Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

skkn đổi mới phương pháp giảng dạy trong giờ ôn tập ngữ văn bậc THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (794.37 KB, 22 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh Phúc
---------ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi: Hội đồng xét duyệt Sáng kiến Thành phố Ninh Bình
Chúng tôi:
Tỷ lệ
%
Trình

S
T

Họ và tên

T

Ngày tháng
năm sinh

Nơi công tác

Chức

độ

danh

chuyên
môn

đóng


góp
vào
việc
tạo ra
sáng
kiến

Trường
1

Hoàng Thị Thanh Hoa

25/9/1975

THCS Ninh
Thành

2

Lê Thị Hồng Vân

24/6/1972

Phòng giáo
dục TP NB
Trường

3

Trịnh Thị Vân Khánh


30/9/1972

THCS Lê

Tổ
trưởng
Tổ

Đại
học

50%

KHXH

Chuyên
viên

Đại
học

Hiệu

Đại

trưởng

học


40%

10%

Hồng Phong
Là nhóm tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “Đổi mới phương pháp
giảng dạy trong giờ Ôn tập Ngữ văn bậc THCS”.
I. LĨNH VỰC ÁP DỤNG SÁNG KIẾN: Môn Ngữ văn cấp THCS.
II. CHỦ ĐẦU TƯ SÁNG KIẾN: Trường THCS Ninh Thành.
III. THỜI GIAN ÁP DỤNG: Năm học 2013 - 2014, 2014 - 2015.
1


IV. Mễ T BN CHT CA SNG KIN
i mi phng phỏp dy hc theo hng phỏt huy tớnh tớch cc ca hc
sinh l mt trong nhng yu t quan trng gúp phn nõng cao hiu qu, cht lng
dy v hc nht l bc hc THCS. Ngh quyt Hi ngh Trung ơng VIII khóa IX
về đổi mới căn bản, toàn diện nn giáo dục cng ó nờu rừ:Tip tc i mi mnh
m phng phỏp dy v hc theo hng hin i; phỏt huy tớnh tớch cc ch ng,
sỏng to v vn dng kin thc k nng ca ngi hc, khc phc li truyn th
mt chiu, ghi nh mỏy múc. Tp trung dy cỏch hc, cỏch ngh, khuyn khớch t
hc... chuyn t hc ch yu trờn lp sang t chc hỡnh thc hc tp a dng, chỳ
ý cỏc hot ng xó hi ngoi khúa...
i vi cỏc b mụn khoa hc khỏc vic thc hin i mi phng phỏp dy
hc t c hiu qu tt ó l khú, khụng phi mt sm mt chiu cú th thc
hin c, thỡ i vi mụn Ng vn iu ú cng khụng d dng, nht l nhng
tit ễn tp, Tng kt. Nhng tit hc ny hu nh c phõn phi u cỏc
khi lp cui mi hc k hoc tng kt mi giai on vn hc:
Lp
6

7
8
9

Tit theo PP

Tờn bi

Ghi

chng trỡnh
chỳ
ễn tp truyn dõn gian
54-55
ễn tp truyn v kớ
117
ễn tp tỏc phm tr tỡnh
66- 67
ễn tp vn hc
121
ễn tp truyn kớ Vit Nam
38
Tng kt phn vn
132-133
ễn tp v th
129
Tng kt phn vn bn nht dng
133-134
ễn tp v truyn
154-155

Tng kt vn hc nc ngoi
161-162
Tng kt vn hc
167-168
ú l nhng tit hc giỳp hc sinh cng c, nm vng nhng kin thc ó

hc v tỏc gi, vn bn. Tuy nhiờn vic tỡm tũi i mi phng phỏp cho dng bi
ny cha nhiu, mt s giỏo viờn cũn lỳng tỳng trong quỏ trỡnh son ging do cha
tỡm c hng i mi nờn thng dp khuụn mỏy múc theo hng dn ca sỏch

2


nghiệp vụ và tài liệu tham khảo,… chưa đổi mới được hình thức ôn tập dẫn đến giờ
học nhàm chán, căng thẳng, không gây được hứng thú học tập cho học sinh; học
sinh ngại học, chán học, không phát huy được tính tích cực, chủ động của bản thân.
Vậy làm thế nào để thực hiện tốt việc đổi mới phương pháp dạy học ở những
tiết ôn tập phần văn thuộc môn Ngữ văn THCS? Làm thế nào để phát huy được tính
tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập? Giúp học sinh không chỉ
yêu thích môn học mà còn say mê học tập, chủ động chiếm lĩnh kiến thức, tự tin
mạnh dạn thể hiện được khả năng sáng tạo của bản thân trong các giờ ôn tập?
Xuất phát từ yêu cầu đổi mới và thực tế giảng dạy chúng tôi mạnh dạn đề xuất giải
pháp: “Đổi mới phương pháp giảng dạy trong giờ Ôn tập ngữ văn bậc THCS”
1. Giải pháp cũ thường làm
1.1 Mô tả giải pháp cũ
Kiến thức của dạng bài ôn tập có liên quan chặt chẽ không chỉ trong một
cụm bài nhất định của một khối lớp nào đó mà có sự gắn kết kiến thức trong cả
một học kì hoặc cả một chương trình học nên nội dung kiến thức của bài ôn tập
thông thường bao giờ cũng gồm có hai phần cơ bản đó là phần hệ thống lại những
kiến thức cơ bản của các văn bản đã học theo mẫu bảng thống kê trong sách giáo

khoa (về tên các văn bản đã học, tác giả, thể loại, nội dung, giá trị nghệ thuật đặc
sắc) và phần còn lại từ việc củng cố khắc sâu kiến thức của các văn bản giúp cho
học sinh nắm vững hơn về giá trị nội dung, nghệ thuật, thể loại hoặc có cái nhìn
khái quát hơn về hiện thực được phản ánh trong các văn bản. Từ đó giúp học sinh
biết liên hệ, vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn.
Thông thường khi dạy dạng bài này giáo viên thường sử dụng phương pháp
đàm thoại là chủ yếu để ôn tập kiến thức. Cụ thể: ở phần lập bảng thống kê theo
mẫu giáo viên thường phát vấn theo những yêu cầu ở bảng thống kê về từng văn
bản để học sinh nhớ lại những kiến thức đã học hoàn thành bảng thống kê.
Ví dụ: Khi dạy bài Ôn tập truyện và kí tiết 117 ở lớp 6 để giúp học sinh hoàn
thành bảng thống kê:
STT

Tên tác phẩm

Tác giả

Thể loại

hoặc đoạn trích
3

Tóm tắt nội dung


Giáo viên thường đặt các kiểu câu hỏi như:
? Văn bản truyện hiện đại đầu tiên mà em được học trong chương trình Ngữ
văn 6 là văn bản nào? Tác giả là ai?
? Theo em văn vản này viết theo thể loại gì.
? Em hãy tóm tắt nội dung, nghệ thuật của văn bản.

Sau khi hệ thống xong kiến thức của văn bản thứ nhất giáo viên lại lần lượt chuyển
sang các văn bản khác cho đến khi hoàn thành bảng thống kê.
Hoặc giáo viên cho học sinh kể tên, hệ thống lại toàn bộ các văn bản truyện và kí
hiện đại đã học. Rồi lần lượt tổ chức cho học sinh chỉ ra tên tác giả, thể loại, nghệ
thuật, nội dung của từng văn bản.
1.2 Ưu điểm của giải pháp cũ
- Với cách làm này, bài dạy vẫn tuân thủ đầy đủ nội dung trong sách giáo khoa.
- Giúp học sinh củng cố được những kiến thức đã học.
1.3 Tồn tại của giải pháp cũ
- Không phát huy được vai trò chủ động tích cực của học sinh, hình thức hỏi lặp đi
lặp lại sẽ khiến giờ học trở nên nhàm chán.
- Học sinh thụ động, chỉ trả lời theo những câu hỏi của thầy rồi ghi chép vào vở.
Đối với những học sinh yếu sẽ càng trở nên chán nản, uể oải không tạo được hứng
thú học tập và không phát huy được sự sáng tạo của học sinh.
- Do phải ghi chép lại các nội dung theo bảng thống kê nên học sinh mất nhiều thời
gian vào việc ghi chép, thời gian dành cho việc củng cố khắc sâu kiến thức bài cũ
sẽ hạn chế. Khảo sát từ thực tiễn ở nhà trường cũng đã cho thấy nhiều học sinh
ngại hoặc không thích học các giờ ôn tập là vì những lí do trên.
2. Giải pháp mới cải tiến
2.1 Mô tả giải pháp mới
Để phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh, tạo cho các em niềm hào
hứng, sự say mê sôi nổi trong giờ học, dễ dàng củng cố nắm chắc kiến thức đã học
nhất là với các đối tượng học sinh yếu, đòi hỏi giáo viên phải đổi mới, thực hiện tốt

4


ở tất cả các khâu từ chuẩn bị bài cho đến việc tổ chức các hoạt động dạy học trên
lớp.
a/ Khâu chuẩn bị bài

* Đối với giáo viên:
- Giáo viên phải chuẩn bị bài thật kỹ. Phải định hướng trước các đơn vị kiến thức
trong tiết ôn tập. Kiến thức nào lướt qua, kiến thức nào cần khắc sâu? Nên tiến
hành ôn tập theo phương pháp nào? Cần chuẩn bị đồ dùng dạy học nào? Phương
tiện dạy học gì? Phần luyện tập cần giải những bài tập nào theo SGK, bài nào để
học sinh về nhà làm… Cần luyện tập thực hành theo hình thức nào? Nghĩa là giáo
viên phải thiết kế được bài dạy theo hướng thực sự đổi mới, phải tích cực ứng dụng
công nghệ thông tin trong việc xây dựng phương pháp ôn tập sáng tạo, linh hoạt và
gây hứng thú học tập cho học sinh qua các trò chơi “chơi mà học - học mà chơi ”;
qua các nội dung khám phá vv… Thay đổi hình thức ôn tập theo nội dung của từng
phần để học sinh không cảm thấy nhàm chán. Phải thiết kế được nội dung ôn tập
đảm bảo cho tất cả các đối tượng học sinh đều hào hứng tham gia.
- Để giờ Ôn tập thành công, từ tiết học trước, giáo viên phải dặn dò học sinh chuẩn
bị bài thật kỹ, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các em. Phần lập bảng hệ thống hóa
kiến thức đã học, giáo viên nên cho học sinh chủ động tự lập bảng trước ở nhà.
- Giáo viên phải kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh và có hình thức động viên
khuyến khích kịp thời để phát huy tính năng động, sáng tạo, tinh thần hợp tác tích
cực của học sinh trong suốt tiết ôn tập. Bên cạnh đó giáo viên cũng phải có hình
thức phê bình những học sinh không chuẩn bị bài, hoặc chuẩn bị qua loa, đối phó.
Giáo viên cần tỏ ra nghiêm khắc nhưng cũng phải tạo môi trường thân thiện để học
sinh mạnh dạn tích cực, chủ động trong quá trình ôn tập.
* Đối với học sinh:
Mặc dù thầy là người chủ đạo, là người điều khiển lớp học nhưng học sinh lại là
đối tượng trung tâm. Có phát huy được tính tích cực chủ động của học sinh hay
không, điều đó phụ thuộc rất nhiều vào sự chuẩn bị của các em. Việc chủ động
chuẩn bị bài, hợp tác tích cực trong suốt tiết ôn tập của học sinh có vai trò vô cùng

5



quan trọng cho sự thành công của tiết ôn tập. Để học tiết ôn tập thật tốt, học sinh
cần:
- Chuẩn bị bài theo yêu cầu của giáo viên: có thể thống kê kiến thức theo dạng sơ
đồ như yêu cầu vở bài tập hoặc SGK hay chuẩn bị theo yêu cầu của phiếu học tập.
- Học sinh phải tập so sánh chỉ ra những điểm giống và khác nhau, tác dụng của
điểm giống và khác nhau của các đơn vị kiến thức. Hoặc tìm những dẫn chứng
thực tế liên hệ minh họa cho đơn vị kiến thức đang ôn tập. Có như thế mới giúp
học sinh tư duy sâu và hiểu bài có hệ thống.
- Học sinh có thể tập kịch, hoạt cảnh, ngâm thơ… để làm bật ý nghĩa của tác phẩm
đang học.
Ví dụ: khi dạy bài Ôn tập truyện dân gian ở lớp 6, giáo viên có thể cho học
sinh chuyển thể một đoạn trong truyện ngụ ngôn “Ếch ngồi đáy giếng” (Ngữ văn 6
tập 1) thành một đoạn kịch để thể hiện trước lớp. Hoặc bài Ôn tập truyện kí Việt
Nam ở lớp 8, học sinh có thể tập đóng vai nhân vật trong các trích đoạn “Lão
Hạc”; “Tức nước vỡ bờ” để thể hiện tâm trạng hoặc tính cách của nhân vật. Khi
dạy Ôn tập về thơ ở lớp 9 giáo viên có thể hướng dẫn cho học sinh chuẩn bị tập
ngâm thơ.
b/ Tổ chức các hoạt động dạy học trên lớp
Hoạt động 1. Giới thiệu bài, khởi động tiết học.
Đây là hoạt động tạo tâm thế tốt cho học sinh ngay từ đầu tiết học nên nhất
thiết giáo viên cần thực hiện tốt hoạt động này bằng việc tổ chức cho học sinh nghe
một số các đoạn nhạc, hoặc xem các hình ảnh có liên quan đến các văn bản ôn tập
kết hợp với các câu hỏi đố vui để giúp học sinh hào hứng ngay từ những giây phút
đầu tiên của giờ học.
Ví dụ:
Dạy bài Ôn tập về thơ (tiết 129 - lớp 9): giáo viên cho học sinh nghe các
đoạn nhạc được phổ nhạc từ bài thơ Đồng chí, Viếng lăng Bác, Mùa xuân nho nhỏ
sau đó hỏi học sinh: Những bài hát các em vừa nghe được phổ nhạc từ các bài thơ
ở giai đoạn nào mà các em đã được học ?
Từ những câu trả lời của học sinh giáo viên có thể dẫn dắt để giới thiệu vào bài.

6


Hoạt động 2. Tiến hành nội dung ôn tập.
Để học sinh hào hứng sôi nổi tích cực tham gia vào việc hoàn thành bảng
thống kê, thay vì phương pháp đàm thoại như đã nói ở trên, hiện nay giáo viên đã
có nhiều phương tiện, thiết bị hiện đại hỗ trợ cho việc giảng dạy nên giáo viên có
thể thực hiện theo hình thức của một trò chơi mà nội dung của trò chơi dựa vào
kiến thức cần đạt ở bảng thống kê.
Ví dụ:
Khi dạy bài Ôn tập truyện kí Việt Nam (tiết 38 - lớp 8) phải giúp học sinh
củng cố nắm chắc, khắc sâu kiến thức về các văn bản truyện kí đã học ở các
phương diện thể loại, phương thức biểu đạt, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật theo
yêu cầu cần đạt ở bảng thống kê:
Tên văn bản,
tác giả

Thể loại

Phương thức
biểu đạt

Nội dung chủ yếu

Đặc sắc
nghệ thuật

Giáo viên có thể đóng vai như một người dẫn chương trình giúp học sinh hệ
thống lại kiến thức đã học một cách hào hứng, sôi nổi nhất theo các phần chơi:
1. Phần khởi động. Mục đích của phần chơi này là giúp học sinh củng cố

kiến thức về các văn bản, tác giả đã học nên ở phần thi này giáo viên có thể cho
học sinh quan sát hình ảnh minh họa để kể tên văn bản truyện kí đã học và dựa vào
một số thông tin về tác giả để đoán chính xác tên tác giả tương ứng các văn bản
truyện kí đã học.
2. Phần vào cuộc. Ở phần này, các em học sinh phải thật nhanh mắt, nhanh
tay phát hiện phương án đúng về thể loại, phương thức biểu đạt của các văn bản.
3. Phần vượt trướng ngại vật. Dựa vào kiến thức đã học, học sinh phải có
kĩ năng quan sát nhanh dựa vào những số liệu đã cho trước để tìm ra giá trị nghệ
thuật của các văn bản.
4. Phần về đích. Phần này đòi hỏi các em phải nắm thật vững giá trị nội dung của
các văn bản để điền vào chỗ trống những từ ngữ còn thiếu, hoàn chỉnh nội dung
các văn bản truyện kí đã học.
7


Tiết dạy minh họa cụ thể: Tiết 38 - lớp 8 Ôn tập truyện kí Việt Nam.
Phần 1: khởi động.
1. Quan sát hình ảnh minh họa và cho biết những hình ảnh sau minh họa
cho các văn bản truyện kí Việt Nam nào đã học.

2. Các phương án dưới đây cung cấp cho các em thông tin về những tác giả
nào? Chỉ ra tên tác giả tương ứng với các văn bản truyện kí (phần này đòi hỏi học
sinh phải có những hiểu biết nhất định về các tác giả mới có được những xác định
chính xác tên của các tác giả tương ứng với từng ngữ liệu cho trước).
a
(1893 - 1954)

b
(1915 - 1951)


- Quê: tỉnh Bắc Ninh.

Quê:

phủ

c
(1911 - 1988)
Lý -

Quê:

ngoại

Nhân, tỉnh Hà Nam. Thành phố Huế.

d
(1918 - 1982)
ô - Quê: thành phố
Nam Định.

- Là nhà văn hiện - Là nhà văn hiện - Các sáng tác của thực
chuyên

xuất
viết



sắc, thực xuất sắc với ông đều toát lên vẻ chuyên


nhà
viết

văn
về

về những truyện ngắn đẹp đằm thắm, tình phụ nữ và nhi
8


nông thôn trước viết về người nông cảm êm dịu trong đồng.
Cách mạng.
dân.
trẻo.
Dựa vào thông tin học sinh vừa tìm được giáo viên có thể đặt thêm câu hỏi
phụ yêu cầu học sinh giới thiệu rõ hơn những hiểu biết của mình về các tác giả tiêu
biểu như Ngô Tất Tố, Nam Cao với các tác phẩm tiêu biểu.
Như vậy, qua những thông tin giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện ở
phần khởi động, học sinh không chỉ có tên tất cả các văn bản cần ôn tập, giúp các
em nắm vững hơn về các tác giả, văn bản truyện kí Việt Nam đã học mà còn rèn
được cho các em kĩ năng phát hiện vấn đề nhanh, chính xác, đặc biệt là kĩ năng
trình bày, giới thiệu về một vấn đề nào đó trước tập thể. Với cách tổ chức này tất
cả học sinh đều hào hứng tham gia, kể cả học sinh yếu cũng mạnh dạn thể hiện ý
kiến của bản thân.
Phần 2: vào cuộc.
Sau khi kết thúc phần chơi thứ nhất, giáo viên giới thiệu chuyển sang phần
chơi thứ 2 để học sinh xác định thể loại và phương thức biểu đạt của các văn bản.
1. Bước 1: giáo viên cho học sinh xác định thể loại và phương thức biểu đạt
tương ứng với từng văn bản.

Tôi đi học

Truyện ngắn

Tự sự kết hợp biểu cảm

Trong lòng mẹ.

Hồi kí

Tự sự kết hợp biểu cảm

Tức nước vỡ bờ

Tiểu thuyết

Lão Hạc

Truyện ngắn

Tự sự kết hợp miêu tả
Tự sự kết hợp biểu cảm

2. Bước 2: Kiểm tra, củng cố hiểu biết về các thể loại bằng cách yêu cầu
học sinh trình bày những hiểu biết của mình về các thể loại đó.
Ví dụ.
? Em hãy trình bày những hiểu biết của mình về thể loại truyện ngắn
? Em hiểu gì về thể loại hồi kí? Thể loại tiểu thuyết có gì khác với truyện
ngắn và hồi kí
Hoặc để kiểm tra việc nắm vững kiến thức ở học sinh, nắm vững những

kiến thức biểu đạt qua từng văn bản giáo viên có thể dựa vào bảng tổng hợp hỏi kĩ
hơn như: ? Em hãy chỉ ra yếu tổ biểu cảm được thể hiện trong văn bản Lão Hạc
9


Sau khi củng cố xong phần thể loại và phương thức biểu đạt giáo viên chốt ý
và chuyển sang phần khác.
Phần 3: vượt chướng ngại vật.
Mục đích của phần chơi này là củng cố khắc sâu kiến thức về giá trị nghệ
thuật của từng văn bản, nếu giáo viên chỉ phát vấn câu hỏi và học sinh trả lời thì có
thể các em sẽ trả lời theo kiểu học vẹt. Để khắc phục tình trạng này, giáo viên cho
học sinh quan sát thật kỹ những thông tin cho trước về giá trị nghệ thuật của các
văn bản để xác định xem những thông tin đó ứng với từng văn bản truyện kí nào
thì đòi hỏi học sinh phải nắm chắc giá trị nghệ thuật của các văn bản mới tránh
được nhầm lẫn.
1
- Dòng hồi tưởng

2
- Nghệ thuật kể

3
- Khắc họa nhân

4
- Nghệ thuật kể

kể theo thời gian.

chuyện chân thực


vật rõ nét, tự

chuyện, khắc họa

- Kết hợp hài hoà:

cảm động. Kết

nhiên.

nhân vật đặc sắc.

kể, tả, biểu cảm.

hợp giữa kể với

- Hình ảnh so sánh

bộc lộ cảm xúc.

- Bút pháp miêu tả - Bút pháp miêu tả
tâm lý nhân vật.
linh hoạt sống

đặc sắc.

- Miêu tả tâm lý

động.


nhân vật đặc sắc.

- Ngôn ngữ kể

- Có những hình

chuyện, ngôn ngữ

ảnh so sánh độc

đối thoại đặc sắc.

đáo.
Dựa vào kiến thức học sinh vừa xác định giáo viên có thể phát vấn để đánh
giá mức độ hiểu, vận dụng kiến thức của học sinh.
Ví dụ:
? Em hãy chỉ ra những hình ảnh so sánh đặc sắc trong hai văn bản: Tôi đi
học và Trong lòng mẹ.
? Những hình ảnh so sánh ở hai văn bản trên có tác dụng gì
? Tại sao nói nhân vật chị Dậu được khắc họa rõ nét, tự nhiên.
? Những nét đặc sắc về nghệ thuật của văn bản có ý nghĩa gì (nghệ thuật là
phương tiện để chuyển tải nội dung tư tưởng của tác giả, làm cho văn bản trở nên sinh
10


động, cuốn hút người đọc người nghe).
Sau khi giúp học sinh nhớ lại, củng cố khắc sâu kiến thức về giá trị nghệ
thuật của các văn bản truyện kí đã học giáo viên chốt ý và chuyển sang củng cố về
nội dung của văn bản qua phần chơi về đích.

Phần 4: về đích.
Ở phần này dựa vào sự chuẩn bị ở nhà, học sinh sẽ điền từ ngữ thích hợp
vào chỗ trống để hoàn chỉnh nội dung của các văn bản truyện ký đã học.
Những kỉ niệm Nỗi cay đắng, tủi Bộ mặt tàn ác, bất Số phận ...........
trong sáng của

cực ......................

.............................. ............................
..............................

nhân của xã hội
thực

của chú bé kiến

dân
đương

của người nông

phong dân trong xã hội
thời cũ và ..............

Hồng
và............................. .............của họ.
Sau khi học sinh hoàn chỉnh về giá trị nội dung của các văn bản, giáo viên
cần trực tiếp đặt câu hỏi để khắc sâu kiến thức về nội dung của các văn bản, cụ thể
như sau:
Văn bản Tôi đi học:

? Những kỉ niệm trong sáng của nhân vật tôi trong ngày đầu đến trường
được kể theo trình tự nào. (trình tự thời gian, không gian: trên đường tới trường lúc ở sân trường - ở trong lớp học).
? Qua đó giúp em hiểu được gì về cảm xúc, tâm trạng của nhân vật tôi trong
ngày đầu tiên đến trường.
- Tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ, trang trọng và lo lắng của nhân vật tôi trong
buổi tựu trường đầu tiên.
Văn bản Trong lòng mẹ:
? Tại sao chúng ta có thể khẳng định rằng Bé Hồng có một hoàn cảnh đáng
thương và tội nghiệp.
- Mồ côi cha, sống xa mẹ. Mẹ do nghèo túng phải bỏ đi tha hương cầu thực.
- Bản thân sống nhờ nhà cô ruột nhưng thiếu vắng tình yêu thương, luôn bị hắt hủi.
? Trong hoàn cảnh đó bé Hồng vẫn luôn dành cho mẹ tình cảm như thế nào.
- Yêu thương mẹ cháy bỏng, tôn trọng, tin tưởng mẹ.
11


? Tình yêu thương đó được thể hiện ở những hoàn cảnh cụ thể nào.
- Khi trò chuyện với bà cô.
- Khi gặp mẹ, được ở trong lòng mẹ.
? Nếu như ở VB: Trong lòng mẹ chúng ta cảm nhận được tình cảnh tội
nghiệp, đáng thương và tình yêu mẹ cháy bỏng của chú bé Hồng thì ở 2 văn bản:
Tức nước vỡ bờ và Lão Hạc em thấy đều có điểm gì chung?
- Đều viết về người nông dân với những phẩm chất cao đẹp.
? Vẻ đẹp tâm hồn của chị Dậu trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ là gì?
- Lòng yêu thương chồng.
? Lòng yêu thương chồng của chị Dậu được thể hiện qua những hành động,
việc làm nào.
- Chăm sóc chồng.
- Chống lại cai lệ và người nhà lý trưởng để bảo vệ chồng.
GV: Trước đòn roi của cai lệ và người nhà lý trưởng, chị đã dám đứng lên để

chống lại với một tinh thần phản kháng mạnh mẽ. Cai lệ bị chị túm lấy cố ấn dúi ra cửa,
còn người nhà lý trưởng thì bị chị túm tóc lẳng ngã nhào ra thềm.
? Do đâu mà chị có sức mạnh tiềm tàng như vậy.
- Do tình yêu chồng.
- Do sự đè nén, áp bức của cai lệ và người nhà lý trưởng hay đó là của XHPK.
GV: Đây cũng chính là vẻ đẹp của tinh thần phản kháng tiềm tàng ở người
nông dân mà nhà văn Ngô Tất Tố đã cảm nhận và thể hiện. Bởi thế mà khi đọc Tắt
đèn Nguyễn Tuân cho rằng nhà văn Ngô Tất Tố đã sui người nông dân nổi loạn.
? Nếu trong văn bản Tức nước vỡ bờ, Chị Dậu giàu lòng yêu thương chồng
thì trong truyện ngắn Lão Hạc, nhân vật lão Hạc có những phẩm chất cao quý
nào?
- Giàu lòng nhân hậu.
- Giàu lòng thương con.
- Giàu lòng tự trọng.
Sau đó giáo viên có thể tích hợp với kiến thức truyện kí ở lớp 6 để chốt vấn
đề giúp học sinh có cái nhìn khái quát hơn về truyện kí: Như vậy, nếu ở truyện kí
12


trung đại mà các em đã được học ở lớp 6 có nội dung thiên về răn dạy đạo lý làm
người, với cốt truyện đơn giản, nhân vật được xây dựng theo kiểu cổ tích (Thầy
thuốc giỏi cốt ở tấm lòng; Mẹ hiền dạy con; Con hổ có nghĩa ) thì trong văn học
hiện đại, truyện kí đã có sự đổi mới theo hướng hiện đại hoá nội dung: các tác
phẩm tập trung phản ánh con người và thực tại của xã hội.
Khi hoàn thành các phần chơi, chơi giáo viên chiếu trên màn hình bảng
thống kê đầy đủ và chốt lại toàn bộ nội dung phần 1: về tác giả, văn bản, thể loại,
phương thức biểu đạt, giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện kí Việt Nam đã học
để học sinh so sánh đối chiếu với nội dung đã chuẩn bị bài ở nhà, học sinh tự bổ
sung những kiến thức mà phần chuẩn bị của các em còn thiếu.
Giải pháp này sẽ làm thay đổi không khí căng thẳng trong các giờ học, tăng

thêm hứng thú cho người học, học sinh sẽ chú ý hơn, chủ động hơn trong chuẩn bị,
mạnh dạn hơn trong đề xuất ý kiến của mình, phát huy tư duy sáng tạo,… Hứng
thú và chủ động trong học tập là sự khởi đầu tốt cho việc nắm bắt kiến thức, hình
thành kĩ năng và phát triển nhân cách ở học sinh qua bộ môn Ngữ văn. Giúp học
sinh không chỉ chủ động củng cố khắc sâu được kiến thức ở từng nội dung của văn
bản truyện kí mà còn củng cố được cả về thể loại.
Trên cơ sở kiến thức nội dung ở phần một học sinh đã được củng cố, khắc
sâu, đến nội dung của phần thứ hai trong giờ ôn tập học sinh sẽ dễ dàng so sánh để
tìm ra các điểm chung giữa các văn bản, nội dung phản ánh của các văn bản hay
những đặc điểm về nhân vật trong các văn bản, bút pháp xây dựng hình ảnh thơ...
thông qua các “Hoạt động nhóm” “Giải ô chữ”, “Rung chuông vàng”, “Tiếp sức”.
Tuy nhiên, phải chú ý một điều là khi tổ chức các trò chơi, giáo viên cần lưu ý nêu
trước thể lệ trò chơi và qui định thời gian cho HS biết để thực hiện. Và đặc biệt
phải chú ý kết hợp với các phương pháp khác để có hiệu quả cao trong tiết dạy.
Khi đưa ra câu hỏi trong trò chơi “Giải ô chữ”, GV cần chuẩn bị sẵn những câu hỏi
gợi mở để HS nhanh chóng tìm ra ô chữ, không để làm ảnh hưởng đến tiết học.
Ví dụ: Để giúp học sinh tìm ra những điểm giống nhau giữa 3 văn bản: Lão
Hạc; Trong lòng mẹ; Tức nước vỡ bờ theo các phương diện:
13


- Thời gian.
- Phương thức biểu đạt.
- Thể loại.
- Đề tài, chủ đề.
- Nội dung chủ yếu.
- Đặc sắc nghệ thuật.
Giáo viên tổ chức tiếp cho học sinh tham gia trò chơi “Rung chuông vàng” theo hệ
thống các câu hỏi:
? Các văn bản Lão Hạc; Trong lòng mẹ; Tức nước vỡ bờ được sáng tác vào

giai đoạn nào?
- Giai đoạn 1930 - 1945 (thời kỳ trước Cách mạng tháng Tám).
? Về thể loại 3 văn bản có điểm gì chung.
- Đều là văn tự sự, là truyện ký hiện đại.
? Em hiểu thế nào là truyện ký hiện đại.
- Truyện ký hiện đại bao gồm các thể loại: truyện ngắn, tiểu thuyết, hồi ký, bút ký,
phóng sự, tuỳ bút. Truyện có cốt truyện, nhân vật, tình tiết còn kí là ghi chép các
sự việc có thật.
? Theo các em cả 3 văn bản đều viết về đề tài gì.
? Lấy đề tài về con người và xã hội đương thời, vậy các tác giả đã tập trung
phản ánh điều gì ở con người và thực tại xã hội đó:
a. Đi sâu miêu tả vẻ đẹp, số phận cực khổ của những con người bị vùi dập.
b. Phơi bầy thực trạng xâu xa của xã hội.
? Các tác giả đã khắc họa vẻ đẹp, số phận cực khổ của con người và phơi
bầy thực trạng xấu xa của xã hội bằng thái độ như thế nào
+ Yêu thương, đồng cảm trước số phận khổ đau của con người.
+ Ngợi ca những phẩm chất đẹp đẽ của con người.
+ Lên án, tố cáo những tàn ác xấu xa của xã hội.
? Vậy về nội dung chủ yếu cả 3 văn bản đều có điểm gì chung.
- Đều thể hiện tinh thần nhân đạo.
14


? Về phương diện nghệ thuật cả 3 văn bản đều có điểm gì chung.
- Cả 3 văn bản đều có lối viết chân thực gần đời sống, sinh động. Hình ảnh nhân
vật không chỉ được thể hiện qua lời nói, hành động, qua bút pháp miêu tả chân
thực của tác giả mà còn được thể hiện qua những cảm xúc, diễn biến tâm trạng của
nhân vật..
Hoặc giáo viên có thể tổ chức hoạt động nhóm: cho học sinh thảo luận
nhóm theo bàn đưa ra ý kiến giải quyết một vấn đề chung.

Ví dụ: Khi dạy bài Ôn tập truyện kí Việt Nam ở lớp 8, để tìm ra những nét
khác biệt cụ thể ở 3 văn bản: Lão Hạc; Trong lòng mẹ; Tức nước vỡ bờ, giáo viên
có thể tổ chức cho học sinh thảo luận theo các nhóm vớí nội dung cụ thể sau:
Nhóm 1: Chỉ ra sự khác nhau về thể loại.
Nhóm 2: Sự khác nhau về phương thức biểu đạt.
Nhóm 3: Sự khác nhau về nội dung.
Nhóm 4: Sự khác nhau về nghệ thuật.
Với kết quả trình bày của các nhóm, giáo viên có thể hệ thống bằng bản đồ
tư duy. Sau đó giáo viên chốt lại nội dung bài học theo bản đồ tư duy để giúp học
sinh ghi nhớ khắc sâu kiến thức.

BẢN ĐỒ TƯ DUY

15


16


2.2 Ưu điểm của giải pháp mới
- Phát huy năng lực, phẩm chất của học sinh.
- Phát huy tính tích cực, chủ động, tự giác học tập, tạo tâm thể thoải mái, sự hào
hứng học tập của học sinh.
- Rèn luyện các kỹ năng cho học sinh: kỹ năng tư duy, vận dụng kiến thức; kỹ
năng tổng hợp, phân tích, so sánh; kỹ năng khái quát, kỹ năng bộc lộ suy nghĩ, ý
kiến của bản thân,…
- Nắm được bản chất của kiến thức, khắc phục tình trạng học vẹt, học đối phó, ngại
học văn của một bộ phận học sinh hiện nay. Chất lượng môn học được nâng lên rõ
rệt, tỷ lệ học sinh Trung bình, Yếu giảm nhiều.
2.3 Tính mới, tính sáng tạo của giải pháp mới

Áp dụng giải pháp “Đổi mới phương pháp giảng dạy trong giờ Ôn tập
Ngữ văn bậc học THCS”, chúng tôi nhận thấy có tính mới, tính sáng tạo so với
phương pháp dạy học thông thường như sau:
- Đặc biệt quan tâm đến các đối tượng học sinh, lấy học sinh làm trung tâm để tổ
chức các hoạt động giáo dục.
- Đa dạng các hình thức dạy học để giờ học sinh động, học sinh hào hứng tích cực
tham gia tìm hiểu, nắm vững kiến thức, kỹ năng.
- Sử dụng ưu thế của công nghệ thông tin để đem lại hiệu quả giờ dạy.
- Chú trọng khả năng vận dụng kiến thức và yêu cầu hiểu bản chất vấn đề.
V/ ĐIỀU KIỆN VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
Năm học 2013 - 2014, 2014 - 2015, chúng tôi đã thử nghiệm giải pháp “Đổi
mới phương pháp giảng dạy trong giờ Ôn tập Ngữ Văn bậc THCS” với mong
muốn tạo hứng thú học tập, tình yêu đối với môn Ngữ văn của học sinh THCS và
nâng cao chất lượng môn Ngữ văn.
- Để áp dụng giải pháp này các đồng chí giáo viên cần: tâm huyết với nghề,
có sự đầu tư, tìm tòi trong khâu soạn giáo án để thiết kế các hình thức học tập
phong phú, hiệu quả, phù hợp với đối tượng học sinh từng lớp, từng địa phương.
- Tận dụng thế mạnh của công nghệ thông tin để các em học sinh vừa hào
hứng học tập vừa khắc sâu, nắm vững kiến thức. Đồng thời rèn cho các em ý thức
17


tự học, tích cực tìm hiểu, học hỏi thêm những kiến thức hay, bổ ích trên mạng
Internet.
- Giáo viên phải chủ động về kiến thức, có ý thức rèn luyện các kỹ năng
trong mỗi giờ học môn Ngữ văn cho học sinh.
- Các em học sinh cần có ý thức chuẩn bị bài ở nhà chu đáo. Tập trung, tích
cực, tự tin tham gia các hoạt động ở trên lớp. Mạnh dạn bày tỏ ý kiến, suy nghĩ để
cùng trao đổi với thầy cô.
Giải pháp đổi mới này được áp dụng khi dạy dạng bài Ôn tập phần Văn

trong môn Ngữ văn ở tất cả các khối lớp bậc THCS trên toàn quốc. Tuy nhiên khi
thực hiện, các đồng chí giáo viên cần căn cứ vào đối tượng học sinh, điều kiện cơ
sở vật chất của nhà trường để vận dụng phù hợp, hiệu quả.
VI. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN
1. Hiệu quả kinh tế
- Đối tượng là HS trường THCS Ninh Thành
- Thời điểm khảo sát tháng 3 năm 2015 với các em học sinh trong nhà
trường ở các khối lớp dạy theo cả phương pháp cũ và phương pháp mới thông qua
các câu hỏi sau:
Câu hỏi 1: So với tiết ôn tập truyền thống và tiết ôn tập có lồng ghép trò chơi em
thích các học nào hơn? Tại sao?
Câu hỏi 2: Khi học tiết ôn tập có lồng ghép trò chơi để khám phá kiến thức em
thích phần chơi nào nhất? Tại sao?
Kết quả khảo sát:
Câu hỏi khảo sát
Ý kiến học sinh
Câu 1
100% học sinh thích tiết ôn tập có đổi mới về hình thức. Vì
các em được hoạt động thoải mái, tích cực trong học tập.
Câu 2

- 85 % học sinh thích cách hệ thống bài học theo phần nội
dung trò chơi ở phần 1.
- 15 % Thích vận dụng bản đồ tư duy hệ thống kiến thức.

18


- Từ chỉ tiêu chất lượng bộ môn ngữ văn những năm trước đây chỉ đạt 65%
học sinh từ trung bình trở lên trong đó có 17% học sinh Khá Giỏi. Qua áp dụng

sáng kiến “Đổi mới phương pháp giảng dạy trong giờ Ôn tập ngữ văn bậc
THCS” mà chất lượng trên trung bình của bộ môn đạt từ 85% trở lên. Qua so sánh
tỉ lệ các năm, bản thân tôi thấy có sự chuyển biến rõ nét nhờ vào việc áp dụng
phương pháp ôn tập mà sáng kiến đã nêu.
* Bảng thống kê so sánh kết quả khi chưa áp dụng sáng kiến và khi áp dụng
sáng kiến.
- Thời điểm cuối năm học 2012 - 2013 khi chưa áp dụng sáng kiến:
Khối

TS

HL Giỏi

HL Khá

HL TB

HL Yếu

HL Kém

lớp
Khối 6

HS
65

Sl
6


%
9.2

Sl
10

%
SL
15.4 44

%
SL
67.7 5

%
7.7

SL
0

%
0

Khổi 7

98

7

7.1


21

21.4 62

63.3 8

8.2

0

0

- Thời điểm cuối năm học 2014 - 2015 khi áp dụng sáng kiến:
Khối

TS

HL Giỏi
Sl
%
lớp
HS
Khối 8 65
10
15.4
Khổi 9 98
16
16.3
- Từ việc học sinh sôi


HL Khá
HL TB
HL Yếu
HL Kém
Sl
%
SL %
SL
%
SL %
20
30.8 34
52.3 1
1.5 0
45
45.9 34
34.7 3
3.1 0
nổi, tham gia thể hiện ý kiến của bản thân trong giờ

học sẽ giúp các em say mê, chủ động tự tìm hiểu học tập ở nhà. Thay vào việc
tham gia các lớp học thêm học sinh có thể phụ giúp thêm công việc nhà cho gia
đình.
2. Hiệu quả xã hội
- Với việc thực hiện giải pháp trên, trong thời lượng ôn tập theo PPCT giáo
viên đã chuyển tải hết các nội dung chương trình yêu cầu. Bên cạnh đó các em học
sinh không cảm thấy quá tải mà rất thích thú học, không khí lớp học vui và có chất
lượng. Học sinh được thực hành luyện tập nhiều, hình thức luyện tập khá phong
phú không có cảm giác đơn điệu, học sinh hiểu sâu và nhớ lâu, tư duy tốt.


19


- Học sinh rất háo hức và thích thú khi đến giờ Ngữ văn. Các em có thói
quen học - làm bài và chuẩn bị bài ở nhà khá tốt. Đặc biệt các em biết tự tạo cho
mình kỹ năng hệ thống kiến thức và rất thích được trình bày ý kiến của mình.
- Nhờ kiến thức được sơ đồ hóa, nhờ được thực hành nhiều trong tiết ôn tập
nên các tiết Ôn tập, Tổng kết cuối học kì cũng như tiết Ôn tập, Tổng kết cuối năm
học, học sinh có thể tự độc lập khái quát kiến thức tốt và thực hiện bài tập tích cực,
chính xác.
- Chất lượng học tập môn Ngữ văn được nâng lên rõ rệt. Các bậc phụ huynh
yên tâm, tin tưởng nhiều hơn ở thầy cô, nhà trường.
VII/ NHỮNG KINH NGHIỆM RÚT RA TỪ VIỆC THỰC HIỆN SÁNG
KIẾN
Qua thực tế áp dụng giải pháp Đổi mới phương pháp giảng dạy trong giờ
Ôn tập phần Văn bậc học THCS bản thân chúng tôi rút ra được một số kinh
nghiệm:
- Trước tiên, để thực hiện tiết dạy ôn tập phát huy tính tích cực của học sinh
thì giáo viên chúng ta cần xác định bài Ôn tập có 2 phần:
+ Phần hệ thống hoá kiến thức lý thuyết có liên quan đến nội dung ôn tập.
+ Phần luyện tập thực hành: bao gồm các dạng bài tập yêu cầu học sinh vận
dụng đơn vị kiến thức vừa hệ thống để giải quyết và liên hệ thực tế.
Qua xác định như thế, chúng ta sẽ xây dựng phương pháp, hệ thống câu hỏi,
trò chơi phù hợp với từng phần trong tiết Ôn tập.
- Bên cạnh đó, để thực hiện tốt tiết Ôn tập, chúng ta cần phải nắm vững kiến
thức trọng tâm bài Ôn tập và định hướng yêu cầu thực hành để dặn dò học sinh
chuẩn bị thống kê kiến thức tốt và chuẩn bị chu đáo các trò chơi kiến thức theo yêu
cầu thực hành của giáo viên .
- Trong quá trình thực hiện tiết Ôn tập, chúng ta cần phải kiểm tra nghiêm

túc quá trình chuẩn bị bài của học sinh và có khen thưởng hoặc phê bình kịp thời.
Nhất là thường xuyên kiểm tra học sinh Trung bình, Yếu tạo cho các em có thói
quen chuẩn bị bài trước khi đến lớp. Có như thế thì tiết Ôn tập mới diễn ra thành
công và đảm bảo thời gian.
20


- Khi xây dựng giáo án, chúng ta phải xây dựng các dạng câu hỏi từ phát
hiện đến nâng cao và là dạng câu hỏi mang tính hệ thống, khái quát. Cần chú ý các
câu hỏi phát huy trí sáng tạo của học sinh. Nhất là dạng câu hỏi so sánh, liên hệ.
- Bên cạnh đó, công việc quan trọng mà giáo viên cần chuẩn bị đó là phiếu
học tập (hệ thống kiến thức), hình thức trò chơi cho phần thực hành.
* Chúng ta cần lưu ý rằng: nếu phần chuẩn bị của học sinh không tốt, trò chơi
của giáo viên không hấp dẫn, học sinh chưa quen với cách thực hiện trò chơi thì
tiết Ôn tập theo phương pháp trên sẽ không tiến hành được. Chính vì thế mà việc
sử dụng bảng phụ, máy chiếu, các trò chơi kiến thức phải được thuần thục (nghĩa là
phải tổ chức thường xuyên trong các tiết học chứ không phải đợi đến thao giảng
hoặc hội thi mới sử dụng). Vì lứa tuổi học sinh THCS hiếu động nên phần luyện
tập nhất thiết phải vận dụng nhiều hình thức và nên có phần thưởng cho những đội
thắng cuộc (có thể là tràng pháo tay, điểm cộng,…).
- Để dành nhiều thời gian cho thực hành, giáo viên không nên ghi bảng nhiều
và không nên cho học sinh ghi vở nhiều. Phần nội dung kiến thức cần trình bày
bằng sơ đồ hệ thống hoá kiến thức.
KẾT LUẬN
Tóm lại, cho dù tiết dạy nào, khối lớp nào, cũng đòi hỏi ở người giáo viên
phải có một năng lực chuyên môn vững, có đầu tư soạn giảng khoa học, vận dụng
phương pháp sáng tạo hợp lý, phù hợp với đối tượng học sinh, một lòng yêu nghề,
nhiệt tình tâm huyết với nghề, quý mến học sinh, mong học sinh tiến bộ… Tất cả
những điều đó mới tạo nên một tiết Ôn tập Ngữ văn thành công.
Trên đây là những sáng kiến từ thực tế giảng dạy để phát huy tính tích cực, chủ

động trong các tiết ôn tập phần Văn của chương trình Ngữ văn THCS. Trong quá
trình thực hiện chuyên đề này, chúng tôi đã được các đồng chí trong tổ chuyên
môn đóng góp ý kiến quý báu. Tuy nhiên, khó tránh khỏi những thiếu sót và hạn
chế nhất định. Chúng tôi rất mong Hội đồng xét duyệt sáng kiến kinh nghiệm các
cấp góp ý và bổ sung để sáng kiến của chúng tôi được hoàn thiện hơn.

21


TP Ninh Bình, ngày 11 tháng 5 năm 2015
Người nộp đơn
Đồng tác giả
Hoàng Thị Thanh Hoa

Lê Thị Hồng Vân

Trịnh Thị Vân Khánh

22



×