Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

SKKN Một số biện pháp tác động đến học sinh và hướng dẫn học sinh học bài để nâng dần chất lượng đại trà môn Ngữ văn lớp 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (247.89 KB, 30 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP TÁC ĐỘNG ĐẾN HỌC SINH VÀ HƯỚNG DẪN
HỌC SINH HỌC BÀI ĐỂ NÂNG DẦN CHẤT LƯỢNG ĐẠI TRÀ
MÔN NGỮ VĂN LỚP 9
PHẦN I - ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong quá trình giảng dạy tôi nhận thấy bộ môn Ngữ Văn có một vị trí
quan trọng trong chương trình của cấp học Trung học cơ sở. Ngoài việc cung
cấp kiến thức của bộ môn như: kiến thức Tiếng Việt giúp học sinh biết cách sử
dụng ngôn ngữ Tiếng Việt đúng trong nói và viết, kiến thức Văn học giúp học
sinh hiểu nội dung nghệ thuật các tác phẩm văn học biết cảm nhận các giá trị từ
tác phẩm, kiến thức Tập làm văn giúp học sinh biết cách làm các kiểu loại văn
bản nghị luận, hành chính công vụ…., môn Ngữ Văn còn góp phần to lớn trong
việc giáo dục và bồi dưỡng tư tưởng tình cảm cho các em học sinh biết yêu
thương, quý trọng gia đình, thầy cô, bạn bè, có lòng yêu nước, biết hướng tới
những tư tưởng cao đẹp như lòng nhân ái, tinh thần tôn trọng lẽ phải, sự công
bằng, lòng căm ghét cái ác, cái xấu… Tuy nhiên học Văn là cả một quá trình,
không thể học dồn kiến thức mà phải cập nhật từng ngày, từng vấn đề, từng tác
phẩm, học sinh phải hiểu tác giả, nội dung cơ bản của tác phẩm, giá trị nghệ
thuật để qua đó có được sự cảm nhận về tác phẩm và học sinh phải có kĩ năng
làm được các dạng bài trong chương trình. Mỗi một bài tập làm văn thường mất
nhiều thời gian, thường viết từ một trang cho đến vài trang giấy. Chính về những
điều này mà ngày nay học sinh ngại học văn hơn các môn Khoa học tự nhiên
như Toán, Lý Hóa. Để nâng dần chất lượng môn Ngữ văn, trong đó có bộ môn
Ngữ văn lớp 9 theo tôi phải kết hợp nhiều biện pháp tác động đến học sinh. Qua
kinh nghiệm của bản thân trong quá trình dạy học, qua việc tìm hiểu thực tế ở
dạy-học môn Ngữ Văn ở trường Trung học cơ sở Nam Mỹ, tôi xin đưa ra sáng
kiến kinh nghiệm : “Một số biện pháp tác động đến học sinh và hướng dẫn học
sinh học bài để nâng dần chất lượng đại trà môn Ngữ văn lớp 9”.
PHẦN II – GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

A – CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ


Trong các môn học ở chương trình Trung học cơ sở môn Ngữ văn được
coi là một môn học cơ bản góp phần hình thành nhân cách cho học sinh và còn
giúp cho học sinh có kiến thức cơ bản để áp dụng vào trong cuộc sống. Vì vậy
giáo viên phải biết hệ thống hóa kiến thức từ cơ bản và truyền thụ cho học sinh
hiểu nội dung vấn đề của bài học. Nhưng muốn học sinh hiểu nội dung bài học
thì giáo viên phải thực sự nhiệt huyết phải có lòng yêu nghề say mê với những
kiến thức mà mình đang truyền đạt cho hoc sinh. Giáo viên phải biết vận dụng
linh hoạt các phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng học. Giáo viên phải
thường xuyên kiếm tra chấm chữa bài cho học sinh để học sinh thấy được những
cái sai mà khắc phục. Giáo viên thường xuyên có sự liện hệ với gia đình để có
sự tác động tích cực nhất đối với học sinh. Việc phối kết hợp các biện pháp tác
động đến học sinh sẽ giúp cho quá trình truyền thụ kiến thức của giáo viên tới
học sinh có kết quả cao. Nếu giáo viên chỉ là người dạy mà không quan tâm đến
sự tác động đối tượng học sinh thì kết quả học sinh sẽ không có kiến thức vì có
1
một số lượng lớn học sinh hiện nay nếu không có sự tác động của giáo viên và
gia đình thì các em sẽ không học.
Hiện nay môn Ngữ văn trong trường Trung học cơ sở nói chung và lớp 9
nói riêng, môn Ngữ văn chia làm 3 phân môn: Văn học, Tiếng Việt, Tập làm
văn. Trong thực tế giảng dạy trên lớp tôi nhận thấy đối với những học sinh cần
nâng dần chất lượng đại trà các em rất khó tiếp nhận kiến thức. Một bài giảng
văn lớp 9 thường rất dài và mất nhiều thời gian nên học sinh hay nản trí, phần
Tiếng Việt học sinh thường yếu về vốn từ vựng, phần Tập làm văn học sinh hạn
chế kĩ năng thực hành viết một đoạn hoặc bài nghị luận vì các em hạn chế kĩ
năng lập luận. Vì vậy khi dạy để nâng chất lượng đại trà môn Ngữ văn theo tôi
giáo viên phải là người tạo được hứng thú học tập ở học sinh, truyền thụ những
kiến thức đơn giản, dễ hiểu để học sinh hình thành kiến thức, tích cực cho học
sinh luyện tập để hình thành kĩ năng trong làm bài. Giáo viên phải hướng dẫn cụ
thể và nhiều lần một dạng bài để học sinh tạo được thói quen làm bài, học sinh
nhận ra được những chỗ sai và sửa để tiếp cận vấn đề tốt nhất trong khả năng

của học sinh. Sau khi hướng dẫn giáo viên phải đưa ra được những bài tập cùng
dạng để học sinh làm. Giáo viên phải tích cực kiểm tra quá trình tiếp nhận kiến
thức và hình thành kĩ năng của học sinh.
Chương trình sách giáo khoa lớp 9 hiện nay cung cấp các kiến thức cho
học sinh từ các kiến thức thực tế đời sống đến các kiến thức vận dụng vào cuộc
sống như sử dụng vốn từ, viết các loại văn bản hành chính công vụ; từ các tác
phẩm văn chương hình thành cho học sinh tình yêu cuộc sống biết viết những
bài luận ngắn hay trình bày suy nghĩ về một vấn đề văn học và đời sống hàng
ngày. Để hình thành cách tạo lập văn bản giáo viên cần có sự tích hợp trong
giảng dạy với các bộ môn như Giáo dục công dân, Lịch sử…để học sinh biết
được các vấn đề của thực tế đời sống và đưa vào văn bản ở các bài nghị luận xã
hội. Bên cạnh sách giáo khoa là các phương tiện như tranh ảnh, máy vi tính,
máy chiếu….cũng giúp học sinh tiếp cận bài học hiệu quả hơn. Với những học
sinh hạn chế trong việc học văn các em thường không cảm nhận và tiếp thu bài
nhanh như các bạn khác vì vậy khi dạy kiến thức trong sách giáo khoa giáo viên
phải vận dụng linh hoạt các thiết bị dạy học cả kênh hình lẫn kênh chữ. Các
phương tiện dạy học hiện đại như máy trình chiếu, dạy học bằng sơ đồ tư duy
luôn đem lại hiệu quả cao khi học sinh có sự hào hứng trong tiếp cận kiến thức.
Khi sử dụng sách giáo khoa giáo viên phải là người nắm rất vững toàn bộ
chương trình cả ba phân môn, nhớ tất cả các tác phẩm văn học các kiểu dạng tập
làm văn và khái quát hệ thống được toàn bộ kiến thức Tiếng Việt. Giáo viên
phải thực sự có kiến thức vững vàng và chịu khó học hỏi đồng nghiệp về
phương pháp giảng dạy cách truyền thụ cũng như cách khai thác kiến thức sao
cho có hiệu quả nhất. Về phía học sinh giáo viên phải quan tâm tìm hiểu đặc
điểm tâm lý, hoàn cảnh gia đình để có được những sự tác động phù hợp.
B – THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ
2
1. Trước hết xét về phía học sinh: Trường Trung học cơ sở Nam Mỹ là một
trường giáp thành phố Nam Định nhiều gia đình có nghề phụ như buôn nhựa,
nhôm, bán hàng buổi sáng, làm cây cảnh…Một số gia đình đi làm ăn xa để con

cho ông bà hoặc người thân trong gia đình chăm sóc. Đây chính là những
nguyên nhân dẫn đến ý thức học tập của học sinh còn hạn chế do sự quan tâm
của gia đình chưa hiệu quả. Mặt khác có một số học sinh dựa vào điều kiện kinh
tế gia đình và do gia đình có sự chiều chuộng nên các em chưa chú ý đến học tập
còn rất mải chơi. Trong công cuộc phát triển giáo dục như hiện nay khi cả nước
đang tiếp tục thực hiện cuộc vận động hai không với bốn nội dung nhằm đánh
giá đúng trình độ của học sinh thì việc học sinh lười học, không học bài là một
vấn đề yêu cầu tất cả dội ngũ giáo viên đứng lớp phải có biện pháp cụ thể để tác
động đến học sinh. Về bộ môn Ngữ văn hiện nay phần đa học sinh ngại học
Văn, hầu hết các em chỉ thích học các môn khoa học tự nhiên, số lượng học sinh
chữ viết xấu, sai lỗi chính tả, viết không đúng câu, không biết cách hành văn
diễn ra còn nhiều. Học sinh chưa định hình được phương pháp học tập hiệu quả
ở trên lớp cũng như ở nhà, không có kiến thức cơ bản dẫn đến khi áp dụng làm
bài tập cụ thể thường làm sai hoặc làm rất sơ sài qua loa đối phó.
2. Về phía giáo viên: Theo tôi hiện nay hầu hết giáo viên khi nhận lớp đều có sự
đầu tư thời gian để xây dựng kế hoạch và phương pháp dạy học cụ thể cho từng
đối tượng. Tuy vậy vẫn còn giáo viên chưa thực sự chú ý đến sự đổi mới trong
phương pháp dạy học dẫn đến kết quả học tập của học sinh và chất lượng giáo
dục của giáo viên chưa cao. Trong quá trình giảng dạy đôi khi giáo viên còn áp
đặt kiến thức cho học sinh dẫn đến không phát huy tính tích cực chủ động sáng
tạo trong quá trình tiếp thu kiến thức của học sinh. Một hạn chế của giáo viên
trong dạy học là chưa có sự phân loại đối tượng còn dạy học dàn chải nên những
học sinh yếu, trung bình thường không theo kịp các bạn nên sẽ có xu hướng ngại
học. Việc chấm trả bài của học sinh cần được tiến hành thường xuyên, nếu giáo
viên không có ý thức trong việc chấm trả sẽ không nhận ra được những hạn chế
và sự tiến bộ của học sinh. Giáo viên dạy Ngữ văn nhưng không làm công tác
chủ nhiệm lớp thường gặp khó khăn trong việc phối kết hợp với phụ huynh học
sinh, đôi khi giáo viên ngại nên không có điều kiện trao đổi cụ thể việc học tập
của học sinh với gia đình.
3. Về phía gia đình: Hiện nay vẫn còn những gia đình có hoàn cảnh khó khăn

nên không có điều kiện quan tâm đến học hành của con em; và một bộ phận phụ
huynh trình độ nhận thức còn hạn chế, nên phụ huynh chỉ quan tâm đến con cái
theo cách riêng của mình có thể là cả sự nuông chiều chứ chưa có sự chú ý thực
sự đến việc học tập của con, chưa có biện pháp theo dõi kiểm tra quá trình học
tập của con em. Nhiều gia đình quá bận mải với làm ăn nên không chú ý việc
học bài và làm bài của con mình ở nhà, không thường xuyên kiểm tra nên học
sinh đối phó với gia đình bằng cách học qua loa. Một số gia đình có điều kiện
thuê gia sư cho con học nhưng không có sự kiểm tra trình độ của người dạy con
mình nên kết quả học tập cũng không có sự tiến bộ. Với những học sinh có sức
học hạn chế môn Ngữ văn nếu gia đình không có sự quan tâm thì các em ngày
càng lười học và dẫn đến kết quả học tập sẽ rất kém.
3
4. Về phía nhà trường: Nếu như các nhà trường không có sự quan tâm trong
việc đổi mới thì chất lượng giáo dục sẽ không bao giờ có sự cải thiện. Như tôi
biết hiện nay trong tất cả các nhà trường đều đang thực hiện đổi mới phương
pháp dạy học và kiểm tra đánh giá. Trường Trung học cơ sở Nam Mỹ trong năm
học vừa qua cũng như các năm học trước luôn cố gắng tạo mọi điều kiện thuận
lợi về trang thiết bị đến cơ sở vật chất, chuyên môn nhằm tạo điều kiện tốt nhất
cho công tác giảng dạy để nâng dần chất lượng đại trà các môn học trong đó có
môn Ngữ văn. Công tác phụ đạo cho học sinh yếu, trung bình luôn được quan
tâm tiến hành đều đặn trong các tuần của năm học. Về bộ môn Ngữ văn lớp 9
nhà trường đã phân công giáo viên đứng lớp là những đồng chí có nhiều năm
kinh nghiệm thực hiện tốt đổi mới phương pháp dạy học. Vì lớp 9 là năm cuối
cấp có sự quyết định lớn đến tương lai của học sinh. Nên những giáo viên dạy
lớp 9 luôn là các đồng chí có năng lực, có tình yêu nghề mến trẻ. Chính vì điều
đó mà chất lượng bộ môn Ngữ văn có sự ổn định và tiến bộ trong các năm.
C – CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Từ thực tế giảng dạy tôi nhận thấy trước hết giáo viên phải nắm vững kiến
thức trong sách giáo khoa và chuẩn kiến thức. Như trên đã trình bày bộ môn
Ngữ văn lớp 9 chia làm 3 phân môn nhỏ là Văn học, Tiếng Việt, Tập làm văn.

Giáo viên luôn phải có chuẩn kiên thức kĩ năng có phân phối chương trình giảm
tải để khi dạy kiến thức không bị sai. Thường xuyên trau dồi chuyên môn nghiệp
vụ, nắm vững các khả năng tình huống trong quá trình dạy học có thể nảy sinh.
Chú trọng việc nắm vững những yêu cầu của việc đổi mới phương pháp dạy học
( Như chương trình sách giáo khoa, các phương pháp dạy học, các kiến thức kĩ
năng lồng ghép, tích hợp, cách kiểm tra-đánh giá theo đổi mới, công nghệ thông
tin phối hợp và đặc biệt là trong quá trình dạy học tích hợp sẽ hình thành được
kĩ năng sống và hình thành cách học cho các em học sinh ).
2. Ngay từ đầu năm học trong buổi họp phụ huynh đầu năm giáo viên phải
định hướng cho phụ huynh hiểu tầm quan trọng và ý nghĩa của bộ môn Ngữ văn
trong chương trình Trung học cơ sở và trong cuộc sống. Định hướng cho phụ
huynh và học sinh hiểu môn văn không chỉ cung cấp bồi dưỡng kiến thức, kĩ
năng (đặc biệt kĩ năng sống ) mà nó còn là một bộ môn đóng vai trò quan trọng
trong các môn Khoa học xã hội. Hơn nữa, đây là môn ảnh hưởng lớn đến kết
quả học tập cũng như thi tuyển sinh vào Trung học phổ thông ( Bộ môn Ngữ văn
hệ số 2). Giáo viên có thể không làm công tác chủ nhiệm lớp nhưng trong buổi
họp phụ huynh đầu năm cũng cần phải đến lớp để cung cấp cho phụ huynh
những phương pháp tốt trong việc quản lý học bài ở nhà của con em. Giáo viên
cần phải có số điện thoại và cung cấp số điện thoại của mình cho phụ huynh để
thường xuyên trao đổi liên lạc nắm tình hình trong xuốt cả năm học. Trong quá
trình giảng dạy cả năm học giáo viên phải thường xuyên liên lạc với gia đình để
gia đình kịp thời uốn nắn những hạn chế của học sinh. Sau mỗi bài kiểm tra định
kì hay bài kiểm tra giai đoạn giáo viên cần phải thông báo kết quả cho phụ
huynh cùng trao đổi với phụ huynh về những hạn chế trong tiếp nhận kiến thức
của học sinh để phụ huynh có biện pháp kèm cặp con em ở nhà. Thông thường
kết quả học tập của học sinh tôi thường đánh máy và gửi tận tay phụ huynh, đầu
4
năm học tôi lập bảng so sánh điểm kiểm tra giữa lớp 8 và lớp 9 để phụ huynh
nhận ra sự tiến bộ hay chưa tiến bộ của con em; trong năm học từng giao đoạn
tôi in điểm kiểm tra và so sánh với giai đoạn trước kèm theo đó là nhận xét đánh

giá mức độ tiến bộ của học sinh ( Bảng điểm giai đoạn I,II lớp 9 năm học 2013-
2014 trong phụ lục). Với những học sinh có sự tiến bộ cố gắng giáo viên thông
báo để gia đình biết và cùng giáo viên có biện pháp tác động để học sinh đạt kết
quả tốt hơn. Trong quá trình giảng dạy tôi nhận thấy dù gia đình học sinh có thể
làm ăn xa nhưng khi có sự liên lạc thường xuyên với giáo viên thì kết quả giáo
dục của học sinh vẫn ổn định và có sự tiến bộ.
3. Trong quá trình dạy học, giáo viên cần chú trọng đến dạy đúng trọng tâm
chuẩn kiến thức kĩ năng, dạy phù hợp đặc trưng bộ môn và đối tượng. Đặc biệt
là chú trọng đổi mới phương pháp dạy học, chú ý hình thành cách học ý thức tự
học cho học sinh. Muốn làm được như vậy thì người giáo viên cần phải thực
hiện một số giải pháp cụ thể sau:
3.1.Trước hết một giáo viên khi được phân công dạy một lớp phải tìm
hiểu năng lực và điều kiện hoàn cảnh, tâm tư tình cảm của học sinh lớp mình
trực tiếp giảng dạy. Một số giáo viên nghĩ chỉ cần lo dạy cho tốt còn việc tìm
hiểu tình hình gia đình học sinh là việc của giáo viên chủ nhiệm, theo tôi đây là
suy nghĩ chưa đúng.
- Vì đây sẽ phải là việc đầu tiên mà mỗi người giáo viên trong quá trình
dạy học muốn công tác giáo dục có kết quả. Ngay từ đầu năm học giáo viên phải
nắm bắt được khả năng học tập của các em có thể thông qua nhiều kênh thông
tin: Như kết quả học tập năm trước, bài kiểm tra khảo sát đầu năm, thông tin từ
giáo viên dạy năm trước hoặc thông qua bạn bè cùng lớp của học sinh. Đây là
một việc làm rất quan trọng, bởi thông qua việc nắm bắt năng lực của học sinh
mà giáo viên có thể thực hiện tốt phương pháp dạy học của mình, cũng vì điều
này giáo viên có thể dạy học phù hợp với từng đối tượng . Trong nhiều năm dạy
lớp 9 bản thân tôi đã thực hiện điều này và nhận thấy kết quả thu lại rất tốt. Như
trong năm học 2012-2013 và 2013-2014 trong lớp tôi dạy có những học sinh sau
khi khảo sát đầu năm và thông qua tìm hiều từ giáo viên dạy năm trước, tôi đã
nắm rõ từng đối tượng học sinh. Bước đầu kiểm tra và hiểu được những kiến
thức học sinh đã có và những kiến thức học sinh còn hạn chế. Trong năm học
2012-2013 ngay sau khi nhận lớp và khảo sát lớp có 23 học sinh trong đó điểm

khá, giỏi là: 5/23 = 21.74%, điểm trung bình là 10/23 = 43.48%, điểm dưới
trung bình là: 8/23 = 34.78%. Còn trong năm học 2013-2014 sau khi tiến hành
khảo sát đầu năm tôi đã có số liệu cả lớp không có học sinh nào đạt điểm từ 6
trở lên: 15 học sinh có điểm dưới trung bình, 16 đạt điểm 5. Như vậy tỷ lệ học
sinh dưới trung bình là : 48.39% đây là một tỷ lệ cao. Ngay sau khi nhận kết quả
khảo sát tôi đã phân tích chất lượng đầu năm bộ môn lớp mình giảng dạy nhận
xét cụ thể về kiến thức kĩ năng từng học sinh và xây dựng kế hoạch giảng dạy
tác động đến ý thức học tập của học sinh.
- Trong quá trình tìm hiểu phân tích chất lượng của học sinh tôi còn nắm
bắt điều kiện hoàn cảnh tâm lí của học sinh tìm hiểu được tâm tư tình cảm,
nguyện vọng của các em từ đó mà gần gũi động viên khuyến khích các em học
tập tốt hơn. Việc nắm bắt hoàn cảnh của học sinh cũng bằng nhiều cách khác
5
nhau: như xem sổ điểm, học bạ năm học trước, hay qua thông tin bạn bè học
sinh, phụ huynh hoặc thông qua sự sẻ chia gần gũi trong nói chuyện tâm tình với
các em Trong năm học 2012-2013 qua tìm hiểu tôi nhận thấy học sinh Trần
Văn Thắng là học sinh có nhận thức nhưng học sinh này hầu như không bao giờ
làm bài tập về nhà, sau khi trao đổi trò chuyện và xuống gia đình tôi đã nắm
được tình hình thực tế gia đình em Thắng. Qua cuộc trò chuyện học sinh Thắng
đã dần thay đổi và rồi từ học sinh lực học yếu môn Ngữ văn học sinh Thắng đã
tiến bộ vươn lên Trung bình và Khá em thi vào Trần Văn Bảo với điểm văn là
7.25. Còn trong năm học 2013-2014 có học sinh Trần Quang Vinh lực học môn
Ngữ văn không tốt sau khi tìm hiểu tâm tư và qua trao đổi với gia đình tôi đã có
phương pháp tác động đến học sinh và kết thúc năm học điểm tổng kết bộ môn
Ngữ văn của học sinh Vinh là 6.3 đây là kết quả tiến bộ rất nhiều so với năm
học trước khi em Vinh tổng kết môn Ngữ văn chỉ có 5.2
- Sau khi nắm bắt được các thông tin trình độ năng lực và ý thức học tập
của học sinh giáo viên cần phân loại đối tượng để tổ chức dạy học và hướng dẫn
hiệu quả hơn. Trong năm học 2012-2013 tôi đã chia lớp thành 2 nhóm để có
phương pháp tác động cụ thể. Với nhóm học sinh khá giỏi gồm 5 em tôi phân

công em Phạm Thị Hường làm nhóm trưởng và thường xuyên tôi cung cấp tài
liệu cho nhóm để làm các dạng bài tập nâng cao, mỗi tuần tôi dạy thêm cho
nhóm 1 buổi bổ trợ các bài tập khó; nhóm thứ 2 là 10 học sinh trung bình và 8
học sinh dưới trung bình tôi chỉ cung cấp các kiến thức trọng tâm cơ bản và đưa
nhiều bài tập cơ bản cho học sinh làm, tích cực chấm chữa để học sinh phát hiện
ra những chỗ còn sai và sửa. Sau 1 năm dạy học theo phân hóa đối tượng tôi
nhận thấy kết quả rất tốt những học sinh trong nhóm trung bình và dưới trung
bình điểm thi có sự thay đổi rõ rệt, đặc biệt điểm thi vào THPT thấp nhất là
điểm 5.75 và cao nhất là 7.0. Trong năm học 2013-2014 tôi cũng thực hiện như
năm học 2012-2013 tôi cũng dạy học theo phân loại đối tượng, chính nhờ sự
phân loại ngay từ đầu năm mà kết quả bộ môn Ngữ văn lớp tôi trực tiếp giảng
dạy kết quả các giai đoạn thi đều đạt và vượt mức trung bình của huyện và vượt
chỉ tiêu nhà trường giao từ đầu năm học.
3.2.Trong quá trình giảng dạy tôi luôn hướng dẫn học sinh rất kĩ cách đọc
sách giáo khoa, phương pháp trả lời các câu hỏi trong phần đọc hiểu hay trả lời
các câu hỏi trong phần bài tập Tiếng Việt và tập làm văn. Với những học sinh
sức học trung bình để vươn lên khá ở các câu hỏi trong phần đọc hiểu tôi thường
yêu cầu học sinh trả lời theo ý sau đó với những câu hỏi yêu cầu viết đoạn hoặc
bài, tôi hướng dẫn cụ thể cách viết trước rồi mới yêu cầu học sinh làm. Còn với
những học sinh khá tôi không chỉ yêu cầu trả lời theo các câu hỏi trong sách
giáo khoa mà tôi còn yêu cầu học sinh viết đoạn hoặc bài với những câu hỏi yêu
cầu có sự lập luận. Tôi cũng hướng dẫn học sinh cách chọn sách tài liệu tham
khảo vì hiện nay sách tham khảo bán quá nhiều và có cả những quyển sách
không có chất lượng. Những cuốn sách bài văn mẫu tôi chỉ định hướng học sinh
mua một quyển tham khảo thường là của nhà xuất bản Giáo dục. Còn lại tôi yêu
cầu học sinh phải có vở bài tập để làm theo sự hướng dẫn.
Việc chuẩn bị bài trước khi đến lớp là một khâu rất quan trọng trong quá
trình tiếp thu kiến thức của học sinh. Ngay trong buổi học đầu tiên của lớp 9 tôi
6
đã hướng dẫn học sinh cách học bài ở nhà. Với phần Tiếng Việt tôi thường yêu

cầu học sinh đọc trước bài trong sách giáo khoa và sau khi giáo viên dạy trên
lớp tôi cùng học sinh chữa một số bài trong sách giáo khoa và yêu cầu học sinh
học thuộc ghi nhớ, làm các bài tập còn lại; mỗi bài học Tiếng Việt tôi đều cung
cấp thêm một số bài tập cơ bản yêu cầu học sinh về nhà làm. Với phần Tập làm
văn tôi cũng làm như Tiếng Việt, tuy vậy tôi có sự thay đổi về cách học ở nhà đó
là tôi thường yêu cầu học sinh phát triển ý thành từng đoạn văn sau đó mới làm
hoàn chỉnh cả bài. Vì học sinh cần nâng dần chất lượng nên tôi yêu cầu học sinh
không quá cao chỉ cần học sinh học và làm tốt các câu hỏi trong sách giáo khoa.
Với phần Văn học tôi yêu cầu học sinh đọc kĩ nội dung tác phẩm và phải soạn
bài trước khi đến lớp trả lời tất cả các câu hỏi trong phần đọc hiểu văn bản, học
sinh phải thuộc thơ, biết tóm tắt tác phẩm, nhớ về tác giả và những nội dung
nghệ thuật cơ bản trong phần ghi nhớ; đây là những kiến thức cơ bản nhất trong
sách giáo khoa mà học sinh phải nhớ để có thể vận dụng trong quá trình làm
văn. Sau mỗi buổi học bài mới phần luyện tập tôi thường yêu cầu học sinh vận
dụng kiến thức đã học để giải quyết các câu hỏi trong sách giáo khoa và ngay
trong buổi học thêm gần nhát tôi đều kiểm tra chấm chữa bài cho học sinh để
các em nhận ra cái mà mình đã làm được và những hạn chế cần khắc phục. Tôi
thường yêu cầu học sinh phải xây dựng thời gian biểu học bài ở nhà để phân đều
thời gian cho các bộ môn.
3.3. Một khâu quan trọng khác trong việc nâng dần chất lượng đại trà là
việc soạn bài của giáo viên. Từ thực tế giảng dạy tôi nhận thấy khâu soạn trước
khi lên lớp của giáo viên rất quan trọng, nếu giáo viên có sự đầu tư về thời gian
để soạn một giáo án có chất lượng ( Cả giáo án dạy chính khóa và giáo án dạy
thêm) thì khi lên lớp giáo viên luôn làm chủ giờ dạy của mình. Một giáo án có
chất lượng khi giáo viên phải định hình được khung thời gian cho 45 phút giờ
dạy gắn cụ thể với từng vấn đề mà giáo viên muốn truyền đạt cho học sinh. Xây
dựng hệ thống câu hỏi có sự gợi mở từ dễ đến khó để học sinh có thể tìm hiểu
khai thác nội dung bài học. Trong giáo án cần chú trọng câu hỏi mang tính phân
loại: Với học sinh yếu kém thì dạng câu hỏi dễ hơn, cần có câu hỏi gợi mở phù
hợp vừa sức các em, với đối tượng khá giỏi thì cần có những câu hỏi mang tình

tư duy, động não sáng tạo; việc đặt câu hỏi cũng cần tính toán tránh bỏ sót đối
tượng. Giáo viên cần xây dựng phương pháp dạy học phù hợp với từng phân
môn, cần tích hợp các phương pháp trong một giờ dạy. Sử dụng hiệu quả đồ
dùng dạy học. Trong một số tiết học tôi có sử dụng vi tính và trình chiếu tôi thấy
học sinh rất hào hướng tiếp thu kiến thức. Sau mỗi bài dạy trong phần rút kinh
nghiệm ở cuối giáo án đôi khi giáo viên chưa thực sự chú ý, nhưng sau mỗi bài
dạy tôi luôn ghi lại những gì mình đã làm được ở tiết dạy và còn lại những kiến
thức nào chưa dạy được tôi ghi lại cụ thể để có biện pháp dạy hết phần kiến thức
trong tiết học sau. Trong phần giáo án dạy phụ đạo tôi có sự phân loại đối tượng
rõ, trong một tuần có 2 buổi phụ đạo một buổi cho nhóm 1 là những học sinh
khá giỏi, một buổi cho nhóm 2 là những học sinh trung bình và dưới trung bình.
Giáo án dạy học nhóm 1 tôi luôn đưa ra các bài tập nâng cao vì các em này kiến
thức cơ bản đã nắm chắc, thông thường tôi cung cấp dạng bài theo chuyên đề,
hướng dẫn học sinh cách làm và yêu cầu học sinh làm bài và tôi chấm chữa. Còn
7
trong giáo án dạy nhóm 2 tôi luôn kiểm tra những kiến thức cơ bản nhất từ ghi
nhớ đến nội dung của mỗi bài học theo từng tuần: Phần Tiếng Việt tôi kiểm tra
kĩ phần ghi nhớ và yêu cầu học sinh làm lại các bài tập trong sách giáo khoa, tôi
còn cung cấp thêm một số bài tập bên ngoài nhưng đều là những bài tập đơn
giản để học sinh hình thành kĩ năng làm bài. Với những học sinh làm đi làm lại
vẫn sai tôi phải uốn nắn cụ thể, chỉ ra cái sai sau đó yêu cầu học sinh tự làm lại
các bài tôi đã chữa. Phần văn học trong giáo án soạn tôi luôn hướng đến ôn tập
củng cố kiến thức đã học trong giảng văn và kiểm tra phần nhớ kiến thức của
học sinh. Trong mỗi giáo án tôi luôn có phần hướng dẫn lại nội dung nghệ thuật
của bài sau đó mới kiếm tra từng phần nội dung của bài đã học. Phần Tập làm
văn là khó nhất với học sinh trung bình yếu vì các em rất hạn chế kĩ năng, trong
giáo án tôi xác định rõ việc hướng dẫn học sinh cách làm từng phần từng đoạn,
cách viết đoạn văn theo các cách, cách trình bày đoạn văn trong một văn bản,
cách xây dựng một văn bản hoàn chỉnh. ( Giáo án dạy phụ đạo 1 bài học trong
phần phụ lục)

3.4. Quá trình dạy học trên lớp giáo viên phải có sự vận dụng tốt nghiệp
vụ sư phạm, vận dụng linh hoạt, không cứng nhắc, tạo hứng thú, chú trọng sức
tác động của mỗi bài học vào chiều sâu tâm hồn của học sinh. Muốn làm được
điều này phải vận dụng linh hoạt các phương pháp mới vào dạy học như tạo một
giờ học mở, dạy học theo nhóm, dạy học theo mô hình, dạy học nêu và giải
quyết vấn đề, thuyết trình hoặc đóng vai Trong quá trình thực hiện cần chú
trọng khai thác khả năng tư duy độc lập sáng tạo của học sinh, chú trọng vai trò
trung tâm ngườì học; giáo viên luôn luôn phải là người hướng dẫn, định hướng
để học sinh tự tìm kiếm, lĩnh hội kiến thức. Trong mỗi giờ học giáo viên cần tạo
không khí nhẹ nhàng cho giờ học. Trong quá trình giảng dạy trên lớp tôi nhận
thấy đôi khi mình có sự nóng nẩy khi kiểm tra bài mà học sinh không học thì tiết
học đó thường nặng nề. Nhưng sau đó tôi thay đổi phương pháp nhận xét nhẹ
nhàng hơn thì hiệu quả giờ học cũng tốt hơn.
Trong khi giảng dạy bài mới trên lớp tôi luôn chú ý các bước lên lớp từ ổn
định tổ chức, kiểm tra bài cũ, dẫn dắt vào bài mới, giảng dạy bài mới, hướng dẫn
luyện tập, củng cố dặn dò. Vì trường Trung học cơ sở Nam Mỹ số lượng học
sinh mỗi lớp không nhiều chỉ khoảng 31 em học sinh, nên mỗi buổi dạy tôi đều
có thể hỏi và kiểm tra được nhiều học sinh ở các mức độ khác nhau. Sau khi
kiểm tra tôi đều đánh dấu vào phần kiến thức mà học sinh đã nhớ và chỗ học
sinh còn quên. Với những học sinh quên kiến thức hoặc không thực sự tập trung
tôi thường hỏi nhiều trong giờ dạy để yêu cầu học sinh phải để tâm đến bài học.
Để hướng dẫn học sinh cách học bài và làm bài thì ngay khi dạy trên lớp
giáo viên phải rất chú ý dạy sâu kiến thức và chú ý đặc trưng thể loại:
- Phân môn Tiếng Việt lớp 9 là sự khái quát toàn bộ kiến thức Tiếng Việt
của toàn bộ chương trình Trung học cơ sở. Giáo viên không chỉ dạy bài mới mà
trong các tiết ôn tập củng cố phải khái quát kiến thức rõ ràng dễ hiểu cho học
sinh. Khi dạy một bài mới trên lớp tôi thường dạy theo phương pháp quy nạp có
nghĩa là từ ví dụ khái quát đẫn đến kết luận vấn đề. Hệ thống các ví dụ trong
sách giáo khoa được tôi sử dụng triệt để bên cạnh đó tôi sưu tầm các bài tập
Tiếng Việt khác từ chính các tác phẩm văn học trong sách giáo khoa để học sinh

8
làm bài. Tôi thường yêu cầu học sinh nắm vững kiến thức trong phần ghi nhớ
ngay tại lớp và học sinh vận dụng làm bài ở lớp. Những kiểu dạng bài khó tôi
hướng dẫn học sinh làm và đưa ra bài tập tương tự để học sinh về nhà làm. Ví dụ
khi dạy bài “Khởi ngữ” sau khi cho học sinh tìm hiểu các ví dụ trong sách giáo
khoa tôi rút ra kết luận trong phần ghi nhớ. Tất cả các ví dụ trong sách giáo khoa
tôi đều giảng rất kĩ cho học sinh, tôi phân tích từng dấu hiệu nhận biết. Tôi dành
5 phút cho học sinh nhẩm lại phần ghi nhớ rồi tôi tiếp tục cho học sinh làm các
bài tập còn lại trong sách giáo khoa, yêu cầu một số học sinh lên bảng làm và tôi
chữa luôn bài tập để học sinh nhận ra những chỗ đúng, sai trong bài làm của
mình. Phần bài tập về nhà tôi thường yêu cầu học sinh làm lại các bài tôi đã
chữa ở trên lớp bên cạnh đó tôi còn cung cấp thêm một số bài tập để học sinh
làm. Tất cả các bài tập tôi sẽ kiểm tra hoặc yêu cầu các bộ lớp kiểm tra.
- Khi dạy Văn bản trước mỗi bài dạy tôi đều kiểm tra sự chuẩn bị bài ở
nhà của học sinh. Nếu là học tác phẩm truyện tôi yêu càu học sinh đọc tóm tắt,
nếu là thơ tôi yêu càu học sinh đọc thuộc thơ. Sau đó tôi yêu cầu học sinh tìm
hiểu kiến thức trong phần chú thích sao để hiểu đôi nét về tác giả, tác phẩm, hiểu
hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm. Vì khi học sinh có hiểu về phong cách sáng
tác về cuộc đời của tác giả thì mới có sự hiểu tốt về văn bản của tác giả. Ví dụ
khi dạy bài thơ “Đồng chí” phần giới thiệu tác giả tác phẩm tôi đặt ra các câu
hỏi như: Dựa vào sách giáo khoa em hãy trình bày đôi nét về tiểu sử sự nghiệp
của tác giả Chính Hữu? Hãy nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ? Nhưng câu hỏi này
thường đã có trong sách nên học sinh dễ dàng trả lời và có thể nhớ được. Trong
phần phân tích giảng văn tôi luôn thực hiện theo giáo án đã soạn, tôi chia tách
văn bản ra thành từng phần kiến thức với các luận điểm cụ thể, sử dụng các đẫn
chứng từ văn bản cùng lý lẽ phân tích để học sinh hiểu bài. Hệ thống câu hỏi đặt
ra thường ngắn gọn dễ hiểu. Sau mỗi bài học tôi yêu cầu học sinh làm bài tạp về
nhà thông thường là viết những đoạn văn theo đề bài tôi đưa ra, tôi hướng dẫn
cụ thể cho học sinh để các em có phương pháp học bài và làm bài về nhà.
- Khi dạy Tập làm văn ở những bài học về lý thuyết tôi thường dạy kĩ

dạng bài để học sinh hình thành phương pháp làm bài như: Thuyết minh, nghị
luận tư tưởng đạo lý, nghị luận xã hội, nghị luận nhân vật văn học, nghị luận tác
phẩm thơ……Sau khi học sinh đã có những hiểu biết ban đầu về kiểu loại, tôi
cùng học sinh đọc một vài bài làm hay và cùng học sinh lập dàn ý của bài văn
đó. Khi đã lập được dàn ý từng phần tôi đưa ra những đoạn bài viết hay đọc để
học sinh tham khảo và hướng dẫn cụ thể cách viết từng đoạn cho học sinh. Vì
những học sinh có sức học trung bình và dưới trung bình môn văn nên tôi
thường làm mẫu cho học sinh một số dạng bài từ các bước mở bài, thân bài phần
trình bày các vấn đề, các luận điểm đến kết bài. Mỗi dạng bài tôi chỉ làm mẫu
cho 2 đến 3 bài và yêu cầu học sinh tự làm lại. Trong phần bài tập giao về nhà ở
những buổi đầu tiên của năm học tôi yêu cầu học sinh viết đúng theo đoạn văn
diễn dịch, quy nạp, tổng-phân-hợp…còn trong năm học ở các dạng tập làm văn
tôi yêu cầu học sinh viết từng phần từ mở, thân, kết. Khi học sinh đã quen với
các thể loại tôi cung cấp đề và yêu cầu viết thành bài văn. Ví dụ khi dạy xong
dạng bài nghị luận nhân vật văn học tôi cung cấp đề bài cho học sinh : “Phân
tích nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm chuyện người con gái Nam Xương của
9
Nguyễn Dữ”. Tôi hướng dẫn học sinh cách tìm hiểu đề, xác định yêu cầu của đề
bài hỏi những nội dung gì, sau đó tôi cùng học sinh lập dàn ý cho đề bài từ phần
mở bài, thân bài cho đến kết bài.
*Mở bài:
Giới thiệu sơ lược về tác giả Nguyễn Dữ, tác phẩm “Chuyện người
con gái Nam Xương: Nguyễn Dữ là tác giả nổi tiếng ở thế kỷ XVI,
học rộng, tài cao nhưng chỉ làm quan một năm rồi sống ẩn dật như
nhiều trí thức đương thời. “Chuyện người con gái Nam Xương” có
nguồn gốc từ một truyện dân gian, là một trong số 20 truyện của
“Truyền kỳ mạn lục” – một kiệt tác văn chương cổ, từng được ca
ngợi là “thiên cổ kỳ bút”. Vũ Nương là nhân vật chính của truyện.
Đây là một người phụ nữ có nhan sắc, có đức hạnh nhưng phải chịu
một số phận bi thảm.

*Thân
bài:
1. Số phận oan nghiệt của Vũ Nương
- Tình duyên ngang trái.
- Mòn mỏi đợi chờ, vất vả gian lao.
- Cái chết thương tâm.
- Nỗi oan cách trở.
2. Vẻ đẹp của Vũ Nương.
- Ngay từ đầu đã được giới thiệu “tính đã thùy mị nết na, lại thêm
tư dung tốt đẹp”. Đây là một người con gái đẹp người đẹp nết.
- Là người vợ đảm đang, biết giữ gìn khuôn phép, một lòng một dạ
chung thủy với chồng (thể hiện trong những cư xử khéo léo để gia
đình không lâm vào cảnh thất hòa, dù người chống có tính đa nghi;
trong lời dặn dò ân tình, đằm thắm khi tiễn chồng đi lính; chung
thủy chờ chồng “cách biệt ba năm giữ gìn một tiết”).
- Là một người mẹ hiền, dâu thảo: vừa một mình nuôi dạy con thơ
vừa làm tròn phận sự của một nàng dâu (chăm sóc, thuốc thang khi
mẹ chồng đau ốm, ma chay chu tất khi bà qua đời) (Dẫn chứng,
phân tích)
- Người phụ nữ lý tưởng trong xã hội phong kiến.
3. Đánh giá:
-Qua nhân vật Vũ Nương, Nguyễn Dữ cất lên tiếng nói thông cảm,
bênh vực người phụ nữ đồng thời phản ánh, tố cáo xã hội phong
kiến bất công, vô nhân đạo.
- Liên hệ so sánh với những tác phẩm viết về nỗi bất hạnh của
người phụ nữ và ca ngợi vẻ đẹp của họ.
*Kết bài - Vũ Nương là người phụ nữ mang vẻ đẹp mẫu mực của người phụ
nữ dưới xã hội phong kiến. Lẽ ra nàng phải được hưởng hạnh phúc
trọn vẹn nhưng lại phải chết oan uổng, đau đớn. Phẩm chất và số
phận bi thảm của nàng gợi phẩm chất tốt đẹp và số phận bi thảm

của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa
- Qua nhân vật Vũ Nương, Nguyễn Dữ cất lên tiếng nói thông cảm,
bênh vực người phụ nữ đồng thời phản ánh, tố cáo xã hội phong
10
kiến bất công, vô nhân đạo.
-Tác phẩm là một áng văn hay, thành công về nghệ thuật dựng
truyện, miêu tả nhân vật, kết hợp tự sự với trữ tình
Khi học sinh đã biết cách làm dàn ý, tôi yêu cầu học sinh viết phần mở bài
và kết bài trên lớp . Nếu còn thời gian tôi yêu cầu học sinh viết từng đoạn phần
thân bài. Tôi yêu cầu học sinh về nhà hoàn chỉnh thành một bài làm và nộp lại
vào buổi học gần nhất.
- Trước mỗi buổi dạy tôi đều kiểm tra việc học bài và làm bài về nhà của
học sinh. Khi dạy trên lớp cả phần văn bản, Tiếng Việt, Tập làm văn tôi đều
giảng kĩ các bài học. Trong mỗi phần kiến thức và cuối mỗi bài tôi đều sử dụng
sơ đồ tư duy để khái quát lại kiến thức học sinh cần phải nắm vững của bài học.
Yêu cầu cụ thẻ việc học bài và làm bài về nhà của học sinh.
3.5. Trong phân phối chương trình Ngữ văn lớp 9 mỗi học kì có 6 tiết
kiểm tra định kì vì vậy việc kiểm tra đánh giá học sinh cần thực hiện kịp thời
sau mỗi bài kiểm tra. Trong mỗi tiết kiểm tra 45 phút hoặc 90 phút tôi đều soạn
rất cẩn thận hệ thống các câu hỏi theo ma trận có các câu hỏi dễ và khó để phân
loại học sinh, xác lập ở các cấp độ tư duy khác nhau ( như nhận biết, thông hiểu,
vận dụng thấp hay cao, phân tích, sáng tạo ) tùy vào đối tượng để có đánh giá
phù hợp và đảm bảo tính toàn diện và công bằng. Trước mỗi tiết kiểm tra trong
mỗi buổi học phụ đạo tại trường tôi thường ôn rất kĩ tất cả các kiến thức học
sinh đã được học. Sau mỗi bài kiểm tra tôi chấm chữa kịp thời và làm ngay phân
tích chất lượng để nắm tình hình học tập của học sinh. Trong mỗi bài kiểm tra
tôi nhận xét cụ thể vào bài làm của học sinh từng vấn đề từ cách trình bày, chính
tả, cách hành văn đến những vấn đề mà học sinh còn làm sai. Trong tiết trả bài
trên lớp tôi đọc lại những bài tốt và những bài mắc nhiều lỡi sai giống nhau, yêu
cầu học sinh sửa. Với những học sinh làm bài chưa tốt tôi thường yêu cầu học

sinh làm lại những câu mà giáo viên đã chữa và tôi chấm lại. Hầu như tất cả các
bài học sinh làm lại đều đáp ứng yêu cầu và rất ít em bị mắc lỗi ở lần sau. Tuy
vậy cũng có trường hợp học sinh sau khi giáo viên đã chữa bài nhưng vẫn không
hiểu và không vận dụng được. Những trường hợp này tôi thường dành một
khoảng thời gian nhất định trong các buổi phụ đạo để hướng dẫn lại kiến thức,
cách làm. Với những học sinh có sự tiến bộ tôi thường động viên khen ngợi
trước lớp. Qua mỗi lần kiểm tra đánh giá cần xem xét sự tiến bộ của các em, trân
trọng sự tiến bộ đó dù là rất nhỏ. Đặc biệt, chú trọng việc động viên khích lệ qua
mỗi lần các em được kiểm tra đánh giá.
Sau mỗi bài kiểm tra theo phân phối chương trình hay kiểm tra giai đoạn
khi nhận kết quả chấm chéo theo miền, huyện tôi tiến hành phân tích chất lượng
cụ thể từng học sinh ( Bảng theo dõi và phân tích chất lượng, 1 bài phân tích
chất lượng trong bản phụ lục), trả bài cho học sinh để học sinh tự đối chiếu với
đáp án tôi cung cấp. Với những học sinh còn làm sai kiến thưc kĩ năng tôi yêu
cầu làm lại các bài sai, tôi hướng dẫn lại cẩn thận để học sinh có cách làm đúng.
Và không mắc phải những sai lầm tương tự ở các bài kiểm tra tới. Trong sổ
chấm trả tôi nhận xét cụ thể từng nhóm đối tượng học sinh theo dõi sự tiến bộ
của các em. Tôi phân tích những kiến thức học sinh đã đạt được và những kiến
11
thức mà học sinh vẫn còn làm sai để đưa ra hướng khắc phục. Sau khi có kết quả
kiểm tra ở lớp hay kiểm tra giai đoạn với những học sinh chậm tiển bộ tôi
thường liên lạc với gia đình để gia đình nắm bắt tình hình hiện tại của con em.

4. Công tác phụ đạo học sinh yếu kém để nâng dần chất lượng đại trà cũng là
một phần rất quan trọng
Để nâng dần chất lượng đại trà môn Ngữ văn trong công tác phụ đạo học
sinh yếu kém thì ngay từ đầu năm học giáo viên phải xây dựng được kế hoạch
phụ đạo cụ thể theo giai đoạn, từng tháng; phải chỉ rõ được nội dung kiến thức
mà giáo viên cần truyền thụ cho học sinh và học sinh sẽ tiếp nhận kiến thức đó.
Sau đó dựa vào kế hoạch phụ đạo giáo viên xây dựng giáo án cụ thể chi tiết từng

buổi dạy có sự phối hợp ba phân môn Văn, Tiếng Việt, tập làm văn. Đối với
những học sinh hạn chế trong môn Ngữ văn các em thường không có phương
pháp học bài ở nhà hiệu quả vì vậy giáo viên trong mỗi buổi phụ đạo cần cung
cấp cụ thể chính xác các kiến thức trọng tâm của chương trình. Hướng dẫn, yêu
cầu các em ghi nhớ các kiến thức; thông thường sau khi dạy bài mới chính khóa
trên lớp trong các buổi phụ đạo tôi thường kiểm tra phần kiến thức mà học sinh
đã được học : Đối với phân môn Tiếng Việt tôi luôn yêu cầu học sinh phải thuộc
ghi nhớ trong sách giáo khoa chính vì vậy tôi thường kiểm tra kĩ phần kiến thức
này sau đó đưa ra các bài tập dễ hướng dẫn học sinh làm và yêu cầu học sinh tự
làm. Với những học sinh quá yếu không thể làm được bài, tôi thường hướng dẫn
lại hai hoặc ba lần để học sinh hình thành kĩ năng làm bài. Đối với phân môn
Văn học trong các buổi phụ đạo tôi luôn kiểm tra phần nắm vững kiến thức phân
tích giảng văn, học sinh phải trình bày được cách hiểu về nội dung và nghệ thuật
cảu tác phẩm, các kiến thức đó tôi thường không yêu cầu cao chỉ cần học sinh
hiểu kiến thức cơ bản của bài. Trong quá trình giảng dạy cũng có những học
sinh không chịu học bài về nhà nên không trình bày được vì vậy với những học
sinh này tôi nhắc nhở yêu cầu viết bản kiểm điểm thông báo gia đình. Sau khi
thông báo gia đình tôi nhận thấy hầu hết học sinh đều có sự thay đổi; tuy vậy
cũng có một vài gia đình không quan tâm con cái, phó mặc con cái cho nhà
trường thì kết quả không thay đổi. Với những học sinh lười học trong mỗi buổi
phụ đạo tôi thường giành thời gian khoảng 30 phút hướng dẫn lại kiến thức cơ
bản nhất của bài sau đó cho học sinh tự ngồi học lại và tôi kiểm tra.
Trong mỗi buổi phụ đạo tôi thường dạy học theo chuyên đề, ví dụ chuyên
đề Tiếng Việt : Từ loại trong Tiếng Việt; chuyên đề Văn học như : Hình ảnh
người lính trong văn học cách mạng, chuyên đề Tập làm văn như : Phân tích
nhân vật văn học. Thông thường khi dạy phụ đạo tôi tích hợp hai hoặc ba phân
môn. Ví dụ khi dạy văn bản : “ Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn
Dữ trước hết tôi củng cố kiến thức về nhân vật cho học sinh hiểu sâu nội dung
bài. Tôi thường dành một khoảng thời gian để hỏi lại học sinh về kiến thức
giảng văn, nhắc lại đặc điểm nhân vật như những vẻ đẹp của Vũ Nương, những

nỗi bất hạnh của Vũ Nương. Sau đó tôi giảng lại kiến thức để học sinh hiểu cụ
thể hơn, tôi kiểm tra lại việc học bài của học sinh qua một số câu hỏi trong phần
đọc hiểu văn bản. Tôi không kiểm tra toàn bộ nội dung của bài mình đã dạy mà
tôi kiểm tra theo phần kiến thức như : Em hãy trình bày hình ảnh nhân vật Vũ
12
Nương trước khi lấy chồng được tác giả giới thiệu như thế nào?, hình ảnh Vũ
Nương sau khi lấy chồng hiện lên như thế nào? Với các câu hỏi ngắn xoay
quanh nội dung bài đã học nên học sinh trả lời câu hỏi rất nhanh. Sau khi kiểm
tra kiến thức học bài của học sinh tôi thường yêu cầu học sinh viết lại phần kiến
thức trong một đoạn văn theo cách hiểu của mình trong thời gian khoảng 15 đến
25 phút. Yêu cầu 1 số học sinh đọc bài viết và tôi sửa cụ thể từng bài. Theo tôi
nghĩ khi hướng dẫn học sinh viết từng đoạn ngắn sẽ hình thành ở học sinh kĩ
năng xây dựng đoạn và đặc biệt học sinh có lực học hạn chế môn văn nếu yêu
cầu các em viết luôn thành một bài văn hầu như các em đều không viết được.
Khi học sinh đã có kĩ năng viết đoạn văn tôi hướng dẫn học sinh cách viết mở
bài thường là theo cách trực tiếp, cách viết phần đánh giá và kết bài. Cách
hướng dẫn này thường mất nhiều thời gian nhưng thu lại kết quả tốt vì học sinh
không chỉ nội dung nghệ thuật của tác phẩm mà còn biết vận dụng kiến thức vào
làm bài tập làm văn nghị luận nhân vật văn học. Khi đã hướng dẫn cẩn thận một
vài buổi đầu thì học sinh sẽ có kĩ năng làm bài, học bài hiệu quả. Phần tiếp theo
thường là cuối buổi học tôi cung cấp dàn ý đại cương cho học sinh để các em về
nhà hoàn chỉnh thành một bài làm. Tôi yêu cầu học sinh làm và nộp bài vào
ngày hôm sau, tôi chấm và trả bài vào một buổi phụ đạo gần nhất.
Với dạng bài nghị luận tư tưởng đạo lý và đời sống xã hội học sinh rất
khó tư duy vì vốn sống của các em rất hạn chế nên các vấn đề mới hoặc có tính
thời sự học sinh viết không tốt như : vấn đề an toàn giao thông, ô nhiễm môi
trường, tệ nạn xã hội, trò chơi điện tử……Để làm được dạng bài này ngoài việc
cung cấp và yêu cầu học sinh phải nhớ nắm vững phương pháp làm bài thì trong
các buổi dạy tôi phải cung cấp thêm cho học sinh tìm hiểu các vấn đề học sinh
sẽ viết thông qua các câu chuyện trong chương trình môn giáo dục công dân hay

thông qua bản tin thời sự để học sinh cập nhật và có được những sự nhìn nhận
đánh giá vấn đề một cách đúng đắn. Thông thường khi dạy học sinh dạng bài
này nếu giáo viên nóng vội yêu cầu học sinh phải hiểu và phải vận dụng làm tốt
luôn thì rất khó mà giáo viên phải từ từ có khi mất 5 đến 6 buổi học sinh mới
hình thành kĩ năng làm bài nhưng nội dung chưa chắc đã sâu sắc. Để có tài liệu
tham khảo cho học sinh đọc và vận dụng tôi thường sử dụng tài liệu của nhà
xuất bản Giáo dục và tải một số bài viết hay trên mạng cho học sinh đọc và có
thể vận dụng.
Với phần Tiếng Việt trong mỗi buổi phụ đạo tôi thường kiểm tra kĩ phần
lý thuyết xem học sinh có học đúng khái niệm không. Nếu học sinh chưa nhớ tôi
giảng lại và yêu cầu học sinh thuộc khái niệm. Vì có hiểu đúng kiến thức phần
Tiếng Việt mới có thể làm bài đúng được. Các câu hỏi tôi thường lồng ghép
cùng Văn học và Tập làm văn. Tôi lấy ngay những câu đoạn trong các tác phẩm
văn học yêu cầu học sinh làm bài tập. Tôi đánh máy các bài tập Tiếng Việt từ dễ
đến khó và phát cho học sinh yêu cầu photo để làm bài. Tôi thương yêu càu học
sinh lên bảng làm bài để các bạn nhận xét bài làm. Chính việc chữa bài như thế
này học sinh dể nhận ra được cái sai, cái đúng qua đó tự sửa chữa. Mỗi buổi phụ
đạo tôi lồng ghép có thể là Văn-Tiếng Việt, Tiếng Việt-Tập làm văn để học sinh
không có sự nhàm chán trong tiếp cận kiến thức.
13
Tóm lại, nâng cao chất lượng đại trà môn Ngữ văn cũng như các môn học
khác là cả một quá trình thực hiện bền bỉ lâu dài không thể nóng vội, phải thực
hiện cả từ hai phía giáo viên và học sinh. Trong đó người giáo viên đóng vai trò
quan trọng chủ động đưa kiến thức đến với học sinh , tìm ra cách dạy học hiệu
quả nhằm lôi cuốn người học vào quá trình dạy học. Với việc làm này đòi hỏi
giáo viên phải thực hiện tốt tất cả các khâu: Từ tìm hiểu đối tượng, phân loại đối
tượng, soạn bài giảng, tổ chức dạy học đến kiểm tra đánh giá, đúc rút kinh
nghiệm và bồi dưỡng, phụ đạo. Giáo viên luôn phải chủ động và kết hợp tốt các
biện pháp để tác động đến học sinh có hiệu quả nhất. Dạy văn là rèn người, nên
giáo viên phải có sự uốn nắn học sinh từ nét chữ đến kiến thức môn học. Hình

thành ở học sinh niềm đam mê yêu thích với văn chương, có sự hứng thú khi
tiếp cận tác phẩm văn học. Có được như thế thì chất lượng môn Ngữ văn mới
được nâng lên.
D – HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
Theo tôi khi giáo viên có sự quan tâm, có phương pháp giảng dạy, tác
động cụ thể vào từng học sinh; giáo viên hướng dẫn học sinh cách học từng
dạng bài thì kết quả mang lại là rất khả quan. Qua hai năm áp dụng sáng kiến
kinh nghiệm này tại trường Trung học cơ sở nam Mỹ tôi thấy chất lượng giảng
dạy bộ môn Ngữ văn lớp 9 do tôi trực tiếp đứng lớp đã có những tiến bộ rõ rệt.
Trong năm học 2012 – 2013 lớp 9B tôi dạy có 23 học sinh khi khảo sát
đầu năm có 43.48% học sinh điểm Trung bình, 34.78% học sinh điểm dưới
trung bình; kết thúc học kì I số học sinh dưới trung bình không còn, số học sinh
trung bình vươn lên khá là 3 học sinh. Kết thúc học kì II có 4 học sinh tổng kết
điểm loại Giỏi chiếm 17.39%, loại Khá có 13 học sinh chiếm 56.52%, loại trung
bình 6 học sinh chiếm 26.08%. Tỷ lệ thi vào THPT đạt kết quả như sau: 23 học
sinh đăng kí dự thi thì 21 học sinh đỗ, 2 học sinh trượt; điểm trung bình cộng
của 23 học sinh là 7.1 điểm, trong đó không có điểm dưới 5, có 20 điểm từ 6.5
và có 1 học sinh thi đỗ vào Trung học chuyên Lê Hồng Phong môn Ngữ Văn.
Trong năm học 2013 – 2014 lớp 9A tôi đứng lớp có 31 học sinh khi khảo
sát đầu năm có 48.39% điểm dưới Trung bình, có 51.61% điểm trên Trung bình;
hầu hết điểm dưới trung bình là điểm 3; 4 khiến tôi rất lo lắng. Tuy vậy khi áp
dụng các phương pháp nêu trên kết quả đã có sự tiến bộ rõ rệt kết thúc học kì I
số học sinh dưới trung bình chỉ còn 6/31=19.35%, số học sinh vươn lên trung
bình là 21/31=67.74%, số học sinh Trung bình vươn lên khá là 4/31=12.90%.
Kết thúc học kì II số học sinh dưới Trung bình là 2/31=6.45%, số học sinh
Trung bình là 23/31=74.19%, số học sinh vươn lên khá là 6/31=19.35%. Tỷ
trọng giao chất lượng đầu năm học cho tôi là 7.53% tỷ trọng “
(%Khá+Giỏi)*2+%Trung Bình/3 ” Kết thúc học kì I chất lượng của tôi là
44.75% tỷ trọng, kết thúc học kì II là 43.0% tỷ trọng.
14

PHẦN III - KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
A-KẾT LUẬN:
Qua quá trình áp dụng sáng kiến trong công tác giảng dạy tại trường
Trung học cơ sở nam Mỹ năm học 2012-2013, 2013-2014 tôi nhận thấy học sinh
có sự hào hứng trong học tập và kết quả học tập có sự tiến bộ rõ rệt hơn so với
năm học 2011-2012. Khi giáo viên xây dựng được các biện pháp tác động đến
đối tượng học sinh và hướng dẫn việc học bài và làm bài ở nhà của các em thì
chất lượng bộ môn Ngữ văn nói chung và bộ môn Ngữ văn lớp 9 nói riêng sẽ có
sự chuyển biến.
B-KIẾN NGHỊ:
- Trước hết phụ huynh phải có sự quan tâm hơn tới học tập của con em.
Vì trong quá trình giáo dục gia đình có một vai trò vô cùng quan trọng. Phụ
huynh phải thường xuyên có sự liên hệ với giáo viên để nắm bắt kịp thời những
hạn chế của con em để có biện pháp tác động kịp thời. Việc phối kết hợp gia
đình nhà trường là móc xích chặt chẽ để quá trình giáo dục đạt kết quả tốt.
- Đối với các nhà trường tiếp tục đổi mới trong kiểm tra đánh giá để phản
ánh đúng thực trạng học tập của học sinh và để thúc đẩy sự phát triển của giáo
dục.
Trên đây là những kinh nghiệm của bản thân tôi được đúc rút từ chính
thực tế dạy học và được thực hiện từ năm học 2012-2013 và triển khai rút kinh
nghiệm trong năm học 2013-2014. Vì là sáng kiến kinh nghiệm của cá nhân nên
còn nhiều hạn chế, thiếu xót rất mong sự đóng ghóp ý kiến của hội đồng khoa
học nhà trường, của nghành và của các đồng nghiệp. Tôi xin chân trọng cảm ơn.
TÁC GIẢ
(Ký và ghi rõ họ tên)
TRƯỜNG THCS NAM MỸ
(Xác nhận, đánh giá, xếp loại)










15






(Ký tên, đóng dấu)
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN NAM TRỰC
(Xác nhận, đánh giá, xếp loại)


















16


(Ký tên, đóng dấu)
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Duy Bình (1983), Dạy văn dạy cái hay cái đẹp, NXBGD.
2. Phan Trọng Luận (1996), Phương pháp dạy học văn, NXBĐHQG .
3. Hồ Ngọc Đại (1983), Tâm lý học dạy học. NXBGD.
4. Trần Thanh Đạm chủ biên (1971), Vấn đề giảng dạy tác phẩm văn học
theo loại thể. NXBGD.
5. Phạm Văn Đồng (1983), Dạy văn là quá trình rèn luyện toàn diện (Giữ
gìn sự trong sáng của tiếng Việt), NXBGD.

17
PHỤ LỤC KÈM THEO ĐỀ TÀI
PHỤ LỤC 1
BẢNG ĐIỂM KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CÁC MÔN NGỮ VĂN 9B
Năm học 2012-2013
ST
T
Họ tên KS
Nhận xét
kiến thức
kĩ năng
KTĐK
H

KI
Nhận xét
kiến thức
kĩ năng thái
KTĐK
1 2 3 4 5 6 1 2 3 4 5 6
1
NGUYỄN THỊ MAI
ANH
6 Ngoan
ngoãn
7 7 8 7 7 7 7 Ngoan
ngoãn
7 8 7 7 8 7 8
2
TRIỆU QUANG
TRUNG DŨNG
4 Chữ xấu 6 6 7 5 6 6 6 Chữ xấu 6 6 5 4 7 6 7
3
ĐÀO DUY HIỂN
6 Lười học 6 7 8 7 7 7 7 Có tiến bộ 7 6 7 7 8 7 7
4
PHẠM THỊ THU
HUẾ
8 Chăm chỉ 7 7 7 8 7 7 7 Chăm chỉ 7 8 7 8 7 7 8
5
NGUYỄN THỊ LAN
HƯƠNG
6 Chữ xấu 7 7 8 6 7 7 7 Chữ xấu 8 6 7 7 8 6 8
6

PHẠM THỊ
HƯỜNG
8 Tốt 8 8 9 9 8 8 8 Tốt 9 8 8 8 8 8 8
7
NGUYỄN THUỲ
LINH
4.5 Yếu kĩ
năng
7 7 8 7 6 7 7 Tiến bộ 6 7 6 6 7 7 8
8
TRỊNH QUANG
LONG
4.5 Chữ xấu 6 6 7 6 6 7 6 Chữ xấu 7 7 5 6 7 7 6
9
VŨ VIẾT LONG
6 Chữ xấu 6 6 7 6 7 8 7 Chữ xấu 7 7 6 7 8 7 8
10
ĐẶNG THỊ MAI
6 Kĩ năng
không tốt
7 7 7 7 7 8 8 Tiến bộ rõ
rệt
8 8 7 7 8 8 10
11
HOÀNG THU
PHƯƠNG
8 Tốt 7 8 9 9 8 8 8 Tốt 8 8 8 8 8 7 9
12
TRỊNH THU
PHƯƠNG

6 Lười 6 6 6 6 6 6 6 Lười 6 5 6 4 8 7 7
13
TRẦN THUÝ
QUỲNH
4.7
5
Chậm 7 7 8 7 8 7 7 Có sự tiến
bộ
8 7 7 7 8 7 8
14
NGUYỄN ĐỨC
THÀNH
8 Tốt 8 7 8 7 7 7 7 Tốt 7 7 8 7 7 7 8
15
ĐÀO NGỌC
THÀNH
6 Lười học 7 7 8 8 8 8 8 Vẫn còn
mải chơi
8 8 8 8 8 7 9
16
NGUYỄN THỊ
THẢO
4 Lười học 7 6 7 6 7 7 7 Lười học 7 7 7 7 8 8 8
17
TRẦN VĂN
THẮNG
4 Lười học 6 5 7 6 7 6 6 Lười học 7 6 6 7 7 7 7
18
NGUYỄN ĐỨC
THỌ

6 Chữ xấu 6 6 7 6 6 6 6 Chữ xấu 6 5 5 4 7 6 6
18
19
ĐỖ THU THUỶ
8 Tốt 7 6 7 7 6 7 6 Đi xuống 6 6 6 6 7 7 8
20
NGUYỄN ĐĂNG
HẢI TOÀN
4.5 Yếu kĩ
năng
6 6 7 7 7 7 6 Yếu kĩ
năng
6 6 6 7 7 7 7
21
LÊ THỊ HUYỀN
TRANG
6 Chưa chăm 4 5 6 6 6 6 6 Chưa chăm 6 7 7 6 5 6 6
22
TRẦN THỊ NGỌC
TRANG
6 Chưa chăm 7 7 8 6 7 7 6 Chưa chăm 8 7 6 6 6 7 7
23
LÊ QUANG
TRƯỜNG
4.5 Lười học 6 7 7 6 7 7 6 Lười học 6 7 7 7 7 7 7
BẢNG ĐIỂM KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CÁC MÔN NGỮ VĂN 9A
Năm học 2013-2014
ST
T
Họ tên KS

Nhận xét
kiến thức
kĩ năng
KTĐK
H
KI
Nhận xét
kiến thức
kĩ năng thái
KTĐK
1 2 3 4 5 6 1 2 3 4 5 6
1
Trịnh Tiến Đạt
4 Yếu, chữ
xấu
6 5 5 5 5 6 6 Có tiến bộ 6 3 7 5 4 6 7
2 Bùi Văn Điền 3.5 Yếu 3 2 4 5 5 6 5.5 Lười học 5 5 5 4 5 6 5
3 Trần Phát Đô 5 Yếu 5 6 5 5 5 6 6 Tiến bộ 6 4 5 5 6 6 6
4 Đào Thị Minh
Hảo
4.5 Yếu 6 4 6 5 5 5 4.5 Lười học 5 5 5 4 3 6 6
5
Nguyễn Văn Huấn
4 Trung
bình
6 4 5 5 5 4 4 Lười học 5 5 4 5 5 5 6
6 Đào Trần Quang
Huy
5 Yếu 5 3 4 3 4 5 5 Lười học 3 5 6 4 7 6 8
7 Tạ Thu Huyền 4 Lười học 6 5 6 5 5 7 6 Chăm chỉ 6 6 7 6 6 6 5

8 Đào Quang Hữu 5 Yếu 5 5 5 5 5 5 5 Lười học 6 5 5 5 4 5 6
9 Nguyễn Phi Lâm 5 Yếu 6 4 4 4 5 5 Lười học 5 6 6 5 4 6 5
10 Hoàng Bùi Khánh
Linh
5 Lười học 7 5 7 7 7 6 5.5 Tốt 8 5 8 8 9 8 6
11 Nguyễn Mạnh
Hoàng Linh
5 Yếu 2 1 2 4 5 4 3.5 Yếu, rất
lười
1 3 2 2 5 3 4
12 Trần Thị Linh 4.5 Yếu 6 5 7 6 5 5 5 Lười học 2 6 5 5 5 6 6
13
Triệu Thị Loan
5 Yếu 7 6 7 6 5 6 5.5 Chưa
chăm
5 7 6 5 5 7 7
14 Đào Thị Xuân
Mai
4.5 Lười học 6 7 7 6 5 7 6.5 Lười học 4 2 6 5 1 4 6
15 Trịnh Tuyết Mai 5 Lười học 7 5 6 6 5 6 6 Lười 3 5 5 6 5 6 6
16 Triệu Đức Mạnh 4 Lười học 5 5 6 5 6 6 6 Lười học 6 5 5 6 4 5 6
17 Trịnh Văn Nam 4.5 Lười học 6 6 6 5 5 7 6.5 Chủ quan 6 6 5 6 6 7 7
18 Trần Thị Hồng
Ngọc
5 Yếu 6 5 6 5 5 5 5 Lười học 5 4 5 7 5 6 7
19 Nguyễn Trọng
Nhân
5 Yếu 2 1 5 4 4 4 4 Yếu, kĩ
năng kém
2 3 3 3 4 5 4

20 Đỗ Văn Phong 5 Yếu 5 5 5 4 4 5 5 Lười 4 3 5 5 5 8 6
21 Đoàn Thị Phượng 5 Yếu 6 4 7 6 5 6 6 Chủ quan 5 6 5 5 4 5 6
22 Nguyễn Thị
Phượng
5.5 Trung
bình
6 7 8 8 7 7 7.5 Rất tiến bộ 8 8 7 8 6 8 8
23 Nguyễn Tấn
Thành
4 Trung
bình
5 6 5 6 5 5 6 Chăm chỉ 6 6 5 6 5 6 7
24 Phạm Quang Thọ 4.5 Lười học 5 4 6 5 5 5 4.5 Rất lười 5 6 4 5 4 8 6
19
25 Trẩn Thị Thơm 4 Lười học 6 6 7 6 5 7 4.5 Lười 5 4 6 6 5 8 5
26 Nguyễn Thị Vân
Thư
4 Lười học 6 7 7 7 6 7 6.5 Chăm chỉ 6 6 7 7 6 8 7
27 Trần Minh Tiến 3.5 Lười học 5 5 6 5 5 6 6.5 Chủ quan 6 3 7 5 5 7 6
28 Trịnh Duy Tuấn 4 Lười học 6 4 5 4 5 4 6 Lười 5 4 5 5 6 7 6
29 Trần Thị Hải Vân 5 Yếu 7 5 7 5 5 7 4 Lười học 5 6 6 6 4 5 6
30 Nguyễn Thái Việt 5 Yếu 6 5 6 6 5 5 6.5 Chăm chỉ 6 7 6 6 6 8 8
31 Đoàn Quang Vinh 5 Lười học 6 7 5 6 6 6 5 Chăm chỉ 7 6 7 5 5 7 6
PHỤ LỤC 2
BẢNG ĐIỂM KIỂM TRA CÁC GIAI ĐOẠN LỚP 9A
TỪ LỚP 8 ĐẾN GĐI LỚP 9
BỘ MÔN NGỮ VĂN
S
T
Họ và tên

Điểm thi các giai đoạn
lớp 8
Điểm thi
GĐ I lớp
9
GĐ I GĐII GĐIII GĐIV
1
TRỊNH TIẾN ĐẠT
2 6 5.5 2 5.5
Lười học , chủ quan
2
BÙI VĂN ĐIỀN
3.5 5 3.5 3.5 5.5
Rất lười học
3
TRẦN PHÁT ĐÔ
6 6.0 4.5 3.5 6.5
Đã có tiến bộ
4
ĐÀO THỊ MINH HẢO
3.5 3.5 3.5 1 5.5
Lười học , chủ quan
5
NGUYỄN VĂN HUẤN
4 4.5 3.5 3 6
Có sự tiến bộ
6
ĐÀO VĂN HUY
0 3.5 3.5 2 4.5
Rất lười học

7
TẠ THU HUYỀN
6 4.5 6.5 3.5 6.5
Có tiến bộ
8
ĐÀO VĂN HỮU
5.5 2.5 4 2 3
Lười học, chủ quan
9
NGUYỄN PHI LÂM
4 3.5 3 3.5 5
Chưa thực sự cố gắng
10
HOÀNG BÙI KHÁNH
LINH
3.5 5 3 5 7
Có tiến bộ rõ rệt
11
NGUYỄN MẠNH HOÀNG
LINH
2 1.5 4 0.5 2.5
Vô cùng lười học
12
TRẦN THỊ LINH
5.5 5 4 2.5 4.5
Lười học, mải chơi
13
TRIỆU THỊ LOAN
6 4 2.5 3 6
Có cố gắng

14
ĐÀO THỊ XUÂN MAI
6.5 5 3.5 2 7
Vẫn còn mải chơi
15
TRỊNH TUYẾT MAI
6.5 4.5 5 2.5 6
Lười học
16
TRIỆU ĐỨC MẠNH
3.5 3.5 3.5 4 6
Đã cố gắng
17
TRỊNH VĂN NAM
4 5 4.5 3.5 7
Có cố gắng
18
TRẦN THỊ HỒNG NGỌC
3 4 3.5 3.5 6
Rất mải chơi, chưa chú ý học tập
19
NGUYỄN TRỌNG NHÂN
1 1 2.5 3 4
Ý thức học không tốt
20
ĐỖ VĂN PHONG
3.5 2 5 3.5 5.5
Lười học
21
ĐOÀN THỊ PHƯỢNG

5 4 5 3 7
Rất tiến bộ
22
NGUYỄN THỊ PHƯỢNG
7.5 6 7 5.5 8
Có cố gắng
23
ĐOÀN QUANG VINH
5 4 5.0 4.0 6.5
Có cố gắng
24
NGUYỄN TẤN THÀNH
5 4 5.5 5.5 6
Có cố gắng
25
PHẠM QUANG THỌ
2 4 3 3 5
Đã có tiến bộ
26
TRẦN THỊ THƠM
4.5 3.5 3.5 5.5 6
Vẫn còn lười học
20
27
NGUYỄN THỊ VÂN THƯ
5 4.5 5 3.5 7.5
Có tiến bộ
28
TRẦN MINH TIẾN
5 5 5.5 3 7

Có tiến bộ nhưng rất chủ quan
29
TRỊNH DUY TUẤN
3 4 5 1 5
Lười học
30
TRẦN THỊ HẢI VÂN
4 3.5 5 3 4.5
Lười học, chủ quan
31
NGUYỄN THÁI VIỆT
2 2 5 3 5
Đã có tiến bộ
Nam Mỹ, ngày 15 tháng 11 năm 2013
Xác nhận của phụ huynh Giáo viên
BẢNG ĐIỂM KIỂM TRA CÁC GIAI ĐOẠN I, II LỚP 9A
BỘ MÔN NGỮ VĂN
21
Nam Mỹ, ngày 18 tháng 12 năm 2013
PHỤ LỤC 3
22
ST
T
Họ và tên GĐ
I

II
Nhận xét của giáo viên
1
TRỊNH TIẾN ĐẠT

5.5 6
Bước đầu đã chăm chỉ nhưng vẫn còn hời hợt, chữ viết rất xấu. Ngồi
trong lớp vẫn chưa thực sự tập trung chú ý bài giảng. Bài tập về nhà
vẫn còn làm đối phó.
2
BÙI VĂN ĐIỀN
5.5 5.5
Rất lười học. Không chú ý học bài trên lớp và cả về nhà. Chữ viết vô
cùng xấu, không có ý thức rèn luyện chữ viết.
3
TRẦN PHÁT ĐÔ
6.5 6 Đã có tiến bộ, tuy vậy chữ viết xấu, học ở nhà vẫn còn lười
4
ĐÀO THỊ MINH HẢO
5.5 4.5
Lười học , chủ quan, không chú ý học bài và làm bài ở nhà cũng như ở
trên lớp. Bài tập làm vẫn còn đối phó chưa có ý thức tự giác học tập.
5
NGUYỄN VĂN HUẤN
6 4 Chưa chăm chỉ, sức học yếu .
6
ĐÀO VĂN HUY
4.5 5
Rất lười học, học tập còn đối phó chưa thực sự lo lắng cho việc học.
Nếu tập chung học tập kết quả học tập sẽ tốt hơn.
7
TẠ THU HUYỀN
6.5 6
Có tiến bộ tuy vậy rất mải chơi. Trong lớp không chú ý thường xuyên
ngồi gấp đồ chơi. Bài về nhà chưa làm thực sự vẫn còn đối phó.

8
ĐÀO VĂN HỮU
3 5
Bước đầu đã có cố gắng tuy vậy vẫn còn rất chủ quan. Chưa tự giác
trong học tập. Học ở nhà còn rất lười.
9
NGUYỄN PHI LÂM
5 Chưa thực sự cố gắng. Sức học yếu
10
HOÀNG BÙI KHÁNH LINH
7 5.5 Chủ quan, chưa có tư duy trong học tập.
11
NGUYỄN MẠNH HOÀNG
LINH
2.5 3.5
Vô cùng lười học, gia đình chưa quan tâm trong việc học bài ở nhà.
12
TRẦN THỊ LINH
4.5 5 Lười học, mải chơi. Đối phó trong học bài và làm bài
13
TRIỆU THỊ LOAN
6 5.5
Chưa thực sự cố gắng trong học bài và làm bài. Việc học bài ở nhà vẫn
còn rất lười chưa tự giác học tập.
14
ĐÀO THỊ XUÂN MAI
7 6.5
Lười học, mải chơi. Chưa thật thà trong học tập, hay thiếu bài và ngủ
gật trong lớp. Học bài ở nhà rất đối phó.
15

TRỊNH TUYẾT MAI
6 5.5 Chưa chú ý thực sự cho học tập
16
TRIỆU ĐỨC MẠNH
6 6 Đã cố gắng tuy vậy chữ viết rất xấu.
17
TRỊNH VĂN NAM
7 6.5
Có cố gắng tuy vật rất chủ quan, chữ viết rất xấu. Học bài ở nhà vẫn
còn lười
18
TRẦN THỊ HỒNG NGỌC
6 5
Rất mải chơi, chưa chú ý học tập. Trong lớp chưa thực sự chú ý vẫn
còn hiện tượng nói chuyện riêng.
19
NGUYỄN TRỌNG NHÂN
4 4 Ý thức học không tốt, rất kém
20
ĐỖ VĂN PHONG
5.5 5
Lười học, mải chơi chưa chú ý thực sự tới việc học bài và làm bài về
nhà. Ngồi học trên lớp chưa tập trung.
21
ĐOÀN THỊ PHƯỢNG
7 6 So với lớp 8 đã có tiến bộ nhưng rất chủ quan
22
NGUYỄN THỊ PHƯỢNG
8 7 Có cố gắng sức học ổn định.
23

ĐOÀN QUANG VINH
6.5 6 Có cố gắng tuy vậy chữ viết xấu, học bài và làm bài ở nhà còn lười
24
NGUYỄN TẤN THÀNH
6 4.5 Lười học bài ở nhà, tư duy trong học tập hạn chế.
25
PHẠM QUANG THỌ
5 4.5
Không có ý thức tự giác học tập, chữ viết rất xấu, không thực sự cố
gắng. Học tập đối phó, chủ quan. Không tự giác học tập.
26
TRẦN THỊ THƠM
6 6.5 Vẫn còn lười học.
27
NGUYỄN THỊ VÂN THƯ
7.5 6.5
Có tiến bộ nhưng không chắn chắn, vẫn còn chủ quan, học ở nhà chưa
chăm chỉ.
28
TRẦN MINH TIẾN
7 6
Có tiến bộ nhưng rất chủ quan nhiều lần bài về nhà chưa học hết, trong
lớp chưa thực sự chú ý học tập vẫn còn nói chuyệ riêng. Nhiều giờ học
có hiện tượng không tập trung.
29
TRỊNH DUY TUẤN
5 4
Lười học, không thực sự chú ý đến học tập. Bài tập về nhà hầu như
không hoàn thành. Chỉ học bài khi thầy giáo yêu cầu.
30

TRẦN THỊ HẢI VÂN
4.5 6.5
Bước đầu đã có tiến bộ, tuy vậy rất chủ quan. Học tập chưa thực chất,
trong lớp vẫn còn hiện tượng nói chuyện riêng.
31
NGUYỄN THÁI VIỆT
5 5 Đã có tiến bộ nhưng không có sức bật rõ rệt trong học tập.
BÀI KIỂM TRA KHẢO SÁT ĐẦU NĂM VÀ BÀI KIỂM TRA SỐ 1
A.Đề bài kiểm tra .
ĐỀ THI KHẢO SÁT ĐẦU NĂM LỚP 9
Môn: Ngữ văn
Năm học 2013 – 2014
Câu 1. (2đ).
Đặt câu với các từ tượng thanh, tượng hình sau: Hô hố, tích tắc,
khúc khuỷu, lạch bạch.
Câu 2: (2đ)
Hãy chỉ ra lỗi sai trong câu sau và sửa lại cho đúng:
“ Lão Hạc, Nguyễn Công Hoan và Ngô Tất Tố đã giúp chúng ta hiểu sâu
sắc thân phận của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám 1945”
Câu 3. (2đ)Nối một nội dung ở cột A với một nội dung phù hợp ở cột B.
Tác giả Văn bản.
1. Ngô Tất Tố. A.Sống chết mặc bay.
2.Thanh Tịnh. B. Trong lòng mẹ.
3. Nguyên Hồng . C.Tức nớc vỡ bờ.
4. Phạm Duy Tốn. D. Tôi đi học.
Câu 4. ( 4đ).
Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về cái chết của Lão Hạc qua
văn bản “Lão Hạc” đã học trong chương trình Ngữ Văn lớp 8.
B.Đáp án và hướng dẫn chấm.
Câu 1 (2 điểm)

Ví dụ :
- Cả bọn cùng cười hô hố hết sức vô duyên.
- Tiếng tích tắc của đồng hồ càng về đêm nghe càng rõ.
- Đường từ nhà đến trường em nhiều đoạn quanh co, khúc khuỷu.
- Con vịt bầu đi lạch bạch dưới bờ ao.
Câu 2 (2 điểm)
- Lão Hạc là tên tác phẩm, Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố là tên tác giả,
không cùng phạm trù là sai. 1đ
- Cách sửa: Sửa Lão Hạc thành Nam Cao, hoặc thay Nguyễn Công Hoan
bằng Bước đường cùng và Ngô Tất Tố bằng Tắt đèn. 1đ
Câu 3 (2 điểm)
1 - C. 2 - D.
3 - B. 4 - A.
Câu 4. (4 điểm).
* Giới thiệu vắn tắt về cái chết của lão Hạc trong đoạn trích. 0.5đ
* Nêu rõ nguyên nhân, ý nghĩa cái chết của Lão Hạc. 3đ
+ Cuộc sống nghèo khổ, túng quẫn ( Muốn sống phải tha hóa, biến chất
giống Binh Tư).
23
+ Muốn giữ được nhân cách lão phải tìm cái chết, lão chết bằng bả chó: Một
cái chết vật vã, đau đớn, nhưng chết nhanh.
+ Lão chọn cách chết đó vì muốn tự trừng phạt mình (Lão đã chót lừa một
con chó) và lão muốn để lại cuộc sống tốt đẹp cho con.
* Khái quát cái chết của lão Hạc là đáng thương đồng thời tố cáo xã hội
đương thời đẩy người nông dân vào bước đường cùng. 0.5đ
C. Kết quả
Bảng thống kê số lượng và phần trăm
Điểm Giỏi Điểm Khá Điểm TB Điểm Yếu Điểm Kém
SL % SL % SL % SL % SL %
0 0 0 0 16 51.61 15 48.39 0 0

Họ tên những học sinh:
- Điểm TB: Đô, Huy, Hữu, Lâm, Linh, Hoàng Linh, Loan, Mai, Ngọc, Nhân,
Phong, Phượng, Phượng, Vân, Vinh, Việt.
- Điểm Yếu: Đạt, Điền, Hảo, Huấn , Huyền, Linh, Xuân Mai, Mạnh, Nam,
Thành, Thọ, Thơm, Thư, Tiến, Tuấn
D .Nhận xét kết quả
1.Ưu điểm:
a/ Kiến thức: Các kiến thức cơ bản trong đề bài; Ghi rõ tên của học sinh điển
hình
Nhìn chung rất ít học sinh có kiến thức cơ bản chỉ có một số có kiến thức như
học sinh Phượng, Vân, Vinh
b/ Kĩ năng: Các kĩ năng cơ bản trong đề; Ghi rõ tên của học sinh điển hình
Hầu hết học sinh không có kĩ năng làm bài chỉ có một số ít có kĩ năng như học
sinh Hoàng Linh,Vinh.
* Chỉ ra tên những học sinh có nhiều chuyển biến và tiến bộ: Hoàng Linh, Vinh
2 Nhược điểm
a/Kiến thức:Các kiến thức cơ bản trong đề; Ghi rõ tên của học sinh
- Học sinh quên nhiều kiến thức cơ bản lớp 8
b/Kĩ năng: Các kĩ năng cơ bản trong đề; Ghi rõ tên của học sinh
- Kĩ năng phân tích đề hạn chế
* Chỉ ra tên những học sinh chưa chuyển biến và chưa tiến bộ: Huy, Lâm,
Nguyễn Linh, Trần Linh
3. Những nguyên nhân chính
- Về giáo viên
- Về học sinh: Học sinh rất lười học bài và làm bài về nhà. Không chịu ôn tập
kiến thức trong hè.
- Nguyên nhân khác
E. Rút kinh nghiệm và phương hướng trong bài kiểm tra tới hoặc giai đoạn
tới
1. Rút kinh nghiệm

24
a.Về đề bài; đáp án; biểu điểm;coi và chấm bài.
b. Về nội dung, phương pháp, phương tiện giảng dạy của giáo viên.
Tích cực hơn trong kiểm tra bài tập về nhà của học sinh. Thường xuyên kiểm tra
ý thức học bài của học sinh.
2.Phương hướng đối với từng nhóm học sinh cụ thể.(Ghi rõ tên học sinh ;chỉ rõ
các biện pháp tác động tương ứng)
- Đối với những học sinh TB: Cần thường xuyên đưa nhiều dạng bài tập và kiểm
tra sát sao hơn để yêu cầu học sinh tích cực trong học tập. Yêu cầu học sinh làm
tất cả các bài tập trong sách giáo khoa.
- Đối với học sinh Yếu, Kém cần đưa nhiều dạng bài tập cơ bản để học sinh hình
thành kĩ năng nhận diện đề và có phương pháp làm bài hiệu quả hơn. Yêu cầu
học và nhớ các kiến thức trong sách giáo khoa.
BÀI KIỂM TRA SỐ 1
A.Đề bài kiểm tra .
Thuyết minh cây lúa
B.Đáp án và hướng dẫn chấm.
I. Mở bài: 1.0đ
- Từ bao đời nay, cây lúa đã gắn bó và là một phần không thể thiếc của con
người Việt Nam
- Cây lúa đồng thời cũng trở thành tên gọi của một nền văn minh – nền văn minh
lúa nước.
II. Thân bài: 8.0đ
1. Khái quát:
- Cây lúa là cây trồng quan trọng nhất thuộc nhóm ngũ cốc.
- Là cây lương thực chính của người dân Việt Nam nói chung và của Châu Á nói
riêng.
2. Chi tiết:
a. Đặc điểm, hình dạng, kích thước:
- Lúa là cây có một lá mầm, rễ chùm.

- Lá bao quanh thân, có phiến dài và mỏng.
- Có 2 vụ lúa: chiêm, mùa.
b. Cách trồng lúa: phải trải qua nhiều giai đoạn:
- Từ hạt thóc nảy mầm thành cây mạ.
- Rồi nhổ cây mạ cấy xuống ruộng
- Ruộng phải cày bừa, làm đất, bón phân.
- Ruộng phải sâm sấp nước.
- Khi lúa đẻ nhánh thành từng bụi phải làm có, bón phân, diệt sâu bọ.
- Người nông dân cắt lúa về tuốt hạt, phơi khô, xay xát thành hạt gạo…
c. Vai trò của cây lúa và hạt gạo:
- Vấn đề chính của trồng cây lúa là cho hạt lúa, hạt gạo.
- Có nhiều loại gạo: gạo tẻ, gạo nếp (dùng làm bánh chưng, bánh dày)…
+ Gạo nếp dùng làm bánh chưng, bánh dày hay đồ các loại xôi.
25

×