Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

SKKN NÂNG CAO HIỆU QUẢ LUYỆN tập môn BÓNG rổ của học SINH BẰNG PHƯƠNG PHÁP TRÒ CHƠI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (176.16 KB, 15 trang )

NÂNG CAO HIỆU QUẢ LUYỆN TẬP MÔN BÓNG RỔ CỦA HỌC SINH
BẰNG PHƯƠNG PHÁP TRÒ CHƠI.

A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Bóng rổ là một môn thể thao hiện đại có quá tŕnh hình thành và phát triển lâu
đời, là môn một thể thao nằm trong hệ thống thi đấu chính thức của Đại hội
Olimpic, ở Việt Nam môn bóng rổ được du nhập vào sớm, đầu những năm 60 thế
kỷ XX, nhưng do điều kiện của chiến tranh cũng như do điều kiện kinh tế, nên
phải măi tới cuối những năm 80 mới có điều kiện phát triển bóng rổ được đưa vào
giảng dạy ở các trường phổ thông, trung học, sau đó phát triên trong nhiều địa
phương trong cả nước tập trung chủ yếu ở TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội đến nay hoạt
động thi đấu bóng rổ đă được đưa vào hệ thống thi đấu Quốc gia và đồng thời
cũng được đưa vào hệ thống giảng dạy trong các trường Đại học TDTT trong cả
nước
Cũng như các môn thể thao khác tập luyện và thi đấu Bóng rổ có tác dụng thúc
đẩy sự phát triển toàn diện các tố chất vận động cho người tập như: sức nhanh, sức
mạnh, sức bền, khéo léo và sự phối hợp vận động. Ngoài ra tập luyện và thi đấu bóng
rổ cũng có tác dụng phát triển tính dũng cảm, tinh thần đoàn kết, tính kỷ luật, sự phán
đoán thể hiện trong các tình huống thi đấu và khả năng tư duy chiến thuật cao. Mặt
khác bóng rổ cũng là một phương tiện hữu hiệu rất phù hợp với tư cách là các bài tập
hỗ trợ nhằm phát triển tổng hợp các tố chất thể lực cho người tập, vận động viên các
môn thể thao khác
2. Mục đích nghiên cứu
Giáo dục thể chất trong trường THPT giữ một vai trò hết sức quan trọng trong
việc nâng cao trình độ thể chất của một dân tộc. Mục đích của giáo dục thể chất cho
học sinh phổ thông là nhằm hoàn thiện cấu trúc và chức năng cơ thể, thông qua đó
giáo dục đạo đức, trí tuệ, tinh thần, óc thẩm mỹ ... Bồi dưỡng tinh thần tập thể, ý thức

Phạm Anh Tuấn – Trường THPT chuyên Lào Cai


1


tổ chức kỷ luật và tác phong làm việc có khoa học, tạo cho các em sự ham thích và
thói quen luyện tập TDTT .
Thi đấu bóng rổ rất hấp dẫn bởi các t́nh huống diễn biến nhanh và đa dạng. Hoạt
động và thi đấu bóng rổ là một hoạt động không có chu kỳ. Trong thi đấu thường
xuyên có các t́nh huống khác nhau xảy ra và diễn biến liên tục. Do vậy đ̣i hỏi các vận
động viên phải có thể lực tốt và toàn diện. Biết vận dụng mọi ưu thế về kỹ thuật ném
rổ khác nhau có nh vậy mới hoàn thành được nhiệm vụ ở bất cứ vị trí nào trên sân khi
bắt được bóng
Phát triển trí tuệ, cường tráng về thể chất là một nhân tố quan trọng không thể
thiếu được trong hệ thống giáo dục con người mới phát triển toàn diện của đất nước
ta hiện nay. Vấn đề giáo dục thể chất cho học sinh cần được quan tâm, cần được xem
như một vấn đề mang tính chiến lược, đặc biệt trong công tác đào tạo thế hệ trẻ tương
lai, cần phải làm cho công tác giáo dục thể chất trong trường học các cấp có chất
lượng ngày càng cao, hoàn thiện chương trình giảng dạy nội khóa trong nhà trường
ngày càng phù hợp, làm cho việc luyện tập TDTT, rèn luyện thể chất trở thành thói
quen hàng ngày của mỗi học sinh.
3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
3.1. Thời gian:
Nghiên cứu từ tháng 9 năm 2012
3.2. Địa điểm
- Trường THPT chuyên Lào Cai
3.3. Giới hạn đối tượng nghiên cứu
Nâng cao hiệu quả luyện tập môn bóng rổ của học sinh trường THPT chuyên Lào Cai
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Với chuyên môn của bản thân tôi và điều kiện thuận lợi về sân bãi, dụng cụ,
trang thiết bị của trường THPT chuyên Lào Cai. Tôi đã mạnh dạn đưa vào giảng dạy
môn bóng rổ cho các em học sinh của trường. Bước đầu giảng dạy cũng gặp không ít

khó khăn: Kinh nghiệm giảng dạy, huấn luyện của bản thân còn hạn chế, luật và kỹ
thuật của môn bóng rổ khá phức tạp, học sinh còn nhiều bỡ ngỡ với môn này. Nhưng
qua 04 năm giảng dạy và nghiên cứu, bản thân tôi cũng đã đúc kết được nhiều bài học
kinh nghiệm quý báu để giảng dạy có hiệu quả môn bóng rổ này, trong khi vận dụng
Phạm Anh Tuấn – Trường THPT chuyên Lào Cai

2


các phương pháp, biện pháp tôi thấy phương pháp trò chơi đem lại hiệu quả cao, gây
được sự hứng thú cho học sinh khi luyện tập, từ đó các em tự giác, tích cực luyện tập
và năng vận động. Với thực tế áp dụng đạt hiệu quả, tôi mạnh dạn viết sáng kiến kinh
nghiệm: “Nâng cao hiệu quả luyện tập môn bóng rổ của học sinh bằng phương
pháp trò chơi”. Với kiến thức của bản thân về môn bóng rổ còn nhiều hạn chế nhất
định, sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được quý thầy cô và bạn bè
đồng nghiệp đón nhận, góp ý và động viên chân thành để tôi có thêm kinh nghiệm
cùng quý thầy cô hoàn thành tốt công tác giáo dục thể chất cho các em học sinh.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết những nhiệm vụ nghiên cứu trên tôi đã sử dụng những phương pháp
nghiên cứu sau
5.1. Phương pháp tổng hợp và phan tích dữ liệu khoa học:
Trong quá trình nghiên cứu tôi đã đọc nghiên cứu, tham khảo tài liệu phân tích
tổng hợp các tài liệu liên quanđến đề tài
5.2. Phương pháp quan sát sư phạm
Tôi đã quan sát các buổi học và luyện tập của các học sinh trong đội tuyển bóng rổ
5.3. Phương pháp phỏng vấn tọa đàm
Chúng tôi kết hợp phiếu hoirvowis phỏng vấn trực tiếp các thầy cô giáo viên bộ môn,
đưa ra các câu hỏi với học sinh
5.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Tôi đã tiến hành thực nghiệm để đánh giá hiệu quả các bài tập ứng dụng


Phạm Anh Tuấn – Trường THPT chuyên Lào Cai

3


B. NỘI DUNG
Chương I. Cơ Sở lý luận:
- Môn bóng rổ ra đời năm 1891 do Dr. James Naismith (1861-1936) một giáo
viên giáo dục thể chất ở học viện Springpield bang Massa chusett sáng lập. Vào thời
đó các môn thể thao chủ yếu là chơi ngoài trời, nên đến mùa đông thì hoạt động luyện
tập và thi đấu thể thao gần như bị dừng lại. Với trăn trở đó ông đã nghiên cứu và sáng
lập ra môn bóng rổ.
- Môn bóng rổ phát triển từ Mỹ, Nhật, Trung Quốc, Philipin. Môn bóng rổ ban
đầu được lấy ý tưởng từ môn football (Mỹ) nhưng do vì có nhiều lỗi va chạm thô bạo
nên đã chuyển thành động tác tay khống chế bóng.
- Ở Việt Nam tuy chưa xác định chính xác quá trình, thời điểm khởi đầu của
môn bóng rổ nhưng vào khoảng năm 1930 tại các thành phố lớn như: Hà Nội, Hải
Phòng, Nam Định, Huế, Sài Gòn đã xuất hiện một số người tham gia luyện tập môn
bóng rổ. Ở miền Bắc: sau khi miền Bắc nước ta được hoàn toàn giải phóng, Đảng và
Nhà Nước đã quan tâm đến đời sống, sức khỏe nhân dân, cùng với phong trào luyện
tập thề dục thể thao, môn bóng rổ đã nhanh chóng được khôi phục và phát triển mạnh
trong quân đội, sinh viên học sinh và thanh niên ở các thành phố lớn như Hà Nội, Hải
Phòng, Nam Định, Quảng Ninh. Ở miền Nam: môn bóng rổ phát triển mạnh và phổ
biến rộng rãi ở các khu người Hoa sinh sống, trong Quân Đội, trong các trường
dòng....trong Seagames năm 1959 đội bóng rổ Việt Nam đạt huy chương bạc và vận
động viên Chí Chảy của đội tuyển Việt Nam đã được chọn vào đội hình lý tưởng
Châu Á.
- Bóng rổ là một môn thể thao có tác dụng nâng cao các tố chất của cơ thể:
nhanh, mạnh, bền, dẻo, khéo léo và đặc biệt là phát triển tích cực tính linh hoạt và trí

thông minh.
- Luyện tập môn bóng rổ sẽ nâng cao tinh thần dũng cảm, ý chí quyết thắng,
khắc phục khó khăn.
- Phạm vi sân bóng rổ không lớn (28m x 15m) nhưng có 10 cầu thủ hoạt động
liên tục với cường độ cao trong 4 hiệp (40 phút). Cùng với xu hướng phát triển bóng
rổ hiện đại: nhanh, cao, mạnh, khéo léo và chính xác nên nó đòi hỏi ý chí kiên trì
luyện tập rất cao.
Phạm Anh Tuấn – Trường THPT chuyên Lào Cai

4


- Trong thi đấu bóng rổ, sự phối hợp giữa các vận động viên rất chặt chẽ thành
một hệ thống liên hoàn. Nếu một vị trí yếu hoặc thiếu ý thức phối hợp toàn đội sẽ dẫn
đến thất bại, vì vậy cá nhân phải luôn gắn kết với tập thể và chính điều này có tác
dụng lớn cho việc giáo dục đạo đức và tính cách con người.
- Luyện tập môn bóng rổ sẽ giúp cho các giác quan phát triển ở mức cao, giúp
người tập mở rộng tầm quan sát, xử lý nhanh và đúng lúc.
Tóm lại: Những động tác trong môn bóng rổ đều mang tính bột phát, giàu sáng
tạo. Vì vậy luyện tập môn bóng rổ là cơ sở để phát triển và hoàn thiện nhân cách con
người mới phát triển toàn diện.
Trong chương trình giáo dục thể chất cho học sinh THPT. Môn bóng rổ cũng
đóng một vai trò hết sức quan trọng, giúp cho học sinh năng vận động và phát triển
toàn diện. Vì vậy, phát huy tính tự giác tích cực của học sinh là một vấn đề đặc biệt
quan tâm. Phương pháp trò chơi thể hiện rõ nét ở vấn đề này.
Chương II. Thực trạng của đề tài
2.2.1. Thuận Lợi:
- Ban giám hiệu trường THPT chuyên Lào Cai rất quan tâm đến hoạt động
TDTT và phong trào rèn luyện thân thể trong giáo viên và học sinh và luôn tạo mọi
điều kiện thuận lợi để hoạt động này phát triển.

- Điều kiện sân bãi cho môn bóng rổ đã được nhà trường đầu tư xây dựng.
- Sở Giáo Dục và Đào Tạo quan tâm và cung cấp đầy đủ dụng cụ cho luyện tập
như: Cột, bảng rổ, bóng, lưới rổ....
- Bề dày thành tích của trường về lĩnh vực thể dục thể thao khá nổi trội so với
các trường trong khu vực.
- Đa phần các em học sinh có điều kiện đi học gần nhà và hầu như đều tập
trung ở trong khu vực thành phố Lào Cai.
- Hoạt động thể dục thể thao trong giáo viên của trường luôn được thường
xuyên duy trì luyện tập, từ đó cũng tác động đến sự yêu thích luyện tập của các em
học sinh.
- Nhu cầu cao từ phía các em học sinh được vận động giải trí sau những giờ
học mệt mỏi.
Phạm Anh Tuấn – Trường THPT chuyên Lào Cai

5


- Thành tích môn bóng rổ trên thế giới, trong khu vực và trong nước đã và
đang phát triển rất mạnh.
- Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo về việc đầu tư nên đa phần các cơ sở
trường học hiện nay khá khang trang, tiện nghi khá đầy đủ và bê tông hóa nên cũng là
một thuận lợi cho môn bóng rổ phát triển tốt.
- Giáo viên giáo dục thể chất của nhà trường có chuyên môn khá tốt về môn
bóng rổ.
2.2.2. Khó khăn:
- Do môn bóng rổ là môn thể thao tương đối mới đối với tỉnh Lào Cai từ đó
một số ít học sinh vẫn bỡ ngỡ khi luyện tập với môn này.
- Phân phối chương trình theo sách giáo khoa dành cho môn bóng rổ tương đối
đơn giản.
- Do điều kiện nhà trường chưa có sân tập và thi đấu trong nhà nên ít nhiều

cũng đã ảnh hưởng đến việc luyện tập trong thời tiết trời nắng, mưa.
- Năng lực chuyên môn bóng rổ của giáo viên còn một số hạn chế nhất định.
- Một số ít học sinh nữ còn ngại luyện tập với môn bóng rổ.
Chương III. Giải quyết vấn đề
Môn bóng rổ là một môn mới, luật và kỹ thuật khá phức tạp nên việc giảng
dạy đơn thuần không làm cho học sinh ham thích và lười luyện tập. Chính vì vậy,
trong các tiết dạy nội dung thể thao tự chọn với môn bóng rổ thì sau khi ôn và học kỹ
thuật mới, giáo viên luôn phải dành một khoảng thời gian cho hoạt động trò chơi định
hướng chuyên môn.
Trò chơi 1: “Chuyền bóng nhanh, chính xác”
+ Tổ chức: giáo viên chia lớp thành nhiều đội có số lượng học sinh nam nữ
tương ứng nhau ( chia ngẫu nhiên ) sau đó tiến hành cho bốc thăm tham gia trò chơi.
+ Cách chơi: mỗi đội xếp thành hai hàng dọc đối diện nhau khoảng cách là 5m. Khi
nghe tín hiệu còi của giáo viên thì em thứ nhất của từng đội từ bên A chuyền bóng
theo kỹ thuật ấn định của giáo viên sang cho đồng đội số 2 của mình ở bên B. Người
thứ nhất sau khi chuyền xong quay sang trái chạy vòng về phía sau đứng xếp vào
hàng của mình. Tương tự cho em thứ hai của bên B sau khi chuyền xong cũng thực
Phạm Anh Tuấn – Trường THPT chuyên Lào Cai

6


hiện tương tự như em thứ nhất. Em cuối cùng của đội nào bắt được bóng trước xem
như đội đó thắng cuộc.
* Lưu ý: trong khi thực hiện nếu đội nào có biểu hiện gian lận hoặc phạm những lỗi
quy định thì tùy mức độ mà giáo viên tính cộng thời gian hoặc xử thua.
Giáo viên dựa vào trình độ thể lực và kỹ thuật của học sinh mà có thể cho các
em thực hiện số lần chuyền bóng nhiều hơn và kỹ thuật chuyền đa dạng hơn.
















A

5m

B

Hình 1
Trò chơi 2: “Dẫn bóng nhanh”
+ Tổ chức: giáo viên chia lớp thành nhiều đội có số lượng học sinh nam nữ
tương ứng nhau ( chia ngẫu nhiên ) sau đó tiến hành cho bốc thăm tham gia trò chơi.
+ Cách chơi: mỗi đội chia đôi số lượng đứng đối diện thành hai hàng dọc
khoảng cách là 10m, khi có lệnh của trọng tài vận động viên thứ nhất của từng đội
chạy dẫn bóng từ bên A đến bên B trao cho đồng đội thứ 2 của mình. Người thứ 2
tiếp tục dẫn bóng từ bên B về bên A trao cho đồng đội thứ 3. Người cuối cùng của
đội nào về trước thì đội đó được tính là thắng.
Thông qua trò chơi này tác động đến tính tự giác tích cực và phát huy khả năng vận
động của các em học sinh.

Tương tự như cách tổ chức trên, tùy theo trình độ, khả năng của học sinh mà giáo
viên có thể cho các em dẫn bóng ở các đường di chuyển phức tạp hơn (dẫn bóng luồn
cọc).

Phạm Anh Tuấn – Trường THPT chuyên Lào Cai

7














A

10m

B

Hình 2
Trò chơi 3: “Chuyền bóng xa”
+ Tổ chức: giáo viên chia lớp thành nhiều đội có số lượng học sinh nam nữ

tương ứng nhau ( chia ngẫu nhiên ) sau đó tiến hành cho bốc thăm tham gia trò chơi.
+ Cách chơi: Từ vạch xuất phát thứ tự từng em của mỗi đội sẽ thực hiện kỹ
thuật chuyền bóng mà giáo viên ấn định xa về phía trước, giáo viên xác định thành
tích của từng thành viên mỗi đội thông qua những vạch kẻ trên sân cho đến thành
viên cuối cùng. Đội nào có tổng chiều dài dài hơn thì đội đó được xếp thứ hạng trên.
Thông qua trò chơi tạo sự hứng thú cho các em luyện tập và nâng cao thể lực.


5m 10m 15m 20m
Hình 3
Trò chơi 4: “Khống chế bóng tốt”
+ Tổ chức: giáo viên chia lớp thành nhiều đội có số lượng học sinh nam nữ
tương ứng nhau ( chia ngẫu nhiên ) sau đó tiến hành cho bốc thăm tham gia trò chơi.
+ Cách chơi: Vẽ một vòng tròn có bán kính 3m lần lượt từng hai đội bước vào
trong vòng. Mỗi thành viên của đội A được trang bị một quả bóng rổ. Khi nghe tín
hiệu còi đội A có nhiệm vụ vừa nhồi bóng vừa ngăn cản không cho thành viên tương
ứng theo cặp của đội B chạm vào bóng. Nếu thành viên nào của đội A bị thành viên
tương ứng của đội B bằng tay chạm được bóng của mình thì tự động đôi đó rời khỏi
Phạm Anh Tuấn – Trường THPT chuyên Lào Cai

8


vòng. Trò chơi kết thúc khi thành viên cuối cùng của đội A bị thành viên của đội B
chạm vào bóng của mình. Giáo viên sẽ bấm giờ tính thời gian. Đội nào có thời gian
khống chế được bóng lâu hơn coi như thắng cuộc.
*Lưu ý: Các thành viên của đội tranh bóng không được xô đẩy lôi kéo đội bạn theo
luật bóng rổ quy định.

Hình 4

Trò chơi 5: “Ném rổ nhanh, chính xác”
+ Tổ chức: giáo viên chia lớp thành nhiều đội có số lượng học sinh nam nữ
tương ứng nhau ( chia ngẫu nhiên ) sau đó tiến hành cho bốc thăm tham gia trò chơi.
+ Cách chơi: Mỗi đội đứng sau vạch xuất phát thành một hàng dọc và được
trang bị mỗi thành viên một quả bóng. Giáo viên quy định thời gian và phát tín hiệu
còi, thứ tự từng thành viên của đội sẽ ném bóng vào rổ. Sau khi ném xong tự nhặt
bóng và về xếp vào phía sau hàng của mình. Khi hết thời gian ấn định đội nào có số
lần ném vào rổ nhiều hơn thì được xếp thứ hạng trên.
*Lưu ý: khi ném không được dẫm chân lên vạch xuất phát (khoảng cách 3m) với
hình chiếu bảng rổ

3m
Hình 5
Phạm Anh Tuấn – Trường THPT chuyên Lào Cai

9


Trò chơi 6 : Trò chơi phối hợp kĩ thuật (Dẫn, chuyền và bắt bóng nhanh).
+ Tổ chức: Giáo viên chia lớp thành nhiều đội có số lượng học sinh nam nữ
tương ứng nhau ( chia ngẫu nhiên ) sau đó tiến hành cho bốc thăm tham gia trò chơi.
+ Cách chơi: Mỗi đội tập trung thành một hàng dọc ngay sau vạch xuất phát
(A) và được trang bị một quả bóng rổ. Người thứ nhất của mỗi đội cầm một quả bóng
và luôn ở tư thế sẵn sàng. Khi nghe tín hiệu còi xuất phát của trọng tài , người thứ
nhất của mỗi đội thực hiện động tác dẫn bóng nhanh về phía trước vòng qua bên phải
mốc cờ (C) và dẫn bóng ngược lại. Khi dẫn bóng đến mốc (B) thì làm động tác
chuyền bóng cho đồng đội thứ hai của mình đang đứng chờ sẵn ở phía sau vạch xuất
phát (A) rồi di chuyển về đứng phía sau hàng của mình. Đồng đội đứng thứ hai của
mỗi đội thực hiện động tác bắt bóng sau vạch xuất phát và dẫn bóng... Chuyền bóng
cho thành viên thứ ba của đội mình. Trò chơi kết thúc khi thành viên cuối cùng của

mỗi đội dẫn bóng về đến vạch xuất phát. Trọng tài sẽ xác định thứ hạng của các đội.
*Lưu ý: - Người thứ nhất của mỗi đội trước khi nghe tín hiệu còi xuất phát của trọng
tài thì không được dẫm, vượt vạch xuất phát.
- Các thành viên còn lại của đội khi bắt bóng thì chân không được dẫm,
vượt vạch xuất phát.
- Dẫn và chuyền bóng theo đúng luật bóng rổ qui định.
A

B

C

Chuyền bắt bóng


Dẫn bóng



Dẫn bóng




















0m

5m

15m
Hình 6

Phạm Anh Tuấn – Trường THPT chuyên Lào Cai

10


Trò chơi 7 : Trò chơi phối hợp ( Dẫn, chuyền, bắt bóng và ném rổ ).
+ Tổ chức: Giáo viên chia lớp thành nhiều đội có số lượng học sinh nam nữ
tương ứng nhau ( chia ngẫu nhiên ) sau đó tiến hành cho bốc thăm tham gia trò chơi.
+ Cách chơi: Theo thứ tự đã bốc thăm, từng đội tập trung thành hai hàng dọc
ở hai bên khu ném phạt, những thành viên có số lẻ thì xếp thành một hàng dọc phía
bên trái (A) theo thứ tự 1-3-5-7... Và được trang bị mỗi em một quả bóng. Những
thành viên có số chẵn thì xếp thành một hàng dọc phía bên phải (B) theo thứ tự 2-4-68...Trọng tài phát tín hiệu xuất phát và bấm giờ. Em số 1 sẽ thực hiện động tác
chuyền bóng chéo ngang cho em số 2 bên phải rồi tiếp tục di chuyển về trước. Em số
2 làm động tác bắt bóng và chuyền chéo ngang cho em số 1 đang di chuyển lên rồi

tiếp tục di chuyển về trước, em số 1 bắt bóng chuyền cho em số 2, em số 2 bắt bóng
chuyền cho em số 1, em số 1 chuyền bóng cho em số 2 bắt bóng và làm động tác ném
rổ ( thực hiện 2 bước ném rổ đối với học sinh khối 11và khối 12). Sau khi ném rổ
xong thì em số 2 thực hiện động tác dẫn bóng vòng chạy theo đường biên dọc về tập
trung phía sau hàng dọc số lẻ (A). Em số 1 vòng chạy theo đường biên dọc về tập
trung phía sau hàng dọc số chẵn (B).Sau khi em thứ 2 của đôi thứ nhất thực hiện ném
rổ xong thì đôi thứ hai mang số 3-4 thực hiện nội dung như đôi thứ nhất, tiếp đến đôi
thứ ba, thứ tư...cho đến hết khi mỗi thành viên của mỗi đội được ném rổ 1 lần. trọng
tài sẽ xác định thời gian của mỗi đội và xếp thứ hạng dựa trên thời gian, số lỗi kĩ
thuật và số quả ném vào rổ để xếp hạng.
*Lưu ý: - Từng thành viên của các đội phải thực hiện đầy đủ các nội dung.
- Không được xuất phát trước tín hiệu còi xuất phát của trọng tài hay khi đôi
trước mình chưa thực hiện xong động tác ném rổ.
- Mỗi đôi phải thực hiện đủ 05 lần chuyền bóng và phải luôn đảm bảo
khoảng cách qui định giữa hai Em chuyền và bắt bóng.

Phạm Anh Tuấn – Trường THPT chuyên Lào Cai

11


Hình 7
2.4. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
Qua thực tế những năm giảng dạy môn thể dục trong trường THPT. Với sự cố
gắng nghiên cứu, trau dồi, học hỏi kinh nghiệm qua đồng nghiệp, bản thân đã mạnh
dạn đưa vào giảng dạy môn bóng rổ có áp dụng phương pháp trò chơi đã đạt được kết
quả sau:
- Tiết học thể dục với môn bóng rổ sinh động hơn.
- Học sinh hăng say tích cực luyện tập hơn.
- Ý thức tự giác luyện tập của học sinh được nâng lên.

- Khắc phục được tình trạng lười luyện tập.
- Lượng vận động trong tiết học được nâng lên.
- Thể lực của học sinh được cải thiện.
- Ý thức tổ chức kỷ luật của học sinh tốt hơn.
+ Kết quả đánh giá xếp loại môn Bóng Rổ qua năm học 2012-2013 giữa hai
nhóm:
- Nhóm 1: Lớp 12T, 12L, 10H( Nhóm thực nghiệm ) có áp dụng phương
pháp trò chơi.
- Nhóm 2 : Lớp 12A, 12S, 10A1( Nhóm đối chứng ) Không áp dụng phương
pháp trò chơi.
Phạm Anh Tuấn – Trường THPT chuyên Lào Cai

12


Xếp loại

Giỏi

Khá

Trung bình

Yếu

Nhóm 1

63,6%

36,4%


0%

0

Nhóm 2

50,1%

48,2%

1,7%

0

So Sánh

* Tóm lại: Qua thực tế giảng dạy nội dung Bóng Rổ , nhóm được giảng dạy theo
phân phối chương trình thông thường có kết hợp cùng với một số trò chơi vào tiết
dạy thì kết quả học tập tốt hơn so với nhóm không áp dụng phương pháp trò chơi.

C. KẾT LUẬN
Phạm Anh Tuấn – Trường THPT chuyên Lào Cai

13


Từ việc xác định môn thể dục trong trường THPT là môn học quan trọng, một
môn học chính khóa góp phần giáo dục thế hệ trẻ phát triển toàn diện. Vì vậy việc
nghiên cứu để tìm ra những giải pháp thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả tiết học là

điều hết sức cần thiết và có ý nghĩa vô cùng to lớn. Không riêng bản thân tôi mà còn
rất nhiều quý thầy cô bộ môn đang từng giờ, từng ngày tìm tòi nghiên cứu để tìm ra
những giải pháp, biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả tiết dạy thể dục. Với phương
pháp trò chơi cùng một số trò chơi mà bản thân tôi nêu trong phạm vi sáng kiến kinh
nghiệm đã được vận dụng vào thực tế giảng dạy đạt kết quả tốt. Nhưng đây cũng mới
chỉ là một kết quả nhất định đóng góp chung vào sự nghiệp giáo dục. Rất mong được
sự đóng góp ý kiến xây dựng của quý thầy cô để tôi có thêm kinh nghiệm cùng quý
thầy cô hoàn thành tốt nhiệm vụ giảng dạy của mình, cùng nhau giáo dục thế hệ trẻ
trở thành con người mới Xã hội chủ nghĩa phát triển toàn diện, sống có ích cho tổ
Quốc Việt Nam.
* KIẾN NGHỊ:
- Sở Giáo dục đào tạo tỉnh Lào cai nên tổ chức lớp tập huấn môn bóng rổ cho
giáo viên Giáo dục thể chất trong trường học và tổ chức thi đấu cho các trường trong
tỉnh.
- Trường THPT Lào Cai tạo điều kiện để học sinh được tham gia thi đấu trong
hội khỏe cấp trường, cấp Tỉnh đối với môn bóng rổ.
- Đề nghị tổ bộ môn Giáo dục thể chất luôn có chế độ luyện tập đối với giáo
viên giảng dạy thể dục.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Phạm Anh Tuấn – Trường THPT chuyên Lào Cai

14


1. Sách giáo khoa môn thể dục khối 10.
2. Sách giáo khoa môn thể dục khối 11.
3. Sách giáo khoa môn thể dục khối 12.
4. Luật bóng rổ.
5. Cẩm nang bóng rổ.

6. Giáo trình huấn luyện môn bóng rổ.

Ký duyệt của TTCM

Người làm đề tài

Nguyễn Trọng Thủy

Phạm Anh Tuấn

Phạm Anh Tuấn – Trường THPT chuyên Lào Cai

15



×