Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

giải pháp phát triển khai thác hải sản xa bờ tình kiên giang 20012010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (674.29 KB, 65 trang )

B

TR

GIÁO D C VÀ ÀO T O

NG

I H C KINH T TP.HCM

BÙI QUANG S N

LU N V N TH C S KINH T

TP. H Chí Minh – N m 2000


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU

CHƯƠNG I
LUẬN CỨ PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH
KHAI THÁC HẢI SẢN XA BỜ TỈNH KIÊN GIANG
1.

1

1.1.
1.2.

CHƯƠNG TRÌNH KHAI THÁC HẢI SẢN XA BỜ CỦA


NHÀ NƯỚC XHCN VIỆT NAM
Những mặt đạt được
Những tồn tại

2.
2.1.
2.2.

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN TỈNH KIÊN GIANG
Vò trí đòa lý
Điều kiện tự nhiên biển

5
5
6

3.
3.1.
3.2.

TÀI NGUYÊN THỦY SẢN TỈNH KIÊN GIANG
Sản lượng
Sự phân bổ một số loài cá và thực tế đánh bắt

7
7
8

1
3


CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG KHAI THÁC HẢI SẢN XA BỜ
TỈNH KIÊN GIANG
1.

THỰC TRẠNG KHAI THÁC HẢI SẢN XA BỜ
TỈNH KIÊN GIANG

1.1.
1.2.
1.2.1.
1.2.2.
1.2.3.

Tàu thuyền khai thác
Cơ cấu nghề nghiệp và năng suất khai thác
Cơ cấu nghề nghiệp
Phạm vi hoạt động và sản lượng khai thác
Phát triển nghề khơi

9
11
11
11
14

2.
2.1.
2.2.

2.3.
2.4.
2.5.

THỰC TRẠNG VỀ CƠ SỞ VẬT CHẤT PHỤC VỤ NGHỀ CÁ
Đóng mới, sửa chữa tàu thuyền
Vận tải thủy sản trên biển và đường bộ
Sản xuất nước đá
Cơ khí sửa chữa
Hệ thống bến cảng cá

15
15
15
16
16
16

1

9


3.

17

3.1.
3.2.


CÁC LÃNH VỰC LIÊN QUAN, HỖ TR CHO KHAI THÁC
HẢI SẢN
Chế biến thủy sản và xuất nhập khẩu thời gian qua
Về vốn

4.
4.1.
4.2.

ĐÁNH GIÁ CHUNG
Những lợi thế
Những tồn tại

22
22
23

17
21

CHƯƠNG III
ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
CHƯƠNG TRÌNH KHAI THÁC HẢI SẢN XA BỜ
TỈNH KIÊN GIANG, GIAI ĐOẠN 2001 - 2010
1.

QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN

24


2.
2.1.
2.2.
2.2.1.
2.2.2.
2.2.3.
2.2.4.
2.2.5.

MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN
Mục tiêu chung
Mục tiêu cụ thể
Mục tiêu sản lượng và cơ cấu sản lượng
Mục tiêu tăng tàu thuyền và công suất
Mục tiêu tăng năng suất khai thác
Mục tiêu thu hút lao động
Mục tiêu tăng năng suất lao động

25
25
28
28
29
30
30
30

3.

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH

KHAI THÁC HẢI SẢN XA BỜ TỈNH KIÊN GIANG,
GIAI ĐOẠN 2001 – 2010
Phát triển nghề cá vùng lộng
Vùng 0 – dưới 10m nước sâu
Vùng từ 10 – dưới 20m nước sâu
Vùng từ 20 – dưới 30m nước sâu
PHÁT TRIỂN NGHỀ CÁ VÙNG BIỂN XA BỜ

31

3.1.
3.1.1.
3.1.2.
3.1.3.
3.2.
3.3.
4.
4.1.
4.2.
4.3.

ĐẦU TƯ CƠ SỞ HẠ TẦNG VÀ DỊCH VỤ NGHỀ CÁ
GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
Giải pháp về đầu tư và vốn
Giải pháp khuyến ngư và bảo vệ nguồn lợi thủy sản
Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu và thò trường tiêu thụ

2

31

31
31
32
32
33
34
34
38
41


4.4.
4.5.
4.6.
4.7.
4.8.

Giải
Giải
Giải
Giải
Giải

pháp
pháp
pháp
pháp
pháp

về hợp tác hoá nghề cá

sắp xếp tổ chức và công tác đào tạo
về bảo đảm an ninh quốc phòng
phòng, chống lụt bão và khắc phục thiên tai
về hợp tác quốc tế

5.

KIẾN NGHỊ

49

5.1.
5.2.

Đối với nhà nước
Đối với người sản xuất

49
51

KẾT LUẬN

52

Phụ lục 1 đến phụ lục 16
Tài liệu tham khảo

3

44

45
46
47
48


LỜI MỞ ĐẦU
Kiên Giang có điều kiện thiên nhiên và bờ biển thuận lợi cho việc phát triển
ngành khai thác hải sản xa bờ. Trong hai thập niên vừa qua, Thủy sản Kiên Giang có
những bước phát triển khá cao, đạt được một số thành tựu đáng kể, góp phần to lớn
vào sự phát triển lực lượng sản xuất nghề cá, cũng như kinh tế – xã hội của tỉnh và
của cả nước. Từ đó nội lực và lợi thế so sánh để phát triển thủy sản của tỉnh theo
hướng phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa có nhiều ưu thế hơn so với các đòa
phương khác trong nước.
Tuy nhiên, quá trình phát triển của ngành thủy sản tỉnh Kiên Giang cũng
đã và đang bộc lộ một số vấn đề cần được đònh hướng, điều chỉnh bổ sung cho
phù hợp hơn với tiềm năng, thế mạnh để đảm bảo cho sự phát triển thủy sản
không chỉ riêng của tỉnh Kiên Giang mà còn cho các tỉnh phía Nam được bền
vững, góp phần vào tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Tỉnh.
Luận án: “Đònh hướng và giải pháp phát triển chương trình khai
thác hải sản xa bờ Tỉnh Kiên Giang, giai đoạn 2001 - 2010” là một công
trình nghiên cứu, nhằm đóng góp vào việc thực hiện chủ trương lớn của Đảng và
Nhà nước về chương trình khai thác hải sản xa bờ, trong điều kiện cụ thể của
Tỉnh Kiên Giang, phù hợp với thực tiễn phát triển vừa qua và tiềm năng, điều
kiện, xu hướng phát triển sắp tới của ngành thủy sản trong cơ cấu kinh tế – xã
hội của tỉnh Kiên Giang và vò thế của tỉnh đối với sự phát triển nghề cá trong cả
nước.
1. Mục tiêu nghiên cứu

4



- Đánh giá khách quan về thực trạng của ngành thủy sản, vò thế của nó
trong cơ cấu kinh tế – xã hội của tỉnh đối với nghề cá của cả nước để xác đònh
xuất phát điểm cho tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa tòan ngành.
- Lựa chọn lónh vực và nội dung cần tập trung ưu tiên, bước đi và giải
pháp cơ bản nhằm thực hiện chương trình khai thác hải sản xa bờ một cách phù
hợp, có hiệu qủa và tương xứng với tầm vóc, vò thế của Tỉnh.
- Thực hiện chương trình khai thác hải sản xa bờ của ngành thủy sản hài
hòa với bối cảnh phát triển tổng thể kinh tế – xã hội của tỉnh, môi trường sinh
thái chung được bảo vệ, tài nguyên hải sản được khai thác ổn đònh lâu bền.
2. Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi về không gian và thời gian của luận án đi từ tổng thể bối cảnh
chung để tìm ra các lợi thế và tiềm năng cũng như tồn tại, sau đó đi sâu vào các
nội dung chuyên ngành thủy sản. Tuy nhiên, phạm vi nghiên cứu của luận án
đònh hướng và giải pháp phát triển cơ bản nhằm giải quyết các vấn đề có tính
tổng quát.
3. Phương pháp nghiên cứu

- p dụng phương pháp thống kê, đối chiếu so sánh, mô tả.
- Thu thập thông tin, tập hợp số liệu thống kê, tài liệu liên quan về hiện
trạng từ các nguồn ở các cơ quan TW, Bộ thủy sản và của Tỉnh.
- Tổng hợp và xử lý số liệu thành hệ thống theo góc độ từng chuyên môn
và mức độ yêu cầu của đề cương được duyệt.
- Phân tích hệ thống hiện trạng thủy sản Tỉnh trên cơ sở có được từ hệ
thống số liệu đã được tổng hợp xử lý.
- Tham chiếu các chủ trương, chính sách lớn về phát triển kinh tế – xã hội
của Đảng, Nhà nước và của Bộ thủy sản cho tòan quốc và tòan tỉnh.
- Xây dựng nội dung luận án theo đề cương, đưa ra một số giải pháp chính
để đảm bảo thực hiện luận án.

4. Kết cấu của luận án:
Luận án bao gồm 3 chương:
Chương 1: Luận cứ phát triển chương trình khai thác hải sản xa bờ
tỉnh Kiên Giang.
Chương 2: Thực trạng khai thác hải sản xa bờ tỉnh Kiên Giang

5


Chương 3: Đònh hướng và giải pháp phát triển chương trình khai thác
hải sản xa bờ tỉnh Kiên Giang, giai đoạn 2001 - 2010.

CHƯƠNG I

LUẬN CỨ PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH KHAI THÁC
HẢI SẢN TỈNH KIÊN GIANG
1. CHƯƠNG TRÌNH KHAI THÁC HẢI SẢN XA BỜ CỦA NHÀ NƯỚC
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Thủy sản là một ngành kinh tế ngày càng có vò trí quan trọng trong nền
kinh tế nước ta. Nghò quyết Ban chấp hành trung ương 5 (khoá VIII) đã xác đònh:
"… xây dựng thủy sản thành ngành kinh tế mũi nhọn …" Chỉ thò 20/CT-TW
ngày 22/09/1997 của Bộ Chính trò về đẩy mạnh phát triển kinh tế biển theo
hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đã nêu "điều chỉnh sắp xếp lại cơ cấu
nghề cá, hoán đổi nghề cá gần bờ. Hạn chế việc đóng mới loại tàu thuyền
nhỏ, khuyến khích đóng tàu thuyền lớn đi khơi. Đầu tư có trọng điểm cho
nghề khơi nhằm hình thành các tổ hợp đánh cá khơi - xa, mạnh, hiện
đại, nhất là ở vùng Trung bộ và Nam bộ …"
Thực hiện chủ trương trên, đầu năm 1997 Bộ Thủy sản đã xây dựng đề án
khai thác hải sản ở vùng biển xa bờ và đã được Thủ tướng Chính phủ đồng ý
(Thông báo số 17/TB ngày 27/02/1997 của Văn phòng Chính phủ). Tiếp theo Thủ

tướng Chính phủ đã ban hành Quyết đònh số 393/TTg ngày 09/06/1997 về Qui chế
quản lý và sử dụng vốn tín dụng đầu tư theo kế hoạch Nhà nước cho các dự án
đóng mới, cải hoán tàu đánh bắt và dòch vụ đánh bắt hải sản xa bờ. Sau hơn một
năm thực hiện, ngày 03/09/1998 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết đònh
số 159/1998/QĐ-TTg về việc sửa đổi một số điều của qui chế quản lý và sử dụng
vốn tín dụng cho các dự án đóng mới, cải hoán tàu đánh bắt và tàu dòch vụ đánh
bắt hải sản xa bờ, ban hành kèm theo Quyết đònh số 393/TTg cho phù hợp với
tình hình mới.
1.1. NHỮNG MẶT ĐẠT ĐƯC:
Sau gần 3 năm triển khai thực hiện chương trình khai thác hải sản xa bờ, có
thể rút ra những mặt đã đạt được đến năm 2000 là:

6


- Đã tạo ra một lực lượng sản xuất lớn. Ngoài 868 chiếc tàu được đóng mới,
cải hoán từ nguồn vốn tín dụng ưu đãi, một số ngư dân đã huy động nguồn vốn tự
có, nguồn vốn hỗ trợ khắc phục hậu quả cơn bão số 5 (1997) để đóng tàu khai
thác hải sản xa bờ. Đến nay số lượng tàu khai thác hải sản xa bờ đã có gần 5000
chiếc, tăng hơn 1000 chiếc so với đầu năm 1997, công suất đã tăng thêm
265.500cv.
- Từng bước thực hiện việc chuyển đổi cơ cấu tàu thuyền, nghề nghiệp, theo
hướng giảm áp lực khai thác ở vùng ven bờ, loại bỏ dần phương tiện nhỏ, lạc hậu,
năng suất thấp; khai thác có tính chất sát hại nguồn lợi; trang bò tàu máy có
công suất lớn với thiết bò máy móc hiện đại, công nghệ khai thác tiên tiến để
góp phần nâng cao năng suất, góp phần tái tạo và bảo vệ nguồn lợi hải sản vùng
ven bờ và từng bước đưa nghề khai thác hải sản phát triển theo hướng công
nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo tiền đề cho việc khai thác hải sản viễn dương sau
này.
- Góp phần tăng sản lượng khai thác hải sản phục vụ cho tiêu dùng trong

nước và xuất khẩu. Tăng sản lượng khai thác của đội tàu này đạt 54.544 tấn, góp
phần tăng sản lượng khai thác hải sản xa bờ lên 7% so với năm 1997. Sản lượng
xuất khẩu thủy sản chính ngạch đạt 7.154 tấn. Hải sản xuất khẩu tiểu ngạch đạt
4.200 tấn. Kim ngạch xuất khẩu đạt 15,26 triệu USD.
- Huy động được nguồn vốn trong dân để đóng tàu lớn phục vụ cho sản xuất,
kinh doanh thủy sản.
- Từng bước giải quyết thêm việc làm và thu nhập cho ngư dân, cho công
nhân đóng sửa tàu thuyền, cho những người làm dòch vụ thu mua, cung ứng, chế
biến và tiêu thụ sản phẩm thủy sản. Vấn đề này đã được thể hiện rõ ở các cơ sở
đóng, sửa tàu của ngành Thủy sản và ngành Giao thông vận tải. Hơn 70 cơ sở
đóng tàu thuyền trước năm 1997 gặp nhiều khó khăn vì không có việc làm,
nhưng nhờ có chủ trương này, hàng ngàn lao động làm nghề cơ khí và thợ thuyền
đã có thêm việc làm, thu nhập đã tăng thêm. Có nơi lương bình quân của công
nhân đã đạt từ 700 đến 800 ngàn đồng/tháng.
- Từng bước củng cố và xây dựng mối quan hệ sản xuất tiến bộ ở vùng biển:
Đã chuyển một bộ phận ngư dân từ làm ăn riêng lẻ sang làm ăn có tổ chức như
các tập đoàn sản xuất, tổ hợp tác sản xuất, hợp tác xã. Qua 3 năm đã thành lập
mới 167 hợp tác xã, tổ hợp tác khai thác hải sản xa bờ. Lực lượng này cùng với
các doanh nghiệp Nhà nước sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức sản xuất ở
vùng biển xa bờ.
- Bảo đảm sự có mặt dân sự thường xuyên trên các vùng biển xa bờ để bảo
vệ tài nguyên biển, ngăn chặn tàu thuyền nước ngoài xâm phạm trái phép vùng
biển Việt Nam, góp phần bảo vệ chủ quyền vùng biển Việt Nam.
* NGUYÊN NHÂN THÀNH CÔNG:

7


- Chủ trương của Đảng và Nhà nước phát triển đánh bắt hải sản xa bờ là
một chủ trương đúng, phù hợp với nguyện vọng và yêu cầu của ngư dân về giải

quyết việc làm và thu nhập cho cộng đồng nghề cá; phù hợp với thực tế khách
quan, vì nguồn lợi gần bờ đã suy giảm rõ rệt, phù hợp với sự phát triển theo
hướng công nghiệp hóa; có ý nghóa lớn về kinh tế – xã hội, an ninh, quốc phòng
cả trước mắt cũng như lâu dài.
- Được sự quan tâm và chỉ đạo trực tiếp của thường trực Chính phủ, với sự
tham gia phối hợp chặt chẽ của các Bộ ngành có liên quan, nhất là Bộ Kế hoạch
và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Quốc phòng, Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam … và của UBND các tỉnh, thành phố ven biển.
- Cùng với việc đóng tàu khai thác hải sản xa bờ, Nhà nước đã quan tâm đầu
tư xây dựng được một số cơ sở vật chất kỹ thuật như cảng cá, bến cá, chợ cá
nhằm phục vụ cho nhu cầu của phát triển nghề cá xa bờ.
- Ban Chỉ đạo Nhà nước về chương trình đánh bắt hải sản xa bờ và Bộ Thủy
sản đã thường xuyên theo dõi chỉ đạo sơ kết trong qúa trình triển khai thực hiện:
phối hợp với các Bộ có liên quan tăng cường kiểm tra, đôn đốc, chú ý lắng nghe ý
kiến đóng góp và nguyện vọng chính đáng của ngư dân nhằm kòp thời đề xuất,
kiến nghò với Nhà nước sửa đổi bổ sung một số qui đònh cho phù hợp với tình
hình thực tế, như Thông tư liên tòch số 04/1988/TTLT – TS – KHĐT – TC –
NHNNVN ngày 17/12/1998, hướng dẫn về việc quản lý và sử dụng vốn tín dụng
đầu tư theo kế hoạch Nhà nước, cho các dự án đóng mới, cải hoán tàu đánh bắt
và tàu dòch vụ đánh bắt hải sản xa bờ, nhằm giảm bớt những thủ tục phiền hà
cho ngư dân; Quyết đònh số 268/QĐ-KHĐT ngày 10/6/1997 về việc ban hành các
mẫu tàu đánh bắt hải sản xa bờ. Công văn 1393/CV-KHĐT ngày 30/6/1997 hướng
dẫn đồng bộ về xây dựng xét duyệt các dự án cho các chủ đầu tư...
1.2. NHỮNG TỒN TẠI:
Tuy đạt được những kết quả nêu trên, song còn nổi lên những khó khăn, tồn
tại cần sớm khắc phục. Cụ thể là:
- Việc lập dự án, xét chọn và phê duyệt dự án tuy đã được cải tiến nhưng
vẫn còn nhiều chồng chéo trong khâu giải quyết thủ tục, giấy tờ gây không ít khó
khăn cho các chủ dự án về thời gian đi lại và chi phí. Nhiều dự án chưa bảo đảm
chất lượng trong các khâu lập dự án, xét chọn và phê duyệt, chưa tính đủ, tính

hết các chi phí phát sinh trong qúa trình sản xuất như vốn lưu động, chi phí cho
ngư cụ khi bò mất mát, chi phí cho sửa chữa tàu, máy theo đònh kỳ … Tư tưởng
bao cấp, ỷ lại vào Nhà nước của các chủ đầu tư thuộc các thành phần kinh tế
tham gia dự án còn nặng nề; chỉ khai thác tận dụng sự ưu đãi trong cơ chế quản
lý và sử dụng vốn tín dụng đầu tư, xem nhẹ trình độ nghề nghiệp, khả năng quản
lý, điều kiện tự nhiên, huy động vốn tự có … để lập được nhiều dự án và nhiều dự
án được phê duyệt.

8


- Một số đòa phương đã tổ chức thành lập các hợp tác xã, tổ hợp tác một
cách vội vàng với mục đích chỉ để xin dự án đầu tư, do xã viên các hợp tác xã này
ít am hiểu về nghề khơi, không có khả năng quản lý nên đã hạn chế rất nhiều
đến kết quả sản xuất. Nguy cơ làm ăn không có hiệu quả là hiện thực! Có đòa
phương tàu đóng xong nhưng thiếu lao động để sản xuất, đã có hiện tượng lao
động chạy xô từ tàu này sang tàu khác.
- Một số cơ sở đóng tàu không đủ năng lực để đáp ứng về nhu cầu chất lượng
sản phẩm như trang thiết bò về phần cơ khí, sàn phóng dạng, độ sâu hạ thủy...
lực lượng cán bộ kỹ thuật mỏng, các cơ sở đóng tàu của ngành Giao thông không
đáp ứng được yêu cầu về đóng tàu vỏ gỗ cũng như lắp đặt các thiết bò khai thác..
Một số chủ tàu chưa tuân thủ đầy đủ hướng dẫn (đóng tàu không theo thiết kế,
trong qúa trình thi công hay thay đổi) một số thiết bò trên tàu như tời kéo lưới,
cần cẩu chất lượng kém, khi sử dụng hay bò hư hỏng, phải sửa chữa, thay thế mất
nhiều thời gian và tốn kém cho chủ tàu, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của
tàu.
- Ở một số đòa phương còn nhiều tàu vì thiếu tiền nên chưa nộp thuế trước
bạ, chưa được cấp giấy đăng ký phương tiện nghề cá và giấy phép hoạt động
nghề cá, vì vậy đã xảy ra hiện tượng có một lượng không ít tàu đi biển không có
giấy phép, không có số hiệu tàu… ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý tàu

thuyền, bảo vệ nguồn lợi thủy sản và bảo đảm an ninh trật tự trên biển.
- Từ Bộ đến các đòa phương chưa chủ động phối hợp chỉ đạo hướng dẫn ngư
dân tổ chức sản xuất, dòch vụ hậu cần, tiêu thụ sản phẩm. Hầu hết các đơn vò sản
xuất thuộc các thành phần kinh tế tự tổ chức việc khai thác, cung ứng vật tư và
tiêu thụ sản phẩm… Vai trò chủ đạo của các Doanh nghiệp Nhà nước chưa được
phát huy vì lý do: Các doanh nghiệp công ích mới có chủ trương thành lập đang
tiến hành xây dựng dự án nên chưa được đầu tư và đưa vào hoạt động. Các doanh
nghiệp Nhà nước ở các đòa phương cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở dòch vụ hậu cần
đã được đầu tư từ lâu, đến nay đã xuống cấp đang được củng cố nên cũng chưa
đáp ứng được nhu cầu dòch vụ hậu cần, tiêu thụ sản phẩm cho khai thác hải sản
xa bờ. Vì vậy nhiều tàu đi đánh bắt hiệu quả kinh tế chưa cao, hoặc còn bò thua
lỗ. Còn một số chủ dự án (HTX) do làm ăn thua lỗ, xã viên tự ý bỏ HTX, tàu
phải nằm bờ, họ muốn trả tàu cho Nhà nước, hiện nay các cấp chính quyền đang
phải giải quyết (như 2 HTX ở Thanh Hóa). Trong phân phối giá trò sản phẩm làm
ra, các chủ dự án chưa tính đúng, tính đủ các khoản chi phí đầu vào như: trả nợ
gốc và lãi vay đến hạn và qúa hạn, nên đã xảy ra chuyện lãi giả, lỗ thật. Trong
phân phối, các chủ dự án còn nặng về lợi ích của mình, chỉ quan tâm đến lợi ích
trước mắt, coi nhẹ hoặc thiếu quan tâm đến lợi ích lâu dài.
- Các tỉnh mới tổ chức đào tạo, bồi dưỡng để cấp bằng thuyền trưởng, máy
trưởng nhưng chưa tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ hiểu biết về kinh
tế, kỹ thuật và quản lý cũng như tay nghề cho ngư dân, nên đại bộ phận ngư

9


dân còn lúng túng trong việc sử dụng con tàu, sử dụng các máy móc thiết bò hàng
hải và khai thác trên tàu, cũng như việc hạch toán tài chính, phân phối ăn chia.
- Công tác điều tra nguồn lợi hải sản, xác đònh ngư trường, mùa vụ, nghề
nghiệp, công nghệ khai thác và bảo quản sản phẩm sau thu hoạch để tạo điều
kiện thuận lợi cho ngư dân khai thác có hiệu quả còn nhiều hạn chế.

- Trả nợ cho Nhà nước còn qúa thấp (toàn ngành mới đạt 14,51% so với kế
hoạch phải trả) trừ một số ít tỉnh, thành phố thực hiện tương đối tốt, còn lại
nhiều tỉnh, thành phố tỉ lệ trả nợ đến hạn đạt qúa thấp (không qúa 6%) như
Ninh Bình, Hà Tónh, Nghệ An, Thái Bình, Quảng Ninh, Nam Đònh, Quảng Trò,
Phú Yên, Bình Thuận...
* NGUYÊN NHÂN TỒN TẠI:
- Chủ trương đóng tàu khai thác hải sản ở vùng biển xa bờ, là một chủ
trương lớn, triển khai trên một phạm vi rộng, tương đối đa dạng gồm nhiều
thành phần kinh tế, thời gian chuẩn bò chưa nhiều, việc đầu tư còn chưa đồng bộ,
mới đầu tư cho lónh vực đóng tàu, còn những lónh vực khác có liên quan như: điều
tra nguồn lợi hải sản xa bờ, dự báo ngư trường, xác đònh cơ cấu nghề nghiệp và
công nghệ khai thác phù hợp, đào tạo lao động kỹ thuật và thuyền viên, tổ chức
sản xuất, cung ứng dòch vụ hậu cần, tiêu thụ sản phẩm, hệ thống thông tin liên
lạc, phòng chống bão, tìm kiếm cứu nạn... ít được đầu tư hoặc mới đầu tư chưa
hoàn thành, nên chưa đáp ứng kòp thời yêu cầu của khai thác hải sản xa bờ.
- Vai trò quản lý của Ngành từ TW đến đòa phương còn bộc lộ nhiều yếu kém
trong các khâu tổ chức, chỉ đạo và triển khai thực hiện như: Việc phân bổ vốn
cho các chủ đầu tư thực hiện còn dàn trải, chưa có trọng tâm, trọng điểm dẫn đến
tình trạng nơi cần nhiều vốn thì không đủ, nơi được phân vốn thì không duyệt
được dự án, chưa có giải pháp về tổ chức sản xuất dòch vụ hậu cần tiêu thụ sản
phẩm ở vùng biển xa bờ, dẫn đến hạn chế về hiệu quả kinh tế.
- Trình độ dân trí của ngư dân còn thấp nên việc đào tạo bồi dưỡng để cấp
bằng thuyền trưởng, máy trưởng cho các tàu lớn còn gặp nhiều khó khăn.
- Một số tỉnh, thành phố nhất là ở miền Bắc và miền Trung có nhiều ngư
dân nghèo, chủ đầu tư không đủ vốn lưu động nên phải đi vay ngoài với lãi suất
cao, do đó sau khi tàu hoạt động có hiệu quả họ phải lo trả trước món nợ này, trả
nợ Nhà nước sau.

2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN TỈNH KIÊN GIANG
2.1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ.

Tỉnh Kiên Giang nằm ở Tây Nam Việt Nam, thuộc vùng kinh tế IV và tiểu
vùng Tây Nam Bộ. Phía Bắc và Tây Bắc giáp đòa phận và hải phận Campuchia,
có đường biên giới đất liền dài 56,8 km.
- Phía Bắc giáp tỉnh An Giang và Campuchia.

10


- Phía Đông Bắc giáp tỉnh Cần Thơ.
- Phía Nam và Đông Nam giáp 2 tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu.
- Phía Tây giáp vònh Thái Lan.
Có bờ biển dài gần 200 km từ Hà Tiên đến giáp Cà Mau. Vùng biển Kiên
Giang có 105 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó đảo Phú Quốc là đảo có diện tích lớn
nhất so với các đảo trong cả nước, diện tích tự nhiên đảo Phú Quốc là 57.013 ha.
Vò trí đất liền của Kiên Giang ở 9023’50” vó độ Bắc đến 10032’30” vó độ Bắc,
104026’40” kinh độ Đông đến 105032’30” kinh độ Đông.
Tổng diện tích đất tự nhiên của Kiên Giang là: 617.709 ha. Trong đó:
- Phần đất liền

:

554.734 ha

- Phần hải đảo

:

62.975 ha

Tỉnh bao gồm: 02 thò xã (Rạch Giá, Hà Tiên), 09 huyện đất liền (Kiên

Lương, Hòn Đất, Châu Thành, Tân Hiệp, Giồng Riềng, Gò Quao, Vónh Thuận, An
Biên, An Minh) và 02 huyện đảo (Phú Quốc, Kiên Hải).
2.2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN BIỂN KIÊN GIANG
Biển Kiên Giang nằm gọn trong Vònh Thái Lan. Vònh Thái Lan tiếp giáp với
biển Nam Hải: giữa lục đòa Châu Á và bán đảo Malacca, xung quanh bờ Vònh có:
Việt Nam, Campuchia, Thái Lan, Malaysia.

Vònh Thái Lan ở phần cuối phía Tây của thềm lục đòa Bắc Sanda khoảng 30 vó độ
Bắc đến 130 vó độ Bắc; 990 kinh độ Đông đến 1050 kinh độ Đông, vònh có hình bầu
dục, trục dài 540 hải lý chạy dọc theo hướng Tây Bắc và trục ngắn dài 300 hải lý chạy
dọc từ mũi Cà Mau của Tỉnh Cà Mau thuộc Việt Nam qua bờ biển Thái Lan và
Malaysia thuộc bán đảo Malacca. Bờ vònh dài 1.784 km, trong vònh nhiều đảo và quần
đảo thuận lợi cho nghề cá phát triển, và là nơi trú ngụ của tất cả các tàu thuyền. Nhiệt
độ nước trên bề mặt và đáy biển trong phạm vi 30m nước hầu như gần giống nhau,
nhiệt độ nước chênh lệch giữa các mùa được tóm tắt qua bảng thống kê sau:
Bảng 1:

BIẾN ĐỘNG NHIỆT ĐỘ
Danh mục

Nhiệt độ trung
bình (0C)

Nhiệt độ giao
động (0C)

- Mùa mưa (từ tháng 4 – 11)

3109


290 - 350

- Mùa nắng (từ tháng 12 – 3 năm sau)

2801

260 – 310

- Tháng giao mùa (tháng 4, tháng 11)

3006

270 – 330

Nguồn: Sở thủy sản Kiên Giang, 1999.

11


Bờ biển Kiên Giang dài gần 200 km chạy từ biên giới Campuchia – Việt
Nam (Hà Tiên) đến đòa phận Cà Mau. Diện tích biển phía Tây Nam của phần
Việt Nam (Kiên Giang), Cà Mau thuộc vònh Thái Lan khoảng 63.290 km2 và được
phân bố theo độ sâu như sau:
- Nhỏ hơn 20m nước

: 15.440 km2, chiếm 24,4%.

- Từ 20 - 50m nước

: 33.960 km2, chiếm 53,6%.


- Từ trên 50m nước

: 13.890 km2, chiếm 22%.

3. TÀI NGUYÊN THỦY SẢN TỈNH KIÊN GIANG
3.1. SẢN LƯNG
Đặc trưng nổi bật của vònh Thái Lan là: biển nội đòa, có sự xuất hiện kế tiếp
nhau trong 2 mùa mưa gió. Các dòng nước chảy vòng tròn theo chiều thuận
nghòch với chiều quay của kim đồng hồ làm cho nguồn thức ăn luôn luôn được xáo
trộn. Vònh nông, đáy vònh tương đối phẳng, giàu nguồn thức ăn, cả vònh là một
ngư trường lớn cho nhiều nghề khai thác. Biển Tây Nam thuộc tỉnh Kiên Giang
và Cà Mau là ngư trường khai thác trọng điểm của cả nước.
Khu hệ sinh vật biển mang tính chất nhiệt đới đặc trưng cho khu hệ sinh
vật biển Tây Thái Bình Dương với đặc điểm chung là:
- Nhiều giống loài, số lượng cá thể trong loài ít, phân bổ không tập trung
và biến động theo mùa, di chuyển thẳng đứng và nằm ngang, chu kỳ sống ngắn,
thành thục sớm.
- Đẻ phân đợt, mùa đẻ kéo dài phát triển đa chu kỳ. Biên độ sinh thái
rộng, năm đầu có tốc độ phát triển nhanh, các năm sau chậm … Qua các công
trình nghiên cứu của nhiều tác giả trong và ngoài nước cho thấy: sinh vật lượng
biến động theo mùa và khu vực biển.
Về trữ lượng và khả năng khai thác hải sản của vònh Thái Lan nói chung và
vùng biển Tây Nam nói riêng, cho đến nay chưa được đánh giá chính xác, song để
tiến hành tổ chức sắp xếp lại sản xuất và bố trí phát triển các nghề khai thác
hải sản biển của Kiên Giang hợp lý, sẽ sử dụng kết hợp kết quả điều tra, nghiên
cứu của tổ chức FAO (thời kỳ 1968 – 1971), của Viện nghiên cứu Hải sản – Bộ
Thủy Sản (thời kỳ 1978 – 1981), tài liệu của các tàu thăm dò, khai thác của Liên
Xô trong các năm từ 1978 – 1986 và thực tế khai thác của ngư dân qua các năm
thì nguồn lợi hải sản vùng biển tỉnh Kiên Giang được biết như sau: Trong vùng

diện tích biển Kiên Giang chiếm trong vònh Thái Lan khoảng 63.290 km2, trữ
lượng các loại hải sản 464.660 tấn, khả năng khai thác cho phép khoảng 44%, trữ
lượng bằng 208.400 tấn.

12


Bảng 2:

TRỮ LƯNG VÀ KHẢ NĂNG KHAI THÁC CHO PHÉP

Độ sâu (m)

Diện tích
(km2)

Tổng

Trữ lượng
(tấn)

Khả năng cho phép
khai thác (tấn)

63.290

464.660

208.400


Nhỏ hơn 20m

15.440

138.960

61.760

Từ 20 – 50m

33.960

263.190

118.860

Trên 50m

13.890

62.510

27.780

Nguồn: Sở thủy sản Kiên Giang, 1999.
Trữ lượng cá nổi chiếm 51,5% là: 239.280 tấn, khả năng cho phép khai thác
khoảng 40%, trữ lượng là 95.710 tấn. Trữ lượng cá đáy chiếm 48,5% là 225.380
tấn, khả năng cho phép khai thác khoảng 50% trữ lượng bằng 112.690 tấn.
Bảng 3:


TÌNH HÌNH PHÂN BỔ CÁ NỔI VÀ CÁ ĐÁY THEO ĐỘ SÂU

Độ sâu

Diện tích

(m)

(km2)

Cá nổi (tấn)

Cá đáy (tấn)

Trữ
lượng

Khả năng cho
phép khai thác

Trữ
lượng

63.290

239.280

95.710

225.380


112.690

Nhỏ hơn 20m

15.440

77.200

30.880

61.760

30.880

Từ 20 – 50m

33.960

127.350

50.940

135.840

67.920

Trên 50m

13.890


34.730

13.890

27.780

13.890

Tổng

Khả năng cho
phép khai thác

Nguồn: Sở thủy sản Kiên Giang, 1999.
Về tôm, khả năng khai thác cho phép khoảng 19.000 tấn/năm. Ngoài cá,
tôm, mực, bờ biển Tây Nam còn có nhiều đặc sản quý như: đồi mồi, hải sâm, rau
câu, trai ngọc …
3.2. SỰ PHÂN BỔ MỘT SỐ LOÀI CÁ VÀ THỰC TẾ ĐÁNH BẮT
Tại vùng biển Tây Nam, cá Liệt (Leoguathidae) chiếm tỷ lệ cao nhất 32%,
thứ hai là Cá Nục (Carangidae) chiếm 18,7%, họ cá Trích, cá Thu, cá Ngừ đứng
thứ ba mỗi họ chiếm trên 7%. Trong đó cá Cơm và cá Bạc Má có sản lượng cao
hơn. Sản lượng cá Cơm năm cao nhất Kiên Giang đã khai thác được 19.052 tấn
chiếm 34% tổng sản lượng khai thác.
Trữ lượng cá cơm ước tính khoảng 46.500 tấn, mức khai thác cho phép
26.000 tấn.

13



Tôm: là loài có vòng đời ngắn, sống gần bờ, tập trung vùng nước trước các
cửa sông, có sức phục hồi nhanh, song nếu tập trung khai thác với cường độ cao,
sẽ dẫn đến nguy cơ giảm sút và cạn kiệt nguồn lợi nhanh chóng. Năm 1998,
riêng tỉnh Kiên Giang đã khai thác 19.950 tấn.
Mực: hiện nay đã phát hiện được 23 loài, trong đó giống mực ống (Loligo)
và mực Nang (Sepia) là hai giống quan trọng nhất, chiếm 90% sản lượng. Mực
ống là loài rộng muối, rộng nhiệt, không di cư xa, thường phân bổ ở vùng nước
gần bờ. Mùa khai thác chủ yếu Mực Nang từ tháng 1 đến tháng 3 và mực ống từ
tháng 5 đến tháng 12. Nơi tập trung cao về thành phần và sản lượng là ngoài
khơi Phú Quốc, sản lượng mực ống thường cao gấp 3 lần mực Nang. Mực tập
trung ở độ sâu 15 – 20m nước, thường được khai thác bằng mành đèn, bóng và
câu, trong đó sản lượng mực chiếm 50%. Năm 1998 Kiên Giang đã khai thác được
14.000 tấn.

CHƯƠNG II

THỰC TRẠNG KHAI THÁC HẢI SẢN XA BỜ
TỈNH KIÊN GIANG THỜI GIAN QUA
1. THỰC TRẠNG KHAI THÁC HẢI SẢN XA BỜ TỈNH KIÊN GIANG
THỜI GIAN QUA
Vượt qua thời kỳ khó khăn nhất của ngành Thủy sản Kiên Giang những
năm 1976 – 1981. Những năm gần đây, đặc biệt là giai đoạn 1991 – 1995, nghề
cá Kiên Giang đã có bước phát triển mới nhiều triển vọng trên các mặt: khai
thác, nuôi trồng, chế biến và dòch vụ hậu cần. Nổi bật nhất là trong lónh vực khai
thác hải sản, phương tiện tàu thuyền tăng nhanh về số lượng, công suất và sản
lượng khai thác năm sau cao hơn năm trước. Cơn bão số 5 (1997) đã gây thiệt hại
nặng nề cho ngành khai thác của tỉnh; sang năm 1998 với nguồn vốn Nhà nước
cho vay phục hồi hậu quả cơn bão và tinh thần yêu nghề của ngư dân, lực lượng
tàu thuyền được phục hồi và có bước nhảy vọt đáng kể. Sau đây là phần đánh giá
cụ thể:


1.1. TÀU THUYỀN KHAI THÁC
Tàu thuyền khai thác thời kỳ 1991 – 1995 có mức tăng trưởng nhanh. Năm
1991 toàn tỉnh có 5.414 chiếc với tổng công suất 133.796 cv, bình quân 24,7
cv/chiếc. Đến năm 1995 toàn tỉnh có 6.855 chiếc với tổng công suất 322.324 cv,
bình quân 47,02 cv/chiếc. Về số lượng tàu thuyền tăng 1.441 chiếc, bình quân
tăng 360 chiếc/năm, mức tăng trưởng 6,65%; Về công suất tăng 188.528 cv, bình
quân tăng 47.132 cv/năm, mức tăng trưởng 35,23%. Bình quân công suất phương
tiện tăng 23,32 cv/chiếc.

14


Bảng 4:

SO SÁNH MỨC TĂNG CỦA CÁC NHÓM TÀU 1991 –2000
<45 cv

Năm

45 - 89cv

90-250cv

>250cv

Tổng cộng

Số


Tỷ lệ

Số

Tỷ lệ

Số

Tỷ lệ

Số

Tỷ lệ

Số

Tỷ lệ

Lượng

(%)

lượng

(%)

lượng

(%)


lượng

(%)

Lượng

(%)

1991

4.914 90,77

270

4,99

180

3,32

50

0,92 5.414 100,00

1995

4.855 70,82 1.315 19,18

210


3,06

475

6,94 6.855 100,00

1996

4.996 70,42 1.099 15,49

225

3,17

775 10,92 7.095 100,00

1998

4.019 62,76 1.229 19,20

234

3,66

921 14,38 6.403 100,00

2000

4.170 57,12 1.428 19,56


527

7,22 1.175 16,10 7.300 100,00

Nguồn: Sở thủy sản Kiên Giang, 2000.
Tàu thuyền thời kỳ 1996 – 2000 có mức tăng trưởng khá ổn đònh; Mặc dù
cuối năm 1997 cơn bão số 5 đã làm thiệt hại gần 2.400 tàu, nhưng trong đó
chiếm đa số là tàu nhỏ. Sau cơn bão, nhờ vào nguồn vốn cho vay ưu đãi của Nhà
nước và nguồn vốn tích lũy của ngư dân, đến cuối năm 1998 hậu quả cơn bão số 5
đã được khắc phục. Theo kết quả điều tra tàu thuyền vào cuối năm 1998, toàn
tỉnh có 6.403 tàu có công suất từ 10 cv trở lên, với tổng công suất 468.746 cv,
bình quân 73,20 cv/chiếc.
Năm 1998, về cơ cấu tàu thuyền khai thác: loại từ 45 cv trở xuống chiếm
62,76%; loại từ 45 - 89cv chiếm 19,19%; loại từ 90 – 250 cv chiếm 3,65%; loại trên
250 cv chiếm 14.40%.
Bảng 5:

SO SÁNH MỨC TĂNG CỦA CÁC NHÓM TÀU 1991 - 2000
<45 cv

45 - 89cv

90-250cv

>250cv Tòan tỉnh

Mức tăng (1991 - 1995)

-0,30


96,75

4,16

215,50

6,65

Mức tăng (1996 - 2000)

-4,00

7,25

33,55

12,90

0,50

Nguồn: Sở thủy sản Kiên Giang, 2000.
Mức bình quân công suất tàu thuyền ngày một nâng cao. Năm 1991 bình
quân công suất tàu thuyền là 24,7 cv/chiếc; Năm 1995 bình quân 47,02 cv/chiếc.
Năm 1998 bình quân 73,20 cv/chiếc. Năm 1999 tổng số tàu thuyền là 7.200 chiếc
với tổng công suất 550.000 cv, bình quân 76,38 cv/chiếc. Năm 2000 là 7.300 chiếc
tổng công suất 584.000 cv, bình quân 80,00 cv/chiếc
Bảng 6:

DIỄN BIẾN SỐ LƯNG PHƯƠNG TIỆN VÀ CÔNG SUẤT


15


TỪ NĂM 1991 – 2000 CỦA TÒAN TỈNH
Danh mục

ĐVT

Thực hiện các năm
1991

Tổng số Ptện

chiếc

Tổng công suất

cv

Bình quân công
cv/chiếc
suất /phương tiện

5.414

1992
5.731

1993
6.337


133.796 176.926 189.756
24,71

30,87

29,94

1994

1995

6.728

6.855

248.877 322.324
36,99

47,02

Ước tính

1996
7.096

1997

2000
7.300


408.510 412.060 468.746 550.000

584.000

61,07

6.403

1999
7.200

57,57

6.747

1998

73,21

76,39

80,00

Nguồn: Sở thủy sản Kiên Giang, 2000.
Số lượng phương tiện và mức bình quân công suất trên phương tiện không
đồng đều ở các đơn vò hành chánh trong tỉnh. Do tình hình kinh tế – xã hội, điều
kiện ngư trường, bến bãi đậu tàu và tập quán kinh nghiệm truyền thống về khai
thác ở các đòa phương trong tỉnh khác nhau, nên số lượng tàu và các cỡ tàu phân
bổ theo các đơn vò hành chánh rất khác nhau.

Năm 1998 toàn tỉnh có 6.403 tàu thuyền, công suất 468.746 cv, sản lượng
khai thác đạt 210.100 tấn hải sản các loại.

1.2. CƠ CẤU NGÀNH NGHỀ VÀ NĂNG SUẤT KHAI THÁC
1.2.1. CƠ CẤU NGÀNH NGHỀ
Các loại nghề khai thác ở Kiên Giang rất đa dạng và phong phú, theo số
liệu điều tra quý IV/1998, xác đònh được 23 loại nghề khai thác các đối tượng: cá,
tôm, mực, chủ yếu thuộc 4 họ nghề chính.
- Họ kéo lưới: chiếm đa số, chiếm 49,4% phương tiện khai thác toàn tỉnh,
gồm 3 loại nghề: lưới kéo đơn (cào đơn), lưới kéo đôi (cào đôi) và nghề xiệp.
- Nghề lưới rê: chiếm 30,28% phương tiện khai thác toàn tỉnh, gồm các loại
nghề: lưới rê thu, lưới hường bóng, lưới thưng, lưới quàng, lưới ghẹ, lưới mực, lưới
tôm, lưới kến, lưới si … khai thác các đối tượng: cá thiều, cá nhám, cá thu, cá bạc
má, cá kến, cua ghẹ…
- Họ nghề câu: chiếm 7,53% phương tiện khai thác toàn tỉnh, gồm các
nghề: câu kiều, câu mập, câu mực, câu thu lạc …
- Họ lưới vây: chiếm 4,14% phương tiện khai thác toàn tỉnh, gồm các nghề:
lưới vây cá cơm, vây ba thú, bạc má, mành đèn, lưới bao rạn…
Ngoài ra, còn một số loại nghề không thuộc 4 họ nghề trên là phương tiện
thu gom vận chuyển hàng hải sản chiếm 8,65%.
Bảng 7:

Chỉ tiêu

THỐNG KÊ NĂNG LỰC VÀ TỔNG SẢN LƯNG
KHAI THÁC THEO NGHỀ (1998)
ĐVT

Họ lưới kéo


16

Họ
lưới

Họ
nghề

Họ
lưới

Thu mua Nghề
vận
khác


Xiệp

- Tổng phương tiện chiếc
- Tổng công suất

cv

- Tổng sản lượng

tấn

585

Cào




2.578

1.939

Câu

482

vây

chuyển

265

148

14.964 344.696 57.776 17.305 34.251
13.000

406

20.973 11.780

98.900 24.000 33.000 18.100

13.100


Nguồn: Sở thủy sản Kiên Giang, 1999.
1.2.2. PHẠM VI HOẠT ĐỘNG VÀ SẢN LƯNG KHAI THÁC:
Theo số liệu thống kê năm 1998:
- Vùng 0 – dưới 5m nước có 1.156 chiếc, chiếm 18,48% phương tiện khai
thác trong toàn tỉnh với tổng công suất 25.357 cv, bình quân 21,94 cv/ phương
tiện. Sản lượng khai thác 17.000 tấn. Tham gia khai thác vùng này gồm có: tàu
lưới kéo tôm loại công suất 20 cv, tàu làm nghề xiệp.
- Vùng từ 5m – dưới 10m nước có 922 chiếc, chiếm 14,74% phương tiện
khai thác trong toàn tỉnh với tổng công suất 22.011 cv, bình quân 26,04
cv/phương tiện. Sản lượng khai thác 10.700 tấn. Tham gia khai thác vùng này
gồm có: tàu lưới kéo tôm loại công suất từ 21cv – dưới 45 cv và các loại nghề khai
thác có công suất dưới 45 cv.
- Vùng từ 10– dưới 20m nước là ngư trường truyền thống, tỷ lệ lớn các
tàu đang khai thác tại vùng nước. Tổng phương tiện 2.681 chiếc, chiếm 42,68%
phương tiện khai thác trong toàn tỉnh với tổng công suất 69.125 cv, bình quân
25,78 cv/phương tiện. Sản lượng khai thác 49.554 tấn. Tham gia khai thác vùng
này gồm có: tàu kéo lưới đơn công suất 45 – 89 cv, tàu lưới rê loại < 45 cv, tàu
lưới vây loại <45 cv, tàu câu loại < 45 cv và các loại nghề khai thác có công suất
từ 45–89 cv…
- Vùng từ 20 – dưới 30m nước có 503 tàu tham gia khai thác, chiếm
8,04% phương tiện khai thác trong toàn tỉnh, với tổng công suất 35.180cv, bình
quân 69,94cv/ phương tiện. Sản lượng khai thác 18.890 tấn. Tham gia khai thác
vùng này gồm có: tàu lưới đơn và đôi loại từ 90 – 250 cv, lưới rê loại từ 45 – 89
cv, câu từ 45 – 89 cv và các loại nghề khai thác có công suất 90 – 250 cv.
- Vùng từ 30m nước trở ra có ít tàu khai thác và chủ yếu khai thác từ
vùng 30–50m nước, số tàu khai thác vùng này có 993 chiếc, chiếm 15,87% phương
tiện khai thác trong toàn tỉnh với tổng công suất 294.084 cv, bình quân 296,16
cv/ phương tiện. Sản lượng khai thác 113.956 tấn. Tham gia khai thác vùng này
gồm có: tàu lưới đơn và đôi loại từ 250 cv trở lên, lưới rê loại từ 90 cv trở lên,
lưới vây, câu loại trên 90 cv và các loại nghề khai thác có công suất >250 cv.

Bảng 8:
STT

SẢN LƯNG KHAI THÁC THEO VÙNG (1998)
Danh mục

Sản lượng (tấn)

17

Tỷ lệ (%)


1

Vùng từ 0 đến dưới 5m nước

17.000

8,09

2

Vùng từ 5 đến dưới 10m nước

10.700

5,09

3


Vùng từ 10 đến dưới 20m nước

49.554

21,77

4

Vùng từ 20 đến dưới 30m nước

18.890

9,44

5

Vùng từ 30m nước trở ra

113.956

51,95

210.100

100,00

Tổng cộng

Nguồn: Sở thủy sản Kiên Giang, 1999.

Từ các số liệu trên cho thấy vùng gần bờ (từ 20m nước trở vào) tập trung tỷ
lệ lớn tàu khai thác và sản lượng khai thác vượt qúa mức cho phép, trong lúc đó
vùng ngoài 50 m nước tài nguyên thủy sản hầu như còn bỏ ngỏ. Sản lượng khai
thác ngày càng tăng và có một bước nâng cao về chất lượng. Sản lượng khai thác
năm 1991 là 102.500 tấn, đến năm 1998 là 210.100 tấn, tăng 104,96%; trung
bình hàng năm tăng 14,99%. Đối tượng khai thác ngày càng phong phú, các đối
tượng có giá trò xuất khẩu được ngư dân khai thác ngày càng nhiều.

Bảng 9: THỐNG KÊ SẢN LƯNG VÀ CƠ CẤU SẢN LƯNG NĂM 1991–2000
Danh mục ĐVT

Thực hiện

Ước
Tính

Năm

Năm

Năm

Năm

Năm

Năm

Năm


Năm

Năm

Năm

1991

1992

1993

1994

1995

1996

1997

1998

1999

2000

102.500 112.000 155.000 190.765 196.535 210.100 196.535 210.100 215.000 217.300

Tổng sản
lượng

1. Cá

Tấn
"

80.000

- Cá 1 - 3

"

8.200

8.960

12.400

13.353

17.196

18.500

17.196

18.500

19.000

21.500


- Cá 4 - 6

"

31.800

42.560

59.350

37.927

54.772

51.500

54.772

51.500

52.500

55.500

- Cá loại 7

"

40.000


44.040

58.900

87.521

77.631

85.000

77.631

85.000

85.500

88.000

2. Tôm

"

11.500

12.000

16.350

21.280


20.182

19.950

20.182

19.950

22.100

23.000

3. Mực

"

2.900

3.000

6.500

12.800

13.812

14.000

13.812


14.000

14.650

11.800

4. Hải sản
khác

"

8.100

1.440

1.500

17.884

12942

21.150

12.942

21.150

21.250


17.500

95.560 130.650 138.801 149.599 155.000 149.599 155.000 157.000 165.000

Nguồn: Sở thủy sản Kiên Giang, 2000.
Bảng 10:

TỶ LỆ CƠ CẤU SẢN LƯNG NĂM 1991 – 2000

18


ĐVT

Danh mục

Thực hiện các năm
1991

1992

1993

1994

1995

Ước
tính


1996

1997

1998

1999

2000

Tổng sản lượng

%

100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00

100,00

1. Cá

"

78,05

85,32

84,30

84,29


75,19

72,76

76,12

73,77

73,02

75,00

- Cá 1 – 3

"

8,03

8,00

8,00

8,00

7,67

7,00

8,75


8,81

8,84

9,78

- Cá 4 – 6

"

31,00

38,00

38,30

38,29

35,25

19,88

27,87

24,50

24,64

25,22


- Cá loại 7

"

39,02

39,32

38,00

38,00

32,27

45,88

39,50

40,46

39,54

40,00

2. Tôm

"

11,22


10,71

10,71

10,55

11,75

11,16

10,27

9,50

10,28

10,45

3. Mực

"

2,83

2,68

3,64

4,19


4,70

6,71

7,03

6,66

6,82

6,59

4. Hải sản khác

"

7,90

1,29

1,35

0,97

8,36

9,37

6,58


10,07

9,88

7,96

Nguồn: Sở thủy sản Kiên Giang, 2000.

Bảng 11:

GIÁ TRỊ SẢN XUẤT VÀ GDP KINH TẾ NGÀNH THỦY SẢN
ĐVT: tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm
1991

1995

1996

Tốc độ tăng
1997

1998 bình quân 96-98(%)

Gtrò sản xuất (giá 1994)
- Khai thác
- Nuôi trồng

- Chế biến
Cộng

465 755,2 861,9 879,7 967,5

8,60

48

40,2

47,9

52

55

11,00

392

703

746

810

693

-0,50


905 1.498,4 1.655,8 1.741,7 1.715,5

8,70

GDP (giá hiện hành)
- Khai thác

198

456

490

513

576

- Nuôi trồng

22,5

24,8

30

35

35,2


80

326

377

411

356

300,5 806,8

897

959

967,2

- Chế biến
Cộng

Nguồn: Sở thủy sản Kiên Giang, 1999.
19


1.2.3 PHÁT TRIỂN NGHỀ KHƠI:
Từ năm 1992 trở về trước, ngư trường khai thác chủ yếu vùng vònh Thái Lan
từ 50m nước trở vào, vùng khơi có số ít tàu câu của ngư dân và đoàn tàu lưới rê
của công ty quốc doanh đánh cá Kiên Giang tham gia khai thác, sản lượng khai
thác vùng khơi chưa đáng kể.

Năm 1993, công ty quốc doanh đánh cá mở rộng ngư trường cho đoàn tàu
lưới kéo cỡ lớn khai thác thử nghiệm ở biển Đông đạt kết quả khá. Đến năm
1995, ngoài lực lượng tàu của công ty quốc doanh đánh cá, còn có một số tàu của
ngư dân tham gia khai thác ở biển Đông.
Việc đóng tàu lớn để ra khơi khai thác có chiều hướng phát triển mạnh. Từ
năm 1991 – 1998, ngư dân trong tỉnh đã tự đầu tư và vay vốn tín dụng ưu đãi của
Nhà nước đóng mới trên 800 phương tiện loại trên 250 cv để tham gia khai thác
vùng khơi, chỉ tính riêng năm 1998 đã có trên 200 tàu loại lớn đủ khả năng khai
thác vùng xa bờ được đưa vào hoạt động.
Tình hình lao động nghề cá và áp dụng kỹ thuật mới trong khai thác
Lực lượng lao động đánh cá ngày càng phát triển cả về số lượng lẫn chất
lượng. Năm 1998, toàn tỉnh có 32.400 lao động và có trên 3.000 trong số lao động
trên đã được qua lớp bồi dưỡng nghiệp vụ thuyền trưởng.
Việc áp dụng các kỹ thuật mới trong hàng hải – khai thác ngày càng được
ngư dân chú ý. Hiện nay hầu hết các tàu thuyền có công suất từ 60 cv đều trang
bò máy vô tuyến điện đàm để thông tin qua lại giữa các tàu và với đất liền. Các
tàu từ 250 cv trở lên đều có trang bò máy đònh vò dò cá.

2. THỰC TRẠNG VỀ CƠ SỞ VẬT CHẤT KỸ THUẬT PHỤC VỤ NGHỀ CÁ.
Với sự phát triển không ngừng của phương tiện khai thác, diện tích nuôi
trồng, các cơ sở chế biến thủy sản của các thành phần kinh tế ngày càng tăng, cơ
sở vật chất kỹ thuật phục vụ nghề cá đã có bước phát triển nhanh chóng và đa
dạng.
2.1. ĐÓNG MỚI, SỬA CHỮA TÀU THUYỀN.
Chủ yếu phục vụ cho khai thác thủy sản. Với hơn 68 cơ sở trong đó có 1 cơ
sở của công ty quốc doanh đánh cá Kiên Giang, còn lại là kinh tế tư bản tư nhân,
tiểu chủ, có khả năng đóng mới từ 200 – 300 tàu/năm và phục vụ sửa chữa hàng
ngàn tàu thuyền các loại. Đủ sức đáp ứng nhu cầu đóng mới, sửa chữa tàu có công
suất từ 600cv trở xuống cho bà con ngư dân trong tỉnh cũng như của các tỉnh bạn.
Tuy nhiên kỹ thuật công nghệ trong lónh vực đóng, sửa chữa tàu thuyền của tỉnh

chủ yếu là phương pháp thủ công và bán thủ công, kỹ thuật đóng tàu phần lớn
dựa vào kinh nghiệm tay nghề của những người cao tuổi. Với hàng chục cơ sở
đóng sửa tàu thuyền nằm rải rác phân tán khắp các huyện, thò trong tỉnh, tập

20


trung nhiều nhất ở khu vực thò xã Rạch Giá, dọc theo các kênh và ven biển, lợi
dụng thủy triều để kéo tàu lên ụ và đẩy tàu xuống ụ. Ngoài cơ sở đóng sửa chữa
tàu thuyền của công ty quốc doanh đánh cá có đầu tư xây dựng cơ bản ụ tàu tương
đối hoàn chỉnh với đà trượt, kéo được thiết kế bằng đường ray và kéo bằng máy,
nhưng khả năng đáp ứng cho việc đóng mới và sửa chữa còn thấp, chủ yếu phục
vụ cho tàu của công ty. Còn lại với hàng chục cơ sở sử dụng lao động cơ bắp vừa
tốn nhiều thời gian trong qui trình vừa không đảm bảo an toàn trong công việc
đóng tàu của tỉnh. Quản lý Nhà nước thì chồng chéo, hiện nay quản lý các cơ sở
dòch vụ đóng sửa chữa tàu thuyền tỉnh giao cho Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn quản lý là không phù hợp.
Nhìn chung với 68 cơ sở đóng mới và sửa chữa, đủ khả năng đáp ứng cho
nhu cầu đóng mới, sửa chữa tàu thuyền trong tỉnh và các tỉnh bạn. Tuy nhiên như
đã phân tích, công nghệ đóng tàu còn lạc hậu, chỉ mới phát triển ở chiều rộng
chưa đi vào khai thác chiều sâu, do đó công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong công
nghiệp đóng tàu của ngành Thủy sản cần phải được đặt ra đối với các ngành chức
năng.
2.2. VẬN TẢI THỦY SẢN TRÊN BIỂN VÀ ĐƯỜNG BỘ.
Tàu thuyền vận tải thủy sản được phát triển một cách nhanh chóng, đáp
ứng cho nhu cầu vận chuyển hàng hải sản ngày càng cao trong khâu tiêu thụ sản
phẩm của lực lượng khai thác, với hơn 250 tàu có tổng sức chứa trên 12.500 tấn
sản phẩm, hoạt động rộng khắp trên vùng biển Kiên Giang – Cà Mau – Bạc
Liêu, hình thành 1 hệ thống vận tải năng động, đa dạng. Có thể nói rằng sức
chuyển tải đã đủ sức đáp ứng cho nhu cầu lưu thông hàng thủy sản từ biển vào

đất liền, nhưng chỉ mới phát triển về chiều rộng, còn phát triển về chiều sâu lực
lượng vận tải hàng thủy sản còn qúa hạn chế, đó chính là kỹ thuật bảo quản
hàng thủy sản trong qúa trình chuyên chở là dùng phương pháp ướp đá xay hoặc
đá cục, đã phần nào làm giảm chất lượng sản phẩm thủy sản.
Bên cạnh đó hàng chục tàu chuyên vận chuyển xăng dầu, nước đá từ đất liền
ra các đảo cung cấp cho tàu khai thác làm cho công tác dòch vụ thủy sản rất sôi
động, đáp ứng kòp thời cho nghề cá phát triển. Lực lượng vận tải đường bộ với
trên 145 xe tải có hệ thống bảo ôn có sức tải 942,5 tấn đủ sức phục vụ cho lượng
hàng thủy sản lưu thông trên thò trường.
Đáp ứng cho nhu cầu vận chuyển lưu thông hàng thủy sản trên biển, đường
bộ ưu thế thuộc về thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, còn kinh tế quốc doanh
chủ yếu là hoạt động vận tải thủy sản trên cơ sở đảm bảo khép kín đầu vào, ra
của doanh nghiệp, tham gia kinh doanh vận tải thủy sản không đáng kể.
2.3. SẢN XUẤT NƯỚC ĐÁ.
Toàn tỉnh có hơn 96 cơ sở sản xuất nước đá (nước đá cây), với sản lượng
nước đá sản xuất trên 1 triệu tấn/năm, cơ bản đủ đáp ứng cho tàu thuyền khai

21


thác thủy sản trong và ngoài tỉnh, cũng như nhu cầu cho các cơ sở chế biến trong
đất liền. Trong đó thành phần kinh tế tư nhân đảm nhận phần lớn việc sản xuất
nước đá phục vụ cho nghề cá của tỉnh.
2.4. CƠ KHÍ SỬA CHỮA.
Cơ khí sửa chữa phục vụ tàu thuyền khá phong phú và đa dạng, được phân
bố rải rác ở các huyện, thò có biển nhưng chủ yếu tập trung ở thò xã Rạch Giá với
hàng chục cơ sở, có khả năng đảm nhận khâu sửa chữa, lắp đặt máy móc thiết bò
nghề cá trong tỉnh với chất lượng cao, ngày càng đáp ứng tốt hơn cho nhu cầu sửa
chữa tàu thuyền.
Cơ khí sản xuất vật tư trang thiết bò cho nghề cá không đáng kể. Trong lónh

vực này chủ yếu là kinh tế ngoài quốc doanh chiếm ưu thế.
2.5. HỆ THỐNG BẾN, CẢNG CÁ.
Trên đòa bàn thò xã Rạch Giá với cảng cá Rạch Giá có từ thời chế độ cũ để
lại và được đầu tư nâng cấp sửa chữa, với hệ thống cảng dài 400m, cho phép
lượng tàu neo đậu thường xuyên trên 100 tàu đánh cá, cầu cảng 90m có mái che,
khả năng bốc dỡ 70 tấn hàng/ngày. Ngoài ra hơn 10 bến cá tự phát trên đòa bàn
thò xã do dân hoặc phường tự làm để lên hàng thủy sản với tính chất tạm bợ.
Những năm cuối thập niên 1990, hệ thống bến, cảng cá đã được tập trung
xây dựng với qui mô lớn, đảm bảo cung ứng các dòch vụ cần thiết cho nghề cá
phát triển như:
- Cảng cá Nam Du: được xây dựng trên diện tích 7ha tại đòa bàn huyện
Kiên Hải (huyện đảo), tàu thuyền có công suất từ 38 – 600cv cập vào cảng thuận
tiện, khả năng neo đậu tàu thuyền trên 30 lượt chiếc/ngày, hàng hóa xuất nhập
150.000 tấn/năm. Qui mô cảng bao gồm cầu cảng, kho bảo ôn, kho xăng dầu, nước
đá…
- Cảng Thổ Châu: xây dựng trên diện tích 5,5 ha gồm cầu cảng, nhà kho,
có khả năng đáp ứng cho tàu thuyền 20 – 500cv cập cảng thuận tiện, với 25 lượt
chiếc/ngày, hàng hóa xuất nhập 6.000 tấn/năm.
- Cảng Hòn Tre, Lình Huỳnh, An Thới, Dương Đông, Ba Hòn, Xẻo Nhào
mới chỉ đáp ứng được cho khâu neo đậu lên hàng thủy sản, chưa làm tốt khâu
dòch vụ như cung cấp xăng dầu, nước đá, thực phẩm cho tàu đánh cá. Hiện tại
(1999) đã khởi công xây dựng cảng cá Tắc Cậu tại huyện Châu Thành – tỉnh
Kiên Giang (dọc theo sông Cái Lớn) với vốn đầu tư xây dựng 130 tỷ đồng trên
diện tích 32 ha. Tàu thuyền từ 38 – 600cv cập cảng thuận tiện, khả năng tàu
thuyền neo đậu từ 200 – 250 lượt/ngày, hàng hóa xuất nhập qua cảng 272.000
tấn/năm. Qui mô xây dựng bao gồm cầu cảng, kho bãi, nhà máy chế biến, cửa
hàng dòch vụ xăng dầu, nước đá, thực phẩm, dự kiến năm 2001 đưa vào sử dụng.
Như vậy, nhìn chung hệ thống bến, cảng cá phục vụ cho nghề cá phát triển
trước mắt và đến năm 2001 là tương đối đầy đủ, giải quyết cơ bản cho nhu cầu


22


lên xuống, cung cấp các dòch vụ cần thiết cho lực lượng tàu thuyền khai thác hải
sản nhất là các tàu thuyền khai thác vùng biển xa bờ.
Hệ thống bến, cảng cá chủ yếu là do Nhà nước đầu tư xây dựng trên cơ sở
đáp ứng cho nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội, cũng như gắn liền với việc đảm
bảo an ninh quốc phòng của tỉnh, vai trò của Nhà nước giữ vò trí chủ chốt trong
lónh vực này, thành phần kinh tế ngoài quốc doanh hầu như không tham gia.
3. CÁC LÃNH VỰC LIÊN QUAN, HỖ TR CHO KHAI THÁC HẢI SẢN.
3.1. CHẾ BIẾN THỦY SẢN VÀ XUẤT NHẬP KHẨU THỜI GIAN QUA
Công tác chế biến và xuất khẩu thủy sản cũng có tiến bộ, sản phẩm đa
dạng, chất lượng được nâng lên, giá trò xuất khẩu năm sau cao hơn năm trước.
Ngoài các sản phẩm chế biến đông lạnh như tôm, mực, cá… Việc mở rộng xuất
khẩu thủy sản tươi đã gia tăng giá trò sản phẩm khai thác, nâng cao mức lợi
nhuận cho bà con ngư dân, sản phẩm bột cá luôn đạt sản lượng cao, chất lượng
tốt. Năm qua ngành Thủy sản có 3 doanh nghiệp được Bộ Thủy sản cấp giấy
phép xuất hàng sang EU, Trong đó có xí nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu
Kiên Giang sản xuất mặt hàng đông lạnh và 2 công ty TNHH sản xuất nước
mắm là Hưng Thònh và Thanh Hà. Đây là 3 trong số 18 doanh nghiệp của cả
nước được ưu tiên xét chọn vào nhóm 1.
Tuy nhiên, đầu tư cho phát triển công nghiệp chế biến còn qúa ít và mang
tính chắp vá, phần lớn các thiết bò sản xuất đã xuống cấp sau nhiều năm sử
dụng, chi phí giá thành cao làm cho hàng hóa thiếu sức cạnh tranh trên thương
trường, công tác tiếp thò còn yếu, vì vậy hiệu quả sản xuất kinh doanh chưa cao
so với chi phí bỏ ra.
Nhìn chung công tác thu mua nguyên liệu phục vụ cho chế biến và kinh
doanh hàng thủy sản trong thời gian qua tuy có tiến bộ song vẫn còn có mặt tồn
tại như:
- Thu mua nguyên liệu chủ yếu theo mô hình thương mại tự do nên độ ổn

đònh chưa cao, không có quyền kiểm soát đối với chất lượng cũng như vệ sinh
nguyên liệu, giá cả dao động.
- Tổng sản lượng thu mua chưa cao, cơ cấu chủng loại các mặt hàng có giá
trò kinh tế như tôm, cá có giá trò chưa nhiều, thò trường biến động thất thường
và hoàn toàn phụ thuộc vào khách hàng tiêu thụ.
Nguồn vốn lưu động cung ứng cho thu mua chưa đầy đủ, kòp thời, do đó khâu
thanh toán tiền mặt cho ngư dân chậm trễõ, trong khi đó các đơn vò kinh tế tư
nhân, các nậu vựa luôn đảm bảo thanh toán đầy đủ, nhanh chóng. Họ mua sô
nên tiện lợi cho người sản xuất, thậm chí có người còn ứng trước tiền mặt cho
ngư dân đi sản xuất sau đó mua lại sản phẩm. Thêm vào đó tình hình kinh
doanh trốn thuế vẫn diễn ra, cộng với phương thức của tư nhân năng động và

23


linh hoạt hơn so với Nhà nước. Vì vậy cạnh tranh giữa nậu vựa với các DNNN
vẫn còn diễn ra gay gắt.
Xuất nhập khẩu thủy sản là đầu ra quan trọng của tỉnh Kiên Giang. Năm
1995 kim ngạch xuất khẩu đạt 31,5 triệu USD, năm 1996 đạt 37,116 triệu USD,
năm 1997 đạt 30 triệu USD, năm 1998 đạt 21 triệu USD. Tốc độ tăng bình quân
từ năm 1991 – 1996 là 21%/năm bởi có sự cải tiến về chất lượng, đa dạng hóa
mặt hàng, giá xuất của năm sau cao hơn năm trước, thò trường truyền thống được
giữ vững. Từ năm 1997 – 1998 mặc dù đã mở ra nhiều thò trường, trong đó có các
nước trong cộng đồng Châu u nhưng do sản phẩm chủ yếu là hàng sơ chế, các
mặt hàng tinh chế có giá trò gia tăng chưa nhiều, phần lớn là xuất sang các nước
trong khu vực Châu Á đã làm cho hoạt động ngoại thương của Việt Nam nói
chung và tỉnh Kiên Giang nói riêng bò chựng lại. Đặc biệt là các sản phẩm xuất
khẩu thủy sản.
Kim ngạch nhập khẩu bình quân chiếm 10% kim ngạch xuất khẩu, hàng
nhập khẩu chủ yếu là ngư lưới cụ, lưới sợi. Nguyên nhân kim ngạch nhập khẩu

đạt thấp là do ngành Thủy sản không có chức năng nhập nhiên liệu xăng dầu
phục vụ cho sản xuất. Riêng máy thủy, lưới sợi nhập qua chính ngạch chòu thêm
thuế nhập khẩu nên khó cạnh tranh với thò trường tự do mà phần lớn là hàng
nhập lậu.
Bảng 12: CÁC NHÀ MÁY CHẾ BIẾN THỦY SẢN XUẤT KHẨU TỈNH KIÊN GIANG
STT

I

Tên thiết bò

Số

Công suất

Công suất

lượng

thiết kế

Sử dụng

Xí nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu Ngô Quyền

1

Kho bảo quản đông

1


100 tấn

80 tấn

2

Kho bảo quản đông

1

50 tấn

40 tấn

3

Tủ đông tiếp xúc

1

1 tấn (4 - 6h)

0,63 tấn (5- 6h)

4

Tủ đông tiếp xúc

1


2 tấn (4 - 6h)

1,4 tấn (5 – 6h)

5

Tủ đông tiếp xúc

1

0,5 tấn (4 - 6h)

0,3 tấn (7 – 8h)

6

Tủ đông tiếp xúc

1

0,5 tấn (4 - 6h)

0,3 tấn (7 – 8h)

Tổng công suất
II

2.500 tấn/năm


Xí nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu Rạch Giá

1

Kho bảo quản đông

1

300 tấn

80 tấn

2

Tủ đông tiếp xúc

1

1 tấn (4 -5h)

0,8 tấn (5 – 6h)

3

Tủ đông tiếp xúc

1

1 tấn (4 -5h)


0,8 tấn (7 – 8h)

4

Container lạnh

1

10 tấn

Tổng công suất

1.000 tấn/năm

24


×