Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

SKKN nâng cao chất lượng học tập môn ngữ văn lớp 9 bằng dạy học tích hợp và đổi mới hương pháp”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.64 MB, 33 trang )

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành Sáng kiến kinh nghiệm “ Nâng cao chất lượng học tập
môn Ngữ văn 9 bằng dạy học tích hợp và đổi mới phương pháp”
tôi đã thường xuyên nhận được sự giúp đỡ của các đồng chí đồng nghiệp trong
trường, đặc biệt là sự tạo điều kiện giúp đỡ của các đồng chí trong Ban giám
hiệu trường PTDT Nội Trú THCS & THPT Bắc Hà đã giúp tôi hoàn thành Sáng
kiến kinh nghiệm này.
Tôi xin được bày tỏ sự biết ơn và gửi lời cảm ơn trân trọng nhất tới các
đồng chí trong ban giám hiệu, các đồng chí đồng nghiệp
Do năng lực của người nghiên cứu có hạn nên SKKN chắc chắn không
tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý của các
đồng chí và bè bạn đồng nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn !


MỤC LỤC
Nội dung

Trang

1. Lí do chọn đề tài

3

2. Nội dung SKKN

5

3. Cơ sở lý luận của vấn đề

5



4. Thực trạng của chất lượng học tập môn Ngữ văn 9

6

5. Phương pháp dạy học “ Nâng cao chất lượng học tập môn Ngữ văn 9
bằng dạy học tích hợp và đổi mới phương pháp”

7

5. Kết quả thu được

29

6. Kết luận

29

2


1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Như chúng ta đã biết nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản của giáo dục trong
thời kì đổi mới là nhằm xây dựng, đào tạo những con người, những thế hệ có
năng lực tiếp thu những tinh hoa văn hóa của nhân loại. Phát huy tiềm năng dân
tộc và tính tích cực cá nhân làm chủ tri thức, có kĩ năng thực hành giỏi, có tư
duy sáng tạo, có tác phong công nghiệp, có tính tổ chức, tính kỉ luật, sức khỏe để
xây dựng và bảo vệ tổ quốc, thực hiện công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.
Để đạt được nhiệm vụ trên thì giáo dục phải được coi là nhiệm vụ của toàn
Đảng, toàn dân, toàn xã hội, trong đó nhà trường giữ vai trò quan trọng nhất.

Với nhà trường phổ thông ngoài việc trang bị cho học sinh những tri thức,
phẩm chất của người lao động mới còn phải trang bị cho các em tình yêu
thương, tinh thần hợp tác, đoàn kết và lòng nhân ái. Trong đó việc trang bị cho
HS những tri thức khoa học cũng là một nhiệm vụ cơ bản vì tri thức là chìa khóa
mở cửa cho tất cả các bộ môn khoa học.
Mỗi môn học trong nhà trường đều có đặc thù riêng, một phương pháp
nhận thức. Đặc điểm bộ môn và phương pháp nhận thức có nghĩa hết sức quan
trọng trong quá trình tìm tòi và thiết kế những giải pháp dạy và học bộ môn.
Đối với môn Ngữ văn: Là một môn học có vị trí đặc biệt trong việc thực
hiện mục tiêu chung của nhà trường THCS. Góp phần hình thành con người có ý
thức tu dưỡng, biết yêu thương, quý trọng gia đình, bạn bè, có lòng yêu nước,
yêu chủ nghĩa xã hội, biết hướng tới những tư tưởng, tình cảm cao đẹp như lòng
nhân ái, tinh thần tôn trọng lẽ phải, sự công bằng, lòng căm ghét cái xấu cái ác.
Bước đầu có năng lực cảm thụ các giá trị chân, thiện, mĩ trong nghệ thuật, trước
hết là trong văn học, có năng lực thực hành và năng lực sử dụng tiếng việt như
một công cụ để tư duy và giao tiếp.
Với các môn học nói chung và môn ngữ văn nói riêng đổi mới dạy học đã trở
thành vấn đề cấp thiết và điểm mấu chốt của ngữ văn tập chung trong hai chữ
“Tích” : tích hợp và tích cực. Có “tích cực” mới phát huy tốt tính chất tích hợp,
qua tích hợp học sinh càng tích cực hơn. Trong cả ba phân môn của ngữ văn:
Văn- Tiếng Việt – Tập làm văn. Tích hợp không phải là vấn đề khó, nhưng cũng
không hề đơn giản. Nếu người thầy giáo không thực sự chú ý đến hệ thống câu
hỏi tích hợp và hệ thống câu hỏi lại đặc biệt cần thiết với phần giảng văn. Bởi

3


cái cốt lõi để người giáo viên có thể hướng dẫn, cùng học sinh tìm hiểu văn bản,
cảm nhận được văn bản một phần chủ yếu là thông qua hệ thống câu hỏi.
Để hệ thống câu hỏi phát huy được tính tích cực, chủ động của học sinh lại

cần có tính tích hợp. Vấn đề nghe có vẻ rắc rối nhưng cũng thật dễ hiểu khi bắt
tay vào việc. Nếu trong giờ giảng văn người thầy chú ý tích hợp thì học sinh sẽ
chú ý đến mọi mặt của vấn đề hơn, các em phát huy mạnh mẽ hơn nữa tư duy
của mình. Khi học văn còn phải liên hệ với Tiếng việt, với Tập làm văn, không
chỉ có thế còn phải liên hệ chính phần giảng văn trong toàn bộ chương trình đã
học với nhau mà rộng hơn là liên hệ giữa văn với kiến thức của các môn học
khác như : Sinh, Sử, Địa, GDCD, Ngoại ngữ và tất nhiên để có thể trả lời tốt
những câu hỏi tích hợp của thầy, học sinh không thể không “động não”, không
thể không nghiên cứu kỹ càng khi soạn bài, luôn chú ý tới mối quan hệ giữa bài
học này với bài học kia, môn học này với môn học khác. Nhờ vậy cũng hình
thành cho các em khả năng tư duy tích hợp trong tình huống, trong cuộc sống
hàng ngày. Thấy rõ tầm quan trọng của hệ thống câu hỏi “Tích hợp” trong giảng
dạy ngữ văn, ngay từ đầu năm học được phân công giảng dạy ngữ văn 6, bản
thân tôi đã chú đến hệ thống câu hỏi “Tích hợp” ở cả 3 phần: Văn – Tiếng việt –
Tập làm văn, đặc biệt chú ý đến hệ thống câu hỏi tích hợp ở phần giảng văn.
Qua nghiên cứu tài liệu và thực tế giảng dạy tôi mạnh dạn đưa ra một
số kinh nghiệm: “ Nâng cao chất lượng học tập môn Ngữ văn lớp 9 bằng dạy
học tích hợp và đổi mới phương pháp”

4


2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của vấn đề:
2.1.1. Tích hợp là một khái niệm được sử dụng trong nhiều lĩnh vực.
Trong lĩnh vực khoa học giáo dục (GD), khái niệm tích hợp xuất hiện từ thời kì
khai sáng, dùng để chỉ một quan niệm GD toàn diện con người, chống lại hiện
tượng làm cho con người phát triển thiếu hài hòa, cân đối. Tích hợp còn có nghĩa
là thành lập một loại hình nhà trường mới, bao gồm các thuộc tính trội của các
loại hình nhà trường vốn có.

Trong dạy học (DH) các bộ môn, tích hợp được hiểu là sự kết hợp, tổ hợp
các nội dung từ các môn học, lĩnh vực học tập khác nhau (Theo cách hiểu truyền
thống từ trước tới nay) thành một “môn học” mới hoặc lồng ghép các nội dung
cần thiết vào những nội dung vốn có của môn học, ví dụ: lồng ghép nội dung
GD dân số, GD môi trường, GD an toàn giao thông trong các môn học Đạo đức,
Tiếng Việt hay Tự nhiên và xã hội… xây dựng môn học tích hợp từ các môn
học truyền thống.
Tích hợp là một trong những quan điểm GD đã trở thành xu thế trong việc
xác định nội dung DH trong nhà trường phổ thông và trong xây dựng chương
trình môn học ở nhiều nước trên thế giới. Quan điểm tích hợp được xây dựng
trên cơ sở những quan niệm tích cực về quá trình học tập và quá trình DH.
2.1.2. Quan điểm về nội dung và phương pháp giáo dục của Nhà nước ta
là giáo dục toàn diện.Điều 5 Luật Giáo dục ghi rõ :
“ Nội dung giáo dục phải đảm bảo tính cơ bản, toàn diện, thiết thực, hiện
đại và có hệ thống “ .
“ Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động,
tư duy sáng tạo của người học.”
- Quan điểm đó được cụ thể hóa trong việc thiết lập chương trình và biên
soạn ở sách giáo khoa theo hướng tích hợp và PPDH tích hợp được Bộ chỉ đạo
cho cán bộ quản lí giáo dục và giáo viên trực tiếp đứng lớp học tập và áp dụng.
5


- Việc vận dụng PPDH tích hợp là một trong những cơ sở đánh giá hiệu
quả của một tiết dạy về mặt phương pháp.
- Đặc trưng bộ môn Ngữ văn có khả năng lớn trong việc vận dụng PPDH
tích hợp:
+ Nội dung, kiến thức, mục tiêu cần đạt ở ba phân môn Đọc hiểu, Tiếng
Việt, Làm văn có quan hệ mật thiết với nhau và đều hướng tới mục tiêu cuối
cùng là nâng cao trình độ sử dụng Tiếng Việt và khả năng cảm thụ văn học cho

học sinh.
+ Cả ba phân môn là những môn học có tính chất công cụ và có tính nghệ
thuật, liên quan đến việc sử dụng tiếng Việt.
- Cả ba phân môn đều do một giáo viên dạy trên một đơn vị lớp.
2.1.3. Cơ sở khoa học của phương pháp dạy tích hợp trong môn Ngữ
văn:
Tích hợp là một khái niệm rộng, ở mỗi lĩnh vực khoa học khác nhau cũng
được hiểu và ứng dụng khác nhau.
Trong dạy học, tích hợp được hiểu là sự phối kết hợp các tri thức một số
môn học có những nét chính, tương đồng vào một lĩnh vực chung, thường là
quanh những chủ đề, những kiến thức nguồn.
Để vận dụng quan điểm tích hợp vào việc giảng dạy môn Ngữ văn 7,
chúng ta cần chú ý đến ba hình thức tích hợp sau: Tích hợp ngang; Tích hợp
dọc; Tích hợp liên môn (Tích hợp ngoài văn)
2.2. Cơ sở thực tiễn của vấn đề:
2.2.1. Thực trang của việc dạy học trước đây:
Qua nhiều năm giảng dạy tôi nhận thấy phương pháp giảng dạy truyền
thống giữa các phân môn chưa có sự liên kết chặt chẽ với nhau tách rời từng
phương diện kiến thức, học sinh hoạt động chưa tích cực, hiệu quả đem lại cũng
chưa cao. Học sinh không nhận ra được sự gắn kết của các đơn vị kiến thức
trong SGK, một vấn đề mà người biên soạn sách rất lưu tâm; Học sinh không
cảm nhận được chiêu sâu, những vẻ đẹp riêng của mỗi tác phảm văn học trong
hệ thống thể loại, đề tài, chủ đề.
6


Ảnh hưởng đến chất lượng viết bài làm văn ở học sinh .Đó là sự vận dụng
kết hợp các kiến thức Tiếng Việt, Văn học vào Làm văn và sự vận dụng
kiến thức không phong phú.Tức là ảnh hưởng đến chất lượng học tập; Ảnh
hưởng đến phương pháp và năng lực cảm thụ văn học của học sinh.

Chính vì lẽ đó, dạy học theo quan điểm tích hợp là một xu hướng tất yếu của
dạy học hiện đại, là biện pháp để tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh.
Học sinh được rèn luyện thói quen tư duy, nhận thức vấn đề một cách
có hệ thống và lôgic. Qua đó học sinh cũng thấy được mối quan hệ biện chứng
giữa các kiến thức được học trong chương trình, vận dụng các kiến thức
lí thuyết và các kĩ năng thực hành, đưa được những kiến thức về văn, Tiếng
Việt vào quá trình tạo lập văn bản một cách hiệu quả.
Theo tinh thần đổi mới SGK Ngữ văn cấp học THCS nói chung và ngữ văn
9 nói riêng gồm ba phân môn: Văn bản, Tiếng Việt, Tập làm văn. Đây chính là
việc xây dựng chương trình theo tinh thần tích hợp. Nội dung kiến thức, kĩ năng
và mục tiêu cần đạt ở ba phân môn này có quan hệ mật thiết với nhau và đều
hướng đến mục đích cuối cùng là nâng cao trình độ sử dụng tiếng mẹ đẻ và năng
lực cảm thụ văn học cho học sinh.
2.2.2. Kết quả khảo sát thực tế:

Lớp

Sĩ số

9A

35 em

Số bài khảo sát trên
trung bình
15/35

2.3. Phương pháp dạy học “ Nâng cao chất lượng học tập môn Ngữ văn
lớp 9 bằng dạy học tích hợp và đổi mới phương pháp”
2.3.1. Xác định dung nội dung, mục tiêu tích hợp

Để vận dụng PPDH tích hợp có hiệu quả, người dạy cần phải xác định
chính xác, đúng đắn mục tiêu, nội dung, nguyên tắc, phương pháp tích hợp trong
bài dạy.Theo kinh nghiệm của tôi, các nội dung trên sẽ là :
7


a.Mục tiêu: ( Trả lời câu hỏi : sử dụng PPDH tích hợp
trong bài dạy để làm gì ? )
+ Khắc sâu kiến thức bài học.
+ Thể hiện tính liên kết, mối quan hệ hữu cơ của chương trình
+ Rèn luyện kĩ năng tiếp nhận văn học cho HS
b. Nội dung : ( Trả lời câu hỏi : Trong bài dạy, nội dung nào cần phải dạy
theo lối tích hợp ? ) Đó là :
+ Các nội dung kiến thức có những điểm liên quan, tương đồng với các bài
đã học.
+ Các nội dung kiến thức cần đến việc sử dụng kiến thức của các bộ môn
khác, phân môn khác để làm phương tiện, công cụ khai thác.
c. Nguyên tắc: ( Trả lời câu hỏi : Sử dụng PPDH tích hợp trong bài dạy
xuất phát từ những cơ sở nào ? ) Đó là :
+ Căn cứ vào mục tiêu cần đạt của tiết học.
+ Căn cứ vào nội dung chương trình ( các bài học trước hoặc sau bài cần
dạy có liên quan )
d. Phương pháp : ( Trả lời câu hỏi : Cách thức sử dụng PPDH tích hợp
như thế nào ?). Đó là: + Xác định nội dung, phạm vi kiến thức cần tích hợp.
+ Lựa chọn dữ liệu tích hợp.
2.3.2. Chuẩn bị các dữ liệu để tích hợp:
Một trong những yếu tố quyết định thành công của việc vận dụng PPDH tích
hợp là việc chuẩn bị dữ liệu để tích hợp.( dữ liệu được hiểu là các đơn vị kiến
thức cần có để tích hợp ). Như trên đã nói, giáo viên sẽ lúng túng và dễ mất uy
trước học sinh. Để việc chuẩn bị dữ liệu tích hợp có hiểu quả, tôi xác định mục

tiêu, nguyên tắc, và phương pháp chuẩn bị như sau:
a. Mục tiêu: ( Trả lời câu hỏi : sử dụng dữ liệu tích hợp trong bài dạy để làm gì ?
)Đó là:
+ Giúp giáo viên chủ động trong việc sử dung PPTH
+ Giúp vận dụng PPDH tích hợp đúng mục tiêu và có hiệu quả.
8


b. Nguyên tắc: ( Trả lời câu hỏi: Các dữ liệu tích hợp trong bài dạy phải đáp
ứng những tiêu chí nào ? )Đó là :
+ Các dữ liệu phải có điểm tương đồng ( đề tài, chủ đề, loại, thể, kiểu…)
+ Các dữ liệu phải phù hợp với đơn vị kiến thức cần tích hợp
c. Phương pháp : ( Trả lời câu hỏi : Cách thức chuẩn bị dữ liệu tích hợp như thế
nào ?).Đó là:
+ Các dữ liệu nằm trong tác phẩm của chương trình ngữ văn đã học.
+ Các dữ liệu phải được viết ra, phải được đối chiếu, so sánh.
Ví dụ minh họa: Khi dạy trích bài “ Đồng chí ” , tôi thực hiện việc chuẩn bị các
dữ liệu tích hợp như sau :
- Về mục tiêu ( như đã xác định ở trên )
- Về nguyên tắc và phương pháp :
+ Tôi tiến hành lựa chọn các tác phẩm trong chương trình Ngữ văn lớp 9 có
cùng đề tài, chủ đề với trích đoạn bài dạy Đồng chí đã nêu. Đó là các bài thơ :
Bài thơ về tiểu đội xe không kính ( Phạm Tiến Duật ), Những ngôi sao xa xôi
( Lê Minh Khuê )
+ Tiến hành xác định nội dung tích hợp. Đối với bài dạy này, tôi xác định lựa
chọn nội dung tích hợp là ở đề tài, nội dung cảm hứng, chủ đề, cách thể hiện ở
mỗi tác phẩm.
+ Tiến hành tạo các dữ liệu : Viết sẵn ý đồ vào thiết kế bài dạy hay các thẻ tư
liệu cầm tay. Sau đây là một dạng thẻ dữ liệu cầm tay :Các bài thơ Đồng chí
( Chính Hữu ) , Bài thơ về tiểu đội xe không kính ( Phạm Tiến Duật ), Những

ngôi sao xa xôi ( Lê Minh Khuê ) có những điểm chung sau :
* Viết cùng một đề tài quê hương đất nước. Phần lớn viết trong bối cảnh đất
nước bị ngoại xâm.
* Cảm hứng : bày tỏ lòng yêu quê hương đất nước, tự hào, ngợi ca đất nước, tin
tưởng vào thắng lợi của cuộc kháng chiến.
* Cách thể hiện : Thơ trữ tình.
Điểm khác biệt:

9


Chính Hữu viết về hình ảnh những người lính nông dân áo vải trong thời kỳ
đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp; Phạm Tiến Duật viết về
những người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn máu lửa trong thời kỳ
kháng chiến chống Mĩ; Lê Minh Khuê viết về ba cô gái thanh niên xung phong
Tất cả góp phần làm phong phú thêm gương mặt đất nước trong nền thơ ca cách
mạng Việt Nam.
2.4. Sử dụng linh hoạt các hình thức tích hợp : Có ba hình thức tích hợp cơ
bản sau :
2.4.1. Tích hợp ngang :
Tích hợp ngang là kiểu tích hợp giữa ba phân môn Văn - Tiếng Việt -Tập
làm văn. Điều này thể hiện trong việc bố trí các bài học giữa ba phân môn một
cách đồng bộ và sự liên kết với nhau trên nhiều mặt nhằm hỗ trợ nhau, bổ sung
làm nổi bật cho nhau. Phân môn này sẽ củng cố, hệ thống hóa lại kiến thức cho
phân môn khác.
Ví dụ: Khi dạy bài: Mùa xuân nho nhỏ - Ngữ văn 9- tập 2 - trang
Để phân tích mục 1. Hình ảnh mùa xuân của thiên nhiên, tôi sử dụng tích
hợp như sau:
STT
1


2

C©u hái
Tác giả đã phác hoạ
hình ảnh thiên nhiên
Mùa xuân như thế
nào ?

Híng tr¶ lêi
-Tả cảnh thiên nhiên mùa xuân
với những hình ảnh quen thuộc,
dòng sông xanh ,bông hoa tím
biếc ,tiếng chim chiền chiện …

- Cấu tạo ngữ pháp
trong 2 câu đầu có gì
đặc biệt ?Có tác dụng
gì khi xây dựng cấu tạo
đặc biệt đó ?

- Đảo vị ngữ trong hai câu đầu ; -Tích hợp ngang
“Mọc giữa dòng sông xanh
(phần
Tiếng
Một bông hoa tím biếc”
việt)
Động từ “mọc”làm vị ngữ đặt
trước bộ phận chủ ngữ ,ở đầu
khổ thơ ,đầu đoạn thơ là một

dụng ý nghệ thuật của tác giả.
Nó không chỉ tạo cho người đọc
ấn tượng đột ngột bất ngờ, mới
lạ, mà còn làm cho hình ảnh sự
vật trở nên sống đông như đang
diễn trước mắt. Tưởng như bông
hoa tím biếc kia đang từ từ, lồ lộ
10

Híng tÝch hîp


mọc lên, vươn lên, xoè nở trên
mặt nước xanh sông xuân.
3

4

5

- Kiểu câu cảm
Tích hợp ngang
Ngoài ra ở những câu “Ơi con chim chiền chiện
(phần
Tiếng
tiếp theo, tác giả sử Hót chi mà vang trời”
Việt)
dụng kiểu câu gì? Thể Tiếng chim chiền chiện hót ríu
hiện cảm xúc gì?
ra trong bầu trời xuân, càng làm

cho không khí trở nên vui tươi,
rộn ràng, ấm áp và náo nức.
→ Thể hiện cảm xúc say sưa
trước cảnh vật mùa xuân thiên
(GV bình chuyển)
nhiên của tác giả…
- Không rõ là giọt gì. Giọt sương Tích hợp ngang
Thử phỏng đoán trong sớm, giọt mưa xuân, giọt long (phần
Tiếng
hai câu thơ tiếp theo lanh hay là giọt nước trong suốt Việt)
“giọt long lanh” là phản ánh bình minh…
giọtgì?
- Nếu liên hệ với hai câu trên thì
có thể là giọt sương long lanh
của tiếng chim chiền chiện đang
hót vang trời…Hay rộng hơn là
giọt cảm xúc của nhà thơ trước
thiên nhiên tươi đẹp, trong
sáng…
- Nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi
Hãy xác định biện pháp cảm giác tiếng chim thông
nghệ thuật được sử thường được cảm nhận bằng
dụng trong hai câu thơ? thính giác , giọt sương có thể
cảm nhận bằng thính giác, giọt
cảm xúc bằng cảm giác …nhưng
lại được cảm nhận bằng xúc
giác… nhưng lại được cảm nhạn
bằng xúc giác “đưa tay hướng
về”
→ Cảm hứng say sưa đến bất tận

Nói rõ điều gì?
của con người trước mùa xuân,
sử dụng mọi giác quan để thâu
tóm, để đón nhận mùa xuân

11


Thông qua hệ thống câu hỏi tích hợp, giáo viên đã cùng học sinh cảm nhận
được bức tranh mùa xuân thiên nhiên của bài thơ, đảm bảo đặc trưng của một
văn bản nghệ thuật qua những biểu hiện nghệ thuật để thể hiện nội dung của văn
bản, hơn nữa còn góp phần mở rộng cho học sinh những kiến thức văn học có
liên quan khi các em cảm nhận thơ văn.
Những kiến thức của ba phân môn Văn - Tiếng Việt - Tập Làm Văn tách
rời độc lập nhưng khi vận dụng quan điểm tích hợp vào làm cho ba phân môn
này có mối liên hệ chặt chẽ, phụ thuộc lẫn nhau dựa vào nhau và làm sáng tỏ cho
nhau.
Trong một bài học ngữ văn, để tích hợp ngang được tốt, cần phải có kĩ năng
nghiên cứu cấu trúc tích hợp của các phân môn trong một đơn vị bài học tuần.
Muốn vậy cần có sự hiểu biết sâu sắc, chặt chẽ về mục tiêu cần đạt của mỗi phân
môn, đồng thời phải thoát ra khỏi tiết dạy của từng phân môn để có cái nhìn bao
quátcả đơn vị bài học tuần. Từ đó xác định mục tiêu chung của bài học, mục tiêu
riêng của từng phân môn trong bài học đó. Khi thực hiện bài dạy, giáo viên phải
bắt đầu ý thức về mục tiêu chung để dạy kiến thức và kĩ năng cụ thể, quy về kết
quả cần đạt để hình thành năng lực tổng hợp cho học sinh.
2.4.2. Tích hợp dọc:
Tích hợp dọc là cách vận dụng quan điểm tích hợp trong cùng một phân
môn với nhau tức là giữa Văn bản với Văn bản, giữa TV với TV, giữa TLV với
TLV trong cùng một khối (lớp) hoặc khác khối (lớp) theo chiều dọc từ trên
xuống .

Thực chất, tích hợp theo chiều dọc là hệ thống hóa các kiến thức có liên quan
với nhau ở những thời điểm thích hợp sao cho học sinh có thể nắm bắt vấn đề
một cách hệ thống. Khi thực hiện tích hợp dọc, các kiến thức được nhắc lại,
được liên hệ với nhau giúp học sinh khắc sâu, nhớ lâu nội dung bài học.
* Tích hợp dọc trong một phân môn cùng khối (lớp)
STT
1

C©u hái

Híng tr¶ lêi

Em có liên hệ với bức
tranh mùa xuân thiên
nhiên nào trong quá
trình tìm hiểu các văn
bản đã học?

- Mùa xuân trong “Truyện
Kiều”- đoạn trích “Cảnh ngày
xuân”:
“Cỏ non xanh rợn chân trời
Cành Lê trắng điểm một vài
12

Híng tÝch hîp


→ GV bình chú thêm.


bông hoa”
→ Cảnh đẹp kiêu sa, trong sáng Tích hợp dọc
với những hình ảnh ước lệ tuyệt
đẹp.
Khác với mùa xuân nho nhỏ với
những hình ảnh mùa xuân thiên
nhiên thật gần gũi, bình dị mà
đáng trân trong biết bao.
- Cảm xúc của tác giả trước mùa
xuân dễ dàng liên hệ với những
cảm xúc của nhà thơ Xuân Diệu
trước mùa xuân:
“Hỡi xuân hồng ta muốn căn
vào ngươi”
→ Thể hiện sự khát khao tưởng
như muốn ngấu nghiến, muốn
“nuốt chửng” lấy mùa xuân của
đất trời…
Còn với Thanh Hải, một động
tác nhẹ nhàng nhưng cũng rất
trân trọng mùa xuân. “Đưa tay
hứng về” cũng là tình yêu với
mùa xuân nhưng đó là một tình
yêu dịu nhẹ mà sâu sắc biết
nhường nào…

* Tích hợp dọc trong cùng một phân môn nhưng khác khối (lớp)
Đây là kiểu tích hợp theo chiều dọc từ dưới lên.
Bậc Trung học phổ thông
Lớp 9

Lớp 8
Lớp 7
Lớp 6
Bậc Trung học cơ sở
13


Bậc Tiểu học

Giảng dạy theo quan điểm tích hợp này giúp học sinh củng cố, hệ thống lại kiến
thức có liên quan với nhau từ các lớp dưới lên, nhằm khắc sâu, mở rộng, cung
cấp thêm kiến thức cao hơn dựa trên những kiến thức đã học ở lớp dưới.
Ví dụ: Khi dạy phân môn TLV “Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản biểu
cảm” (Ngữ văn 7 - Tập 1 - Trang 137), giáo viên tích hợp phần văn Tự sự và văn
Miêu tả ở lớp 6.
- Giáo viên đặt câu hỏi: - Thế nào là văn tự sự? Văn miêu tả được hiểu như thế
nào ?
- Học sinh trả lời: - Tự sự là trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn
đến sự việc khác cuối cùng dẫn đến một kết thúc nhằm thể hiện một ý nghĩa.
- Miêu tả là tái hiện lại những đặc điểm, tính chất nổi bật của sự vật, sự việc, con
người, phong cảnh …
Qua hai khái niệm trên giáo viên giúp học sinh thấy được vai trò của yếu tố tự
sự và miêu tả trong văn bản biểu cảm.
- Giáo viên đặt câu hỏi: Yếu tố tự sự và miêu tả đóng vai trò gì trong văn biểu
cảm ?
- Học sinh trả lời: Yếu tố tự sự và miêu tả có tác dụng gợi ra đối tượng biểu
cảm và gửi gắm cảm xúc.
- Giáo viên lưu ý: Kiểu văn biểu cảm lấy cảm xúc làm trục chính chi phối chứ
không nhằm mục đích kể chuyện hay miêu tả sự vật, phong cảnh.
Để thực hiện tốt hình thức tích hợp này, đòi hỏi giáo viên phải nắm được toàn

bộ chương trình của bậc trung học cơ sở, thậm chí dạy THCS vẫn phải nắm tri
thức, kĩ năng của bậc tiểu học.Tích hợp dọc về kiến thức đòi hỏi khả năng tổng
hợp khái quát và đánh giá vấn đề của giáo viên.Vì thế giáo viên cần khái quát
được những vấn đề cơ bản của từng mảng kiến thức, từ đó xem xét khả năng tích
hợp có thể thực hiện được để củng cố hệ thống hóa hay khai thác sâu
14


hơn một nội dung kiến thức cụ thể nào đó nhằm nâng cao hiệu quả tiếp nhận cho
học sinh.
2.4.3.Tích hợp ngoài Văn:
Đây là quan điểm tích hợp mở rộng kiến thức trong bài học Ngữ văn với
các kiến thức của các bộ môn KHTN-KHXH các nghành khoa học,
nghệ thuật khác với các kiến thức đới sống mà học sinh tích lũy được từ cuộc
sống cộng đồng, qua đó làm giàu thêm vốn hiểu biết và phát triển nhân cách cho
học sinh.
Thực tế cho thấy, áp dụng hình thức này, học sinh tỏ ra rất hào hứng với nội
dung bài học, vốn kiến thức tổng hợp của học sinh được bổ sung nhẹ nhàng tự
nhiên nhưng rất hiệu quả. Mặt khác, các kiến thức liên nghành thông qua hình
thức tích hợp này còn giúp học sinh có thêm căn cứ, cơ sở để hiểu rõ hơn nội
dung, ý nghĩa của văn bản.
Ví dụ 1: Khi dạy văn bản “Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất”
(Ngữ văn 7 - Tập 2 - Trang 3) để học sinh hiểu một cách rõ ràng, cụ thể hiện
tượng ngày và đêm dài ngắn khác nhau trên trái đất qua bài 1:
“Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối ”.
Giáo viên tích hợp kiến thức qua môn Địa lí lớp 6 (Bài 9 - SGK
Trang 28): Hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa…
- Giáo viên đặt câu hỏi: Vị trí của nước ta nằm ở nửa cầu nào ? Hãy
giải thích tại sao có hiện tượng tháng 5 ngày dài đêm ngắn và tháng 10 lại ngày

ngắn đêm dài ?
- Học sinh trả lời: Vào tháng 5, nửa cầu Bắc ngả về phía mặt trời nên
nhận được nhiều ánh sáng. Vì thế mà ngày dài hơn và đêm ngắn lại.
Vào tháng 10, nửa cầu Bắc không ngả về phía mặt trời nên nhận được ít ánh
sáng. Vì thế mà ngày ngắn lại và đêm dài ra.
Ví dụ 2: Khi dạy bài: Những đứa trẻ- Ngữ văn 9 – tập 1
15


Phần khởi động:
GV giới thiệu bài bằng trò chơi: Nhìn hình đoán chữ : Máy chiếu
Gợi ý
Hình 1:– 1 danh từ chỉ người. ( trẻ em )

Hình 2: - 1 danh từ chỉ 1 thể loại truyện dân gian. ( cổ tích )

Hình 3: 1 tính từ ( cay đắng )
16


Hình 4: Tên riêng của 1 nhân vật văn học ( A-li-ô-sa )

Hình 5: 1 danh từ chỉ tên 1 nước ( 2 tiếng ) ( Nước Nga )

17


18



- GV chốt, giới
thiệu về bài: Tiết học này chúng ta được tìm hiểu một nhà văn của nước Nga, đó
là nhà văn Mac-xim Go-rơ-ki , với bút danh Cay đắng. Tác phẩm “ Những đứa
trẻ ” là một cuốn tiểu thuyết tự thuật viết về trẻ em, qua nhân vật người kể
chuyện là A-li-ô-sa, tác giả sử dụng nghệ thuật kể chuyện kết hợp giữa

19


các câu chuyện cổ tích và các câu chuyện đời thường, văn bản thể hiện giá trị
nhân văn sâu sắc…
- Mục đích phần giới thiệu bài để tạo hứng thú cho học sinh đồng thời gợi ra
cho các em những kiến thức liên môn về các môn Địa lý ( Qua việc giới thiệu về
nước Nga ) môn Âm nhạc với bài hát Cachiusa….mà các em sẽ tìm hiểu trong
bài học.
2.5. Ra đề kiểm tra đánh giá theo hướng tích hợp.
Kiểm tra là khâu đánh giá kết quả học tập của học sinh, giúp giáo viên dựa
vào kết quả dạy học mà điều chỉnh phương pháp dạy học hợp lí nhằm nâng cao
chất lượng dạy học.
Kiểm tra theo hướng tích hợp là một hướng kiểm tra hiện đại được áp dụng
trong nhà trường những năm gần đây, nhất là trong các kì thi lớn.
Đề kiểm tra luôn thể hiện xu hướng tích hợp kiểu thức theo hai kiểu hình
thức tích hợp đã nêu.Đối với môn ngữ văn, trong đề kiểm tra, người ra đề đồng
thời kiểm tra các tri thức Tiếng Việt,Văn học và Làm văn. Thâm chí, xuất phát
từ một ngữ liệu (đoạn văn, tác phẩm ngắn ),người kiểm tra đồng thời kiểm tra
kiến thức của các phan môn ( tích hợp ngang trong kiểm tra )
Trong đề kiểm tra, cần kiểm tra đơn vị kiến thức có liên quan đến nhiều đơn
vị bài học về đề tài, chủ đề, nội dung cảm hứng ( tích hợp dọc ) .
Ví dụ 1: Tích hợp ngang. Kiểm tra kiến thức ở bài cũ của phần văn bản
có kết hợp với Tiếng việt, Tập làm văn trong toàn bộ chương trình.

H: Hãy tìm các hình ảnh trong bài thơ “Viếng lăng Bác” và phân tích
tác dụng những hình ảnh đó .
Ở câu hỏi này học sinh vận dụng kiến thức về “ẩn dụ”trong Tiếng việt để trả lời .
Ví dụ 2: Tích hợp dọc.
Kết hợp kiểm tra bài cũ với giới thiệu bài mới
H: Trả lời nhanh các câu hỏi:
1/Một bài thơ nổi tiếng của bà Huyện Thanh Quan mà em đã học ở
lớp 8?
2/Tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu thơ sau ?
20


“Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy …………..”
(Ngữ văn 8)
3/ Một tên gọi khác của truyện Kiều ?
4/ Thuý Kiều có sắc đẹp như thế nào ?
5/ Nguyễn Đình Chiểu còn có tên gọi khác là?
6/ Người lợi dụng đêm tối đẩy Lục Vân Tiên xuống sông là ?
7/ Một bài thơ nổi tiếng của Phạm Tiến Duật viết về người lính
Trường Sơn là ai?

N

T

I

Ê


U

G

Đ

H

Ô

I

I

Q

U

A

Đ

E

O

N

Ô


N

G

Đ

Ô

G

I

A

G

A

N

G

Đ

O

A

N


T

R

Ư

Ơ

N

G

T

Â

N

T

H

A

N

H

Ê


N

G

N

Ư

Ơ

C

N

G

H

I

Ê

N

G

T

H


A

N

Đ

Ô

C

H

I

Ê

U

X

E

K

T

R

I


N

H

H

Â

M

H

Ô

N

G

K

I

N

H

Mỗi đáp án của câu hỏi tương ứng với hàng ngang, tìm ra đáp án của 7 câu hỏi
trên ta tìm ra hàng dọc có tên ĐỒNG CHÍ trên cơ sở đó giáo viên dẫn vào bài
mới luôn
Từ sau cách mạng tháng tám năm 1945 trong Văn học hiện đại Việt Nam

xuất hiện một đề tài mới đó là tình “ Đồng chí, đồng đội”của người chiến sĩ cách
mạng, anh bộ đội Cụ Hồ. Là một nhà thơ đầu tiên đóng góp thành công vào đề
tài này bằng một bài thơ đặc sắc mang tên “Đồng chí”- đó là Chính Hữu. Và đây
cũng chính là mục tiêu mà tiết học này muốn giới thiệu đến các em.
H: Kết hợp kiểm tra bài cũ với giới thiệu bài mới ở bài “Mây và Sóng” của
nhà thơ Tagor.
*Tổ chức trò chơi ô chữ.
CÂU HỎI:
21

H


1/ Văn bản của Et.Môn-Đô-Ami-xi viết dưới dạng một bức thư của người cha
gửi cho con, nhắc nhở về thái độ đối với mẹ.
(Ngữ văn 7)
2/ Ba tiếng đầu trong tên một bài thơ của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm được nhạc
sĩ- Huyền Dân phổ nhạc.

( Ngữ văn9 ).

3/ Tên đoạn trích trong tác phẩm “Thời thơ ấu” của nhà văn Nguyên Hồng.
( Ngữ văn9 )
4/ Văn bản viết như lời mẹ ru với những hình ảnh đẹp trong ca dao của nhà thơ
Chế Lan Viên ( Ngữ văn 9 )
5/ Văn bản nhật dụng của tác giả Lí Lan viết về cảm xúc của người mẹ trong
đêm trước ngày khai trường đầu tiên của con

K
C


H
T

U
R

M
C
O

Ô

N

G

E
H
N
C
T

T
A
G
O
R

Ô

T
L
N
Ư

I
R
O
C
Ơ

(Ngữ văn 8)

U
N
O
N

G

M

E

G

M

Ơ


R

A

Giới thiệu bài mới qua câu hỏi .
? Điểm chung của các văn bản trên là gì?
⇒ Đều viết về người mẹ, tình cảm mẹ con

Với ô chữ TAGOR – một tác giả Ấn Độ nổi tiếng với bài thơ nói về tình cảm mẹ
con- bài thơ “Mây và Sóng” tiết học hôm nay cô sẽ cùng các em đi tìm hiểu.
Ví dụ 3: Tích hợp ngoài văn:
Câu hỏi củng cố sau khi học song văn bản: Những đứa trẻ.
+ Đề: Dựa vào bài học và đoạn tư liệu về trẻ em, hãy viết 1 đoạn văn phát
biểu cảm nghĩ về tình thương yêu con người.

+ Yêu cầu: HS cần trình bày được các nội dung sau:
Trong cuộc đời Cần có 1 tấm lòng- đó là tình thương yêu, sự đồng cảm giữa
người với người

22


HS liên hệ môi trường học tập và sinh hoạt ở trường PTDT nội trú:Lòng
thương yêu của học sinh nội trú cần được thể hiện đó là sự đoàn kết, quan tâm, giúp
đỡ, chia sẻ khó khăn trong học tập cũng như trong sinh hoạt hàng ngày...

Lễ đón học sinh mới trong ngày khai giảng của Trường PTDT Nội Trú THCS và THPT Bắc Hà

23



Một tiết học được trang bị đầy đủ các phương tiện kỹ thuật hỗ trợ

Học sinh Trường PTDT Nội Trú trong buổi sinh hoạt “ Hội đồng hương ”

24


Học sinh Trường PTDT Nội Trú trong giờ sinh hoạt ngoại khóa

Học Sinh PTDT Nội Trú trong giờ đọc sách tại thư viện

25


×