Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Đề thi học kì i môn sinh học 7 quận 3 thành phố hồ chí minh năm học 2014 2015(có đáp án)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (224.26 KB, 6 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 3
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ CHÍNH THỨC
(Đề thi có 01 trang)

KIỂM TRA HỌC KÌ I
NĂM HỌC: 2014 - 2015
MÔN: SINH HỌC 7
Thời gian làm bài: 45 phút
( Không kể thời gian phát đề)

Câu 1: (2 điểm)
Trình bày đặc điểm chung và vai trò thực tiễn của động vật nguyên sinh.
Câu 2: (2 điểm)
Nêu tác hại của giun đũa đối với sức khỏe con người? Biện pháp phòng
tránh giun đũa kí sinh?
Câu 3: (2 điểm)
Nêu các bước tiến hành mổ giun đất. Vì sao khi mổ phải đặt giun nằm sấp?
Câu 4: (2 điểm)
Chú thích hình vẽ

Câu 5: (2 điểm)
Trình bày đặc điểm chung và vai trò của chân khớp ?

-

---Hết ---Học sinh không được sử dụng tài liệu
Giám thị không giải thích gì thêm


HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KỲ 1


Môn SINH HỌC 7
Năm học 2014 - 2015

Câu 1 : Trình bày đặc điểm chung và vai trò thực tiễn của động vật nguyên sinh. (2đ)
* Đặc điểm chung : Cơ thể chỉ là 1 tế bào nhưng đảm nhiệm mọi chức năng sống. Phần lớn
sống dị dưỡng, di chuyển bằng chân giả, lông bơi hay roi bơi hoặc tiêu giảm. Sinh sản vô tính
theo kiểu phân đôi. (1đ)
* Vai trò : ĐVNS là thức ăn của nhiều động vật lớn hơn trong nước, chỉ thị về độ sạch của môi
trường nước. Một số không nhỏ ĐVNS gây ra nhiều bệnh nguy hiểm cho người và động vật
(trùng sốt rét, trùng kiết lị …) (1đ)
Câu 2 : Nêu tác hại của giun đũa đối với sức khỏe con người? Biện pháp phòng tránh giun đũa
kí sinh? (2đ)
* Tác hại : Gây đau bụng, tắc ruột, tắc ống mật, lấy chất dinh dưỡng, tiết ra độc tố làm phát tán
bệnh trong cộng đồng. (1đ)
* Biện pháp (1đ):
+ Rửa tay sạch trước khi ăn.
+ Rửa rau đúng cách.
+ Uống thuốc tẩy giun 6 tháng / 1 lần.
+ Giữ vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường.
Câu 3 : Nêu các bước tiến hành mổ giun đất. Vì sao khi mổ phải đặt giun nằm sấp?(2đ)
B1: Đặt giun nằm sấp giữa khay mổ, cố định đầu và đuôi bằng 2 đinh ghim.
B2: Dùng kẹp kéo da, dùng kéo cắt 1 đường dọc chính giữa lưng về phía đuôi.
B3: Đổ nước ngập cơ thể giun. Dùng kẹp phanh thành cơ thể, dùng dao tách ruột khỏi thành cơ
thể.
B4: Phanh thành cơ thể đến đâu, cắm ghim đến đó. Dùng kéo cắt dọc cơ thể tiếp tục như vậy về
phía đầu. (mỗi bước đúng 0,25x4)
Khi mổ phải đặt giun nằm sấp vì đối với động vật không xương sống thường có hệ thần
kinh ở mặt bụng, ta đặt sấp để tránh chạm đến hệ thần kinh của giun (1đ).
Câu 4 : Chú thích hình vẽ (2đ)


Câu 5 : Trình bày đặc điểm chung và vai trò của chân khớp ? (2đ)
Chân khớp có bộ xương ngoài bằng kitin nâng đỡ, che chở, các chân phân đốt khớp
động, qua lột xác mà tăng trưởng cơ thể. Nhờ sự thích nghi với điều kiện sống và môi
trường khác nhau mà chân khớp rất đa dạng về cấu tạo, môi trường sống và tập tính. (1đ)


Chân khớp có mặt khắp nơi trên hành tinh của chúng ta. Chúng sống tự do hay kí
sinh. Chúng có lợi về nhiều mặt như : chữa bệnh, làm thực phẩm, thụ phấn cho cây trồng,
làm thức ăn cho động vật … nhưng cũng gây tác hại không nhỏ như : hại cây trồng, hại đồ
gỗ trong nhà, lây truyền bệnh nguy hiểm… (1đ)


ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 3
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ DỰ BỊ
(Đề thi có 01 trang)

KIỂM TRA HỌC KÌ I
NĂM HỌC: 2014 - 2015
MÔN: SINH HỌC 7
Thời gian làm bài: 45 phút
( Không kể thời gian phát đề)

Câu 1: (2,5 điểm)
So sánh trùng kiết lị và trùng sốt rét theo nội dung trong bảng dưới đây:
Đặcđiểm
Động vật

Kích thước
(so với hồng

cầu)

Con đường
truyền dịch
bệnh

Nơi
ký sinh

Tác hại

Trùng kiết lị
Trùng sốt rét
Câu 2: (1,5 điểm) Trình bày đặc điểm cấu tạo, dinh dưỡng và sinh sản của sán lá gan thích
nghi với đời sống kí sinh
Câu 3: (1,5 điểm) Em có nhận xét gì về kích thước, môi trường sống và tập tính của các
động vật ngành Thân mềm?
Câu 4: (2 điểm) Nêu vai trò thực tiễn của Động vật nguyên sinh.
Câu 5: (1điểm) Vì sao hệ tuần hoàn ở sâu bọ lại đơn giản đi khi hệ thống ống khí phát
triển?
Câu 6: (1,5 điểm) Chú thích hình Cấu tạo trong giun đũa cái.

-

-----------Hết ----------Học sinh không được sử dụng tài liệu
Giám thị không giải thích gì thêm


HƯỚNG DẪN CHẤM KTHKI Sinh 7/14-15


Câu 1: (2,5 đ)
Đặc điểm
Động vật

Trùng kiết lị

Kích thước Con đường
(so với
truyền
hồng cầu)
dịch bệnh
Lớn hơn
Qua đường
tiêu hóa
(0,25đ)
(0,25đ)

Nhỏ hơn
Trùng sốt rét

(0,25đ)

Qua muỗi
Anophen
truyền vào
máu người
(0,25đ)

Nơi
ký sinh

Thành ruột non
của người
(0,25đ)

Máu người,
thành ruột,
tuyến nước bọt
của muỗi
Anophen
(0,25đ)

Tác hại
- Viêm loét ruột non
- Nạn nhân đau bụng, đi
ngoài, phân có lẫn máu
và chất nhày
(0,5đ)
- Phá vỡ hồng cầu
- Sốt cách nhật
(0,5đ)

Câu 2: (1,5đ) Mỗi ý đúng được 0,5đ
- Cấu tạo: Tiêu giảm lông bơi và mắt; có giác bám phát triển; có cơ vòng, cơ dọc và cơ
lưng – bụng phát triển
- Cơ quan tiêu hóa phát triển (hầu khỏe hút nhiều chất dinh dưỡng, ruột phân nhánh)
- Tăng cường cơ quan sinh sản: đẻ nhiều trứng, thay đổi vật chủ và qua nhiều giai đoạn
ấu trùng
Câu 3: (1,5đ) Mỗi ý đúng 0,5đ
- Khác nhau về kích thước như: ốc nước ngọt (ốc gạo, ốc rạ…) chỉ nặng vài chục gam,
loài bạch tuộc Đại Tây Dương nặng tới 1 tấn

- Khác nhau về môi trường sống: ốc sên sống ở cạn, mực sống ở biển, trai sông sống ở
nước ngọt
- Khác nhau về tập tính: bò chậm chạp như ốc sên, di chuyển tốc độ nhanh như mực
nang, mực ống
Câu 4: (2đ) Mỗi ý đúng và cho ví dụ đầy đủ được 0,5đ
- Là thức ăn của giáp xác nhỏ và cá: trùng giày, trùng roi xanh, trùng biến hình.
- Làm trong sạch môi trường nước: trùng roi, trùng giày.
- Giúp xác định tuổi địa tầng và tài nguyên khoáng sản: trùng lỗ.
- Gây bệnh cho người và động vật: trùng kiết lị, trùng sốt rét, cầu trùng.
Câu 5: (1đ) - Hệ tuần hoàn làm nhiệm vụ phân phối chất dinh dưỡng và cung cấp Oxi đến
các tế bào (0,5đ)
- Ở sâu bọ, việc cung cấp Oxi đến từng tế bào do hệ thống ống khí đảm nhiệm (0,25đ)
- Vì thế, hệ tuần hoàn trở nên đơn giản, chỉ gồm 1 dãy tim hình ống nằm ở lưng, có
nhiều ngăn để đẩy máu đem chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể.(0,25đ)
Câu 6: (1,5đ) Mỗi ý đúng được 0,25đ
1. Lỗ miệng
3. Lỗ sinh dục cái
5. Tuyến sinh dục
2. Hầu
4. Ruột
6. Hậu môn




×