Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Lịch sử hình thành và phát triển của bản đồ mạng Web Maps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (816.24 KB, 17 trang )

Đồ án môn học: Internet GIS

MỤC LỤC

SV: Lê Văn Hiệp

Lớp: Bản Đồ K56

Trang


Đồ án môn học: Internet GIS

1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Từ xa xưa, xuất phát từ mục đích phân chia lãnh thổ, tìm đường ,... khái niệm
bản đồ dần được hình thành. Ngành bản đồ phát triển cùng với sự phát triển của
các ngành khoa học kĩ thuật khác, nó được sử dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực
đời sống xã hội. Bản đồ được thành lập trên giấy là một bước ngoặt lớn trong
lịch sử phát triển của bản đồ. Việc lưu trữ thông tin trên bản đồ giấy gây khó
khăn trong việc tìm kiếm, chỉnh sửa và cập nhật thuộc tính của đối tượng. Công
nghệ bản đồ ngày càng phát triển để khắc phục các hạn chế của bản đồ truyền
thống. Bản đồ số ra đời với những tính năng ưu việt hơn, được thành lập trên các
phần mền chuyên dụng đã phần nào đáp ứngđược các yêu cầu trên. Ngày nay,
cùng với sự phát triển của Internet, sự kết hợp giữa Internet và bản đồ số tạo ra
hệ thống bản đồ mạng ( WebMap), giúp con người có thể trao đổi, chia sẻ, phân
tích thông tin ở mọi nơi mở ra 1 kỉ nguyên mới cho ngành bản đồ.
2. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ BẢN ĐỒ MẠNG (WEB MAP)
2.1.Khái niệm bản đồ mạng
Bản đồ mạng (Web Map) hay thường gọi là bản đồ Web là một loại hình bản
đồ điện tử được trình bày theo công nghệ và hình thức của một trang web để
phát hành lên mạng Internet, cho phép đông đảo người dùng khai thác và sử


dụng thông qua dịch vụ WWW(World Wide Web).
Bản đồ mạng là hình thức lưu hành mới của bản đồ số là dạng tồn tại và khai
thác chủ yếu của bản đồ điện tử.
Thành lập Bản đồ mạng là quá trình thiết kế, thực hiện, tạo ra và cung cấp
bản đồ trên mạng thông qua dịch vụ web.Thành lập bản đồ mạng chủ yếu mang
ý nghĩa công nghệ,bản đồ mạng làm một nhánh mới trong ngành bản đồ
học,một hướng nghiên cứu mới về mặt lý thuyết xây dựng và sử dụng bản đồ
mạng,đánh giá và cải thiện các kỹ thuật truyền thông tin,về hiệu quả sử dụng của
nó đối với xã hội.
2.2.Đặc điểm của bản đồ mạng

SV: Lê Văn Hiệp

Lớp: Bản Đồ K56

Trang


Đồ án môn học: Internet GIS

Có đầy đủ đặc điểm cơ bản của bản đồ truyền thống như phản ánh thông tin
địa lý, tuân theo CSTH, có tổng quát hóa, sử dụng hệ thống kí hiệu, những thông
tin trên bản đồ được ghi ở dạng số. Các bản đồ mạng nằm trong trang web lấy
trình bày thể hiện các bản đồ là mục tiêu và nội dung chính. Chú giải của bản đồ
mạng được trình bày và điều khiển như trên bản đồ số. Ngoài ra các yếu tố nội
dung khác được thiết kế theo giao diện và cách thức quản lý của một trang web.
Thông tin của bản đồ mạng được cấu trúc theo kiểu vector và raster, có kèm
theo topology tổ chức thành các file bản đồ riêng lẻ, hoặc liên kết thành thư mục
trong các CSDL bản đồ hoặc GIS.
Các kí hiệu bản đồ được thiết kế theo các nguyên tắc hiển thị và độ phân giải

màn hình máy tính với đơn vị là pixcel.Màu sắc sử dụng cho bản đồ mạng là hệ
màu RGB,các thông tin được quản lý theo lớp cho phép đóng mở theo yêu cầu
của người dùng.
Các bản đồ mạng có tính tương tác cao được hiển thị theo yêu cầu của người
dùng và có khả năng tương tác với người dùng.Các thay đổi thể hiện tức thời khi
người dùng kích chuột vào các yếu tố liên kết của bản đồ.Các bản đồ mạng
tương tác luôn được liên kết với một CSDL quản lý tại máy chủ bản đồ.Một số
bản đồ mạng còn cho phép người dùng tự thể hiện bản đồ theo ý tưởng của
mình.
Các bản đồ có khả năng cập nhật thông tin, thường xuyên thay đổi nội dung
theo sự biến đổi của thực tế (ví dụ các bản đồ thời tiết, bản đồ chỉ dẫn giao
thông,…)
Đó là các bản đồ theo kiểu truyền thống được quét hoặc chuyển từ bản đồ số
ra dạng ảnh (Raster) theo các định dạng như: JPEG, GIF, PNG, BMP, TIFF,…
sau đó được cấu trúc và liên kết vào các trang Web để tạo lên một trang bản đồ
mạng. Loại Web Map này thường chỉ được sử dụng mang tính chất tham khảo,
vì các bản đồ không thể thay đổi hoặc cập nhật các thông tin.
Bản đồ mạng có một số ưu điểm so với các dạng bản đồ truyền thống:
SV: Lê Văn Hiệp

Lớp: Bản Đồ K56

Trang


Đồ án môn học: Internet GIS

- Chi phí: phần cứng máy chủ web và các công cụ để sản xuất bản đồ mạng là
miễn phí hoặc có giá thành khá rẻ.
- Kết hợp: Bản đồ web cho phép sự kết hợp giữa những người sử dụng,

Google Earth là một ví dụ về sự kết hợp, người dùng có thể chia sẻ và phổ
biến thông tin
- Tích hợp: có thể tích hợp các hình thức khác của thông tin đa phương tiên
như hình ảnh, video....
- Thông tin: bản đồ mạng có thể dễ dàng cung cấp thông tin kịp thời và cập
nhật thông tin mới có sẵn.
2.3.Phân loại bản đồ mạng
- Bản đồ tĩnh:
Bản đồ mạng tĩnh là những bản đồ mạng dạng hình ảnh cố định và không thể
tương tác. Những bản đồ này tương tự như bản đồ giấy và không thể tối ưu hóa
khi xem toàn màn hình. Các bản đồ mạng đầu tiên chủ yếu là tĩnh do hạn chế về
kĩ thuật.
- Bản đồ động:
Bản đồ động được tạo ra theo yêu cầu của người truy cập trang web, thường
là từ các thông tin được lưu trữ trong một cơ sở dữ liệu. Chúng thường là những
bản đồ tương tác, cho phép người dùng thay đổi các thông số như phóng to, thu
nhỏ và xem từng khu vực. Bản đồ mạng ngày nay có thể tương tác và kết hợp
nhiều hình thức của các thông tin đa phương tiện.
Phân loại rộng hơn của bản đồ mạng bao gồm:
- Bản đồ web có sự hợp tác: Dựa vào sự sáng tạo nội dung của một số
lượng lớn người sử dụng. Ví dụ như OpenStreetMap và Google Map
Maker.
- Bản đồ web tùy chỉnh: Được thiết kế để sửa đổi hoặc thêm vào và được sử
dụng trong các trang web khác của người dân. Ví dụ như mở lớp
Framework và Google Maps.
- Bản đồ web phân phối: được tạo ra từ nhiều nguồn dữ liệu độc lập.
- Bản đồ web cá nhân hoá: cho phép người sử dụng để lọc dữ liệu bản đồ
và chọn nội dung sẽ được hiển thị.
SV: Lê Văn Hiệp


Lớp: Bản Đồ K56

Trang


Đồ án môn học: Internet GIS

- Bản đồ thời gian thực: hiển thị thông tin phụ thuộc vào thời gian theo yêu
cầu. Ví dụ: như bản đồ thời tiết và bản đồ giao thông.
3. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA BẢN ĐỒ MẠNG
Sự ra đời và phát triển của bản đồ mạng gắn liền với quá trình phát triển của
bản đồ số, bản đồ điện tử, cũng như công nghệ mạng và dịch vụ web. Bản đồ
mạng thực sự xuất hiện từ những năm 90 của thế kỷ trước, khi có mạng internet
và công nghệ thiết kế Web phát triển.
Từ năm 2000 trở lại đây với sự phát triển của mạng diện rộng (WAN) việc
thành lập web map cũng tăng trưởng theo và ngày càng trở thành một xu thế
mới cho việc phát hành bản đồ. Bản đồ web đã trở thành một trong những
phương pháp việc phát hành bản đồ. Bản đồ web đã trở thành một trong những
phương pháp chính để truyền tải và tìm kiếm các thông tin địa lý trên mạng
Internet.
3.1.Năm1993
Xerox PARC Map Viewer là một trang web bản đồ tĩnh được thành lập sớm
nhất, được phát triển bởi Steve PUTZ vào tháng 6 năm 1993 tại Xerox
Corporation's Trung tâm nghiên cứu Palo Alto (PARC). Đây là bản đồ thế giới
có khả năng tương tác, cho phép người dùng hiển thị ranh giới quốc gia và mạng
lưới thủy văn. Người dùng có thể thay đổi tỷ lệ, phép chiếu bản đồ, thêm các
điểm lên bản đồ.
Bản đồ được tạo ra bằng hình ảnh từ hai chương trình phía máy chủ. MAPWRITER tạo ra các hình ảnh raster từ cơ sở dữ liệu địa lý và RASTOGIF sẽ
chuyển đổi hình ảnh raster sang định dạng GIF.


SV: Lê Văn Hiệp

Lớp: Bản Đồ K56

Trang


Đồ án môn học: Internet GIS

Hình 3.1: Bản đồ dạng tĩnh của Map Viewer
3.2.Năm 1995
- GRASSlinks
Năm 1995 đại học Caniphocnia đã phát triển GRASSlinks và tạo ra trang bản
đồ Web cho các dữ liệu GRASS. Đây là một phần mềm Web GIS được phát
triển từ phần mềm mã nguồn mở GRASSGIS của quân đội Mỹ. GRASSlinks
cho phép xem các tập dữ liệu của GRASS, có thể phóng to thu nhỏ, di chuyển và
hiển thị tọa độ của vị trí con trỏ trên bản đồ.
GRASSLinks cung cấp quyền truy cập vào môi trường dữ liệu. Người dùng
chỉ cần có một trình duyệt web và truy cập vào internet để sử dụng các dữ liệu
không gian và phần mềm GIS có sẵn. Mục đích của GRASSLinks là cung cấp
và chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan quy hoạch môi trường, người dân và các tổ
chức tư nhân.

SV: Lê Văn Hiệp

Lớp: Bản Đồ K56

Trang



Đồ án môn học: Internet GIS

Hình 3.2: Một tập dữ liệu của Grass trên trang GrassLink
- MapGuide
MapGuide lần đầu tiên được ra mắt là Argus MapGuide vào năm 1995 bởi
Argus Technologies ở Calgary, Alberta. Vào mùa thu năm 1996, hãng Autodesk
mua lại Argus Technologies và trong vòng vài tháng đầu tiên đã được giới thiệu
và phát hành dưới thương hiệu của Autodesk, Autodesk MapGuide 2.0. Phần
mềm này phát triển thông qua một số phiên bản đến nay là Autodesk MapGuide
6.5. Cho đến ngày nay MapGuide 6.5 và các phiên bản trước đó được biết đến
với khả năng dễ triển khai, phát triển ứng dụng nhanh chóng, kết nối dữ liệu,
khả năng mở rộng, và hiệu suất tổng thể.
Mặc dù thành công, nhưng MapGuide 6.5 vẫn có một số hạn chế nhất định.
Cho đến ngày nay hầu hết các ứng dụng MapGuide dựa vào một máy khách
Plug-in, ActiveX Control, hoặc Java Applet với những ứng dụng logic viết bằng
JavaScript sử dụng các API (Thư viện lập trình cho phép các nhà phát triển yêu
cầu và thao tác dữ liệu thông qua các phương thức lớp) được cung cấp bởi các
plug-in phía máy khách.
SV: Lê Văn Hiệp

Lớp: Bản Đồ K56

Trang


Đồ án môn học: Internet GIS

Hình 3.3 : Giao diện MapGuide Open Source ngày nay
3.3.Năm 1996
- MapQuest

MapQuest là một trang bản đồ web trực tuyến miễn phí của Mỹ thuộc sở hữu
của AOL. Đây cũng được coi là một trong những trang bản đồ mạng tiên phong
và nó nắm giữ một thị phần đáng kể người sử dụng ở Mỹ.
MapQuest cung cấp chi tiết một số tuyến đường phố và hướng dẫn lái xe cho
một số các quốc gia có sẵn thông qua một menu trên trang chủ.
Các ứng dụng riêng biệt cho phép người dùng nhập thông tin di chuyển đi lại
hàng ngày và sau đó sẽ gửi các thông báo về điều kiện giao thông và từ đó ước
lượng thời gian lái xe.
Ngoài ra MapQuest cũng cho phép người dùng tìm được địa điểm khách sạn,
trạm xăng, nhà hàng....gần nhất.

SV: Lê Văn Hiệp

Lớp: Bản Đồ K56

Trang


Đồ án môn học: Internet GIS

Hình 3.4: Giao diện trang />- Multimap
Multimap là một web bản đồ của nước Anh, được thành lập vào năm 1997.
Nó đã được mua lại bởi Microsoft trong năm 2007 và sát nhập vào Bing Maps
trong năm 2010. Multimap cung cấp bản đồ đường phố và chỉ dẫn đường đi cho
người dùng.
3.4.Năm 1997
MapServer là một mã nguồn mở để xây dựng và phát triển các ứng dụng
internet không gian.Nó có thể chạy như một CGI chương trình hoặc thông qua
MapScript hỗ trợ nhiều ngôn ngữ lập trình (sử dụngSWIG). MapServer được
phát


triển

bởi

Đại

học

Minnesota, vì

vậy



được

gọi

cụ

thể

là UMN MapServer, để phân biệt với máy chủ bản đồ. MapServer được phát
triển với sự hỗ trợ từ NASA.
Năm 1997, Cục điều tra dân số Hoa Kỳ đã phát triển một giao diện Web để
khai thác các tập dữ liệu bản đồ phong phú của hệ thống máy chủ TIGER
(Topologically Integrated Geographic Encoding and Referencing database) là
các bản đồ được thành lập từ các số liệu thống kê tổng điều tra dân số hàng năm
gồm dữ liệu về ranh giới hành chính và thông tin thuộc tính khác như dân số,

nguồn lao động của các đơn vị hành chính Mỹ.
SV: Lê Văn Hiệp

Lớp: Bản Đồ K56

Trang


Đồ án môn học: Internet GIS

Tuy nhiên đến năm 2010, TIGER Mserver đã được chuyển sang phiên bản
mới TIGER WEB, là một tập hợp các ứng dụng và dịch vụ dựa trên Web cho
phép người dùng xem và tìm kiếm ranh giới và thông tin thuộc tính cho các đối
tượng địa lý được lưu trữ trong CSDL của cơ quan này.

Hình 3.5: Mối quan hệ giữa dữ liệu và bản đồ mạng của TIGER WEB
3.5.Năm 1998 đến nay
- Năm 1998
Microsoft Research Maps hoặc MSR Maps là một kho lưu trữ ảnh hàng
không và bản đồ địa hình trực tuyến miễn phí được cung cấp bởi các nhà khảo
sát địa chất Mỹ (USGS). Trang web này là sự hợp tác giữa Microsoft Research
(MSR), Bing Maps, và USGS. Nó đã đi vào hoạt động kể từ tháng 6 năm 1998.
Nó đã có từ 30.000 đến 50.000 lượt khách truy cập mỗi ngày. Các trang web đã
được đổi tên vào năm 2010, trước đó nó đã được biết đến là TerraServer-USA
(trước đây là Microsoft TerraServer).
- Năm 2000
ArcIMS (hay gọi là Arc Internet Map server) là một Web server Bản đồ được
sản xuất bởi ESRI truy cập thông qua một trình duyệt web. Nó là một Web Gis
được thiết kế để phục vụ bản đồ trên Internet. Đôi khi các bản đồ chỉ là hình ảnh
tĩnh cho phép sửa màu và phóng to,thu nhỏ đơn giản,trong khi những trang khác

lại phức tạp hơn. Ví dụ về bản đồ tương tác phục vụ với ArcIMS bao gồm bản
SV: Lê Văn Hiệp

Lớp: Bản Đồ K56

Trang


Đồ án môn học: Internet GIS

đồ với các lớp có thể được bật và tắt, hoặc với các tính năng có chứa các thuộc
tính có thể truy vấn.
ArcIMS sử dụng ESRI ArcXML để nhận và trả lời các yêu cầu từ khách
hàng. Các dữ liệu đằng sau ArcIMS thường được lưu trữ trong định dạng
Shapefile (một đặc điểm kỹ thuật mở) hoặc trong một ArcSDE RDBMS cơ sở
dữ liệu.
- Năm 2001
Geosever là một phần mềm mã nguồn mở với mục đích kết nối những thông
tin địa lý có sẵn tới các Geoweb (trang Web địa lý) sử dụng chuẩn mở. Được bắt
đầu bởi một tổ chức phi lợi nhuận có tên The Open Planning Project (TOPP),
nhằm mục đích hỗ trợ việc xử lý thông tin không gian địa lý với chất lượng cao,
đơn giản trong sử dụng. Được kỳ vọng sẽ trở thành một phương thức đơn giản
để kết nối những nguồn thông tin có sẵn từ Google Earth, NASA World Wind
nhằm tạo ra các dịch vụ Webmap như Google Maps, Windows Live Local và
Yahoo Maps.
Geosever được viết bằng ngôn ngữ Java, cho phép người sử dụng chia sẻ và
chỉnh sử dữ liệu không gian địa lý (geospatial data). GeoServer là một phần
mềm bên Server (Server-side software), được thiết kế để trở thành ứng dụng về
bản đồ phía máy chủ cung cấp hình ảnh về các đối tượng địa lý, độc lập hệ
thống, được xây dựng dựa trên thư viện Geotools (bộ thư viện Java mã nguồn

mở), được triển khai như một ứng dụng Web (J2EE – Java 2 Enterprise Edition).
GeoServer kết hợp được với những server viết cho J2EE như Apache.
GeoServer có khả năng kết nối với các nguồn CSDL thông qua hầu hết các
hệ quản trị cơ sở dữ liệu phổ biến như: PostgreSQL/PostGIS, Microsoft SQL
Server 2008, MySQL,… hoặc các tập tin dữ liệu không gian như Shapfile,
GeoTiff,…
Geosever là một dự án mang tính cộng đồng, GeoServer được phát triển, thử
nghiệm và hỗ trợ bởi nhiều nhóm đối tượng và tổ chức khác nhau trên toàn thế
giới. GeoServer là sự phối hợp các hoạt động của Open Geospatial Consortium
SV: Lê Văn Hiệp

Lớp: Bản Đồ K56

Trang


Đồ án môn học: Internet GIS

(OGC là một tổ chức phi lợi nhuận, dẫn đầu trên thế giới về phát triển các chuẩn
dữ liệu địa lý và các dịch vụ), Dịch vụ bản đồ (WMS-Web Map Service là một
trong các chuẩn phổ biến nhất của OGC), Web Feature Service (WFS).
GeoServer là thành phần nền tảng của Geospatial Web.
GeoServer sử dụng tập tin có đuôi mở rộng là SLD (Styled Layer Desrciptor)
để tạo kiểu thể hiện bản đồ (style) theo chuẩn WMS, tập tin SLD được cấu trúc
theo định dạng XML (Extensible Markup Language).
GeoServer có thể hiển thị dữ liệu trên các ứng dụng bản đồ phổ biến như
Google Maps, Google Earth, Yahoo Maps, and Microsoft Virtual Earth.
- Năm 2003
World Wind là một mã nguồn mở (phát hành dưới giấy phép của NASA) ảo đầu
tiên trên thế giới được phát triển bởi NASA vào năm 2003 để sử dụng trên máy

tính cá nhân và sau đó tiếp tục phát triển với nhóm mã nguồn mở từ năm 2004.
Phiên bản ban đầu dựa vào .NET Framework, và chạy chỉ trên Microsoft
Windows.

Hình 3.6: Phần mềm NASA World Wind
SV: Lê Văn Hiệp

Lớp: Bản Đồ K56

Trang


Đồ án môn học: Internet GIS

- Năm 2004
OpenStreetMap (OSM) là 1 dự án hợp tác để tạo ra một bản đồ mà người
dùng có thể tương tác miễn phí. Được tạo bởi Steve Coast ở Anh vào năm 2004,
nó đã được lấy cảm hứng từ sự thành công của Wikipedia và các ưu thế về
quyền sở hữu dữ liệu bản đồ ở Anh và ở những nơi khác. Kể từ đó, nó đã phát
triển đến hơn 2 triệu người dùng đăng ký, có thể thu thập dữ liệu bằng cách sử
dụng khảo sát, thiết bị GPS, chụp ảnh hàng không, và các nguồn miễn phí khác.
- Năm 2005
• Google Maps
Google Maps hay Bản đồ Google (thời gian trước còn gọi là Google Local)
là một dịch vụ ứng dụng và công nghệ bản đồ trực tuyến trên web miễn phí
được cung cấp bởi Google và hỗ trợ nhiều dịch vụ dựa vào bản đồ như Google
Ride Finder và một số có thể dùng để nhúng vào các trang web của bên thứ ba
thông qua Google Maps API. Nó cho phép thấy bản đồ đường sá, đường đi cho
xe đạp, cho người đi bộ và xe hơi, và những địa điểm kinh doanh trong khu vực
cũng như khắp nơi trên thế giới.

Người xem có thể thay đổi tỉ lệ bản đồ, xem ảnh vệ tinh ( đó là Google Earth,
một ứng dụng độc lập dành cho Microsoft Windows, Mac OS X và Linux), chỉ
đường, quan sát địa hình hoàn toàn miễn phí.
• OpenLayers
OpenLayers đã được tạo ra bởi Meta Carta vào tháng 6 năm 2005.
OpenLayers là một phần mềm mã nguồn mở viết bằng JavaScript chạy trên nền
tảng trình duyệt Web. OpenLayers hỗ trợ GeoRSS, KML (Keyhole Markup
Language), Geography Markup Language (GML), GeoJSON và dữ liệu bản đồ
bất kỳ sử dụng từ nguồn chuẩn OGC như Web Map Service (WMS) hoặc Web
Feature Service (WFS).
OpenLayers là một bộ thư viện Javascript cho phép hiển thị bản đồ tại các
ứng dụng web được sử dụng khá phổ biến ngày nay. Một số đặc điểm nổi bật
của bộ thư viện là: Là bộ thư viện mã nguồn mở, miễn phí được phát triển bởi
SV: Lê Văn Hiệp

Lớp: Bản Đồ K56

Trang


Đồ án môn học: Internet GIS

cộng đồng phần mềm mã nguồn mở. Hỗ trợ nhiều loại dịch vụ (WMS, WFS,
WCS...) và Map server như ArcGIS Server, Geoserver, Mapserver. Đọc dịch vụ
từ các Bản đồ như Google Map, OpenStreetMap, Bing, Yahoo Maps...Hỗ trợ
các thao tác trên bản đồ.
- Năm 2006
WikiMapia là một ứng dụng bản đồ trực tuyến được kết hợp bởi Google
Maps với hệ thống wiki cho phép người sử dụng có thể tự do thêm thông tin
(dưới định dạng tin nhắn) vào mọi vùng trên thế giới. Được xây dựng bởi

Aleksander Kariakin và Yevgenhi Savelyov, dự án được bắt đầu vào 24 tháng 5
năm 2006 với mục tiêu "miêu tả toàn bộ Trái Đất".
Ban đầu, WikiMapia không có hệ thống đăng ký thành viên và không có hệ
thống quản trị. Tất cả các sửa đổi đều dưới dạng vô danh và không có ai chịu
trách nhiệm về nội dung của các sửa đổi này.WikiMapia không có liên quan đến
Wikipedia và Quỹ Wikimedia, nhưng website chính thức của WikiMapia nói
rằng họ được truyền cảm hứng từ Wikipedia
WikiMapia cho phép thành viên thêm vào bản đồ các "Hotspot" bằng cách
đánh dấu bằng các hình chữ nhật (rộng tốt đa 20 km vuông) cùng với link đến
các bài có liên quan trong Wikipedia và thêm vào các thông tin về khu vực đó.
Tất cả các thông tin đều có thể được sửa đổi bởi bất cứ thành viên nào như là
trong mọi hệ thống Wiki khác. Liên kết sẽ được khởi động khi ai dó click vào
các điểm đánh dấu này. Một điểm đặc trưng của WikiMapia là thành phần được
gọi là "car". Thành phần này giúp người xem có thể phóng to thu nhỏ bản đồ.
Nó được sử dụng để xem cả bản đồ địa lý và cả ảnh vệ tinh.
WikiMapia có thể được nhúng vào bất cứ website nào. Chỉ cần mở
WikiMapia, chọn phần "option", và chọn "Map on your PAGE" trong thực đơn.
Người dùng sau đó chỉ cần chọn tọa độ địa điểm và sau đó WikiMapia sẽ cấp
cho họ một đoạn mã HTML để họ nhúng vào site của mình.
- Năm 2009
SV: Lê Văn Hiệp

Lớp: Bản Đồ K56

Trang


Đồ án môn học: Internet GIS

Nokia phát hành miễn phí OviMaps trên điện thoại. Nó cung cấp các dịch vụ

vị trí thông qua các ứng dụng, cung cấp các giải pháp GIS cho khách hàng và
nhà cung cấp, quyền hạn lập bản đồ lớn, chẳng hạn như Bing, Facebook và
(trước đây) Yahoo! Maps. OviMaps có các bản đồ ở gần 200 quốc gia, cung cấp
điều hướng bằng giọng nói hướng dẫn tại 94 quốc gia, cung cấp thông tin giao
thông trực tiếp tại 33 quốc gia và có các bản đồ trong nhà có sẵn cho khoảng
49.000 tòa nhà độc đáo ở 45 quốc gia.
- Năm 2010
Mapbox là một trong những nhà cung cấp lớn nhất của các bản đồ tùy chỉnh trực
tuyến cho các trang web lớn như Foursquare, Pinterest, Evernote, Financial
Times và Uber Technologies. Từ năm 2010, nó đã nhanh chóng mở rộng thích
hợp với bản đồ tùy chỉnh. Mapbox đóng góp đáng kể cho nhiều mã nguồn mở
phổ biến để thành lập bản đồ và các ứng dụng, bao gồm các đặc điểm kỹ thuật
MBTiles, các bản đồ IDE TileMill, các Leaflet thư viện JavaScript, các
CartoCSS ngôn ngữ tạo kiểu bản đồ và phân tích cú pháp, và các mapbox.js thư
viện JavaScript.
- Năm 2012
Apple loại bỏ Google Maps là ứng dụng bản đồ mặc định và thay thế nó với
ứng dụng bản đồ của riêng mình.

SV: Lê Văn Hiệp

Lớp: Bản Đồ K56

Trang


Đồ án môn học: Internet GIS

4. KẾT LUẬN
Đến nay, bản đồ mạng đã trở thành một dạng bản đồ phổ biến với sự trợ

giúp của các giao diện sử dụng bản đồ của các nhà phân phối như: Google Map,
Yahoo Map, WikiMapia,…Tương ứng với từng giai đoạn của mình bản đồ
mạng cũng thay đổi nhiều về hình thức và chất lượng. Từ các bản đồ dạng tĩnh,
các bản đồ dạng Open GIS, các bản đồ mạng GIS, đến các bản đồ mạng dạng
3D GIS. Thực tế ranh giới giữa bản đồ Web và WebGIS không quá rõ ràng,
ngày nay các trang bản đồ mạng thường được xây dựng kết hợp thêm các chức
năng GIS nên việc phân biệt một cách chính xác giữa các khái niệm này khó
thực hiện được,chỉ mang tính tương đối.
Ngày nay, bản đồ mạng trở thành yếu tố không thể thiếu trong mọi lĩnh
vực của cuộc sống, là nơi tìm kiếm thông tin, địa điểm bất cứ nơi nào trên thế
giới từ một nơi bất cứ trên thế giới thông qua trình duyệt web và mạng Internet.
Trong tương lai, các trang bản đồ mạng sẽ còn phát triển cả về chất lượng lẫn
hình thức, đáp ứng những nhu cầu đa dạng của con người.

SV: Lê Văn Hiệp

Lớp: Bản Đồ K56

Trang


Đồ án môn học: Internet GIS

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. TS. Bùi Ngọc Quý (2013) , Công nghệ thành lập bản đồ mạng, Bài giảng
Công nghệ thành lập bản đồ mạng, Trường Đại học Mỏ Địa chất.
2. Phạm Thị Phép (2013), Ứng dụng công nghệ WebGIS mã nguồn mở phục
vụ công tác quảng bá du lịch, Khóa Luận tốt nghiệp, Trường Đại học
3.
4.

5.
6.
7.

Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh.

/> /> /> />
vietnam/mapping-tutorials/web-mapping
8.
9.

SV: Lê Văn Hiệp

Lớp: Bản Đồ K56

Trang



×