CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BẢN ĐĂNG KÍ SÁNG KIẾN NĂM 2014
Tên sáng kiến:
TÍCH HỢP LIÊN MÔN
NGỮ VĂN, LỊCH SỬ, ĐỊA LÍ, VĂN HÓA HỌC, SINH THÁI HỌC
TRONG BÀI ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN
NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ( TRÍCH) CỦA NGUYỄN TUÂN.
Tác giả sáng kiến: Nguyễn Thị Hồng Liên
Đơn vị công tác: Tổ Văn
Trường THPT chuyên Lương Văn Tuỵ
Ninh Bình, tháng 5 năm 2014
1
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BẢN ĐĂNG KÍ SÁNG KIẾN NĂM HỌC 2013- 2014
I. TÊN SÁNG KIẾN
Tích hợp liên môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Văn hóa học, Sinh
thái học trong bài đọc- hiểu văn bản Người lái đò Sông Đà( trích) của
Nguyễn Tuân.
II. TÁC GIẢ SÁNG KIẾN
Họ tên: Nguyễn Thị Hồng Liên
Chức danh: Giáo viên
Học vị: Cử nhân ngành Ngữ Văn
Địa chỉ: Tổ Văn- Trường THPT chuyên Lương Văn Tuỵ
Hộp thư điện tử:
ĐT liên hệ: 0972676816
III. NỘI DUNG SÁNG KIẾN
1. Giải pháp cũ thường làm.
Với mục tiêu giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về
đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực
cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt
Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân..., chương
trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo quyết định số 16/ 2006/QĐBGDĐT ngày 5/5/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã nêu:
Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù
2
hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện của từng
lớp học; bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác; rèn
luyện kỹ năng vận dụng kiến thức liên môn vào giải quyết các tình hình thực
tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học
tập cho học sinh. Việc thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông đòi
hỏi phải đổi mới đồng bộ từ mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương thức
dạy học đến cách thức đánh giá kết quả dạy học, trong đó khâu đột phá là đổi
mới phương pháp dạy học. Một trong những đổi mới về phương pháp daỵ học
môn Ngữ văn hiện nay là chú trọng yêu cầu tích hợp theo đặc trưng thể loại
và tích hợp kiến thức liên môn. Theo yêu cầu đổi mới đó, ở mỗi bài khi dạy
học, giáo viên và học sinh cần chú ý kết hợp cả tri thức, cả kĩ năng về Văn,
Tiếng Việt và Làm văn; đặc biệt cần chú ý tới tính đặc trưng về thể loại; đồng
thời phải chú ý vận dụng kết hợp kiến thức của các môn học, ngành học khác.
Nhưng trong các bài học cụ thể, kể cả sách giáo khoa và sách bài tập Ngữ văn
của học sinh chưa chú ý tới yêu cầu tích hợp này. Đó là thiếu sót không chỉ ở
một bài mà ta còn có thể thấy ở nhiều bài trong chương trình Ngữ văn hiện
nay.
Trong chương trình Ngữ văn THPT, các bài đọc - hiểu về văn bản tùy bút
chiếm số lượng rất ít so với các văn bản thơ, truyện. Ở chương trình Ngữ văn
12, học sinh được tìm hiểu hai văn bản: Người lái đò Sông Đà(trích) của
Nguyễn Tuân và Ai đã đặt tên cho dòng sông? ( trích) của Hoàng Phủ Ngọc
Tường.
Nguyễn Tuân (1910-1987) là cây bút văn xuôi tài hoa độc đáo của nền
văn học Việt Nam hiện đại. Ông đặc biệt thành công ở thể loại tuỳ bút, đưa
thể tùy bút, bút kí đạt tới trình độ nghệ thuật cao với những đặc sắc riêng.
Người lái đò Sông Đà in trong tập kí Sông Đà (1960) của Nguyễn Tuân. Tập
tùy bút này gồm 15 bài tùy bút và một bài thơ ở dạng phác thảo. Người lái đò
Sông Đà là một trong những áng văn tiêu biểu nhất của tập Sông Đà, thể hiện
những nét đặc sắc trong nghệ thuật tùy bút của Nguyễn Tuân. Vào những năm
1958- 1960, Đảng và nhà nước ta có chủ trương phát triển kinh tế, văn hóa
miền núi Tây Bắc. Thực tiễn xây dựng cuộc sống mới ở vùng cao đã đem lại
cho Nguyễn Tuân và nhiều nghệ sĩ đương thời nguồn cảm hứng sáng tạo dạt
dào. Tác phẩm là kết quả của nhiều dịp Nguyễn Tuân đến với Tây Bắc trong
thời kì kháng chiến chống Pháp, đặc biệt là chuyến đi thực tế Tây Bắc năm
1958. Tác phẩm có sức sống lâu bền vì nó không đơn giản minh họa cho một
3
ch trng, chớnh sỏch m bc l nhng cm xỳc, suy ngm ca nh vn v
cuc sng, xó hi, con ngi; t mt thi m núi n c nhiu thi.
Trc õy, khi hng dn HS tỡm hiu trớch on tựy bỳt ny, vỡ cha
chỳ ý ti tớnh c trng v th loi; ng thi cha chỳ ý vn dng kt hp
kin thc ca cỏc mụn hc, ngnh hc khỏc nờn bn thõn tụi cng nh khụng
ớt ng nghip mi giỳp hc sinh nm c:
- Vi nột v tỏc gi Nguyn Tuõn v tựy bỳt Ngi lỏi ũ Sụng
- Vn dng kin thc a ngnh, bng cõu ch iờu luyn, ngh thut nhõn
húa, so sỏnh, mch liờn tng a chiu ti hoa, uyờn bỏc, Nguyn Tuõn ó
lm hin hỡnh Sụng va hung bo va tr tỡnh. Con Sụng di ngũi
bỳt Nguyn Tuõn tr thnh mt sinh th va hung bo va tr tỡnh. Sông Đà
đợc nhìn từ nhiều góc độ: Văn hóa, địa lí, lịch sử, văn học trí tng tng
phong phú, khả năng quan sát tinh tờng bằng nhiều giác quan ; vốn tri thức
rộng, sâu của tác giả về nhiều ngành nghề: quân sự, văn học, thể thao.
- T ú giỳp hc sinh thy c nột c sc ch yu trong ngh thut tựy
bỳt ca Nguyn Tuõn.
- Giỏo dc nhõn cỏch cho HS, bi dng t tng trong sỏng., tỡnh cm
yờu nc, yờu cnh trớ non sụng gm vúc Vit Nam.
Hn ch ca bi hc l qua bi c- hiu mt vn bn thuc th tựy bỳt,
chỳng tụi cha giỳp HS:
- Bit vn dng sỏng to nhng kin thc, k nng ó hc vo thc tin
cuc sng, trong nhiu tỡnh hung m cỏc em s gp sau ny.
- Cú nhng nhn thc sõu sc v hin thc cuc sng, bit yờu, bo v v
chung sng hũa bỡnh vi thiờn nhiờn; cú thỏi thõn thin vi t nhiờn, khụng
khai thỏc cn kit dn n tn phỏ t nhiờn.
- Bit tớch hp nhng kin thc v Ng hc, Lớ lun vn hc, Lch s,
a lớ, Vn húa hc, Sinh thỏi hckhi tỡm hiu mt tỏc phm vn chng,
kt hp tri thc ca nhiu lnh vc khỏc nhau nhm gii quyt nhng vn
mang tớnh phc hp.
L mt ngi giỏo viờn ng trờn bc ging, khi thit k c mt giỏo
ỏn hay, tin hnh hot ng dy v hc thnh cụng luụn l mt nim vui, nim
mong c. Ngc li, mt bi no ú khi son ging cha tỡm c cỏi hay,
cỏi c sc, khụng thnh cụng thỡ nú s tr thnh nim ỏm nh, trn tr khụng
nguụi. Vỡ vy, bn thõn tụi khụng cho phộp mỡnh chp nhn mt thc ti nh
th m phi tỡm ra gii phỏp khc phc. Phi u t nghiờn cu bin
mt bi dy khụ khan thnh mt bi sinh ng hp dn.
4
2. Giải pháp mới cải tiến
2.1.Giáo án dạy học tích hợp đối với một bài học cụ thể là một thử
nghiệm nhằm đổi mới phương pháp dạy học, vận dụng lí luận dạy học
hiện đại vào thực tiễn dạy học bộ môn Ngữ văn, điều này xuất phát từ yêu
cầu và mục tiêu giáo dục, đào tạo của bộ môn: Hình thành và phát triển
năng lực cho HS một cách có hiệu quả hơn; kích thích hứng thú học tập,
rèn luyện tư duy sáng tạo...
Sự hợp nhất, liên kết giữa các phân môn, giữa các môn có liên quan tạo
thành một thể thống nhất là một xu hướng dạy học đáp ứng yêu cầu phát triển
của thời đại, hình thành cho HS thói quen tư duy tổng hợp, tư duy liên kết,
thói quen nghiên cứu khoa học trong liên kết đó, vận dụng vào thực tiễn ở
những mức độ, bình diện khác nhau, rèn luyện năng lực giải quyết những vấn
đề phức hợp. Giáo án dạy học góp phần gắn lí thuyết với thực hành, kiến thức
với thực tế cuộc sống, tư duy với hành động.
2.2. Ở đây, với khuôn khổ có hạn của một tiểu luận, người viết chỉ xin
đề xuất một hướng dạy học có sự tích hợp kiến thức liên môn đối với trích
đoạn tùy bút Người lái đò Sông Đà của Nguyễn Tuân. Theo phân phối
chương trình, việc đọc- hiểu văn bản Người lái đò Sông Đà( trích) được tiến
hành trong hai tiết. Tiểu luận này đề xuất hướng tiếp cận văn bản ở tiết 1.
GV hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản, kết hợp phát vấn với giải thích, diễn
giảng, trình chiếu. Giáo viên tổ chức giờ dạy theo sự kết hợp giữa các phương
pháp: đọc tái hiện, nêu vấn đề, gợi tìm, đàm thoại, trao đổi thảo luận nhón, kết
hợp với diễn giảng thuyết trình.
Qua bài học, cần giúp HS nắm được những nội dung cơ bản sau:
- Vài nét về tác giả Nguyễn Tuân và tùy bút Người lái đò Sông Đà
- Vận dụng kiến thức đa ngành, bằng câu chữ điêu luyện, nghệ thuật
nhân hóa, so sánh, mạch liên tưởng đa chiều tài hoa, uyên bác…, Nguyễn
Tuân đã làm hiện hình Sông Đà vừa hung bạo vừa trữ tình; có lúc tưởng như
mang diện mạo, tâm địa của một thứ kẻ thù số một với con người nhưng thực
ra lại luôn hòa hợp trong mối quan hệ với con người. Đồng thời nhà văn bộc
lộ tình yêu tha thiết với thiên nhiên, quê hương, đất nước.
- Từ đó học sinh thấy được nét đặc sắc chủ yếu trong nghệ thuật tùy bút
của Nguyễn Tuân.
5
Đồng thời, qua bài đọc- hiểu một văn bản thuộc thể tùy bút, HS sẽ hiểu
về đặc trưng của thể , rèn luyện kĩ năng tìm hiểu một văn bản tùy bút. HS biết
vận dụng sáng tạo những kiến thức, kĩ năng đã học vào thực tiễn cuộc sống,
trong nhiều tình huống mà các em sẽ gặp sau này.
Bên cạnh đó, cần giáo dục nhân cách cho HS, bồi dưỡng tư tưởng trong
sáng., tình cảm yêu nước, yêu cảnh trí non sông gấm vóc Việt Nam. Từ bài
học, giúp HS có những nhận thức sâu sắc về hiện thực cuộc sống, biết yêu,
bảo vệ và chung sống hòa bình với thiên nhiên; có thái độ thân thiện với tự
nhiên, không khai thác cạn kiệt dẫn đến tàn phá tự nhiên. Đặc biệt qua bài
học, HS phát huy được năng lực vận dụng kiến thức liên môn, tích hợp kiến
thức Ngữ văn, Lí luận văn học, Lịch sử, Địa lí, Văn hóa học, Sinh thái học...
để khám phá chiều sâu tư tưởng và vẻ đẹp của một tác phẩm văn chương, kết
hợp tri thức của nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm giải quyết những vấn đề
mang tính phức hợp.
Thiết bị dạy học, học liệu
+ SGK Ngữ văn 12, tập một
+ SGV Ngữ văn 12, tập một
+ Tư liệu tham khảo
+ Thiết kế bài học
+ Thiết kế giáo án điện tử bằng ứng dụng Powerpoint để giảng dạy cho
HS. Các tranh ảnh, vedioclip sẽ được chuyển thành file hình ảnh, âm thanh và
trình chiếu trên phần mềm điện tử.
IV. HIỆU QUẢ GIẢNG DẠY
Sau việc đầu tư soạn giảng, cải tiến phương pháp giảng dạy, tôi nhận
thấy bài dạy của mình đã đạt được những kết quả sau:
1. Học sinh hiểu bài, cảm thấy hứng thú thực sự với giờ học. Qua tiết
học, HS nắm được những nội dung cơ bản sau:
+ Vài nét về tác giả Nguyễn Tuân và tùy bút Người lái đò Sông Đà
+ Vận dụng kiến thức đa ngành, bằng câu chữ điêu luyện, nghệ thuật
nhân hóa, so sánh, mạch liên tưởng đa chiều tài hoa, uyên bác…, Nguyễn
Tuân đã làm hiện hình Sông Đà vừa hung bạo vừa trữ tình; có lúc tưởng như
mang diện mạo, tâm địa của một thứ kẻ thù số một với con người nhưng thực
6
ra lại luôn hòa hợp trong mối quan hệ với con người. Đồng thời nhà văn bộc
lộ tình yêu tha thiết với thiên nhiên, quê hương, đất nước.
+ Từ đó học sinh thấy được nét đặc sắc chủ yếu trong nghệ thuật tùy bút
của Nguyễn Tuân.
2. Qua bài đọc- hiểu một văn bản thuộc thể tùy bút, HS sẽ hiểu về đặc
trưng của thể , rèn luyện kĩ năng tìm hiểu một văn bản tùy bút. HS biết vận
dụng sáng tạo những kiến thức, kĩ năng đã học vào thực tiễn cuộc sống, trong
nhiều tình huống mà các em sẽ gặp sau này.
3. Giáo dục nhân cách cho HS, bồi dưỡng tư tưởng trong sáng., tình cảm
yêu nước, yêu cảnh trí non sông gấm vóc Việt Nam. HS có những nhận thức
sâu sắc về hiện thực cuộc sống, biết yêu, bảo vệ và chung sống hòa bình với
thiên nhiên; có thái độ thân thiện với tự nhiên, không khai thác cạn kiệt dẫn
đến tàn phá tự nhiên.
4. HS phát huy được năng lực vận dụng kiến thức liên môn, tích hợp
kiến thức Ngữ văn, Lí luận văn học, Lịch sử, Địa lí, Văn hóa học, Sinh thái
học... để khám phá chiều sâu tư tưởng và vẻ đẹp của một tác phẩm văn
chương, kết hợp tri thức của nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm giải quyết những
vấn đề mang tính phức hợp.
5.Trong tiết học Tự chọn, GV tổ chứ kiểm tra đánh giá kết quả học tập
của HS. HS đã thực hiện tốtcác bài tập nhằm phát triển năng lực, định hướng
năng lực xã hội, năng lực cá thể, các em đã được trang bị kĩ hơn nhiều kiến
thức về văn học; có khả năng tiếp nhận những vấn đề sâu sắc, có ý nghĩa về
cuộc sống, con người và nghệ thuật; có năng lực, kĩ năng đọc - hiểu các văn
bản văn chương. Trong các bài kiểm tra, tôi ra đề về trích đoạn này, đa số các
em đều đạt yêu cầu, có nhiều bài đạt điểm khá, giỏi, có những bài viết rất
sáng tạo, giàu cảm xúc.
6. Tổ chuyên môn dự giờ nhìn chung đều đánh giá cao chất lượng bài
dạy.
V. ĐIỀU KIỆN VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
- Đối tượng áp dụng là học sinh lớp học sinh THPT, lớp 12, lớp học có
khoảng từ 30 đến 35 em. Các em có niềm say mê, yêu thích học môn Ngữ
văn, có hứng thú khám phá vẻ đẹp của tác phẩm văn chương.
7
- HS đã được trang bị vốn kiến thức phong phú, có hệ thống ở nhiều
môn khoa học khác nhau, đủ khả năng để tiếp nhận dự án dạy học.
- Ngoài các tiết học theo Phân phối chương trình, HS có thêm tiết học
Tự chọn, đó là một thuận lợi để GV và HS có thể thực hiện các bài tập nhằm
phát triển năng lực, định hướng năng lực xã hội, năng lực cá thể., các em đã
được trang bị nhiều kiến thức về văn học; có khả năng tiếp nhận những vấn đề
sâu sắc, có ý nghĩa về cuộc sống, con người và nghệ thuật; có năng lực, kĩ
năng đọc - hiểu các văn bản văn chương.
Xác nhận của tổ chuyên môn
Tác giả sáng kiến
Nguyễn Thị Hồng Liên
8
PHỤ LỤC
* Giáo án thể nghiệm
Đọc - hiểu văn bản:
Người lái đò Sông Đà (Tiết1)
( Nguyễn Tuân)
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Về kiến thức
Giúp học sinh hiểu:
- Vài nét về tác giả Nguyễn Tuân và tùy bút Người lái đò Sông Đà
- Vận dụng kiến thức đa ngành, bằng câu chữ điêu luyện, nghệ thuật
nhân hóa, so sánh, mạch liên tưởng đa chiều tài hoa, uyên bác…, Nguyễn
Tuân đã làm hiện hình Sông Đà vừa hung bạo vừa trữ tình; có lúc tưởng như
mang diện mạo, tâm địa của một thứ kẻ thù số một với con người nhưng thực
ra lại luôn hòa hợp trong mối quan hệ với con người. Đồng thời nhà văn bộc
lộ tình yêu tha thiết với thiên nhiên, quê hương, đất nước.
- Từ đó giúp học sinh thấy được nét đặc sắc chủ yếu trong nghệ thuật tùy
bút của Nguyễn Tuân.
2. Kĩ năng
- Qua bài đọc- hiểu một văn bản thuộc thể tùy bút, HS sẽ hiểu về đặc
trưng của thể , rèn luyện kĩ năng tìm hiểu một văn bản tùy bút. - HS biết vận
dụng sáng tạo những kiến thức, kĩ năng đã học vào thực tiễn cuộc sống, trong
nhiều tình huống mà các em sẽ gặp sau này.
3. Thái độ
- Giáo dục nhân cách cho HS, bồi dưỡng tư tưởng trong sáng., tình cảm
yêu nước, yêu cảnh trí non sông gấm vóc Việt Nam.
- HS có những nhận thức sâu sắc về hiện thực cuộc sống, biết yêu, bảo
vệ và chung sống hòa bình với thiên nhiên; có thái độ thân thiện với tự nhiên,
không khai thác cạn kiệt dẫn đến tàn phá tự nhiên.
4. HS biết tích hợp những kiến thức về Ngữ học, Lí luận văn học, Lịch sử,
Địa lí, Văn hóa học, Sinh thái học…khi tìm hiểu một tác phẩm văn chương,
9
kết hợp tri thức của nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm giải quyết những vấn đề
mang tính phức hợp.
B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN
- SGK, SGV.
- Thiết kế bài học trên word và power point.
- Một số tư liệu lịch sử, địa lí về sông Đà, tài liệu nghiên cứu văn học về
tác phẩm Người lái đò Sông Đà.
C.PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản, kết hợp phát vấn với giải thích,
diễn giảng, trình chiếu. Giáo viên tổ chức giờ dạy theo sự kết hợp giữa các
phương pháp: đọc tái hiện, nêu vấn đề, gợi tìm, đàm thoại, trao đổi thảo luận
nhón, kết hợp với diễn giảng thuyết trình.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
* Ổn định trật tự.
* Kiểm tra bài cũ: Giáo viên kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của học sinh
trong quá trình dạy bài mới.
* Bài mới:
Lời vào bài: Nhà thơ CLV trong bài thơ Tiếng hát con tàu đã từng viết:
Tây Bắc ư? Có riêng gì Tây Bắc
Khi lòng ta đã hóa những con tàu
Khi Tổ quốc bốn bề lên tiếng hát
Tâm hồn ta là Tây Bắc chứ còn đâu.
Có một thời Tây Bắc đã trở thành mảnh đất hóa tâm hồn của bao cuộc
đời và là nguồn cảm hứng dạt dào cho bao văn nhân, nghệ sĩ. Nhà văn
Nguyễn Tuân trên hành trình kiếm tìm cái đẹp cũng đã dừng chân tại mảnh
đất Tây Bắc và phát hiện chất vàng mười của thiên nhiên và con người xứ
thiêng liêng rừng núi đã anh hùng này. Các em có thể thấy được điều đó qua
tác phẩm Người lái đò Sông Đà của Nguyễn Tuân. Ở lớp 11 các em đã được
làm quen với tác giả Nguyễn Tuân qua truyện ngắn Chữ người tử tù. Hôm
nay các em sẽ được gặp lại tác giả này qua một tác phẩm khác, ở một thể loại
khác đó là: Tùy bút.
Người lái đò Sông Đà (trích) sẽ được tìm hiểu trong hai tiết. Tiết 1 sẽ
dừng ở việc tìm hiểu tính cách hung bạo của Sông Đà.
Hoạt động của giáo viên
Nội dung cần đạt
10
và học sinh
Giáo viên yêu cầu học sinh
nhắc lại
những kiến thức đã
học về tác giả.
Hỏi: Dựa vào những kiến thức
đã học, em hãy nêu ngắn gọn
những hiểu biết của em về tác
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả
- Nguyễn Tuân (1910 – 1987)
- Là nhà văn lớn, một nghệ sĩ suốt đời
đi tìm cái Đẹp, nâng cái Đẹp lên thành
tôn giáo.
- Phong cách nghệ thuật độc đáo: tài
hoa, uyên bác.
- Đưa thể tùy bút, bút kí đạt tới trình độ
nghệ thuật cao với những đặc sắc riêng…
giả Nguyễn Tuân?
GV nhấn mạnh lại những nét
tiêu biểu trong phong cách nghệ
thuật của Nguyễn Tuân.
2.Tác phẩm Người lái đò Sông Đà
Học sinh đọc phần tiểu dẫn
a. Hoàn cảnh sáng tác
Hỏi: Dựa vào phần tiểu dẫn
- Vào những năm 1958- 1960, Đảng và
hãy nêu hoàn cảnh ra đời và
nhà nước ta có chủ trương phát triển kinh
xuất xứ của tác phẩm ?
tế, văn hóa miền núi Tây Bắc. Thực tiễn
HS trả lời, GV bổ sung và
xây dựng cuộc sống mới ở vùng cao đã
nhấn mạnh lại.
đem lại cho Nguyễn Tuân và nhiều nghệ
sĩ đương thời nguồn cảm hứng sáng tạo
dạt dào
- Tác phẩm là kết quả của nhiều dịp
Nguyễn Tuân đến với Tây Bắc trong thời
kì kháng chiến chống Pháp, đặc biệt là
chuyến đi thực tế Tây Bắc năm 1958. Tác
phẩm có sức sống lâu bền vì nó không
đơn giản minh họa cho một chủ trương,
chính sách mà bộc lộ những cảm xúc, suy
ngẫm của nhà văn về cuộc sống, xã hội,
con người; từ một thời mà nói đến được
nhiều thời.
b. Xuất xứ
- Tác phẩm trích từ tập tùy bút Sông Đà,
in lần đầu năm 1960. Tập tùy bút này
gồm 15 bài tùy bút và một bài thơ ở dạng
phác thảo. Người lái đò Sông Đà là một
trong những áng văn tiêu biểu nhất của
tập Sông Đà, thể hiện những nét đặc sắc
trong nghệ thuật tùy bút của Nguyễn
Tuân
Giáo viên dẫn dắt để học sinh
II. TÌM HIỂU CHI TIẾT VĂN BẢN
11
thấy được mạch liên kết của
văn bản:
GV nhấn mạnh: Từ hai hình
tượng nhân vật mà nhà văn ca
ngợi (Sông Đà và người lái đò
Sông Đà), có thể thấy mạch
ngầm văn bản:
1. Mạch văn
* Bề mặt câu chữ: phóng túng, biến hóa
linh hoạt với những liên tưởng đa chiều…
Xét về cấu trúc bề mặt, tùy bút của
Nguyễn Tuân nói chung và Người lái đò
Sông Đà nói riêng có sự phóng túng với
nhiều liên tưởng tạt ngang, tạt dọc- những
liên tưởng đa chiều. Trong bài tùy bút
này, nhà văn đã xây dựng hai nhân vật :
Sông Đà và người lái đò Sông Đà. Có lúc
nhà văn nói đến dòng sông hung bạo, khi
lại nói về người lái đò vượt thác, lúc trở
về miêu tả dòng sông trữ tình thơ mộng,
khi trần thuật, khi miêu tả, lúc trữ tình để
bộc lộ tài hoa của mình, để thấy được hết
sự sinh động đa diện của các hình tượng.
Vì vậy, mạch văn( xét ở bề mặt câu chữ
rất khó theo dõi).
- Nhưng thực ra, tác phẩm có một mạch
ngầm văn bản rất chặt chẽ, ẩn sâu trong
lối diễn đạt của Nguyễn Tuân. Điều đó
được bộc lộ rất rõ qua những câu thơ
được nhà thơ mượn để làm lời đề từ cho
tác phẩm. Trước hết, mượn câu thơ của
nhà thơ Ba Lan Wladyslaw Broniewski:
Đẹp vậy thay tiếng hát trên dòng sông
làm câu thơ đề từ, Nguyễn Tuân muốn ca
ngợi Sông Đà như một công trình nghệ
thuật tuyệt vời của tạo hóa đã ban tặng
cho con người. Và bài tùy bút này của
ông cũng như một công trình nghệ thuật
ngôn từ - một sáng tạo độc đáo tài hoa mà
Nguyễn Tuân tặng lại cho đời. Đồng thời,
mượn câu thơ Chúng thủy giai đông tẩu,
Đà giang độc Bắc lưu của Nguyễn Quang
Bích làm lời đề từ, Nguyễn Tuân muốn
bộc lộ sự uyên bác tài hoa của mình:
dùng văn thơ nhìn con sông như một nhà
địa lí để thấy được hướng chảy của nó.
Câu thơ gợi cảm nhận về cá tính khác
thường của Sông Đà cũng gặp được cá
tính độc đáo của Nguyễn Tuân.
* Mạch ngầm văn bản: Nhà văn đi kiếm
tìm chất vàng mười của thiên nhiên( Sông
Đà vừa hung bạo vừa trữ tình) và thứ
12
vàng mười đã qua thử lửa trong tâm hồn
con người Tây Bắc( người lái đò tay lái ra
hoa- người nghệ sĩ vượt thác).
GV hỏi: Trong tác phẩm, kể
cả ở nhan đề, hai chữ Sông Đà
luôn được nhà văn viết hoa.
Viết như thế có đúng quy tắc
chính tả không ? Dụng ý của
Nguyễn Tuân ?
GV nhấn mạnh:
Hỏi: Dưới ngòi bút miêu tả
của Nguyễn Tuân, em thấy
Sông Đà được khắc họa với
những nét tính cách nổi bật
nào?
HS trả lời: Đó là sự hung bạo
2. Nhân vật Sông Đà
- Trong tác phẩm, kể cả ở nhan đề, hai
chữ Sông Đà luôn được nhà văn viết hoa.
Xét về quy tắc chính tả, viết như thế là
không đúng. Song đây chính là một dụng
ý của tác giả. Vì ứng xử với Sông Đà như
một con người nên dòng sông được nhà
văn xây dựng như một sinh thể có hồn, có
lai lịch, tên gọi, chiều dài, hướng chảy và
diện mạo, tính cách. Ở phần trước văn
bản này, nhà văn đã rất dụng công đi tìm
lai lịch độc đáo của dòng sông.
+ Lai lịch độc đáo: Khai sinh ở huyện
Cảnh Đông, tỉnh Vân Nam Trung Quốc,
đi qua một vùng núi ác, đến gần nửa
đường thì nhập quốc tịch Việt Nam.
+ Tên: Li Tiên, Bả Biên Giang.
+ Chiều dài: 883 nghìn thước mét chảy
qua hai nước Việt Nam và Trung Quốc.
+ Hướng chảy: ứng với câu thơ đề từ thứ
hai (nhà thơ mượn của Nguyễn Quang
Bích).
và vẻ đẹp trữ tình.
GV định hướng: Chúng ta
tìm hiểu nét tính cách thứ nhất
của Sông Đà.
Hỏi: Sự hung bạo của Sông
Đà được miêu tả qua những
hình ảnh nào?
HS trả lời: Sự hung bạo của
Sông Đà được miêu tả qua
những hình ảnh: đá bờ sông,
ghềnh sông,hút nước, thác
nước, thạch trận đá.
a. Sông Đà hung bạo
* Bờ sông
Hùng vĩ bờ sông thể hiện ở đá bờ sông.Đá bờ sông:
+ Đá dựng vách thành. Mặt sông chỗ ấy
chỉ lúc đúng ngọ mới có mặt trời.
+ Có vách đá thành chẹt lòng sông như
GV hướng dẫn HS lần lượt tìm một cái yết hầu. Đứng bên này bờ nhẹ
hiểu từng hình ảnh.
tay ném hòn đá qua bên kia vách.
HS đọc đoạn văn đầu tiên, tìm + Nhà văn liên tưởng: ngồi trong khoang
chi tiết khắc họa cảnh bờ sông. đò qua quãng ấy đang mùa hè cũng cảm
13
GV giải thích từ chẹt, hình thấy lạnh, cảm thấy mình như đang đứng
ảnh cái yết hầu.
ở hè một cái ngõ mà ngóng vọng lên một
khung cửa sổ nào trên cái tầng nhà thứ
mấy nào vừa tắt phụt đèn điện…
- Nghệ thuật so sánh kết hợp với những
Hỏi: Căn cứ vào những từ gạch liên tưởng độc đáo khắc họa chiều sâu
chân, phát hiện thủ pháp nghệ hun hút khó lường của những vách đá
thuật sử dụng trong đoạn văn dựng đứng.→ Bờ sông hùng vĩ, hiểm trở.
đó và tác dụng của chúng ?
* Ghềnh sông
- Mặt ghềnh Hát loóng, dài hàng cây số,
HS đọc đoạn miêu tả ghềnh
nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió cuồn
sông (lại như quãng mặt
cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm như lúc
ghềnh…thuyền ra) và phát hiện nào cũng đòi nợ xuýt bất cứ người lái đò
chi tiết miêu tả.
Sông Đà nào tóm được qua đấy. Quãng
GV giải thích các từ: gùn ghè, này mà khinh suất tay lái thì cũng dễ lật
đòi nợ xuýt…
ngửa bụng thuyền ra.
Hỏi: Em có nhận xét gì về xét
- Sử dụng câu văn có kết cấu trùng điệp,
về cách sử dụng từ ngữ, kết
từ ngữ táo bạo, mới mẻ, điệp động từ
cấu, nhịp điệu của những câu
(xô), danh từ (sóng, gió) gây ấn tượng
văn miêu tả ghềnh sông?Tác
mạnh, gợi nhịp điệu nhanh, mạnh, gấp
dụng của chúng?
gáp, dữ dội của gió to sóng cả trên Sông
Đà.
Thể hiện sự dữ dội của ghềnh sông.
HS theo dõi đoạn văn viết về
hút nước Sông Đà- trang186.
Nhà văn dùng những hình ảnh
nào để miêu tả hút nước ? Phát
hiện thủ pháp nghệ thuật sử
dụng trong đoạn văn đó? Tác
giả vận dụng những kiến thức
của những ngành nào để miêu
tả hút nước ?
* Hút nước
- Trên sông bỗng có những cái h út nước
giống như cái giếng bê tông thả xuống
sông để chuẩn bị làm móng cầu… nước
thở và kêu như cửa cống cái bị sặc…
nước ặc ặc lên như vừa rót dầu sôi vào.
Cảm giác sợ hãi càng tăng cường khi
Nguyễn Tuân đưa ra giả định: có anh
bạn quay phim táo tợn nào muốn truyền
cảm giác lạ cho khán giả, dũng cảm ngồi
vào chiếc thuyền thúng tròn vành, rồi cho
cả mình, cả thuyền cả máy quay xuống
đáy hút Sông Đà thì cũng chỉ thu được
những thước phim màu quay tít…
Ở đoạn này nhà văn sử dụng trùng
trùng điệp điệp những liên tưởng, so sánh
kết hợp vận dụng tri thức ngành xây
dựng, kĩ thuật đặc tả của điện ảnh để
miêu tả sự dữ dằn, ghê rợn của những hút
nước quái ác. . .Những cái hút ấy là
14
HS đọc trang 187 đoạn cuối
cùng và trả lời câu hỏi: Ở trên
miêu tả hút nước bằng những
hình ảnh nghiêng về thị giác.
Đến đây nhà văn miêu tả thác
nước bằng những hình ảnh
nghiêng về thính giác. Có
những âm thanh nào của thác
nước được miêu tả?
Gv hỏi: Những thủ pháp nghệ
thuật nào được nhà văn sử
dụng để miêu tả thác nước?
Tác dụng của chúng?
HS đọc thầm từ chỗ ngoặt
khúc sông lượn….có giỏi thì
tiến gần vào. Nhà văn dựng lại
cảnh thạch trận bằng những chi
tiết nào ?
những cạm bẫy cực kì nguy hiểm cho
những người lái đò trên sông. Đặc biệt là
những liên tưởng làm mạch văn biến hóa
linh hoạt thể hiện rõ đặc trưng của thể
loại tùy bút.
* Thác nước
- Tiếng thác nước nghe như oán trách gì,
rồi lại như van xin, rồi lại như khiêu
khích , giọng gằn và chế nhạo. Rồi nó
rống lên như tiếng một ngàn con trâu
mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu, rừng
tre nứa nổ lửa, đang phá toang rừng lửa,
rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu da
cháy bùng bùng.
- Nhận xét: đây là các âm thanh với
những cung bậc khác nhau, mỗi lúc một
cuồng loạn, man dại, hoang dã.
- Sử dụng nghệ thuật nhân hóa, so sánh;
dùng lửa để tả nước, lấy rừng để tả sông,
nhà văn cho thấy Sông Đà như một sinh
thể có tiếng nói với nhiều cung bậc, sắc
thái tâm trạng, cảm xúc…Thác nước
Sông Đà hung dữ như loài thuỷ quái,
hung thần thách thức, đe dọa con người
với những thanh âm cuồng loạn, man dại
và hoang dã.
* Thạch trận đá
- Đá:
+ Từ ngàn năm vẫn mai phục hết trong
lòng sông… mỗi lần có thuyền xuất
hiện…. một số hòn đá bèn nhổm cả dậy
để vồ lấy thuyền…Mặt hòn nào cũng ngỗ
ngược, hòn nào cũng nhăn nhúm méo mó
hơn mặt nước sông chỗ này.
+ Đá bày thạch trận trên sông…chia làm
ba hàng (tiền vệ, trung vệ, hậu vệ) đòi ăn
chết cái thuyền. Vòng vây thứ nhất mở ra
năm cửa trận, có bốn cửa tử một cửa sinh.
Cửa sinh nằm lập lờ phía tả ngạn. Vòng
vây thứ hai tăng thêm nhiều cửa tử, cửa
sinh lại bố trí lệch qua phía bờ hữu ngạn.
Vòng vây thứ ba bên phải, bên trái đều là
luồng chết, luồng sống ở giữa bọn đá hậu
vệ của con thác.
- Nước thác: reo hò làm thanh viện cho
15
đá,…hò la vang dậy…, ùa vào mà bẻ gãy
cán chèo…như quân liều mạng đá trái
thúc gối vào bụng và hông thuyền…
Dưới góc nhìn đa ngành (bóng đá, võ
thuật, quân sự…), nghệ thuật nhân hóa,
ngôn ngữ giàu chất tạo hình, trí tưởng
tượng phong phú, tài năng quan sát tỉ mỉ,
kỹ lưỡng, thạch trận Sông Đà hiện lên
như một trận đồ bát quái, một kẻ thù tâm
địa hiểm ác. Nguyễn Tuân đã rất dụng
công khi miêu tả đá của Sông Đà, thể
hiện đậm nét sự uyên bác, tài năng miêu
tả của nhà văn.
=> Tiểu kết
Vận dụng kiến thức đa ngành, bằng câu
chữ điêu luyện, nghệ thuật nhân hóa, so
sánh, mạch liên tưởng đa chiều tài hoa,
uyên bác…, Nguyễn Tuân đã làm hiện
hình Sông Đà hung bạo mang diện mạo,
tâm địa của một thứ kẻ thù số một với
con người. Đồng thời nhà văn bộc lộ tình
yêu tha thiết với thiên nhiên, quê hương,
đất nước.
Hỏi: Nêu những nhận xét chung
của em về đoạn văn miêu tả
con Sông Đà hung bạo của nhà
văn?
E. CỦNG CỐ- DẶN DÒ:
I. Giáo viên củng cố lại bài học:
- Tóm lược kết cấu của bài học qua sơ đồ:
16
- Sông Đà hung bạo, hùng vĩ nhưng không nên nhìn dòng sông ở góc độ
kẻ thù số một của con người. Hãy nhìn sự hung bạo của Sông Đà như một thử
thách của thiên nhiên mà con người cần biết để chung sống và chế ngự nó.
- Các công trình thủy điện của Việt Nam, nhất là công trình thủy điện Hòa
Bình chính là thành công của con người trong việc chinh phục, chế ngự thiên
nhiên.
+ Công trình thủy điện Hòa Bình góp phần quan trọng vào việc phòng
chống lũ lụt cho vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng trong đó có thủ đô Hà
Nội.
+ Nhà máy thủy điện Hòa Bình là nguồn cung cấp điện chủ lực của toàn
bộ hệ thống điện Việt Nam. Năm 1994, cùng với việc khánh thành nhà máy
và tiến hành xây dựng đường dây 500KV Bắc - Nam từ Hòa Bình tới trạm
Phú Lâm (Thành phố Hồ Chí Minh) hình thành một mạng lưới điện quốc gia.
Công trình này góp phần đắc lực trong việc cung cấp nguồn điện cho miền
Nam và miền trung Việt Nam.
+ Hơn nữa, đập thủy điện Hòa Bình đóng vai trò quan trọng vào việc
cung cấp nước tưới cho sản xuất nông nghiệp ở vùng hạ lưu trong đó có đồng
bằng sông Hồng, nhất là trong mùa khô; điều tiết mực nước sông đồng thời
đẩy nước mặn ra xa các cửa sông.
+ Đồng thời, thủy điện sông Đà còn giúp chúng ta cải thiện việc đi lại bằng
đường thủy ở cả thượng lưu và hạ lưu. Năm 2004 công trình tượng đài chiến
thắng Điện Biên Phủ được vận chuyển chủ yếu bằng con đường này.
Rõ ràng, bằng bàn tay và khối óc của mình, chúng ta đã chế ngự được sự
hung bạo của Sông Đà.
II. Dặn dò:
17
- Giờ sau tiếp tục tìm hiểu tiết 2 của bài học Người lái đò Sông Đà ( trích).
F. RÚT KINH NGHIỆM
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
* Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh
GV chia lớp thành bốn nhóm, mỗi nhóm thực hiện một bài với mục
đích, yêu cầu riêng, HS thảo luận trong 3 phút cuối của tiết học, sau đó chuẩn
bị ở nhà rồi trình bày, nộp sản phẩm trong tiết học tự chọn.
1. Nhóm 1:
Bài tập: Cảm nhận của anh (chị) về nghệ thuật miêu tả thạch trận Sông
Đà trong trích đoạn Người lái đò Sông Đà của Nguyễn Tuân.
a. Mục tiêu:
+ Củng cố nội dung bài học.
+ Phát triển năng lực cộng tác làm việc, năng lực cảm thụ cảm văn học,
tư duy độc lập, biết thể hiện những suy nghĩ, cảm xúc riêng.
+ HS biết tích hợp kiến thức văn học với văn hóa, xã hội, kiến thức của
môn Địa lí để giải quyết một vấn đề mang tính phức hợp.
b. Yêu cầu: HS có thể trình bày theo những cách khác nhau, cần đảm bảo
được những ý sau đây:
- Đá:
+ Từ ngàn năm vẫn mai phục hết trong lòng sông… mỗi lần có thuyền
xuất hiện…. một số hòn đá bèn nhổm cả dậy để vồ lấy thuyền…Mặt hòn nào
cũng ngỗ ngược, hòn nào cũng nhăn nhúm méo mó hơn mặt nước sông chỗ này.
18
+ Đá bày thạch trận trên sông…chia làm ba hàng (tiền vệ, trung vệ, hậu
vệ) đòi ăn chết cái thuyền. Vòng vây thứ nhất mở ra năm cửa trận, có bốn
cửa tử một cửa sinh. Cửa sinh nằm lập lờ phía tả ngạn. Vòng vây thứ hai tăng
thêm nhiều cửa tử, cửa sinh lại bố trí lệch qua phía bờ hữu ngạn. Vòng vây
thứ ba bên phải, bên trái đều là luồng chết, luồng sống ở giữa bọn đá hậu vệ
của con thác.
- Nước thác: reo hò làm thanh viện cho đá,…hò la vang dậy…, ùa vào
mà bẻ gãy cán chèo…như quân liều mạng đá trái thúc gối vào bụng và hông
thuyền…
Dưới góc nhìn đa ngành (bóng đá, võ thuật, quân sự…), nghệ thuật
nhân hóa, ngôn ngữ giàu chất tạo hình, trí tưởng tượng phong phú, tài năng
quan sát tỉ mỉ, kỹ lưỡng, thạch trận Sông Đà hiện lên như một trận đồ bát
quái, một kẻ thù tâm địa hiểm ác. Nguyễn Tuân đã rất dụng công khi miêu tả
đá của Sông Đà, thể hiện đậm nét sự uyên bác, tài năng miêu tả của nhà văn.
19
2. Nhóm 2:
Bài tập: Thông qua bài học ,vận dụng những kiến thức về Địa lí, hãy
giới thiệu những hiểu biết về Sông Đà.
a. Mục tiêu:
+ Củng cố kiến thức.
+ Phát triển năng lực cộng tác làm việc, năng lực đánh giá.
+ Rèn luyện khả năng tích hợp tri thức Văn học và Địa lí.
b. Yêu cầu:
HS cần đảm bảo được ý cơ bản sau:
+ Sông Đà có độ dài 910 km, diện tích lưu vực là 52900 km2.
+ Đoạn ở Việt Nam dài 527 km.
+ Sông có lưu lượng nước lớn, cung cấp 31% lượng nước cho sông Hồng.
Sông Đà là một nguồn tài nguyên thủy điện lớn cho ngành công nghiệp
điện Việt Nam.
+ Lưu vực sông có tiềm năng tài nguyên to lớn với nhiều loại khoáng
sản quý hiếm, các hệ sinh thái đặc trưng bao gồm các nguồn sinh vật với mức
3. Nhóm 3:
Bài tập: Anh( chị) suy nghĩ như thế nào về mối quan hệ giữa con người
và thiên nhiên? Nên hiểu việc chinh phục thiên nhiên như thế nào cho đúng?
a. Mục tiêu:
+ Củng cố nội dung bài học.
+ Phát triển năng lực cộng tác làm việc, năng lực cảm thụ cảm văn học,
tư duy độc lập, biết thể hiện những suy nghĩ, cảm xúc riêng.
+ HS biết tích hợp kiến thức văn học với văn hóa, xã hội, sinh thái học
và kiến thức của môn Địa lí để giải quyết một vấn đề mang tính phức hợpvấn đề thiên nhiên và môi trường sống mà cả thế giới đang quan tâm.
b. Yêu cầu: HS có thể trình bày theo những cách khác nhau, cần đảm bảo
được những ý sau đây:
+ Con người và tự nhiên có mối quan hệ vô cùng gắn bó, mật thiết. Một
mặt con người tôn sùng, tín ngưỡng trước những hiện tượng tự nhiên; một
mặt cũng lo sợ trước thiên nhiên biến hóa không cùng, ngoài vòng kiểm soát
của họ.
+ Trong quan hệ với tự nhiên, con người tận dụng triệt để môi trường tự
nhiên để duy trì sự sống, để chống lại các thế lực ngoại xâm. trong chuyện ăn,
quan niệm về mặc của người Việt Nam cũng là một quan niệm rất thiết thực
20
ăn chắc mặc bền. . .Con người thời đại này quan niệm thiên, địa, nhân nhất
thể thiên thời địa lợi nhân hòa. Con người, trời dất đều có cấu trúc âm-dương,
có chung một cấu trúc vật chất. Nếu trời đất vận hành theo qui luật âm- dương
hài hòa, ngũ
+ Nhìn chung, con người đặt trong mối quan hệ với thiên nhiên là một
quan hệ gắn bó không thể tách rời. Thiên nhiên nuôi sống con người, giúp con
người chống lại những thế lực ngoại xâm nhưng thiên nhiên cũng là thế lực
mà con người phải chống đỡ. Trong giai đoạn trung đại Việt Nam, đối với con
người thiên nhiên là một lực lượng siêu nhiên, thần thánh và con người cũng
đã có những lúc run sợ trước những thế lực đó. Nhưng dần dần họ đã tìm ra
nhiều cách để chinh phục thiên nhiên để phục vụ cho đời sống của mình. Với
các khả năng khoa học hiện có, con người hầu như làm chủ thiên nhiên trong
việc chế tạo các sản phẩm mới để tăng thêm nhu cầu và thị hiếu của nhân loại.
Đôi khi những nhu cầu đó hoàn toàn không cần thiết và vô ích nếu không nói
là làm thoái hóa thêm quá trình phát triển của con người cũng như huỷ hoại
tài nguyên thiên nhiên và công sức con người một cách phí phạm. Con người
đã lạm dụng khoa học, và với mặc cảm tự tôn, họ tin rằng sẽ chiến thắng được
thiên nhiên, kiểm soát thiên nhiên, và luôn cố gắng thỏa mãn lòng kiêu hãnh
của mình qua việc chinh phục thiên nhiên.Tóm lại, con người càng thách thức
thiên nhiên càng phải gánh thêm nhiều hậu quả không thể lường trước đựơc!
+ Nếu ý thức được những bổn phận và trách nhiệm trên mỗi người
trong chúng ta sẽ biết gìn giữ và bảo vệ môi trường sống chung quanh mình,
đó là một phương cách an toàn và nhân bản nhất để có một cuộc hành trình tốt
đẹp và an bình nhất trong thiên kỷ thứ ba.
4. Nhóm 4:
Bài tập: Sưu tầm tranh ảnh về sông Đà.
a. Mục tiêu:
+ Kích thích động cơ, hứng thú học tập, sự tìm tòi, sáng tạo của HS
+ HS kết hợp tri thức của nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm giải quyết một
vấn đề mang tính phức hợp.
+ Phát triển năng lực xã hội, năng lực cá thể
b.Yêu cầu:
+ HS lên mạng tìm những tranh ảnh về sông Đà.
21
* Các sản phẩm của HS
- Trong tiết học tự chọn, HS giới thiệu sản phẩm trước lớp
+ Nhóm 1, 2, 3 : Mỗi nhóm cử một HS đại diện lên bảng trình bày
những vấn đề đã tìm hiểu.
+ Nhóm 4 cử một đại diện lên giới thiệu tranh ảnh, các sản phẩm nghệ
thuật đã sưu tầm.
- Tổ chức cho HS tự đánh giá về kết quả làm việc của từng nhóm
- GV tổng kết, đánh giá về phương pháp tiến hành, nội dung và kết quả
của các vấn đề đã được nghiên cứu và trình bày của từng nhóm.
Sản phẩm của nhóm 1
Câu hỏi: Cảm nhận của anh (chị) về nghệ thuật miêu tả thạch trận Sông
Đà trong trích đoạn Người lái đò Sông Đà của Nguyễn Tuân.
Trả lời:
Nguyễn Tuân (1910 – 1987) là nhà văn lớn, một nghệ sĩ suốt đời đi tìm
cái Đẹp, nâng cái Đẹp lên thành tôn giáo. Văn của Nguyễn Tuân có phong
cách nghệ thuật độc đáo: tài hoa, uyên bác. Ông đã đưa thể tùy bút, bút kí đạt
tới trình độ nghệ thuật cao với những đặc sắc riêng… Người lái đò Sông Đà
trích từ tập Sông Đà, in lần đầu năm 1960( tập tùy bút gồm 15 bài tùy bút và
một bài thơ ở dạng phác thảo) là một trong những áng văn tiêu biểu nhất của
tập Sông Đà, thể hiện những nét đặc sắc trong nghệ thuật tùy bút của Nguyễn
Tuân. Tác phẩm là kết quả của nhiều dịp Nguyễn Tuân đến với Tây Bắc trong
thời kì kháng chiến chống Pháp, đặc biệt là chuyến đi thực tế Tây Bắc năm
1958. Tác phẩm có sức sống lâu bền vì nó không đơn giản minh họa cho một
chủ trương, chính sách mà bộc lộ những cảm xúc, suy ngẫm của nhà văn về
cuộc sống, xã hội, con người; từ một thời mà nói đến được nhiều thời.
Xét về cấu trúc bề mặt, tùy bút của Nguyễn Tuân nói chung và Người lái
đò Sông Đà nói riêng có sự phóng túng với nhiều liên tưởng tạt ngang, tạt
dọc- những liên tưởng đa chiều. Trong bài tùy bút này, nhà văn đã xây dựng
hai nhân vật : Sông Đà và người lái đò Sông Đà. Có lúc nhà văn nói đến dòng
sông hung bạo, khi lại nói về người lái đò vượt thác, lúc trở về miêu tả dòng
sông trữ tình thơ mộng, khi trần thuật, khi miêu tả, lúc trữ tình để bộc lộ tài
hoa của mình, để thấy được hết sự sinh động đa diện của các hình tượng. Vì
vậy, mạch văn( xét ở bề mặt câu chữ rất khó theo dõi).
Nhưng thực ra, tác phẩm có một mạch ngầm văn bản rất chặt chẽ, ẩn sâu
trong lối diễn đạt của Nguyễn Tuân. Điều đó được bộc lộ rất rõ qua những
22
câu thơ được nhà thơ mượn để làm lời đề từ cho tác phẩm( Đẹp vậy thay
tiếng hát trên dòng sông - nhà thơ Ba Lan Wladyslaw Broniwski; Chúng thủy
giai đông tẩu, Đà giang độc Bắc lưu- Nguyễn Quang Bích). Nhà văn đi kiếm
tìm chất vàng mười của thiên nhiên( Sông Đà vừa hung bạo vừa trữ tình) và
thứ vàng mười đã qua thử lửa trong tâm hồn con người Tây Bắc( người lái đò
tay lái ra hoa- người nghệ sĩ vượt thác). Dưới ngòi bút miêu tả của Nguyễn
Tuân, Sông Đà được khắc họa với những nét tính cách nổi bật là sự hung bạo
và vẻ đẹp trữ tình. Sự hung bạo của Sông Đà được miêu tả qua những hình
ảnh: đá bờ sông, ghềnh sông,hút nước, thác nước, thạch trận đá.
Trong tác phẩm Người lái đò Sông Đà, điều đặc sắc là trong cách miêu
tả tính cách hung bạo của dòng sông, nhà văn Nguyễn Tuân đã thực sự dày
công để bắt cho được sự hung bạo, dữ tợn của con sông phải nổi bật lên thành
hình khối và gào thét lên trong muôn vạn âm thanh. Đây là cảnh Đà giang bày
thạch trận. Tác giả tưởng tượng đá Sông Đà bày thạch trận để đón đánh người
lái đò. Nhà văn đã dành một đoạn rất dài để tái hiện cảnh đá Sông Đà bày
thạch trận. Dưới ngòi bút của nhà văn, đá từ ngàn năm nay vẫn mai phục hết
trong lòng sông…mỗi lần có chiếc thuyền nào xuất hiện là một số hòn bèn
nhổm dậy để vồ lấy thuyền… Mặt hòn nào cũng ngỗ ngược, hòn nào , cũng
nhăn nhúm, méo mó hơn mặt nước sông chỗ này. Đá biết bày thạch trận trên
sông… chia làm ba hàng (tiền vệ, trung vệ, hậu vệ) đòi ăn chết cái thuyền.
Vòng vây thứ nhất mở ra năm cửa trận, có bốn cửa tử một cửa sinh. Cửa sinh
nằm lập lờ phía tả ngạn. Vòng vây thứ hai tăng thêm nhiều cửa tử, cửa sinh
lại bố trí lệch qua phía bờ hữu ngạn. Vòng vây thứ ba bên phải, bên trái đều là
luồng chết, luồng sống ở giữa bọn đá hậu vệ của con thác. Thạch trận vừa bày
xong thì nước thác reo hò làm thanh viện cho đá, mặt nước hò la vang dậy, ùa
vào mà bẻ gãy cán chèo của người lái đò. Sóng như quân liều mạng đá trái
thúc gối vào bụng và hông thuyền…
Trong cách miêu tả của Nguyễn Tuân, dường như nhà văn đã cố ý tạo ra
cảm giác xa lạ hóa, một thủ pháp quen thuộc của Bec-tôn Brêch, nhằm tác
động mạnh vào tâm lí và nhận thức người đọc. Theo tâm thức quen thuộc của
người Việt, các thế lực khắc nghiệt của tự nhiên là nước và đá là những lực
lượng thù địch, đối kháng. Hai lực lượng đó đã được dân gian hóa thành hai
vị thần Sơn Tinh, Thủy Tinh. Và cuộc chiến giữa hai thế lực ấy tưởng chẳng
bao giờ ngừng lại được. ca dao đã từng có câu:
Núi cao sông hãy còn dài
Năm năm báo oán, đời đời đánh ghen.
23
Vậy mà trên dòng sông hung bạo này, Sơn Tinh và Thủy Tinh, đá và thác
phối hợp với nhau thật kì diệu, tạo thành một cảnh tượng sông nước hung
bạo, dữ dội chưa từng thấy. Có lẽ đây là dịp để ngòi bút Nguyễn Tuân tung
hoành, sảng khoái trong những cảm hứng thật hùng tráng và lãng mạn.
Như vậy dưới góc nhìn đa ngành (bóng đá, võ thuật, quân sự…), nghệ
thuật nhân hóa, ngôn ngữ giàu chất tạo hình, trí tưởng tượng phong phú, tài
năng quan sát tỉ mỉ, kỹ lưỡng, thạch trận Sông Đà hiện lên như một trận đồ
bát quái, một kẻ thù tâm địa hiểm ác. Nguyễn Tuân đã rất dụng công khi
miêu tả đá của Sông Đà, thể hiện đậm nét sự uyên bác, tài năng miêu tả của
nhà văn.
…………………………
Sản phẩm của nhóm 2
Câu hỏi: Thông qua bài học ,vận dụng những kiến thức về Địa lí, hãy
giới thiệu những hiểu biết về Sông Đà ?
Trả lời:
24
Sông Đà, còn gọi là sông Bờ hay Đà Giang là phụ lưu lớn nhất của sông
Hồng. Sông bắt nguồn từ tỉnh Vân Nam, Trung Quốc chảy theo hướng Tây
Bắc - Đông Nam để rồi nhập với sông Hồng ở Phú Thọ.
Sông Đà dài 910 km (có tài liệu ghi 983 km), diện tích lưu vực là
52.900 km². Ở Trung Quốc, sông có tên là Lý Tiên Giang, do hai nhánh Bả
Biên Giang và A Mặc Giang hợp thành. Trong một số tiếng châu Âu, sông Đà
được dịch là sông Đen (tiếng Anh: Black River; tiếng Pháp: rivière Noire).
Đoạn ở Trung Quốc dài khoảng 400 km từ núi Nguy Bảo (巍寶山 ) ở
huyện tự trị người Di người Hồi Nguy Sơn phía nam châu tự trị châu tự trị
dân tộc Bạch Đại Lý chảy theo hướng tây bắc-đông nam qua Phổ Nhĩ.
Đoạn ở Việt Nam dài 527 km (có tài liệu ghi 543 km). Điểm đầu là biên
giới Việt Nam-Trung Quốc tại huyện Mường Tè (Lai Châu). Sông chảy qua
các tỉnh Tây Bắc Việt Nam là Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, Phú
Thọ (phân chia huyện Thanh Thủy, Phú Thọ với Ba Vì, Hà Nội). Điểm cuối
là ngã ba Hồng Đà, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ. Đoạn đầu sông trên lãnh
thổ Việt Nam, sông Đà còn được gọi là Nậm Tè. Các phụ lưu trên lãnh thổ
Việt Nam gồm Nậm Na (ở tả ngạn), Nậm Mốc (ở hữu ngạn).
Sông Đà có lưu lượng nước lớn, cung cấp 31% lượng nước cho sông
Hồng và là một nguồn tài nguyên thủy điện lớn cho ngành công nghiệp điện
Việt Nam. Năm 1994, khánh thành Nhà máy Thủy điện Hoà Bình có công
suất 1.920 MW với 8 tổ máy. Năm 2005, khởi công công trình thủy điện Sơn
La với công suất theo thiết kế là 2.400 MW. Dự kiến sắp xây dựng nhà máy
thủy điện Lai Châu ở thượng nguồn con sông này.
Lưu vực có tiềm năng tài nguyên to lớn với nhiều loại khoáng sản quý
hiếm, các hệ sinh thái đặc trưng bao gồm các nguồn sinh vật với mức đa dạng
sinh học cao.
……………………………………
25