Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

SKKN cách lập sơ đồ tư duy nhằm làm tăng hiệu quả ôn tập tốt nghiệp môn ngữ văn cho học sinh 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (400 KB, 20 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LÀO CAI

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài: “Cách lập sơ đồ tư duy nhằm làm tăng hiệu quả ôn tập tốt
nghiệp môn Ngữ văn cho học sinh khối 12 trường THPT số 2 Bảo Yên”

Họ và tên tác giả: Hoàng Thị Mỹ Hạnh
Chức vụ: Giáo viên
Tổ chuyên môn: Văn – Sử
Đơn vị công tác: Trường THPT số 2 Bảo Yên

Năm học 2013 – 2014

1


PHẦN MỘT: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Từ xưa đến nay, môn Văn luôn giữ một vai trò quan trong trong mọi nhà
trường; là môn chủ đạo trong rất nhiều kì thi. Người xưa dùng câu: “Tiên học lễ,
hậu học văn” để khẳng định tầm quan trọng của đạo đức lễ nghĩa, của văn học.
Trong nhà trường XHCN, môn Văn không chỉ giúp học sinh thẩm thấu, cảm
nhận các tác phẩm để bồi dưỡng xúc cảm trong tâm hồn mà còn là môn học hình
thành và rèn luyện tốt nhất cho các em kỹ năng giao tiếp, ứng xử - một trong
những kỹ năng quyết định sự thành công trong cuộc đời mỗi con người.
Trong một vài năm gần đây, do sự phát triển và nhu cầu của xã hội, khối
C trong đó có môn Văn phần nào đó bị thờ ơ, bị coi nhẹ. Rất ít học sinh đam mê,
đeo đuổi môn Văn. Trong khi đó, chương trình Ngữ Văn lớp 12 lại liên quan
trực tiếp đến việc thi tốt nghiệp - một kì thi rất quan trọng của học sinh trước
ngưỡng cửa bước vào cuộc sống. Đây là kì thi đánh giá và ghi nhận kết quả sự
nỗ lực, cố gắng của các em trong suốt 12 năm; cũng là kì thi có tính chất bản lề


để mở ra trước mắt các em một chặng đường mới: chặng đường chinh phục kiến
thức cao hơn và thực hiện những ước mơ ở cổng trường đại học.
Việc nghiên cứu cho thấy, nguyên nhân trực tiếp dẫn đến thực trạng trên
là do việc ôn tập tốt nghiệp môn Ngữ Văn tại các trường trung học phổ thông
chưa thực sự hiệu quả. Học sinh chưa hứng thú với tiết học, chưa chủ động nắm
bắt, khắc sâu kiến thức... Các tiết học diễn ra trong không khí mệt mỏi, tẻ nhạt...
Thực tế ấy có lẽ phần lớn do giáo viên chưa hướng dẫn cho học sinh những
phương pháp, cách thức học phù hợp, hiệu quả nên em không thích thú với việc
học tập. Vì vậy việc hướng dẫn học sinh ôn tập kiến thức Ngữ Văn thông qua
những phương pháp học tập hiệu quả để các em nắm bài tốt, nhanh là rất cần
thiết.
Trên thực tế, cách thức, phương pháp sử dụng trong học tập quả thật rất
nhiều nhưng không phải cách nào cũng tiện lợi, hiệu quả. Trong các đợt học tập
bồi dưỡng chuyên môn hè của Sở GD&ĐT Lào Cai, tôi thấy chuyên đề bồi
dưỡng phương pháp về sử dụng Sơ Đồ Tư Duy để hướng dẫn học sinh trong ôn
2


tập, đặc biệt ôn tập tốt nghiệp môn Ngữ Văn lớp 12 quả thực rất thiết thực. Thực
tế áp dụng đã cho thấy các em khái quát kiến thức nhanh, gọn, bao quát, hệ
thống, qua đó nắm bài tốt hơn, nhanh hơn, rõ hơn. Vì vậy, trong phạm vi sáng
kiến kinh nghiệm này, tôi đã lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Cách lập sơ đồ tư
duy nhằm làm tăng hiệu quả ôn tập tốt nghiệp môn Ngữ văn cho học sinh
khối 12 trường THPT số 2 Bảo Yên”.
Tôi hy vọng rằng, đề tài này sẽ đóng góp một phần nhỏ vào kinh nghiệm
giảng dạy cho các bạn đồng nghiệp, sẽ giúp cho bài giảng của chúng ta thêm
phong phú và tăng hiệu quả ôn tập tốt nghiệp cho các em học sinh.
2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI
Nghiên cứu một cách hệ thống và khoa học về cách thức lập sơ đồ tư duy
để hệ thống kiến thức trong ôn tập nhằm giúp học sinh nhớ được kiến thức một

cách sâu sắc và toàn diện nhất. Từ đó có thể vận dụng một cách linh hoạt và hiệu
quả trong quá trình làm bài thi tốt nghiệp.
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Học sinh ở các lớp 12ª1, 12ª4.
Như vậy, đối tượng nghiên cứu là học sinh ở khối 12 với mức độ nhận
thức khác nhau.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để thực hiện đề tài này, tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
Phương pháp phân tích, tổng hợp.
Phương pháp điều tra so sánh.
Phương pháp thống kê phân loại.
Dự giờ đồng nghiệp để học hỏi kinh nghiệm.
Tham khảo tài liệu SGK, SGV, STK Ngữ văn lớp 12.
5. PHẠM VI VÀ KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU
- Phạm vi: Cách lập sơ đồ tư duy trong các giờ ôn tập tốt nghiệp môn Ngữ
văn cho học sinh khối 12 trường THPT số 2 Bảo Yên.
- Kế hoạch nghiên cứu: Đề tài bắt đầu nghiên cứu bắt đầu từ đầu học kì I
năm học 2013 - 2014 cho đến khi kết thúc năm học chuẩn bị thi tốt nghiệp.
3


PHẦN HAI: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1. SƠ ĐỒ TƯ DUY TRONG HỌC TẬP
2.1.1. Sơ đồ tư duy
Là phương pháp được đưa ra như là một phương tiện mạnh để tận dụng
khả năng ghi nhận hình ảnh của bộ não. Đây là cách để ghi nhớ chi tiết, để tổng
hợp, hay để phân tích một vấn đề ra thành một dạng của lược đồ phân nhánh.
Khác với máy tính, ngoài khả năng ghi nhớ kiểu tuyến tính (ghi nhớ theo 1 trình
tự nhất định chẳng hạn như trình tự biến cố xuất hiện của 1 câu chuyện) thì não

bộ còn có khả năng liên lạc, liên hệ các dữ kiện với nhau. Phương pháp này khai
thác cả hai khả năng này của bộ não.
Đây là một kĩ thuật để nâng cao cách ghi chép. Bằng cách dùng giản đồ ý,
tổng thể của vấn đề được chỉ ra dưới dạng một hình trong đó các đối tượng thì
liên hệ với nhau bằng các đường nối. Với cách thức đó, các dữ liệu được ghi nhớ
và nhìn nhận dễ dàng và nhanh chóng hơn.
Thay vì dùng chữ viết để miêu tả một chiều biểu thị toàn bộ cấu trúc chi
tiết của một đối tượng bằng hình ảnh hai chiều. Nó chỉ ra dạng thức của đối
tượng, sự quan hệ hỗ tương giữa các khái niệm (hay ý) có liên quan và cách liên
hệ giữa chúng với nhau bên trong của một vấn đề lớn.
Nghiên cứu về hoạt động của bộ não người, khoa học chỉ ra rằng bộ não
hoạt động gồm hai nhánh:
- Não phải nhạy cảm với các thông tin về màu sắc, nhịp điệu, hình dạng,
tưởng tượng, … sẽ tác động kích thích não trái.
- Não trái thích hợp với các từ ngữ, con số, tư duy, phân tích, … cho ra
sản phẩm.
Do đó người ta tìm cách kích thích não phải tốt nhất. Trình bày vấn đề
theo sơ đồ, biểu đồ bao giờ cũng gây hứng thú. Trong các hình thức ấy, Sơ đồ tư
duy mà tác giả Tony Buzan đưa ra được đánh giá cao nhất và đã trở thành công
cụ làm việc hiệu quả của hàng triệu người trên thế giới. Sơ đồ tư duy (phát minh
bởi Tony Buzan) chính là công cụ ghi chú tuyệt vời giúp chúng ta đạt được tất
4


cả các yếu tố trên. Đó chính là lí do tại sao Sơ đồ tư duy được gọi là công cụ ghi
chú tối ưu.
Sơ đồ tư duy đặc biệt phù hợp cho việc đọc, ôn tập, ghi nhớ và luyện thi;
giúp học sinh quản lý thông tin hiệu quả và trên cơ sở đó có thể vận dụng linh
hoạt trong mọi dạng đề.
2.1.2. Tác dụng của sơ đồ tư duy trong học tập

* Sơ đồ tư duy giúp chúng ta tiết kiệm thời gian vì nó chỉ tận dụng các
từ khóa
Nhờ vào việc tận dụng những từ khóa và hình ảnh sáng tạo, một khối
lượng kiến thức lớn sẽ được ghi chú hết sức cô đọng trong một trang giấy, mà
không bỏ sót bất kì một thông tin quan trọng nào. Tất cả những thông tin cần
thiết để đạt điểm cao trong kì thi vẫn được lưu giữ nguyên vẹn những chi tiết
nhỏ nhặt nhất.
* Sơ đồ tư duy tận dụng được các nguyên tắc của trí nhớ siêu đẳng
Ngoài việc tận dụng các từ khóa, Sơ đồ tư duy còn tận dụng được các
nguyên tắc của Trí Nhớ Siêu Đẳng, và nhờ đó tăng khả năng tiếp thu và nhớ bài
nhanh của học sinh.
Sơ đồ tư duy tác động vào sự hình dung của học sinh nhờ những hình
ảnh, những màu sắc của nó, như một bức tranh lớn đầy màu sắc hơn là một bài
học khô khan. Tác động lên sự liên tưởng của học sinh, nó hiển thị sự liên kết
giữa các ý tưởng một cách rất rõ ràng.
Sơ đồ tư duy sẽ giúp cho học sinh một phương pháp rèn luyện trí nhớ,
một phương pháp tổng hợp kiến thức và một kỹ năng trình bày vấn đề. Bởi vì
với cách thể hiện gần như cơ chế hoạt động của bộ não, nó sẽ giúp các em:
1. Sáng tạo hơn.
2. Tiết kiệm thời gian.
3. Ghi nhớ tốt hơn.
4. Nhìn thấy kiến thức tổng thể.
5. Tổ chức và phân loại suy nghĩ của bạn.
6. Động não về một vấn đề phức tạp...
5


Đó cũng chính là lí do thuyết phục để giáo viên dạy Ngữ văn lớp 12 lựa
chọn phương pháp này trong quá trình hỗ trợ ôn tập tốt nghiệp cho các em học
sinh.

2. CƠ SỞ THỰC TIỄN
Là một trường hạng 2 của tỉnh Lào Cai với bề dày lịch sử gần 30 năm,
trong những năm học trước, tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp của nhà trường tương
đối cao nhưng kết quả ấy có được nhờ chủ yếu vào các môn tự nhiên. Môn Văn
luôn luôn thấp hơn so với mặt bằng chung của tỉnh. Mặc dù là một trong 3 môn
bắt buộc của kì thi tốt nghiệp nhưng học sinh thường có thái độ e sợ đối với môn
học này. Trong lịch trình ôn tập tốt nghiệp, môn Văn cũng đã được bố trí một
thời lượng thích đáng; tuy nhiên do nhiều nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan
mà trong nhiều năm liền, chất lượng môn Văn của nhà trường vẫn ở trong tình
trạng đáng lo ngại.
Trước thực trạng đó, bắt đầu từ năm học 2010 – 2011 cho đến bây giờ,
được sự quan tâm sát sao của chuyên môn nhà trường, sự giúp đỡ của các giáo
viên cùng bộ môn giàu kinh nghiệm của các trường bạn (đặc biệt là trường
THPT số 1 Bảo Yên), nhóm bộ môn Ngữ văn của nhà trường đã có điều kiện
được giao lưu học hỏi, trao đổi kinh nghiệm thường xuyên để tìm ra điểm hạn
chế, yếu kém về phương pháp ôn tập. Qua đó, nhóm bộ môn đã chỉ rõ được:
Hầu hết trong các tiết ôn thi tốt nghiệp Ngữ Văn, giáo viên thường hệ thống lại
những kiến thức đã học một cách sơ sài, hoặc dạy lại những kiến đã học trong
chương trình chính khóa. Việc dạy lại ấy là sự lặp lại không cần thiết. Một số
giáo viên lại dạy theo kiểu đọc bài văn mẫu (đã được thầy cô làm sẵn) cho học
sinh chép lại làm tài liệu. Cách ôn tập này cũng không hiệu quả, bởi vì hạn chế
khả năng tư duy sáng tạo của học sinh, khiến các em trở nên thụ động, đồng thời
việc học thuộc lòng những bài văn đó cũng không hề dễ dàng. Điều quan trọng
nhất là giáo viên không tạo được hứng thú cho học sinnh trong quá trình ôn tập,
khiến các em rơi vào tình trạng mệt mỏi, chán nản, gò ép mỗi khi đến giờ Văn;
cảm thấy bị ép buộc phải học bộ môn này.

6



Trong khi đó, giờ ôn tập Ngữ văn chuẩn bị cho học sinh thi tốt nghiệp là
giờ học mà ở đó giáo viên phải hướng dẫn các em củng cố, khắc sâu, hệ thống
hóa được kiến thức một cách đầy đủ nhất. Đó cũng là những giờ học cần giáo
viên hướng dẫn cho các em phương pháp học tập hiệu quả nhất, ghi nhớ bài dễ
nhất, nhanh nhất. Đồng thời qua những giờ ôn tập, giáo viên phải rèn luyện cho
các em những kĩ năng viết văn để các em có thể thành thục trong việc dựng một
đoạn văn, văn bản nghị luận. Tất cả những nhiệm vụ trên đều hướng đến một
mục đích duy nhất là giúp các em đạt điểm cao ở môn Ngữ Văn (tính từ điểm 5
trở lên), góp phần nâng cao tỉ lệ đậu tốt nghiệp của nhà trường đồng thời tích
hợp rèn kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp ứng xử cho học sinh; giúp các em bản
lĩnh, tự tin khi rời ghế nhà trường.
Trong những năm học trước, khi hướng dẫn học sinh ôn tập, giáo viên
cũng đã cố gắng tìm cách hướng dẫn cho học sinh phương pháp học tập ngắn
gọn theo hệ thống luận điểm, luận cứ. Ở dạng này, các đoạn văn hoặc câu văn
ngắn được đánh số và sắp xếp theo trình tự. Mỗi câu văn chứa đựng một ý chính
liên quan cần được học.
Ví dụ:
Đoạn 1 trong bài thơ Tây Tiến của nhà thơ Quang Dũng: Nhớ chặng
đường hành quân trên cái nền cảnh thiên nhiên miền Tây Bắc:
* Nội dung:
- Nỗi nhớ về thiên nhiên miền Tây hùng vĩ, dữ dội, hiểm trở mà cũng rất
thơ mộng.
- Nỗi nhớ về người lính Tây Tiến với những cuộc hành quân đầy gian khổ
và bao đau thương, mất mát nhưng ở họ vẫn toát lên vẻ đẹp của ý chí, nghị lực
phi thường, vẻ đẹp của tâm hồn bay bổng, lãng mạn.
- Nỗi nhớ về cuộc sống miền Tây thật thanh bình, ấm áp và có sức quyến
rũ lạ kì.
* Nghệ thuật:
Thể thơ bảy chữ, âm điệu gân guốc, rắn rỏi; ngôn ngữ giàu chất tạo hình, giàu
nhạc điệu; nghệ thuật liệt kê, nhân hóa, điệp từ; thủ pháp đối lập…

7


Đây là phương pháp ghi chép và học tập theo kiểu truyền thống được hầu
hết giáo viên và học sinh sử dụng. Trong một số trường hợp nhất định, phương
pháp này cũng có những điểm mạnh, giúp học sinh có được một hệ thống ý
tương đối đầy đủ. Nhưng trên thực tế, hướng dẫn học sinh ôn tập tốt nghiệp theo
phương pháp này vẫn chưa thực sự đạt hiệu quả, bởi vì, nội dung mà các em cần
nắm bắt ở dạng câu văn dài với nhiều từ ngữ nên các em phải mất nhiều thời
gian để học tập và ghi nhớ, câu chữ nhiều cũng không tận dụng được sức mạnh
tiềm ẩn bên trong trí nhớ, các em sẽ rất thụ động khi vận dụng kiến thức vào giải
quyết những dạng bài cụ thể.
Như vậy, tất cả những cách ôn tập trên của giáo viên đều khiến cho tâm lí
ôn tập thi tốt nghiệp của học sinh trở nên chán nản. Đó là lí do trong những giờ
ôn thi tốt nghiệp môn Ngữ Văn học sinh ngại học, chán học, bỏ học hoặc đến
lớp chỉ ngồi chơi. Vì các em thấy buổi học không hiệu quả, không có ích lợi,
không hứng thú. Nếu xét về mục đích ôn tập, những cách dạy trên cũng không
đạt được hiệu quả ôn tập. Học sinh sẽ không thể củng cố, khắc sâu, hệ thống
được kiến thức, không bao quát được bài học, chương trình học, không rèn được
kĩ năng làm bài. Hoặc nếu có hiểu bài thì việc ghi nhớ bài học của các em cũng
khó khăn vì lượng kiến thức được thầy cô cung cấp rất nhiều, dài rất khó nhớ,
khó thuộc. Trong khi đó, kì thi tốt nghiệp có tới sáu môn thi, cộng với các môn
thi khối của các em khiến áp lực về kiến thức, áp lực về thời gian, áp lực về thi
cử đè nặng lên vai học sinh. Các em sẽ thấy bối rối, lúng túng nếu không được
giáo viên hướng dẫn học tập bằng những phương pháp khoa học, hiệu quả.
Thực tiễn áp dụng cách lập sơ đồ tư duy trong các giờ ôn tập môn Ngữ
văn cho thấy giáo viên đã cơ bản khắc phục những hạn chế của cách dạy thông
thường, đưa chủ thể của hoạt động "học" cuốn hút vào các hoạt động học tập do
giáo viên tổ chức và hướng dẫn. Những tiết ôn tập văn học được tổ chức theo
cách thức này có thể xem như một món ăn tinh thần mới lạ, nhằm kích thích

hứng thú của học sinh trong quá trình ôn tập, đồng thời tạo ra một bầu không khí
vui tươi, hào hứng để khắc sâu kiến thức giúp các em ghi nhớ kiến thức nhanh,
nhiều, hiệu quả.
8


3. CÁC BIỆN PHÁP TIẾN HÀNH ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
(HƯỚNG DẪN HỌC SINH ÔN TẬP TỐT NGHIỆP MÔN NGỮ VĂN LỚP
12 BẰNG SƠ ĐỒ TƯ DUY)
3.1. Hướng dẫn học sinh củng cố kiến thức bằng Sơ đồ tư duy
3.1.1. Sơ đồ tư duy tổng quát về chương trình Ngữ Văn lớp 12
* Đây là nội dung rất quan trọng bởi qua đó, giáo viên vừa hệ thống được
toàn bộ kiến thức, giúp các em hình dung được tổng thể chương trình cần ôn tập;
vừa định hướng cho các em tiếp cận và củng cố cách thức lập sơ đồ tư duy.
Chuẩn bị cho tiết học này, giáo viên cần chia học sinh theo tổ, yêu cầu
các em chuẩn bị trước sơ đồ ở nhà. Việc thực hiện bài tập là một nội dung để
giáo viên đánh giá ý thức học tập bộ môn của học sinh.
Khi thực hiện trên lớp có thể theo nhiều cách nhưng cần đảm bảo các
bước:
Bước 1: Giáo viên giới thiệu chương trình: Ngữ Văn 12 - vẽ chủ đề ở
trung tâm.
Bước 2: Giáo viên giới thiệu các nội dung lớn trong chương trình Ngữ
Văn 12- vẽ thành hai nhánh: Đọc văn và Làm văn.
Bước 3: Từ nội dung lớn giáo viên giới thiệu các thể loại và các tác phẩm
cần ôn tập - Vẽ các nhánh nhỏ:
- Đọc văn gồm văn học Việt Nam (5 thể loại với 15 tác phẩm, trích đoạn
cần ôn tập) và Văn học nước ngoài (3 tác giả, tác phẩm cần ôn tập).
- Làm văn gồm nghị luận xã hội (2 kiểu bài) và nghị luận văn học (3 kiểu
bài).
(Tham khảo phụ lục 1)

* Mục đích của sơ đồ tư duy tổng quát này là thông qua sơ đồ, học sinh sẽ
hình dung ra nội dung chương trình cần ôn tập cho thi tốt nghiệp; Học sinh bước
đầu tiếp cận với sơ đồ tư duy, bước đầu hình dung ra cách vẽ, cách đọc.
3.1.2. Sơ đồ tư duy củng cố kiến thức
Tất cả những bài học cụ thể trong chương trình Ngữ Văn lớp 12 đều được
giáo viên dạy học tỉ mỉ trong chương trình chính khóa. Vì vậy, nếu giáo viên
9


tiếp tục làm công việc giảng dạy trong những tiết ôn tập tốt nghiệp là việc làm
lặp, thừa và không cần thiết. Những việc cần làm của giáo viên trong các tiết
học này là giúp học sinh củng cố kiến thức cho hệ thống để các em được khắc
sâu kiến thức, là hướng dẫn cho các em cách ghi nhớ kiến thức hiệu quả nhất.
Để củng cố kiến thức mỗi bài học, giáo viên hướng dẫn cho các em vẽ sơ
đồ tư duy cho mỗi bài, chủ yếu là những bài đọc văn.
Bước 1: Hướng dẫn học sinh xác định và vẽ chủ đề trung tâm:
- Chủ đề trung tâm của mỗi bài học nên lấy chính tên bài.
- Vẽ tên bài ở trung tâm.
Bước 2: Hướng dẫn học sinh xác định nội dung của chủ đề và cách vẽ:
Nội dung của từng bài được cụ thể trong cuốn sách Hướng dẫn ôn thi tốt
nghiệp trung học phổ thông môn Ngữ Văn (chỉnh lí qua các năm học). Mỗi
tác phẩm thường có hai nội dung lớn: về tác giả, về tác phẩm.
Vẽ hai nội dung thành hai nhánh lớn tương đương nhau trong chủ đề.
- Về tác giả thường có những ý chính sau: tên tác giả, quê quán, gia đình,
đề tài sáng tác, hình tượng nhân vật, thể loại sáng tác....
- Về tác phẩm thường có các ý chính sau: xuất xứ, nội dung tác phẩm,
nghệ thuật của tác phẩm...
Tùy từng tác giả và tác phẩm cụ thể để có các nội dung tương ứng.
Bước 3: Hướng dẫn học sinh xác định những ý cụ thể trong nội dung:
Để học sinh xác định được các ý cụ thể, giáo viên hướng dẫn các em đọc

từng nội dung bài học trong vở ghi và sách Hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp trung
học phổ thông môn Ngữ Văn, gạch chân những từ biểu thị các ý cụ thể trong
nội dung . Từ đó hướng dẫn các em vẽ các nhánh chi tiết.
3.1.3. Cách đọc sơ đồ tư duy để ghi nhớ kiến thức
- Sơ Đồ Tư Duy được vẽ, viết và đọc theo hướng bắt đầu từ trung tâm di
chuyển ra phía bên ngoài và theo chiều kim đồng hồ. Vì vậy, học sinh cần phải
đọc từ phải sang trái (bắt đầu từ phía trong di chuyển ra ngoài).
- Đọc sơ đồ theo chiều mũi tên ở ví dụ sau:

10


Bốn kết cấu chính I, II, III, IV trong sơ đồ tư duy phía trên được gọi
nhánh chính. Sơ đồ tư duy này có bốn nhánh chính vì nó có bốn tiêu đề phụ. Số
tiêu đề phụ là số nhánh chính. Đồng thời, các nhánh chính của Sơ đồ tư duy
được đọc theo chiều kim đồng hồ, bắt nguồn từ nhánh I tới nhánh II, rồi nhánh
III, và cuối cùng là nhánh IV. (Nguồn www.trandangkhoa.com)
3.2. Hướng dẫn học sinh lập dàn ý theo sơ đồ tư duy
Ở mỗi bài học, sau khi học sinh được củng cố kiến thức cơ bản thì giáo
viên thường cho các em luyện tập làm đề. Ở mỗi đề luyện tập, giáo viên thường
yêu cầu các em lập dàn ý. Ta thường thấy các em lập dàn ý theo đề mục. Học
sinh thường đánh dấu các ý lớn, ý nhỏ của một dàn ý bằng số, gạch đầu dòng
hoặc cộng đầu dòng. Cách lập dàn ý này cũng khá khoa học nhưng học sinh vẫn
phải viết cả câu văn, đoạn văn. Nếu vậy, các em vẫn mất nhiều thời gian trong
khi đó thời gian cho một buổi thi không nhiều. Hơn nữa, dàn ý theo kiểu truyền
thống ấy khó kích thích tư duy logic của các em. Vì vậy, giáo viên hướng dẫn
cho các em lập dàn ý theo Sơ đồ tư duy sẽ khắc phục được những hạn chế trên.

11



Ví dụ:
Đề bài: Trong truyện ngắn Vợ nhặt, Kim Lân đã xây dựng được một tình
huống truyện đầy nghịch lí và oái oăm. Qua truyện ngắn Vợ nhặt, anh (chị) hãy
làm sáng tỏ ý kiến trên.
Dàn ý thông thường:
1.Trong truyện ngắn Vợ nhặt, Kim Lân đã xây dựng được một tình huống
truyện đầy nghịch lí:
- Tràng là một người nghèo túng không có tiền cưới vợ, dân ngụ cư, xấu xí xưa
nay không ai để ý đến. Trong nạn đói khủng khiếp, Tràng nuôi thân không nổi,
huống nữa là đèo bòng.
- Tràng lấy được vợ, có vợ theo không giữa nạn đói.
- Tất cả mọi người đều ngạc nhiên trước tình huống này. Người dân xóm ngụ cơ
ngơ ngác. Bà cụ Tứ ngạc nhiên, bất ngờ. Tràng cũng nghi ngờ, ngờ ngợ như
không phải.
2. Đây là một tình huống oái oăm, éo le nên người chứng kiến không biết vui
hay buồn, mừng hay lo:
- Người dân xóm ngụ cư vừa mừng, vừa ái ngại cho Tràng.
- Trạng cũng chợn nghĩ và đắn đo trước khi quyết định đưa người đàn bà về nhà.
- Bà cụ Tứ tâm trạng phức tạp, đầy mâu thuẫn: vừa mừng, vừa tủi, vừa lo, vừa
thương xót...
3. Ý nghĩa của tình huống truyện:
- Tác giả đã gián tiếp tố cáo tội ác của bọn thực dân và phát xít cùng tay sai của
chúng ta gây ra nạn đói khủng kiếp năm 1945 → giá trị của con người rẻ rúm.
- Tác giả đã ngợi ca vẻ đẹp của tình thương yêu, đùm bọc lẫn nhau của người lao
động nghèo.
- Người lao động dù ở trong tình huống bi thảm đến đâu, dù kề bên cái chết, vẫn
khao khát hạnh phúc, vẫn hướng về ánh sáng, vẫn tin vào cuộc sống và vẫn hi
vọng ở tương lai → Niềm tin của tác giả về con người và cuộc sống.
→ Ý nghĩa nhân đạo sâu sắc của tác phẩm.


12


Dàn ý theo Sơ Đồ Tư Duy:

3.3. Hướng dẫn học sinh từ theo sơ đồ tư duy diễn đạt thành câu
văn, đoạn văn
Đây là kĩ năng rất cần và rất quan trọng đối với môn Ngữ Văn, đặc biệt
trong thi cử. Vì vậy, ngoài việc hướng dẫn cho các em biết cách ôn tập tốt
nghiệp môn Ngữ Văn bằng sơ đồ tư duy, giáo viên còn phải hướng dẫn các em
diễn đạt từ sơ đồ thành những câu văn, đoạn văn, bài văn khi hành văn. Lưu ý
những ghi nhớ cần thiết:
- Nội dung chính, hoặc ý lớn là luận điểm của dàn bài, vì thế cần diễn đạt
nó thành câu chủ đề.
- Các nhánh nhỏ là lí lẽ, lập luận cần sử dụng để làm sáng tỏ ý chính.
- Học sinh đọc theo chiều kim đồng hồ để biến các nhánh nhỏ thành lập
luận nhằm làm sáng tỏ cho câu chủ đề.
4. NHỮNG LƯU Ý KHI HƯỚNG DẪN HỌC SINH ÔN TẬP TỐT
NGHIỆP MÔN NGỮ VĂN BẰNG SƠ ĐỒ TƯ DUY
13


1. Không nên yêu cầu học sinh vẽ sơ đồ tư duy quá phức tạp và cầu kì.
2. Giáo viên cần lưu ý các em các nhánh của một ý nên tỏa ra từ một điểm
và có cùng một màu.
3. Sơ đồ tư duy nên áp dụng với từng phần kiến thức phù hợp, không nên
lạm dụng.
5. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Sau các tiết ôn tập thực hiện theo phương pháp sử dụng sơ đồ tư duy, tôi

nhận thấy:
- Bước đầu tạo ra được một giờ ôn tập sôi nổi, hứng thú từ cả hai phía
(giáo viên và học sinh).
- Hoạt động ôn tập kiến thức được tổ chức khoa học, hiệu quả hơn.
- Học sinh có được cái nhìn toàn diện, sâu sắc về kiến thức của các tác
phẩm, của cả chương trình, từ đó có khả năng vận dụng linh hoạt.
Kết quả khảo sát sau khi áp dụng cách khai thác vào giảng dạy:
Câu hỏi khảo sát: Lập sơ đồ hệ thống kiến thức trong tác phẩm Ai đã đặt
tên cho dòng sông? (Hoàng Phủ Ngọc Tường).
Lớp

SL

Giỏi

SL
12A1 31
2
12A4 27
0
So sánh với kết

Khá

TB

Yếu

%
SL

%
SL
%
SL
6.4
10
32.2
16
51.8
3
0
8
29.6
15
55.6
4
quả khảo sát đầu năm, kết quả này đã có những

%
9.6
14.8
chuyển

biến đáng mừng cho thấy hiệu quả của việc sử dụng sơ đồ tư duy trong ôn tập.

14


PHẦN BA: KẾT LUẬN
1. Qua các tiết ôn tập tốt nghiệp môn Ngữ Văn lớp 12 bằng sơ đồ tư duy,

tôi nhận thấy đây là một phương pháp ôn tập khoa học và hiệu quả, có khả năng
ứng dụng cao.
2. Thực tế vận dụng giáo viên cần phải linh hoạt, chủ động, sáng tạo,
tránh rập khuôn, máy móc, nên kết hợp với những phương pháp dạy học tích
cực khác để giờ ôn tập Ngữ văn trở nên hấp dẫn, lôi cuốn và đạt kết quả cao.
Đề tài này không dài, nhưng là kinh nghiệm thực tế vận dụng phương pháp
của tôi trong quá trình ôn tập tốt nghiệp cho học sinh lớp 12. Quá trình nghiên
cứu không tránh khỏi những thiếu xót cần uốn nắn và bổ khuyết. Rất mong nhận
được ý kiến đóng góp của các bạn đồng nghiệp để đề tài được hoàn chỉnh.
-------------------------------------------------

15


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa Ngữ văn 12, tập một, NXB GD, Phan Trọng Luận (chủ
biên).
2. Sách giáo viên Ngữ văn 12, tập một, NXB GD, Phan Trọng Luận (chủ
biên).
3. Lê Thị Ba (2008), Chuyên đề dạy- học Ngữ Văn 12- Vợ nhặt, Nxb Giáo
dục, Hà Nội.
4. Vũ Nho (Chủ biên) (2013), Hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp trung học phổ
thông môn Ngữ Văn (năm 2012 - 2013) ,Nxb Giáo dục, Hà Nội.
5. Wikipedia tiếng Việt – Bản đồ tư duy.

16


MỤC LỤC
Nội dung


Trang

PHẦN MỘT: ĐẶT VẤN ĐỀ.
1. Lí do chọn đề tài..........................................................................

1

2. Mục đích của đề tài......................................................................

2

3. Đối tượng nghiên cứu..................................................................

2

4. Phương pháp nghiên cứu.............................................................

2

5. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu.................................................

2

PHẦN HAI: NỘI DUNG.
1. Cơ sở lí luận.......................................................................................

3

2. Cơ sở thực tiễn...................................................................................


9

3. Áp dụng vào thực tiến soạn giảng về đoạn trích Đất Nước
của Nguyễn Khoa Điềm..................................................................................

10

4. Kết quả..............................................................................................

19

PHẦN BA: KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO

17


Phụ lục 1:
Sơ đồ tư duy tổng quát chương trình Ngữ Văn lớp 12 cần ôn tập

18


Phụ lục 2: Sơ đồ tư duy tổng quát về bài Vợ nhặt:

19


Sơ đồ bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng:


20



×