Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

SKKN vận dụng đổi mới PP dạy học nhằm phát hiện bồi dưỡng học sinh giỏi môn lịch sử 11,12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (199.91 KB, 18 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LÀO CAI
TRƯỜNG THPT SỐ 1 BẢO THẮNG

Sáng kiến kinh nghiệm
“Vận dụng đổi mới phương pháp dạy học
nhằm phát hiện bồi dưỡng học sinh giỏi
môn Lịch sử lớp 11, 12”

Họ và tên : Trần Thị Kim Oanh
Chức vụ: Tổ phó
Tổ chuyên môn: Sử - Địa - GDCD

N¨m häc: 2013 - 2014
MỤC LỤC
Nội dung
MỤC LỤC

Trang
2


PHẦN I : PHẦN MỞ ĐẦU
I) Lý do chọn đề tài
II) Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
III) Đối tượng nghiên cứu
IV) Phương pháp nghiên cứu
V) Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu
PHẦN II : NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I) Cơ sở lý luận và thực tiễn
1) Cơ sở lý luận
2) Cơ sở thực tiến


II) Thực trạng vấn đề nghiên cứu
1) Quan niệm về phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi
2) Công tác chuẩn bị
3) Những công việc thực tế đã làm
III) Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

3
3
3
3
3
4
4
4
4
5
5
5
6
7 - 14
15
16 - 17

PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO

18

PHẦN I

PHẦN MỞ ĐẦU


I) LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Đổi mới phương pháp dạy học là một vấn đề được xã hội hết sức quan tâm, đội ngũ giáo viên
trong các nhà trường cũng đã và đang tích cực thực hiện nhiệm vụ đổi mới phương pháp giảng dạy để
nâng cao chất lượng giáo dục nhằm đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp phát triển hiện nay theo hướng
công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Nghị quyết TW 4 khoá VII của Đảng đã xác định “ Phải áp dụng những
phương pháp giáo dục hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết
vấn đề”. Nghị quyết TW 2 khoá VIII tiếp tục khẳng định : “ Phải đổi mới phương pháp giáo dục đào tạo,
khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học”.
II) MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu giữa lí luận và thực tiễn của việc phát hiện bồi dưỡng học sinh giỏi.
- Vận dụng các phương pháp dạy học để phát hiện và tổ chức bồi dưỡng HSG.
- Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng theo từng chương, từng phần.
- Đưa ra một số ví dụ minh hoạ.
III) ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
- Những giờ học nội khóa, những bài ôn tập, bài tập trong chương trình lịch sử 11, 12 THPT
- Sách hướng dẫn, sách tham khảo, tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi.
- Các đối tượng học sinh cấp THPT.
IV) PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp phân tích tổng hợp.
- Phương pháp điều tra thực tiễn.
- Phương pháp thực nghiệm đối chứng.
- Phương pháp khảo sát đánh giá.
- Phương pháp tự học và ghi nhớ sự kiện.
- Phương pháp sơ đồ tư duy.
V) PHẠM VI VÀ KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU
- Việc phát hiện bồi dưỡng HSG có thể áp dụng với tất cả các khối lớp ở trường THPT. Song trong

phạm vi đề tài này tôi chỉ xin trình bày một số kinh nghiệm phát hiện bồi dưỡng học sinh giỏi áp dụng đối
với học sinh lớp 11, 12 của trường THPT.


- Thời gian nghiên cứu và thực hiện trong năm học 2013 - 2014
+ Bắt đầu : 9/2013
+ Kết thúc : 3/2014

PHẦN II
NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

I/ CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1) Cơ sở lý luận
Đổi mới phương pháp dạy học là phải lấy học sinh làm trung tâm nhằm phát huy tối đa khả năng tư
duy độc lập sáng tạo của học sinh. Dưới vai trò tổ chức điều khiển của người thầy, học sinh được làm việc
nhiều hơn, trao đổi nhiều hơn và đưa ra những chính kiến của mình, hình thành kĩ năng tổng hợp, khái
quát hoá kiến thức một cách có hệ thống. Qua đó học sinh sẽ chủ động chiếm lĩnh được kiến thức và hình
thành tư duy lịch sử.
Đổi mới phương pháp dạy học nói chung và đổi mới phương pháp dạy học lịch sử nói riêng nhằm đạt
được mục đích tích cực hoá hoạt động của học sinh, lấy học sinh làm trung tâm, nhằm phát huy tính tích
cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh. Tuy nhiên vận dụng đổi mới phương pháp dạy học như thế
nào để phát huy tính tích cực của học sinh trong từng môn học, từng phần học, từng tiết học cụ thể lại là
vấn đề đáng quan tâm.
Để có một tiết dạy thành công đòi hỏi giáo viên phải có quá trình chuẩn bị công phu về nội dung,
về phương pháp, phương tiện dạy học. Hơn nữa đối với mỗi một loại bài khác nhau, từng đối tượng học
sinh khác nhau thì thầy, cô lại phải lựa chọn, áp dụng các hình thức và phương pháp dạy học khác nhau để
giờ học đạt kết quả cao, thông qua các giờ học nội khoá nhằm phát hiện, bồi dưỡng các em có tư duy, tố
chất để tham dự kì thi học sinh giỏi các cấp.

2) Cơ sở thực tiễn

Cho đến nay, việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học và thay sách giáo khoa đã được tiến
hành xong ở bậc THPT. Tuy nhiên, qua việc đi dự giờ của đồng nghiệp ở cùng tổ chuyên môn và thời gian
học bồi dưỡng hè hằng năm do Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức tôi nhận thấy rằng một số giáo viên vẫn


còn chưa nắm chắc về đổi mới phương pháp dạy học, do đó chưa tìm được cho mình những phương pháp
dạy học phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả bài dạy, thậm chí vẫn còn giáo viên giữ nguyên kiểu dạy học cũ
"thày đọc, trò chép, thông báo kiến thức định sẵn..."
Đặc biệt giáo viên gặp rất nhiều khó khăn trong việc "phát hiện bồi dưỡng học sinh giỏi". Một số
tiết bồi dưỡng HSG, giáo viên thường thông tin lại kiến thức cũ một cách tẻ nhạt đơn điệu, không gây
được hứng thú học tập cho học sinh. Nhiều giáo viên còn băn khoăn với những câu hỏi : "Làm thế nào để
phát hiện ra các đối tượng học sinh giỏi bộ môn lịch sử? Tổ chức ôn tập bồi dưỡng như thế nào? Tổ chức
ôn tập bồi dưỡng bằng những phương pháp nào? Cách thức tiến hành ra sao?"...
Xuất phát từ thực tế nói trên, trong quá trình giảng dạy, phát hiện, bồi dưỡng học sinh giỏi, bản
thân tôi đã mạnh dạn áp dụng đề xuất kinh nghiệm : "Vận dụng đổi mới phương pháp dạy học nhằm
phát hiện, bồi dưỡng học sinh giỏi" bước đầu đã đạt được hiệu quả. Vì vậy tôi mạnh dạn trình bày cùng
đồng nghiệp, rất mong nhận được sự tham gia đóng góp của các thầy cô giáo để kinh nghiệm của tôi thêm
hoàn thiện.
III) THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1) Quan niệm về phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi
1.1) Phát hiện lựa chọn học sinh giỏi
- Trong quá trình giảng dạy phát hiện và lựa chọn học sinh giỏi là vấn đề vô cùng quan trọng.
Không nhất thiết phải chọn học sinh giỏi nhất, nhì lớp mà lựa chọn học sinh phải căn cứ vào các tiêu
chuẩn sau : + Yêu thích bộ môn lịch sử.
+ Có khả năng tư duy lịch sử.
+ Có sự đam mê và sáng tạo trong học tập môn lịch sử.
1.2) Bồi dưỡng học sinh giỏi
Bồi dưỡng HSG không có nghĩa là cung cấp lại cho học sinh những kiến thức có sẵn trong SGK,
yêu cầu học sinh học thuộc lòng để khi làm bài học sinh chép lại như sách mà phải trên cơ sở nắm chính
xác những sự kiện cơ bản, phù hợp với trình độ học sinh, hiểu được những vấn đề đặt ra, vận dụng kiến

thức một cách linh hoạt, trả lời câu hỏi một cách sáng tạo, không thụ động. Chất lượng bộ môn lịch sử
được đánh giá không phải bằng việc ghi nhớ nhiều sự kiện mà phải hiểu đúng lịch sử. Bởi vì lịch sử đâu
phải là một chuỗi các sự kiện để người viết sử ghi lại, rồi người giảng sử đọc lại, người học sử lại học
thuộc lòng. Điều quan trọng là qua học tập bộ môn lịch sử phải giúp các em thấy được gì qua các thời đại
lịch sử, từ đó rút ra được kết luận gì, bài học gì cho bản thân và phải biết vận dụng những kiến thức đã học


vào thực tiễn cuộc sống. Đây là cơ sở khoa học của phương pháp dạy học lịch sử nói chung và bồi dưỡng
HSG bộ môn lịch sử nói riêng.
2) Công tác chuẩn bị
Việc giảng dạy, phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi nói chung và bồi dưỡng học sinh giỏi bộ
môn lịch sử nói riêng cần phải có sự hợp tác từ nhiều phía: Ban giám hiệu, Tổ nhóm chuyên môn, giáo
viên, học sinh, hội cha mẹ học sinh,....
2.1) Đối với học sinh
- Có tinh thần tự giác học tập, chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu xây dựng bài.
- Yêu thích bộ môn lịch sử, có xu hướng khám phá chiếm lĩnh kiến thức.
- Có mong muốn trở thành học sinh giỏi môn lịch sử.
2.2) Đối với giáo viên
- Làm chủ kiến thức.
- Đưa ra các yêu cầu cao, các câu hỏi sáng tạo trong mỗi giờ nội khoá để phát hiện ra học sinh giỏi.
- Xây dựng khung kiến thức, chương trình bồi dưỡng cụ thể, chi tiết.
- Đề ra yêu cầu chi tiết cụ thể cho nhóm học sinh đội tuyển.
- Ra bài tập nâng cao và yêu cầu học sinh về khả năng tự học, kĩ năng đọc tài liệu, nắm kiến thức
cơ bản và ghi nhớ sự kiện...
2.3) Đối với phụ huynh học sinh
- Cần nắm được lịch học của con em mình, động viên các em khi được tham gia vào đội tuyển, tạo
điều kiện thuận lợi về thời gian, trang thiết bị phục vụ việc học tập cho con em mình.
- Thương xuyên thông tin với giáo viên bộ môn để nắm bắt tinh hình học tập của con em mình để kịp
thời động viên khích lệ.
2.4) Đối với nhà trường, tổ chuyên môn

- Ban giám hiệu tích cực ủng hộ về thời gian và vật chất cho các đội tuyển.
- Tổ nhóm chuyên môn tích cực trao đổi, đóng góp ý kiến phổ biến kinh nghiệm phát hiện bồi dưỡng
học sinh giỏi giữa các nhóm.

3) Những công việc thực tế đã làm
3.1) Xác định nội dung chương trình bồi dưỡng
a. Về thời lượng, chương trình.


Theo kế hoạch chỉ đạo việc bồi dưỡng HSG bộ môn lịch sử cấp THPT của Sở Giáo dục và Đào
tạo Lào Cai nội dung kiến thức ôn tập và thi chọn HSG được áp dụng ở khối 11 và khối 12 gồm 2 phần :
Lịch sử Việt Nam và Lịch sử thế giới.
- Lịch sử Việt Nam (15 điểm) :
+ Lớp 11 : Từ 1858 - 1918
+ Lớp 12 : Từ 1919 - 2000
- Lịch sử thế giới (5 điểm):
+ Lớp 11: Từ 1917 - 1945
+ Lớp 12: Từ 1945 - 2000
b. Về nội dung kiến thức bồi dưỡng.
- Cần xác định được nội dung kiến thức cơ bản của từng chương, bài, giai đoạn, thời kì lịch sử để
củng cố khắc sâu, mở rộng, nâng cao trong quá trình bồi dưỡng. Bồi dưỡng HSG là yêu cầu đặt ra có ý
nghĩa đặc biệt quan trọng đối với mỗi giáo viên đang trực tiếp tham gia công tác giảng dạy
- Cần dựa vào sách giáo khoa, sách giáo viên, tài liệu tham khảo và phải dựa vào cấu trúc các dạng
bài thi, giáo viên có thể lựa chọn ra các dạng bài, câu hỏi cho phù hợp. Trên cơ sở đó, trong quá trình
hướng dẫn ôn luyện, thầy và trò cùng làm việc, khai thác nhằm đạt đến kiến thức chuẩn, trên chuẩn theo
yêu cầu của bộ môn. Cũng qua đó học sinh có thể nắm chắc, hiểu sâu những kiến thức lịch sử, mới có khả
năng và điều kiện cần thiết để hoàn thành tốt các yêu cầu của đề bài khi tham gia các cuộc thi.
3.2) Xác định các dạng bài thi
- Chúng ta thường gặp nhiều dạng bài thi khác nhau. Thông thường, các dạng bài thi đòi hỏi thí
sinh phải ghi nhớ những kiến thức lịch sử cơ bản để khôi phục lại hình ảnh quá khứ theo chủ đề nhất định.

Bài thi không chỉ yêu cầu ghi nhớ có lựa chọn một số dữ liệu cần thiết theo câu hỏi, trình bày ngắn gọn mà
còn phải biết phân tích, giải thích, hệ thống hoá, khái quát hoá, đánh giá các sự kiện lịch sử...
- Xét về hình thức đánh giá bài thi lịch sử có một số dạng bài cơ bản sau:
+ Bài tự luận
+ Bài trắc nghiệm khách quan
- Xét về nội dung đánh giá, bài thi thường đặt ra yêu cầu có tính khái quát, tổng hợp (về kiến
thức, kĩ năng và thái độ). Loại bài thi này thường có các dạng sau:
+ Bài hệ thống kiến thức lịch sử.
+ Bài khái quát các giai đoạn lịch sử, thời kì lịch sử, theo chủ đề lịch sử cụ thể, các sự kiện theo
mối liên hệ.


+ Bài so sánh đối chiếu các sự kiện, hiện tượng lịch sử.
+ Bài giải thích, chứng minh, bình luận lịch sử...
3.3) Xây dựng kế hoạch giảng dạy
- Dự kiến số buổi dạy.
- Xây dựng giáo án chi tiết.
+ Phần kiến thức cơ bản.
+ Phần kiến thức nâng cao.
+ Vận dụng kiến thức liên môn.
- Xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá, sàng lọc lựa chọn đội tuyển chính thức.
3.4) Ví dụ minh hoạ
Có rất nhiều phương pháp và hình thức tổ chức phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi. Tuỳ theo
từng nội dung của chương, bài và phần học cụ thể mà giáo viên có thể áp dụng các phương pháp dạy học
khác nhau. Ở đề tài này tôi không tham vọng giới thiệu tất cả nội dung và phương pháp bồi dưỡng học
sinh giỏi mà chỉ đưa ra một số ví dụ điển hình (một số công việc thực tế đã làm trong công tác bồi dưỡng
học sinh giỏi ở một số bài cụ thể, ở các phần học khác nhau).
3.4.1)Phần lịch sử Việt Nam từ 1858 - 1918
a) Yêu cầu :
- Cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản trong (SGK- Lịch sử 11)

+ Quá trình thực dân Pháp xâm lược nước ta (1858 - 1884)
+ Phong trào yêu nước chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam cuối TK XIX
+ Trào lưu cải cách Duy Tân ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX.
+ Chính sách khai thác thuộc địa của Pháp ở Việt Nam (1897 - 1914)
+ Phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam từ đầu TK XX đến CTTG 1
+ Việt Nam trong những năm CTTG 1 (1914 - 1918)
- Yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi sách giáo khoa.
- Cho học sinh thảo luận để hệ thống, khái quát, đánh giá các sự kiện lịch sử, giúp các em khắc sâu
và hiểu sâu sắc về một quá trình lịch sử.
- Bài tập vận dụng

b) Ví dụ :
b1. Ví dụ 1 :


* Câu hỏi: Đánh giá về vai trò của nhà Nguyễn trong thế kỉ XIX và trách nhiệm của nhà
Nguyễn trong việc để nước ta rơi vào tay thực dân Pháp?
* Đặc điểm:
- Kiến thức: Đây là loại đề thi nêu lên đặc trưng, bản chất của các sự kiện, hiện tượng lịch sử đòi
hỏi học sinh phải nhận định, đánh giá và thể hiện được quan điểm, thái độ của mình trước những sự kiện
lịch sử đó.
- Kĩ năng: Trong ôn luyện cũng như làm bài thi, yêu cầu các em phải biết phân tích, đánh giá, biết
bày tỏ thái độ của mình đối với các sự kiện hiện tượng lịch sử. Thường thì giáo viên rất ngại cho học sinh
ôn luyện theo dạng đề này. Vì vậy đòi hỏi giáo viên cần kiên trì, đào sâu kiến thức để gợi mở cho học
sinh, giúp các em hiểu sâu sắc hơn về một vấn đề, hệ thống và khái quát được vấn đề . Tứ đó học sinh mới
chủ động và phát huy tốt các kĩ năng phân tích, đánh giá, bày tỏ thái độ một cách khách quan, khoa học.
* Yêu cầu trả lời :
- Công lao của nhà Nguyễn ;
+ Góp phần thống nhất nước ta về chủ quyền quốc gia, về khu vực lãnh thổ, xoá bỏ tình trạng
cát cứ phong kiến.

+ Góp phần mở mang bờ cõi, thống nhất về địa giới hành chính.
+ Góp phần duy trì, phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội ở một mức độ nhất định.
- Những sai lầm và trách nhiệm của nhà Nguyễn trong việc để nước ta rơi vào tay thực dân Pháp
+ Đối nội : Ra sức bóc lột nhân dân, không chú trọng đến việc phát triển kinh tế đất nước.
Đàn áp các cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta, chuẩn bị kháng chiến diễn ra chậm chạp, bỏ lỡ nhiều cơ hội,
bán đất cầu hòa...
+ Đối ngoại : . Thực hiện chính sách bế quan toả cảng (ức thương)
. Thực hiện chính sách cấm đạo, giết đạo.
. Không giao thiệp buôn bán với nước ngoài.
+ Làm cho nhân lực và tài lực của đất nước suy giảm.
+ Khi thực dân Pháp xâm lược thì nhà Nguyễn không phát huy được sức mạnh của nhân dân,
lún sâu vào con đường thoả hiệp, đẩy nhanh quá trình nước ta rơi vào tay thực dân Pháp...
Như vậy việc nước ta rơi vào tay thực dân Pháp cuối thế kỉ XIX trách nhiệm lớn thuộc về vua quan
triều Nguyễn.

b2. Ví dụ 2 :


* Câu hỏi: Lập bảng so sánh phong trào Cần vương chống Pháp cuối thế kỉ XIX với phong
trào yêu nước đầu thế kỉ XX về : Lãnh đạo, mục đích, lực lượng tham gia; hình thức đấu tranh, kết quả ý nghĩa và nguyên nhân thất bại.
* Đặc điểm:
- Kiến thức: Đây là loại đề thi yêu cầu đối chiếu, so sánh giữa sự kiện, hiện tượng lịch sử này với
sự kiện hiện tượng lịch sử khác nhằm làm nổi bật bản chất, đặc trưng của các sự kiện hoặc rút ra những
điểm mới của một giai đoạn lịch sử, so sánh để thấy được sự khác biệt về bản chất của mỗi g/đ lịch sử...
- Kĩ năng: Đề thi có tác dụng giúp học sinh rèn kĩ năng lập bảng biểu, kĩ năng đối chiếu, so sánh
các sự kiện, hiện tượng lịch sử.
* Yêu cầu trả lời : Học sinh lập bảng so sánh theo các nội dung sau
ND so sánh
Lãnh đạo


Mục đích

LL tham gia

Phong trào Cần Vương cuối thế kỉ XIX
Văn thân, sĩ phu yêu nước

Phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX
Các nhà nho yêu nước theo khuynh

hướng dân chủ tư sản.
Giúp vua cứu nước giành độc lập dân tộc, Chống Pháp để giành độc lập dân tộc,
khôi phục chế độ PK

đưa đất nước đi theo con đường tư bản

chủ nghĩa.
Văn thân, sĩ phu yêu nước và nhân dân. Đông đảo các tầng lớp nhân dân tham
(chủ yếu là nông dân).
Khởi nghĩa vũ trang

Hình thức

gia: Nhà nho, thợ thuyền...
Hình thức đấu tranh phong phú: Mít
tinh, biểu tình, diễn thuyết kể cả đấu

tranh vũ trang.
- Các cuộc k/n lần lượt thất bại song gây - Tuy thất bại song góp phần thức tỉnh
cho TD Pháp rất nhiều khó khăn và tổn thất.

Kết quả

- Thể hiện lòng yêu nước đấu tranh bất

ý nghĩa

khuất của nhân dân...

lòng yêu nước trong nhân dân...
- Làm dấy lên phong trào yêu nước

- Làm chậm quá trình bình định của thực theo khuynh hướng mới, khuynh
dân Pháp.
- Thực dân Pháp còn mạnh...

hướng dân chủ tư sản.
- TD Pháp cơ bản bình định được VN

Nguyên nhân

- Triều đình cơ bản đầu hàng...

- Thiếu 1 g/c tiên tiến lãnh đạo...

thất bại

- Xã hội PK đã trở lên lỗi thời...

- Khuynh hướng DCTS còn nhiều hạn


- Sự yếu kém trong lãnh đạo...

chế, thiếu cơ sở xã hội...

3.4.2) Phần lịch sử Việt Nam từ 1919 - 1954
VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM 1919 - 1930
a) Yêu cầu :


- Cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản trong (SGK lịch sử 12)
+ Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp (1919 - 1929)
+ Phong trào yêu nước theo xu hướng dân chủ công khai (1919-1925; 1925-1930)
+ Phong trào công nhân (1919-1925 ; 1926 - 1929)
+ Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc (1919 - 1930)
+ Quá trình vận động thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Yêu cầu học sinh trả lời những câu hỏi sách giáo khoa.
- Yêu cầu học sinh thảo luận và trả lời các câu hỏi nâng cao
- Bài tập vận dụng
b) Ví dụ :
* Câu hỏi: Nêu quá trình truyền bá chủ nghĩa Mác - Lê nin nhằm chuẩn bị về chính trị, tư
tưởng và tổ chức cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc từ năm
1921 - 1930.
* Đặc điểm:
- Kiến thức: Đây là dạng đề thi yêu cầu xác lập mối quan hệ nhân quả, xác định tính kế thừa giữa
các sự kiện, các giai đoạn, thời kì lịch sử. Dạng đề thi này không những đòi hỏi học sinh nhận thức đúng
tính hệ thống, sự tác động qua lại giữa các sự kiện của một quá trình lịch sử mà còn yêu cầu học sinh phải
hiểu rõ quá trình phát triển đi lên, tính thống nhất, đa dạng, của các sự kiện lịch sử.
- Kĩ năng: Đây là dạng bài thi tương đối phổ biến đối với đối tượng học sinh giỏi cấp THPT. Do đó
giáo viên phải nắm chắc đặc điểm và những yêu cầu của dạng đề thi này, để rèn luyện cho học sinh kĩ
năng nhận biết đề, kĩ năng phân tích tổng hợp, kĩ năng trình bày...

* Yêu cầu trả lời :
Sau khi tìm ra con đường cứu nước đúng đắn vào 7-1920 Nguyễn Ái Quốc không dừng lại mà
Người không ngừng học tập, nghiên cứu và truyền bá chủ nghĩa Mác Lê-nin về Việt Nam nhằm chuẩn bị
về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho việc thành lập ĐCS
(*) Nguyễn Ái Quốc ở Pháp (1921 - 1923)
- Năm 1921 được sự giúp đỡ của Đảng cộng sản Pháp, Nguyễn Ái Quốc sáng lập ra "Hội liên
hiệp thuộc địa" để đoàn kết nhân dân các nước thuộc địa trên đất Pháp.
- Ở Pháp Người viết báo "Người cùng khổ"(1922) viết bài cho báo "Đời sống công nhân", báo
"Nhân đạo", viết cuốn sách "Bản án chế độ thực dân Pháp" (1925)...


- Những sách báo tiến bộ của Người nhằm tố cáo tội ác của thực dân Pháp ở các nước thuộc địa
và bí mật được chuyển về Việt Nam nhằm truyền bá tư tưởng cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lê nin, thức
tỉnh đồng bào trong nước...
(*) Nguyễn Ái Quốc ở Liên Xô (1923 - 1924)
- 6.1923 Nguyễn Ái Quốc rời Pháp sang Liên xô dự Hội nghị Quốc tế nông dân và được bầu
vào Ban chấp hành của hội (10.1923)
- 7.1924 Nguyễn Ái Quốc dự Đại hội V của Quốc tế cộng sản, tại đây Người đã có bài phát
biểu quan trọng trình bày lập trường, tư tưởng của mình về vị trí, chiến lược của cách mạng thuộc địa, về
mối quan hệ giữa phong trào công nhân ở các nước đế quốc với phong trào CM ở các nước thuộc địa...
- Ở Liên xô Nguyễn Ái Quốc học tập, nghiên cứu chế độ Xô viết và hình thức tổ chức đảng
kiểu mới của Lê nin nhằm chuẩn bị những bước tiếp theo về chính trị, tư tưởng và tổ chức...
(*) Nguyễn Ái Quốc ở Trung Quốc và Đông Bắc Xiêm (1924 - 1930)
- 11.11.1924 Nguyễn Ái Quốc từ Liên xô về Trung Quốc, tại đây Người đã tập hợp những
thanh niên yêu nước sáng lập ra "Hội Việt Nam cách mạng thanh niên" (6.1925) với hạt nhân là tổ chức
Cộng sản đoàn.
- Nguyễn Ái Quốc mở các lớp huấn luyện chính trị để đào tạo những thanh niên yêu nước Việt
Nam trở thành các cán bộ cách mạng, ra tờ báo “Thanh niên” làm cơ quan tuyên truyền của hội...
- Những bài giảng của Nguyễn Ái Quốc được tập hợp thành cuốn "Đường kách mệnh" (1927)
trong đó vạch rõ phương hướng về chiến lược, sách lược của cách mạng giải phóng dân tộc...

- Những thanh niên yêu nước do Nguyễn Ái Quốc đào tạo được bí mật gửi về nước tham gia
phong trào vô sản hoá nhằm giác ngộ giai cấp công nhân Việt Nam...
- Từ 1928 kết quả của phong trào vô sản hoá đã đưa đến sự chuyển mình nhanh chóng trong giai
cấp công nhân vươn lên từ đấu tranh tự phát đến tự giác.
- Những năm 1928-1929, Người còn hoạt động ở Đông Bắc Xiêm, tuyên truyền lý luận cách
mạng và tổ chức Việt kiều yêu nước.
- Năm 1929 ba tổ chức cộng sản lối tiếp nhau ra đời đó là: Đông Dương Cộng sản đảng (6. 1929);
An Nam Cộng sản đảng ( 8. 1929); Đông Dương Cộng sản liên đoàn ( 9. 1929). Sự ra đời của ba tổ chức
cộng sản là một tất yếu của cách mạng Việt Nam...
Như vậy có thể khẳng định rằng những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ 1921 - 1930 chính là
quá trình chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam.
VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM 1930-1945


a) Yêu cầu :
- Cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản trong (SGK-LS 12)
+ Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời.
+ Phong trào cách mạng trong những năm (1930-1935)
+ Cuộc vận động dân chủ trong những (1936-1939)
+ Cuộc vận động giải phóng dân tộc (1939-1945)
- Yêu cầu học sinh trả lời những câu hỏi trong SGK.
- Yêu cầu học sinh thảo luận và trả lời các câu hỏi nâng cao.
- Bài tập vận dụng
b) Ví dụ :
Câu hỏi: Căn cứ vào đâu để cho rằng Xô viết Nghệ Tĩnh là chính quyền của dân, do dân và vì dân ?
* Đặc điểm:
- Kiến thức: Đây là dạng đề thi đặt ra câu hỏi để lí giải cho một vấn đề đã được xác định . Loại đề
thi này tương đối khó vì không chỉ hiểu đúng, đánh giá, nhận dịnh về một sự kiện mà còn phải biết vận
dụng những kiến thức lịch sử cụ thể, chính xác để phân tích, lí giải và chứng minh vấn đề đã đặt ra.
- Kĩ năng: Khi ôn luyện giáo viên cần rèn cho học sinh có kĩ năng phân tích đề, hiểu rõ yêu cầu

của đề. Trên cơ sở đó, học sinh sử dụng chính xác các kiến thức lịch sử, có cách lập luận, lí giải phù hợp
đáp ứng yêu cầu của đề thi.
* Yêu cầu trả lời :
- Đỉnh cao của cao trào cách mạng trong những năm 1930 - 1931 là sự ra đời của chính quyền
công - nông theo kiểu Xô viết ở hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh nên gọi là chính quyền Xô viết Nghệ Tĩnh.
Chính quyền mới đã thực hiện những nhiệm vụ quan trọng:
+ Về chính trị : Ban bố các quyền tự do dân chủ cho nhân dân như : Tự do hội họp, tự do tham gia
các đoàn thể như : Nông hội, Công hội, Hội phụ nữ, đoàn thanh niên phản đế...
+ Về kinh tế : Chia lại ruộng đất công cho nhân dân; xoá bỏ khế ước nợ nần cũ; xoá bỏ một số thứ
thuế vô lí: Thuế thân, thuế chợ, thuế đò... ngoài ra chính quyền mới còn tổ chức cho nhân dân giúp đỡ
nhau trong sản xuất.
+ Về văn hoá - giáo dục : Khuyến khích nhân đân học chữ quốc ngữ xoá bỏ những phong tục tập
quán lạc hậu, bài trừ mê tín dị đoan, tổ chức cho nhân dân xd đời sống mới.

+ Về quân sự : Thành lập ra các đội tự vệ của quần chúng nhằm giữ vững an ninh, bảo vệ quyền tự
do dân chủ của nhân dân, trấn áp bọn phản cách mạng.


--> Chính quyền XV- NT là hình thức sơ khai của chính quyền công - nông, đảm nhiệm chức năng của
chính quyền CM do giai cấp CN lãnh đạo, là chính quyền do chính nhân dân thành lập ra và phục vụ chính
lợi ích của quần chúng nhân dân. Khẳng định rằng chính quyền Xô viết - Nghệ Tĩnh là chính quyền của
dân, do dân và vì dân.
3.4.3) Phần lịch sử thế giới (từ 1945- 2000)
QUAN HỆ QUỐC TẾ TỪ NĂM 1945 - 2000
a) Yêu cầu :
- Cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản trong (SGK- lịch sử 12)
+ Sự hình thành trật tự thế giới mới sau CTTG 2
+ Sự ra đời và hoạt động của tổ chức Liên hợp quốc.
+ Chiến tranh lạnh và hậu quả của nó.
+ Tình hình thế giới sau chiến tranh lạnh.

- Yêu cầu học sinh trả lời những câu hỏi trong SGK.
- Yêu cầu học sinh thảo luận và trả lời những câu hỏi nâng cao.
- Bài tập vận dụng
b) Ví dụ :
Câu hỏi: Tại sao nói : "Hoà bình, ổn định và hợp tác phát triển" vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối
với các dân tộc khi bước vào thế kỉ XXI ?
* Đặc điểm:
- Kiến thức: Đây là dạng đề thi đặt ra câu hỏi để lí giải cho một vấn đề đã được xác định . Loại đề
thi này tương đối khó vì không chỉ hiểu đúng, đánh giá, nhận dịnh về một sự kiện mà còn phải biết vận
dụng những kiến thức lịch sử cụ thể, chính xác để phân tích, lí giải và chứng minh vấn đề đã đặt ra.
- Kĩ năng: Khi ôn luyện giáo viên cần rèn cho học sinh có kĩ năng phân tích đề, hiểu rõ yêu cầu
của đề. Trên cơ sở đó, học sinh sử dụng chính xác các kiến thức lịch sử, có cách lập luận, lí giải phù hợp
đáp ứng yêu cầu của đề thi.
* Yêu cầu trả lời : Lịch sử thế giới từ 1945 - 2000 trải qua các giai đoạn sau
- Giai đoạn 1945-1991: Thời kì hình thành trật tự thế giới hai cực I- an- ta do Liên Xô và Mĩ
đứng đầu, thế giới chịu sự chi phối trong thời kì chiến tranh lạnh giữa LX và Mĩ.
- Giai đoạn 1991-2000: Từ sau chiến tranh lạnh chấm dứt tình hình thế giới có nhiều biến chuyển
theo các xu thế sau :


+ Mt l : Xu th hoỏ hoón, ho du, chuyn t i u sang i thoi...
+ Hai l : Th gii hỡnh thnh 1 trt t mi, trt t th gii a cc vi nhiu trung tõm.
+ Ba l : Di tỏc ng ca cuc cỏch mng khoa hc - cụng ngh, hu ht cỏc nc ó iu
chnh chin lc ly phỏt trin kinh t lm nhim v trng tõm
+ Bn l : Tuy ho bỡnh th gii c cng c nhng nhiu ni trờn th gii vn thng xuyờn
xy ra cỏc cuc xung t quõn s, ni chin gia cỏc phe phỏi (Nam t c, v Trung ụng...)
- Thi c : Cỏc quc gia c sng trong ho bỡnh, cú iu kin tip thu nhng tin b khoa hc k
thut ỏp dng vo sn xut...
- Thỏch thc : Nguy c ca cỏc cuc ni chin xung t bựng phỏt. c bit l nguy c i u
gia cỏc nc ln...

III) HIU QU CA SNG KIN KINH NGHIM
1) Kt qu phỏt hin v bi dng hc sinh gii mụn Lch s lp 11, 12

Tng s

Kt qu t hc sinh gii cp trng

hc sinh

Lp 11

Lp 12

bi dng

02

03

07

2) Kt qu tham gia d thi hc sinh gii cp tnh nm hc 2013 - 2014
Số học sinh dự thi

Số đạt giải

03

02


PHN III
PHN KT LUN V KIN NGH


I) BÀI HỌC KINH NGHIỆM
- Việc phát hiện, bồi dưỡng học sinh giỏi có một vai trò vô cùng quan trọng đến kết quả học tập và
thành tích của học sinh cũng như đội tuyển. Nếu chú trọng đúng mức mỗi giáo viên sẽ thu được kết quả
nhất định.
- Tuy nhiên việc phát hiện và bồi dưỡng hiệu quả hay không, hiệu quả đến đâu còn phụ thuộc vào
cách thức tổ chức, tiến hành của giáo viên đã phát hiện đúng đối tượng chưa, tổ chức ôn tập bám sát nội
dung chương trình, mục tiêu đào tạo hay chưa, đã khơi dạy được tư duy sáng tạo và sự đam mê học tập
của các em hay chưa.
- Với việc áp dụng kinh nghiệm "Vận dụng đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát hiện, bồi
dưỡng học sinh giỏi" bản thân tôi nhận thấy giáo viên nào cũng có thể áp dụng và thành công nếu :
+ Người giáo viên lao động thực sự, có tâm huyết với bộ môn, có lòng say mê nghiên cứu lịch sử,
đầu tư thời gian cho bài soạn (chính khoá và các buổi bồi dưỡng).
+ Nắm vững nội dung yêu cầu của tiết dạy, vận dụng linh hoạt các hình thức tổ chức học tập.
+ Kết hợp nhuần nhuyễn các PPDH trong các bài, chương, phần cụ thể.
Làm được như vậy tôi tin tưởng rằng chất lượng dạy - học lịch sử sẽ được nâng lên rõ rệt, kết quả
học sinh giỏi sẽ ngày càng cao.
II) Ý KIẾN ĐỀ XUẤT
- Đối với giáo viên : phải không ngừng cập nhật kiến thức chuyên môn, nắm vững đặc trưng về phương
pháp dạy học lịch sử nói chung, phương pháp phát hiện bồi dưỡng học sinh giỏi nói riêng, tích cực vận
dụng đổi mới phương pháp dạy học. Tích cực dự giờ thăm lớp, trao đổi học hỏi kinh nghiệm từ đồng
nghiệp, áp dụng những sáng kiến hay vào trong tiết soạn- giảng của mình.
- Đối với các cấp quản lí giáo dục :
+ Tăng cường đầu tư hơn nữa trang thiết bị phục vụ dạy học môn lịch sử như : tài liệu tham khảo,
phòng truyền thống, phòng học bộ môn, mô hình, sa bàn, tranh ảnh, bản đồ, lược đồ, đia phim tư liệu...

+ Tăng cường tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề theo mô hình liên trường, liên tỉnh để giáo

viên có điều kiện được giao lưu, học hỏi lẫn nhau trong dạy - học lịch sử.


+ Quan tâm hơn nữa công tác động viên khen thưởng đối với học sinh, giáo viên có thành tích
trong các kì thi học sinh giỏi.
Trên đây là kinh nghiệm của tôi về việc "Vận dụng đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát
hiện, bồi dưỡng học sinh giỏi". Bản thân tôi đã áp dụng bước đầu thu được kết quả. Tuy nhiên trong quá
trình thực hiện cũng như đánh giá còn có những vấn đề chưa đề cập tới, có những quan điểm còn phải
tranh luận, còn có những khiếm khuyết không thể tránh khỏi. Tôi rất mong muốn và biết ơn những đóng
góp chân thành của các đồng nghiệp để kinh nghiệm của tôi được hoàn thiện và có hiệu quả thiết thực với
bộ môn trong những năm tới.

Tôi xin chân thành cảm ơn !

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1) Phan Ngọc Liên "Các loại bài thi học sinh giỏi môn Lịch sử" NXB ĐHSP 2003.
2) Phan Ngọc Liên, Trịnh Đình Tùng, Nguyễn Thị Côi "Phương pháp dạy học lịch sử",
NXB Đại học Sư phạm, HN 2002.
3) Phan Ngọc Liên, Trịnh Đình Tùng "Phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học
lịch sử ở trường THPT", NXB Giáo dục, Hà Nội 1998
4) Phan Ngọc Liên "Sách giáo khoa Lịch sử 11,12", NXB Giáo dục, Hà Nội 2013
5) Nguyễn Sĩ Quế, Hoàng Năng Định, Nguyễn Thanh Lường "Ôn tập và bồi dưỡng học
sinh giỏi THPT môn Lịch sử", NXB Giáo dục, Hà Nội 2003.
6) Trần Bá Đệ "Lịch sử Việt Nam từ 1858 đến nay", NXB Đại học quốc gia HN 2003.
7) Nguyễn Tiến Hỉ "Ôn tập môn lịch sử theo chủ đề", NXB Đại học quốc gia HN 2000.
8) Nguyễn Thị Côi, Trần Bá Đệ, Đặng Thanh Toàn, Trịnh Đình Tùng "Hướng dẫn ôn
tập và làm bài thi môn Lịch sử" NXB Đại học quốc gia Hà Nội 2002.




×