PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH VI SINH VẬT
TRONG ĐẤT
Khu hệ vi sinh vật đất có mối quan hệ mật thiết với
cây trồng, vì thế việc xác
định vi sinh vật trong đất có vai trò rất quan trọng,
giúp ta biết được số lượng cũng
như thành phần vi sinh vật trong đất. Trên cơ sở đó
mà có những biện pháp tích cực
tạo điều kiện cho những vi sinh vật có ích phát triển
và hạn chế sự có mặt của
những vi sinh vật có hại. Để xác định vi sinh vật
trong đất người ta có thể dùng
nhiều phương pháp khác nhau, trong đó có 2 phương
pháp dưới đây được dùng
nhiều hơn cả:
- Phương pháp xác định trực tiếp số lượng tế bào
bằng cách đếm dưới kính
hiển vi nhờ phòng đếm hồng cầu.
- Phương pháp xác định gián tiếp số lượng tế bào
bằng cách đếm số khuẩn
lạc tạo thành khi nuôi cấy trên môi trường đặc.
Để xác định số lượng vi sinh vật trong đất phải tiến
hành qua các bước sau:
I. Lấy mẫu đất:
Việc lấy mẫu đất phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Lấy mẫu có tính chất dại diện.
- Lượng mẫu lấy vừa phải, đủ để phân tích các đặc
tính lý, hoá, sinh học của
đất.
- Dụng cụ lấy mẫu, chứa mẫu phải vô trùng.
- Lấy mẫu xong phải phân tích ngay không được để
quá 24 giờ.
- Mẫu lấy phải có nhãn ghi ký hiệu mẫu, thời gian lấy
mẫu, địa điểm lấy
mẫu, thời điểm lấy mẫu, đặc điểm của vùng lấy mẫu
(đất đai, cây trồng, thời tiết khí
hậu, địa hình...).
Mẫu đất lấy về cần phân tích ngay, nếu để quá 24 giờ
một số vi khuẩn sẽ
chết, hoặc một số bào tử nấm và vi khuẩn có thể nảy
nở thêm hoặc vi sinh vật ở
không khí xâm nhập vào làm cho thành phần và số
lượng vi sinh vật trong đất thay
đổi đi. Nếu trường hợp chưa phân tích được ngay thì
phải bảo quản trong tủ lạnh có
nhiệt độ khoảng 4 – 5oC.
Pha loãng mẫu:
- Chuẩn bị 2 bình tam giác dung tích 250 ml, bình thứ
nhất chứa 99 ml nước
cất vô trùng, bình thứ hai để không và một số ống
nghiệm có chứa 9 ml nước cất vô
trùng.
110
- Khử trùng cối, chày sứ bằng cách cho vào một ít
cồn và đốt lên, sau đó để
nguội.
- Cân 1 gam đất cho vào cối sứ đã vô trùng.
- Lấy 0,5 – 1 ml nước cất vô trùng ở bình tam giác
thứ nhất cho vào cối sứ có
đất để làm nhão đất. Dùng chày sứ đã vô trùng
nghiền nát trong vòng 5 phút.
- Dùng toàn bộ nước ở bình thứ nhất để chuyển hỗn
hợp đất đã nghiền nát
vào bình tam giác không.
- Lắc bình có chứa dung dịch đất trong 5 phút, để yên
30 phút để làm lắng
các hạt lớn. Dung dịch đất trong bình tam giác này có
độ pha loãng 100 lần (10-2).
- Lấy 1 ml dung dịch đất có độ pha loãng 100 lần cho
vào ống nghiệm thứ
nhất có chứa 9 ml nước cất vô trùng, trộn đều dung
dịch bằng cách hút lên rồi thổi
xuống 3 – 5 lần ta được độ pha loãng 10-3.
- Tiếp tục hút 1 ml ở ống nghiệm thứ nhất cho vào
ống nghiệm có chứa 9 ml
nước cất vô trùng thứ hai, trộn đều dung dịch như
trên ta có độ pha loãng 10-4.
- Cứ tiếp tục hút như vậy từ ống nghiệm thứ hai sang
ống nghiệm thứ 3, từ
ống 3 sang ống 4... ta sẽ có các độ pha loãng 10-5,
10-6...