Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

đề tài: chứng cứ trong vụ án hình sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.56 MB, 99 trang )

TRƯỜNG ðẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
CỬ NHÂN LUẬT KHÓA 2006 – 2010

ðề tài:

CHỨNG CỨ TRONG VỤ ÁN HÌNH SỰ

Giảng viên hướng dẫn

Sinh viên thực hiện:

NGUYỄN CHÍ HIẾU

TRẦN THỊ MỸ Á
MSSV: 5062232

Cần Thơ, 4/2010


PHẦN MỞ ðẦU ......................................................................................... 1
LỜI MỞ ðẦU ............................................................................................. 1
1.Tính cấp thiết của ñề tài: ........................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu: ............................................................................... 2
3. Phạm vi nghiên cứu: ................................................................................. 3
4. Phương pháp nghiên cứu: ...........................................................................3
5. Cơ cấu ñề tài............................................................................................ 4
CHƯƠNG I: CÁC VẤN ðỀ CHUNG VỀ CHỨNG CỨ TRONG VỤ ÁN
HÌNH SỰ ....................................................................................................... 5


1.1. Khái niệm về chứng cứ trong vụ án hình sự......................................... 5
1.2. Quy ñịnh pháp luật về chứng cứ trong vụ án hình sự………………… 8
1.2.1 Nguyên nhân và ñiều kiện:............................................................. 8
1.2.2. ðặc ñiểm: .....................................................................................12
1.2.3 Bản chất:.........................................................................................13
1.3. Ý nghĩa của việc nghiên cứu chứng cứ trong vụ án hình sự….. .............13
CHƯƠNG II: QUÁ TRÌNH THU THẬP, KIỂM TRA VÀ ðÁNH GIÁ
CHỨNG CỨ TRONG VỤ ÁN HÌNH
SỰ…………………………..........15
2.1 Thu thập chứng cứ trong vụ án hình sự…………………..……………...17
2.1.1. ðịnh nghĩa: ...................................................................................17
2.1.2. Phương pháp..................................................................................20
2.2. Kiểm tra chứng cứ trong vụ án hình sự……. ........................................35
2.3. ðánh giá chứng cứ trong vụ án hình sự.................................................38
2.4. Sử dụng chứng cứ ................................................................................48
2.5. Xử lý chứng cứ trong vụ án hình sự …..................................................56
2.6 Các phương pháp thu thập, ñiều tra, xử lý chứng cứ................................74
CHƯƠNG III: THỰC TIỄN VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN
CÁC CHỨNG CỨ TRONG VỤ ÁN HÌNH SỰ………………............. 82
3.1 Thực trạng chứng cứ trong vụ án hình sự ở Việt Nam. ....................... 85
3.2 Hướng hoàn thiện…….……………………………......................... 82
KẾT LUẬN ...................................................................................................93


Luận văn tốt nghiệp

Chứng cứ trong vụ án hình sự

LỜI NÓI ðẦU
Khi có vụ án hình sự xảy ra Cơ quan tiến hành tố tụng hình sự, Người tiến hành

tố tụng hình sự phải áp dụng mọi biện pháp ñể tìm ra sự thật của vụ án như xác ñịnh
tội phạm, người phạm tội làm cở sở cho việc giải quyết ñúng ñắng vụ án hình sự.
Muốn làm ñược ñiều rõ những vấn ñề cần phải chứng minh thì Cơ quan tiến hành tố
tụng hình sự phải xác ñịnh ñược những chứng cứ cần thiết theo ñúng quy ñịnh của
pháp luật. Những chứng cứ giúp Cơ quan ñiều tra, Viện kiểm sát, Tòa án nhận thức
ñược khách quan, toàn diện vụ án hình sự. Từ ñó có thể ra quyết ñịnh, bản án nhằm
giải quyết ñúng ñắn vụ án hình sự. Nếu không có chứng cứ thì Cơ quan tiến hành tố
tụng hình sự, Người tiến hành tố tụng hình sự không thể quyết ñịnh hay ñưa ra ñược
kết luận nào về sự kiện phạm tội và không thể chỉ nói miệng nếu muốn bắt giữ một
người hay một vật nào ñó. Mà phải ñưa ra những thông tin cũng như tài liệu ñể họ
phải “khâm phục khẩu phục”. Vì lẽ ñó, chứng cứ ra ñời là một ñiều tất yếu, hiển
nhiên trong lịch sử tố tụng của hầu hết các nước. Chứng cứ ñóng vai trò quan trọng
trong việc ñấu tranh với tội phạm và nó cũng ñồng thời tránh ñược việc bắt oan
người vô tội. Chứng cứ góp phần không nhỏ vào việc giải quyết vụ án nhưng cũng
gặp nhiều khó khăn với những quy ñịnh liên quan ñến chứng cứ như trình tự thu
thập, kiểm tra, ñánh giá, sử dụng chứng cứ... dẫn ñến nhiều sai lầm khi ra quyết
ñịnh hay bản án. Chúng ta hãy cùng nghiên cứu, phân tích ñể hiểu rõ hơn về chứng
cứ và ñồng thời cũng ñưa ra những giải pháp, phương hướng ñể hoàn thiện hơn
những quy ñịnh về chứng cứ.
Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp lịch sử
Phương pháp so sánh, ñối chiếu
Phương pháp phân tích
Tham khảo sách, báo, tạp chí, tin tức trên mạng internet
Vận dụng kiến thức ñã học.
Cơ cấu ñề tài:
Chương 1: Những vấn ñề chung về chứng cứ trong vụ án hình sự
Chương 2: Quá trình thu thập, kiểm tra và ñánh giá chứng cứ trong vụ án
hình sự
Chương 3: Thực tiễn và phương hướng hoàn thiện về chứng cứ trong vụ án

hình sự
GVHD: Nguyễn Chí Hiếu

1

SVTH: Trần Thị Mỹ Á


Luận văn tốt nghiệp

Chứng cứ trong vụ án hình sự

CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ðỀ CHUNG VỀ CHỨNG CỨ TRONG VỤ ÁN
HÌNH SỰ
Chứng cứ có ý nghĩa rất quan trọng trong các hoạt ñộng tố tụng. ðặc biệt là
tố tụng hình sự. Vì vậy, ở chương này chúng ta cùng tìm hiểu những khái niệm như
thế nào là chứng cứ, các thuộc tính chứng cứ, cũng như cách phân loại chứng cứ và
các nguồn của chứng cứ. ðể hiểu rõ hơn những quy ñịnh của luật ñồng thời ñề ra
phương hướng hoàn thiện cho hệ thống pháp luật về chứng cứ.
1.1. KHÁI NIỆM, LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NHỮNG QUY
ðỊNH PHÁP LUẬT VỀ CHỨNG CỨ
1.1.1. Khái niệm chung về chứng cứ
Trong lịch sử phát triển của nhân loại gắn liền với mỗi phương thức sản xuất
khác nhau là mỗi kiểu nhà nước và pháp luật khác nhau. Tương ứng với mỗi kiểu
pháp luật thì có một kiểu tố tụng hình sự ñặc thù nhưng chúng ñều có mục ñích cuối
cùng trong các giai ñoạn tố tụng hình sự là tìm ra chứng cứ ñể chứng minh một
người hay một hành vi ñó có phải là tội phạm hay không. Hay nói cách khác chứng
cứ là phương tiện duy nhất ñể giải quyết ñúng ñắn vụ án hình sự. Vậy chứng cứ là
gì? Theo khoản 1 ðiều 64 Bộ Luật Tố tụng hình sự năm 2003 quy ñịnh:

“Chứng cứ là những gì có thật, ñược thu thập theo trình tự do Bộ Luật tố
tụng hình sự quy ñịnh mà Cơ quan ñiều tra, Viện kiểm sát và Toà án dùng làm căn
cứ ñể xác ñịnh có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội
cũng như những tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết ñúng ñắn vụ án”. Trước
tiên Chứng cứ phải là những gì có thật và ñược thu thập theo một trình tự do pháp
luật quy ñịnh nhằm làm sáng tỏ những tình tiết của vụ án mới gọi là chứng cứ, thì
cũng có nghĩa là những gì không phản ánh ñúng sự thật của vụ án hình sự thì không
ñược xem là chứng cứ.
Tuy có những thông tin, tài liệu có tồn tại thật nhưng chúng không phản ánh
ñúng bản chất của vụ án thì nó cũng không ñược xem là chứng cứ ví dụ như: Một
chữ ký có trong hồ sơ của một vụ án nhận hối lộ do A là giám ñốc nhưng khi giám
ñịnh chữ ký giả mạo của A. Mặt khác, Chứng cứ là những thông tin ñược chứa ñựng
trong các nguồn khác nhau. Vì vậy khi giải quyết những vấn ñề về chứng cứ cần
phân biệt ñâu là chứng cứ, ñâu là nguồn của chứng cứ. Chứng cứ là các thông tin
ñược chứa ñựng trong nguồn của chứng cứ, do vậy nguồn chứng cứ không phải là
GVHD: Nguyễn Chí Hiếu

2

SVTH: Trần Thị Mỹ Á


Luận văn tốt nghiệp
Chứng cứ trong vụ án hình sự
chứng cứ nhưng bất kỳ chứng cứ nào cũng ñược lưu giữ trong một nguồn nhất
ñịnh. Thực tiễn, có khi thu thập ngay chính chứng cứ cungx có thể thu thập nguồn
chứng cứ. Ví dụ vỏ chai bia dính máu tại hiện trường sau một vụ ấu ñả là nguồn
chứng cứ, còn vết máu ở tại hiện trường sau khi qua khám nghiệm là chứng cứ.
Trong lí luận thì có thể dễ phân biệt nguồn chứng cứ và chứng cứ nhưng
trong thực tiễn rất khó ñể phân biệt ñâu là nguồn và ñâu là Chứng cứ cụ thể như vụ

công ty PCI ñưa hối lộ quan chức Việt Nam thì tài liệu do phía Nhật cung cấp là
chứng cứ hay nguồn chứng cứ. (nếu tài liệu ñó ñược thu thập theo trình tự của pháp
luật Nhật)1
Việc ñưa ra chính xác khái niệm Chứng cứ có ý nghĩa quan trọng trong lí
luận vì nó là cơ sở ñể giải quyết một loạt vấn ñề liên quan như các thuộc tính của
Chứng cứ, các thủ tục thu thập, kiểm tra, ñánh giá chứng cứ… cũng như có ý nghĩa
trong thực tiễn ñiều tra, truy tố, xét xử ñể ñưa ra các quyết ñịnh giải quyết ñúng ñắn,
khách quan từng vụ án và việc ñưa ra khái niệm Chứng cứ chính xác còn có ảnh
hưởng ñến việc xác ñịnh ñịa vị pháp lý của công dân như: là người bị phạm tội hay
một công dân bình thường. Việc nhận ñịnh ñúng ñắn khái niệm chứng cứ ñã xác
ñịnh một cách khách quan, toàn diện, chính xác trong thực tiễn ñiều tra, truy tố, xét
xử, làm tiền ñề quan trọng cho việc thực hiện nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa,
bảo ñảm xử lý ñúng người ñúng tội, không kết tội oan người và không ñể lọt tội
phạm. Chứng cứ là cơ sở pháp lý ñể thực hiện các giai ñoạn tố tụng khác như khởi
tố, ñiều tra và những biện pháp ngăn chặn, các quyết ñịnh truy tố, xét xử. Vì vậy,
khi ñưa ra khái niệm Chứng cứ phải bao hàm ñược tất cả các ñặc ñiểm về bản chất
của Chứng cứ cũng hình thức tố tụng của Chứng cứ mới có ý nghĩa về mặt pháp lý
cũng như trong thực tiễn.
1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của chứng cứ
Chứng cứ ñóng một vai trò và vị trí quan trọng trong việc giải quyết ñúng
ñắn các vụ án hình sự. Không có chứng cứ thì các chủ thể tiến hành tố tụng không
thể cũng như không có cách nào giải quyết vụ án. Chứng cứ còn ñóng vai trò xác
ñịnh sự thật khách quan. ðiều này cũng có nghĩa chứng cứ là phương tiện khẳng
ñịnh các sự kiện, hiện tượng có xảy ra trong thực tế. ðồng thời cũng loại trừ, phủ
ñịnh những sự kiện, hiện tượng ñã không xảy ra trong thực tế. Vì vậy, ngay từ khi
xây dựng nhà nước thì khái niệm chứng cứ cũng manh nha ñược hình thành. ðầu
tiên là trong các Luật cổ, cụ thể như sau:

1


Bùi Tín, Việt Nam tự do: Vụ PCI chưa yên, lại vụ RBA, [17/12/2009]

GVHD: Nguyễn Chí Hiếu

3

SVTH: Trần Thị Mỹ Á


Luận văn tốt nghiệp
1.1.2.1. Pháp luật thời phong kiến

Chứng cứ trong vụ án hình sự

Quốc triều hình luật (Bộ luật Hồng ðức)
Trong lịch sử lập pháp tố tụng hình sự của nước ta, Quốc triều hình luật (Bộ
luật Hồng ðức) ra ñời (1442 - 1497) là Bộ Luật của triều ñình nhà Lê, ñã ñề cập ñến
vấn ñề về chứng cứ bao gồm: lời khai của người làm chứng, bị can, bị cáo và các
phương pháp thu thập chứng cứ như lấy lời khai của bị can, bị cáo, người làm
chứng, hỏi cung bị can…tại các ðiều 664, 665, 666, 667, 668, 669, 670... Tuy Bộ
luật này chưa ñưa ra ñịnh nghĩa pháp lý về khái niệm chứng cứ nhưng cũng ñã chỉ
ra ñược nguồn của chứng cứ cụ thể ở ðiều 667 Quốc triều hình luật quy ñịnh chứng
cứ từ lời khai của người tù: “Khi lấy lời khai của tù, quan xét án phải suy xét kỹ,
tìm tòi dấu vết sự thật ñể kẻ phạm tội phải nhận tội. Không ñược hỏi ngầm dân
ngoài, tìm chứng cứ không ñúng. Nếu trái ñiều này thì xử phạt. Chỉ việc tranh chấp
ruộng ñưa ñến việc ñánh lộn cần nhiều người làm chứng thì tâu lên ñể ñòi họ ra tra
hỏi. Nếu tự ý cũng bị xử phạt” và ðiều 668 về phương pháp thu thập chứng cứ “Các
hình quan tra hỏi tù phạm, trước phải theo sự tình mà thẩm xét lời lẽ của tù khai;
nếu xét ñi xét lại, còn chưa quyết ñịnh ñược tội, cần phải tra nữa, lập hội ñồng quan
án, rồi mới tra khảo, trái luật này thì xử phạt 60 trượng. Nếu tang chứng ñã rõ ràng,

tình lý không còn ñáng trở ngại nữa, thì dù kẻ phạm tội không nhận tội, cũng chiếu
tình trạng mà ñịnh ấn”. Tuy nhiên dưới các Triều ñại thời phong kiến có những
phương pháp thu thập chứng cứ và hình phạt rất tàn bạo, dã man như lấy lời khai
bằng nhục hình như ñánh bằng roi, lăng trì... Một người có thể không thực hiện tội
phạm nhưng bị tra khảo ñau ñớn thì thường họ sẽ nhận tội.
Hoàng Việt luật lệ (Luật Gia Long)
ðến thời Nguyễn có Hoàng Việt luật lệ (Luật Gia Long) Luật ñược xây dựng
dưới thời Vua Gia Long (Nguyễn Ánh). Bộ Luật mặc dù chịu ảnh hưởng của Luật
nhà Thanh Trung Quốc khá nặng nề, nhưng nhiều ñiều luật quy ñịnh về chứng cứ và
thu thập chứng cứ vẫn tiếp thu, kế thừa các luật cổ nước nhà. So với Bộ luật Hồng
ðức Luật Gia Long có những quy ñịnh tiến bộ hơn như khám nghiệm tử thi ở ðiều
377: “Phàm quan ti giữ việc xét nghiệm thây chết ñược giấy mời ñi mà thối thác,
dây dưa không ñi xét nghiệm ngay ñể ñến nỗi thây biến dạng. Và có ñến nghiệm
nhưng không ñích thân ñến ngay chỗ thây chết ñể xét xem, lại ủy cho lại tốt làm
….thì bị xử phạt”.
1.1.2.2 Pháp luật từ thế kỉ 19 ñến nay
Từ năm 1858 ñến trước Cách mạng tháng Tám thành công, Thực dân Pháp
xâm lược nước ta cho nên hệ thống pháp luật nói chung, tố tụng hình sự nói riêng
chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Châu Âu lục ñịa Bộ Luật tố tụng hình sự
GVHD: Nguyễn Chí Hiếu
4
SVTH: Trần Thị Mỹ Á


Luận văn tốt nghiệp
Chứng cứ trong vụ án hình sự
Bắc kỳ, không ñưa ra ñịnh nghĩa pháp lý khái niệm chứng cứ nhưng ñã quy ñịnh
chứng cứ ñược xác ñịnh bằng: Thư chứng, vật chứng, người bị hại, bị can, bị cáo...
Cụ thể quy ñịnh tại ðiều 39 về thư chứng như sau: “Người khống tố hoặc người tố
giác, nếu có giấy má gì làm tang chứng thì phải ñem bản chánh ñồng thời cùng với

ñơn khống tố trình nộp lên quan thẩm phán. Những giấy má nộp về sau, thì quan
thẩm phán có thể bác khước mà không nhận”. Có nghĩa người nào muốn kiện tụng
một ai ñó thì phải có giấy tờ chứng minh sự kiện phạm tội ñó, nếu không có giấy tờ
chứng minh ñược thì có thể không thể kiện tụng ñược, ñại loại những giấy tờ ñó
như về tranh chấp ñất ñai, hợp ñồng, giấy vay nợ hoặc các giấy tờ chứng minh sự
thiệt hại của người bị hại, bị ñơn dân sự trong Luật hiện hành.
Sau cách mạng tháng Tám chứng cứ tiếp tục hình thành và phát triển. Chứng
cứ ñược ghi nhận nhiều văn bản quy phạm pháp luật tố tụng hình sự, nhưng mới chỉ
ñược xem xét ở một khía cạnh nhất ñịnh, chưa có quy ñịnh về khái niệm chứng cứ
mà chỉ ñề cập việc thu thập chứng cứ như: “Mỗi khi xảy ra việc gì phương hại ñến
nền ñộc lập của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa thì bất cứ ai cũng phải báo ngay
cho Ty Liêm hoặc nhà chức trách ñịa phương biết.Ty liêm phóng khi mở ñiều tra,
thu thập tài liệu chứng cứ, hỏi các người làm chứng. Ông giám ñốc Liêm phóng có
thể ký lệnh tạm giam bị cáo. Tất cả mọi hành ñộng cứ phải vào biên bản, lập hồ sơ
giử lên công cáo ủy viên.”(ðiều 9 Nghị ñịnh số 82/Nð ngày 25-02-1946 của Bộ Tư
pháp ấn ñịnh chi tiết áp dụng Sắc lệnh số 21/SL ngày 14-02-1946 về tổ chức các
Tòa án quân sự về việc thu thập chứng cứ).2
ðến Bộ Luật tố tụng hình sự năm 1988 cũng như Bộ Luật tố tụng hình sự
năm 2003 ñã ñưa ñịnh nghĩa pháp lý khái niệm chứng cứ tại khoản 1 ñiều 48 và
khoản 1 ðiều 64 (ðã ñược tìm hiểu ở phần 1.1.1). Việc ghi nhận chính thức khái
niệm chứng cứ ñánh dấu sự phát triển của kỹ thuật lập pháp nước ta ñồng thời cũng
thấy ñược tầm quan trong của chứng cứ trong việc giải quyết các vụ án hình sự nói
riêng, trong quá trình tố tụng nói chung.
1.2. NHỮNG QUY ðỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ CHỨNG CỨ
1.2.1. Các thuộc tính của chứng cứ
Từ ñịnh nghĩa về chứng cứ cũng thể hiện ñược ñầy ñủ những thuộc tính của
chứng cứ mà bất kỳ chứng cứ nào cũng phải có. ðó là chứng cứ phải có tính khách
quan, tính liên quan và tính hợp pháp. Việc phân tích các thuộc tính của Chứng cứ
có ý nghĩa quan trọng về mặt thực tiễn giúp cho Cơ quan ñiều tra, Viện kiểm sát và
Tòa án thực hiện việc thu thập, kiểm tra, ñánh giá chứng cứ ñúng pháp luật và giải

2

Ts. Trần Quang Tiệp: Chế ñịnh chứng cứ trong Luật tố tụng hình sự hình sự Việt Nam, Nxb. Chính
trị quốc gia, Hà Nội, 2009, tr.19

GVHD: Nguyễn Chí Hiếu

5

SVTH: Trần Thị Mỹ Á


Luận văn tốt nghiệp
Chứng cứ trong vụ án hình sự
quyết vụ án một cách nhanh chóng và chính xác hơn. Cụ thể các thuộc tính như sau:
1.2.1.1. Tính khách quan:
Tính khách quan là một trong những thuộc tính quan trọng của Chứng cứ.
Khách quan là những gì tồn tại bên ngoài không phụ thuộc vào ý thức chủ quan của
con người. Theo khái niệm thì Chứng cứ là những gì có thật, ñiều ñó có nghĩa rằng
Chứng cứ là những thông tin, tư liệu khách quan, tồn tại ñộc lập với ý thức con
người, kể cả người ñã tạo ra nó và các thông tin, tư liệu ñó phù hợp với các tình tiết
của vụ án ñang ñược chứng minh. Nếu chứng cứ phụ thuộc vào ý chí chủ quan của
con người như lấy ý chí chủ quan của những người tiến hành tố tụng áp ñặt, suy
diễn sẽ dẫn ñến giải quyết vụ án thiếu chính xác, không khách quan và không ñược
xem là chứng cứ, nó không có giá trị chứng minh, nhưng nếu do người tiến hành tố
tụng cố tình áp ñặt thì nhiều trường hợp ñã oan sai. Ví dụ như một người giết người
bằng dao thì vết tích ñể lại trên người là ñiều tất yếu, không thể giết người bằng dao
mà không có dấu vết.
Tính khách quan của chứng cứ có trong vụ án hình sự cũng như trong dân sự,
hành chính. Có một số ý kiến cho rằng lời khai của người tham gia tố tụng thì khó

mang tính khách quan dù ít nhiều ñều bị chi phối bởi yếu tố chủ quan của người
khai báo. Nhưng thực ra Chứng cứ trong lời khai của người tham gia tố tụng là
những thông tin về tội phạm ñược phản ánh khách quan trong ý thức của người
chứng kiến về sự việc phạm tội ñó. Vì vậy về bản chất nó là khách quan. Tuy nhiên
có thể do một số yếu tố khác nhau như khả năng tiếp nhận thông tin, mối quan hệ
với người phạm tội, người bị hại, nguyên ñơn dân sự... Mà họ có thể cung cấp sai
lệch thông tin, nhưng phần lớn không do những nguyên nhân ñó thì lời khai của họ
là khách quan vì khi họ tham gia phiên tòa họ cũng ñược nghe người tiến hành tố
tụng giải thích về quyền và nghĩa vụ như khai báo gian dối hay từ chối khai báo mà
ảnh hưởng nghiêm trọng ñến việc giải quyết vụ án thì họ sẽ bị tội theo quy ñịnh
ðiều 307, 308 của Bộ Luật hình sự năm 1999 (sửa ñổi, bổ sung năm 2009)
Việc ñánh giá ñâu là tính khách quan không hề ñơn giản ñòi hỏi những
người tiến hành tố tụng không ngừng nâng cao trình ñộ, kinh nghiệm của bản thân
cũng như tiếp thu những lời nhận xét khác ñể có những ñánh giá chính xác hơn
nhằm nhanh chóng giải quyết ñúng ñắn vụ án hình sự. Bên cạnh những ñánh giá của
những người tiến hành tố tụng thì những người tham gia tố tụng cũng có những
nhận xét về tính khách quan của những Chứng cứ, nếu họ cho rằng những chứng cứ
ñó không có tính khách quan thì có thể yêu cầu những người tiến hành tố tụng xem
xét lại tính khách quan ñó. Trong thực tiễn ñiều tra, truy tố, xét xử, việc xác ñịnh
ñúng tính khách quan của chứng cứ rất quan trong trong việc chứng minh tội phạm.
GVHD: Nguyễn Chí Hiếu
6
SVTH: Trần Thị Mỹ Á


Luận văn tốt nghiệp
Chứng cứ trong vụ án hình sự
Từ những phân tích trên ta có thể rút ra kết luận “Tính khách quan của
chứng cứ là những thông tin, tài liệu tồn tại khách quan không phụ thuộc vào ý chí
chủ quan của con người.” Trong quá trình ñiều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự Cơ

quan ñiều tra, Viện kiểm sát và Tòa án thu thập ñược rất nhiều những thông tin, tư
liệu nhưng không phải tất cả những thông tin, tư liệu ñó ñều là chứng cứ chỉ những
thông tin, tư liệu có liên quan ñến vụ án mới gọi Chứng cứ của vụ án.Vì vậy thuộc
tính thứ hai của Chứng cứ là tính liên quan.
1.2.1.2.Tính liên quan:
Có thể xác ñịnh ñược tính liên quan như thu thập chứng cứ sau ñó kiểm tra,
ñánh giá mới biết nó không có liên quan gì ñến vụ án mặc dù nó có mặt tại hiện
trường nơi xảy ra vụ án (ví dụ có một khúc gỗ ở hiện trường nơi xảy ra vụ án chết
người nhưng khi kiểm tra, ñánh giá thì nạn nhân chết do ñột quỵ). Tính liên quan có
thể ảnh hưởng ñến việc giải quyết vụ án ở hai mức ñộ:
-

Thứ nhất là ảnh hưởng trực tiếp xác ñịnh ñược ngay hành vi phạm tội, người
phạm tội, lỗi của người phạm tội và các tình tiết khác giúp quyết ñịnh hình
phạt hoặc các biện pháp tư pháp khác như Tội nhận hối lộ cơ quan tiến hành
tố tụng có thể kê biên tài sản ñể tránh việc tẩu tán tài sản.

-

Thứ hai là ảnh hưởng không trực tiếp xác ñịnh ñược những hành vi trên
nhưng lại ñược dùng ñể xác ñịnh các tình tiết khác có ý nghĩa gián tiếp trong
việc tìm ra vụ án. Mặc dù gián tiếp nhưng trong nhiều trường hợp không thể
thiếu tính liên quan gián tiếp như trường hợp này lời khai của một người làm
chứng thấy ñêm xảy ra vụ án có thấy A qua nhà B. Lời khai của A giúp chơ
Cơ quan ñiều tra khoan vùng ñối tượng, lập ra phương án ñiều tra hay bát bỏ
những lời khai về tình trạng ngoại phạm của người bị tạm giam.

Vì vậy ñánh giá tính liên quan Cơ quan tiến hành tố tụng phải xem xét toàn diện
các mối quan hệ có liên quan ñến vụ án trong tổng thể các mối quan hệ ñó phải rút
ra ñược mối quan hệ nào là bản chất, chủ yếu gây nên một vụ án và cũng xem xét

các tình tiết khác ñể giải quyết nhanh chóng vụ án.Trong thực tiễn ñiều tra, truy tố, xét
xử tính liên quan có ý nghĩa quan trọng tránh ñược sự thu thập Chứng cứ một cách
tràn lan ảnh hưởng ñến ñời sống của người dân như có một lời khai chiếc xe A
ñã gây tai nạn rồi bỏ trốn nhưng do lời khai trên là giả dối nên chiếc xe ñó ñã bị thu
giữ chiếc xe ñó là phương tiện kiếm sống duy nhất của nhà B.
Có thể rút ra kết luận tính liên quan của Chứng cứ như sau: “Là những thông tin,
tư liệu có liên quan ñến vụ án nhằm làm sáng tỏ vụ án và tránh ñược việc thu thâp
chứng cứ một cách tràn lan.” Ngoài ra Chứng cứ còn phải ñược thu thập theo một
trình tự, thủ tục do Bộ Luật tố tụng hình sự quy ñịnh. ðó là tính hợp pháp.
GVHD: Nguyễn Chí Hiếu
7
SVTH: Trần Thị Mỹ Á


Luận văn tốt nghiệp

Chứng cứ trong vụ án hình sự

1.2.1.3. Tính hợp pháp:
Chứng cứ ñược thu thập theo một trình tự do Luật quy ñịnh. Tùy theo từng
ñặc ñiểm, tính chất của Chứng cứ mà Bộ Luật quy ñịnh trình tự thu thập khác nhau
như Cơ quan tiến hành tố tụng thu thập Chứng cứ bằng cách lấy lời khai, trưng cầu
giám ñịnh, tiến hành khám xét, khám nghiệm và các hoạt ñộng ñiều tra khác theo
quy ñịnh của pháp luật ở (ðiều 65 Bộ Luật tố tụng hình sự năm 2003). Lời khai của
người làm chứng, lời khai của người bị hại, lời khai của nguyên ñơn dân sự, bị ñơn
dân sự, lời khai của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan ñến vụ án chỉ ñược dùng
lời khai của họ làm chứng cứ nếu họ nói rõ vì sao họ biết ñược tình tiết ñó. Vật
chứng phải ñược mô tả ñúng thực trạng ghi vào biên bản và ñưa vào hồ sơ vụ án
(ðiều 75 Bộ Luật tố tụng hình sự năm 2003), các tình tiết khác thì không ñược xem
là Chứng cứ; Khám người (ðiều 142 Bộ Luật tố tụng hình sự năm 2003), khám tử

thi (ðiều 151 Bộ Luật tố tụng hình sự năm 2003), xem xét dấu vết trên thân thể
(ðiều 75 Bộ Luật tố tụng hình sự năm 2003) phải có người chứng kiến nếu không
có người chứng kiến thì những thông tin, tư liệu ñó không là Chứng cứ.
Mặt khác Chứng cứ còn phải ñược xác ñịnh bằng nguồn nhất ñịnh theo quy
ñịnh của pháp luật như ở khoản 2 ðiều 64 Bộ Luật tố tụng hình sự năm 2003 là: “
Vật chứng, lời khai của người làm chứng, người bị hại, nguyên ñơn dân sự, bị ñơn
dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan ñến vụ án, người bị bắt, người bị tạm
giữ, bị can, bị cáo; Kết luận giám ñịnh; Biên bản về hoạt ñộng ñiều tra, xét xử và
các tài liệu, ñồ vật khác”. Nếu không xác ñịnh bằng những nguồn do luật quy ñịnh
thì không ñược xem là Chứng cứ và ñồng thời mỗi loại Chứng cứ còn ñược lưu giữ
bằng một nguồn tương ứng như lời khai của người tham gia tố tụng ñược thể hiện
trong bản tự khai, biên bản lấy lời khai hoặc biên bản hỏi cung… lời khai ñược thu
thập bằng cách ghi âm, ghi hình ñộc lập thì không ñược xem là Chứng cứ.
Về nguyên tắc Chứng cứ phải có ñầy ñủ ba thuộc tính và ba thuộc tính này
có mối quan biện chứng tạo thành một thể thống nhất, trong ñó tính khách quan,
tính liên quan là mặt nội dung của Chứng cứ, tính hợp pháp là mặt hình thức của
Chứng cứ. Trong thực tiễn ñiều tra, truy tố, xét xử có không ít trường hợp Cơ quan
tiến hành tố tụng, tiến hành thu giữ những vật, tài liệu không ñúng thủ tục rồi sau ñó
mới tiến hành hợp thức hóa ñể ñưa vào hồ sơ vụ án hay hợp thức hóa các tài liệu
của các trinh sát ñể làm chứng cứ. Trong trường hợp này thì sẽ thiếu tính hợp pháp.
Nhưng những tài liệu của các trinh sát cung cấp cũng có thể chỉ là nguồn của chứng
cứ ñể Cơ quan tiến hành tố tụng ñưa ra phương hướng ñiều tra.
Những tài liệu do các trinh sát cung cấp cũng có những ưu ñiểm. Thứ nhất
GVHD: Nguyễn Chí Hiếu
8
SVTH: Trần Thị Mỹ Á


Luận văn tốt nghiệp
Chứng cứ trong vụ án hình sự

tạo ra sự bất ngờ cho ñối tượng vì các trinh sát hoạt ñộng bí mật tìm ra sự việc một
cách khách qua khi ñối tượng ñang thực hiện hành vi tự nhiên như các trinh sát mặc
thường phục theo dõi tìm ra các ñối tượng bị tình nghi hay ñối tượng bị truy nã hoặc
vào các vũ trường tìm các chứng cứ về việc sử dụng thuốc lắc như vụ cướp hai viên
kim cương xảy ra 2 cửa hàng vàng bạc Bảo Tín Minh Châu (số 29 phố Trần Nhân
Tông) và Rubi Plaza (44 Lê Ngọc Hân, quận Hai Bà Trưng) ở Thủ ðô Hà Nội
nhưng hai ñối tượng sống tận Thành phố Hồ Chí Minh, các trinh sát ðội 6, Phòng
CSðT tội phạm về TTXH - CATP Hà Nội phải lên ñường truy tìm tung tích ñối
tượng 3. Thứ hai những tài liệu ñó ñược những người có kiến thức pháp lý, có kỹ
thuật nghiệp vụ chuyên môn nên tránh ñược tình trạng thu thập một cách tùy tiện, vi
phạm pháp luật như những người không có kiến thức pháp lý khác. Ngoài ra hiện
nay còn có các tài liệu do các phóng viên, nhà báo và thám tử tư tìm ra các tài liệu
ñưa lên báo chí, phóng sự, tìm nhân chứng cho các vụ án hình sự… Như vụ bạo
hành trẻ em do bà Quảng Thị Kim Hoa ở ðồng Nai thực hiện, các phóng viên ñã
ñặt camera ở nhà lân cận quay trộm ñưa lên báo, ñài, mạng làm cơ sở cho cơ quan
ñiều tra hay vụ hay những việc về về sinh an toàn thực phẩm,... Những tài liệu ñó ñã
phần nào giúp ích cho Cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết nhanh chóng giải quyết
vụ án hình sự cũng như dân sự, hành chính. Ngày nay khi xã hội phát triển ñến một
gian ñoạn nhất ñịnh thì không nên ñặt quá nặng thuộc tính thứ ba là tính hợp pháp
lên cao mà trong khi xét xử phải xem xét trong một chừng mực nào ñó, có nghĩa là
không phải bỏ hoàn toàn thuộc tính hợp pháp mà ñòi hỏi Cơ quan tiến hành tố tụng
phải xem xét một cách khách quan, kỹ càng. Một số chứng cứ mặt dù không ñáp
ứng ñủ tính hợp pháp nhưng xem xét các cách thu thập có trở ngại nhất ñịnh buộc
phải thu thập theo cách ñó thì Cơ quan tiến hành tố tụng cân nhắc có thể chấp nhận
những chứng cứ ñó ñược.
1.2.2. Các nguồn của chứng cứ
Việc nghiên cứu chứng cứ nói chung, nguồn chứng cứ nói riêng trong vụ án
hình sự có một ý nghĩa lớn không chỉ về mặt pháp lý, mà còn có ý nghĩa lý luận và
thực tiễn. “Nguồn của chứng cứ là nơi chứa ñựng chứng cứ có nghĩa là chứa ñựng
các thông tin, tư liệu tồn tại trong thực tế khách quan, liên quan ñến vụ án và ñược

thu thập theo một trình tự, thủ tục do pháp luật quy ñịnh”.
Trong lịch sử tố tụng hình sự của Việt nam, nguồn của chứng cứ lần ñầu tiên

3

An ninh thủ ñô: Hành trình truy tìm thủ phạm

, />28/11/2008]

GVHD: Nguyễn Chí Hiếu

9

[truy

cập,

SVTH: Trần Thị Mỹ Á


Luận văn tốt nghiệp
Chứng cứ trong vụ án hình sự
ñược quy ñịnh trong bản hướng dẫn về trình tự tố tụng tố tụng sơ thẩm về hình sự
ñược ban hành kèm theo thông tư số 16/Tòa Án Tối cao ngày 27 tháng 9 năm 1974
của Tòa án nhân tối cao: “Nguồn của chứng cứ bao gồm: dấu vết, tài liệu, ñồ vật có
thể chứng minh việc phạm pháp; lời khai của bị cáo, người bị hại, nguyên ñơn dân
sự, người có trách nhiệm bồi thường, người có tài sản, người có liên quan ñến việc
phạm pháp, nhân chứng; lời kết luận của giám ñịnh viên, những tài liệu của cơ
quan, ñoàn thể cung cấp về nhân thân của bị cáo”. Trong Bộ Luật tố tụng hình sự
năm 1988 cũng như Trong Bộ Luật tố tụng hình sự năm 2003 của nước ta mặc dù

chưa chính thức ghi nhận ñịnh nghĩa pháp lý của khái niệm nguồn chứng cứ nhưng
cũng ñã phân biệt chứng cứ và nguồn của chứng cứ ñược xác ñịnh từ các nguồn bao
gồm vật chứng, Lời khai của người làm chứng, người bị hại, nguyên ñơn dân sự, bị
ñơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan ñến vụ án, người bị bắt, người bị
tạm giữ, bị can, bị cáo, Kết luận giám ñịnh, Biên bản về hoạt ñộng ñiều tra, xét xử
và các tài liệu, ñồ vật khác (khoản 2 ðiều 64 Bộ Luật tố tụng hình sự năm 2003).
Do khái niệm nguồn của chứng cứ chưa ñược làm rõ nên việc sử dụng cụm
từ “nguồn chứng cứ” chưa thống nhất. Trong một số sách báo pháp lý của nước ta
có tác giả gọi là “phương tiện chứng minh”. Việc sử dụng cụm từ “phương tiện
chứng minh” thay cho cụm từ “nguồn chứng cứ” là thiếu chính xác vì nguồn của
chứng cứ là nơi mà người tiến hành tố tụng có thể tìm ra chứng cứ thì phương tiện
chứng minh ñược hiểu là chứng cứ ñược chủ thể sử dụng ñể chứng minh. Như vậy
chứng cứ mới ñược xem là phương tiện chứng minh, còn nguồn của chứng cứ
không thể là phương tiện chứng minh. Việc nhận thức ñúng ñắn khái niệm nguồn
của chứng cứ có ý nghĩa hết sức quan trọng, bởi các Cơ quan tiến hành tố tụng
không ñược tìm chứng cứ từ bất kỳ các nguồn nào khác từ các nguồn nói trên ñể
làm căn cứ xác ñịnh có hay không có hành vi phạm tội cũng như các tình tiết khác
cần thiết cho việc giải quyết ñúng ñắn vụ hình sự. Các nguồn cụ thể như sau:
1.2.2.1. Vật chứng:
Vật chứng là một nguồn chứng cứ quan trọng ñầu tiên mà thông qua nó các
cơ quan tiến hành tố tụng có thể chứng minh ñược sự việc hoặc xác ñịnh hướng
ñiều tra. Trong công văn số 98 – Nghiên cứu pháp luật ngày 02 tháng 3 năm 1974
của Tòa án nhân dân tối cao gửi cho các Tòa án ñịa phương. ðã lần ñầu tiên ñưa ra
khái niệm về vật chứng: “Vật chứng là những vật mà kẻ phạm tội ñã dùng ñể thực
hiện tội phạm: như hung khí dùng ñể giết người, búa kiềm dùng ñể phá cửa, cạy tủ,
ñiện ñày truyền ñơn, con dấu giả hoặc những vật mà kẻ phạm tội lấy ñược do việc
phạm tội, hoặc những vật của kẻ phạm tội ñánh rơi, bỏ quên tại hiện trường...
Những vật do Cơ quan ñiều tra ñã thu thập ñược và ñược bị cáo xác nhận là vật
GVHD: Nguyễn Chí Hiếu
10

SVTH: Trần Thị Mỹ Á


Luận văn tốt nghiệp
Chứng cứ trong vụ án hình sự
chứng trong vụ án. Cần phân biệt vật chứng với những tài sản mà cơ quan ñiều tra
kê biên và giữ lại ñể bảo ñảm cho việc thi hành án vì những vật chứng mới là những
tài liệu dùng làm căn cứ cho việc xét xử tội phạm của bị cáo”4. Trong khái niệm này
vật chứng chủ yếu chỉ ñược liệt kê chưa ñảm bảo tính khái quát cao. Trong ðiều 74
Bộ Luật tố tụng hình sự năm 2003 “Vật chứng là vật ñược dùng làm công cụ,
phương tiện phạm tội; vật mang dấu vết tội phạm, vật là ñối tượng của tội phạm
cũng như tiền bạc và vật khác có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội”.
Cụ thể như sau:
- Vật chứng là vật ñược dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội. ðây là
những vật mà người phạm tội khi thực hiện hành vi phạm tội ñã sử dụng
chúng ñể hỗ trợ quá trình thực hiện tội phạm ñể góp phần hoàn thành nhanh
chóng và thuận lợi hơn. Ví dụ: dùng dao, súng, rìu ñể giết người, dây thừng,
dây dù ñể thắt cổ, thuốc ñộc ñể ñầu ñộc, phương tiện giao thông, thông tin
liên lạc....
-

Vật mang dấu vết tội phạm: Ở ñây, vật chứng thể hiện bằng những dấu vết
mà người phạm tội ñã ñể lại trong quá trình thực hiện hành vi phạm tội (hiện
trường) và dấu vết này ñược gọi là dấu vết hình sự như trộm cắp tài sản ñể
lại dấu vết phá ổ khóa, cạy tủ hay quần áo, hung khí của người phạm tội có
dính máu của nạn nhân, dấu vân tay của kẻ phạm tội,.... tội phạm ñã ñể lại
hiện trường.

-


Vật chứng là ñối tượng của tội phạm: như tài sản bị chiếm ñoạt (xe máy, dây
chuyền,..), giấy tờ giả, tiền giả, hàng buôn lậu,... mà thông qua nó người
phạm tội ñã gây thiệt hại cho xã hội.

-

Vật chứng là tiền bạc và những vật khác không thuộc các các loại trên nhưng
có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội: Tiền trong vụ nhận hối lộ,
tội tham nhũng, ñồ vật mà người phạm tội ñã mua sắm ñược bằng tài sản do
chiếm ñoạt của người khác; quần áo, giầy dép, mũ của người phạm tội tại
hiện trường nơi xảy ra vụ án…

Ví dụ Trong một vụ giết người ñể cướp của hung thủ ñã nhanh chóng xóa
sạch dấu vết nhưng vô tình hung thủ ñã ñể lại dấu vân tay trên ly uống nước khi ñến
nhà nạn nhân nó là vật chứng duy nhất còn lại ở hiện trường vụ án.
Thông thường, vật chứng ñược thu thập khi phát hiện ra tội phạm bằng
những hoạt ñộng của các cơ quan tiến hành tố tụng (ví dụ như: khám nghiệm hiện
trường, khám nghiệm tử thi, khám ñồ vật, khám nhà…) nhưng nhiều trường hợp
4

Ts. Trần Quang Tiệp: Chế ñịnh chứng cứ trong Luật tố tụng hình sự hình sự Việt Nam, Nxb. Chính trị
quốc gia, Hà Nội. 2009, tr.49.

GVHD: Nguyễn Chí Hiếu

11

SVTH: Trần Thị Mỹ Á



Luận văn tốt nghiệp
Chứng cứ trong vụ án hình sự
trong quá trình giải quyết vụ án hình sự việc thu thập chứng cứ có thể do bị can, bị
cáo, người làm chứng, người bị hại hoặc bất kỳ cá nhân, cơ quan, tổ chức nào cung
cấp.
Vật chứng là một trong những nguồn chứng cứ quan trọng, nó ghi nhận
chính xác những sự kiện thực tế của vụ án nên giá trị chứng minh của nó trong vụ
án hình sự có thể là rất cao và trong nhiều trường hợp, không có gì có thể thay thế
ñược chúng. Với ñặc tính là vật duy nhất, vật chứng tồn tại một cách khách quan, nó
lưu giữ các hình ảnh xảy ra trong hiện thực bởi vậy, nó không thể thay thế ñược
bằng bất cứ vật thể nào khác. Nói cách khác, vật chứng là chứng cứ mang tính vật
chất, nó tồn tại ñộc lập, khách quan và không bị chi phối bởi ý thức chủ quan của
con người.
Vật chứng mang dấu vết tội phạm có vai trò giúp các cơ quan tiến hành tố
tụng xác ñịnh ñược hướng ñiều tra ñể giải quyết nhanh chóng vụ án. Tuy nhiên,
trong một số trường hợp, sự tồn tại của vật chứng chỉ mang tính chất tương ñối, chỉ
ở một mức ñộ, một thời hạn nhất ñịnh. Do ñó, trong quá trình thu thập, bảo quản vật
chứng, các cơ quan có thẩm quyền phải ñảm bảo nguyên vẹn, không ñể mất mát, hư
hỏng hay lẫn lộn vật chứng. Biên bản thu thập vật chứng phải ghi nhận và mô tả tỉ
mỉ ñặc ñiểm của vật ñó như: màu sắc, khối lượng, trọng lượng hình dáng, những
dấu vết tội phạm ñể lại ở vật chứng, nơi tìm thấy vật chứng hoặc người cung cấp ví
dụ thu giữ con dao ñể lại tại hiện trường: dao thái, màu vàng, kích thước rộng
2.5cm, dài 15 cm.... Vật chứng phải ñược cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thu thập
theo trình tự mà pháp luật tố tụng hình sự quy ñịnh, ñồng thời người có trách nhiệm
bảo quản phải thực hiện nghiêm chỉnh theo ñúng quy ñịnh, nếu vi phạm tuỳ mức ñộ
sẽ bị xử lý.
Từ những phân tích trên ta có thể rút ra kết luận vật chứng là vật tồn tại ở
dạng vật chất, ñược con người nhận biết quan các giác quan, vật chứng mang tính
khách quan rất cao nhưng thực tiễn bị tác ñộng của các ñiều kiện tự nhiên như mưa
làm mất thay ñổi như dấu vân tay, vết máu,.. cũng dễ bị làm giả như dựng hiện

trường giả ...
1.2.3.2. Lời khai
Lời khai của người bị bắt, bị tạm giữ, lời khai của bị can, bị cáo, lời khai của
người làm chứng, lời khai của người bị hại, lời khai của nguyên ñơn dân sự, bị ñơn
dân sự, lời khai của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan ñến vụ án là những
nguồn chứng cứ quan trọng. Cơ quan ñiều tra sử dụng hoạt ñộng nghiệp vụ của
mình ñể có ñược những lời khai, còn Hội ñồng xét xử có vai trò thẩm ñịnh lại
những lời khai ñó một lần nữa tại phiên tòa. Trên cơ sở này, lời khai mang các ý
GVHD: Nguyễn Chí Hiếu
12
SVTH: Trần Thị Mỹ Á


Luận văn tốt nghiệp
Chứng cứ trong vụ án hình sự
nghĩa, giá trị khác nhau như: lời khai của bị can, bị cáo thể hiện thái ñộ thừa nhận
hay phủ nhận hành vi phạm tội, lời khai của người làm chứng thể hiện sự hiểu biết
của họ ñối với những tình tiết liên quan của vụ án…Chúng là những chứng cứ phi
vật chất ñược lưu giữ trong ý thức của người tham gia tố tụng, những chứng cứ lưu
giữ trong ý thức chủ quan của con người nên ít nhiều những chứng cứ ñó cũng bị
chi phối bởi yếu tố chủ quan. Lời khai của người làm chứng, lời khai của người bị
hại, lời khai của nguyên ñơn dân sự, bị ñơn dân sự, lời khai của người có quyền lợi,
nghĩa vụ liên quan ñến vụ án chỉ ñược xem là chứng cứ nếu họ nói rõ vì sao họ biết
ñược tình tiết ñó. Cụ thể như sau:
Lời khai của người bị bắt, bị tạm giữ:
ðược xem xét là nguồn của chứng cứ Bộ Luật tố tụng hình sự năm 1988 chỉ
quy ñịnh lời khai của người bị tạm giữ tại ñiều 53: “Người bị tạm giữ trình bày
những tình tiết liên quan ñến việc họ bị nghi thực hiện tội phạm” Trong Bộ Luật tố
tụng hình sự năm 2003 tại ðiều 71 bổ sung lời khai của người bị bắt cũng là nguồn
của chứng cứ “Người bị bắt, tạm giữ trình bày những tình tiết liên quan ñến việc họ

bị nghi thực hiện tội phạm”, ñánh dấu sự phát triển về kỹ thuật lập pháp tố tụng
hình sự nhằm bảo ñảm quyền lợi hợp pháp của người người bị bắt khi phạm tội quả
tang hay bị bắt trong trường hợp khẩn cấp, nói chung là tại thời ñiểm bị bắt.
Người bị bắt ở ñây là người bị bắt khi phạm tội quả tang, tức ñang thực hiện
tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm thì bị phát hiện hay ñuổi bắt và
người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp, tức người bị bắt khi qua xác minh ban ñầu
ñã có tài liệu khẳng ñịnh người ñó sang chuẩn bị phạm tội rất nghiêm trọng hoặc tội
phạm ñặc biệt nghiêm trọng, bắt người ñể ngăn chặn họ trốn thoát hoặc tiêu hủy
chứng cứ. Chưa chính thức truy cứu trách nhiệm hình sự ñối với họ. Sau khi tiếp
nhận người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp hay quả tang, Cơ quan ñiều tra khẩn
trương lấy lời khai của người ñó về việc tình nghi thực hiện tội phạm hoặc về tội
phạm do người ñó thực hiện vì trong thời hạn rất ngắn chỉ trong 24 giờ Cơ quan
ñiều tra phải ra quyết ñịnh tạm giữ hay trả tự do cho người bị bắt.
Lời khai của người bị bắt, người bị tạm giữ là lời trình bày bằng miệng ñược
Cơ quan ñiều tra ghi lại theo thủ tục tố tụng hình sự. Người bị bắt, người bị tạm
giam chỉ khai báo về các tình tiết liên quan ñến việc họ bị tình nghi phạm tội, họ có
thể công nhận hoặc không công nhận những tình tiết liên quan ñến việc họ bị tình
nghi thực hiện tội phạm. Luật không quy ñịnh trách nhiệm hình sự ñối với người bị
bắt, người bị tạm giam về hành vi khai báo gian dối hoặc từ chối khai báo vì việc họ
tự cung cấp lời khai là việc họ tự bào chữa cho mình. ðối với họ khai báo là quyền
chứ không phải là nghĩa vụ nhưng cần ñộng viên, khuyến khích người bị bắt, bị tạm
GVHD: Nguyễn Chí Hiếu
13
SVTH: Trần Thị Mỹ Á


Luận văn tốt nghiệp
Chứng cứ trong vụ án hình sự
giữ thành thật khai báo vì ñó là những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Khi
có ñủ bằng chứng xác ñịnh người bị bắt, người bị tạm giữ ñã thực hiện tội phạm thì

Cơ quan ñiều tra ra quyết ñịnh khởi tố. Trong trường hợp không có ñủ chứng cứ
khởi tố thì thả tự do cho họ và họ cũng có thể ñược Cơ quan tiến hành tố triệu tập
trở lại với tư cách là người làm chứng. Từ những phân tích trên ñòi hỏi Cơ quan tiến
hành tố tụng phải nhận xét kỹ càng lời khai của người bị bắt, bị tạm giữ. Lời khai
của người bị bắt, người bị tạm giữ có ý nghĩa quan trọng trong việc xác ñịnh tội
phạm cũng như hành vi phạm tội.
Lời khai của bị can, bị cáo
Bị can là người ñã bị khởi tố về hình sự những tình tiết của vụ án nhưng chưa
có quyết ñịnh ñưa ra xét xử khác với bị can là bị cáo ñã có quyết ñịnh của Tòa án
ñưa ra xét xử những tình tiết của vụ án. Lời khai của bị can, bị cáo là nguồn chứng
cứ quan trọng giúp Cơ quan tiến hành tố tụng trong việc làm sáng tỏ vụ án vì bị can
bị cáo là người biết rõ hơn ai hết về việc phạm tội cũng như biết rõ ñộng cơ, mục
ñích thực hiện phạm tội của mình và những tình tiết khác liên quan có ñến vụ án.
Khác với người bị bắt bị tạm giữ, bị can, bị cáo phải khai báo tất cả những tình tiết
của vụ án. Lời khai của bị can, bị cáo là nguồn chứng cứ quan trọng nên trong lịch
sử lập pháp tố tụng hình sự của nước ta ñã ñề cập ñến ở ñiều 667 Quốc triều hình
luật (Bộ luật Hồng ðức): “ Khi lấy khẩu cung người phạm tội, quan tra án phải xem
xét kỹ, tìm ra sự thực, cho kẻ phạm tội phải nhận tội... thì cũng bị phạt” và nó tiếp
tục ñược khi nhận trong bản hướng dẫn về trình tự tố tụng sơ thẩm về hình sự ñược
ban hành kèm theo Thông tư số 16/Tòa án tối cao ngày 27 tháng 9 năm 1974 của
Tòa án nhân dân tối cao, ñã ñưa ra ñịnh nghĩa pháp lý về bị cáo “Bị cáo là người bị
truy cứu trách nhiệm hình sự trước Tòa án nhân dân.....”5 tuy nhiên trong bản
hướng dẫn này chưa ñưa ra khái niệm bị can cũng như ñịnh nghĩa pháp lý của khái
niệm lời khai bị cáo, bị can. Trong Bộ Luật tố tụng hình sự năm 1988 và Trong Bộ
luật tố tụng hình sự năm 2003 cũng chưa ñưa ra khái niệm lời khai của bị can, bị
cáo nhưng ñã ñề cập lời khai của bị can, bị cáo trong ðiều 72 Bộ Luật tố tụng hình
sự năm 2003 như sau: “Bị can, bị cáo trình bày về những tình tiết của vụ án”.
Việc chính thức ghi nhận về mặt pháp lý lời khai của bị can, bị cáo Trong Bộ
Luật tố tụng hình sự năm 1988 và trong Bộ Luật tố tụng hình sự năm 2003 ñánh dấu
sự hoàn thiện hơn về kỹ thuật lập pháp tố tụng hình sự nước ta. Trong Luật tố tụng

hình sự nước ta, lời nhận tội của bị can, bị cáo khi phù hợp với các chứng cứ khác
trong vụ án mới ñược coi là chứng cứ và lời buộc tội không ñược coi là chứng cứ
5

Ts. TRần Quang Tiệp: Chế ñịnh về chứng cứ trong luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc
gia, Hà Nội. 2009, tr. 58.

GVHD: Nguyễn Chí Hiếu

14

SVTH: Trần Thị Mỹ Á


Luận văn tốt nghiệp
Chứng cứ trong vụ án hình sự
duy nhất ñể buộc tội bị can, bị cáo. ðiều 72 ñã quy ñịnh rõ “Lời nhận tội của bị can,
bị cáo chỉ có thể ñược coi là chứng cứ, nếu phù hợp với các chứng cứ khác của vụ
án. Không ñược dùng lời nhận tội của bị can, bị cáo làm chứng cứ duy nhất ñể kết
tội”. Việc quy ñịnh nói trên nhằm bảo ñảm cho việc xử lý vụ án ñược chính xác vì
trên thực tế xảy ra nhiều trường hợp người tiến hành tố tụng muốn kết thúc nhanh
vụ án ñã ñe dọa, cưỡng ép hoặc hứa hẹn làm cho bị can, bị cáo khai không ñúng sự
thật. ðồng thời qua ñó ngăn ngừa những người tiến hành tố tụng nghĩ với những lời
nhận tội của bị can, bị cáo là ñủ mà không chú ý thu thập những chứng cứ khác, mở
rộng ñiều tra. Luật quy ñịnh như thế cũng ñể nhằm ngăn chặn tình trạng nhận tội
thay những giữa những người thân, người quen biết với nhau trong những vụ án.
Bị can, bị cáo không nhận tội. ðiều Luật quy ñịnh bị can, bị cáo khai về
những tình tiết của vụ án nhưng về nguyên tắc, trách nhiệm chứng minh vụ án thuộc
về cơ quan tiến hành tố tụng (ðiều 10 Bộ Luật tố tụng hình sự năm 2003). Các cơ
quan này phải có nghĩa vụ chứng minh bị can, bị cáo có tội hay không có tội. Vì

vậy, bị can, bị cáo không có nghĩa vụ chứng minh, họ có thể nhận tội song cũng có
thể không nhận tội hoặc chỉ nhận một tội trong số nhiều tội mà họ ñã phạm.
Bị can, bị cáo là người có quyền lợi trực tiếp bị ñe dọa. Họ có quyền bào
chữa ñể bảo vệ quyền lợi của mình ñồng thời họ cũng có quyền tước bỏ quyền bào
chữa, không chứng minh là mình vô tội. Bị can, bị cáo có quyền trả lời là không
biết gì về vụ án hoặc không nhận tội mà không phải ñưa ra bất kỳ chứng cứ nào.
Khi họ không chứng minh ñược là mình vô tội thì không ñồng nghĩa là họ có tội.
Tuy nhiên, cần phải khẳng ñịnh rằng lời khai của bị can, bị cáo không những
là nguồn chứng cứ ñối với những hành vi mà họ bị truy cứu trách nhiệm hình sự mà
còn là nguồn chứng cứ làm sáng tỏ tất cả những tình tiết của vụ án. Loại nguồn
chứng cứ này có ý nghĩa quan trọng vì mọi hoạt ñộng của các cơ quan tiến hành tố
tụng. Lời khai của bị can, bị cáo là lời trình bày bằng miệng trước Cơ quan tiến
hành tố tụng và ñược ghi lại vào văn bản theo quy ñịnh của pháp luật tố tụng hình
sự. Khi lấy lời khai của bị can, bị cáo cần ñộng viên họ thành thật khai báo và tình
tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự và cần xem xét thái ñộ ăn năn hối cải của họ,
tránh sử dụng những biện pháp trái pháp luật như bức cung, nhục hình...ñể họ nhận
tội sẽ dẫn ñến oan sai. Thông thừơng bị can, bị cáo chỉ khai những lời gỡ tội chứ
không khai những lời buộc tội.
Trong thực tế một số vụ án bị can, bị cáo lại thông ñồng với nhau khai ra
những thông tin không chính xác ñể ñánh lừa hướng ñiều tra của Cơ quan tiến hành
tố tụng. Trong trường hợp như vậy mặc dù những lời nhận tội của bị can, bị cáo phù
hợp với những thông tin do các bị can, bị cáo khác ñưa ra nhưng nó vẫn không ñược
GVHD: Nguyễn Chí Hiếu
15
SVTH: Trần Thị Mỹ Á


Luận văn tốt nghiệp
Chứng cứ trong vụ án hình sự
xem là chứng cứ. ðây là nguồn chứng cứ quan trọng vì họ có thể nhận tội, khai ra

những người ñồng phạm khác, hoặc ñưa ra những chứng cứ chứng minh họ không
phạm tội… Từ ñó phải kết hợp các nguồn chứng cứ khác với nhau ñể làm sáng tỏ
vụ án.
Lời khai của người bị bắt, bị tam giữ, bị can, bị cáo có những ñặc ñiểm
chung họ chỉ cung cấp những chứng cứ gỡ tội và không cung cấp những chứng cứ
buộc tội. ðồng thời pháp luật cũng không truy cứu trách nhiệm hình sự ñối với họ
về hành vi khai bao gian dối hay từ chối khai báo và không dùng lời khai của họ
làm bằng chứng duy nhất.
Lời khai của người làm chứng
Người làm chứng là người biết ñược những tình tiết liên quan ñến vụ án
hình sự và ñược cơ quan tiến hành tố tụng triệu tập ñến với tư cách người làm
chứng ñể lấy lời khai theo ñúng quy ñịnh của pháp luật tố tụng hình sự. Lời khai
của người làm chứng là lời trình bày của một người không bị người phạm tội xâm
hại nhưng ñã biết ñược những tình tiết liên quan ñến vụ án. Lời khai của người làm
chứng là nguồn chứng cứ lâu ñời và phổ biến nhất. Luật tố tụng hình sự của nhiều
nước trên thế giới ñều quy ñịnh về nguồn này, bởi vì người làm chứng nắm ñược
diễn biến của vụ án hình sự (nếu họ trực tiếp chứng kiến vụ án. ðây là nguồn chứng
cứ rất quan trọng góp phần làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án hình sự. Nên
trong ðiều 714 Quốc triều hình luật (Bộ luật Hồng ðức) ñã lần ñầu tiên ñã ñề cập
về người làm chứng: “ Những người làm chứng trong việc kiện tụng là người thâm
tình hay có thù oán thì không ñược làm chứng…”.
Trong Bản hướng dẫn về trình tự tố tụng sơ thẩm về hình sự ñược ban hành
kèm theo Thông tư số 16/TATC ngày 27 tháng 9 năm 1974 của Tòa án nhân dân tối
cao, cũng ñưa ra ñịnh nghĩa pháp lý về lời khai của người làm chứng mà chỉ ñề cập
ñến việc triệu tập những ai làm người làm chứng; “Tòa án không nhất thiết phải
triệu tập mọi người ñã ñược hỏi với tư cách là nhân chứng..., mà chỉ triệu tập những
người cần thiết cho việc xét hỏi tại phiên tòa”. Trong Bộ Luật tố tụng hình sự năm
1988 cũng như Trong Bộ Luật tố tụng hình sự năm 2003 cũng chưa ñưa ra khái
niệm lời khai của người làm chứng nhưng ñã ñề cập lời khai của bị can, bị cáo trong
ðiều 67 Bộ Luật tố tụng hình sự năm 2003 như sau: “Người làm chứng trình bày

những gì mà họ biết về vụ án, nhân thân của người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can,
bị cáo, người bị hại, quan hệ giữa họ với người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị
cáo, người bị hại, người làm chứng khác và trả lời những câu hỏi ñặt ra”.
Không ñược dùng làm chứng cứ những tình tiết do người làm chứng trình
GVHD: Nguyễn Chí Hiếu

16

SVTH: Trần Thị Mỹ Á


Luận văn tốt nghiệp
Chứng cứ trong vụ án hình sự
bày, nếu họ không thể nói rõ vì sao biết ñược tình tiết ñó.
ðể ñảm bảo lời khai của người làm chứng là khách quan Bộ Luật tố tụng
hình sự quy ñịnh người làm chứng phải khai báo mối quan hệ giữa họ với người bị
bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bị hại, người làm chứng khác.Thông
thường mối quan hệ này có ảnh hưởng rất lớn tính khách quan của lời khai nhưng vì
nó là bằng chứng quan trong việc giải quyết vụ án nên luật không quy ñịnh mối
quan hệ như thế nào thì không ñược làm chứng như vợ không ñược làm chứng cho
chồng, ông bà không ñược làm chứng cho con cái,... Như Bộ Luật Hồng ðức thì có
quy ñịnh người có thâm tình hoặc thù oán thì không trở thành người làm chứng.
Như vậy sẽ mất ñi một nguồn chứng cứ quan trọng. ðối với luật hiện hành không
quy ñịnh việc trên vì trong các giai ñoạn xét xử không ít lần Người tiến hành tố tụng
ñã giải thích về nghĩa vụ của người làm chứng nếu khai báo gian dối hoặc từ chối
khai báo sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Bộ Luật hình sự ðiều 307, 308.
Thực tiễn thì vẫn có trường hợp xảy ra như vợ chồng cùng phạm tội nhưng
chỉ một người nhận tội còn người kia làm chứng khai báo gian dối ñể cho một
người ở lại nuôi con… Khi người làm chứng khai cần chú ý ñến trạng thái tâm, sinh
lý của họ, họ có khả năng khai báo chính xác hay không, hoặc tìm hiểumối quan hệ

của họ với những người tham gia tố tụng khác... Và luật quy ñịnh những người dưới
16 tuổi phải có người ñại diện hợp pháp như cha hoặc mẹ, người giám hộ; người
mắc những nhược ñiểm về tâm thần không có khả năng nhận thức thì không ñược là
người làm chứng, có nghi ngờ về khả năng nhận thức thì có thể trưng cầu giám
ñịnh; Người làm chứng trực tiếp chứng kiến vụ án hay nghe người khác kể lại ñể có
những biện pháp thu thập thêm chứng cứ như triệu tập người ñã chứng kiến trực
tiếp.
Trong một vụ án có thể có nhiều người cùng chứng kiến ñể bảo ñảm tính
khách quan thì có thể tách riêng những người làm chứng ñể lấy lời khai và ñối chiếu
lại với nhau. Thực tế, tâm lý người làm chứng thường có ý nghĩ không dám khai
báo hoặc không dám khai báo tất cả những gì họ biết về hành vi phạm tội. Lý do ña
số mọi người không thích làm chứng, bởi họ sợ mất thời gian, họ sợ bị liên lụy, bị
trả thù nếu mình trình báo, tố giác người phạm tội nên tạo ra một tâm lý nặng nề,
thiếu nhiệt tình cũng như sự yên tâm, tin tưởng của người làm chứng khi tham gia
thực hiện nghĩa vụ của một công dân. Thực tế ñã có nhiều trường hợp các gia ñình
của những người phạm tội ñe dọa, trả thù thậm chí còn xâm phạm tính mạng, sức
khỏe, danh dự, nhân phẩm của người làm chứng và người thân của họ. Hơn nữa,
người làm chứng tham gia tố tụng chỉ có nghĩa vụ mà chẳng hề có quyền lợi gì. Nếu
người làm chứng không ñến theo giấy triệu tập thì có thể bị dẫn giải, ngoài ra nếu từ
GVHD: Nguyễn Chí Hiếu
17
SVTH: Trần Thị Mỹ Á


Luận văn tốt nghiệp
Chứng cứ trong vụ án hình sự
chối hay trốn tránh việc khai báo thì họ phải chịu trách nhiệm hình sự theo ðiều 307
và ðiều 308 Bộ Luật hình sự năm 1999. Chính vì vậy, Bộ luật tố tụng hình sự năm
2003 ñã bổ sung thêm các quyền mà người làm chứng ñược hưởng ñể bảo ñảm hài
hòa tối ñã giữa quyền và nghĩa vụ của họ. Theo khoản 3 ðiều 55, người làm chứng

có một số quyền như:
a) Yêu cầu cơ quan triệu tập họ bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân
phẩm, tài sản và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của mình khi tham gia tố
tụng;
b) Khiếu nại quyết ñịnh, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến
hành tố tụng và;
c) ðược cơ quan triệu tập thanh toán chi phí ñi lại và những chi phí khác theo
quy ñịnh của pháp luật.
Tuy nhiên, do ñây là nguồn chứng cứ có ý nghĩa rất lớn trong việc kết thúc
nhanh chóng quá trình ñiều tra nên khi tiến hành lấy lời khai, ñiều tra viên phải
thông báo, giải thích rõ trách nhiệm khai báo sự thật của họ. Cụ thể, nếu người làm
chứng biết ñược ñến ñâu thì khai ñến ñó, không ñược suy diễn, chỉ trình bày chính
xác những ñiều mình biết và nếu khai báo gian dối hoặc từ chối khai báo sẽ phải
chịu trách nhiệm hình sự.
Lời khai của người bị hại
Lời khai của người bị hại là nguồn chứng cứ quan ñộc lập, diễn tả lại trực
tiếp hành vi phạm tội và nói lên thiệt hại mà họ phải gánh chịu, giúp Cơ quan ñiều
tra làm sáng tỏ vụ án... Trong Bản hướng dẫn về trình tự tố tụng tố tụng sơ thẩm về
hình sự ñược ban hành kèm theo thông tư số 16/TATC ngày 27 tháng 9 năm1974
của Tòa án nhân tối cao chưa ñưa ra ñịnh nghĩa pháp lý của khái niệm lời khai của
người bị hại mà chỉ ñưa ra khái niệm về người bị hại : “Người bị hại là công dân ñã
bị kẻ phạm pháp trực tiếp xâm hại ñến thể chất, tài sản, hoặc xâm hại về tinh thần
(như bị lăng nhục, ñánh giết , trộm cắp, lừa ñảo... Người ñã can thiệp ñể ngăn chặn
bị cáo ñánh, giết người khác nhưng bản thân cũng bị kẻ phạm pháp gây thương tích,
hoặc có nhà cửa bị cháy vì bị bị cáo ñốt nhà của người khác nhưng ñám cháy lan
sang nhà cửa của họ cũng là người bị xâm hại trực tiếp ñến thể chất, tài sản”6.
Người bị hại ñược Luật tố tụng hình sự năm 2003 quy ñịnh tại khoản 1 ðiều 51
“Người bị hại là người bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản do tội phạm gây ra”.
Thiệt hại về thể chất như tính mạng, sức khỏe; Tinh thần như danh dự, nhân
phẩm; Về tài sản như tài sản bị mất, bị chiếm ñoạt... Những thiệt hại này phải do

6

Ts. Trần Quang Tiệp: Chế ñịnh chứng cứ trong Luật tố tụng hình sự hình sự Việt Nam,Nxb. Chính
trị quốc gia. Hà Nội, 2009. tr 65.

GVHD: Nguyễn Chí Hiếu

18

SVTH: Trần Thị Mỹ Á


Luận văn tốt nghiệp
Chứng cứ trong vụ án hình sự
chính hành vi phạm tội gây ra hoăc ñe dọa gây ra và người bị thiệt hại chỉ có thể là
cá nhân. Nếu những người bị thiệt hại là người có nhược ñiểm về tâm thần, thể chất
hoặc người chưa thành niên thì do những người ñại diện hợp pháp họ thực hiện
quyền này. Bộ Luật tố tụng hình sự năm 1988 cũng như Bộ Luật tố tụng hình sự
năm 2003 của nước ta ñã ñề cập ñến Lời khai của người bị hại nhưng chưa có khái
niệm cụ thể lời khai của người bị hại. ðiều 68 Bộ Luật tố tụng hình sự năm 2003
quy ñịnh: “Người bị hại trình bày về những tình tiết của vụ án, quan hệ giữa họ với
người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo và trả lời những câu hỏi ñặt ra, không
ñược dùng làm chứng cứ những tình tiết do người bị hại trình bày, nếu họ không thể
nói rõ vì sao biết ñược tình tiết ñó”.
Lời khai của họ ñược trình bày bằng miệng về những tình tiết có ý nghĩa ñối
với vụ án trước Cơ quan tiến hành tố tụng và ñược ghi lại trong biên bản.Thực tế,
ñôi khi lời khai của người bị hại có thể không chính xác vì họ bị người khác dùng
vũ lực tấn công bất ngờ làm bất tỉnh, người bị hại sẽ khó mô tả lại ñược sự việc
chính xác.
Trong trường hợp khởi kiện theo yêu cầu người bị hại thì lời khai của họ là

yếu tố ñể cơ quan ñiều tra khởi tố vụ án, khởi tố bị can. Nếu lời khai của người bị
hại là những người có nhược ñiểm về tâm thần thì liệu những lời khai này có ñược
xem là nguồn của chứng cứ không? Pháp luật chưa có quy ñịnh cụ thể về những
trường hợp này nhưng thực tiễn xét xử lời khai của họ chỉ ñược coi là chứng cứ nếu
những người có nhược ñiểm về tâm thần và những người ñại diện hợp pháp của họ
chứng minh ñược những thiệt hại về bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản do tội
phạm gây ra, còn không chứng minh ñược thì những lời khai ñó không là cơ sở ñể
làm chứng cứ. Khi lấy lời khai của bị hại cần chú ý những ñiểm sau:
-

ðặc ñiểm tâm sinh lý, khả năng nhận thức, khả năng tiếp nhận thông tin của
người bị hại vì khi bị tội phạm gây thiệt hại nên nhiều trường hợp họ bị
khủng hoảng tin thần, mất bình tĩnh khả năng tiếp nhận thông tin có thể bị
ảnh hưởng ñến lời khai;

-

Không ñược dùng lời khai của họ làm bằng chứng cứ nếu họ không nói rõ vì
sao họ biết ñược tình tiết ñó;

-

Và cần xem xét rõ mối quan hệ với những người bị bắt, người bị tạm giữ, bị
can, bị cáo vì mối quan hệ này có thể ảnh hưởng rất nhiều ñến lời khai như
người bị hại có mối thù oán với những người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can,
bị cáo sẽ khai báo theo hướng buộc tội nặng hơn cho chủ thể trên.

Vì vậy khi lấy lời khai của người bị hại cần làm như thế nào ñể khuyến khích
họ khai báo tất cả các tình tiết của vụ án kể cả chứng buộc tội và chứng cứ gỡ tội và
GVHD: Nguyễn Chí Hiếu

19
SVTH: Trần Thị Mỹ Á


Luận văn tốt nghiệp
Chứng cứ trong vụ án hình sự
giải thích cho người bị hại biết hành vi khai báo gian dối sẽ cấu thành tội phạm theo
ðiều 308 của Bộ Luật hình sự. Là nhân chứng sống nên lời khai của người bị hại là
cơ sở quan trọng ñể các cơ quan chuyên trách bảo vệ pháp luật truy lần những ñầu
mối của vụ án. Do ñó, giá trị chứng minh của nguồn chứng cứ này cao hơn so với
lời khai của những người khác. Cho nên ñể ñảm bảo tính khách quan, ñiều tra viên
khi lấy lời khai của người bị hại cũng phải tuân thủ theo những quy ñịnh của Bộ
Luật tố tụng hình sự 2003 từ ðiều 133 ñến ðiều 137.
Lời khai của nguyên ñơn dân sự
Lời khai của nguyên ñơn dân sự là những người không tham gia trực tiếp ñến
việc phạm tội nhưng có quyền và lợi ích hợp pháp liên quan ñến vụ án nên họ chỉ
khai báo những tình tiết liên quan ñến việc bồi thường thiệt hại về dân sự. Nên ñây
cũng là nguồn chứng cứ quan trọng giúp Cơ quan tiến hành tố tụng làm sáng tỏ hậu
quả của tội phạm. Trong lịch sử lập pháp nước ta. Bản hướng dẫn về trình tự tố tụng
tố tụng sơ thẩm về hình sự ñược ban hành kèm theo thông tư số 16/TATC ngày 27
tháng 9 năm 1974 của Tòa án nhân tối cao ñã ñưa ra ñịnh nghĩa pháp lý của khái
niệm nguyên ñơn dân sự: “Nguyên ñơn dân sự là:
Cơ quan, xí nghiệp, hợp tác, hoặc các ñoàn thể xã hội, ñã bị kẻ phạm pháp
xâm hại ñến tài sản (tham gia trộm cắp, tham ô, lừa ñảo…)
Công dân không bị kẻ phạm pháp trực tiếp xâm phạm ñến thể chất, tài sản,
nhưng ñã bị thiệt hại về vật chất do tội phạm gây ra.
-

Ví dụ:
Người ñã can thiệp ñể ngăn cản bị cáo ñánh, giết người, nhưng bản thân bị

rách quần áo, mất ñồng hồ…

-

Người mà người bị hại khi còn sống có trách nhiệm nuôi dưỡng.

-

Người mà bị cáo ñã bán cho tài sản ñã trộm cắp, lừa ñảo ñược, nhưng tài sản
ñó ñã trả cho chủ sở hữu, do ñó, người ñã mua ñòi bị cáo phải bồi thường
thiệt hại”.7
Trong bản hướng dẫn trên ñã liệt kê những trường hợp là nguyên ñơn dân sự

chưa có khái niệm khái quát và cũng chưa có khái niệm về lời khai của nguyên ñơn
dân sự. Nhưng ñến Bộ Luật tố tụng hình sự năm 1988 cũng như Bộ Luật tố tụng
hình sự năm 2003 của nước ta ñã ñề cập ñến nguyên ñơn dân sư: “Nguyên ñơn dân
sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức bị thiệt hại do tội phạm gây ra và có ñơn yêu cầu bồi
thường thiệt hại (khoản 1 ðiều 52 Bộ Luật tố tụng hình sự năm 2003) và Bộ Luật tố
7

Ts. Trần Quang Tiệp: Chế ñịnh chứng cứ trong Luật tố tụng hình sự hình sự Việt Nam,Nxb. Chính
trị quốc gia. Hà Nội, 2009. tr 68.

GVHD: Nguyễn Chí Hiếu

20

SVTH: Trần Thị Mỹ Á



Luận văn tốt nghiệp
Chứng cứ trong vụ án hình sự
tụng hình sự năm 2003 lần ñầu tiên ñã ñề cập lời khai của nguyên ñơn dân sự nhưng
chưa có ñịnh nghĩa pháp lý của khái niệm lời khai của nguyên ñơn dân sự ñiều 69
Bộ Luật tố tụng hình sự năm 2003 quy ñịnh:
1. “Nguyên ñơn dân sự,…, sự trình bày về những tình tiết liên quan ñến việc
bồi thường thiệt hại do tội phạm gây ra.
2. Không ñược dùng làm chứng cứ những tình tiết do nguyên ñơn dân sự,…sự
trình bày, nếu họ không thể nói rõ vì sao biết ñược tình tiết ñó.”
Việc Bộ Luật tố tụng hình sự năm 2003 bổ sung lời khai của nguyên ñơn dân
sự là một trong những nguồn của chứng cứ ñánh dấu sự phát triển về kỹ thuật lập
pháp tố tụng hình sự của nước ta, thể hiện sự tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp
của nguyên ñơn dân sự trong vụ án hình sự.
Nguyên ñơn chỉ là người bị thiệt hại về tài sản. Nguyên ñơn có thể là là cá
nhân hay tổ chức. Nếu nguyên ñơn là cơ quan, tổ chức thì cần xem xét lời khai do
người ñại diện hợp pháp hoặc người ñược ủy quyền. Còn nguyên ñơn là cá nhân và
người có nhược ñiểm về tinh thần thì người ñại diện hợp pháp thực hiện. Lời khai
của nguyên ñơn có thể trình bày bằng miệng và bằng việc cung cấp tài liệu chứng
minh mình bị thiệt hại. Khi lấy lời khai cần chú ý: Nguyên ñơn chỉ trình bày phần
thiệt hại của mình liên quan ñến việc bồi thường thiệt hại về tài sản nếu họ khai báo
có liên quan ñến các tình tiết khác của vụ án có thể yêu cầu họ với tư cách là người
làm chứng. Ví dụ Tại một quán Bar có nhóm thanh niên vui chơi có mâu thuẫn với
nhóm thanh niên khác nên ñã ñánh nhau làm hư hỏng một số vật dụng của quán, và
một người chết. Trường hợp này chủ quán là nguyên ñơn ñồng thời là người làm
chứng. ðây là nguồn chứng cứ quan trọng giúp giải quyết hậu quả của việc phạm
tội ñã gây ra cho người khác về mặt vật chất.
Lời khai của bị ñơn dân sự
Khác với nguyên ñơn dân sự, bị ñơn dân sự là người có trách nhiệm bồi
thường. ðây cũng là nguồn chứng cứ quan trọng giúp các cơ quan tiến hành tố tụng
làm sáng tỏ hậu quả của tội phạm. Trong Bản hướng dẫn về trình tự tố tụng tố tụng

sơ thẩm về hình sự ñược ban hành kèm theo thông tư số 16/TATC ngày 27 tháng 9
năm1974 của Tòa án nhân tối cao ñã dụng cụm từ: “Người có trách nhiệm bồi
thường” hiện nay thay là bị ñơn dân sự. Bản hướng dẫn này ñã ñưa ra ñịnh nghĩa
pháp lý của khái niệm người có trách nhiệm bồi thường như sau: “Người có trách
nhiệm bồi thường là:
-

Cha mẹ hoặc người giám hộ ñối với những việc phạm pháp ñã gây thiệt hại
về vật chất, mà bị cáo là vị thành niên.

- Cơ quan, xí nghiệp hoặc tổ chức mà luật pháp quy ñịnh phải có trách nhiệm
GVHD: Nguyễn Chí Hiếu
21
SVTH: Trần Thị Mỹ Á


Luận văn tốt nghiệp
Chứng cứ trong vụ án hình sự
bồi thường với những việc phạm pháp mà bị cáo là công nhân, viên chức
hoặc thành viên của tổ chức ñã gây ra trong khi thi hành nhiệm vụ (xí nghiệp
vận tải ñối với người ñã ñiều khiển phương tiện giao thông gây tai nạn; xí
nghiệp ñối với trường hợp công nhân thiếu tinh thần trách nhiệm gây tai nạn
chết người…).
-

Tuy trong một vụ cộng phạm có người phạm pháp ñã ñược miễn tố trong
giai ñoạn ñiều tra nhưng người ñó vẫn có trách nhiệm bồi thường thì tòa án
vẫn phải gọi người ñó ra phiên tòa hình sự với tư cách là người có trách
nhiệm bồi thường”8. Bản hướng dẫn này chưa ñề cập ñến lời khai của người
có trách nhiệm bồi thường.

Trong Bộ Luật tố tụng hình sự năm 2003 có quy ñịnh người có trách nhiệm

bồi thường là bị ñơn dân sự ở ðiều 53: “Bị ñơn dân sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức
mà pháp luật quy ñịnh phải có trách nhiệm bồi thường ñối với những thiệt hại do tội
phạm gây ra”. Bị ñơn dân sự là người không trực tiếp gây ra hành vi phạm tội, là
người mà họ có trách nhiêm nuôi dưỡng, giáo dục như cha mẹ ñối với con cái vị
thành niên, người ñược giám hộ nếu bị ñơn là cá nhân. Là tổ chức, cơ quan có cá
nhân làm việc trong ñó gây ra. Tuy Bị ñơn dân sự là những người không trực tiếp
liên quan ñến việc phạm tội nhưng có quyền và lợi ích liên quan ñến việc phạm tội
nên lời khai của họ chỉ khai báo những tình tiết liên quan ñến việc bồi thường mà
thôi nên trong ðiều 69 Bộ Luật tố tụng hình sự năm 2003 quy ñịnh:
1. “… Bị ñơn dân sự, là sự trình bày về những tình tiết liên quan ñến việc bồi
thường thiệt hại do tội phạm gây ra.
2. Không ñược dùng làm chứng cứ những tình tiết do..., bị ñơn dân sự trình
bày, nếu họ không thể nói rõ vì sao biết ñược tình tiết ñó.”
Bị ñơn dân sự là người phải có trách nhiệm bồi thường cho những người ñã
bị thiệt hại cho nguyên ñơn dân sự, người bị hại…và Bị ñơn dân sự có thể trình bày
mối quan hệ như thế nào với bị can, bị cáo của cá nhân hoặc giữa người ñại diện
hợp pháp của cơ quan, tổ chức mà pháp luật quy ñịnh có trách nhiệm vật chất ñối
với thiệt hại do tội phạm gây ra.
Thực tiễn lời khai của bị ñơn dân sự có thể không chính xác vì họ không trực
tiếp thực hiện nên khi thu thập chứng cứ cần triệu tập người ñã trực tiếp thực hiện
tội phạm như Trong lần ñi sinh nhật, A ñã ñánh nhau với B khiến B bị thương nặng,
qua giám ñịnh B bị thương tật vĩnh viễn 31%, cha mẹ A không biết sự việc cụ thể
8

Ts. Trần Quang Tiệp: Chế ñịnh chứng cứ trong Luật tố tụng hình sự hình sự Việt Nam,Nxb. Chính
trị quốc gia. Hà Nội, 2009. tr 70.

GVHD: Nguyễn Chí Hiếu


22

SVTH: Trần Thị Mỹ Á


Chứng cứ trong vụ án hình sự

Luận văn tốt nghiệp
như thế nào, do ñó phải triệu tập A.

Bị ñơn dân sự có thể xem xét tình trạng thiệt hại về vật chất của người bị
thiệt hại như thế nào, có thể thỏa thuận bồi thường cho người ñã bị thiệt hại. Nếu
không thỏa thuận với người bị thiệt hại thì có thể yêu cầu Tòa án xem xét và giám
ñịnh ñể có mức bồi thường hợp lý. Khác với nguyên ñơn dân sự, bị ñơn dân sự sẽ
trình bày những chứng cứ gỡ tội cho mình mà không cung cấp chứng cứ buộc tội.
Lời khai của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan ñến vụ án
Lời khai của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan ñến vụ án chỉ ñề cập
những tình tiết về việc tài sản, quyền lời của họ có liên quan ñến tội phạm, cho nên
ñây cũng là chứng cứ quan trọng giúp cơ quan tiến hành tố tụng làm sáng tỏ những
tình tiết cần thiết cho việc giải quyết ñúng ñắn vụ án hình sự. Trong Bản hướng dẫn
về trình tự tố tụng tố tụng sơ thẩm về hình sự ñược ban hành kèm theo thông tư số
16/TATC ngày 27 tháng 9 năm 1974 của Tòa án nhân tối cao, cụm từ “Người có
quyền lợi, nghĩa vụ liên quan ñến vụ án” ñang ñược sử dụng hiện nay, ñã ñược sử
dụng bằng cụm từ “Người có tài sản, quyền lợi có liên quan ñến việc phạm pháp”,
văn bản chưa ñưa ra ñịnh nghĩa pháp lý của khái niệm lời khai người có tài sản,
quyền lợi có liên quan ñến việc phạm pháp mà chỉ ñưa ra một số ví dụ về người có
tài sản, quyền lợi có liên quan ñến việc phạm pháp: “
- Người cho kẻ phạm pháp mượn xe ñạp, nhưng kẻ phạm phạm ñã dung xe
ñạp ñó ñể chuyên chở hang buôn lậu. Tùy từng trường hợp, xe ñạp ñó có thể

bị tịch thu hoặc trả lại cho chủ sở hữu.
-

Người có vải giao cho hiệu may quần áo, nhưng chủ hiệu may ñã phạm tội
ñầu cơ, do ñó vải của người ñó bị kê biên; Tòa án nhân dân cần xem xét có
ñúng là vải họ ñã ñem ñến ñể may quần áo hay là hàng quá mà người chủ
hiệu ñã ñầu cơ.

-

Người ñã ñược kẻ phạm pháp cho một số tài sản mà y ñã chiếm ñoạt hoặc
bản thân ñã tham gia trong chừng mực nhất ñịnh vào việc phạm pháp, ñã
ñược hưởng một số thu nhập bất hợp pháp nhưng ñã ñược miễn tố. Những
thu nhập bất hợp pháp ñó phải bị tịch thu”.9
Từ sự liệt kê trên cũng có thể hiểu người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan

ñến vụ án là những người không tham gia trực tiếp vào việc thực hiện phạm tội
hoặc có tham gia vào việc thực hiện phạm tội nhưng chưa tới mức phải truy cứu
trách nhiệm hình sự, nhưng có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan ñến tội phạm. Bộ Luật
tố tụng hình sự năm 2003 chưa ñưa ra khái niệm cụ thể về Người có quyền lợi,
9

Ts. Trần Quang Tiệp: Chế ñịnh chứng cứ trong Luật tố tụng hình sự hình sự Việt Nam,Nxb. Chính trị
quốc gia. Hà Nội, 2009. tr 72.

GVHD: Nguyễn Chí Hiếu

23

SVTH: Trần Thị Mỹ Á



×