Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

Tiểu luận Thạc sĩ Phân tích chiến lược tài chính của Tập đoàn Hoa Sen (Hoa Sen Group) trong giai đoạn 2005 – 2013 và rút ra bài học kinh nghiệm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 36 trang )

CHƯƠNG 1
PHẦN MỞ ĐẦU

1.1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm qua, sau khi chính thức gia nhập WTO(World Trade
Organization) đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam hội nhập nền kinh tế
thế giới trên cơ sở kinh doanh theo cơ chế thị trường cùng với việc mở cửa quan hệ
hợp tác kinh tế, kinh doanh với nước ngoài, bên cạnh những cơ hội phát triển thị
trường mới vươn ra thế giới, vấn đề cạnh tranh để chiếm giữ thị phần giữa các công ty,
doanh nghiệp không chỉ trong nước mà còn phải cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn
nước ngồi là khơng thể tránh khỏi. Một doanh nghiệp để tồn tại và phát triển, đáp ứng
nhu cầu của nền kinh tế thị trường, muốn hoạt động có hiệu quả thì ngồi đặc điểm của
ngành và uy tín của doanh nghiệp địi hỏi phải có chiến lược mang tính dài hạn.
Vì thế, doanh nghiệp nào muốn tồn tại và phát triển bền vững đều cũng phải đối
mặt với ba quyết định tài chính quan trọng là quyết định đầu tư, quyết định tài trợ và
quyết định phân phối. Để đảm bảo cho quá trình hoạt động và phát triển của mình, các
doanh nghiệp cần có chiến lược tài chính phù hợp. Do vậy, để có một chiến lược tài
chính phù hợp, đạt hiệu quả mong muốn, hạn chế rủi ro xảy ra các doanh nghiệp phải
tiến hành phân tích hoạt động kinh doanh và tài chính của mình. Đây là q trình
nghiên cứu, đánh giá tồn bộ thực trạng tài chính của doanh nghiệp, phát hiện các
nguyên nhận tác động tới các đối tượng phân tích và đề xuất các giải pháp và hoạch
định các kế hoạch mang tầm chiến lược dài hạn một cách hiệu quả, giúp doanh nghiệp
ngày càng nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Với tầm nhìn chiến lược, một trong những doanh nghiệp Việt Nam là Tập đoàn
Hoa Sen đã trở thành nhà xuất khẩu tôn hàng đầu Đông Nam Á. với kiêm ngạch xuất
khẩu đạt 252 triệu USD(năm 2013). Liên tục góp mặt trong danh sách 500 Doanh
Nghiệp lớn nhất Việt Nam. Đặc biệt, ngày 08/01/2014, Hoasen Group vinh dự đón
nhận vị trí hạng nhất cho Giải thưởng “Cơng ty được quản lý tốt nhất Châu Á 2014”

1



trong lĩnh vực Kim loại và Khai khoáng do Tạp chí Euromoney trao tặng. Trên cơ sở
đó, nhóm chúng tơi đã chọn đề tài “ Phân tích chiến lược tài chính của Tập đồn
Hoa Sen (Hoa Sen Group) trong giai đoạn 2005 – 2013 và rút ra bài học kinh
nghiệm”. Nhằm đánh giá xác thực tình hình hoạt động của doanh nghiệp này, qua đó
đưa ra một số bài học kinh nghiệm để thúc đẩy hoạt động kinh doanh có hiệu quả hơn.

1.2. Cơ sở lý luận
1.2.1. Các khái niệm – Vai trị của phân tích tài chính
Khái niệm chiến lược: Theo Chandler, chiến lược được định nghĩa như sau:
”Chiến lược là việc xác định các mục tiêu, mục đích cơ bản dài hạn của doanh nghiệp
và việc áp dụng một chuỗi các hành động cũng như sự phân bổ các nguồn lực cần thiết
để thực hiện mục tiêu này”.
Khái niệm phân tích tài chính doanh nghiệp: Phân tích tài chính là một tập
hợp các khái niệm, phương pháp và công cụ cho phép thu thập và xử lý các thơng tin
kế tốn và các thơng tin khác trong quản lý doanh nghiệp, nhằm đánh giá tình hình tài
chính, khả năng và tiềm lực của doanh nghiệp giúp người sử dụng thơng tin đưa ra các
quyết định tài chính, quyết định quản lý phù hợp.
Phân tích tài chính doanh nghiệp mà trọng tâm là phân tích các báo cáo tài chính
và các chỉ tiêu đặc trưng tài chính thơng qua một hệ thống các phương pháp, công cụ
và kỹ thuật phân tích, giúp người sử dụng thơng tin từ các góc độ khác nhau, vừa đánh
giá tồn diện, tổng hợp, khái quát, lại vừa xem xét một cách chi tiết tình hình tài chính
doanh nghiệp, để nhận biết, phán đốn, dự báo và đưa ra quyết định tài chính, quyết
định tài trợ và đầu tư phù hợp.
Vai trị phân tích tài chính: Vai trị cơ bản của việc phân tích tài chính là cung
cấp những thơng tin cần thiết, giúp các đối tượng sử dụng thông tin đánh giá khách
quan về sức mạnh tài chính của doanh nghiệp, khả năng sinh lời và triển vọng phát
triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi vậy, phân tích tài chính là mối quan

2



tâm của nhiều đối tượng sử dụng thông tin khác nhau như: Hội đồng quản trị, Ban
giám đốc, các nhà đầu tư, các nhà cho vay, các nhà cung cấp, các chủ nợ, các cổ đông
hiện tại và tương lai, các khách hàng, các nhà bảo hiểm, người lao động, các cơ quan
quản lý Nhà nước, ....
1.2.2. Phương pháp phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp
Phương pháp so sánh: So sánh là một phương pháp nhằm nghiên cứu sự biến
động và xác định mức độ biến động của chỉ tiêu phân tích.
• Nội dung so sánh
So sánh giữa số thực tế kỳ phân tích với số thực tế của kỳ kinh doanh trước
nhằm xác định rõ xu hướng thay đổi về tình hình hoạt động tài chính của doanh
nghiệp. Đánh giá tốc độ tăng trưởng hay giảm đi của các hoạt động tài chính của doanh
nghiệp.
So sánh giữa số thực tế kỳ phân tích với số kỳ kế hoạch nhằm xác định mức
phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch trong mọi mặt hoạt động tài chính của doanh
nghiệp.
So sánh giữa số liệu của doanh nghiệp với số liệu trung bình của ngành, của
doanh nghiệp khác nhằm đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp.
• Kỹ thuật so sánh
So sánh bằng số tuyệt đối
Là kết quả của phép trừ giữa trị số của chỉ tiêu kỳ phân tích so với trị số của chỉ tiêu kỳ
gốc. Kết quả so sánh biểu hiện khối lượng, quy mô biến động của các chỉ tiêu kinh tế.
Số tuyệt đối: Y = Y1 – Y0
Y1: Trị số của chỉ tiêu phân tích
Y0: Trị số của chỉ tiêu gốc
So sánh bằng số tương đối

3



Là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu
kinh tế hoặc giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc đã được điều chỉnh theo tỷ lệ
hồn thành kế hoạch của chỉ tiêu có liên quan theo hướng quyết định quy mơ chung
của nhóm chỉ tiêu phân tích.
Số tương đối: T = Y1 / Y0 * 100%
1.2.3. Các chỉ tiêu trong phân tích tài chính doanh nghiệp
A - Phân tích khả năng sinh lời
Tỷ suất thu hồi tài sản (ROA)
ROA

=

Lợi nhận sau thuế
Tổng tài sản bình quân
Ý nghĩa: Chỉ số này cho biết một trăm đồng vốn đầu tư vào doanh nghiệp tạo ra bao
nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. ROA là hệ số tổng hợp nhất để đánh giá khả năng sinh
lợi của một đồng vốn đầu tư. Chỉ số này cao cho thấy doanh nghiệp tận dụng tốt tài sản
và tạo ra nhiều lợi nhuận sau thuế.
Tỷ suât thu hồi vốn chủ sở hữu (ROE)
ROE

=

Lợi nhận sau thuế
Vốn chủ sở hữu bình quân
Ý nghĩa: Chỉ số này cho biết một trăm đồng vốn chủ sở hữu đầu tư vào doanh nghiệp
góp phần tạo được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ số này càng lớn cho thấy
việc sử dụng vốn chủ sở hữu tạo ra được càng nhiều lợi nhuận sau thuế.

B – Phân tích rủi ro tài chính
Khả năng thanh tốn là nội dung cơ bản của hoạt động tài chính, nó cho biết
năng lực tài chính trước mắt và lâu dài của doanh nghiệp. Do vậy, việc phân tích khả
năng thanh toán của doanh nghiệp sẽ cho phép các nhà quản lý đánh giá được sức
mạnh tài chính hiện tại, tương lai cũng như dự đoán được tiềm lực thanh toán và sự an
tồn của tài chính doanh nghiệp.

4


Khả năng thanh khoản
Khả năng thanh toán hiện hành

=

Tài sản ngắn hạn
Nợ ngắn hạn
Khả năng thanh toán hiện thời cao tức là khả năng thanh toán nợ đến hạn tốt, kết

luận này khơng chắc chắn vì nó khơng tính đến kết cấu của tài sản lưu động. Rõ ràng
nếu doanh nghiệp có nhiều tiền mặt và khoản phải thu sẽ được đánh giá là có khả năng
cao hơn các doanh nghiệp có nhiều hàng tồn kho.
Khả năng thanh tốn nhanh

=

Tài sản ngắn hạn – hàng tồn kho
Nợ ngắn hạn
Ngay cả khi khả năng thanh toán nhanh rất cao song nếu tỷ trọng khoản phải thu


lớn và khoảng thời gian thu tiền của các khoản phải thu dài thì doanh nghiệp vẫn gặp
khó khăn trong việc thanh tốn các khoản nợ đến hạn.
Khả năng thanh toán bằng tiền

=

Tiền
Nợ ngắn hạn
Tỷ số khả năng thanh toán tức thời đánh giá khả năng thanh toán ngay tức thời

các cam kết đến hạn bằng các loại tài sản lưu động tương đương tiền mặt.
Khả năng quản lý vốn vay
Chỉ số nợ được định nghĩa như là tỷ số giữa tổng nợ so với tổng tài sản. Chỉ số
này cho biết mức độ doanh nghiệp sử dụng vốn vay để tài trợ cho các tài sản của mình.
Tổng nợ
Tổng tài sản
Chỉ số nợ cao chứng tỏ công ty đã mạnh dạn sử dụng nhiều vốn vay trong cơ

Chỉ số nợ

=

cấu vốn, đây là cơ sở để có được lợi nhuận cao.Chỉ số nợ cao cũng là minh chứng về
uy tín của doanh nghiệp đối với chủ nợ.
C - Các chỉ tiêu về luân chuyển vốn
Vòng quay hàng tồn kho

5



Chỉ số này cho biết một đồng vốn mà doanh nghiệp đầu tư vào hàng tồn kho trong năm
qua góp phần tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu
Vòng quay hàng tồn kho

=

Doanh thu
Hàng tồn kho bình qn

360
Vịng quay hàng tồn kho
Vòng quay hàng tồn kho cho ta số chu kỳ sản xuất kinh doanh được thực hiện

Số ngày tồn kho

=

trong một năm. Vòng quay hàng tồn kho cao là một cơ sở tốt để có lợi nhuận cao nếu
doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí trên cơ sở sử dụng tốt các tài sản khác. Vòng quay
hàng tồn kho thấp là do quản lý vật tư, tổ chức sản xuất, cũng như tổ chức bán hàng
chưa tốt.
Kỳ thu nợ bán chịu
Khoản phải thu bình qn × 360
Doanh thu
Kỳ thu nợ dài phản ánh chính sách bán chịu táo bạo. Có thể là dấu hiệu tốt nếu

Kỳ thu nợ bán chịu

=


tốc độ tăng doanh thu lớn hơn tốc độ tăng khoản phải thu. Nếu vận dụng đúng, chính
sách bán chịu là một công cụ tốt để mở rộng thị phần và làm tăng doanh thu. Kỳ thu nợ
dài có thể do yếu kém trong việc thu hồi khoản phải thu; doanh nghiệp bị chiếm dụng
vốn, lợi nhuận có thể cao. Kỳ thu nợ ngắn có thể do khả năng thu hồi khoản phải thu
tốt, doanh nghiệp ít bị chiếm dụng vốn, lợi nhuận có thể cao. Kỳ thu nợ ngắn có thể do
chính sách bán chịu quá chặt chẽ, dẫn tới đánh mất cơ hội bán hàng và cơ hội mở rộng
quan hệ kinh doanh.
D - Phân tích tổng hợp tình hình tài chính - Đẳng thức Dupont
Theo phương pháp này, trước hết chúng ta xem xét các mối quan hệ tương tác
giữa hệ số sinh lợi doanh thu với hiệu suất sử dụng tài sản (ROA).
Khi phân tích ROA cho phép xác định và đánh giá chính xác nguồn gốc làm
thay đổi lợi nhuận trước lãi vay và thuế của doanh nghiệp. Tiếp theo, chúng ta xem xét
tỷ lệ sinh lời trên vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp được tạo thành bởi các mối quan hệ

6


giữa tỷ số tổng tài sản trên vốn chủ sở hữu. Trên cơ sở đó nhà quản trị đưa ra các giải
pháp phù hợp để đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.

ROA

Lợi

Lợi nhuận sau thuế

nhuận sau

=
= thuế

Tổng tài sản bình
Doanh
qn
Lợi

thu

×

thuần
nhuận

Lợi

Doanh thu thuần
Tổng tài sản bình
qn

nhuận

Doanh

thu

Tổng

TS

ROE = sau thuế
= sau thuế

× thuần
× bình qn
Vốn
CSH
Doanh
thu
Tổng TS bình
Vốn
CSH
bình qn
Lợi

thuần

qn

nhuận

ROE = sau thuế
= ROS
Vốn
CSH

×

Vịng
TTS

bình qn


quay

Tổng

TS

× bình qn
Vốn
CSH

bình qn
bình qn
ROE phụ thuộc vào ba nhân tố là lợi nhuận biên, vòng quay tổng tài sản và tủ số tổng
tài sản bình quân/vốn chủ sở hữu bình qn. Các nhân tố này có thể ảnh hưởng trái
chiều đối với ROE. Phân tích Dupont là xác định ảnh hưởng của ba nhân tố này đến
ROE của doanh nghiệp để tìm hiểu nguyên nhân gây tăng giảm chỉ số này.

1.3. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu hoạt động sản xuất kinh doanh và báo cáo tài chính thường niên tại
Cơng ty Cổ phần Tập đồn Hoa Sen, từ đó phân tích hiệu quả kinh doanh của Tập đồn
Hoa Sen thơng qua các chỉ tiêu tài chính để rút ra các bài học kinh nghiệm nhằm đưa ra
giải pháp phù hợp và hoạch chính kế hoạch tài chính dài, góp phần nâng cao hiệu quả
hoạt động Công ty.

7


1.4. Các phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập số liệu: sử dụng nguồn số liệu từ các báo cáo tài chính
thường niên của Tập đồn Hoa Sen, internet và tham khảo các sách chuyên ngành…

Phương pháp thống kê bằng bảng biểu: Thống kê tìm ra xu hướng hay đặc điểm
chung của các yếu tố phân tích thơng qua mối quan hệ giữa chúng với các nhân tố có
liên quan.
Sử dụng chương trình Excel: để hỗ trợ cho việc tính tốn, thống kê, phân tích,
xử lý và biểu diễn số liệu sau khi thực hiện xong quá trình thu thập số liệu.

1.5. Cấu trúc của tiểu luận
Tiểu luận gồm 3 chương, cụ thể như sau:
Chương 1: trình bày lý do chọn đề tài, cơ sở lý luận, mục tiêu và phương pháp nghiên
cứu của tiểu luận.
Chương 2: giới thiệu tổng quan về ngành, khái quát về công ty, lĩnh vực hoạt động
kinh doanh và trình bày sơ lược về sản phẩm mà cơng ty đang kinh doanh.
Phân tích thực trạng hiệu quả kinh doanh, phân tích sự ảnh hưởng của các yếu tố đến
hoạt động kinh doanh. Từ đó hoạch định kế hoạch tài chính dài hạn cho hoạt động kinh
doanh của cơng ty.
Chương 3: kết luận chung cho tồn bộ đề tài và rút ra bài học kinh nghiệm

CHƯƠNG 2
PHẦN NỘI DUNG

2.1. Tổng quan về ngành
Trong giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2013, sản lượng bán hàng của các thành
viên trong Hiệp Hội Thép Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng lũy kế hàng năm là 18,9%

8


đối với sản phẩm tôn mạ và 15,3% đối với sản phẩm ống thép, cao hơn mức tăng
trưởng của thép xây dựng là 7,8%. Trong 8 tháng đầu năm 2014, sản lượng tiêu thụ tôn
mạ tăng 29% so với cùng kỳ năm trước nhờ vào xuất khẩu, trong khi ống thép tăng

32% so với cùng kỳ nhờ vào tiêu thụ nội địa.
A) Tôn mạ:
Sản phẩm tôn mạ đang dần thay thế tấm lợp amiang-xi măng từng được sử dụng
rộng rãi trong ngành xây dựng để lợp nhà dân dụng, cô ng nghiệp, do những lo ngại về
sức khỏe trong việc sử dụng amiăng-xi măng. Tơn mạ thuộc dịng sản phẩm thép dẹt,
được sản xuất từ nguyên liệu đầu vào là thép cuộn cán nguội. Tôn mạ đa dạng về màu
sắc, kích thước, và độ dày và có nhiều ứng dụng, được sử dụng làm tấm lợp, xây dựng,
sản xuất một số sản phẩm gia dụng lâu bền. Chênh lệch cung cầu của phân khúc này
đang thể hiện rỏ ràng hơn cùng với sự tham gia của các công ty mới hay việc mở rộng
công suất của các công ty đang hoạt động. Sản phẩm tôn mạ được sản xuất tại Việt
Nam thuộc phân khúc trung cấp, được sử dụng chủ yếu trong lợp nhà và hàng gia
dụng, nội thất, phụ tùng sửa chữa xe gắn máy. Các sản phẩm dẹt khác như thép tấm
cán nóng dùng trong đóng tàu và thép tấm lá cho ôtô vẫn cần phải nhập khẩu. Hoạt
động xuất khẩu đang là động lực tăng trưởng chính đối với phân khúc này. Các quốc
gia như Myanmar, Indonesia và Malaysia có nhu cầu sử dụng sản phẩm thuộc phân
khúc trung cấp trong xây dựng dân dụng và sản xuất công nghiệp, đây là phân khúc mà
những sản phẩm Việt Nam có thể đáp ứng với giá cạnh tranh. Các công ty sản xuất tôn
mạ của Việt Nam phần nào được hưởng lợi từ chi phí lao động thấp, do đó, sản phẩm
có lợi thế cạnh tranh nhất định về giá cả.
Hình 2.1. Biểu đồ sản lượng sản xuất và tiêu thụ tơn mạ chung của tồn ngành

9


Hình 2.1, cho thấy sản lượng tiêu thụ đạt tốc độ tăng trưởng lũy kế hàng năm là
18,9% riêng trong 8/2014, tổng sản lượng bán hàng của các thành viên Hiệp hội thép
Việt Nam đạt 1,18 triệu tấn, tăng 29,1% so với cùng kỳ, trong đó sản lượng xuất khẩu
chiếm 44% đã tăng mạnh 51,9% so với cùng kỳ và đạt 520 nghìn tấn và sản lượng tiêu
thụ trong nước chỉ tăng 15,6% so với cùng kỳ đạt 663 nghìn tấn. Nhóm khách hàng
chính tiêu thụ sản phẩm tơn mạ là nhà thầu địa phương đa số ở khu vực ngoại thành

thường ít nhạy cảm với những thay đổi trong giá sản phẩm hơn là nhóm khách hàng tại
các cơng trình xây dựng lớn. Ngồi ra, khả năng thương lượng của các nhà thầu nhỏ ở
địa phương cũng không cao. Tuy nhiên, cùng với sự đồng bộ và tiêu chuẩn hóa của các
sản phẩm thép, khách hàng có thể thuận tiện chuyển đổi sử dụng các sản phẩm khác
nhau mà khơng tốn nhiều chi phí chuyển đổi. Do đó có thể thấy mức độ cạnh tranh của
phân khúc này khá cao khi có một số doanh nghiệp FDI như Blue Scope Steel, Sun
Steel và gần đây nhất là China Steel Sumikin tham gia vào phân khúc này. Các doanh
nghiệp này có lợi thế kinh tế quy mơ và cơng nghệ tiên tiến. Mặc dù vậy, phân khúc
tôn mạ vẫn khá nhiều tiềm năng cho các doanh nghiệp nội địa có khả năng cung cấp
các sản phẩm chất lượng cao với giá cả hợp lý và đặc biệt là có mối quan hệ tốt với các
nhà thầu địa phương.
B) Ống thép

10


Phân khúc ống thép chứng kiến sự gia nhập của nhiều công ty chuyên sản xuất
tôn mạ nhưng muốn đa dạng hóa sản phẩm, như trường hợp của Tập đồn Hoa Sen đã
tham gia vào phân khúc ống thép từ năm 2009 và Thép Nam Kim vào năm 2012. Các
công ty này có lợi thế về nguyên liệu, nhân lực và hạ tầng, tạo áp lực cạnh tranh cho
các công ty chỉ chuyên sản xuất ống thép. Ống thép đóng vai trị quan trọng trong xây
dựng cơng trình và sản xuất công nghiệp. Quy mô của phân khúc ống thép nhiều hơn
so với phân khúc tơn mạ, ngồi ra, nguồn cung và cầu chưa có sự chênh lệch quá lớn.
Do đó, thị trường có khả năng hấp thụ thêm lượng cung khi các công ty cũ mở rộng
công suất hoặc cơng ty mới gia nhập thị trường.
Hình 2.2. Biểu đồ sản lượng sản xuất và tiêu thụ ống thép chung của tồn ngành

Hình 2.2, cho thấy tốc độ tăng trưởng lũy kế hàng năm là 15,3% đối với sản
phẩm ống thép riêng trong 8/2014, sản lượng bán hàng của các thành viên Hiệp hội
thép Việt Nam đạt 681 nghìn tấn, tăng 32% so với cùng kỳ. Trong đó, sản lượng xuất

khẩu đạt 103 nghìn tấn, giảm 20% so với cùng kỳ, tuy nhiên, sản lượng tiêu thụ trong
nước lại tăng mạnh đến 49% , đạt 577 nghìn tấn, chiếm 85% sản lượng tiêu thụ. Tốc độ
tăng trưởng sản lượng xuất khẩu giảm, một phần là do các vụ kiện chống bán phá giá
tại các thị trường xuất khẩu Hoa Kỳ và Canada. Tuy nhiên, điều này sẽ không gây trở
ngại lớn đối với các công ty sản xuất ống thép do sản lượng xuất khẩu chỉ chiếm phần
nhỏ trong tổng sản lượng tiêu thụ(3,2%). Ngoài ra, thị trường xuất khẩu mục tiêu của

11


các công ty sản xuất ống thép chủ yếu là trong khu vực Đông Nam Á nhờ Việt Nam
nằm tại vị trí địa lý khá lý tưởng trong khu vực.

2.2. Tổng quan về Tập đồn Hoa Sen
2.2.1. Q trình hình thành và phát triển của Công ty
Công ty Cổ phần Tập đồn Hoa Sen(Hoasen Group-HSG) tiền thân là Cơng ty
Cổ phần Hoa Sen, được thành lập vào ngày 08 tháng 08 năm 2001 với vốn điều lệ ban
đầu là 30 tỷ đồng, hoạt động chủ yếu trên các lĩnh vực: nhập khẩu, sản xuất, phân phối
các sản phẩm tấm lợp kim loại, xà gồ thép, tấm trần nhựa và các loại vật liệu xây dựng
khác.
Ngày 16 tháng 03 năm 2007, Công ty Cổ phần Hoa Sen công bố tăng vốn điều
lệ lần thứ 7 từ 250 tỷ đồng lên 400 tỷ đồng, và đổi tên giao dịch thành Hoa Sen
Corporation (viết tắt là Hoa Sen Corp). Ngày 9 tháng 11 năm 2006, Công ty cổ phần
Tôn Hoa Sen được thành lập, là cơng ty con đầu tiên của Tập đồn Hoa Sen. Ngày 26
tháng 03 năm 2007, Công ty Cổ phần Hoa Sen thành lập 02 Công ty con: Công ty cổ
phần Vật liệu xây dựng Hoa Sen tại khu công nghiệp Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
với số vốn điều lệ đăng ký ban đầu là 150 tỷ đồng và Cơng ty Cổ phần Cơ khí & Xây
dựng Hoa Sen tại khu cơng nghiệp Sóng Thần II, Dĩ An, Bình Dương với số vốn điều
lệ đăng ký ban đầu là 10 tỷ đồng.
Tháng 12 năm 2007, Công ty Cổ phần Hoa Sen đổi tên thành Công ty Cổ phần

Tập đồn Hoa Sen. Được sự nhất trí của Đại hội đồng cổ đông Hoasen Group và các
Công ty con tổ chức vào tháng 12 năm 2007, Công ty Cổ phần Hoa Sen tiến hành nhận
sáp nhập các Công ty con là Công ty Cổ phần Tôn Hoa Sen, Công ty Cổ phần Vật liệu
Xây dựng Hoa Sen, Công ty Cổ phần Cơ khí và Xây dựng Hoa Sen.
Ngày 19/9/2008, Hoasen Group đã được Trung tâm lưu ký chứng khoán, Ủy ban
Chứng khoán Nhà nước chấp thuận đề nghị đăng ký với mã chứng khoán HSG. Ngày

12


niêm yết có hiệu lực 05/11/2008, ngày chính thức giao dịch 05/12/2008, tổng giá trị
chứng khoán niêm yết 570.385.000.000 đồng.
Năm 2009 - 2010: tăng vốn điều lệ từ 570 tỷ đồng lên 700 tỷ đồng. Phát hành
cổ phiếu thưởng và cổ phiếu trả cổ tức trong 2 đợt, tăng vốn điều lệ từ 700 tỷ đồng
lên 1.007,907 tỷ đồng.
Xác lập và giữ vững vị thế số 1 về sản xuất kinh doanh Tôn - Thép ở Việt Nam,
chiếm trên 40% thị phần cả nước (theo số liệu của Hiệp hội thép Việt Nam tháng
12/2013), trở thành nhà xuất khẩu tôn hàng đầu Đông Nam Á. với kiêm ngạch xuất
khẩu đạt 252 triệu USD(năm 2013). Liên tục góp mặt trong danh sách 500 Doanh
Nghiệp lớn nhất Việt Nam. Đặc biệt, ngày 08/01/2014, Hoasen Group vinh dự đón
nhận vị trí hạng nhất cho Giải thưởng “Công ty được quản lý tốt nhất Châu Á 2014”
trong lĩnh vực Kim loại và Khai khoáng do Tạp chí Euromoney trao tặng. Với nền tảng
vững chắc được gầy dựng trong 13 năm qua, Hoasen Group đang từng bước khẳng
định tầm vóc của một doanh nghiệp Việt Nam năng động trong hội nhập kinh tế, khẳng
định thương hiệu Việt trên trường quốc tế.
2.2.2. Thị phần của Tập đồn Hoa Sen
Sản phẩm chính của HSG là tơn mạ và ống thép. Tơn mạ là phân khúc sản phẩm
có khả năng sinh lời cao nhất và đóng góp nhiều nhất vào doanh thu thuần của Tập
đồn. Hình 2.3. cho thấy từ niên độ tài chính 2009 đến 2013, tốc độ tăng trưởng lũy kế
hàng năm (CAGR) của sản lượng tiêu thụ đạt 39,7% .


Hình 2.3. Sản lượng tiêu thụ tôn mạ và ống thép của HSG

13


A) Tôn mạ (Công suất thiết kế hiện tại: 1,2 triệu tấn/năm)
Sản lượng tiêu thụ tôn mạ đạt tốc độ tăng trưởng lũy kế hàng năm là 36,7%
trong giai đoạn từ 2008 đến 2013. Phân khúc này bao gồm tôn mạ kẽm, tôn lạnh, tôn
kẽm màu, tôn lạnh màu, tôn đen màu và thép tấm mạ kẽm. Từ 2009 đến 2013, phân
khúc này đóng góp từ 78% đến 85% vào doanh thu thuần của Tập đồn, tuy nhiên, chỉ
đóng góp khoảng 74% trong 9 tháng đầu 2014. Hình 2.4. cho thấy HSG giữ vị trí đứng
đầu trong thị trường tơn mạ, với thị phần vượt xa các các công ty sản xuất tôn mạ khác:
Nam Kim, Sun Steel, Tôn Phương Nam. Tuy nhiên, thị phần của HSG có xu hướng
giảm nhẹ trong hai năm qua do cạnh tranh trong ngành ngày càng trở nên gay gắt.
Hình 2.4. Thị phần Tơn mạ của HSG

B) Ống thép (công suất thiết kế hiện tại: 279.000 tấn/năm).

14


Sản phẩm ống thép được tung ra thị trường vào năm 2009 và đóng góp từ 7%
đến 13% vào doanh thu thuần từ 2009 đến 2013. Trong 9 tháng đầu 2014, phân khúc
này đóng góp 18,6% vào doanh thu thuần. Theo ban lãnh đạo, điều này là do việc mở
rộng công suất dây chuyền ống thép ngay trong quý đầu tiên của năm tài chính, và
cũng giải thích cho tỷ lệ đóng góp của phân khúc tơn mạ vào doanh thu thuần giảm
trong 9 tháng đầu 2014 do các dây chuyền tôn mạ đi vào hoạt động sau các dây chuyền
ống thép. Phân khúc này bao gồm ống thép đen và ống thép mạ kẽm, là sản phẩm có
nhu cầu cao và được thị trường đánh giá tốt. Từ 2009 đến 2013, sản lượng tiêu thụ ống

thép đạt tốc độ tăng trưởng lũy kế hàng năm ấn tượng 50,7% .
Hình 2.5, cho thấy thị phần của HSG so với các công ty khác cùng ngành, tuy
chỉ mới tham gia thị trường vào năm 2009, ống thép của HSG cạnh tranh tốt với các
công ty sản xuất ống thép nổi bật khác như Hòa Phát, Seah VN. Thị phần của HSG đã
tăng trưởng nhanh qua các năm và đạt 19,8% trong 8/2014 từ mức14,5% trong năm
2013. Đây là một thành tích đáng ghi nhận do thị trường ống thép khá phân tán và mức
độ cạnh tranh có phần gay gắt hơn so với thị trường tơn mạ.
Hình 2.5. Thị phần Ống thép của HSG

C) Sản phẩm khác

15


Các sản phẩm khác bao gồm ống nhựa và xà gồ, có đóng góp khoảng 8% trong
cơ cấu doanh thu từ 2009 đến 2013. Theo ban lãnh đạo, tỷ suất lợi nhuận của các sản
phẩm này thấp hơn so với các sản phẩm chủ lực (tôn mạ và ống thép). Ngồi ra, Tập
đồn vẫn chưa có kế hoạch mở rộng công suất dây chuyền sản xuất này từ 2008 đến
nay. Cùng với việc thực hiện chiến lược tập trung sản xuất các sản phẩm cốt lõi với
khả năng sinh lời cao, tốc độ tăng trưởng doanh thu các sản phẩm khác dự kiến sẽ giảm
dần trong những năm tới.

2.3. Chiến lược thúc đẩy tăng trưởng của Tập đoàn Hoa Sen
2.3.1. Đầu tư theo chiều sâu
Nguyên liệu đầu vào cho dây chuyền cán nguội của HSG là thép cán nóng được
nhập khẩu từ các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan. Thép cán nóng đi qua dây
chuyền này sẽ cho sản phẩm thép cuộn cán nguội. Thép cán nguội là nguyên liệu đầu
vào cho các dây chuyền mạ để sản xuất các sản phẩm tơn mạ, hoặc có thể đi qua lò ủ
và dây chuyền xẻ băng và chuyển sang dây chuyền ống thép để sản xuất các sản phẩm
ống thép. Các sản phẩm của HSG đáp ứng được tiêu chuẩn chất lượng quốc tế của Hoa

Kỳ, Nhật Bản. Ngoài ra, HSG là doanh nghiệp đầu tiên ứng dụng công nghệ mạ NOF
để sản xuất tôn mạ tại Việt Nam. Cơng nghệ này giúp tạo ra những sản phẩm có độ bền
và chất lượng vượt trội với chi phí thấp.
Tập đồn có hai nhà máy sản xuất liên hợp: một tại tỉnh Bình Dương và một tại Bà Rịa
– Vũng Tàu. Nhà máy tại Bình Dương đã đi vào hoạt động từ năm 2004 và có cơng
suất mạ 150.000 tấn/năm và công suất mạ màu 90.000 tấn/năm. Nhà máy liên hợp tại
Bà Rịa – Vũng Tàu với quy mô lớn được khởi công trong năm 2010 với tên gọi Nhà
máy Tơn Hoa Sen Phú Mỹ. Nhà máy có vốn đầu tư là 3.071 tỷ đồng, diện tích 16,7 ha
gồm 87.542 m2 nhà xưởng và 690 m2 vănphòng, một trạm biến áp 110KV và hệ thống
xử lý nước thải. Giai đoạn 1 của Nhà máy Tôn Hoa Sen Phú Mỹ bao gồm các dây
chuyền: 400.000 tấn/năm thép cán nguội; 450.000 tấn/năm thép dày mạ kẽm; 220.000
tấn/năm tôn mạ; và 180.000 tấn/năm tơn mạ màu. Sau khi hồn thành giai đoạn 1, tổng

16


công suất thành phẩm đạt 820.000 tấn/năm. Công suất bán thành phẩm thép cán nguội
đã được tận dụng tối đa với công suất là 580.000 tấn/năm. Trong năm 2013, HSG khởi
công giai đoạn 2 với tổng giá trị đầu tư là 1.344 tỷ đồng với nguồn vốn được sắp xếp từ
các khoản vay dài hạn và lợi nhuận giữ lại. Dự án đã hoàn thành vào tháng 8 năm
2014. Theo đó, cơng suất sản xuất thép cán nguội của HSG đã tăng đáng kể với
980.000 tấn/năm, công suất mạ là 1.220.000 tấn/năm, công suất mạ màu là 420.000
tấn/năm. Như vậy, q trình đầu tư theo chiều sâu của Tập đồn để hoàn thành chuỗi
giá trị về cơ bản đã hoàn thành.
2.3.2. Hệ thống phân phối
Hình 2.6, cho thấy chiến lược của Tập đoàn là đưa sản phẩm đến tận tay người
tiêu dùng thông qua các chi nhánh phân phối, bán lẻ bao phủ cả nước. Với việc quản lý
tập trung và thống nhất theo các chính sách chung, HSG có thể kiểm soát chặt chẽ chất
lượng sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng cuối cùng. Đây là yếu tố tạo nên sự khác
biệt với hầu hết các doanh nghiệp thép khác khơng có mạng lưới phân phối riêng mà

phải thông qua các tổng đại lý phân phối độc lập. Phương thức này giảm giá trị gia
tăng cho HSG do phải tính chiết khấu cho đại lý cũng như chương trình khuyến mãi để
khuyến khích tăng sản lượng bán hàng. Thơng qua các chi nhánh phân phối riêng, HSG
có thể chủ động điều chỉnh giá bán sản phẩm một cách linh hoạt để thích ứng với tình
hình thị trường.
Hình 2.6. Kế hoạch mở rộng hệ thống phân phối của HSG

Cụ thể là trong trường hợp giá nguyên liệu trên thế giới giảm mạnh như vào
năm 2009, các doanh nghiệp ngành thép phải bán thành phẩm với giá thấp trong khi sử

17


dụng hàng tồn kho giá cao, dẫn đến lợi nhuận sụt giảm khi đối mặt với tình huống trên,
HSG đã đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm qua chi nhánh phân phối riêng và áp dụng chính
sách bán hàng linh hoạt, sau đó tận dụng dịng tiền để mua nguồn ngun liệu với giá
rẻ hơn. Trong khi các doanh nghiệp khác đối mặt với khó khăn về vấn đề đầu ra do sự
phụ thuộc vào đại lý phân phối trung gian. Khoảng 33% tổng doanh thu đến từ hệ
thống phân phối bán lẻ. Ngoài các chi nhánh phân phối bán lẻ, HSG cũng đã xây dựng
sáu tổng kho nhằm giảm bớt hàng tồn kho phải duy trì ở hệ thống chi nhánh và giảm áp
lực vay ngắn hạn để tài trợ cho hàng tồn kho. HSG chủ yếu thuê đất thay vì mua đất để
tận dụng cơ sở hạ tầng, theo đó, chi phí bình qn mở một chi nhánh ước tính khoảng 4
tỷ đồng.
2.3.3. Thị trường xuất khẩu
Cơng nghệ sản xuất tơn mạ khơng q phức tạp và vì vậy sự cạnh tranh giữa các
công ty chủ yếu ở khâu quản lý chi phí đầu vào như chi phí lao động và điện. HSG có
lợi thế nhất định trên thị trường xuất khẩu do chi phí lao động tại Việt Nam khá thấp.
HSG đã xây dựng được thương hiệu trên thị trường xuất khẩu khi sản lượng và doanh
thu xuất khẩu trong hai năm qua đã tăng trưởng đáng kể.
Hình 2.7. Sản lượng tiêu thụ trong nước và xuất khẩu


Hình 2.7 và hình 2.8, cho thấy từ 2009 đến 2013, doanh thu và sản lượng xuất khẩu đã
tăng trưởng với tốc độ tăng trưởng lũy kế hàng năm lần lượt là 161% và 158%. Tỷ
trọng doanh thu xuất khẩu trên tổng doanh thu đã tăng từ 3,4% vào 2009 lên 41,1%
trong 9 tháng đầu 2014.

18


Hình 2.8. Doanh thu xuất khẩu

HSG đang tìm cách đa dạng hóa thị trường xuất khẩu và giảm sự phụ thuộc vào
một số thị trường. Hiện tại, HSG xuất khẩu phần lớn sản lượng sang các nước ASEAN
phục vụ xây dựng dân dụng, hàng gia dụng lâu bền. Tập đoàn dự kiến sẽ hưởng lợi từ
các mức thuế suất ưu đãi trong chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung cho
khu vực Mậu dịch tự do ASEAN. Tuy nhiên, những ảnh hưởng tích cực này sẽ phần
nào hạn chế do sản phẩm của HSG sẽ phải cạnh tranh với các sản phẩm từ các nước
ASEAN khác. Định hướng sắp tới của Tập đoàn là mở rộng xuất khẩu ra thị trường thế
giới, đặc biệt là hướng đến các thị trường lớn như Mỹ, Úc, Châu Âu. Đây cũng là các
thị trường đòi hỏi khắt khe về chất lượng sản phẩm, ngồi ra, chi phí vận chuyển cao
và thời gian vận chuyển dài là những yếu tố Tập đoàn cần cân nhắc. Việc duy trì sản
lượng bán hàng ở mức cao luôn là mục tiêu trọng tâm của HSG và hoạt động xuất khẩu
sẽ là yếu tố chính giúp đạt được mục tiêu này.
Tuy hoạt động xuất khẩu có biên độ lợi nhuận thấp do chi phí vận chuyển cao
nhưng giúp Tập đoàn giảm được sự phụ thuộc vào thị trường trong nước vốn mang
tính mùa vụ. Ngồi ra, Tập đồn có khoản doanh thu bằng ngoại tệ, giúp giảm rủi ro tỷ
giá. HSG có thể cạnh tranh trực tiếp với các công ty lớn trong khu vực do sản phẩm
của HSG đạt tiêu chuẩn quốc tế, giá cả cạnh tranh hơn nữa, vị trí địa lý của Việt Nam
thuận lợi


19


2.4. Phân tích báo cáo tài chính của Tập đồn Hoa Sen
2.4.1. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
Bảng 2.9. Kết quả kinh doanh của Tập đoàn Hoa Sen từ 2005 đến 2013

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính hợp nhất thường niên của HSG

20


Theo Bảng 2.9 và Hình 2.10, ta thấy tình hình hoạt động kinh doanh của công ty
phát triển rất tốt qua các năm. Cụ thể là: Từ 2005 đến 2013, doanh thu thuần tăng
trưởng bình quân mạnh mẽ với tốc độ tăng trưởng lũy kế hàng năm(CAGR) đạt 43,6%,
sản lượng tiêu thụ trong giai đoạn này cũng tăng trưởng tốt với tốc độ CAGR là 39.5%,
cho thấy động lực tăng trưởng chính của doanh thu chủ yếu được thúc đẩy bởi sản
lượng tiêu thụ.
Hình 2.10. Biểu đồ tăng trưởng Doanh thu thuần và Lợi nhuận thuần

Hình 2.11, cho thấy lợi nhuận ròng 2011 chỉ đạt 160 tỷ giảm 25,3% so với niên
độ tài chính trước, do chi phí nguyên liệu và lỗ tỷ giá tăng. Ngoài ra, lãi suất tăng mạnh
và thị trường chứng khốn lâm vào khó khăn làm cho phương án phát hành 500 tỷ
đồng trái phiếu không khả thi, buộc Tập đoàn phải vay nợ ngân hàng, khiến chi phí lãi
vay tăng mạnh.
Hình 2.11. Biểu đồ tăng trưởng Lợi nhuận ròng

21



2.4.2. Phân tích cơ cấu vốn chủ sở hữu và tổng tài sản
A) Vốn chủ sở hữu
Hình 2.12. cho thấy từ 2005 đến 2013 vốn chủ sở hữu tăng rất nhanh do phát
hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ, bên cạnh đó trong giai đoạn 2009-2013 vốn chủ sở hữu
của HSG tăng trưởng với tốc độ tăng trưởng lũy kế hàng năm(CAGR) là 23,9%, một
phần lớn đến từ lợi nhuận chưa phân phối. Tính đến niên khóa tài chính 2013 lũy kế lợi
nhuận chưa phân phối của HSG đạt 821,49 tỷ đồng chiếm 37% tổng vốn chủ sở hữu
Hình 2.12. Cơ cấu vốn chủ sở hữu

B) Tổng tài sản
Hình 2.14, cho thấy từ 2005 đến 2013 tổng tài sản của HSG đạt tốc độ tăng
trưởng lũy kế(CAGR) là 51,01%, riêng giai đoạn 2009 đến 2013 tổng tài sản tăng
trưởng với tốc độ CAGR là 30,8%. Đáng chú ý, trong 2012 tài sản ngắn hạn giảm 15%
so với niên độ trước do HSG chủ động giảm hàng tồn kho để trả bớt nợ vay ngắn hạn.
Hình 2.14. Tổng tài sản của Tập đoàn Hoa Sen

22


Trong cơ cấu tài sản của HSG, tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng ổn định, khoảng
50% trong tổng tài sản. Tuy nhiên, trong 2013, tài sản ngắn hạn chiếm 59% do hàng
tồn kho tăng mạnh 96% so với niên độ trước. Hàng tồn kho phải duy trì ở mức cao
nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường nội địa và xuất khẩu. Trong các năm qua, HSG đầu
tư nhiều vào dự án Nhà máy Tôn Hoa Sen Phú Mỹ và hoàn thành giai đoạn 1 vào năm
2011, giai đoạn 2 vào năm 2014. HSG cho biết quá trình đầu tư theo chiều sâu (hoàn
thiện chuỗi giá trị sản xuất) cơ bản đã hoàn thành vào cuối 2014. Trong thời gian tới,
HSG sẽ tập trung chủ yếu cho việc đầu tư mở rộng hệ thống phân phối, đồng thời
nghiên cứu triển khai dự án nhà máy ở nước ngoài. Từ 2015 dự kiến tài sản dài hạn sẽ
giảm do HSG giảm đầu tư tài sản cố định sau khi giai đoạn 2 đã hoàn thành, đồng thời
tỷ trọng tài sản ngắn hạn tăng lên do hàng tồn kho và các khoản phải thu tăng để phục

vụ cho việc mở rộng thị trường tiêu thụ.
2.4.3. Hiệu quả hoạt động và khả năng sinh lời
Tập đoàn sử dụng nhiều nợ vay ngắn hạn để làm vốn lưu động, đồng thời giữ số
dư tiền mặt ở mức khá thấp. Tuy nhiên, HSG có lợi thế hơn so với các công ty cùng
ngành thông qua việc tối ưu hóa việc sử dụng nợ vay có chi phí vay thấp hơn. Trong cơ
cấu nợ vay ngắn hạn, nợ vay bằng USD chiếm 80,6% tổng dư nợ vào cuối niên khóa
tài chính 2013. HSG chủ động điều chỉnh tỷ trọng nợ vay bằng USD và VNĐ để hưởng
lợi từ lãi suất vay thấp. Theo báo cáo tài chính năm 2013, lãi suất vay nợ ngắn hạn
bằng USD dao động từ 3% đến 6% và lãi suất cho vay VNĐ trong khoảng từ 9% đến
11%. HSG sử dụng nhiều nợ vay bằng USD để mua nguyên liệu và sử dụng nguồn
ngoại tệ thu được từ xuất khẩu để trả một phần nợ.

23


Hình 2.15. Vịng quay tiền của HSG

Hình 2.15, để đánh giá hiệu quả quản lý của HSG trong việc sử dụng tài sản và
nợ ngắn hạn để tạo tiền mặt, chúng tơi quan sát chỉ số vịng quay tiền mặt để phản ánh
các chính sách quản trị liên quan đến các khoản phải trả, phải thu và hàng tồn kho.
HSG duy trì chính sách trả chậm cho khách hàng và đối tác lớn từ 15-20 ngày, số ngày
phải thu của HSG tương đối ổn định qua các năm phản ánh hợp lý chính sách này. Chỉ
số vịng quay tiền mặt tăng mạnh lên đến 117 ngày trong 2010 do số ngày tồn kho đạt
mức cao nhất là 133 ngày vì tình trạng cắt điện luân phiên từ 6 đến 8 ngày/tháng trong
ba tháng cao điểm của ngành. Chỉ số vòng quay tiền mặt được rút ngắn trong 2012 khi
HSG đẩy mạnh xuất khẩu, nhờ đó giảm đáng kể lượng tồn kho. HSG cũng tận dụng tốt
mối quan hệ với các nhà cung cấp để kéo dài thời gian phải trả nhằm duy trì đủ vốn lưu
động. Trong 2013, vịng quay tiền mặt của các công ty niêm yết trong ngành thép đạt
mức trung bình 98 ngày, cao hơn so với 79 ngày của HSG. Chúng tôi tin rằng đây là
kết quả của việc sản lượng tiêu thụ đạt mức cao và bền vững, đóng góp nguồn thu ổn

định, giúp rủi ro thanh khoản của HSG vẫn trong tầm kiểm soát.
Bảng 2.16. Các chỉ số thanh khoản

24


Bảng 2.16, cho thấy tuy doanh thu tăng trưởng mạnh nhưng HSG vẫn giữ tỷ lệ
tiền mặt ở mức khá thấp để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, chỉ số tiền mặt dao
động quanh mức từ 0,2 lần đến 0,4 lần. Chỉ số thanh toán hiện hành và thanh toán
nhanh đã giảm nhẹ do nợ vay ngắn hạn tăng để tài trợ cho vốn lưu động, chủ yếu là tài
trợ cho hàng tồn kho. Tỷ lệ nợ vay trên vốn chủ sở hữu và các chỉ số thanh toán khác
trở nên kém khả quan trong niên độ tài chính 2011 do nợ vay tăng cao để tài trợ nguồn
vốn cho dự án Nhà máy Tôn Hoa Sen Phú Mỹ trong bối cảnh lãi suất tăng mạnh. Các
chỉ số này cải thiện vào 2012 khi Tập đoàn đẩy mạnh xuất khẩu để tạo nguồn thu ngoại
tệ, đóng góp một phần cho nguồn vốn sản xuất kinh doanh. Trong 2013, HSG triển
khai giai đoạn 2 của dự án Nhà máy Tôn Hoa Sen Phú Mỹ với nguồn vốn được huy
động từ các khoản vay dài hạn, chúng tôi dự kiến chi phí lãi vay sẽ tăng trong hai năm
tới.
Hình 2.17. Phân tích Dupont

Hình 2.17 và Hình 2.18, cho thấy biên lợi nhuận ròng giảm sâu từ 2009 (6,69%)
đến 2011(1,96%) làm cho chỉ số ROE 2011 giảm còn 8,98% và ROA 2011 giảm còn
2,7%. Nguyên nhân do chiến lược của HSG muốn tăng mạnh vốn chủ sở hữu và tài sản
để tài trợ cho dự án Nhà máy Hoa Sen Phú Mỹ (giai đoạn1) trong khi lợi nhuận rịng
khơng tăng trưởng tương ứng do khủng hoảng tài chính 2008 ảnh hưởng đến nền kinh
tế Việt Nam đặc biệt là ngành bất động sản và xây dựng. Chỉ số ROE và ROA giảm

25



×