Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Đề kiểm tra học kì i môn sinh học 9 quận 12 thành phố hồ chí minh năm học 2014 2015(có đáp án)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (198.43 KB, 2 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN 12
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2014-2015
Môn: SINH HỌC 9
Thời gian : 45 phút
( Không kể thời gian phát đề)
Câu 1 (2 điểm):
“Chị Nga nhà ở Hà Nội kể: Ngày biết tin chị mang bầu đứa con thứ hai lại là con gái,
bao nhiêu hy vọng, chờ đợi của bố mẹ chồng vụt tắt bởi mong muốn có được thằng cháu nối
dõi tông đường. Lúc bé ra đời, bố mẹ chồng của chị Nga đặt điều kiện: Một là vợ chồng chị
phải sinh thêm bằng được cháu trai còn không là chồng chị phải lấy vợ khác. Điều đó đã
gây áp lực cho chị Nga rất nhiều…”.
Qua tình huống trên, bằng kiến thức đã học về cơ chế xác định giới tính, em hãy cho
biết quan niệm không sinh được con trai là do người mẹ đúng hay sai? Hãy giải thích.
Câu 2 (2 điểm):
ARN được tổng hợp dựa trên những nguyên tắc nào? Nêu bản chất của mối quan hệ
theo sơ đồ gen ⇒ ARN?
Vận dụng: Một đoạn mạch của gen có cấu trúc sau:
- Mạch 1
A T X G T G X
- Mạch 2
T A G X A X G
Xác định trình tự các đơn phân của đoạn mạch ARN được tổng hợp từ mạch 2.
Câu 3 (1 điểm):
Quan sát hình vẽ dưới đây, em hãy xác định nhiễm sắc
thể ở kỳ nào của quá trình gì? Nêu diễn biến của kỳ này?

Câu 4 (2,5 điểm):
Em hãy quan sát 2 hình ảnh bên dưới và cho biết hiện tượng nào là đột biến, hiện
tượng nào là thường biến? Từ đó, em hãy cho biết sự khác nhau giữa thường biến và đột
biến.


Tắc kè thay đổi màu sắc để ngụy trang

Chú heo có 2 đầu

Câu 5 (2,5 điểm):
Ở bắp, hạt vàng là tính trạng trội hoàn toàn so với hạt trắng.
a. Xác định kết quả F1 thu được khi cho lai bắp hạt vàng thuần chủng với bắp hạt trắng
thuần chủng?
b. Đem bắp hạt vàng F1 giao phối với bắp hạt trắng thì kết quả F2 như thế nào?
Hết


PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN 12
HƯỚNG DẪN CHẤM
KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2014-2015
MÔN: SINH HỌC 9
Câu 1: (2đ)
- Ở người tế bào 2n có 23 cặp NST, trong đó 22 cặp NST thường giống nhau giữa nam
và nữ. Riêng cặp NST giới tính thì: Nam chứa cặp XY không tương đồng, nữ chứa
cặp XX tương đồng. Cơ chế sinh con trai, con gái ở người do sự phân ly và tổ hợp lại
của cặp NST giới tính trong quá trình phát sinh giao tử và thụ tinh. (0,75đ)
- Sự phân li cặp NST giới tính ở nữ (XX) chỉ tạo 1 loại trứng duy nhất mang NST X.
Ở nam (XY) tạo 2 loại tinh trùng với tỉ lệ ngang nhau là X và Y. Trong thụ tinh tạo
hợp tử, nếu trứng X kết hợp tinh trùng X tạo hợp tử XX phát triển thành con gái, nếu
trứng X kết hợp tinh trùng Y tạo thành hợp tử XY phát triển thành con trai. (0,75đ)
- Quan niệm cho rằng người mẹ quyết định việc sinh con trai hay con gái là sai vì giới
tính của con được hình thành do sự kết hợp ngẫu nhiên giữa các giao tử mà mẹ chỉ
cho giao tử X nên giới tinh của con phụ thuộc vào việc trứng kết hợp với tinh trùng
X hay Y của bố. (0,5đ)
Câu 2: (2đ)

- Quá trình tổng hợp phân tử ARN dựa trên mạch đơn của gen với vai trò làm khuôn
mẫu và sự liên kết giữa các nuclêôtit trên mạch khuôn với các nuclêôtit tự do trong
môi trường theo nguyên tắc bổ sung A – U, T – A, G – X và X – G. Do đó trình tự
các nuclêôtit trên mạch khuôn của gen quy định trình tự các nuclêôtit trên mạch
ARN. (1,5đ)
- Vận dụng: Các đơn phân trong đoạn mạch ARN được tổng hợp từ mạch 2 là: A – U
– X – G – U – G – X (0,5đ)
Câu 3: (1đ)
- NST ở kỳ sau của quá trình nguyên phân. (0,5đ)
- Diễn biến: từng NST kép chẻ dọc ở tâm động thành 2 NST đơn phân ly về 2 cực của
tế bào. (0,5đ)
Câu 4: (2,5đ)
- HS phân biệt đúng hiện tượng (0,5đ)
- HS phân biệt được sự khác nhau giữa đột biến và thường biến: 2đ
Câu 5: (2,5đ)
GV chấm thực hiện theo các bước:
a/ P → F1: (1,5đ)
- Quy ước gen (0,25đ)
- Xác định kiểu gen của cá thể (0,25đ)
- Viết sơ đồ lai (0,5đ)
- Kết quả (0,5đ)
b/ F1 → F2: (1đ)
- Quy ước gen (0,25đ)
- Xác định kiểu gen của cá thể (0,25đ)
- Viết sơ đồ lai (0,25đ)
- Kết quả (0,25đ)




×