Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

THỰC TRẠNG VÀ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN HÀNG HÓA XANH TẠI VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (320.09 KB, 25 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ – KHOA KINH TẾ

BÁO CÁO HỌC PHẦN THƯƠNG MẠI & MÔI TRƯỜNG

THỰC TRẠNG VÀ TIỀM NĂNG PHÁT
TRIỂN HÀNG HÓA XANH TẠI VIỆT NAM

Nhóm sinh viên thực hiện

Giáo viên hướng dẫn

Lê Trọng Anh B1309243

Nguyễn Thúy Hằng

Trương Minh Chiến B1309249
Lai Nguyễn Phương Toàn B1309342
Phan Thiên Phúc B1309311
Nguyễn Bằng Phi B1309308


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
CHƯƠNG 2
NỘI DUNG
2.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HÀNG HÓA XANH
2.2 CÁC TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ
2.2.1 MÔ HÌNH VietGAP
2.2.1.1 SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG GAP ( GOOD
AGRICULTURE PRACTICES)


2.2.1.2 LỢI ÍCH CỦA VietGAP
2.2.2 NHÃN SINH THÁI
2.2.2.1 KHÁI NIỆM
2.2.2.2 VAI TRÒ
2.3 THỰC TRẠNG VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA HÀNG HÓA XANH
2.3.1 TRÊN THẾ GIỚI
2.3.2 TẠI VIỆT NAM
2.4 HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TẠI VIỆT NAM
2.4.1 MỤC TIÊU
2.4.2 TÁC ĐỘNG
2.4.3 TIÊU CHUẨN ISO 14001
2.5 MỘT SỐ BẤT CẬP TRONG SẢN XUẤT VÀ TIÊU DÙNG HÀNG HÓA
XANH TẠI VIỆT NAM
2.6 GIẢI PHÁP
CHƯƠNG 3
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1 KẾT LUẬN
3.2 KIẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO


Chương 1: GIỚI THIỆU
Lý do chọn đề tài
Hiện nay, môi trường vẫn đang là vấn đề được cả thế giới quan tâm mà
nguyên nhân là mức độ ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng do việc xả khí thải và những
chất khó phân hủy ra môi trường. Ngoài ra, với tốc độ tiêu thụ rất lớn đối với những
nguyên liệu như dầu mỏ, than đá,…… thì trữ lượng của chúng được dự đoán là sẽ cạn
kiệt trong vài chục năm nữa. Vì vậy, việc tìm ra những sản phẩm thay thế có tính thân
thiện với môi trường đang là một xu thế rất được khuyến khích để góp phần hướng
đến mục tiêu phát triển bền vững.

Trong vài năm trở lại đây, “Hàng hóa xanh” hay “Sản phẩm xanh” dần trở
thành một khái niệm được rất nhiều người tiêu dùng quan tâm khi lựa chọn nhằm
phục vụ nhu cầu cho cuộc sống hàng ngày. Đó là những sản phẩm được sản phẩm
được sản xuất từ nguyên liệu hoặc theo công nghệ thân thiện với môi trường. Không
chỉ ở các nước phát triển, mà tại nhiều nước trên thế giới, tiêu dùng sản phẩm xanh
đang là xu hướng chủ đạo. Người tiêu dùng hiện đại không chỉ muốn sử dụng sản
phẩm có chất lượng tốt, mà còn yêu cầu sản phẩm phải an toàn và thân thiện với môi
trường. Nhiều người sẵn sàng chi nhiều tiền hơn để mua một sản phẩm được sản xuất
bằng công nghệ xanh hay từ nguồn nguyên liệu xanh chứ không sắm sản phẩm rẻ, lợi
trước mắt nhưng hại lâu dài. Các nhà sản xuất sản phẩm xanh cũng nhận định rằng sản
phẩm xanh tuy có giá cao hơn sản phẩm thông thường, nhưng có lợi ích toàn diện
hơn, nhất là nếu xét về lâu dài. Tuy nhiên, tại Việt Nam, hàng hóa xanh vẫn chưa trở
thành thị hiếu của người tiêu dùng vì những thông tin về lợi ích cũng như chất lượng
của nó vẫn chưa được phổ biến một cách rộng rãi. Để tìm hiểu về thực trạng sản xuất
và tiêu dùng cũng như có một cái nhìn tổng quan hơn về hàng hóa xanh, nhóm chúng
em quyết định chọn đề tài “ Thực trạng và tiềm năng phát triển của hàng hóa xanh
tại Việt Nam”
1.1

1.2

1.3

Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Tìm hiểu về thực trạng và tiềm năng phát triển của hàng hóa xanh tại
Việt Nam
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu các tiêu chuẩn đánh giá hàng hóa xanh
- Thực trạng sản xuất và tiêu dùng hàng hóa xanh trên thế giới và tại

Việt Nam
- Đề xuất giải pháp cụ thể nhằm phát huy tiềm năng phát triển hàng
hóa xanh tại Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Không gian: Thế giới và Việt Nam
1.3.2 Thời gian: 15/9 – 15/10/2015
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu: Hàng hóa xanh, nhãn sinh thái và quy định quản
lý môi trường tại Việt Nam


CHƯƠNG 2: NỘI DUNG
2.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HÀNG HÓA XANH
Trong thương mại quốc tế hiện nay, đang dần xuất hiện một thuật ngữ là “
Sản phẩm xanh”. Đây là nhóm sản phẩm mà quá trình sản xuất, tiêu thụ và thải bỏ
không ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường (hoặc nếu có thì cũng nhẹ hơn nhiều so với
tác động tới môi trường của các sản phẩm tương tự cùng loại). Xét trong chừng mực
nào đó, các sản phẩm xanh đôi khi còn có ảnh hưởng tích cực tới môi trường. Ví dụ,
các nông sản hữu cơ tạo điều kiện khôi phục lại cân bằng sinh thái, khi phân hủy
chúng giúp đảm bảo khả năng tái tạo của mùn đất,…..
Một sản phẩm được xem là xanh nếu đáp ứng được một trong 4 tiêu chí dưới
đây:
• Sản phẩm được tạo ra từ các vật liệu thân thiện với môi trường: Nếu sản phẩm
chứa các vật liệu tái chế thay vì sử dụng vật liệu mói, thô, nó có thể được xem là một
sản phẩm xanh. Ví dụ, một sản phẩm tái chế nhanh như tre hay bần (sử dụng để lót
nều) là những sản phẩm thân thiện với môi trường vì là sản phẩm đựơc tạo ra từ vật
liệu phế phẩm nông nghiệp như rơm hoặc dầu nông nghiệp.


Sản phẩm đem đến những giải pháp an toàn đến môi trường và sức khoẻ thay
cho các sản phẩm phẩm độc hại truyền thống. Ví dụ các vật liệu thay thế chất bảo

quản gỗ như creosote, được biết là một hợp chất gây ung thư.



Sản phẩm giảm tác động đến môi trường trong quá trình sử dụng (ít chất thải, sử
dụng năng lượng tái sinh, ít chi phí bảo trì), Người tiêu dùng châu Âu nhiều năm qua
đã quay lại sử dụng chai sữa thủy tinh và giảm tỉ lệ sử dụng loại sữa đựng trong chai
nhựa sử dụng 1 lần rồi bỏ. Chai thủy tinh có thể sử dụng nhiều lần, dễ dàng tái chế.



Sản phẩm tạo ra một môi trường thân thiện và an toàn đối với sức khoẻ. Vật liệu
xây dựng xanh là những sản phẩm tạo ra một môi trường an toàn trong nhà bằng cách
không phóng thích những chất ô nhiễm quan trọng như sơn có dung môi hữu cơ bay
hơi thấp, bám chắc, loại bỏ hoặc ngăn ngừa sự lan truyền chất ô nhiễm như sản phẩm
từ sự thông gió hoặc bộ lọc không khí trong máy lạnh (bụi, nấm mốc, vi khuẩn..) và
cải thiện chất lượng chiếu sáng.
Với thiết kế xanh, sự chọn lựa sản phẩm được đặt mục tiêu là giảm thiểu ô
nhiễm, giảm tiêu thụ tài nguyên và giảm lượng chất thải sinh ra trong quá trình sử
dụng sản phẩm. Một phương pháp mua sản phẩm xanh là mua sản phẩm địa phương
khi có thể. Sản phẩm được mua từ nguồn địa phương hoặc khu vực sẽ giảm chi phí
vận chuyển và thúc đẩy kinh tế địa phương.
Nhật Bản đã có rất nhiều sản phẩm thân thiện với môi trường nhằm đáp ứng
các nhu cầu của người tiêu dùng xanh. Công ty Chikuma & Co. Ltd. đã cung cấp cho
thị trường tiêu dùng thân thiện với môi trường một loại vải may đồng phục văn phòng
chứa tối thiểu 55% nhựa polyester tái chế từ chai nước uống làm từ nhựa PET. Loại
vải này giúp tiết kiệm tài nguyên dầu mỏ và đưa các chai nhựa PET đã qua sử dụng


sang một hướng sử dụng khác tốt hơn. Hãng Philip đang tạo ra các dòng sản phẩm

xanh, đem đến cho khách hàng một lợi thế môi trường được cải thiện theo nghĩa tiêu
thụ năng lượng, bao bì, chất độc hại, trọng lượng, tái chế, có độ tin cậy cao hơn về
tuổi thọ sản phẩm.
Ý nghĩa của hàng hóa xanh:
Hàng hóa xanh hay các sản phẩm sinh thái được thiết kế dựa theo các khái
niệm và nguyên tắc về thiết kế sinh thái để có những tính năng than thiện với môi
trường. Các sản phẩm này có thể được vật liệu tái chế hoặc nguyên vật liệu sinh khối.
Thêm vào đó trong quá trình sản xuất giảm thiểu nguồn năng lương và nước là đồng
hành với ít rác, ít ô nhiễm hơn. Trong quá trình sử dụng, chúng có thể giúp tiết kiệm
nước, năng lượng, khí thải, chất thải và những yêu cầu về xử lí chất thải đó. Các loại
hàng hóa này cũng được thiết kế nhằm đảm bảo khả năng tái chế, tái sử dụng và phục
hồi.
Hàng hóa xanh thường được đi kèm với nhãn sinh thái loại I, II, III theo bộ
tiêu chuẩn ISO 14000. Chúng cũng được phân loại theo nhóm sản phẩm như: thiết bị
điện tử, điện gia dụng…..
Hàng hóa xanh đang dần trở thành vị trí rất quan trọng trong thương mại quốc
tế. Cùng với sự cạnh tranh toàn cầu ngày càng gay gắt, các yếu tố môi trường đang có
nguy cơ bị lợi dụng để làm các rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế. Ngoài ra,
việc xoá bỏ các hàng rào thuế quan, tự do hoá thương mại làm cho các doanh nghiệp
muốn tồn tại, phát triển càng phải chú trọng đến các yếu tố môi trường. Mặc dù sản
phẩm sinh thái không mang tính chất bắt buộc nhưng lại hướng đến mục tiêu rộng lớn,
đó là thông qua nó sẽ làm biến đổi hành vi của toàn xã hội theo hướng thân thiện với
môi trường.Thực tế cho thấy, quá trình hội nhập đã, đang và sẽ dần loại bỏ các hàng
rào thuế quan, như thế các nước nhập khẩu hàng Việt Nam đã, đang và sẽ đưa ra hàng
rào môi trường để khống chế hàng nhập khẩu. Ví dụ, đối với ngành dệt may nước ta,
để xuất khẩu sang EU được 700 triệu USD /năm đã phải rất vất vả vượt qua rào cản
"nhãn sinh thái". Theo đó, sợi, vải và quần áo thành phẩm xuất khẩu không được phép
chứa những loại hoá chất (sử dụng trong công nghệ nhuộm sợi) mà EU cấm. Hay
trong việc thực hiện Công ước CITES (Công ước về buôn bán quốc tế những loài
động, thực vật có nguy cơ bị đe doạ) mà Việt Nam tham gia, ngành thuỷ sản không

được khai thác những loài nằm trong Sách đỏ nếu muốn thâm nhập thị trường EU và
Mỹ.


Hình 1.1: Logo hàng hóa xanh ở các nước

2.2 CÁC TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ
2.2.1 MÔ HÌNH VietGAP
2.2.1.1 SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG GAP ( GOOD
AGRICULTURAL PRACTICES)
Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (Good Agricultural Practice – GAP) là
những nguyên tắc được thiết lập nhằm đảm bảo một môi trường sản xuất an toàn, sạch
sẽ, thực phẩm phải đảm bảo không chứa các tác nhân gây bệnh như chất độc sinh học
(vi khuẩn, nấm, virut ký sinh trùng) và hóa chất (dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, kim
loại nặng) đồng thời sản phẩm phải đảm bảo an toàn từ ngoài đồng ruộng đến khi sử
dụng
GAP bao gồm việc sản xuất theo hướng lựa chọn địa điểm, việc sử dụng đất
đai, phân bón, nước, phòng trừ sâu hại, thu hoạch, đóng gói, vệ sinh đồng ruộng và
vận chuyển sản phẩm…. nhằm phát triển một nền nông nghiệp bền vững với mục đích
đảm bảo an toàn cho thực phẩm, cho người sản xuất, bảo vệ môi trường, truy nguồn
nguồn gốc sản phẩm.
Mỗi nước có thể xây dựng tiêu chuẩn GAP cho mình theo tiêu chuẩn Quốc
Tế, điển hình như:


GlobalGAP

Tiêu chuẩn xuất thân từ phiên bản EUROGAP ngày 02/07/2007 và được
nâng lên thành GlobalGAP



Tiêu chuẩn GlobalGAP là tiêu chuẩn tập trung vào quản lý chất lượng, an
toàn và truy nguồn gốc trong lĩnh vực nuôi trồng cây, rau, củ, quả, gia cầm, gia súc,
thủy sản... nói chung là lĩnh vực nông nghiệp.
Bộ tiêu chuẩn GlobalGAP được xây dựng bởi một hiệp hội bình đẳng của
các nhà sản xuất, các nhà bán lẻ, các tổ chức dịch vụ, các nhà cung cấp sản phẩm nông
nghiệp, các tổ chức chứng nhận, các công ty tư vấn, các nhà sản xuất phân bón và
thuốc bảo vệ thực vật, các trường đại học...và các hiệp hội của họ.
Tiêu chuẩn GlobalGAP tập trung vào 2 lĩnh vực: nuôi và trồng. Hiện tại
GlobalGAP đã phát triển thành nhiều tiêu chuẩn chuyên biệt cho từng lĩnh vực như:
tiêu chuẩn GlobalGAP cho nuôi cá tra, nuôi tôm, trồng chè...
- Tiêu chuẩn GlobalGAP được áp dụng cho tất cả tổ chức, không phân biệt loại
hình, địa điểm, quy mô,... có thể bao gồm: các cơ sở/ công ty/ nhà máy/ nông
trại nuôi trông... thực hiện sản xuất kinh doanh thực phẩm nói chung (ví dụ
nuôi trồng cây trái, rau hoa,...)
- Đây là tiêu chuẩn mang tính chất tự nguyện, tập trung vào việc quản lý an
toàn thực phẩm.
- Khi tổ chức xây dựng và đáp ứng theo tiêu chuẩn GlobalGAP, tổ chức có hệ
thống quản lý an toàn thực phẩm có thể tạo ra môi trường làm việc giảm thiểu
rủi ro liên quan đến an toàn thực phẩm, sản phẩm được tạo ra có chất lượng
cao và an toàn, nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng và yêu cầu luật pháp.
- Hàng hóa rau quả đạt tiêu chuẩn GlobalGAP có thể xuất khẩu đến tất cả các
nước trên thế giới, kể cả những nước đòi hỏi tiêu chuẩn cao nhất như: Mỹ,
Nhật, Canada...
• EUREGAP
Sản xuất theo quy trình GAP của các nước Châu Âu (Pháp, Anh, Đức...).
Hàng hóa rau quả được phép nhập khẩu vào châu âu phải có chứng nhận EUREGAP.
EurepGAP là một tiêu chuẩn chung cho hoạt động quản lý trang trại được
phát minh vào cuối những năm 1990 bởi một số chuỗi siêu thị của châu Âu và các nhà
cung cấp chính của họ. Mục đích của tiêu chuẩn này là để mang lại một tiêu chuẩn

chung cho các nhà cung cấp khác nhau, vấn đề đang gây ra rắc rối cho các nông dân
thời bấy giờ. Hiện nó là chương trình chứng nhận trang trại được thực hiện rộng rãi
nhất trên thế giới. Phần lớn các khách hàng nông nghiệp của châu Âu hiện tại đều
được yêu cầu có bằng chứng nhận EurepGAP như một điều kiện tiên quyết để giao
thương.
EurepGAP đã được phát triển bằng cách sử dụng hướng dẫn Phân tích và
kiểm soát nguy hiểm (HACCP) của Tổ chức Lương Nông Liên Hợp Quốc, và được
quản lý theo tiêu chuẩn ISO Guide 65 cho các chương trình xác nhận tiêu chuẩn.


Không như các hệ thống chứng nhận trang trại khác, tiêu chuẩn EurepGAP có những
quy định dứt khoát cho những người trồng để thực hiện, và mỗi đơn vị sản xuất đều
được đánh giá bởi kiểm toán viên của bên thứ ba độc lập. Các kiểm toán viên làm việc
cho công ty chứng nhận thương mại, được cấp phép bởi Ban thư ký EurepGAP để tiến
hành cấp chứng chỉ kiểm toán cho những nơi đủ tiêu chuẩn.
Đến năm 2007, EureGAP được đổi tên thành GlobalGAP
Một số đặc điểm của mô hình VietGAP
Ở nước ta, trên cơ sở và nội dung của GlobalGAP và kinh nghiệm của các GAP
đi trước, năm 2008, Nhà nước đã xây dựng tiêu chuẩn GAP của Việt Nam gọi là
VietGAP. Quy trình thực hiện VietGAP đã có với rau, quả tươi, chè và lú sau đó tiếp
tục với các nông sản khác và thủy sản, nhất là các mặt hàng xuất nhập khẩu nhiều và
dễ bị ô nhiễm
VietGAP cho rau quả tươi an toàn dựa trên ASEANGAP,GlobalGAP, nhằm
tạo điều kiện thuận lợi cho rau quả tươi của Việt Nam tham gia thị trường khu vực
Đông Nam Á và thế giới hướng tới một nên sản xuất nông nghiệp bền vững. Tổ chức,
cá nhân là doanh nghiệp, hộ nông dân sản xuất theo mô hình kinh tế trang trại tham
gia sản xuất, kinh doanh, kiểm tra và chứng nhận sản phẩm rau, quả an toàn theo
VietGAP.
VietGAP là chữ viết tắt của Vietnamese Good Agricultural Practices
- nghĩa là Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam được xây dựng dựa trên 4

tiêu chí: Tiêu chuẩn về kỹ thuật sản xuất; an toàn thực phẩm; môi trường làm việc và
truy tìm nguồn gốc sản phẩm. Tiêu chuẩn này là tập hợp những nguyên tắc, trình tự,
thủ tục hướng dẫn tổ chức, cá nhân sản xuất, thu hoạch, sơ chế bảo đảm an toàn, nâng
cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo phúc lợi xã hội, sức khoẻ người sản xuất và người
tiêu dùng, bảo vệ môi trường và truy nguyên nguồn gốc sản phẩm. Cụ thể:
Tiêu chuẩn về kỹ thuật sản xuất
Mục đích là càng sử dụng ít thuốc BVTV càng tốt, nhằm làm giảm thiểu
ảnh hưởng của dư lượng hoá chất lên con người và môi trường:
- Quản lý phòng trừ dịch hại tổng hợp
- Quản lý mùa vụ tổng hợp
- Giảm thiểu dư lượng hóa chất trong sản phẩm.
• Tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm
Các tiêu chuẩn này gồm các biện pháp để đảm bảo không có hoá chất,
nhiễm khuẩn hoặc ô nhiễm vật lý khi thu hoạch:
- Nguy cơ nhiễm sinh học: virus, vi khuẩn, nấm mốc
- Nguy cơ hoá học.
- Nguy cơ về vật lý.
• Môi trường làm việc
Mục đích là để ngăn chặn việc lạm dụng sức lao động của nông dân:



-

Các phương tiện chăm sóc sức khoẻ, cấp cứu, nhà vệ sinh cho
công nhân
- Đào tạo tập huấn cho công nhân
- Phúc lợi xã hội.
• Truy nguyên nguồn gốc
GAP tập trung rất nhiều vào việc truy nguyên nguồn gốc. Nếu khi có sự

cố xảy ra, các siêu thị phải thực sự có khả năng giải quyết vấn đề và thu hồi
các sản phẩm bị lỗi. Tiêu chuẩn này cho phép chúng ta xác định được
những vấn đề từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ sản phẩm.
Theo tiêu chuẩn GAP, về kĩ thuật sản xuất, nhà vườn phải áp dụng quản
lý phòng trừ dịch bệnh tổng hợp (IPM), quản lý mùa vụ tổng hợp (ICM),
giảm thiểu ảnh hưởng dư lượng thuốc hóa học... để sản phẩm làm ra thực
sự chất lượng và an toàn.
Chương trình GAP không chỉ nhằm sản xuất nông sản có chất lượng
cao, mà còn giúp nhà nông có một quy trình sản xuất theo hướng an toàn
thực phẩm xuyên suốt từ khâu chuẩn bị nông trại, canh tác, chăm sóc,
phòng trừ sâu bệnh đến khâu thu hoạch, tồn trữ, kể cả các yếu tố liên quan
như môi trường, thuốc bảo vệ thực vật và điều kiện làm việc của người lao
động. Đây là việc cần phải làm ngay để nâng cao sức cạnh tranh cho nông
sản khi tham gia thị trường, đặc biệt là tạo ra “giấy thông hành” để xâm
nhập vào các thị trường khó tính.

2.2.1.2 LỢI ÍCH CỦA VietGAP
Đối với xã hội: Đây chính là bằng chứng để khẳng định tên tuổi của các sản
phẩm thủy sản, trồng trọt, chăn nuôi của Việt Nam, tăng kim ngạch xuất khẩu do vượt
qua được các rào cản kỹ thuật, không vi phạm các quy định, yêu cầu của các nước
nhập khẩu. Áp dụng VietGAP làm thay đổi tập quán sản xuất hiện nay, xã hội giảm
bớt được chi phí y tế, người dân được sử dụng sản phẩm an toàn vệ sinh thực phẩm
nghĩa là đã nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng và đảm bảo sự phát triển
bền vững của xã hội.
Đối với nhà sản xuất: Giúp nhà sản xuất phản ứng kịp thời hơn với các vấn
đề trong sản xuất liên quan đến an toàn, vệ sinh thực phẩm thông qua việc kiểm soát
sản xuất trong các khâu làm đất, chăn nuôi cho đến khi thu hoạch, tạo ra sản phẩm có
chất lượng cao, ổn định. Những cơ sở sản xuất áp dụng quy trình và được cấp chứng
chỉ VietGAP sẽ mang lại lòng tin cho nhà phân phối, người tiêu dùng và cơ quan quản
lý. Chứng chỉ VietGAP giúp người sản xuất xây dựng thương hiệu sản phẩm và tạo thị

trường tiêu thụ ổn định
Đối với doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu: Nguồn nguyên liệu đảm bảo
chất lượng nên sẽ bảo đảm chất lượng đầu ra của sản phẩm, vì thế giữ được uy tín với
khách hàng và nâng cao doanh thu. Do nguồn nguyên liệu đầu vào đã được bảo đảm,
các doanh nghiệp có thể giảm bớt chi phí và thời gian cho việc kiểm tra mẫu thủy sản


đầu vào. Giảm nguy cơ sản phẩm bị cấm nhập khẩu hoặc bị kiểm tra 100% khi nhập
do không đảm bảo yêu cầu về dư lượng hóa chất.
Đối với người tiêu dùng: Người tiêu dùng sẽ được sử dụng những sản phẩm
có chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm, đó cũng là mục tiêu chính và lợi ích lớn nhất
mà VietGAP mang lại. Với việc đề ra các nguy cơ và quy định thực hiện, VietGAP sẽ
tạo nên quyền được đòi hỏi của người tiêu dùng, từ đó góp phần tạo lên một thế hệ
những người tiêu dùng dễ dàng nhận biết được sản phẩm bảo đảm vệ sinh an toàn
thực phẩm trên thị trường khi thấy có chứng nhận hoặc dấu chứng nhận sản phẩm
VietGAP, đây cũng là động lực chính thúc đẩy người dân và các nhà sản xuất phải cải
tiến để sản xuất và cung ứng các sản phẩm tốt từ nông nghiệp cho xã hội.
2.2.2 NHÃN SINH THÁI
2.2.2.1 KHÁI NIỆM
Nhãn sinh thái (hay còn gọi là nhãn xanh, nhãn môi trường) có thể được hiểu
là các nhãn mác của sản phẩm, dịch vụ cung cấp thông tin cho người tiêu dùng về sự
thân thiện với môi trường hơn so với các sản phẩm, dịch vụ cùng loại. Nói một cách
khác nhãn sinh thái là sự công bố bằng lời hoặc ký hiệu hay sơ đồ nhằm chỉ rõ các
thuộc tính môi trường của sản phẩm và dịch vụ. Qua đó, người tiêu dùng và khách
hàng có nhiều thông tin hơn về các tác động của sản phẩm hoặc dịch vụ đối với môi
trường và sức khoẻ con người, vì họ ngày càng có nhận thức cao hơn đối với những
vấn đề môi trường.
Các tiêu chuẩn đánh giá khía cạnh môi trường của sản phẩm của Nhãn sinh
thái được quy định trong các hệ thống tiêu chuẩn ISO 14024:1999, ISO 14021:1999
và ISO 14025:2000. Cụ thể:

-

-

-

ISO 14024 (Nhãn loại I): Là chương trình tự nguyện, dựa trên đa tiêu chí của
bên thứ ba nhằm cấp chứng nhận uỷ quyền sử dụng nhãn môi trường cho các
sản phẩm thể hiện được sự thân thiện với môi trường nói chung theo loại hình
cụ thể dựa trên việc xem xét chu trình sống của sản phẩm.. Ví dụ: Sản phẩm
giấy được gắn nhãn sinh thái của Canada.
ISO 14021 (Nhãn loại II): Do nhà sản xuất hoặc các đại lý bán lẻ,….tự nghiên
cứu, đánh giá và chứng nhận. Công bố loại này phải đáp ứng được một số yêu
cầu cụ thể như: phải chính xác và không gây nhầm lẫn, được minh chững và
được kiểm tra, xác nhận, tương ứng với sản phẩm cụ thể và chỉ được sử dụng
trong hoàn cảnh thích hợp hoặc đã định, không gây ra sự diễn giải sai… Ví dụ:
tủ lạnh dán nhãn "Không có CFC".
ISO 14025 (Nhãn loại III): Là chương trình tự nguyện được lượng hoá bằng
các dữ liệu về sản phẩm với các loại chỉ tiêu do Bên thứ ba có trình độ chuyên
môn về sản phẩm định trớc và dựa trên sự đánh giá chu trình sống của sản
phẩm và đợc một bên thứ ba có trình độ chuyên môn khác xác nhận.
2.2.2.2 VAI TRÒ


Mục đích của nhãn sinh thái là khuyến khích việc sản xuất và tiêu dùng những
sản phẩm thân thiện với môi trường, xây dựng ý thức bảo vệ môi trường trong xã hội
gắn với lợi ích kinh tế của các doanh nghiệp. Điều đó có nghĩa nhãn sinh thái là một
lĩnh vực mà các lợi ích kinh tế - môi trường chủ yếu có thể được nhận qua việc khai
thác mối quan tâm đến môi trường của người tiêu thụ sản phẩm. Nếu sản phẩm được
cấp nhãn sinh thái càng ngày càng được nhiều người tiêu dùng lựa chọn, điều đó

chứng tỏ nó đã khuyến khích các công ty thay đổi qui trình công nghệ nhằm đáp ứng
được các tiêu chí môi trường và yêu cầu của người tiêu dùng, hay nói một cách khác
là đạt được kết quả sản xuất và tiêu dùng bền vững.
Ngoài ra, sự ra đời của nhãn sinh thái, trước hết, giữ một vị trí quan trọng
trong việc đẩy nhanh quá trình thống nhất quy tắc chung về kỹ thuật trên phạm vi
quốc tế, khắc phục được rào cản kỹ thuật mà các nước phát triển đang lạm dụng để
bảo hộ thị trường nội địa, từ đó có vai trò quan trọng làm cho mậu dịch nội địa cũng
như quốc tế ngày càng phát triển.
Nhãn sinh thái là một trong các biện pháp nhằm thông tin và giáo dục người
tiêu dùng về các lợi thế môi trường của sản phẩm, đồng thời có thể tạo ra các áp lực
đòi hỏi và khuyến khích đổi mới dẫn tới việc giảm các tác động môi trường trong sản
xuất và tiêu thụ. Liệu nhãn sinh thái có thể đóng góp cho việc giảm thiểu sự căng
thẳng về môi trường hay không và giảm được bao nhiêu là việc cần được đặt ra trước
khi triển khai chương trình. Các tác động của chương trình cấp nhãn sinh thái còn phụ
thuộc rất nhiều vào sự liên quan và tầm quan trọng của các tiêu chí cấp nhãn sinh thái
cũng như thị phần của sản phẩm được cấp nhãn sinh thái. Nhãn sinh thái ở một chừng
mực nhất định còn được dùng như một hình thức quảng cáo, một công cụ marketing
có hiệu quả cho sản phẩm.
Nhãn sinh thái là công cụ quản lý môi trường được áp dụng thành công ở nhiều
nước trên thế giới và không thể phủ nhận tác dụng tích cực trong việc bảo vệ môi trường. Tại Việt Nam đã xuất hiện các sản phẩm, dịch vụ thân thiện với môi trường và có
những sản phẩm, dịch vụ có nhu cầu được cấp nhãn sinh thái để quảng bá cho các nỗ
lực bảo vệ môi trường của mình. Trong tương lai, nhu cầu công bố các thông tin về
môi trường của sản phẩm đối với người tiêu dùng cũng như của các bên liên quan
ngày càng tăng, do vậy, việc thiết kế, xây dựng và thực hiện chương trình cấp nhãn
sinh thái là rất cần thiết và có ý nghĩa thiết thực đối với doanh nghiệp và xã hội.
Nhãn sinh thái góp phần nâng cao uy tín, năng lực cạnh tranh cho cách doanh
nghiệp trong nước, thúc đây việc xuất khẩu sản phẩm vào các thị trường khó tính.
Việt Nam hiện đang có một nguồn thu ngoại tệ rất lớn từ hoạt động xuất khẩu các mặt
hàng như thủy sản, dệt may, nông sản,….. Và nhãn sinh thái chính là một công cụ hữu
ích để chúng ta nâng cao giá trị sản phẩm trên thị trường quốc tế. Nhưng hiện nay tại

Việt Nam, chỉ có 5% số sản phẩm tiêu dùng và dịch vụ đủ tiêu chuẩn dán nhãn sinh
thái và vẫn chưa có một tổ chức đánh giá và cấp nhãn sinh thái một cách chính thức,
trong khi các công đoạn kiểm duyệt chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm và các quy
định về môi trường ở một số nước như Nhật Bản, EU, Hoa Kỳ,……ngày càng trở nên
khắt khe hơn. Nếu hàng hóa Việt Nam chứng minh được chất lượng đảm bảo phù hợp


với các tiêu chuẩn của các thị trường xuất khẩu thì chắc chắn cơ hội cạnh tranh trên
thị trường xuất khẩu là rất sáng sủa.

Hình 1.2 Logo được chọn làm biểu trưng cho nhãn sinh thái Việt Nam. (Ảnh: Tổng
Cục Môi trường)

2.3 THỰC TRẠNG VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA HÀNG HÓA XANH
2.3.1 Trên thế giới
Xu hướng tiêu dùng xanh đang ngày càng lan rộng trên thế giới. Nghiên cứu
về vấn đề này, Brand Week – một tổ chức phi chính phủ hoạt động vì môi trường đã
mở một cuộc điều tra xã hội về các mặt hàng thân thiện với môi trường mang đên
“Nhịp đập sinh thái” trên toàn nước Mỹ. Theo đó, gần một nữ số người được hỏi
(49%) cho rằng báo cáo của một công ty về môi trường ảnh hưởng rất quan trọng đến
quyết định mua hàng của họ.
Giờ đây, người tiêu dùng đều cân nhắc đến tính thân thiện tới môi trường của
sản phẩm trước khi quyết định mua sản phẩm đó. Sản phẩm có ít hoặc không có bao
bì, sản phẩm tạo ra từ những thành phần tự nhiên và những sản phẩm trong quá tình
sản xuất ra chúng không hoặc ít gây hại đến môi trường. Thậm chí họ sẵn sàng trả
mức giá cao hơn cho những sản phẩm này. Ví dụ, ở Thụy Điển ưa thích sử dụng loại
giấy vệ sinh sản xuất từ bột giấy không tẩy trắng và không tẩm hương liệu mặc dù loại
giấy này đắt gấp 3 lần so với loại giấy vệ sinh thường.
Thậm chí, ngay cả trong thời gian hiện nay, khi mà kinh tế thế giới đang suy
thoái, sự tiêu dùng các sản phẩm xanh không hề suy giảm. Theo một nghiên cứu gần

đây của Green Seal, 4 trong 5 người cho biết họ vẫn đang mua những sản phẩm và
dịch vụ xanh, ngay cả khi nền kinh tế suy thoái. Rõ ràng, nhu cầu về hàng hóa xanh
ngày càng tăng là một tín hiệu để các nhà sản xuất đưa ra thị trường những sản phẩm
thực sự xanh sạch. Để từ đó, các doanh nghiệp lấy việc ưu tiên phát triển sản phẩm
xanh là mục tiêu phấn đầu và phát triển của mình. Đặc biêt là các công ty công nghệ
cao đang bắt đầu cạnh tranh để trờ thành công ty “xanh” nhất thế giới. Rõ ràng, chất
lượng môi trường hiện chính là tiêu chuẩn vàng trong thế giới công nghệ cao. Ví dụ,


Dell là công ty công nghệ cao đầu tiên đạt bước ngoặt về tiết kiệm điện năng bằng
cách cung cấp sản phẩm tiêu thụ ít điện năng hơn theo tiêu chuẩn Energy Star của Cơ
quan Bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA). Hay HP mới đay đã công bố những nỗ lực
“xanh” hóa, tập trung giảm 75% khí carbon ở các trung tâm dữ liệu bằng cách tiết
kiệm điện ở những sản phẩm của họ và phát triển các công cụ mở để đo mức tiêu thụ
điện năng trong quá trình sản xuất.
Nhật Bản đã có rất nhiều sản phẩm thân thiện với môi trường nhằm đáp ứng
các nhu cầu của người tiêu dùng xanh. Công ty Chikuma & Co.Ltd đã cung cấp cho
thị trường tiêu dùng thân thiện với môi trường một loại vải may đồng phục văn phòng
chứa tối thiểu 55% nhựa polyester tái chế từ chai nước uống làm từ nhựa PET2 2.3. Ý
nghĩa sản phẩm thân thiện với môi trường . Loại vải này giúp tiết kiệm tài nguyên dầu
mỏ và đưa các chai nhựa PET đã qua sử dụng sang một hướng sử dụng khác tốt hơn.
Hãng Philip đang tạo ra các dòng sản phẩm xanh, đem đến cho khách hàng một lợi thế
môi trường được cải thiện theo nghĩa tiêu thụ năng lượng, bao bì, chất độc hại, trọng
lượng, tái chế, có độ tin cậy cao hơn về tuổi thọ sản phẩm
Ngoài ra, nhiều quốc gia trên thế giới đang bắt đầu sử dụng công nghệ xanh,
giảm sử dụng nhiên liệu hóa thách và mức độ khai thác những nguồn tài nguyên khan
hiếm.

2.3.2 Ở Việt Nam
-


Về phía nhà sản xuất

Mặc dù sản xuất sản phẩm xanh đang là một trào lưu mạnh mẽ trên thế giới
nhưng ở Việt Nam vấn đề này con khá mới mẻ, thể hiện ở mức độ nghèo nàn về
chủng loại sản phẩm cũng như ít ỏi về số lượng các nhà sản xuất dám mạnh dạn đầu
tư vào lĩnh vực này. Trong quá trình sản xuất họ cũng đầu tư rất nhiều vào quy trình
công nghệ để giảm đến mức tối thiểu các tác động xấu đến môi trường. Tuy nhiên, các
doanh nghiệp Việt Nam chưa có sự bứt phá thực sự để có được những sản phẩm thân
thiện với môi trường mà vẫn đảm bảo được chất lượng cũng như giá cả so với các sản
phẩm cùng loại. Tuy nhiên, có thể kể ra một vài lĩnh vực tập trung nhiều sản phẩm
thân thiện với môi trường như các sản phẩm tiết kiệm năng lượng, sản phẩm thủ công
mỹ nghệ, vật liệu xây dựng, bao bì. Đây là những sản phẩm vốn sẵn đã rất “xanh”.
Ngoài ra còn có một số sản phẩm khác như các loại phương tiện giao thông: xe máy, ô
tô của một số hãng hay các thiết bị công nghệ cao: điện thoại, laptop… Đây là những
sản phẩm bước đầu đã chú trọng đến tính thân thiện với môi trường nhưng giá cả còn
khá cao nên chưa đến được với nhiều người tiêu dùng. Xu hướng này hiện vẫn tiếp
tục, chắc chắn trong vài năm tới sẽ có nhiều sản phẩm công nghệ cao thân thiện với
môi trường hơn.


Theo như điều tra, nước ta chỉ có khoảng 200 doanh nghiệp áp dụng công
nghệ sản xuất sạch, chủ yếu là các tập đoàn, tổng công ty hàng đầu trong nước như:
Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam, Tổng công ty Chè Việt Nam, Tập Đoàn dệt
may Việt Nam, Tập đoàn Điên lực Việt Nam,….
Có rất nhiều thuận lợi mà các doanh nghiệp tìm thấy để phát triển các sản
phẩm thân thiện với môi trường. Thứ nhất, sản phẩm thân thiện với môi trường là một
lĩnh vực đầy tiềm năng. Doanh nghiệp nào khai thác được thị trường này sẽ phát triển
rất nhanh. Có rất nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp mới xâm nhập vào thị trường sản
phẩm thân thiện với môi trường. Một số lĩnh vực có thể chú ý là năng lượng, sản

phẩm tiêu dùng, đồ gỗ mỹ nghệ… Thứ hai, có rất nhiều nhà khoa học quan tâm đến
vấn đề môi trường và các sản phẩm liên quan đến môi trường. Chính họ đã đưa ra rất
nhiều ý tưởng về dòng sản phẩm này. Chẳng hạn, PGS.TS. Nguyễn Đức Khảm, qua
một thời gian dài nghiên cứu tại nước ngoài đã đưa ra ý tưởng về loại bao bì tự phân
hủy. Ý tưởng này đã được Công ty Cổ phần Đầu tư Công nghệ mới phát triển và đưa
ra thị trường. Nhìn bề ngoài, sản phẩm bao bì tự hủy này không khác gì các sản phẩm
túi nilon bình thường nhưng điểm khác biệt của nó là tính chất tự hủy do được làm từ
polymer sinh học. Đây là sản phẩm được đánh giá là rất có triển vọng với giá cả có thể
cạnh tranh. Thuận lợi thứ ba của sản phẩm thân thiện với môi trường xuất phát từ tính
thời đại. Giai đoạn hiện nay, khi mà môi trường trở thành vấn đề bức xúc của tất cả
các quốc gia trên thế giới. Quan tâm đến môi trường là tự cứu lấy chính mình. Do đó
các sản phẩm thân thiện với môi trường từ khi mới ra đời đã được người tiêu dùng
đón nhận và hoan nghênh.
Bên cạnh những thuận lợi này, việc phát triển các sản phẩm thân thiện với
môi trường còn gặp nhiều khó khăn. Thứ nhất, một số doanh nghiệp mới chỉ tập trung
vào sản xuất các sản phẩm theo nhu cầu của người tiêu dùng. Những sản phẩm mang
tính mới rất ít được sản xuất bởi tính chất e ngại của người tiêu dùng do chưa biết rõ
về nó. Nếu doanh nghiệp có cách quảng bá rộng rãi và trung thực, chắc chắn người
tiêu dùng sẽ tin tưởng sử dụng hơn. Thứ hai, một số doanh nghiệp đã có hướng đi cho
sản phẩm này rồi nhưng việc sản xuất còn gặp khó khăn. Chẳng hạn với công ty Cổ
phần Tinh dầu và Hương liệu Việt Nam Essoil Vina, đây là công ty chuyên cung cấp
các sản phẩm tinh dầu làm từ nguyên liệu tự nhiên rất tốt cho môi trường. Công ty
đang hợp tác với các hộ nông dân ở Lào Cai, Yên Bái…, hỗ trợ cho họ về giống, kỹ
thuật, phân bón… Các hộ nông dân này sẽ cung cấp cho công ty nguyên liệu đầu vào
để sản xuất tinh dầu như các loại cây sả, quế… Tuy nhiên, nguyên liệu này hiện rất
hạn chế bởi diện tích đất trồng đang ngày càng thu hẹp. Thứ ba là vấn đề về vốn. Có
được dây chuyền sản xuất sản phẩm thân thiện với môi trường đòi hỏi các doanh
nghiệp phải có sự đầu tư lớn. Ngoài ra các chi phí về nguyên vật liệu, về marketing,
quảng bá sản phẩm cũng không nhỏ chút nào. Với Essoil Vina, để có được một sản
phẩm tinh dầu đòi hỏi rất nhiều nguyên liệu như để có được một giọt tinh dầu nguyên

chất phải mất 30 bông hoa hồng. Do vậy, giá của các sản phẩm tinh dầu cũng rất cao.
Tinh dầu là sản phẩm thân thiện với môi trường với rất nhiều tác dụng, ngoài làm đẹp
ra còn dùng làm dược phẩm… Công ty rất mong nhận được sự hỗ trợ của nhà nước


trong chính sách đất đai và vốn để có thể phát triển hơn nữa các sản phẩm tinh dầu.
Còn với Công ty Cổ phần Đầu tư Công nghệ mới, khi được hỏi là tại sao doanh
nghiệp không quảng bá sản phẩm của mình để nhiều người biết thì doanh nghiệp thú
nhận rằng đầu tư vào sản xuất đã chiếm hết vốn của công ty, việc quảng bá sản phẩm
phải chờ một thời gian nữa khi công ty thu hồi được phần nào vốn ban đầu. Vốn cũng
là vấn đề khó khăn chung của nhiều doanh nghiệp. Trong hội chợ quốc tế về Công
nghệ Môi trường 2009 vừa qua tôi đã tìm hiểu và nhận thấy có rất nhiều sản phẩm
thân thiện với môi trường đã có từ rất lâu nhưng giờ mới được người tiêu dùng biết
đến do chưa được quảng bá rộng rãi. Các doanh nghiệp rất mong nhận được sự quan
tâm từ phía Nhà nước và các doanh nghiệp nước ngoài. Sản phẩm thân thiện với môi
trường đang dần hình thành trên thị trường Việt Nam. Không thể nói rằng các doanh
nghiệp nước ta yếu kém trong lĩnh vực này. Cũng còn sớm để khẳng định sự phát triển
của các sản phẩm này. Tuy nhiên, chúng ta vẫn tin tưởng và kỳ vọng một sự lớn mạnh
hơn nữa của sản phẩm thân thiện với môi trường, một lĩnh vực mới mẻ nhưng vô cùng
cần thiết và quan trọng trong thời đại ngày nay.
Một số doanh nghiệp đi đầu trong sả n xuất sản phẩm thân thiện với môi
trường là công ty Honda Việt Nam với nhà máy đầu tiên tại Việt Nam có một lò đốt
rác hiện đại, khép kín tương đương với lò đốt của các nước tiên tiến như Ý, Nhật Bản,
Mỹ. Đặc biệt lò đốt râc thải của công ty với thiết kế kỹ thuật hiện đại đảm bảo không
phát thải Dioxin. Honda Việt Nam đã hoàn toàn loại bỏ chì khỏi sơn sử dụng, thay thế
toàn bộ Cr6+ bằng Cr3+. Tại Honda Việt Nam, chất amiang không được sử dụng để
chế tạo má phanh vì chất này là tác nhân gây ung thư phổi...
Công ty Unilever Việt Nam đầu tư 6 tỉ đồng cho trạm xử lý nước thải tập
trung công suất 300m3 /ngày đêm. Ngoài ra, công ty tích cực phát triển sản phẩm theo
hướng thân thiện với môi trường như sử dụng nguyên vật liệu hầu như không nguy

hiểm với môi trường: cải tiến quy cách bao bì đóng gói để giảm lượng rác thải bao bì;
cắt giảm lượng sản phẩm hư hỏng, kém chất lượng; vận hành hệ thống năng lượng
mặt trời để tiết kiệm 60% lượng tiêu thụ dầu DO sử dụng cho nhà máy sản xuất kem
đánh răng; tận dụng các nguồn rác thải có khả năng tái chế (bao bì giấy, nilon), bùn
sinh học từ nhà máy xử lý nước thải làm chế phẩm cho nhà máy sản xuất phân bón...

-

Về phía người tiêu dùng

Đa số người tiêu dùng Việt Nam có rất ít hiều biết, về sản phẩm xanh. Tiêu
dùng xanh vẫn còn là một khái niệm quá mới ở Việt Nam.


Nguồn: Kết quả khảo sát tại trang web nhansinhthai.com

Chỉ có khoảng 8% số người có biết nhiều về các sản phẩm thân thiện với môi
trường, đa số (74%) chỉ biết ít về sản phẩm thân thiện với môi trường. Nói là biết về
sản phẩm này nhưng rất ít người có thể kể chính xác một sản phẩm thân thiện với môi
trường. Các sản phẩm mà mọi người hay kể ra là túi giấy, bình nước nóng chạy bằng
năng lượng mặt trời…
Mặc dù những chiến dịch truyền thông nhằm giáo dục người dân về sự thay
đổi khí hậu trong những năm gần đây được đầu tư và khuyến khích rất nhiều, song chỉ
có 56% người được hỏi đồng ý với quan điểm “Sự nóng lên của toàn cầu, hay sự thay
đổi khí hậu đang diễn ra chủ yếu là do những hoạt động của con người gây ra”.

Nguồn: Kết quả khảo sát tại trang web nhansinhthai.com

Người tiêu dùng không hoặc ít khi chú ý đến yếu tố xanh, sạch khi chọn mua
sản phẩm. Nói cách khác, đa số người dân Việt nam chưa có ý thức tiêu dùng xanh.

Giá cả và chất lượng là hai tiêu chí hàng đầu trong việc lựa chọn sản phẩm của người
tiêu dùng. Đây cũng là điều dễ hiểu bởi các yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến nhu


cầu của họ. Mức độ ảnh hưởng của tiêu chí thân thiện môi trường khi lựa cọn sản
phẩm tiêu dùng vẫn còn thấp. Sự sẵn lòng chi trả cho các sản phẩm xanh không cao,
người tiêu dùng vẫn còn có xu hướng thich mua những sản phẩm rẻ tiền. Ví dụ, họ
vẫn còn thói quan sử dụng túi đựng làm bằng Polyethylene – loại khó phân hủy,
không tái chế được và gây ô nhiễm môi trường. Hay thói quen mua những sản phẩm
có mùi thơm, chẳng hạn như những loại giấy thơm. Chúng không những gây hại cho
sức khỏe và còn gây ô nhiễm môi trường bởi những chất độc hại trong quá trình sản
xuất. Còn nếu sử dụng những loại sản phẩm xanh như loại giấy vệ sinh sản xuất từ bột
giấy không tẩy trắng và không tẩm hương liệu. Loại giấy này đắt gấp 3 lần so với loại
giấy thường.
Một trong những khó khăn lớn nhất mà “người tiêu dùng xanh” thường gặp
phải đó là sự phân biệt các mặt hàng. Thật không đơn giản để biết đâu là mặt hàng
thực sự sạch và đâu là mặt hàng được khuếch trương nhằm tăng doanh thu của nhà sản
xuất và doanh nghiệp. Tuy nhiên, cũng có những người thực sự tâm huyết với môi
trường nên mới nghiên cứu làm ra các sản phẩm sạch và thân thiện với môi trường.
Nhiều doanh nghiệp đã đạt được những tiêu chuẩn cho các mặt hàng của mình, nhưng
cũng không dễ dàng gì để duy trì và phát triển nó, bởi trong thời đại thị trường như
hiện nay, doanh thu vẫn là điều quan trọng nhất đối với họ. Các sản phẩm thân thiện
với môi trường đòi hỏi một quá trình sản xuất khắt khe và đầu tư tốt, có chọn lọc
không như những sản phẩm thông thường chính vì thế các nhà sản xuất vẫn thờ ơ, còn
người tiêu dùng chưa thay đổi được thói quen mua hàng truyền thống.
Một sản phẩm xanh mà rất được ưa chuộng đó là sản phẩm bóng đèn tiết kiệm
điện của công ty cổ phần bóng đèn phích nước Rạng Đôn, bảo vệ thị lực mà giá không
đắt hơn các sản phẩm tương tự trên thị trường. Bóng đèn Compact 1U 11W giá 24.700
VNĐ, chiếu sáng được 4.000 giờ hay bóng đèn Compact CF-S 3U – 20W giá 37.500
VNĐ, tuổi thọ 5.000 giờ…Các sản phẩm này hoàn toàn phù hợp với tất cả người dân,

ở thành thị cũng như nông thôn. Thực tế là các sản phẩm này của Rạng Đông rất được
người tiêu dùng ưa chuộng. Không chỉ có vậy, công ty Rạng Đông còn có rất nhiều
chương trình giúp đỡ cộng đồng như chương trình “chiếu sáng học đường”, “chiếu
sáng xóm ngõ”… Những chương trình này không chỉ giúp người tiêu dùng tiếp cận
với những sản phẩm tốt hơn mà doanh nghiệp còn quảng bá được hình ảnh của mình
đến cộng đồng.
2.4 HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
Hệ thống quản lý môi trường (Environmental Management System - EMS)
là một phần trong hệ thống quản lý của một tổ chức được sử dụng để triển khai và áp
dụng chính sách môi trường và quản lý các khía cạnh môi trường của tổ chức.
Hệ thống quản lý môi trường được xây dựng trên cơ sở các yêu cầu của tiêu
chuẩn ISO 14001, phiên bản hiện hành là ISO 14001:2004. Hoạt động của hệ thống
quản lý môi trường dựa theo mô hình PDCA - Hoạch định, thực hiện, kiểm tra, hành
động, cụ thể:




Hoạch định: Xác định các khía cạnh môi trường, thiết lập mục đích và chỉ tiêu
môi trường;



Thực hiện: Tiến hành đào tạo và kiểm soát vận hành;



Kiểm tra: Kiểm tra và tiến hành các hành động khắc phục; và




Hành động: Triển khai các chương trình môi trường, thực hiện việc xem xét, và
cải tiến liên tục.

2.4.1 MỤC TIÊU
Các mục tiêu của EMS là để tăng sự tuân thủ và giảm lượng chất thải:
Tuân thủ là hành động đạt được và duy trì các tiêu chuẩn tối thiểu. Nếu không
tuân thủ, các công ty có thể phải đối mặt với khoản tiền phạt, sự can thiệp của chính
phủ hoặc có thể không còn khả năng hoạt động.
Giảm lượng chất thải thì vượt xa tuân thủ để giảm tác động môi trường. EMS
giúp phát triển, thực hiện, quản lý, điều phối và giám sát các chính sách môi trường.
Giảm lượng chất thải bắt đầu từ giai đoạn thiết kế thông qua phòng ngừa ô nhiễm và
giảm thiểu chất thải. Vào cuối của chu kỳ, chất thải được giảm thiểu bằng cách tái
chế.
2.4.2 TÁC ĐỘNG
Hệ thống quản lý môi trường là một công cụ nâng cao hiệu quả Hoạt động,
Sản phẩm và Dịch vụ của tổ chức, vì vậy, nó mang lại lợi ích cho toàn tổ chức. Các
mối quan hệ với nhà cung cấp và khách hàng có thể được cải thiện thông qua việc
quản lý nhất quán và giảm thiểu các tác động.
Cộng đồng xung quanh cũng có thể hưởng lợi từ việc giảm thiểu các tác động
môi trường, và nhận thấy rằng tổ chức sẽ thực hiện việc ngăn ngừa những tai nạn hoặc
các tác động có thể trong tương lai một cách hệ thống.
Có được một khung hệ thống quản lý năng lượng được hoạch định tốt giúp tổ
chức có được một hướng tiếp cận hệ thống để tuân theo. Trong một số trường hợp các
cơ quan pháp luật có thể linh động hơn với từng công ty có hồ sơ hoạt động và giải
trình công.
Tiết kiệm chi phí về rác thải, tái chế và tiêu thụ
Tạo ưu thế hơn các đối thủ khi thầu các dự án kinh doanh mới
Quản lý các mối nguy về môi trường
Tuân thủ các quy định về môi trường ở từng nước

Chứng minh cam kết cải thiện môi trường của tổ chức
Chúng minh rằng tổ chức của bạn là một tổ chức có trách nhiệm với
tương lai
• Có thể giảm bớt chi phí bảo hiểm










Giúp nhân viên nhận thức tốt hơn rằng họ đang làm việc trong một tổ
chức thân thiện với môi trường.

2.4.3 TIÊU CHUẨN ISO 14001
ISO14001 là tiêu chuẩn hệ thống quản lý môi trường xcs định rõ các yêu cầu
cho việc hình thành và duy trì hệ thống EMS và tương thích với ISO 9001:2008. Có 3
cam kết cơ bản được yêu cầu trong chính sách môi trường đáp ứng các yêu cầu của
ISO 14001. Những cam kết này bao gồm: Ngăn ngừa ô nhiễm, phù hợp với pháp luật,
và cải tiến liên tục hệ thống EMS.
Những cam kết này giúp hướng việc cải tiến có hiệu lực trên toàn bộ thành
quả hoạt động môi trường. ISO 14001 có thể được sử dụng như một công cụ, nó tập
trung vào việc kiểm soát các khía cạnh môi trường hoặc cách mà các hoạt động, sản
phẩm và dịch vụ của bạn tác động tới môi trường, ví dụ: sự phát ra không khí, đất
hoặc nước hoặc cạn kiệt nguồn tài nguyên, tác động đến hệ thực vật và con người. Tổ
chức phải mô tả hệ thống của họ áp dụng đến đâu, gắn liền với các thủ tục và hồ sơ hỗ
trợ để chứng mình sự phù hợp và cải tiến liên tục. Bạn sẽ thiết lập mục tiêu, chỉ tiêu

và thực hiện chương trình để cải tiến các hoạt động môi trường thường mang lại lợi
ích tài chính.
ISO 14001 mang lại sự tin tưởng cho khách hàng, nhà đầu tư, công chúng và
cộng đồng thông qua minh chứng cho cam kết trách nhiệm với môi trường của tổ chức
doanh nghiệp. Cải tiến việc kiểm soát chi phí thông qua việc tiết kiệm nguyên liệu đầu
vào và nguồn năng lượng. Giảm thiểu các rủi ro và các nghĩa vụ phát sinh, từ đó giảm
chi phí bảo hiểm. Tạo tiền đề để được cấp phép kinh doanh nội địa.
Đối tượng áp dụng: Tiêu chuẩn ISO 14001 hướng tới mọi loại hình tổ chức:
kinh doanh, trường học, bệnh viện, các tổ chức phi lợi thuận... có mong muốn thực
hiện hoặc cải tiến hệ thống quản lý môi trường. Tiêu chuẩn này có thể áp dung được
tại các tổ chức sản xuất và dịch vụ, với các tổ chức kinh doanh cũng như phi lợi
nhuận.
-

-

Về mặt thị trường:
Nâng cao uy tín và hình ảnh của Doanh nghiệp với khách hàng.
Nâng cao năng lực cạnh tranh nhờ nâng cao hiệu quả kinh tế trong hoạt động
môi trường.
Phát triển bền vững nhờ đáp ứng các yêu cầu của cơ quan quản lý môi trường
và cộng đồng xung quanh.
Về mặt kinh tế
Giảm thiểu mức sử dụng tài nguyên và nguyên liệu đầu vào.
Giảm thiểu mức sử dụng năng lượng.
Nâng cao hiệu suất các quá trình sản xuất và cung cấp dịch vụ.
Giảm thiểu lượng rác thải tạo ra và chi phí xử lý.
Tái sử dụng các nguồn lực/tài nguyên.
Tránh các khoản tiền phạt về vi phạm yêu cầu pháp luật về môi trường.
Giảm thiểu chi phí đóng thuế môi trường.



-

-

Hiệu quả sử dụng nhân lực cao hơn nhờ sức khoẻ được đảm bảo trong môi
trường làm việc an toàn.
Giảm thiểu các chi phí về phúc lợi nhân viên liên quan đến các bệnh nghề
nghiệp.
Giảm thiểu tổn thất kinh tế khi có rủi ro và hoặc tai nạn xảy ra.

-

Về mặt quản lý rủi ro
Thực hiện tốt việc đề phòng các rủi ro và hạn chế thiệt hại do rủi ro gây ra.
Điều kiện để giảm chi phí bảo hiểm.
Dễ dàng hơn trong làm việc với bảo hiểm về tổn thất và bồi thường.

-

Tạo cơ sở cho hoạt động chứng nhận, công nhận và thừa nhận
Được sự đảm bảo của bên thứ ba.
Vượt qua rào cản kỹ thuật trong thương mại.
Cơ hội cho quảng cáo, quảng bá.

-

2.5 BẤT CẬP TRONG TIÊU DÙNG VÀ SẢN XUẤT HÀNG HÓA XANH
2.5.1 Trong tiêu dùng

Chi tiêu công

Chính phủ hiện vẫn chưa theo xu hướng mua sắm xanh, chưa có chính sách
khuyến khích mua sắm các sản phẩm tái chế, thân thiện với môi trường trong hoạt
động chi tiêu công. Đối với vấn đề chi tiêu và mua sắm các thiết bị của doanh nghiệp,
phần lớn vẫn chuộng các máy móc, dây chuyền sản xuất giá rẻ với công nghệ lạc hậu,
tiêu tốn nhiều năng lượng, gây ảnh hưởng đến môi trường sinh thái.
Tiêu dùng cá nhân
Một bộ phận dân cư, trước hết ở các đô thị vẫn còn nặng về tiêu dùng truyền
thống, sử dụng nguyên liệu thô chưa qua chế biến, sử dụng nhiều hàng hóa chất lượng
thấp, không có lợi cho việc tiết kiệm tài nguyên và phát triển bền vững. Tiêu dùng phô
trương, lãng phí ngày càng phổ biến trong một số tầng lớp dân cư, đi ngược lại với lối
sống tiết kiệm, gần gũi và hài hòa với thiên nhiên. Tiêu dùng năng lượng cho sinh
hoạt và giao thông vận tải tăng, dẫn đến việc tiêu thụ nhiều than và xăng dầu hơn so
với trước đây làm tăng ô nhiễm môi trường. Trong khi đó các dạng năng lượng sạch
có tiềm năng lớn ở Việt Nam và có thể sử dụng phổ biến ở quy mô gia đình như năng
lượng Mặt Trời, gió, biogas còn ít được nghiên cứu, ứng dụng và phổ cập.
Trong tiêu dùng hàng hóa, tình trạng sử dụng lãng phí tài nguyên cho một số
nhu cầu không hợp lý đã bắt đầu phổ biến. Số lượng hàng xa xỉ được sản xuất, nhập
khẩu và tiêu dùng tăng lên với tốc độ không tương xứng với mức sống còn thấp và
khả năng thu nhập của dân cư. Các loại nguyên vật liệu không tái chế và khó phân hủy
thải ra ngày càng nhiều.
Việc đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa một mặt sẽ tạo điều
kiện để cải thiện đời sống dân cư, mặt khác lại kéo theo nhu cầu tiêu dùng lớn hơn,


đặc biệt đối với các hàng hóa sử dụng nhiều nguyên liệu và năng lượng và do đó
lượng chất thải vào môi trường lớn hơn.
Hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu mở ra nhiều cơ hội lựa chọn hơn cho
người tiêu dùng, song cũng ẩn chứa các nguy cơ nhập khẩu và xuất khẩu các loại hàng

hóa không thân thiện với môi trường.
2.5.2 Trong sản xuất
Diện tích sản xuất nhỏ lẻ điển hình như đến nay diện tích quy hoạch sản xuất
rau an toàn của cả vùng đồng bằng sông Hồng mới đạt 14816 ha (chiếm 13% tổng
diện tích rau), nhưng diện tích được chứng nhận đủ điều kiện sản xuất rau an toàn chỉ
có 6.755ha.
Chưa đồng bộ trong sản xuất, lưu thông. Thứ nhất là, về phía người nông dân:
việc trồng rau an toàn tốn nhiều công sức chăm sóc và tuân thủ theo quy trình sản xuất
rau an toàn nên giá thành của rau an toàn có khác biệt so với rau thường, đầu ra cho
rau an toàn chưa ổn định và làm cho nông dân không đủ tự tin vào việc trồng rau an
toàn và ngày càng rời xa các quy trình sản xuất rau an toàn. Thứ hai là, về phía các cá
nhân và doanh nghiệp phân phối rau an toàn. Hiện nay, việc nhận thức của các doanh
nghiệp, cá nhân kinh doanh rau chưa đầy đủ về lợi ích cho sức khỏe của người tiêu
dùng với rau an toàn.- Thứ ba việc liên kết giữa các ngành, doanh nghiệp và nông dân
trong sản xuất, tiêu thụ rau an toàn chưa đồng bộ nên việc phát triển rau an toàn còn
gặp nhiều khó khăn.- Thứ tư là về ý thức và kiến thức tiêu dùng của người dân về việc
sử dụng rau an toàn. Thực tế còn ít người tiêu dùng có đầy đủ kiến thức để phân biệt
rau an toàn với rau thường. Người dân thường chú trọng hơn vào hình thức và giá của
rau hơn là rau đó được sản xuất theo quy trình nào và vẫn chưa có thói quen mua rau
an toàn vì giá cả cao hơn và chưa tin tưởng vào chất lượng sản phẩm; chưa thấy hết
những lợi ích khi dùng loại sản phẩm này. Chính vì thế, nhận thức và kiến thức của
người dân về rau an toàn cần được nâng cao để rau an toàn có thể tìm được chỗ đứng
bền vững trên thị trường.
2.6 GIẢI PHÁP

Về phía chính phủ
Nhà nước cần xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý về tiêu dùng xanh sẽ tạo
ra động lực khuyến khích và nguồn cung cho nhu cầu “tiêu dùng xanh trên thị
trường.”
Đưa ra các chính sách khuyến khích các nhà sản xuất các sản phẩm, dịch vụ

xanh. Phát triển những ngành nghề, lĩnh vực có áp dụng công nghệ sạch, sản xuất sạch
hơn, hướng đến các sản phẩm cho tiêu dùng xanh.
Phát triển những ngành nghề, lĩnh vực có áp dụng công nghệ sạch, sản xuất
sạch hơn, hướng đến các sản phẩm cho tiêu dùng xanh. Đẩy mạnh xanh hóa sản xuất,
ưu tiên các chính sách và kế hoạch hành động phát triển năng lượng tái tạo, sử dụng
tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên, phát triển công nghệ xanh, cơ chế phát triển sạch
Bên cạnh đó, cần phát triển và nhân rộng các mô hình doanh nghiệp xanh, hỗ


trợ về giá đối với các sản phẩm, dịch vụ xanh và tăng cường tiếp thị quảng cáo trong
tiêu thụ các sản phẩm xanh. Tổ chức chương trình đào tạo về sản xuất xanh cho lực
lượng lao động trực tiếp tham gia vào các mô hình doanh nghiệp xanh. Tăng cường
thực hiện các chương trình kích cầu tiêu dùng xanh đối với các sản phẩm, nhằm đưa
các sản phẩm xanh vào tiêu dùng và nâng cao thói quen tiêu dùng thân thiện môi
trường của con người.
Đẩy mạnh tuyên truyền về lợi ích của các sản phẩm xanh, chất lượng và giá cả
cạnh tranh trên thị trường của các sản phẩm xanh cũng như lợi ích thiết thực trong bảo
vệ môi trường đến cộng đồng, người tiêu dùng, người sản xuất để thu hút lực lượng
tiêu thụ sản phẩm xanh và nâng cao nhận thức về tiêu dùng xanh. Đồng thời tạo mối
quan hệ chặt chẽ giữa nhà sản xuất xanh, sản phẩm xanh và người “tiêu dùng xanh”.
Chính quyền địa phương cần tăng cường công tác tuyên truyền, vận động
nhằm nâng cao nhận thức ý nghĩa, tầm quan trọng của hành vi tiêu dùng xanh đối với
cá nhân, gia đình và cộng đồng.
Về phía người tiêu dùng
Người dân cần ý thức rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của tiêu dùng xanh đối với
môi trường, sức khỏe của cá nhân, cộng đồng vì sự phát triển bền vững cho muôn đời
sau. Tích cực vận động người thân, gia đình thực hiện hành vi tiêu dùng xanh, coi đây
là trách nhiệm và vinh dự lớn lao của mỗi con người trong xã hội.
3. KẾT LUẬN
Vấn đề môi trường đã, đang và sẽ là vấn đề mà cả thế giới quan tâm.Các sản

phẩm xanh, thay thế các hang hóa độc hại với môi trường, đang dần trở thành xu thế
chung của nhiều quốc gia. Sự thay đổi cách tiêu dùng và sản xuất bền vững, thân thiện
với môi trường đang diễn ra vô cùng mạnh mẽ, đặc biệt là các nước có nền kinh tế
mạnh, cũng là các quốc gia phải đối mặt với sự ô nhiễm nặng nhất. Các sản phẩm than
thiện với môi trường được xem là một sự đầu tư mới mẻ và hiệu quả nhằm bảo vệ môi
trường đang ngày càng bị ô nhiễm, suy thoái nghiêm trọng. Khi các tiêu chí về sản
phẩm thân thiện môi trường được đưa ra phù hợp, sự tang lên trong việc sử dụng các
loại sản phẩm này thì các tiêu chí về môi trường sẽ được tăng lên, môi trường sẽ được
bảo vệ dựa trên sự thúc đẩy của thị trường.
Ngoài ra, việc xoá bỏ các hàng rào thuế quan, tự do hoá thương mại, thay thế
bằng các hàng rào môi trường, các doanh nghiệp cũng nên chú ý đặc biệt đến yếu tố
môi trường trong các sản phẩm của mình nếu muốn xuất khẫu sang các nước. Khu
vực EU và Mỹ là những khu vực rất khó tính trong vấn đề này. Việc sản xuất các hang
hóa xanh sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao uy tín, năng lực cạnh tranh, tạo dựng hình
ảnh tốt của doanh nghiệp trước mắt người tiêu dung, thúc đẩy doanh số tại những nơi
có nhu cầu hang háo xanh.
Tuy có giá cao hơn so với sản phẩm thông thường nhưng sản phẩm xanh đem
lại lợi ích to lớn và lâu dài. Hy vọng nggười tiêu dùng cũng như doanh nghiệp trong


nướcnên thay đổi thói quen mua sắm,sản xuất của mình. Vấn đề này mang tính xã hội
cao, không phải của riêng một cá nhân mà là của cả một đất nước. Chính vì vậy, Nhà
nước cần giúp đỡ các doanh nghiệp, người tiêu dùng được tiếp cận các sản phẩm
xanh, để góp phần bảo vệ môi trường.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Nguyễn Thị Bảo Loan, 2009. Thực trạng và tiềm năng phát triển sản


2.
3.
4.

5.

6.

7.
8.
9.

phẩm thân thiện với môi trường ở Việt Nam. />Chứng nhận hệ thống quản lý môi trường ISO 14001.
/>Tiêu Chuẩn VietGAP. />Sản phẩm thân thiện với môi trường – xu thế tất yếu trong tiêu dùng
hiện đại và hướng đi mới cho các doanh nghiệp Việt Nam.
/>Nguyễn Song Tùng, 2015. Cơ hội và thách thức trong thúc đẩy tiêu
dùng xanh ở Việt Nam. />Hồ Hiền Lương. Đưa rau an toàn đến tay người tiêu dùng, Thách thức

giải
pháp.
/>9;jsessionid=3DB2F3DCEA3BE3D10CF4704CA8FB3D7F?
refererPlid=10450
Sản
phẩm
xanh.
/>l=vi&nid=San_pham_xanh_&gid=120
Hệ thống quản lý môi trường (EMS). />Trương Chí Tiến. Quản trị chất lượng sản phẩm. Trang 59 – 61.




×