Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

skkn một số biện pháp nâng cao hiệu quả phương pháp hoạt động nhóm của học sinh tiểu học trong môn mĩ thuật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.26 MB, 34 trang )

Một số biện pháp nâng cao hiệu quả phương pháp hoạt động nhóm của học sinh tiểu học
trong môn Mĩ thuật

I. C¨n cø ®Ó tËp trung nghiªn cøu:
1. Cơ sở lý luận:
Đất nước ta đang trong thời kỳ đổi mới, thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại
hóa đất nước. Xuất phát từ mục tiêu chung “Nâng cao tính chủ động, phát
huy tính tích cực, tư duy của học sinh”, môn Mỹ Thuật ở trường tiểu học góp
phần thực hiện mục tiêu trên đó là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo
đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và kỹ năng cơ bản để hình thành nhân cách con
người. Đứng trước một trọng trách vô cùng lớn lao mà sứ mệnh lịch sử đặt lên
vai, người giáo viên trong giai đoạn hiện nay phải luôn cố gắng thay đổi từ
chính bản thân, đổi mới trong phương pháp dạy học.
Mỗi một phương pháp giảng dạy dù cổ điển hay hiện đại đều nhấn mạnh
lên một khía cạnh nào đó của cơ chế dạy-học hoặc nhấn mạnh lên mặt nào đó
thuộc về vai trò của người thầy và không có một phương pháp giảng dạy nào
được cho là lý tưởng. Mỗi một phương pháp đều có ưu điểm của nó do vậy
người thầy nên xây dựng cho mình một phương pháp riêng phù hợp với mục
tiêu, bản chất của vấn đề cần trao đổi, phù hợp với thành phần nhóm lớp học,
các nguồn lực, công cụ dạy-học sẵn có và cuối cùng là phù hợp với sở thích của
mình.
Các phương pháp phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh với
sự tổ chức và hướng dẫn đúng mức của giáo viên trong việc phát hiện và giải
quyết vấn góp phần hình thành phương pháp và nhu cầu tự học, tạo niềm vui và
hứng thú trong học tập khi học sinh tự khám phá được kiến thức thì học sinh dễ
nhớ và nhớ lâu hơn. Một trong những phương pháp đó là phương pháp dạy học
theo nhóm.
Đổi mới phương pháp dạy học không có nghĩa là tìm được phương pháp nào
là vạn năng cho tất cả các môn học, cũng không có nghĩa là phương pháp này
xuất hiện làm thay đổi phương pháp hiện có. Mà là đổi mới cách lựa chọn, sử
dụng phương pháp sao cho phù hợp và đạt hiệu quả cao hơn, phát huy tính tích


cực của học sinh, tính kế thừa và phát triển. Phương pháp hoạt động nhóm
1
Nguyễn Thị Thu Hà - Trường Tiểu học Mai Sơn

Năm học 2013 - 2014


Một số biện pháp nâng cao hiệu quả phương pháp hoạt động nhóm của học sinh tiểu học
trong môn Mĩ thuật

được áp dụng trong môn Mĩ thuật từ lâu nhưng chưa thực sự phát huy hiệu quả.
Chính vì vậy cần phải tìm ra các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả phương
pháp hoạt động nhóm của học sinh tiểu học trong môn Mĩ thuật.
2. Cơ sở thực tiễn:
Dạy học chia nhóm được hiểu là cách dạy học, trong đó các học sinh được
chia thành các nhóm nhỏ, cùng nhau nghiên cứu giải quyết các vấn đề mà giáo
viên đặt ra, từ đó giúp học sinh tiếp thu được một kiến thức nhất định nào đó.
Nhằm giúp học sinh phát triển kĩ năng giao tiếp. Phát triển năng lực nhận thức
và tư duy của học sinh. Phát triển nhân cách học sinh.
Theo A.T.Francisco (1993): " Học tập nhóm là một phương pháp học tập
mà theo phương pháp đó học viên trong nhóm trao đổi, giúp đỡ và hợp tác với
nhau trong học tập".
Phương pháp làm việc theo nhóm là tạo điều kiện cho học sinh đều được
tham gia vào quá trình học tập một cách tự giác bằng khả năng của mình.
Phương pháp học tập này là xây dựng cho học sinh tinh thần tập thể, ý thức
cộng đồng với công việc chung. Đồng thời hình thành ở học sinh phương pháp
làm việc khoa học (tự lập kế hoạch và làm việc theo kế hoạch).
Trong thời đại ngày nay, khi khoa học kĩ thuật ngày càng phát triển thì yêu
cầu làm việc theo nhóm là cần thiết hơn bao giờ hết. Đơn giản là vì không ai
hoàn hảo, làm việc theo nhóm có thể tập trung những mặt mạnh của từng người

và bổ sung, hoàn thiện cho nhau những điểm yếu.
- Dạy học theo nhóm đòi hỏi giáo viên phải chuẩn bị kĩ lưỡng kế hoạch
dạy học, lựa chọn những nội dung thực sự phù hợp với hoạt động nhóm và thiết
kế được các hoạt động giúp các em lĩnh hội, khám phá kiến thức mới một cách
tốt nhất.
- Tổ chức dạy học nhóm là một hình thức dạy học mới. Đó là một trong
những hình thức thực hiện tốt việc dạy học phát huy tính tích cực và tương tác
của học sinh. Với hình thức này, học sinh được hấp dẫn, lôi cuốn vào các hoạt
2
Nguyễn Thị Thu Hà - Trường Tiểu học Mai Sơn

Năm học 2013 - 2014


Một số biện pháp nâng cao hiệu quả phương pháp hoạt động nhóm của học sinh tiểu học
trong môn Mĩ thuật

động học, thu lượm kiến thức bằng chính khả năng của mình với sự giúp đỡ,
hướng dẫn của giáo viên.
- Phương pháp dạy học theo nhóm được sử dụng nhằm khai thác vốn kiến
thức mà các em đã tích luỹ, những hiểu biết thực tế trong đời sống hoặc vận
dụng kiến thức vào cuộc sống lao động sản xuất.
Làm việc theo nhóm là một trong những phương pháp dạy học được áp
dụng trong đổi mới phương pháp dạy học: phát huy tính tích cực của người
học, dạy học hướng về người học.
Đối với môn Mĩ thuật, phương pháp làm việc theo nhóm thường được thực
hiện khi tìm hiểu các tác phẩm nghệ thuật, bày mẫu và lựa chọn mẫu vẽ, trong
các trò chơi ghép hình, vẽ màu ... Để học sinh có điều kiện bộc lộ ý kiến, tăng
khả năng hợp tác và năng lực làm việc cá nhân, tăng hứng thú của học sinh.
Tuy nhiên, do thực trạng cơ sở vật chất và việc áp dụng đổi mới phương pháp

dạy học chưa đồng bộ nên hiệu quả của phương pháp hoạt động nhóm trong
môn Mĩ thuật chưa cao. Chính vì vậy, tôi đã đi sâu tìm tòi, học hỏi và xin đưa
ra “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả phương pháp hoạt động nhóm của
học sinh tiểu học trong môn Mĩ thuật”.

II. NỘI DUNG
1. GIẢI PHÁP CŨ THƯỜNG LÀM:
Trong môn Mĩ thuật, phương pháp làm việc theo nhóm thường được
thực hiện khi tìm hiểu các tác phẩm nghệ thuật, bày mẫu và lựa chọn mẫu vẽ,
3
Nguyễn Thị Thu Hà - Trường Tiểu học Mai Sơn

Năm học 2013 - 2014


Một số biện pháp nâng cao hiệu quả phương pháp hoạt động nhóm của học sinh tiểu học
trong môn Mĩ thuật

trong các trò chơi ghép hình, vẽ màu ... Tôi nhận thấy việc áp dụng phương
pháp làm việc theo nhóm trong từng tiết dạy còn rất nhiều hạn chế cần được
khắc phục để nâng cao chất lượng môn mĩ thuật:
- Hình thức làm việc theo nhóm còn đơn điệu.
- Học sinh không tập trung chú ý, mất trật tự, những HS lười có cơ hội
trốn tránh công việc ỷ lại vào các bạn trong nhóm.
- Trong 1 tiết dạy còn diễn ra 2 đến 3 lần thảo luận nhóm.
- Học sinh chưa thực sự hứng thú tham gia hoạt động nhóm, và thi đua
giữa các nhóm.
- Học sinh lạc đề, thảo luận chưa đúng nội dung yêu cầu.
- Trình bày ý kiến thảo luận hoặc sản phẩm hoạt động nhóm còn sơ sài.
Các nhóm chỉ đọc kết quả, giáo viên nhắc lại, chưa có ý kiến phản biện, phỏng

vấn, tranh luận để khai thác sâu hơn nội dung bài.
Áp dụng phương pháp làm việc theo nhóm còn mang tính hình thức,
phong trào, ít hiệu quả ...
Phương pháp này bị hạn chế bởi không gian chật hẹp của lớp học, bởi thời
gian hạn định cho một tiết học, giáo viên phải mất nhiều thời gian chuẩn bị đồ
dùng và thiết kế nhiệm vụ cho nhóm, tổ chức một cách hợp lí và học sinh đã
quen với hoạt động này thì mới có kết quả tốt.
Do vậy giáo viên ngại đổi mới, ngại dạy học theo nhóm, có giáo viên tổ
chức hoạt động nhóm chỉ mang tính hình thức, chưa phù hợp với nội dung bài
dạy, dẫn đến kết quả chưa cao.
Một số giáo viên trẻ nhiệt tình hưởng ứng song chưa có nhiều kinh
nghiêm trong việc tổ chức hoạt động nhóm.
Học sinh: Đa số học sinh được hỏi thì các em đều trả lời thích được học
theo nhóm.
Dạy học theo nhóm có thể gây ồn trong lớp khó kiểm soát, vì vậy giáo
viên cần chú ý giáo dục và rèn luyện kỹ năng hoạt động hợp tác trong nhóm
cho học sinh.
4
Nguyễn Thị Thu Hà - Trường Tiểu học Mai Sơn

Năm học 2013 - 2014


Một số biện pháp nâng cao hiệu quả phương pháp hoạt động nhóm của học sinh tiểu học
trong môn Mĩ thuật

Trong nhóm có thể có một số học sinh tích cực, một số khác ỷ lại vào các
bạn trong nhóm.
Việc phân nhóm khó khăn mất nhiều thời gian, khó có thể đánh giá các
cá nhân trên kết quả thảo luận của nhóm. Vì vậy giáo viên cần kết hợp đánh giá

của thầy với đánh giá của trò.
Khi nghiên cứu đề tài nêu trên bản thân tôi đã tiến hành dự giờ và khảo sát
một số giờ dạy cụ thể là:
TỔNG SỐ
TIẾT DỰ

SỐ TIẾT ĐẠT
GIỎI

SỐ TIẾT ĐẠT
KHÁ

SỐ TIẾT ĐẠT
TB

SỐ TIẾT
YẾU

18

8

10

0

0

Để khắc phục được những nhược điểm nêu trên, tuỳ vào dạng bài ở từng
khối lớp để đưa ra các hoạt động nhóm sao cho có hiệu quả:

NHẬP ĐỀ VÀ GIAO
- Ở lớp 1,2,3: Với các dạng bài: Thường thức mĩ thuật - Tập nặn tạo
NHIỆM VỤ
dáng nên tổ chức hoạt động nhóm ở các bước quan sát, nhận xét; thực hành thì
. Giới thiệu chủ đề
Làm việc toàn lớp
chắc chắn các em sẽ có những sản phẩm
Xác đẹp.
định nhiệm vụ các
nhóm
Bên cạnh một số phương pháp dạy
học để giờ dạy đạt kết quả cao hơn thì
Thành lập các nhóm
đòi hỏi người giáo viên cần phải có một số kỹ thuật dạy học tích cực thì chất
lượng người dạy cũng như người học sẽ đạt hiệu quả cao.
LÀM VIỆC NHÓM
Mỗi tiết Mĩ thuật tổ chức được nhiều hình thức cho học sinh tham gia bài
Làm việc nhóm
Chuẩn bị chỗ làm việc
học thì các em sẽ hứng thú hơn,
các hình
Lậptrong
kế hoạch
làmthức
việctổ chức đó thì tổ chức hoạt
thuận
quynhất
tắc làm
động nhóm là rất quan trọng,Thoả
một bài

không
thiếtviệc
là hoạt động nào cũng
Tiến hành giải quyết nhiệm vụ
cần hoạt động nhóm mới có hiệu
quả,bịmà
tuỳcáo
vàokết
yêuquả
cầu để áp dụng hoạt động
Chuẩn
báo
nhóm sẽ có hiệu quả cao hơn.
2. GIẢI PHÁP MỚI CẢI TIẾN:
2.1 CẤU TRÚC CHUNG CỦA QUÁ TRÌNH DẠY HỌC THEO NHÓM:
Làm việc toàn lớp
TRÌNH BÀY KẾT
QUẢ / ĐÁNH GIÁ
Các nhóm trình bày kết
quả
Đánh5giá kết quả
Nguyễn Thị Thu Hà - Trường Tiểu học Mai Sơn

Năm học 2013 - 2014


Một số biện pháp nâng cao hiệu quả phương pháp hoạt động nhóm của học sinh tiểu học
trong môn Mĩ thuật

Trình tự của phương pháp dạy học theo nhóm gồm 3 bước:

2.1.1 Các bước tổ chức hoạt động nhóm
Bước 1: Làm việc chung của cả lớp- Chuẩn bị cho tổ chức hoạt động nhóm
- Xác định các nội dung cho hoạt động nhóm: Nội dung học tập thích
hợp cho hoạt động hợp tác theo nhóm thường là các vấn đề, câu hỏi, bài tập đòi
hỏi tư duy và sự đóng góp của nhiều người để giải quyết.
- Xác định thành phần nhóm.
- Xác đinh quy mô nhóm.
- Xác định thời gian của từng hoạt động học nhóm
6
Nguyễn Thị Thu Hà - Trường Tiểu học Mai Sơn

Năm học 2013 - 2014


Một số biện pháp nâng cao hiệu quả phương pháp hoạt động nhóm của học sinh tiểu học
trong môn Mĩ thuật

- Hướng dẫn cách làm việc theo nhóm để việc thảo luận đạt hiệu quả ,
giáo viên cần xác định mục đích chỉ dẫn nhiệm vụ cần thực hiện, ấn định thời
gian, nghĩa là học sinh phải hiểu ý nghĩa, mục đích việc sắp làm, nắm vững các
bước thực hiện và biết trước thời gian cần thực hiện nhiệm vụ bao lâu.
- Giao nhiệm vụ cho hoạt động nhóm:
+ Nêu và giải thích rõ ràng mục tiêu làm việc, giao nhiệm vụ một cách rõ
ràng cho từng nhóm làm việc để mỗi thành viên trong nhóm hiểu được công
việc cần phải làm và mô tả một cách cụ thể cách thực hiện các nhiệm vụ đó.
Cần lưu ý là nếu không đề ra nhiệm vụ rõ ràng thì không có được kết quả
thuyết phục. Những mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung làm việc theo nhóm có thể
được viết ra giấy và phát cho mỗi nhóm.
+ Định thời gian làm việc của mỗi nhóm
+ Nêu cách thức làm việc của nhóm

+ Cung cấp các thông tin liên quan với chủ đề.
+ Thông báo công việc của giáo viên trong thời gian các nhóm làm việc.
Bước 2: Tiến hành tổ chức dạy học theo nhóm
- Chia nhóm và phân công nhiệm vụ cho các thành viên nhóm:
Thực hiện việc chia nhóm theo những cách: ngẫu nhiên ( phát bìa, thẻ, điểm
số...), theo sự chỉ định của giáo viên hoặc theo sở thích của học sinh.
- Cung cấp những câu hỏi định hướng quá trình làm việc của nhóm.
- Sau khi xác định nhiệm vụ cần thực hiện, học sinh thực hiện nhiệm vụ
theo cá nhân, sau đó trao đổi ý kiến thảo luận trong nhóm để rút ra vấn đề
chung cuối cùng đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận của nhóm mình.
- Giáo viên hỗ trợ và hướng dẫn khi cần.

7
Nguyễn Thị Thu Hà - Trường Tiểu học Mai Sơn

Năm học 2013 - 2014


Một số biện pháp nâng cao hiệu quả phương pháp hoạt động nhóm của học sinh tiểu học
trong môn Mĩ thuật

Hình 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh thảo luận nhóm
- Tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả làm việc nhóm (Cách tổ chức
cho các nhóm trình bày kết quả và xử lý tình huống khi HS không có ý nhận
xét; mỗi nhóm có các nhiệm vụ khác nhau). Cử đại diện trình bày kết quả làm
việc của nhóm.
Bước 3: Thảo luận tổng kết hoạt động học nhóm trước lớp :
- Các nhóm báo cáo kết quả -Thảo luận chung .
- Tổng hợp, phân tích ý kiến và kết luận
- Đánh giá kết quả hoạt động nhóm.

- Giáo viên nhận xét , bổ sung tổng kết khi thời gian thảo luận kết thúc
giáo viên tổ chức để đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận trước lớp, các
nhóm khác nêu nhận xét bổ sung.
Nếu kết quả thảo luận của các nhóm chưa thống nhất, giáo viên đưa vấn đề
ra thảo luận chung cả lớp rồi mới đưa ra đáp án đúng, hoàn chỉnh kiến thức cho
học sinh đồng thời đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của các nhóm.
2.1.2 Cách thành lập nhóm:
Việc phân chia nhóm thường dựa trên:
- Số lượng học sinh trong lớp

8
Nguyễn Thị Thu Hà - Trường Tiểu học Mai Sơn

Năm học 2013 - 2014


Một số biện pháp nâng cao hiệu quả phương pháp hoạt động nhóm của học sinh tiểu học
trong môn Mĩ thuật

- Nội dung của bài học
- Đặc điểm của học sinh
Cách chia nhóm như thế nào cho hợp lý : có thể theo một tiêu chuẩn nào
đó của bài học hay của giáo viên và cũng có thể hoàn toàn ngẫu nhiên.
♦ Nhóm ngẫu nhiên: giáo viên chia nhóm một cách ngẫu nhiên
- Chia nhóm theo biểu tượng
- Ghép hình, Đếm số; Tháng sinh nhật,
- Đặc điểm bên ngoài
- Sở thích của học sinh: về các môn học, các loài vật hay các loài hoa…
♦ Nhóm chủ định: Giáo viên chủ động đưa ra yêu cầu theo đối tượng học sinh,
nắm bắt được trình độ từng học sinh. Đưa ra phiếu câu hỏi riêng cho từng

nhóm.
2.1.3 Số lượng học sinh trong nhóm
- Nhóm nhỏ: 2 - 3 học sinh.
- Nhóm vừa: 4 - 5 học sinh.
- Nhóm lớn: 6 - 8 học sinh.
2.1.4 Thành phần nhóm
Hai yếu tố cần thiết cho sự thành công của hoạt động nhóm là sự an
toàn và sự thách thức. Nhóm “bạn bè” sẽ cho HS cảm giác an toàn nhất, nhưng
không phải lúc nào cũng có sự thách thức cần thiết để giúp trẻ mở rộng suy
nghĩ cũng như không mở rộng thêm những kĩ năng xã hội cần thiết để giao tiếp
với những người không quen, thậm chí không thích.
Thành công trong cuộc sống đòi hỏi con người có lúc phải làm việc với
tất cả mọi người. Vì vậy, thỉnh thoảng cần thuyết phục trẻ làm việc trong nhóm,
bất chấp những cái thích và không thích của cá nhân. Các nhóm có khả năng
khác nhau có lợi cho một diện HS rộng nhất, nhưng thỉnh thoảng vẫn phải tạo
điều kiện cho những trẻ có cùng khả năng, đặc biệt những trẻ có khả năng cao
làm việc cùng nhau.
9
Nguyễn Thị Thu Hà - Trường Tiểu học Mai Sơn

Năm học 2013 - 2014


Một số biện pháp nâng cao hiệu quả phương pháp hoạt động nhóm của học sinh tiểu học
trong môn Mĩ thuật

Các nhóm sẽ làm việc tốt nhất, cho dù là thành phần như thế nào, nếu
như trẻ trở thành đồng đội tốt của nhau và hài hoà được kĩ năng để thực hiện
nhiệm vụ của nhóm.
2.1.5 Kích cỡ nhóm

Số lượng HS trong một nhóm bao nhiêu thì vừa? Câu trả lời tuỳ thuộc
vào hoạt động mà GV muốn HS thực hiện.
Nhóm càng đông thì các em càng tự tin hơn với những gì nhóm khám
phá được, càng có nhiều kinh nghiệm bản thân để chia sẻ và GV càng tốn ít
thời gian đảo quanh các nhóm. Tuy nhiên có thể số HS không làm việc càng
nhiều, thời gian để nhóm đi đến quyết định càng dài và càng khó đạt đươc đồng
thuận. Nhóm càng ít người thì càng ít HS ỷ lại và quyết định càng nhanh. Đảm
bảo HS nào cũng tham gia làm việc.
Một chiến lược học tập hợp tác hữu ích trong mọi tình huống học tập
được tóm tắt lại thành khẩu hiệu là: “Tư duy - từng đôi – chia sẻ” (HS được
dành thời gian để suy nghĩ - được ghép cặp với bạn ngồi bên cạnh để thảo luận
- cùng chia sẻ câu trả lời với nhóm hoặc cả lớp).
2.1.6 Thời gian duy trì nhóm
Thông thường nhóm cần được duy trì sao cho đủ thời gian để các thành
viên hiểu nhau và có được các kỹ năng cần thiết,
Không nên lâu quá gây ra sự nhàm chán, tình trạng trì trệ thiếu năng
động, dựa dẫm vào nhau.
2.1.7 Thiết kế nhiệm vụ cho hoạt động nhóm
Nhiệm vụ nhóm phải đủ độ khó, cần đến sự hợp tác của học sinh để giải
quyết vấn đề
- Vấn đề đòi hỏi thảo luận, giải thích: Các nhóm tìm hiểu và thảo luận
một chủ đề cho trước (bức tranh, hay một hiện vật,…), tập hợp những ý tưởng,
chia sẻ kinh nghiệm.
10
Nguyễn Thị Thu Hà - Trường Tiểu học Mai Sơn

Năm học 2013 - 2014


Mt s bin phỏp nõng cao hiu qu phng phỏp hot ng nhúm ca hc sinh tiu hc

trong mụn M thut

- Gii quyt mt vn / bi tp: Cỏc nhúm tỡm hiu mt ni dung hay
mt hỡnh thc ca tỏc phm m thut; cuc i, s nghip ca mt ha sHay
mt bi tp theo yờu cu ca giỏo viờn.
- Thc hnh, lm ra sn phm no ú: Cỏc thnh viờn trong nhúm cựng
lm vic to ra mt kt qu vt cht. Chng hn:
+ To ra cỏc sn phm riờng v ỏnh giỏ xem sn phm no tt nht (vẽ
một bức tranh theo đề tài,);
+ To ra cỏc thnh phn khỏc nhau ca mt sn phm chung (làm bài tập
nặn tạo dáng theo một đề tài);
+ Cựng nhau lm mt sn phm ln (vẽ tranh trên khổ giấy lớn).
. V.v
Lu ý:Thit k nhim v nhúm cn xỏc nh rừ:
- Nhim v cn cho kiu nhúm ch nh hay nhúm ngu nhiờn ?
- Nhim v nhúm ú phự hp vi kớch c nhúm no ?
- Nhim v nhúm cn khong bao nhiờu thi gian mi hon thnh ?
-

Mt nhim v chung cho c lp hay mi nhúm mt nhim v ?

*Vớ d:
Nhúm lp 1-2-3:
* Bi 5 - Tp nn to dỏng t do: Nn hoc v, xộ dỏn con vt - Lp 2:
- Phn thc hnh: Giỏo viờn a yờu cu: Hóy nn hoc v, xộ dỏn hỡnh
con vt m em yờu thớch? (Tựy theo s chun b ca hc sinh, giỏo viờn yờu
cu cỏc em thc hnh theo dựng ó chun b)
- Hc sinh s thc hin yờu cu trờn theo cỏc hng sau: Nn hoc v, xộ
dỏn 1 con vt - Nn hoc v, xộ dỏn nhiu con vt (cú th kốm theo cỏc hỡnh
nh ph cho sinh ng).

Nu hc sinh nn hoc v, xộ dỏn mt con vt thỡ sau 20 phỳt cú th
hon thnh, nhng nu hc sinh nn hoc v, xộ dỏn nhiu con vt (thnh
nhúm, thnh n...) thỡ cng khon thi gian y khụng th hon thnh. Vy
hc sinh hon thnh c sn phm ỳng thi gian cú hiu qu ta cú th a
11
Nguyn Th Thu H - Trng Tiu hc Mai Sn

Nm hc 2013 - 2014


Một số biện pháp nâng cao hiệu quả phương pháp hoạt động nhóm của học sinh tiểu học
trong môn Mĩ thuật

nhóm 4 cùng làm. Yêu cầu: với nhóm 4 người các em có thể nặn hoặc vẽ, xé
dán một con vật hoặc nhiều con vật theo ý thích rồi ghép thành một bài nặn
hoặc bức tranh vẽ, xé dán hoàn chỉnh. Sau 20 phút chắc chắn sẽ có sản phẩm để
giáo viên nhận xét.
* Bài 26 - Vẽ màu vào hình có sẵn - Lớp3:
H: Các em chọn màu như thế nào để tô vào nền? Chọn màu gì để tô vào hình
ảnh chính, hình ảnh phụ của tranh?
+ Yêu cầu ở phần thực hành: Hãy tô màu theo ý thích vào hình có sẵn?
Các câu hỏi và yêu cầu trên nếu gắn vào nhóm thì học sinh thực hiện một cách
dễ dàng và có hiệu quả hơn, đặc biệt là phần tô màu sẽ có nhiều bài có màu sắc
đa dạng khác nhau và sẽ hoàn thành đúng thời gian quy định.
• Ở các lớp 4,5: Với các dạng bài Vẽ tranh đề tài - Thường thức mĩ
thuật - Tập nặn tạo dáng.
* Bài 11: TTMT: Xem tranh của hoạ sĩ - Lớp 5:
H: Bức tranh vẽ về đề tài gì?
H: Trong tranh có những hình ảnh nào? Đâu là hình ảnh chính, đâu là hình ảnh
phụ? Hình dáng, động tác của các nhân vật trong tranh như thế nào?( nếu tranh

vẽ người)
H: Màu sắc của bức tranh theo gam màu nào là chủ yếu?
Nếu tách các câu hỏi như trên thì sẽ mất thời gian, phân tán sự quan sát
của học sinh vì những lần giáo viên đặt câu hỏi. Giáo viên có thể ghi câu hỏi
trên vào bảng phụ hoặc phiếu học tập giao cho nhóm thảo luận, các em có thời
gian quan sát nhiều hơn, cùng bàn luận, cùng quan sát sẽ không để sót những
chi tiết cốt lõi, nổi bật của bức tranh...

12
Nguyễn Thị Thu Hà - Trường Tiểu học Mai Sơn

Năm học 2013 - 2014


Một số biện pháp nâng cao hiệu quả phương pháp hoạt động nhóm của học sinh tiểu học
trong môn Mĩ thuật

Hình 10: Các nhóm xem tranh khổ lớn và thảo luận
2.2 Một số kỹ thuật dạy học tích cực hỗ trợ cho hoạt động nhóm đạt kết
quả cao:
Trước hết chúng ta cần hiểu bản chất của hình thức làm việc theo nhóm là
tạo điều kiện cho mọi học sinh đều được tham gia vào quá trình học tập một
cách tự giác bằng khả năng của mình. Dạy học nhóm còn được gọi bằng những
tên khác nhau như: Dạy học hợp tác, Dạy học theo nhóm nhỏ, trong đó HS của
một lớp học được chia thành các nhóm nhỏ, trong khoảng thời gian giới hạn,
mỗi nhóm tự lực hoàn thành các nhiệm vụ học tập trên cơ sở phân công và hợp
tác làm việc. Kết quả làm việc của nhóm sau đó được trình bày và đánh giá
trước toàn lớp. Trong phương pháp hoạt động nhóm nổi lên mối quan hệ giao
tiếp học sinh - học sinh. Thông qua thảo luận, tranh luận trong tập thể, ý kiến
của mỗi cá nhân được điều chỉnh, qua đó người học nâng mình lên một trình

độ mới.
Hoạt động trong tập thể nhóm sẽ làm cho từng thành viên quen dần với
sự phân công hợp tác trong lao động xã hội, phát triển tình bạn, ý thức tổ chức
kỷ luật, ý thức cộng đồng. Mô hình này nhằm chuẩn bị cho học sinh thích ứng
13
Nguyễn Thị Thu Hà - Trường Tiểu học Mai Sơn

Năm học 2013 - 2014


Một số biện pháp nâng cao hiệu quả phương pháp hoạt động nhóm của học sinh tiểu học
trong môn Mĩ thuật

với đời sống xã hội trong đó mỗi người sống và làm việc theo phân công, hợp
tác với tập thể cộng đồng.
Học sinh ở tiểu học hoạt động chủ đạo của các em đã có sự thay đổi về
chất, chuyển từ hoạt động vui chơi sang hoạt động học tập, các em phải tiếp
nhận hình thức học tập mới so với mẫu giáo nên các em dễ mất tập trung,
không tự tin. Việc học nhóm tạo điều kiện cho các em thoải mái hơn, mạnh dạn
hơn, tạo cảm giác gần gũi thân thiện như đang trao đổi chứ không phải là gò ép
học tập. Trẻ em vốn ưa quan sát, tò mò, thích nhận xét, so sánh, thích được vui
chơi, thi đua để trở thành người chiến thắng.
*

Dạy học theo nhóm nâng cao tính tương tác giữa các thành viên trong

nhóm:
Đây là yếu tố cơ bản của hoạt động nhóm, thường ở dạng “face to face”
(tương tác mặt đối mặt). Nó có những tác động tích cực đối với người học như:
- Tăng cường động cơ học tập, làm nảy sinh những hứng thú mới

- Kích thích sự giao tiếp, chia sẻ tư tưởng, nguồn lực và cách giải quyết
vấn đề
- Tăng cường các kĩ năng biểu đạt, phản hồi bằng các hình thức biểu đạt
như lời nói, ánh mắt cử chỉ…
- Khích lệ mọi thành viên tham gia học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, phát
triển mối quan hệ gắn bó, quan tâm đến nhau
Kĩ thuật dạy học này xây dựng cho học sinh tinh thần tập thể, ý thức cộng
đồng với công việc chung, đồng thời hình thành cho học sinh phương pháp làm
việc khoa học ( tự lập kế học và làm việc theo kế hoạch) Đối với môn học mĩ
thuật, phương pháp làm việc theo nhóm thường được thực hiện khi học thường
thức mĩ thuật, bày mẫu và lựa chọn mẫu vẽ, trong trò chơi ghép hình, vẽ màu..
để học sinh có điều kiện bộc lộ ý kiến, tăng khả năng hợp tác và khả năng làm
việc cá nhân.
Phương pháp dạy học theo hình thức làm việc theo nhóm có rất nhiều
cách tổ chức thực hiện khác nhau cụ thể là:
14
Nguyễn Thị Thu Hà - Trường Tiểu học Mai Sơn

Năm học 2013 - 2014


Một số biện pháp nâng cao hiệu quả phương pháp hoạt động nhóm của học sinh tiểu học
trong môn Mĩ thuật

- Hình thức động não.
- Hình thức động não viết.
- Hình thức động não công khai.
Kết hợp sử dụng một số kĩ thuật dạy học tích cực như:
* Kĩ thuật giao nhiệm vụ
- Giao nhiệm vụ phải cụ thể, rõ ràng:

+ Nhiệm vụ giao cho cá nhân/nhóm nào?
+ Nhiệm vụ là gì?
+ Địa điểm thực hiện nhiệm vụ ở đâu?
+ Thời gian thực hiện nhiệm vụ là bao nhiêu?
+ Phương tiện thực hiện nhiệm vụ là gì?
+ Sản phẩm cuối cùng cần có là gì?
+ Cách thức trình bày/ đánh giá sản phẩm như thế nào?
- Nhiệm vụ phải phù hợp với:
+ Mục tiêu hoạt động
+ Trình độ học sinh
+ Thời gian, không gian hoạt động
+ Cơ sở vật chất, trang thiết bị
*Kĩ thuật “khăn trải bàn”
- Chia giấy A0 thành phần chính giữa và phần xung quanh. Chia phần
xung quanh thành các phần theo số thành viên của nhóm.
- Cá nhân trả lời câu hỏi và viết trên phần xung quanh.
- Thảo luận nhóm, thống nhất ý kiến và viết vào phần chính giữa.
- Treo sản phẩm, trình bày

1

4

2
15

Nguyễn Thị Thu Hà - Trường Tiểu học Mai Sơn

3


Năm học 2013 - 2014


Một số biện pháp nâng cao hiệu quả phương pháp hoạt động nhóm của học sinh tiểu học
trong môn Mĩ thuật

*Kĩ thuật công đoạn
HS được chia thành các nhóm, mỗi nhóm được giao giải quyết một
nhiệm vụ khác nhau. Ví dụ: nhóm 1- thảo luận câu A, nhóm 2- thảo luận câu B,
nhóm 3- thảo luận câu C, nhóm 4- thảo luận câu D,…
Sau khi các nhóm thảo luận và ghi kết quả thảo luận vào giấy A0 xong,
các nhóm sẽ luân chuyển giấy A0 ghi kết quả thảo luận cho nhau. Cụ thể là:
Nhóm 1 chuyển cho nhóm 2, Nhóm 2 chuyển cho nhóm 3, Nhóm 3 chuyển cho
nhóm 4, Nhóm 4 chuyển cho nhóm 1
* Tóm tắt nội dung tài liệu theo nhóm:
HS làm việc theo nhóm nhỏ, đọc to tài liệu được phát, thảo luận và
chuẩn bị trả lời các câu hỏi về bài học.
Đại diện nhóm trình bày các ý chính cho cả lớp.
Sau đó, các thành viên trong nhóm lần lượt trả lời các câu hỏi của các
bạn khác trong lớp về bài học.
* Kỹ thuật động não
Giáo viên nêu câu hỏi hoặc vấn đề ( có nhiều cách trả lời) cần được tìm
hiểu trước cả lớp hoặc trước nhóm.
- Khích lệ HS phát biểu và đóng góp ý kiến càng nhiều càng tốt.
- Liệt kê tất cả mọi ý kiến lên bảng hoặc giấy to không loại trừ một ý
kiến nào, trừ trường hợp trùng lặp.
- Phân loại các ý kiến.
- Làm sáng tỏ những ý kiến chưa rõ ràng
16
Nguyễn Thị Thu Hà - Trường Tiểu học Mai Sơn


Năm học 2013 - 2014


Một số biện pháp nâng cao hiệu quả phương pháp hoạt động nhóm của học sinh tiểu học
trong môn Mĩ thuật

- Tổng hợp ý kiến của HS và rút ra kết luận.
* Kỹ thuật XYZ
Kỹ thuật XYZ là một kỹ thuật nhằm phát huy tính tích cực trong thảo
luận nhóm. X là số người trong nhóm, Y là số ý kiến mỗi người cần đưa ra, Z
là phút dành cho mỗi người. Ví dụ kỹ thuật 635 thực hiện như sau:
- Mỗi nhóm 6 người, mỗi người viết 3 ý kiến trên một tờ giấy trong vòng
5 phút về cách giải quyết 1 vấn đề và tiếp tục chuyển cho người bên cạnh;
- Tiếp tục như vậy cho đến khi tất cả mọi người đều viết ý kiến của mình,
có thể lặp lại vòng khác;
- Con số X-Y-Z có thể thay đổi;
Ngoài ra, còn một số hình thức dạy học khác như:
·

Hình thức tranh luận ủng hộ – phản đối.

·

Hình thức thông tin phản hồi trong quá trình dạy học.
Những hình thức làm việc theo nhóm trên hay còn gọi là kỹ thuật dạy học

tích cực, mỗi hình thức có 1 đặc thù riêng, và mang lại hiệu quả rất cao trong
giảng dạy không chỉ cho môn học Mĩ thuật mà nó phù hợp với rất nhiệu môn
học khác nhau…

2.2.1 Ví dụ minh họa áp dụng một số kĩ thuật trên:
Lớp 4: Bài 8: Tập nặn tạo dáng: Nặn hoặc vẽ, xé dán con vật quen thuộc
Giáo viên giới thiệu bài gián tiếp thông qua câu đố vui. Dẫn dắt vào bài
và tổ chức lớp học thành nhóm.
Bước 1: Tổ chức chia nhóm:
- Chia lớp làm 5 nhóm ( mỗi nhóm 6 học sinh)
- Chia nhóm ngẫu nhiên: giáo viên cho cả lớp chia nhóm theo vị trí ngồi,
cứ 3 bàn cạnh nhau xếp vào 1 nhóm.
* Đặt tên nhóm (các nhóm tự bầu nhóm trưởng, thư kí)
- Các nhóm tự đặt tên theo tên của các loại động vật mà các em thích:
Nhóm 1: Nhóm Thỏ Hồng
17
Nguyễn Thị Thu Hà - Trường Tiểu học Mai Sơn

Năm học 2013 - 2014


Một số biện pháp nâng cao hiệu quả phương pháp hoạt động nhóm của học sinh tiểu học
trong môn Mĩ thuật

Nhóm 2: Nhóm Gấu Xám
Nhóm 3: Nhóm Nai Vàng
Nhóm 4: Nhóm Cò Trắng
Nhóm 5: Nhóm Sóc Nâu
* Sắp đặt vị trí nhóm theo sơ đồ chỗ ngồi sau (trang sau)
- Với cách sắp xếp sơ đồ chỗ ngồi như thế, tất cả học sinh đều có thể hướng lên
bảng, GV dễ quan sát HS, các nhóm có sự thảo luận bàn bạc độc lập.

Sơ đồ vị trí ngồi của các nhóm:


Bảng

Bàn Giáo viên

Nhóm 1

Bàn
trưng
bày sản
phẩm

Nhóm 5

18
Nguyễn Thị Thu Hà - Trường Tiểu học Mai Sơn

Năm học 2013 - 2014


Một số biện pháp nâng cao hiệu quả phương pháp hoạt động nhóm của học sinh tiểu học
trong môn Mĩ thuật

Nhóm 4

Nhóm 2

Nhóm 3

Phần quan sát nhận xét:
* GV giao nhiệm vụ. Đề xuất thời gian thực hiện (3 phút)

- GV trình chiếu tranh, ảnh một số con vật và yêu cầu HS thảo luận
nhóm trả lời các câu hỏi :
CÂU HỎI THẢO LUẬN CỦA NHÓM 1 + 3

- Em hãy kể tên các con vật trên? Các con vật này đều có những bộ phận
chính nào?
- Các con vật trên có đặc điểm riêng gì?
CÂU HỎI THẢO LUẬN CỦA NHÓM 2 + 4

- Các con vật này đang làm gì?
- Hình dáng của chúng trong các hoạt động này thay đổi như thế nào ?
19
Nguyễn Thị Thu Hà - Trường Tiểu học Mai Sơn

Năm học 2013 - 2014


Một số biện pháp nâng cao hiệu quả phương pháp hoạt động nhóm của học sinh tiểu học
trong môn Mĩ thuật

CÂU HỎI THẢO LUẬN CỦA NHÓM 5

- Các con vật trên có đặc điểm riêng gì? - Hình dáng của chúng trong các

hoạt động này thay đổi như thế nào ?
- Kể tên 1 số con vật quen thuộc khác mà em biết?
- HS suy nghĩ, thảo luận nhóm. Thư kí ghi tóm tắt các ý kiến. Nhóm
trưởng đại diện trình bày trước lớp.
- GV yêu cầu đại diện của nhóm trình bày ý kiến của nhóm mình và gợi
ý để HS có ý kiến phỏng vấn và phản biện. Qua mỗi phần giáo viên là trọng tài

tổng hợp ý kiến, nhận xét, bổ sung và động viên.
Phần cách nặn:
* GV nêu nhiệm vụ. Đề xuất thời gian thực hiện (3 phút)
+ Yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK, nêu cách nặn
- HS thảo luận , mỗi nhóm ghi vào 1 tờ giấy A2 và treo lên bảng.
- Giáo viên bao quát lớp nhắc nhở HS tập trung thảo luận.
- Các nhóm nhận xét chéo
- GV tổng hợp ý kiến các nhóm, ghi các bước chung lên bảng
Phần thực hành:
- GV nêu nhiệm vụ. Đề xuất thời gian thực hành (20 phút)
+ GV yêu cầu HS suy nghĩ để chọn con vật, các thành viên trong nhóm
mỗi người nặn một con vật và trưng bày chung vào một bảng nhóm để ghép
thành một đề tài con vật cụ thể với sắp xếp hình ảnh chính, phụ hoàn chỉnh.
- HS lựa chọn con vật nặn và thực hành cá nhân rồi trưng bày sản phẩm
vào bảng chung của nhóm. Mỗi bảng nhóm gắn hình biểu tượng con vật của
nhóm đó.
- Những HS nào hoàn thành sản phẩm cá nhân mình xong có thể nặn
thêm các hình ảnh phụ: cây, nhà, một số đồ vật…để sản phẩm nhóm thêm sinh
động.
20
Nguyễn Thị Thu Hà - Trường Tiểu học Mai Sơn

Năm học 2013 - 2014


Một số biện pháp nâng cao hiệu quả phương pháp hoạt động nhóm của học sinh tiểu học
trong môn Mĩ thuật

- GV theo dõi, gợi ý, giúp đỡ, hướng dẫn HS thực hành.
Phần nhận xét, đánh giá, xếp loại:

- Các nhóm mang sản phẩm nhóm mình lên trên bàn trưng bày sản phẩm
theo thứ tự.
- Đại diện các nhóm nhận xét sản phẩm của các nhóm khác. Cả lớp bình
xét kết quả và tìm ra nhóm hoàn thành xuất sắc nhất.
- GV nhận xét, tổng kết bài, tuyên dương các nhóm và cá nhân tích cực
học tập, hoàn thành tốt sản phẩm.
2.3 Vai trò của giáo viên trong hoạt động nhóm:
- Cung cấp nhiệm vụ có thách thức và tạo điều kiện để nhóm hoàn thành
nhiệm vụ.
- Cân nhắc việc chia nhóm, thay đổi nhóm, tạo nhóm mới để đảm bảo 2
yếu tố an toàn và thách thức trong hoạt động nhóm.
- Quản lí hoạt động nhóm (quan sát quá trình hoạt động nhóm, hỗ trợ và
hướng dẫn khi cần thiết, khen ngợi và động viên HS).

21
Nguyễn Thị Thu Hà - Trường Tiểu học Mai Sơn

Năm học 2013 - 2014


Một số biện pháp nâng cao hiệu quả phương pháp hoạt động nhóm của học sinh tiểu học
trong môn Mĩ thuật

Hình 3: Giáo viên cùng học sinh chơi trò chơi nhóm
+ Người giáo viên phải là người điều động các nhóm làm việc.
+ Phải quan sát và theo dõi hoạt động, công việc của từng nhóm để tìm
ra cách giải quyết hợp lý nhất.
+ Trong quá trình quan sát các nhóm làm việc, người giáo viên phải phát
hiện các sai lầm mà các nhóm mắc phải khi tham gia nhóm, những sai lầm
mang tính điển hình và chưa được sữa chữa để cuối phần thảo luận nhóm giáo

viên có nhận xét, góp ý.
+ Giáo viên phải nhắc lại các ý kiến mà nhóm đã trình bày một lần nữa
khẳng định lại ý kiến của nhóm để nhóm cần bổ sung ý kiến hay không. Nhấn
mạnh các khái niệm, các ý quan trọng của bài học.
+ Giáo viên tóm tắt, tổng hợp, liên kết các ý kiến của từng nhóm thảo
luận theo thứ tự để nêu bật được nội dung bài học.
- Tham mưu với BGH nhà trường chuẩn bị chu đáo về cơ sở vật chất,

phòng bộ môn phù hợp, thuận tiện cho việc áp dụng hình thức thảo luận
nhóm( sắp xếp sơ đồ chỗ ngồi, vị trí bày mẫu…)
- Không lạm dụng hình thức làm việc theo nhóm.Mỗi tiết dạy chỉ lập kế
hoạch cho 1 lần thảo luận nhóm( đối với lí thuyết) hoặc áp dụng làm việc theo
nhóm đối với yêu cầu của bài thực hành.
- Nghiên cứu kĩ phương pháp dạy học để hiểu rõ bản chất của hình thức
làm việc theo nhóm giúp áp dụng hợp lý trong từng bài dạy.
- Cần hiểu rõ được những ưu điểm để áp dụng, lường được hạn chế của
hình thức làm việc theo nhóm để có kế hoạch khắc phục.
- Giáo viên cần nhắc nhở HS chuẩn bị tốt đồ dùng học tập .
- Giáo viên cần có kĩ năng tổ chức, chuẩn bị chu đáo đảm bảo tính thực
tiễn, tính khoa học, tính sư phạm.
- Bám sát mục tiêu bài học để đưa ra yêu cầu làm việc theo nhóm( hệ
thống câu hỏi ngắn gọn, súc tích, phù hợp đối tượng.)
- Giao nhiệm vụ và quy định thời gian cụ thể cho các nhóm.
22
Nguyễn Thị Thu Hà - Trường Tiểu học Mai Sơn

Năm học 2013 - 2014


Một số biện pháp nâng cao hiệu quả phương pháp hoạt động nhóm của học sinh tiểu học

trong môn Mĩ thuật

- Xác định rõ vai trò của người giáo viên trong hoạt động này chỉ là
người hướng dẫn để học sinh chủ động hoạt động nhóm , không áp đặt HS làm
theo ý tưởng của GV.
- GV cần đưa ra những tiêu chí thi đua, tránh ganh đua giữa các nhóm để
các em tích cực, đoàn kết tham gia hoạt động học...
- Trong thời gian hoạt động nhóm GV bao quát lớp nhắc nhở những học
sinh cá biệt không tích cực tham gia.
- Phương pháp thảo luận cần kết hợp vấn đáp để bổ xung, khắc sâu kiến
thức.
- Phương pháp hoạt động nhóm cũng không phù hợp đối với lớp quá
đông. Muốn tổ chức hoạt động nhóm thành công thì người giáo viên phải nhiệt
tình nghiên cứu kĩ nội dung bài dạy, thiết kế hoạt động cho nhóm phù hợp, thay
đổi hình thức chia nhóm gây hứng thú cho học sinh.
- Giáo viên nên gợi ý để HS nêu lên 1 số câu hỏi phỏng vấn và phản biện
các nhóm khác giúp bổ xung kiến thức bài, tạo tâm lí hứng thú trong giờ học.
- Giáo viên nhận xét bổ sung cần chính xác, đánh giá công bằng, khách
quan.
- Biểu dương nhóm hoàn thành xuất sắc.
- Giáo viên cần nắm vững quy trình thực hiện hình thức làm việc theo
nhóm trong bài giảng.
- Cần kết hợp phương pháp dạy học theo nhóm với các phương pháp đặc
trưng bộ môn trên cơ sở nội dung bài học . Các phương pháp nầy phát huy tính
tự giác, tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh dưới sự tổ chức chỉ đạo của
giáo viên.
- Việc lựa chọn đúng và sự kết hợp hài hoà các phương pháp dạy học
nhằm đạt hiệu quả cao phụ thuộc rất nhiều vào trình độ, nghệ thuật sư phạm và
lòng nhiệt tình, ngoài trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và vốn sống của người
thầy. Phải không ngừng trau dồi kiến thức, tìm tòi học hỏi, đồng thời bổ sung

23
Nguyễn Thị Thu Hà - Trường Tiểu học Mai Sơn

Năm học 2013 - 2014


Một số biện pháp nâng cao hiệu quả phương pháp hoạt động nhóm của học sinh tiểu học
trong môn Mĩ thuật

tinh thần yêu nghề mến trẻ thể hiện sự nhiệt huyết của bản thân với ngành nghề
mình đã chọn.
2.4 Yêu cầu đối với học sinh trong hoạt động nhóm:
- Người học cần có kiến thức, kỹ năng làm việc theo nhóm. Nếu kiến
thức, kỹ năng của các thành viên tham gia làm việc theo nhóm còn hạn chế,
giáo viên cần có sự gợi ý " châm ngòi " cho cuộc thảo luận.
- Làm việc theo nhóm cần động viên tất cả các thành viên tham dự có
tinh thần đoàn kết, tất cả HS đều phải nhiệt tình có trách nhiệm tham gia vào
công việc được giao. Mỗi thành viên trong nhóm đều phải làm việc tích cực
không được ỷ lại một vài người có hiểu biết và năng động hơn.
+ Các thành viên tham gia làm việc theo nhóm cần có thái độ làm việc
nghiêm túc, tích cực.Thái độ làm việc thiếu tích cực của một vài thành viên, coi
thời gian làm việc theo nhóm như là một khoảng thời gian xả hơi, làm việc
khác mà không tập trung vào đề tài sẽ làm ảnh hưởng xấu đến kết quả làm việc.
Trong trường hợp này giảng viên cần uốn nắn và đưa ra những yêu cầu, nhiệm
vụ cụ thể hơn.
- Các thành viên trong nhóm giúp đỡ lẫn nhau tìm hiểu vấn đề và tìm ra
giải pháp giải quyết vấn đề đó trong không khí thi đua với các nhóm khác. Kết
quả làm việc của mỗi nhóm sẽ đóng góp vào kết quả học tập chung của cả lớp.
- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập cho môn học.
- Biết giác ngộ mục đích học tập, tự giác trong học tập, có ý thức trách

nhiệm về kết quả học tập…
- Nhóm tự bầu ra 1 nhóm trưởng để điều khiển hoạt động của nhóm ,
một thư ký để ghi chép kết quả thảo luận của nhóm. Việc bầu chọn phải khách
quan, dựa trên năng lực của các cá nhân trong nhóm.
2.5 Một số điều kiện để thực hiện phương pháp làm việc theo nhóm đạt
hiệu quả:

24
Nguyễn Thị Thu Hà - Trường Tiểu học Mai Sơn

Năm học 2013 - 2014


Một số biện pháp nâng cao hiệu quả phương pháp hoạt động nhóm của học sinh tiểu học
trong môn Mĩ thuật

Không can thiệp sâu vào quá trình làm việc của nhóm (đóng góp ý kiến
như một thành viên của nhóm hoặc hỏi nhiều câu hỏi làm ảnh hưởng đến sự tập
trung của nhóm.
Chức danh của các thành viên trong nhóm: tuỳ vào số lượng của nhóm
và nội dung bài học mà giáo viên đề ra các chức danh: Ví dụ nhóm trưởng, thư
ký, báo cáo, quản lý thời gian, giám sát, liên lạc,…
Để việc hoạt động nhóm thực sự có hiệu quả phải phân công nhiệm vụ,
quy định thời gian rõ ràng và cụ thể cho các nhóm. Nhóm trưởng đóng vai trò
quan trọng nhất. Nhóm trưởng phải là người khởi động buổi thảo luận nhóm
bằng cách tạo một bầu không khí vào đề một cách sinh động, chân tình và thật
sự thỏa mái.
+ Trong khi thảo luận, làm bài: Người nhóm trưởng phải điều động được
tất cả các nhóm viên tham gia tích cực vào buổi thảo luận, người nhóm trưởng
phải biết lắng nghe, khuyến khích các người rụt rè, ngăn chặn những người nói

nhiều, theo dõi và quan sát phản ứng của từng người để điều chỉnh buổi thảo
luận. Khai thác nội dung bằng cách đặt câu hỏi kích thích tư duy của từng
người. Phát hiện những mâu thuẫn trong cách trình bày của mỗi thành viên,
tổng kết lại ý kiến của nhóm ở cuối buổi thảo luận. Với các bài tập nặn hoặc vẽ,
nhóm trưởng sẽ tổng hợp ý kiến trong nhóm để quyết định nội dung bài vẽ, bài
nặn.
Vì vậy cần hướng dẫn cho học sinh ngay từ những lần đầu tiên làm việc
theo nhóm theo các hình thức đến khi quen việc, các em phải cùng nhau hợp
sức để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Khi làm việc theo nhóm, tự các nhóm có quyền lựa chọn cách thực hiện
nào tuỳ thích, sao cho khi nhóm trình bày phải đạt được yêu cầu GV giao.
Các thành viên trong nhóm thay phiên làm nhóm trưởng, thư ký, báo
cáo,… ở mỗi lần làm việc nhóm. Với phương pháp này để tránh học sinh có
thể làm qua loa, hình thức, nếu không có sự kiểm tra theo dõi của giáo viên,
một số em yếu, thụ động không chịu động não, suy nghĩ, hoặc không bày tỏ ý
25
Nguyễn Thị Thu Hà - Trường Tiểu học Mai Sơn

Năm học 2013 - 2014


×