Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

một số giải pháp thúc đảy mạnh thâm nhập thị trường tăng cường xuất khẩu giàu dép ở tp hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (564.03 KB, 96 trang )

B

TR

GIÁO D C VÀ ÀO T O

NG

I H C KINH T TP.HCM

TR N V N TH

LU N V N TH C S KINH T

TP. H Chí Minh – N m 2000


Luận n Thạc Sỹ Kinh Tế

TRẦN VĂN THỌ

MỤC LỤC
Tr: 1
Tr: 4

PHẦN MỞ ĐẦU
CHƯƠNG I : MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ XÂM NHẬP THỊ
TRƯỜNG
1/ KHÁI NIỆM CHIẾN LƯC XÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG
THẾ GIỚI
2/ PHƯƠNG THỨC THỰC HIỆN


2.1 Xâm nhập thò trường thế giới từ sản xuất trong nước
2.1.1 – Xuất khẩu trực tiếp
2.1.2 – Xuất khẩu gián tiếp
2.2 Xâm nhập thò trường thế giới từ sản xuất ở nước ngoài
2.2.1 – Liên doanh
2.2.2 – Hoạt động lắp ráp
2.2.3 – Hoạt động sản xuất tại chỗ
2.2.4 – Nhượng bản quyền
2.2.5 – Đầu tư trực tiếp 100% vốn
2.3 Xâm nhập thò trường thế giới thông qua các khu kinh tế
đặc biệt
3/ CHỌN LỰA PHƯƠNG THỨC XÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG
THẾ GIỚI
3.1 Tình hình thò trường cần xâm nhập
3.2 Các đặc điểm của khách hàng
3.3 Đặc điểm của các trung gian
3.4 Đặc điểm của của sản phẩm
3.5 Năng lực và điều kiện hoạt động của doanh nghiệp

Tr: 9
Tr: 10
Tr: 10
Tr: 10
Tr: 11

CHƯƠNG 2 :

Tr: 12

TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ HÀNG GIÀY

DÉP
1/ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT GIÀY DÉP TRÊN THẾ GIỚI
1.1 Về công nghệ
1.2 Về các quốc gia sản xuất giày dép
2/ TÌNH HÌNH TIÊU THỤ GIÀY DÉP TRÊN THẾ GIỚI
2.1 Tình hình chung của các nước
2.2 Tình hình tiêu thụ của một số thò trường chủ yếu
2.2.1 - Thò trường Mỹ
2.2.2 – Thò trường liên minh Châu u (EU)
2.2.3 – Một số thò trường tiềm năng khác
- Nhật Bản
- Nga và Cộng đồng các quốc gia độc lập
CHƯƠNG 3 : THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU GIÀY

Tr: 5
Tr:
Tr:
Tr:
Tr:
Tr:
Tr:
Tr:
Tr:
Tr:
Tr:
Tr:

6
6
6

6
7
7
8
8
8
8
9

Tr: 9

Tr:
Tr:
Tr:
Tr:
Tr:
Tr:
Tr:
Tr:
Tr:
Tr:
Tr:
Tr:

13
13
14
16
16
17

17
18
19
19
19
21

Trang :1


Luận n Thạc Sỹ Kinh Tế

TRẦN VĂN THỌ

DÉP TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
1/ TÌNH HÌNH CHUNG VỀ NGÀNH GIÀY DÉP Ở VIỆT NAM
1.1 Sơ lược quá trình phát triển của ngành giày dép
1.2 Tình hình sản xuất giày dép
1.2.1 – Năng lực sản xuất
1.2.2 – Trình độ kỹ thuật công nghệ
1.2.3 – Cơ cấu sản phẩm
1.3 Tình hình sản xuất giày dép
1.3.1 – Về kim ngạch xuất khẩu
1.3.2 – Về thò trường xuất khẩu
2/ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU GIÀY DÉP TẠI

TP. HỒ CHÍ MINH
2.1 Giới thiệu chung về Tp.Hồ Chí Minh
2.2 Tình hình sản xuất giày dép tại Tp.Hồ Chí Minh
2.2.1 - Số doanh nghiệp và giá trò sản xuất

2.2.2 - Thò trường và kim ngạch xuất khẩu giày dép
2.2.3- Tình hình cung ứng nguyên phụ liệu
2.3.4 -Kết quả sản xuất kinh doanh của một số doanh nghiệp
trong ngành giày dép tại Tp.Hồ chí Minh
2.3 Phân tích chiến lược kinh doanh của một số doanh nghiệp
2.3.1 – Công ty giày Hiệp Hưng
2.3.2 – Công ty Da Sài Gòn
2.3.3 – Công ty sản xuất hàng tiêu dùng Bình tiên
3/ NHẬN XÉT CHUNG
3.1 Các thuận lợi
3.2 Các khó khăn
3.3 Các cơ hội và nguy cơ
CHƯƠNG 4 :

MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XÂM NHẬP THỊ
TRƯỜNG VÀ TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC XUẤT
KHẨU CỦA NGÀNG GIÀY DÉP Ở TP. HỒ CHÍ MINH
1/ CÁC GIẢI PHÁP MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG VÀ XÂM
NHẬP VÀO CÁC THỊ TRƯỜNG TIỀM NĂNG TRONG THỜI
GIAN TỚI
1.1 Xây dựng chiến lược xâm nhập thò trường theo phương
thức sản xuất từ trong nước
1.2 Tổ chức sản xuất và cung ứng nguyên phụ liệu
1.3 Đầu tư đổi mới công nghệ có trọng điểm
1.4 Nghiên cứu nắm vững tình hình thò trường
1.5 Huy động vốn đầu tư cho ngành giày dép
1.6 Tổ chức – qui hoạch nghề làm giày dép thủ công

Tr:
Tr:

Tr:
Tr:
Tr:
Tr:
Tr:
Tr:
Tr:
Tr:

22
22
23
23
24
25
26
26
27
28

Tr:
Tr:
Tr:
Tr:
Tr:
Tr:

28
30
30

31
34
36

Tr: 37
Tr: 37
Tr: 42
Tr: 44
Tr: 49
Tr: 49
Tr: 50
Tr: 52
Tr: 56

Tr: 57

Tr: 57
Tr:
Tr:
Tr:
Tr:
Tr:

58
59
59
60
60

Trang :2



Luận n Thạc Sỹ Kinh Tế

TRẦN VĂN THỌ

1.7 Đào tạo nguồn nhân lực cho ngành giày dép
2/ CÁC GIẢI PHÁP VỀ MARKETING – MIX CHO SẢN
PHẨM GIÀY DÉP XUẤT KHẨU Ở TP. HỒ CHÍ MINH
2.1Về sản phẩm
2.1.1 – Chính sách về công tác thiết kế mẫu mã
2.1.2 – Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu
2.1.3 - Duy trì và nâng cao chất lượng sản phẩm
2.1.4 – Bao bì, nhãn hiệu và uy tín sản phẩm
2.2 Về giá cả
2.3 Về phân phối sản phẩm
2.4 Về chiêu thò
3/ KIẾN NGHỊ
3.1 Đối vớùi doanh nghiệp
3.2 Đối với nhà nước

Tr: 61
Tr: 62
Tr:
Tr:
Tr:
Tr:
Tr:
Tr:
Tr:

Tr:
Tr:
Tr:
Tr:

62
63
64
64
65
65
66
67
67
67
68

KẾT LUẬN

Tr: 69

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tr: 72

Trang :3


Luận n Thạc Sỹ Kinh Tế


TRẦN VĂN THỌ

PHẦN MỞ ĐẦU
1 - TÍNH CẤP THIẾT VÀ MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI :
Trong báo cáo của Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng tại Đại Hội Đảng Toàn quốc lần thứ
VIII đã nêu phương hướng và giải pháp để phát triển và chuyển dòch cơ cấu nền kinh tế
nước ta theo hướng CNH - HĐH cũng như hoà nhập với nền kinh tế Thế giới : "...phát triển
nhanh một số ngành công nghiệp có lợi thế, có sức cạnh tranh trên thò trường , hướng mạnh
về xuất khẩu ..." , "... Đẩy mạnh xuất khẩu, coi xuất khẩu là hướng ưu tiên và là trọng điểm
của kinh tế đối ngoại. Tạo thêm mặt hàng xuất khẩu chủ lực. Nâng sức cạnh tranh của hàng
xuất khẩu trên thò trường ..." (*).
Thực hiện phương hướng chỉ đạo đó , các năm qua , ngành công nghiệp sản xuất và xuất
khẩu giày dép của nước ta nói chung và Tp.Hồ Chí Minh nói riêng đã có nhiều bước phát
triển , giày dép trở thành một trong những nhóm ngành hàng xuất khẩu quan trọng , kim
ngạch xuất khẩu lớn, chất lượng sản phẩm ngày càng tăng và theo đánh giá chung của các
chuyên gia kinh tế cả trong và ngoài nước thì giày dép của Việt Nam là một trong những
nhóm ngành hàng có năng lực cạnh tranh trên thò trường quốc tế trong giai đoạn hiện nay .
Cụ thể theo số liệu của Hiệp hội Da giày Việt Nam và Bộ Công nghiệp - Năm 1990 kim
ngạch xuất khẩu giày dép có 14,4 Triệu USD, đến năm 1996õ đạt 529 Triệu USD , năm 1997
đạt 964 Triệu USD , năm 1998 đạt 1.000 Triệu USD , năm 1999 theo số liệu của Tổng Cục
Hải Quan đã đạt 1.403 Triệu USD tăng hơn 40% so với năm 1998 . Mục tiêu phấn đấu mà
ngành giày dép đặt ra là đến năm 2000 sẽ xuất khẩu 1.500 đến 1.800 Triệu USD, đến năm
2005 xuất khẩu được 2.500 Triệu USD và năm 2010 xuất khẩu 4.000 Triệu USD . Nghóa là
tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu bình quân phải là 25% /năm . Với tốc độ phát triển như
hiện nay và mục tiêu phấn đấu của ngành đã nêu, với những thuận lợi về lợi thế cạnh tranh
trên thò trường thế giới của nhóm hàng ngành giày dép , tuy nhiên để duy trì được tốc độ
phát triển hàng năm 25% không phải là một điều đơn giản và dễ dàng nếu không có một

(*)


Trích văn kiện Đại Hội Đại Biểu Toàn Quốc lần thứ VIII. Trang 35, 90 – NXB Chính Trò Quốc Gia.
Trang :4


Luận n Thạc Sỹ Kinh Tế

TRẦN VĂN THỌ

chiến lược hợp lý. Nhất là trong khi Tp.Hồ Chí Minh là một trung tâm công nghiệp, thương
mại và dòch vụ, một đầu mối giao lưu lớn nhất nước .
Là một trung tâm công nghiệp , Tp.Hồ Chí Minh chiếm tỷ trọng 31% tổng sản lượng cả
nước và chiếm 80% sản lượng toàn khu vực Đông Nam Bộ , giày dép chiếm 60% tổng sản
lượng cả nước . Tp.Hồ Chí Minh cũng đã xác đònh công nghiệp da giày là ngành mũi nhọn
của mình và hướng phát triển đến năm 2010 sẽ sản xuất 165 triệu đôi giày dép . Để góp
phần thực hiện được các mục tiêu của ngành và Tp.Hồ Chí Minh, tôi đã chọn đề tài : "
MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG VÀ TĂNG CƯỜNG
XUẤT KHẨU GIÀY DÉP Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH " để làm luận án tốt nghiệp,
với mục đích mong muốn cho lãnh đạo các doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh nhóm hàng
này ở Tp.Hồ Chí Minh thực hiện được mục tiêu phát triển của Tp.Hồ Chí Minh, góp phần
bảo đảm được chỉ tiêu phấn đấu của ngành, chủ động trong sản xuất, giữ vững tốc độ tăng
trưởng, tạo thêm uy tín cho sản phẩm của Việt Nam trên thò trường quốc tế, đồng thời bản
thân doanh nghiệp mở rộng thêm thò trường , tăng thêm kim ngạch xuất khẩu , tăng thu
nhập, tạo thêm việc làm cho người lao động , và trên hết là đóng góp công sức để Việt Nam
trở thành một nước CNH - HĐH vào năm 2020.
2 - PHẠM VI NGHIÊN CỨU VÀ NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI :
Do nhiều điều kiện hạn chế, đề tài này chủ yếu phân tích tình hình sản xuất và xuất khẩu
giày dép và các chiến lược xâm nhập thò trường ở một số doanh nghiệp lớn tại Tp.Hồ Chí
Minh từ năm 1993 đến năm 1998 . Trên cơ sở đó đề ra các giải pháp mở rộng thò trường xuất
khẩu hiện tại cũng như đẩy mạnh việc xâm nhập thò trường tiềm năng trong thời gian tới .
Kết cấu nội dung đề tài gồm 4 chương , 72 trang, 24 bảng số liệu .

CHƯƠNG I : Một số vấn đề lý luận về xâm nhập thò trường thế giới
CHƯƠNG II : Tình hình sản xuất và tiêu thụ giày dép trên thế giới .
CHƯƠNG III : Thực trạng sản xuất và xuất khẩu giày dép tại Tp.Hồ Chí Minh .
CHƯƠNG IV : Một số giải pháp đẩy mạnh xâm nhập thò trường và tăng cường
xuất khẩu giày dép .

Trang :5


Luận n Thạc Sỹ Kinh Tế

TRẦN VĂN THỌ

3 - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU :
Việc nghiên cứu được kết hợp phân tích lý thuyết với thực tiễn hoạt động kinh doanh
của các doanh nghiệp dựa vào các phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp thu thập
tài liệu qua điều tra thực tế tại các doanh nghiệp, tại Hiệp Hội Da Giày , Cục Thống kê và
nhiều nguồn khác - phương pháp tổng hợp và phân tích thống kê, diễn dòch và qui nạp .
Do thời gian nghiên cứu và kiến thức có hạn nên luận án không tránh khỏi các thiếu
sót . Kính mong Thầy , Cô và tất cả các vò có quan tâm đến đề tài này đóng góp để nó hoàn
chỉnh hơn và giúp cho các doanh nhiệp có thể thành công trong hoạt động sản xuất - kinh
doanh nhóm hàng Giày - Dép .

Trang :6


Luận n Thạc Sỹ Kinh Tế

TRẦN VĂN THỌ


CHƯƠNG 1

MỘT SỐ VẤN ĐỀ
LÝ LUẬN VỀ XÂM NHẬP
THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI
1 - KHÁI NIỆM CHIẾN LƯC XÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI.
( ENTRY STRATEGIES TO WORLD MARKET )
Chiến lược xâm nhập thò trường thế giới là hệ thống những quan điểm, những mục
tiêu đònh hướng , những phương thức để xâm nhập thò trường thế giới và các chiến lược
marketing để đưa sản phẩm của mình xâm nhập vào thò trường thế giới một cách có hiệu
quả .
Theo khái niệm này các doanh nghiệp cần phải :
- Xây dựng hệ thống quan điểm , mục tiêu đònh hướng xâm nhập thò trường
thế giới, nhằm đề ra phương hướng phát triển và các mục tiêu cần đạt ở các giai đoạn
của quá trình xâm nhập thò trường thế giới cho doanh nghiệp mình .
- Chọn phương thức xâm nhập thò trường hợp lý nhất .
- Xây dựng chiến lược marketing hỗn hợp cho từng giai đoạn phát triển của
doanh nghiệp .
Trong khi giải quyết các vấn đề trên . Doanh nghiệp cần thiết phải dựa vào đònh
hướng phát triển của quốc gia, của ngành , của đòa phương, nhằm bảo đảm cho sự phát triển
nhòp nhàng và cân đối, phù hợp với sự phát triển chung của ngành và cả đất nước. Trong quá
trình chọn lựa phương thức xâm nhập thò trường hợp lý, doanh nghiệp cần phải cân nhắc và
Trang :7


Luận n Thạc Sỹ Kinh Tế

TRẦN VĂN THỌ

phân tích kỹ lưỡng các nhân tố ảnh hưởng như đặc điểm thò trường cần xâm nhập, đặc điểm

của sản phẩm, tiềm lực của doanh nghiệp vv... Chiến lược marketing hỗn hợp là biểu hiện
cụ thể cho sự linh hoạt của doanh nghiệp trước các sự thay đổi trong ngắn hạn của thò trường
cần xâm nhập để thích ứng với tình hình mới . Các chiến lược của marketing hỗn hợp như
sản phẩm nào , phân phối ra sao , giá cả bao nhiệu vv... đều hướng về người tiêu thụ và chòu
ảnh hưởng quan trọng của môi trường kinh tế, chính trò, cạnh tranh . Như vậy, chiến lược
marketing hỗn hợp cho thò trường mục tiêu cùng với chiến lược xâm nhập thò trường thế giới
tạo thành chiến lược kinh doanh trong dài hạn theo mục tiêu đã đònh .
2 - PHƯƠNG THỨC THỰC HIỆN CHIẾN LƯC XÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI.

Để xâm nhập thò trường thế giới thì có nhiều phương thức , trong đó các phương thức
thường được sử dụng là sản xuất trong nước , sản xuất ở nước ngoài và xâm nhập tại các đặc
khu kinh tế hay khu thương mại tự do .
2.1 - Xâm nhập thò trường thế giới từ sản xuất trong nước :
Theo phương thức này, các doanh nghiệp sản xuất hàng ở trong nước, sau đó xuất
khẩu để xâm nhập vào thò trường thế giới, tùy thuộc vào sản phẩm, qui mô và trình độ của
doanh nghiệp .... mà doanh nghiệp sẽ chọn hình thức xuất khẩu là trực tiếp hay gián tiếp cho
phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp .
2.1.1 - Xuất khẩu trực tiếp ( Direct Exporting )
Xuất khẩu trực tiếp là doanh nghiệp có một hệ thống phân phối , tiêu thụ hàng của
mình ở nước ngoài. Các doanh nghiệp có qui mô lớn có kinh nghiệm về kinh doanh ngoại
thương , có sản phẩm truyền thống nổi tiếng trên thò trường thế giới thường áp dụng hình
thức này vì nó mang lại lợi nhuận lớn nhưng nó cũng đòi hỏi rất nhiều điều kiện khắt khe
khác .
2.1.2 - Xuất khẩu gián tiếp ( Indirect Exporting )
Xuất khẩu gián tiếp là doanh nghiệp có sản phẩm muốn xuất khẩu phải dựa vào một
tổ chức trung gian để xuất khẩu và tổ chức tiêu thụ hàng cho doanh nghiệp mình . Thường
các doanh nghiệp có qui mô nhỏ, ít kinh nghiệm, phải áp dụng phương thức này. Để xuất
khẩu gián tiếp các doanh nghiệp thường dùng các cách sau :

Trang :8



Luận n Thạc Sỹ Kinh Tế

TRẦN VĂN THỌ

2.1.2.1 - Xuất khẩu thông qua ủy thác ( Export Commission House )
Tổ chức được ủy thác xuất khẩu thường là đại diện cho người mua nước ngoài tại
nước của nhà xuất khẩu - Tổ chức ủy thác xuất khẩu hoạt động vì lợi ích của người trả hoa
hồng ủy thác và của nhập khẩu . Ủûy thác xuất khẩu thường áp dụng khi các doanh nghiệp
chuyên sản xuất và không có điều kiện tổ chức hoặc nghiệp vụ xuất nhập khẩu .
2.1.2.2 - Xuất khẩu qua các môi giới ( Export Broker )
Các nhà hoặc tổ chức môi giới hoạt động thông qua việc liên kết giữa nhà xuất khẩu
và nhà nhập khẩu. Họ có thể hưởng tiền hoa hồng môi giới cả bên bán lẫn bên mua . Thông
qua môi giới mà người mua và bán gặp nhau và giải quyết cung cầu .
2.1.2.3 - Xuất khẩu thông qua các công ty quản trò xuất khẩu:
( Export Management Company)
Khi một doanh nghiệp có qui mô nhỏ ít kinh nghiệm trong kinh doanh xuất khẩu có
thể xuất sản phẩm của mình thông qua các công ty quản trò xuất khẩu. Các công ty này hoạt
động như một công ty tư vấn và thực hiện các dòch vụ liên quan đến xất nhập khẩu . Mọi
giao dòch công ty đều lấy danh nghóa của nhà xuất khẩu và chỉ hưởng hoa hồng .
2.1.2.4 - Xuất khẩu thông qua các nhà (hãng ) xuất khẩu :
( Export Merchants)
Các nhà xuất khẩu hay hãng xuất khẩu thường đóng trụ sở tại các nước xuất khẩu để
mua hàng của các người hoặc doanh nghiệp sản xuất sau đó xuất khẩu . Các nhà sản xuất
hay doanh nghiệp chuyên sản xuất có thể thông qua các nhà xuất khẩu để thâm nhập thò
trường thế giới . Các nhà xuất khẩu thực hiện toàn bộ nghiệp vụ xuất và chòu tất cả rủi ro về
việc xuất khẩu của mình .
2.2 - Xâm nhập thò trường thế giới từ việc sản xuất ở nước ngoài :
Một số quốc gia trên thế giới qui đònh việc nhập khẩu rất khó khăn như qui đònh hạn

ngạch hoặc thuế và nhiều qui đònh khác, gặp trường hợp đó doanh nghiệp có thể tổ chức sản
xuất ngay tại nước cần xâm nhập thò trường để tránh các qui đònh khó khăn đó, hoặc do
muốn tận dụng các lợi thế về tài nguyên , gía lao động rẻ để giảm giá thành sản phẩm , tăng

Trang :9


Luận n Thạc Sỹ Kinh Tế

TRẦN VĂN THỌ

khả năng cạnh tranh vv... .Để xâm nhập thò trường từ việc sản xuất tại nước ngoài các doanh
nghiệp có thể áp dụng một số hình thức như :
2.2.1 - Liên doanh với các tổ chức sản xuất nước sở tại ( Joint-venture)
Nhằm tận dụng các ưu thế thò trường , về sự hiểu biết tình hình kinh doanh trong nước
và các lợi thế khác như vốn , kỹ thuật của các doanh nghiệp trong nước sẵn có, các doanh
nghiệp có thể xâm nhập thò trường qua liên doanh . Vì liên doanh là liên kết kinh doanh sản xuất mà cả hai hay nhiều bên đều có chung sở hữu , điều hành doanh nghiệp theo mức
độ vốn góp liên doanh mà một bên có thể có ưu thế hơn về việc đề ra phương án kinh doanh
- sản xuất và các chiến lược phát triển có lợi cho phía mình hơn .
2.2.2 - Hoạt động lắp ráp sản phẩm ( Assemly Operations )
Một số doanh nghiệp tổ chức các cơ sở lắp ráp sản phẩm hoàn chỉnh ở nước ngoài
bằng cách chỉ xuất linh kiện rời, nhằm tiết kiệm chi phí và lách né các qui đònh khắt khe của
việc nhập khẩu một số sản phẩm hoàn chỉnh . Tại các nước có nhiều qui đònh khó khăn về
nhập khẩu và có nguồn lao động dồi dào , giá lao động rẻ. Việc tổ chức lắp ráp có thể tận
dụng các lợi thế này để giảm chi phí sản xuất và xâm nhập thò trường thuận lợi hơn .
2.2.3 - Hợp đồng sản xuất tại chỗ ( Contract Manufacturing ).
Các nhà doanh nghiệp muốn xâm nhập vào một thò trường có thể hợp đồng với các
doanh nghiệp sở tại để sản xuất sản phẩm của mình . Theo cách này các doanh nghiệp
thường căn cứ vào giá lao động và nguồn nguyên liệu sẵn có thường là rẻ để hợp đồng sản
xuất và tiêu thụ sản phẩm ở nước mà doanh nghiệp muốn xâm nhập thò trường . Tuy cách

này có nhiều thuận lợi và ít rủi ro , nhưng có khả năng doanh nghiệp sẽ tạo thêm đối thủ
cạnh tranh khi hợp đồng sản xuất chấm dứt .
2.2.4 - Nhượng bản quyền (Licensing )
Tại một thò trường có nhiều hạn chế sự xâm nhập như thuế nhập khẩu quá cao, hạn
ngạch nhập quá ít vv... một doanh nghiệp có thể nhượng bản quyền về phương thức sản xuất
, các phát minh, sáng chế, hoặc nhãn hiệu ... của mình cho một doanh nghiệp khác ở thò
trường đó để doanh nghiệp này sản xuất sản phẩm của mình nhằm tiêu thụ tại nội đòa hay

Trang :10


Luận n Thạc Sỹ Kinh Tế

TRẦN VĂN THỌ

xuất sang các thò trường khác . Thường chỉ có các doanh nghiệp lớn nổi tiếng về công nghệ
tiên tiến hay nhãn hiệu mới áp dụng phương thức này .
2.2.5 - Đầu tư trực tiếp 100% vốn vào sản xuất kinh doanh (Direct Investment )
Đối với một doanh nghiệp có nhiều kinh nghiệm trong kinh doanh quốc tế , có thực
lực mạnh, đủ sức cạnh tranh trên thò trường, có thể đầu tư trực tiếp vào thò trường muốn xâm
nhập thông qua việc lập các cơ sở sản xuất kinh doanh 100% vốn của mình tại thò trường đó .
Việc đầu tư trực tiếp như thế có nhiều rủi ro hơn hợp đồng hay liên doanh sản xuất . Nhưng
có lợi thế là doanh nghiệp có quyền chọn các chiến lược thích hợp , tạo các sản phẩm phù
hợp yêu cầu thò trường và kiểm soát toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh .
2.3 - Xâm nhập thò trường thế giới thông qua các khu vực kinh tế đặc biệt :
Tại nhiều nước trên thế giới hiện nay đều có lập các đặc khu kinh tế, các khu chế
xuất, hay khu vực tự do thương mại, nhằm nhiều mục đích khác nhau, nhưng tựu trung là vì
mục tiêu phát triển của đất nướùc , do đó tại các khu vực kinh tế đặc biệt này Chính Phủ các
nước thường cho các doanh nghiệp hưởng một số chế độ ưu đãi về thuế và các thuận lợi về
thủ tục cũng như những điều kiện kinh doanh khác để khuyến khích và thu hút đầu tư. Cho

nên các doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh cao và vốn lớn có thể xâm nhập vào thò
trường thế giới bằng việc tổ chức sản xuất tại các khu vực kinh tế đặc biệt để hưởng các ưu
đãi và tận dụng được các lợi thế được các nước tạo ra ở đó .
3 - CHỌN LỰA PHƯƠNG THỨC XÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI
Việc doanh nghiệp chọn lựa cho mình một phương thức xâm nhập thò trường thế giới
thích hợp phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Vấn đề là phải phân tích rõ các yếu tố ảnh hưởng đến
việc chọn một phương thức phù hợp nhằm xác đònh yếu tố nào là quyết đònh, là chính hay
thứ yếu, trên cơ sở nắm vững yêu cầu và ưu nhược điểm của mỗi phương thức. Và một khi
chọn được phương thức xâm nhập thò trường thế giới phù hợp và có chiến lược marketing
hỗn hợp đúng thì là nhân tố quyết đònh bảo đảm cho doanh nghiệp thành công .
Sau đây ta sẽ xem xét cụ thể một số yếu tố ảnh hưởûng đến việc chọn phương thức
xâm nhập thò trường thế giới .
3.1 - Tình hình thò trường cần xâm nhập :
Trang :11


Luận n Thạc Sỹ Kinh Tế

TRẦN VĂN THỌ

Việc nghiên cứu và nắm vững đặc điểm tình hình của thò trường cần xâm nhập là yêu
cầu không thể thiếu được khi tiến hành kinh doanh đối với các doanh nghiệp. Thông qua
nghiên cứu thò trường mà doanh nghiệp xác đònh được thò trường mục tiêu, thò trường có triển
vọng nhất cho việc xâm nhập của doanh nghiệp, qua nghiên cứu cũng xác đònh được đối thủ
cạnh tranh hiện tại và tương lai. Đồng thời có một chiến lược xâm nhập thò trường phù hợp
nhất khi đã nắm vững đặc điểm tình hình kinh tế, chính trò, xã hội văn hoá, hệ thống luật
pháp ... tại thò trường đó . Tóm lại, đặc điểm và tình hình thò trường cần xâm nhập là yếu tố
quan trọng cần xem xét trước khi chọn phương thức xâm nhập .
3.2 - Các đặc điểm của khách hàng :
Một trong các yếu tố ảnh hưởng quan trọng không kém đến việc chọn phương thức

xâm nhập thò trường thế giới là đặc điểm của của khách hàng. Các đặc điểm như thò hiếu
tiêu dùng , tập quán mua sắm, thu nhập dân cư , dân số và mật độ dân cư tại các vùng lãnh
thổ , điều kiện sinh hoạt , các phản ứng khác nhau về quảng cáo vv... đều có ảnh hưởng
quan trọng tới việc chọn cho doanh nghiệp một chiến lược xâm nhập thò trường thích hợp .
3.3 - Đặc điểm của các trung gian :
Các trung gian thường chọn các loại sản phẩm mà khi bán họ được hưởng nhiều hoa
hồng hơn, họ thích chọn các loại sản phẩm dễ bán hơn, và đối với các doanh nghiệp có sản
phẩm đã nổi tiếng thường dễ dàng trong việc chọn các trung gian tiêu thụ với các điều kiện
thuận lợi cho mình hơn là các doanh nghiệp mới hoặc sản phẩm mới chưa có tiếng tăm gì .
Do vậy trong quá trình xâm nhập thò trường thế giới cần cân nhắc đến đặc điểm này .
3.4 - Đặc điểm của sản phẩm :
Tùy theo đặc điểm của sản phẩm mà chọn chiến lược xâm nhập thò trường thế giới
cho phù hợp , thí dụ sản phẩm có yêu cầu kỹ thuật cao và giá trò lớn cần có đội ngũ chuyên
viên kèm theo hướng dẫn sử dụng. Hoặc sản phẩm mau hỏng đòi hỏi việc tổ chức bán phải
làm sao đến tay người tiêu dùng nhanh nhất, đối với sản phẩm có tính thời trang hoặc có tính
chuyên dùng vv... lại có các yêu cầu khác nhau nữa , chính vì thế mà tùy theo đặc điểm của
sản phẩm doanh nghiệp sẽ chọn chiến lược xâm nhập thò trường khác nhau cho phù hợp .
3.5 - Năng lực và điều kiện hoạt động của doanh nghiệp :
Trang :12


Luận n Thạc Sỹ Kinh Tế

TRẦN VĂN THỌ

Tùy theo khả năng và điều kiện hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như khả
năng huy động vốn , năng lực và trình độ sản xuất, chất lượng sản phẩm, khả năng cạnh
tranh trên thò trường, các thuận lợi hoặc khó khăn khi sản xuất kinh doan vv... mà doanh
nghiệp có chiến lược kinh doanh khác nhau . Thường thì một doanh nghiệp có qui mô nhỏ và
vừa, trình độ kỹ thuật sản xuất ở mức trung bình, khả năng tài chính có nhiều hạn chế thì

thường không thể xâm nhập thò trường thế giới bằng chiến lược tổ chức sản xuất sản phẩm ở
nước ngoài như các tập đoàn đa quốc gia được. Với tiềm lực mạnh của các công ty đa quốc
gia, họ có thể chủ động chọn nhiều phương thức xâm nhập thò trường thế giới hơn là các
công ty có tiềm lực yếu hơn .
Tóm lại : Để có thể thành công trong việc xâm nhập thò trường thế giới , ngoài việc
xác đònh đúng mục tiêu đònh hướng xâm nhập thò trường trên cơ sở có một hệ thống quan
điểm khoa học và phù hợp với thực tiễn , cần phải chú ý các yếu tố ảnh hưởng để chọn được
một phương thức thích hợp để xâm nhập thò trường. Bên cạnh đó, một chiến lược marketing
hỗn hợp đúng cũng sẽ góp phần làm cho chiến lược xâm nhập thò trường trở thành hiện thực
. Và như ta biết, với việc thực hiện thành công một chiến lược xâm nhập thò trường sẽ tạo
điều kiện cho doanh nghiệp mở rộng phạm vi hoạt động kinh doanh, tăng thêm khả năng
tiêu thụ sản phẩm , tận dụng các lợi thế về tài nguyên , lao động và những thuận lợi khác tại
thò trường cần xâm nhập, nhằm tăng năng lực sản xuất cho doanh nghiệp, kéo dài chu kỳ
sống cho sản phẩm của mình và tăng thêm lợi nhuận, tạo điều kiện tích luỹ để phát triển
ngày càng vững mạnh hơn .

Trang :13


Luận n Thạc Sỹ Kinh Tế

TRẦN VĂN THỌ

CHƯƠNG 2

TÌNH HÌNH SẢN XUẤT
VÀ TIÊU THỤ HÀNG GIÀY DÉP
TRÊN THẾ GIỚI
1 - TÌNH HÌNH SẢN XUẤT GIÀY DÉP TRÊN THẾ GIỚI .
1.1 - Về công nghệ :

Vào những thập niên cuối thế kỷ 20, lónh vực khoa học công nghệ của nhân loại đã
có những tiến bộ vượt bậc. Cùng với sự phát triển một cách nhanh chóng của công nghệ
thông tin, tin học, viễn thông, điện tử, vật liệu mới ... Tự động hoá trong sản xuất ngày càng
phổ biến hơn .
Đối với công nghệ sản xuất giày dép trên thế giới cũng không tách rời sự tiến bộ
chung đó. Nếu như trước đây người ta sản xuất giày dép bằng lao động thủ công là chính,
sau đó sự ra đời các máy móc như máy may , cắt ,ép ... việc sản xuất đã phát triển nhanh
chóng hơn cùng với các xí nghiệp, công ty được trang bò hiện đại, phong cách quản lý khoa
học đã cho ra đời hàng loạt các sản phẩm chất lượng đồng đều và ngày càng tốt hơn . Ví dụ,
trước đây để cắt nguyên liệu từ việc phải dùng tay và dao cắt, đã có máy cắt , xén dùng tay,
đến máy cắt dùng điện thì nay người ta dùng tia nước, dùng tia laser, với sự lập trình từ trước
bởi hệ thống máy vi tính hiện đại . Hoặc như việc khâu mũ giày , đây là giai đoạn tốn nhiều
lao động, nhiều thời gian và công sức nhất vì rất phức tạp , nhất là khi có nhiều mẫu mã
khác nhau. Một số doanh nghiệp đã giải quyết vấn đề này bằng cách đặt các nước đang phát
triển, các nước có giá nhân công rẻ để gia công cho họ. Một số doanh nghiệp có tiềm lực tài
chính mạnh thì giải quyết bằng việc đầu tư cho các loại máy khâu tự động, sử dụng các phần
mềm đã lập trình theo mẫu thiết kế từ trước với hình ảnh , màu sắc , đường viền của mũi
Trang :14


Luận n Thạc Sỹ Kinh Tế

TRẦN VĂN THỌ

giày được thao tác hoàn toàn chính xác theo mẫu đã có, và cũng rất dễ dàng khi cần thay
đổi mẫu mã cho phù hợp với thò hiếu , nhu cầu của khách hàng. Trong việc chế tạo đế giày
cũng vậy, công nghệ ngày nay cho phép sản xuất các loại đế giày theo kích cỡ phù hợp với
ngón chân, các loại đệm lót, đế trong , đế ngoài theo nhiều công nghệ mới như ép đúc, ép
phun, làm cho chất lượng ngày càng cao . Riêng đối với ngành sản xuất các loại thiết bò máy
móc chuyên dùng trong ngành sản xuất giày dép , da và các loại phụ liệu làm giày dép hiện

đang có sự chuyển giao công nghệ từ các nước phát triển ở Châu Âu , Châu Mỹ sang các
nước Đông Á như Hàn Quốc, Thái Lan, Đài Loan và một số nước đang phát triển khác nhằm
tận dụng các lợi thế của các nước này về giá nhân công rẻ, tài nguyên thiên nhiên phong
phú và gần với thò trường tiêu thụ các loại máy móc thiết bò. Đặc biệt các loại nguyên phụ
liệu dùng cho sản xuất giày dép như da thuộc, vải giả da, cao su, chất dẻo, keo dán, dây
kéo, khuy nút vv... Các nước phát triển đều chuyển việc sản xuất sang các nước đang phát
triển để vừa giảm chi phí sản xuất, vừa tránh các công đoạn sản xuất gây ô nhiễm cho môi
trường sống. Có thể nói hiện nay các loại máy móc thiết bò có công nghệ thật hiện đại thì
các nước công nghiệp phát triển mới sản xuất, còn lại hầu hết các máy móc thiết bò có trình
độ công nghệ trung bình trong việc sản xuất giày dép đều do các nước như Hàn Quốc, Đài
Loan thực hiện . Do đó các nước mới phát triển sản xuất hàng giày dép như Việt Nam sẽ có
nhiều bất lợi khi phải mua lại máy móc thiết bò của họ với giá cao, làm cho giá thành sản
phẩm tăng, dẫn tới khả năng cạnh tranh trên thò trường giảm, hoặc phải phụ thuộc vào họ
qua hình thức gia công . Để có thể khắc phục điều này đòi hỏi sự lỗ lực từ nhiều phía, nhiều
ngành , dưới sự lãnh đạo của Đảng và điều hành của Chính phủ cũng như lãnh đạo của các
nước đòa phương , sao cho việc đầu tư vào máy móc thiết bò có chiều sâu, trên cơ sở tích lũy
từ nội lực là chủ yếu, cộng với việc đón đầu các công nghệ và kỹ thuật tiên tiến hiện đại và
với tinh thần cần cù sáng tạo, thông minh của dân tộc ta sẽ giúp cho công nghiệp Việt Nam
nói chung và ngành sản xuất giày dép nói riêng theo kòp trình độ khu vực và thế giới trong
một ngày gần đây.
1.2 - Về quốc gia sản xuất giày dép :

Trang :15


Luận n Thạc Sỹ Kinh Tế

TRẦN VĂN THỌ

Trong những năm đầu thế kỷ 20, việc sản xuất giày dép trên thế giới tập trung chủ

yếu ở các nước công nghiệp hàng đầu như Ý, Đức , Mỹ , Pháp ... Sau đó thêm Liên Xô (cũ ),
Nam Tư, các nước Đông Âu , Ấn Độ ... Đến những năm gần đây thì việc sản xuất giày dép
trên thế giới đã có nhiều thay đổi .( xem số liệu bảng 1 )
Qua số liệu ở bảng 1 ta thấy : Trong 20 năm từ 1975 đến 1995 tỷ trọng sản lượng
giày dép được sản xuất ở các nước công nghiệp u – Mỹ chiếm trong tổng sản lượng giày
dép của thế giới ngày càng có xu hướng giảm dần ( Đức 2,4% trong năm 1975 giảm còn 1,6
% trong năm 1995 , Mỹ 6,6% giảm còn 2,6% , Liên Xô và Đông u từ 23,9% giảm còn
19,6% ...) Trong khi đó các nước đang phát triển, đặc biệt ở Châu Á thì tỷ trọng sản xuất
giày dép trong tổng sản lượng giày dép thế giới lại có xu hướng ngày càng tăng ( Trung
Quốc chiếm 3,6% tăng lên 9,7% , Hàn Quốc từ 0,5% tăng lên 5,1% , Đài Loan từ 0,4% tăng
lên 2,4% ...)
Điều đó phản ánh xu hướng chuyển dòch trong sản xuất giày dép trên thế giới từ các
nước công nghiệp phát triển sang các nước công nghiệp mới và các nước đang phát triển
khác, đặc biệt là các nước ở Châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc và các nước thuộc khu vực
Đông Nam Á như Thái Lan, Indonesia và Việt Nam. Nguyên nhân là do ngành sản xuất
giày dép đòi hỏi sử dụng nhiều lao động, vì vậy khi giá nhân công ngày càng tăng tại các
nước công nghiệp phát triển thì lợi thế cạnh tranh về giá cả sản phẩm sẽ không còn nữa, nên
các nước này chuyển sang kinh doanh máy móc, thiết bò sản xuất giày dép để tận dụng lợi
thế công nghệ, kỹ thuật hoặc chỉ tập trung sản xuất các loại giày dép cao cấp, đòi hỏi kỹ
thuật cao. Theo xu hướng phát triển đó, các nước như Thái Lan, Indonesia và Việt Nam
trong những thập niên 70, tỷ trọng sản xuất giày dép chiếm trong tổng sản lượng giày dép
thế giới hầu như không đáng kể thì đến thập niên 90 sản phẩm giày dép của các nước này
đã có mặt trên thò trường thế giới ngang bằng hoặc nhiều hơn các nước có truyền thống sản
xuất giày dép trên thế giới như Đức, Pháp, Nam Tư , Thổ Nhó Kỳ vv... và theo số liệu của
UNIDO, sản lượng giày dép của các nước công nghiệp phát triển trong những năm 70 của
thế kỷ này chiếm đến 66% thì đến thập niên 90 chỉ còn 30%. Còn càc nước đang phát triển

Trang :16



Luận n Thạc Sỹ Kinh Tế

TRẦN VĂN THỌ

chiếm đến 70%. Đặc biệt Trung Quốc chiếm gần 40% sản lượng giày dép thế giới. Sản
lượng giày dép xuất khẩu trên thò trường thế giới ở bảng 2 cho thấy rõ điều này hơn :
Số liệu ở bảng 2 cho thấy : Hiện nay Trung Quốc là một nước có lượng giày dép xuất
khẩu nhiều nhất trên thế giới. So với Ý - n Độ và EU là các gia cũng có số lượng giày dép
xuất khẩu tương đối lớn thì Trung Quốc vượt trội .
Chính phủ Trung Quốc đã áp dụng nhiều biện pháp kích thích sản xuất, kết quả dẫn
đến nhiều ngành sản xuất trong đó có sản xuất giày dép phát triển rất nhanh chóng. Năm
1997 sản lượng giày dép của Trung Quốc đã xấp xỉ 5 tỷ đôi, xuất khẩu được hơn 2,5 tỷ đôi,
và đến 1998 con số đó đã là 6,5 tỷ đôi, xuất khẩu được 3,2 tỷ đôi .Trong đó cơ cấu giày dép
xuất khẩu của Trung Quốc tương đối đều ở các loại giày da, giày thể thao , giày vải , sandal
và dép các loại trong lúc Việt Nam chủ yếu tập trung ở giày thể thao, dép ...
2 - TÌNH HÌNH TIÊU THỤ GIÀY DÉP TRÊN THẾ GIỚI :
2.1 - Tình hình chung của các nước :
Việc tiêu thụ giày dép của các nước trên thế giới phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác
nhau , như trình độ phát triển kinh tế, vùng lãnh thổ, thời tiết, thò hiếu, thói quen. Ngoài ra
lượng tiêu thụ giày dép còn phụ thuộc vào chính sách kinh tế của các nước cũng như dân số
tại các nước đó. Theo số liệu của Tổ Chức Phát Triển Công Nghiệp của Liên Hiệp Quốc ở
Bảng 3 cho thấy : Lượng giày dép tiêu thụ nhiều tại các nước có dân số đông như Trung
Quốc , EU, Mỹ, n độ, Nhật bản, Hàn quốc vv... Nhưng lượng tiêu thụ bình quân lại cho
thấy : các nước có nền kinh tế phát triển luôn tiêu thụ cao hơn các nước khác Ví dụ bình
quân một người ở Mỹ hoặc Canada tiêu thụ từ 6 đến 6,5 đôi/năm, hoặc ở EU, Singapore, c
, Hàn Quốc trung bình từ 4 đến 5 đôi/năm . Trong lúc các nước như n độ , Indonesia, Việt
Nam chỉ đạt trung bình 0,4 đến 0,8 đôi/năm. Bên cạnh đó các nước Châu Á bò ảnh hưởng bởi
khủng hoảng tài chính nên tình hình tiêu thụ có giảm sút , việc nhập khẩu giày dép giảm so
với năm trước . Số liệu ở Bảng 4 phản ánh tình hình nhập khẩu giày dép một số nước cho
thấy số lượng tiêu thụ có tăng nhưng không đáng kể , như ở Mỹ chẳng hạn , so với năm 96

lượng nhập khẩu tăng 3,76% đến năm 98 chỉ tăng 0,9% so với năm 98, trong năm 99 lượng

Trang :17


Luận n Thạc Sỹ Kinh Tế

TRẦN VĂN THỌ

giày dép nhập khẩu vào Mỹ chỉ tăng có 0,6% . Hoặc như Ý , năm 97 so với 96 tăng 18,7%
nhưng năm 99 so với 98 chỉ tăng 5,5% . Thậm chí như EU lượng nhập khẩu giảm 2,5 - 2,7% .
Riêng Trung Quốc ( như phân tích ở phần xuất khẩu, là nước có lượng giày dép xuất
khẩu lớn nhất thế giới ) mặc dù cũng có nhập khẩu hàng năm tăng hơn 9%, nhưng chủ yếu
là nhập hàng cao cấp, hàng thời trang nhưng chủ yếu đáp ứng thò hiếu của số ít người tiêu
dùng, nên ta thấy lượng nhập hầu như không đáng kể so với sản lượng và phần xuất khẩu
của Trung Quốc . Qua số liệu nhập khẩu giày dép của một số nước ta thấy Mỹ, EU, Nhật và
Đức là các thò trường có dung lượng tiêu thụ lớn và là thò trường tiềm năng cho các nước có
xuất khẩu giày dép .
2.2 - Tình hình tiêu thụ của một số thò trường chủ yếu :
Như đã trình bày ở phần trên , số liệu Bảng 4 cho thấy hàng năm Mỹ nhập khẩu xấp
xỉ 1,5 tỷ đôi giày dép , EU nhập khẩu 700 đến 800 triệu đôi, hoặc Nhật Bản nhập trên 300
triệu đôi là các thò trường có sức tiêu thụ lớn mà các nước xuất khẩu giày dép đều phải
quan tâm .
2.2.1 - Thò trường Mỹ :
Trong những năm qua, mức sản xuất và xuất khẩu giày dép tại Mỹ đang có hiện
tượng giảm sút ( số liệu Bảng 1 và Bảng 2 ), trong lúc đó lượng giày dép mà Mỹ nhập khẩu
vào lại rất lớn ( Bảng 4 ) . Hiện nay theo số liệu của Hiệp hội công nghiệp giày Mỹ thì Mỹ
nhập khẩu hàng giày dép của trên 60 nước . Số liệu ở Bảng 5 cho thấy kim ngạch nhập
khẩu giày dép bình quân hàng năm của Mỹ trong thời gian 5 năm từ 1994 đến 1998 là 13 tỷ
USD. Có nghóa Mỹ là thò trường tiềm năng to lớn cho các nước xuất khẩu giày dép . Trong

đó Trung Quốc vẫn là nước xuất khẩu giầy dép hàng đầu vào Mỹ, kế đến là Bazil , Ý,
Indonesia .... Riêng Việt Nam , nếu như trong năm 1994 chỉ xuất được có 40.000 đôi sang
đến năm 1995 xuất 300.000 đôi đạt kim ngạch 3 triệu USD thì đến năm 1998 xuất khẩu đạt
kim ngạch trên 50 triệu USD. Như vậy ngoài Trung Quốc, Hàn Quốc và Đài Loan , các nước
trong khu vực ASEAN như Idonesia, Thailan sẽ là các đối thủ cạnh tranh chủ yếu của Việt
Nam khi xuất giày dép vào Mỹ. Về chủng loại giày dép tiêu thụ tại Mỹ , số liệu ở Bảng 6A
bà 6B cho thấy : hàng năm Mỹ nhập khẩu xấp xỉ 1,5 tỷ đôi giày dép các loại. Trong đó các

Trang :18


Luận n Thạc Sỹ Kinh Tế

TRẦN VĂN THỌ

loại giày dép phi cao su chiếm đến 83%, còn các loại giày dép cao su và vải chỉ chiếm 17%
. Về các nước, Trung Quốc là nước mà Mỹ nhập giày dép vào nhiều nhất ( năm 97:
1.018.531.000 đôi, năm 98: 1.082.538.000 đôi chiếm tỷ trọng 70% trong tổng số giày dép
nhập khẩu). Trong lúc Việt Nam chỉ đạt có 0,23% số lượng nhập khẩu của Mỹ . Điều đó có
nghóa là Mỹ là thò trường tiêu thụ giày dép rất to lớn , nhưng để cạnh tranh với các đối thủ
mạnh như Trung Quốc , Indonesia , Thalan, Đài Laon vv... không phải là điều đơn giản . Về
chủng loại, tỷ trọng các loạïi giày dép nữ chiếm trên 36% kế đến là giày thể thao chiếm 16 18 % , còn giày cao su/ vải và giầy cho thanh thiếu niên chiếm 14 - 16% , đây cũng là các
mặt hàng mà Việt Nam sản xuất và xuất khẩu với số lượng lớn. Nếu như năm 94 Việt Nam
chưa phải là nhà cung ứng giày dép quan trọng cho thò trường này thì trong năm 98 đã là
nước đứng vò trí thứ 12 , đến năm 99 vượt lên vò trí thứ 11 trong tổng số hơn 60 nước và vùng
lãnh thổ xuất khẩu giày dép vào Mỹ . Điều này cho thấy tiềm năng của ngành giày dép Việt
Nam nói chung và TP.Hồ Chí Minh nói riêng tại thò trường tiêu thụ to lớn này . Với mô hình
phát triển về xuất khẩu giày dép như Indonesia, họ đã xuất sang Mỹ hàng năm 70 triệu đôi,
đạt kim ngạch trên 1tỷ USD thì Việt Nam phấn đấu đạt hàng trăm triệu USD là chuyện
trong tầm tay nếu như có một chiến lược xuất khẩu hợp lý .

2.2.2 - Thò trường liên minh Châu u (EU)
Với một cộng đồng của 15 nước , dân số khoảng 320 Triệu người , thu nhập bình
quân cao ( xấp xỉ 20.000 USD/ người/ năm ) , mức tiêu thụ giày dép bình quân 4,3 đôi/người
(năm 96) , như vậy thò trường EU hàng năm tiêu thụ khoảng 1,3 - 1,5 tỷ đôi giày dép, đây là
một thò trường tiêu thụ lớn. Các nước thành viên như Đức, Pháp, Ý , Tây Ban Nha có truyền
thống sản xuất giày dép ở trình độ kỹ thuật cao hiện đang sản xuất cung cấùp cho các nước
thành viên khác và xuất khẩu đi khắp thế giới. Tuy nhiên trong năm 97 sản lượng giày dép
của EU sản xuất giảm 1,5% , trong đó Pháp, Đức , Ý , Anh giảm sản lượng , chỉ có Tây Ban
Nha và Bồ Đào Nha là tăng . Về khối lượng xuất khẩu , EU bò giảm 4,4% ( xem Bảng 7) ,
trong đó Mỹ : 30,8% , NewZealand 9,1% và Liên bang Nga : 6,8% là 3 thò trường nhập khẩu
phần lớn giày dép của EU. Khối lượng giày dép xuất khẩu sang EU của các nước cũng giảm
1,9% ( năm 96 : 808 triệu đôi, năm 97 : 801 triệu đôi). Nhập khẩu giày dép chủ yếu của EU

Trang :19


Luận n Thạc Sỹ Kinh Tế

TRẦN VĂN THỌ

là các nước Trung Quốc (chiếm 32,6%), Việt Nam (chiếm 17,1%), Indonesia (10,5%), Thái
Lan (4,5%), Đài Loan (4,4%) . Việc tiêu thụ giày dép của EU trước mắt là có giảm nhưng
trong dài hạn việc tiêu thụ của EU sẽ gia tăng theo chiều hướng dùng các sản phẩm có tính
thời trang. Đây là vấn đề mà các nhà sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam cần lưu ý để có
chiến lược xâm nhập vào thò trường này cho thích ứng. Nhất là theo qui đònh của EU , khi
sản phẩm của một nước đạt 25% tổng mức nhập khẩu hàng năm của EU thì sản phẩm đó
không còn được hưởng ưu đãi về thuế quan .
2.2.3 - Một số thò trường tiềm năng khác :
2.2.3.1 - Nhật Bản :
Với dân số khoảng 126,3 triệu , lại là nước có thu nhập bình quân đâu người cao,

năm 97 GDP khoảng 4.200 tỷ USD, mức tiêu thụ giày dép bình quân 3 - 4 đôi/năm/người
nhưng do giá công lao động cao nên việc sản xuất giày dép của Nhật ngày càng thu hẹp, và
để đáp ứng nhu cầu, hàng năm Nhật phải nhập khẩu khoảng 350 triệu đôi giày dép. Hiện
nay Nhật Bản nhập giày dép chủ yếu từ Trung Quốc (70% thò phần), Indonesia (10% thò
phần), Đài Loan (5% thò phần), Korea (3% thò phần ) và một số nước khác. Việc đưa hàng
vào Nhật có thuận lợi do không bò khống chế về hạn ngạch nhưng lại đòi hỏi cao nghiêm
ngặt về chất lượng và một số điều kiện thương mại khác. Thí dụ : đế giày thể thao phải được
dán bằng công nghệ keo PU, không phải công nghệ keo CR . Vì vậy năm 97 Việt Nam chỉ
xuất giày dép sang Nhật được 13 triệu USD, đến năm 98 đạt kim ngạch 27 triệu USD. Với
thò trường tiềm năng này , các doanh nghiệp của Việt Nam cần chú ý để có chiến lưọc phù
hợp .
2.2.3.2 - Nga và cộng đồng càc quốc gia độc lập (CIS)
Ngoài mối quan hệ lâu đời và hữu nghò với Liên xô cũ, giữa Việt Nam với CHLB
Nga và cộng đồng các quốc gia độc lập CIS (Commonwealth Independent States) hiện nay
vẫn tồn tại các quan hệ mật thiết trong rất nhiều lãnh vực . Có thể nói, với vùng lãnh thổ
gồm 300 triệu người này là một thò trường tiềm năng lớn cho xuất khẩu giày dép Việt Nam.
Số liệu ở Bảng 8 cho thấy trừ một số quốc gia nhỏ như ARMENIA, ESTONIA, LATVIA hay
LITVA, MOLDOVA, còn lại NGA, UKAINA, UZBEKISTAN, KAZAKHSTAN... đều có

Trang :20


Luận n Thạc Sỹ Kinh Tế

TRẦN VĂN THỌ

kim ngạch nhập khẩu đáng kể . Tuy nhiên do vấn đề thanh toán có nhiều rủi ro nên các
doanh nghiệp chưa thật mạnh dạn đưa hàng vào thò trường này. Trong tương lai, khắc phục
được vấn đề này thì việc xâm nhập thò trường Nga và các quốc gia độc lập sẽ mở ra nhiều
triển vọng mới cho ngành giầy dép Việt nam.

Tóm lại: Với tình hình sản xuất và tiêu thụ giầy dép trên thế giới và đặc biệt là ở
một số thò trường quan trọng đối với Việt Nam đã đặt ra cho ngành sản xuất và xuất khẩu
giầy dép nước ta nói chung và TP.Hồ Chí Minh nói riêng rất nhiều vấn đề : về công nghệ,
về cách tổ chức sản xuất, nghiên cứu thò trường vv... để có thể đẩy mạnh được sản xuất cũng
như xuất khẩu và xâm nhập vào các thò trường , nhằm mở ra một hướng đi mới mẻ và vững
chắc cho ngành giày dép của ta .

Trang :21


Luận n Thạc Sỹ Kinh Tế

TRẦN VĂN THỌ

CHƯƠNG 3
THỰC TRẠNG
SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU
GIÀY DÉP
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
1 - TÌNH HÌNH CHUNG VỀ NGÀNH GIÀY DÉP Ở VIỆT NAM .
1.1 - Sơ lược quá trình phát triển của ngành sản xuất giầy dép :
Vào thế kỷ 15 (1487 thời Vua Hồng Đức), tại nước ta có ba vò tổ nghề giầy dép là các
cụ tổ Phạm Quý Công : tự Đức Chính, cụ tổ Nguyễn Quý Công : tự Só Bân, cụ tổ Phạm Quý
Công : tự Thuần Chinh sinh quán tại Văn Lâm – Trúc Lâm – Tỉnh Hải Hưng được vua cử đi
tòng sứ sang Trung Quốc tìm tòi công nghệ thuộc da và làm hài hia. Khi về nước đã được
vua Lê Thánh Tôn phong chức Thượng Y Bộ Quốc Giám. Khi về hưu ba cụ tổ được sắc
phong danh hiệu : Bảo Hiệu Linh Phù cho cụ tổ Đức Chính, Tích Khách Linh Phù cho cụ tổ
Só Bân và Diên Hựu Linh Phù cho cụ tổ Thuần Chinh. Các cụ tổ đã mang kinh nghiệm học
hỏi từ Trung Quốc về tổ chức sản xuất thuộc da, làm hài .Việc sản xuất mang tính chất thủ
công và sản lượng vì vậy không đáng kể. Đến thế kỷ 18 - 19 trong thời Pháp thuộc, một số

cơ sở tổ chức sản xuất các loại giày mang kiểu dáng Tây u, theo cách thức của Pháp để
phục vụ cho nhu cầu các giới làm việc cho Pháp hay giới thượng lưu giàu có. Đến thế kỷ 20
, trước năm 1975 ở Miền Bắc phần lớn giày dép do Liên Xô cũ và Trung Quốc cung cấp,
còn trong nước chỉ có một vài cơ sở tổ chức sản xuất một số ít giày vải, dép cao su, giày dép
nhựa mà thôi . Ở Miền Nam, các cơ sở tư nhân như BATA, VINADA... đã sản xuất phục vụ
nhu cầu nội đòa còn lại có xuất khẩu sang một số nước. Sau ngày đất nước hoàn toàn thống
Trang :22


Luận n Thạc Sỹ Kinh Tế

TRẦN VĂN THỌ

nhất, do hậu quả chiến tranh và nhiều nguyên nhân khác đã làm cho ngành sản xuất giày
dép không phát triển được, không có việc đầu tư thích đáng nào cho công nghệ hay máy
móc thiết bò sản xuất giày dép .
Cho đến năm 86 một số xí nghiệp sản xuất giày dép được khôi phục và xây dựng mới
để tổ chức sản xuất gia công mũ giày cho Đông u và Liên Xô . Đến năm 90 các cơ sở sản
xuất đã trên con số 40, kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 100 triệu Rúp. Tuy nhiên, đến năm 91
do Liên Xô và Đông u tan rã, làm cho Việt Nam mất đi một thò trường quan trọng dẫn tới
rất nhiều doanh nghiệp phải giải thể, rất nhiều công nhân ngành giày phải bỏ nghề, thất
nghiệp, ngành công nghiệp giày ở Việt Nam gần như bế tắc cùng với tình trạng đình đốn
trong sản xuất của đất nước trong giai đoạn này .
Chủ trương mở cửa nền kinh tế và phát triển kinh tế theo cơ chế thò trường có sự điều
tiết của nhà nước theo đònh hướng xã hội chủ nghóa của Đảng nhà nước đã tạo ra một lối đi
đúng, trên cơ sở đó, ngành giày dép Việt Nam từ chỗ bế tắc trong năm 1992 đã chuyển
hướng kêu gọi đầu tư cũng như bằng nhiều cách để đổi mới công nghệ, thiết bò đáp ứng cho
nhu cầu thò trường thế giới . Đến năm 1993 ngành sản xuất và xuất khẩu giày dép đã khởi
sắc trở lại. Bên cạnh việc gia tăng các nhà máy, xí nghiệp với máy móc trang thiết bò hiện
đại đã làm cho năng lực sản xuất tăng rõ rệt, chất lượng sản phẩm được nâng cao thoả mãn

các yêu cầu của khách hàng, đặc biệt là chú trọng vào việc sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh
thay cho việc chỉ biết gia công như ở thời kỳ trước đó .
1.2 - Về tình hình sản xuất giày dép.
1.2.1 - Năng lực sản xuất :
Cho đến nay có thể nói rằng ngành sản xuất giày dép nước ta đang trên đà phát triển
mạnh mẽ ( xem Bảng 9 ) . Nếu như năm 1993 cả nước chỉ có 50 doanh nghiệp , trong đó chỉ
có 4 doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hoạt động trong lónh vực da giày thì sang năm 1994
số doanh nghiệp tăng lên 70 trong đó có đến 27 doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài , và đến
năm 1998 số doanh nghiệp đã tăng lên 130 và số doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài đã
tăng lên 32 doanh nghiệp với tổng vốn đầu tư đã thực hiện là 123 triệu USD , năng lực sản
xuất đạt 87 triệu đôi giày dép / năm và 34 triệu sản phẩm da / năm . Về dây chuyền sản

Trang :23


TRẦN VĂN THỌ

Luận n Thạc Sỹ Kinh Tế

xuất đồng bộ chỉ có 100 dây chuyền đạt sản lượng 61 triệu đôi / năm trong đó xuất khẩu
được 53 triệu đôi, đạt kim ngạch xuất khẩu 118 triệu USD thì sang năm 1994 đã tăng lên
150 dây chuyền đạt sản lượng 93 triệu đôi / năm (tăng hơn 52,5% so với năm 93), kim ngạch
xuất khẩu đạt 160 triệu USD (tăng hơn 35,6% so với năm 93). Và cho đến năm 98 cả nước
đã có 250 dây chuyền sản xuất đồng bộ, công xuất thiết kế đạt 265 triệu đôi / năm. Kim
ngạch xuất khẩu đạt trên 1 tỉ USD. Trong đó :
- Quốc doanh Trung Ương : 62 Triệu đôi , chiếm 23%
- Quốc doanh đòa phương : 48 triệu đôi , chiếm 18%.
- Ngoài quốc doanh

: 50 triệu đôi , chiếm 19%.


- Nguồn FDI : 105 Triệu đôi ,chiếm 40%.
Điều này cho thấy việc sản xuất và xuất khẩu giày dép còn phụ thuộc vào rất nhiều
các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI trong ngành chiếm đến 40% ). Do đó nếu
kinh tế ở bản quốc gặp khó khăn hay khủng hoảng sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất
và xuất khẩu giày dép của nước ta .
1.2.2 - Trình độ kỹ thuật và công nghệ :
Trong những năm đầu thập kỷ 90, các doanh nghiệp rất quan tâm đầu tư nhiều vào
máy móc thiết bò nhằm đáp ứng cho yêu cầu của sản xuất phát triển , nhưng do thiếu thông
tin và đầu tư nhỏ , nên các doanh nghiệp Việt Nam chỉ nhập các dây chuyền sản xuất có
công nghệ lạc hậu của Hàn Quốc hay Đài Loan đã có từ thập kỷ 70, công nghệ này có hệ
thống băng tải dài lại chạy với tốc độ chậm, sản phẩm giày dép được sản xuất ra lại có giá
trò thấp và thường tập trung vào khâu cắt, khâu mũ giày, ráp đế, tức chủ yếu là đáp ứng cho
việc gia công là chính, không có khả năng thực hiện các đơn đặt hàng với các loại sản phẩm
cao cấp, việc sản xuất nói chung và nguyên phụ liệu nói riêng hoàn toàn phụ thuộc vào
nước ngoài. Đến những năm cuối thập kỷ 90, một số doanh nghiệp đã trang bò được một số
máy móc, thiết bò hiện đại trong khâu sản xuất đế giày, may mũi giày ... nhưng chỉ tập trung
vào các doanh nghiệp có vốn đầu tư 100% của nước ngoài . Bên cạnh đó, công nghệ sản
xuất giày dép không chỉ là may mũ, ráp đế hay sản xuất đế mà còn chủ yếu ở nguyên phụ
liệu sử dụng để sản xuất giày dép như cao su, chất dẻo, da, vải giả da, keo dán, chỉ may,

Trang :24


×