Tải bản đầy đủ (.doc) (77 trang)

SKKN HƯỚNG dẫn học SINH TRUNG học PHỔ THÔNG ôn tập KIẾN THỨC CHO các kì THI QUAN TRỌNG của lớp 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (460.84 KB, 77 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI
Së Gi¸o dôc ®µo t¹o LÀO CAI



S¸ng KiÕn Kinh NghiÖm

HƯỚNG DẪN HỌC SINH
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
ÔN TẬP KIẾN THỨC CHO CÁC KÌ THI
QUAN TRỌNG CỦA LỚP 12
M«n: Ng÷ v¨n.
Người viết: Nguyễn Thị Hạnh

Lào Cai, th¸ng 03 n¨m 2013


ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI
Së Gi¸o dôc ®µo t¹o LÀO caI

Tªn s¸ng kiÕn kinh nghiÖm

HƯỚNG DẪN HỌC SINH
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
ÔN TẬP KIẾN THỨC CHO CÁC KÌ THI
QUAN TRỌNG CỦA LỚP 12
M«n: Ng÷ v¨n
Khối: 12

Năm học 2012 - 2013


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU

I.Lí do chọn đề tài
II. Mục đích, nhiệm vụ


III. Đối tượng, phạm vi
IV. Cơ sở lí luận và phương pháp
PHẦN NỘI DUNG

I.

PHẦN HƯỚNG DẪN TÌM KIẾM THÔNG TIN - KIẾN THỨC, ÔN TẬP VÀ

THỰC HÀNH KIỂU BÀI NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

II. Tổng hợp kiến thức ở các chiều sâu - rộng của mỗi vấn đề
III. Xây dựng hệ thống những bài văn "mẫu mực" để đọc cho học sinh
nghe:
IV.PHẦN TRAO ĐỔI - KIỂM TRA TRỰC TUYẾN QUA YAHOO
PHẦN KẾT LUẬN
TƯ LIỆU THAM KHẢO

PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, học sinh cuối cấp phải đối mặt với rất nhiều kì thi quan trọng, thậm chí là
những kì thi có ý nghĩa quyết định con đường tương lai của mình. Lượng kiến thức, yêu
cầu củng cố phương pháp, hoàn thiện kĩ năng làm bài... luôn là một áp lực khiến các em
học sinh rất khó vượt qua nếu không có sự trợ giúp, hướng dẫn của các thầy cô giáo. Là

một giáo viên đã theo đuổi nghề dạy học 17 năm, tôi có rất nhiều trăn trở khi nhìn những
gương mặt lo âu, những đôi mắt thâm quầng của những học sinh mình dạy. Bởi vậy, bằng


kinh nghiệm và tình yêu thương đối với học sinh, tôi đã cố gắng hình thành một số phương
pháp ôn tập cho học sinh để các em có thể học và củng cố kiến thức một cách thật hiệu
quả.

2. Mục đích, nhiệm vụ:
- Về mục đích: giúp học sinh củng cố kiến thức ở các mảng văn học và xã hội, rèn
luyện khả năng phản ứng với các tình huống kiến thức (các câu hỏi, các đề bài) được đặt
ra trong các đề thi để các em có thể xử lí đề và triển khai bài làm một cách thuận lợi nhất.
- Về nhiệm vụ: tìm các giải pháp, cách thức ôn tập hiệu quả cho học sinh trong
phạm vi thời gian ngắn ngủi của năm học cuối cấp.

3. Đối tượng, phạm vi:
- Đối tượng: học sinh lớp 12 - đặc biệt là học sinh có mục đích tham gia kì thi chọn
học sinh giỏi và kì thi tuyển sinh Đại học - Cao đẳng.
- Phạm vi: Kiến thức và kĩ năng thuộc môn Ngữ văn trong chương trình Trung học
phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.

4. Cơ sở lí luận và phương pháp:
- Cơ sở lí luận:
+ Lí luận dạy học hiện nay coi học sinh là trung tâm của hoạt động dạy học. Luật
giáo dục của nước CHXHCN Việt Nam trong điều 4 (yêu cầu về nội dung phương pháp
giáo dục) cũng chỉ rõ: “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực tự giác, chủ
động, tư duy sáng tạo ở người học, bồi dưỡng năng lực tự học, lòng say mê học tập và ý
chí vươn lên” (Luật Giáo dục - trang 9 - 1998). Điều đó không có nghĩa là xem nhẹ vai trò
của giáo viên nhưng rõ ràng đã chối bỏ tư cách truyền đạo, giảng đạo theo kiểu độc diễn
của người thầy. Trong dạy học nói chung và dạy Văn nói riêng, làm thế nào để kích thích

được khả năng chủ động, sáng tạo của học sinh là một vấn đề then chốt, góp phần quyết
định chất lượng của hoạt động dạy và học.
+ Môn Văn trong trường phổ thông hiện nay đang đặt ra nhiều vấn đề đáng phải suy
nghĩ. Học sinh lựa chọn khối thi có môn Văn ngày càng ít. Trong giờ học, hiện tượng học
sinh thờ ơ, không hứng thú, tiếp thu kiến thức thụ động không phải là hiếm. Thậm chí có
quan niệm cho rằng, đây là môn học vừa khó vừa khổ. Thủ tướng Phạm Văn Đồng người dành nhiều sự quan tâm đến giáo dục- từng có lời khuyên với giáo viên dạy Văn:
“Học sinh nhớ nhiều, học nhiều là điều đáng khuyến khích nhưng đó quyết không phải là
điều chủ yếu. Điều chủ yếu là dạy học sinh cách suy nghĩ sáng tạo. Chúng ta phải xem lại
cách giảng dạy văn trong trường phổ thông của chúng ta, không nên dạy như cũ bởi vì


dạy như cũ thì không những việc dạy văn không hay mà việc đào tạo con người cũng
không có kết quả. Vì vậy dứt khoát chúng ta phải có cách dạy khác, phải dạy cho học sinh
biết suy nghĩ, suy nghĩ bằng trí óc của mình và diễn tả suy nghĩ đó theo cách của mình thế
nào cho tốt nhất ”.
- Phương pháp: Để triển khai đề tài, tôi chủ yếu sử dụng phương pháp thực nghiệm tức là giáo viên và học sinh trực tiếp thực hành để sau đó cùng rút kinh nghiệm. Phương
pháp này vừa kích thích trí sáng tạo của học sinh, vừa tạo không khí gần gũi, thân thiết
giữa học sinh và giáo viên - điều vô cùng cần thiết trong dạy - học môn văn.

5. Kết cấu:
Trong quá trình thực nghiệm tại các lớp khối 12 vừa qua, tôi chủ yếu sử dụng hai
biện pháp chính là hướng dẫn tìm kiếm thông tin - kiến thức, ôn tập và thực hành kiểu bài
nghị luận xã hội và kiểm tra trực tuyến qua yahoo.
Bởi vậy, nội dung chính trong sáng kiến hướng dẫn học sinh ôn tập cũng tập trung
vào hai phần chính:
- Phần hướng dẫn tìm kiếm thông tin - kiến thức, ôn tập và thực hành kiểu bài nghị
luận xã hội.
- Phần kiểm tra trực tuyến qua yahoo.

PHẦN II: PHẦN NỘI DUNG

A. PHẦN HƯỚNG DẪN TÌM KIẾM THÔNG TIN - KIẾN THỨC, ÔN TẬP
VÀ THỰC HÀNH KIỂU BÀI NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
* Cơ sở: Do phần nghị luận xã hội là phần mà học sinh rất ngại học nên tôi đã dành
rất nhiều thời gian và tâm huyết để tìm cho học sinh cách học có hiệu quả nhất để các em
không chỉ biết một mà còn biết nhiều vấn đề, không chỉ biết nội dung cơ bản mà còn biết


tất cả các khía cạnh có liên quan để nếu gặp một đề hoàn toàn mới cũng sẽ không bị lúng
túng.
* Nội dung cụ thể:

I. Gợi hứng thú cho học sinh:
1. Đọc cho học sinh nghe những bài viết có liên quan tới các vấn đề cần bàn luận:
những bài tản văn của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư, những bài báo của nhà văn - nhà báo nhà thơ Nguyễn Quang Thiều... Đó đều là những bài viết giàu chất văn và thể hiện một
quan điểm, lập trường, một cái nhìn và tầm nhìn có chiều sâu, một cách viết rất nhân văn
và gần gũi. Ngoài ra, có thể tìm kiếm các bài báo viết về một sự việc, con người nào đó có
liên quan đến vấn đề cần trao đổi với học sinh. Chẳng hạn, khi chữa đề "Khi mẹ (hoặc cha)
nổi giận, tôi đã tìm được một bài báo về tình thương của người mẹ đối với con để thiết kế
một giáo án như sau:

GIÁO ÁN THỬ NGHIỆM
Đề bài: Khi mẹ (hoặc cha) nổi giận...
* Khởi động cho cảm xúc:
Chuyện "Mẹ hy sinh cứu con" làm Internet nóng ran

Sau khi động đất qua đi, lực lượng cứu hộ bắt đầu các hoạt động tìm kiếm cứu nạn.
Và khi họ tiếp cận đống đổ nát từ ngôi nhà của một phụ nữ trẻ, họ thấy thi thể của cô qua
các vết nứt. Nhưng tư thế của cô có gì đó rất lạ, tựa như một người đang quỳ gối cầu
nguyện; cơ thể nghiêng về phía trước, và hai tay cô đang đỡ lấy một vật gì đó. Ngôi nhà
sập lên lưng và đầu cô.

Đội trưởng đội cứu hộ đã gặp rất nhiều khó khăn khi anh luồn tay mình qua một khe


hẹp trên tường để với tới thi thể nạn nhân. Anh hy vọng rằng, người phụ nữ này có thể vẫn
còn sống. Thế nhưng cơ thể lạnh và cứng đờ cho thấy cô đã chết.
Cả đội rời đi và tiếp tục cuộc tìm kiếm ở tòa nhà đổ sập bên cạnh. Không hiểu sao,
viên đội trưởng cảm thấy như bị một lực hút kéo trở lại ngôi nhà của người phụ nữ. Một
lần nữa, anh quỳ xuống và luồn tay qua khe hẹp để tìm kiếm ở khoảng không nhỏ bên
dưới xác chết. Bỗng nhiên, anh hét lên sung sướng: "Một đứa bé! Có một đứa bé!".
Cả đội đã cùng nhau làm việc; họ cẩn thận dỡ bỏ những cái cọc trong đống đổ nát
xung quanh người phụ nữ. Có một cậu bé 3 tháng tuổi được bọc trong một chiếc chăn hoa
bên dưới thi thể của người mẹ. Rõ ràng, người phụ nữ đã hy sinh để cứu con mình. Khi
ngôi nhà sập, cô đã lấy thân mình làm tấm chắn bảo vệ con trai. Cậu bé vẫn đang ngủ một
cách yên bình khi đội cứu hộ nhấc em lên.
Bác sĩ đã nhanh chóng kiểm tra sức khỏe của cậu bé. Sau khi mở tấm chăn, ông
nhìn thấy một điện thoại di động bên trong. Có một tin nhắn trên màn hình, viết: "Nếu con
có thể sống sót, con phải nhớ rằng mẹ rất yêu con".
Chiếc điện thoại di động đã được truyền từ tay người này sang tay người khác. Tất
cả những ai đã đọc mẩu tin đều không ngăn nổi dòng nước mắt: "Nếu con có thể sống sót,
con phải nhớ rằng mẹ rất yêu con".
Thanh Hảo (T.H)
* Triển khai bài học:
I. Giới hạn vấn đề:
Với câu nói "Khi mẹ (hoặc cha) nổi giận", ta nên nhìn từ góc độ nào?
- Nói tới cha mẹ là phải đặt trong mối quan hệ với con cái. Vì vậy, cần nhìn nhận
vấn đề từ góc độ của một đứa con.
Em đã từng phải đối mặt hoặc từng chứng kiến chuyện này chưa?
Vấn đề chúng ta đề cập thuộc lĩnh vực nào? Và nếu giải quyết trong phạm vi bài
văn nên đưa về dạng bài nào? Kết cấu thông thường của dạng bài ấy?
II. Triển khai vấn đề:

a. Giới thiệu vấn đề: có thể theo nhiều cách song cần nhấn mạnh đây là tình huống
luôn có thể xảy ra trong cuộc sống.
b. Nêu biểu hiện:
Cho biết biểu hiện của cơn nóng giận?
- Tình huống cụ thể: học sinh có thể tùy chọn tình huống do mình tự trải nghiệm
hoặc được chứng kiến hay thu thập từ báo chí và các phương tiện thông tin đại chúng.


- Biểu hiện của sự giận dữ:
+ Trước hết cần lưu ý rằng "giận" khác với "nổi giận": nếu "giận" chỉ là cảm thấy
không bằng lòng và bực bội với người có quan hệ gần gũi nào đó vì người ấy đã làm điều
trái với ý mình thì "nổi giận" lại là mức độ cao của giận, là khi có những phản ứng tâm lý
rất mạnh mẽ, thành cơn, không thể kìm nén, kiềm chế được.
+ Khi "nổi giận", do mất kiềm chế nên biểu hiện của nó cũng rất khó được người
khác đón nhận một cách bình thường. Vì "nổi giận" sẽ kèm theo la hét, quát tháo, chì
chiết, đay nghiến; đập phá đồ đạc, hủy hoại những món đồ liên quan trực tiếp hoặc gián
tiếp đến cơn giận; đánh đập, xua đuổi...
c. Phân tích nguyên nhân vì sao mẹ (hoặc cha) nổi giận:
Theo em, vì sao cha mẹ chúng ta nổi giận?
- Do những áp lực cuộc sống mà cha mẹ phải đối mặt bên ngoài cánh cửa ngôi nhà nhất là trong cuộc sống hiện đại, nhịp sống và đòi hỏi của cuộc sống, của công việc tăng
nhanh đến "chóng mặt".
- Do mâu thuẫn gia đình - giữa cha mẹ với nhau và với người thân của cha mẹ khiến
học không có cách nào giải tỏa ngoài cách trút vào con cái.
- Tuy nhiên, với đề bài này, người viết cần từ tư cách một đứa con để nhìn thì
nguyên nhân chủ yếu cần nhận thức và phân tích rõ là do những biểu hiện của con cái:
+ Trong học hành: lười nhác, cẩu thả, kết quả thua sút do thiếu ý thức và thiếu nỗ
lực, cố gắng...
+ Trong sinh hoạt: bừa bãi, bẩn thỉu, chưa chú ý đảm bảo vệ sinh cá nhân cũng như
vệ sinh chung của cả gia đình...
+ Trong ứng xử: có những lời nói, việc làm vô ý, gây hiểu lầm hoặc cố ý hỗn hào,

cự cãi, có thái độ phản ứng một cách xấc xược...
- Và sau tất cả, cần nhận ra rằng xét đến cùng thì bên cạnh việc cha mẹ không thắng
nổi những áp lực của cuộc sống, nguyên nhân sâu xa nhất, chủ yếu nhất để cha mẹ nổi
giận với con là vì thương yêu, lo lắng cho con, mong con hoàn thiện hơn mà do khoảng
cách thế hệ hay do con vô tâm nên chưa nhận ra được.
d. Phân tích hậu quả:
Hậu quả cơn nóng giận là gì? (Lưu ý là khi ta xét hậu quả cần xét ở các đối tượng
có liên quan đến vấn đề)
- Với chính cha mẹ:
+ Ức chế tinh thần, ảnh hưởng lập tức đến khả năng kiểm soát lời nói, hành vi, ảnh
hưởng lâu dài tới khả năng làm việc.


+ Thay đổi cách nhìn, thái độ với con cái và với cuộc sống của chính mình.
+ Rất khó để cân bằng tâm lí.
- Với con cái:
+ Khi còn nhỏ: sợ hãi, đau khổ mà thu mình lại.
+ Lớn hơn một chút: không chỉ buồn khổ mà còn thấy uất ức, thấy bị đối xử bất
công, thấy không được yêu thương; đôi khi phản ứng lại một cách dữ dội khiến mối quan
hệ với cha mẹ càng rạn nứt, khó hàn gắn.
---> Những biểu hiện như thế chỉ chứng tỏ sự ích kỉ, khờ dại và non nớt của những
đứa con chưa trưởng thành.
Vậy ta cần làm gì để giải quyết và giảm thiểu những cơn nóng giận cũng như khắc
phục hậu quả đáng tiếc của nó? (Hãy tìm kiếm giải pháp bằng hiểu biết và tấm lòng của
những đứa con đã thực sự trưởng thành, vì lúc này ta đang tỉnh táo để nhận thức đầy đủ
về vấn đề, chứ nếu để mọi chuyện xảy ra rồi sẽ không thể nhìn nhận một cách bình tĩnh
nữa).
e. Đề xuất giải pháp cho những người con muốn thể hiện mình là người trưởng
thành:
- Bước đầu, khi cha mẹ đang trong cơn nóng giận, mọi lời giải thích sẽ không có

nhiều tác dụng. Vì vậy cần biết im lặng và lắng nghe với vẻ mặt chân thành - thể hiện sự
tiếp thu và cũng tạo điều kiện để cha mẹ bình tâm lại.
- Sau đó, nếu người có lỗi là anh chị em mình, ta cần là người "hóa giải"cơn giận dữ
(có thể chỉ cần một cốc nước mát, một chiếc khăn mặt ấm, một cách nào đó thích hợp với
nhu cầu và tính cách của cha mẹ - điều này phải tự mình cảm nhận và lựa chọn bởi chỉ đứa
con biết yêu thương bố mẹ mới cảm nhận được, người ngoài không thể hay sẽ rất khó giúp
ta một lời khuyên đúng) và "hòa giải" mối quan hệ giữa cha mẹ với anh chị em ta (cũng
bằng cách nào đó mà chỉ ta mới là người rõ nhất). Còn nếu người có lỗi là mình thì cần
biết cách "chuộc lỗi" bằng những đổi thay theo hướng tích cực. Cần hiểu rằng cơn giận
xuất phát từ yêu thương rất dễ để hóa giải bằng những gì mà người yêu thương ta vẫn
hằng kì vọng.
- Và quan trọng hơn tất cả là đề phòng bão lũ bao giờ cũng tốt hơn là chống chọi với
nó khi nó xảy ra. Nếu cơn nóng giận của cha mẹ là bão lũ, hay thậm chí là "sóng thần",
"núi lửa" đi nữa thì vẫn có thể phòng tránh bằng khả năng và tấm lòng của những đứa con
ngoan: cố gắng học hành cho tốt, giúp đỡ bố mẹ một số việc nhà, tinh tế và nhạy cảm hơn
để cảm thông và thương yêu chính người đã sinh thành nuôi dưỡng... Làm được điều đó,
ta sẽ khiến ngôi nhà là một căn phòng điều hòa nhiệt độ, là vườn cây sum xuê hoa trái và
ríu rít tiếng chim như khu vườn của người bà trong truyện "Dưới bóng hoàng lan" của


Thạch Lam để cha mẹ khi trở về là mọi bực dọc lo âu, mọi ưu phiền khổ não sẽ dừng lại
hết phía ngoài bậu cửa.
e. Kết luận: Khẳng định đạo làm con.
Gợi ý: có thể kết luận bằng một số hình ảnh hoặc câu chuyện ngắn gọn mà có ý
nghĩa để gây ấn tượng.
Ví dụ: Chuyện về lòng hiếu thảo của Hàn Bá Du, chuyện Chử Đồng Tử, chuyện Cái
sọt, chuyện về đôi bàn tay người mẹ, chuyện về Mục Kiền Liên cứu mẹ hay chính là sự
tích lễ Vu Lan.
*Khắc sâu ấn tượng với bài văn tham khảo:
Cách đây không lâu, dư luận đã xôn xao khi báo chí liên tiếp đưa tin về những vụ án

dã man mà hung thủ và nạn nhân lại là những người có mối quan hệ ruột rà máu mủ. Vụ
án 2 vợ chồng giết chết con trai ở Hà Tĩnh, rồi vụ án Nghiêm Viết Thành đâm chết bố xảy
ra tại Hải Duơng. Đau lòng và bất ngờ hơn là khi nguyên nhân của những cái chết thương
tâm ấy đựợc làm sáng tỏ. Cả 2 bi kịch đều xuất phát từ những cuộc cãi vã hết sức bình
thường giữa bố mẹ và con cái. Theo cách nghĩ trước đây, phần lỗi lớn hơn sẽ luôn thuộc
về những người làm cha, làm mẹ. Bởi đơn giản họ là người lớn, trách nhiệm của họ là giáo
dục những đứa con, họ phải biết cách kiềm chế, họ phải biết cách bình tĩnh lắng nghe…
Nhưng nên chăng, chính chúng ta, những người đang ở vào vị trí của một đứa con
thử một lần suy nghĩ lại? Có lẽ đã đến lúc chính chúng ta cần học cách ứng xử đúng mực
hơn, thay vì đỏng đảnh hờn dỗi, thay vì vùng vằng oán trách một cách hết sức trẻ con…
khi cha mẹ của chúng ta nổi giận.
Thực ra, cha mẹ nổi giận là một chuyện hết sức bình thường.
Đi suốt quãng đời niên thiếu cho tới lúc trưởng thành, có lẽ không một người con
nào chưa từng trải qua cái cảm giác khi phải đối diện với cây roi của bố, hay những lời
trách mắng nặng nề của mẹ. Trong những ý nghĩ ấm ức hờn dỗi, ta có thể đã cho rằng bố
mẹ dễ dàng nổi nóng đơn giản là vì bố mẹ luôn cho mình cái quyền được nổi nóng với con
cái, vì bố mẹ quá khó tính, nặng nề, thậm chí là dường như bố mẹ đã quá quan trọng hoá
vấn đề, hay là quá gia trưởng, độc đoán... Nhưng lắng lòng mình hơn một chút, có lẽ ta sẽ
nhận ra nhiều hơn là những suy nghĩ hời hợt đó. Mẹ tôi có thể rút soạt chiếc roi tre giắt
trên gác bếp chỉ vì tôi đã giang nắng một buổi trưa hay đi tắm sông cùng lũ bạn… nhưng
cũng vẫn là mẹ, buổi đêm thức giấc đã trở dậy giảm đi một số cho gió nhẹ đi từ chiếc quạt
điện khi cái oi nóng chập tối đã được thay thế bằng cái se se của buổi đêm khuya, hay có
khi để đắp thêm cho tôi một tấm chăn khi trời trở lạnh, lo lắng tới không ngủ nổi dù trán
tôi chỉ hơi hâm hấp sốt... Đôi khi, trước cơn giận dữ của cha mẹ, chỉ là chúng ta quá hồn
nhiên mà không tưởng tượng được những hậu quả mà người lớn với những kinh nghiệm
vốn có có thể lường trước được. Đôi khi, chỉ là tình yêu thương quá lớn khiến bố mẹ lo


lắng nhiều hơn, hoảng hốt nhiều hơn, nóng ruột nhiều hơn trước những sai phạm của
chúng ta…

Tất nhiên, có những lúc lỗi lầm của chúng ta là nguyên nhân chính, nhưng cũng có
những lúc bố mẹ nổi giận với chúng ta là vì những bất mãn, bực dọc đã thành hình từ bên
ngoài cánh cổng gia đình, và một chút bất cẩn, một chút sơ ý của chúng ta chính là giọt
nước cuối cùng làm tràn cốc nước. Những khi đó, cái cảm giác bị đối xử bất công dễ khiến
ta không chỉ tủi thân mà còn muốn oán hận bố mẹ. Nhưng nếu ta biết đến những khó khăn
trong công việc mà bố mẹ đang phải cố gắng vượt qua, những rắc rối từ những mối quan
hệ xã hội mà bố mẹ luôn phải đau đầu tháo gỡ, áp lực từ những công việc không tên, cả
khói bụi trên phố và cơn mưa bất chợt lúc tan tầm... Nếu ta hiểu bố mẹ - dù là người lớn thì vẫn luôn có những giới hạn nhất định về sức chịu đựng, và có những bức bối, những
căng thẳng không thể không giải toả... Nếu cảm nhận được tất cả những điều đó, ta sẽ học
được cách cảm thông với sự nóng nảy dường như vô lí và đôi khi hơi thái quá của bố mẹ
chúng ta.
Chẳng ai muốn đối diện với những cơn giận dữ, chẳng ai muốn nghe những câu nói
nặng lời...
Nhưng khi bố mẹ nổi giận, thì ta hãy cố gắng lắng nghe... lắng nghe, và im lặng...
Lắng nghe, để bố mẹ ít nhất cũng cảm nhận đuợc ta đang ăn năn biết lỗi thực sự
chân thành. Lắng nghe, để biết được nguyên nhân khiến bố mẹ không thể bình tĩnh như bố
mẹ vẫn luôn bình tĩnh. Lắng nghe, và cố gắng nhìn lại lỗi lầm mà mình đã phạm phải từ
góc nhìn như góc nhìn của bố mẹ, hay cố gắng đặt mình vào địa vị của bố mẹ để nhìn xem
có phải thực sự là ta đã quá vô tâm, quá bất cẩn, quá nông cạn và hời hợt? Vô tâm không
chỉ vì đã vô ý gây ra một sai phạm nhỏ, mà còn vì ta đã không đủ tinh tế để nhận ra một
nét mệt mỏi trong mắt mẹ, hay một cái thở dài của bố trong bữa cơm trưa... Lắng nghe và
im lặng khi ấy không chỉ là thái độ cần thiết của một đứa con, mà còn vì nó sẽ cho cả bố
mẹ và chúng ta một khoảng lặng cần thiết để bình tĩnh lại và nhìn nhận mọi việc đang diễn
ra cho thấu đáo.
Nhưng bạn biết không, cơn nóng giận bột phát với những biểu hiện thái quá của bố
mẹ khiến bạn đau buồn thì sẽ còn có một điều đáng buồn hơn - ấy là khi nỗi tức giận của
mẹ không thể nói được ra thành lời nữa. Nó còn khủng khiếp hơn khi bạn bị mắng mỏ,
thậm chí là bị quát tháo, đánh đập. Lúc ấy nó không đơn giản chỉ là một nỗi bực dọc thông
thường nữa. Nó đã trở thành một nỗi đau, một sự thất vọng, thậm chí là một vết thương mà
mẹ không thể nào tự xoa dịu được. Đó là khi ta vì cái tôi ích kỉ, vì chút bồng bột, thiếu suy

nghĩ đã tự cho mình cái quyền cự cãi, hỗn hào, thậm chí là xúc phạm, lên án cha mẹ của
mình...
Tôi không thể đưa ra cho bạn một bài học nào khi mẹ nổi giận. Nhưng có lẽ, tôi
cũng như bạn thôi, cũng đang tồn tại trong một quy luật tất yếu đối với tất cả những người


con. Lúc bé, bạn sợ sệt khi mẹ nổi giận. Lớn hơn một chút, bạn bắt đầu biết cãi lại những
điều mẹ nói vì khoảng cách giữa hai thế hệ không dễ gì có được một tiếng nói chung. Rồi
ở một độ tuổi nào đó hơn nữa, bạn bắt đầu bỏ ngoài tai và "thích nghi", thậm chí là trơ lì
trước nỗi tức giận của mẹ - coi nó chỉ như một cái gì đó vô nghĩa lí, không ảnh hưởng
nhiều đến quan điểm của bạn. Nhưng chắc chắn một ngày, khi nỗi giận đó không hiện hữu
nữa mà chỉ là một thứ ta buộc phải cảm nhận, bạn sẽ buộc phải tự thay đổi. Vì ngày ấy là
ngày bạn đã thực sự là một người trưởng thành. Tôi chợt liên tưởng đến một câu chuyện
mà mình đã đọc về Hàn Bá Du. Ông không bao giờ khóc khi bị mẹ đánh đòn, chỉ duy nhất
một lần ông khóc, đó là khi ông nhận ra rằng, mẹ đã già yếu và không còn sức đánh con
đuợc nữa. Đến khi nào, chúng ta mới có thể là, sẽ là một đứa con trưởng thành như Hàn
Bá Du?
Quy luật tự nhiên, chúng ta không thể thay đổi nó nhưng cũng có thể thích nghi với
nó. Ta không thể nào thay đổi được cơn giận của mẹ trong một chốc, nhưng một chốc
cũng có thể làm bạn thay đổi chính mình. Hãy làm những điều cần làm của ngày hôm nay
để ngày mai ta không phải hối tiếc...

II. Tổng hợp kiến thức ở các chiều sâu - rộng của mỗi vấn đề:
Thực tế cho thấy, các đề nghị luận xã hội dù phong phú đến mấy cũng chỉ xoay
quanh một số vấn đề cơ bản - những vấn đề gần gũi với đời sống của lứa tuổi học đường
như vấn đề thành công - thất bại, vấn đề tình cảm đạo đức như tình yêu thương - tình mẫu
tử (hoặc phụ tử) - tình bạn - tình đồng bào - tình yêu quê hương đất nước, vấn đề lẽ sống lối sống - lí tưởng sống của thanh niên, vấn đề cách nhìn cuộc sống và kĩ năng sống trong
cuộc sống thời hiện đại... Vì vậy, việc tổng hợp kiến thức - hiểu biết xoay quanh một vấn
đề là vô cùng cần thiết. Trong năm học 2012 - 2013 vừa qua, do được nhà trường phân
công dạy lớp 12 VĂN nên tôi đã cố gắng giúp học sinh tìm kiếm thông tin - tri thức liên

quan đến các vấn đề cơ bản đã nêu, sau đó nhìn nhận và sắp xếp thành một đề cương tổng
thể về các mặt của vấn đề nhằm tạo một khả năng nhận thức đầy đủ nhất cho học sinh về
mọi khía cạnh của nó. Cuối cùng mới ra một số đề bài liên quan đến các khía cạnh nhỏ của
vấn đề để học sinh luyện tập. Trong quá trình chữa bài, tôi đã chỉ ra để học sinh thấy được
việc chuẩn bị kiến thức tổng quát có ý nghĩa như thế nào đối với việc giải quyết đề bài.
NỘI DUNG THỬ NGHIỆM
Vấn đề: THÀNH CÔNG VÀ THẤT BẠI TRONG CUỘC SỐNG
Bước 1: Kiến thức cơ bản
a. Khái niệm:
- "Thành công": đạt được kết quả, mục đích như dự định.
- "Thất bại": không đạt được kết quả, mục đích như dự định.


"Thành công" và "thất bại" là hai kiểu kết quả sau quá trình thực hiện một công
việc, một kế hoạch hay một mục tiêu nào đó trong cuộc sống. Nó có thể đến do nhiều
nguyên nhân song quan trọng nó là điều bình thường vì bất kì lúc nào và với ai cũng có thể
xảy ra.
b. Cơ sở dẫn đến thành công, thất bại:
b.1. Do nội lực để thực hiện mục tiêu, kế hoạch của cá nhân: nội lực mạnh có thể là
điều kiện tốt để thành công, nội lực yếu có thể là nguyên nhân dẫn tới thất bại (nắm vững
kiến thức, kĩ năng giải quyết đề bài có thể sẽ vượt qua kì thi đại học một cách xuất sắc).
* Năng lực thực tế:
+ Học vấn, trí tuệ, hiểu biết (khả năng nhận thức, hiểu biết do học tập, tích lũy đạt
tới một trình độ nhất định): phân biệt tốt - xấu, đúng - sai, hay - dở; lựa chọn đích đáng,
đúng hướng; thực hiện được những yêu cầu của công việc - nhất là những công việc đòi
hỏi cao về trí tuệ, hiểu biết.
+ Khả năng hành động: giải quyết những yêu cầu cụ thể của công việc, thực hiện
từng phần việc trong kế hoạch đã đặt ra, thu hẹp khoảng cách đến với thành công, phát
triển tối đa và hoàn thiện năng lực nhận thức, hiểu biết, đem đến niềm vui, niềm hạnh phúc
trước những kết quả cụ thể sau mỗi hành động.

+ Sự linh hoạt trong xử lí những tình huống bất ngờ: luôn giữ được thế chủ động, có
khả năng xoay chuyển tình thế theo hướng có lợi nhất hoặc chí ít cũng giảm thiểu được
thiệt hại, tìm kiếm và lựa chọn những giải pháp để tận dụng cơ hội, giải thoát khỏi mối
nguy.
* Năng lực tinh thần:
+ Nghị lực: sức mạnh tinh thần tạo cho con người sự kiên quyết trong hành động,
không lùi bước trước khó khăn.
+ Ý chí: khả năng tự xác định mục đích cho hành động và hướng hành động của
mình khắc phục khó khăn nhằm đạt mục đích đó.
+ Bản lĩnh: khả năng tự quyết định một cách độc lập thái độ, hành động của mình,
không vì áp lực bên ngoài mà thay đổi quan điểm.
---> Cả ý chí, nghị lực và bản lĩnh đều là những yếu tố tinh thần tạo cho con người
sức mạnh để khắc phục khó khăn, chiến thắng trở ngại, tìm kiếm cơ hội để vươn lên khẳng
định chính mình.
+ Ước mơ, khát vọng: mong muốn với một sự thôi thúc mạnh mẽ những điều tốt
đẹp trong tương lai (khác "mơ tưởng" là mong mỏi, ước mơ điều chỉ có trong tưởng
tượng).


+ Niềm tin, hi vọng: tin tưởng, mong chờ trên những cơ sở chắc chắn về một điều
tốt đẹp sẽ xảy ra.
+ Đam mê (say mê), nhiệt huyết: Ham thích đặc biệt với công việc, tinh thần hăng
hái khi làm việc.
---> Ước mơ, khát vọng, niềm tin, niềm hi vọng và những đam mê, nhiệt huyết sẽ
tạo sự thôi thúc đối với ta, cũng thu hút mọi người, nó giúp ta đi đến cùng con đường đã
chọn, cũng là lí do để ta nhận được sự giúp đỡ, hỗ trợ của mọi người.
* Do ý thức tu dưỡng, phấn đấu và khả năng kiểm soát, kiềm chế bản thân:
+ Ý thức tu dưỡng, phấn đấu sẽ giúp ta nâng cao năng lực, hoàn thiện bản thân.
+ Khả năng kiểm soát, kiềm chế bản thân sẽ giúp ta tránh được những sai lầm, vấp
ngã vì những cám dỗ, những cạm bẫy luôn có thể có trên đường đời, giúp ta sáng suốt,

tỉnh táo để nhìn nhận bản thân cũng như có những đánh giá đúng mức về cái được cái mất
trong quá trình sống để có thái độ đúng, có cách phản ứng hợp lí trước những tình huống
gặp phải.
b.2. Do ngoại cảnh:
- Điều kiện, hoàn cảnh khách quan: sự thuận lợi hay khó khăn của hoàn cảnh tác
động không nhỏ đến quá trình thực hiện công việc, kế hoạch hay mục tiêu đề ra ban đầu
(Cả vụ rau quả thu hoạch rất thuận lợi, đóng gói, bốc xếp xong, phương tiện chuyên chở
đã chuẩn bị nhưng đối tác hủy bỏ hợp đồng vì những lý do không lường trước...). Những
rủi ro hoặc may mắn tình cờ đôi khi cũng tác động không nhỏ đến kết quả cuối cùng của
công việc. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng, điều kiện không thuận lợi chỉ có thể tạo ra
những cản trở chứ không triệt tiêu khả năng thành công.
- Cơ hội: hoàn cảnh thuận tiện gặp được để làm việc gì thường mong ước ("cơ sự"
lại là sự tình, sự thể không hay đã xảy ra) - khi cơ hội đến, ta sẽ nhanh chóng thực hiện
được mục tiêu, đạt được kết quả cao nhất mà lại hao tổn sức lực, tiền của ít nhất. Song lại
cũng cần lưu ý rằng cơ hội đến thường bất ngờ và trôi qua nhanh chóng, vì vậy, chỉ một
chút chần chừ, e ngại là nó sẽ đi qua (trong thần thoại Hi Lạp, Cai - rốt là vị thần cơ hội,
thần có chỏm tóc dài trước trán và hói ở phía sau. Vì vậy, muốn giữ được Cai - rốt, cần
nhanh chóng tóm lấy chỏm tóc khi đối diện với thần, khi Cai - rốt đi qua rồi bạn sẽ không
thể giữ được ông ta nữa). Với cơ hội, nắm bắt nhanh chóng, huy động tối đa khả năng để
tận dụng nó, ta sẽ có một điều kiện lí tưởng để tìm kiếm thành công.
- Sự giúp đỡ, hỗ trợ, chỗ dựa (theo cả nghĩa vật chất và tinh thần) từ phía gia đình,
bạn bè và cả cộng đồng, xã hội. Nó giúp ta có thêm sức mạnh để vượt qua khó khăn trở
ngại, nhanh chóng giải quyết và giải quyết có hiệu quả mọi yêu cầu hay ít nhất cũng không
cảm thấy đơn độc và buồn tẻ khi thực hiện mọi yêu cầu của công việc, cuộc sống. Khi ai
đó giúp đỡ ta, ta cần trân trọng và sử dụng sự giúp đỡ ấy một cách có ý nghĩa nhất, cần


đền đáp xứng đáng bằng những hình thức phù hợp và không nên ỷ lại, lệ thuộc hoàn toàn
vào sự giúp đỡ vì đó là cách khiến ta vẫn đáng quý trọng, tiếp tục nhận được sự giúp đỡ
mà không trở nên yếu đuối, thụ động. Còn khi giúp đỡ người khác, ta cần sẵn lòng song

cũng nên suy xét cẩn thận để có thể giúp đỡ đúng lúc, đúng cách, đúng đối tượng thì sự
giúp đỡ mới thực sự có hiệu quả mà không gây tổn thương và lấy đi cơ hội nỗ lực, cố gắng
của người khác.
c. Cách ứng xử thường thấy trước thành công, thất bại:
- Người trong cuộc: vui mừng, phấn khích trước thành công và buồn rầu đau khổ
khi thất bại là chuyện khó tránh, không thể gạt bỏ dễ dàng. Tuy nhiên, không ít người vì
thiếu kiểm soát mà có những biểu hiện thái quá gây phiền phức, khó xử cho mọi người.
Hoặc đôi khi quá hào hứng với thành công mà trở nên kiêu căng, ngạo mạn, coi thường
người khác - cách biểu hiện khiến ta trở nên đáng ghét và cũng lấy đi cơ hội để ta mở rộng
tầm nhìn, tăng khả năng tiếp thu, học hỏi.
- Người ngoài cuộc: có thể chia sẻ niềm vui, nỗi buồn song cũng không ít trường
hợp ghen tị với thành công và vui mừng khi người khác thất bại. Đó là do bản tính ích kỉ
và nhân cách tầm thường đã tạo nên cách hành xử không đúng đắn.
d. Đề xuất cách ứng xử nên có:
- Với thành công và thất bại của chính mình:
+ Thành công: trước hết, nên vui mừng và chia sẻ niềm vui với những người thân
thiết - những người hiểu và biết trân trọng mình - vì đây là cách lấy lại thăng bằng sau rất
nhiều cố gắng để đạt mục tiêu. Sau đó nên nhìn lại toàn bộ quá trình để phân tích mức độ
của thành công trong quan hệ với khả năng thực tế để xác định cơ sở của sự thành công ấy
và tự rút kinh nghiệm cho chính mình - vì thành công một lần không có nghĩa là sẽ thành
công cả đời. Ngay sau mỗi thành công nên đặt ra những mục tiêu mới, những kế hoạch
mới để tiếp tục phấn đấu và cũng là để không bị chìm đắm trong hào quang do thành công
tạo ra.
+ Thất bại: không dễ để tránh khỏi cảm giác buồn rầu đau khổ nên không cần dồn
nén hay kiềm chế mà nên chia sẻ với người khác - những người có kinh nghiệm và có sự
quan tâm đúng đắn đến công việc của mình vì với những người như vậy mới có thể nhận
được những lời khuyên có giá trị. Tuy nhiên, không nên để mình bị chìm đắm quá lâu và
cũng không nên chỉ dựa hoàn toàn vào người khác vì trừ những trường hợp đặc biệt còn
trong thực tế không ai hiểu mình bằng chính mình. Nghĩa là nếu cần một lời khuyên thực
sự hữu ích thì chính mình là người có thể đưa ra lời khuyên tốt nhất. Vì vậy, nên cố gắng

bình tĩnh lại để nhìn nhận, xem xét, phân tích nguyên nhân, mức độ của thất bại và tìm
cách khắc phục.
- Với thành công và thất bại của người khác: nên có thái độ chia sẻ chân thành, đúng
mực và nếu cần nên cố gắng giúp đỡ trong phạm vi khả năng của chính mình. Bên cạnh


đó, cần coi đây là dịp để học hỏi và tự rút kinh nghiệm cho mình trong cuộc sống nên cùng
với sự chia sẻ nên cố gắng tìm hiểu và phân tích thực tế đã xảy ra ở mọi mặt nguyên nhân
- mức độ cũng như ảnh hưởng.
e. Bài học:
- Khi có cái nhìn và thái độ ứng xử đúng đắn thì dù thành công hay thất bại, của
mình hay của người cũng đều khiến ta trưởng thành hơn.
- Cuộc sống như một dòng sông, không bao giờ lặp lại nên cái hôm nay xảy ra sẽ
khác trong ngày mai. Vì vậy cần luôn cố gắng và biết nhìn về phía trước.
Bước 2: Luyện tập
Đề số 1:
Nhà bác học Ác-si-mét từng nói: "Hãy cho tôi một điểm tựa, tôi sẽ nâng bổng cả trái
đất lên". Nếu được chọn ba điểm tựa cho cuộc đời mình, anh (chị) sẽ chọn những điểm tựa
nào?
Gợi ý:
a. Mở bài:
- Một nhà bác học từng nói: "Nếu cho tôi một điểm tựa, tôi sẽ nâng bổng cả trái đất
lên". Đây không hoàn toàn là câu nói khoa trương để gây ấn tượng mà là một chân lí khoa
học - kết quả của những nghiên cứu, tìm tòi bằng tinh thần và niềm say mê khoa học.
- Câu nói của nhà khoa học trong lúc hứng khởi trước chân lí khoa học vừa được
phát hiện ấy lại cũng là một gợi mở để suy nghĩ về vấn đề điểm tựa trong cuộc đời của mỗi
người.
b. Thân bài:
b.1. Cắt nghĩa: "điểm tựa" là những gì chắc chắn, bền vững mà người ta có thể dựa
vào để tạo cho mình sức mạnh, sự vững vàng.

b.2. Lí giải và đề xuất ý kiến lựa chọn:
- Nguyên do khiến điểm tựa trở nên cần thiết trong cuộc sống của mỗi người:
+ Mỗi con người không thể là một thế giới hoàn hảo, trọn ven và đóng kín mà chỉ là
một cá thể nhỏ bé và hữu hạn trong cuộc đời.
+ Muốn tồn tại và phát triển vững mạnh, cần khắc phục điểm yếu, phát huy điểm
mạnh.
+ Điểm tựa của mỗi người chính là yếu tố quan trọng góp phần tạo nên sức mạnh
cho con người.


- Đề xuất ý kiến về điểm tựa cần thiết:
+ Gia đình: động viên tinh thần, giúp đỡ vật chất, khoan thứ và động viên sau những
vấp váp, sai lầm.
+ Bạn bè: hiểu, chia sẻ về tình cảm, nhận thức và tư tưởng, lối sống; điều chỉnh
những sai trái, lầm lạc; phối hợp tốt để cùng phát triển.
+ Cộng đồng, đoàn thể: hỗ trợ và tạo đà cho sự phấn đấu vươn lên
Ngoài ra, có thể lựa chọn các điểm tựa khác như thiên nhiên, truyền thống, thành
tựu của nền văn minh nhân loại...Tuy nhiên, dù lựa chọn như thế nào thì điểm tựa cũng chỉ
thực sự phát huy giá trị của nó khi bản thân mỗi cá nhân có trí tuệ, nghị lực và niềm tin những tố chất cần thiết cho sự phát triển vững chắc.
b.3. Bình luận - đánh giá:
- Điểm tựa vô cùng cần thiết với mỗi người trong cuộc sống. Những điểm tựa quý
báu cần được trân trọng, nâng niu.
- Điểm tựa trong cuộc sống vô cùng phong phú. Mỗi người có thể tuỳ vào điều kiện
cụ thể mà chọn những điểm tựa vững chắc nhất, có ý nghĩa nhất để tồn tại, phát triển, hoàn
thiện bản thân và sống có ý nghĩa.
- Dù điểm tựa có thể đem lại nhiều sức mạnh và lợi thế song không nên lạm dụng
chỗ dựa, lệ thuộc và thụ động để rồi cuối cùng đánh mất mục đích sống và đánh mất chính
bản thân mình.
c. Kết luận:
- Dù có điểm tựa, con người có thể nâng bổng cả trái đất lên thì không có nghĩa có

điểm tựa là có tất cả vì nếu không có nội lực và nỗ lực, trái đất cũng không thể được nâng
lên.
- Bên cạnh việc tìm kiếm và tận dụng một cách hợp lí, có hiệu quả các điểm tựa,
mỗi người cũng cần cố gắng rèn luyện bản thân, nâng cao ý thức trách nhiệm và năng lực
hoạt động để đạt kết quả cao nhất trong cuộc sống.
Đề số 2:
Viết một bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của anh /chị về thông điệp từ câu
chuyện sau đây:
Một cậu bé nhìn thấy cái kén của con bướm. Một hôm cái kén hở ra một khe nhỏ,
cậu bé ngồi yên và lặng lẽ quan sát con bướm trong vòng vài giờ khi nó gắng sức để chui
qua khe hở ấy. Nhưng có vẻ như nó không đạt được gì cả.


Do đó cậu bé quyết định giúp con bướm bằng cách cắt khe hở cho to hẳn ra. Con
bướm chui ra được ngay nhưng cở thể nó phồng rộp và bé xíu, cánh của nó co lại. Cậu bé
tiếp tục quan sát con bướm, hi vọng cái cánh sẽ đủ lớn để đỡ được cơ thể nó. Nhưng
chẳng có chuyện gì xảy ra cả.
Thực tế, con bướm đó sẽ phải bỏ ra suốt cả cuộc đời nó chỉ để bò trườn với cơ thể
sưng phồng. Nó không bao giờ bay được.
Cậu bé không hiểu được rằng chính cái kén bó buộc làm cho con bướm cố gắng
thoát ra ngoài là điều kiện tự nhiên để chất lưu trong cơ thể nó chuyền vào cánh, để nó có
thể bay được khi nó thoát ra ngoài kén.
(Hạt giống tâm hồn, tập 1, First New, NXB TP HCM)
Gợi ý:
1. Ý nghĩa câu chuyện (1 điểm):
Câu chuyện đặt ra hai vấn đề:
- Những khó khăn thử thách trong cuộc sống chính là cơ hội cho con người tự rèn
luyện, phấn đấu vươn lên để khẳng định bản thân và hoàn thiện mình.
- Lòng tốt nếu không thể hiện đúng cách, đúng chỗ có thể gây ra những hậu quả,
những hệ lụy nghiêm trọng.

2. Lý giải (2 điểm):
a. Tại sao những khó khăn trong cuộc sống là những cơ hội cho con người vươn
lên?
- Khó khăn thử thách buộc con người phải phấn đấu không ngừng; khó khăn thử
thách rèn cho con người bản lĩnh, ý chí; khó khăn nhiều khi là động lực khích lệ con người
hành động… Khi vượt qua thử thách, con người sẽ trưởng thành hơn, vững vàng hơn.
- Nếu không có khó khăn thử thách, con người sẽ không có môi trường để rèn
luyện, phấn đấu, không có động lực để vươn lên, do đó không thể biết hết được mọi khả
năng cũng như hạn chế của bản thân; tệ hơn là có thể trở nên ỷ lại, dựa dẫm...
b. Tại sao lòng tốt không thể hiện đúng cách, đúng chỗ có thể gây ra những hậu
quả, những hệ lụy nghiêm trọng?
- Lòng tốt rất cần trong cuộc sống. Nhưng lòng tốt phải thể hiện đúng chỗ, đúng lúc,
hợp hoàn cảnh thì mới có tác dụng…
- Khi lòng tốt thể hiện không đúng lúc sẽ làm hỏng cơ hội rèn luyện thử thách để
khám phá bản thân của người khác; khi thể hiện không đúng cách có thể gây tổn thương
không đáng có; khi thể hiện không đúng chỗ có thể phản tác dụng - bị lạm dụng, lợi dụng
vào mục đích xấu.


3. Bàn luận mở rộng (1 điểm):
- Mối quan hệ giữa khó khăn và sự trợ giúp…
- Liên hệ bản thân…

III. Xây dựng hệ thống những bài văn "mẫu mực" để đọc cho học
sinh nghe:
Thông thường, trong phương pháp dạy học hiện đại, người ta hay dị ứng với những
kiểu "văn mẫu" vì cho rằng nó khiến học sinh thụ động, lười nghĩ. Tôi không cho như vậy.
Tôi cho rằng vấn đề nằm trong mục đích và cách sử dụng của người giáo viên. Tôi không
bao giờ sử dụng những cuốn "Bài văn mẫu" nhan nhản trên thị trường sách tham khảo hiện
nay mà tự xây dựng cho mình một kho tư liệu riêng: đó là bài văn của chính học trò mình

viết. Tất nhiên, để làm được điều đó cần một điều kiện nhất định: phải có một đội ngũ học
sinh giỏi, có niềm đam mê và sẵn sàng "xả thân" với văn chương. Những học sinh này
đồng thời cũng có kĩ năng vi tính và thành thạo trong việc sử dụng internet. Tôi đề nghị
các em viết và đánh máy bài viết rồi gửi cho tôi theo dạng email. Khi nhận được bài viết,
tôi đọc, chỉnh sửa, hoàn thiện bài viết (mà tôi vẫn nói vui với các em là để cô "Tô son,
điểm phấn, sức nước hoa; giắt ngọc cài trâm đeo vòng xuyến" cho bài văn của các em) rồi
vừa gửi trả lại các em, vừa lưu giữ lại làm tư liệu giảng dạy cho mình.

Một số bài văn "mẫu mực" của học sinh năm học 2011 - 2012:
Đề bài 1:
"Có cạnh tranh thì mới tiến bộ, có nhường nhịn thì mới thành người".
Từ quan niệm trên, trình bày suy nghĩ của anh, chị về cạnh tranh và nhường nhịn.
Bài làm 1:
Tôi đã rất ấn tượng với sự thay đổi trong luật chơi của một chương trình truyền hình
có lẽ đã quá quen thuộc với tất cả chúng ta: chương trình "Ai là triệu phú?". Từ cuộc thử
sức của một người với 15 câu hỏi, nó đã trở thành cuộc đọ sức giữa 6 người chơi. Cả 6
người đều có thể ngồi lên "ghế nóng" bất cứ lúc nào, khi người chơi chính muốn nhường
cơ hội cho những người còn lại. Luật chơi mới này khiến 6 người chơi vừa là đối thủ, lại
vừa là trợ thủ của nhau. Là một người chơi, trước mỗi câu hỏi của chương trình, ta không
chỉ cần kiến thức, hiểu biết, mà còn phải đưa ra quyết định: tiếp tục cạnh tranh hay nhường
cơ hội. Nhưng câu hỏi đó không chỉ làm khó ta khi ngồi trên ghế nóng. Bước ra khỏi sân
chơi ấy rồi, cuộc sống đời thường cũng không ít lần đặt ta vào lựa chọn: Cạnh tranh hay
nhường nhịn? Có người từng nói: "Có cạnh tranh thì mới tiến bộ, có nhường nhịn thì mới
thành người". Câu nói có thể xem như một gợi mở cho ta trả lời câu hỏi ấy.


Cạnh tranh - hiểu một cách đơn giản nhất - là sự ganh đua để giành về mình phần
thắng. Tùy vào từng hoàn cảnh mà cạnh tranh xảy ra giữa một người hay nhiều người,
thắng lợi đạt được là sự kiêu hãnh, là lợi nhuận, phần thưởng hay lẽ tồn vong. Nhường
nhịn, ngược lại, là tự nguyện chịu phần thua thiệt về mình, dành những điều tốt đẹp cho

người khác. Cạnh tranh hay nhường nhịn? - câu hỏi ấy sẽ đến với ta khi đứng trước một
cái đích có nhiều người hướng tới, một vấn đề có nhiều người quan tâm, và ta là một trong
số đó. Lời bàn trên không phủ nhận cạnh tranh, cũng không trực tiếp khuyên ta nên
nhường nhịn mà chỉ cho ta thấy một cách rõ ràng, chính xác giá trị của bốn chữ "cạnh
tranh" và "nhường nhịn" trong cuộc sống này: có cạnh tranh thì mới tiến bộ, có nhường
nhịn thì mới thành người.
Bản chất của cạnh tranh là ganh đua, mục đích của cạnh tranh là giành phần thắng,
là thành công - một cái đích đẹp đẽ để con người hướng tới. Giống như khi đứng trước
vạch xuất phát của đường đua, phát súng khởi động được bắn lên nghĩa là cuộc cạnh tranh
giữa những vận động viên sẽ bắt đầu, cái đích là danh hiệu quán quân. Giống như trên
chốn thương trường, những nhà kinh doanh cùng một mặt hàng tất phải cạnh tranh nhau để
giành lợi nhuận. Cái đích ấy tựa như ngọn hải đăng dẫn đường, khát vọng chiến thắng lại
tiếp thêm cho ta động lực. Tất cả những điều đó thôi thúc ta cố gắng, nỗ lực hết mình để
chiến đấu và chiến thắng. Thực chất, những đối thủ cạnh tranh của ta cũng có thể coi như
những thử thách trên con đường đi đến thành công mà ta cần vượt qua. Thế nên, cũng
giống như khi đối diện với khó khăn, cạnh tranh chính là lúc ta được thử sức mình, là cơ
hội để ta vận dụng tất cả những khả năng vốn có và còn tiềm ẩn trong con người. Khám
phá thêm một tiềm năng mới ở bản thân - đó là tiến bộ. Vượt qua một khó khăn để tiến
gần hơn tới vinh quang - đó cũng là tiến bộ. Như vậy, cạnh tranh chính là động lực để ta
vươn lên so với chính mình. Nhưng hơn thế nữa, khi tất cả cá nhân đều vươn lên, cuộc
sống này sẽ ngày càng tốt đẹp và phát triển. Nếu một ngày thế giới không còn cạnh tranh,
chắc chắn nó cũng không thể đi lên, thậm chí là chững lại và thụt lùi. Vì khi con người
thản nhiên bằng lòng với vị trí hiện tại của mình, tức là lúc ta không còn muốn cố gắng, nỗ
lực, không còn khát vọng chinh phục những đỉnh cao hơn. Nhờ cạnh tranh, ta mới có
những nhà vô địch ghi tên mình vào Guiness (sách kỉ lục thế giới) và hơn thế là có những
người phá đi kỉ lục cũ để lập nên thành tựu mới. Nhờ cạnh tranh, đôi bạn nghèo ở tỉnh
Nghệ An - Tăng Văn Bình và Dương Quang Hưng mới có thể cùng trở thành thủ khoa
trong kì thi đại học 2010. Giữa hai người bạn học chung một lớp, ngồi chung một bàn ấy
không chỉ là một tình bạn đẹp mà còn là cuộc thi đua ngầm suốt 6 năm. Bình đối với
Hưng, cũng như Hưng đối với Bình, là tấm gương để soi vào đó, một trong hai người

không quá ngạo mạn khi thành công, luôn phải gắng hết sức mình để không thụt lùi,
không tuột dốc.
Nhưng cũng có những cuộc cạnh tranh khắc nghiệt hơn thế nhiều lần, khi mà cái
đích không đơn giản chỉ là một thành công mà là sự tồn vong, sinh diệt. Chẳng hạn như
trong cuộc mưu sinh để tồn tại của tự nhiên, một số loài phải chết để loài khác mạnh hơn


tồn tại và phát triển. Hươu nai phải làm thức ăn cho hổ báo. Hổ, báo lại phải cạnh tranh
trong những cuộc săn mồi. Bản thân những con hổ cũng phải cạnh tranh lẫn nhau, thậm
chí tiêu diệt nhau để sinh tồn. Tạo hóa là một bà mẹ khắc nghiệt, và muôn loài buộc phải
thích nghi.
Thế nhưng, khác với tất cả các loài vật khác, con người có trí tuệ, có cảm xúc. Nhờ
trí tuệ, ta phần nào không còn lệ thuộc vào thiên nhiên, vì thế ta không phải sống theo bản
năng mù quáng, không nhất thiết phải tàn sát nhau để bảo đảm sự tồn tại. Nói cách khác, ta
có cơ hội để lựa chọn giữa cạnh tranh và nhường nhịn. Và nếu đi theo tiếng gọi của cảm
xúc, của trái tim và cả lí trí, đôi khi, thay vì cạnh tranh, ta sẽ chọn con đường nhường nhịn.
Chẳng hạn như khi hai vợ chồng bất đồng quan điểm, nhường nhịn đơn giản là mỗi
người chịu nén cái tôi của mình đi một chút, chịu hi sinh sở thích, ý muốn của mình một
chút. Sự nhường nhịn ấy sẽ là dĩ hòa vi quý, giúp giữ gìn hạnh phúc gia đình.
Chẳng hạn như hoàn cảnh nước ta giữa thế kỉ X, khi Thái hậu Dương Vân Nga phải
đứng trước sự lựa chọn giữa đất nước và dòng họ: Đinh Tiên Hoàng qua đời, đất nước lâm
nguy bởi thù trong giặc ngoài, với cương vị ấy, bà hoàn toàn có thể quyết liệt đến cùng để
giữ ngai báu cho đứa con trai 6 tuổi. Nhưng Thái hậu đã không làm thế. Bà choàng tấm
hoàng bào cho Thập đạo tướng quân Lê Hoàn, chọn nhường ngôi để tránh cho nhân dân
cảnh đổ máu lầm than.
Những sự nhường nhịn ấy cao đẹp, đáng quý, bởi xét đến cùng, nó đều xuất phát từ
tấm lòng của con người với con người. Một triết gia phương Tây nào đã nói: "Trong cuộc
sống, nơi nào có một người chiến thắng, nơi đó có một kẻ thua cuộc. Nhưng người biết hi
sinh thì luôn luôn chiến thắng". Nhường nhịn đồng nghĩa với hi sinh. Bởi thế, biết nhường
nhịn, tuy có thể ta không chiến thắng một ai đó cụ thể, song biết nghĩ cho người khác,

nghĩa là ta đã chiến thắng cái tôi ích kỉ, hiếu thắng trong chính bản thân mình. Ta phải
cạnh tranh với người để tiến bộ, nhưng ta còn phải cạnh tranh với chính mình để học làm
người. Kẻ thù lớn nhất đời người là chính mình, bởi thế chiến thắng chính mình là chiến
thắng khó khăn nhất, nhưng cũng vinh quang nhất. Hãy thử hình dung, nếu chỉ luôn luôn
biết đến cạnh tranh và cạnh tranh, chiến đấu và chiến thắng, liệu con người còn có thể là
người theo đúng nghĩa? Nếu vì cạnh tranh mà ta sẵn sàng hãm hại nhau, tiêu diệt nhau để
giành phần thắng, liệu con người có hơn gì loài cầm thú vô tri?
Thế nhưng, cũng cần nói thêm rằng, không phải sự cạnh tranh nào cũng làm người
ta tiến bộ, không phải sự nhường nhịn nào cũng khiến ta "thêm phần người, bớt phần con".
Cạnh tranh chỉ có ý nghĩa tích cực khi nó xuất phát từ khát vọng vươn lên chân chính, khi
nó diễn ra một cách bình đẳng, công bằng. Nhường nhịn cũng hoàn toàn khác với sự nhu
nhược của kẻ sẵn sàng nhún mình vì hèn nhát, kém cỏi về nhân cách. Có thể nào "yêu
thương kẻ thù của con, nếu nó đòi lấy áo ngoài của con, hãy cho nó cả áo trong, nếu nó tát
má phải của con, hãy đưa cả má trái cho nó" như lời Kinh Thánh dạy? Có thể nào chịu
nhịn để cái ác lấn lướt, lên ngôi? Chắc chắn là không. Để cạnh tranh và nhường nhịn tồn


tại đúng với giá trị đích thực của nó, ta cần có một bản lĩnh để không lựa chọn sai lầm
trong từng hoàn cảnh cụ thể. Khi nào cần cạnh tranh? Khi nào nên nhường nhịn? Câu hỏi
ấy sẽ không quá khó để trả lời nếu ta biết nhìn vào cái đích đang hướng đến. Đừng tính
toán phần thắng trong cuộc cạnh tranh kia lớn hay nhỏ. Hãy đối diện với chính mình, tự
hỏi mình cạnh tranh đến cùng có phải chỉ vì tính hiếu thắng, cố chấp, vì lòng tham, vì sự
ích kỉ không muốn người khác hơn mình? Hãy tự hỏi sự nhường nhịn của mình có phải là
để giành những điều tốt đẹp cho người khác hay thực chất là hành động trốn tránh đáng
xấu hổ. Hãy cân nhắc, để chắc chắn rằng sự cạnh tranh hay nhường nhịn của mình không
ảnh hưởng xấu đến ai.
Cạnh tranh hay nhường nhịn? Đó vẫn luôn là một câu hỏi nan giải với con người
mỗi khi cần lựa chọn. Nhưng chỉ cần ta nhớ: cuộc sống không phải là cuộc chiến đấu một
mất một còn. Con người với con người, dù là đối thủ cạnh tranh đi nữa, cũng không bao
giờ là những kẻ tử thù sống mái. Ta cần cạnh tranh để tiến bộ, nhưng biết nhường nhịn, ta

mới được là người.
Bài làm 2:
Sư tử là một loài có nguyên tắc săn mồi khá đặc biệt. Chúng thường sống theo từng
gia đình nhỏ và cùng đi săn những loài thú khác. Tuy nhiên ta ít khi thấy hai gia đình sư tử
nào cùng săn mồi trên một lãnh địa. Có vẻ như chúng có sự phân chia ranh giới kiếm ăn
rất rõ ràng. Cuộc sống hoang dã buộc những con sư tử phải chiến đấu với nhau để dành địa
phận săn bắt, nhưng một khi “ván đã đóng thuyền” chúng sẽ không bao giờ xâm phạm đến
quyền lợi của nhau. Nhưng không phải chỉ có cuộc sống của những con sư tử mới cần đến
cạnh tranh và nhường nhịn để có thể tồn tại. Ngay cả cuộc sống con người cũng vậy, cần
phải biết chiến đấu cho những nhu cầu của bản thân nhưng cũng rất cần sự hi sinh cho
đồng loại. Cũng như một ai đó đã nói rằng “Có cạnh tranh thì mới phát triển, có nhường
nhịn thì mới là người”.
Cạnh tranh là chiến đấu, là đoạt những quyền lợi, những giá trị về phía bản thân
mình. Còn đối lập với cạnh tranh là nhường nhịn. Nhường nhịn là từ bỏ, hi sinh những đặc
quyền của cá nhân để người khác có thể được hưởng những đặc quyền đó. Cạnh tranh và
nhường nhịn, tuy đó là hai khái niệm đối lập nhau nhưng luôn phải tồn tại song hành với
nhau, nếu có sự chênh lệch có thể sẽ gây ra sự hỗn loạn với xã hội tùy từng mức độ nặng
nhẹ khác nhau. Cạnh tranh cũng có thể hiểu là sự so bì giữa những sự việc, những sự vật,
những con người với nhau để thấy được cái tốt nhất, được con người tài năng nhất. Vì vậy,
người nói đã khẳng định rằng “có cạnh tranh thì mới phát triển” cũng là bởi lẽ đó, cái tốt
nhất được chấp nhận thì nhân loại sẽ có cơ hội tiến lên. Trong khi đó, ở vế thứ hai, người
nói cũng lại cho rằng: có nhường nhịn thì mới là người. “Người” ở đây là chỉ những phẩm
chất thanh cao, cao quý của con người chứ không chỉ mang một nghĩa thông thường.
Nhường nhịn trở thành một tiêu chí đánh giá đạo đức con người trong xã hội. Vậy là, để


cuộc sống tiến xa hơn, con người cần phải đấu tranh cho những quyền lợi, nhưng để là một
con người hoàn thiện hơn thì điều con người phải làm đó là biết hy sinh.
Trong cuộc sống, ta đã nghe khái niệm cạnh tranh rất nhiều lần. Cạnh tranh có trong
tình yêu, trong học tập, trong kinh doanh… Thậm chí, trong làm ăn kinh tế, người ta còn

có câu “Thương trường như chiến trường” để chỉ sự gay gắt của việc cạnh tranh. Cạnh
tranh lúc này như là một sự đua chen để khẳng định thương hiệu. Đó cũng chính là một sự
phát triển mà chỉ cạnh tranh mới có được. Nếu ví những người cạnh tranh như những vận
động viên trên một đường đua thì tất yếu cũng phải có giải thưởng, có người thắng, người
thua. Nhưng tất cả mọi vận động viên đều phải cố gắng hết mình để đến được đích, nếu
không nỗ lực là tự anh loại mình ra khỏi cuộc chơi. Như vậy, một cách tự nhiên, mỗi
người đều được một lần phát huy hết khả năng vốn có, được khẳng định bản thân mình.
Đặc biệt với người chiến thắng thì sự khẳng định ấy càng rõ rệt hơn. Sự nỗ lực hay tự phát
huy, tự khẳng định ấy chính là sự phát triển của mỗi người. Bởi suy cho cùng, phát triển
cũng là tiến lên, khi bước từng bước đến đích là bạn đã tự phát triển mình rồi.
Kết quả của cạnh tranh thường là tìm được cái tốt nhất, sự phát triển ấy cũng xảy ra
theo quy luật biện chứng mà thôi. Cái mới ra đời thay thế cái cũ, cái tốt hơn thay thế cái
kém hơn… Cuộc cách mạng công nghiệp vào cuối thế khỉ XIX đã thay đổi toàn Thế giới
đó là bởi cái văn minh đã “cạnh tranh thành công” với cái cổ hủ, lạc hậu. Sự phát triển của
nhân loại nhờ cạnh tranh cũng là ở đó. Cạnh tranh giúp con người được thừa hưởng những
cái tốt đẹp nhất và có thể dành sự ưu ái cho những điều xứng đáng nhất. Phần thưởng
35000 USD chỉ có thế được trao cho thí sinh xuất sắc nhất năm của “Đường lên đỉnh
Olympia”. Khi ta biết nhìn nhận đúng giá trị của con người cũng chính là một tiến bộ
trong nhận thức rồi.
Nếu con người không cạnh tranh và cứ đều đều mà sống, bằng lòng với vị trí của
mình thì cuộc sống sẽ tẻ nhạt và đắng ngắt như một ly cà phê chưa khuấy đường. Thật
vậy, ta sẽ không bao giờ khám phá được những giá trị mới của bản thân mình, không biết
phục những người danh chính ngôn thuận đánh bại được mình. Thực sự thì Độc cô cầu bại
lại là người cô đơn nhất vì chẳng có ai chiến thắng ông ta và cũng không có ai muốn đấu
với ông ta. Đôi khi cạnh tranh cũng làm cho cuộc sống vui vẻ thú vị hơn. Tuy nhiên,
không phải lúc nào ta cũng phải ở trong trạng thái căng như dây đàn, ta cũng rất dễ bị
stress. Vì thế, có những lúc ta phải bỏ đi vật chất thông thường để gìn giữ những cái tốt
đẹp, đó là nhường nhịn.
Nếu đặt nhường nhịn trong thế đối sánh với cạnh tranh thì nhường nhịn như một
liều thuốc xoa dịu những gay gắt mà cạnh tranh mang đến. Ta cần phải biết mềm nắn rắn

buông, dĩ hòa vi quý, lùi một bước để tiến ba bước, miễn sao đôi bên cùng có lợi. Khi lùi
lại một bước cũng là lúc ta được nghỉ ngơi, nhìn lại một quá trình mà mình đã đi qua.
Trong một số trường hợp, nhường nhịn là biết lượng sức mình, cũng là biết trân trọng
những giá trị nghĩa tình của người với người hơn là chỉ biết đến mình mình mà thôi. Có


thể Thế chiến thứ nhất sẽ không xảy ra nếu như các nước không có trục trặc về tranh giành
thuộc địa. Lịch sử đã trôi qua, không thể nào thay đổi được nữa, nhưng những con số về
thiệt hại sau chiến tranh thì dù ở thời kì nào cũng khiến ta phải đau xót. Như vậy thì
nhường nhịn cũng có thể mang lại hạnh phúc cho con người.
Còn nếu đặt nhường nhịn trong đời sống thì nhường nhịn là một phần của chữ
“Nhẫn”. “Một điều nhịn là chín điều lành”, con người biết nhẫn nhịn là con người cao
thượng. Họ có thể biết vượt qua những nhỏ nhen ích kỉ tầm thường để hướng đến những
giá trị tốt đẹp nhất. Anh em biết nhường nhịn nhau, gia đình sẽ hòa thuận. Vợ chồng
nhường nhịn nhau, con cái sẽ hạnh phúc. Như vậy thì không thể là quá lời nếu nói rằng
chính sự nhường nhịn tạo nên phẩm giá của một con người.
Tuy nhiên, cạnh tranh hay nhẫn nhịn đều cần có mức độ của nó. Riêng với cạnh
tranh, ta luôn cần phải xác định mục tiêu cạnh tranh là gì. Đừng chỉ vì một chút hiếu thắng
mà mất đi những thứ quý giá. Có rất nhiều vụ tai nạn giao thông xảy ra cũng chỉ vì sự
ganh đua của các tay lái. Một phút thiếu cẩn trọng sẽ khiến con người mất mạng một cách
vô nghĩa. Hơn nữa, cần một sự cạnh tranh công bằng theo đúng nghĩa. Cứ nói thi cử công
bằng, kinh doanh công bằng nhưng thuê người thi hộ hay dùng thuốc kích thích để đạt sản
lượng cao trong sản xuất có phải là một sự công bằng không? Hậu quả cuối cùng lại vào
chính cuộc sống của mình. Ta luôn cần có trách nhiệm với việc làm của mình trong mọi
trường hợp. Còn với việc nhường nhịn, đó không phải là vứt bỏ tất cả. Đừng vì lo sợ
những đàm tiếu của người đời hay mất tự tin vào bản thân mình, hãy biết giữ lại những gì
vốn dĩ là của mình, đừng đánh mất một cách quá dễ dãi.
Trong “Tùy viên thi thoại”, Viên Mai viết: “Làm người không thể không phân biệt
giữa nhu mì và nhu nhược, giữa cứng cỏi và cường bạo”. Sự phân biệt đó sẽ khiến ta sống
ở một trạng thái cân bằng nhất, không bị lệch lạc. Điều đó chỉ có thể có được khi con

người ta có bản lĩnh, có tri thức và có một tấm lòng mà thôi. Để làm một người hoàn thiện,
ta đừng quên những điều đó.
Bài làm 3:
Tôi rất ấn tượng với câu chuyện về hai con dê qua cầu. Hai con dê – một đen một
trắng cùng qua cầu, không con nào chịu nhường đường cho con nào qua trước. Chiếc cầu
thì quá hẹp chỉ đủ cho một con đi qua. Chúng đều muốn thể hiện sức mạnh của mình –
chúng húc nhau để tỏ rõ sức mạnh. Cuối cùng thì cả hai con đều bị rơi xuống sông. Giá mà
chúng nén tính ích kỉ, hiếu chiến để nhường nhịn nhau một chút thì chúng đã qua cầu an
toàn. Từ trong một câu chuyện ngụ ngôn đi đến cuộc sống đời thực, vấn đề về cạnh tranh
và nhường nhịn đã trở thành đề tài gây nhiều tranh cãi.
Trong cuộc sống, chúng ta vừa phải cạch tranh, vừa phải nhường nhịn. Cạnh tranh là
ganh đua để giành lấy lợi ích về phía mình. Còn nhường nhịn thì ngược lại, đó là chịu


nhận phần kém, phần thiệt về mình, để người khác đươc nhận phần nhiều, phần hơn trong
quan hệ đối xử.
Khi nào thì chúng ta cần cạnh tranh? Nói cách khác, vai trò của cạnh tranh là gì?
Cạnh tranh một cách công bằng và tích cực sẽ dẫn đến một sự phát triển vững mạnh và
tiến bộ. Trong cùng một lớp, các học sinh “thi đua” với nhau sẽ tạo nên một nền nếp tốt,
một không khí học tập sôi nổi và kết quả học tập cao. Cạnh tranh có tác dụng tích cực khi
thúc đẩy con người phấn đấu vươn lên, vượt lên người khác và vượt lên chính mình. Các
mặt hàng xuất khẩu của ta khi đi ra thị trường thương mại nước ngoài cũng sẽ gặp phải
không khí cạnh tranh rất gắt gao. Các mặt hàng kém chất lượng mà giá thành lại cao sẽ
không thể trụ vững. Nhưng ngay cả khi đã hạ giá thành rồi cũng chưa chắc đã có được hệ
số an toàn. Mọi biện pháp chống bán phá giá được quy định rất chặt chẽ. Vậy trong trường
hợp này, cạnh tranh là nâng cao số lượng cũng như chất lượng, tạo dựng uy tín đối với các
đối tác nước ngoài. Sự nâng cao về chất lượng để nâng cao số lượng ấy chính là nâng cao
tiềm lực sản xuất, nâng cao khoa học kĩ thuật từ đó nâng cao tiềm lực kinh tế. Như vậy
cạnh tranh là một cách để vượt lên. Có cạnh tranh thì mỗi cá nhân nói riêng và cả một tập
thể nói chung mới có thể tự khám phá ra hết khả năng của mình và tạo điều kiện để khả

năng đó được thể hiện và có ích. Cạnh tranh giúp con người không chỉ tiến bộ mà còn là
một cách khẳng định bản thân mình và giúp con người đạt được những cái đích cao hơn
trong tiến trình phát triển của văn minh nhân loại, giúp cho xã hội tốt đẹp hơn.
Nhưng cũng như câu chuyện về hai con dê qua cầu, đâu phải lúc nào cạnh tranh
cũng là tốt. Đôi khi chúng ta phải nhường nhịn. Không cạnh tranh thì không phát triển,
nhưng không nhường nhịn thì không thành người. Anh em trong một gia đình, mẹ đi chợ
về, có đồng quà tấm bánh mà tranh nhau đến đánh mắng nhau thì không đẹp chút nào. Sau
này lớn lên, bố mẹ đã già, muốn chia cho con cái tài sản, anh em lại tranh giành lẫn nhau,
gia đình tan nát, bố mẹ đau lòng. Lúc ấy, còn đâu gia đình? Anh chẳng còn là anh mà em
cũng chẳng còn là em. Nhường nhịn là cách để nén cái tôi của mình xuống. Mà trong cuộc
sống, khi nhường nhịn đâu phải lúc nào cũng là để nhận phần thiệt về mình. Bởi lẽ ta có
thể nhường nhịn về giá trị vật chất để làm đầy một giá trị khác: giá trị tinh thần tình cảm.
Nhường nhịn sẽ giúp giữ gìn hòa khí, xây đắp nên một mối quan hệ tốt đẹp, tôn trọng lẫn
nhau. Nhường nhịn còn giúp nâng cao phẩm giá con người, làm đẹp mình trong con mắt
người khác. Nhường nhịn những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống còn giúp ta tiết kiệm thời
gian và sức lực để tham gia những cuộc cạnh tranh lớn lao hơn.
Đôi khi, trong cuộc sống, trong trường hợp nên cạnh tranh thì người ta lại lùi bước.
Thấy bạn học giỏi, bài của bạn được thày cô khen, thấy bố mẹ ta lúc nào cũng so ta với cô
bé, cậu bé hàng xóm – những điều đó dù rất bình thường thôi lại làm ta tự ái, tự ti về chính
mình để rồi đắm chìm trong mặc cảm. Chính lòng tự ái (chứ không phải tự trọng) của mỗi
người sẽ làm thui chột đi ý chí phấn đấu, cứ để mặc mình kém cỏi, để mặc người hơn


×