Tải bản đầy đủ (.pdf) (370 trang)

Môn quốc sử cho cấp tiểu học trong chương trình cải lương giáo dục khoa cử 1906 1919

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (37.44 MB, 370 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------

NGUYỄN ĐỨC BÁ

MÔN QUỐC SỬ CHO CẤP TIỂU HỌC TRONG CHƯƠNG TRÌNH
CẢI LƯƠNG GIÁO DỤC KHOA CỬ 1906 -1919
(Qua nghiên cứu Quốc sử Tiểu học lược biên 國 史 小 學 略 編

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Hán Nôm

Hà Nội - 2013

4


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------

NGUYỄN ĐỨC BÁ

MÔN QUỐC SỬ CHO CẤP TIỂU HỌC TRONG CHƯƠNG TRÌNH
CẢI LƯƠNG GIÁO DỤC KHOA CỬ 1906 -1919
(Qua nghiên cứu Quốc sử Tiểu học lược biên 國 史 小 學 略 編

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Hán Nôm
Mã số : 60.22.40



Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Phạm Văn Khoái

Hà Nội - 2013

5


MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... 4
CHƢƠNG I CẤP TIỂU HỌC CỦA CHƢƠNG TRÌNH ................................ 13
CẢI LƢƠNG GIÁO DỤC KHOA CỬ 1906 – 1919 VÀ MÔN QUỐC SỬ .. 13
1.1. CẢI LƢƠNG GIÁO DỤC KHOA CỬ CHỮ HÁN (1906-1919) ........ 13
1.1.1. Chính sách cai trị về phƣơng diện giáo dục của thực dân Pháp sau
1884 ......................................................................................................... 13
1.1.2. Sự đòi hỏi của xã hội cho sự thay đổi giáo dục khoa cử ................. 17
1.1.3. Cải lƣơng giáo dục khoa cử chữ Hán .............................................. 23
1.1.4. Hệ thống trƣờng của giáo dục khoa cử cải lƣơng (1906-1019) ...... 24
1.2. MÔN QUỐC SỬ TRONG CHƢƠNG TRÌNH CẢI LƢƠNG GIÁO
DỤC KHOA CỬ CHỮ HÁN(1906-1919) ................................................... 27
1.2.1. Môn Quốc sử và Sách giáo khoa cho môn Quốc sử ....................... 27
1.2.2. Cải lƣơng thi Hƣơng, thi Hội và môn Quốc sử ............................... 29
1.3. QUỐC SỬ TIỂU HỌC LƯỢC BIÊN – VĂN BẢN VÀ KẾT CẤU .... 33
1.3.1. Văn bản “Quốc sử Tiểu học Lƣợc biên” ........................................ 33
1.3.2. Kết cấu của “Quốc sử Tiểu học lƣợc biên” .................................... 34
1.4.2. Tác giả Phạm Huy Hổ / 范 輝 琥 ................................................... 39
CHƢƠNG II MÔN QUỐC SỬ CỦA CẤP TIỂU HỌC THỂ HIỆN TRONG
SÁCH “QUỐC SỬ TIỂU HỌC LƯỢC BIÊN 国史小學略編”....................... 40
2.1. Mƣời nguyên tắc biên soạn của “ Quốc sử Tiểu học Lược biên” ........ 40

2.2. Sự dẫn nhập cận đại của “Quốc sử Tiểu học Lược biên” về lịch sử .... 43
2.2.1. Dẫn nhập cận hiện đại về Quốc sử ................................................. 44

1


2.2.2. Dẫn nhập cận hiện đại về Quốc hiệu .............................................. 46
2.2.3. Dẫn nhập cận hiện đại về Quốc dân, dân tộc .................................. 48
2.2.4. Dẫn nhập cận hiện đại về Quốc giới ............................................... 49
2.3. Hệ thống hóa diên cách địa danh theo bảng .......................................... 50
2.3.1. Bảng Hùng Vương phân rõ 15 bộ:.................................................. 50
2.3.2. Bảng đất Giao Chỉ cũ ..................................................................... 51
2.3.3. Bảng 3 quận do nhà Tần đặt ........................................................... 52
2.3.4, Bảng Triệu Vũ Đế phân quận Tượng làm hai, rồi hợp với Nam Hải,
Quế Lâm gọi là nước Nam Việt ................................................................ 53
2.3.5. Bảng nhà Hán phân Nam Việt làm 9 quận gọi là Giao Chỉ ........... 53
2.3.6. Cương giới thời Trưng Nữ Vương phục quốc ................................ 53
2.3.7. Bảng phân chia ra Giao Châu và Quảng Châu của Tôn Hạo nhà
Ngô ......................................................................................................... 54
2.3.8. Bảng Giao Châu thời Tấn ............................................................... 54
2.3.9. Bảng cương giới thời vua Lý Bí phục quốc .................................... 54
2.3.10. Bảng Đường đặt An Nam Đô Hộ Phủ làm 12 châu ..................... 54
2.3.11. Bảng cương giới thời Ngô Vương Quyền dựng nước ................... 55
2.3.12. Bảng cương giới phía Nam của triều Lý, Trần về sau ................. 56
2.3.13. Giải thích thêm địa danh Giao Chỉ, Giao Châu ........................... 56
2.4. Kết cấu “Chƣơng”, “Tiết” và thời lƣợng cho môn Quốc sử ................. 56
2.4.1. Kết cấu “Chƣơng” của Quốc sử Tiểu học Lược biên ..................... 56
2.4.2. Kết cấu “tiết” của Quốc sử Tiểu học Lược biên ............................. 59
2.4.3. Thời lượng cho môn Quốc sử cho cấp Tiểu học ............................ 61
2.5. Đôi điều về lƣợc biên Quốc sử Tiểu học Lược biên ............................ 62

2.5.1. Nguyên tắc cho lược biên............................................................... 62
2.5.2. Lược biên và tóm tắt lược biên ...................................................... 65
2


2.5.3. “Quốc sử Tiểu học Lược biên” với bộ sử trước đó ........................ 67
2.6. Tính chất cận đại, nhà trƣờng của “Quốc sử Tiểu học Lƣợc biên 國 史
小 學 略 編” ................................................................................................ 73
KẾT LUẬN ...................................................................................................... 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 81

3


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Chƣơng trình cải lƣơng nền giáo dục khoa cử Hán học cũ theo định hƣớng
giáo dục phổ thông đƣợc đánh dấu bằng việc ra đời của đạo Dụ ngày 31 tháng
5 năm 1906. Đó là bƣớc quá độ và cũng là cách thức và thực tế cho sự chuyển
đổi từ giáo dục khoa cử truyền thống sang giáo dục phổ thông hiện đaị ở Việt
Nam trong điều kiện và hoàn cảnh lịch sử của Việt Nam lúc bấy giờ, khi Việt
Nam nằm dƣới ách thống trị của chủ nghĩa thực dân và phong kiến còn cuộc
đấu tranh cho nền độc lập của nƣớc nhà của nhân dân ta diễn ra theo xu hƣớng
duy tân và cách mạng.
Chƣơng trình cải lƣơng giáo dục khoa cử chữ Hán bao gồm tổng thể các
vấn đề liên quan đến mục đích chuyển đổi và quá độ giáo dục, các yêu cầu của
xã hội và lịch sử thúc đẩy bắt buộc phải có cải lƣơng và quá độ giáo dục, các
cách thức bố trí chƣơng trình cấp học, các yêu cầu về kiến thức cho các cấp
học, các hệ thống chƣơng trình cho các cấp học, các ngôn ngữ và văn tự đƣợc
sử dụng trong chƣơng trình, các môn học, các hình thức thi cử và văn bằng,

giá trị của các văn bằng đó trong xã hội biện pháp và cách thức
Trong những biểu hiện cho chính sách cải lƣơng giáo dục ấy, cần phải kể
đến sự phân chia cấp học, thiết lập chƣơng trình cũng nhƣ soạn lại sách giáo
khoa, xác định môn thi, chƣơng trình thi … là những vấn đề có tính trọng tâm
nhất.
Chƣơng trình cải lƣơng giáo dục khoa cử 1906, quy định có 3 cấp học: Ấu
học (tuổi học từ 6 tuổi đến 12 tuổi), Tiểu học(tuổi học dƣới 27 tuổi), Trung
học(tuổi học dƣới 30). Tƣơng ứng với các cấp học ấy là hệ thống sách giáo

6


khoa đƣợc Hội đồng biên soạn sách duyệt. Trong số các môn học bằng chữ
Hán có hệ thống sách giáo khoa cần phải kể đến môn lịch sử Việt Nam.
Môn Lịch sử Việt Nam mà lúc bấy giờ gọi là Quốc sử, Nam sử, Việt sử là
một trong những môn học chủ yếu ở cả 3 cấp của hệ thống chƣơng trình này,
đƣợc học bằng chữ Hán, sách giáo khoa cho môn học này cũng đƣợc biên
soạn. Mỗi cấp có chƣơng trình học, sách giáo khoa và các yêu cầu riêng của
mình. Với cấp Tiểu học có 國 史 小 學 略 編 - Quốc sử Tiểu học Lược biên.
國 史 小 學 略 編 - Quốc sử Tiểu học Lược biên là bộ sách giáo khoa môn
Lịch sử Việt Nam bằng chữ Hán cho cấp tiểu học của Chƣơng trình cải lƣơng
giáo dục khoa cử chữ Hán kéo dài trong quãng thời gian dài 13 năm, từ 1906
đến 1919, đƣợc 范 輝 琥 Phạm Huy Hổ, một tác gia Hán văn cận đại biên
soạn năm Duy Tân Đinh Mùi (1907). Hiện nay văn bản của bộ sách này vẫn
còn đƣợc lƣu giữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm, mang ký hiệu A. 1327, gồm
2 quyển, dầy 286 trang, kích thƣớc 29 x 15,5.
Tuy lịch sử Việt Nam đã đƣợc biên soạn từ khá sớm nhƣ: Đại Việt Sử ký
大越史記 của Lê Văn Hƣu đƣợc biên soạn dƣới thời Trần Thái Tông (1225 –
1258), Đại Việt Sử ký Toàn thư 大越史記全書 đƣợc Ngô Sĩ Liên viết dƣới
thời Lê Thánh Tông (1460 – 1497), Đại Việt thông giám 大越通監 và Đại

Việt Thông giám Tổng luận 大越通監總論 đều đƣợc viết dƣới thời vua Lê
Tƣơng Dực (1509 – 1516) (…), song, đó là những bộ quốc sử đƣợc biên soạn
theo tinh thần “minh chính thống”, “thông giám”, đề cập đến đạo trị nƣớc an
dân của các bậc đế vƣơng, thuộc phạm trù “đế vƣơng chi học-cái học của đế
vƣơng”. Các bậc đế vƣơng qua các bài học lịch sử để định đạo tu tề, trị bình,
chính tam cƣơng, tuân thủ ngũ thƣờng. Quán thông, dẫn dắt lịch sử là đạo
7


cƣơng thƣờng. Đối tƣợng hƣớng vào của các bộ sách ấy trƣớc tiên là các bậc
đế vƣơng chứ tuyệt nhiên không nhằm thể hiện cái học phổ thông. Do vậy, sự
có mặt của những bộ sách giáo khoa lịch sử Việt Nam cho các cấp học của
chƣơng trình Hán học cải lƣơng (1906 – 1919) có một ý nghĩa quan trọng
trong việc tìm hiểu các vấn đề liên quan đến một loạt phƣơng diện nhƣ: bản
chất của chƣơng trình cải lƣơng giáo dục khoa cử chữ Hán; những nội dung
cụ thể của quá độ và chuyển đổi giáo dục; những vấn đề về văn hóa xã hội
đƣơng thời thể hiện trong cả cải lƣơng giáo dục khoa cử nói chung, trong môn
quốc sử nói riêng; sự phổ thông hóa lịch sử; tính chất quốc dân của các tri
thức lịch sử; giáo dục lịch sử cho quốc dân; tính chất cận hiện đại của môn
quốc sử (….). Điều đó không chỉ có ý nghĩa cho việc khảo cứu lịch sử mà còn
có ý nghĩa cho cuộc sống hiện tại, giáo dục hiện tại. Về mặt chuyên ngành,
nghiên cứu bộ sách này giúp cho chúng ta hiểu thêm về Hán văn cận đại, mà
cụ thể là Hán văn giáo dục, Hán văn cho môn Quốc sử.
Từ những điểm nêu trên cho thấy, việc đề cập đến hệ thống sách giáo khoa
lịch sử Việt Nam cũng nhƣ việc phân tích văn bản Quốc sử Tiểu học Lược
biên 国史小學略編 có ý nghĩa trong việc tìm hiểu giáo dục chữ Hán cải
lƣơng, và tìm hiểu bƣớc quá độ từ giáo dục khoa cử chữ Hán sang giáo dục
Pháp – Việt những thập niên đầu thế kỷ XX trong một môn học cụ thể-môn
Quốc sử.
Nhận thấy đây là bộ sách giáo khoa lịch sử chữ Hán không chỉ có ý nghĩa

cho việc nghiên cứu Hán văn giáo dục trong hệ thống giáo dục cải lƣơng 1906
– 1919 mà còn có ý nghĩa liên quan đến một loạt các vấn đề nhƣ: quá độ và
chuyển đổi giáo dục nói chung; quá độ và chuyển đổi văn hóa từ truyền thống
sang hiện đại; quá độ từ cái học khoa cử sang cái học phổ thông cận hiện đại,
cho nên chúng tôi đã chọn Quốc sử Tiểu học Lược biên 国史小學略編 nhƣ là

8


một minh chứng cho sự cải lƣơng giáo dục Hán văn làm đề tài cho luận văn
Cao học Hán Nôm của mình.
2. Mục đích, ý nghĩa của đề tài:
Đề tài trên đƣợc thực hiện nhằm có những mục đích sau đây:
-

Xác định vị trí môn Quốc sử trong Chƣơng trình cải lƣơng giáo dục
khoa cử 1906-1919 thông qua việc hệ thống hóa các sự kiện liên quan
đến sự ra đời cũng nhƣ những điểm chính yếu nhất của chƣơng trình
cải lƣơng giáo dục khoa cử chữ Hán này; Hệ thống hóa sách giáo khoa
lịch sử Việt Nam cho 3 cấp học của giai đoạn nghiên cứu.

-

Giới thiệu văn bản Quốc sử Tiểu học Lược biên 国史小學略編 về mặt
văn bản học và kết cấu. Phiên âm, dịch nghĩa văn bản làm cơ sở tài
liệu cho mọi phân tích về môn Quốc sử cho cấp Tiểu học trong
Chƣơng trình cải lƣơng giáo dục khoa cử 1906-1919.

-


Phân tích Quốc sử Tiểu học Lược biên 国史小學略編 từ góc nhìn nhƣ
là một bộ sách giáo khoa lịch sử Việt Nam cho cấp Tiểu học trong
Chƣơng trình cải lƣơng giáo dục khoa cử, chƣơng trình cho sự quá độ
và chuyển đổi giáo dục từ khoa cử truyền thống sang giáo dục phổ
thông hiện đại theo kết cấu của sách nhƣ: Các nguyên tắc của Phàm
lệ; Sự dẫn nhập cận đại về Quốc sử; Bảng diên cách địa danh qua các
đời; Các “chƣơng”, “tiết” của nó.

3. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Đã có nhiều công trình về lịch sử giáo dục Việt Nam đề cập đến chƣơng
trình giáo dục cải lƣơng, song do các yêu cầu của công tác viết lịch sử giáo
dục, các nhà viết lịch sử giáo dục ấy không thể đi sâu vào phân tích tình hình

9


giáo dục Hán văn cho môn lịch sử Việt Nam. Hơn nữa, các công trình nghiên
cứu lịch sử ấy, do những khó khăn về tƣ liệu nên thƣờng mới chỉ đề cập đến
giáo dục Hán văn cho môn lịch sử Việt Nam dƣới góc nhìn phê phán quá
nghiêm khắc. Do vậy, các công trình đó đã tự hạn chế mình, chúng không thể
đi sâu vào phân tích tình hình của môn học lịch sử trong bƣớc chuyển văn
hóa.
Hơn nữa, tuy đã có một số công trình đề cập đến sách giáo khoa dạy lịch
sử Việt Nam bằng chữ Hán, chữ Nôm (Nguyễn Thị Hƣờng, 2009, 2011) hay
cũng có báo cáo về Quốc sử Tiểu học Lược biên nhằm giới thiệu bộ sách này
(Đào Thị Huệ, 2012), song do xuất phát từ các mục đích và phạm vi nghiên
cứu, vấn đề Quốc sử Tiểu học Lược biên đƣợc nhìn nhận nhƣ là một trƣờng
hợp phục vụ cho nghiên cứu môn Quốc sử trong Chƣơng trình cải lƣơng giáo
dục khoa của 1906-1919 vẫn là một vấn đề còn bị bỏ trống. Đó là một trong
những lý do thúc đẩy chúng tôi đi vào đề tài này.

4. Đối tƣợng nghiên cứu và giới hạn của đề tài
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là môn Quốc sử cho cấp Tiểu học của hệ
thống giáo dục khoa cử cải lƣơng ở Việt Nam 1906-1919 thể hiện trong văn
bản Quốc sử Tiểu học Lược biên 国史小學略編

5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Do đề tài này liên quan đến giai đoạn lịch sử khá đặc biệt của lịch sử Việt
Nam cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX nói chung, giáo dục chữ Hán cải lƣơng
nói riêng nên phải quán triệt các nguyên tắc của chủ nghĩa duy vật biện chứng
và duy vật lịch sử trong việc nhận thức và đánh giá các sự kiện, cũng nhƣ các
tình huống cụ thể.

10


Đồng thời, đề tài cũng yêu cầu vận dụng các phƣơng pháp trong nghiên
cứu Hán Nôm và văn bản học, ngữ văn Hán Nôm, phân tích văn bản Hán
Nôm nhằm làm sáng tỏ một số vấn đề về văn học của văn bản Quốc sử Tiểu
học Lược biên 国史小學略編, bƣớc đầu nêu ra những nhận xét về bộ sách
giáo khoa lịch sử này với tƣ cách nhƣ là bộ sách minh chứng cho môn Quốc
sử của cấp Tiểu học trong Chƣơng trình cải lƣơng giáo dục khoa cử chữ Hán
1906-1919.
6. Đóng góp của luận văn
-

Luận văn đã đặt Quốc sử Tiểu học Lược biên 国史小學略編 trong
mối liên hệ với Chƣơng trình cải lƣơng giáo dục khoa cử 1906-1919.

-


Luận văn đã giới thiệu và phân tích kết cấu của Quốc sử Tiểu học
Lược biên để làm rõ mối liên hệ với Quốc sử truyền thống và tính chất
cận hiện đại cũng nhƣ tính quá độ giáo dục của Chƣơng trình cải
lƣơng giáo dục khoa cử 1906-1919 thể hiện trong bộ sách này.

-

Luận văn cung cấp bản dịch Quyển thứ nhất của bộ sách nhƣ là một
sự đóng góp và cống hiến cho học giới về mặt tƣ liệu.

7. Kết cấu của luận văn
Ngoài Phần mở đầu, Kết luận và Tài liện tham khảo, luận văn bao gồm 2
chƣơng và phần Phụ lục kèm theo.
Chƣơng 1, với tiêu đề: CẤP TIỂU HỌC CỦA CHƢƠNG TRÌNH CẢI
LƢƠNG GIÁO DỤC KHOA CỬ 1906 – 1919 VÀ MÔN QUỐC SỬ, nhằm
nêu lên một cái nhìn chung về hệ thống trƣờng 3 cấp của nền cải lƣơng giáo
dục chữ Hán 1906-1919 nói chung, cấp Tiểu học nói riêng, đồng thời bƣớc

11


đầu giới thiệu Quốc sử Tiểu học Lược biên 国史小學略編 về mặt văn bản
học, làm cơ sở cho những phân tích của chƣơng sau.
Chƣơng 2, với tiêu đề : MÔN QUỐC SỬ CỦA CẤP TIỂU HỌC THỂ
HIỆN

TRONG

SÁCH


“QUỐC

SỬ

TIỂU

HỌC

LƢỢC

BIÊN

国史小學略編”, nhằm phân tích các vấn đề về các nguyên tắc của biên
soạn Quốc sử nhƣ là một môn học, các mục bài có tính dẫn nhập và các bảng
biểu có tính hệ thống hóa về Quốc sử, hệ thống chƣơng, tiết và sơ bộ về tính
chất lƣợc biên của Quốc sử Tiểu học Lược biên 国史小學略編 để qua đó làm
rõ những nội dung chủ yếu của môn Quốc sử cho cấp Tiểu học nền cải lƣơng
giáo dục chữ Hán 1906-1919 .
Phụ lục kèm theo luận văn này là nguyên văn chữ Hán và bản dịch Phần
đầu và Quyển nhất của Quốc sử Tiểu học Lược biên 国史小學略編 ký hiệu
A.1327 hiện đang lƣu trữ viện Viện nghiên cứu Hán Nôm.

12


CHƢƠNG I
CẤP TIỂU HỌC CỦA CHƢƠNG TRÌNH
CẢI LƢƠNG GIÁO DỤC KHOA CỬ 1906 – 1919 VÀ MÔN QUỐC SỬ
Chƣơng này nhằm nêu lên một cái nhìn chung về hệ thống trƣờng 3 cấp
của nền cải lƣơng giáo dục chữ Hán 1906-1919 nói chung, cấp Tiểu học nói

riêng, vị trí của môn Quốc sử trong cấp Tiểu học của chƣơng trình đó, đồng
thời bƣớc đầu giới thiệu Quốc sử Tiểu học Lược biên 国史小學略編 về mặt
văn bản học và kết cấu.

1.1.

CẢI LƢƠNG GIÁO DỤC KHOA CỬ CHỮ HÁN (1906-1919)

1.1.1. Chính sách cai trị về phƣơng diện giáo dục của thực dân Pháp
sau 1884
Năm 1884 và các năm sau đó, đất nƣớc chúng ta có một số sự kiện chính
yếu nhƣ sau: Hoà ƣớc Pa-tơ-nốt (Patennôtre)đƣợc ký vào năm 1884; cuộc
13


chiến của vua Hàm Nghi và sau đó là phong trào Cần vƣơng (1885-1897) của
văn thân yêu nƣớc theo đƣờng nho học kiểu cũ, trung quân, dựa trên đạo
cƣơng thƣờng, nghĩa quân thần (….). Trƣớc tình hình đó, chính quyền thực
dân với các tổng trú sứ và toàn quyền nhƣ Paul Bert (1886), De Lanessan
(1891-1894) đã nghiêng về đƣờng lối mua chuộc nho sĩ, dùng triều đình Huế
phục vụ cho các âm mƣu của chúng [lập Viện Hàn Lâm Bắc Kỳ, tiếp tục giữ
nguyên khoa cử từ chƣơng, tiếp tục dùng chữ Hán trong hành chính, cung cấp
tiền cho tu sửa đền miếu, tổ chức lễ bái trong các đền miếu...]. Đƣờng lối cai
trị có tính chất “association - hợp tác” ấy đã đƣợc áp dụng nhằm ổn định xã
hội, dẹp yên phong trào Cần vƣơng.
Bên cạnh chính sách thực dân “association - hợp tác” , chính quyền
thực dân lại thực hiện cả chính sách đồng hoá (assimilation) nhằm Pháp hoá
Việt Nam theo liều lƣợng và tiến trình phù hợp. Bên cạnh việc duy trì giáo
dục khoa cử, thực dân Pháp lại mở hệ thống trƣờng Pháp Viêt. Ở Việt Nam
lúc đó tồn tại hai loại giáo dục:

a. Hệ thống giáo dục khoa cử
b. Hệ thống giáo dục Pháp Việt
Hai hệ thống giáo dục này khác nhau về một loạt vấn đề. Hệ thống giáo
dục khoa cử vốn là hệ thống giáo dục nho học, lấy thánh kinh hiền truyện làm
đối tƣợng, lấy Hán văn làm ngôn ngữ, lấy Quốc Tử Giám là trƣờng trung tâm,
lấy dân gian làm trƣờng thiên thành, lấy Hƣơng, Hội, Điện làm kỳ thi, lấy cử
nghiệp (chọn ngƣời ra quan) làm mục đích.
Hệ thống giáo dục Pháp Việt lấy khoa học châu Âu làm đối tƣợng, lấy
Pháp ngữ làm mục đích, lấy quốc ngữ làm chuyển ngữ, lấy chia trƣờng làm
cấp học (trƣờng sơ cấp - trƣờng tiểu học - trƣờng trung học). Nền giáo dục ấy
chia làm hai loại: giáo dục phổ thông và giáo dục chuyên nghiệp. Giáo dục
phổ thông là giáo dục cho mọi ngƣời dân, cả nam cả nữ, với 3 cấp học (sơ cấp

14


- tiểu học - trung học). Giáo dục chuyên nghiệp gồm giáo dục nghề nghiệp và
giáo dục cao đẳng - đại học theo từng chuyên môn. Dù trong hoàn cảnh của
chế độ thực dân, nhƣng giáo dục trong hệ thống trƣờng Pháp-Việt là giáo dục
hiện đại, là lối thoát, lối đi lên cho giáo dục bản xứ.
Hai loại giáo dục ấy khác nhau về chiều hƣớng phát triển.
Sau Hoà ƣớc 1884, những kinh nghiệm trong việc giáo dục ở Nam Kỳ đã
đƣợc áp dụng ở Bắc Kì và Trung Kì. Từ năm 1886, Paul Bert đã cho mở một
hệ thống các trƣờng thuộc hệ thống giáo dục Pháp-Việt ở Hà Nội nhƣ: trƣờng
thông ngôn, 9 trƣờng Tiểu học cho nam sinh, 4 trƣờng tiểu học cho nữ sinh, 2
trƣờng dạy nghề, 1 trƣờng dạy vẽ... nhƣ trên đây chúng tôi đã nêu.
Vào cuối thế kỷ XIX, hầu hết các tổng xã Nam Kì có trƣờng Tiểu học
Pháp-Việt. Ở Bắc Kì và Trung Kì hệ thống trƣờng này còn ít. Năm 1900, Hà
Nội: 15 trƣờng; Hải Phòng: 5 trƣờng; Nam Định: 4 trƣờng; Thanh Hoá: 2
trƣờng; Vinh: 3 trƣờng; Huế: 2 trƣờng. Hội An, Nha Trang mỗi nơi 1 trƣờng.

Ngày 27-4-1904, thực dân Pháp ra Nghị định thiết lập Chƣơng trình giáo dục
hệ Pháp-Việt ở Bắc Kì.
Cần lƣu ý một đôi lời rằng, giáo dục Pháp-Việt đã khởi đầu từ năm 1867 ở
sáu tỉnh Nam Kì. Học quốc ngữ và qua chuyển ngữ quốc ngữ ở đây để tiến tới
Pháp hóa Pháp ngữ. Lúc đầu, loại trƣờng này bị tẩy chay. Thực dân Pháp phải
bắt ngƣời đi học, cấp tiền, cấp mọi vật liệu, sách vở cho ngƣời đi học, thuê
tiền cho ngƣời đi học nhƣng vẫn chẳng có mấy ngƣời.
Ngƣợc lại, trƣờng chữ nho, trƣờng của thầy đồ dù bị cấm đoán, hạn chế
nhƣng lại đông ngƣời đến học vì đi học ở đây đƣợc coi là “giữ đạo nhà”.
Trong khoảng gần 10 năm việc giáo dục ở Nam Kỳ lục tỉnh dùng dằng
giữa hai loại trƣờng tây - trƣờng ta nhƣ thế. Nhƣng tình hình đã thay đổi từ
năm 1874 khi Pháp thành lập cơ quan Học chính Nam Kì, đƣa ra quy chế giáo
dục. Thầy đồ muốn mở trƣờng phải xin phép chính quyền. Trƣờng thầy đồ

15


nếu dạy quốc ngữ và chữ Pháp sẽ đƣợc nhận tài trợ. Giáo dục gồm 2 cấp. Tiểu
học và Trung học. Tiểu học học các môn: chữ quốc ngữ, chữ Hán, chữ Pháp,
toán, khoa học. Thời gian học là 3 năm. Cuối khoá có thi. Thi đậu sẽ đƣợc
tuyển vào làm ở các công sở Pháp hoặc học lên. Học xong Tiểu học thì vào
trƣờng Trung học bảo hộ với các môn nhƣ ở Tiểu học nhƣng ở cấp học cao
hơn và học cả lịch sử địa lý...
Tốt nghiệp trƣờng trung học bảo hộ - Trƣờng Chasseloup Laubat sẽ có
lƣơng gấp đôi so với có bằng Tiểu học.
Năm 1879, qui chế giáo dục thứ hai ra đời. Giáo dục chia làm 3 cấp: Sơ
học, Tiểu học, Trung học. Sơ học học 3 năm với các môn: chữ quốc ngữ, tiếng
Pháp, làm toán. Học xong Sơ học phải thi tốt nghiệp mới lên Tiểu học. Tiểu
học học các môn: chữ quốc ngữ, tiếng Pháp, chữ nho, toán, khoa học, lịch sử,
địa lý... Cuối cấp phải thi tốt nghiệp. Tốt nghiệp Tiểu học mới đƣợc vào

Trung học. Trung học học 4 năm. Học xong, thi tốt nghiệp Trung học.
Tuy có kinh nghiệm giáo dục nhƣ thế ở Nam Kì, nhƣng chính quyền thực
dân vẫn duy trì chế độ khoa cử sau năm 1884 với một khoảng thời gian hơn
20 năm vì các tính toán nham hiểm để đánh lừa, ru ngủ nhân dân ta, nhất là
với tầng lớp “thức tự ”.
Những năm đầu thế kỉ XX, một bộ phận nhà Nho ƣu tú, yêu nƣớc, nhiều
ngƣời trong số họ từng tham gia cử nghiệp đã nhận ra âm mƣu nham hiểm của
thực dân Pháp khi chúng duy trì khoa cử cặn bã, lạc hậu, bảo thủ. Chịu ảnh
hƣởng của những tác động khu vực và quốc tế, họ nhận ra những sai lầm khi
theo đuổi cử nghiệp. Họ đã đứng dậy phê phán cử nghiệp, đả đảo khoa cử từ
chƣơng. Họ đòi thực hiện một nền giáo dục thực nghiệp, có ích. Chính họ đã
tạo ra một áp lực xã hội đòi hỏi chính quyền thực dân phải thay đổi chế độ
giáo dục.

16


1.1.2. Sự đòi hỏi của xã hội cho sự thay đổi giáo dục khoa cử
Những năm đầu thế kỉ XX, tình hình thế giới và khu vực đã ảnh
hƣởng đối với Việt Nam. Nhật Bản Duy tân, những năm cuối thế kỷ XIX ;
Cuộc vận động Duy tân ở Trung Quốc vào những năm 1895 – 1898; Hải chiến
Giáp Ngọ giữa Nhật Bản và Trung Quốc nhà Thanh; Chiến tranh Nga Nhật
1905 mà Nga bại Nhật thắng; Tân thƣ, Tân văn, Tân báo đã mang đến cho
ngƣời Việt Nam một cách nhìn mới, một tƣ tƣởng mới. Biết bao ngƣời đã
từng qua vòng cử nghiệp, khi họ giác ngộ, nhận thấy trong cuộc “tân vận hội”
cần phải: “Đúc gan sắt để dời non lấp bể”, “Lấy máu nóng rửa vết dơ nô lệ”,
“Ghé vai vào xốc vác cựu giang sơn” xả thân vì nghĩa lớn. Họ kêu gọi anh em
hãy cảnh giác, hãy nhận ra âm mƣu của thực dân, hãy tránh xa bùa mê thuốc
lú của khoa cử (…). Chính điều đó đã tạo nên một làn sóng duy tân sôi nổi,
bồng bột khắp các miền đất nƣớc. Xin dẫn ra ở đây một đoạn trích từ “Hòa lệ

cống ngôn-Hòa lệ dâng lời” của Phan Bội Châu năm 1906 để làm rõ tinh thần
ấy.
“Kính gửi 6500 thí sĩ đồng bào túc hạ!
Nƣớc mất 30 năm rồi! Giống nòi ta 10 phần bị tiêu diệt đến 6,7 phần
rồi. Lũ giặc dị chủng lợi dụng những ngƣời biết chữ, đọc sách chúng ta diệt
giống nòi ta. Thế nào là nƣớc mất? Từ khi bọn giặc dị chủng đến phá kinh
thành nƣớc ta, đoạt quốc quyền của chúng ta, vua hãm trong cung sâu, không
khác tù đày; quan lại nhân dân bị đánh roi đòn, khác gì trâu ngựa. Hết thảy
chính quyền, không kể lớn bé, nằm trong tay giặc. Các anh em hãy nhìn lá cờ
cắm trong trƣờng thi là lá cờ ta chăng? hay là cờ ba sắc của giặc nhỉ? Lúc này
là lúc nào nếu không phải là lúc đồng bào chúng ta, phàm là ngƣời có huyết
khí đều vật vã khóc lóc, dấn thân vì nạn nƣớc, gối đất phủ sƣơng để chịu tang
nƣớc, nếm mật nằm gai báo quốc đó sao? Các anh em còn mặt mũi nào mà
tham gia ứng thí nữa? Thế nào là giống nòi bị diệt? Dã tâm của giặc nhƣ hổ

17


ngoạm, tằm ăn, thực không sao kể xiết, nhƣng âm mƣu đoạt lấy mệnh mạch
của chúng ta, đó là cái chính. Chính phủ giặc thu thuế chúng ta đến muôn hình
vạn trạng, thƣơng nhân giặc cƣớp đoạt lợi quyền của chúng ta đến muôn ức
vạn, ngay cả cứt đái dơ bẩn cũng vơ vét hết, nên dân ta, kẻ nghèo chết trƣớc,
ngƣời giàu chết sau, đói rét đến thân, tinh khí hao tổn, giống nòi chẳng sinh,
dẫu có sinh nhƣng chẳng có dƣỡng. Các anh em hãy xem của cải trong nhà,
trai gái sinh nở, so với 10 năm trƣớc đây thế nào? Đã không binh hỏa, lại
không thiên tai, mà tình cảnh lại đến mức nhƣ thế là do ai nhỉ? Lúc này là lúc
nào, nếu không phải là lúc mà những ngƣời có huyết khí trong số đồng bào
chúng ta chau mày, nhăn trán, đêm ngày dằn vặt, mƣu tính gìn giống giữ nòi,
vì liệt tổ liệt tông của chúng ta đang yên nghỉ nơi chin suối, vì cha mẹ hiền từ
mang nặng đẻ đau mà rửa mối nhục mất nƣớc hay sao? Các anh em còn mặt

mũi nào mà tham gia ứng thí với giặc?”.
Trên cơ sở lƣu ý anh em thức tự biết về tâm trạng của đất nƣớc giống
nòi, Phan Bội Châu đi vào phân tích âm mƣu của bọn giặc diệt chủng mà anh
em thức tự hoặc vô thoặc hữu ý vì đam mê cử nghiệp đã bị giặc lợi dụng để đi
đến một luận điểm có tính chất mấu chốt rằng, giặc đã lợi dụng những ngƣời
thức tự cho âm mƣu diệt chủng của chúng: “Sao lại nói giặc lợi dụng những
ngƣời biết chữ chúng ta diệt giống nòi ta? Nƣớc ta gần đây, ngƣời có thể nắm
quyền bính ở trên dân chúng, ấy là kẻ sĩ; ngƣời có thể hút máu liếm mủ cũng
là kẻ sĩ. Ôi kẻ sĩ, tự cho mình nhiệm vụ “lấy đạo giác ngộ dân, thác không dời
dối, đạo may vẹn toàn”, đó là điều muôn dân trông mong ở nơi kẻ sĩ. Há lại có
thể muối mặt theo giặc, táng tận lƣơng tâm, điên khùng mất trí, không điều
xấu nào không làm, để đến nỗi nhƣ bây giờ ƣ? Thế mà chính phủ giặc đối xử
với kẻ sĩ, bóc tƣớc tất cả những gì là quốc túy, chỉ lƣu lại thứ khoa cử cặn bã
này, dụ để rồi hãm hại anh em, dỗ anh em bằng hƣ hàm, lấy lộc mỏng nhử an
h em, biến anh em thành chó săn, bắt anh em làm kẻ thu thuế vơ vét, tróc thuế

18


thu đòi, bày đặt móc moi, gây bao oan ngục, cắn cả chú bác, cậu mợ, cha mẹ
anh em để bồi dày túi tham cho giặc. Đem cả đời làm chó săn, nịnh bợ lũ sài
lang dị chủng để rồi cái mình thu đƣợc chẳng qua cũng chỉ là những cục
xƣơng thừa, thịt thối mà thôi. Sao anh em chẳng nghĩ “thỏ đã hết chó săn phải
chết” vốn là lẽ thƣờng có xƣa nay. Nƣớc mất, giống nòi bị diệt ấy là do thế
cục tạo nên. Các anh em còn mặt mũi nào mà tham gia ứng thí của giặc nữa.
“Gái điếm hay đâu hờn mất nƣớc. Cách sông còn hát Hậu đình hoa” thật là
câu đáng đƣợc ngâm vì anh em đấy. Này Tiến sĩ, này Cử nhân, này Tú tài, quả
là những mồi nhử độc ác khiến giống nòi ta bị tiêu diệt, nƣớc ta bị mất. Sau
đây chục năm nữa, cháu con tuyệt diệt, phần mộ hoang vu, lúc ấy hƣ danh
Tiến sĩ, Cử nhân, Tú tài gửi cho ai nhỉ? Cho ai nhỉ? Liệt tổ liệt tông ngậm hờn

dƣới suối hoàn toàn chẳng muốn nhận hƣ danh do chính phủ giặc phong tặng,
hơn nữa các cụ lại còn sụt sùi nhỏ lệ đến mức khạc nhổ cả ra”.
Nƣớc mất giống nòi bị diệt là do cục thế tạo nên. Trong cái cục thế
nƣớc mất khiến chủng diệt, vậy mà sĩ tử - những ngƣời tự nhiệm “lấy đạo giác
dân” mà chính mình lại chƣa giác ngộ. Vì vậy, Phan Bội Châu đã viết nhiều
câu nhằm cho họ tỉnh ngộ lại. “Các anh em còn mặt mũi nào mà tham gia ứng
thí nữa … Tiến sĩ cử nhân để làm gì khi mà nƣớc mất chủng diệt, mồ mả cha
ông bị giày xéo …”. “Sau đây vài chục năm nữa, con cháu tuyệt diệt, phần mộ
hoang vu, lúc ấy hƣ danh Tiến sĩ, Cử nhân, Tú tài giữ cho ai nhỉ …”.
Từ sự giác ngộ sĩ tử về tình thế đất nƣớc chủng tộc, vạch trần các âm
mƣu thâm độc của giặc, Phan Bội Châu kêu gọi và cổ động họ hãy gánh vác
trách nhiệm của kẻ sĩ trong hoàn cảnh thời thế bấy giờ. “Ôi! Đọc sách, làm
sáng tỏ nghĩa lý là kẻ sĩ mà thôi, có tƣ tƣởng vĩ đại cũng là kẻ sĩ, gánh nặng
đƣờng xa cũng là kẻ sĩ. Các anh em hãy xem rộng các sách Âu Á tân thƣ, tiểu
sử các anh hung vĩ đại, nhƣ Cát Tô Sĩ, nhƣ Lƣ Thoa, nhƣ Cát Điền Tùng Âm,
Đại Ôi Trọng Tín. Đổi mới để tạo thời thế, không nhờ sức của kẻ sĩ thì nhờ ai?

19


Anh em ơi! Anh em ơi! Nếu anh em làm thì cũng đƣợc nhƣ thế đấy! Lấy nhiệt
thành làm chủ, lấy đạo đức phụ trợ, tự chính mình để khiến ngƣời khách cũng
chính theo, tự lo cho mình để rồi lo cho ngƣời khác, tẩy rửa tập quán nô lệ xấu
xa, gây tiếng vang độc lập trƣớc, ấy là trách nhiệm của ngƣời đức sĩ. Lấy
nhiệt thành làm chủ, lấy hung biện phụ trợ, tìm nơi diễn thuyết, khiến ngƣời
yếu trở nên mạnh, kẻ ngu thành trí, khơi dậy nhân tâm đã chết, hô hào tinh
thần yêu nƣớc, ấy là trách nhiệm của những ngƣời chí sĩ. Lấy nhiệt thành làm
chủ, lấy dũng khí phụ trợ, vẫy áo đứng dậy, bôn tẩu khắp hoàn cầu, chọn lựa
văn minh, mƣu đồ khôi phục, ấy là trách nhiệm của những ngƣời nghị sĩ. Lấy
nhiệt thành làm chủ, lấy ý tƣởng phụ trợ, trƣớc thƣ, lập ngôn, theo bệnh bốc

thuốc, cố gắng, khuyến học, chung đức anh hùng, ấy là trách nhiệm của kẻ
triết sĩ đó. Lấy nhiệt thành làm chủ, lấy mƣu lƣợc hỗ trợ, xét muốn biến còn
trong mầm non, thu núi song trong tàn cục, làm cho kẻ mạo hiểm không nhầm
phƣơng châm, ấy là trách nhiệm của kẻ sách sĩ đó. Lấy nhiệt thành làm chủ,
lấy sảng khoái hỗ trợ, theo Kinh Kha, theo Sĩ Nhiếp, vì ngƣời dân nƣớc rửa
sạch bất bình, khiến thù trong giặc ngoài chạy đâu cũng không thoát khỏi búa
rìu, ấy là trách nhiệm cảu hiệp sĩ đó. Lấy nhiệt thành làm chủ, lấy khoa học
phụ trợ, sƣu tập máy móc, chấn hƣng công nghiệp, vì tổ quốc đổi lợi quyền,
ấy là trách nhiệm của kẻ mỹ thuật sĩ đó. Lấy nhiệt thành làm chủ, lấy thao
lƣợc phụ trợ, gạn lọc tinh thần, tập binh nghiệp cho đại thành, kích thích tinh
thần thƣợng võ, dạy dỗ quân sự cho quốc dân, ấy là trách nhiệm cảu tƣớng sĩ
mƣu lƣợc. Lấy nhiệt thành làm chủ, lấy ái quốc làm mục đích, liên kết đoàn
thể, trao đổi tri thức, phục tòng công lý, tu công dân đức, giữ công dân nghĩa,
lập công dân ƣớc, xƣớng công dân quyền, cùng làm thầy, cùng bảo vệ nhau,
cùng giúp đỡ, thƣơng xót nhau, không ghen ghét kiêu ngạo với nhau, không
lừa dối, khinh nhờn nhau, không nghi kỵ nhau. Cho nhau trách nhiệm thì ai ai
cũng đều tự lập, gộp nhau vào thì khối hợp quần. Đó là trách nhiệm chung của

20


50 triệu đồng bào cả nƣớc chúng ta. Đó cũng là điều mà anh em nên là những
ngƣời gánh vác và đề xƣớng đầu tiên. Thời thế tạo anh hùng, anh hùng cũng
tạo nên thời thế. Các anh em, nếu cứ cúi đầu cam tâm làm chó săn cho giặc
sao bằng ngẩng cao đầu, hiên ngang làm thiên dân của Tổ quốc”.
Đoạn trích trên cho thấy, Phan Bội Châu dã kêu gọi tầng lớp sĩ để họ xa
rời cử nghiệp, xa rời cái bùa mê thuốc lú mà giặc đã gieo rắc để ra gánh vác
công việc quốc gia của mình. Sĩ tử thức tự đƣợc chia thành 8 loại mà mỗi loại
lại có trách nhiệm của mình nhƣ: đức sĩ, chí sĩ, nghị sĩ, triết sĩ, sách sĩ, hiệp
sĩ, mỹ thuật sĩ, tƣớng sĩ.

Bằng lời lẽ thống thiết của một bầu máu nóng, Phan Bội Châu kêu gọi
tử sĩ hãy nghĩ đến truyền thống vinh quang của Tổ quốc, dân tộc trong sự diễn
đạt các đối lập giữa xƣa và nay để thức tỉnh tinh thần yêu nƣớc trong họ theo
lối lập luận bằng logic: “Ô hô! Thảm trạng đất nƣớc, còn nỡ nói chăng? còn
nỡ nói chăn! Từ thời Tự Đức trở về trƣớc, nếu có kẻ con buôn ngƣời Thanh,
giáo sĩ phƣơng Tây nào dám giày xéo dẫm đạp đất nƣớc ta, ta có thể hạ chúng
xuống. Từ năm Kiến Phúc lại đây, đến lũ ngƣời da đen nô lệ Châu Phi cũng
dẫm đạp đất ta mà chẳng còn có ai dám cất lời. Tổng đốc của chúng ta chẳng
dám tranh, sĩ dân của chúng ta chẳng dám bàn. Xƣa sao vinh quang đến thế,
nay sao nhục đến thế. Đó là xƣa thì quốc quyền còn, nay thì quốc quyền đã
mất. Xót thay quốc quyền mất, đau thay quốc quyền mất! Đấng quân chủ tội
gì mà bị nhục, nhân dân tội gì mắc họa. Phàm là đồng bào ta, kẻ nào không có
lòng đam mê cứu nƣớc, không ôm nỗi đau mất nƣớc, không có lòng trung báo
nƣớc thì kẻ ấy là tội phạm lớn nhất, là kẻ thù chung của cả nƣớc đó. Nƣớc là
gì vậy? Hợp mọi ngƣời mà nên, hợp ức triệu nhân dân mà thành vậy. Yêu
nƣớc là tình cảm gì vậy? Kết lòng yêu mình với lòng yêu nhà mà thành lòng
yêu nƣớc. Nƣớc còn thì nhà còn, nƣớc mất thì nhà mất. Nƣớc vốn là đầu não
của thân ta, là cơ sở của nhà ta. Gà trong một lồng, một con bị giết, cả lồng

21


đều hãi, ấy là sợ vạ chết lan đến thân mình. Ong trong một tổ, chọc một con
thì muôn trùng con cùng hống, ấy là chúng cứu đồng loại khi bị giết đấy. Tô
thuế này, sƣu dịch này, đồn điền này, hỏa xa này, bảo hiểm này, giấy bạc này,
giặc ngầm phô bày đặt mƣu mô thâm độc, đều là dao sắc để giết gà, là tay độc
chọc tổ ong. Đƣờng phu dịch nặng nề, buôn bán đình đốn, dân xóm làng phải
lƣu ly, từ nhân đói rét, oan trái muôn ngàn vạn trạng, đau lòng nhức mắt, khác
gì giống gà khi cái chết đang phơi trƣớc mặt, đàn ong bị chọc tổ. Ngƣời dẫu
chí ngu nhƣng lại là giống linh trong muôn vạn vật, sao mà cam chịu, không

tỉnh ngộ, im lìm thản nhiên không một chút nghi ngờ. Suy xét nguyên nhân,
rút lại là do không yêu nƣớc. Yêu nƣớc ấy chính là hình ảnh ta yêu chính ta
phóng ra cho to hơn nữa. Ngƣời ra ai cũng có thân, có mình, điều ấy, nghĩa
rằng ai cũng có trách nhiệm yêu nƣớc. Không kể sang, hèn, giàu, nghèo,
không kể trẻ, già, không kể hèn, ngu, không có chỗ nào trốn tránh, không có
nơi nào vứt bỏ, phó mặc đƣợc. Thƣơng đau thay! Đau thay! Hoàng đế Thành
Thái chỉ là hƣ vị, các quan bộ, sảnh chỉ là hƣ danh, chỉ là tƣợng gỗ của giặc,
chỉ là ảo ảnh hão huyền chẳng thà chết mà vinh. Ngƣời phƣơng Tây có câu:
Không có tự do, chẳng thà chết. Bỉ nhân xin các an hem xét kỹ lại. Giấy ngắn,
lời dài, kể sao cho xiết nỗi lòng, cúi đầu khóc đến chảy máu mắt, trƣớc gió lạy
chào các an hem. Tháng Sáu năm Bính Ngọ sau ngày đã mất nƣớc ngƣời mặc
áo chịu tang nƣớc xin kính cáo”.
Một phong trào đấu tranh bồng bột sôi nổi dâng khắp các miền đất nƣớc
khiến cho bè lũ thực dân phong kiến phải hoảng sợ. Một mặt, chúng đã khủng
bố, bắt bớ tù đày. Nhà tù đầy những tiến sĩ, cử nhân, tú tài, những ngƣời thức
tự … Mặt khác, để đối phó với tình hình, chúng tìm cách lôi kéo, mua chuộc
những thức tự, chúng lại điều chỉnh chính sách cai trị, trong đó có các chính
sách liên quan đến khoa cử, tạo nên sự cải lƣơng khoa cử, cải lƣơng giáo dục
Hán học.

22


Nhƣ vậy, động lực cho phong trào đòi phế bỏ khoa cử hủ bại nằm chính
trong phong trào yêu nƣớc của nhân dân ta.
1.1.3. Cải lƣơng giáo dục khoa cử chữ Hán
Ngày 27 tháng tƣ năm 1904 (tức Thành Thái năm thứ 16), ban hành nghị
định thiết lập Nha Học chính Bắc Kì. Đến ngày tháng Hai năm 1906 (tức
Thành Thái năm thứ 18), ban hành Nghị định thiết lập Nghị Học Hội đồng,
cải định các khoản về phép học phép thi của xứ Đông Dƣơng. Ngày 31 tháng

5 năm 1906, phụng thƣợng dụ cải định Trung Kì Học pháp. Cũng ở trong năm
ấy, ngày 14 tháng 9, Toàn quyền phụng dụ thi hành. Lại ngày 16 - 11 năm ấy,
Thống sứ Bắc Kì tuân phụng các khoản của Nghị định Thƣợng dụ.
Năm 1906, Toàn quyền Beau ra Nghị định cải tổ giáo dục ở Bắc Kì.
Theo đó, giáo dục ở Bắc Kỳ có 3 hệ thống trƣờng.
Một là, hệ thống trƣờng Pháp-Việt với 3 cấp trƣờng (sơ cấp, tiểu học,
trung học), giảng dạy bằng Pháp ngữ, quốc ngữ với các môn học của khoa học
hiện đại (toán, khoa học).
Hai là, hệ thống trƣờng chữ nho đƣợc cải lƣơng từ hệ thống giáo dục cử
nghiệp có tính chất thiên thành thủa trƣớc thành một loại trƣờng nhà nƣớc
quản lý với 3 cấp (sơ học, tiểu học, trung học). Tốt nghiệp loại trƣờng này
mới đƣợc đi thi Hƣơng.
Ba là, hệ thống các trƣờng chuyên nghiệp. Với 3 ngành.,
- Huấn nghiệp Âu châu: Đào tạo cán sự và thợ chuyên môn cho các xí
nghiệp, giao thông, xây dựng, điện lực...
- Huấn luyện bản xứ: Đào tạo cán sự và thợ chuyên môn cho các ngành
công nghiệp bản xứ mới phát triển nhƣ: dệt, đan, thợ mộc, thợ nề...
- Mỹ nghệ: Đào tạo thợ chuyên môn cho các ngành thêu, đan, chạm trổ,
khảm, gốm, sơn mài...

23


Nhƣ vậy, với cải cách học vụ năm 1906, giáo dục khoa cử bằng chữ Hán đã
đƣợc cải lƣơng theo hƣớng giáo dục phổ thông. Chữ Hán trong chƣơng trình cải
cách học vụ giai đoạn này đã đƣợc dùng nhƣ một thử nghiệm nhằm truyền tải tri
thức phổ thông. Chữ Hán trong toán học, cách trí... Sự thử nghiệm này vừa để
đổi mới chữ Hán khoa cử từ chƣơng nhƣng cũng là biện pháp để loại bỏ chữ
Hán, loại bỏ khoa cử từ chƣơng. Nhƣng sự loại bỏ ấy không tức thì, mà phải mất
đến 10 năm (ở Bắc Kì) và 13 năm (với Trung Kì).

Năm 1906, còn đƣợc đánh dấu bởi sự kiện Toàn quyền Paul Beau ký
Nghị định thành lập Viện Đại học Đông Dƣơng với 5 trƣờng Đại học: Luật và
pháp chính; Khoa học; Y khoa; Xây dựng; Văn chƣơng.
1.1.4. Hệ thống trƣờng của giáo dục khoa cử cải lƣơng (1906-1019)
Đó là thời kỳ biến đổi thứ nhất của học hiệu. Lúc đó, tức sau khoa thi
Hƣơng năm Bính Ngọ, Thành Thái thứ 18 (1906) là thời kỳ cáo chung của
văn bát cổ. Theo tấu chƣơng ngày 6 - 7 năm Thành Thái 18 của Viện Cơ Mật
về canh định giáo dục và qui thức phép thi mà Nghị Học Hội đồng thƣơng
nghĩ và đã đƣợc phê chuẩn, thì thấy, Học pháp có 3 bậc: Bậc thứ nhất gọi là
ẤU HỌC. Bậc thứ hai gọi là TIỂU HỌC. Bậc thứ ba gọi là TRUNG HỌC.
ẤU HỌC
Do các xã thôn tự trù thiết lập để dạy những trẻ em nam và nữ, từ 6 tuổi
đến 12 tuổi. Còn những ai đứng ra mời thầy, lập trƣờng tƣ cũng cho phép. Các
sĩ tử trƣờng tƣ cũng đều đƣợc tham dự sát hạch ứng thí cũng nhƣ sĩ tử trƣờng
công.
- Các xã thôn đƣợc tự tuyển lựa giáo sƣ nhƣng cần phải có chính quyền
chuẩn nhận.
- Các viên giáo huấn của các phủ huyện có chức vụ trong việc kiểm sát
trƣờng Ấu học ở hƣơng thôn.
- Ở các tỉnh lỵ cũng thiết lập các trƣờng theo qui thức của trƣờng Ấu học.
Kinh phí của các trƣờng ấy do các tỉnh chi cấp.
24


- Giáo qui của trƣờng Ấu học có 2. Một là giáo qui Hán tự. Hai là giáo
qui Nam âm. Giáo qui Hán tự nhằm dạy những chữ Hán thƣờng dùng và
những chữ Hán thiết dụng về cái lĩnh vực chính trị địa lý luân lý. Giáo qui
Nam âm thì dạy chữ quốc ngữ và các độc bản (bài đọc) chữ quốc ngữ thiết
yếu về các lĩnh vực chính trị, phong tục, luân lý, lễ phép, thiên văn, địa lý và
vệ sinh.

- Tốt nghiệp Ấu học thì đƣợc cấp văn bằng TUYỂN SINH.
- Còn nhƣ phép đào tạo các giáo sƣ cho hệ Ấu học thì ở tỉnh lỵ của các
tỉnh có thiết lập một trƣờng quốc ngữ để dạy cho các hƣơng sự không biết chữ
quốc ngữ.
TIỂU HỌC
- Các phủ huyện đều thiết lập trƣờng Tiểu học, thu nhận những ngƣời
tuổi dƣới 27. (Tức trƣờng Giáo thụ, Huấn đạo).
- Giáo qui của trƣờng Tiểu học có 2. Một là giáo qui Hán tự. Hai là giáo
qui Nam âm. Giáo qui chữ Hán để dạy các môn luân lý, văn chƣơng và Bắc sử
Nam sử. Các môn này do Giáo thụ, Huấn đạo giảng giáo. Giáo qui Nam âm
để dạy các thƣ tịch về lịch sử thế giới, địa lý và cách trí, toán học cho đƣợc
tiện. Hoặc dạy cả thêm chữ Pháp. Giáo qui Nam âm ấy nếu nhƣ các viên Giáo
thụ Huấn đạo không có thể dạy cả đƣợc thì có sự trợ giúp của các giáo sƣ các
trƣờng Pháp-Việt.
- Về sử dụng ngôn ngữ, số giờ ứng với các môn trong một tuần của cấp
Tiểu học đƣợc phân phối nhƣ sau : chữ quốc ngữ (15 giờ), chữ Hán (10 giờ),
chữ Pháp (10 giờ).
- Quan Đốc học của các tỉnh có trách nhiệm kiểm sát các trƣờng Tiểu học.
Học xong chƣơng trình Tiểu học thì quan Đốc học làm quan chủ khảo tổ chức
thi cho các học sinh Tiểu học. Ai trúng tuyển sẽ đƣợc nhận văn bằng KHOÁ
SINH.

25


×