Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Phân tích chiến lược công ty may 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.58 KB, 10 trang )

CHỦ ĐỀ: MAY MẶC

I.

PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ

1.

KINH TẾ
Khi gia nhập WTO Việt Nam có điều kiện hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới thu hút đầu tư
nước ngoài. Nhưng đổi lại Việt Nam phải cam kết mở cửa thị trường, giảm thuế và các hàng rào
bảo hộ khác, minh bạch hoá chính sách. Và điều đó gây không ít khó khăn cho các DN trong
nghành may mặc. Khi Việt nam mở cửa thị trường bán lẻ cho các DN nước ngoài thì sức ép
cạnh tranh sẽ ngày càng lớn. Đặc biệt là cơ chế giám sát hàng dệt may của Hoa Kỳ đối với hàng
dệt may của VN và nguy cơ tự khởi kiện điều tra chống bán phá giá. Chính vì thế ngành dệt
may VN ngày càng gặp khó khăn đối với thị trường nước ngoài.
Thu nhập của người dân VN ngày càng cao, thu nhập bình quân đầu người cũng gia tăng, tốc
độ tăng trưởng kinh tế cao. Với hơn 87 triệu dân thị trường nội địa là một thị trường có sức tiêu
thụ hàng may mặc lớn, đầy tiềm năng mà các DN Việt Nam do mải xuất khẩu đã lãng quên
trong thời gian qua.Khi quyết định đầu tư nước ngoài doanh nghiệp phải có quyết định đúng
đắn nên đầu tư vào thị trường nước nào. Thị trường nào sẽ tạo cơ hội và thị trường nào sẽ gây
khó khăn cho ta. Khi đầu tư doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn về việc nghiên cứu khách hàng, xác
định các thị trường tiềm năng, và rất khó để lấy được lòng tin của khách hàng.
Kinh tế nước ta phát triển không đồng đều do vậy thu nhập của người dân cũng khác nhau dẫn
đến sức mua sản phẩm của công ty cũng không cao với mọi khách hàng do sản phẩm của May
10 là sản phẩm có chất lượng cao. May 10 phải đa dạng hoá sản phẩm để có thể thu hút được
mọi khách hàng. Lạm phát ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế do vậy nó cũng ảnh hưởng rất lớn
đến các doanh nghiệp và May 10 cũng không nằm ngoài sự ảnh hưởng của nó. như chúng ta đã
biết lạm phát tăng cao sẽ đẩy giá mọi mặt hàng lên, khi đó mọi nguyên liệu đầu vào để sản xuất
đều tăng dẫn đến các sản phẩm của doanh nghiệp đều phải tăng theo, điều này sẽ khiến khách
hàng e ngại khi mua sản phẩm của công ty...Để có thể giữ chân được khách hàng thì doanh


nghiệp phải có những biện pháp thích hợp để xử lý. Cơ sở hạ tầng nước ta còn yếu kém do vậy


có ảnh hưởng rất lớn đến doanh nghiệp. Việc vận chuyển hàng hoá đến khách hàng sẽ không
được thuận tiện, cũng như việc nhập hàng từ nhà cung ứng cũng vậy, hoặc là việc vận chuyển
hàng hoá giữa các chi nhánh với nhau cũng gặp khó khăn...do giao thông không thuận tiện,
đường xá kém chất lượng, tắc đường,..
Bên cạnh đó các yếu tố về tự nhiên cũng ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp, mặc dù
mức độ ảnh hưởng của nó không lớn như các doanh nghiệp sản xuất lương thực, thực phẩm..
Để chủ động đối phó với các tác động của yếu tố tự nhiên,các doanh nghiệp phải tính đến các
yếu tố tự nhiên có liên quan thông qua các hoạt động phân tích, dự báo của bản thân doanh
nghiệp và đánh giá của các cơ quan chuyên môn. Các biện pháp thường được doanh nghiệp sử
dụng : dự phòng, san bằng, tiên đoán và các biện pháp khác

2.

VĂN HÓA
VN có hơn 87 triệu dân, mỗi năm tăng lên khoảng 1 triệu dân, mật độ dân số ngày càng cao,
cơ cấu dân số trẻ, số lượng người trong độ tuổi lao động lớn. Do đố VN là một thị trường có
nguồn lao động dồi dào, nhân công rẻ và cũng là thị trường tiêu thụ hàng hoá đầy hứa hẹn đối
với hàng dệt may. Điều này đã làm May 10 chú trọng hơn đối với thị trừong trong nước với hệ
thống phân phối khá rộng có mặt ở hầu hết khắp các địa phương. Tốc độ đô thị hoá cùng với sự
phát triển hạ tầng văn hoá xã hội, mở rộng mạng lưới thông tin đại chúng, tăng cường quan hệ
làm ăn, buôn bán giữa các vùng miền... đã làm cho diện mạo người dân và đời sống tinh thần
của họ ngày càng phong phú, đa dạng hơn. Mức sống văn hoá, trình độ hưởng thụ và tham gia
sáng tạo văn hoá của người dân các vùng đô thị hoá, nhìn trên tổng thể, được nâng lên.Điều đó
sẽ khiến mọi người biết đến việc sử dụng những sản phẩm tốt, có thương hiệu rõ ràng. Đó chính
là điệu kiện thuận lợi cho May 10 phát triển sản phẩm của mình.

3.


KHOA HỌC KỸ THUẬT
Trong những năm qua thi trường công nghệ Việt Nam phát triển khá mạnh tuy nhiên doanh
nghiệp ở Việt Nam tập trung chủ yếu vào công nghệ may nên thị trường cho ngành dệt còn
tương đối nhỏ tuy vậy với chiến lược phát triển và chủ động trong việc cung cấp nguyên phụ
liệu có thể trong vài năm tới thi trường công nghệ thiết bị ngành dệt sẽ bùng nổ và tạo thuận lợi
cho các nhà cung cấp nước ngoài tham gia vào hoạt động kinh doanh. Khi đó các doanh nghiệp


Việt Nam cũng có cơ hội mua được loại thiết bị phục vụ cho quá trình đổi mới công nghệ. Nếu
công nghệ không được cải tiến dần dần thì sẽ có nguy cơ bị tụt hậu.

4.

CHÍNH TRỊ - PHÁP LUẬT

Kinh tế và chính trị có mối quan hệ mật thiết với nhau. Một nước có nền kinh tế tốt, phát triển
mạnh thị chính trị cung sẽ mạnh. Mặt khác nếu chính trị có sự bất ổn thì sẽ ảnh hưởng rất lớn
đến nền kinh tế của quốc gia đó.
Đối với Việt Nam là một nước có nền chính trị ổn định, các DN thuộc mọi thành phần kinh tế
có thể yên tâm làm ăn với nhiều nước trên thế giới, thông qua việc gia nhập tổ chức WTO năm
2006. Vì ngành dệt may là ngành mang lại nhiều việc làm, là ngành mà VN có lợi thế cạnh
tranh, có nhiều tiềm năng xuất khẩu mang lại ngoại tệ cho đất nước nên chính phủ có nhiều
khuyến khích phát triển đối với ngành này, hạn chế những rào cản. Đây cũng là tác động tích
cực đối với công ty may May 10.
Khi May 10 muốn đầu tư vào thị trường nước ngoài thì phải xem xét về tình hình chính trị của
nước đó. Không thể đầu tư vào một nước có nền chính trị bất ổn được. Sự ổn định về chính trị,
nhất quán về quan điểm, chính sách lớn luôn là sự hấp dẫn của các nhà đầu tư.Trong xu thế toàn
cầu hiện nay, mối liên hệ giữa chính trị và kinh doanh không chỉ diễn ra trên bình diện quốc gia
mà còn thể hiện trong các quan hệ quốc tế. Để đưa ra được những quyết định hợp lí trong quản

trị doanh nghiệp, cần phải phân tích, dự báo sự thay đổi của môi trường trong từng giai đoạn
phát triển

II.

MÔI TRƯỜNG NGÀNH:

1.

PHÂN TÍCH ĐỐI THỦ CẠNH TRANH HIỆN TẠI
Các DN nghiệp trong ngành cùng lệ thuộc lẫn nhau, diễn ra các hành động tấn công và đáp trả.
Dệt may là lĩnh vực kinh doanh khá hấp dẫn mà lại thu lợi nhuận cao, vì vậy sẽ có rất nhiều nhà
đầu tư nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực này.


Có thể thấy,đối thủ cạnh tranh hiện tại và trực tiếp của May 10 là các tên tuổi như Việt Tiến,
Nhà Bè, Thăng Long, An Phước,… Đây là những thương hiệu nổi tiếng,được khách hàng công
nhận chất lượng,cung cấp sản phẩm tương tự và cùng phục vụ một đối tượng khách hàng

Yếu tố so sánh

May 10

Đối thủ cạnh tranh
Việt Tiến

Chất lượng dịch
vụ
Mức độ đa dạng
sản phẩm


Mạng lưới chi
nhánh

Sản phẩm tốt, có uy
tín với khách hàng.
Mẫu mã sản phẩm
đa dạng với hơn
100 chủng loại sản
phẩm may mặc các
loại:
-Các sản phẩm
chính:
+Sơ mi
+Veston
+Quần:quần
tây,khaki,sooc,..
+Jacket
+Đồng phục:bảo hộ
lao động,đồng phục
học sinh,công sở,…
Những mẫu sản
phẩm nổi tiếng như:
May 10 M serries,
May 10 Series, May
10 Expert, May 10
Prestige, May 10
Classic, Pharaon
Series, Pharaon
Advancer, Pharaon

Classic, Pharaon
EX, Cleopatre,
Freeland,
Chambray,
MMTeen...

Sản phẩm tốt, chất
lượng cao.

Trong cả nước,chủ
yếu ở miền Bắc và
miền Trung, khoảng
80% sản phẩm của
May 10 xuất khẩu
vào các thị trường:

Hơn 400 đại lý trên
cả
nước,EU,Mỹ,Nhật
Bản

Mẫu mã sản phẩm
khá đa dạng với
những mặt hàng
như: áo sơ mi,
quần( quần kaki,
quần jeans…),
caravat, vest.
Những mẫu sản
phẩm nổi tiếng như:

TT- up, Manhattan,
Smart casual,…

Nhà Bè

An Phước

Sản phẩm chất
lượng.
Dòng sản phẩm
kém đa dạng,chủ
yếu là sơ mi
công sở
-Sản phẩm
chính:
+Veston
+Sơmi
+Quần...
với những
thương hiệu nổi
tiếng De Celso,
Mattana,
Novelty,
Cavaldi, Style of
Living, Navy
Blue,….

Chất lượng đẳng
cấp cao.
-Mẫu mã đa

dạng,thiết kế
sang trong,lịch
thiệp
-Có nhiều sản
phẩm phụ đi kèm
-Sản phẩm
chính:
+Veston
+Áo sơ mi
+Áo khoác,áo
thun
+Quần
+Giày
+Trang phục trẻ
em.

Hơn 200 đại lý
bán hàng trên cả
nước

Các thành phố
lớn như Hà
Nội,Tp.Hồ Chí
Minh,Cần
Thơ,Đà Nẵng


Mỹ, châu Âu, Nhật
Bản, Hồng Kông,
Đài Loan (Trung

Quốc)…
Nhân lực

Thị phần
( 2014)

2.

Hơn 9000 lao động
tay nghề cao

26.000
(công ty mẹ trực
tiếp quản lý 6.103
công nhân)

11 %

8%

17.000 cán bộ
công nhân viên

Hơn 4500 CBCNV

7%

ĐỐ I THỦ CẠNH TRANH TIỀM ẨN:
Các đối thủ tiềm ẩn có thể là các doanh nghiệp dệt may trong nước, các doanh nghiệp đang
trong thời gian xây dựng, chưa đi vào hoạt động. Hàng may mặc ở nước khác hiện chưa xuất

khẩu vào Việt Nam nhưng sẽ có mặt ở Việt Nam, hoặc các doanh nghiệp trong nước chưa xuất
khẩu sang EU, Mỹ, Nhật,…. Nhưng sẽ xuất khẩu sang các thị trường này.
Thời gian gần đây, nhiều doanh nghiệp dệt may của Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông... đã
nhanh chóng đầu tư vào Việt Nam xây nhà máy sợi, dệt, nhuộm... để đón đầu TPP. Và không
như các doanh nghiệp trong nước chỉ thực hiện những khâu đơn giản tạo giá trị thấp, các doanh
nghiệp nước ngoài đến Việt Nam với kế hoạch sản xuất khép kín từ việc tạo nguồn nguyên liệu
đến khâu thành phẩm cuối cùng để xuất khẩu.
Ở khu vực phía nam: Công ty Forever Glorious thuộc tập đoàn Sheico (Đài Loan) cam kết đầu
tư 50 triệu đô la Mỹ để triển khai một dự án hoàn chỉnh từ dệt vải đến sản xuất các sản phẩm
may mặc chuyên dụng cao cấp cho thể thao dưới nước. Công ty Gain Lucky Limited thuộc tập
đoàn Shenzhou International (Trung Quốc) sẽ đầu tư 140 triệu đô la Mỹ để phát triển dự án
Trung tâm Thiết kế thời trang và sản xuất các sản phẩm may mặc cao cấp.
Ở khu vực phía Bắc:tập đoàn Dệt may Yulun Giang Tô (Trung Quốc) vừa được chính quyền
tỉnh Nam Định cấp phép đầu tư nhà máy theo quy trình khép kín từ sản xuất sợi, đến dệt,
nhuộm với tổng vốn đầu tư 68 triệu USD.


Không chỉ những doanh nghiệp đến từ Trung Quốc, Đài Loan, hay Hồng Kông, nhiều doanh
nghiệp dệt may lớn từ Hàn Quốc, Nhật Bản, thậm chí từ Mỹ, cũng đang hướng đến các dự án
sản xuất ở Việt Nam để tận dụng cơ hội từ TPP

May 10

Các doanh nghiệp ngoại,

Nguồn vốn

Nhỏ

Rất lớn


Mặt hàng

Hướng tới chất lượng cao,giá
hợp lý

Đầu tư vào mặt hàng cao cấp

Nguyên liệu

Không có sẵn,phải nhập khẩu rất
nhiều từ Trung Quốc (không
thuộc TPP)chịu nhiều sức ép
từ phía cung cấp

Nguồn nguyên liệu đã được tự
chủ và tính toánđảm bảo thực
hiện tất cả các khâu của quá trình
sản xuất,thực hiện đầy đủ giá trị
gia tăng

Điểm mạnh-yếu

Khách hàng đã quen với sản
phẩm May 10

Thương hiệu lớn,chất lượng
cao,tạo ra sự khác biệt trong tiêu
dùng


Hệ thống kênh phân phối rộng
khắp cả nước

3.

Trình độ quản lý tầm quốc tế

SỨC ÉP CỦA NHÀ CUNG CẤP
Về nhân lực: sức lao động trong ngành dệt may gồm lao động quản lý và lao động kỹ thuật (bậc
cao và sản xuất).
Những nguồn cung cấp nhân lực ở Việt Nam luôn luôn lớn, chi phí chuyển sang nguồn cung
ứng khác là rất thấp, dễ thay đổi….==> dễ dàng trong việc dự trữ,tuyển dụng lao động…
Về nguồn nguyên liệu:
+ Nguyên liệu: Bông,Sợi, Vải chính, Vải lót, Vải dựng, Vải phối


+ Phụ liệu: gai đinh, dây dệt vải, chỉ, giấy lụa,…..
Nguồn cung bông trong nước rất nhỏ so với nhu cầu trong nước cho sản xuất, đáp ứng chỉ 2%
nhu cầu sản xuất của Công ty

Biểu đồ 3.3: Biểu đồ thể hiện Thị trường nhập khẩu vải
Trong nước,Vinatex là nguồn cung cấp bông sợi chủ yếu cho may 10.Ngoài ra, May 10 còn
chủ yếu nhập khẩu nguyên phụ liệu là ở một số quốc gia như Ấn Độ,Trung Quốc, Pakistan,
Trung phi… nơi có những nguồn cung lớn chất lượng và khá ổn định.
Hiện nay,Vinatex chỉ cung cấp được khoảng 30 % nguyên phụ liệu,còn lại May 10 phải nhạp
khẩu nguyên phụ liệu từ nước ngoài,do vậy,May 10 đang tích cực nâng tỉ lệ nội địa hóa nguyên
vật liệu lên 70 % vào năm 2017, tránh phụ thuộc vào nguồn cung cấp từ nước ngoài nhằm giảm
thiểu rủi ro,hoặc các vấn đề giá cả.

4.


SỨC ÉP CỦA KHÁCH HÀNG
Sự tín nhiệm cảu khách hàng với doanh nghiệp là tài sản vô giá.Khách hàng của May 10 bao
gồm:
Trong nước:khắp cả nước
Trên thế giới: chủ yếu là Nhật Bản,Mỹ, EU và 6 nước ASEAN
Họ là người có nhiều ưu thế trong việc lựa chọn nhà cung cấp trên thị trường hiện nay.
Việc mặc cả của khách hàng là khó đánh giá,bởi vì số lượng người mau hàng dệt may là lớn
nhưng phân tán và số lượng nhỏ.
Với các công ty thương mại,họ có khả năng mặc cả,mua chịu cao hơn khi mua với số lượng
lớn,thông tin về giả cả của họ lại rất lớn.Các khách hàng lớn của May 10 như:


+Nhật Bản: Sumitomo Corp,Mitsui Ltd,Sandra Co.Ltd,Mitsubishi Corp,Itochu Corp,…
+ EU:TEXMOD FAR EAST LTD,SEIDENSTICKER LTD, SBS TEXSILL,….
+ Mỹ:The Levi group Inc,S.Cohen,Gruner and Co Inc,Thunder Bay Fashions,…
+ Asia:KayBee Indonesia,Beijing Fan Mei Garments,Comtextile HongKong, KingTex
Nhìn chung,sức ép từ phía khách hàng là đáng kể,đặc biệt là thị trường nước ngoài,khó tính như
Nhật Bản,EU.

5.

SẢN PHẨM THAY THẾ
Sản phẩm thay thế của May 10 có thể được kể đến như:
Hàng dệt may chính thức và không chính thức được nhập khẩu từ nhiều nguồn khác
nhau,trong đó có hàng dệt may của Trung Quốc.Nguồn hàng này có mẫu mã đa dạng nhiều
chủng loại,giá cả phù hợp với đa số khách hàng có thu nhập trung bình và thấp.Tuy nhiên chất
lượng thấp và không chiếm được long của khách hàng.
Các nguồn hàng của Hàn Quốc với nhiều chủng loại,mẫu mã đa dạng với chiến lược
marketing qua phim ảnh thu hút đông đảo giới trẻ.

Sản phẩm của các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.Các doanh nghiệp này có vốn đầu tư
lớn,máy móc thiết bị hiện đại,chất lượng cao.Điển hình là các thương hiệu nổi tiếng như
Armani,D&G,Lacoste,….
Mối đe dọa này là rất lớn bởi vì:
Các sản phẩm thay thế mẫu mã đa dạng,nhiều chủng loại giá cả hợp lý
Khách hàng có thể tùy ý lựa chọn nhà cung cấp và chuyển đổi mà không mất bất kỳ khoản phí
nào
Khách hàng Việt Nam luôn có xu hướng tìm kiếm mặt hàng có công dụng tương tự với giá rẻ
hơn


III.

MA TRẬN HÌNH ẢNH CẠNH TRANH - CƠ HỘI THÁCH THỨC

1.

MA TRẬN HÌNH ẢNH CẠNH TRANH

Yếu tố chủ yếu
ảnh hưởng đến
khả năng cạnh
tranh
(1)
1.Thị phần
2.Khả năng cạnh
tranh
3.Hỗ trợ tài chính
từ bên ngoài
4.Chất lượng sản

phẩm
5.Chi phí Sp
6.Lòng trung
thành của khách
hàng
7.Khả năng ứng
phó với sự thay
đổi
8.Hệ thống phân
phối
TỔNG SỐ

2.

Mức
độ
quan
trọng
(2 )

May 10
Trọng

(3)

Điểm
quan
trọng
(4=2x
3


Trọng
số
(5)

Điểm
quan
trọng
(6=2x
5

Trọng
số
(7)

Điểm
quan
trọng
(8=2x
7

Trọng
số
(9)

Điểm
quan
trọng
(10=2x9


Trọng
số
( 11 )

Điểm
quan
trọng
(12=2x

0.1

3

0.3

4

0.4

3

0.3

2

0.2

1

0.1


0.2

3

0.6

4

0.8

3

0.6

3

0.6

1

0.2

0.05

1

0.05

2


0.1

1

0.05

1

0.05

1

0.05

0.5

4

2

4

2

4

2

3


1.5

2

1

0.01

1

0.01

1

0.01

2

0.02

2

0.02

2

0.02

0.05


2

0.1

3

0.15

2

0.1

1

0.05

1

0.05

0.04

2

0.08

3

0.12


3

0.12

1

0.04

1

0.04

0.05

2

0.1

3

0.15

2

0.1

2

0.1


1

0.05

1,00

3.24

Việt Tiến

3.73

An Phước

3.29

Nhà Bè

Các cơ sở khác

2.56

CƠ HỘI-THÁCH THỨC
a. Cơ hội
Việt nam gia nhập WTO (chính thức năm 2006,là thành viên thứ 150 )mở ra các cơ hội cho
doanh nghiệp








Mở rộng hợp tác quốc tê =>nhiều thị trường mới,đa dạng,phong phú
Mở rộng Quy mô sản xuất
Tiếp thu công nghệ cao
Mở rộng Hệ thống phân phối
Có lợi thế về Nguồn nhân lực

1.51









Mở rộng hợp tác quốc tế
Hạn ngạch xuất khẩu giảm,hàng rào thuế quan dần được loại bỏ
Các chính sách phát triển ngành may mặc của Chính phủ
Tốc độ đô thị hóa của Việt Nam cao,nhu cầu ăn mặc của người dân ngày càng cao
Xã hội : cuộc vận động “ người Việt ưu tiên dùng hàng Việt “
Nhu cầu xuất khẩu tăng,ưu đãi cho hàng xuất khẩu dệt may ( hàng dệt may xuất khẩu vào Nhật



thuế suất 0%)

Vốn đầu tư nước ngoài vào ngành tăng
b. Thách thức





Luật pháp quốc tế đòi hỏi rất nghiêm ngặt về chất lượng và độ an toàn của sản phẩm
Ảnh hưởng của sự khủng hoảng kinh tế thế giới mạnh mẽ =>tỷ lệ lạm phát cao
Quá trình đổi mới công nghệ bị chi phối bởi nhiều yếu tố,đặc biệt là nguồn nhân lực và nguồn







vốn
Hàng hóa từ nước ngoài tràn vào nhất là hàng Trung Quốc
Thu hút lao động có tay nghề cũng cạnh tranh gay gắt hơn
Áp lực cạnh tranh toàn cầu
Nhiều đối thủ cạnh tranh trong nước có thể mạnh như Việt Tiến,vinatex…
Sản phẩm của May 10 bị làm giả làm nhái



×