Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

skkn hướng dẫn học sinh khai thác đồ dùng dạy học lịch sử lớp 10 trung học phổ thông tinh gia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (203.45 KB, 24 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm
A. ĐẶT VẤN ĐỀ:
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Tại bất kì đất nước nào, những đổi mới giáo dục ở phổ thông
mang tính cải cách giáo dục đều bắt đầu từ việc xem xét, điều chỉnh mục
tiêu giáo dục với những kì vọng mới về mẫu người học sinh có được sau
quá trình giáo dục. Đổi mới dạy học nói chung và đổi mới dạy học lịch sử
nói riêng là một quá trình được thực hiện thường xuyên và kiên trì, trong
đó có nhiều yếu tố quan hệ chặt chẽ với nhau .
Dạy như thế nào, học như thế nào để đạt được hiệu quả học tập
tốt nhất là điều mong muốn của tất cả thầy cô giáo chúng ta. Muốn thế
phải đổi mới phương pháp, biện pháp dạy và học. Người giáo viên phải tổ
chức một cách linh hoạt các hoạt động của học sinh từ khâu đầu tiên đến
khâu kết thúc giờ học, từ cách ổn định lớp, kiểm tra bài cũ đến cách học
bài mới, củng cố, dặn dò. Những hoạt động đó giúp học sinh lĩnh hội kiến
thức một cách tự giác, chủ động, tích cực, sáng tạo và ngày càng yêu
thích, say mê môn học.
Vậy làm thế nào để phát huy tính tích cực của học sinh trong
dạy học lịch sử? Có rất nhiều biện pháp, ví như: Phương pháp sử dụng đồ
dùng trực quan; phương pháp hướng dẫn học sinh ghi nhớ sự kiện lịch sử,
nắm vững và sử dụng sách giáo khoa, vở bài tập, tiến hành công tác ngoại
khoá; sử dụng câu hỏi vv Trong đó phương pháp quan trọng nhất để
phát huy tính tích cực của học sinh trong giờ học nói chung và giờ học
lịch sở nói riêng đó là phương pháp sử dụng hệ thống câu hỏi . Vì
phương pháp này rất có ưu thế để phát triển tư duy của học sinh. Quá
GV: Lê Thị Hải Ngọc Trường THPT Tĩnh Gia I
1
Sáng kiến kinh nghiệm
trình hoạt động chung, thống nhất giữa thầy và trò nhịp nhàng sẽ làm cho
học sinh nắm vững hơn những tri thức, hình thành kĩ năng, kĩ xảo và bồi
dưỡng phẩm chất đạo đức, hình thành nhân cách cho các em.


Để góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học nói chung , dạy
học lịch sử nói riêng, qua thực tiễn dạy học ở trường THPT Tĩnh Gia 1 ,
tôi xin mạnh dạn trình bày một số vấn đề về “Phương pháp sử dụng câu
hỏi để phát huy tính tích cực và gây hứng thú cho học sinh trong dạy
học Lịch Sử ”
Qua đề tài này, tôi mong muốn sẽ góp một phần nhỏ giúp giáo viên tiến
hành một giờ dạy học lịch sử đạt hiệu quả tốt hơn, học sinh tích cực chủ
động trong việc tiếp thu lĩnh hội kiến thức của bài học. Đây cũng là lí do
tôi chọn dề tài này.
II. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
Đề tài xoay quanh việc nghiên cứu giảng dạy và học tập với “Phương
pháp sử dụng câu hỏi để phát huy tính tích cực và gây hứng thú cho
học sinh trong dạy học Lịch Sử”.
III. PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
Học sinh khối lớp 11 và học sinh khối lớp 12 trường THPT Tĩnh Gia 1
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Để thực hiện tốt đề tài này tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu
sau:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu hổ trợ.
- Phương pháp phát vấn, nêu vấn đề.
GV: Lê Thị Hải Ngọc Trường THPT Tĩnh Gia I
2
Sáng kiến kinh nghiệm
- Thao giảng, dự giờ trao đổi ý kiến với các đồng nghiệp trong
quá trình dạy.
- Áp dụng kinh nghiệm phương pháp mới trên lớp.
- Kiểm tra đánh giá kết quả học sinh và làm bài để từ đó có điều
chỉnh và bổ sung.
B. NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN:

Bản thân lịch sử xã hội loài người và bộ môn Lịch Sử có nhiều ưu
thế trong việc giáo dục thế hệ trẻ và gây cho họ một sự hứng thú thật sự.
Bởi vì qua môn học này tầm nhìn của họ đối với cuộc sống quá khứ - hiện
tại - tương lai được mở rộng hơn, họ tìm thấy trong dĩ vãng nhiều câu trả
lời xác đáng cho hôm nay và ngày mai.
Chính vì vậy mà .G.Tsecnưsepxki nhà tư tưởng dân chủ Nga thế kỷ
XIX đã nói rằng: “Có thể không biết không say mê học tập môn Toán có
thể không biết hàng nghìn môn khoa học khác nhưng dù sao đã là người
GV: Lê Thị Hải Ngọc Trường THPT Tĩnh Gia I
3
Sáng kiến kinh nghiệm
có giáo dục mà không yêu thích lịch sử thì chỉ có thể là một con người
không phát triển đầy đủ về trí tuệ”
Như vậy giáo dục lịch sử nói chung dạy Lịch Sử ở trường nói riêng ta
phải làm thế nào để phát triển tư duy gây hứng thú học tập cho học sinh,
vậy trước hết gợi cho học sinh phải phát hiện vấn đề cần tìm hiểu, hay nói
một cách khác “Đặt học sinh vào tình huống có vấn đề”. Không thấy vấn
đề không giải quyết vấn đề, vì việc học tập là một hình thức của việc nhận
thức khoa học, là một chuỗi các vấn đề được đặt ra và được nhận thức ở
mức độ cao hơn.
Có nhiều hình thức để tạo tình huống có vấn đề và giải quyết vấn đề
như so sánh, phân tích, đặt câu hỏi sử dụng các loại tư liệu tham khảo, đồ
dùng trực quan, công nghệ thông tin…
Một điểm quan trọng mà từ kinh nghiệm thực tiễn của giáo viên ở
trường, dạy như một công thức giáo điều rập khuôn, nếu sử dụng câu hỏi
thì câu hỏi đặt ra quá đơn giản, chỉ đòi hỏi học sinh trả lời có hoặc không.
Điều này không giúp ích gì trong việc tạo hứng thú cho hoc sinh.
Trái lại câu hỏi quá khó không vừa sức thì dễ làm các em nản chí,chính
vì vậy câu hỏi phải vừa đóng vừa mở. Vì vậy việc đặt câu hỏi có vai trò rất
quan trọng trong giờ dạy học Lịch Sử nói riêng và các môn học khác nói

chung sẽ phát huy được tính tích cực và gây hứng thú đối với học sinh.
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN:
Ở trường THPT Tĩnh Gia1 đa số học sinh còn lười học, chưa say mê
môn học Lịch Sử. Nếu học thì các em chỉ học đối phó còn sự say mê và
GV: Lê Thị Hải Ngọc Trường THPT Tĩnh Gia I
4
Sáng kiến kinh nghiệm
hứng thú thật sự chưa có. Vì vậy nên việc ghi nhớ các sự kiện, hiện tượng,
nhân vật lịch sử còn yếu. Đa số các em chưa độc lập suy nghĩ để trả lời
câu hỏi mà phải lệ thuộc hoàn toàn vào sách giáo khoa, hay chỉ nêu một
mốc thời gian mà không diễn tả được thời gian đó nói lên sự kiện gì. Bởi
vậy bản thân các em nên có một phương pháp học như thế nào để chiếm
lĩnh kiến thức từ bài giảng của giáo viên.
Mặt khác, đôi khi một số đồng chí giáo viên ở trường chưa tuân thủ
tính logic của bộ môn, chưa cải tiến nội dung và phương pháp dạy học,
chưa gây được hứng thú học tập cho học sinh. Từ đó dẫn đến học sinh
nhàm chán, học một cách thụ động, dẫn đến chất lượng một số lớp còn
thấp, tỉ lệ học sinh yếu còn nhiều.
Để khắc phục trình trạng trên và nhằm nâng cao chất lượng dạy và
học ở trường, bản thân tôi đã cố gắng đưa ra các phương pháp học tập tích
cực và mang lại sự hứng thú cho các em cụ thể là: “Phương pháp sử dụng
câu hỏi để phát huy tính tích cực và gây hứng thú cho học sinh trong dạy
học Lịch Sử”.
III. GIẢI PHÁP VÀ THỰC HIỆN:
1. Nêu câu hỏi đặt vấn đề.
* Đối với giáo viên :
- Trước khi bước vào bài mới, giáo viên nên nêu ngay câu hỏi định
hướng nhận thức cho học sinh. Các câu hỏi nêu vấn đề đưa ra vào đầu giờ
nhằm động viên sự chú ý, huy động các năng lực nhận thức của học sinh
vào việc theo dõi bài giảng để tìm câu trả lời . Những câu hỏi này là

những vấn đề cơ bản của bài học mà học sinh phải nắm. Đương nhiên, khi
GV: Lê Thị Hải Ngọc Trường THPT Tĩnh Gia I
5
Sáng kiến kinh nghiệm
đặt câu hỏi không yêu cầu học sinh trả lời ngay mà chỉ sau khi giáo viên
đã cung cấp đầy đủ sự kiện thì học sinh mới trả lời được.
Ví dụ: Khi dạy Bài 1: Nhật Bản (chương I, Sách giáo khoa lịch sử 11,
trang 4).
Giáo viên đặt câu hỏi: Vì sao trong cùng một hoàn cảnh Châu Á (Giữa
thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX), Nhật thoát khỏi số phận là nước thuộc địa trở
thành một nước đế quốc chủ nghĩa hùng mạnh?
Ví dụ: Khi dạy Lịch sử lớp 12. Bài 13 “Phong trào dân chủ ở việt nam
từ 1925-1930” (Sách giáo khoa lịch sử 12, trang 76).
Sau khi kiểm tra bài cũ (Nội dung bài 12), tôi hướng dẫn học sinh đi
đến nhận định rằng: ”Cách mạng Việt Nam đang đứng trước một cuộc
khủng hoảng về đường lối cách mạng”. Thực chất là khủng hoảng về vai
trò lãnh đạo cách mạng của một giai cấp tiên tiến nhất trong xã hội. Tôi
đặt câu hỏi: Muốn giải quyết sự khủng hoảng này trước hết cần phải có
điều kiện gì?
Tôi để học sinh suy nghĩ và phát biểu, các em có nhiều ý kiến khác
nhau (Ví dụ: cần có sự chuyển biến căn bản trong xã hội Việt Nam hoặc
cần có sự ra đời và trưởng thành của một giai cấp, cần có nhân vật lịch
sử nhận thức được sứ mệnh của thời đại.)
Tôi đánh giá ý kiến trên và giới thiệu bài mới :”Ta hãy xem lịch sử giải
quyết những vấn đề trên như thế nào?” tôi vào bài mới.
* Đối với học sinh:
Câu hỏi loại này thường là câu hỏi có tính chất bài tập muốn trả lời phải
huy động kiến thức cơ bản của toàn bài. Chính vì vậy học sinh phải chuẩn
GV: Lê Thị Hải Ngọc Trường THPT Tĩnh Gia I
6

Sáng kiến kinh nghiệm
bị bài và trả lời trước các câu hỏi cuối mục ở nhà , chú ý, tập trung cao độ
theo dõi bài giảng , chọn lọc sự kiện và trình bày trên lớp.
2.Xác định mối liên hệ , xâu chuỗi giữa câu hỏi với các sự kiện, hiện
tượng trong bài học.
- Một trong những biện pháp sư phạm là xác lập mối liên hệ giữa câu hỏi
các sự kiện, hiện tượng lịch sử trong bài.
Ví dụ :
Sau khi học xong (Chương I. Phần lịch sử Việt nam “Việt Nam từ
1858 đến cuối thế kỷ XIX” Sách giáo khoa lịch sử 11, trang 106). Chúng ta
có thế tổ chức trò chơi ô chữ để cho các em xâu chuổi các sự kiện, hiện
tượng lịch sử lại với nhau để các em khắc sâu hơn kiến thức và có hứng
thú học tập thông qua các câu hỏi gợi ý .
*Hệ thống câu hỏi cho trò chơi như sau:
Câu 1: Ri-vi-e bị giết ở đâu?
Câu 2: Ông vua trẻ kiên quyết chống Pháp là ai?
Câu 3: Tên hiệp ước triều đình Huế kí với Pháp năm 1884?
Câu 4: Thành miền Tây mà Phan Thanh Giản dâng cho Pháp?
Câu 5: Tên thật của vua Hàm Nghi?
Câu 6: Tên dãy núi vua Hàm Nghi vượt sang để sang Hà
Tĩnh ?
Câu 7: Người đứng đầu phe chủ chiến là ai?
Câu 8: Nơi vua Hàm Nghi bị đi đày?
Đáp án của các ô chữ:
C Â U G I Â Y
H A M N G H I
GV: Lê Thị Hải Ngọc Trường THPT Tĩnh Gia I
7
Sáng kiến kinh nghiệm
P A T Ơ N Ô T

V I N H L O N G
Ư N G L I C H
T R Ư Ơ N G S Ơ N
T Ô N T H Â T T H U Y Ê T
A N G I Ê R I
Từ hàng dọc: Cần Vương
Những kiến thức này được sắp xếp trình diễn trên màn hình,(viết lên
bảng phụ hoặc trên khổ giấy to) để các em có thể quan sát được câu hỏi và
hệ thống kiến thức, học sinh tự tìm ra câu trả lời, tìm ra mối liên giữa
chúng. Trong học sinh sẽ có cuộc tranh luận đâu là từ chìa khoá của ô chữ
và học sinh rẽ phát hiện ra chìa khoá là “Cần Vương”. Cách lập bảng như
vậy hợp với cách sử dụng câu hỏi sẽ có hiệu quả không chỉ về nắm kiến
thức mà còn có tác dụng giáo dục , rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo, phát triển tư
duy cho học sinh và giúp các em tránh nhàm chán trong các tiết học.
- Việc xây dựng bảng các sự kiện qua các câu hỏi trò chơi và mối liên hệ
giữa chúng là một trong những biện pháp giúp học sinh nhớ ngay sự kiện
cơ bản ở trên lớp, đồng thời kích thích tính tích cực học tập của các em.
3. Xây dựng hệ thống câu hỏi ở trên lớp:
- Trong quá trình giảng dạy ở trên lớp, giáo viên còn phải biết đặt ra
và giúp học sinh giải quyết các câu hỏi có tính chất nhận thức kiến thức.
Một hệ thống câu hỏi tốt nêu ra trong qúa trình giảng dạy phải phù hợp
với khả năng của các em, kích thích tư duy phát triển. Đồng thời tạo ra
mối liên hệ bên trong của học sinh và giữa học sinh với giáo viên. Tức là
mỗi câu hỏi đưa ra, mỗi học sinh và cả giáo viên phải thấy rõ vì sao trả
GV: Lê Thị Hải Ngọc Trường THPT Tĩnh Gia I
8
Sáng kiến kinh nghiệm
lời được ? Vì sao không trả lời được ? Câu hỏi quá khó hay chưa đủ sự
kiện, tư liệu để các em trả lời .
- Trong sách giáo khoa, thường sau mỗi mục, mỗi bài có từ 1 đến 3 câu

hỏi , những câu hỏi này là cơ sở để giáo viên xác định kiến thức trong
sách , đồng thời bổ sung để xây dựng hệ thống câu hỏi của bài. Câu hỏi
phải có sự chuẩn bị từ khi sọan giáo án, phải có dự kiến nêu ra lúc nào ?
Học sinh sẽ trả lời như thế nào ? Đáp án ra sao? Rõ ràng việc sử dụng câu
hỏi trong dạy học còn là một nghệ thuật. Những câu hỏi đặt ra bắt buộc
học sinh phải suy nghĩ, phải kích thích được lòng ham hiểu biết, trí thông
minh, sáng tạo của học sinh. Đặc biệt là giúp học sinh yếu kém tích cực
hoạt động và dần dần hình thành kiến thức cơ bản cho các em qua hệ
thống câu hỏi , từ đó các em có hứng thú học tập và xây dựng bài hơn.
- Thông thường trong quá trình giảng dạy chúng ta thường đặt ra nhiều
loại câu hỏi, căn cứ vào tính chất, đặc điểm của các kiến thức lịch sử,
chúng ta có các loại câu hỏi. Cụ thể:
* Loại câu hỏi về sự phát sinh các sự kiện, hiện tượng lịch sử mà chúng
ta thường hỏi về nguyên nhân , bối cảnh hay hoàn cảnh lịch sử của sự
kiện, hiện tượng lịch sử và thường áp dụng cho đối tượng học sinh yếu
kém.
Ví dụ:
- Nguyên nhân bùng nổ chiến tranh thế giới lần thứ hai (Bài 17 Lịch
sử 11 trang 90).
- Nguyên nhân dẫn đến cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn, Nam Kì, Binh
biến Đô Lương (Bài 16 SGK Lịch sử 12 trang 105).
GV: Lê Thị Hải Ngọc Trường THPT Tĩnh Gia I
9
Sáng kiến kinh nghiệm
Loại câu hỏi này thường xuất hiện vào phần đầu bài giảng. Bởi vì bất kì
một sự kiện, hiện tượng lịch sử nào đều xuất hiện trong hoàn cảnh lịch sử
nhất định, đều có nguyên nhân phát sinh của nó. Đây cũng là một đặc
điểm tư duy của lịch sử cần hình thành từng bước cho học sinh .
* Loại câu hỏi về quá trình, diễn biến, phát triển của sự kiện hiện tượng
lịch sử như diễn biến của các cuộc khỡi nghĩa , diễn biến các cuộc cách

mạng
Ví dụ :
- Hãy trình bày diễn biến chiến dịch Biên giới thu đông 1950 ( Bài
18 Sách Lịch sử 12 trang 135) .
- Trình bày quá trình hoạt động của Nguyễn ái Quốc trong thời gian
ở Pháp (Bài 12lịch sử lớp 12 trang 81).
Tuy đây là câu hỏi ít suy luận song lại đòi hỏi trí nhớ, phải biết
nhiều sự kiện địa danh, nhân vật để giúp học sinh phát triển trí nhớ nên
cần phải chia câu hỏi thành nhiều câu hỏi nhỏ, đồng thời lập các bảng niên
biểu, mối liên hệ giữa các sự kiện.
* Câu hỏi nêu lên đặc trưng bản chất của các hiện tượng lịch sử, bao
gồm sự đánh giá và thái độ của học sinh đối với các hiện tượng lịch sử
ấy. Loại câu hỏi này thường dùng cho học sinh khá giỏi khi thảo luận để
bổ trợ kiến thức cho các đối tượng yếu kém.
Ví dụ:
- Tại sao Nguyễn Tất Thành lại ra đi tìm đường cứu nước? Hướng đi
của Người có gì mới so với các nhà yêu nước chống Pháp trước đó?
( Bài 24 SGK Lịch Sử 11 trang 153).
GV: Lê Thị Hải Ngọc Trường THPT Tĩnh Gia I
10
Sáng kiến kinh nghiệm
- Tại sao nói từ năm 1858 đến năm 1884 là quá trình triều đình Huế đi
từ đầu hàng từng bước đến đầu hàng toàn bộ trước quân xâm lược
( bài 19 Lịch sử lớp 11 trang 106 ).
- Tại sao nói, ngay sau khi ra đời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ở
vào tình thế “ Ngàn cân treo sợi tóc”? ( Bài 17 SGK Lịch Sử 12 trang
121 ).
Thường thì những câu hỏi này khó đối với học sinh, nó đòi hỏi các em
phải biết phân tích, đánh giá, biết bày tỏ thái độ của mình đối với sự kiện,
hiện tượng lịch sử . Học sinh rất ngại trả lời những câu hỏi này, tuy nhiên

giáo viên cần kiên trì đưa thêm những câu hỏi gợi mở giúp các em trả lời
câu hỏi của mình.
Ví dụ:
- Khi dạy bài 16 – Phong trào giải phóng dân tộc và Tổng khởi nghĩa
cách Tháng Tám ( 1939- 1945)
+ Câu hỏi nhận thức: Tại sao khi phát xít Nhật đầu hàng đồng minh,
Đảng ta quyết định Tổng khởi nghĩa dành chính quyền trong toàn quốc?
+ Câu hỏi gợi mở: Chủ trương khởi nghĩa vũ trang đề ra trong hội
nghị TW lần thứ VIII ( tháng 5- 1941) là gì? Các yếu tố nào ( về thời cơ
cách mạng ) đã xuất hiện đầy đủ ở nước ta lúc bấy giờ chưa?
* Loại câu hỏi tìm hiểu kết quả, nguyên nhân dẫn đến kết quả đó và ý
nghĩa lịch sử của sự kiện với dạng câu hỏi này cũng dùng cho đối tượng
hoạ sinh yếu kém để các em tự phát hiện và chiếm lĩnh được kiến thức cơ
bản và giúp các em hoạt động liên tục trong quá trình học tập.
GV: Lê Thị Hải Ngọc Trường THPT Tĩnh Gia I
11
Sáng kiến kinh nghiệm
- Lịch sử chính là quá trình phát triển liên tục, đan xen nhau giữa các
sự kiện hoặc một hiện tượng hay một quá trình lịch sử nào đó. Cần cho
học sinh thấy rõ được kết quả của sự vận động đó, nguyên nhân thắng lợi
hay thất bại và ảnh hưởng của nó đối với quá trình phát triển lịch sử.
Ví dụ:
- Trình bày ý nghĩa lịch sử của cách mạng tư sản Pháp 1789 -1794
(lịch sử 11-Nâng cao trang 21).
- Em hãy nêu ý nghĩa của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
3.2.1930 (Lịch sử 12 trang 89).
- Trình bày ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thành công của cách mạng
tháng Tám năm 1945.(lịch sử 12 trang 119).
Để trả lời những câu hỏi này, học sinh dựa vào SGK để trả lời bằng
ngôn ngữ của mình chứ không lặp lại sách giáo khoa .

* Loại câu hỏi đối chiếu, so sánh giữa sự kiện, hiện tượng lịch sử này
với sự kiện, hiện tượng lịch sử khác mà các em đã học . Đây là loại câu
hỏi khá khó đối với học sinh ( Ưu điểm của loại câu hỏi này là vừa giúp
cho học sinh cũng cố ôn tập lại kiến thức cũ vừa tiếp nhận kiến thức mới
và áp dụng khi hoạt động thảo luận nhóm để các em bổ trợ kiến thức cho
nhau và cùng nhau giải quyết vấn đề.
Ví dụ:
- So sánh hoàn cảnh, nội dung, tác dụng của chính sách cộng sản thời
chiến với chính sách kinh tế mới của Lê Nin và Đảng Bôn sê vích.(lịch sử
11 trang 52 - 53).
GV: Lê Thị Hải Ngọc Trường THPT Tĩnh Gia I
12
Sáng kiến kinh nghiệm
- Khi học bài 22 “ Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống Mĩ cứu
nước
( 1965 – 1973)” ( Lịch sử 12 trang 173) Có câu hỏi : Chiến lược “ Chiến
tranh cục bộ” và “chiến tranh đặc biệt” của Mĩ ở Miền Nam có điểm gì
giống nhau và khác nhau?
- Khi dạy bài 14 Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới ( Lịch sử
11 trang 74) có câu hỏi so sánh sự giống nhau và khác nhau trong chính
sách đối ngoại của Mĩ và Nhật Bản sau chiến tranh thế giới lần thứ 2 .
* Câu hỏi có tính chất phân tích, nhận định, đánh giá: Loại câu hỏi này
bắt đầu một mục hoặc đang trình bày một vấn đề, hay nội dung dẫn dắt,
kết luận:
Ví dụ:
- Khi giảng phần 2 của Mục I trong bài 17: “Chiến tranh thế giới lần
hai ( 1939- 1945)” Sách giáo khoa lịch sử 11, trang 106. Trong mục 2 có
sự kiện: “Liên Xô và Đức ký hiệp ước không xâm phạm lẫn nhau (23-8-
1939)”. Giáo viên đặt câu hỏi:
Tại sao Liên Xô kí hiệp ước không xâm phạm với Đức? Tại sao Phát xít

chấp nhận điều này?
- Khi dạy bài 15 “Phong trào dân chủ 1936-1939” (Sách giáo khoa
lịch sử 12, trang 98). Khi nói đến chủ trương của Đại Hội Quốc Tế lần thứ
VII(1935)….Trong tình hình chuyển biến như trên (Về yêu cầu cách mạng
Thế Giới và phong trào cách mạng nước Pháp). Câu hỏi:
GV: Lê Thị Hải Ngọc Trường THPT Tĩnh Gia I
13
Sáng kiến kinh nghiệm
Đảng ta có thể vẫn giữ chủ trương đánh đổ thực dân Pháp và phong
kiến được không? Nếu tiếp tục chủ trương đó sẽ dẫn đến hậu quả như thế
nào?
Hai câu hỏi trên sẽ giúp học sinh hiểu được nhận định của Đảng lúc
bấy giờ.
Tóm lại :Các loại câu hỏi nêu trên tạo thành một hệ thống câu hỏi hoàn
chỉnh, giúp cho học sinh trong quá trình học tập lịch sử phát hiện ra
nguyên nhân, diễn biến, kết quả và ý nghĩa của một sự kiện hay một quá
trình lịch sử. Những câu hỏi đó giáo viên vận dụng nhuần nhuyễn trong
các tiết dạy không chỉ cho các em biết được các sự kiện mà đi sâu hiểu
bản chất của sự kiện, nó không chỉ đòi hỏi học sinh nhớ các sự kiện lịch
sử cơ bản mà phải suy nghĩ nhận thức sâu sắc bản chất của sự kiện lịch
sử .
4. Vận dụng hệ thống câu hỏi phát huy tính tích cực của học sinh vào
một mục cụ thể :
+ Thiết kế câu hỏi gợi mở để giải quyết câu hỏi nhận thức:
Khi dạy đến tiểu mục 3. “Hòa hoãn với Pháp nhằm đẩy quân Trung Hoa
Dân Quốc ra khỏi nước ta” của Mục III trong bài 17: “Nước Việt Nam
dân chủ cộng hòa từ sau ngày 2-9-1945 đến trước ngày 19-12-1946”
(Sách giáo khoa lịch sử 12, trang 121).Tiết 2.
Giáo viên tổ chức cho học sinh tìm hiểu sự bắt tay hòa hoãn giữa
Trung Hoa Dân Quốc và Pháp qua Hiệp ước Hoa – Pháp (28-2-1946),

theo hiệp ước này Pháp nhường cho THDQ một số quyền lợi về kinh tế
trên đất Trung Quốc và được vận chuyển hàng hóa qua cảng Hải Phòng
GV: Lê Thị Hải Ngọc Trường THPT Tĩnh Gia I
14
Sáng kiến kinh nghiệm
vào Hoa Nam không phải đóng thuế. Ngược lại, Pháp đưa quân ra miền
Bắc thay thế quân THDQ làm nhiệm vụ giải giáp khí giới quân Nhật.
Điều này vi phạm trắng trợn chủ quyền của dân tộc ta, coi Việt Nam là
món hàng để trao đổi. Trước tình hình đó, Đảng ta có chủ trương, sách
lược gì để đối phó? Giáo viên đưa ra câu hỏi nhận thức:
GV: Lê Thị Hải Ngọc Trường THPT Tĩnh Gia I
15
Sáng kiến kinh nghiệm
5. Những kết quả đạt được sau khi áp dụng đề tài:
GV: Lê Thị Hải Ngọc Trường THPT Tĩnh Gia I
C©u hái nhËn
thøc
Dù kiÕn tr¶ lêi C©u hái gîi

Vì sao Đảng, Chính
phủ ta và Hồ Chủ
Tịch lại kí với thực
dân Pháp Hiệp định
sơ bộ ngày 6.3.1946
Vì Pháp và Tưởng
kí thoả hiệp chính
trị ( 28.2.1946)
Việc làm này buộc
Đảng phải lựa chọn
1 trong 2 con

đường hành động
1.Việc Pháp và
Tưởng kí hiệp
định chính trị
28.2.1946 đặt ra
cho Đảng ta lựa
chọn 1 trong 2
con đường nào?
2. Đảng ta đã lựa
chọn con đường
nào? Vì sao?
16
Một là:
Đánh Pháp trước
khi Pháp đưa
quân ra miền
Bắc. Như vậy
cùng một lúc phải
đánh cả Pháp lẫn
Tưởng
Hai là:
Hoà với Pháp
mượn tay Pháp
đuổi Tưởng về
nước, loại bớt một
kẻ thù nguy hiểm,
kéo dài thời gian
hoà bình để chuẩn
bị lưc lượng về
mọi mặt chống

Pháp sau này
Đảng ta đã lựa
chọn con đường
thứ hai vì đất
nước lúc này vô
cùng khó khăn
không thê cùng
lúc đánh nhau với
nhiều kẻ thù, hơn
nữa lúc này Pháp
đưa quân ra miền
Bắc với danh
nghĩa chính thống
Sáng kiến kinh nghiệm
- Qua việc vận dụng sáng kiến“ Phương pháp sử dụng câu hỏi
để phát huy tính tích cực và gây hứng thú cho học sinh trong dạy học Lịch
Sử” vào các tiết dạy của tôi đã mang lại kết quả khả quan. Trước hết bản
thân đã nhận thấy rằng những kinh nghiệm này rất phù hợp với chương
trình sách giáo khoa mới và với những tiết dạy theo hướng đổi mới. Học
sinh có hứng thú học tập hơn, tích cực chủ động sáng tạo để mở rộng vốn
hiểu biết, đồng thời cũng rất linh hoạt trong việc thực hiện nhiệm vụ lĩnh
hội kiến thức và phát triển kĩ năng. Không khí học tập sôi nổi, nhẹ nhàng,
học sinh yêu thích môn học hơn và đạt được kết quả cao hơn trong các kì
thi.
Với việc áp dụng đề tài “Phương pháp sử dụng câu hỏi để phát huy
tính tích cực và gây hứng thú cho học sinh trong dạy học lịch sử” đối với
khối lớp 11 và 12 trải qua hai kỳ của năm học 2012 – 2013, kết quả đạt
được như sau:
Học kỳ I - Năm học 2012 -2013:
Lớp SLHS

Giỏi Khá Tb Yếu Kém
SL % SL % SL % SL % SL %
11A2 47 3 6,4 16 34 27 57,4 1 2,2 0 0
11A6 44 1 2,3 12 27,3 27 61,4 4 9 0 0
12A8 42 5 11,9 23 54,8 14 33,3 0 0 0 0
12A9 43 3 7 17 39,5 23 53,5 0 0 0 0
Học kỳ II - Năm học 2012 -2013:
Lớp SLHS
Giỏi Khá Tb Yếu Kém
SL % SL % SL % SL % SL %
11A2 47 7 15 25 53,1 15 31,9 0 0 0 0
11A6 44 3 6,8 23 52,3 18 40,9 0 0 0 0
12A8 42 12 28,6 22 52,4 8 19 0 0 0 0
GV: Lê Thị Hải Ngọc Trường THPT Tĩnh Gia I
17
Sáng kiến kinh nghiệm
12A9 43 7 16,3 22 51,2 14 32,5 0 0 0 0
C. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT:
I. KẾT LUẬN:
Thông qua kết quả bộ môn Lịch Sử của trường, tôi thấy đây là phương
pháp tốt có thể vận dụng rộng rãi cho nhiều môn học khác. Chính nó đã
tạo điều kiện cho chúng ta thực hiện tốt nguyên lí giáo dục của Đảng và
đáp ứng được yêu cầu cơ bản của công cuộc cải cách giáo dục là: Rèn
luyện và phát triển tư duy, phát triển trí thông minh của học sinh.
Điều cần thiết của người giáo viên là phải biết vận dụng linh hoạt cho
từng nội dung bài giảng, cho từng đối tượng và điều kiện lên lớp.
Vấn đề luôn đặt ra cho người giáo viên chúng ta trước giờ lên lớp phải
hướng dẫn học sinh học tập như thế nào đây, để thể hiện được bản chất
của quá trình dạy và học, là quá trình nhận thức tích cực về phía học trò
dưới sự hướng dẫn của giáo viên.

Vậy giáo viên dạy tốt dạy hay, dạy để các em học sinh hứng thú, đam
mê học tập nói chung và học môn Lịch Sử nói riêng, người giáo viên phải
nắm bắt thật nhiều phương pháp, kết hợp đồ dùng trực quan, áp dụng công
nghệ thông tin…Trong đó việc sử dụng câu hỏi là một yếu tố quan trọng
để phát huy tính tích cực, sôi động hứng thú trong giờ học. Để làm được
điều này đội ngủ giáo viên chúng ta phải có nhiều cố gắng, công phu ở
mọi khâu, từ chuẩn bị bài giảng đến đồ dùng trực quan Đến khâu lên lớp
cho đến khâu cũng cố và dặn dò.
Hơn nữa giáo viên phải luôn học tập, đọc sách càng nhiều càng tốt, mà
qua đó có thể khai thác sử dụng trong giảng dạy và giáo dục học sinh.
GV: Lê Thị Hải Ngọc Trường THPT Tĩnh Gia I
18
Sáng kiến kinh nghiệm
Công khó nhọc của chúng ta ắt sẽ được đền bù xứng đáng bằng những
giờ dạy tốt, học tốt.
II. ĐỀ XUẤT:
- Trong khuôn khổ của một sáng kiến tôi chỉ đưa ra một số ví du về các
dạng câu hỏi, vì vậy theo định hướng này giáo viên phải tiếp tục đào sâu
nghiên cứu để xây dựng được nhiều dạng câu hỏi tương tự để công tác dạy
học đạt được kết quả cao hơn.
- Duy trì phong trào viết sáng kiến kinh nghiệm hằng năm nhằm nâng cao
chất lượng dạy và học.
- Các sáng kiến có chất lượng hằng năm nên được triển khai rộng rãi làm
tư liệu giảng dạy cho giáo viên.
XÁC NHẬN CỦA THỦ
TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Thanh Hoá, ngày 25 tháng 5 năm
2013
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung

của nguời khác
Người viết
Lê Thị Hải Ngọc
GV: Lê Thị Hải Ngọc Trường THPT Tĩnh Gia I
19
Sáng kiến kinh nghiệm
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Gây hứng thú học tập lịch sử- năm 1983.
(Nhà xuất bản giáo dục)
2.Phương pháp dạy học lịch sử- Năm 2001.
(Nhà xuất bản giáo dục)
3.Sách giáo khoa lịch sử 11 –Năm 2012
(Nhà xuất bản giáo dục)
4.Sách giáo khoa lịch sử 12 –Năm 2012
GV: Lê Thị Hải Ngọc Trường THPT Tĩnh Gia I
20
Sáng kiến kinh nghiệm
(Nhà xuất bản giáo dục)
5.Sách giáo viên lịch sử 11 -Năm 2008
(Nhà xuất bản giáo dục)
6.Sách giáo viên lịch sử 12 -Năm 2008
(Nhà xuất bản giáo dục)
GV: Lê Thị Hải Ngọc Trường THPT Tĩnh Gia I
21
Sáng kiến kinh nghiệm
E. MỤC LỤC
A-MỞ ĐẦU
I.LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI……………………………………………Trang 1
II. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU……………………………… Trang 2

III. PHẠM VI NGHIÊN CỨU………………………………… Trang
2
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU………………………… Trang 2
B. NỘI DUNG
I.CƠ SỞ LÍ LUẬN………………………………………………… Trang
3

II.CƠ SỞ THỰC TIỄN……………………………………………. Trang
4
III. GIẢI PHÁP VÀ THỰC HIỆN………………………………… Trang
4

C. KẾT LUẬN
I. KẾT LUẬN…… ……………………………………………… Trang
14
II. ĐỀ XUẤT…………………………………………… ………. Trang
15
D.TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………….Trang 16
GV: Lê Thị Hải Ngọc Trường THPT Tĩnh Gia I
22
Sáng kiến kinh nghiệm
E. MỤC LỤC……………………………………….Trang 17
GV: Lê Thị Hải Ngọc Trường THPT Tĩnh Gia I
23
Sáng kiến kinh nghiệm
GV: Lê Thị Hải Ngọc Trường THPT Tĩnh Gia I
24

×