Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

SKKN Sử dụng sơ đồ tư duy để nâng cao hiệu quả giờ đọc- hiểu một số tác phẩm văn xuôi lãng mạn giai đoạn 1945-1954 trong chương trình Ngữ văn lớp 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 52 trang )

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO KHÁNH HÒA
TRƯỜNG THPT LÝ TỰ TRỌNG - NHA TRANG
-------------------------------------------------------------------------

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY ĐỂ NÂNG CAO
HIỆU QUẢ GIỜ ĐỌC - HIỂU MỘT SỐ TÁC PHẨM
VĂN XUÔI LÃNG MẠN GIAI ĐOẠN 1930 - 1945
TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN LỚP 11

NGƯỜI THỰC HIỆN: LÊ THỊ HỒNG MINH

Năm học: 2013 - 2014

Trang 1


MỤC LỤC
I. ĐẶT VẤN ĐỀ …………………………………………………………....… 2
1. Lí do chọn đề tài ………………………………………………………….. 2
2. Mục đích nghiên cứu …................................................................................ 2
3. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................... 3
4. Phạm vi và thời gian nghiên cứu ................................................................. 3
5. Phương pháp nghiên cứu .………………………………………………... 3
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ .……….…………………………………….......... 4
1. Cơ sở lí luận ……………………………………………………………...…. 4
2. Thực trạng dạy và học môn Ngữ văn hiện nay tại trường THPT
Lý Tự Trọng ………………………………………………………………... 5
3. Các biện pháp tiến hành …….……………………………….....……..…… 9
3.1 Trang bị cho học sinh một số kiến thức về sơ đồ tư duy …………....... 9


3.2 Giáo viên lập kế hoạch sử dụng sơ đồ tư duy trong các tiết
đọc - hiểu một số tác phẩm văn xuôi lãng mạn .................................... 10
3.3 Tiến hành thực nghiệm ……………………………………………...... 17
4. Kết quả thực nghiệm ................................................................................... 20
III. KẾT LUẬN ................................................................................................ 22
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 25
PHỤ LỤC ......................................................................................................... 26
1. Giáo án thực nghiệm.
2. Bài làm của học sinh (lớp thực nghiệm và đối chứng).
3. Phiếu khảo sát giáo viên, học sinh (trước thực nghiệm).
4. Phiếu khảo sát học sinh (sau thực nghiệm).

Trang 2


I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Dạy học là một nghề cao quý, đòi hỏi người giáo viên phải có kiến thức
chun mơn, có tình thương, trách nhiệm, sự tận tụy, kiên nhẫn, lấy sự tiến bộ của
học sinh làm động lực giảng dạy. Để học sinh có thể tiếp cận và chiếm lĩnh những
nội dung kiến thức mới theo xu thế thời đại và giải quyết phù hợp các vấn đề nảy
sinh trong cuộc sống đòi hỏi người giáo viên luôn phải đổi mới phương pháp dạy
học. Hiện nay, việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích
cực, chủ động, sáng tạo của học sinh là một yêu cầu quan trọng đặt ra đối với
người giáo viên đứng lớp.
Sử dụng sơ đồ tư duy (SĐTD) trong dạy học hiện đang được người dạy quan
tâm vì nó giúp học sinh học tập một cách chủ động, tích cực và tất cả học sinh đều
có thể tham gia xây dựng bài. Cách học này phát triển được năng lực riêng của
từng học sinh về trí tuệ (vẽ, viết gì trên SĐTD), biết hệ thống hóa kiến thức (huy
động những điều đã học trước đó để ghi các ý chọn lọc), khả năng hội họa (hình

thức trình bày kết hợp hình vẽ, chữ viết, màu sắc)... Như vậy, nếu so sánh với thói
quen đọc, chép trước đây thì dạy học bằng SĐTD khắc phục được tính thụ động, ỷ
lại, tạo nên phong cách mới trong dạy học của cả thầy và trị.
Ngữ văn là một mơn khoa học xã hội có những đặc thù riêng so với những
môn khoa học khác. Đây là môn học vừa mang tính nghệ thuật vừa mang tính nhân
văn rất cao. Trong q trình nghiên cứu và giảng dạy bộ mơn Ngữ văn ở trường
THPT Lý Tự Trọng, tôi nhận thấy rằng học sinh gặp khó khăn khi phải ghi nhớ rất
nhiều kiến thức về tác giả, tác phẩm. Đặc biệt trong các tiết đọc - hiểu văn học,
việc phân tích, tìm hiểu tác phẩm ở nhiều phương diện, góc độ khác nhau khiến
cho lượng kiến thức mà các em tiếp thu và ghi vào vở là rất lớn. Các em chủ yếu
dựa vào cách học vẹt để ghi nhớ các kiến thức đó. Chính điều này đã làm cho việc
học tập mơn Ngữ văn trở nên nhàm chán, máy móc, thụ động, khơng sáng tạo, khả
năng phân tích, so sánh, tư duy vận dụng còn hạn chế.
Bởi thế, để nâng cao chất lượng dạy và học môn Ngữ văn, tôi đã mạnh dạn
vận dụng SĐTD trong các tiết dạy học của mình nhằm đổi mới phương pháp dạy
học, góp phần cải thiện sự nhàm chán và gây hứng thú học tập cho học sinh đồng
thời vẫn đảm bảo được tính khoa học và nghệ thuật trong dạy học môn Ngữ văn.
Tôi nhận thấy phương pháp này là thực sự cần thiết nhằm giúp học sinh rút ngắn
thời gian học, giúp các em dễ nhớ, nhớ thuộc, dễ dàng hệ thống hoá lượng kiến
thức lớn, đồng thời phát triển tư duy cho các em, phát huy được tính tích cực, chủ
động, sáng tạo trong những giờ học Văn. Chính vì những lý do trên mà tôi đã chọn
đề tài: “Sử dụng sơ đồ tư duy để nâng cao hiệu quả giờ đọc - hiểu một số tác
phẩm văn xuôi lãng mạn giai đoạn 1930 - 1945 trong chương trình Ngữ văn
11”.
2. Mục đích nghiên cứu đề tài
Trang 3


- Giúp học sinh hệ thống lại kiến thức đã học trong giờ đọc - hiểu các tác
phẩm văn xuôi lãng mạn giai đoạn 1930 - 1945; tăng cường khả năng ghi nhớ để

nắm vững kiến thức đã học và làm tốt các bài kiểm tra kiến thức.
- Giúp học sinh phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo; tạo sự hứng
thú học tập trong các giờ học, góp phần tạo nên sự chuyển biến trong các tiết dạy
đọc - hiểu bộ môn Ngữ văn, đáp ứng yêu cầu phát triển xã hội.
3. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu : Quá trình thực hiện sử dụng SĐTD trong các tiết
đọc - hiểu một số tác phẩm văn xuôi lãng mạn giai đoạn 1930 - 1945 trong chương
trình lớp 11.
- Khách thể nghiên cứu: Học sinh hai lớp 11D1 và 11D2 tại trường THPT
Lý Tự Trọng.
4. Phạm vi và thời gian nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu : Các tác phẩm văn xuôi lãng mạn giai đoạn 1930 1945 trong chương trình lớp 11 và học sinh khối 11 của Trường THPT Lý Tự
Trọng.
- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 9/2013 đến tháng 4/2014.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để hồn thành tốt đề tài này, tơi đã vận dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
5.1 Phương pháp nghiên cứu loại hình: ở đây là thể loại truyện ngắn với
những đặc trưng cơ bản để làm cơ sở vững chắc nghiên cứu, phân tích tác phẩm.
5.2 Phương pháp hệ thống - cấu trúc: được sử dụng trong quá trình hệ thống
hóa kiến thức các tác phẩm và thể hiện bằng SĐTD.
5.3 Phương pháp thực nghiệm: được sử dụng trong quá trình áp dụng đề tài đối
với các lớp được chọn làm đối tượng thực nghiệm.
5.4 Phương pháp so sánh: được sử dụng trong quá trình so sánh đối chiếu kết
quả bài kiểm tra giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng.
5.5 Phương pháp phân tích - tổng hợp: được sử dụng trong q trình khảo sát,
phân tích kết quả thực nghiệm và tổng hợp kết quả thực nghiệm.

Trang 4



II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lí luận
Sơ đồ tư duy (Mindmap) do Barry Buzan và Tony Buzan là người đầu tiên
nghiên cứu tìm ra hoạt động của não bộ và ứng dụng vào cuộc sống. Sơ đồ tư duy
(còn gọi là bản đồ tư duy hay lược đồ tư duy ) là hình thức ghi chép nhằm tìm tịi,
đào sâu, mở rộng ý tưởng, hệ thống hóa một chủ đề hay một mạch kiến thức...
bằng cách kết hợp việc sử dụng đồng thời hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết
với sự tư duy tích cực.
Các nhà khoa học chỉ ra rằng bộ não của con người gồm 2 bán cầu: não phải
và não trái. Não phải nhạy cảm với các thông tin về màu sắc, nhịp điệu, hình dạng,
tưởng tượng…. những yếu tố đó sẽ tác động, kích thích não trái. Não trái thích hợp
với các từ ngữ, con số, tư duy và phân tích cho ra sản phẩm. Do đó người ta tìm
cách kích thích não phải tốt nhất và khi hai bán cầu não có sự tương tác, tác động,
kích thích lẫn nhau nó sẽ đem đến cho con người khả năng to lớn.
Dựa trên những đặc điểm đó của não bộ, Tony Buzan đã sáng tạo ra SĐTD
theo nguyên lí hoạt động của bộ não. Điều này giải thích vì sao chúng ta có thể
phát huy toàn bộ mọi khả năng tư duy của mình khi sử dụng SĐTD. Như vậy,
SĐTD là một cơng cụ hỗ trợ tư duy hiện đại. Đó là một kĩ thuật hình họa, một
dạng sơ đồ kết hợp giữa từ ngữ, hình ảnh, đường nét, màu sắc phù hợp, tương thích
với cấu trúc, hoạt động của bộ não.
Qua nghiên cứu, tôi nhận thấy nếu sử dụng SĐTD trong dạy học sẽ có
những ưu điểm sau:
- Tiết kiệm thời gian, công sức của học sinh
- Cung cấp bức tranh tổng thể của bài học.
- Tổ chức và phân loại suy nghĩ của học sinh
- Giúp học sinh ghi nhớ tốt hơn.
- Kích thích tiềm năng sáng tạo của học sinh
- Sử dụng rộng rãi, hiệu quả và dễ dàng ở nhiều lĩnh vực trong học tập.
Sơ đồ tư duy là một công cụ giúp học tập hiệu quả, cụ thể là giúp người học
tiếp thu bài nhanh hơn, hiểu bài kĩ hơn, hứng thú học tập hơn. Điểm mạnh nhất của

SĐTD là giúp phát triển ý tưởng và không bỏ sót ý tưởng, từ đó phát triển óc tưởng
tượng và khả năng sáng tạo. Với những ưu điểm trên, ta có thể vận dụng SĐTD
vào hỗ trợ dạy học kiến thức mới, củng cố kiến thức sau mỗi tiết học, ôn tập, hệ
thống hóa kiến thức sau mỗi chương, mỗi học kì... cũng như giúp lập kế hoạch học
tập, cơng tác sao cho hiệu quả nhất mà lại mất ít thời gian.
Trong những năm qua, cùng với việc thực hiện một cách đồng bộ đổi mới
nội dung, chương trình, sách giáo khoa, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học
(PPDH) nói chung, trong đó có đổi mới PPDH mơn Ngữ văn luôn được các nhà
Trang 5


khoa học giáo dục đầu ngành của nước ta quan tâm, nghiên cứu và tìm cách cải
tiến. Có thể nói, đây là một bước đột phá của ngành Giáo dục nước nhà. Vì vậy,
vấn đề này đã được Đảng, Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Thực hiện nghiêm túc
tinh thần Nghị quyết 40/2000 - QH10 của Quốc hội khóa 10 và Chỉ thị
số14/2001/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Bộ GD&ĐT đã đặc biệt chú trọng
đến việc bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên từng bước nâng cao trình độ, đổi mới
PPDH. Ngày 05/5/2006, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã ban hành Quyết định số
16/2006/BGDĐT nêu rõ những định hướng đổi mới phương pháp giáo dục, tạo
điều kiện thuận lợi để giáo viên thực hiện việc đổi mới PPDH. Trong những
năm qua, Bộ GD&ĐT đã trực tiếp chỉ đạo việc thực hiện đổi mới PPDH, đổi
mới kiểm tra, đánh giá theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của
học sinh, xem đây là một nhiệm vụ vừa bức thiết lại vừa trọng tâm xuyên suốt cả
quá trình đổi mới. Một trong những hoạt động hưởng ứng đổi mới PPDH của giáo
viên là ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học, trong đó có việc sử dụng
SĐTD.
Trong triển khai thực hiện nhiệm vụ năm học 2013 - 2014, Sở Giáo dục và
Đào tạo Khánh Hòa nhấn mạnh việc tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học cho
giáo viên. Trường THPT Lý Tự Trọng tạo mọi điều kiện để các giáo viên nhà
trường thường xuyên học tập, trao đổi chun mơn, đổi mới PPDH theo hướng tích

cực, để góp phần đào tạo ra những con người năng động, sớm thích ứng với đời
sống xã hội, đẩy nhanh sự nghiệp Cơng nghiệp hố - Hiện đại hố đất nước. Trước
tình hình đó, địi hỏi đội ngũ giáo viên nhà trường luôn không ngừng đổi mới, cải
tiến nội dung, phương pháp soạn giảng để trong mỗi tiết dạy, học sinh sẽ được hoạt
động nhiều hơn, thảo luận nhiều hơn và quan trọng là được suy nghĩ nhiều hơn trên
con đường chủ động chiếm lĩnh kiến thức.
Hiện nay, có rất nhiều phương pháp dạy học đáp ứng được yêu cầu của tình
hình mới. Và theo tôi, với những ưu điểm vượt trội của mình, SĐTD là một trong
những phương pháp dạy học rất quan trọng, vừa rất mới, rất hiện đại, lại rất khả thi,
đang được nhiều nước trên thế giới áp dụng. Việc sử dụng SĐTD trong dạy học nói
chung và trong giảng dạy Ngữ văn nói riêng sẽ đáp ứng được yêu cầu đổi mới
phương pháp dạy học theo hướng tích cực, lấy học sinh làm trung tâm, phát huy sự
chủ động, sáng tạo trong học tập. Điều này rất phù hợp với mục đích học tập do
UNESCO đề xướng: “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng
định mình”.
2. Thực trạng dạy và học môn Ngữ văn hiện nay tại trường THPT Lý
Tự Trọng, Nha Trang, Khánh Hòa.
Thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc thực hiện
đổi mới PPDH, theo tinh thần tập huấn của Sở Giáo dục và Đào tạo Khánh Hòa về
việc bồi dưỡng cho giáo viên trong toàn tỉnh tiếp cận với những phương pháp, kĩ
thuật dạy học mới, trong nhiều năm qua tại trường THPT Lý Tự Trọng tinh thần
đổi mới phương pháp dạy học của mỗi giáo viên được nâng cao. Các thầy cơ giáo
ở tất cả các bộ mơn như Tốn, Lý Hóa, Lịch sử, Địa lý... trong trường ln học
hỏi, tìm hiểu những PPDH tiến bộ, vận dụng những kỹ thuật mới vào trong dạy
Trang 6


học để làm mới bài giảng của mình, tăng sự hứng thú của học sinh trong các giờ
học. Và việc sử dụng SĐTD trong dạy học là một bước tiến đáng kể trong việc đổi
mới PPDH hiện nay khi mà khoa học công nghệ phát triển như huyền thoại, nhất là

sự bùng nổ của ngành Công nghệ thông tin. Việc sử dụng SĐTD thay thế cho
những mơ hình, sơ đồ, biểu đồ... giản tiện về công đoạn, nguyên liệu. Do đó, việc
ứng dụng SĐTD vào trong q trình dạy học không chỉ lôi cuốn sự hứng thú, làm
“sống lại” niềm đam mê, u thích mơn học ở các em học sinh mà còn làm dấy lên
một “phong trào” đưa SĐTD vào bài giảng ở giáo viên.
Khơng nằm ngồi xu thế đổi mới đó, các thầy cơ giáo dạy Văn cũng ln có
ý thức tiếp cận các PPDH mới để mang lại sự hứng thú của học sinh trong các giờ
học Văn, đặc biệt là các giờ đọc - hiểu, vốn dĩ ln được xem nặng về kiến thức,
địi hỏi giáo viên phải giảng nhiều, ghi chép trên bảng rất nhiều và học sinh cũng
phải ghi bài nhiều, chỉ ngồi thụ động trả lời những câu hỏi do thầy cô đưa ra. Điều
này sẽ dẫn đến sự rập khn máy móc trong cách dạy và học Ngữ văn ở các giờ
đọc - hiểu, tạo tâm lí ỷ lại, bị động trong học sinh. Chính vì thế, việc sử dụng
SĐTD trong dạy học môn Văn ở các tiết đọc - hiểu sẽ khắc phục được những hạn
chế trên, tạo sự mới mẻ, hưng phấn với học sinh và cả người giáo viên đứng lớp.
Tuy nhiên, hiện nay, việc đưa SĐTD vào ứng dụng trong q trình dạy
học đối với mơn học Ngữ văn, nhất là các tiết đọc - hiểu còn là vấn đề gặp
khơng ít khó khăn, trở ngại đối với giáo viên, cụ thể như trong việc tổ chức,
thiết kế các hoạt động dạy học với việc sử dụng SĐTD. Qua dự giờ, trao đổi
kinh nghiệm chuyên môn đối với các đồng nghiệp trong tổ, tôi nhận thấy, hầu
hết các giáo viên chưa quen với cách dạy học bằng SĐTD. Họ mới chỉ dừng lại
ở việc sử dụng SĐTD để hệ thống hóa kiến thức mỗi bài ơn tập, tổng kết một
phân mơn, một mảng kiến thức nào đó mà thơi chứ chưa mạnh dạn phát huy
được tính phổ biến và đa năng của SĐTD trong các tiết đoc - hiểu văn học.
Không chỉ đối với giáo viên mà ngay học sinh trong trường có nhiều em
chưa có khái niệm gì về SĐTD, chưa quen với cách học bằng SĐTD và còn nhiều
lúng túng khi thiết lập một SĐTD.
Để thấy rõ hơn thực trạng của việc sử dụng SĐTD trong dạy và học môn
Ngữ văn hiện nay tại trường THPT Lý Tự Trọng, tôi đã tiến hành khảo sát đối với
học sinh khối 11 và giáo viên trong tổ.
* Đối với học sinh: Tôi đã tiến hành khảo sát trước thực nghiệm đối với học

sinh hai lớp: 11D1 (sỉ số 38 học sinh) và 11D2 (sỉ số 41 học sinh) và thu được kết
quả là:
Câu 1: Em đã từng sử dụng sơ đồ tư duy trong việc học các môn văn hóa ở
trường chưa?
Các phương án trả lời

Lớp 11D1

Lớp 11D2

Chưa từng sử dụng

5 hs - 13%

0 hs - 0%

Rất ít khi sử dụng

26 hs - 69 %

31 hs - 76%

5 hs - 13 %

10 hs - 24%

Thỉnh thoảng sử dụng

Trang 7



Thường xuyên sử dụng

2 hs - 5 %

0 hs - 0%

Câu 2: Em đã từng sử dụng sơ đồ tư duy trong việc học môn Văn ở trường chưa?
Các phương án trả lời

Lớp 11D1

Lớp 11D2

Chưa từng sử dụng

25 hs - 65%

23 hs - 56%

Rất ít khi sử dụng

9 hs - 24%

10 hs - 25%

Thỉnh thoảng sử dụng

3 hs - 8%


8 hs - 19%

Thường xuyên sử dụng

1 hs - 3%

0 hs - 0%

Câu 3: Theo em, sơ đồ tư duy có thể được sử dụng trong việc học môn Văn
không?
Các phương án trả lời

Lớp 11D1

Lớp 11D2

Không thể

3 hs - 8%

0 hs - 0%

Có thể

20 hs - 52%

25 hs - 61%

Cần thiết


9 hs - 24%

11 hs - 27%

Rất cần thiết

6 hs - 16%

5 hs - 12%

Câu 4: Theo em, sơ đồ tư duy có thể được sử dụng trong các tiết đọc - hiểu văn
học không?
Các phương án trả lời

Lớp 11D1

Lớp 11D2

Không thể

4 hs - 11%

5 hs - 12%

Có thể

18 hs - 47%

26 hs - 63%


Cần thiết

13 hs - 34%

8 hs - 20%

3 hs - 8%

2 hs - 5%

Rất cần thiết

Câu 5: Theo em, sơ đồ tư duy có thể được sử dụng trong nội dung nào của tiết
đọc - hiểu văn học?
Các phương án trả lời

Lớp 11D1

Lớp 11D2

Sơ đồ tư duy theo đề cương

6 hs - 16%

9 hs - 22%

Sơ đồ tư duy theo chương

6 hs - 16%


8 hs - 19%

Sơ đồ tư duy theo đoạn văn

10 hs - 26%

15 hs - 37%

Cả 3 loại sơ đồ tư duy trên

16 hs - 42%

9 hs - 22%

* Vì sao em cho là sử dụng sơ đồ tư duy đó thích hợp?
Đa số học sinh ở hai lớp đều trả lời do các loại sơ đồ tư duy đó giúp các em
củng cố và hệ thống lại những kiến thức trọng tâm của bài học, dễ tiếp thu bài và
nhanh thuộc bài…
Trang 8


Qua kết quả khảo sát trước thực nghiệm ở hai lớp 11D1 và 11D2, tôi nhận
thấy:
- Thứ nhất, tuy SĐTD đã khá phổ biến nhưng đối với học sinh lớp tơi khảo
sát vẫn cịn đa số rất ít khi sử dụng trong việc học các mơn văn hóa ở trường, thể
hiện qua tỉ lệ 69% (lớp 11D1) và 76% (lớp 11D2). Cá biệt có những học sinh cịn
trả lời chưa từng sử dụng - tỉ lệ 13% (lớp 11D1).
- Thứ hai, đối với việc học môn Văn: hầu hết học sinh chưa từng sử dụng
SĐTD ở trường: thể hiện qua tỉ lệ 65% (lớp 11D1) và 56% (lớp 11D2).
- Thứ ba, đa số học sinh đều có ý kiến cho rằng việc sử dụng SĐTD trong

học tập môn Văn là có thể - tỉ lệ 52% (lớp 11D1) và 61% (lớp 11D2), thậm chí là
cần thiết - tỉ lệ 24% (lớp 11D1) và 27% (lớp 11D2).
- Thứ tư, đối với các tiết đọc - hiểu văn học, có đến 47% (lớp 11D1) và tỉ lệ
63% (lớp 11D2) đồng ý việc áp dụng SĐTD, thậm chí là cần thiết - tỉ lệ 34% (lớp
11D1) và 20% (lớp 11D2). Và các em cũng nhận thức được những tiện ích trong
cách học Văn bằng SĐTD và biết sử dụng SĐTD trong những loại nội dung khác
nhau của các tiết đọc - hiểu văn học.
* Đối với giáo viên: Qua khảo sát 8 giáo viên trong tổ chuyên môn về việc
sử dụng SĐTD trong dạy học môn Ngữ văn, tôi thu được kết quả như sau:
- Có 6/8 thầy cơ khơng thường xun nghiên cứu, tìm hiểu về các dạng SĐTD
trong dạy học hiện nay.
- Có 5/8 thầy cơ rất ít khi sử dụng SĐTD trong việc dạy mơn Văn.
- Có 6/8 thầy cơ cho rằng việc sử dụng SĐTD trong dạy học môn Văn là phù hợp
với đặc trưng bộ môn.
- Theo các thầy cô, việc sử dụng SĐTD trong dạy học môn Văn thì sẽ phát huy tác
dụng ở các tiết dạy: Văn học sử (6/8), Đọc - hiểu văn học (4/8), Tiếng Việt (6/8),
Tập làm văn (3/8).
- Có 5/8 thầy cơ cảm thấy bình thường, 3/8 thầy cơ cảm thấy thích khi sử dụng
SĐTD trong các tiết dạy Văn.
- Đa số thầy cô đều đồng ý với quan điểm việc sử dụng SĐTD trong các tiết dạy
đọc - hiểu văn học sẽ giúp học sinh tóm lược đầy đủ và khoa học nội dung kiến
thức bài học; giúp học sinh dễ nhớ, dễ thuộc nội dung kiến thức bài học; giúp học
sinh dễ vận dụng nội dung kiến thức bài học vào làm bài kiểm tra; và giúp học sinh
phát huy sự chủ động, sáng tạo trong giờ học Văn.
Về lí do vì sao SĐTD chưa được sử dụng rộng rãi trong việc dạy học mơn
Văn hiện nay, có 6/8 thầy cơ đều cho rằng do giáo viên ngại dạy vì chưa quen với
cách dạy học mới. Và nếu hội đủ các điều kiện thuận lợi, có 7/8 thầy cơ sẽ thường
xuyên sử dụng SĐTD trong các tiết dạy học môn Văn của mình.
Như vậy, qua kết quả khảo sát đối với học sinh và giáo viên, ta có thể thấy
rằng hầu hết giáo viên và học sinh đều nhận thức được những lợi ích của việc sử

dụng SĐTD trong các tiết dạy và học môn Ngữ văn, đặc biệt là trong các tiết đọc Trang 9


hiểu. Các em đều ý thức được việc sử dụng SĐTD trong dạy học môn Văn sẽ giúp
các em nhanh chóng hệ thống lại những kiến thức trọng tâm cơ bản của bài học, dễ
tiếp thu bài và nhanh thuộc bài… Cịn các thầy cơ đều cho rằng việc sử dụng
SĐTD trong dạy học môn Văn sẽ không làm mất đi đặc trưng của bộ mơn mà cịn
giúp học sinh nhanh chóng nắm bắt nội dung bài học đồng thời phát huy được sự
chủ động, sáng tạo của các em và tất cả các thầy cô đều muốn sử dụng SĐTD trong
các tiết dạy của mình.
Vậy nguyên nhân nào khiến SĐTD chưa được sử dụng phổ biến trong các
tiết dạy học môn Ngữ văn, đặc biệt là trong những giờ đọc - hiểu? Dựa vào kết
quả khảo sát, ta có thể chỉ ra được một số nguyên nhân cơ bản: Trước hết, về phía
học sinh là do các em rất ít khi được thầy cô cho sử dụng SĐTD trong việc học tập
ở trường, đặc biệt đối với bộ môn Văn thì có rất nhiều. Từ đây tạo thành thói quen,
SĐTD chỉ dùng cho bộ môn tự nhiên, nhất là mơn Văn càng khơng thể có. Cịn về
phía giáo viên thì một thực tế có thật là ít giáo viên đầu tư nghiên cứu ứng dụng
cơng nghệ thơng tin, thói quen là dạy văn phải giàu ngơn từ, lời nói bóng bẩy, hàn
lâm,... Cịn muốn đầu tư SĐTD cho dạy học mơn Văn nói chung hay dạy đọc-hiểu
văn học nói riêng lại càng đòi hỏi giáo viên đầu tư cho bài giảng từ kiến thức
chuyên môn đến kỹ năng sử dụng SĐTD, mất nhiều thời gian. Đây là lý do dẫn
đến “ngại”, “lười” của một bộ phận giáo viên. Thực trạng này đã tồn tại đã khá lâu
trong việc dạy và học môn Ngữ văn và đã dẫn đến hệ quả là càng ngày học sinh
càng ít có hứng thú với việc học môn Văn, tỏ ra rất thụ động trong các giờ học
Văn. Cịn giáo viên thì rất vất vả trong việc truyền đạt kiến thức và tạo niềm say
mê của học sinh đối với môn học đầy giá trị nhân văn này.
Chính vì thực trạng trên, việc nghiên cứu “Sử dụng sơ đồ tư duy để nâng
cao hiệu quả giờ đọc - hiểu một số tác phẩm văn xi lãng mạn giai đoạn 1930
- 1945 trong chương trình Ngữ văn 11” là rất cần thiết để góp phần vào việc đổi
mới cách dạy và học môn Ngữ văn hiện nay, đáp ứng yêu cầu của tình hình mới.

3. Các biện pháp tiến hành
3.1. Trang bị cho học sinh một số kiến thức về sơ đồ tư duy
Nhất thiết giáo viên phải cho học sinh làm quen với SĐTD. Bởi vì thực tế
cho thấy rằng rất nhiều học sinh cũng chưa biết SĐTD là cái gì, cấu trúc ra sao và
vẽ như thế nào. Giáo viên nên giới thiệu cho học sinh về nguồn gốc, ý nghĩa hay
tác dụng của việc sử dụng bản đồ tư duy trong học tập môn Ngữ văn.
Giáo viên cần phải hướng dẫn cho học sinh cách vẽ một SĐTD. Để vẽ một
bản đồ tư duy hồn chỉnh, bao gồm có các bước cơ bản sau đây:
- Bước 1 : Vẽ chủ đề ở trung tâm.
Bước đầu tiên trong việc tạo ra một bản đồ tư duy là vẽ chủ đề ở trung tâm
trên một mảnh giấy.
Quy tắc vẽ chủ đề :
+ Vẽ chủ đề ở trung tâm để từ đó phát triển ra các ý khác.
+ Có thể tự do sử dụng tất cả màu sắc mà bạn thích.
Trang 10


+ Khơng nên đóng khung hoặc che chắn mất hình vẽ chủ đề vì chủ đề cần
được làm nổi bật dễ nhớ.
+ Có thể bổ sung từ ngữ vào hình vẽ chủ đề nếu chủ đề không rõ ràng.
- Bước 2 : Vẽ thêm các tiêu đề phụ.
Bước tiếp theo là vẽ thêm các tiêu đề phụ vào chủ đề trung tâm.
Quy tắc vẽ tiêu đề phụ :
+ Tiêu đề phụ nằm trên các nhánh dày để làm nổi bật.
+ Tiêu đề phụ nên được vẽ gắn liền với trung tâm.
+ Tiêu đề phụ nên được vẽ theo hướng chéo góc để nhiều nhánh phụ khác có
thể được vẽ tỏa ra một cách dễ dàng.
- Bước 3 : Trong từng tiêu đề phụ, vẽ thêm các ý chính và các chi tiết hỗ trợ.
Quy tắc vẽ ý chính và chi tiết hỗ trợ :
+ Nên tận dụng các từ khóa và hình ảnh.

+ Bất cứ lúc nào có thể, hãy dùng những biểu tượng, cách viết tắt để tiết kiệm
không gian vẽ và thời gian. Mọi người ai cũng có cách viết tắt riêng cho những từ
thơng dụng.
Mỗi từ khóa - hình ảnh nên được vẽ trên một đoạn gấp khúc riêng trên
nhánh. Tất cả các nhánh của một ý nên tỏa ra từ một điểm. Tất cả các nhánh tỏa ra
từ một điểm (thuộc cùng một ý) nên có cùng một màu. Chúng ta thay đổi màu sắc
khi đi từ một ý chính ra đến các ý phụ cụ thể hơn.
- Bước 4 : Ở bước cuối cùng này, hãy để trí tưởng tượng bay bổng bằng cách
thêm nhiều hình ảnh nhằm giúp các ý quan trọng thêm nổi bật, cũng như giúp lưu
chúng vào trí nhớ tốt hơn.
* Lưu ý học sinh những điều cần tránh khi ghi chép trên sơ đồ tư duy:
- Ghi lại nguyên cả đoạn văn dài dòng.
- Ghi chép quá nhiều ý vụn vặt không cần thiết.
- Dành quá nhiều thời gian để ghi chép.
* Luyện tập cho học sinh vẽ thử một sơ đồ tư duy:
Để củng cố hơn cho phần lý thuyết vừa trình bày, trước hết, giáo viên có thể
cung cấp cho học sinh một vài ví dụ minh họa
Ví dụ : Trong bài Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến Cách
mạng tháng Tám 1945, giáo viên sẽ đưa ra một sơ đồ tư duy để hệ thống hoá các
nội dung cơ bản của bài học này.

Trang 11


Sau đó, giáo viên có thể giao cho học sinh hoặc cùng học sinh xây dựng lên
một SĐTD về một trong những nội dung cơ bản của bài học trên. Và khi học sinh
vẽ xong SĐTD, giáo viên có thể để học sinh tự trình bày ý tưởng về SĐTD mà
mình vừa thực hiện được.
3.2. Giáo viên lập kế hoạch sử dụng sơ đồ tư duy trong các tiết đọc - hiểu một
số tác phẩm văn xuôi lãng mạn giai đoạn 1930 - 1945 chương trình lớp 11

- Đây là kế hoạch của phần nội dung mình định sử dụng SĐTD. Kế hoạch
này phải có từ đầu năm để giáo viên có thời gian đầu tư.
- Ở các tiết đọc - hiểu các tác phẩm văn xuôi lãng mạn giai đoạn 1930 - 1945
dạy bằng SĐTD, giáo viên phải có sự chuẩn bị chu đáo cho bài giảng, bao gồm các
công việc sau:
+ Soạn giáo án các tác phẩm sẽ dạy đảm bảo các bước lên lớp, thể hiện
được mục tiêu cần đạt về kiến thức, kĩ năng, thái độ của bài học.
+ Xác định các nội dung trọng tâm để thể hiện trên SĐTD.
+ Chọn SĐTD phù hợp để thể hiện nội dung bài giảng, sao cho SĐTD phục
vụ được cái mình cần đạt, cả kiến thức lẫn kĩ năng, thái độ.
Cụ thể: Trong tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam, sơ đồ tư duy không chỉ
sử dụng một tiết mà đến tiết thứ ba mới hoàn chỉnh (dạy trong 03 tiết). Hay trong
tác phẩm Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân, sơ đồ tư duy bài giảng sử dụng dạy
trong 02 tiết.
- Để dạy 02 tác phẩm này, trước hết, giáo viên cần soạn giáo án đầy đủ các
bước lên lớp, đảm bảo những yêu cầu về kiến thức, kĩ năng và thái độ.
- Sau đó, dựa vào nội dung bài giảng, giáo viên cần chuẩn bị một SĐTD vẽ
trước hệ thống toàn bộ kiến thức của bài học. Giáo viên có thể trao đổi với đồng
nghiệp về dạng SĐTD mình chọn để rút kinh nghiệm và nghiên cứu bổ sung thêm.

Trang 12


- Từ việc xác định như trên, giáo viên cũng đồng thời chuẩn bị cho học sinh
việc chủ động học và theo dõi kiến thức mỗi tiết.
Ví dụ: Để dạy tiết 01 tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam, sau khi soạn
giáo án bài giảng theo đúng các yêu cầu đặt ra thật cụ thể, chi tiết, giáo viên thiết
lập một SĐTD phù hợp, thể hiện rõ nội dung kiến thức bài học.
* Giáo án bài giảng Hai đứa trẻ của Thạch Lam (Tiết 01).


Tiết 35:

Đọc văn:

HAI ĐỨA TRẺ (Thạch Lam) (Tiết 01)

A. Mục tiêu bài học
MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Hiểu được sự cảm thông sâu sắc của Thạch Lam đối với cuộc sống quẩn quanh,
buồn tẻ của những người nghèo phố huyện và sự trân trọng của nhà văn trước
mong ước của họ về một cuộc sống tươi sáng hơn.
- Thấy được một vài nét độc đáo trong bút pháp của Thạch Lam
TRỌNG TÂM KIẾN THỨC KĨ NĂNG
Kiến thức
- Bức tranh phố huyện
- Niềm xót xa, thương cảm của nhà văn và sự trân trọng nâng niu những khát vọng
nhỏ bé nhưng tươi sáng của họ.
- Tác phẩm giàu yếu tố hiện thực, lãng mạn, chất thơ.
Kĩ năng
- Đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại
- Phân tích tâm trạng nhân vật theo đặc trưng thể loại
Thái độ:
- Tình cảm yêu mến đối với những kiếp người nghèo khổ trước CMT8.
- Đồng cảm và trân trọng những ước mơ nhỏ bé của họ.
B, Phương tiện thực hiện: SGK, SGV, thiết kế bài giảng
C, Cách thức tiến hành: GV tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp
đọc sáng tạo, phát vấn, trả lời câu hỏi, thảo luận
D, Tiến trình dạy học:
1, Ổn định lớp:
2, Kiểm tra bài cũ: Những đặc điểm cơ bản của VHVN từ đầu TK XX 

CMT8/1945? Q trình hiện đại hố diễn ra qua mấy bước? Đặc điểm và thành tựu
của mỗi bước? VH thời kì này có đóng góp như thế nào đối với nền VH dân tộc?
Trang 13


3, Giới thiệu bài mới: Trong những tác giả có nhiều đóng góp cho văn xi giai
đoạn 1930 – 1945, Thạch Lam là một cây bút có quan niệm văn chương lành
mạnh, tiến bộ và có biệt tài về truyện ngắn. Mỗi truyện của Thạch Lam như một
bài thơ trữ tình, giọng điệu điềm đạm, chất chứa tình cảm yêu mến của tác giả đối
với cảnh vật và con người. Truyện ngắn Hai đứa trẻ là một ví dụ.
TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
Gọi học sinh đọc phần tiểu dẫn và trình
bày những nét cơ bản về tác giả.

. Tuổi thơ sống nhiều tại quê
ngoại – phố huyện Cẩm Giàng
(Hải Dương) → 1 không gian
NT trở đi trở lại trong các TP
của ông.
. Là em ruột hai nhà văn Nhất
Linh, Hoàng Đạo và cả ba
người đều là thành viên chủ
chốt của nhóm Tự lực văn
đồn.
.Ơng mất ngày 28 tháng 6 năm 1942 vì
căn bệnh lao phổi khi mới 32 tuổi.

. Ý kiến của Nguyễn Tuân: “Ngày này đọc
lại Thạch Lam, vẫn thấy đầy đủ cái dư vị
và cái nhã thú của những tác phẩm có cốt

cách và phẩm chất văn học”.

NỘI DUNG CẦN ĐẠT
I. TIỂU DẪN
1.Tác giả:
* Con người: (1901-1942)
- Tên khai sinh: Nguyễn Tường Vinh (sau đổi
thành Nguyễn Tường Lân)
- Sinh tại Hà Nội trong 1 gia đình cơng chức
gốc quan lại.
- Là người đôn hậu, điềm đạm và rất đỗi tinh
tế.
- Là thành viên của nhóm Tự lực văn đồn, là
cây bút chủ chốt của các báo Phong hóa, Ngày
nay…
* Sự nghiệp:
- Đề tài: viết nhiều về cuộc sống và con người
nơi phố huyện, ngoại ô.
- Phong cách NT: độc đáo
+ Có biệt tài về truyện ngắn - truyện khơng có
cốt truyện,
+ Đi sâu khai thác thế giới nội tâm nhân vật.
+ Hai yếu tố hiện thực và trữ tình luôn đan
xen
+ Lời văn nhẹ nhàng, đằm thắm, giàu chất
thơ. Mỗi truyện như một bài thơ trữ tình đượm
buồn.
- Tác phẩm chính: sgk
+ Truyện ngắn: Gió đầu mùa (1937), Nắng trong
vườn, Sợi tóc.

+ Tiểu thuyết : Ngày mới (1939)
+ Tập tiểu luận: Theo dòng (1941)
+ Tùy bút: Hà Nội băm sáu phố phường (1943)

. Em hãy trình bày xuất xứ của TP?

2. Tác phẩm:
a. Xuất xứ :
- Trích trong tập truyện Nắng trong vườn –
xuất bản 1938
- Là 1 truyện ngắn rất tiêu biểu cho phong cách
NT của T.Lam.
b. Tóm tắt:

. Em hãy tóm tắt nội dung cơ bản của - Truyện viết về cuộc sống tối tăm nghèo nàn của

Trang 14


truyện?

những người lao động nghèo ở một phố huyện nhỏ bé.
- Liên và An đã từng có một cuộc sống đầy đủ vui vẻ ở
Hà Nội. Do gia đình sa sút, hai đứa trẻ phải về sống nơi
phố huyện có một cái ga xép nhỏ, được cha mẹ giao
cho trông coi một cửa hàng tạp hóa nhỏ.
- Nhịp sống nơi đây rất buồn tẻ, đơn điệu, ngập chìm
trong bóng tối với những con người như mẹ con chị Tí,
bác Siêu, vợ chồng bác Xẩm, bà cụ Thi.. Cuộc sống
của họ cũng có chung một mẫu số là bé nhỏ, nghèo

khổ, đáng thương...
- Thế nhưng chừng ấy người sống trong bóng tối vẫn
hy vọng cái gì đó tươi sáng hơn. Mong ước ấy được thể
hiện qua việc họ cố thức để trông chờ chuyến tàu đêm
từ Hà Nội về chạy qua phố huyện.
- Chuyến tàu mang theo những ánh sáng rực rỡ, những
âm thanh sôi động, ầm ầm chạy vụt qua rồi im tiếng
trong màn đêm sâu thẳm. Rồi sau đó, Liên cũng ngập
. GV giới thiệu cho HS về cuốn “Hồi dần vào giấc ngủ yên tĩnh.
ký về gia đình Nguyễn- Tường” của
Nguyễn Thị Thế để thấy nhân vật,
khung cảnh, tâm trạng trong HĐT là có
thật…
Gia đình TL có 1 thời kì khốn khó, nghèo
túng khi ba TL mất, mẹ TL 1 mình ni 7
ng con ăn học tử tế bằng cái nghề cân gạo
trong cái phố huyện buồn tẻ ở Cẩm Giàng.
Niềm an ủi duy nhất của bà là các con học
hành ngày càng tiến bộ.

. E hãy phân chia bố cục của TP?

. Cảnh chiều tàn nơi phố huyện hiện
lên ntn qua ngòi bút của TL?
. E hãy tìm những chi tiết ( âm thanh,
h/ả, màu sắc..) tả cảnh phố huyện khi
chiều xuống?
. Âm thanh của phố huyện đc miêu tả
qua những chi tiết nào? Nhận xét về
những âth đó? Tác giả đã sử dụng NT

gì để miêu tả â thanh? Tác dụng?

. E có nhận xét gì về những chi tiết
miêu tả h/ả, màu sắc? NT? Tác dụng?

c. Bối cảnh của truyện: Phố huyện Cẩm
Giàng (Hải Dương) – quê ngoại của nhà văn –
nơi ông đã từng sống lúc tuổi thơ
d. Bố cục: 3 phần
- Đoạn 1 ( Từ đầu – phía làng): Cảnh phố
huyện khi chiều xuống.
- Đoạn 2 (tiếp – không hiểu): Cảnh phố huyện
lúc đêm về
- Đoạn 3 (còn lại): Cảnh chờ tàu của hai đứa
trẻ.
II. ĐỌC - HIỂU
1. Cảnh phố huyện khi chiều xuống:
a. Cảnh chiều tàn:
- Âm thanh:
+ Tiếng trống thu không từng tiếng một vang ra
để gọi buổi chiều
+ Văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngồi
ruộng theo gió nhẹ đưa vào .
+ Muỗi bắt đầu vo ve.
-> NT: Miêu tả tỉ mỉ, cụ thể những thay đổi,
chuyển động của ngoại cảnh - bước đi chậm rãi
của thời gian
-> Nhịp sống buồn bã, tẻ nhạt của phố huyện
lúc chiều tối.
- Hình ảnh, màu sắc:

+ phương tây đỏ rực như lửa cháy
+ đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn
+ dãy tre làng trước mặt đen lại, cắt hình rõ
rệt trên nền trời
Trang 15


. Qua những yếu tố về ÂT, H/Ả, AS,
em có cảm nhận gì về cảnh chiều tàn
nơi phố huyện?

Cảnh chợ tàn được t/g khắc
họa qua những chi tiết nào?
NT miêu tả? Nhận xét tác
dụng?
.

. Những con người bé nhỏ của
phố huyện nghèo này là những
ai? Họ có cuộc sống ntn?

. Em hãy chỉ ra điểm chung
của những mảnh đời này?
Họ đã phải sống một cuộc đời tẻ nhạt, bằng
phẳng như Huy Cận từng nói:

+ Những nguồn ánh sáng ấy… cát lấp lánh
từng chỗ… những hòn đá nhỏ một bên sáng
một bên tối.
-> NT so sánh, tương phản

-> AS nơi phố huyện đang yếu đi bởi sự chiếm
lĩnh của bóng tối.
 Một “bức hoạ đồng quê”: yên tĩnh, bình
dị, thơ mộng nhưng đượm buồn, tàn tạ và
đơn điệu.
b. Cảnh chợ tàn và những kiếp người tàn tạ:
- Cảnh chợ tàn:
+ ÂT: người về hết, tiếng ồn ào cũng mất,
+ H/ả: trên đất chỉ còn rác rưởi, vỏ bưởi vỏ
thị, lá nhãn và lá mía, một vài người bán hàng
về muộn..
+ Mùi vị: một mùi âm ẩm bốc lên… do hơi
nóng của ban ngày lẫn với mùi cát bụi …
→ NT tương phản giữa còn và mất, giữa động
và tĩnh
-> Sự xác xơ, tiêu điều của một buổi chợ
phiên nghèo đã vãn - không gian làng quê
VN trước CMT8.
- Những kiếp người tàn tạ:
+ Mấy đứa trẻ con nhà nghèo: đang tìm tịi,
nhặt nhạnh những thứ cịn sót lại ở chợ (thanh
nứa, thanh tre hay bất cứ cái gì đó cịn có thể
dùng được);
+ Mẹ con chị Tí: ban ngày thì mị cua, bắt ốc,
tối đến dọn cái hàng nước nhỏ; chị “chả kiếm
được bao nhiêu nhưng chiều nào chị cũng dọn
hàng, từ chập tối cho đến đêm”.
+ Bà cụ Thi: điên, vẫn hay mua rượu ở hàng L
với tiếng cười khanh khách và dáng đi “lần vào
bóng tối”

+ Chị em Liên: ngồi trên một cái chõng nát,
trông coi một cửa hàng tạp hóa nhỏ xíu, bn
bán chẳng được bao nhiêu (dù là chợ phiên, họ
mua chịu nửa bánh xà phòng, bán đong hơn
một ngấn rượu trong chiếc cút bé nhỏ …)
 Mỗi người một cảnh ngộ, một cách kiếm
sống nhưng họ đều có chung 1 số phận:
nghèo khổ, bế tắc, tàn lụi. Họ đang chìm dần
vào trong bóng đêm của phố huyện, tù mù như
những cái bóng, mịn mỏi, quẩn quanh trong bế
Trang 16


Quanh quẩn mãi giữa vài ba dáng điệu
Tới hay lui vẫn từng ấy mặt người
Vì quá quen nên quá đỗi buồn cười
Mơi nhắc lại chỉ có ngần ấy chuyện.
(Quanh quẩn)

tắc, khơng biết cuộc đời sẽ đi đâu về đâu.
 Tình cảnh chung của người dân nghèo VN
trước CMT8.
c. Nhân vật Liên:
. L là 1 cơ gái có hồn cảnh * Hoàn cảnh:
- Cha mất việc, mẹ làm hàng xáo, kinh tế gia
ntn?
đình sa sút.
- Chuyển từ Hà Nội về phố huyện nghèo sinh
sống.
- Được giao trông coi cửa hàng tạp hóa nhỏ.

 nghèo túng, khó khăn nhưng rất hiếu thảo,
đảm đang, có trách nhiệm.
* Tâm trạng:
- Nhìn cảnh phố huyện về chiều : Liên cảm
.Trước cảnh ngày tàn và những kiếp thấy “lòng buồn man mác trước cái giờ khắc
người tàn tạ, tâm trạng của Liên thế của ngày tàn”, cảm nhận “mùi riêng của đất
nào? Tìm chi tiết miêu tả?
của quê hương này”.
- Đối với những người nghèo nơi phố huyện:
+ Xót thương cho những đứa trẻ con nhà
nghèo “L trơng thấy động lịng thương nhưng
chính chị cũng khơng có tiền để cho chúng nó”
+ Thơng cảm với nỗi vất vả của mẹ con chị Tí
(thể hiện qua lời văn, giọng văn: Ngày đi mị
cua…. Chị Tí chả kiếm được bao nhiêu)
+ Tuy sợ nhưng rất thương cảm với hồn cảnh
của cụ Thi (lần nào cũng rót đầy rượu cho cụ ‘e
.Qua những chi tiết trên em cảm nhận L thảo nhỉ. Hơm nay lại rót đầy cho chị đây’)
gì về Liên (đời sống và tâm hồn) ?
 Liên là một cơ bé có tấm lịng nhân hậu,
. Nhận xét NT miêu tả đời yêu thương con người, biết quan tâm, chia sẻ
và cảm thông với người khác.
sống nội tâm L của tác giả?
 NT: Miêu tả nội tâm nhân vật sâu sắc, giàu
cảm xúc. Nhà văn đã đi sâu và phát hiện những
cảm xúc tâm hồn của 1 cơ gái mới lớn có đơi
mắt u buồn, rất nhạy cảm trước những chuyển
biến của sự vật, thay đổi của cuộc đời.
 Thái độ t/g: xót thương, day dứt với những
kiếp người nghèo khổ, hi vọng đợi chờ một

ngày mai tươi sáng sẽ đến với họ.
4.Củng cố: Nắm được những chi tiết (về cảnh, người) trong bức tranh phố huyện
lúc chiều tàn.
5.Dặn dò: Học bài. Chuẩn bị bài mới: Hai đứa trẻ - Thạch Lam (Tiết 2,3).
* Sơ đồ tư duy bài giảng Hai đứa trẻ - Thạch Lam (Tiết 01).

Trang 17


Sơ đồ tư duy trên tóm lược những ý chính của bài giảng Hai đứa trẻ trong
tiết 01. Giáo viên có thể nghiên cứu, chỉnh sửa, hồn thiện dần để hệ thống kiến
thức trên SĐTD được trình bày một cách logic, khoa học, giúp học sinh nhanh
chóng nắm được nội dung bài học. Và sau 03 tiết dạy, giáo viên sẽ có một SĐTD
hồn chỉnh của tồn bộ nội dung bài giảng Hai đứa trẻ của Thạch Lam.
Trang 18


3.3. Tiến hành thực nghiệm
Để chứng minh kết quả của đề tài “Sử dụng sơ đồ tư duy để nâng cao
hiệu quả giờ đọc - hiểu một số tác phẩm văn xuôi lãng mạn giai đoạn 1930 1945 trong chương trình Ngữ văn 11”, trong học kỳ I năm học 2013 - 2014,
tôi đã chọn hai lớp 11 đang dạy 11D1 và 11D2 làm đối tượng thực nghiệm. Đây
là hai lớp có số lượng học sinh gần bằng nhau (11D1: 38 học sinh; 11D2: 41 học
sinh) và có trình độ tương đương nhau - đều là những lớp có lực học Trung bình
- Khá của khối 11.
Cụ thể:
+ Lớp 11D1 là lớp thực nghiệm (có sử dụng SĐTD trong quá trình dạy
học).
+ Lớp 11D2 là lớp đối chứng (dạy bình thường, khơng sử dụng SĐTD
trong q trình dạy học).
Bài dạy là:

1/ Tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam
- Giáo án bài giảng (xem Phụ lục).
- Sơ đồ tư duy bài giảng tác phẩm Hai đứa trẻ - Thạch Lam (dạy trong 03 tiết)
(Hình trang 18).
2/ Tác phẩm Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân
- Giáo án bài giảng (xem Phụ lục).
- Sơ đồ tư duy bài giảng tác phẩm Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân (dạy trong
02 tiết) (Hình trang 19).
Qua thực tế thực nghiệm 02 bài trên, tôi nhận thấy rằng các tác phẩm văn
xuôi lãng mạn giai đoạn 1930 - 1945 có dung lượng kiến thức lớn do đó mỗi tác
phẩm đều có số tiết phù hợp để dạy trên lớp. Cụ thể, tác phẩm Hai đứa trẻ
(Thạch Lam) dạy trong 03 tiết, còn tác phẩm Chữ người tử từ (Nguyễn Tn)
dạy trong 02 tiết.
Chính vì dung lượng kiến thức ở mỗi tác phẩm nhiều như vậy nên học
sinh rất khó khăn trong việc nhớ và học thuộc tất cả nội dung kiến thức bài học.
Bởi vậy, để giúp các em dễ dàng nắm được nội dung bài học, tôi đã kết hợp sử
dụng SĐTD trong quá trình giảng dạy. Cụ thể, sau khi dạy xong mỗi phần của
tác phẩm, tôi liền hệ thống nội dung kiến thức vừa dạy bằng một SĐTD trên 01
bảng phụ hoặc trên màn hình máy chiếu (nếu dạy ở phịng máy). Cứ như vậy,
khi xong các phần nội dung cần tìm hiểu của một tác phẩm thì tơi cũng có một
SĐTD hoàn chỉnh về hệ thống nội dung kiến thức của tác phẩm đó.
Đồng thời, để củng cố hơn, tơi cũng yêu cầu học sinh về nhà tự hệ thống
kiến thức vừa học bằng SĐTD trên một tờ giấy trong đó thể hiện đầy đủ các
kiến thức cơ bản của bài học và mối liên hệ của chúng theo cách riêng của từng
em (sẽ kiểm tra vào giờ học sau).
Với việc học các tiết đọc - hiểu mà giáo viên có sử dụng SĐTD kết hợp
với việc học sinh tự hệ thống hóa nội dung kiến thức tác phẩm bằng SĐTD, học
sinh sẽ dễ nhớ, dễ thuộc nội dung bài học, đồng thời phát huy sự chủ động, sáng
tạo khi tự thiết kế một SĐTD theo cách riêng của mình.
Trang 19



Trang 20


Trang 21


4. Kết quả
Qua việc dạy học các tiết đọc - hiểu bằng SĐTD mà trực tiếp là 02 bài
học trên, chúng tôi thu được kết quả ở hai phương diện:
* Thứ nhất là tăng sự hứng thú của học sinh trong các giờ đọc - hiểu.
Điều này được thể hiện qua 02 kết quả khảo sát như sau:
+ Trong giờ học, quan sát tần suất giơ tay của học sinh cho thấy, ở lớp đối
chứng, suốt 40 phút, dù tôi cố tình hỏi và gợi ý thì cũng chỉ có 7 học sinh phát
biểu. Thái độ có phần ít tập trung. Nhưng với lớp thực nghiệm, các em chú ý
học bài hơn, cùng những câu hỏi như nhau nhưng có đến 15 lần học sinh phát
biểu, số câu trả lời đúng nhiều hơn.
+ Sau thực nghiệm chúng tôi tiến hành phát phiếu khảo sát đối với học
sinh lớp 11D1 (38 học sinh) - lớp thực nghiệm. Kết quả thu đươc như sau:
- Về thái độ của học sinh, có đến 19 hs - 50% học sinh trong lớp có thái
độ thích thú và 5 hs - 13% rất thích thú các tiết học văn bằng SĐTD.
- Về quan niệm có thể sử dụng SĐTD trong dạy học mơn Văn thì có đến
28 hs - 74% học sinh trong lớp cho rằng SĐTD có thể được sử dụng trong các
tiết dạy Đọc - hiểu văn học. Tỉ lệ này cao gấp nhiều lần so với việc sử dụng
SĐTD trong các tiết Văn học sử (7hs - 18%), Tiếng Việt (9 hs - 24%), Tập làm
văn (4 hs - 11%).
- Về quan điểm của học sinh đối với các tiết đọc - hiểu có sử dụng SĐTD:
có đến 23 hs - 61% học sinh trong lớp cho rằng sử dụng SĐTD trong các tiết đọc
- hiểu Văn học là có phù hợp, đặc biệt có 8 hs - 21% khẳng định là rất phù hợp.

- Về nhận thức những ưu điểm khi sử dụng SĐTD trong các tiết đọc hiểu: Đa số học sinh đều nhận thức được những ưu điểm khi sử dụng SĐTD
trong các tiết đọc - hiểu Văn học. Cụ thể:
. Có đến 36 hs - tỉ lệ 95% cho rằng SĐTD giúp học sinh dễ tóm tắt nội
dung kiến thức bài học.
. Có 34 hs - tỉ lệ 89% cho rằng SĐTD giúp học sinh dễ nhớ nội dung bài
học.
. Có 31 hs - tỉ lệ 82% cho rằng SĐTD giúp học sinh phát huy sự chủ động,
sáng tạo trong giờ học Văn.
. Và có 27 hs - tỉ lệ 71% cho rằng SĐTD giúp học sinh dễ vận dụng nội
dung kiến thức bài học vào làm bài kiểm tra.
Qua kết quả khảo sát, ta có thể thấy, đa số học sinh đều thích thú với việc
dạy học Ngữ văn bằng SĐTD, đặc biệt là trong các tiết đọc - hiểu Văn học và
các học sinh đều nhận thức được những ích lợi của việc sử dụng SĐTD trong
các tiết đọc - hiểu Văn học.
* Thứ hai là tăng cường khả năng ghi nhớ, vận dụng kiến thức để làm
tốt các bài kiểm tra.
Điều này được kiểm định qua việc đối chiếu kết quả bài kiểm tra 15 phút
giữa lớp dạy thực nghiệm 11D1 và lớp đối chứng 11D2 sau khi học xong các tác
phẩm. Cụ thể như sau:
- Sau khi học xong tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam, tôi cho học
sinh ở hai lớp làm bài kiểm tra 15 phút.
Trang 22


+ Câu hỏi: Em hãy nêu lí do hai chị em Liên và An trong tác phẩm Hai
đứa trẻ của Thạch Lam cố thức để chờ chuyến tàu hằng đêm đi qua phố huyện
nghèo? Ý nghĩa hình ảnh đồn tàu?
+ Kết quả bài kiểm tra ở hai lớp:
Xếp
Lớp 11D1

Lớp 11D2
loại
SL
SL
%
%
Giỏi
13
8
34%
20%
Khá
20
18
53%
44%
TB
5
15
13%
37%
Yếu
0
0
0%
0%
- Sau khi học xong tác phẩm Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân, tôi cho
học sinh ở hai lớp làm bài kiểm tra 15 phút.
+ Câu hỏi: Em hãy lí giải vì sao cảnh Huấn Cao cho chữ viên quản ngục
ở cuối truyện ngắn Chữ người tử tù được Nguyễn Tuân gọi là “cảnh tượng xưa

nay chưa từng có”?
+ Kết quả bài kiểm tra:
Xếp
Lớp 11D1
Lớp 11D2
loại
SL
SL
%
%
Giỏi
14
10
37%
24%
Khá
18
16
47%
39%
TB
6
15
16%
37%
Yếu
0
0
0%
0%

Dựa vào số liệu thống kê điểm kiểm tra, ta thấy tỉ lệ học sinh đạt điểm
loại Giỏi và Khá ở lớp dạy thực nghiệm - 11D1 cao hơn so với lớp đối chứng 11D2 ở cả hai lần kiểm tra.
Đồng thời, qua các bài kiểm tra của học sinh lớp dạy thực nghiệm, tôi còn
thấy được khả năng tưởng tượng bay bổng, sự sáng tạo thông minh của các em
khi vẽ một SĐTD để trình bày ý tưởng của mình.

Trang 23


III. KẾT LUẬN
1. Kết luận
Bản chất của việc dạy học là làm cho học sinh chủ động tiếp thu, dễ hiểu,
dễ nhớ kiến thức. Học sinh tiếp thu kiến thức khơng phải chỉ thơng qua kênh
nghe, kênh nhìn mà cịn phải được tham gia thực hành ngay trên lớp hoặc được
vận dụng, trao đổi thể hiện suy nghĩ, chính kiến của mình. Từ xa xưa, người
phương Đơng đã có câu: “Tơi nghe thì tơi qn, tơi nhìn thì tơi nhớ, tơi làm thì
tơi hiểu”. Những kết quả nghiên cứu khoa học hiện đại cũng đã cho thấy, học
sinh chỉ có thể nhớ được 5% nội dung kiến thức thông qua đọc tài liệu. Nếu ngồi
thụ động nghe thầy giảng thì nhớ được 15% nội dung kiến thức. Nếu quan sát có
thể nhớ 20%. Kết hợp nghe và nhìn thì nhớ được 25%. Thơng qua thảo luận với
nhau, học sinh có thể nhớ được 55%. Nhưng nếu học sinh được trực tiếp tham
gia vào các hoạt động để qua đó tiếp thu kiến thức thì có khả năng nhớ tới 75%.
Cịn nếu giảng lại cho người khác thì có thể nhớ tới được 90%. Vì vậy, việc sử
dụng SĐTD giúp học sinh học tập một cách tích cực, huy động tối đa tiềm năng
của bộ não; giúp cho mỗi người phát triển khả năng thẩm mỹ do việc thiết kế nó
phải bố cục màu sắc, đường nét, các nhánh, sắp xếp các ý tưởng một cách khoa
học, logic, dễ hiểu. Sử dụng SĐTD góp phần đổi mới phương pháp dạy học theo
hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Đồng thời, việc
học sinh tự vẽ SĐTD cịn giúp phát triển năng khiếu hội họa, sở thích của học
sinh. Các em được tự do lựa chọn màu sắc (xanh, đỏ, vàng, tím,…), đường nét

(đậm, nhạt, thẳng, cong…), tự “sáng tác” “tác phẩm” của mình nên trên mỗi
SĐTD thể hiện rõ cách hiểu, cách trình bày kiến thức của từng học sinh và
SĐTD do các em tự thiết kế nên các em sẽ yêu quí, trân trọng “tác phẩm” của
mình.
Trong các tiết đọc - hiểu theo cách dạy truyền thống, giáo viên làm việc là
chủ yếu thông qua các phương pháp như thuyết giảng, phát vấn... Cách dạy này
sẽ khơng thu hút tồn bộ học sinh tập trung vào bài học, học sinh cảm thấy chán
nản vì lượng kiến thức phải chép và học thuộc quá nhiều. Điều này sẽ dẫn đến
sự thụ động, chỉ biết học vẹt theo những gì đã chép trên lớp hay học một cách
đối phó... Thực trạng này tồn tại khá phổ biến trong việc dạy học môn Ngữ văn
từ trước đến nay. Chính vì thế, việc sử dụng SĐTD trong các tiết dạy học môn
Ngữ văn sẽ giúp giáo viên khắc phục được thực trạng trên. Và thực tế hiện nay,
ngày càng có nhiều giáo viên đã mạnh dạn sử dụng SĐTD trong các tiết đọc hiểu văn học nhằm đem lại khơng khí sơi nổi trong các giờ học, tạo sự chủ động
tích cực của học sinh và giúp học sinh lĩnh hội nhanh và chắc kiến thức mà giáo
viên truyền đạt.
Qua thời gian thực hiện giải pháp ‘Sử dụng sơ đồ tư duy để nâng cao
hiệu quả giờ đọc - hiểu một số tác phẩm văn xuôi lãng mạn giai đoạn 19301945”, tôi nhận thấy các tiết dạy đọc - hiểu đạt hiệu quả cao hơn, việc tiếp thu
bài học của học sinh khơng cịn nhàm chán nữa mà phát huy được khả năng tư
duy logic, liên hệ, liên tưởng, sáng tạo của học sinh. Các em đã làm chủ việc
Trang 24


tiếp thu kiến thức của mình. Khi sử dụng SĐTD trong các tiết dạy đọc - hiểu, tất
cả học sinh đều phải tập trung theo dõi nội dung bài học và phải động não để
nảy sinh ý tưởng trình bày nội dung bài học bằng cách vẽ nào là hợp lí nhất. Học
sinh sẽ tự khám phá và khi ý tưởng hoàn chỉnh, được giáo viên và các bạn ngợi
khen, các em sẽ phấn khởi rất nhiều và hứng thú hơn đối với mơn học.
Mỗi học sinh có một tính cách, một ý tưởng rất khác nhau khi trình bày
sơ đồ tư duy của mình nhưng điều quan trọng là các em ghi nhớ lâu kiến thức
bài học, biết vận dụng kiến thức bài học vào làm bài kiểm tra, phát huy tính tích

cực, chủ động, sáng tạo trong giờ học. Còn giáo viên đứng lớp cảm thấy hào
hứng với cách dạy mới vì được học sinh hưởng ứng, ủng hộ nhiệt tình và đáp
ứng được mục đích của việc dạy học. Đó là động lực để các thầy cơ chuyên tâm
vào sự nghiệp trồng người của mình hơn nữa.
2. Ý kiến đề xuất
Qua việc vận dụng giải pháp ‘Sử dụng sơ đồ tư duy để nâng cao hiệu
quả giờ đọc - hiểu một số tác phẩm văn xuôi lãng mạn giai đoạn 1930-1945”
cho học sinh lớp 11 trường THPT Lý Tự Trọng, tôi xin rút ra một số kiến nghị
sau:
Thứ nhất đối với đối với học sinh:
- Học sinh là một tương tác cho giáo viên thực hiện kế hoạch lên lớp, cho
nên, học sinh phải tích cực, tự giác, cũng như tăng cường giao lưu học hỏi một
cách khiêm tốn ở thầy cô, bạn bè về việc vẽ, học và ghi chép với SĐTD.
- Cần rèn luyện kỹ năng thực hiện SĐTD trong việc học các môn văn hóa
ở trường cũng như trong việc lên kế hoạch học tập và sinh hoạt hằng ngày.
Thứ hai là đối với giáo viên:
- Muốn vận dụng SĐTD trước hết phải có nghiên cứu, rèn luyện kỹ năng xây
dựng về SĐTD, phải chọn lọc loại sơ đồ phù hợp cho bài, mục bài... Cần có sự
cân nhắc khi ứng dụng SĐTD vào việc soạn, giảng, kiểm tra đánh giá, tổ chức
hoạt động cho học sinh, tránh lạm dụng; nhất là đối với bộ môn Ngữ văn.
- Cần xác định đúng kiến thức cơ bản, trọng tâm để thiết kế SĐTD tức là phải
biết chọn lọc những ý cơ bản, những kiến thức thật cần thiết.
- Cần đầu tư thời gian hợp lí vào việc soạn bài, lập trước các sơ đồ cần thiết
cho tất cả các khâu của quá trình lên lớp đối với từng bài học.
Thứ ba là đối với tổ chuyên môn
- Trong sinh hoạt chuyên môn nên dành thời gian trao đổi kinh nghiệm
giảng dạy bằng SĐTD vào thảo luận trong các buổi họp tổ, họp nhóm để
mọi giáo viên trong tổ quen dần với cách dạy mới và vận dụng vào việc dạy
học trên lớp.


Trang 25


×