
phú. Thời gian gần đây do tình trạng ô nhiễm môi trường (do nuôi trồng thủy
sản, sản xuất nông nghiệp, do thiếu quy hoạch về diện tích mặt nước khai
thác, đặc biệt là tình trạng người dân xả rác bừa bãi xuống đầm phá) và việc
bùng phát các nghề đánh bắt huỷ diệt như xung điện, xiết điện, giã cào đã làm
cạn kiệt nguồn tài nguyên vì vậy sản lượng đánh bắt ngày càng thấp, đời sống
cộng đồng ngư dân khai thác đang lâm vào cảnh khó khăn. Tỷ lệ nam nữ
trong các nghề là: Nữ - 50% và Nam – 50%.
Các đối tượng đánh bắt chủ yếu là Tôm Đất, chiếm 80%; còn lại 20% là các
loại cá như cá dày, cá ong, cá bống mủ, cá sơn, cá liệt. Mùa vụ đánh bắt là
quanh năm tuy nhiên những tháng mùa mưa lũ (tháng 7 đến tháng 11 âm lịch)
thường cho sản lượng cao từ 5kg/trộ sáo.
2.3.1 Khai thác thủy sản cố định
Nò sáo
(Còn gọi là Đăng, Chắn). Là nghề truyền thống lâu đời hoạt động dựa

trên nguyên tắc “bẫy”. Cá tôm di chuyển theo dòng chảy dù xuôi hay ngược
cũng đều bị các cánh sáo dẫn vào mê cung và cuối cùng chui vào nò. Tùy theo
vị trí đặt nghề nông hay sâu mà phân biệt hai loại đoản đăng và trường đăng.
Trước đây (1985) hầu hết nò sáo đều được làm bằng tre và sợi thực vật do
ngư dân tự chế tác. Sau cơn bão số 8 năm 1985, hầu hết nò sáo của ngư dân
được thay bằng lưới xăm a=4mm và được gọi là “sáo mùng” phân biệt với
sáo tre truyền thống. Nò sáo gồm hai phần: cánh sáo và nò. Cánh sáo được kết
bằng nhiều tấm xăm PE có diềm trên buộc vào cọc say (bằng tre) và diềm
dưới ghim sâu 20cm dưới chân cọc say có tác dụng làm đường dẫn cá tôm
vào nò. Cánh sáo dài từ 300 đến 500m, sâu 1-1,5m tùy vị trí. Hai cánh sáo
hợp với nhau thành hình chữ V hay W mà ở đỉnh chữ V là “nò chính”, nơi
cánh chữ V gặp nhau là “nò phụ”. Nò là bẫy thu cá có khung bằng tre bọc
lưới mùng a=2mm, ban đêm ngư dân thường thắp đèn vừa để thu hút tôm cá
vào nò vừa để bảo vệ.
19
Đáy
Đáy là ngư cụ truyền thống được ngư dân sáng tạo theo nguyên tắc lọc
nước bắt cá dựa vào lực của dòng chảy. Vì vậy đáy thường được cắm nơi có
dòng chảy mạnh. Sản lượng khai thác của các miệng đáy ở cùng vị trí như
nhau thường tỷ lệ thuận với khối lượng nước đã “lọc” qua miệng đáy. Điều
này ngư dân không hiểu nên họ đã làm ngược lại, họ cho rằng dùng mắt lưới
dày thì thu được nhiều cá hơn (họ chỉ đúng khi đánh những loài có kích thước
nhỏ như cá cơm, cá me, lươn lệch, ) vô tình họ biến một ngư cụ truyền
thống có tính chọn lọc cao thành nghề hủy diệt tài nguyên thủy sinh học, đặc
biệt là nguồn giống thủy sản khi sử dụng mắt lưới quá dày. Về cấu tạo, đáy
gồm 2 hợp phần: Cọc đáy và lưới đáy. Cọc đáy thường làm bằng hai cây gỗ
lớn, đường kính gốc 20-30cm, cao vượt lên khỏi mặt nước chừng 2-3m, được
giằng bằng một hệ thống dây giúp cọc đứng vững trước một lực kéo rất lớn về
cả hai phía (cả khi thủy triều lên và xuống). Mỗi khẩu đáy có 2 cọc đáy cách
nhau 7-10m và cọc đáy của các khẩu đáy khác nhau liên kết thành dãy ngang

dòng chảy gọi là hàng đáy, các hàng đáy trên một dòng chảy thường cách
nhau 500m. Lưới đáy gồm hai phần: thân đáy và đụt đáy. Thân đáy dài 20-
25m có mắt lưới mau dần về phía sau từ 30mm-6mm tương ứng với miệng
đáy có chiều rộng 7-10m thu hẹp dần đến phần cuối thân đáy (nơi gắn với đụt
đáy) chỉ còn 60-80cm đường kính, chiều sâu miệng đáy (3-9m) tùy thuộc vị
trí đặt khẩu đáy. Đụt đáy dạng túi có mắt lưới rất dày (2mm), phía trước, nơi
gắn với thân đáy có tôi nhằm không cho tôm cá vượt ngược trở lại, cuối đụt
đáy được khóa lại bằng dây thừng để giữ cá, từ đây có dây nối với phao chỉ
báo dòng chảy nổi trên mặt nước. Nhìn phao ngư dân biết đến lúc nào cần
phải thu lưới.
Chuôm
Chuôm là một dạng ổ sinh thái nhân tạo, ở đó ngư dân dùng cành của
những loài cây có ở địa phương như tre, nứa, mưng, tra, lá chuối, lá dừa,
cắm thật dày thành một cụm tạo điều kiện cho tôm cá có nơi kiếm ăn, ẩn nấp
trốn tránh kẻ thù. Giữa mênh mông đầm phá trống trải thì chuôm là nơi cư trú
lý tưởng của rất nhiều loài thủy sản. Sau một thời gian khá dài (4-8 tháng)
ngư dân “thẩy chuôm” một lần bằng cách dùng lưới vây bọc xung quanh trộ
20
chuôm, vớt hết cây que cắm trong đó ra ngoài, xong thu hẹp vòng lưới để bắt
cá. Chuôm là hình thức “để dành” tôm cá của ngư dân vào việc quan trọng
của gia đình như “kỵ giỗ”, tế lễ trong khi ngày ngày vẫn đi khai thác nhiều
nơi khác trên đầm phá. Sau khi bắt hết cá, ngư dân dừng lại cây que cũ để
cắm lại trộ chuôm.[2]
2.3.2 Khai thác thủy sản di động
Lưới bạc (bủa Tôm đất)
Xiếc điện
Giống lưới rùng, lưới vây về cấu tạo và nguyên tắc khai thác, nhưng
kích thước nhỏ, lực kéo bằng sức hai người ở hai đầu tấm lưới.
Xiếc có cấu tạo đơn giản chỉ là một tấm lưới dài chừng 15-20m, cao 1,2-1,5m,
mắt lưới cỡ 10mm và 6mm ở phần rốn thu cá. Đến ngư trường, chiếc ghe nhỏ

buộc giữa giềng phao của tấm lưới, hai người giữ hai que ngáng tiến về phía
trước. Khi cần bắt cá hai người cùng nâng que ngáng làm dây băng kéo giềng
chì lên cao dồn cá tôm vào rốn thu cá, xong công việc lại tiếp tục.
Đây là nghề thủ công truyền thống, khai thác những loài tôm cá kích
thước nhỏ.Hiện nay hầu hết nghề này đều kết hợp xung điện (gọi là xiếc
điện) nên đã trở thành nghề huỷ diệt nguồn lợi thuỷ sản và nó cũng có tên
trong danh mục cấm khai thác ở đầm phá, tuy nhiên người dân vẫn lén lút
hành nghề
Giã cào, te quệu
Te/ quệu Về cấu tạo và nguyên tắc hoạt động giống như dũi và xẻo.
Tuy nhiên nó được cải tiến rất nhiều. Trước hết bộ cóng làm bằng hai cây gỗ
lớn, thanh ngang trước gắn với gốc tre có đầu cong lên giúp cho cóng trượt tới
mà không bị đâm sâu xuống bùn đáy. Nối hai đầu cóng là một sợi dây cáp
mạnh, đôi khi được gắn với xung điện thành một công cụ mang tính hủy diệt
khủng khiếp hơn gọi là “quệu”. Bộ khung cóng này được đặt trên mũi
thuyền máy có công suất lớn (15-25CV) Nghề này gây tác hại rất lớn đến tài
nguyên, môi trường sống thủy sinh. Đặc biệt với quệu thì sức tàn hại còn
ghê gớm hơn te và giã cào. Đây là nghệ bị cấm. Tuy nhiên, một số ngư dân
vẫn chùng lén hoạt động về đêm.
21
Giã cào Nghề giã thường hoạt động ngoài biển, một số ngư dân sử
dụng nghề giã loại nhỏ để khai thác trong đầm phá, nơi có vùng nước tự do
thoáng rộng (Quảng Công, Điền Hải).
Nguyên tắc hoạt động của giã là “lọc nước bắt cá” bằng lực kéo của
thuyền gắn máy. Giã gồm 3 bộ phận: Lưới giã, ganh giềng và thuyền máy.
Lưới giã gồm thân lưới và đụt lưới. Thân lưới giã dùng loại xăm PE có cỡ mắt
lưới 5mm ở phần trước mau dần chỉ còn 3mm ở phần cuối nơi tiếp đụt giã.
Đụt giã là một túi dài tương tự đụt đáy, chỉ khác là không có phao chỉ báo.
Phía trước thân lưới là miệng giã rộng 3-5m có ganh giềng phao gắn với
ngáng tre giúp cạnh trên miệng giã nổi lên, ganh giềng chì nặng gắn chặt với

ngáng tre làm cạnh dưới miệng giã chìm xuống đáy. Mỗi đầu ngáng tre nối
với dây tam giác liên hệ với cây sào ngang qua thuyền . Khi thuyền chạy nước
ùa vào làm cho miệng giã mở ra hết cỡ. Nghề giã cào gây tác hại rất lớn cả tài
nguyên sinh học và môi trường sống của thủy sinh vật. Ngư dân còn kết hợp
thêm cả xung điện nên đã trở thành nghề hủy diệt nguy hiểm nhất nhì trong
đầm phá.
Tất nhiên nghề này có tên trong danh mục nghề bị cấm sử dụng trong
đầm phá, nhưng do lực lượng kiểm ngư quá mỏng, quản lý lỏng lẻo nên ngư
dân vẫn chùng lén hành nghề.
Lừ
Là nghề mới du nhập từ nơi khác tới trong những năm đầu thập niên
2000. Đó là một hệ thống lồng lưới liên hoàn (10-20 cái) thả xuống đáy, hai
đầu có hai túi cũng có tôi để dồn tôm cá. Cuối túi buộc vào cọc giằng xuống
đáy. Mỗi lồng có một tôi riêng bố trí ngược nhau để cá tôm đi xuôi hay
ngược đều có thể chui vào lừ. Khi thu hoạch ngư dân kéo một đầu dãy lồng
lên, cá tôm sẽ bị dồn về lồng cuối. Ngư dân thường đặt lừ vào trước chạng
vạng tối và thu lừ lúc sáng sớm.[2]
22
Phần 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu
3.1 Chọn điểm nghiên cứu
Điểm phải có điều kiện tự nhiên, sinh thái, xã hội đại diện cho vùng ven
phá và có cộng đồng chủ yếu làm nghề khai thác thủy sản. Căn cứ vào các
tiêu chí trên mà tôi chọn xã thôn Trung Hưng - Vinh Hưng - huyện Phú Lộc
làm điểm nghiên cứu của mình. Đề tài được tiến hành tập trung ở thôn Trung
Hưng, đây là thôn tập trung phần lớn (gần 100%) ngư dân khai thác thủy sản
sinh sống.
Vinh Hưng là một xã vùng ven đầm phá, hiện nay phong trào nuôi
trồng thuỷ sản phát triển mạnh tại địa phương, bên cạnh những mặt tích cực
đem lại thì cũng có những mặt hạn chế như việc lấn chiếm ao nuôi và chất
thải từ ao nuôi do thiếu quy hoạch cụ thê đẫ gây ảnh hưởng trực tiếp đến môi

trường đầm phá, trong đó có các hộ khai thác thuỷ sản truyền thống. Ngoài ra
Vinh Hưng cũng là một trong những xã có số hộ khai thác, số lượng ngư cụ,
mật độ ngư cụ khai thác trên đầm phá rất lớn (đặc biệt là ngư cụ hủy diệt), do
đó đã gây tác hại không nhỏ đến môi trường, tài nguyên thuỷ sản cũng như
đời sống của ngư dân.
Xã Vinh Hưng gồm 4 thôn Trung Hưng, Diêm Trường, Phụng Chánh,
Lương Viện. Trong đó thôn Trung Hưng là thôn ven đầm phá, có số hộ khai
thác thủy sản lớn nhất chiếm hơn 85% tổng số hộ khai thác thủy sản toàn xã.
Nghề khai thác thủy sản là nghề truyền thống lâu đời của đại đa số ngư dân
trong thôn và mang tính đặc trưng của địa phương.[6]
3.2 Nội dung nghiên cứu
• Thông tin kinh tế xã hội tại điểm nghiên cứu
• Đặc điểm của các hộ khai thác thủy sản truyền thống
• Tình hình khai thác thuỷ sản của các hộ ngư dân truyền thống (qua các
mốc thời gian khác nhau)
- Số lao động tham gia khai thác
- Hình thức khai thác thủy sản
- Số ngư cụ được sử dụng khai thác
- Số ngày khai thác (ngày/tháng, ngày/năm)
23
- Thời gian khai thác (giờ/ngày)
• Sự biến động về sản lượng khai thác cuả hộ qua các năm
- Sự thay đổi về sản lượng khai thác của các nhóm hộ
- Sự biến mất của một số loài
- Sự suy giảm số lượng một số loài
• Sự thay đổi về thu nhập
• Nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi sản lượng khai thác
- Diện tích ao hồ lấn chiếm
- Số lượng ,chủng loại các ngư cụ sử dụng trước đây
- Số lượng chủng loại các ngư cụ sử dụng hiện tại

- Ô nhiễm môi trường đầm phá
3.3 Phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là những hộ khai thác thuỷ sản truyền thống trên
địa bàn thôn Trung Hưng, xã Vinh Hưng. Bao gồm các hộ khai thác cố định
và các hộ khai thác di động.
- Chọn mẫu
+Tiêu chí chọn hộ: là các hộ ngư dân lấy nguồn thu từ hoạt động khai
thác thủy sản làm nguồn thu nhập chính.
+ Dung lượng mẫu: Chọn 30 hộ thuộc nhóm ngư dân khai thác thủy sản
tự nhiên, trong đó: 10 hộ hoạt động khai thác cố định nò sáo, đáy, chuôm) , 20
hộ hoạt động khai thác di động (lừ, lưới kéo, lưới bủa).
- Phương pháp chọn mẫu: Phương pháp ngẫu nhiên - phân loại
Tiến hành: Thu thập danh sách hộ đã phân loại theo từng nhóm nghề khai
thác thủy sản của thôn tại cán bộ thôn, xác định tỷ lệ các hộ giữa các nhóm
nghề theo phương thức khai thác cố định và di động. Lấy tỷ lệ đó làm căn cứ
và quy ra số hộ theo từng nhóm nghề. Căn cứ vào danh sách chọn ngẫu nhiên
các hộ từ trên xuống theo từng nhóm nghề cho đến khi đủ danh sách cần điều
tra.
24
3.3.2 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập số liệu:
+Số liệu thứ cấp: do lãnh đạo cấp xã và các tổ chức ban, ngành đoàn thể ở
địa phương cung cấp gồm:
*Văn bản thống kê liên quan đến tình hình đánh bắt thuỷ sản của địa
phương, kết hợp phỏng vấn, ở cấp thôn và hợp tác xã, tổ tự quản, chi hội nghề
cá…chủ yếu bằng phỏng vấn.
*Các tài liệu và một số bản đồ sẵn có tại địa phương cũng được thu
thập và sử dụng.
*Các báo cáo tổng kết tình hình kinh tế - xã hội và định hướng phát

triển.
*Các nghiên cứu liên quan đến sinh kế, thu nhập của ngư dân.
+Số liệu sơ cấp:
* Time line:
Tham gia vào công cụ này gồm có 3 hộ khai thác cố định và 3 hộ khai
thác di động với mục đích là thu thập các thông tin liên quan đến sản lượng
khai thác của các nhóm hộ này qua các thời điểm khác nhau.
* Thảo luận nhóm:
Tham gia vào công cụ này gồm hai nhóm đối tượng, và tiến hành hai
cuộc thảo luận, cuộc thứ nhất là tiến hành thảo luận nhóm với 5 hộ khai thác
cố định và cuộc thứ hai là với nhóm hộ khai thác di động. Với mục đích nhằm
kiểm tra lại các thông tin thu được từ công cụ phỏng vấn hộ bao gồm các nôi
dung sau: thực trạng đánh bắt, thực hành quyền tài sản của các hộ khai thác di
động, sự thay đổi sản lượng, nguyên nhân thay đổi sản lượng.
* Phỏng vấn sâu:
Tham gia vào công cụ này bao gồm các đối tượng sau: trưởng thôn, chi
hội nghề cá, ngư dân truyền thống. Với mục đích nhằm tìm hiểu sâu các nội
dung sau: thực trạng đánh bắt, thực hành quyền tài sản của các hộ khai thác di
động, sự thay đổi sản lượng, nguyên nhân thay đổi sản lượng.
25

×