Tải bản đầy đủ (.pdf) (36 trang)

SKKN Nâng cao hiệu quả tiết dạy nói tiếng anh cho học sinh lớp 8 và 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 36 trang )



Trang 1
Tên Đề Tài: “ Nâng Cao Hiệu Quả Tiết Dạy Nói Tiếng Anh Cho
Học Sinh Lớp 8,9 ”
A-MỞ ĐẦU
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay đất nước ta đang trong giai đoạn phát triển vượt bậc trên
nhiều lĩnh vực như: kinh tế, văn hóa xã hội, khoa học kỹ thuật, và nhất là điều
kiện hội nhập kinh tế thế giới. Cùng với sự phát triển ấy, quan hệ quốc tế được
mở rộng, tiếng Anh đóng vai trò hết sức quan trọng, và việc sử dụng thành
thạo tiếng Anh trở thành một nhu cầu rất cần thiết cho mọi người.
Trong những năm gần đây môn Tiếng Anh đã trở thành một môn học
bắt buộc ở các trường phổ thông. Ở trường học sinh được luyện tập kết hợp cả
4 kỹ năng: Nghe – Nói - Đọc –Viết, nhằm đạt mục đích cuối cùng là biết sử
dụng thành thạo các hệ thống cấu trúc ngữ pháp, từ vựng, ngữ âm …trong
giao tiếp với người khác ở mức độ cơ bản nhất. Để đáp ứng được mục tiêu
giáo dục nêu trên, việc tìm ra các biện pháp hữu hiệu giúp cho học sinh luyện
tập hiệu quả kỹ năng nói tiếng Anh trong nhà trường nói chung và học sinh
hai khối 8,9 nói riêng là hết sức cần thiết. Điều này không những giúp cho các
em được dễ dàng trong những chương trình học cao hơn mà còn hình thành
thói quen tự nhiên, tự tin khi sử dụng tiếng Anh giao tiếp trong công việc và
cuộc sống hiện đại .
Xuất phát từ nhận thức được tầm quan trọng của kỹ năng nói, và một số
kinh nghiệm đúc kết của bản thân trong thời gian giảng dạy qua, tôi mạnh dạn
viết sáng kiến có tên gọi “ Nâng Cao Hiệu Quả Tiết Dạy Nói Tiếng Anh Cho
Học Sinh Lớp 8,9” nhằm góp phần đổi mới phương pháp, nâng cao chất
lượng giảng dạy.
1. Thực trạng của vấn đề đòi hỏi phải có giải pháp mới:
Qua thực tế giảng dạy và nhiều tiết dự giờ đồng nghiệp, bản thân tôi
gặp phải một số thuận lợi và khó khăn lớn khi giảng dạy tiết Speaking cho học


sinh lớp 8,9 như sau:


Trang 2
1.1. Thuận lợi:
- Cơ sở vật chất, đồ dùng dạy học phục vụ cho việc giảng dạy môn
Tiếng Anh theo phương pháp mới khá đầy đủ, nhất là tính ưu việt của công
nghệ thông tin đã giúp cho giáo viên có được những tài liệu tham khảo phong
phú…
- Giáo viên dạy tiếng Anh được tạo điều kiện tham gia dự giờ trao đổi
kinh nghiệm giảng dạy với đồng nghiệp, cũng như tham gia các lớp tập huấn,
chuyên đề về đổi mới phương pháp, lớp bồi dưỡng nâng cao năng lực.
- Phần lớn học sinh lớp 8,9 đều có ý thức nghiêm túc trong giờ học.
- Chương trình tiếng Anh lớp 8,9 chia theo từng phần luyện tập theo
từng kỹ năng riêng rất rõ ràng .
1.2. Khó Khăn:
1.2.1. Về phía học sinh:
- Sự thay đổi về tâm lí lứa tuổi đã làm cho học sinh lớp 8,9 khác nhiều
so với học sinh lớp 6,7. Các em khối 8,9 rất trầm, ngại nói, ít phát biểu, không
khí lớp học ít sôi nổi. Đặc biệt trong tiết học Speaking chỉ vài học sinh khá
giỏi tham gia, thậm chí một số học sinh không nhiệt tình khi giáo viên gọi tên
luyện tập trước lớp làm cho tiết học rất nặng nề, không đạt hiệu quả như mong
muốn.
- Các em chưa nhận thức rõ tầm quan trọng của kỹ năng nói trong việc
học tiếng Anh, nhiều em còn nhận thức sai lệch khi học tiếng Anh là chỉ chú
trọng đến từ vựng và cấu trúc để đạt được mục đích làm bài trên giấy, quên đi
luyện nói nên gặp bối rối khi thực hành nói .
- Hầu hết việc kiểm tra đánh giá (trừ kiểm tra miệng) môn Anh ở
trường THCS được thực hiện thông qua các bài làm kiểm tra, bài thi học kì
trên giấy chứ không kiểm tra kỹ năng Speaking. Điều này tạo ra cho không ít

học sinh tâm lí chủ quan, không nhiệt tình đối với giờ học nói.
- Vốn từ vựng còn hạn chế nên gặp khó khăn khi diễn đạt, cùng với tâm
lí ngại nói, sợ người khác biết lỗi sai của mình nên không phát biểu.


Trang 3
- Các em sống ở vùng nông thôn, điều kiện tiếp xúc với các phương tiện
hiện đại cũng như giao tiếp với người nói tiếng Anh không nhiều nên khi
luyện nói các em còn gặp lúng túng về kiến thức xã hội liên quan đến chủ đề.
1.2.2. Về phía giáo viên:
- Một số giờ dạy nói đôi khi chưa hiệu quả là do giáo viên còn chủ quan
không đầu tư, chưa khai thác rõ trọng tâm bài, làm cho nội dung luyện tập còn
trừu tượng, gây cho học sinh khó hiểu bài.
- Nhiều giáo viên còn ngại khó không sử dụng đồ dùng dạy học hoặc
chưa phát huy hết hiệu quả của đồ dùng dạy học, không ứng dụng công nghệ
thông tin, ít sử dụng các kỹ thuật dạy học mới, thiết kế các hoạt động cho học
sinh thực hành một cách áp đặt, hoặc quá đơn điệu không lôi cuốn được học
sinh tham gia.
- Một số giáo viên còn quá nghiêm khắc, tạo cho học sinh tâm lí sợ, tiết
học căng thẳng, học sinh không yêu thích môn học, tiết học.
1.2.3. Về phía chƣơng trình, nội dung:
- Hầu hết chương trình tiếng Anh lớp 8,9 phần Speaking và Listening
được ghép dạy trong một tiết nên nội dung kiến thức rất dài và nặng cho học
sinh. Trong tiết này nếu người giáo viên không có sự chuẩn bị kỹ, không thiết
kế các hoạt động dạy học một cách khoa học thì sẽ khó khắc sâu kiến thức cho
học sinh, hoặc sẽ không đủ thời gian để thực hiện hết các nội dung yêu cầu .
- Bên cạnh nhiều tiết Speaking có nội dung phù hợp, gần gủi với cuộc
sống hằng ngày, thì còn một số bài nội dung khó, các bài tập luyện nói chưa
phù hợp với trình độ học sinh, đòi hỏi người giáo viên cần có những bổ sung,
hoặc thiết kế lại các bài tập giúp học sinh luyện tập dễ dàng hơn và thành công

hơn.
1.2.4. Về phía cơ sở vật chất và đồ dùng dạy học:
- Tuy ngày nay cơ sở vật chất và đồ dùng dạy học bộ môn Anh đã
được quan tâm và đầu tư nhiều, nhưng máy móc phục vụ cho việc giảng dạy
ứng dụng công nghệ thông tin còn hạn chế, số lượng học sinh trong một lớp


Trang 4
vẫn còn đông, nên cơ hội luyện Speaking cho mỗi học sinh còn ít .
2. Ý nghĩa và tác dụng:
Trước thực trạng trên đề tài này của tôi nhằm chia sẽ với quí đồng
nghiệp một số biện pháp giúp cho tiết dạy nói tiếng Anh lớp 8,9 được thực
hiện một cách dễ dàng, sôi nổi, không khí tiết học nhẹ nhàng, thoải mái, kích
thích sự tò mò sáng tạo của học sinh đối với môn học đồng thời lôi cuốn tất cả
các đối tượng học sinh tham gia nhiệt tình, làm cho tiết dạy đạt hiệu quả cao.
3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
Trong đề tài này tôi tìm hiểu trong phạm vi học sinh ở hai khối 8,9,
phương pháp và các thủ thuật dạy học vận dụng cho chương trình tiếng Anh
sách giáo khoa lớp 8,9.
II. PHƢƠNG PHÁP TIẾN HÀNH
1. Cơ sở lí luận và thực tiễn.
1.1. Cơ sở lí luận.
- Đảng và Nhà nước ta đã luôn quan tâm và đầu tư cho lĩnh vực giáo
dục, coi đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự nghiệp phát triển của đất nước.
Việc không ngừng đổi mới phương pháp dạy học nhằm đem lại hiệu quả cao
trong giảng dạy nói chung và cho môn Tiếng Anh nói riêng đang được đặc
biệt chú trọng. Nhất là từ khi Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của
Tổ Chức Thương Mại Quốc Tế (W.T.O), tiếng Anh là một phương tiện giao
tiếp quốc tế đắc lực nhất trong quan hệ đối ngoại, hòa nhập với thế giới.
- Để đáp ứng được nhu cầu phát triển của xã hội nêu trên nhằm đào tạo

ra những con người có khả năng nói tiếng Anh tốt, việc giảng dạy môn Tiếng
Anh có nhiều đổi mới đáng kể về nội dung và phương pháp giảng dạy. Bộ
Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo biên soạn sách giáo khoa theo chiều hướng
giao tiếp, rèn luyện phối hợp cả 4 kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết cho học sinh.
Trong đó kỹ năng nói, kỹ năng giao tiếp được coi là một trong những kỹ năng
quan trọng nhất.
- Để có được tiết dạy kỹ năng nói thành công bên cạnh người giáo viên


Trang 5
chịu khó đầu tư nghiên cứu, tích cực đổi mới phương pháp, vận dụng các thủ
thuật dạy học mới, phát huy tính ưu việt của đồ dùng dạy học, ứng dụng công
nghệ thông tin, thiết kế các hoạt động phù hợp với trình độ học sinh …thì đòi
hỏi người học sinh cần có nhận thức đúng đắn đối với môn học. Người học
sinh đóng vai trò chủ đạo trong mọi hoạt động, nên cần phải tự giác tham gia
hoạt động tích cực trong giờ học như chú ý nghe giảng, thảo luận nhóm, cặp
sôi nổi, phát biểu xây dựng bài, mạnh dạn, tự tin và sáng tạo đưa ra ý tưởng
của mình chứ không thụ động ngồi chờ kết quả từ người khác. Bên cạnh đó
các em phải biết kiên nhẫn luyện nói tiếng Anh thường xuyên không những
trong tiết Speaking mà có thể trong các tiết học khác trong lớp, hay trong các
hoạt động vui chơi sau giờ học để tạo nên môi trường giao tiếp tiếng Anh.
Điều này giúp cho học sinh phát triển kỹ năng nói một cách tự nhiên, và lưu
loát khi giao tiếp.
1.2. Cơ sở thực tiễn.
-Tuy nhiên bộ môn Tiếng Anh là một bộ môn tương đối mới và khó cho
học sinh trong việc tiếp thu kiến thức, nhất là biết cách sử dụng hệ thống từ
vựng, ngữ pháp, ngữ âm…để nói một cách lưu loát. Vì thế trong tiết học nói,
học sinh thường bị động, không tham gia, lớp học rất trầm, việc luyện nói
chưa đạt được hiệu quả.
- Từ những thực tế nêu trên, bản thân tôi luôn trăn trở suy nghĩ để tìm ra

những biện pháp hữu hiệu nhằm khắc phục những khó khăn vướn mắc gặp
phải trong khi dạy tiết Speaking cho học sinh hai khối 8,9, làm cho tiết dạy sôi
nổi hơn, thành công hơn góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy.
2. Biện pháp tiến hành, thời gian tạo ra giải pháp.
2.1. Biện pháp tiến hành: Thực hiện thông qua các phương pháp sau:
- Phương pháp quan sát : Thông qua các tiết dự giờ đồng nghiệp.
- Phương pháp thảo luận: Sau khi dự giờ, trao đổi và rút kinh nghiệm.
- Phương pháp điều tra phỏng vấn : Trực tiếp gặp, trao đổi phỏng vấn
học sinh và phát phiếu thăm dò để tìm hiểu về khả năng nhận thức, lòng yêu


Trang 6
thích môn học cũng như phương pháp tự học của học sinh.
- Phương pháp thực nghiệm: Tiến hành vận dụng các giải pháp vào thực
tế các lớp giảng dạy.
2.2. Thời gian tạo ra giải pháp:
Đúc kết những kinh nghiệm của bản thân qua nhiều năm trực tiếp giảng
dạy môn Anh Văn hai khối 8,9 và dự giờ đồng nghiệp, đến đầu năm học
2012-2013, tôi tiến hành khảo sát học sinh, phát phiếu thăm dò, thu thập thông
tin và tiến hành nghiên cứu viết đề tài.






















Trang 7
B. NỘI DUNG
I. MỤC TIÊU
Việc dạy và học tiếng Anh trong nhà trường là nhằm mục đích cuối
cùng giúp học sinh có thể dùng tiếng Anh để giao tiếp tốt với người khác. Vì
vậy việc dạy hiệu quả tiết Speaking cho học sinh nói chung và học sinh khối
8,9 nói riêng là nhiệm vụ quan tâm hàng đầu của người giáo viên nhằm cung
cấp cho các em có được những kiến thức và những kỹ năng cơ nhất trong quá
trình giao tiếp.
Nhiệm vụ chính của đề tài này là đưa ra một số giải pháp cụ thể giúp
cho tiết dạy nói tiếng Anh lớp 8,9 được thực hiện một cách dễ dàng hơn, sinh
động hơn, lôi cuốn nhiều đối tượng học sinh tham gia sôi nổi và đạt hiệu quả
cao hơn. Tôi tập trung nghiên cứu các vấn đề sau:
- Phân tích thực trạng việc dạy tiết Speaking trước khi vận dụng đề tài.
- Phân tích những điểm mới, điểm sáng của giải pháp mới có thể áp
dụng thay thế cho phương pháp cũ thông qua những ví dụ và nhận xét về
những công việc giáo viên cần :
+ Nghiên cứu chuẩn bị trước khi dạy.
+ Thực hiện tốt các bước dạy của tiết Speaking trên lớp.

+ Phát triển kỹ năng nói tiếng Anh cho học sinh trong tiết học Writing,
Reading, Listening, Listen and Read…
+ Khuyến khích học sinh nói tiếng Anh trong các hoạt động sau giờ học.
- Nêu lên khả năng áp dụng của giải pháp mới đem lại hiệu quả.
- Nêu lên tính lợi ích kinh tế xã hội của giải pháp mới.
II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI.
1. Thuyết minh tính mới.
1.1. Nghiên cứu chuẩn bị bài trƣớc khi lên lớp.
1.1.1. Giáo viên.
- Không ngừng tự học, tự nghiên cứu và tích cực đổi mới phương pháp
giảng dạy nhằm phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh.


Trang 8
- Chuẩn bị đồ dùng dạy học như vật thật, tranh, bảng phụ, bút dạ, máy
hay các thiết bị dạy học khác phục vụ cho tiết dạy.
- Cần tìm tòi sưu tầm các tài liệu tham khảo, tranh ảnh hoặc kiến thức
xã hội có liên quan đến nội dung mình cần dạy để có thể mở rộng nâng cao
kiến thức cho các em, và làm cố vấn cho học sinh trong mọi hoạt động.
- Phải đầu tư nghiên cứu sâu về chuyên môn, soạn giảng đầy đủ. Trước
khi dạy giáo viên cần đọc kỹ bài, xác định rõ mục đích yêu cầu và nội dung
trọng tâm mình cần dạy từ đó tìm ra những thủ thuật, những hoạt động, hoặc
cách khai thác bài phù hợp nhất trong từng bước dạy giúp tiết dạy đạt hiệu quả
cao.
- Đưa thêm một số hoạt động (chẻ nhỏ bài tập trong sách giáo khoa
thành nhiều bước đơn giản hơn) hoặc thiết kế lại một số bài tập trong sách
giáo khoa cho phù hợp và dễ thực hiện hơn. Đây là một trong những công việc
rất cần thiết có tính quyết định sự thành công của tiết lên lớp hôm sau. Qua
thực tế giảng dạy tôi nhận thấy nội dung chương trình của tiếng Anh lớp 8,9
rất hay, nói về các chủ điểm quen thuộc, gần gũi với cuộc sống hằng ngày và

được thiết kế theo từng tiết dạy kỹ năng riêng rất cụ thể. Tuy nhiên còn có một
số bài tập trong phần Speaking nội dung chưa thực sự phù hợp, còn khó. Nếu
giáo viên không chịu khó đầu tư, bỏ ra công sức để điều chỉnh, hoặc thiết kế
lại, mà cứng nhắc vận dụng theo sách giáo khoa, thì hiệu quả tiết dạy không
cao.
* MỘT SỐ VÍ DỤ MINH HỌA:
Ví dụ 1: (Unit 2, English 9) Phần Speaking sách giáo khoa yêu cầu 3 bài tập:
Bài tập a) Match the phrases to the pictures.
1. a colorful T-shirt. 4. a short-sleeved blouse. 7. baggy pants.
2. a plaid skirt . 5. a sleeveless sweater. 8. faded jeans.
3. a plain suit. 6. a striped shirt. 9. blue shorts.


Trang 9

a b
c
d
g
f
e
h
i

Bài tập b) Work in small groups. Write two more questions for the last section
of this survey about students’wear. Then interview members of another group.
The words in section a) may help you.

Casual clothes : What do you usually wear on the weekend?
Why do you wear these clothes?

Favorite clothes: What is your favorite type of clothing? Why?
School uniform : Is it comfortable?
What color is it?
Clothes for special occasions:
………………………………………………………… ?
………………………………………………………… ?
Bài tập c) Now report the results of the survey.
- Đối với tiết này nếu giáo viên không nghiên cứu thiết kế lại bài tập,
hoặc không thêm hoạt động trong bước Pre-practice trước khi cho học sinh
luyện tập nói, thì học sinh sẽ gặp nhiều khó khăn sau:
+ Từ vựng về trang phục còn ít, nhất là các loại trang phục phổ biến
các em thường dùng.
+ Các tính từ liên quan đến trang phục còn hạn chế nên khó khăn khi
trả lời câu hỏi Why.
+ Cấu trúc câu hỏi trong bài tập b còn chưa gọn, khó nhớ.
- Những khó khăn trên làm cho chúng ta sẽ không thành công trong
bước Controlled-practice vì học sinh không nói được, nhất là đối tượng học
sinh trung bình, hoặc yếu.


Trang 10
Trước vấn đề trên tôi đưa ra giải pháp như sau:
+ Tôi thiết kế lại bài tập a bằng cách thêm nhiều tranh cũng như từ
vựng về những loại trang phục phổ biến thường gặp như sau trước khi cho học
sinh làm bài tập a) ghép từ với tranh.
j k l m
n o p
j/ a long-sleeved white blouse
k/ a white shirt and Blue/black trousers
l/ a short-sleeved pink blouse.

m/ a polka dot skirt
n/ a waistcoat
o/ tracksuit bottoms
p/ a dress
+ Đồng thời để học sinh trả lời câu hỏi Why trong bài tập b dễ dàng
hơn, trước khi yêu cầu học sinh làm bài tập b tôi thêm hoạt động sau:
Cho học sinh thảo luận theo cặp và tìm ra các tính từ phù hợp cho mỗi
loại trang phục trên.
Ví dụ: Jeans are modern/ strong/ fashionable/ beautiful…
A colorful T-shirt is simple/ cheap/comfortable/ convenient…
+ Ngoài ra tôi thiết kế lại bài tập b trong sách giáo khoa đơn giản hơn:
Work in small groups. Ask and answer following questions. Then
interview members of another group. The words in section a may help
you.


Trang 11
1.What do you usually wear on the weekend/ on Tet holidays/ at the party/
at the wedding ? Why?
2.What is your school uniform? Do you like it? Why or why not?
3.What kinds of clothes do you like best? Why?
Nhận xét: - Việc thiết kế lại kênh hình, bổ sung những danh từ về các loại
trang phục thường gặp như trên giúp học sinh có vốn từ vựng phong phú để
luyện nói.
- Hoạt động tìm ra các tính từ liên quan đến các loại trang phục trước
khi luyện nói giúp học sinh có nhiều lí do để trả lời câu hỏi Why.
- Bảng câu hỏi được thiết kế lại gọn về cấu trúc giúp học sinh dễ nhớ,
dễ vận dụng.
Ví dụ 2: (Unit 7-English 8) Phần Speaking sách giáo khoa gồm 2 bài tập:
Bài 1 : Practice the dialogue with a partner.












Bài 2: Look at the following brochure and the information in the box. Make
similar dialogues.
1. letter / Kon Tum / surface mail / 20g
2. postcard / Ho Chi Minh City /airmail/ 15g
3. parcel / Ca Mau / airmail / 2kg
4. parcel / Buon Ma Thuot /surface mail / 5kg

Clerk : Next, please!
Mrs.Kim: I want to send this parcel to Quy Nhon.
Clerk : Do you want to send it airmail or surface mail?
Mrs.Kim: I’m not sure. How much is airmail?
Clerk : I’ll have to weigh the parcel first.
Mmm. Five kilograms. That’ll be 32,500dong.
Mrs.Kim: Oh! That’s expensive.
Clerk : Suface mail is much cheaper It’s only 19,200 dong.
Mrs.Kim: That’s better. I’ll send it surface.
Clerk : All right.




Trang 12
Surface mail
Airmail
Item
Weight
Charges(VND)
Item
Weight
Charges(VND)
Letter
20g
800
Letter
15g
1,200
Postcard
25g
800
Postcard
15g
1,200
Parcel
5kg
19,200
Parcel
2kg
13,000

- Đối với bài tập này, sau khi giới thiệu từ vựng, cấu trúc ,và hội thoại

mẫu ở bài tập 1 thì khi sang bài tập 2, học sinh sẽ gặp nhiều khó khăn khi
dùng thông tin gợi ý để làm hội thoại tương tự theo yêu cầu, vì thông tin gợi ý
trong bài 2 chỉ dùng để hỏi và trả lời giá cả một trường hợp là gửi bằng
surface mail hoặc airmail, trong khi đó hội thoại mẫu nội dung dài, yêu cầu
người khách hàng vừa hỏi giá cả gửi bằng surface mail và bằng airmail, sau
đó chọn phương án gửi ít tiền hơn. Nên nếu giáo viên giữ nguyên nội dung bài
tập sách giáo khoa, và yêu cầu học sinh làm hội thoại mới theo mẫu, thì học
sinh sẽ không qui đổi được ra giá cả cho trường hợp hỏi trả lời giá cả thứ 2 để
đưa ra sự chọn lựa.
- Để giải quyết vấn đề trên tôi đƣa ra 2 cách thiết kế lại bài tập nhƣ
sau:
Cách 1: Thiết kế lại cả hội thoại và bảng thông tin gọn để học sinh hỏi giá
tiền gửi bằng 1 phƣơng án








Clerk : Next, please!
Mrs.Kim: I want to send this parcel to Quy Nhon.
Clerk : Do you want to send it airmail or surface mail?
Mrs.Kim: How much is surface mail?
Clerk : I’ll have to weigh the parcel first.
Mmm. Five kilograms. That’ll be 19,200 dong
Mrs.Kim: I’ll send it surface.
Clerk : All right.




Trang 13
Item
Destination
Weight
Surface mail
Charges(VND)
Airmail
Charges(VND)
Letter
Kon Tum
20g
800

Postcard
Ho Chi Minh
15g

1,200
Parcel
Ca Mau
2kg

13,000
Parcel
Buon Ma Thuột
5kg
19,200


Cách 2: Thiết kế lại hội thoại và bảng thông tin đầy đủ hơn để học sinh hỏi và
trả lời giá tiền gửi cả hai phƣơng án rồi sau đó chọn phương án rẻ tiền hơn.










Item
Destination
Weight
Surface mail
Charges(VND)
Airmail
Charges(VND)
Letter
Kon Tum
20g
800
1,600
Postcard
Ho Chi Minh
15g
480
1,200
Parcel

Ca Mau
2kg
7,680
13,000
Parcel
Buon MaThuột
5kg
19,200
32,500
Nhận xét: Cách thiết kế 1 có nội dung ngắn gọn, dễ nhớ không đòi hỏi khả
năng tư duy cao, phù hợp cho lớp dạy có nhiều đối tượng học sinh trung bình,
yếu. Trong khi đó cách thiết kế 2 tuy nội dung rõ ràng cụ thể dễ áp dụng
nhưng dài, đòi hỏi khả năng nhớ và tư duy cao hơn nên tôi đã áp dụng trong
lớp có nhiều học sinh khá giỏi và đạt được những thành công sau:
Clerk : Next, please!
Mrs.Kim: I want to send this parcel to Quy Nhon.
Clerk : Do you want to send it airmail or surface mail?
Mrs.Kim: I’m not sure. How much is airmail?
Clerk : I’ll have to weigh the parcel first.
Mmm. Five kilograms. That’ll be 32,500dong.
Mrs.Kim: Oh! That’s expensive. How much is surface mail ?
Clerk : It’s only 19,200 dong.
Mrs.Kim: That’s better. I’ll send it surface.
Clerk : All right.




Trang 14
- Bài tập số 2 được giảm độ khó đáng kể.

- Nội dung tiết dạy rõ ràng, học sinh dễ hiểu bài, nắm chắc được cách
nói và nội dung cần nói.
- Lôi cuốn nhiều đối tượng học sinh tham gia, lớp học sôi nổi.
Ví dụ 3: (Unit 8, English 8) Phần Speaking sách giáo khoa có 2 bài tập sau:
Bài 1: Work with a partner. Look at the two pictures and talk about the
changes of the town. The word prompts in the box may help you.


Busy tall beautiful modern noisy dirty expensive
Ex: The town is becoming busier.
Bài tập 2: Work with a partner. Talk about changes in your hometown.
- Đối với bài tập 1 nếu giáo viên không chịu khó nghiên cứu cách khai
thác bài mà chỉ áp dụng các bước dạy thông thường trong bước Pre-practice
đó là cung cấp từ vựng (một số danh từ trong tranh) một cách rời rạc, sau đó
ôn lại cấu trúc so sánh hơn của tính từ ngắn vần, tính từ dài vần, làm ví dụ
mẫu và cứng nhắc theo bài tập sách giáo khoa thì học sinh vẫn còn gặp những
khó khăn sau:
+ Lúng túng không biết chọn danh từ gì trong hai tranh để nói, vì nội
dung tranh rộng, và khá khác biệt.
+ Không biết chọn tính từ nào cho phù hợp với danh từ cần nói.
- Để giải quyết khó khăn trên tôi dùng giải pháp sau đây:
+ Tôi thiết kế thêm một hoạt động trong bước Pre-practice, yêu cầu học
sinh thảo luận theo cặp, quan sát tranh rồi chọn từ (cụm từ) thích hợp cho mỗi
bức tranh: tall buidings, expensive food, bikes, quiet streets, cheap food,
modern means of transport, old houses, big houses, busy and noisy treets,


Trang 15
beautiful town, fresh air. Hoạt động này giúp học sinh tập trung vào các danh
từ và tính từ cần so sánh.

+ Sau khi ôn lại cấu trúc so sánh hơn của tính từ, tôi yêu cầu học sinh
chuyển các tính từ cần luyện tập sang hình thức so sánh hơn.
Ngắn vần: Adj ngắn +er / Dài vần: more +Adj dài
Tính từ hai vần tận cùng bằng y ier
Tall - taller
Fresh - fresher
Busy - busier
Noisy - noisier
Beautiful - more beautiful
Modern - more modern
Expensive - more expensive .
+ Thiết kế lại bài tập 1 bằng cách bổ sung thêm cột danh từ vào bài tập
giúp học sinh dễ thực hành .
Bài 1: Work with a partner. Look at the two pictures and use nouns and
adjectives in the box suitablely to talk about the changes of the town as
examples

Nouns Adjectives
Means of transport expensive
Buildings tall
Town beautiful
Streets noisy
Food busy
Houses fresh
Air modern


Trang 16
Ex : The town is becoming/getting busier.
Nhận xét: - Hoạt động ghép các cụm từ với từng tranh được thêm vào nhằm

giúp cho học sinh dễ nhận ra sự thay đổi cần nói.
- Khi thiết kế thêm một số danh từ vào khung gợi ý bên cạnh tính từ
giúp học sinh tập trung hơn vào các vật cần nói.
- Thiết kế cột danh từ và tính từ không theo thứ tự đúng nhằm kích
thích khả năng tư duy của học sinh, và tránh làm cho hoạt động luyện tập bị
đơn điệu. Học sinh có thể nói nhiều cách khác nhau cho mỗi danh từ hoặc tính
từ sao cho phù hợp.
Ví dụ 4: (Unit 4-English 9) Nội dung bài tập phần Speaking như sau:
Work in groups.You are Thu, Tam and Kim and you are awarded a
scholarship of US$2,000 to attend an English language summer course
abroad. Try to persuade your partner to attend the school you like to go to.
The expressions in the box may help you.

I think…. Why don’t we…?
What do you think… ? If we go to ….we can…
I agree/disagree because…. We should……
I don’t understand. Let’s…

Thu
Tam
Kim
The Brighton Language
Center-UK
* Live in a dormitory on
campus.
* School has excellent
reputation
* Six weeks

Approximately

US$2,000
Seattle School of English - USA
*Stay with Vietnamese friends.
*experience Western culture
* Seven weeks




Approximately
US$1,700
Brisbane Institute of
English - Australia
* Stay with an Australia
family.
*quite close to Viet Nam
* Beautiful scenery
* Seven weeks

Approximately
US$1,200


Trang 17
Ex:

- Đối với bài tập này nếu chúng ta chỉ giới thiệu từ vựng, cấu trúc và ví
dụ mẫu rồi qua bước Controlled-practice thì học sinh sẽ gặp phải những khó
khăn sau:
+ Hạn chế về kiến thức xã hội liên quan đến 3 trường trên.

+ Không đọc được tên của 3 ngôi trường đó.
+ Không nói lên được nhược điểm của trường còn lại để nâng cao tính
thuyết phục của trường mình muốn học.
- Để khắc phục những khó khăn trên tôi đƣa ra các giải pháp sau:
+ Cung cấp cho học sinh thông tin về 3 ngôi trường trên (dùng tranh).
+ Giúp học sinh luyện đọc kỹ tên gọi của 3 ngôi trường đang đề cập.
+ Thiết kế lại bảng thông tin, bằng cách thêm thông tin về bất lợi của
các trường để giúp học sinh giải thích được lí do không đồng ý.
+ Thiết kế lại yêu cầu bài tập: Work in pairs. Look at the information
about three schools and try to persuade your partner to attend the school you
like to go to as examples. The expressions in the box may help you.



Brisbane Institute
Brighton Language Center-UK
Seattle School of English - USA


Trang 18
The Brighton Language
Center-UK
Seattle School of
English - USA
Brisbane Institute
of English - Australia
advantages
disadvantages
advantages
disadvantages

advantages
disadvantages
* Live in a
dormitory on
campus.
* School has
excellent
reputation
* Six weeks

Approximately
US$2,000
*expensive
*have no
chance to
know much
about native
family.
* Stay with
Vietnamese
friends.
* experience
Western
culture
*Seven weeks

Approximately
US$1,700
*can’t
practice

speaking
English with
native
speakers.


* Stay with an
Australia
family.
*quite close to
Viet Nam
* Beautiful
scenery
* Seven weeks
Approximately
US$1,200
*can’t live
with
Vietnamese
friends.
*not
comfortable
to live with
foreigners .

I think…. Why don’t we…?
What do you think… ? If we go to ….we can…
I agree/disagree because…. We should……
I don’t understand. Let’s…
Mẫu 1: (Agree)

A: I think we should go to the Seattle School of English in the USA. We
can stay with Vietnamese friends.
B: That’s a good idea. And if we go there, we can learn a lot about
Western culture.
Mẫu 2: (Disagree).
A: I think we should go to the Seattle School of English in the USA. We
can stay with Vietnamese friends.
B: I disagree with you because we can’t practice speaking English with
native speakers. Why don’t we go to the Brisbane Institute of English in the
Australia? We can live with an Australian family.
A:…………………………………
Nhận xét: Khi thiết kế bài tập như trên tôi đạt được những thành công sau:


Trang 19
- Học sinh dễ luyện tập các mẫu câu đề nghị.
- Có thêm thông tin để đưa ra lí do của mình và làm cho ý tưởng có
tính thuyết phục cao hơn.
- Luyện tập theo cặp giúp học sinh tập trung và thực hiện dễ dàng hơn.
1.1.2. Học sinh.
- Cần có thái độ đúng đắng đối với việc học, coi học tập là nhiệm vụ
hàng đầu của người học sinh.
- Cần có thời gian biểu học ở nhà rõ ràng, cần thực hiện theo câu nói
“ chưa thuộc bài chưa đi ngủ, chưa làm bài cũ chưa đến lớp”.
- Sau khi hoàn thành nhiệm vụ của bài cũ, để tham gia hoạt động hiệu
quả cho tiết học hôm sau đòi hỏi người học sinh phải soạn bài, chuẩn bị bài
mới bằng các việc làm cụ thể như: tra từ mới, đọc trước bài học, tìm tòi một
số tranh ảnh, hoạt động , tham khảo tài liệu trên mạng …có liên quan đến bài
sắp học. Đồng thời nếu đọc trong bài mới có liên quan đến kiến thức cũ đã
học thì học sinh phải biết tự ôn lại để trau dồi kiến thức cho mình.

Ví dụ: Để chuẩn bị bài cho tiết Speaking –Unit 13- English 8: Preparations for
Tet, a school festival, a harvest festival…Học sinh cần phải làm việc chăm chỉ
ở nhà trước khi đến lớp :
+ Soạn từ mới để hiểu các yêu cầu và nội dung trong bài tập .
+ Sưu tầm tranh ảnh, hoạt động, thông tin …liên quan đến các lễ hội trên.
+ Liên hệ bản thân và viết lên giấy các câu, cụm từ chỉ về những việc mình
hoặc các bạn thường làm để chuẩn bị cho các lễ hội đó.
1.2. Thực hiện tốt 4 bƣớc dạy cụ thể trong tiết dạy Speaking.
- Ngoài sự đầu tư chuẩn bị ở nhà, để có được tiết dạy và học Speaking
trên lớp đạt hiệu quả đòi hỏi phải có sự nỗ lực lớn của cả giáo viên và học sinh
xuyên suốt tiến trình tiết học. Người học sinh phải chú ý nghe giảng, phát biểu
xây dựng bài và tham gia luyện tập nhiệt tình các hoạt động giáo viên đưa ra.
Cần tự tin, mạnh dạn phát triển khả năng tư duy của bản thân và tích cực chủ
động sáng tạo trong mọi hoạt động.


Trang 20
- Giáo viên cần biết cách vận dụng tốt các thủ thuật dạy học và các hoạt
động dạy học phù hợp với từng nội dung. Bên cạnh đó giáo viên phải thực
hiện linh hoạt các khâu lên lớp phù hợp với thời gian, biết cách đa dạng hóa
các thủ thuật dạy học mới một cách sinh động, phù hợp với kiểu bài lên lớp,
biết khai thác hết hiệu quả khi sử dụng đồ dùng dạy học, và tổ chức điều khiển
học sinh học tập tích cực trong cả 4 bước dạy của tiết Speaking: Lead in, Pre-
practice, Controlled-practice, và Free-practice.
1.2.1. Bƣớc Lead in:
- Việc tạo ấn tượng tốt đầu tiên cho giờ học rất quan trọng, giúp cho
không khí lớp học trở nên thoải mái, nhẹ nhõm, học sinh không cảm thấy sợ,
từ đó kích thích sự hứng thú trong học tập. Rất sai lầm khi một số giáo viên
cho rằng bước này không quan trọng , nên bỏ qua vì mất thời gian.
- Trong bước này giáo viên không cần mất nhiều thời gian, nhưng phải

khéo léo đưa học sinh hướng về đề tài cần dạy thông qua một số trò chơi hay
các hoạt động dạy học như: crosswords, asking questions, using pictures,
guessing games, Kim’s game, networks, jumbled words, wordsquare, miming,
Bingo, hoặc kỹ thuật dạy học mới mindmap …
- Đặc biệt giáo viên cần chú ý chủ động hướng học sinh về đề tài một
cách nhanh gọn, và hoạt động mà giáo viên đưa ra trong phần Lead in cần có
mối liên quan giữa kiến thức cũ đã học và kiến thức chuẩn bị học.
- Giáo viên cần đa dạng hóa các hoạt động vào bài ở những tiết khác
nhau để cuốn hút sự chú ý của học sinh cũng như tránh sự nhàm chán.
* MỘT SỐ VÍ DỤ MINH HỌA CHO BƢỚC LEAD IN:
Ví dụ 1: (Unit 3- English 9): Tôi thực hiện bước Lead in vào tiết Speaking
với chủ đề làm một số lời đề nghị về cách tiết kiệm năng lượng bằng hoạt
động crosswords như sau:
+ Chia lớp làm 2 đội, thi giải ô chữ như hình vẽ.
+ Đại diện mỗi đội lần lượt chọn 1 số tương ứng với 1 từ. Khi học sinh
chọn số, giáo viên trình chiếu tranh tương ứng lên bảng (có thể dùng bảng phụ


Trang 21
hoặc ứng dụng công nghệ thông tin để thực hiện trò chơi này)

A B






1



















2















3



















4
















5
















6















7

























8
















9

















10














A B







1
B
U
S















2
F
A
U
C
E
T









3
T
E
L
E
V
I
S
I
O
N









4
E
L
E
C

T
R
I
C
F
A
N




5
S
H
O
W
E
R










6
A

I
R
C
O
N
D
I
T
I
O
N
E
R
7
M
O
T
O
R
B
I
K
E
















8
F
R
I
D
G
E










9
L
I
G
H

T











10
B
I
C
Y
C
L
E





















Trang 22
1 2
2
3 4
5 6 7 8
9 10
Nhận xét : Với việc làm trên tôi đạt được nhiều thành công :
+ Học sinh rất hứng thú tham gia vào hoạt động .
+ Hướng các em vào chủ đề nhanh gọn .
+ Giúp học sinh rèn luyện trí nhớ, ôn lại một số từ chỉ đồ vật liên quan
đến các dạng năng lượng của tiết trước và chuẩn bị tiếp tục sử dụng chúng để
luyện tập trong tiết này.
Ví dụ 2: Unit 13-English 8: Tôi dùng kỹ thuật dạy học mindmap để thực hiện
bước Lead in phần Speaking về chủ đề các hoạt động chuẩn bị cho lễ hội như
sau:
+ Tôi đặt câu hỏi:
What do you do to prepare for Tet and a school festival ?
+ Sau đó tôi viết từ chủ đề và hai nhánh lớn lên bảng.
+ Yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm vẽ các nhánh nhỏ về các hoạt
động chuẩn bị cho 2 lễ hội trên.

+ Cho học sinh treo sản phẩm lên bảng và cử đại diện lên thuyết trình.
+ Nhóm nào vẽ đẹp, chính xác, thuyết trình hay thì nhóm đó thắng.


Trang 23


+ Cuối cùng tôi trình chiếu từng nhánh 1 của sơ đồ gợi ý hoàn chỉnh.
1.2.2. Bƣớc Pre-practice :
Sau khi đã lôi cuốn được tất cả các đối tượng học sinh vào chủ đề cần
học, trong bước Pre-practice này người giáo viên cần thực hiện tốt các công
việc sau:
+ Tổ chức các trò chơi, các hoạt động dạy theo phương pháp mới hoặc
áp dụng các kỹ thuật dạy học mới để giúp học sinh ôn lại từ và có thể dùng
tranh ảnh, vật thật để cung cấp thêm vốn từ vựng, cấu trúc ngữ pháp cần thiết
liên quan trong bài để các em luyện nói .
+ Làm ví dụ mẫu, hoặc giới thiệu hội thoại mẫu trong sách giáo khoa,
hay bài tập đã được mình thiết kế lại để cho học sinh chuẩn bị luyện tập.
+ Tùy theo từng nội dung tiết dạy và hướng khai thác bài mà giáo viên
đã chuẩn bị như đã nêu trên, trong phần này giáo viên có thể chẻ nhỏ vấn đề
thành nhiều bước để dễ thực hiện.


Trang 24
+ Đưa ra các yêu cầu một cách cụ thể, rõ ràng và chú ý kèm theo thời
gian yêu cầu các em kết thúc hoạt động.
Ví dụ: Unit 3-English 8. Để học sinh luyện nói mô tả vị trí của đồ vật trong
nhà bếp như hình vẽ SGK trang 28, tôi thực hiện bước Pre-practice như sau:
+ Giúp học sinh ôn lại các danh từ chỉ đồ vật ở nhà bếp thông qua trò
chơi Kim’s Games. Cho học sinh quan sát tranh, yêu cầu các em cố gắng nhớ

và không được viết lại, sau đó chia lớp làm hai đội chơi, yêu cầu học sinh ở
hai đội thi viết từ chỉ đồ vật có trong tranh lên bảng trong 3 phút, đội nào viết
nhiều từ đúng hơn thì đội đó thắng.

+ Tiếp theo tôi dùng hoạt động Brainstorming giúp học sinh ôn lại các
giới từ chỉ nơi chốn. Tôi viết chủ điểm trong khung và yêu cầu học sinh làm
việc theo nhóm trong 2 phút tìm ra những từ liên quan đến chủ điểm (giới từ
chỉ nơi chốn).
in under beside
Between on

next to Prepositions of places
above

behind near in front of
opposite by
+ Làm ví dụ mẫu : The plate is on the table.
- Tuy nhiên giáo viên cũng cần lưu ý khi thực hiện bước Pre-practice:


Trang 25
+ Vì mục đích của tiết Speaking là giúp các em đạt được mục đích nói,
mục đích giao tiếp nên khi cung cấp từ vựng chúng ta phải chắc chắn học sinh
nói, phát âm được từ trước khi qua bước Controlled-practice.
+ Tổ chức các trò chơi hoặc hoạt động dạy học được thiết kế sao cho
phong phú để kích thích học sinh suy nghĩ, tìm tòi đồng thời phải phù hợp với
thời gian và thể hiện mục tiêu của bài.
1.2.3. Bƣớc Controlled-practice:
- Sau khi đã cung cấp ngữ liệu đầy đủ người giáo viên tiến hành cho
học sinh luyện nói có kiểm soát. Tùy theo yêu cầu và nội dung bài tập mà

chúng ta có thể tổ chức cho các em thảo luận, luyện nói theo cặp hoặc nhóm
cho phù hợp. Thông thường giáo viên tiến hành hai giai đoạn:
+ Giai đoạn 1: Cho học sinh tự luyện nói theo cặp, nhóm hoặc đi phỏng
vấn các bạn khác nhóm. Giáo viên quan sát, đôn đốc, giúp đỡ…
+ Giai đoạn 2: Yêu cầu học sinh luyện nói trước lớp, có kiểm soát sửa
sai của giáo viên.
- Trong quá trình tổ chức cho học sinh luyện nói giáo viên cần lưu ý:
+ Bao quát tất cả các đối tượng học sinh tham gia, tránh trường hợp chỉ
học sinh khá giỏi làm việc, còn học sinh yếu kém không tham gia.
+ Động viên khuyến khích các nhóm sử dụng tiếng Anh, chú ý ngữ
điệu, và tránh lạm dụng tiếng mẹ đẻ.
+ Khi cho học sinh thực hành trước lớp nên cho học sinh khá giỏi thực
hành trước làm mẫu để các nhóm còn lại có cơ hội học hỏi .
+ Không nên quá nghiêm khắc khi học sinh gây ra lỗi, mà nên coi đây
là cơ hội để sửa sai, cung cấp thêm kiến thức cho học sinh. Khi có một số từ
khó các em có thể nói bằng tiếng Việt sau đó giáo viên giúp đỡ.
+ Khi học sinh mắc lỗi sai, giáo viên không nên ngắt lời ngay để sửa
mà cần chờ các em nói xong mới sửa, vì ngắt lời sẽ khiến học sinh mất tự tin,
ngại nói và mất tập trung vào ý tưởng câu nói.
+ Khi đối tượng học sinh yếu kém gặp khó khăn lúc nói, giáo viên cần

×