Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Phân tích tình hình tac chính của BigC.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (348.55 KB, 25 trang )

I/Giới thiệu về Big C :
1. Thông tin sơ lược :
Hệ thống siêu thị Big C hoạt động kinh doanh theo mô hình “Trung tâm thương mại” hay
“Đại siêu thị”, là hình thức kinh doanh bán lẻ hiện đại đang được Tập đoàn Casino (Tập
đoàn mẹ của Big C) triển khai. Casino là một trong những tập đoàn bán lẻ hàng đầu thế
giới, với hơn 200.000 nhân viên làm việc tại hơn 11.000 chi nhánh, tại Việt Nam, Thái
Lan, Argentina, Uruguay, Brazil, Columbia, Pháp, Madagascar và Mauritius.
Hiện tại, Big C Việt Nam có tổng cộng 10 cửa hàng trên toàn quốc.
Thương hiệu « Big C » thể hiện hai tiêu chí quan trọng nhất trong đinh hướng kinh
doanh và chiến lược để thành công của chúng tôi.
« Big » có nghĩa tiếng Việt là “To lớn”, điều đó thể hiện quy mô lớn của các cửa hàng và
sự lựa chọn rông lớn về hàng hóa mà chung tôi cung cấp. Hiện tại, mỗi Big C có khoảng
hơn 40.000 mặt hàng để đáp ứng cho nhu cầu của Khách hàng.
« C » là cách viết tắt của chữ “Customer” (Tiếng Anh), có nghĩa tiếng Việt là “Khách
hàng”, Chữ “C” đề cập đến những Khách hàng thân thiết của chúng tôi, họ là chìa khóa
dẫn đến thành công trong chiến lược kinh doanh của Big C.
Với sự nỗ lực không ngừng của tập thể trên 3.600 thành viên, Big C tự hào giới thiệu đến
người tiêu dùng trên toàn quốc những không gian mua sắm hiện đại, thoáng mát, thoải
mái với chủng loại hàng hóa đa dạng, phong phú, chất lượng kiểm soát và giá cả hợp lý,
đi cùng với những dịch vụ khách hàng thật hiệu quả. Bên cạnh đó, tất cả các cửa hàng
Big C trên toàn quốc đều cung cấp những kinh nghiệm mua sắm với nhiều dịch vụ tiện
ích cho Khách hàng.
Xác định các hoạt động kinh doanh chiến lược (SBU) :
1. Gian hàng cho thuê
2.Cung ứng hàng hóa
3.Dịch vụ
2.Hệ thống Siêu thị Big C :
Tại các trung tâm thương mại và đại siêu thị Big C, phần lớn không gian được dành cho
hàng tiêu dùng và thực phẩm với giá rẻ và chất lượng cao.
Hành lang thương mại Big C cung cấp không gian cho thuê bên trong và ngoài đại siêu
thị Big C để các doanh nghiệp có thể tự kinh doanh tại Big C. Tuy nhiên, những hàng hóa


và dịch vụ kinh doanh trong khu vực này cần phải tạo được sự khác biệt với những sản
phẩm được bày bán trong các đại siêu thị Big C. Nhờ đó, Khách hàng đến mua sắm tại
Big C có thể lựa chọn mỗi sản phẩm và dịch vụ tiện ích chỉ tại một nơi nhất định, góp
phần tăng kinh nghiệm mua sắm của
khách hàng tại Big C.
Hoạt động kinh doanh tại các Hành lang thương mại Big C có thể chia ra thành 4 nhóm
chính:
• Ăn – uống: nhà hàng, khu thức ăn nhanh, khu ẩm thực.
• Giải trí: rạp chiếu phim, quầy karaoke, và sân chơi dành cho thiếu nhi.
• Những cửa hàng khác: nhà sách, cửa hàng quần áo, cửa hàng điện thoại, điện tử.
• Dịch vụ: Máy rút tiền tự động (ATM)...
3. Giá trị doanh nghiệp
Tầm nhìn
Nuôi dưỡng một thế giới đa dạng
Nhiệm vụ
Là điểm đến của người tiêu dùng và là nhà bán lẻ tốt nhất làm hài lòng quý Khách Hàng.
5 giá trị của Big C :
II/PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI :
1. Ngành kinh doanh của doanh nghiệp :
BigC là Hệ thống siêu thị Big C hoạt động kinh doanh theo mô hình “Trung tâm thương
mại” hay “Đại siêu thị”, là hình thức kinh doanh bán lẻ hiện đại.
Sự phát triển của ngành bán lẻ Việt Nam:
Tốc độ tăng trưởng năm 2007: tăng 25 – 27%
Tốc độ tăng trưởng năm 2008: tăng 55% so với năm 2007
Tốc độ tăng trưởng năm 2009: tăng 18,6 % so với năm 2008
 Tốc độ tăng trưởng năm 2010: tăng 25% so với năm 2009.
→ Ngành bán lẻ VN đang trong thời kì phát triển
Hiện nay ngành bán lẻ tại nước ta đang trong chu kỳ tăng trưởng với mức tăng trưởng
vượt bậc. Tính đến tháng 6/2009 Việt Nam đã tăng 2 bậc trong bản báo cáo thươngniên
của 211 nền kinh tế của Planet Retail, vượt qua cả Newzealand, phần Lan ,... Điều này

cho thấy ngành bán lẻ đang phát triển mạnh mã với nhiều phân khúc ở dạng tiềm năng.
Tính hết 5 tháng đầu năm 2010, doanh thu thị trường bán lẻ đạt 621.416 tỷ đồng, tăng
27,1% so cùng kỳ năm trước (sau khi loại trừ yếu tố tăng giá, mức tăng này vẫn đạt
khoảng 16%). Hoạt động phân phối - bán lẻ đóng góp khoảng 14% GDP, sử dụng hơn 5
triệu lao động, cao nhất trong các ngành dịch vụ.
BigC xuất hiện tại Việt Nam từ năm 1998. cho tới nay BigC đã có 11 chi nhánh : BigC
Thăng Long. BigC Garden. BigC hải Phòng. BigC Phong Phú, BigC Đà Nẵng, BigC
Đông Nai, BigC Hoàng Văn Thụ , BigC Miền Đông, BigC An Lạc. BigC Suppercentre,
BigC Nam Định.
2. Đánh giá tác động của môi trường vĩ mô :
a. Yếu tố kinh tế :
Trình độ phát triển của kinh tế:
Khi nền kinh tế tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người tăng dẫn đến sự bùng nổ về
chi tiêu của người dân. Với lượng khách hàng lớn hơn thì sức ép cạnh tranh đối với
doanh nghiệp cũng giảm dần, doanh nghiệp có cơ hội để phát triển các hoạt động tiêu thụ
hàng hóa và thu được lợi nhuận cao. Ngược lại nếu nền kinh tế suy thoái, người dân với
tình hình tài chính khó khăn sẽ thắt chặt chi tiêu, do đó mức độ tiêu thụ hàng hóa sẽ giảm
dẫn đến tăng sức ép cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Việt Nam là một thị trường có quy mô còn nhỏ nhưng tốc độ phát triển rất nhanh, tiềm
năng lớn có sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư, trong đó có nhà đầu tư nước ngoài.
Không những vậy, Việt Nam liên tục được xếp thứ hạng cao về chỉ số phát triển kinh
doanh bán lẻ (GRDI).
Hiện nay kinh tế thế giới và trong nước vẫn chịu nhiều hậu quả và tác động tiêu cực từ
cuộc khủng hoảng tài chính kinh tế toàn cầu, tỷ lệ lạm phát vượt quá 2 con số, giá trị
đồng VND giảm làm cho người dân giảm chi tiêu ccho mua sắm ảnh hưởng tới doanh thu
của siêu thị.
 Phân phối thu nhập và sức mua:
Thu nhập của người dân Việt nam trong thời điểm hiện tại đã tăng hơn trước, nhu cầu
về các sản phẩm chất lượng , mẫu mã đa dạng,... ngày càng khắt khe,sức mau của người
dân cũng tăng cao trong khi đó các loại sản phẩm được bày bán ở chợ kém về chất lượng

hơn so với siêu thị, đây là cơ hội mở rộng phát triển của ngành kinh doanh bán lẻ
Những năm gần đây, nền kinh tế VN đã tăng trưởng với tốc độ khá nhanh, thu nhập bình
quân đầu người cũng ngày càng cao. Vì thế thói quen mua sắm của người dân cũng thay
đổi dần. Các điểm bán lẻ truyền thống như chợ, các cửa hàng tạp hóa hay đại lý dần thu
hẹp phạm vi ảnh hưởng, thay vào đó là sự phát triển của hệ thống bán lẻ hiện đại như
siêu thị, trung tâm thương mại
 Tỷ lệ tiết kiệm :Theo nghiên cứu của TNS Vietnam, những người có thu nhập cao
đang chi tiêu nhiều hơn, nhưng những người có thu nhập trung bình và thấp chi tiêu ít
hơn, xét về tổng thể chi tiêu thì tiêu dùng vẫn tăng. Tỷ lệ tiết kiệm vẫn tiếp tục giảm
xuống (12% năm 2006 xuống 9% năm 2008) cho thấy sự tự tin trong tiêu dùng của người
Việt Nam nói chung.
TNS Việt Nam cũng đã thống kê hơn 5.000 thương hiệu sản phẩm mới được tung ra thị
trường vào năm 2007. Đồng thời, các nhà sản xuất tin rằng 75% động lực tăng trưởng
kinh tế của Việt Nam cho đến năm 2017 là nhờ vào các thương hiệu mới.
 Lạm phát:
Lạm phát là sự mất giá trị thị trường hay giảm sức mua của đồng tiền. sự lạm phát sẽ làm
thay đổi mức và cơ cấu chi tiêu của người tiêu dùng. Khi có lạm phát tốc độ tiêu thụ hàng
hóa giảm càng nhiều ở những mặt hàng mà tính thiết yếu đối với cuộc sống hàng ngày
thấp.
Chỉ mới 4 tháng đầu năm 2011, tình hình kinh tế Việt Nam rơi vào tình trạng bất ổn, lạm
phát tăng cao, giá cả các mặt hàng tiêu dùng tăng đột biến. Với nguồn tài chính có hạn,
người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu, do đó sức mua trên thị trường giảm hẳn. điều này tác
động không nhỏ tới hoạt động tiêu thụ hàng hóa của BigC.
b. Yếu tố chính trị , pháp luật :
Chính trị liên quan mật thiết tới sự phát triển của ngành. Sự ổn định chính trị của nước ta
tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi cho các nhà bán lẻ, đặc biệt thu hút rất nhiều các
nhà bán lẻ lớn trên thế giới đầu tư vào Việt Nam
Hệ thống luật nước ta ban hành nhiều luật về kinh doanh như luật thương mại, luật lao
động, luật thuế nhập khẩu, xuất khẩu,…đặc biệt nước ta có chính sách mở cửa đối với
các nhà đầu tư bán lẻ nước ngoài vào thị trường Việt Nam. Việc mở cửa thị trường phân

phối Việt Nam đã thực hiện ngay sau khi trở thành thành viên chính thức của WTO
(tháng 1/2007). Nhưng từ 1/1/2009, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được hoạt
động trong lĩnh vực phân phối dưới hình thức 100% vốn của nhà đầu tư nước
ngoài.Ngược lại với các nhà bán lẻ trong nước, bước vào thị trường Việt Nam, các nhà
bán lẻ nước ngoài có sẵn những lợi thế mà các nhà bán lẻ trong nước khó “địch nổi”, thể
hiện ở những điểm như: nguồn vốn lớn; nguồn hàng phong phú, đa dạng; trình độ quản
lý, kỹ năng tiếp thị, quảng cáo, chiến lược kinh doanh, lợi thế về chi phí và giá bán. BigC
là 1 trong 5 tập đoàn bán lẻ có quy mô lớn nhất tại Việt Nam
Việt Nam là một thị trường tiềm năng nhưng các doanh nghiệp nước ngoài vẫn còn e
ngại vì chúng ta vẫn còn bảo hộ, vẫn dùng thuế để điều tiết thị trường. Để bảo hộ các
doanh nghiệp trong nước, Việt Nam vẫn sẽ tiếp tục áp dụng quy định mà WTO cho phép.
Theo đó, nhà đầu tư 100% vốn nước ngoài có quyền mở siêu thị ở Việt Nam nhưng mở
đến cái thứ hai thì phải xin phép và địa phương có quyền từ chối. chính phủ Việt Nam đã
ban hành điều khoản về “Thẩm định nhu cầu kinh tế” ( Economic Needs Test – ENT)
năm 2007. ENT là những tiêu chí đưa ra để quyết định cấp phép cho nhà đầu tư nước
ngoài , là rào cản được dựng lên nhằm bảo hộ thị trường bán lẻ nội địa trước sự thâm
nhập của các nhà bán lẻ quốc tế. mặc dù có ENT nhưng BigC vấn nỗ lực sáng tạo và tích
cực hơn trong việc thâm nhập vào thị trường VN và lọt vào top những nhà bán lẻ hàng
đầu.
c. Yếu tố văn hóa xã hội :
- Dân số và tỷ lệ phát triển : Dân số Việt Nam đông và là dân số trẻ, số dân trong độ tuổi
lao dộng chiếm đa số , hiện nay dân số việt Nam vẫn tăng do đó nhu cầu tiêu dùng cũng
tăng caođặc biệt là các mặt hàng về lương thực , đồ dùng gia đình, thời trang.
- Tốc dộ đô thị hóa : Các đô thị ở nước ta ngày càng phát triển về quy mô cũng như hạ
tầng vật chất , là yếu tố thuận lợi cho việc phát triển các siêu thị , trung tâm mua sắm.

×