ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
–––––––––––––––––––––––
NGUYỄN THÀNH CHUNG
MỘT SỐ GIẢI PHÁP TÁI CƠ CẤU
NGÀNH NÔNG NGHIỆP THEO HƢỚNG
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TỈNH PHÚ THỌ
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
THÁI NGUYÊN - 2015
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN
/>
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
–––––––––––––––––––––––
NGUYỄN THÀNH CHUNG
MỘT SỐ GIẢI PHÁP TÁI CƠ CẤU
NGÀNH NÔNG NGHIỆP THEO HƢỚNG
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TỈNH PHÚ THỌ
Chuyên ngành: Quản lý Kinh tế
Mã số: 60.34.04.10
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN CÚC
THÁI NGUYÊN - 2015
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN
/>
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả đã nêu trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, trung thực và chƣa đƣợc
dùng để bảo vệ một học vị nào khác. Mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận
văn đều đã đƣợc cảm ơn. Các thông tin, trích dẫn trong luận văn đều đã đƣợc
ghi rõ nguồn gốc./.
Thái Nguyên, ngày tháng … năm 2015
Tác giả luận văn
Nguyễn Thành Chung
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN
/>
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài: "Một số giải pháp tái cơ cấu ngành nông
nghiệp theo hướng phát triển bền vững tỉnh Phú Thọ", tôi đã nhận đƣợc sự hƣớng
dẫn, giúp đỡ, động viên của nhiều cá nhân và tập thể. Tôi xin đƣợc bày tỏ sự cảm
ơn sâu sắc nhất tới tất cả các cá nhân và tập thể đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong
học tập và nghiên cứu.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Quản lý Đào tạo sau Đại
học, các khoa, phòng của Trƣờng Đại học Kinh tế và Quản trị
-
Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi về mọi mặt trong quá trình học tập và
hoàn thành luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của giáo viên hƣớng dẫn
PGS.TS. Nguyễn Cúc.
Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ, đóng góp nhiều ý kiến quý báu của các nhà khoa
học, các thầy, cô giáo trong Trƣờ
ế và Quản trị Kinh doanh - Đại
học Thái Nguyên.
Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi còn đƣợc sự giúp đỡ và cộng tác của các
đồng chí tại các địa điểm nghiên cứu, tôi xin chân thành cảm ơn các bạn bè, đồng
nghiệp và gia đình đã tạo điều kiện mọi mặt để tôi hoàn thành nghiên cứu này.
Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc đối với mọi sự giúp đỡ quý báu đó.
Thái Nguyên, ngày tháng … năm 2015
Tác giả luận văn
Nguyễn Thành Chung
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN
/>
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ii
MỤC LỤC ................................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................... vii
DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................... viii
DANH MỤC CÁC HÌNH ........................................................................................ix
MỞ ĐẦU ...................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài....................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu .............................................................................................2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................2
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài..............................................................3
5. Bố cục của đề tài ....................................................................................................3
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TÁI CƠ CẤU
NGÀNH NÔNG NGHIỆP THEO HƢỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ....4
1.1.Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hƣớng phát triển bền vững.......................4
1.1.1. Khái niệm Tái cơ cấu nông nghiệp theo hƣớng phát triển bền vững ...........4
1.1.2. Tính tất yếu khách quan của tái cơ cấu nông nghiệp theo hƣớng phát
triển bền vững.............................................................................................................5
1.1.3. Thành tựu và hạn chế trong phát triển nông nghiệp của Việt Nam..............6
1.1.4. Những nội dung chủ yếu của tái cơ cấu .......................................................15
1.1.5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến tái cơ cấu ngành nông nghiệp...........................23
1.2. Quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc về tái cơ cấu nông nghiệp theo
hƣớng phát triển bền vững.......................................................................................27
1.2.1. Những quan điểm của Đảng .........................................................................27
1.2.2. Chƣơng trình (đề án) phát triển nông nghiệp theo hƣớng phát triển bền
vững của tỉnh Phú Thọ.............................................................................................32
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN
/>
iv
1.3. Kinh nghiệm quốc tế tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hƣớng phát
triển bền vững...........................................................................................................42
1.3.1. Kinh nghiệm của Nhật Bản ...........................................................................42
Chƣơng 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................52
2.1. Câu hỏi nghiên cứu ...........................................................................................52
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu..................................................................................52
2.2.1. Phƣơng pháp thu thập số liệu........................................................................52
2.2.2 Phƣơng pháp xử lý số liệu..............................................................................52
2.2.3. Phƣơng pháp phân tích ..................................................................................53
2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu....................................................................54
2.3.1. Các chỉ tiêu đánh giá về tốc độ tăng trƣởng.................................................54
2.3.2. Các chỉ tiêu phát triển bền vững nông nghiệp ...........................................54
2.3.3. Các chỉ tiêu đánh giá về mặt kinh tế xã hội .................................................54
2.3.4. Chỉ tiêu về xây dựng nông thôn mới ............................................................54
Chƣơng 3: THỰC TRẠNG NGÀNH NÔNG NGHIỆP VÀ CƠ CẤU
NGÀNH NÔNG NGHIỆP TỈNH PHÚ THỌ 2011 - 2014 ..............................55
3.1. Giới thiệu chung về tỉnh Phú Thọ và khái quát tình hình sản xuất nông
nghiệp trên địa bàn tỉnh ...........................................................................................55
3.1.1. Giới thiệu chung về tỉnh Phú Thọ.................................................................55
3.1.2. Khái quát về tình hình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh
Phú Thọ ...................................................................................................................59
3.1.3. Thực trạng cơ cấu ngành nông nghiệp theo hƣớng phát triển bền
vững tỉnh Phú Thọ ...................................................................................................63
3.1.4. Thực trạng xây dựng nông thôn mới ............................................................75
3.2. Đánh giá tính bền vững của tái cơ cấu ngành nông nghiệp ở tỉnh Phú
Thọ trong thời gian qua ...........................................................................................79
3.2.1. Bền vững về kinh tế.......................................................................................79
3.2.2. Bền vững về xã hội ........................................................................................83
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN
/>
v
3.2.3. Bền vững về môi trƣờng ...............................................................................84
3.3. Đánh giá chung về tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Phú Thọ .............86
3.3.1. Những thành tựu đạt đƣợc ............................................................................86
3.3.2. Những tồn tại và hạn chế ..............................................................................87
3.3.3. Nguyên nhân ..................................................................................................88
Chƣơng 4: GIẢI PHÁP TÁI CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHỆP
THEO HƢỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TỈNH PHÚ THỌ ĐẾN
NĂM 2020 ..............................................................................................................89
4.1. Định hƣớng tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hƣớng phát triển bền
vững tỉnh Phú Thọ trong thời gian tới....................................................................89
4.1.1. Định hƣớng chung .........................................................................................89
4.1.2. Định hƣớng tái cơ cấu trong từng lĩnh vực cụ thể .......................................90
4.2. Các giải pháp nhằm tái cơ cấu nông nghiệp ...................................................98
4.2.1. Tăng cƣờng hiệu lực quản lý nhà nƣớc về quy hoạch và củng cố, nâng
cao hiệu quả hoạt động bộ máy quản lý nhà nƣớc .................................................98
4.2.2. Đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ và
đào tạo nghề........................................................................................................... 100
4.2.3. Tăng cƣờng xúc tiến thƣơng mại, xây dựng thƣơng hiệu, quản lý chất
lƣợng sản phẩm và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể ........................................ 105
4.2.4. Đẩy mạnh thực hiện Chƣơng trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông
thôn mới ................................................................................................................. 106
4.2.5. Về huy động nguồn lực đầu tƣ phát triển nông nghiệp, nông thôn ......... 107
4.2.6. Rà soát, hoàn thiện và triển khai có hiệu quả cơ chế, chính sách nhằm
khuyến khích, hỗ trợ cơ cấu lại nông nghiệp theo hƣớng tích cực .................... 108
KẾT LUẬN .......................................................................................................... 110
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 111
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN
/>
vi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN
/>
vii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CNH
: Công nghiệp hóa
CNH, HĐH
: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
ĐTH
: Đô thị hóa
HTX
: Hợp tác xã
KHKT
: Khoa học kỹ thuật
NSNN
: Ngân sách nhà nƣớc
NTM
: Nông thôn mới
TBKT
: Thiết bị kỹ thuật
TNHH
: Trách nhiệm hữu hạn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN
/>
viii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Thực trạng phát triển ngành trồng trọt của tỉnh Phú Thọ giai
đoạn 2009-2013 .............................................................................. 63
Bảng 3.2. Thực trạng đàn trâu, bò, lợn, gia cầm của tỉnh Phú Thọ giai
đoạn 2009 - 2013 ............................................................................ 70
Bảng 3.3. Diện tích và sản lƣợng nuôi trồng thuỷ sản của tỉnh Phú Thọ
giai đoạn 2009 - 2014 ..................................................................... 71
Bảng 3.4. Diện tích và sản lƣợng khai thác gỗ của tỉnh Phú Thọ giai đoạn
2009 - 2014 ..................................................................................... 74
Bảng 3.5. Thành tựu của công cuộc xây dựng nông thôn mới ....................... 76
Bảng 3.6. Giá trị sản xuất nông nghiệp tỉnh Phú Thọ (năm 2011, 2012 giá
1994; năm 2013, 2014 giá 2010) .................................................... 79
Bảng 3.7. Năng suất, sản lƣợng lúa và ngô giai đoạn 2011 - 2014 ................. 81
Bảng 3.8. Sản lƣợng lƣơng thực tỉnh Phú Thọ từ 2011 – 2014 ....................... 82
Bảng 3.9. Tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh Phú Thọ .................................................. 84
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN
/>
ix
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1: Tốc độ tăng trƣởng của nông nghiệp tỉnh Phú Thọ 2011 - 2014 .... 81
Hình 3.2: Thu nhập bình quân đầu ngƣời khu vực nông thôn tỉnh Phú Thọ
giai đoạn 2011 – 2014 ..................................................................... 83
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN
/>
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nông nghiệp, nông dân, nông thôn luôn giữ vai trò to lớn trong sự
nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và xây dựng chủ
nghĩa xã hội. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7, Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng
khoá X đã khẳng định: “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến
lƣợc trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc, là cơ sở và lực lƣợng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững,
giữ ổn định chính trị, bảo đảm an ninh quốc phòng; giữ gìn, phát huy bản sắc
văn hoá dân tộc và bảo vệ môi trƣờng sinh thái của đất nƣớc”. Trong những
năm gần đây khi nhiều ngành kinh tế khác bị ảnh hƣởng nặng nề bởi suy giảm
kinh tế, thì sản xuất nông nghiệp phát triển ổn định chính là “trụ đỡ” vững
chắc cho toàn bộ nền kinh tế.
Sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản của tỉnh Phú Thọ những năm gần
đây đã đạt đƣợc những kết quả quan trọng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh
ền vững, chƣa tƣơng
tế - xã hội của tỉ
xứng với tiề
ủa tỉnh, cụ thể
ởng chƣa cao,
quy mô sản xuất nhỏ, lẻ, chƣa có nhiều vùng sản xuất tập trung theo hƣớng sản
xuất hàng hóa; năng suất lao động thấp; sản phẩm nông nghiệp chủ yếu dƣới
dạng nguyên liệu thô, ít có sản phẩm đƣợc chế biến sâu; chất lƣợng, khả năng
cạnh tranh của nhiều sản phẩm nông nghiệp thấp... Đề án “Tái cơ cấu ngành
nông nghiệp theo hƣớng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” đƣợc
Chính phủ ban hành đã đề ra các nhiệm vụ, giải pháp đồng bộ nhằm khắc phục
những tồn tại, hạn chế trên, hƣớng tới phát triển nông nghiệp bền vững, cải
thiện nâng cao giá trị gia tăng. Đối với tỉnh Phú Thọ, thực hiện nhiệm vụ tái cơ
cấu ngành nông nghiệp đang đƣợc triển khai đồng bộ trên mọi lĩnh vực có ý
nghĩa hết sức quan trọng trong việc phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN
/>
2
Xuất phát từ những lý do trên, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: "Một số
giải pháp tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững tỉnh
Phú Thọ" làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng ngành nông nghiệp và sản xuất nông
nghiệp tỉnh Phú Thọ
sẽ đề xuất các giải pháp để tái cơ cấu ngành nông
nghiệp theo hƣớng phát triển bền vững.
2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận về tái cơ cấu ngành nông nghiệp
theo hƣớng phát triển bền vững.
- Đánh giá thực trạng ngành Nông nghiệp và PTNT tỉnh Phú Thọ, phân
tích những tiềm năng, lợi thế trong phát triển nông nghiệp tỉnh Phú Thọ.
- Đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm tái cơ cấu ngành nông nghiệp
theo hƣớng phát triển bền vững tại tỉnh Phú Thọ.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là tình hình sản xuất nông nghiệp và
tình hình tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hƣớng phát triển bền vững trên địa
bàn tỉnh Phú Thọ
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vị về không gian
Không gian nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu thực trạng hoạt động
tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
Phạm vi về nội dung
Nôi dung nghiên cứu của đề tài là thực trạng về ngành nông nghiệp và
cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Phú Thọ
Phạm vi về thời gian
Đề tài sẽ tiến hành nghiên cứu với thời gian từ năm 2011 – 2014 và giải
pháp tới năm 2020.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN
/>
3
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Đề tài là công trình nghiên cứu khoa học có ý nghĩa lý luận và thực tiễn
thiết thực là căn cứ, cũng nhƣ gợi ý hữu ích cho các nhà nghiên cứu khi nghiên
cứu đề tài liên quan tới tái cơ cấu nông nghiệp theo hƣớng bền vững.
Với việc đánh giá thực trạng nền nông nghiệp và tình hình sản xuất
nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, cũng nhƣ đề xuất các giải pháp nhằm
tái cơ cấu nông nghiệp theo hƣớng bền vững tại tỉnh Phú Thọ, đề tài sẽ là căn
cứ cũng nhƣ nguồn tài liệu tham khảo giúp cho tỉnh Phú Thọ có thể đƣa ra
các giải pháp, quy hoạch nhằm tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hƣớng
bền vững, từ đó góp phần nâng cao đời sống vật chất cũng nhƣ tinh thần cho
bà con nông dân trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
5. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận
văn đƣợc kết cấu thành 4 chƣơng:
Chương 1: Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hƣớng phát triển bền vững.
Chương 2: Phƣơng pháp nghiên cứu.
Chương 3: Thực trạng cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Phú Thọ.
Chương 4: Giải pháp tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hƣớng phát
triển bền vững tỉnh Phú Thọ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN
/>
4
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TÁI CƠ CẤU NGÀNH
NÔNG NGHIỆP THEO HƢỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
1.1.Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hƣớng phát triển bền vững
1.1.1. Khái niệm Tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững
Tái cơ cấu là việc xem xét và cấu trúc lại một phần, một số phần hay
toàn bộ một hệ thống, tổ chức, một đơn vị nào đó nhằm đạt đƣợc các mục tiêu
đặt ra.
Tái cơ cấu nông nghiệp là quá trình tổ chức sắp xếp lại tất cả các yếu tố
liên quan tác động đến chuỗi giá trị ngành hàng nông nghiệp, từ quy hoạch,
cơ sở hạ tầng sản xuất, chế biến, bảo quản; tổ chức sản xuất, chuỗi cung ứng
dịch vụ sản xuất, thu hoạch, thu mua, chế biến, bảo quản, tiêu thụ. Tái cơ cấu
nông nghiệp đƣợc xem xét là một quá trình (từ Trung ƣơng là Chính phủ và
các cấp địa phƣơng nhƣ cấp tỉnh…) thông qua ban hành hệ thống các chính
sách (tài chính, tiền tệ, hành chính, kinh tế…) và sử dụng các công cụ thuộc
chức năng, nhiệm vụ của mình để tác động tới việc phân bổ sử dụng các
nguồn lực sản xuất nông nghiệp cần thiết (đất đai, lao động và vốn…) nhằm
sắp xếp cơ cấu kinh tế nông nghiệp (bao gồm các lĩnh vực trồng trọt, chăn
nuôi, lâm nghiệp, thủy sản…) theo một xu hƣớng nhất định, đạt đƣợc các mục
tiêu đặt ra trong từng giai đoạn phát triển.
Phát triển bền vững là quá trình phát triển cần sự kết hợp hợp lý, hài
hòa, gắn kết chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với việc thực hiện tốt các vấn đề
xã hội và môi trƣờng. Sự phát triển đó đòi hỏi phải đáp ứng đƣợc những nhu
cầu hiện tại mà không ảnh hƣởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu
cầu của các thế hệ tƣơng lai (WCED, 1987; United Nations, 2010).
Qua các khái niệm nêu trên, chúng ta có thể hiểu rằng: “Tái cơ cấu
nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN
/>
5
1.1.2. Tính tất yếu khách quan của tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng phát
triển bền vững
Ngày 10/6/2013, Thủ tƣớng Chính phủ đã ra quyết định số 899/QĐTTg phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hƣớng nâng cao giá
trị gia tăng và phát triển bền vững. Đây là một Đề án hết sức quan trọng nhằm
thúc đẩy nền nông nghiệp thực sự tăng trƣởng về chất, góp phần vực dậy nền
kinh tế nƣớc nhà…
Thực tế đã chứng minh, trong các cuộc cách mạng, nông dân là lực
lƣợng chủ lực, nông thôn là địa bàn chiến lƣợc. Trong thời kỳ đổi mới, nông
nghiệp là mũi nhọn đột phá. Còn trong quá trình CNH-HĐH, nông nghiệp là
động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội. Đặc biệt, trong giai đoạn khủng
hoảng, nông nghiệp đƣợc ghi nhận là giá đỡ cho nền kinh tế.
Không những thế, trên trƣờng quốc tế, lƣợng nông sản của Việt Nam
xuất khẩu không ngừng tăng (riêng năm 2012 tổng kim ngạch xuất khẩu đạt
27,5 tỷ USD, trong đó nhiều mặt hàng nông, lâm, thủy sản đứng nhất, nhì
trong tốp đầu của thế giới). Nhƣng song song với thành quả nổi bật đó, đời
sống nông dân- chủ thể của nông nghiệp - vẫn gặp rất nhiều khó khăn vì thu
nhập èo uột, bấp bênh, chất lƣợng sống của nông hộ cũng thấp. Bởi vì nông
nghiệp Việt Nam tăng trƣởng thời gian qua đến chủ yếu từ khai thác tài
nguyên, lạm dụng phân bón hóa học cho ra khối lƣợng sản phẩm lớn, nhƣng
chất lƣợng sản phẩm thấp, giá rẻ, giá trị gia tăng không có. Tức là rất nhanh
tăng trƣởng nhƣng không vững bền.
Bởi lẽ, muốn đạt mục tiêu tái cơ cấu nông nghiệp việc cần làm là tái cơ
cấu sao cho nông sản Việt Nam xuất khẩu có giá thành cao, xây dựng đƣợc
thƣơng hiệu, có sức cạnh tranh mạnh so với các nƣớc khác; tránh tình trạng
giá nông sản, thủy sản của nƣớc ta biến động thất thƣờng, xu hƣớng ngày
càng giảm so với các nƣớc trong khu vực và thế giới, ảnh hƣởng đến thu nhập
của ngƣời làm nông nghiệp…
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN
/>
6
Bên cạnh đó, tái cơ cấu nông nghiệp là làm sao để tăng vốn đầu tƣ toàn
xã hội cho nông nghiệp, bao gồm cả đầu tƣ nhà nƣớc và đầu tƣ tƣ nhân, đầu
tƣ nƣớc ngoài. Đồng thời, các ngành, các cấp từ Trung ƣơng đến địa phƣơng
phải quy hoạch phát triển nông nghiệp trên địa bàn cả nƣớc, vùng lãnh thổ và
tỉnh, huyện, xã cho phù hợp với đặc điểm từng vùng để phát huy lợi ích trƣớc
mắt và lâu dài.
Điều này cần thể hiện rất rõ trong việc xác định trồng cây gì, nuôi con
gì có giá trị kinh tế cao và có khả năng cạnh tranh lớn ở từng vùng (miền núi,
trung du, đồng bằng, ven biển, hải đảo); và việc chế biến, bảo quản nông sản;
hƣớng sản phẩm đó đến thị trƣờng nào?... Hơn nữa, phải có giải pháp để thực
chất hóa sự liên kết “4 nhà” (Nhà nƣớc, nhà khoa học, nhà nông, nhà doanh
nghiệp) trong nông nghiệp;
1.1.3. Thành tựu và hạn chế trong phát triển nông nghiệp của Việt Nam
1.1.3.1. Những thành tựu phát triển nông nghiệp sau 30 năm đổi mới
- Một là, nông nghiệp tiếp tục phát triển với nhịp độ khá cao theo
hƣớng tăng năng suất, chất lƣợng và hiệu quả, bảo đảm vững chắc an ninh
lƣơng thực quốc gia; xuất khẩu nông, lâm thuỷ sản tăng nhanh; trình độ
khoa học công nghệ đƣợc nâng cao hơn.
- Hai là, kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội nông thôn đƣợc tăng cƣờng,
nhất là thuỷ lợi, giao thông, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất, từng bƣớc
làm thay đổi bộ mặt nông thôn.
- Các hình thức tổ chức sản xuất ở nông thôn tiếp tục đƣợc đổi mới;
kinh tế nông thôn phát triển theo hƣớng tăng công nghiệp, dịch vụ, ngành
nghề, góp phần tạo việc làm và tăng thu nhập cho cƣ dân nông thôn.
- Đời sống vật chất, tinh thần của cƣ dân các vùng nông thôn ngày càng
đƣợc cải thiện; xoá đói giảm nghèo đạt thành tựu to lớn. Năm 2007, thu nhập
bình quân đầu ngƣời ở khu vực này tăng 2,7 lần so với năm 2000, đặc biệt là
về cơ bản đã xoá đƣợc đói, tỷ lệ hộ nghèo hạ xuống còn 18%; thành tựu này
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN
/>
7
đƣợc cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Đồng thời, các công tác chăm sóc sức
khoẻ, khám chữa bệnh, phổ cập giáo dục, văn hoá, thông tin, thể thao cũng
đƣợc quan tâm và đẩy mạnh hơn.
- Hệ thống chính trị ở nông thôn do Đảng lãnh đạo đƣợc tăng cƣờng;
dân chủ cơ sở đƣợc phát huy; vị thế giai cấp nông dân đƣợc nâng cao; an ninh
chính trị, trật tự an toàn xã hội đƣợc giữ vững.
Trong quá trình thực hiện sự nghiệp đổi mới, vƣợt qua bao gian khó,
đến nay nền nông nghiệp nƣớc ta đã từng bƣớc trƣởng thành và đóng góp
nhiều thành tựu vào sự nghiệp phát triển kinh tế, trong đó nổi bật là những
vấn đề sau đây:
- Thành tựu nổi bật nhất là nông nghiệp Việt Nam tăng trƣởng cao, liên
tục, đặc biệt là căn bản giải quyết đƣợc vấn đề lƣơng thực cho đất nƣớc. Tăng
trƣởng bình quân hàng năm về nông lâm và ngƣ nghiệp thời kỳ 1991-2000 đạt
4,3% trong đó nông nghiệp đạt 5,4% (riêng lƣơng thực đạt 4,2%, cây công
nghiệp đạt 10%, chăn nuôi 5,4%) thuỷ sản tăng 9,1%, lâm nghiệp tăng 2,1%.
Sản xuất lƣơng thực nƣớc ta đã đạt đƣợc kết quả to lớn từ 13,478 triệu tấn
lƣơng thực năm 1976 đã tăng lên 14,309 triệu tấn năm 1980, lên 18,20 triệu
tấn 1985, lên 21,488 triệu tấn năm 1990, lên 27,570 triệu tấn năm 1995 và lên
34,254 triệu tấn năm 1999, đáng chú ý là năm 1999 so với năm 1994 sản
lƣợng lƣơng thực tăng 8,055 triệu tấn, hàng năm tăng bình quân, 1,611 triệu
tấn.. Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản năm 2010 theo giá so sánh
1994 ƣớc tính đạt 232,7 nghìn tỷ đồng, tăng 4,7% so với năm 2009, bao gồm
nông nghiệp đạt 168,4 nghìn tỷ đồng, tăng 4,2%; lâm nghiệp đạt 7,4 nghìn tỷ
đồng, tăng 4,6%; thuỷ sản đạt 56,9 nghìn tỷ đồng, tăng 6,1%.
Giải quyết tốt vấn đề lƣơng thực là điều kiện quyết định để đa dạng hoá
cây trồng, vật nuôi. Trong một thời kỳ dài, nông nghiệp nƣớc ta là nông
nghiệp độc canh lúa nƣớc, từ khi giải quyết đƣợc vấn đề lƣơng thực, mới có
điều kiện để đa dạng hoá theo hƣớng giảm tỷ trọng cây lƣơng thực, tăng tỷ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN
/>
8
trọng cây công nghiệp, cây ăn quả v.v... Diện tích cây lƣơng thực năm 1976
chiếm 88%, trong đó lúa chiếm 75,2% tổng diện tích gieo trồng, các loại cây
trồng khác chiếm tỷ trọng thấp, tỷ trọng cây công nghiệp chiếm 6%, cây ăn
quả chiếm 25%. Đến năm 2000 tỷ trọng diện tích cây lƣơng thực giảm xuống
67,11% trong đó lúa chiếm 61,38%, tỷ trọng cây công nghiệp tăng lên 6,33%
riêng cây công nghiệp lâu năm chiếm 11,21% tỷ trọng cây ăn quả tăng lên
4,34%. Lƣơng thực dồi dào, nguồn thức ăn phong phú đã tạo điều kiện để
phát triển chăn nuôi. Đàn trâu tăng từ 2,2565 triệu con năm 1976 tăng lên
2,5902 triệu con năm 1985 và lên 2,9773 triệu con năm 1994, từ năm 1995 trở
đi đàn trâu giảm xuống, năm 2000 còn 2,8972 triệu con. Đàn bò năm 1976 số
lƣợng đàn bò chỉ bằng 71,6% so với năm 1960. Song từ năm 1981 lại đây con
bò đƣợc xác định không chỉ cày kéo mà là nguồn cung cấp thịt, sữa cho nhân
dân, 11 đàn bò nƣớc ta đã tăng lên nhanh chóng, năm 2000 đàn bò cả nƣớc đã
tăng lên 4,1279 triệu con tăng 152,21% so với năm 1976, trong đó đàn bò
miền Bắc gấp 3,12 lần. Hiện nay lợn là gia súc cung cấp nguồn thịt chủ yếu
cho nhân dân, số lƣợng đàn lợn từ 8,9581 triệu con năm 1976 tăng lên
12,2605, tăng 36,86%, đó là thời kỳ lƣơng thực đang gặp khó khăn đàn lợn
tăng chậm. Từ năm 1991 trở đi lƣơng thực đƣợc giải quyết vững chắc, đàn
lợn đã tăng nhanh từ 12,1404 triệu con tăng lên 17,6359 triệu con, chỉ trong
vòng 7 năm số lƣợng đàn lợn tăng thêm nhiều hơn 2,29 lần của 15 năm trƣớc
đó. Điều đáng chú ý là số lƣợng đàn lợn năm 2000 tăng 125,42% so với năm
1976, trong khi đó sản lƣợng thịt lợn hơi tăng 326,85%. Đạt đƣợc kết quả đó
là do chất lƣợng đàn lợn tăng lên; biểu hiện ở tỷ lệ đàn lợn lai kinh tế chiếm
tỷ trọng cao 70-80% tổng đàn lợn, trọng lƣợng xuất chuồng bình quân cả
nƣớc đạt 69,0kg/con. Ngoài lợn, trâu bò chăn nuôi gia cầm đang phát triển
mạnh về số lƣợng và chủng loại, cùng với phƣơng thức chăn nuôi truyền
thống, nông dân đã tiếp thu phát triển chăn nuôi kiểu công nghiệp. Sản lƣợng
thịt hơi gia cầm từ 167,9 ngàn tấn năm 1990 tăng lên 226,1 ngàn tấn năm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN
/>
9
1997. Năm 2010 đàn lợn cả nƣớc có 27,37 triệu con, giảm 0,9% so với cùng
thời điểm năm 2009. Đàn gia cầm có 300,5 triệu con, tăng 7,3%. Đàn trâu có
2913,4 nghìn con, tăng 0,9%. Đàn bò có 5916,3 nghìn con, giảm 3,1%. Sản
lƣợng thịt trâu hơi xuất chuồng năm 2010 ƣớc tính 84,2 nghìn tấn, tăng 6,5% so
với năm 2009. Sản lƣợng thịt bò 278,9 nghìn tấn, tăng 5,9%. Sản lƣợng thịt lợn
3036,4 nghìn tấn, tăng 0,2%. Sản lƣợng thịt gia cầm 621,2 nghìn tấn, tăng
17,5%. Trứng gia cầm 6371,8 triệu quả, tăng 16,5%.
Những năm gần đây thuỷ sản đã có bƣớc phát triển đáng kể, công tác
nuôi trồng thủy sản đƣợc coi trọng, nhất là vùng ven biển. Những cơ sở sản
xuất giống và nuôi tôm xuất khẩu đƣợc triển khai ở ven biển miền Trung.
Việc đánh bắt hải sản đang đƣợc khôi phục và phát triển ở nhiều địa phƣơng,
tàu thuyền và các phƣơng tiện đánh bắt đƣợc tăng cƣờng, nhất là hiện nay các
tỉnh đang triển khai dự án đánh bắt cá xa bờ, tiềm lực của thuỷ sản đƣợc tăng
nhanh, nhờ vậy mà sản lƣợng thuỷ sản tăng nhanh, sản phẩm xuất khẩu ngày
càng lớn. Sản lƣợng thuỷ sản năm 2010 ƣớc tính đạt 5127,6 nghìn tấn, tăng 5,3% so
với năm 2009, trong đó cá đạt 3847,7 nghìn tấn, tăng 4,8%; tôm 588,8 nghìn tấn, tăng
7,1%. Sản lƣợng thuỷ sản nuôi trồng năm nay ƣớc tính đạt 2706,8 nghìn tấn,
tăng 4,5% so với năm trƣớc.
- Từng bƣớc hình thành những vùng sản xuất chuyên môn hoá với quy
mô lớn. Từ nền nông nghiệp tự cung tự cấp chuyển sang sản xuất nông sản
hàng hoá, nông nghiệp nƣớc ta đã và đang từng bƣớc hình thành các vùng sản
xuất chuyên môn hoá với quy mô lớn. Hai vùng trọng điểm lúa của nƣớc ta là
đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng Sông Hồng đó là hai vùng sản xuất
lúa lớn nhất của đất nƣớc. Ở đồng bằng sông Cửu Long, năm 2000 diện tích
gieo trồng lúa đạt 3,936 triệu ha, hàng năm diện tích trồng lúa cần đƣợc mở
rộng, trong đó có những tỉnh có quy mô diện tích tƣơng đối lớn, nhƣ tỉnh
Kiên Giang có gần 540 ngàn ha, An Giang có 464 ngàn ha, Cần Thơ có 413
ngàn ha v.v... Sản lƣợng lúa đạt gần 16,69 triệu tấn, chiếm hơn 51,28% sản
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN
/>
10
lƣợng lúa cả nƣớc và đạt trên 80% sản lƣợng lúa hàng hoá và hàng hoá xuất
khẩu. Năng suất bình quân toàn vùng đạt trên 42 tạ/ha, trong đó An Giang đạt
46,9 tạ/ha, Tiền Giang - 46,1 tạ/ha v.v... Đồng bằng sông Hồng diện tích gieo
trồng lúa năm 2000 đạt hơn 1,212 triệu ha, diện tích lúa đƣợc ổn định trong
nhiều năm lại đây, năng suất lúa của đồng bằng sông Hồng đạt cao hơn so
với đồng bằng sông Cửu Long, năm 2000 đạt 53,3 tạ/ha và có xu hƣớng tăng.
Sản lƣợng lúa đạt 6,5948 triệu tấn, chiếm 20,26% tổng sản lƣợng lúa cả nƣớc.
Trong nhiều năm lƣơng thực vùng đồng bằng sông Hồng không đủ trang trải
nhu cầu trong vùng. Những năm gần đây đã có dƣ thừa, những năm gần đây
thóc hàng hoá hàng năm đã đạt trên 1 triệu tấn.
Cà phê là sản phẩm hàng hoá xuất khẩu quan trọng sau lúa gạo, năm
2000 diện tích cà phê cả nƣớc đạt 516,7 ngàn ha với sản lƣợng hơn 698,2
ngàn tấn cà phê nhân. Sản lƣợng cà phê xuất khẩu tăng nhanh từ 9000 tấn
năm 1985 tăng lên 89.6000 tấn năm 1990, lên 212,0 ngàn tấn năm 1995 và
trên 694,0 ngàn tấn năm 2000. Năm 2010 diện tích cà phê cả nƣớc 548,2 nghìn
ha, tăng 9,7 nghìn ha, sản lƣợng cà phê ƣớc tính 1105,7 nghìn tấn, tăng 4,6% so
với năm 2009. Cà phê đƣợc phân bố tập trung nhất ở vùng Tây Nguyên chiếm
80,25% diện tích và 85,88 sản lƣợng, riêng tỉnh ĐăkLăk chiếm 48,93% diện
tích và 64,73% sản lƣợng cà phê nhân cả nƣớc... Ngoài vùng cà phê Tây
Nguyên, cà phê cũng phát triển mạnh ở vùng Đông Nam Bộ, chiếm 13,27%
diện tích và 11,85% sản lƣợng cà phê của cả nƣớc, trong đó tập trung nhất là
tỉnh Bình Phƣớc.
Cao su là cây công nghiệp lâu năm đƣợc phát triển mạnh ở nƣớc ta,
đến năm 2000 Việt Nam đã có 406,9 ngàn ha, với sản lƣợng mủ khô 291,9
ngàn tấn và lƣợng cao su mủ khô đã xuất khẩu năm 2000 là 280,0 ngàn tấn.
Sản xuất cao su đƣợc phân bổ chủ yếu vùng Đông Nam Bộ, chiếm 71,14%
diện tích và 78,64% sản lƣợng cao su mủ khô cả nƣớc, trong đó tập trung ở
hai tỉnh Bình Phƣớc chiếm 44,39% diện tích và 42,44% sản lƣợng cao su cả
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN
/>
11
nƣớc. Cao su còn đƣợc phát triển mạnh ở Tây Nguyên, chiếm 21,44% diện
tích và 17,20 sản lƣợng mủ cao su. Năm 2010 cao su ƣớc tính đạt 754,5 nghìn
tấn, tăng 6,1%.
Hạt điều là sản phẩm có giá trị kinh tế cao, là một trong những cây xuất
khẩu quan trọng. Cây điều đƣợc trồng ở nƣớc ta từ lâu, phân bổ từ Quảng Nam
trở vào, đến năm 2000, cả nƣớc có 195,3 ngàn ha diện tích với 70,1 ngàn tấn sản
lƣợng, trong đó vùng Đông Nam Bộ chiếm 69,4% về diện tích và 78,89% về sản
lƣợng hạt điều cả nƣớc, tập trung nhiều nhất là tỉn Bình Phƣớc và Đồng Nai. Cây
điều gần đây đƣợc phát triển mạnh ở các tỉnh Tây Nguyên.
Về chăn nuôi đƣợc phân bố đồng đều ở các vùng trong cả nƣớc, tính
tập trung chƣa cao, song bƣớc đầu đã thể hiện sự hình thành vùng sản xuất
hàng hoá tƣơng đối rõ. Lợn là vật nuôi quan trọng, cung cấp nguồn thực phẩm
chủ yếu cho nhân dân nƣớc ta, sản lƣợng thịt hơi chiếm 76,8% tổng sản lƣợng
thịt hơi. Tính bình quân cả nƣớc trên 1 ha đất canh tác hàng năm có 3,18 con
lợn và sản xuất đƣợc 207,8 kg thịt hơi, trong lúc đó vùng đồng bằng sông
Hồng là nơi chăn nuôi lợn khá tập trung, chiếm 22,19% tổng đàn lợn và
26,41% tổng sản lƣợng thịt hơi sản xuất ra của cả nƣớc tính trên ha đất canh
tác hàng năm có 6,2 con lợn, cao gấp hai lần bình quân chung cả nƣớc và
503,9 kg thịt hơi, cao gấp 2,5 lần so với bình quân chung cả nƣớc. Đàn bò cả
nƣớc có gần 4,0 triệu con năm 1997, tính bình quân trên 1 ha đất nông nghiệp
có 0,51 con và sản xuất đƣợc 9,4 kg thịt hơi, trong đó vùng Duyên hải miền
Trung đạt mức cao nhất - 1,83 con/ha và 33,63 kg thịt hơi/ha cao gấp ba lần
bình quân chung cả nƣớc. Tiếp đó là vùng khu 4 đạt mức 1,29 con/ha và
13,48 kg thịt hơi/ha.
Nhờ quá trình chuyển nông nghiệp sang sản xuất hàng hoá theo hƣớng
đa dạng đã tạo điều kiện để từng bƣớc hình thành những vùng sản xuất
chuyên môn hoá, có quy mô sản phẩm hàng hoá lớn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN
/>
12
Nông nghiệp đã góp phần quan trọng trong việc tăng nguồn hàng
xuất khẩu, tăng nguồn ngoại tệ cho đất nƣớc. Với quan điểm xuất khẩu để
tăng trƣởng kinh tế, nông nghiệp nƣớc ta đã có những tiến bộ và chuyển
biến tích cực.
Năm 2010, tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đã đạt trên
18 tỷ USD, đƣa nƣớc ta thành một trong những quốc gia xuất khẩu nông, lâm,
thủy sản lớn trên thế giới. Năng suất lúa năm 2010 đạt 53 tạ/ha, gấp 4,4 lần
năng suất năm 1945 và gần gấp hai lần năm 1985. Sản lƣợng lúa năm 2010
đạt gần 40 triệu tấn; sản lƣợng thịt tăng gấp năm lần so với năm 1985; độ che
phủ của rừng tăng lên 39,5% vào năm 2010. Thủy sản năm 2010 đạt tổng sản
lƣợng 4,8 triệu tấn. Sản lƣợng muối đạt 1,1 triệu tấn. Nƣớc ta đã tham gia
xuất khẩu gạo, cà-phê, cao-su, chè, điều, hồ tiêu, thủy sản, các loại lâm sản
với số lƣợng và chất lƣợng ngày càng tăng. Hạt điều, hạt tiêu có giá trị xuất
khẩu cao nhất thế giới và đƣợc đánh giá cao về chất lƣợng; gạo, cà-phê đứng
thứ hai, cao-su đứng thứ tƣ, thủy sản đứng thứ năm, chè đứng thứ bảy... Ðã có
năm mặt hàng kim ngạch xuất khẩu từ 1 tỷ USD trở lên là gạo, thủy sản, đồ
gỗ, cà-phê và cao-su. Hàng nghìn công trình thủy lợi đƣợc xây dựng trong 65
năm qua, trong đó có nhiều công trình quy mô lớn. Hệ thống thủy lợi với
hàng nghìn hồ đập, trạm bơm, hàng chục nghìn km kênh mƣơng, đê kè đã
đƣợc hình thành.
Trong sự phát triển nhanh chóng của ngành nông lâm nghiệp trong
những năm qua có sự đóng góp đáng kể của đội ngũ cán bộ khoa học - kỹ
thuật thuộc các viện, các trung tâm nghiên cứu các trƣờng đại học và cán bộ
khuyến nông, khuyến lâm ở khắp mọi miền đất nƣớc. Thành tựu nổi bật nhất
của ngành nông nghiệp Việt Nam hiện nay là GDP hằng năm tăng trƣởng
tƣơng đối ổn định, bình quân từ 4,2% đến 4,5%/năm. Tổng giá trị nông, lâm
và thủy sản năm sau thƣờng cao hơn năm trƣớc, năm 2009 đã đạt khoảng 12,5
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN
/>
13
tỷ USD. Hiện nay, nhiều tiến bộ khoa học và công nghệ áp dụng vào sản xuất
nông nghiệp đã tạo ra giá trị gia tăng trong tăng trƣởng nông nghiệp khoảng
30%. Những năm qua, các cơ quan nghiên cứu, các nhà khoa học Việt Nam
nghiên cứu thành công các quy trình công nghệ và chọn tạo đƣợc nhiều giống
cây trồng, gia súc... Những tiến bộ kỹ thuật đó đƣợc đƣợc áp dụng vào sản
xuất nông nghiệp trên nhiều lĩnh vực nhƣ: trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng
thủy sản và chế biến sau thu hoạch. Năm 2011 cũng là năm thứ 21, nƣớc ta
thực hiện kim ngạch xuất khẩu gạo cao. Khả năng cả năm 2010, xuất khẩu đạt
6,5 triệu tấn, trong đó đến ngày 9-11-2010 đã giao cho bạn hàng nƣớc ngoài
5,9 triệu tấn gạo, với giá trị kim ngạch 2,5 tỷ USD (giá FOB) tăng 9% về số
lƣợng và 14% giá trị kim ngạch. Giá gạo xuất khẩu đang ngày càng tăng dần,
bình quân đạt 424 USD/tấn, tăng 18,58 USD/tấn so cùng kỳ năm 2009.. Với
sản lƣợng lúa chiếm hơn 90% số sản lƣợng các cây lƣơng thực có hạt, Việt
Nam đang trở thành nƣớc xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới.
- Nông nghiệp đã tạo nhiều việc làm, góp phần xoá đói giảm nghèo (tỷ
lệ hộ đói nghèo giảm 2%/năm). Trƣớc đổi mới, số ngƣời sống dƣới mức đói
nghèo là 60%, năm 2003 giảm xuống còn 29% và năm 2006 còn 19%. Mức
giảm đói nghèo ấn tƣợng này chỉ có Việt Nam và Trung Quốc đạt đƣợc trong
thời gian qua, chủ yếu là nhờ thành tựu to lớn trong lĩnh vực nông nghiệp,
phát triển nông thôn. Trong khi công nghiệp và dịch vụ còn đang lấy đà thì
nông nghiệp và kinh tế nông thôn vẫn là nơi tạo việc làm chính cho dân cƣ
nông thôn.
- Môi trƣờng đƣợc cải thiện một cách rõ rệt. Thập kỷ 90 của thế kỷ 20
chứng kiến những bƣớc ngoặt quan trọng về nhận thức và hành động của lâm
nghiệp, chuyển từ khai thác rừng tự nhiên sang bảo vệ rừng, tăng đầu tƣ trồng
mới, khoanh nuôi; xã hội hoá hoạt động trồng và bảo vệ rừng. Chƣơng trình
Phủ xanh đất trống đồi núi trọc (327), Chƣơng trình trồng mới 5 triệu hecta
rừng cùng các chính sách giao đất, giao rừng và hạn chế khai thác gỗ đã góp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN
/>
14
phần tăng tỷ lệ che phủ rừng từ 33,2% (năm 1999) lên 38% (năm 2006), tăng
lên 39,5% vào năm 2010.
- Công tác thuỷ lợi và phòng chống thiên tai có chuyển biến tích
cực. Đến nay, cả nƣớc có 75 hệ thống thuỷ lợi lớn; 800 hồ chứa lớn; 3.500 hồ
chứa dung tích trên 1 triệu m3; trên 1.000 trạm bơm; hàng vạn công trình
khác có khả năng tƣới trực tiếp cho 3, 45 triệu hecta, tiêu cho 1, 7 triệu hecta,
ngăn mặn 0, 87 triệu hecta, cải tạo chua phèn 1, 6 triệu hecta và cấp hơn 5 tỷ
m3/năm cho sinh hoạt và công nghiệp. Bên cạnh đó, hệ thống đê điều đồ sộ
với 5.700km đê sông, 2.000km đê biển, 23.000km bờ bao làm nền cho công
tác phòng chống thiên tai.
1.1.3.2. Những yếu kém, thách thức và yêu cầu tái cơ cấu
Bên cạnh những thành tựu đạt đƣợc nêu trên, nông nghiệp nƣớc ta cũng
còn nhiều tồn tại và hạn chế đặc biệt khi gia nhập WTO cũng tạo ra cho nông
nghiệp nhiều thách thức
- Bình quân đất nông nghiệp trên số dân làm nông ở Việt Nam là rất
thấp, chỉ có 0.16ha/đầu ngƣời. Vấn đề đối với quy mô đất nhỏ của các nông
hộ càng trầm trọng hơn do tính tính xé lẻ, một kết quả của áp lực gia tăng dân
số, và cụ thể ở miền bắc là do quá trình giao đất cho các nông hộ sau khi xóa
bỏ hệ thống hợp tác xã kiểu cũ. Hơn nữa, do những kiểm soát chặt chẽ của
chính phủ, thị trƣờng quyền sử dụng đất vẫn chƣa rõ ràng và do đó vận hành
chƣa có hiệu quả.
- Vốn đầu tƣ cho nông nghiệp, nông thôn qua thấp, chỉ bằng 10% so
với tổng đầu tƣ ngân sách xã hội. Chính vì đầu tƣ thấp nên sản xuất nông
nghiệp vẫn còn manh mún, nhỏ lẻ, trình độ canh tác của nông dân lạc hậu, hệ
thống hạ tầng phục vụ nông nghiệp chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu, tốc độ cơ
giới hóa chậm, chất lƣợng nông sản thấp, giá thành cao, khả năng cạnh tranh
kém, luôn bị động trƣớc những diễn biến thị trƣờng. Bên cạnh đó con số đầu
tƣ 10% ngân sách cho nông nghiệp cũng chƣa thực sự hiệu quả bởi chúng ta
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN
/>