Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

SKKN ứng công nghệ thông tin giảng dạy bài máy điện xoay chiều 3 pha công nghệ 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2 MB, 24 trang )

Trêng THPT sè 1 B¶o Yªn
PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Đối tượng nghiên cứu của Công nghệ là quá trình lao động kỹ thuật của
con người. Đó là quá trình tác động vào thế giới tự nhiên để tạo ra sản phẩm
phục vụ lợi ích của con người. Khi nghiên cứu về kỹ thuật - công nghệ cần phải
đặt nó trong mối quan hệ với con người, với xã hội, với tự nhiên và môi trường
theo quan điểm sinh thái học. Vì cuộc cách mạng Khoa học công nghệ đang đưa
đến cho loài người những niềm hy vọng với cả những nỗi lo tai hoạ khôn lường
cho nhân loại, tài nguyên bị cạn kiệt, môi trường bị ô nhiễm...
Đất nước ta đang trên đường tiến tới CNH - HĐH điều đó đặt ra cho môn
học Công nghệ ở trường THPT có một nhiệm vụ quan trọng là phải trang bị hiểu
biết kĩ thuật, khoa học công nghệ, óc sáng tạo kĩ thuật cho học sinh như thế nào
để các em thích ứng với thời đại mới. Để thực hiện được điều này bộ môn Công
nghệ phải tự hoàn thiện, tự hiện đại hoá trong việc cải tiến nội dung, phương
pháp, tăng cường, đưa thiết bị, phương tiện dạy học tiên tiến vào công tác giảng
dạy.
Trong quá trình giảng dạy bộ môn này, môn công nghệ là một môn khó
với học sinh vì nó vừa mang tính trừu tượng, vừa mang tính trực quan. Giáo
viên khó diễn tả, được các khái niệm, nguyên lí làm việc, khó mô phỏng được
cấu tạo của các thiết bị điện, điện tử, máy điện…nên cần sự hỗ trợ của CNTT để
mô phỏng kiến thức trừu tượng, tạo hứng thú học tập cho học sinh, việc ứng
dụng CNTT vào dạy học các môn học nói chung và môn công nghệ 12 nói riêng
là rất thiết thực và mang lại hiệu quả tốt hơn với phần tìm hiểu từ các linh kiện
điện tử cho đến các mạch điện tử… còn có nhiều khó khăn cả về vấn đề giảng
dạy của người thầy, sự tiếp thu của học trò. Xuất phát từ tình hình thực tế trong
những năm gần đây Công nghệ thông tin được coi là một trong những ngành
khoa học có tốc độ phát triển nhanh nhất, nó mang lại hiệu quả cao cho tất cả
các ngành nghề khác nhau trong xã hội nói chung và trong giáo dục nói riêng.
Các phần mềm dạy học, các hình ảnh, video và các thiết bị trợ giảng khác có thể
trợ giúp các thầy cô trong quá trình giảng dạy. Việc ứng dụng Công nghệ thông


tin trong bài dạy đã góp phần thay thế một số công việc của người giáo viên,
cách dạy này đã thể hiện nhiều ưu điểm về mặt sư phạm như khuyến khích sự
làm việc độc lập của học sinh, đảm bảo mối liên hệ ngược và cá biệt hoá quá
trình học tập. Hiện nay các trường đều được trang bị phòng máy chiếu trong có
đầy đủ các thiết bị hiện đại như máy chiếu đa năng, máy chiếu vật thể, máy tính

Gi¸o viªn: Hoµng Trung Kiªn

Trang 1


Trêng THPT sè 1 B¶o Yªn
phục vụ cho việc ứng dụng Công nghệ thông tin trong giảng dạy là rất phù hợp.
Chính vì vậy tôi lựa chọn đề tài là “ ứng dụng công nghệ thông tin giảng dạy
bài máy điện xoay chiều 3 pha công nghệ 12”. Đây chính là lý do chọn đề tài
này.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
Ứng dụng CNTT trong dạy học phần kỹ thuật điện môn công nghệ 12 ở
trường THPT số 1 Bảo Yên nhằm phát triển tư duy kĩ thuật cho học sinh góp
phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu.
3.1. Đối tượng nghiên cứu.
Quá trình dạy học, phương pháp dạy học tích cực, ứng dụng CNTT trong
dạy học phần kỹ thuật điện tử lớp 12A1, 12A2 ở trường THPT số 1 Bảo Yên.
3.2. Khách thể nghiên cứu.
Hoạt động dạy, hoạt động học, nội dung và phương pháp dạy học tác
động của CNTT đến quá trình dạy của giáo viên và học của học sinh.
3.3. Phạm vi nghiên cứu.
Khai thác và sử phần mềm CAMTASIA STUDIO 9, Adobe Photoshop
7.0, Dùng phần mềm Total Video Converte 3.11, phần mềm Media Player

Classie và Macro Media Flash Player 7.0 r14, để đọc các Video Clip và chạy các
siêu liên kết trong bài giảng.
Sử dụng các phần mềm thí nghiệm ảo như: Circuitmaker 2000,
EAGLE_v4.11Professional Bilingual, Orcad9.2, CrocPhys, proteus 6.9 sp3… để
mô phỏng nguyên lý làm việc của các mạch điện tử điều khiển động cơ điện,
máy điện.
để thiết kế những hình ảnh động, các đoạn video, chỉnh sửa ảnh.
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài SKKN.
4.1. Giới hạn đối tượng nghiên cứu.
Ứng dụng công nghệ thông tin giảng dạy phần kỹ thuật điện tử công nghệ
12.
4.2. Giới hạn địa bàn nghiên cứu.
Nghiên cứu thực trạng quản lý của TTCM ở trường THPT số 1 Bảo Yên.
4.3. Khách thể khảo sát.
Khảo sát, lấy số liệu từ học sinh lớp 12A1, 12A2 ở trường THPT số 1
Bảo Yên
5. Phương pháp nghiên cứu.

Gi¸o viªn: Hoµng Trung Kiªn

Trang 2


Trêng THPT sè 1 B¶o Yªn
- Phương pháp nghiên cứu lí luận: nghiên cứu các tài liệu và phương pháp
dạy học tích cực, các phần mềm dạy học, chương trình phần kỹ thuật điện tử
môn công nghệ 12
- Phương pháp quan sát: Theo dõi, phát hiện và tìm biện pháp giải quyết các
vấn đề cấp bách đòi hỏi phải nghiên cứu.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Để khẳng định tính khả thi và hiệu

quả của quá trình ứng dụng CNTT vào bài giảng được thiết kế và xây dựng.
6. Những đóng góp chính đề tài.
- Úng dụng CNTT trong dạy học.
- Đối với phân phối chương trình của môn Công nghệ 12 các bài máy
điện xoay chiều 3 pha theo phương án sách giáo khoa mới chương trình đại trà
PHẦN II. NỘI DUNG
Chương I: CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
1. Cơ sở lý luận
Đầu thập kỷ 90 của thế kỉ XX, việc sử dụng CNTT để tích cực hoá hoạt
động nhận thức của học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy học đã trở thành
một xu thế mạnh mẽ trên thế giới. Khu vực châu Á đã sửa đổi phần mềm phục
vụ cho việc dạy các môn học. Tổ chức NSCU được thành lập cung cấp chương
trình giảng dạy máy tính cho học sinh trung học. Ở các nước như: Hoa kỳ, Anh,
Ustralia mọi trẻ em đến trường đều được cung cấp các kiến thức về máy vi tính,
mạng Internet. Ở Nhật, máy tính và các phần mềm được sử dụng làm công cụ để
trình bày kiến thức, rèn luyện kĩ năng, tiếp thu bài mới và giải quyết những vấn
đề đặt ra trong tiết học.
Ở Việt Nam, Bộ GD&ĐT đã thành lập trung tâm CNTT để nâng cao xây
dựng mô hình thực hành đổi mới phương pháp và nội dung dạy học ở các bậc
học. Thực hiện chủ trương này, hầu hết các trường ĐH, CĐ, TH và trường tiểu
học đã tự trang bị máy vi tính để học sinh làm quen với CNTT. Như vậy ứng
dụng CNTT trong dạy học đã trở thành nhu cầu cấp thiết và đòi hỏi được vận
dụng sâu rộng trong các nhà trường. Tuy nhiên, thực hiện có hiệu quả vấn đề
này cần phải xây dựng một quy trình ứng dụng CNTT trong dạy học môn học cụ
thể, để làm được điều này trước tiên cần phải nắm vững nhiệm vụ và bản chất
của quá trình dạy học. Dạy học là một hoạt động nhiều mặt và phức tạp. Để đào
tạo được con người phát triển toàn diện. Ngày nay, khoa học kĩ thuật phát triển
mạnh như vũ bão khối lượng tri thức của nhân loại tăng và thay đổi theo từng

Gi¸o viªn: Hoµng Trung Kiªn


Trang 3


Trêng THPT sè 1 B¶o Yªn
ngày, thì nhiệm vụ phát triển được đặt cao hơn so với hai nhiệm vụ trên, có xu
hướng bao quát xuyên suốt quá trình dạy học.
Để hiểu rõ vai trò của nhiệm vụ phát triển chúng ta cần đề cập đến một số
vấn đề sau:
- Quá trình dạy học là một quá trình nhận thức được tổ chức một cách đặc
biệt. Mục đích của quá trình dạy học là giúp cho học sinh lĩnh hội được những
kinh nghiệm xã hội loài người, có điểm đáng lưu ý sau:
- Đó là sự phản ánh những hiện tượng thực tiễn một cách tích cực, chọn
lọc.
- Cơ chế của quá trình nhận thức tuân theo công thức nhận thức luận nổi
tiếng của Lê - Nin: "Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy
trừu tượng đến thực tiễn, đó là con đường biện chứng của nhận thức chân lí,
nhận thức hiện thực khách quan."
- Quá trình vận động từ không có kiến thức đến có kiến thức là một quá
trình vận động biện chứng đầy mâu thuẫn.
+ Quá trinh dạy học là một quá trình xã hội.
+ Quá trinh dạy học là một quá trình tâm lý. Ngày nay, tâm lý học đã chú
ý tới "dạy học phát triển" và đưa ra những kết luận sau:
- Quá trình phát triển không diễn ra như nhau mà mỗi lứa tuổi một hoạt
động chủ đạo tương ứng.
- Vấn đề phát triển động cơ học tập có ý nghĩa rất quan trọng đến hiệu quả
của quá trình dạy học.
- Phát triển hứng thú nhận thức cũng là một vấn đề quan trọng vì nó tác
động trực tiếp tới kết quả học tập, nó diễn ra ngay trong quá trình nhận thức và
là điều mà thầy giáo có thể điều khiển trực tiếp trong quá trình dạy học.

Ngày nay, khoa học kĩ thuật đang phát triển mạnh để thích ứng với yêu
cầu của xã hội là đào tạo con người phát triển toàn diện, có trí tuệ, đạo đức và có
khả năng tự hoàn thiện tri thức của mình, Quá trinh dạy học phải thực hiện song
song nhiệm vụ trang bị nội dung tri thức, giáo dục đạo đức và chú trọng trang bị
công cụ nhận thức chính là tư duy (nhiệm vụ phát triển).
1.1. Bản chất của quá trinh dạy học
Quá trinh dạy học là quá trình tổ chức hoạt động nhận thức của học sinh
dưới sự chỉ đạo của giáo viên nhằm đạt mục đích dạy học. Trong đó, nhận thức là
quá trình phản ánh hiện thực khách quan bởi con người và là quá trình tạo tri thức
được lưu trữ trong óc của con người.

Gi¸o viªn: Hoµng Trung Kiªn

Trang 4


Trêng THPT sè 1 B¶o Yªn
Quá trình nhận thức gồm hai giai đoạn:
- Nhận thức cảm tính là sự phản ánh những thuộc tính bên ngoài của hiện
thực khách quan, khi chúng tác động trực tiếp đến các giác quan của con người.
- Nhận thức lí tính là quá trình tâm lí phản ánh những thuộc tính bản chất,
những mối liên hệ bên trong có tính quy luật của sự vật, hiện tượng trong nhận
thức khách quan, mà trước đó ta chưa biết.
Trong đó nhận thức cảm tính là cơ sở của nhận thức lí tính,nhận thức lí
tính tác động trở lại nhận thức cảm tính, nó chi phối khả năng phản ánh của
cảm giác, tri giác của con người làm cho cảm giác của con người tinh vi, nhạy
bén hơn và làm cho tri giác của con người mang tính lựa chọn và tính ý nghĩa.
Như vậy việc xây dựng một quá trình ứng dụng CNTT trong dạy học
chính là xây dựng quá trình tổ chức hoạt động nhận thức của học sinh với sự hỗ
trợ của CNTT, thông qua hai giai đoạn của quá trình nhận thức và đặc biệt là tư

duy.
Trong khuôn khổ của đề tài là ứng dụng CNTT trong dạy học môn công
nghệ lớp 12 nên ở đây em chỉ đề cập đến phát triển tư duy kĩ thuật cho học sinh.
1.2. Tư duy kĩ thuật
1.2.1. Khái niệm cấu trúc và đặc điểm của tư duy kỹ thuật
a. Khái niệm
Một số giáo trình tâm lí giáo dục học về kĩ thuật và dạy nghề ở nước ta
mới đưa ra ý kiến ở dạng khái quát "TDKT là một loại tư duy, một dạng hoạt
động trí tuệ, của con người khi nghiên cứu, giải quyết các vấn đề xảy ra trong
lĩnh vực kĩ thuật.
Như vậy TDKT là một quá trình tâm lí phản ánh những thuộc tính bản
chất, những mối liên hệ và quan hệ bên trong có tính quy luật của sự vật hay
hiện tượng mang tính kỹ thuật. Tư duy kỹ thuật biểu hiện sự thống nhất chặt chẽ
giữa các thành phần lý thuyết và thực hành của hành động, trong đó sự tác động
qua lại và kết hợp không ngừng giữa các hành động trí óc với hành động thực
hành.
Như vậy muốn phát triển TDKT, đồng thời tiến hành hàng loạt các thao
tác trí óc, kết hợp với các hành động thực hành, làm cho chúng hỗ trợ, kiểm tra
và thúc đẩy lẫn nhau. Việc ứng dụng CNTT trong dạy học sẽ nâng cao khả năng
cung cấp, củng cố kiến thức lý thuyết cho học sinh thông qua thao tác tìm kiếm
lựa chọn và so sánh các thông tin, đồng thời với sự hỗ trợ của các phần mềm,
học sinh được quan sát và thao tác trực tiếp trên máy tính. Tư duy kỹ thuật có
mối liên hệ lẫn nhau rất chặt chẽ giữa các thành phần hình ảnh và khái niệm của
Gi¸o viªn: Hoµng Trung Kiªn
Trang 5


Trêng THPT sè 1 B¶o Yªn
hoạt động. Sự tưởng tượng không gian có ý nghĩa nhất định trong lĩnh hội một
số tri thức lý thuyết. Thành phần hình ảnh đóng vai trò là điểm tựa khi lĩnh hội

các tri thức lý thuyết, tạo điều kiện dễ dàng cho quá trình nắm vững và cụ thể
hoá khái niệm. Điều này có ở trong nhiều dạng hoạt động và trong cả một loạt
các lĩnh vực dạy học. Đối với tư duy kỹ thuật, hai thành phần hình ảnh và khái
niệm có giá trị như nhau và cần thiết ngang nhau. Tư duy kĩ thuật có tính tính
thiết thực và linh hoạt cao, tính thiết thực và linh hoạt được biểu hiện; quá trình
tư duy kỹ thuật được giải quyết bằng bài toán kĩ thuật hay một bài toán công nghệ
cần phải được hoàn thiện trong một thời gian hạn chế. Việc xử lý các tình huống kĩ
thuật để đảm bảo thời gian là một đòi hỏi của thực tiễn hoạt động; con người phải
biết định hướng, xử lý thật nhanh lượng thông tin truyền tới, vận dụng thuần thục
những tri thức sẵn có; Khi tiến hành tư duy kỹ thuật tính linh hoạt của nó không
chỉ thể hiện tính sẵn sàng được áp dụng vào thời điểm cần thiết mà còn thể hiện
ở khả năng con người biết vận dụng hợp lý và có hiệu quả các tri thức đã có vào
những điều kiện khác nhau thể hiện mối quan hệ giữa ba thành phần trong cấu trúc
của TDKT: Khái niệm, hình ảnh, thực hành. Việc ứng dụng CNTT trong dạy học
có tác dụng trực tiếp đến các mối quan hệ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc trực
quan sự vật và hiện tượng tạo dựng hình ảnh về đối tượng, cụ thể hoá các khái
niệm và đặc biệt có thể luyện tập các thao tác đối tượng thông qua mô hình
động.
2. Khảo sát thực trạng ứng dụng CNTT trong dạy học.
Ứng dụng CNTT trong dạy học có rất nhiều ưu điểm nổi bật phù hợp với
mục tiêu đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường phổ thông. Để có thể ứng
dụng CNTT vào dạy học trong nhà trường thì trước tiên giáo viên phải hiểu biết
hay nhận thức đúng về vấn đề này. Tìm ra những ưu nhược điểm của việc ứng
dụng CNTT trong dạy học để phối hợp với các phương pháp dạy học nhằm đạt
được hiệu quả dạy học. Với mục đích như vậy em đã tiến hành khảo sát việc
ứng dụng CNTT trong dạy học nói chung và môn công nghệ 12 nói riêng
2.1. Đối tượng và nội dung khảo sát.
* Đặc điểm tình hình học sinh trong trường THPT số 1 Bảo Yên.
Một vấn đề cần quan tâm là đối tượng học sinh tôi trực tiếp giảng dạy là
Học sinh khối 12 trường THPT số 1 huyện Bảo Yên với đặc điểm học sinh ở

vùng miền núi, vùng đặc biệt khó khăn. Trình độ nhận thức các em không đồng
đều, các em đại đa số không thích học môn Công nghệ. Mặt khác địa bàn khu
vực còn chưa có nền công nghiệp phát triển. Như vậy việc áp dụng phương pháp
dạy học mới để tiếp cận phù hợp với đối tượng học sinh là rất khó khăn. Tuy

Gi¸o viªn: Hoµng Trung Kiªn

Trang 6


Trêng THPT sè 1 B¶o Yªn
nhiên, với việc hình thành phương pháp học mới cho học sinh sẽ có tác dụng
cho học sinh cảm thấy hứng thú và yêu thích môn học.
* Từ thực tế sau khi khảo sát một số học sinh lớp 12 tại trường THPT số 1
Bảo Yên về một số mặt:
- Nhận thức của học sinh về ứng dụng CNTT trong dạy học
- Mục đích của việc ứng dụng CNTT trong dạy học
- Tìm hiểu những nguyên nhân ảnh hưởng tới thực trạng nói trên
- Sự cần thiết của việc ứng dụng CNTT trong dạy học.
2.2.Phương pháp khảo sát
Trong quá trình nghiên cứu và khảo sát em đã sử dụng một số phương
pháp sau: Phương pháp quan sát: Tiến hành dự giờ của một số thầy cô trong
trường, theo dõi quá trình giáo viên sử dụng chuẩn giáo án, phương tiện dạy
học, cơ sở vật chất và tiến trình lên lớp, tổ chức hướng dẫn học sinh học tập
chiếm lĩnh tri thức, từ đó biết được giáo viên đã sử dụng những phương pháp
dạy học nào, những phương tiện gì cho từng nội dung dạy học đánh giá sơ bộ về
kết quả dạy học. Phương pháp đàm thoại: Để thu nhận trực tiếp thông tin phản
hồi về vấn đề cần tìm hiểu, em đã trực tiếp trao đổi với cán bộ quản lý, giáo viên
và học sinh để thấy được quan điểm ứng dụng CNTT trong dạy học.
2.3. Kết quả khảo sát.

Tiến hành khảo sát tại các lớp 12A1, 12A2, 12A9, 12A10 trường THPT
số 1 Bảo Yên với tổng số phiếu phát ra là 137 phiếu ( lớp 12A1, 12A2 lớp mũi
nhọn của nhà trường)
* Kết quả:
Lớp 12A1, 12A2
TT

Mức độ

Số
phiếu

1
Rất muốn
67
2
Bình thường
0
3
Không cần thiết
0
* Kết luận quá trình khảo sát

Tỉ lệ
(%)
100,0
0,0
0,0

Lớp 12A9, 12A10

Số
phiếu
64
4
2

Tỉ lệ
(%)
91,4
5,71
2,85

Dạy học theo hướng ứng dụng CNTT trong dạy học cho phép nâng cao
được tính tích cực của học sinh, giúp học sinh lĩnh hội được các tri thức một
cách hiệu quả, làm cho quá trình dạy học đạt kết quả cao hơn.
CHƯƠNGII

Gi¸o viªn: Hoµng Trung Kiªn

Trang 7


Trêng THPT sè 1 B¶o Yªn
ỨNG DỤNG CNTT TRONG DẠY HỌC CÔNG NGHỆ 12
1. Ứng dụng CNTT trong dạy học công nghệ 12
Việc ứng dụng CNTT trong dạy học là một công cụ phục vụ đắc lực giúp
cho việc xây dựng các kiến thức mới, tăng cường cho học sinh trực quan sinh
động các đối tượng kĩ thuật để tạo dựng hình ảnh trực quan cảm tính, làm cho
bài giảng trở nên sinh động hơn, hấp dẫn hơn bằng những phần mềm dạy học và
kết hợp với các phươp pháp dạy học khác. Khai thác, trải nghiệm kiến thức và

có thể trực tiếp thao tác trên máy vi tính,hình thành vững chắc cho học sinh các
khái niệm kĩ thuật, tạo dựng và khắc sâu trong học sinh hình ảnh về đối tượng
mà khái niệm nói tới, rèn luyện khả năng quan sát và thao tác, góp phần hình
thành và phát triển TDKT, làm cho người học thấy hứng thú hơn, giờ học trở
nên sôi nổi hơn, học sinh tiếp thu bài nhanh hơn.
2. Tình hình sử dụng máy tính và phần mềm trong dạy học môn công nghệ
12
2.1. Phần mềm dạy học.
Phần mềm dạy học thực chất là một chương trình với những thông tin và quá
trình xử lý tự động cho máy tính tuỳ theo bản thân của thông tin và chất lượng xử
lý các thông tin đó mà người ta phân thành các dạng phần mềm sau:
+ Dạy học có sự hỗ trợ của máy tính trong đó máy tính làm chức năng là
công cụ học tập một nội dung.
+ Trình bày bài giảng nhờ máy tính.
+ Học tập do máy tính quản lý trong đó máy tính làm chức năng là công cụ
quản lý học tập
Đặc biệt khi khai thác và sử dụng phần mềm thì tuỳ theo mục đích của
người sử dụng mà chọn phần mềm đóng hay mở. Phần mềm mở là người sử
có thể đưa được ý đồ sư phạm hoặc ý kiến cá nhân của mình.
2.2. Vai trò của phần mềm trong việc đổi mới phương pháp dạy học.
Phần mềm dạy học công nghệ đa phương tiện có khả năng trình bày
một cách trực quan, tinh giản, dễ hiểu, giúp học sinh nhanh chóng tiếp thu
được kiến thức. Phần mềm dạy học, công nghệ đa phương tiện dễ dàng cung
cấp những tài liệu cần thiết cho mỗi môn học, thích hợp với nhiều đối tượng
học sinh.
Trước đây giao tiếp với người với máy tính dựa trên giao tiếp bằng văn
bản đơn thuần, kém hấp dẫn. Ngày nay giao tiếp với công nghệ đa phương tiện:
thể hiện bằng âm thanh, hình ảnh, tiếng nói, phim, đồ hoạ và văn bản được kết
Gi¸o viªn: Hoµng Trung Kiªn
Trang 8



Trêng THPT sè 1 B¶o Yªn
hợp với nhau thành một chỉnh thể rất hấp dẫn đối với học sinh. Học sinh thông
qua hoạt động của đôi tay và bộ não sẽ rất thích thú khi yêu cầu của mình đề ra
được thực hiện gần như tức thời, điều này có tác dụng kích thích hứng thú mạnh
mẽ trong hoạt động tự học.
Những hình ảnh rõ ràng, màu sắc sinh động, kèm theo những đoạn văn
bản, giọng nói, điệu nhạc tác động đồng thời hoặc kế tiếp nhau lên các giác quan
sẽ giúp học sinh tự mình "mắt thấy tai nghe, tay làm, óc nghĩ" trong quá trình
học tập và rèn luyện, nhờ đó mà học sinh có thể nắm vững kiến thức,dần dần
hình thành được kĩ năng, kĩ xảo cần thiết.
Phần mềm cho phép giáo viên lựa chọn các tài liệu trực quan cần thiết cho
từng phần của bài học và sử dụng chúng thuận tiện trong dạy học. Nó cho phép
giáo viên mô phỏng, minh hoạ nhiều quá trình, hiện tượng trong thực tiễn xã hội
mà học sinh có thể quan sát trực tiếp trên lớp, trong điều kiện nhà trường hoặc
khó có thể thực hiện nhờ các phương tiện khác. Phần mềm dạy học có thể giúp
cho việc cá thể hoá cao độ do nó có khả năng mô phỏng kiến thức cần trình bày
một cách phù hợp với trình độ học tập của từng học sinh.
Như vậy, day học bằng CNTT đã tái thiết ở trình độ cao hơn hình thức
dạy học cá nhân trong dạy học truyền thống, máy tính làm việc với toàn bộ học
sinh nhưng theo tiến độ riêng cho từng học sinh.
Học sinh không bị hạn chế theo thời gian biểu, việc dạy học có thể thực
hiện mọi lúc, mọi nơi do máy tính có thể đấu thành mạng trong phạm vi một
trường, nhiều trường, trong cả nước thậm trí một số nước hoặc trên mạng
Internet. Như vậy máy tính càng ngày càng được sử dụng rộng rãi trong quá
trình dạy học vì:
+ Máy tính là phương tiện hữu hiệu để giáo viên cung cấp thông tin, tín
hiệu và xử lý các tín hiệu bên ngoài, tín hiệu phản hồi. Học sinh tự thu nhận tín
hiệu và các mối quan hệ ngược bên trong một cách thường xuyên để tự kiểm tra

và tự điều khiển quá trình học tập.
+ Máy tính mở rộng đáng kể khả năng cung cấp thông tin học tập.
+ Cho phép tăng cường hứng thú, lôi cuốn một cách tích cực học sinh
trong quá trình học tập.
+ Mở rộng sự lựa chọn các bài tập áp dụng.
2.3. Giới thiệu về phần mềm trong việc đổi mới phương pháp dạy học
* Phần mềm Crocodile Physics dạy bài động cơ không đồng bộ 3 pha.

Gi¸o viªn: Hoµng Trung Kiªn

Trang 9


Trêng THPT sè 1 B¶o Yªn

* Phần mềm Crocodile POWERPOINT.

Gi¸o viªn: Hoµng Trung Kiªn

Trang 10


Trêng THPT sè 1 B¶o Yªn

* Phần mềm Adobe Photoshop 7.0

* Phần mềm Ulead VideoStudio 9
Cát, chỉnh sửa, định dạng các đoạn video

Gi¸o viªn: Hoµng Trung Kiªn


Trang 11


Trêng THPT sè 1 B¶o Yªn

* Phần mềm Macromedia FLASH
Vẽ, thiết kế các bộ phận của máy, tạo ảnh động khi kết hợp với phần mềm tạo
ảnh động Blumentals Easy GIF Animator.

* Phần mềm Solidworks

Gi¸o viªn: Hoµng Trung Kiªn

Trang 12


Trêng THPT sè 1 B¶o Yªn
Thiết kế 3D, mô phỏng máy điện, cơ khí…

2.4. Quy trình ứng dụng CNTT trong dạy học.
Ứng dụng CNTT trong dạy học có thể được quy trình hóa qua 3 giai đoạn
sau:
* Giai đoạn 1: Giai đoạn này do giáo viên thực hiện gồm các bước công
việc sau:
Bước 1: Nghiên cứu nội dung bài học, bài liên quan.
Bươc 2: Lựa chọn phần mềm và thiết kế bài dạy trên máy vi tính.
Bước3: Lập kế hoạch tổng hợp thiết kế giáo án, xây dựng mục tiêu bài
học: Là xây dựng kết quả cụ thể cần đạt được của học sinh sau quá trình dạy
học, xác định yếu tố thu hút sự chú ý, dẫn dắt học sinh đi vào quá trình nhận

thức. Kích thích hoạt động học tập, hình thành tri thức mới: Đối với học sinh có
trình độ khá giỏi …
Với việc ứng dụng CNTT trong dạy học môn công nghệ chia nội dung bài
học thành hai phần:
+ Phần thứ nhất: Nội dung mang tính trìu tượng, thường được cụ thể hoá bằng
các hình ảnh để hướng dẫn chung cho cả lớp bằng phương pháp dạy học trực quan
hoặc nêu vấn đề, nhằm phát huy tư duy của các học sinh.
+ Phần thứ hai là nội dung mang tính cụ thể và các ví dụ minh hoạ. Phần
này có thể đưa ra hướng dẫn chung hoặc liên kết đến các máy để các học sinh
tìm hiểu bổ sung kiến thức.
Gi¸o viªn: Hoµng Trung Kiªn
Trang 13


Trờng THPT số 1 Bảo Yên
Khõu hỡnh thnh k nng, k xo: ú l khõu rốn luyn nhng tri thc, k
nng ó tip thu giai on nhn thc trc.
Khõu cng c tri thc, k nng, k xo: Cn luyn tp nhiu tri thc ó
cú c cng c vng chc.
Khõu kim tra ỏnh giỏ: Vic kim tra, ỏnh giỏ, khỏch quan ca hc sinh
l rt quan trng.
* Giai on 2: Thc hin trờn lp
- t vn giỏo viờn phỏt biu vn sao cho thu hỳt c s chỳ ý ca
hc sinh, hc sinh nm c cu trỳc ni dung v yờu cu ca bi hc.
- Cn c vo cu trỳc gi hc dnh thi gian cho mi bc mt cỏch thớch
hp v linh hot.
- S dng phng phỏp dy hc hp lý
- X lý cỏc tỡnh hung xy ra trong quỏ trỡnh dy hc.
- Cn c vo nhp nhn thc ca hc sinh t chc dy hc, giao
nhim v mc tng dn nhm nõng cao nhn thc ca hc sinh.

Cn hng dn, kim tra, ỏnh giỏ, trc khi sang ni dung mi hc
sinh tng hp kin thc ó hc ng thi giỏo viờn cn c vo ú tng kt v
iu chnh hon thin gi hc.
* Giai on 3: kim tra ỏnh giỏ
- nh tớnh: Nhm ỏnh giỏ kh nng thc hin cỏc thao tỏc t duy, kh
nng vn dng tri thc ca hc sinh.
+ Ghi nh ni dung bi hc mt cỏch mỏy múc mu ca giỏo viờn.
+ Hiu vn ca bi hc v cú kh nng trỡnh by theo ngụn ng ca
bn thõn.
+ Cú kh nng khỏi quỏt hoỏ, h thng hoỏ kin thc.
*. nh lng:Nhm ỏnh giỏ quỏ trỡnh lnh hi tri thc ca hc sinh i
vi bi hc thụng qua kt qu bi kim tra.
+ Hiu v nhn thc rừ c yờu cu ca bi
+ nh hng c cỏch gii quyt vn
+ Vn dng vo c cỏc tỡnh hung tng
2.5. Vn dng trong dy hc mụn cụng ngh 12
BI 26 Động cơ không đồng bộ ba pha
1. V cu ng c khụng ng b 3 pha

Giáo viên: Hoàng Trung Kiên

Trang 14


Trêng THPT sè 1 B¶o Yªn
Giáo viên dùng máy chiếu giới thiệu cấu tạo của linh kiện bán dẫn-IC ,
phát các linh kiện về các nhóm sau đới các nhóm hướng dẫn nhận dạng và tìm
hiểu cấu tạo.
GV đặt câu hỏi: Qua quan sát hinh vẽ trên phông chiếu và vật thật tại các
nhóm các em mô tả cấu tạo của linh kiện.


BÀI 25: MÁY BIẾN ÁP 3 PHA

Gi¸o viªn: Hoµng Trung Kiªn

Trang 15


Trêng THPT sè 1 B¶o Yªn

Cấu trúc bài học
I

Máy điện xoay chiều ba
Khái niệmpha
Phân loại và công dụng

II
II

Máy biến áp ba pha
Khái niệm & công dụng
Cấu tạo
Sõ đồ đấu dây & kí hiệu
Nguyên lí làm việc
Hệ số biến áp

Gi¸o viªn: Hoµng Trung Kiªn

Trang 16



Trêng THPT sè 1 B¶o Yªn

2. Phân loại và công dụng
Máy điện xoay chiều ba pha

Máy điện tĩnh

Máy điện quay

Máy phát điện

I
I

Động cơ điện

Cấu tạo

Máy biến áp ba pha

Gồm: Lõi thép và dây cuốn.
1. Dây cuốn cao áp
2. Dây cuốn hạ áp
3. Trụ từ có bọc cách
điện
4. Gông từ

Gi¸o viªn: Hoµng Trung Kiªn


Trang 17


Trêng THPT sè 1 B¶o Yªn
I
I

Máy biến áp ba pha

3. Sơ đồ đấu dây & kí hiệu.

+ Nối sao – sao có dây trung tính.

C

A

B

X

Y

Z

y

z


x

+ Nối sao – tam giác.
+ Nối tam giác – sao có dây trung tính.

a

b

c

2.6. Kết luận
Ứng dụng CNTT trong dạy học là một quy trình tổ chức hoạt động nhận
thức của học sinh với sự trợ giúp của CNTT tôi đã tiến hành soạn bài 25: Máy
biến áp 3 pha, Bài 26 Động cơ không đồng bộ 3 pha môn công nghệ 12. Việc
ứng dụng CNTT vào dạy học đòi hỏi phải thực hiện sáng tạo, linh hoạt, lựa chọn
nhiều yếu tố như: đổi mới công tác quản lý, quan điểm dạy học, nội dung và
hình thức tổ chức dạy học, tăng cường cơ sở vật chất trường học.
CHƯƠNG III : KẾT QUẢ KHẢO NGHIỆM VÀ NHỮNG KIẾN NGHỊ ĐỀ
XUẤT
1. Kết quả khảo nghiệm
So sánh với kết quả năm trước khi chưa vận dụng công nghệ thông tin
trong giảng dạy vào bài giảng về phần kỹ thuật điện tử tôi thấy có sự chuyển
biến rõ rệt trong tiếp thu kiến thức. Các em đã hiểu sâu sắc vấn đề, biết vận dụng
kiến thức trong thực tế, không cảm thấy trìu tượng khi tìm hiểu cấu tạo và đặc
biệt là nguyên lý hoạt động của mạch điện. Trong giờ học các em sôi nổi tham
gia trao đổi kiến thức, không nặng nề, phụ thuộc vào những kiến thức giáo viên
thuyết trình, Học sinh hiểu ngay bài trên lớp.
Cụ thể tôi tiến hành khảo nghiệm trong năm học này với 2 lớp có khả
năng nhận thức tốt nhất của khối 12 đó là 12A1 và 12A2 như sau:


Gi¸o viªn: Hoµng Trung Kiªn

Trang 18


Trêng THPT sè 1 B¶o Yªn
* Khảo nghiệm lần 1 :
Bài . MÁY BIẾN ÁP 3 PHA
+ Lớp 12A1 dạy trên lớp không sử dụng máy chiếu mà chỉ sử dụng tranh
vẽ, quá trình giảng dạy giáo viên phải dẫn dắt học sinh tìm hiểu cấu tạo rất phức
tạp học sinh khó tưởng tượng, đồng thời phải giải thích nhiều học sinh mới hiểu
được bài này.
+ Lớp 12A2 dạy bằng máy chiếu mô phỏng cấu tạo của các linh kiện bán
dẫn, Giáo viên chỉ cần giới thiệu hình anh và kết hợp với giải thích sau đó đặt
câu hỏi yêu cầu học sinh nêu đặc điểm cấu tạo của các chi tiết, Học sinh trình
bày được đặc điểm cấu tạo, mặc dù Học sinh của lớp 12A10 có khả năng nhận
thức thấp hơn lớp 12A9.
Sau khi dạy bài song tiến hành kiểm tra 10 phút đối với cả 2 lớp nêu đặc điểm
cấu tạo và ứng dụng của píttông thu được kết quả sau:
Lớp


số

12A1

30

12A2


38

Điểm 9-10

Điểm 7-8

Điểm 5-6

%

%

%

10
(30,00%)
12

20
(70,00%)
26

0
(0,00%)
0

Điểm
3-4


Điểm
<3

%

%

0

0

0
0
(31,57%)
( 68,43%)
( 0,00%)
Nhìn vào bảng kết quả ta thấy việc ứng dụng công nghệ thông tin trong
bài giảng đã đem lại kết quả cao hơn Số lượng giỏi ở lớp 12A2 nhiều hơn và số
lượng Trung bình ít hơn so với 12A1 mặc dù 12A2 khả năng nhận thức cao hơn
12A1.
Nhìn vào bảng kết quả so sánh ta thấy tác dụng của việc ứng dụng công
nghệ thông tin kết hợp trong bài giảng đã mang lại hiệu quả cao cho bài dạy, với
các lớp có nhận thức thấp hơn thì việc giảng dạy phần các cơ cấu là rất trìu
tượng và khó hiểu, nếu ta ứng dụng công nghệ thông tin vào bài giảng thì sẽ
giúp cho các em dễ dàng hiểu bài hơn. Tất cả hai bài 23 và 24 ở các lớp khác tôi
đều sử dụng máy chiếu để giảng dạy cho các lớp thấy rằng các em học tập rất sôi
nổi và hào hứng, đa số các em hiểu và tiếp thu được bài ngay trên lớp.
2. Những kiến nghị đề xuất.
a/ Đối với người dạy và người học.
- Để đạt được yêu cầu trên, sự cố gắng phải từ hai phía cả thầy và trò.

* Đối với học sinh :

Gi¸o viªn: Hoµng Trung Kiªn

Trang 19


Trêng THPT sè 1 B¶o Yªn
- Phải chuẩn bị bài thật kỹ theo yêu cầu của giáo viên ( Đọc trước nội
dung theo Hệ thống các câu hỏi trọng tâm của bài mà Giáo viên đưa ra).
- Phải đầu tư thời gian nhất định để trau rồi kiến thức qua các tư liệu tham
khảo (Giáo viên giới thiệu).
- Chủ động trong giờ học, phát huy tính tích cực, sáng tạo trong tư duy
của mình dưới sự hướng dẫn của thầy.
* Đối với giáo viên:
- Phải đầu tư soạn Giáo án điện tử cẩn thận, chu đáo từ nguồn tư liệu và
kiến thức cũng như kỹ năng của mình.
- Phải có hướng khai thác hợp lý, khoa học thấu đáo, phát huy trí lực của
học sinh.
- Phải tích cực trau dồi kiến thức tin học, thành thạo trong trình chiếu
Giáo án điện tử, biết tạo được các hiệu ứng theo yêu cầu của bài và ứng dụng
các phần mềm có hiệu quả trong soạn giáo án.
b. Ý kiến với các cấp lãnh đạo chỉ đạo bộ môn.
- Dạy học Công nghệ là một việc rất khó khăn để giúp học sinh thấy được
bản chất của vấn đề. Để thực hiện được điều này phụ thuộc vào nhiều nhân tố.
Trong đó có yếu tố quan trọng là sự quan tâm chỉ đạo kịp thời, sát sao của
chuyên môn thuộc ngành giáo dục. Chúng tôi những giáo viên trực tiếp giảng
dạy bộ môn Công nghệ ở trường THPT, từ những thực tế đã nêu ở trên xin kiến
nghị với bộ phận phụ trách chuyên môn một số vấn đề như sau:
- Ngành giúp đỡ các nhà trường tăng cường thực hành thí nghiệm, mô

hình.
- Ngành giúp đỡ các nhà trường bổ sung các loại sách tài liệu tham khảo,
để giúp giáo viên thuận tiện trong việc phục vụ giảng dạy.
- Ngoài đợt bồi dưỡng chuyên môn trong hè, nên có những đợt bồi dưỡng
thêm về chuyên môn cho giáo viên.
- Cho giáo viên đi thực tế, học tập kinh nghiệm ở các trường điểm trong
tỉnh và các trường bạn ngoài tỉnh.
- Đầu tư các phương tiện, thiết bị dạy học mới như máy chiếu đa năng,
máy tính để giảng dạy Giáo án điện tử, các phần mềm ứng dụng công nghệ
thông tin trong soạn bài giảng.

Gi¸o viªn: Hoµng Trung Kiªn

Trang 20


Trêng THPT sè 1 B¶o Yªn
PHẦN III : KẾT LUẬN CHUNG
Qua nhiều năm công tác giảng dạy bộ môn Công nghệ tại trường THPT
số 1 Bảo Yên với niềm say mê nghề nghiệp, tinh thần trách nhiệm với công việc
được giao, nỗi trăn trở về nhận thức non yếu của học sinh và phương pháp dạy
học cũ tôi nhận thấy cần phải cải tiến phương pháp giảng dạy, tìm ra hướng tiếp
cận kiến thức cho học sinh và hình thức dẫn dắt học sinh tìm hiểu kiến thức
phần cấu tạo và nguyên lý hoạt động của phân môn Ký thuật điện tử. Đặc biệt là
giảng dạy phần nội dung cấu tạo và nguyên lý làm việc các một số mạch điện.
Sau một thời gian tìm tòi học hỏi và nghiên cứu tài liệu, tham khảo các tư
liệu trên mạng internet, tôi đã tích luỹ xây dựng và thiết kế được một số tư liệu
kỹ thuật, phục vụ cho công tác giảng dạy bộ môn Công nghệ với hình thức áp
dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy.
Trên đây chỉ là những ý kiến của cá nhân tôi qua kinh nghiệm của bản

thân trên thực tế còn ít ỏi. Mong muốn có thể giúp học sinh tiếp cận được với
các hệ thống một cách chủ động với phương pháp nghiên cứu mới. Đặc biệt
trong đề tài này giúp các em say mê, hứng thú học môn khoa học tự nhiên này.
Rất mong sự đóng góp trao đổi ý kiến của đồng nghiệp!
Bảo Yên, ngày 5 tháng 5 năm 2014
Người viết SKKN

Hoàng Trung Kiên

Gi¸o viªn: Hoµng Trung Kiªn

Trang 21


Trêng THPT sè 1 B¶o Yªn
PHẦN IV: NHỮNG TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤC VỤ ĐỀ TÀI
- Phương pháp dạy học KTCN tập I, tập II – tác giả Nguyễn Văn Bính, Trần
Sinh Thành, Nguyễn Văn Khôi – NXB giáo dục
- Phương tiện dạy học KTCN – tác giả Lê Huy Hoàng – NXB ĐHSP Hà Nội 2005
- SGK, SGV Công nghệ 11 PGS. TS Nguyễn Văn Khôi chủ biên. Nhà xuất bản
Giáo dục.
- Các tư liệu, Hình động và Video Clip của ĐHSP Thái Nguyên, ĐHSP Hà Nội.
- Tư liệu trên mạng Internet từ Trung tâm nghiên cứu và sản xuất Học liệu
ĐHSP Hà nội do PGS.TS Nguyễn văn Khôi chủ biên.
- Tư liệu từ trang Web: (“WWW.tvtl.bachkim.vn” ).

PHỤ LỤC

Gi¸o viªn: Hoµng Trung Kiªn


Trang 22


Trêng THPT sè 1 B¶o Yªn
Tran
g
PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:

1
1

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu.

2
2

3.1. Đối tượng nghiên cứu.

2

3.2. Khách thể nghiên cứu.
3.3. Phạm vi nghiên cứu.

2
2

4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài SKKN.


2

4.1. Giới hạn đối tượng nghiên cứu.

2

4.2. Giới hạn địa bàn nghiên cứu.

2

4.3. Khách thể khảo sát.

2

5. Phương pháp nghiên cứu.
6. Những đóng góp chính đề tài.

2
2

PHẦN II. NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
1. Cơ sở lý luận

3

1.1. Bản chất của quá trinh dạy học
1.2. Tư duy kĩ thuật
1.2.1. Khái niệm cấu trúc và đặc điểm của tư duy kỹ thuật
2. Khảo sát thực trạng ứng dụng CNTT trong dạy học.

2.1. Đối tượng và nội dung khảo sát.
2.2.Phương pháp khảo sát
2.3. Kết quả khảo sát.
CHƯƠNGII: ỨNG DỤNG CNTT TRONG DẠY HỌC CÔNG NGHỆ 12
1. Ứng dụng CNTT trong dạy học công nghệ 12
2. Tình hình sử dụng máy tính và phần mềm trong dạy học môn công
nghệ 12
2.1. Phần mềm dạy học.
2.2. Vai trò của phần mềm trong việc đổi mới phương pháp dạy học.
2.3. Giới thiệu về phần mềm trong việc đổi mới phương pháp dạy học.
2.4. Quy trình ứng dụng CNTT trong dạy học.

4
5
5
6
6
7
7
8
8
8

Gi¸o viªn: Hoµng Trung Kiªn

3

Trang 23

8

8
10
12


Trêng THPT sè 1 B¶o Yªn
2.5. Vận dụng trong dạy học môn công nghệ 12
2.6. Kết luận
CHƯƠNG III : KẾT QUẢ KHẢO NGHIỆM VÀ NHỮNG KIẾN NGHỊ
ĐỀ XUẤT
1. Kết quả khảo nghiệm
2. Những kiến nghị đề xuất.
PHẦN III : KẾT LUẬN CHUNG
PHẦN IV: NHỮNG TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤC VỤ ĐỀ TÀI
PHỤ LỤC

Gi¸o viªn: Hoµng Trung Kiªn

Trang 24

13
20
20
20
21
22
24
25




×