Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

skkn một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục trường tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.9 MB, 18 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục trường tiểu học
A. Tác giả sáng kiến
- Họ và tên: Đinh Thị Thuý
- Chức danh: Hiệu trưởng
- Học vị: Đại học sư phạm
- Địa chỉ: Trường Tiểu học Thị trấn Nho Quan - Nho Quan- Ninh Bình
- Email:
- Số điện thoại: 0915 834 845
B. Nội dung sáng kiến
Giáo dục và Đào tạo có vị trí, vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát
triển của mỗi quốc gia, dân tộc; là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn
đến sự hưng thịnh hay suy vong của mỗi Quốc gia. Đối với nước ta, phát triển
Giáo dục và Đào tạo được coi là nhiệm vụ quan trọng của Đảng, Nhà nước và
của toàn xã hội nhằm góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng
nhân tài cho đất nước. Trong Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI
của Đảng đã nhấn mạnh: “Giáo dục và Đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí,
phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng phát triển
đất nước, xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam. Phát triển giáo dục và
đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu”.
Thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ
Tỉnh Ninh Bình, huyện Nho Quan và Đảng bộ Thị trấn Nho Quan, trong những
năm qua, trường Tiểu học Thị trấn Nho Quan đã có nhiều giải pháp để nâng cao
chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường và đã đạt được một số kết quả
quan trọng, góp phần vào việc nâng cao dân trí, xây dựng đời sống văn hóa, phát
triển kinh tế -xã hội ở địa phương. Tuy nhiên, để xứng đáng là nơi trung tâm văn
hóa của huyện Nho Quan, xây dựng trường Tiểu học Thị trấn trở thành trường
trọng điểm chất lượng cao của huyện Nho Quan thì so với yêu cầu nhiệm vụ
mới chất lượng giáo dục của trường Tiểu học Thị trấn Nho Quan vẫn còn hạn
chế như: Chất lượng học sinh đã nâng lên song vẫn chưa thực sự bền vững; việc


huy động các nguồn lực ủng hộ cho hoạt động của nhà trường hiệu quả chưa
cao; việc bổ sung cơ sở vật chất còn hạn chế.... Vì vậy, việc tiếp tục đổi mới,
nâng cao chất lượng giáo dục của trường Tiểu học Thị trấn Nho Quan nói riêng
và các trường tiểu học nói chung trong giai đoạn hiện nay là hết sức quan trọng
và cần thiết. Với những ý nghĩa đó, tôi đã lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Một số
giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục trường tiểu học”.
1


Trong quá trình quản lý, chỉ đạo trường Tiểu học Thị trấn Nho Quan, qua
quá trình nghiên cứu, dựa trên cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của đề tài; từ
những cách làm cũ đã thực hiện tại trường Tiểu học Thị trấn Nho Quan trong
những năm trước đây, tôi đã phân tích những ưu điểm, nhược điểm của cách làm
đó và áp dụng một số giải pháp mới để nâng cao chất lượng giáo dục tại trường
Tiểu học Thị trấn Nho Quan. Sau đây tôi xin trình bày những giải pháp cũ đã
làm và đề xuất những giải pháp mới được áp dụng tại trường Tiểu học Thị trấn
Nho Quan trong 2 năm gần đây.
1. Giải pháp cũ thường làm
Trước kia, tôi hiểu đơn giản rằng, muốn nâng cao chất lượng giáo dục
trong nhà trường thì đối tượng phải tác động chỉ có thể là đội ngũ giáo viên và
các em học sinh trong nhà trường. Trong đội ngũ giáo viên và học sinh thì quan
trọng là dạy và học, nên chỉ chú ý đến dạy và học mà chưa chú ý đến các điều
kiện khác tác động đến hiệu quả của dạy và học... Cụ thể những giải pháp cũ đã
thực hiện để nâng cao chất lượng giáo dục tại trường Tiểu học Thị trấn Nho
Quan như sau:
1.1. Nâng cao trình độ tay nghề của đội ngũ giáo viên
- Tạo điều kiện cho cán bộ quản lý, giáo viên tham gia các lớp học nâng
trình độ chuẩn: động viên giáo viên đi học các lớp Cao đẳng, Đại học dưới các
hình thức như tại chức, từ xa, liên thông…
- Chỉ đạo, tổ chức sinh hoạt chuyên môn cấp trường, cấp tổ (chuyên đề,

hội thảo, hội giảng) nhằm nâng cao trình độ tay nghề cho đội ngũ giáo viên.
- Tổ chức kiểm tra, đánh giá trình độ tay nghề của giáo viên, giúp giáo
viên khắc phục nhược điểm và dạy học hiệu quả hơn.
1.2. Nâng cao chất lượng học tập của học sinh
- Xây dựng nội quy học sinh trong nhà trường ngay từ đầu mỗi năm học.
Yêu cầu học sinh thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ của học sinh và những điều
học sinh không được làm theo Điều lệ trường tiểu học và những quy định của
nhà trường.
- Yêu cầu học sinh tham gia vào các hoạt động học tập một cách nghiêm
túc, nền nếp.
- Tổ chức khảo sát chất lượng đầu năm, giao chất lượng cho các lớp và
từng học sinh. Đánh giá chất lượng sau từng đợt kiểm tra định kỳ.
- Tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp để tạo hứng thú cho học sinh
đến trường và rèn luyện sức khoẻ cho học sinh.
1.3. Tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo:
- Tổ chức học tập chính trị và nhiệm vụ năm học từ đầu mỗi năm học.
2


- Phân công chuyên môn, giao việc cụ thể cho từng cán bộ, giáo viên.
- Xây dựng kỷ cương, nền nếp trường học, có theo dõi, đánh giá, xếp loại
HS từng tuần, tháng, học kỳ...
- Tổ chức các hoạt động nâng cao chất lượng.
- Tổ chức thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch, đánh giá, xếp loại từng
người.
* Ưu điểm của giải pháp cũ
- Đã chú ý đến công tác bồi dưỡng đội ngũ để nâng cao trình độ giáo
viên. Trình độ giáo viên được nâng lên sẽ tác động trực tiếp đến chất lượng học
sinh.
- Những việc làm trong giải pháp cũ đều là những công việc cần thiết và

nên làm. Những giải pháp đó đã mang lại kết quả nhất định trong việc nâng cao
chất lượng giáo dục trong nhà trường.
- Đã có những hoạt động giúp học sinh yêu trường, mến lớp và hứng thú
tới trường, xây dựng nền nếp trường học.
* Nhược điểm của giải pháp cũ
- Những giải pháp cũ chỉ là điều kiện cần mà chưa phải là điều kiện đủ.
Vì để nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường không đơn thuần chỉ có vai
trò của giáo viên và học sinh.
- Chưa chú ý nhiều đến việc giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống
cho đội ngũ cán bộ, giáo viên và các em học sinh. Đây là nội dung quan trọng, là
tiền đề cho những suy nghĩ, việc làm đúng đắn và hiệu quả.
- Mới quan tâm đến việc nâng cao chất lượng dạy và học song chưa đề
cập nhiều đến các điều kiện để nâng cao chất lượng dạy và học như cơ sở vật
chất, thiết bị dạy và học, các điều kiện để đổi mới phương pháp dạy và học.
- Công tác xã hội hoá giáo dục chưa được chú ý đúng mức, việc phối hợp
giữa nhà trường với các tổ chức tại địa phương chưa chặt chẽ. Vì thế, việc huy
động các nguồn lực ủng hộ cho hoạt động trong nhà trường còn hạn chế, cơ sở
vật chất và các trang thiết bị chưa được đầu tư đúng mức nên ảnh hưởng đến
chất lượng giáo dục trong nhà trường.
- Hoạt động ngoài giờ lên lớp còn đơn điệu, chưa tổ chức được nhiều các
hoạt động giáo dục truyền thống quê hương, đất nước, lòng tự hào dân tộc; xây
dựng lòng nhân ái, tình đoàn kết và giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
2. Giải pháp mới cải tiến
2.1. Coi trọng công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống
cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh
3


Đây là giải pháp được đặt ra hàng đầu, mang tính định hướng cho việc
xây dựng chất lượng tư tưởng đạo đức cho cán bộ giáo viên và học sinh trong

nhà trường. Nhà trường có phát triển tốt hay không, ngoài thành tích giảng dạy,
học tập còn thể hiện rõ ở ý thức đạo đức, phong cách, lối sống văn minh, văn
hóa của tập thể cán bộ giáo viên và học sinh trong nhà trường. Bởi vì tư tưởng
tốt sẽ dẫn dắt cho những hành động đúng đắn cao đẹp, tạo ra lòng nhiệt tình
phấn khởi, say mê làm việc, tạo ra sức mạnh vật chất to lớn giúp con người vượt
qua mọi khó khăn gian khổ để hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Trong công tác quản lý, chỉ đạo, tôi đã thường xuyên quan tâm, chăm lo
đến công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống cho đội ngũ cán bộ,
giáo viên, nhân viên và các em học sinh trong nhà trường.
- Đối với đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên:
Cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường là những người có ảnh
hưởng rất lớn đến việc hình thành nhân cách học sinh. Vì thế, Cán bộ, giáo viên,
nhân viên cần phải rèn luyện tư tưởng, đạo đức tác phong và lối sống lành mạnh,
phù hợp, gương mẫu từ lời nói đến việc làm, thực sự trở thành “Tấm gương sáng
cho học sinh noi theo”. Mỗi người cần có lòng yêu thương học sinh, tận tụy với
công việc, có lòng yêu nghề mến trẻ, sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn gian khổ,
tất cả vì học sinh thân yêu. Tôi đã tăng cường giáo dục tư tưởng chính trị, đạo
đức lối sống cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường thông
qua các hoạt động như:
+ Triển khai kịp thời các Chỉ thị, Nghị quyết và các văn bản chỉ đạo của
các cấp lãnh đạo với nhiều hình thức phong phú tới toàn thể cán bộ, giáo viên,
nhân viên trong nhà trường và chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các văn
bản đó.
+ Xây dựng kế hoạch và chỉ đạo thực hiện tốt các cuộc vận động “Học
tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, cuộc vận động “Mỗi thầy cô
giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” và phong trào thi đua “Xây
dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong nhà trường. Chú ý đến việc
nêu gương người tốt việc tốt để mọi người học tập.
+ Đổi mới trong công tác đấu tranh phê bình và tự phê bình bằng nhiều
hình thức như: trao đổi, góp ý riêng, trong cuộc họp. Đặc biệt, tôi đã sử dụng

hộp thư góp ý để cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh, phụ huynh học sinh…
có thể gửi thư góp ý, trình bày tâm tư nguyện vọng … tới hiệu trưởng hoặc bí
thư chi bộ để từ đó tôi có những điều chỉnh trong công tác quản lý chỉ đạo, cũng
như điều hành công việc.
+ Coi trọng việc giáo dục lý luận chính trị và đặc biệt là đẩy mạnh việc
học tập tư tưởng, tấm gương đạo đức của chủ tịch Hồ Chí Minh.
4


+ Trong tất cả các cuộc họp trong nhà trường, các buổi giao ban, các Hội
nghị công chức, viên chức đầu mỗi năm học, các buổi sơ kết thi đua, sơ kết học
kỳ, tổng kết năm học…tôi đều chú ý giáo dục phẩm chất chính trị đạo đức lối
sống cho cán bộ, đảng viên và giáo viên, nhân viên trong nhà trường. Ngoài
những đánh giá, nhận xét và những yêu cầu về công tác tư tưởng, chính trị, đạo
đức, lối sống cho cán bộ, giáo viên, tôi còn sưu tầm, sử dụng những thước phim,
những câu chuyện… để cuộc họp không gò bó mà lại rất hiệu quả.
+ Xây dựng quy định về chuẩn mực đạo đức riêng của cán bộ, giáo viên
trong trường theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
+ Phát huy tốt vai trò của tổ chức Công đoàn trong nhà trường để thúc
đẩy các hoạt động của đội ngũ. Thường xuyên nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của
đội ngũ để kịp thời động viên, giúp đỡ nhau cùng vượt qua khó khăn để hoàn
thành nhiệm vụ.
+ Luôn chú ý đến công tác tuyên dương, khen thưởng đối với những cá
nhân tiêu biểu trong hoạt động tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống.
- Đối với học sinh:
Học sinh là đối tượng trực tiếp của giáo dục, là tương lai của đất nước và
cũng là lứa tuổi rất dễ bị kích động, dễ tiếp thu cái mới lạ và rất hiếu kỳ. Vì vậy,
tôi luôn hướng dẫn giáo viên phải đặc biệt chăm lo giáo dục đạo đức, lối sống
cho các em, giúp các em phát triển toàn diện cả văn hóa lẫn đạo đức, cả thể chất
lẫn tinh thần, có lối sống văn hóa văn minh, lịch sự. Cụ thể:

+ Tôi đã chỉ đạo các giáo viên chủ nhiệm và đặc biệt là Tổng phụ trách
Đội TNTP HCM thường xuyên theo dõi, nắm vững tâm tư nguyện vọng của học
sinh, động viên kịp thời khi các em gặp khó khăn; nhắc nhở, uốn nắn học sinh
thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy, thực hiện tốt nội quy nhà trường và những quy
định đối với học sinh.
+ Chỉ đạo tổ chức tốt các buổi chào cờ đầu tuần, phát huy tác dụng của
việc nêu gương người tốt việc tốt, giúp các em nhận rõ những lỗi sai cần sửa,
phát huy và làm theo những điều tốt.
+ Phối hợp với các đoàn thể, các tổ chức xã hội tại địa phương để làm tốt
công tác giáo dục đạo đức cho học sinh, phòng chống các tai tệ nạn xã hội.
+ Chỉ đạo tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp phong phú và phù hợp
để giáo dục truyền thống quê hương, đất nước, lòng tự hào dân tộc như “Nói
chuyện chuyên đề về truyền thống anh bộ đội Cụ Hồ”, “Tiếp bước cha anh” hay
“Kể chuyện Bác Hồ”…
+ Xây dựng tình đoàn kết, lòng nhân ái, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau của
các em như phong trào “Đôi bạn cùng tiến”, “Vui tết cùng bạn nghèo” hoặc
“Sách cũ tặng bạn nghèo”…
5


+ Chỉ đạo xây dựng hòm thư biết nói ở mỗi lớp, mỗi chi Đội TNTPHCM
của trường để tiếp nhận ý kiến của học sinh, khơi dậy sự tự tin, kỹ năng nhận
xét, đánh giá của học sinh qua việc góp ý, đồng thời khắc phục những tồn tại đã
được góp ý.
+ Chỉ đạo lồng ghép các hoạt động ngoài giờ lên lớp và việc giảng dạy
các môn học để giáo dục các kỹ năng sống cho các em.
2.2. Bồi dưỡng đội ngũ, coi trọng đổi mới phương pháp dạy học và
ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động giáo dục
Đội ngũ giáo viên là yếu tố hàng đầu quyết định chất lượng giáo dục. Do
đó việc bồi dưỡng, phát triển đội ngũ nhà giáo vừa là mục tiêu, vừa là động lực

phát triển nhà trường. Tăng cường xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý
giáo dục một cách toàn diện là nhiệm vụ vừa đáp ứng yêu cầu trước mắt, vừa
mang tính chiến lược lâu dài nhằm thực hiện thành công chiến lược phát triển
giáo dục và chấn hưng đất nước. Để xây dựng đội ngũ, tôi đã thực hiện một số
công việc sau:
- Chú ý công tác tham mưu, xây dựng đội ngũ đảm bảo đủ về số lượng,
hợp lý về cơ cấu đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
- Tạo điều kiện cho cán bộ quản lý, giáo viên tham gia các lớp học nâng
trình độ chuyên môn nghiệp vụ và năng lực quản lý; học tập nâng cao trình độ
tin học và ngoại ngữ. Đến nay, 100% GVcó trình độ trên chuẩn, 100% cán bộ,
giáo viên có trình độ tin học A trở lên, 5 đ/c có trình độ ngoại ngữ, 2 đồng chí
đang theo học Đại học, 1 đ/c đang theo học Cao học.
- Tăng cường các hoạt động để nâng cao kiến thức văn hoá, hiểu biết xã
hội, trình độ tay nghề, chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ, giáo viên như: bồi
dưỡng thường xuyên, tập huấn nghiệp vụ, chuyên đề, hội thảo, hội giảng, tự học,
tự bồi dưỡng…
- Thực hiện tốt kế hoạch thanh tra, kiểm tra định kỳ cán bộ, giáo viên;
đánh giá phân loại chính xác, khách quan, nắm chắc tay nghề của từng giáo viên
để có kế hoạch bồi dưỡng kịp thời và tìm ra những nhân tố tốt để biểu dương
khen thưởng, nhân điển hình tiên tiến, làm gương cho mọi người học tập.
- Quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần của cán bộ giáo viên. phát
huy vai trò của tổ chức Công đoàn trong nhà trường, xây dựng tập thể nhà
trường đoàn kết nhất trí, trở thành tổ ấm gia đình để cán bộ, giáo viên yên tâm
công tác.
Trong việc xây dựng đội ngũ, tôi đặc biệt quan tâm đến việc đổi mới
phương pháp dạy học. Tôi hiểu rằng: Đổi mới phương pháp dạy và học là một
trong những giải pháp quan trọng nhất nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở các
nhà trường hiện nay. Đổi mới phương pháp dạy và học là đổi mới cách nghĩ,
6



cách làm, đổi mới phương pháp tiếp cận kiến thức khoa học đối với cả giáo viên
và học sinh. Đổi mới phương pháp dạy và học nhằm phát huy tư duy tích cực và
năng lực độc lập sáng tạo của học sinh, coi trọng thực hành, thực nghiệm, ngoại
khóa, làm chủ kiến thức, tránh nhồi nhét kiến thức, tránh lối học vẹt, học chay.
Trong quá trình giảng dạy, giáo viên đóng vai trò chủ đạo, định hướng, khơi dậy
trí thông minh của học sinh, giúp học sinh tự động não để tìm tòi phát hiện và bổ
sung những kiến thức mới cho bản thân mình. Học sinh cần có thái độ tích cực,
chủ động trong quá trình tiếp cận, lĩnh hội và tiếp thu những kiến thức mới.
Để đội ngũ giáo viên biết đổi mới phương pháp dạy học một cách hiệu
quả, tôi đã chỉ đạo nhiều hoạt động nhằm nâng cao trình độ tay nghề cho đội ngũ
giáo viên như:
- Nâng cao nhận thức trong đội ngũ giáo viên về đổi mới phương pháp
giảng dạy, giảng dạy theo hướng lấy học sinh làm trung tâm, phát huy tính tích
cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.
- Tổ chức các chuyên đê, hội thảo cấp trường, cấp tổ và tham gia các
chuyên đề cấp trên nhằm nâng cao trình độ tay nghề và chất lượng giờ dạy.
- Vận động đội ngũ tích cực tự học, tự bồi dưỡng, nâng cao trình độ
chuyên môn, kiến thức xã hội và kỹ năng sư phạm.
- Tăng cường dự giờ, học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp.
- Tổ chức các buổi tham quan các mô hình giảng dạy có hiệu quả từ các
trường bạn như: Phương pháp dạy học theo mô hình VENEN từ Tiểu học Phú
Long, phương pháp dạy Mĩ thuật “Bàn tay nặn bột” từ Tiểu học Gia Tường…
- Động viên cán bộ, giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt
động giáo dục; tạo điều kiện về cơ sở vật chất cho đội ngũ giáo viên ứng dụng
công nghệ thông tin được hiệu quả như: đầu tư máy tính, máy chiếu, đường
mạng, các phần mềm ứng dụng…
- Tổ chức tập huấn về ứng dụng công nghệ thông tin cho đội ngũ; có
những yêu cầu để mọi người đều phải ứng dụng CNTT trong các hoạt động như:
lập danh sách học sinh, điểm kiểm tra từng kỳ… trên môi trường Word hoặc

Excel; lấy văn bản từ trang Web của trường…
2.3. Đổi mới công tác lãnh đạo và quản lý trong nhà trường
Công tác lãnh đạo và quản lý trong nhà trường có vai trò quan trọng, ảnh
hưởng trực tiếp đến chất lượng công tác giáo dục của nhà trường. Đó là quá
trình lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra đôn đốc việc thực hiện tốt các hoạt động trong
nhà trường nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh. Để đạt được
hiệu quả cao trong công tác quản lý, lãnh đạo, tôi đã tập trung vào một số mặt
hoạt động sau:
7


- Tôi luôn quan tâm đến vai trò lãnh đạo của chi bộ Đảng trong trường
học. Chi bộ Đảng có nhiệm vụ lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối các hoạt động của
nhà trường thông qua các nghị quyết của chi bộ. Hoạt động của nhà trường có
tốt hay không là do chi bộ mạnh hay yếu quyết định. Việc chăm lo xây dựng chi
bộ trong sạch, vững mạnh là trách nhiệm của mỗi cán bộ, đảng viên và cả giáo
viên trong nhà trường. Chi bộ nhà trường phải thể hiện rõ vai trò lãnh đạo, chỉ
đạo của mình thông qua các kế hoạch, nghị quyết Đại hội và nghị quyết họp chi
bộ hằng tháng. Nội dung các kế hoạch, nghị quyết khoa học, thiết thực, phù hợp,
có tính khả thi và được kiểm tra, đôn đốc, điều chỉnh kịp thời. Các cuộc họp chi
bộ có nội dung phong phú, nêu cao tinh thần đấu tranh phê và tự phê của đảng
viên, đảm bảo tính thống nhất, dân chủ trong Đảng, không qua loa, hình thức, sơ
sài.
- Ban giám hiệu trực tiếp chịu trách nhiệm lãnh đạo nhà trường thực hiện
chủ trương của cấp trên và thực hiện nghị quyết của chi bộ Đảng về nâng cao
chất lượng giáo dục trong nhà trường. Do vậy, tôi luôn chú ý trau dồi tư tưởng
đạo đức, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, thực sự có uy tín năng lực, gương
mẫu trong lời nói và việc làm, có tinh thần trách nhiệm cao, tận tụy với công
việc. Xây dựng được các kế hoạch cụ thể từng tuần, từng tháng và cả năm học
để chỉ đạo hoạt động toàn diện của nhà trường, thường xuyên kiểm tra đôn đốc,

điều chỉnh để kế hoạch có tính khả thi cao.
- Xây dựng, kiện toàn bộ máy giúp việc có năng lực phẩm chất để thực
hiện công việc như: giáo viên chủ nhiệm, tổ tưởng, khối trưởng, tổ chức Đoàn,
Đội, Công đoàn… Phối hợp hoạt động giữa chi bộ, ban giám hiệu và các tổ chức
đoàn thể để nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường.
- Trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo, ban giám hiệu đã tăng cường công tác
kiểm tra, đánh giá xếp loại cán bộ, giáo viên và tổ chức tốt việc kiểm tra thi cử,
đánh giá xếp loại học sinh một cách chính xác, khách quan, tìm ra biện pháp uốn
nắn chấn chỉnh kịp thời; phát động các phong trào thi đua “dạy tốt, học tốt” chào
mừng các ngày lễ lớn của dân tộc, của địa phương và của ngành; tạo khí thế thi
đua sôi nổi, động lực mạnh mẽ để thúc đẩy hoạt động dạy và học trong nhà
trường .
- Phát huy năng lực, sở trường của đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên.
Động viên và tạo điều kiện để đội ngũ thể hiện hết khả năng của bản thân và ra
sức sáng tạo, cống hiến cho hoạt động giấo dục trong nhà trường.
- Song song với việc giáo dục văn hóa, đạo đức học sinh, coi trọng giáo
dục toàn diện đối với các em học sinh. Chú ý đúng mức đến hoạt động ngoại
khóa, hoạt động ngoài giờ lên lớp, công tác Đoàn, Đội…. Kết hợp học đi đôi với
hành, tạo ra kỷ cương, nền nếp dạy và học trong nhà trường .
8


2.4. Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy và học
Cơ sở vật chất nhà trường là điều kiện quan trọng và cần thiết để đổi mới
phương pháp dạy học và nâng cao chất lượng công tác giáo dục của nhà trường.
- Để làm tốt công tác xây dựng cơ sở vật chất trường học, tôi đã chú ý
công tác tham mưu với cấp ủy và chính quyền điạ phương để sửa chữa, bổ sung
cơ sở vật chất trường học.
- Luôn tranh thủ sự giúp đỡ của các lực lượng xã hội, các tổ chức kinh tế,
các tổ chức, cá nhân để thu hút các nguồn lực đầu tư cho giáo dục.

- Nhà trường luôn dành khoản kinh phí thích đáng để mua sắm các trang
thiết bị phục vụ cho dạy và học như máy chiếu, máy tính và các thiết bị phục vụ
tốt cho hoạt động dạy và học.
- Phát động phong trào sư tầm và tự làm đồ dùng dạy- học trong giáo viên
và học sinh, hằng năm có tổ chức thi đồ dùng dạy học tự làm và bổ sung các
thiết bị đó vào kho thiết bị của nhà trường để có thể sử dụng trong các năm học.
- Chỉ đạo bảo quản và sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học một cách
trách nhiệm và hiệu quả
Trong 3 năm gần đây, từ các giải pháp trên, nhà trường đã bổ sung được
1 số danh mục cơ sở vật chất rất đáng kể, đảm bảo tốt các điều kiện dạy và học,
nâng cao chất lượng giáo dục như:
+ Xây thêm 4 phòng học bộ môn, hệ thống đường cầu nối 2 khu phòng
học và phòng chức năng, sửa chữa nhà đa năng, nhà bảo vệ, lát gạch sân trường,
tôn cao đất vườn trường, lăn sơn các phòng học và phòng chức năng…
+ Bổ sung trang thiết bị dạy học: 28 máy tính để bàn, 1 máy tính xách
tay, 3 máy chiếu, 2 máy in, 6 bộ thiết bị dạy học cho các lớp, nhiều đồ dùng dạyhọc tự làm của giáo viên và học sinh.
+ Mua sách giáo khoa, sách tham khảo đảm bảo đủ các loại sách cho giáo
viên, học sinh tham khảo, sử dụng.
2.5. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục
Xã hội hóa giáo dục là một hoạt động góp phần quan trọng vào việc đẩy
mạnh chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường, bao gồm hai nội dung
chính: cả xã hội đều có cơ hội học tập, mọi người đều có nhu cầu học tập; mọi
người đều quan tâm đến sự nghiệp giáo dục, cả xã hội quan tâm chăm lo cho
giáo dục. Do đó, đòi hỏi phải có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa cấp ủy, chính
quyền, các ban ngành đoàn thể, các tầng lớp xã hội trong quá trình tham gia vào
công tác giáo dục.
- Tôi đã chủ động tham mưu với cấp ủy Đảng, Chính quyền và phối hợp
với các tổ chức, đoàn thể để xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh trong nhà
trường và ở địa phương. Thực hiện tốt việc bàn giao học sinh về các thôn đội
9



trong dịp nghỉ hè, cùng các tổ chức đoàn thể tại thôn đội kết hợp giáo dục học
sinh, cuối dịp nghỉ hè học sinh có phiếu đánh giá về việc học tập và tham gia các
hoạt động tại thôn xóm, từ đó học sinh có ý thức tốt trong việc tu dưỡng, rèn
luyện.
- Chú trọng tới hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh trong nhà
trường, taọ điều kiện thuận lợi cho Ban đại diện cha mẹ học sinh hoạt động theo
điều lệ. Huy động sự vào cuộc thực sự của cha mẹ học sinh để giáo dục học sinh.
- Hằng năm huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực ủng hộ từ
các tổ chức, cá nhân trong địa bàn về nhân lực, tài lực, vật lực để ủng hộ cho các
hoạt động nâng cao chất lượng, bổ sung cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị dạy
học, khen thưởng, động viên giáo viên dạy giỏi, học sinh học giỏi, hỗ trợ học
sinh nghèo có nhiều thành tích trong học tập…
- Tôi luôn chú ý làm tốt công tác tham mưu với Ủy ban nhân dân Thị trấn
Nho Quan để tổ chức tọa đàm, cam kết và ký biên bản giữa nhà trường với các
tổ chức đoàn thể, cha mẹ học sinh… để huy động học sinh tới trường, tạo cho
các em có điều kiện học tập tốt và tạo môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh,
thân thiện cho các em.
* Tính mới, tính sáng tạo của giải pháp:
- Giải pháp mới đã khắc phục được những tồn tại mà giải pháp cũ chưa
làm được.
- Đặc biệt chú ý đến công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, lối
sống cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên và các em học sinh. Ngoài việc
giáo dục thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, các quy
định của ngành, của trường… những hoạt động giáo dục tư tưởng chính trị còn
giúp cho mỗi cá nhân trong tập thể thấy gắn bó với nhau hơn, trách nhiệm hơn
trong công việc và cùng nhau khắc phục khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Giáo dục được truyền thống quê hương, đất nước, lòng nhân ái, tình đoàn kết
của học sinh thông qua các hoạt động trong nhà trường.

- Trong hoạt động xây dựng đội ngũ, giải pháp mới đặc biệt chú ý đến
việc đổi mới phương pháp giảng dạy, ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt
động dạy và học. Ngoài việc động viên cán bộ, giáo viên theo học các lớp học
nâng cao trình độ chuyên môn, lý luận chính trị, trình độ tin học, ngoại ngữ… ,
tôi chú trọng đến việc phát huy tính sáng tạo của mỗi cán bộ, giáo viên trong
việc đổi mới PPDH, phát huy tính tích cực của học sinh. Tạo điều kiện cho giáo
viên thăm quan, học hỏi những mô hình mới và đầu tư cơ sở vật chất đầy đủ để
giáo viên áp dụng những phương pháp mới và phát huy tính sáng tạo.

10


- Giải pháp mới đã chú ý đến điều kiện để phục vụ cho các hoạt động
trong nhà trường như cơ sở vật chất, hệ thống các phòng học, phòng chức năng,
sân chơi, bãi tập, thiết bị phục vụ cho các hoạt động, máy chiếu, máy tính, mạng
Internet… Để có được đầy đủ các điều kiện trên, vai trò của người cán bộ quản
lý là vô cùng quan trọng trong việc tham mưu, phối hợp và huy động các nguồn
lực ủng hộ cho các hoạt động trong nhà trường.
- Công tác xã hội hoá giáo dục được chú ý đúng mức. Công tác giáo dục
chỉ thực sự có hiệu quả khi cả xã hội vào cuộc. Từ giải pháp đó đã phối hợp giáo
dục học sinh và huy động được nhiều nguồn lực ủng hộ cho các hoạt động giáo
dục trong nhà trường, đảm bảo môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân
thiện và hiệu quả.
* Một số hình ảnh minh hoạ một số hoạt động trong các giải pháp đã
thực hiện tại trường Tiểu học Thị trấn Nho Quan.
(Có phụ lục kèm theo)
III. Hiệu quả của sáng kiến
Trong thời gian thử nghiệm, áp dụng các giải pháp nêu trên, chúng tôi đã
thu được kết quả rất tốt trong việc nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà
trường. Các kết quả đạt được cụ thể như sau:

- Chất lượng học sinh
* Một số số liệu phổ cập
Học đúng độ tuổi
Trẻ 11 tuổi HTCTTH Trẻ 6 tuổi vào lớp 1
Năm học
(6-11 tuổi)
Số lượng
Tỷ lệ
Tổng số Tỷ lệ
Tổng số Tỷ lệ
2011-2012 136/139
97.8
133/133
100
482/496
97.2
2012-2013 109/111
98.2
135/135
100
524/538
97.4
2013- 2014 99/101
98.0
166/166
100
685/693
98.8
* Xếp loại giáo dục học sinh
Tổng

Năm học
HS Giỏi
HS Khá
HS TB
HS Yếu
số HS
SL
%
SL
%
2010- 2011
506
223 44.1 184
36.4
2011- 2012
497
256 51.5 162
32.6
2012- 2013
538
330 61.3 147
27.3
* Khen thưởng và xét duyệt lên lớp
Tổng
Năm học
HS Giỏi
HS Tiên tiến
2010- 2011

số HS

506

SL
223

%
44.1

SL
184

%
36.2

SL %
92 18.2
76 15.3
58 10.8

SL
4
3
3

%
0.7
0.6
0.6

HS Lên lớp


HS HTCTTH

SL %
499 98.6

SL
104

%
99
11


2011- 2012
500
256 51.2 162
32.4
498 99.6 82 100
2012- 2013
538
330 61.3 147
27.3
537 99.8 80 100
* Học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh, cấp quốc gia
Năm học
HS Giỏi cấp huyện HS giỏi cấp tỉnh HS giỏi cấp quốc gia
2010- 2011
37
8

0
2011- 2012
38
16
2
2012- 2013
62
25
1
2013- 2014
52
30
3
- Chất lượng đội ngũ giáo viên
*Thống kê số lượng giáo viên và trình độ đào tạo
Tổng số cán bộ giáo viên
Trình độ đào tạo
STT Năm học
Tổng
Trong đó
số
Quản Giáo Nhân Đại Cao Trung dưới

viên viên học đẳng
cấp
chuẩn
(KT, TV, YT)

1
2

3

35
3
29
3
16
16
3
35
3
29
3
19
13
3
2012- 2013
37
3
30
4
22
12
3
2013- 2014
* Một số nội dung thi đua đạt được trong từng năm học
Xếp loại viên chức
Danh hiệu thi đua
STT Năm học
XS

Khá
TB
Kém
CSTĐ
LĐTT
1
2
3

0
0
0

2011- 2012

32
2
0
0
33
2
0
0
2011- 2012
32
3
0
0
2012- 2013
* Kết quả huy động các nguồn lực ủng hộ cho

năm học
2010- 2011

Năm học
2011-2012
2012- 2013
2013- 2014

GVG
cấp
huyện,
tỉnh

2
20
3
20
5
22
nhà trường trong

Cơ sở vật chất, thiết bị
Lợp mái tôn phòng ÂN; làm nền lán xe GV;
sửa chữa, bảo dưỡng điện, phòng máy tính….
Sửa chữa nâng cấp nhà đa năng, phòng
thường trực, bảo vệ, mua sắm thiết bị dạy học
(máy tính, máy chiếu, …)…
Xây mới 4 phòng học bộ môn, nhà xe, hệ
thống sân gạch, trang trí các phòng học, mua


23
24
26
từng

Tổng số tiền
97 548 000đ
330 350 000đ
3 255 535 000đ
12


sắm thiết bị dạy học, trị nền, đổ đất tôn nền,
lăn sơn…
Cộng

3 752 738 000đ

* Kết quả chung đạt được trong từng năm học
STT

1
2
3

Năm học

Nhà trường

Công đoàn


Liên đội

trường

TNTP HCM

2010- 2011
2011- 2012

Cờ thi đua Xuất sắc

Vững mạnh

Tiên tiến XS

Bằng khen của UBND tỉnh NB

Vững mạnh

Tiên tiến XS

2012- 2013

Cờ thi đua Xuất sắc

Vững mạnh XS

Tiên tiến XS


IV. Điều kiện và khả năng áp dụng
- Muốn nâng cao chất lượng giáo dục trong trường học thì trước hết người
hiệu trưởng phải tăng cường công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức lối
sống cho tập thể giáo viên và học sinh .
- Chú trọng tới việc thực hiện đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học,
xây dựng đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong thời đại mới.
- Tăng cường công tác lãnh đạo và quản lý trong trường học, chú ý đổi mới
công tác quản lý chỉ đạo nhằm đẩy mạnh các hoạt động trong nhà trường và phát
huy tính độc lập, tự chủ của tập thể giáo viên và học sinh.
- Làm tốt công tác tham mưu, tăng cường cơ sở vật chất và từng bước hiện
đại hóa nhà trường.
- Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, nâng cao nhận thức cho mọi tầng
lớp nhân dân trong địa bàn về giáo dục và coi đây là nhiệm vụ của mọi người,
mọi nhà và của toàn xã hội.
Sau khi nghiên cứu và áp dụng đề tài trên tại trường mình, tôi nhận thấy
rằng đề tài mà tôi nghiên cứu có ý nghĩa rất quan trọng trong việc nâng cao chất
lượng giáo dục trong trường Tiểu học Thị trấn Nho Quan. Cụ thể là:
- Đề tài làm thay đổi cách nghĩ, cách làm của cán bộ quản lý, giáo viên và
nhân viên trong nhà trường về việc nâng cao chất lượng giáo dục.
- Nâng cao nhận thức tư tưởng chính trị trong đội ngũ, làm cho mọi người
tự nhận thấy trách nhiệm của mình trong việc giữ gìn danh dự, phẩm chất và đạo
đức nhà giáo.
- Nâng cao chất lượng đội ngũ, từ dó góp phần nâng cao chất lượng giáo
dục trong nhà trường; làm chuyển biến rõ nét về chất lượng học sinh và các hoạt
động trong nhà trường đều đạt hiệu quả cao.
- Nâng cao năng lực quản lý, chỉ đạo của đội ngũ cán bộ quản lý trong nhà
trường; đổi mới phương pháp quản lý, áp dụng công nghệ thông tin vào quản lý
13



dạy và học, góp phần không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng giáo dục trong
nhà trường.
- Huy động lực lượng xã hội cùng chung tay chăm lo cho công tác giáo
dục, xây dựng cơ sở vật chất ngày càng đầy đủ và hiện đại hóa; huy động nhân
lực, tài lực, vật lực của toàn xã hội vào sự phát triển của nhà trường.
Tôi nghĩ rằng, những giải pháp trên có thể áp dụng trong tất cả các trường
tiểu học của huyện Nho Quan cũng như các trường tiểu học khác trong cả nước.
Rất mong được sự góp ý của đồng nghiệp và các cấp quản lý giáo dục để đề tài
nghiên cứu của tôi được hoàn thiện hơn, giúp tôi có thêm bài học kinh nghiệm
hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao./.
Thị trấn Nho Quan, ngày 12 tháng 4 năm 2014
KẾT QUẢ THẨM ĐỊNH ĐÁNH GIÁ CỦA TRƯỜNG

TÁC GIẢ SÁNG KIẾN

Đinh Thị Thúy

PHỤ LỤC 1:
Một vài hình ảnh về các hoạt động giáo dục truyền thống dân tộc cho học
sinh

14


Ảnh 1: Học sinh trường Tiểu học Thị trấn Nho Quan
Chăm sóc Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ Thị trấn Nho Quan

Ảnh 2. Liên Đội trường Tiểu học Thị trấn Nho Quan
Tổ chức hoạt động ngoại khoá với chủ đề “Tiếp bước cha anh” nhân ngày 22/12


PHỤ LỤC 2: Một số hình ảnh giáo dục lòng nhân ái trong học sinh

15


Ảnh 1: Học sinh quyên góp sách cũ tặng bạn nghèo

Ảnh 2: Học sinh ủng hộ bạn nghèo vui đón tết

PHỤ LỤC 3: Một vài hình ảnh về việc đổi mới phương pháp dạy học

16


Ảnh 1: Giáo viên tổ chức cho học sinh học theo nhóm

Ảnh 2: Ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới phương pháp dạy học

PHỤ LỤC 4: Một vài hình ảnh về việc động viên, khen thưởng học sinh

17


Ảnh 1: Cô giáo Hiệu trưởng Đinh Thị Thuý
Tặng thưởng học sinh giỏi trong ngày tổng kết năm học

Ảnh 2: Thầy giáo Hoàng Minh- Chủ tịch Hội Khuyến học Thị trấn Nho Quan
Tặng quà cho học sinh nghèo vượt khó nhân dịp tổng kết năm học

18




×