Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

định hướng phát triển kinh doanh của ngành in thành phố hồ chí minh đến năm 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (450.11 KB, 56 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

~~~o0o~~~
THIỀU THỊ TÂM

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT
KINH DOANH CỦA NGÀNH IN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẾN NĂM 2010

CHUYÊN NGÀNH : KINH TẾ PHÁT TRIỂN
MÃ NGÀNH

: 5.02.05

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN : TS KHOA HỌC KINH TẾ NGUYỄN PHÚ TỤ

Thành phố Hồ Chí Minh – 2000
-Trang 1 -


Mục lục
Mở đầu ...................................................................................................................1
Chương 1 : Cơ sở lý luận về chiến lược phát triển .............................................. 4
1.1 Khái niệm và vai trò của chiến lược phát triển ............................................ 4
1.1.1 Khái niệm ..............................................................................................4
1.1.2 Vai trò của chiến lược phát triển ............................................................4
1.2 Các loại chiến lược phát triển ........................................................................5


1.2.1 Căn cứ vào phạm vi của chiến lược thì chiến lược bao gồm ......................5
1.2.2 Dựa vào sự tiếp cận chiến lược phát triển của doanh nghiệp ....................6
1.3 Quy trình hoạch đònh chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh ..................7
1.4 Môi trường kinh doanh với chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp
..................................................................................................8
1.4.1 Môi trường vó mô ........................................................................................8
1.4.2 Môi trường vi mô ......................................................................................10
1.4.3 Môi trường nội bộ .....................................................................................11
1.5 Ma trận SWOT và thiết lập các chiến lược phát triển ................................13
Chương 2 : Hiện trạng phát triển sản xuất kinh doanh của ngành In Thành phố
Hồ Chí Minh .......................................................................................................17
2.1 Khái quát về tình hình phát triển ngành In Thành phố Hồ Chí Minh ..........17
2.1.1 Thời kỳ trước năm 1986 ...........................................................................17
2.1.2 Từ năm 1987 đến nay ...............................................................................19
2.2 Thuận lợi – khó khăn của ngành In Thành phố trong những năm qua ........22
2.3 Phân tích đánh giá hoạt động ngành In Thành phố trong thời gian qua ......23

-Trang 2 -


2.3.1 Chính sách của nhà nước ..........................................................................23
2.3.2 Hệ thống tổ chức.......................................................................................25
2.3.3 Đào tạo nguồn nhân lực ...........................................................................25
2.3.4 Cạnh tranh trong nội bộ ngành .................................................................26
2.3.5 Cạnh tranh giữa các ngành .......................................................................27
2.3.6 Chất lượng sản phẩm ................................................................................28
2.4 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành In Thành phố trong
những năm qua.............................................................................................29
Chương 3 : Đònh hướng chiến lược phát triển ngành In Thành phố đến 2010....33

3.1 Căn cứ để đònh hướng chiến lược phát triển ngành In Thành pho...............33
3.1.1 Vò trí, nhiệm vụ của ngành In trong giai đoạn hiện nay .........................33
3.1.2 Căn cứ vào yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa .......34
3.2 Mục tiêu và phương hướng ngành In Thành phố trong giai đoạn tới.........40
3.3 Dự báo phát triển ngành In Thành phố đến 2010 ......................................41
3.3.1 Cơ cấu theo mặt hàng .............................................................................41
3.3.2 Cơ cấu theo chất lượng sản phẩm .............................................................42
3.3.3 Về công nghệ in .....................................................................................44
3.4 Vận dụng công cụ để hoạch đònh chiến lược phát triển của ngành In .......46
3.5 Giải pháp ....................................................................................................47
3.6 Kiến nghò ....................................................................................................51
Kết luận3

-Trang 3 -


MỞ ĐẦU
1- Lý do chọn đề tài :
Từ khi có chủ trương đổi mới, Đảng và Nhà nước ta đã đặc biệt quan tâm
đến ngành In . Bởi vì ngành In có một vai trò rất lớn đối với mọi mặt hoạt động
của xã hội : phát triển kinh tế , văn hóa , giáo dục , xây dựng đời sống tinh thần
của nhân dân , phục vụ nhiệm vụ chính trò đối nội và đối ngoại , phục vụ việc
quản lý hành chính , quản lý kinh tế trong giai đoạn mới , hơn nữa nó còn nâng
cao chất lượng cho sách , báo , xuất bản phẩm và các hoạt động giao dòch của
các cơ quan Nhà nước và nhân dân ta .
thành phố Hồ Chí Minh, trên mặt trận văn hóa, có một ngành công
nghiệp nào đã vươn lên đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng bằng sức của chính
mình, không chờ đợi sự đầu tư của Nhà nước, đó là ngành In.
Phải công bằng mà nói, đó là sự sáng tạo, cố gắng vươn lên của các nhà
quản lý, các kỹ sư, công nhân của các nhà in, được sự đồng tình, cổ vũ và giúp

đỡ của Thành ủy và y ban nhân dân Thành phố.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành quả mà nó đã biểu hiện trên từng trang
sách, từng trang báo hằng ngày đến với bà con độc giả, hoạt động in tại Thành
phố Hồ Chí Minh trong thời gian gần đây đã có những biểu hiện thiếu ổn đònh;
giá công in bò cạnh tranh gay gắt; công ăn việc làm của người lao động trong
ngành In bò ảnh hưởng; việc vi phạm các quy đònh hiện hành như in lậu, in nối
bản các loại sách giáo khoa, sách ngoại ngữ, sách tự điển, sách bói toán mê tín
dò đoan đang xảy ra trầm trọng .Nguyên nhân này là do :
Hiện nay, cả nước có 369 cơ sở in, không kể 3.701 cơ sở in nhỏ, thủ công,
photocopy, tạo mẫu. Riêng thành phố Hồ Chí Minh, nếu thống kê đầy đủ sẽ có
gần 100 cơ sở in công nghiệp lớn nhỏ, không kể gần 3.000 cơ sở in lưới, tạo
mẫu, photocopy, in laser. Như vậy số lượng các cơ sở in khoản đó là quá nhiều,
bởi vì chỉ có Nhà nước mới được lập các cơ sở in công nghiệp thì số lượng trên là
quá nhiều.

-Trang 4 -


Hơn nữa sự bùng nổ thông tin trên thế giới đã tạo ra một hệ thống thông tin
đa phương tiện, kỹ thuật máy vi tính đã góp phần làm đảo lộn hoàn toàn ngành
công nghiệp in. Bên cạnh đó, các loại máy photocopy, máy in Master, máy in
laser, in lưới thủ công với thiết bò hiện đại đã xuất hiện với số lượng quá nhu
cầu; một số lớn các cơ sở in bao bì có thiết bò công nghiệp cũng không nằm trong
hệ thống Nhà nước quản lý … đã góp phần lôi kéo một số lượng lớn sản phẩm in
ra khỏi các xí nghiệp in.
Thực trạng trên diễn ra bởi vì ngành In chưa có một quy hoạch phát triển,
tầm chiến lược cho ngành và chưa có phướng pháp tư tưởng đúng trong công tác
quản lý nhà nước.
Xuất phát từ thực tế trên, tôi xin chọn đề tài luận văn : Đònh hướng phát
triển sản xuất kinh doanh ngành In Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2010 làm

luận văn Thạc só khoa học kinh tế .

2- Tình hình nghiên cứu đề tài :
Những năm qua có một số luận văn cử nhân nghiên cứu về nâng cao hiệu
quả sản xuất kinh doanh của một số công ty ngành In Thành phố , chưa có luận
văn Thạc só nghiên cứu ngành In Thành phố Hồ Chí Minh dưới giác độ kinh tế
phát triển .
Đối với nội bộ ngành In Thành phố Hồ Chí Minh đã có xây dựng đònh
hướng phát triển đến năm 2010 . Nội dung đònh hướng đó bao quát trên nhiều
khía cạnh và chủ yếu đi vào các số liệu , mục tiêu cụ thể . Nó chưa được xem
xét dưới khía cạnh kinh tế phát triển . Như vậy đề tài mà tôi lựa chọn làm đề tài
Khoa Học cho luận văn Thạc Só chưa có công trình nào nghiên cứu và không
trùng lắp.

3- Mục đích – Nhiệm vụ của luận văn :
Mục đích luận văn là sử dụng các kiến thức đã học về kinh tế phát triển để
phân tích ngành In Thành phố Hồ Chí Minh . Qua đó rút ra những nhận xét ,
những điểm thành công và hạn chế của ngành In Thành phố trong những năm
qua . Trên cơ sở kết quả phân tích hiện trạng, dự báo môi trường kinh doanh,
luận văn đưa ra một số đònh hướng phát triển ngành In Thành phố Hồ Chí Minh
-Trang 5 -


đến năm 2010 . Tác giả hy vọng kết quả nghiên cứu sẽ là một trong những căn
cứ để ngành In tham khảo , vận dụng nhằm góp phần phát triển sản xuất kinh
doanh của ngành.
Nhiệm vụ của đề tài :
- Cung cấp cơ sở lý luận nhằm đònh hướng cho việc xây dựng chiến lược
phát triển của ngành In .
- Phân tích đánh giá môi trường, tình hình hoạt động của ngành In thành

phố trong những năm qua.
- Đònh hướng phát triển của ngành In thành phố Hồ Chí Minh đến 2010.
-Đề xuất biện pháp và kiến nghò để thực hiện chiến lược phát triển ngành
In Thành phố Hồ Chí Minh.

4- Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu :
Luận văn được thực hiện với nguồn thông tin thu thập chủ yếu từ ngành in
của sở văn hóa thông tin thành phố Hồ Chí Minh và của cục thống kê thành phố
.
Phương pháp nghiên cứu : dùng phương pháp hệ thống hóa, phân tích các
dữ liệu, sự kiện, thông tin để đánh giá tình hình hiện tại, làm căn cứ để Đònh
hướng phát triển sản xuất kinh doanh của ngành In Thành phố đến năm 2010.
Giới hạn nghiên cứu của đề tài là một số đònh hướng phát triển sản xuất
kinh doanh chứ không đi toàn diện các vấn đề để phát triển ngành In Thành phố.

5- Kết cấu của luận văn :
Gồm có mục lục, lời nói đầu , 3 chương nội dung ,kết luận, danh mục tài
liệu tham khảo.
Nội dung của luận văn được trình bày thành ba phần chính :
- Chương 1

: Cơ sở lý luận về chiến lược phát triển.

- Chương 2

: Phân tích, đánh giá thực trạng của ngành In Thành
phố trong những năm qua.

- Chương 3


: Đònh hướng phát triển sản xuất kinh doanh của ngành
In Thành phố đến năm 2010.

-Trang 6 -


CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ CHIẾN LƯC
PHÁT TRIỂN
1.1. Khái niệm và vai trò của chiến lược phát triển
1.1.1. Khái niệm :
- Chiến lược được các nước tư bản sử dụng lần đầu tiên vào những năm sắp
kết thúc thế chiến thứ II. Họ dùng thuật ngữ chiến lược theo nghóa là các kế
hoạch lớn, kế hoạch dài hạn được khởi thảo trên cơ sở tin chắc là cái gì đối
phương có thể làm hoặc không thể làm để phản ảnh những lónh vực rộng lớn
trong hoạt động sản xuất kinh doanh của tổ chức. Thuật ngữ “ chiến lược kinh
doanh ” thường được dùng theo 3 ý nghóa phổ biến nhất các chương trình hoạt
động tổng quát và sự triển khai các nguồn lực quan trọng để đạt được các mục
tiêu toàn diện.
+ Xác đònh các mục tiêu dài hạn cơ bản của tổ chức .
+ Đưa ra các chương trình hành động tổng quát.
+ Lựa chọn các phương án hành động, triển khai phân bổ nguồn tài
nguyên để thực hiện mục tiêu đã đề ra.
Chiến lược kinh doanh là một khái niệm được các nhà quản trò hiểu với
những cách tiếp cận khác nhau. Song chung quy chiến lược kinh doanh là :“ Quá
trình nghiên cứu các môi trường hiện tại cũng như tương lai và liên kết các yếu
tố ấy với những khả năng bên trong để hoạnh đònh mục tiêu của doanh nghiệp
và thực hiện các mục tiêu ấy, đồng thời kiểm tra quá trình thực hiện các quyết
đònh đó nhằm thực hiện được nhiệm vụ lâu dài của doanh nghiệp”.
1.1.2. Vai trò của chiến lược phát triển.
Chiến lược kinh doanh có một tầm quan trọng đặc biệt trong hoạt động sản

xuất kinh doanh của doanh nghiệp:
- Giúp doanh nghiệp có đònh hướng lâu dài trong phát triển sản xuất kinh
doanh.
- Giảm được rủi ro trong kinh doanh, nhờ dự báo được triển vọng sản xuất
kinh doanh.

-Trang 7 -


Thực tế chứng minh rằng 1 tổ chức thành đạt thường là 1 tổ chức có chiến
lược kinh doanh đúng đắn, chiến lược kinh doanh như 1 sợi chỉ đỏ xuyên suốt
toàn bộ quá trình phát sinh, tồn tại và phát triển của tổ chức. Bởi vì :
- Tạo điều kiện cho tổ chức đương đầu nổi với sự thay đổi của môi trường,
có thể sáng tạo cũng như tác động thay đổi môi trường, vì thế tổ chức sẽ hoạt
động linh hoạt và tránh được rũi ro.
- Tạo điều kiện cho tổ chức khai thác, huy động, bố trí, sử dụng nguồn tài
nguyên 1 cách có hiệu quả.
- Là cơ sở để xác đònh các chỉ tiêu hoạt động sản xuất kinh doanh cụ thể
của tổ chức và đo lường, đánh giá các kết quả đó.
- Chiến lược tạo điều kiện hình thành đội ngũ nhân viên có trình độ kiến
thức, cũng như kinh nghiệm cạnh tranh và kinh doanh một cách lâu dài trên thò
trường

1.2. Các loại chiến lược phát triển :
1.2.1. Căn cứ vào phạm vi của chiến lược thì chiến lược bao gồm :
1.2.1.1. Chiến lược phát triển kinh doanh tổng quát :
Chiến lược phát triển kinh doanh tổng quát của doanh nghiệp thường đề
cập đến những vấn đề quan trọng nhất, bao quát nhất và có ý nghóa lâu dài,
quyết đònh vấn đề sống còn của doanh nghiệp.
Chẳng hạn xác đònh chỗ đứng của doanh nghiệp trong tương lai 5-15 năm,

sản phẩm hàng hóa trên thò trường đó, khách hàng của doanh nghiệp, công nghệ,
cơ cấu tổ chức và cách thức quản trò ở từng thời điểm.
Tùy trường hợp cụ thể mà chiến lược có những mục tiêu chủ yếu khác
nhau, thường tập trung vào các mục tiêu sau : tìm khách hàng trên thò trường
trong từng giai đoạn, đảm bảo khả năng cạnh tranh, mức độ an toàn của doanh
nghiệp, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
1.2.1.2. Chiến lược phát triển từng lónh vực sản xuất kinh doanh :
Trên cơ sơ chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh tổng quát những nhà
chiến lược xúc tiến việc xây dựng các chiến lược từng lónh vực sản xuất kinh

-Trang 8 -


doanh . Bao gồm chiến lược sản phẩm , giá cả , tài chính , công nghệ, Marketing
v.v…
Trong doanh nghiệp, chiến lược tổng quát và chiến lược sản xuất kinh
doanh trong từng lónh vực cụ thể có quan hệ chặt chẽ với nhau tạo thành một
chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh hoàn chỉnh . Nếu thiếu sự liên kết thì
chiến lược đó sẽ không có tính đònh hướng, tính hiện thực và không giúp ích gì
cho sự tồn tại và phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Không thể
coi là một chiến lược kinh doanh nếu chỉ có chiến lược chung mà không có chiến
lược cụ thể được thể hiện bằng các mục tiêu và mỗi mục tiêu lại được thể hiện
bằng một số chỉ tiêu nhất đònh.
1.2.2. Dựa vào sự tiếp cận chiến lược phát triển của doanh nghiệp có các
loại sau :
1.2.2.1. Chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh một số sản phẩm của công ty
đang có lợi thế cạnh tranh trện thò trường :
Chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh các sản phẩm đang có lợi thế
cạnh tranh chú trọng vào việc cải tiến các sản phẩm hoặc thò trường hiện có mà
không thay đổi nhiều các yếu tố khác. Chiến lược phát triển sản phẩm có lợi thế

đòi hỏi công ty tìm cách tăng trưởng trong thò trường hiện tại với các sản phẩm
đang sản xuất , chiến lược nầy nhằm thu hút thêm khách hàng mới trong khu vực
thò trường cũ bằng những nỗ lực tiếp thò . Mặt khác tìm thêm thò trường mới để
tiêu thụ sản phẩm hiện đang sản xuất.
1.2.2.2. Chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh của công ty thông qua liên
doanh , liên kết , hội nhập :
Đặc điểm của chiến lược này là liên kết một cách có tính toán đối với các
đơn vò cung cấp các yếu tố đầu vào hoặc tiêu thụ các yếu tố đầu ra và liên kết
với các doanh nghiệp cùng ngành để tạo nên sức mạnh cạnh tranh cho doanh
nghiệp.
1.2.2.3. Chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh bằng con đường đa dạng hóa
hoạt động công ty:

-Trang 9 -


Chiến lược này chỉ sử dụng khi doanh nghiệp không đạt mục tiêu tăng
trưởng ngay trong ngành, sản phẩm đang suy thoái, nguyên liệu cạn kiệt. Bao
gồm các chiến lược sau :
- Đa dạng hóa đồng tâm : là tìm cách tăng trưởng bằng cách hướng vào thò
trường mới với sản phẩm mới.
- Đa dạng hóa hỗn hợp : là tìm cách thực hiện mục tiêu tăng trưởng bằng
cách hướng vào thò trường mới và công nghệ cũng hoàn toàn mới trong một
ngành kinh doanh mới.

1.3. Quy trình hoạch đònh chiến lược phát triển sản xuất kinh
doanh :
Theo Fred R.David quy trình hoạch đònh chiến lược gồm các giai đoạn sau :

Sơ đồ số 1 : Quy trình hoạch đònh chiến lược:

Giai đoạn hình
thành chiến lược

Thực hiện
nghiên cứu

Phân tích và đánh giá
để xây dựng chiến lược

Lựa chọn
chiến lược

Giai đoạn thực
thi chiến lược

Thiết lập
mục tiêu

Đề ra các chính sách

Phân phối
nguồn lực

Giai đoạn đánh
giá chiến lược

Xem xét các yếu tố bên
trong và bên ngoài

Đo lường

kết quả

Thực hiện
điều chỉnh

* Giai đoạn hình thành chiến lược : Hình thành chiến lược là giai đoạn đầu
của quản trò chiến lược, là quá trình thực hiện nghiên cứu, phân tích môi trường,
đánh giá để xây dựng chiến lược và lựa chọn chiến lược.
* Giai đoạn thực hiện chiến lược : đây là giai đoạn hành động của quản trò
chiến lược, gồm có 3 hoạt động cơ bản là :
+ Thiết lập mục tiêu.
+ Đề ra các chính sách.
+ Phân phối các nguồn lực.
-Trang 10 -


* Giai đoạn đánh giá chiến lược : là giai đoạn cuối cùng của quá trình quản
trò chiến lược, bao gồm :
+ Xem xét lại các yếu tố bên trong và bên ngoài.
+ Đo lường kết quả và thực hiện các hoạt động điều chỉnh.

1.4. Môi trường kinh doanh với chiến lược phát triển sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp :
Môi trường là những yếu tố, lực lượng, thể chế tồn tại , tác động, ảnh
hưởng đến hoạt động và kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Môi trường của
doanh nghiệp gồm có môi trường vó mô, môi trường vi mô và hoàn cảnh nội tại.
Chính các yếu tố của môi trường sẽ tạo ra cơ hội , nguy cơ , điểm mạnh yếu của
doanh nghiệp , trên cơ sở đó doanh nghiệp sẽ đưa ra các giải pháp chiến lược
phát triển sản xuất kinh doanh .
1.4.1. Môi trường vó mô :

Môi trường vó mô gồm các yếu tố : kinh tế, chính trò, xã hội, tự nhiên, kỹ
thuật công nghệ. Việc phân tích môi trường vó mô giúp doanh nghiệp trả lời một
phần cho câu hỏi : doanh nghiệp đang trực diện với những gì ?
* Yếu tố kinh tế :
Đây là yếu tố quan trọng nhất trong các yếu tố của môi trường vó mô. Nó
ảnh hưởng trực tiếp đối với sức thu hút tiềm năng của các chiến lược khác nhau.
Khi nghiên cứu về kinh tế cần lưu ý đến một số vấn đề sau :
- Giai đoạn trong chu kỳ kinh tế.
- Nguồn cung cấp tiền.
- Xu hướng của thu thập quốc dân, tổng sản phẩm quốc dân.
- Tỉ lệ lạm phát.
- Lãi suất ngân hàng.
- Chính sách tài chính và tiền tệ.
- Mức độ thất nghiệp.
- Kiểm soát giá, tiền công.
- Cán cân thanh toán.

-Trang 11 -


* Yếu tố chính trò và chính phủ :
Các yếu tố này liên quan đến sự ổn đònh của nhà nước, các quy đònh của
nhà nước về ngành nghề khuyến khích hoặc hạn chế; về bảo vệ môi trường, sắc
luật về thuế; quy đònh trong lónh vực ngoại thương, thuê mướn và khuyến mãi,
đầu tư trong nước, các chế độ đãi ngộ
* Yếu tố xã hội :
Yếu tố xã hội tác động rất chậm đến doanh nghiệp, nếu không lưu tâm
khó nhận ra, nhưng lại có ảnh hưởng rất sâu rộng. Yếu tố này bao gồm sự thay
đổi về quan điểm sống, mức sống, cách tiêu dùng, ước vọng về nghề nghiệp, tỉ
lệ tăng dân số, sự dòch chuyển dân số, truyền thống, phong tục tập quán dân tộc

* Yếu tố tự nhiên :
Tổ chức cần quan tâm về sự tác động của các yếu tố tự nhiên đến các
hoạt động của mình : nạn ô nhiễm môi trường, sự thiếu hụt năng lượng, sử dụng
hợp lý các nguồn lực thiên nhiên cung cấp.
* Yếu tố kỹ thuật - công nghệ :
Những thay đổi phát minh kỹ thuật - công nghệ sẽ mang l những thay
đổi lớn, tác động sâu sắc đến các doanh nghiệp, có thể tạo cơ hội và kể cả bất
trắc cho doanh nghiệp, làm cho một ngành có thể phát triển hoặc cũng bò diệt
vong, tiến bộ kỹ thuật có thể tạo ra ưu thế cạnh tranh mới mạnh mẽ hơn các ưu
thế hiện có.
Các yếu tố công nghệ bao gồm :
- Chi phí cho công tác nghiên cứu và phát triển từ ngân sách quốc gia,
chuyên ngành.
- Chi phí cho công tác nghiên cứu phát triển cho ngành.
- Tiêu điểm của các nỗ lực công nghệ.
- Sự bảo vệ bản quyền.
- Các sản phẩm mới.
- Chuyển giao công nghệ mới.
- Tự động hóa.

-Trang 12 -


Các yếu tố trong môi trường vó mô có tác động lẫn nhau và cùng có tác
động đến doanh nghiệp. Các nội dung của từng yếu tố có mức độ quan trọng
khác nhau, tùy thuộc vào đối tượng nghiên cứu, do đó cần phải xem xét một
cách toàn diện trong mối quan hệ tác động qua lại giữa chúng với nhau.
1.4.2. Môi trường vi mô :
Môi trường vi mô tác động trực tiếp đến doanh nghiệp, quy đònh tính chất
và mức độ cạnh tranh trong một ngành kinh doanh. Các yếu tố chính của môi

trường vi mô gồm :
* Đối thủ cạnh tranh :
Mỗi doanh nghiệp đều có mặt mạnh, mặt yếu riêng biệt. Do đó việc
nhận diện được tất cả các đối thủ cạnh tranh để xác đònh được ưu thế, khuyết
điểm, khả năng, vận hội, mối đe dọa, mục tiêu và chiến lược của họ là rất quan
trọng nhằm giúp doanh nghiệp hoạch đònh chiến lược chủ động hơn.
* Khách hàng :
Khách hàng là lý do tồn tại của doanh nghiệp. Nếu lượng khách hàng
càng tăng thì lượng rủi ro của doanh nghiệp càng giảm. Do đó phải nghiên cứu
khách hàng về nhu cầu, tâm lý, tôn giáo. Sự tín nhiệm của khách hàng có thể là
tài sản có giá trò nhất của doanh nghiệp.
* Nhà cung cấp :
Người cung cấp là những đối tượng cung cấp cho doanh nghiệp máy móc
thiết bò, nguyên vật liệu, nguồn tài chính và nguồn nhân lực.
* Đối thủ tiềm ẩn :
Đối thủ mới tham gia kinh doanh trong ngành có thể là yếu tố làm giảm
thò trường lợi nhuận của doanh nghiệp.
* Các sản phẩm thay thế :
Sản phẩm mới thay thế làm hạn chế tiềm năng lợi nhuận của doanh
nghiệp. Nếu không chú ý tới sản phẩm thay thế tiềm ẩn, doanh nghiệp có thể bò
tụt lại với các thò trường nhỏ bé. Muốn thành công doanh nghiệp cần dành nguồn
lực để phát triển và áp dụng công nghệ mới vào chiến lược của mình.

-Trang 13 -


1.4.3. Môi trường nội bộ :
Các yếu tố nội bộ của doanh nghiệp là yếu tố có thể kiểm soát được, bao
gồm: Marketing-tiếp thò, sản xuất, tài chính và kế toán, nguồn nhân lực, nghiên
cứu phát triển, quản trò, nề nếp của doanh nghiệp.

* Nguồn nhân lực :
Nguồn nhân lực có vai trò quan trọng đối với sự thành công của doanh
nghiệp. Chiến lược dù đúng đắn đến mức độ nào chăng nữa cũng không thể
mang lại hiệu quả cao nếu không có những người làm việc hiệu quả. Khi xem
xét nguồn nhân lực nên chú trọng tới : bộ máy quản lý, trình độ công nhân, kinh
nghiệm …
* Nghiên cứu và phát triển :
Hoạt động nghiên cứu và phát triển là hoạt động khá quan trọng để
nghiên cứu những mặt mạnh và yếu của doanh nghiệp. Chi phí nghiên cứu và
phát triển nhằm để phát triển những sản phẩm mới trước các đối thủ cạnh tranh
nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm hay cải tiến quy trình sản xuất để giảm chi
phí.
* Sản xuất kinh doanh :
Là lónh vực hoạt động chủ yếu của doanh nghiệp nhằm tạo ra sản phẩm
hay dòch vụ phục vụ nhu cầu xã hội và có ảnh hưởng trực tiếp đến việc tồn tại
và phát triển của doanh nghiệp.
* Tài chính kế toán :
Điều kiện tài chính thường được xem là phương pháp đánh giá vò trí cạnh
tranh tốt nhất của doanh nghiệp, là điều kiện thu hút đối với các nhà đầu tư. Để
hình thành hiệu quả các chiến lược cần xác đònh những điểm mạnh và yếu về tài
chính của doanh nghiệp. Khả năng thanh toán, đòn cân nợ, vốn luân chuyển, lợi
nhuận, sử dụng vốn, tiền mặt và vốn cổ phần thường của công ty có thể làm cho
một số chiến lược trở nên khả thi hơn. Các yếu tố tài chính thường làm thay đổi
các chiến lược hiện tại và việc thực hiện các kế hoạch.
* Tiếp thò :

-Trang 14 -


Hoạt động tiếp thò của doanh nghiệp có vai trò quan trọng trong toàn bộ

hoạt động của doanh nghiệp. Nghiên cứu hoạt động tiếp thò cần xem xét các
chính sách về sản phẩm, chiến lược đònh giá, phân phối, khuyến mãi, phân tích
khách hàng, các cơ hội kinh doanh.
* Quản trò :
Nghiên cứu hoạt động quản trò cần tiến hành phân tích các chức năng
hoạch đònh, tổ chức, điều khiển và kiểm tra trong doanh nghiệp để thấy rõ
những ưu điểm cần phát huy và nhược điểm cần khắc phục.
Việc phân tích đánh giá môi trường là bước đầu tiên trong quá trình thiết
lập chiến lược kinh doanh. Hoàn thành việc đánh giá môi trường cho phép tìm
được cơ hội kinh doanh, thì mới có khả năng xây dựng chiến lược.

1.5. Ma trận SWOT và thiết lập các chiến lược phát triển :
Xây dựng chiến lược được thực hiện trên cơ sở phân tích và đánh giá môi
trường kinh doanh, nhận biết những cơ hội và nguy cơ tác động đến sự tồn tại
của doanh nghiệp, từ đó xác đònh các phương án chiến lược để đạt được mục tiêu
đề ra.
Để hoạch đònh chiến lược, ta có thể sử dụng các công cụ sau :
* Ma trận các yếu tố môi trường :
Trên cơ sở nghiên cứu môi trường của doanh nghiệp, ta có thể lập các
ma trận : ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài, ma trận hình ảnh cạnh tranh,
ma trận các yếu tố bên trong.
- Ma trận các yếu tố bên ngoài cho phép các nhà chiến lược tóm tắt
và đánh giá các thông tín kinh tế, xã hội, văn hóa, chính trò, chính phủ, tự nhiên
và công nghệ.
- Ma trận hình ảnh cạnh tranh thường được xem là quan trọng. Ma
trận này giúp nhận diện những đối thủ cạnh tranh chủ yếu cùng những ưu thế và
khuyết điểm đặc biệt của họ.
- Ma trận các yếu tố bên trong phân tích các yếu tố nội bộ để tìm ra
mặt mạnh và mặt yếu của các bộ phận chức năng, làm cơ sở để xác đònh và
đánh giá mối quan hệ giữa các bộ phận này giúp nhà quản trò tận dụng những

-Trang 15 -


điểm mạnh và khắc phục những điểm yếu kém của doanh nghiệp, mục tiêu của
phân tích và dự báo môi trường kinh doanh là để thiết lập ma trận SWOT từ đó
đưa ra các chiến lược phát triển của doanh nghiệp..
* Ma trận SWOT :
Để xây dựng ma trận SWOT, trước tiên ta liệt kê các mặt mạnh, mặt
yếu, cơ hội và mối đe dọa trên các ô vuông tương ứng của ma trận. Sau đó kết
hợp một cách có hệ thống từng cặp tương ứng các yếu tố nói trên để tạo ra các
phương án chiến lược. Ma trận SWOT là công cụ rất hữu hiệu để hoạch đònh
chiến lược, nó cho phép tạo ra nhiều phương án chiến lược, từ đó doanh nghiệp
có thể lựa chọn giữ lại những phương án tối ưu và khả thi nhất.

Bảng số 1.1 : Ma trận SWOT
Mối đe dọa - T

Các cơ hội - O
1

1

2

2

3. Liệt kê các cơ hội

3. Liệt kê các mối đe dọa


4

4

5

5

Các điểm mạnh - S
1
2.

Liệt kê những

3

điểm mạnh

4

Các chiến lược SO
1

1

2. Sử dụng những điểm

2.

Sử dụng các điểm


3

3

mạnh để tránh các

4

mối đe dọa

4

2.

Liệt kê những

3

điểm yếu

4

mạnh để tận dụng
cơ hội

Các chiến lược WT

Các chiến lược WO


Các điểm yếu - W
1

Các chiến lược ST

1

1

2.Vượt qua các điểm yếu

2.

Tối thiểu hóa các

3 bằng cách tận dụng

3

điểm yếu và tránh

4

4

các mối đe dọa

các cơ hội

-Trang 16 -



Nhìn vào bảng ta có các chiến lược như sau : SO, WO, ST, WT.
+ Chiến lược SO sử dụng những điểm mạnh bên trong của doanh nghiệp để
tận dụng những cơ hội bên ngoài.
+ Chiến lược WO nhằm cải thiện những điểm yếu bên trong bằng cách tận
dụng cơ hội bên ngoài.
+ Chiến lược ST sử dụng các điểm mạnh của doanh nghiệp để tránh khỏi hay
giảm đi ảnh hưởng của những mối đe dọa bên ngoài.
+ Chiến lược WT là những chiến thuật phòng thủ nhằm làm giảm đi những
yếu điểm bên trong và tránh khỏi mối đe dọa của môi trường bên ngoài.
Sự kết hợp các yếu tố bên trong và bên ngoài là nhiệm vụ khó khăn nhất
của việc phát triển ma trận SWOT, đòi hỏi phải có sự phán đoán tốt, và sẽ
không có một kết hợp nhất đònh mà tùy vào điều kiện cụ thể của doanh nghiệp.
* Tóm lại : Nền kinh tế thò trường đã tạo ra các nhu cầu mới rất đa dạng,
phong phú và thường xuyên thay đổi, tạo ra sự cạnh tranh gay gắt giữa các
doanh nghiệp, giữa các ngành, cũng như trong nội bộ ngành, đồng thời kinh tế
thò trường cũng làm cho khoa học kỹ thuật trở thành động lực sản xuất kinh
doanh. Để tồn tại, phát triển và đứng vững trên thò trường đòi hỏi các doanh
nghiệp, các ngành phải có chiến lược kinh doanh, bởi vì chiến lược kinh doanh
giúp cho doanh nghiệp, cho ngành có đònh hướng lâu dài trong quá trình hoạt
động, giảm thiểu được những rủi ro trong kinh doanh mà môi trường mang lại,
đồng thời khai thác, sử dụng một cách có hiệu quả nguồn lực của doanh nghiệp.
Tuy nhiên để có được chiến lược kinh doanh có tính khả thi cao, đòi hỏi
chiến lược gia phải tổ chức một cách khoa học trong việc thiết lập chiến lược
theo các bước : phân tích, đánh giá môi trường, xác đònh cơ hội, nguy cơ để đề
ra nhiệm vụ và xác đònh mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp, trên cơ sở đó
xây dựng các phương án chiến lược và lựa chọn chiến lược cho doanh nghiệp
cũng như cho ngành.


-Trang 17 -


Chương 2 : Hiện trạng phát triển sản xuất kinh doanh
của ngành in thành phố Hồ Chí Minh .
2.1. Khái quát về tình hình phát triển ngành in TPHCM :
2.1.1. Thời kỳ trước năm 1986 :
Sau ngày giải phóng, ngành in Thành phố tiếp quản trên 900 cơ sở in với
3.500 máy móc, thiết bò các loại, đa số được sản xuất từ thập kỷ 30 đến 50, chỉ
có một số ít từ 30 đến 70.
Chế bản lúc đó chỉ sử dụng công nghệ quang cơ, sắp chữ chủ yếu thủ công,
có vài xí nghiệp có máy sắp chữ Linôtíp và Monotíp. Khâu gia công thành phẩm
(đóng xén) chủ yếu thủ công lạc hậu.
Số lượng công nhân kỹ thuật, cán bộ kỹ thuật và quản lý lúc đó khoảng
10000 người.
Số máy móc tiếp thu này sau khi thực hiện quyết đònh 167/CP của chính
phủ, lúc đó thành phố đã phân phối một số lớn cho các đòa phương trong cả
nước.
Qua quá trình cải tạo, đến năm 1985 tại thành phố đã hình thành 2 liên
hiệp in: liên hiệp các xí nghiệp In thành phố và liên hiệp khoa học sản xuất In
thành phố, 11 xí nghiệp In ban ngành và 18 xí nghiệp In quận huyện. Ngoài ra
còn có trên 30 xí nghiệp In của các cơ quan, trường học, ngành, trung ương hoạt
động tại thành phố.
Như thế đến năm 1985 ngành In thành phố chỉ còn một loại hình doanh
nghiệp quốc doanh, do nhà nước độc quyền quản lý và kinh doanh, không có
hình thức kinh tế nào khác.

-Trang 18 -



Bảng 2.1: Số lượng xí nghiệp in tại thành phố đến năm 1985.
Tên xí nghiệp trực thuộc

Số lượng

Thành phố :
1. Liên hiệp các xí nghiệp in thành
phố :
Xí nghiệp in

8

Xí nghiệp in cơ khí

1

Xí nghiệp mực in

1

Xí nghiệp chế bản đúc chữ

1

2. Liên hiệp khoa học sản xuất in :
Xí nghiếp in

3

Xí nghiệp cơ khí


1

Xí nghiệp mực in

1

3. Các ban, ngành thành phố :

11

4. Các quận huyện :

18

Trung Ương :
- Các ban ngành, trường Đại học :
- Trường đào tạo công nhân kỹ thuật :

-Trang 19 -

55 cơ sở in
1 trường


Bảng 2.2: Thực trạng ngành In những năm đầu sau giải phóng
Máy, Thiết bò

Số lượng


Năm sản xuất

Nước sản xuất

3.390

Thập kỷ 30 đến 60

Nhật–Đài

110

Thập kỷ 30 đến 70

Loan

21

Thập kỷ 70

Pháp-Đức-Mỹ

01

4 màu

Nhật–Đài

06


2 màu

Loan

Máy rotatin(in giấy cuộn)

13

1970

Đức-Mỹ

Máy in ống đồng

01

7 màu, sx năm 70

( cái )
Typo + Pedal
Offset
Trong đó :

Lực lượng lao động

10.000

Nhật–Đài
Loan


( người )

Nhật
2.1.2 Từ năm 1987 đến nay :
Năm 1988, tại thành phố xuất hiện một số xí nghiệp liên doanh giữa liên
hiệp các xí nghiệp In thành phố với Singapore , chức năng là in bao bì và do
phía Singapore bao tiêu sản phẩm .
Từ sau khi có nghò quyết đại hội VI của Đảng , Đảng và Chính phủ Việt
Nam thực thi đường lối đổi mới ,xóa bỏ bao cấp, mở cửa và chấp nhận cơ chế thò
trường có sự quản lý của nhà nước, ngành in thành phố đã có những bước tiến
khá vững chắc theo hướng đổi mới thiết bò, cải tiến công nghệ nên sản phẩm in
của các xí nghiệp đã nâng cao về chất lượng, các sản phẩm thuộc bao bì, lòch đã
thu hút được nhiều khách hàng.
Ngành In là ngành sản xuất công nghiệp đặc thù , đã góp phần làm ra sản
phẩm , phục vụ cho hoạt động tư tưởng văn hóa, có liên quan đến an ninh chính
trò, xã hội, do đó nhà nước quản lý theo chế độ đặc doanh, chòu tác động của luật
xuất bản đã được Quốc Hội thông qua ngày 7/7/1993 và Nghò đònh số 79/CP,
ngày 06/11/1993 của chính phủ . Từ đây các doanh nghiệp trong ngành In hoạt
-Trang 20 -


động đã có một cơ chế về luật rõ ràng . Điều nầy đã làm thay đổi bộ mặt của
ngành In tại Thành phố Hồ Chí Minh .
Thực trạng cơ sở vật chất, kỹ thuật ngành In thành phố trong thời gian qua :
+ Số xí nghiệp, đơn vò ngành In đăng ký hoạt động :
Có 91 đơn vò, trong đó :
- Thành phố quản lý 41 xí nghiệp.
- Thuộc các đơn vò Trung Ương quản lý 50 xí nghiệp.
+ Vốn :
Tổng số vốn đăng ký lại : 254.369.471.000 đồng.

Trong đó : Vốn cố đònh:189.642.126.000 đồng chiếm tỷ trọng 74,55% vốn
máy móc, thiết bò 70%; nhà xưởng 30%.
Vốn lưu động : 64.727.291.000 đồng chiếm tỷ trọng 25,45%.
Trong đó : -Vốn nhà nước đầu tư 75.029.438.000 đồng chiếm tỷ trọng
29,5%.
-Vốn tự có 64.284.967.000 đồng chiếm tỷ trọng 25,27%.
-Vốn liên doanh có 4.825.943.000 đồng chiếm tỷ trọng 1,9%.
-Vốn vay 110.229.069.000 đồng chiếm tỷ trọng 43,33%.
+ Máy móc, thiết bò :
Có 2047 máy các loại.
Trong đó : + Máy in 859, bao gồm :
- Máy in Offset : 542.
- Máy in Typo : 317.
+ Máy tách màu điện tử : 6 cái.
+ Hệ thống sắp chữ điện tử.
+ Máy chụp.
+ Mài kẽm.
+ Phơi bản.
+ Ăn mòn.
+ Các thiết bò chuyên dùng chế bản.
-Trang 21 -


+ Các thiết bò đóng xén thành phẩm.
+ Dây chuyền chế bản ống đồng.
+ Năng lực sản xuất của ngành In :
số trang in 64.003.947.000 trang (13x19). Trong đó: 80,99% trang in
Offset, 4,01% trang in Typo, 15% trang in ống đồng.
+ Lực lượng lao động : Có 5984 người.
Trong đó : - Gián tiếp 1359 người, chiếm tỷ lệ 22,71%.

- Trực tiếp : 4625 người, chiếm tỷ lệ 77,29%.
Trình độ : - Trình độ đại học : 553 người.
- Trình độ trung cấp : 398 người.
- Công nhân bậc 5,6,7 : 1152 người.
Bên cạnh hệ thống doanh nghiệp Nhà nước , ngành In Thành phố còn có
các doanh nghiệp tư nhân với năng lực sản xuất :
In bao bì với hệ thống máy chuyên dùng : 10 máy.
- In lụa khoảng 5.000 máy.
- Photocopy khoảng 10.000 máy.
- Hệ thống máy vi tính (dùng sắp chữ, tạo mẫu) 11.000 máy.
- Máy in danh thiếp 20.000 máy.
- Máy in Roneo 100 máy.

-Trang 22 -


Bảng 2.3 Danh sách đăng ký hoạt động của các cơ sở.
Số DN Đăng ký hoạt động

STT

Ngành nghề

1

Gia công phim ảnh

2

97


98

99

6

14

16

In lụa

641

1145

1068

3

Photocopy

796

1154

1223

4


Dòch vụ vi tính

223

626

711

5

Thiết kế tạo mẫu

3

208

271

6

Quang, Roneo

16

33

37

7


In ống đồng

11

31

41

8

In Flexo

-

10

16

Bảng 2.4 Thực trạng từ 1996 – 1999.
Chỉ tiêu

Đơn vò tính

96

97

98


99

Cơ sở in

Số đơn vò

468

531

433

447

VCĐ QD

Triệu đồng

354.945

691.676

907.667

-

VLĐ QD

Triệu đồng


825.197

805.762

696.845

-

Đầu tư

Triệu đồng

128.525

135.667

109.885

-

Người

6.564

6.781

7.357

7.432


Ngàn đồng/

1.368

1.067

1.095

-

Lao động (QD)
Thu nhập bình quân
tháng/người

2.2. Thuận lợi - Khó khăn của ngành In Thành phố Hồ Chí Minh
trong những năm qua:
Cũng như các ngành kinh tế khác , ngành In cũng có nhiều thuận lợi và khó
khăn của mình .
• Thuận lợi của ngành In thể hiện như sau :
-Trang 23 -


Thứ nhất :Ngành In là một trong những ngành kinh tế -kỹ thuật tiếp cận
nhanh với trình độ công nghệ tiên tiến của thế giới ,
Thứ hai : Ngành In giữ một vai trò quan trọng trong lónh vực văn hóa xã
hội. Do đó được nhà nước quan tâm và quản lý chặt chẻ coi đây là ngành đặc
doanh và được thể chế hóa bằng luật xuất bản do Quốc Hội nước CHXHCN Việt
Nam thông qua ngày 7/7/93, Nghò Đònh 79/CP và các văn bản dưới luật. Hệ
thống văn bản Luật trên đây đã tạo điều kiện thuận lợi cho ngành In hoạt động
và phát triển.

Thứ ba : Ngành In thành phố luôn có thò trường khá ổn đònh, với nhu
cầu đa dạng, đây là thuận lợi mà không phải ngành công nghiệp nào cũng có.
• Khó khăn của ngành In bao gồm các mặt sau :
Thứ nhất : Do sản xuất mang nặng tính gia công,sản xuất theo đơn đặt
hàng, do vậy sản xuất kinh doanh của ngành In có đặc thù : đầu vào không chủ
động, thò trường đầu ra cũng không trực tiếp đến người tiêu dùng.
Thứ hai : Hoạt động của ngành biểu hiện sự thiếu ổn đònh, giá cả gia công
bò cạnh tranh gay gắt, dẫn đến nhiều xí nghiệp in bò thua lỗ, làm cho thu nhập
của công nhân ngành In bò giảm sút, đời sống trở nên khó khăn
Thứ ba :Chất lượng sản phẩm còn kém chưa đáp ứng được yêu cầu của khách
hàng trong nước cũng như cho xuất khẩu

2.3. Phân tích đánh giá hoạt động ngành In Thành phố trong thời
gian qua.
2.3.1.Chính sách của nhà nước :
Ngành In là một trong những ngành được nhà nước quan tâm phát triển và
quản lý khá chặt chẽ, bởi vì in ấn là ngành sản xuất công nghiệp có lợi nhuận
cao đồng thời có lợi ích lớn cho xã hội .
Chúng ta đang hướng nền kinh tế theo cơ chế thò trường có sự quản lý và
điều hành của nhà nước theo đònh hướng XHCN , do đó ngành In cũng như các
ngành công nghiệp khác , vận động theo quy luật của thò trường . Do vậy trong
nhiều năm qua đã có nhiều xí nghiệp in làm ăn có hiệu quả, và không ít xí
nghiệp in trong tình hình mới đã không theo kòp với nhu cầu của thò trường đã bò
-Trang 24 -


thua lỗ. Để tháo gỡ cho hoạt động của ngành In , Nghò Quyết 90/CP của chính
phủ về phương hướng và chủ trương xã hội hóa các hoạt động giáo dục y tế, văn
hóa đã cho phép một số cơ sở in của nhà nước được cổ phần hóa với tỷ lệ cổ
phần bán ra được xác đònh tùy theo tính chất của từng cơ sở quan trọng. Để tiếp

nhận công nghệ tiên tiến, hiện đại hóa ngành In, nâng cao chất lượng sản phẩm
in, Thành phố cho phép các doanh nghiệp trong nước liên doanh với các nhà
đầu tư trong và ngoài nước ở một số khâu về in như chế bản điện tử, in bao bì,ø
đây là quyết đònh quan trọng tạo tiền đề cho công nghiệp in phát triển, làm căn
cứ pháp lý để ngành In thành phố tạo thêm nguồn lực mới, đổi mới công nghệ
và thiết bò, làm cho sản phẩm của ngành có tính cạnh tranh cao hơn đối với thò
trường trong nước, cũng như nước ngoài. Tuy nhiên việc xác đònh vò trí , vai trò
và đặc thù của ngành In còn nhiều điểm chưa nhất quán , không đồng bộ nên
chưa tạo điều kiện và môi trường pháp lý thuận lợi cho sự phát triển của ngành
In . Cụ thể trong bảng phân ngành kinh tế của tổng cục thống kê ngành In được
xếp vào khu vực sản xuất vật chất với tư cách là một ngành công nghiệp độc lập
như các ngành dệt may, giấy … Luật xuất bản xác đònh ngành In không phải là
ngành sản xuất kinh doanh đơn thuần .
Nghò đònh 17/ CP ngày 23/12/1992 của chính phủ quy đònh In là ngành
kinh doanh đặc biệt có ảnh hưởng đến an ninh Quốc gia . Gần đây , nghò đònh
44/CP ngày 29 / 6 / 1998 của chính phủ lại quy đònh ngành In , ngành xuất bản
thuộc diện có thể tiến hành cổ phần hóa , nhà nước chỉ nắm cổ phần chi phối
hoặc cổ phần đặc biệt đối với cơ sở in , nhà xuất bản có quy mô lớn .Nói cách
khác , nghò đònh 44 / CP cho phép tư nhân hóa có giới hạn đối với hoạt động xuất
bản và in . Điều này trái với tinh thần của Luật xuất bản là không có nhà xuất
bản tư nhân .
Ngoài ra Nghò đònh cho phép tư nhân tham gia một số lónh vực, công đoạn
của ngành In nhưng lại quản lý quá lỏng lẻo nên có hiện tượng tư nhân đặt máy
vào một số nhà in kinh doanh dưới vỏ bọc là cơ quan nhà nước, khi phát hiện lại
không có biện pháp xử lý thích đáng.

-Trang 25 -



×