Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

skkn đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích hợp và vận dụng kiến thức liên môn chương IX hóa học và vấn đề phát triển kinh tế, xã hội, môi trường hóa học lớp 12 và tổ chức hoạt động ngoại khóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (442.04 KB, 28 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi: Sở khoa học và công nghệ Ninh Bình
Tôi ghi tên dưới đây:
STT

Họ và tên

Ngày tháng
năm sinh

Nơi
công
tác

Chức
danh

Trình độ
chuyên môn

Tỷ lệ % đóng góp
vào việc tạo ra
sáng kiến

1

Nguyễn
Thị


Quỳnh
Nhung

11/07/1981

THPT
Yên
Khánh
A

Giáo
viên

Cử nhân hóa
học

100 %

Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: " Đổi mới phương pháp dạy học
theo hướng tích hợp và vận dụng kiến thức liên môn Chương IX: Hóa học và vấn đề
phát triển kinh tế, xã hội, môi trường - hóa học lớp 12 và tổ chức hoạt động ngoại
khóa "
Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Nguyễn Thị Quỳnh Nhung
1. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:
Áp dụng giảng dạy trực tiếp chương IX: Hóa học và vấn đề phát triển kinh tế, xã
hội, môi trường - môn Hóa học lớp 12 - theo hướng tích hợp, cùng với hoạt động
truyền thụ tri thức trực tiếp và tiến hành tổ chức hoạt động ngoại khóa cho học sinh.
2. Vấn đề sáng kiến giải quyết:
a. Với giáo viên và nhà trường:
Đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng tích hợp và vận dụng kiến thức liên

môn, huy động được nhiều tri thức xã hội để giải quyết những tình huống đặt ra trong
chương IX: Hóa học và vấn đề phát triển kinh tế, xã hội, môi trường. Khắc phục lối
truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng
tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học, chú trọng cả dạy chữ, dạy người,
dạy nghề.
Đổi mới cách thức xây dựng kế hoạch và tổ chức hoạt động ngoại khóa nhằm củng
cố tri thức, định hướng nghề nghiệp chính xác nghề nghiệp cho học sinh. Đẩy mạnh
ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học.
b. Với học sinh:
Thông qua các hoạt động học tập: vận dụng nhiều kiến thức, kỹ năng từ các môn
học khác vào giải quyết một vấn đề và tham gia hoạt động ngoại khóa học sinh được “
Học mà chơi- chơi mà học” từ đó hoàn thiện nhân cách.
Sáng kiến cũng góp phần giải quyết vấn đề mà giáo dục Việt Nam đang hướng tới
hiện nay: “phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học ".
c. Đối với thực tiễn đời sống:
Từ kiến thức bài giảng, học sinh có ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường sống cũng
như tuyên truyền vận động người dân tham gia tích cực vào hoạt động bảo vệ môi
1


trường. Điều này có ý nghĩa thiết thực với sự phát triển kinh tế của Ninh Bình mà du
lịch là một ngành mũi nhọn. Vấn đề bảo vệ môi trường để phát triển du lịch bền vững
được coi là yếu tố then chốt.
3. Bản chất của sáng kiến:
3.1.Về nội dung sáng kiến:
3.1.1. Giải pháp cũ thường làm :
a. Việc chuẩn bị bài học chỉ mang tính một chiều, chủ yếu là từ phía giáo viên:
Giáo án, bài giảng powerpoint, tư liệu tranh ảnh.... về: ô nhiễm môi trường. Một số
biện pháp bảo vệ môi trường sống ở Việt Nam và trên thế giới, hướng dẫn học sinh
nghiên cứu sách giáo khoa về bài học. Học sinh chỉ nghiên cứu về bài học trong sách

giáo khoa trước khi đến lớp
b. Phương pháp giảng dạy: sử dụng phương pháp thuyết trình, phát vấn và biểu
diễn phương tiện trực quan minh họa trên bài giảng điện tử.
c. Phương pháp kiểm tra đánh giá: sử dụng một số câu hỏi kiểm tra phát vấn
cuối giờ học, khái quát, tổng kết lại nội dung bài học.
Ưu điểm: Giáo viên truyền đạt được đầy đủ kiến thức bài học đến học sinh theo
đúng mục tiêu chuẩn kiến thức kỹ năng. Sử dụng bài giảng minh họa, phát vấn tìm
tòi nghiên cứu bước đầu tạo niềm hứng thú cho học sinh, phát huy được một phần
tính tích cực của học sinh, cũng đã có sự đổi mới về phương pháp giảng day.
Tồn tại: Tính liên hệ thực tế ít, không phát huy khả năng tự tìm tòi hiểu biết và
vận dụng kiến thức các môn học vào giải quyết nội dung bài học của học sinh. Giáo
viên chưa định hướng cho học sinh năng lực vận dụng kiến thức liên môn, chưa phát
huy hết tính tích cực của học sinh. Bài giảng còn khô khan, thiếu hấp dẫn.
3.1.2. Giải pháp mới cải tiến:
" Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích hợp và vận dụng kiến thức liên
môn ChươngIX: Hóa học và vấn đề phát triển kinh tế, xã hội, môi trường - hóa học
lớp 12 và tổ chức hoạt động ngoại khoá"
a. Tính mới của giải pháp:
Giáo viên tổ chức dạy học theo dự án, dạy học theo hoạt động nhóm, dạy học nêu
vấn đề... lấy học sinh làm trung tâm. Giáo viên định hướng năng lực vận dụng các
kiến thức liên môn cho học sinh, định hướng cho học sinh chủ động tích cực tham gia
vào khâu chuẩn bị bài học theo nhóm.
Trong giờ học, học sinh được thuyết trình trước lớp, các nhóm khác đều phải tham
gia ý kiến đóng góp bổ sung. Giáo viên chỉ là người điều khiển, tổ chức, hướng dẫn,
trợ giúp học sinh chủ động chiếm lĩnh tri thức. Phương pháp này đạt được mục tiêu là
lấy học sinh làm trung tâm.
Phương pháp kiểm tra đánh giá: Đánh giá mức độ, khả năng nắm bắt tri thức bài
học của học sinh thông qua sản phẩm đã được chuẩn bị, đánh giá, phân loại mức độ
nhận thức và vận dụng tri thức bài học vào thực tiễn của học sinh thông qua bài kiểm
tra ngắn.

Giáo viên sử dụng chính sản phẩm của học sinh làm căn cứ cơ bản để truyền thụ
tri thức tới học sinh, chính học sinh nhìn lại sản phẩm của mình từ đó điều chỉnh nhận
thức và hành động; học sinh là chủ thể thực sự của giờ học.
2


b. Tính sáng tạo của giải pháp:
Hoạt động dạy học kết hợp với tổ chức ngoại khóa giúp học sinh củng cố tri thức
và được định hướng nghề nghiệp trong tương lai. Tạo ra một sân chơi giúp học sinh
học “ Học mà chơi-chơi mà học” mang lại hiệu quả trong dạy học và giáo dục theo
hướng phát triển toàn diện, nhằm thực hiện nguyên lí giáo dục học đi đôi với hành, lý
thuyết gắn liền với thực tiễn.
Giáo viên và học sinh có tư duy đổi mới, tiếp cận một vấn đề cũ theo cách mới.
c. Sơ đồ mô tả:
Chuẩn bị
của giáo
viên
Chuẩn bị
của học sinh

Hoạt
động
kiểm tra
đánh
giá

Hoạt
động
trên lớp


Hoạt
động
ngoại
khóa

3.1.3. Các biện pháp cụ thể đã tiến hành để thực hiện giải pháp mới:
a. Giáo viên xác định chính xác muc tiêu bài học:
Giáo viên cần xác định chính xác, chi tiết các yêu cầu về kiến thức và kỹ năng cần
đạt được qua bài học. Trong sáng kiến tôi đã trình bày chi tiết các yêu cầu về kiến
thức, kỹ năng và thái độ cần đạt được qua từng bài học và hoạt động ngoại khóa để
hướng tới mục tiêu chính của sáng kiến là đổi mới phương pháp dạy học theo hướng
tích hợp và vận dụng kiến thức liên môn đồng thời tổ chức hoạt động ngoại khoá để
định hướng nghề nghiệp trong tương lai (những ngành nghề liên quan tới môi trường:
công nghệ chế tạo vật liệu mới, công nghệ sinh học, công nghệ hóa học), giáo dục ý
thức đạo đức, kỹ năng sống cho học sinh theo hướng phát triển toàn diện góp phần
xây dựng quê hương Ninh Bình ngày càng giàu đẹp hơn (xem thêm phần phụ lục).
b. Giáo viên định hướng các năng lực vận dụng kiến thức liên môn:
Để giải quyết các vấn đề đặt ra trong sáng kiến kinh nghiệm, giáo viên cần yêu cầu
học sinh tự trang bị về một số kiến thức các môn học: Tin học, Văn học, Vật lí, Sinh
học, Công nghệ, Địa lý, Lịch sử, Giáo dục công dân, Toán học, Giáo dục hướng
nghiệp…Từ đó học sinh thấy được mối liên hệ của khoa học hóa học với các khoa
học khác, gần gũi với đời sống, thực tiễn càng thúc đẩy học sinh tự học tập, tìm tòi
nghiên cứu, hứng thú học tập (xem thêm phần phụ lục).
c. Giáo viên và học sinh chuẩn bị thiết bị dạy học, học liệu:
* Đối với từng bài học:
Giáo viên sẽ chuẩn bị bài giảng riêng của mình, câu hỏi trắc nghiệm, bài kiểm tra,
kiểm tra cơ sở vật chất: phòng học, các thiết bị dạy học đảm bảo để bài học diễn ra
đúng tiến trình.
Giáo viên phân công học sinh chuẩn bị bài theo nhóm (mỗi tổ là 1 nhóm khoảng
10 học sinh), có giao nội dung chuẩn bị cụ thể cho từng nhóm: có bài chuẩn bị bằng

powerpoint khoảng 5-7 slide, bài thuyết trình trong 5 phút. Thời gian chuẩn bị trước
3-5 ngày.
Các nhóm học sinh chuẩn bị bài học theo sự định hướng của giáo viên: chia nhỏ
nội dung cần chuẩn bị của nhóm, mỗi học sinh chuẩn bị một phần kiến thức rồi giao
3


cho một em làm nhóm trưởng tổng hợp và báo cáo. Giáo viên thu phần chuẩn bị của
các nhóm trước 1 ngày để góp ý, chỉnh sửa, bổ sung và giúp các em hoàn thiện.
Giáo viên hướng dẫn học sinh các kĩ năng Word, Powerpoint, cung cấp cho học
sinh địa chỉ e-mail, số điện thoại di động, điện thoại bàn (hoặc địa chỉ nhà riêng) của
giáo viên để tiện liên hệ, giải đáp thắc mắc khi cần thiết, địa chỉ các trang web có liên
quan để học sinh dễ dàng truy cập, in cho học sinh file các tài liệu hỗ trợ.
* Đối với hoạt động ngoại khoá:
Giáo viên: Xây dựng và triển khai kế hoạch hoạt động ngoại khóa, xây dựng hệ
thống câu hỏi, đáp án và hoàn thiện câu hỏi, đáp án trên Word và Power point, sắp
xếp không gian, địa điểm, chuẩn bị cơ sở vật chất cho hoạt động, tiến hành tổ chức
hoạt động ngoại khóa, tổ chức rút kinh nghiệm, dặn dò và giao công việc tiếp theo
cho học sinh.
Học sinh: Chuẩn bị tốt nhất về tri thức, câu hỏi giao lưu cùng đội bạn, chuẩn bị tốt
trang phục, thực hiện đầy đủ nội quy, quy định của hoạt động ngoại khoá.
Việc chuẩn bị thiết bị dạy học, học liệu là khâu hết sức quan trọng để góp phần làm
nên thành công của bài học (cụ thể chi tiết từng bài xem thêm phần phụ lục).
d. Giáo viên và học sinh tiến hành hoạt động dạy học theo tiến trình dạy học:
* Đối với từng bài học: Hoạt động này diễn ra trên lớp theo các bước sau:
Bước 1: Giáo viên đặt vấn đề, sử dụng những hình ảnh thực tiễn cuộc sống về
những vấn đề cần quan tâm để dẫn dắt người học vào nội dung chính của bài học.
Bước 2: Giáo viên kiểm tra phần chuẩn bị bài của các nhóm học sinh.
Bước 3: Với từng vấn đề của bài học giáo viên mời các nhóm học sinh lên thuyết
trình bài chuẩn bị của mình, các nhóm khác theo dõi, nhận xét đóng góp ý kiến.

Bước 4: Giáo viên chính xác hoá nội dung bài học, sử dụng câu hỏi trắc nghiệm,
bài kiểm tra ngắn để đánh giá mức độ nắm bắt tri thức của học sinh.
* Đối với hoạt động ngoại khóa: Chương trình được xây dựng theo các phần thi
Phần 1: Khởi động.
Phần 2: Vượt chướng ngại vật (giải ô chữ hóa học).
Phần 3: Giao lưu giữa các đội. Giáo viên chia 4 đội chơi thành 2 cặp để giao lưu,
thách đố với nhau về tri thức. Đội 1 với đội 2 làm một cặp, đội 3 và đội 4 làm một
cặp. Các đội ra câu hỏi đổi xứng nhau, giáo viên theo dõi đóng vai trò cố vấn và đánh
giá câu hỏi cũng như phần trả lời của các đội. Có 3 giám khảo chấm phần này.
Tổng kết nội dung buổi ngoại khóa: Thư kí tổng kết điểm, ban tổ chức công bố
điểm, trao giải cho các đội chơi.
e. Thu thập, tổng hợp các sản phẩm của học sinh:
* Đối với các bài học: Một số hình ảnh và video về môi trường, ô nhiễm môi trường,
kinh tế, xã hội, bản thuyết trình trên powerpoint, bản word, bài kiểm tra của học sinh
* Đối với hoạt động ngoại khóa: Hệ thống câu hỏi giao lưu của 4 đội, bảng điểm
tổng kết đánh giá phần thi của 4 đội (có phiếu tổng hợp riêng phần phụ lục)
Việc tổng hợp các sản phẩm của học sinh giúp giáo viên đánh giá chính xác hiệu
quả của sáng kiến kinh nghiệm (xem thêm phần phụ lục).
3.2. Điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
Về cơ sở vật chất: các trường trung học phổ thông cần cung cấp trang thiết bị một
cách đầy đủ như: phòng trình chiếu, máy tính nối mạng internet, tài liệu tham khảo...
4


Về đối tượng tham gia: học sinh, giáo viên, ban giám hiệu, đoàn thanh niên, tổ
chuyên môn
3.3. Khả năng áp dụng của sáng kiến:
Sáng kiến không chỉ áp dụng riêng với một bài mà có thể phát triển, mở rộng áp
dụng cho nhiều bài ở các chương khác của các lớp 10, lớp 11 và lớp 12 thuộc chương
trình sách giáo khoa cả hóa học vô cơ và hữu cơ.

Sáng kiến còn có thể phát triển, mở rộng áp dụng đối với những môn học khác, các
cấp học khác nhau trên địa bàn tỉnh Ninh Bình và mở rộng ra phạm vi cả nước.
3.4. Lơị ích thu được từ việc áp dung giải pháp:
Lợi ích và hiệu quả của hoạt động dạy học cho chúng ta lợi ích gián tiếp đó là nhận
thức, hiểu biết của người học, từ hiểu biết ấy, người học sẽ có những hành động sáng
tạo sau này.
a. Hiệu quả xã hội:
*Với nhà trường.
• 100% các giờ học trở nên sôi nổi, hấp dẫn có nhiều ý kiến đa chiều.
• 100% học sinh chủ động tích cực tham gia vào khâu chuẩn bị của bài học
• 100 % học sinh đã biết trình bày ý tưởng của mình về các vấn đề của bài học.
• 100% học sinh thích được tham gia hoạt động ngoại khóa
• 100% học sinh được định hướng nghề nghiệp
• 100% học sinh tự tin trả lời một số câu hỏi khi thi tốt nghiệp và thi đại học
• Sáng kiến đã đạt giải ba cấp tỉnh, đạt giải khuyến khích của Bộ giáo dục đào tạo
trong cuộc thi: “Dạy học theo chủ đề tích hợp và vận dụng kiến thức liên môn”
*Với địa phương:
Thông qua các hoạt động học tập học sinh được tự hoàn thiện về nhân cách, được
tự giáo dục về ý thức, trách nhiệm của bản thân đối với xã hội, đối với sự phát triển
kinh tế và ý thức bảo vệ môi trường
Học sinh biết liên hệ với thực tế với Ninh Bình về vấn đề sản xuất nông nghiệp,
công nghiệp và nhất là du lịch - ngành kinh tế mũi nhọn rất cần một nguồn nhân lực
có trình độ trong tương lai để góp phần đưa quần thể danh thắng Tràng An trở thành
khu du lịch tầm cỡ quốc tế.
b. Hiệu quả kinh tế
Định hướng chính xác nghề nghiệp cho học sinh tiết kiệm được thời gian, chi phí
đào tạo tránh lãng phí cho gia đình, nhà trường và xã hội.
Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn
toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Yên Khánh, ngày 21/10/2014

Người nộp đơn

Nguyễn Thị Quỳnh Nhung

5


PHỤ LỤC
I. Các biện pháp cụ thể đã tiến hành để thực hiện giải pháp mới:
I.1 Giáo viên xác định chính xác muc tiêu bài học:
Việc xác định chính xác mục tiêu của bài học sẽ giúp giáo viên đưa ra được
phương pháp giảng dạy cho phù hợp nhằm mang lại hiệu quả trong giảng dạy. Giáo
viên cần xác định chính xác, chi tiết các yêu cầu về kiến thức và kỹ năng cần đạt
được qua bài học, cụ thể:
a, Về kiến thức:
- Giúp các em nắm được và hiểu rõ vai trò của Hóa học với các lĩnh vực khác, nâng
cao chất lượng cuộc sống, các tác động của con người tới môi trường qua các
thời kỳ xã hội đã làm cho môi trường tự nhiên suy thoái và ô nhiễm.
- Giúp các em học sinh hiểu biết thêm về các vấn đề: Năng lượng và nhiên liệu, vật
liệu, lương thực, thực phẩm, may mặc, việc bảo vệ sức khỏe con người, tác hại của
chất ma túy, chất gây nghiện.
- Giúp các em hiểu được khái niệm ô nhiễm môi trường, nắm được các tác nhân gây ô
nhiễm môi trường và nguồn gốc phát sinh
- Giúp các em nêu được các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường như:
+ Hạn chế ô nhiễm không khí
+ Hạn chế ô nhiễm nguồn nước
+ Hạn chế ô nhiễm do thuốc bảo vệ thực vật
+ Hạn chế ô nhiễm do chất thải rắn
+ Hạn chế ô nhiễm do tiếng ồn…
-Hiểu được giáo dục bảo vệ môi trường không phải chỉ học một lần mà là học suốt

đời, từ thủa ấu thơ đến lúc trưởng thành, không phải chỉ với một người mà là của cả
cộng đồng.
b, Về kỹ năng:
Góp phần hình thành cho học sinh các kĩ năng:
+ Thu nhập và xử lí thông tin, phân tích kênh hình
+ Tìm kiếm thông tin trên Internet
+ Tư duy, thảo luận nhóm, làm việc theo nhóm
+ Viết và trình bày báo cáo trước đám đông, làm bài tập thực hành,
+ Học tập tích cực, chủ động, sáng tạo
+ Biết liên hệ kiến thức môn Hóa vào các môn học khác
+ Vận dụng lí thuyết vào thực tiễn
+ Ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập: Sử dụng phần mềm Microsoft Office
và Power point.
c. Về thái độ:
- Có ý thức sử dụng các nguồn tài nguyên hợp lý, có ý thức phòng chống các tệ
nạn xã hội….
- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cụ thể là bảo vệ chính môi trường ở địa phương
nơi các em đang sinh sống
- Hưởng ứng các phong trào chống ô nhiễm môi trường: Giờ trái đất, Hành trình
xanh....
- Độc lập , tự giác chịu trách nhiệm trước nhóm.
6


- Hứng thú trong quá trình làm đề tài
- Đồng thời trong chương này học sinh cần kết hợp kiến thức của các môn học như:
Vật lí, Sinh học, Lịch sử, Địa lí, Công nghệ… để hiều các vấn đề có liên quan, giải
quyết vấn đề về lương thực, thực phẩm, năng lượng, nhiên liệu, may mặc, vật liệu,
thuốc và bảo vệ sức khỏe, ô nhiễm môi trường và đề ra các biện pháp hạn chế ô
nhiễm môi trường ở địa phương.

I.2. Giáo viên định hướng các năng lực vận dụng kiến thức liên môn:
Để giải quyết các vấn đề đặt ra trong sáng kiến kinh nghiệm, giáo viên cần yêu cầu
học sinh tự trang bị về một số kiến thức các môn học:
- Tin học: Sử dụng được các phần mềm mềm Microsoft Office và Power point, biết
tìm kiếm các thông tin trên Internet....
- Văn học: Biết viết và trình bày một văn bản khoa học
- Vật lí: Kiến thức về năng lượng, nhiên liệu, phóng xạ hạt nhân, cơ chế hoạt động
của các loại máy cơ học đế xử lý ô nhiễm môi trường…
- Sinh học: Kiến thức về môi trường, sinh vật, con người, sự sống, sinh trưởng và phát
triển, sinh lý người và động vật.....
- Công nghệ: Các biện pháp tái chế, xử lí chất thải, công nghệ chế biến, chế tạo máy,
biện pháp chăn nuôi, trồng trọt có hiệu quả, góp phần hạn chế gây ô nhiễm môi
trường...
- Địa lý: Kiến thức về sóng, thủy triều, dòng biển, động đất, sóng thần...
- Lịch sử: Các cuộc cách mạng công nghiệp có ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến
môi trường
- Giáo dục công dân: Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường sống, trách nhiệm công
dân đối với cộng đồng...
-Toán học: Tính toán lượng khí thải, chất thải trong phòng thí nghiệm và sản xuất
- Giáo dục hướng nghiệp: Định hướng nghề nghiệp trong tương lai (những ngành
nghề liên quan tới môi trường, công nghệ chế tạo vật liệu mới, công nghệ sinh học,
công nghệ hóa học)
Thông qua việc định hướng các tri thức, năng lực vận dụng kiến thức liên môn cả
giáo viên và học sinh đều được trau dồi lại kiến thức của các môn khoa học khác. Học
sinh thấy được mối liên hệ của khoa học hóa học với các khoa học khác, gần gũi với
đời sống, thực tiễn từ đó càng thúc đẩy học sinh tự học tập, tìm tòi nghiên cứu, hứng
thú học tập
I.3. Giáo viên và học sinh chuẩn bị thiết bị dạy học, học liệu:
3.1. Đối với bài 43: “Hóa học và vấn đề phát triển kinh tế”
*Chuẩn bị của giáo viên:

+ Bài giảng powpoint, giáo án
+ Tranh phóng to H 9.1, 9.2, 9.3, 9.4 SGK,
+ Tranh ảnh, băng hình về các dạng năng lượng, nhiên liệu, vật liệu, các nhà máy
nhiệt điện, thủy điện, điện hạt nhân trong nước và trên thế giới.
+ Kiến thức vật lý : về quá trình biến đổi các dạng năng lượng
+ Kiến thức Địa lí, Công nghệ về sự tăng trưởng kinh tế, công nghệ chế tạo máy
móc, chế tạo vật liệu mới…
+ Kiến thức lịch sử, địa lý về sự phát triển ngành dầu khí ở Việt Nam
7


*Chuẩn bị của HS:
- Chuẩn bị bài theo nhóm với nội dung đã được phân công: tư liệu, băng hình, bài
thuyết trình trên powerpoint, tranh ảnh, kiến thức thực tiễn, liên hệ với thực tế địa
phương. Cử đại diện lên thuyết trình ngắn gọn trong 5 phút:
Nhóm 1: Vai trò của năng lượng và nguyên liệu đối với sự phát triển kinh tế
Nhóm 2: Những vấn đề đang đặt ra về năng lượng và nhiên liệu.(liên hệ việc khai
thác năng lượng và nhiên liệu ở Ninh Bình)
Nhóm 3: Vai trò của vật liệu và vấn đề vật liệu đang đặt ra cho nhân loại
Nhóm 4: Vai trò của hóa học góp phần giải quyết vấn đề vật liệu
- Nghiên cứu các nội dung của các nhóm khác để nhận xét bổ sung
* Các kế hoạch hỗ trợ:
- Hướng dẫn học sinh các kĩ năng Word, Powerpoint,.
- Cung cấp cho HS địa chỉ e-mail, số điện thoại di động, điện thoại bàn( hoặc địa chỉ
nhà riêng) của GV để HS tiện liên hệ, giải đáp thắc mắc khi cần thiết.
- Cung cấp cho HS địa chỉ các trang web có liên quan đến dự án để HS dễ dàng truy
cập.
- In cho HS file các tài liệu hỗ trợ
3.2. Đối với bài 44: “Hóa học và vấn đề xã hội”
*Chuẩn bị của giáo viên:

+ Bài giảng powpoint, giáo án
+ Tranh phóng to H 9.5, SGK, bài giảng powpoint
+ Tranh ảnh, băng hình về các loại lương thực thực phẩm, vải vóc, sản phẩm may
mặc, dược phẩm, một số chất gây nghiện, ma túy và tác hại của chúng…
+ Kiến thức lịch sử về nạn đói do thiếu lương thực, thực phẩm , cuộc " Cách mạng
xanh" trên thế giới.
+ Kiến thức Địa lí về sự phát triển của nền nông nghiệp Việt Nam và các nước trên
thế giới, về vấn đề dân sô, lương thực, thực phẩm, đang đặt ra cho nhân loại
+ Kiến thức Sinh học về các loại chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, nhu cầu, khẩu
phần ăn trung bình của người Việt Nam, của người lớn, nam giới, nữ giới. Ảnh hưởng
của việc đói ăn, thiếu dinh dưỡng đến sức khỏe và sự phát triển trí tuệ, vệ sinh an toàn
thực phẩm, ngộ độc thực phẩm, công nghệ sinh học
+ Kiến thức Công nghệ: Nghiên cứu sản xuất các chất có tác dụng bảo vệ và phát
triển động vật, thực vật, chất bảo quản lương thực, thực phẩm, chế biến thực phẩm,
chất phụ gia, công nghệ nhuộm, công nghiệp hóa dược, hóa mĩ phẩm
*Chuẩn bị của HS:
- Chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm chuẩn bị một nội dung tương ứng với phần I, II,
III trong SGK, sưu tầm thêm thông tin hình ảnh trên
mạng internet, kiến thức thực tiễn, liên hệ với thực tế địa phương
- Nghiên cứu các nội dung của các nhóm khác để nhận xét bổ sung
* Các kế hoạch hỗ trợ:
- Hướng dẫn học sinh các kĩ năng Word, Powerpoint,.
- Cung cấp cho HS địa chỉ e-mail, số điện thoại di động, điện thoại bàn( hoặc địa chỉ
nhà riêng) của GV để HS tiện liên hệ, giải đáp thắc mắc khi cần thiết.
8


- Cung cấp cho HS địa chỉ các trang web có liên quan đến dự án để HS dễ dàng truy
cập.
- In cho HS file các tài liệu hỗ trợ

3.3. Đối với bài 45: " Hóa học và vấn đề môi trường"
*Chuẩn bị của giáo viên:
- Giáo án, bài giảng powerpoint, phiếu giao bài tâp, đề kiểm tra tư liệu tranh ảnh,
hình vẽ, đĩa hình.... về: Ô nhiễm môi trường. Một số biện pháp bảo vệ môi trường
sống ở Việt Nam và trên thế giới.
- Hướng dẫn HS nghiên cứu SGK và các tài liệu, hướng dẫn cách tìm kiếm, xử lí các
thông tin, GV cung cấp cho HS các tài liệu hỗ trợ thêm (nếu có) .
- Chia lớp học thành 4 nhóm: Phân công các nhóm chuẩn bị bài thuyết trình, nêu rõ
yêu cầu đối với từng nhóm, phát phiếu giao nhiệm vụ cho từng nhóm, cử nhóm
trưởng, thư kí, đặt tên nhóm.
- Kiểm tra điều kiện vật chất, chuẩn bị tư liệu cho GV, HS.
- Giáo viên giới thiệu thời gian dự án, hạn định về thời gian cho mỗi giai đoạn tiến
hành của HS (5 phút)
- GV giới thiệu về dạy học dự án (DHDA), vai trò của giáo viên và học sinh.
- GV nêu rõ thang điểm đánh giá chấm điểm đối với học sinh
* Các kế hoạch hỗ trợ:
- Hướng dẫn học sinh các kĩ năng Word, Powerpoint,.
- Cung cấp cho HS địa chỉ e-mail, số điện thoại di động, điện thoại bàn( hoặc địa chỉ
nhà riêng) của GV để HS tiện liên hệ, giải đáp thắc mắc khi cần thiết.
- Cung cấp cho HS địa chỉ các trang web có liên quan đến dự án để HS dễ dàng truy
cập.
- In cho HS file các tài liệu hỗ trợ
*Chuẩn bị của HS:
- Chuẩn bị bài theo nhóm với nội dung đã được phân công: tư liệu, băng hình, bài
thuyết trình trên powerpoint, tranh ảnh, cử đại diện lên thuyết trình ngắn gọn trong 5
phút: Nhóm 1: vấn đề ô nhiễm môi trường không khí
Nhóm 2: vấn đề ô nhiễm môi trường nước
Nhóm 3: vấn đề ô nhiễm môi trường đất
Nhóm 4: vấn đề vai trò của hóa học với vấn đề chống ô nhiễm môi trường
- Nghiên cứu các nội dung của các nhóm khác để nhận xét bổ sung

3.4. Đối với hoạt động ngoại khóa:
- Giáo viên:
+ Xây dựng và triển khai kế hoạch hoạt động ngoại khóa
+ Xây dựng hệ thống câu hỏi, đáp án và hoàn thiện câu hỏi, đáp án trên Word và
Power point.
+ Sắp xếp không gian, địa điểm, chuẩn bị cơ sở vật chất cho hoạt động
+ Tiến hành tổ chức hoạt động ngoại khóa
+ Tổ chức rút kinh nghiệm, dặn dò và giao công việc tiếp theo cho học sinh.
- Học sinh
+ Chuẩn bị tốt nhất về tri thức, câu hỏi giao lưu cùng đội bạn
+ Chuẩn bị tốt trang phục.
9


Việc chuẩn bị thiết bị dạy học, học liệu là khâu hết sức quan trọng để góp phần
làm nên thành công của bài học. Việc chuẩn bị có chu đáo, tỉ mỉ thì bài học mới diễn
ra đúng tiến độ, đảm bảo về thời gian và đảm bảo mục tiêu đã đăt ra của giáo viên.
Học sinh sẽ có tâm thế chủ động tự tin chiếm lĩnh tri thức.
I.4. Giáo viên và học sinh tiến hành hoạt động dạy học theo tiến trình dạy học:
4.1 Chương IX: Hoá học và môi trường : Kế hoạch chi tiết các hoạt động dạy học
* Đối với bài 43: “Hóa học và vấn đề phát triển kinh tế”
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: GV yêu cầu học sinh đọc HS: Tham khảo tư liệu và SGK để
những thông tin trong bài, sử dụng kiến thức thảo luận đưa ra câu trả lời cho các
đã có, HS cần vận dụng kiến thức liên môn: câu hỏi của giáo viên.
vật lý, hóa học, sinh học, địa lý, lịch sử
......thảo luận và trả lời các câu hỏi sau:
1. Năng lượng và nhiên liệu có vai trò như thế
nào đối với sự phát triển nói chung và sự phát

triển kinh tế nói riêng ?
2. Vần đề năng lượng và nhiên liệu đang đặt
ra cho nhân loại hiện nay là gì ?
Nhóm 1 trình bày phần chuẩn bị về
GV: mời nhóm 1 trình bày phần chuẩn bị về vấn đề: Vai trò của năng lượng và
vấn đề: Vai trò của năng lượng và nguyên nguyên liệu đối với sự phát triển
liệu đối với sự phát triển kinh tế
kinh tế
GV mời các nhóm khác nhận xét
GV nhận xét, chính xác hóa và hoàn thiện nội
dung bài học,
HS các nhóm khác đánh giá, nhận
xét.
Hoạt động 2: GV: mời nhóm 2 trình bày
phần chuẩn bị về vấn đề: Những vấn đề đang Nhóm 2 trình bày phần chuẩn bị về
đặt ra về năng lượng và nhiên liệu
vấn đề: Những vấn đề đang đặt ra
GV nêu yêu cầu trong phần này HS cần vận về năng lượng và nhiên liệu
dụng kiến thức liên môn: vật lý, hóa học, sinh
học, địa lý, lịch sử ....có liên hệ việc khai thác
năng lượng và nhiên liệu ở Ninh Bình
HS các nhóm khác đánh giá, nhận
GV mời các nhóm khác nhận xét
xét.
GV nhận xét, chính xác hóa và hoàn thiện nội
dung bài học,
HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi
GV : Hóa học đã góp phần giải quyết vấn đề
năng lượng và nhiên liệu như thế nào trong HS: Tham khảo tư liệu và SGK để
hiện tại và tương lai ?

thảo luận đưa ra câu trả lời cho các
câu hỏi của giáo viên.
Hoạt động 3. GV: Đưa ra các câu hỏi thảo Yêu cầu HS các nhóm khác đánh
luận như sau:
giá, nhận xét.
- Vai trò của vật liệu đối với sự phát triển
kinh tế?
10


- Vấn đề đang đặt ra về vật liệu cho nhân loại
là gì ?
Nhóm 3 trình bày phần chuẩn bị về
GV: mời nhóm 3 trình bày phần chuẩn bị về vấn đề: Vai trò của vật liệu và vấn
vấn đề: Vai trò của vật liệu và vấn đề vật liệu đề vật liệu đang đặt ra cho nhân loại
đang đặt ra cho nhân loại
GV nêu yêu cầu trong phần này HS cần vận
dụng kiến thức liên môn: vật lý, hóa học, sinh
học, địa lý, lịch sử ...đế chỉ ra được vai trò
của vật liệu đối với sự phát triển kinh tế, và
vấn đề đặt ra hiện nay về vật liệu là gì? Vấn
đề này ở Ninh Bình như thế nào?
GV mời các nhóm khác nhận xét
HS các nhóm khác đánh giá, nhận
GV nhận xét, chính xác hóa và hoàn thiện nội xét.
dung bài học,
Tích hợp giáo dục môi trường: GV phát vấn:
Khai thác quá mức các nguồn vật liệu từ tự
nhiên gây ra hậu quả gì? Ý nghĩa của việc HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi
trồng và bảo vệ rừng?

Hoạt động 4
GV Hóa học đã góp phần giải quyết vấn đề
đó như thế nào ?
GV: mời nhóm 4 trình bày phần chuẩn bị về
vấn đề: Vai trò của hóa học góp phần giải
quyết vấn đề vật liệu
GV nêu yêu cầu trong phần này HS cần vận Nhóm 4 trình bày phần chuẩn bị về
dụng kiến thức liên môn: vật lý, hóa học, sinh vấn đề: Vai trò của hóa học góp
học, địa lý, lịch sử ...đế chỉ ra được vai trò phần giải quyết vấn đề vật liệu
của hóa học góp phần giải quyết vấn đề vật
liệu
GV mời các nhóm khác nhận xét
GV nhận xét, chính xác hóa và hoàn thiện nội
dung bài học,
HS các nhóm khác đánh giá, nhận
GV sử dụng phiếu học tập có 10 câu hỏi trắc xét.
nghiệm đế kiểm tra
GV thu bài, chấm điểm và trả bài cho HS
HS trả lời vào phiếu học tập
* Đối với bài 44: “Hóa học và vấn đề xã hội”
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1. GV yêu cầu học sinh đọc HS: Tham khảo tư liệu và SGK để thảo
những thông tin trong bài, cần vận dụng luận đưa ra câu trả lời cho các câu hỏi
kiến thức liên môn: vật lý, hóa học, sinh của giáo viên.
học, địa lý, lịch sử ......thảo luận và trả
lời các câu hỏi sau:
1. Lương thực và thực phẩm có vai trò
như thế nào đối với con người?
11



2. Tích hợp GDMT: Vấn đề lương thực
và thực phẩm đang đặt ra cho nhân loại
hiện nay là gì ?
3. Hóa học đã góp phần giải quyết vấn
đề lương thực và thực phẩm như thế
nào?
GV: mời nhóm 1 trình bày phần chuẩn
bị về vấn đề: Lương thực và thực phẩm
GV: Đưa ra đáp án.
GV: Việc sử dụng thuốc BVTV hiện nay
như thế nào? Có ảnh hưởng gì đến môi
trường và chất lượng sống của mỗi
chúng ta? Liên hệ với nơi em đang sinh
sống? Theo em cần phải sử dụng thuốc
bảo vệ thực vật như thế nào để phòng
chống ô nhiễm môi trường?
Hoạt động 2. GV: yêu cầu học sinh đọc
những thông tin trong bài, cần vận dụng
kiến thức liên môn: vật lý, hóa học, sinh
học, địa lý, lịch sử .....Đưa ra đáp án cho
các câu hỏi thảo luận như sau:
- Vai trò của may mặc đối với CS con
người?
- Vấn đề đang đặt ra về may mặc cho
nhân loại là gì ?
- Hóa học đã góp phần giải quyết vấn đề
đó như thế nào ?
GV: Yêu cầu nhóm 2 trình bày phần

chuẩn bị về vấn đề: may mặc
GV nhận xét, chính xác hóa và hoàn
thiện nội dung bài học,
Hoạt động 3. GV yêu cầu học sinh đọc
những thông tin trong bài, cần vận dụng
kiến thức liên môn: vật lý, hóa học, sinh
học, địa lý, lịch sử .....trả lời các câu hỏi
thảo luận như sau:
- Hãy kể tên một số loại dược phẩm mà
em biết? Hãy kể tên một số căn bệnh
phải dung thuốc đặc trị mới khỏi được
- Hóa học đã góp phần giải quyết vấn đề
dược phẩm như thế nào ?
GV: mời nhóm 3 trình bày phần chuẩn
bị về vấn đề: Hóa học với việc bảo vệ
sức khoẻ con người
12

Nhóm 1 trình bày phần chuẩn bị về vấn
đề: Lương thực và thực phẩm
HScác nhóm khác đánh giá, nhận xét.
HS thảo luận và đưa ra ý kiến
HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi

HS: Tham khảo tư liệu và SGK để thảo
luận đưa ra câu trả lời cho các câu hỏi
của giáo viên.

Nhóm 2 trình bày phần chuẩn bị về vấn
đề: may mặc

HScác nhóm khác đánh giá, nhận xét.
HS thảo luận và đưa ra ý kiến

Nhóm 3 trình bày phần chuẩn bị về vấn
đề: Hóa học với việc bảo vệ sức khoẻ
con người
HScác nhóm khác đánh giá, nhận xét.
HS thảo luận và đưa ra ý kiến


- GV cho hs quan sát băng hình và yêu
HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi
cầu HS kể tên một số chất gây nghiện,
chất kích thích chất ma tuý mà HS biết?
Em phải làm gì để tránh không mắc các
tệ nạn xã hội?
Hoạt động 4: GV sử dụng phiếu học
tập có 10 câu hỏi trắc nghiệm đế kiểm tra
HS trả lời vào phiếu học tập
GV thu bài, chấm điểm và trả bài cho HS
*Đối với bài 45: “Hoá học và vấn đề môi trường”
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: 9 phút
GV: Chiếu 1 số hình ảnh về ô nhiễm môi HS quan sát, tư duy để trả lời câu hỏi
trường
GV Hỏi: các em hãy cho biết ô nhiễm HS trả lời
môi trường là gì ?
HS ghi chép
GV chiếu khái niệm

GV Bằng kiến thức sinh học, địa lý hãy HS: trả lời câu hỏi
cho biết có mấy loại môi trường?
GV nêu yêu cầu trong phần này HS cần
vận dụng kiến thức liên môn: Vật lý,
Công nghệ, Sinh học, Môi trường, Giáo
dục công dân.... trả lời được các câu hỏi
sau:
- Nêu một số hiện tượng ô nhiễm không
khí mà em biết.
- Rút ra nhận xét về không khí sạch và Nhóm 1: trình bày phần chuẩn bị về vấn
không khí bị ô nhiễm và tác hại của nó.
đề: ô nhiễm môi trường không khí
GV: mời nhóm 1 trình bày phần chuẩn Các nhóm khác theo dõi, thảo luận để
bị về vấn đề: ô nhiễm môi trường không chuẩn bị nhận xét bổ sung
khí
HS tư duy để trả lời câu hỏi
GV nêu vấn đề để HS tiếp tục giải quyết:
- Vậy nguồn nào gây ô nhiễm môi
trường?
- Những chất hoá học nào thường có
trong không khí bị ô nhiễm và gây ảnh
hưởng tới đời sống của sinh vật như thế HS các nhóm khác nhận xét, bổ sung cho
nào?
nhóm 1
GV mời các nhóm khác nhận xét
GV nhận xét, chính xác hóa và hoàn
thiện nội dung bài học, bổ sung kiến thức HS ghi chép
về tầng ozon, vai trò của rừng cho HS
GV: chiếu, phát phiếu giao bài tập cho HS trả lời câu hỏi
học sinh, sử dụng bài tập trắc nghiệm 1,2

13


trong phiếu giao bài tập để củng cố
Hoạt động 2 : 8 phút
GV: mời nhóm 2 trình bày phần chuẩn
bị về vấn đề: ô nhiễm môi trường nước
GV nêu yêu cầu trong phần này HS cần
vận dụng kiến thức liên môn: vật lý, hóa
học, sinh học, địa lý, lịch sử ...
- Nêu một số hiện tượng ô nhiễm nguồn
nước.
- Rút ra nhận xét về nước sạch, nước bị ô
nhiễm và tác hại của nó.
- Vậy nguồn gây ô nhiễm nước do đâu
mà có?
- Những chất hoá học nào thường có
trong nước bị ô nhiễm và gây ảnh hưởng
tới đời sống của sinh vật như thế nào?
GV mời các nhóm khác nhận xét
GV nhận xét, chính xác hóa và hoàn
thiện nội dung bài học,
GV: chiếu và sử dụng bài tập trắc
nghiệm 3,4 trong phiếu giao bài tập để
củng cố
Hoạt động 3: 8 phút
GV: mời nhóm 3 trình bày phần chuẩn
bị về vấn đề: ô nhiễm môi trường đất
GV nêu yêu cầu trong phần này HS cần
vận dụng kiến thức liên môn: vật lý, hóa

học, sinh học, địa lý, lịch sử ...trả lời
được các câu hỏi sau:
- Nêu một số hiện tượng ô nhiễm
nguồn đất.
- Rút ra nhận xét về vấn đê đất bị ô
nhiễm và tác hại của nó.
- Nguyên nhân gây ô nhiễm đất
- Những chất hoá học nào thường có
trong đất bị ô nhiễm và tác hại của nó.
GV mời các nhóm khác nhận xét
GV nhận xét, chính xác hóa và hoàn
thiện nội dung bài học
Hoạt động 4: 5 phút
GV thông báo Ô nhiễm môi trường
đang xảy ra trên quy mô toàn cầu, gây
ảnh hưởng lớn đến cuộc sống trên Trái
Đất. Do đó vấn đề bảo vệ môi trường là
14

Nhóm 2 trình bày phần chuẩn bị về vấn
đề: ô nhiễm môi trường nước
Các nhóm khác theo dõi, thảo luận để
chuẩn bị nhận xét bổ sung

HS các nhóm khác nhận xét, bổ sung cho
nhóm 2
HS ghi chép
HS: trả lời câu hỏi

Nhóm 3 trình bày phần chuẩn bị về vấn

đề: ô nhiễm môi trường đất.
Các nhóm khác theo dõi, thảo luận để
chuẩn bị nhận xét bổ sung

HS các nhóm khác bổ sung cho
nhóm 3
Nhóm HS suy nghĩ, đọc thông tin trong
bài học để trả lời câu hỏi và nêu các
phương pháp và có thí dụ cụ thể ngoài
nội dung SGK.
HS thảo luận và rút ra những nhận biết


vấn đề chung của toàn nhân loại
GV: chiếu các số liệu: Hàng năm thải
ra:20 tỉ tấn cacbon điôxít,1,53 triệu tấn
SO2Hơn 1 triệu tấn niken, 700 triệu tấn

chủ yếu.

bụi, 1,5 triệu tấn asen, 900 tấn coban
600.000 tấn kẽm (Zn), hơi thuỷ ngân
(Hg), hơi chì (Pb) và các chất độc hại
khác.
GV nêu vấn đề: Bằng cách nào có thể
xác định được môi trường bị ô nhiễm?
GV: Chính xác hóa và chiếu hình ảnh
các thiết bị nhận biết được môi trường bị
ô nhiễm
Hoạt động 5: 8 phút

Gv: thông báo: Xử lí ô nhiễm đất, nước,
không khí dựa trên cơ sở khoa học hóa
học có kết hợp với khoa học vật lí và
sinh học, công nghệ...
GV: mời nhóm 4 trình bày phần chuẩn
bị về vấn đề: Vai trò của hóa học trong
việc xử lí chất ô nhiễm như thế nào?
GV mời các nhóm khác nhận xét
GV nhận xét, chính xác hóa và hoàn
thiện nội dung bài học
GV: Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường
cho học sinh
- Nhận diện và phân loại rác thải trong
đời sống, trong học tập…
- Không vứt rác xuống sông, suối, ao,
hồ, hay ở các bãi biển…
- Rác làm từ chất dẻo và nhựa cần thu
gom cẩn thận để tái sử dụng và đem đi
xử lý đúng nơi quy định.
- Sử dụng nước sạch hiệu quả, tiết kiệm.
- Tham gia các hoạt động cộng đồng để
làm sạch môi trường nơi ở, đường phố,
kênh rạch, sông, biển...
- Tham gia các hoạt động chống gây ô
nhiễm môi trường nguồn nước, sông,
biển, đất, không khí.
- Không đốt rác thải bừa bãi nhằm hạn
chế khí thải ra môi trường.
- Khuyến khích gia đình bạn sử dụng các
hợp chất tẩy rửa an toàn cho môi trường,

15

HS quan sát, ghi chép
Nhóm 4 trình bày phần chuẩn bị về vấn
đề: Vai trò của hóa học trong việc xử lí
chất ô nhiễm
Các nhóm khác theo dõi, thảo luận để
chuẩn bị nhận xét bổ sung
HS nhận xét, bổ sung cho nhóm 4
HS: Đọc thêm thông tin trong sách giáo
khoa, quan sát hình vẽ thí dụ về xử lí
chất thải, khí thải trong công nghiệp.
Tiến hành thảo luận nhóm, phân tích tác
dụng của mỗi công đọan và rút ra nhận
xét chung về một số biện pháp cụ thể
trong sản xuất, đời sống về:
- Xử lí khí thải.
- Xử lí chất thải rắn.
- Xử lí nước thải.

HS nghe ghi chép, tự tổng hợp kiến thức,
liên hệ với bả thân


hạn chế sử dụng bao bì gói thực phẩm
bằng chất dẻo không phân hủy.
GV đưa ra thông điệp bảo vệ môi
trường: - Phải học tập để hiểu biết về ô
nhiễm môi trường và thực hiện bảo vệ
môi trường thường xuyên, không phải

chỉ học một lần mà là học suốt đời, từ
tuổi ấu thơ
đến tuổi trưởng thành không phải chỉ
một mình mà là cả cộng đồng.
- Mỗi người công dân đều phải có
trách nhiệm về môi trường,tích cực bảo
vệ môi trường sống trong lành
GV chiếu một số hình ảnh: biến đổi khí
hậu, hưởng ứng "Giờ Trái đất", Ngày
môi trường thế giới....
Hoạt động 6:
Củng cố, luyện tập: 6 phút

HS tóm tắt các nội dung chính

GV yêu cầu HS tóm tắt nội dung chính
bài học.
GV đánh giá cho điểm cá nhân hoặc
nhóm HS thực hiện tốt các nhiệm vụ
được giao trong quá trình học tập.
GV sử dụng đề kiểm tra học sinh trong 5
phút

HS làm bài kiểm tra

Hoạt động 7: Hướng dẫn học sinh tự
học ở nhà 1 phút:
- BTVN: 1, 2, 3, 4, 5 sách giáo khoa
- Ôn tập chuẩn bị thi hkII
4.2. Ngoại khóa

CHỦ ĐỀ : HÓA HỌC VÀ CUỘC SỐNG
Thời gian 60 phút
I. Mục đích, ý nghĩa
- Củng cố và nâng cao nhận thức cho học sinh về vấn đề Hóa học và vấn đề môi
trường
- Tạo ra một hoạt động học đi đôi với hành
- Qua hoạt động ngoại khóa, góp phần định hướng nghề nghiệp cho học sinh
II. Phương pháp
16


- Thảo luận, đối thoại trực tiếp
- Trò chơi
III. Thành phần tham gia
1. Học sinh
- Đối tượng dành cho học sinh lớp 12
- Số đội chơi: 04 đội, mỗi đội gồm 3 thành viên - mỗi lớp chọn ra hai đội chơi
2. Giáo viên
a. Xây dựng kết cấu và nội dung chương trình
b. Phụ trách tập chọn lựa thành viên đội tham dự: tổ trưởng, cán sự bộ môn, lớp
trưởng, bí thư
IV. Hình thức tổ chức, thời gian, địa điểm
a. Địa điêm tổ chức: Hội trường II
b. Thời gian: 27/4/2014
c. Hình thức tổ chức:
Chương trình được xây dựng theo hình thức các phần thi cụ thể
*Phần 1: Khởi động. Các câu hỏi được xây dựng theo hình thức trắc nghiệm. Các đội
thi sẽ được suy nghĩ và trả lời trong vòng 15 giây; đáp án ghi vào bảng nhỏ rõ ràng.
Nếu đội nào trả lời đúng sẽ được 5đ, không có đáp án hoặc trả lời sai sẽ không có
điểm.

* Phần 2: Vượt chướng ngại vật (giải ô chữ hóa học). Giáo viên xây dựng ô chữ
(gồm hàng ngang và ô chữ bí mật. Ô chữ hàng ngang có số ô chữ (chữ cái) khác nhau.
Trong các ô chữ hàng ngang đó sẽ có các gợi ý để các đội trả lời. Mỗi đội sẽ lần lượt
lựa chọn ô chữ hàng ngang để trả lời, các đội khác cũng có quyền tham gia trả lời
cùng với đội được quyền lựa chọn ô chư. Thời gian suy nghĩ và trả lời cho mỗi ô
ngang là 20 giây. Sau 20 giây, đội nào trả lời đúng sẽ được 5đ/1 ô, riêng đội đang
được quyền lựa chọn ô chữ mà trả lời đúng sẽ được 10đ. Nếu các đội đều không trả
lời đúng, ô chữ sẽ không được mở ra và quyền trả lời sẽ thuộc về khán giả. Ô chữ bí
mật chỉ được quyền trả lời khi đã có ít nhất 4 ô chữ hàng ngang được lựa chọn. Nếu
đội nào xin trả lời chữ bí mật mà trả lời đúng khi có 4 ô hàng ngang đã được lựa chọn
thì sẽ được 30đ; nếu trả lời sai sẽ bị loại khỏi cuộc chơi. Nếu đội nào xin trả lời chữ bí
mật mà trả lời đúng khi có5 ô hàng ngang đã được lựa chọn thì sẽ được 25đ; nếu trả
lời sai sẽ bị loại khỏi cuộc chơi. Nếu đội nào xin trả lời chữ bí mật mà trả lời đúng khi
có 6 ô hàng ngang đã được lựa chọn thì sẽ được 20đ; nếu trả lời sai sẽ bị loại khỏi
cuộc chơi. Nếu đội nào xin trả lời chữ bí mật mà trả lời đúng khi có 7 ô hàng ngang
đã được lựa chọn thì sẽ được 15đ; nếu trả lời sai sẽ bị loại khỏi cuộc chơi. Nếu đội
nào xin trả lời chữ bí mật mà trả lời đúng khi có 8 ô hàng ngang đã được lựa chọn thì
sẽ được 10đ; nếu trả lời sai sẽ bị loại khỏi cuộc chơi. Các đội xin trả lời ô hàng dọc
phải giơ tay để báo hiệu với Ban giám khảo. Trường hợp có nhiều đội cùng lúc xin trả
lời ô chữ bí mật, Ban giám khảo sẽ quan sát cụ thể và đưa ra quyết định việc cho đội
nào trả lời. Khi cả 8 ô hàng ngang đã được lựa chọn, Ban tổ chức sẽ đưa ra gợi ý, đội
nào xin trả lời nhanh nhất mà trả lời đúng sẽ được 10đ. Nếu sai, phần trả lời sẽ dành
cho đội khác. Nếu cả 8 ô đã được lựa chọn mà không có đội nào trả lời ô chữ bí mật,
phần trả lời sẽ thuộc về khán giả.
17


* Phần 3: Giao lưu giữa các đội. Giáo viên chia 4 đội chơi thành 2 cặp để giao lưu,
thách đố với nhau về tri thức. Đội 1 với đội 2 làm một cặp, đội 3 và đội 4 làm một
cặp. Các đội ra câu hỏi đổi xứng nhau, giáo viên theo dõi đóng vai trò cố vấn và đánh

giá câu hỏi cũng như phần trả lời của các đội.
Có 3 giám khảo chấm phẩn này..
d. Tổng kết nội dung buổi ngoại khóa: Thư kí tổng kết điểm, Ban tổ chức công bố
điểm, trao giải cho các đội chơi
I.5. Thu thâp, tổng hợp các sản phẩm của học sinh:
1. Đối với bài 43: “Hóa học và vấn đề phat triển kinh tế”
* Một số hình ảnh và video về môi trường, ô nhiễm môi trường (Hình ảnh minh họa
phần phụ lục)
* Sản phẩm của 4 nhóm học sinh:
+ Sản phẩm thứ nhất: Nhóm 1
Là bản thuyết trình sử dụng Powerpoint, đề tài "Vấn đề vai trò của năng lượng
và nguyên liệu đối với sự phát triển kinh tế ". Trong bài thuyết trình nhóm đã đưa ra
được nhiều hình ảnh để minh chứng cho vai trò của năng lượng và nhiên liệu. Nhóm
cũng đã liên hệ thực tế vấn đề năng lượng và nguyên liệu trên đia bàn huyện Yên
Khánh: khai thác đá, than….liên hệ ô nhiễm môi trường.
+ Sản phẩm thứ hai: Nhóm 2
Là bản thuyết trình sử dụng Powerpoint, đề tài: “Vấn đề đang đặt ra về năng
lượng và nhiên liệu”.Nhóm 2 đã dẫn dắt vào vấn này bằng một loạt những hình ảnh
sống động từ đó rút ra những vấn đề cấp bách về năng lượng và nhiên liệu đang là sự
quan tâm hàng đầu của các quốc gia trên thế giới cũng như liên hệ với địa phương
+ Sản phẩm thứ ba: Nhóm 3
Là bản thuyết trình sử dụng Powerpoint, đề tài: “Vấn đề vai trò của vật liệu và
vấn đề vật liệu đang đặt ra cho nhân loại”. Nhóm đã đưa ra các hình ảnh chứng
minh đầy thuyết phục để dẫn dắt về vai trò của vật liệu và những vấn đề đang đặt ra
trong giai đoạn hiện nay, liên hệ với thực tế địa phương một cách khéo léo về tình
trạng khai thác và sử dụng vật liệu trên địa bàn Yên Khánh - Ninh Bình do hoạt động
sản xuất xây dựng...Nhóm cũng đưa ra một số giải pháp khắc phục
+ Sản phẩm thứ tư: Nhóm 4
Là bản thuyết trình sử dụng Powerpoint, đề tài " Vai trò của hóa học với vấn
đề vật liệu". Nhóm 4 đã trình bày vai trò quan trọng của hóa học kết hợp với các

khoa học khác góp phần vô cùng to lớn vào giải quyết vấn đề vật liệu, tạo ra nhiều vật
liệu mới thay thế những vật liệu có sãn trong tự nhiên. Nhóm 4 chủ yếu tập trung sưu
tầm và trình bày các biện pháp sử dụng vật liệu hợp lý để góp phần bảo vệ môi
trường.
2. Đối với bài 44:"Hóa học và vấn đề xã hội”:
* Bài kiểm tra của học sinh (Hình ảnh minh họa phần phụ lục)
* Một số hình ảnh và video về môi trường, ô nhiễm môi trường (Hình ảnh minh họa
phần phụ lục)
* Sản phẩm của 3 nhóm học sinh:
+ Sản phẩm thứ nhất: Nhóm 1: Là bản thuyết trình sử dụng Powerpoint, đề tài "Vấn
đề lương thực và thực phẩm". Trong bài thuyết trình nhóm đã đưa ra được nhiều
18


hình ảnh để minh chứng cho vai trò của lương thực thực phẩm đối với cuộc sống, vấn
đề lương thực thực phẩm đang đặt ra và vai trò của hóa học góp phần giải quyết vấn
đề này.. Nhóm cũng đã liên hệ thực tế ô nhiễm môi trường do hoạt động sản xuất
nông nghiệp trên đia bàn huyện Yên Khánh do do đốt rơm rạ, sử dụng thuốc bảo vệ
thực vật chưa hợp lý...và đưa giải pháp chống ô nhiễm môi trường.
+ Sản phẩm thứ hai:
Nhóm 2 là bản thuyết trình sử dụng Powerpoint, đề tài: “Vấn đề may mặc”.
Nhóm đã nêu lên vai trò của may mặc, vấn đề đặt ra và vai trò của hóa học góp phần
giải quyết vấn đề may mặc, liên hệ với địa phương.
+ Sản phẩm thứ ba:
Nhóm 3 là bản thuyết trình sử dụng Powerpoint, đề tài: “Vấn đề hóa học với
việc bảo vệ sức khỏe con người”. Với cách thức khác với hai nhóm trước, nhóm 3
đưa ra các hình ảnh chứng minh đầy thuyết phục để dẫn dắt về vấn đề dược phẩm, về
các vấn đề liên quan đến sức khỏe, vai trò của hóa học góp phần để bảo vệ sức khỏe,
liên hệ với thực tế về các tệ nạn xã hội mà học sinh trên địa bàn hay mắc phải, Nhóm
cũng đưa ra một số giải pháp khắc phục để bảo vệ sức khỏe của bản thân, gia đình và

cộng đồng.
3. Đối với bài 45:"Hóa học và vấn đề môi trường:
* Bài kiểm tra của học sinh
* Một số hình ảnh và video về môi trường, ô nhiễm môi trường * Sản phẩm của 4
nhóm học sinh:
+ Sản phẩm thứ nhất: Nhóm 1
Là bản thuyết trình sử dụng Powerpoint, đề tài "Vấn đề ô nhiễm môi trường
không khí". Trong bài thuyết trình nhóm đã đưa ra được nhiều hình ảnh để minh
chứng cho một số hiện tượng ô nhiễm không khí. Nhóm đã rút ra nhận xét về không
khí sạch và không khí bị ô nhiễm, nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí, tác hại
của ô nhiễm môi trường khống khí tới đời sống của sinh vật. Nhóm cũng đã liên hệ
thực tế ô nhiễm môi trường không khí trên đia bàn huyện Yên Khánh do nhà máy, do
đốt rơm rạ...và đưa giải pháp chống ô nhiễm môi trường không khí.
+ Sản phẩm thứ hai: Nhóm 2
Là bản thuyết trình sử dụng Powerpoint, đề tài: “Vấn đề ô nhiễm môi trường
nước”.Nhóm 2 đã dẫn dắt vào vấn đề ô nhiễm môi trường nước bằng một loạt những
hình ảnh sống động về ô nhiễm môi trường nước và một video về ô nhiễm môi trường
biển từ đó rút ra nhận xét về nước sạch, nước bị ô nhiễm và tác hại của nó, nguồn gây
ô nhiễm nước, tác hại của ô nhiễm môi trường nước, liên hệ với địa phương và đưa ra
giải pháp chống ô nhiễm môi trường nước, liên hệ tới đại dịch cúm gia cầm H5N1 và
H7N1 lây lan nhanh do ô nhiễm môi trường nước, Ô nhiễm MT nước ở một số khu du
lịch ở Ninh Bình.
+ Sản phẩm thứ ba: Nhóm 3
Là bản thuyết trình sử dụng Powerpoint, đề tài: “Vấn đề ô nhiễm môi trường
đất”. Với cách thức khác với hai nhóm trước, nhóm 3 nêu khái niệm ô nhiễm môi
trường đất, phân biệt đất sạch với đất bị ô nhiễm từ đó đưa ra các hình ảnh chứng
minh đầy thuyết phục để dẫn dắt đến nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đất, tác
hại (đại dịch cúm gia cầm...) và biện pháp chống ô nhiễm môi trường đất, liên hệ với
19



thực tế địa phương một cách khéo léo về tình trạng ô nhiễm môi trường đất trên địa
bàn Yên Khánh - Ninh Bình do hoạt động sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi...Nhóm
cũng đưa ra một số giải pháp khắc phục và một số mô hình chăn nuôi sạch, sản xuất
nông nghiệp sạch.
+ Sản phẩm thứ tư: Nhóm 4
Là bản thuyết trình sử dụng Powerpoint, đề tài " Vai trò của hóa học với vấn
đề chống ô nhiễm môi trường". Nhóm 4 đã trình bày vai trò quan trọng của hóa học
kết hợp với các khoa học khác góp phần vô cùng to lớn vào chống ô nhiễm môi
trường. Nhóm 4 chủ yếu tập trung sưu tầm và trình bày các biện pháp xử lý khí thải,
nước thải, rác thải, các mô hình xử lý các chất thải gây ô nhiễm môi trường. Đồng
thời nhóm cũng đã đưa ra cách xử lý chất thải trong quá trình học tập hóa học
4. Đối với hoạt động ngoại khóa:
Hệ thống câu hỏi giao lưu của 4 đội
Câu hỏi của đội 1 dành cho đội 2: Theo bạn, môn Hóa đem lại cho bạn những điều
bổ ích gì?
Câu hỏi của đội 2 dành cho đội 1: Bạn có mơ ước trở thành một Mendeleep thứ hai
không? Nếu muốn trở thành con người như vậy, bạn sẽ phải chuẩn bị những gì?
Câu hỏi của đội 3 dành cho đội 4: Tại sao vào vụ mùa (ở Bắc Bộ), người nông dân
thường bón lượng đạm cho cây trồng ít hơn so với vụ chiêm?
Câu hỏi của đội 4 dành cho đội 3: Nếu bạn học tốt môn Hóa, bạn sẽ lựa chọn thi đại
học trường nào? Tại sao?
Việc tổng hợp các sản phẩm của học sinh giúp giáo viên đánh giá chính xác
hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
BÀI THUYẾT TRÌNH NHÓM 1: Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ
Như các bạn đã biết, không khí là yếu tố quan trọng giúp duy trì sự sống của
sinh vật, nhưng đó phải là không khí sạch. Vậy không khí sạch là gì? Đó là không khí
thường có tỉ lệ là: 87% N2 , 21%O2 và lượng nhỏ CO2, hơi nước. Cùng với sự phát
triển của kinh tế, những nhu cầu đa dạng của con người, dân số tăng nhanh dẫn tới
môi môi trường sống ngày càng ô nhiễm trong đó đặc biệt nghiêm trọng là ô nhiễm

không khí. Vậy ô nhiễm không khí là gì? Đó là khi không khí chứa quá nhiều các khí
CO2 , CH4, CO, NH3, …và một số vi khuẩn gây bệnh.
Không khí bị ô nhiễm do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan trong đó
quan trọng nhất là nguyên nhân chủ quan. Sự phát triển kinh tế quá nhanh, khai thác
tài nguyên cạn kiệt, nhà máy, xí nghiệp thải ra môi trường lượng khí thải vô cùng lớn.
Các phương tiện giao thông (ô tô, xe máy, tàu hỏa, tàu thuyền…) cũng đóng góp một
lượng khí thải lớn, khiến môi trường ngày càng ô nhiễm. Bên cạnh đó những đồ dùng
hàng ngày (tủ lạnh, máy khử mùi…) cũng tạo nên lượng khí thải đặc biệt nguy hiểm
phá vỡ tầng ozon. Ngay cả trong lĩnh vực nông nghiệp, rác thải nông nghiệp chưa
được tận dụng xử lí đúng cách cũng tạo ra lượng khí thải lớn.
Kính thưa các thầy cô giáo! Thưa các bạn! Từ lâu, các nhà hoạt động về môi
trường đã cảnh báo mối nguy hại từ hiện tượng không khí bị ô nhiễm. Trái đất đang
nóng lên từng ngày, làm băng ở Bắc cực và Nam cực tan chảy dẫn tới hiện tượng
nước biển dâng, nguy cơ nhiều vùng đất thấp của thế giới sẽ biến mất. Khí độc mà
20


con người và sinh vật hít phải gây ra nhiều bệnh nguy hiểm…Trong môi trường ô
nhiễm, nhiều sinh vật, vi khuẩn có hại có cơ hội phát triển mạnh tạo ra những căn
bệnh mới vô cùng khó chữa…đó là một thực tế vô cùng đáng lo ngại.
Chúng ta đang sống ở một miền quê nhưng vấn đề ô nhiễm không khí đã và
đang diễn ra hàng ngày. Sau mỗi mùa gặt, cha mẹ chúng tôi và các bạn đốt rơm rạ;
sau những trận dịch bênh xảy ra ở gà, lợn…hàng loạt các bao tải xác động vật được
thả xuống sông, được vứt chềnh ềnh giữa lối đi lại. Khu công nghiệp Khánh Phú (Yên
Khánh - Ninh Bình), hàng ngày xả khí thải khiến mùi khí NH 3 nồng nặc, tức thì gây
những bệnh về hô hấp; những lò ghạch dã chiến ở ven sông Mạc, khói nhà máy nhiệt
điện Ninh Bình, các khu công nghiệp mới mọc lên, rác thải y tế chưa được xử lí đúng
quy trình…tất cả đang tàn phá môi trường ghê gớm.
Bên cạnh đó, người dân xã Khánh Thành, Khánh Công (Yên Khánh - Ninh
Bình) đã biết tận dụng rơm rạ để trồng nấm; doanh nghiệp Thành Loan (Khánh Lợi Yên Khánh - Ninh Bình) đã tận dụng vỏ trấu để tái chế thành củi để đun nấu trong

sinh hoạt…đó là những cách làm rất hay, đáng nhân rộng.
BÀI THUYẾT TRÌNH NHÓM 2: Ô NHIỄM NGUỒN NƯỚC
Kính thưa các thầy cô giáo! Thưa các bạn!
Xin kính mời các thầy cô giáo, các bạn cùng nhìn lại những hình ảnh đáng sợ
về thực trạng ô nhiễm môi trường hiện nay trên thế giới, ở Việt Nam và nơi chúng ta
đang sinh sống. Rác thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp, rác thải y tế, khí thải từ các
nhà máy…đang tàn phá môi sinh môi trường sống. Trong các môi trường bị ô nhiễm,
có lẽ ô nhiễm nguồn nước là đáng quan ngại nhất bở nước là khởi nguồn của sự sống.
Vậy trước tiên, chúng ta phải phân biệt nước sạch và nước bẩn (nước ô nhiễm).
Nước sạch là nước không chứa các chất nhiễm bẩn, các vi khuẩn gây bệnh và các chất
hóa học. Trong nước, phải thỏa mãn các qui định về thành phần giới hạn của một số
ion, nồng độ một số chất thải của tổ chức Y tế thế giới (WHO). Nước sạch nhất là
nước cất (thành phần chỉ chứa H2O).
Nước ô nhiễm thường chứa các chất thải hữu cơ, các vi sinh vật gây bệnh, các
chất dinh dưỡng thực vật, các hóa chất hữu cơ tổng hợp, các hóa chất vô cơ, các chất
phóng xạ, chất độc hóa học...Ô nhiễm nước Là hiện tượng làm thay đổi thành phần
tính chất của nước gây bất lợi cho mội trường nước, phần lớn do các hoạt động khác
nhau của con người gây nên.
Tác nhân gây ô nhiễm có nhiều, bao gồm: Các ion kim loại
,
23nặng( As,Pb,Hg,Sb,Cu,Mn …), các anion(NO3 , SO4 , PO4 ,…), thuốc bảo vệ
thực vật,phân bón hóa học,thuốc kích thích sinh trưởng. Môi trường ô nhiễm gây ra
những hậu quả khôn lường cho sinh vật cũng như cho con người., ảnh hưởng trực tiếp
đến sự sinh trưởng, phát triển hay bị hủy diệt của động thực vật.
Tỉnh Ninh Bình chúng ta có tài nguyên nước tương đối dồi dào. Toàn tỉnh có
811,2 km chiều dài sông suối và 2.367,5 km kênh mương.Tuy nhiên, chất lượng nước
đang có chiều hướng suy giảm, một số khu vực đã bị ô nhiễm, như sông Vân đoạn
chảy qua thành phố Ninh Bình, các hồ ao, kênh mương gần, giáp khu dân cư, khu
làng nghề...Kết quả phân tích cho thấy nước ngầm địa bàn Ninh Bình chưa có biểu
21



hiện ô nhiễm chì, ca đi mi, thủy ngân. Nhưng một số khu vực có biểu hiện bị nhiễm
bẩn Asen ở mức độ nhẹ tại một số khu vực xã Thượng Kiệm, xã Định Hoá, huyện
Kim Sơn; xã Yên Mỹ, huyện Yên Mô; xã Gia Trấn, huyện Gia Viễn...
Giải pháp bảo vệ nguồn nước
- Có chế tài đủ mạnh xử phạt cá nhân, tổ chức gây ô nhiễm môi trường “Người gây ô
nhiễm phải trả tiền" để khắc phục hậu quả.
- Hạn chế khối lượng chất thải rắn phải chôn lấp đến mức thấp nhất.
- Xử lý triệt để các loại chất thải rắn y tế, chất thải rắn xây dựng, bùn thải, chất thải
rắn sinh hoạt không thể tái sử dụng.
- Coi trọng tuyên truyền bảo vệ môi trường
BÀI THUYẾT TRÌNH NHÓM 3: Ô NHIỄM ĐẤT
Kính thưa các thầy cô giáo! Thưa các bạn!
Khi con người tách mình khỏi thế giới tự nhiên, loài người đã xác định tầm quan
trọng đặc biệt của tài nguyên đất. Và trong suốt quá trình tồn tại, phát triển của mình,
loài người đã biến tài nguyên đó thành một tài sản đặc biệt, tạo tiền đề phát triển nền
văn minh rực rỡ như ngày nay. Tuy vậy, cùng với việc sử dụng tài nguyên đó, con
người ngày càng lạm dụng, vắt kiệt tài nguyên này cũng như xả vào lòng đất mẹ biết
bao chất bản tạo nên sự ô nhiễm tài nguyên đất.
Vậy ô nhiễm đất là gì? Là tất cả các hiện tượng, các quá trình làm nhiễm bẩn
đất, thay đổi tính chất lí, hóa tự nhiên của đất do các tác nhân gây ô nhiễm, dẫn đến
làm giảm độ phì của đất. Từ khái niệm ô nhiễm đất ấy, chúng ta cũng cần phân biệt
đất sạch và đất bị ô nhiễm.
Đất sạch không chứa các chất nhiễm bẩn, một số chất hóa học, nếu có chỉ đạt
nổng độ dưới mức quy định.
Đất bị ô nhiễm có chứa một số độc tố, chất có hại cho cây trồng vượt quá nồng
độ đã được quy định.
Thực tế nguyên nhân gây ô nhiễm đất có nhiều:
+ Chất thải sinh hoạt

+ Chất thải do sản xuất công nghiệp, sản xuất hàng hóa, hoạt động kinh doanh,…
+ Chất thải nông nghiệp:phân bón, chất bảo vệ thực vật, chất kích thích vật nuôi, cây
trồng,…
+ Chất thải do phòng nghiên cứu, phòng thí nghiệm, bệnh viện, chợ,…
Đất bị ô nhiễm đã đang và sẽ tiếp tục gây ra những tác hại khó lường cho con
người
+ Gây ra những tổn hại lớn về sản xuất, kinh tế và đời sống.
+ Dư lượng hóa chất, thuốc trừ sâu bị phân hủy rất chậm và bị lôi cuốn vào chu trình:
đất-cây-động vật-người, gây ra những tác hại khó lường, ảnh hưởng tới đời sống của
con người và sinh vật. Khi con người hấp thụ các nông sản được gieo trồng từ nguồn
đất bị ô nhiễm có thể dẫn tới những đột biến gen.
Tại địa bàn huyên Yên Khánh chúng ta đây, hiện tượng đất bị ô nhiễm cũng đã
và đang diễn ra. Thói quen canh tác nông nghiệp dựa nhiều vào phân bón vô cơ, lạm
dụng thuốc bảo vệ thực vật…đã làm cho độ phì nhiêu của đất giảm đi nhiều, đó là
nguy cơ lớn ảnh hưởng tới nông nghiệp bền vững.
22


Ý thức được vấn đề tài nguyên đất bị ô nhiễm, nhiều biện pháp kĩ thuật đã được
đưa vào giúp cải tạo nguồn đất. Đó là các mô hình sản xuất an toàn theo tiêu chuẩn
VietGap; tận dụng rơm rạ làm phân bón hữu cơ (dùng chế phẩm sinh
học)…những việc đó đang mang lại hiệu quả cao trong sản xuất nông nghiệp, đem lại
sức khỏe cho con người và sinh vật nói chung.
Chúng ta là những chủ nhân tương lai của đất nước cần phải góp sức giúp cho
tài nguyên đất phì nhiêu, màu mỡ.
BÀI THUYẾT TRÌNH NHÓM 4: VAI TRÒ CỦA
HÓA HỌC TRONG VIỆC XỬ LÍ Ô NHIỄM
Kính thưa các thầy cô giáo! Thưa các bạn!
Song hành với phát triển kinh tế, loài người đang đứng trước nguy cơ môi sinh,
môi trường sống đang bị hủy hoại nghiêm trọng. Ở bất kì đâu trên thế giới, bằng trực

quan, chúng ta đều nhận ra rằng không khí, đất đai, nguồn nước đang bị tàn phá nặng
nề. Vậy giải pháp nào trả lại cho chúng ta môi trường sống trong sạch?
Phương pháp chung:
- Loại bỏ chất thải độc hại bằng cách sử dụng chất hóa học khác có phản ứng với chất
độc hại, tạo thành chất ít độc hại hơn ở dạng rắn, khí hoặc dung dịch.
- Hoặc cô lập chất độc hại trong những dụng cụ đặc biệt, ngăn chặn không cho chất
độc hại thâm nhập vào môi trường đất, nước, không khí gây ô nhiễm môi trường.
Tuy vậy ở mỗi môi trường bị ô nhiễm, chúng ta lại cần có những giải pháp cụ
thể, dựa trên cơ sở khoa học.
- Với nguồn nước:
+ Nước thải của các cơ sở y tế, nước thải công nghiệp: cần phải được xử lí đảm bảo
độ an toàn cho sinh vật trước khi thải ra các sông hồ.
+ Nước sinh hoạt: cần phải được xử lí bằng các hóa chất an toàn, dùng các bể lắng
trước khi cung cấp cho sinh hoạt.
- Với khí thải:
+ Các nước công nghiệp phát triển cần cắt giảm khí thải, hỗ trợ tài chính, công nghệ
cho các nước đang phát triển trong việc xử lí khí thải.
+ Các ngành sản xuất cần tăng cường nghiên cứu, sử dụng những công nghệ xanh,
công nghệ tiêu tốn ít năng lượng.
+ Ngành nông nghiệp cần tận dụng rác thải nông nghiệp làm phân bón hữu cơ, làm
các sản phẩm thủ công mĩ nghệ…
- Trong quá trình học tập môn Hóa, giáo viên cần tăng cường cho học sinh thực hành
phân loại rác, phát hiện các hóa chất độc dại và cách thức xử lí các loại rác đó, qua đó
giúp học sinh có niềm đam mê khoa học…
- Trong cuộc sống hàng ngày, mỗi chúng ta cần biết phân loại và tận dụng, tái chế rác
thải bởi rác là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá đối với con người.
Hy vọng những quan điểm trên của chúng em nhận được sự đồng thuận, những
ý kiến đóng góp từ các thầy cô giáo, và các bạn. Chúng ta hãy cùng nhau bảo vệ hành
tinh thân yêu này!


23


Ảnh bài kiểm tra của học sinh

24


TRƯỜNG THPT YÊN KHÁNH A
TỔ LÝ- HÓA

KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA MÔN HÓA HỌC
I. Mục đích, ý nghĩa
- Củng cố và nâng cao nhận thức cho học sinh về vấn đề Hóa học và vấn đề môi
trường, tạo ra một hoạt động học đi đôi với hành
- Qua hoạt động ngoại khóa, góp phần định hướng nghề nghiệp cho học sinh
II. Thành phần tham gia
1. Học sinh
- Đối tượng dành cho học sinh khối 12
- Số đội chơi: 04 đội, mỗi đội gồm 3 thành viên - mỗi tổ một đội chơi
2. Giáo viên
a. Xây dựng kết cấu và nội dung chương trình
b. Phụ trách tập chọn thành viên tham dự: lớp trưởng, tổ trưởng, cán sự bộ môn
III. Hình thức tổ chức, thời gian, địa điểm
1. Hình thức tổ chức:
Chương trình được xây dựng theo hình thức các phần thi cụ thể
a. Phần 1: Khởi động. Các câu hỏi được xây dựng theo hình thức trắc nghiệm. Các
đội thi sẽ được suy nghĩ và trả lời trong vòng 15 giây; đáp án ghi vào bảng nhỏ rõ
ràng. Nếu đội nào trả lời đúng sẽ được 5đ, không có đáp án hoặc trả lời sai sẽ không
có điểm.

b. Phần 2: Vượt chướng ngại vật (giải ô chữ hóa học). Giáo viên xây dựng ô chữ
(gồm hàng ngang và ô chữ bí mật. Ô chữ hàng ngang có số ô chữ (chữ cái) khác nhau.
Trong các ô chữ hàng ngang đó sẽ có các gợi ý để các đội trả lời. Mỗi đội sẽ lần lượt
lựa chọn ô chữ hàng ngang để trả lời, các đội khác cũng có quyền tham gia trả lời
cùng với đội được quyền lựa chọn ô chư. Thời gian suy nghĩ và trả lời
cho mỗi ô ngang là 20 giây. Sau 20 giây, đội nào trả lời đúng sẽ được 5đ/1 ô, riêng
đội đang được quyền lựa chọn ô chữ mà trả lời đúng sẽ được 10đ. Nếu các đội đều
không trả lời đúng, ô chữ sẽ không được mở ra và quyền trả lời sẽ thuộc về khán giả.
Ô chữ bí mật chỉ được quyền trả lời khi đã có ít nhất 4 ô chữ hàng ngang được lựa
25


×