PHẦN A . ĐẶT VẤN ĐỀ
I/ LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Với mục tiêu nâng cao chất lượng chuyên môn, tạo những chuyển biến
lớn, đưa nhà trường trở thành một trong những trường THPT uy tín trong tỉnh
bên cạnh chất lượng đại trà, tôi cho rằng chọn và bồi dưỡng học sinh giỏi là một
nhiệm vụ quan trọng trong việc nâng cao thương hiệu của nhà trường.
Có thể nói công tác bồi dưỡng học sinh giỏi có ý nghĩa thiết thực trong
việc chăm sóc bồi dưỡng nhân tài cho nhà trường và tương lai xa hơn là cho quê
hương, đất nước. Đứng trước sự vận động của nền kinh tế thị trường và cuộc
cách mạng công nghệ thông tin, công tác dạy học có nhiều thuận lợi và cũng gặp
không ít khó khăn, thách thức, trong đó có công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn
Ngữ Văn ở trường trung học phổ thông. Với suy nghĩ như vậy, cùng tư cách là
TTCM và bản thân nhiều năm chịu trách nhiệm lãnh đội tuyển học sinh giỏi văn
của nhà trường , tôi mạnh dạn nêu lên “Một vài kinh nghiệm nâng cao hiệu
quả trong công tác chọn và bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ Văn ở trường
THPT Thạch Thành 3”.
II/ PHẠM VI ĐỀ TÀI.
- Đội tuyển HSG thành phố môn Ngữ văn (khối 12) trong 4 năm trở lại đây.
III/ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
- Kiểm tra trước tác động và sau tác động đối với nhóm duy nhất.
B/ NỘI DUNG ĐỀ TÀI.
I. Thực trạng học sinh giỏi môn Ngữ văn tại trường THPT Thạch
Thành 3 .
1. Thuận lợi: Có được sự quan tâm sát sao trong công tác bôì dưỡng học sinh
giỏi của lãnh đạo nhà trường.
2. Khó khăn:
+ Về phía giáo viên:
1
- Số lượng học sinh giỏi ngày càng giảm sút, số lượng học sinh tham gia
đội tuyển hàng năm dù chọn được ổn định (10 em) nhưng chất lượng giải trong
kì thi học sinh giỏi tỉnh các năm trước thấp.
- Những năm gần đây mặc dù sách tham khảo bán trên thị trường rất
nhiều nhưng giáo viên cũng gặp khó khăn trong việc tìm các tài liệu chuyên
ngành văn học có giá trị và uy tín cho công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. Mặt
khác, do giáo viên dạy môn Ngữ văn hầu hết thường kiêm nhiệm công tác chủ
nhiệm và nhiều công tác khác nên không có thời gian để đầu tư đúng mức cho
công việc bồi dưỡng học sinh giỏi…
+ Về phía học sinh:
Gần đây, số lượng học sinh có năng khiếu và niềm đam mê môn Ngữ Văn
bị giảm sút. Nguyên nhân chủ yếu là do động cơ học tập của các em học sinh có
năng khiếu Văn thì phụ huynh học sinh lại hướng nghiệp sang học các môn tự
nhiên theo xu hướng xã hội. Chính vì lẽ đó đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến
chất lượng và số lượng học sinh giỏi Văn.
Một nguyên nhân khác phải kể đến là mặt bằng dân trí ở vùng huyện miền
núi Thạch Thành còn thấp nên văn hóa đọc cũng thấp. Vì thế mà số lượng học
sinh giỏi môn Ngữ Văn ở trường THPT Thạch Thành 3 mấy năm qua không
nhiều và chất lượng cũng không cao lắm.
Bên cạnh đó còn một số học sinh ít chịu khó suy nghĩ, khám phá, tìm tòi
mà chỉ trông chờ vào bài giảng của giáo viên. Trong khi , môn Ngữ Văn – môn
học được coi là “nghệ thuật ngôn từ” đòi hỏi học sinh phải có năng lực cảm thụ
tốt, kiến thức phải phong phú, đặc biệt là có sự lắng đọng của tâm hồn, cùng với
việc “đồng sáng tạo” nên tác phẩm cùng tác giả,…
II. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH.
1.Bước 1: Công tác phát hiện học sinh có tư chất, năng khiếu môn Ngữ văn.
Để chọn được học sinh giỏi văn có chất lượng, giáo viên phải vận động
giáo viên trong Tổ và cả giáo viên chủ nhiệm giúp đỡ, nhất là làm công tác tư
tưởng tốt đối với học sinh mình đã phát hiện bởi có những em còn giỏi các môn
2
khác gần môn văn như Địa lí, Lịch sử hoặc Giáo dục công dân, thậm chí những
em học tôt môn Văn lại là những em có tư duy tốt ở các môn tự nhiên nữa nên
có khi đã được GV các môn này chọn đi thi. Hơn nữa tham gia thi học sinh giỏi
những môn Địa lí, Lịch sử hoặc Giáo dục công dân các em dễ đạt giải hơn). Do
đó giáo viên chúng tôi phải phân tích cho học sinh thấy được những lợi ích của
việc học tốt – giỏi môn Ngữ văn và cả lợi ích của việc tham gia thi học sinh giỏi
môn này. Đây là điều kiện để học sinh tiếp thu được nhiều kiến thức bổ ích cho
mai sau, nhất là cho kì thi Tốt nghiệp trung học phổ thông và đặc biệt là kì thi
Đại học đối với học sinh hướng nghiệp thi khối C và D. Đây còn là niềm tự hào
của bản thân học sinh, truyền thống dạy và học tốt môn Văn của nhà trường.
2. Bước 2: Tổ chức thi chọn đội tuyển học sinh giỏi môn Ngữ văn:
- Khi ra đề chúng tôi bám sát vào những yêu cầu và thực tế đề thi trong
các năm gần đây để tập trung ở kĩ năng văn nghị luận với 2 dạng bài nghị luận
xã hội và nghị luận văn học.
- Việc ra đề thi được phân công cho các giáo viên có kinh nghiệm, giỏi
trong chuyên môn và chéo khối, lớp (tức là giáo viên ra đề không có học sinh ở
khối đó) để đảm bảo tính chính xác và khách quan trong tuyển chọn học sinh
vào đội tuyển. Đặc biệt việc tổ chức thi chọn học sinh vào đội tuyển chúng tôi
làm rất kĩ và cẩn thận qua nhiều vòng loại với mức độ đề thi vòng sau khí hơn
vòng trước.
3. Bước 3: Tiến hành bồi dưỡng học sinh giỏi khi đã thành lập đội
tuyển:
a) Về phía giáo viên:
* Trước khi chọn được đội tuyển: Tại các lớp có học sinh trong đội tuyển:
để vừa dạy vừa bồi dưỡng học sinh giỏi được tốt chúng tôi đã được nhà trường
tạo điều kiện ngay từ khi giao lớp bởi đa số học sinh giỏi môn Ngữ văn chủ yếu
có nguyện vọng học hướng nghiệp thi đại học khối D, C; rất ít học sinh giỏi
chọn được theo học tại các lớp đăng kí hướng nghiệp thi đại học khối A, B hoặc
các lớp cơ bản, lớp thường. Giáo viên còn phải chịu khó học tập từ sách vở, trao
3
đổi với đồng nghiệp. Quá trình trau dồi kiến thức của giáo viên là khâu then
chốt, bởi thầy có giỏi thì trò mới có thể giỏi được. Giáo viên phải hệ thống được
kiến thức đã đọc thành những đề tài riêng. Từ đó giáo viên giúp học sinh nhận ra
được những nét giống và khác nhau của từng đối tượng trong cùng một đề tài.
Điều quan trọng nữa là giáo viên phải tìm tòi, phát hiện được những cái mới,
trên cơ sở kiến thức đã có. Có như thế mới hấp dẫn được học sinh và học sinh
mới yêu thích môn Ngữ Văn hơn.
- Muốn làm được điều đó, giáo viên phải có lòng nhiệt tình, phải xem văn
học nghệ thuật là niềm vui lớn nhất mà con người tự tạo cho mình. Còn những
lợi ích khác, chúng tôi tạm gác lại. Khi dạy, chúng tôi phải dạy bằng cả trái tim.
Có những giờ giảng tận tâm như vậy thì chúng tôi mới tạo được sự rung động và
cộng hưởng của học sinh. Làm được như vậy dần dần chúng tôi mới truyền được
men văn cho học sinh.
* Khi đội tuyển được thành lập: Không như nhiều năm trước là sau khi
chọn được học sinh cho đội tuyển thì tổ lại giao học sinh của giáo viên nào về
cho giáo viên đó tự bồi dưỡng đến khi đi thi mà chúng tôi lên kế hoạch (xem
phụ lục 1) và trao đổi cùng tổ chuyên môn trong việc tổ chức bồi dưỡng chung
cả đội tuyển bằng việc phân công giáo viên dạy. Chúng tôi đề xuất và giao cho
các giáo viên có kiến thức chuyên môn khá vững vàng, có kinh nghiệm hoặc
từng có học sinh giỏi đạt giải thành phố. Nhóm giáo viên dạy đội tuyển mỗi năm
từ 3 đến 5 người. Khi dạy, chúng tôi dạy theo hướng phát huy tính chủ động tích
cực của học sinh. Có như thế, chúng tôi mới nắm được năng lực, đặc điểm tâm
lí, tính cách của từng học sinh, sớm phát hiện ra được những chỗ nhận thức sai
lệch của học sinh, để kịp thời uốn nắn, điều chỉnh.
- Các giáo viên được phân công dạy đội tuyển cũng không nhất thiết phải là
những giáo viên có học sinh giỏi trong đội tuyển bởi chúng tôi muốn phát huy
thế mạnh của từng giáo viên trong tổ ở một mảng kiến thức. Các giáo viên được
phân công không chỉ là người có chuyên môn vững vàng, nhiệt tình. Chúng tôi
4
với quan điểm là tất cả vì học sinh, vì trường, nêu cao tinh thần trách nhiệm và
lòng yêu nghề.
- Quá trình bồi dưỡng được lên kế hoạch cụ thể, phân công theo mảng,
chuyên đề và giao cho từng giáo viên chuẩn bị, soạn giáo án bồi dưỡng.
- Trong quá trình bồi dưỡng, sau mỗi buổi ôn luyện đội tuyển, chúng tôi giao
cho học sinh nhiều bài tập (đề bài) để học sinh rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn,
bài văn nghị luận. Ngoài những bài tập vừa sức, chúng tôi còn chú ý đến những
bài tập phát huy trí tuệ của học sinh. (xem phụ lục 2)
- Khâu chấm bài, sửa bài và nhận xét đều được chúng tôi xem trọng. Bởi lẽ,
đây là khâu giúp học sinh thấy rõ những ưu và khuyết điểm của cá nhân mình để
kịp thời động viên, khích lệ, phát huy những mặt mạnh đã đạt được cũng như
sửa chữa những non yếu của mỗi em trong đội tuyển.
b) Về phía học sinh:
* Khi học tại lớp:
- Học sinh không những hoàn thành các bài tập, yêu cầu đọc sách của giáo
viên mà còn phải chuẩn bị bài trước ở nhà (theo những câu gợi mở của giáo
viên).
- Học sinh không những cảm thụ được những kiến thức của giáo viên mà
còn phải biết độc lập suy nghĩ, tìm tòi, phát hiện những điều mới lạ, hay thắc
mắc những gì mình còn nhận thức mơ hồ.
* Khi ôn luyện đội tuyển:
- Mỗi em đều nắm được kế hoạch ôn luyện (xem phụ lục 3) nên biết trước
nội dung hoặc vấn đề được bồi dưỡng để tìm hiểu, suy nghĩ hoặc thu thập tài
liệu.
III. KẾT QUẢ:
Qua 5 năm qua, tôi đã bàn bạc thống nhất với đồng nghiệp trong tổ, lên kế
hoạch, trực tiếp chỉ đạo và bồi dưỡng học sinh giỏi theo chương trình sách giáo
khoa mới áp dụng các phương pháp nêu trên từ năm 2009. Khi áp dụng các giải
pháp trên bản thân giáo viên chúng tôi thấy tự tin, chủ động hơn trong giảng
5
dạy. Kết quả là chúng tôi đã chọn được những học sinh yêu thích môn ngữ văn,
có năng lực thực sự. Học sinh cũng thích thú hơn trong học tập, đặc biệt khi
tham gia thi chọn và học bồi dưỡng đội tuyển. Kết quả các bài kiểm tra sau ôn
luyện bồi dưỡng đều tăng Kết quả các kì thi học sinh giỏi trong 4 năm học qua
đều được đánh giá tốt hơn những năm trước.
IV. KẾT LUẬN
Có thể nói với thực tế quá nhiều khó khăn thì kết quả nêu trên của công
tác tuyển chọn và bồi dưỡng học sinh giỏi Ngữ văn ở trường THPT Thạch
Thành 3 khi áp dụng các giải pháp trên là rất đáng mừng. Chúng tôi đã đạt được
chỉ tiêu đăng kí đầu năm về kết quả thi học sinh giỏi cấp tỉnh. Đó là kết quả từ
sự cố gắng và nỗ lực vượt bậc của giáo viên tổ văn và học sinh trong mấy năm
qua. Tuy nhiên cũng không vì vậy mà giáo viên tổ tôi chủ quan, tự bằng lòng.
Chúng tôi luôn nhận thức phải luôn cố gắng tiến lên, chí ít là cũng giữ vững
thành tích.
Với đề tài nghiên cứu này, tôi xin chia sẻ kinh nghiệm nhỏ mong muốn
giúp các thầy cô, bạn bè đồng nghiệp ở trường bạn (nếu cùng hoàn cảnh, đặc
điểm) có thêm một gợi ý để áp dụng trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi của
mình. Do hạn chế về kinh nghiệm và thời gian nên nghiên cứu này không tránh
khỏi những ý kiến chủ quan và sai sót. Rất mong các thầy cô và bạn bè đồng
nghiệp đồng cảm và chia sẻ. Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ.
Thạch Hoá, tháng 5 năm 2011.
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung
của người khác.
Lê Đăng Chung
6
7
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Kế hoạch bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi năm học 2012-2013
(Giáo viên)
THÁNG NỘI DUNG
BỒI DƯỠNG
GV DẠY GHI CHÚ
9 + 10
Kiến thức lí luận văn
học
đ/c Chung
Các GV ra câu hỏi,
ra đề, hướng dẫn và
yêu cầu HS làm,
chấm và chữa hàng
tuần
Hướng dẫn các đề thi
học sinh giỏi hằng
năm
11
Kĩ năng làm văn
đ/c Cam
Các GV ra câu hỏi,
ra đề, hướng dẫn và
yêu cầu HS làm,
chấm và chữa hàng
tuần
Xen kẽ hướng dẫn
các đề thi học sinh
giỏi hằng năm
Mở rộng các chuyên
đề chủ đề VH g/đ
1930-1945 (phần thơ) đ/c Nguyên
Xen kẽ hướng dẫn
các đề thi học sinh
giỏi hằng năm
12
Kĩ năng làm văn:
nghị luận xã hội
đ/c Hạnh
Xen kẽ hướng dẫn
các đề thi học sinh
giỏi hằng năm
Mở rộng các chuyên
đề chủ đề VH g/đ
1930-1945 (phần văn
xuôi) đ/c Thư
Xen kẽ hướng dẫn
các đề thi học sinh
8
giỏi hằng năm
1
Ôn tập các tác phẩm
VH lớp 12
Các đ/c Cam
Tháng 2
Nửa đầu
tháng 3
Tiếp tục ôn các kiến
thức lớp 12
Đ/c Nguyên
Tổng hợp kiến thức,
kĩ năng
Đ/c Chung
Phụ lục 2: Kế hoạch ôn tập – bồi dưỡng của đội tuyển HSG ( Học sinh)
năm học 2012-2013
THÁNG ND ÔN TẬP -
BỒI DƯỠNG
YÊU CẦU GHI CHÚ
9-10
Kiến thức lí luận
văn học
Học, tìm đọc các tài
liệu GV yêu cầu
trong thư viện hoặc
GV cung cấp
Các GV sẽ
kiểm tra đọc,
thu thập tư liệu,
và bài tập, bài
kiểm tra hàng
tuần chấm và
chữa
Chữa đề thi học
sinh
giỏi các cấp
Nghiên cứu đề
trước và tìm hướng
giải
11
Kiến thức kì 1 lớp
11
Tự ôn tập .
12
Kĩ năng làm văn
Chữa đề thi học
sinh giỏi các cấp
Ôn tập nắm vững lí
thuyết
Nghiên cứu đề
trước và tìm hướng
giải
9
Các GV sẽ
kiểm tra đọc,
thu thập tư liệu,
và bài tập, bài
kiểm tra hàng
tuần chấm và
chữa.
Mở rộng các
chuyên đề chủ đề
VH g/đ 1930-1945
(phần thơ)
Đọc tài liệu, ghi
chép ra vở
Làm bài tập, đề.
1
Kĩ năng làm văn:
nghị luận xã hội
Ôn tập lí thuyết,
tìm đọc tư liệu, dẫn
chứng.
Làm đề GV yêu
cầu
Chữa đề thi học
sinh giỏi các cấp
Nghiên cứu đề
trước và tìm hướng
giải
Mở rộng các
chuyên đề chủ đề
VH g/đ 1930-1945
(phần văn xuôi)
Đọc tài liệu, ghi
chép ra vở
Làm bài tập, đề.
2
Ôn tập các tác
phẩm VH lớp 12
Ôn tập, làm câu
hỏi, đề văn.
Nửa đầu
tháng 3
Tiếp tục ôn các
kiến thức lớp 12
Ôn tập tổng hợp
kiến thức, kĩ năng
trước khi tham dự
kì thi HSG .
Tổng hợp kiến
thức, kĩ năng
Phụ lục 3: Hệ thống bài tập ôn luyện đội tuyển:
1. Hệ thống vấn đề
a. Thơ ca lãng mạn 1930 -1945
b. Văn xuôi hiện thực 1930 - 1945
c. Thơ ca cách mạng, kháng chiến 1954 – 1975
2. Hệ thống chủ đề:
a. Cái tôi thơ mới.
10
b. Cảm hứng lãng mạn.
c. Cảm hứng hiện thực cảm hứng cách mạng.
d. Chủ nghĩa hiện thực 1930 -1945.
e. Chủ nghĩa nhân đạo 1930-1945.
f. Khuynh hướng sử thi trong thơ ca 1945-1954.
g. Người lính trong thơ ca kháng chiến chống Pháp.
h. Số phận con người trước cách mạng tháng Tám.
i. Các vấn đề nổi bật (cụ thể trong từng tác phẩm):
- Chất hoạ và chất nhạc trong Tây Tiến – Quang Dũng.
- Hiện thực và lãng mạn trong ngòi bút Thạch Lam.
- Bút pháp miêu tả nội tâm nhân vật trong Chí Phèo – Nam Cao.
- Chất thép và chất tình trong thơ Bác ( Nhật kí trong tù).
- Nghệ thuật văn chính luận trong Tuyên ngôn độc lập…vv
j. Những nội dung cơ bản của văn học Việt Nam sau 1945 và sau 1975.
CÁC ĐÊ BÀI THAM KHẢO.
Thời gian làm bài: 180 phút
ĐỀ BÀI 1:
Câu 1 (6đ) NLXH:
Trong một truyện ngắn, nhà văn A.P. Shê-Khốp đã xây dựng hình tượng
nhân vật Bê-li-cốp để thể hiện một lọai người trong xã hội mà ông gọi là
"người trong bao". Quan sát trong đời sống thực tế của xã hội Việt Nam ngày
nay, phải chăng cũng có hiện tượng "người trong bao"? Ý kiến của anh/ chị
đối với hiện tượng này như thế nào?
Câu 2 (14 đ) NLVH:
“Nhưng chỉ với Xuân Diệu, thời gian mới trở thành nỗi ám ảnh. Thời gian
trong thơ ông không chỉ là cảm xúc, là thi hứng mà còn là nhân tố kiến trúc
tác phẩm nghệ thuật. Có thể nói, Xuân Diệu nhìn đời bằng con mắt thời
gian.” (Đỗ Lai Thuý, “Con mắt thơ”)
Anh (chị) hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
11
Đề bài 2.
Môn : Ngữ văn
Thời gian: 180 phút
Câu 1(6 điểm):
Anh, chị hãy trình bày phong cách nghệ thuật thơ Hồ Chí Minh.
Câu 2(6 điểm): Nghị luận xã hội:
Phải chăng “cái chết không phải là điều mất mát trong cuộc đời, điều mất
mát lớn nhất là bạn để tâm hồn tàn lụi ngay khi còn sống”? (theo Nooc-man Ku-
sin, những vòng tay âu yếm, NXB Trẻ, 2003).
Câu 3(12 điểm): Nghị luận văn học:
Tác phẩm Tuyên ngôn độc lập thể hiện phong cách nghệ thuật văn chính
luận của Hồ Chí Minh: ngắn gọn, súc tích, lập luận sắc sảo, chặt chẽ. Hãy làm
sáng tỏ điều đó.
12